Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Mục lục

2017.

Tháng 3. Trung Mỹ - hành trình Maya (US - Mexico - Guatemala - Cuba)

Tháng 3-5. Chùa đất Việt (1) (2) (3)

2016.

Tháng 8. Hành trình Đông Phi (Kenya - Tanzania - Uganda)

2015.

Tháng 3. Một tháng ở Nam Mỹ (1) (2) (3) (4)

2014.

Tháng 7. Mongolia thênh thang những con đường (1) (2)

2013.

Tháng 11. Tây Tạng mùa đông - đi về phía đông Lasha (1) (2) (3)

Tháng 6. Một góc Phúc Kiến - thiên nhiên và con người 

Tháng 3. Đảo qua Indonesia trong mùa mưa

2012.

Tháng 12. Phiên chợ cuối năm

Tháng 11. Sắc màu Tứ Xuyên - thu 2012

Tháng 2. Có phiên chợ tên là Thương nhớ

2011.

Tháng 12. (Jordan) Kì quan thế giới Petra - Thành phố Hoa hồng

Tháng 10. Đại hội box Du lịch lần thứ 6 (2011 - 9 năm thành lập)

Tháng 9. Già rồi còn chơi hành xác

Tháng 9. Kỉ niệm 10 năm 7XHN

Tháng 3. Tống biệt

Tháng 3. By Steve Tran

Tháng 2. Trung Đông - Jerusalem - Palestine

2010.

Tháng 12. Chuyện cổ tích ở Pa Khiên

Tháng 12. Mộc Châu mùa hoa

Tháng 10. Miền Trung

Tháng 10. Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội (1) (2) (3) (4)

Tháng 10. Lúa chín Mù Cang Chải

Tháng 3. Hồi ức các chuyến đi của F19-BCS

Tháng 2. Myanmar - miền đất vàng hồn hậu

Tháng 2. Shangrila

Tháng 1. Hồ Lugu - nữ nhi quốc

2009.

Tháng 6. Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Tháng 2. 30 năm trước

Tháng 2. Hết mùa Tết

Tháng 1. Lại đi

Tháng 1. Năm 2008

Tháng 1. Sông Mã - Sốp Cộp - Điện Biên

Tháng 1. Nhà thờ Thiên Chúa giáo và... (1) (2) (3)

2008.

Tháng 11. Về nhà

Tháng 10. Mưa Phượng Hoàng

Tháng 10. Vụn vặt

Tháng 9. Hành trình Hồ Nam

Tháng 9. Trương Gia Giới - Phượng Hoàng - Hồng Giang

Tháng 8. Hà Tây - từ quá khứ lại về quá khứ

Tháng 8. Mưa dầm tháng Bảy

Tháng 6. Một ngày ở Xứ Đoài

Tháng 6. Vui buồn

Tháng 6. Non nước Ninh Bình

Tháng 6. Đi chùa

Tháng 5. Lịch trình đi Campuchia

Tháng 5. Trên đỉnh thế giới

Tháng 5. Ngủ ở nhà

Tháng 4. Phố

Tháng 4. Di tích đất Hải Dương

Tháng 4. Cha mẹ và con  

Tháng 3. Chả đi đâu, lại lượn di tích / Nghìn tay nghìn mắt / Lượn một mình một vòng

Tháng 2. Một vài di tích cổ đất Việt

Tháng 2. Trấn Sơn Nam - Nam Định long rong

Tháng 2. 17 February 2008

Tháng 2. Bộ ba trong Phật giáo

Tháng 1. Lính biên phòng

Tháng 1. Ngày đầu năm 2008

Tháng 1. Tây Nguyên - Đường mòn Hồ Chí Minh

2007.

Tháng 12. Đi lại năm 2007 / Bọn Tàu thèm khát thế này đây / Hòa Bình

Tháng 12. Chín con của rồng

Tháng 9. Rome - thành đô vĩnh hằng (1) (2) (3) (4)

Tháng 9. Một vài miền tổ quốc - p3

Tháng 8. Kinh Bắc - một miền cổ tích

Tháng 7. Nhật kí phố Phọt

Tháng 7. 7XHN ngày hôm qua

Tháng 6. Dọc ngang Tây Nam Bộ - vô Đất Mũi - dũi thêm 3 cái chấm

Tháng 6. Đảo Cô Tô

Tháng 6. Xứ Quảng

Tháng 2. Xứ sở Lào không xa

Tháng 1. Những việc cần đánh động với thành viên box Du lịch

2006.

Tháng 12. Một bức chữ

Tháng 6. Truyền kỳ Bản Giốc

Tháng 6. Lần giở trong dài dại thời gian

Tháng 1. Cung đường du xuân

Tháng 1. Một vài miền tổ quốc - p2

2005

Tháng 11. Gửi tất cả các thành viên 7XHN, mới cũng như cũ

Tháng 9. Tây Bắc, Điện Biên - 60 năm cái Tết cụ Hồ

Tháng 8. Truyền thuyết sông Lục Nam

Tháng 1. Một vài miền tổ quốc - p1

Tháng 1. Nàng về nuôi cái... Cao Bằng, hay kí sự về một tỉnh mất điện

2004.

Tháng 3. Tâm sự về hàm răng Phuchan 

Tháng 3. Xứ sở sương mù

2003.

Tháng 11. Chưa phải là xưa

Tháng 5. Chuyện làng Ven

Tháng 5. Những tác phẩm muôn đời

Tháng 4. Mỹ thuật với những kẻ ngoại đạo

Tháng 4. Giải bóng đá sinh viên VN toàn Anh lần thứ nhất

Tháng 1. Viết cho Kiếm Hiệp cốc

Tháng 1. Ngôn ngữ trong gia tộc

Tháng 1. Long trường tân thanh

Tháng 1. Giang hồ tự truyện

2002.

Tháng 12. Thi ca - những bài thơ đã trở thành ca khúc

Tháng 11. Chuyện nửa đêm ở chùa Thất Lục

Tháng 11. Những ngày còn đi mẫu giáo

Tháng 10. Chúc mừng các bác nhà ta

Tháng 10. Những ngày đi xa

Tháng 10. Best wish to Chitto

Tháng 9. Đua thuyền, thắp nến, cùng hát Happy Birthday to...

Tháng 8. Cảm ơn các bạn Nha Trang

Tháng 8. Câu chuyện cổ tích

Tháng 6. Tổ chức đại hội TTVN lần 1

Tháng 6. Lời hỏi thăm đến các bạn của tôi

Tháng 6. Lịch - một bộ môn quan trọng của Thiên văn học

Tháng 5. Đêm trắng Hà Nội

Tháng 5. Đề nghị phong Nghệ sĩ nhân dân / Một điều muốn hỏi / Thơ linh tinh từ xưa

Tháng 5. Thần điêu đại hiệp - Long cốt ma nữ - Vũ lâm đại hội

Tháng 4. Vũ trụ - thiên văn học Phương Đông

Tháng 3. Trung tâm thông tin của CLB 7XHN

Tháng 3. Hoa sưa trắng tháng 3 / Nhạc vàng nghe hơi bị hay đấy / Dancing là / 

Tháng 2. Những bài viết đầu tiên ở TTVN / Tản mạn TTVN









Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Trung Mỹ - Hành trình Maya (US - Mexico - Guatemala - Cuba)

 Link gốc: https://www.phuot.vn/threads/trung-my-hanh-trinh-maya-us-mexico-guatemala-cuba.330036/

  •  
  • Replies: 19

  • Chuyến đi kết thúc gần một tháng. Tôi không nghĩ mình đủ thời gian để kể được câu chuyện một cách đầy đủ (topic Nam Mỹ còn dở dang, châu Phi cũng chỉ mới có bài bắt đầu), tuy nhiên sẽ cố ghi lại một số kinh nghiệm ngắn gọn của chuyến đi.

    Lịch trình

    Ngày 1. Bay HN - Miami (US) do ngược chiều quay Trái Đất nên 00h30 bay, 16h30 đến Miami. Dạo bờ biển
    Ngày 2. Đi tour Key West: Cực Nam của nước Mỹ
    Ngày 3. Sứ quán Guatemala hỏng việc, dạo downtown. Bay Mexico city
    Ngày 4. Sứ quán Guatemala. Bảo tàng. Tàu điện ngầm. Quảng trường trung tâm. Nhảy múa
    Ngày 5. Teotihuacan. Đi chợ. Quán ăn Tàu. Dạo phố
    Ngày 6. Dạo phố. Bay Guatemala city. Taxi đi Antigua. Đi chợ nấu ăn
    Ngày 7. Antigua chơi. Đi hồ Atitlan - thăm làng dệt. Gặp chị người Việt
    Ngày 8. Về Antigua. Đi núi lửa Pacaya. Dạo phố đêm
    Ngày 9. Chơi Antigua. Tối đi Guatemala. Bus đêm đi Santa Elena
    Ngày 10. Santa Elena - Flores. Đi Tikal - ngắm hoàng hôn
    Ngày 11. Đi biên giới Mexico - Palenque. Quán tàu
    Ngày 12. Palenque ruins - thác Misho-Ha - suối Agua Azul. Bus đêm đi Merina
    Ngày 13. Merina - Chichen Itza - Ik Kil. Chiều về Valladolid
    Ngày 14. Cenote Samula + X'Kekel. Bus đi Tulum
    Ngày 15. Cenote Dos Ojos - Tulum ruins. Dạo phố
    Ngày 16. Bus Cancun. Bay Havana. Phố đêm Havana
    Ngày 17. Havana: Capitolio - phố cũ - pháo đài Moron ngắm hoàng hôn
    Ngày 18. Bus đi Varadero. Tắm biển Varadero. Tìm xe
    Ngày 19. Bus đi Trinidad. Chơi Trinidad
    Ngày 20. Trinidad, tìm xe
    Ngày 21. Đi Camaguey. Chơi ở Camaguey
    Ngày 22. Dạo Camaguey. Bay về Miami
    Ngày 23, 24. Bay về Hà Nội.

    Tổng chi phí kể cả visa US: 2900$

    Visa US: 160$, lấy 3 tuần trước khi đi.
    Visa Cuba: 20$, lấy tại Hà Nội trước khi đi
    Visa Guatemala: 25$, có thể lấy trong 1 giờ tại lãnh sự quán tại Miami hoặc ĐSQ tại Mexico city

    Bay HN - Miami khứ hồi: 1090$; Miami - Mexico: 131$, Mexico - Guatemala: 148$, Cancun - Havana: 161$, Camaguey - Miami: 76$. Các chặng bay này đều chỉ đặt trước khi đi khoảng 1 tuần.

    Trip


    Hành trình với 4 chặng bay màu xanh và các chặng đi xe màu đỏ.


    Views


    Một vài hình ảnh của chuyến đi


    Một nước Mỹ đáng yêu và đang yêu ! Khi tôi sang, khu nhập cảnh còn treo ảnh Obama cười toe toét, thì lúc về đã là Trump vàng chóe lọe.




    Teotihuacan vĩ đại



    Ciudad de Mexico cổ kính và náo nhiệt





    Vocalno


    Những ngọn núi lửa xứ Guatemala





    Maya ruins


    Kỳ quan của nền văn minh Maya rực rỡ



    Hay di tích chìm giữa rừng già



    Những hố nước độc đáo mà cũng lạnh người



    Những bãi biển xanh thăm thẳm




    Cuba


    Cuba kì lạ, xứ sở của xe cổ





    Và của những đám đông tụ tập chỉ để vào internet





    Một số kinh nghiệm

    Viết ra đây cũng không chắc có giúp gì được cho ai không, nhưng sau cũng là nhắc lại, một số kinh nghiệm đã trải qua.

    1. Visa US. Mấy người đi đều làm visa US khoảng 1 tháng trước khi đi, và đều có rất dễ dàng. Chỉ khai mẫu DS160 trên mạng, nộp tiền ở Bưu điện tương đương 160$ (HSBC không làm dịch vụ này nữa rồi), lấy lịch hẹn. Đi phỏng vấn có mang một số giấy tờ nhưng không xem. Người phỏng vấn hỏi 3-4 câu vớ vẩn là xong. Nói chung nhanh gọn tiện hơn nhiều visa nước khác.
    - Kinh nghiệm: Xem cái mẫu form DS160 trên mạng có những câu hỏi gì, khai hết ra bản word, lúc khai online chỉ copy-paste là gọn tiện, ảnh 500x500px chuẩn rồi thì cũng không cần dùng đến ảnh rửa ra nữa.

    2. Visa Cuba. Làm trước ở ĐSQ Cuba tại Hà Nội, 65A Lý Thường Kiệt: 20$. Hồ sơ cần có vé máy bay vào ra, bảo hiểm, địa chỉ chỗ nghỉ. Ngoài ra có thông tin là đến sân bay Cancun ở Mexico cũng có thể mua visa du lịch. Visa du lịch là tờ giấy rời, sau này sẽ bị thu lại.

    3. Visa Guatemala: Việt Nam dù có visa US vẫn phải xin visa. Có hai nơi có thể làm trong chuyến đi của chúng tôi:
    - Lãnh sự quán tại Miami: 1101 Brickell Ave #603, Miami, FL 33131. Liên lạc qua FB: https://www.facebook.com/consulado.guatemalamiami/?fref=ts
    - Đại sứ quán tại Mexico: Explanada No. 1025; Lomas de Chapultepec; Delegación Miguel Hidalgo; 11000 México
    - Hồ sơ khi nộp tại Mexico gồm photo mỗi loại 2 bản: Trang hộ chiếu chính, trang có visa US, giấy nhập cảnh Mexico, vé máy bay vào ra, hoặc nếu đi đường bộ thì ghi "by land", thẻ credit quốc tế.

    Câu chuyện visa Guatemala của chúng tôi thế này:

    - Trước khi đi, tôi liên lạc FB với lãnh sự Guatemala tại Miami trao đổi. Chúng tôi sang Miami vào chiều Thứ Bảy, ở đó CN và Thứ Hai, nên hẹn Thứ Hai đến. Lãnh sự nói là welcome, và nói Vice consulator sẽ cấp cho chúng tôi trong ngày.

    - Thứ Hai, 16.1 chúng tôi đến đúng địa chỉ, thì thấy có mảnh giấy để trên cái bàn ghi là "Martin Luther King's day, Closed". Thật là điên cả người. Mất công đến tận nơi mà không được việc. Lại sợ nhất sang Mexico nhỡ khó khăn không làm được, thì kế hoạch 5 ngày ở Guatemala và vé máy bay là vứt đi.

    Sau này xong việc rồi vào FB hỏi tại sao bọn mày là ngày nghỉ mà vẫn nói tao là đến và làm việc, thì FB đó trả lời là việc bọn tao nghỉ có viết trên wall của FB rồi, tại mày không đọc !!! Trời, chat với nhau mấy ngày liền, thì đọc mess thôi chứ vào wall đọc đâu, mà trong mess nói rất rõ ngày giờ rồi cơ mà !

    Làm visa tại ĐSQ ở Mexico thì đơn giản và nhanh gọn, khai mẫu, nộp đủ hồ sơ và tiền thì khoảng 40 phút sau là có visa.

    4. Visa Mexico: Có visa US thì không cần Mexico. Khi vào sẽ có một tờ mẫu nhập cảnh, phải giữ nó cẩn thận trong suốt thời gian ở Mex, khi ra sẽ bị thu lại tờ giấy đó.

    Miami

    Trong chuyến đi tôi chủ yếu đặt phòng qua booking.com. Sau đây là các review về nơi đã ở.

    Miami là thành phố biển, du lịch.

    Nơi nghỉ: Rock Hostel (B&B) 1351 Collins Avenue, South Beach, Miami Beach, FL 33139 Phone: +13057638146

    Giá: 20$ / người / giường. Ngủ dorm, phòng 10 giường 2 tầng. Tầng 1 là bar luôn, buổi tối rất đông vui nhộn nhịp. Tầng 1 có bếp nấu, máy tính nối mạng free. Nói chung là một nơi khá phù hợp cho giao lưu bốn phương. Có thể ngồi ở bar thâu đêm cũng được.

    Thành phố US thì khỏi nói về độ tiện lợi. Từ sân bay Miami kéo hành lý lên bus 150 là đến ngay gần Hostel. Từ hostel ra biển cũng rất gần. Cạnh đó có siêu thị đi tiện lợi.

    Tour Key West từ 6h45 sáng đến 9h tối là 40$ / người, chỉ có xe chở đi chở về.

    Chào bạn!
    Bạn cho mình hỏi giấy tờ nộp xin visa Cuba bạn nộp "địa chỉ chỗ nghỉ" - tức là chỉ ghi địa chỉ những nơi bạn sẽ ở Cuba hay là phải nộp booking khách sạn (casa)? Mình thấy trên agoda thì không có khách sạn ở Cuba, còn booking.com thì nói là từ VN không thể đặt khách sạn ở Cuba qua trang này được.
    Cảm ơn bạn nhiều!

    Yeap, không thể đặt booking.com tại VN được.

    Chúng tôi dùng Airbnb đặt homestay. Ở Havana Homestay nhiều vô kể, chỉ là không liên lạc được thôi. Địa chỉ ở tại Havana của chúng tôi là thế này, bạn có thể dùng:

    Calle: Consulado Numero 73, between Genios and Refugio street, Old Havana; Owner: Ruben & Arsenio, Tel (+53) 78637201, mobi (+53) 53320810.

    ĐSQ cũng chỉ cần thông tin sơ bộ vậy thôi.


    Tiếp tục review các nơi đã ở

    2. Mexico City
    Hotel Patria - Republica de El Salvador # 137 Colonia Centro, 06090 Mexico City
    Phone: +52 55 5522 0269
    Thuê 1 phòng 3, được phòng trong góc có 1 giường to + 1 giường nhỏ. Có cửa sổ. Không ăn sáng.

    (+) Vị trí khá thuận lợi: ngay cạnh Bảo tàng thành phố, khu phố cũ. 10p đi bộ đến quảng trường trung tâm, 10p đi bộ đến ga tàu điện ngầm, 15 - 20p đến phố có quán ăn Tàu hay chợ. Bắt xe taxi tại khu này giá cũng rẻ nữa, và rất nhiều taxi chạy qua.
    Có cầu thang máy
    (-) Không có bếp nấu. Chỉ có duy nhất một cái ấm đun nước sôi, vốn là bình pha cafe
    (~) Wifi có nhưng chúng tôi phòng ở góc xa nên không bắt được, phải ra hành lang. Tiếp tân thì tuần 3 buổi có người nói được TA, buổi khác không nói được. Vệ sinh trung bình.
    Có thể nhờ đặt xe taxi đi các nơi, giá niêm yết rõ ràng.

    3. Antigua - Guatemala
    Hostel Capitan Tom - Calzada Santa Lucia Norte #10 interior area. Close to ¨El Mastil¨ Store, 01101 Antigua - Guatemala
    Phone: +502 7832 1157
    Không ăn sáng

    (+) Thoải mái dễ chịu, bà chủ nhà người Nga rất thân thiện tử tế. Những người giúp việc cũng tử tế. Sẵn sàng giúp đỡ, không làm dịch vụ đổi tiền nhưng khi chúng tôi cần đổi thì cậu giúp việc móc hết ví ra đổi với tỉ giá hấp dẫn hơn hẳn mọi nơi khác.
    Hostel có sân thượng rất thích, view đẹp.
    Có bếp nấu ăn thoải mái vui vẻ
    Hỗ trợ đặt xe, mọi dịch vụ khác liên quan
    Phòng ở vệ sinh sạch, bếp thì tùy người nấu, nhưng OK.
    (-) Chỉ có 2 phòng giường đôi riêng, còn đâu là dorm. Phòng tắm dùng nóng tại chỗ hơi sợ, cảm giác có thể bị điện giật
    Nói chung đây là chỗ rất ưng ý, thấy tin cậy.
    Có con chó ngủ suốt ngày y như chủ nhà.

    4. Flores - Guatemala
    Los Amigos - Calle Central, Isla de Flores, Petén, Guatemala
    Tel: (00502) 4495 2399 / 7867 5075
    Email: amigoshostel@gmail.com
    Không ăn sáng

    (+) Hostel nổi tiếng nhất và đông khách nhất Flores, rất chuyên nghiệp, nhiều dạng phòng
    Có tất cả các dịch vụ cần thiết: Ăn uống, đặt tour đi mọi chỗ, xe khách đi các nơi khác, đổi tiền,... Có cả xem phim
    Có các loại phòng khác nhau, từ phòng riêng đến dorm
    Bài trí đẹp, nhiều góc cực hay. Khách rất đông
    (~) Giá không rẻ, nhưng cũng không quá đắt.
    Nói chung không có gì để chê. Đã đến đây thì yên tâm mọi thứ đều có thể được giải quyết, chỉ là có tiền hay không thôi.


    5. Palenque - Mexico
    Posada Nacha`n - Ka`an - Avenida 20 de Noviembre # 25, Col. Centro, 29960 Palenque
    Phone: +52 916 345 473
    Không ăn sáng

    (+) Vị trí thuận lợi, gần bến bus ADO. Phòng sạch sẽ. Có nhiều loại phòng, có dorm, có sân phơi rộng thênh thang
    Tầng trên cùng cho dorm vệ sinh tắm nóng lạnh thoải mái. Trường hợp trả phòng rồi vẫn có thể tắm rửa vô tư
    Có bếp nấu ở khu vực dorm
    (-) Tiếng Anh rất hạn chế.


    6. Valladolish - Mexico
    Hotel Maria Guadalupe - Calle 44 No 198 x 41 y 39, 97780 Valladolid
    Phone: (+52 985) 856 2068
    Có ăn sáng

    (+) Vị trí thuận tiện, gần bến bus và quảng trường trung tâm.
    Phòng sạch đẹp, thoáng.
    (-) Không có dorm, không cho nấu ăn. Không nói tiếng Anh
    Ăn sáng ngon, lịch sự. Giá cả không đắt không rẻ

    7. Tulum - Mexico
    La Casona Hostal y Spa - Calle Osirirs entre Gama y Asteroides region 4 mz 52 lote 13, Tulum City-Centre, 77780 Tulum
    Phone: +52 998 344 0499
    Có ăn sáng

    (+) Chuyên cho dân bụi, có cả phòng và dorm, không gian thoải mái thân thiện, có sảnh tầng 2 rộng
    Nhân viên thân thiện, tiếng Anh tốt. Sạch sẽ tươm tất
    (-) Hơi xa bến bus. Đi bộ kéo đồ khoảng 15-12p. Cảm thấy xa vì rìa thị trấn.


    Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

    Chùa đất Việt (1)


    TOPIC GỐC: CHÙA ĐẤT VIỆT

    05-03-2008, 10:57 PM


    TOPIC NÀY BẮT ĐẦU VIẾT VÀO 3 / 2008, TẠM DỪNG THÁNG 3 / 2013

    Thỉnh thoảng vào đây viết tí, về mấy cái Phượt tín ngưỡng, phượt văn hóa cổ. 

    Các bác vẫn lượn thường xuyên các nơi, thậm chí là lễ bái đều đặn, thành kính hàng tháng, có gì hay các bác viết vào với. 

    Chả cứ vùng miền nào, nhưng càng cổ kính, nhiều sự tích càng tốt.


    Mục lục topic

    Trang 1: Khái quát
    Trang 2: Cổng chùa
    Trang 3: Cấu trúc, thuỷ đình
    Trang 4: Sân chùa - Tượng Hộ pháp
    Trang 5: Tượng Kim Cương - Thiên vương - Thái tử
    Trang 6: Chính điện
    Trang 7: Tam Thế Phật - Di Đà Tam tôn
    Trang 8 - 9: Thích Ca tam tôn - Tuyết Sơn - Di Lặc - Cửu Long
    Trang 10: Phạm Thiên - Đế Thích - Phật Thành đạo - Nhập Niết Bàn
    Trang 11: Phật Dược Sư
    Trang 12: Công đức - Tượng hậu - Cúng chùa
    Trang 13 - 14: Quán Thế Âm bồ tát - Ngọc Hoàng
    Trang 15: Thập điện Diêm Vương - Mục Kiền Liên - Địa Tạng bồ tát - Địa ngục
    Trang 16: Tượng Đức Ông
    Trang 17: Tượng Thánh hiền - Alahán
    Trang 19: 18 tượng Tổ kế đăng
    Trang 20: Đầu đao mái chùa - bàn về Thiện Ác
    Trang 21: Nhà tổ - Thánh Tổ
    Trang 22: Tượng Nhục thân thiền sư - Bàn về Tháp chùa
    Trang 23: Bàn về con rồng trên mái chùa - chùa Phổ Minh
    Trang 24: Tháp Bình Sơn - bàn về chùa giả
    Trang 25: Các tháp mộ
    Trang 26: Gác chuông
    Trang 27: Chuông - Khánh - Mõ
    Trang 28: Bia đá - Nhà Mẫu - tượng Thần
    Trang 29: Đức Pháp chủ
    Trang 30: Chùa ngày đầu năm - Chùa Hà Nội
    Trang 31: Chùa Tứ Pháp - tượng Quan Âm cổ
    Trang 32: Cối Phật (cửu phẩm liên hoa)
    Trang 33 - 34: Những Pho tượng cổ đời Lý
    Trang 35: Con rồng đời Lý
    Trang 36: Tượng Phật ngọc và tượng đá chùa Phật Tích
    trang 41: Chùa Thầy - chùa Bối Khê
    Trang 44: Thánh tổ Từ Đạo Hạnh


    Trước hết là phân biệt mấy khái niệm của trung tâm tôn giáo tín ngưỡng cơ bản.

    1. Chùa (Tự)
    Ở Việt Nam có lẽ Chùa là nhiều nhất. Chùa là nơi thờ Phật, có thể ghép thêm các tôn giáo bản địa, tín ngưỡng dân gian, nhưng gian chính phải là thờ Phật. Chùa có thể có tăng, ni trụ trì, sinh sống, mà cũng có thể chỉ có người trông coi. 
    Chùa là những di tích cổ nhất còn lại ở Việt Nam, đặc biệt miền Bắc. Ba miền, phong cách chùa cũng rất khác nhau.

    2. Đền (Từ)
    Đền thờ Thần, Thánh. Có thể là Thiên thần, Nhiên thần, Địa thần, Nhân thần. 

    3. Đình
    Thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi tụ họp, bàn việc làng, là tinh túy của làng xã.

    4. Quán
    Nơi thờ và tu của Đạo giáo, thờ Tiên của Đạo giáo. Quán ngày nay còn không nhiều

    5. Phủ / Điện
    Thờ Mẫu trong đạo Mẫu, là tôn giáo bản địa. Miền trung gọi là Điện.

    6. Miếu
    Thờ Thánh nhân, Hoàng tộc, cho đến các tiểu thần, tổ nghề, hoặc cả Mẫu nữa

    7. Nhà thờ
    Của đạo Thiên Chúa, có thể gọi là Giáo đường, Thánh đường, có các cấp bậc hẳn hoi: Vương cung thánh đường, Chính tòa, Tông tòa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ.

    Nơi thờ tự của Hồi giáo cũng gọi là Giáo đường.

    8. Thánh thất
    Đạo Cao Đài gọi nơi thờ của đạo mình là Thánh thất.

    9. Tháp
    Tháp của người Chăm, cũng là nơi thờ tự riêng của họ. Tháp này khác với các tháp chùa.

    10. Đàn
    Nơi tế Trời, Thiên Địa Nhật Nguyệt, Vũ trụ. Chỉ còn vài nơi.



    Chùa

    Chùa trên khắp đất nước Việt Nam, chỗ nào cũng có. Có liệt kê đến hàng tháng cũng chả hết. Nói về chùa có hàng năm cũng không hết. Thích gì nói nấy thì tiện hơn, hì.

    Chùa miền Bắc theo Đại thừa Bắc truyền, chịu ảnh hưởng Trung Quốc, nhưng có những nét riêng rất Việt mà không nơi nào có được, đặc trưng bởi kiến trúc, hệ thống tượng, không gian chùa, từ chùa quốc gia đến chùa làng.
    Chùa Bắc phần lớn có lịch sử lâu đời, xa xưa nhất từ thời thế kỉ 2, thế kỉ 5, trong lịch sử thì nhiều nhất đời Lý, đời Trần. Nhưng những gì còn lại hiện nay chủ yếu đời Lê, Nguyễn.

    Chùa miền Trung kiến trúc hoàn toàn đời Nguyễn, mang dấu ấn triều Nguyễn sâu sắc không thể lẫn. Chùa gỗ ở Huế thực ra cũng không còn nhiều, do chiến tranh tàn phá, mà cũng nhiều chùa xây lại, cũng mất một phần phong vị.

    Chùa miền Nam theo Nguyên thủy Nam truyền, thì chùa cổ Khơ Me tập trung nhiều nhất ở Sóc Trăng, với những ngôi chùa rất cổ.
    Chùa khác ở miền nam thì gần như toàn bộ là xây sau này bằng bêtông, xi măng cốt thép, to lớn, màu sắc, nhưng không cổ kính. Nhiều chùa bị ảnh hưởng của phong cách Hoa - Phúc Kiến nặng, mất hết kiểu Việt.

    Đặc trưng của trào lưu Phúc Kiến trong chùa chính là bức tượng Quan Âm đứng giữa giời, cầm cái bình, bắt đầu xuất hiện từ miền nam, rồi lan dần ra miền trung và ra bắc. Thế nên nhiều chùa miền bắc cả nghìn năm nay không để tượng ấy, thì giờ bỗng xuất hiện, đôi lúc lạc lõng kì dị.

    Hà Nội

    Ở Hà Nội có gần như đầy đủ tất cả các tòa tôn giáo tín ngưỡng trên. Có thể nói không nơi nào hội tụ đầy đủ được như vậy.

    1. Chùa Hà Nội:
    Có đến 150 chùa được công nhận di tích. Những chùa nổi tiếng còn lại nhiều lắm:
    - Hàng đầu là Trấn Quốc, Diên Hựu, Quán Sứ, Kim Liên
    - Linh thiêng thì chùa Hà, Phúc Khánh, Hưng Ký...
    - Bậc Tổ đình thì Hòe Nhai, Hoằng Ân, Bồ Đề, Bà Đá, Bộc
    - Cảnh đẹp thì Trấn Quốc, Tảo Sách, Thiên Niên, Láng,
    ... còn ti tỉ nữa...

    2. Đền Hà Nội:
    Hay nói đến Thăng Long tứ trấn, bốn ngôi đền: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên, Trấn Vũ (Trấn Vũ vừa là đền vừa là quán).
    Ngoài ra còn những ngôi đền nổi tiếng: Ngọc Sơn, Hai Bà Trưng, Đồng Cổ, Nhân Nội, Thái Cam, Chúa Kho, Ngọc Hà, Võng Thị...

    3. Đình Hà Nội:
    Nhiều đình đã bị trưng dụng biến thành cơ quan. Còn rất nhiều ngôi đình làng Khương Thượng, Nam Đồng, Nghi Tàm, Kim Liên, Trích Sài,...

    4. Quán:
    Nội thành Hà Nội còn 2 đạo quán, Quán Thánh, hay Trấn Vũ cũng là đền Trấn Bắc, danh thắng đệ nhất, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Thứ hai là Bích Câu đạo quán, thờ Tam Thanh, tiên Tú Uyên.
    Ngoài ra còn một số đạo quán nữa nằm ở ngoại thành.

    5. Phủ : Phủ Tây Hồ nổi tiếng lâu rồi, cảnh cũng đẹp, mỗi tội đông quá. Gần đây nhiều phủ mới được lập, tư nhân có, cộng đồng có.

    6. Miếu: Lớn nhất, nổi tiếng nhất và biểu tượng là Văn Miếu. Ngoài ra còn Võ Miếu (đã mất), Y Miếu, các miếu nhỏ rải rác.

    7. Nhà thờ:
    Nội thành Hà Nội có 5 nhà thờ được nhiều người biết: Chính Tòa (Nhà thờ Lớn), Cửa Bắc, Hàm Long, Hàng Bột, Thái Hà. Ngoài ra còn có nhà thờ Phùng Khoang, Phú Gia, Thượng Thụy,...

    8. Thánh Thất Cao Đài: phố Hòa Mã

    9. Giáo đường Hồi giáo: phố Hàng Cót

    10. Đàn: Đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc, chỉ còn nơi ngờ là chỗ đó, chứ không chắc. Đàn Xã Tắc được cho là ở cuối con đường mới mở, giờ để thành một ô cỏ. Đàn Nam Giao được cho là ở chỗ mà Vincom sắp xây tòa cao ốc thứ 3 đè lên. Nếu thật thế thì huhu

    Và còn Hoàng Thành Thăng Long, với bao điều còn chưa biết.
    Last edited by Chitto; 31-05-2009 at 21:08.

    Mặc định

    Trong lòng Hà Nội còn có một thứ đáng để nói nữa. Đó là LĂNG.

    Hoành tráng đầu tiên là lăng Hoàng Cao Khải ở Thái Hà.

    Hoành tráng gấp bội sau này là....


    Mặc định

    Quote Originally Posted by NATO Xem bài
    Miếu Bà Chúa Xứ (thuộc xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc), một di tích mà hầu như người dân nào ở Nam bộ cũng biết đến.

    Sảnh bên cảnh chùa
    Miếu bà chúa Xứ không phải là chùa, vì không thờ Phật.

    Miếu thờ Mẫu, tức là tương đương với Phủ ở miền bắc, và Điện ở miền Trung, cũng như Tháp Bà của người Chămpa.

    Theo thông tin đọc từ trên mạng, thì Bà chúa Xứ cũng có lai lịch rất phức tạp và thú vị. Nguyên là miếu này do Thoại Ngọc hầu dựng lên để thờ một pho tượng đá tìm được trên núi Sam, và gọi là Bà Chúa, hay Bà Chúa Xứ.

    Pho tượng đá này, vốn nguyên thủy là tượng thần Vishnu của Ấn Độ giáo, có hình dáng đàn ông. Người dân có lúc thì cho là tượng Phật, rồi sơn vẽ lại thành ra tượng Nữ thần, phong làm vị nữ thần xứ sở như bà Po Nagar của người Chămpa.

    Thế nên trong hình ảnh Bà Chúa Xứ, về vật chất lẫn tinh thần, có tất cả : Thần của Ấn Độ giáo, Phật của Phật giáo Khơ me, Mẹ Xứ sở của Chămpa, Mẫu của người Việt.

    Thực ra, tớ không hiểu truyền thuyết về "Bà chúa Xứ" như thế nào mà người dân thờ cúng nhiều như thế ?

    Già lam

    Có ai thắc mắc chữ "lam" trong cụm từ Danh lam thắng cảnh nghĩa là gì không?

    Tra chữ hán, thì "lam" này nghĩa là màu xanh lam (dark blue), nhưng lại cũng có nghĩa là Chùa.

    Vốn xưa, khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, những nhà truyền giáo đầu tiên phải tìm cách dịch các từ tương ứng. Trong tiếng Phạn, nơi thờ Phật gọi là samgharama, khi dịch sang tiếng Trung, thì dịch âm, (chứ không phải dịch nghĩa, vì chưa có từ tương ứng về nghĩa). Dịch âm là già lam với lam là màu xanh lam. Về sau gọi tắt là Lam.

    Thế nên Danh lam là ngôi chùa nổi tiếng; thắng cảnh là cảnh đẹp hàng đầu, mở rộng ra là công trình (của con người tạo dựng), phong cảnh (của tự nhiên) đẹp đẽ, đứng đầu.

    Tự - nghĩa xưa cũng không chỉ riêng chùa, mà chỉ một cơ sở, cơ quan (của chính quyền phong kiến) chuyên về một việc gì đó, như Đại Lý tự chuyên về xử án, Quang Lộc tự chuyên về ăn uống,... Về sau mới mang nghĩa nơi chuyên về tu hành, nghiên cứu Phật giáo.

    Vì thế chùa nổi tiếng, lâu đời gọi là Danh lam Cổ tự.

    Cổng chùa

    Bước vào chùa, đầu tiên hầu như bao giờ cũng là Tam quan.

    Tam quan không phải là đặc thù của chùa, vì đình, đền, miếu, thậm chí là cổng làng, ... thì cổng cũng đều là Tam quan, tức là Cổng gồm 3 cửa cả. Với các công trình đó, Tam quan thường chỉ đơn giản là để phân chia độ trang trọng, tạo tính thẩm mỹ, cân đối...

    Nhưng riêng với chùa, thì Tam quan còn mang một ý nghĩa riêng; đó là Tam quan tương ứng với Tam quán : Không quán, Giả quán, Trung quán, đó là những con đường để đạt đến Phật quả. Do đó nếu Cổng có xây thành một tòa, thì cũng chia thành 3 gian cổng, 3 bộ cửa.

    Như dưới đây là cổng chùa Láng (Chiêu Thiền Tự), ngôi chùa gắn liền với Từ Đạo Hạnh từ gần nghìn năm trước. Vì chùa có không gian dài rộng, nên có đến 2 Tam quan: Tam quan ngoại gồm 4 cột trụ có bắc mái ở giữa, và Tam quan nội là một tòa 3 gian ở trong.

     

    Last edited by Chitto; 08-03-2008 at 00:02.


    Tam quan chùa Báo Quốc - Huế. Chùa Báo Quốc tên đầy đủ là Sắc Tứ Báo Quốc Tự (Chùa Báo ơn nước được dựng theo lệnh vua), một ngôi chùa quan trọng triều Nguyễn.


    Tất nhiên không phải tất cả mọi cổng chùa đều là Tam quan. Những chùa do những nguyên nhân khác nhau có thể có số cửa khác nhau.

    Như chùa Trấn Quốc, vì nằm trên đảo, xưa kia không có cổng. Cho đến khi đắp con đường nhỏ nối với đường đê Cố Ngự (sau bị đọc nhầm thành Cổ Ngư), thì mới có cổng, nhưng cổng cũng chỉ có 1 cửa, vì con đường bé quá, lấy đâu ra mà tam quan.

    Hoặc như chùa Bà Đá (Linh Quang Tự), bị dân chiếm hết xung quanh, chỉ còn một lối đi bé tí, nên cũng chỉ có một cửa.

    Ngược lại, như chùa Nành (Pháp Vân Tự) ở Ninh Hiệp, thì lại có Ngũ môn quan to hoành tráng.

    Có lẽ đây là một trong những cổng chùa cổ to nhất.



    Cái Tam quan chùa to nhất Hà Nội


    Last edited by Chitto; 21-07-2009 at 08:29.

    Mặc định

    Cổng tam quan có cánh cửa gỗ đẹp nhất có lẽ thuộc về chùa Keo ở Thái Bình (Thần Quang Tự).

    Tam quan chùa dựng bằng gỗ, không cao to, mà chỉ như một ngôi nhà 3 gian thông thường (các cụ tính cứ 4 cột là 1 gian). Cổng chùa nhìn ra một hồ bán nguyệt, hai bên tường chỉ là tượng trưng, ngăn cách không gian, chứ không có vai trò bảo vệ.

    Tam quan chùa Keo chỉ mở trong dịp lễ hội, muốn ra vào, thì theo hai cổng nhỏ hai bên cách xa cổng chính. Do cách xa, nên Tam quan này không trở thành Ngũ quan như chùa Nành.

     


    Hai cánh cửa gỗ của cửa chính Tam quan chùa Keo là một tác phẩm điêu khắc gỗ tuyệt đẹp đời Lê. Trên cổng khắc hình rồng ổ, nghĩa là ngoài rồng to (rồng mẹ), còn có các rồng con quấn quýt. Bên dưới là mây cuộn như sóng nước, ở chính giữa là mặt trăng.

    Hoa văn trang trí "hỏa vân" (mây lửa) của rồng cửa chùa Keo rất đẹp. Nếu như thân rồng uốn lượn, bờm theo chiều ngang, thì hỏa vân hình đầu đao chỉ tỏa theo chiều dọc, lên trên và xuống dưới.

    Một số cửa chùa mới làm về sau có nhiều cánh cũng chi phí tốn kém để khắc rồng, nhưng rất kém, vì hỏa vân tỏa lung tung. Như hai cánh cổng đền Đô, rất tốn kém nhưng trông bố cục hỏng, đường nét lộn xộn, kém quá xa bức cửa này.




    (Tuy vậy, đây chỉ là hai cánh cửa phiên bản thôi các bác ợ. Bản gốc nằm trong bảo tàng Mỹ thuật lâu rồi).

    Tòa tam quan chùa độc đáo nhất mà tớ từng thấy là tam quan chùa Kim Liên ở Hồ Tây.

    Chắc bác nào học kiến trúc, mỹ thuật đều biết cái cổng này. Hic, đi tìm thì 2 bộ ảnh chụp chùa Kim Liên đều đã mất ở đâu không tìm thấy. Chiều chạy qua đó thì than ôi, toàn bộ chùa đang được bao bọc bởi sắt thép, do đang đại trùng tu.

    Thế thôi, đành lấy ảnh trên mạng nho nhỏ này vậy...


     



    Tòa tam quan này độc đáo ở chỗ : Toàn bộ cấu kiện gỗ nặng cả chục tấn được dồn lên 4 chiếc cột gỗ đứng thằng hàng. Những cột gỗ này không chôn xuống đất, mà chỉ được đặt thăng bằng lên 4 phiến đá kê chân.

    Nghĩa là chiếc cổng phải cực kì cân bằng. Tưởng tượng rằng nếu chỉ cần có một sự mất thăng bằng nào đó dù nhỏ, thì cổng cũng đổ từ lâu rồi. Thế nhưng hơn 200 năm trôi qua rồi, cổng vẫn đứng đó, với lớp mái ngói nặng nề nhưng lại thanh thoát như muốn bay lên.

    Cổng chùa rất đúng với hình ảnh bông sen vàng bay lên.

    Tớ chưa thấy chiếc Tam quan nào ở Việt Nam độc đáo sánh được với cổng này.

    --------------

    Thông tin trên tôi đọc được (nguồn từ đâu cũng quên rồi), chưa kiểm chứng được chính xác.
    Last edited by Chitto; 31-05-2009 at 21:11.

    Mặc định

    Bốn cái ảnh của bác Chuối, từ trên xuống dưới:

    1. Đền Kiếp Bạc, thờ Trần Hưng Đạo. Bên trên có 4 chữ "Hưng thiên vô cực", bên dưới là "Trần Hưng Đạo vương từ". Cổng này là Tam quan rõ ràng rồi.

    2. Tam quan nội chùa Côn Sơn (chùa Hun). Tuy một toà cổng nhưng chia làm ba gian nên vẫn là tam quan. Nhìn ra xa còn thấy Tam quan ngoại ở phía xa.

    3. Cổng đền Chử Đồng Tử ở Đa Hòa. Cổng này tuy có 3 gian nhưng không có cửa nên thực ra không gọi là Tam quan. Tuy vậy phía xa bên ngoài có 4 cột trụ (Tứ đại trụ), lại chia mặt tiền thành 3 phần, nên có thể coi đó là Tam quan ngoại cũng được.

    4. Cái cuối cùng là cổng đền Đô. Thực ra cổng này chỉ là Tam quan, hai cửa con hai bên không được tính trong Cổng. Thế nhưng lại vẫn đề biển là Ngũ Long môn. Cái này phải hỏi riêng các bác đặt tên. Hoặc giả xưa kia có Ngũ môn thật, nhưng giờ chỉ làm lại thành Tam quan rồi thêm hai Tả môn, hữu môn thôi ?

    Quote Originally Posted by Mic71 Xem bài
    - Bác Chitto :chùa Kim Liên ở Hồ Tây có phải đối diện trụ sở UBND quận Tây Hồ không ạ?
    Không bác ạ. Đối diện UBND Tây Hồ là chùa Tảo Sách.

    Chùa Kim Liên ở gần Sheraton, ngay chỗ "the Lien" (10 năm chưa xong). Ngay chỗ đường Nghi Tàm và Quảng Bá gặp nhau để rồi chia đôi thành Âu Cơ và Xuân Diệu, thì có lối rẽ xuống là chùa Kim Liên. Từ đó nhìn ra khách sạn Thắng Lợi đó ạ.
    Last edited by Chitto; 21-07-2009 at 08:29.

    Mặc định

    Quote Originally Posted by cvn Xem bài
    Đồng chí này chả chịu ắp đết gì xứt. Cái The Lien giờ đã là KS 5.5 sao Intercontinental rồi. Nhất Hà Lội đới.
    Vầng, công nhận là nhìn nó chán quá nên chả buồn quan tâm nữa bác ạ.

    Tớ nhớ là cuối 1992 đến nhà bạn ở gần đó chơi, nó đã khởi công rồi. Để xây, nó chặt đi 1 hàng liễu rất đẹp ngay bên ven đường, chỗ chùa Kim Liên nhìn ra. Sang đến năm 1993 đã thấy xây thô xong, mái miếc xong hết rồi.

    Nhưng từ đó thì bỏ hoang, vứt đó, như một đống chòng chọc nhìn sang ngôi chùa cổ.

    Hồi trước còn có buổi ngắm hoàng hôn hồ Tây từ rặng liễu trước chùa, đẹp kinh hoàng. Thế mà nó choán luôn trước mắt, nên không còn ra đó chơi nữa.

    Nó vứt từ năm 1993 đến gần bây giờ mới đưa vào hoạt động, chẳng cũng đã gần 15 năm rồi hay sao?

    Nên phải sửa "10 năm chưa xong" thành "10 mới xong" có lẽ hợp lý hơn, nhưng cũng chưa đúng.

    Tam quan chùa Kim Liên đang được sửa chữa



    Kiến trúc cổ

    Đền chùa cổ Việt Nam có 3 kiểu kiến trúc chính : Chữ tam, Chữ công, và chữ Đinh


     



    Hình chữ Tam gồm 3 tòa ngang, từ cửa vào lần lượt là chùa Hạ, Trung, Thượng. Mỗi tòa có những tượng riêng. Chùa chữ tam hiện nay còn không nhiều. Tiêu biểu là chùa Tây Phương ở Hà Tây, chùa Kim Liên ở Hà Nội.

    Hình chữ Công, hình chữ H nằm ngang, gồm hai tòa ngang được nối với nhau bởi một tòa dọc (gọi là ống muống).
    - Tòa ngang ở ngoài là Tiền đường, hay Bái đường, cũng còn gọi là chùa Hộ vì hay để tượng Hộ pháp.
    - Tòa dọc gọi là Thiêu hương (rất nhiều chỗ do không biết nên viết là thiên hương, thiện hương  ), hay cũng là Chính điện, nơi để bàn thờ chính.
    - Tòa ngang cuối là Thượng điện, hay Hậu điện.

    Hình chữ Đinh, hình chữ T lộn ngược, thực ra là giản lược của chùa chữ Công. .
    - Tòa ngang vẫn là Bái đường, Tiền đường.
    - Tòa dọc gọi là chuôi vồ, là Chính điện.

    Những đền chùa đủ rộng, có các dãy hành lang bao quanh, trông giống chữ Quốc, nên gọi là "Nội công ngoại quốc"
    Last edited by Chitto; 12-05-2009 at 16:08.

    Đền cổ cũng thường có dạng chữ Công hoặc chữ Đinh, hoặc trùng thiềm điệp ốc, nghĩa là các tòa nhà ngang liền vào nhau, như đền Ngọc Sơn, đền Quán Thánh.

    Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự), ngôi chùa chữ tam đẹp nhất, với những mái đầu đao cong vút duyên dáng.


     

    Last edited by Chitto; 12-03-2008 at 22:43.

    Cũng có trường hợp kiến trúc nửa chữ Công, nửa chữ Tam, đó là khi hai chùa Hạ và Trung của chữ Tam lại được nối với nhau bởi một ống muống, còn chùa Thượng vẫn đứng tách ra.

    Tiêu biểu là ngôi chùa Thầy (Thiên Phúc Tự) nổi tiếng đất Hà Tây.

    Ảnh tư liệu từ xưa.




    (Giờ thì không còn hai cây gạo kia nữa, tiếc lắm)

    Thủy đình

    Kiến trúc Thủy đình là đặc trưng riêng có của đồng bằng Bắc bộ, và cũng là riêng có của Việt Nam, gắn với hình thức sân khấu Múa rối nước.

    Thủy đình chùa Thầy, chùa Nành là những hình ảnh tuy không hoành tráng, nhưng rất sâu đậm với người Việt. Nếu có đi đâu, bỗng gặp một thủy đình, hãy hình dung đến rối nước...

     


    Thủy đình cũng có thể trở thành một phần kiến trúc không gắn với rối nước, như thủy đình của đền Phù Đổng, được xây thành một miếu đối diện với đền, tôn lên vẻ đẹp không gian của ngôi đền.



    Đứng bên cây đa cổ thụ, một nhịp cầu không liền. Chỉ ngày lễ mới nối cầu với bờ




    Đứng bên cây đa cổ thụ, một nhịp cầu không liền. Chỉ ngày lễ mới nối cầu với bờ


    Một nơi khác, trên hòn đảo giữa hồ sen, có tòa đình nhỏ cũng rất đẹp.

    Đó là chùa Hoàng Xá (Hoa Vân Tự), cách Hà Nội không xa.



     


    Last edited by Chitto; 13-03-2008 at 23:09.

    Tòa thủy đình hoành tráng của đền Đô. Đây là nơi biểu diễn hát quan họ chứ không phải rối nước.



    Ở giữa thiên nhiên, non xanh nước biếc...



     Sân

    Qua Tam quan là vào đến sân chùa. Sân chùa rộng hay hẹp còn tùy vào địa thế. Và cũng tùy vào địa thế mà giữa sân chùa có công trình nào không. Thông thường sân chùa để trống.

    Cũng có trường hợp như chùa Láng, giữa sân có đình bát giác, là nơi để kiệu khi làm lễ thánh. Điều này rất đặc biệt, vì chùa Láng thuộc dòng Mật tông, thờ Từ Đạo Hạnh vừa là Sư, vừa là Thánh, nên khi cúng có cả rượu thịt, trong chùa lại làm cả hậu cung kín mít y như các ngôi đền, đình.

    Đình bát giác này là một kiến trúc không chỉ độc đáo, mà còn là duy nhất ở một ngôi chùa cổ. Các chùa khác mà tớ đã biết không làm nhà kiệu ở ngay sân trước của chùa bao giờ.

    À, có chùa Hương, có cả một cái lầu rất lớn trước chùa Thiên Trù, nhưng có vẻ đó là công trình độc lập, không phải cái nhà kiệu của chùa.

    Sân và nhà bát giác chùa Láng



     



    Last edited by Chitto; 21-03-2008 at 09:27.

    Hộ pháp

    Bước vào tòa đầu tiên - Tòa tiền đường, hay bái đường - của chùa, bao giờ số gian cũng là lẻ, gian giữa thông với Thượng điện, các gian rộng ra hai bên.

    Thường ở tòa này có hai pho tượng rất lớn, lớn nhất trong số các bức tượng trong chùa miền bắc, đó là hai tượng Hộ pháp. Do đó Tiền đường còn được gọi là chùa hộ.

    Tượng Hộ pháp tượng trưng cho các lực lượng bảo hộ cho Phật pháp, gồm Khuyến thiện và Trừng ác, quen gọi là ông Thiện và ông Ác. Tuy vậy sự phân biệt này hoàn toàn mang tính dân gian, chứ trong Phật giáo không có sự phân chia như thế. Thiện và Ác chỉ có khi người ta còn phân biệt. Khi đã ở vào Trung đạo sẽ chỉ còn Phật tính, khi đó không có thiện và ác nữa.


    Tượng Hộ pháp chùa Bút Tháp

     


    Last edited by Chitto; 22-03-2008 at 00:58.

    Tượng Hộ Pháp có thể bày quay mặt ra phía ngoài cửa chùa, hoặc cũng có thể bày quay mặt vào giữa, tùy vào từng chùa. Đầu tượng cao gần mái chùa.

    Hộ pháp thường ngồi trên lưng hai con nghê lớn, tuy vậy, con nghê thường trông vẫn nhỏ so với tượng, có vẻ bị đè đến sắp bẹp ruột. Hộ pháp tay cầm vũ khí trong tư thế phòng vệ; hoặc cầm một pháp khí như hòn đá thiêng, ngọc ước, hay lưỡi lửa, trong thế bảo hộ. Tượng thường có dải lụa bay lên đằng sau đầu, thể hiện thần thông.

    Hộ pháp chùa Nành






    Tượng Hộ pháp thường được đắp bằng đất sét, trộn với giấy bản giã nhỏ, mật mía, vôi. Khung cốt tượng được làm bằng tre, đan kĩ, sau khi đắp xong được sơn kĩ ra bên ngoài bằng sơn ta.

    Tượng làm bằng đất, nên nếu gặp mưa gió, bão lụt thì sẽ hỏng, do đó tượng Hộ pháp đắp đất bắt buộc phải để trong chùa, sát vách tường để được che chắn. Nhờ vậy, có những pho tượng đã tồn tại hơn 400 năm mà vẫn đẹp. Cách xử lý đất, sơn... của các cụ cũng thật đáng nể.

    Kỉ lục về độ lớn của tượng Hộ pháp là hai pho ở chùa Thầy, với chiều cao đến gần 4m, lượng đất cũng vài tấn. Pho này được đắp cách đây khoảng 400 năm. Tuy vậy hai pho này không đẹp lắm, có vẻ hơi không cân đối.


     


    Last edited by Chitto; 23-03-2008 at 09:06.

    Cầu khấn đức Hộ pháp



    Mặc định

    Hai hộ pháp Thiện và Ác, có trường hợp gọi là Thiện Hữu và Ác Hữu, lại cũng có những câu chuyện khác.

    Thiện Hữu là một vị hoàng tử, cũng là ứng thân trước của Phật, phát nguyện cứu giúp chúng sinh.

    Ác Hữu là Đề Bà Đạt Đa, (hay Đạt Điêu) là em họ của Phật Thích Ca, cũng là bậc tu hành, học giáo pháp của Phật, thu thập tăng đồ, tìm về chính đẳng chính giác. Nhưng Đạt Đa không chịu tuân theo một số điều của Phật, và muốn lãnh đạo tăng đoàn theo cách riêng, muốn lập hệ phái riêng của mình ngay khi Phật còn tại thế. Để củng cố vị trí của mình, Đạt Đa nhiều lần tìm cách làm hại Phật, như sai người ám sát, thả thú dữ,..., nhưng Phật đều hóa giải.

    Tăng đoàn mà Đạt Đa lãnh đạo - xét theo nghĩa nào đó - cũng vẫn là học theo Phật pháp, nhưng có những giáo luật khác, và không nhận mình là từ Phật. Do đó, Đạt Đa tuy làm ác với Phật, nhưng vẫn có công trong việc giáo hóa chúng sinh. Hơn nữa, từ hành động của Đạt Đa, Phật mới đặt thêm những quy định nhiều hơn để củng cố tăng đoàn của mình, làm cho bộ Luật thêm chặt chẽ.

    Cho nên xét về khía cạnh giới định, thì Đạt Đa cũng có công hộ pháp. Và theo truyền thuyết thì Đạt Đa cũng vẫn được thác sinh vào hàng các vị Thiên vương trên cõi trời. Giờ đây, Ác Hữu Đạt Đa trở thành người hộ vệ Phật pháp tại chùa. Cái Ác hay cái Thiện chung quy lại cũng không phải là thường trụ.

    Tất nhiên là mọi người vào chùa thường cũng không cần hiểu sâu xa đến thế.

    Mặc định

    Tiếp theo hai tượng Hộ pháp to lớn, trong chùa còn có một số tượng khác cũng mặc trang phục võ tướng, cầm binh khí, bao gồm:
    - Bát bộ Kim Cương
    - Tứ đại Thiên Vương
    - Tam châu Thái tử
    - Đức Ông

    Các vị Kim Cương - tượng trưng cho sự cứng rắn bất hoại, kiên định vĩnh cửu. Có Kinh Kim Cương, Kim Cương Thừa là một tông phái, có Kim cương chử là một pháp khí thần thánh. Lại cũng có các vị Kim cương, mà ta thường gặp là 8 vị.

    Các vị Kim Cương cũng là các Bồ tát, phát tâm trở thành các thần tướng bảo hộ Phật pháp, chống lại những điều sai trái. Các vị Kim Cương mặc võ phục, cầm binh khí trong các thế võ sống động.

    Tên của các vị ấy thực ra cũng không quan trọng, và cũng chẳng cần nhớ, và lại cũng không giống nhau giữa các phiên bản.

    Bốn vị Kim Cương bày dọc tường, cạnh một tượng Hộ pháp ở chùa Dâu. Bên kia cũng có một bộ như thế. Thế là gian Tiền đường có đến 10 vị tướng đứng trấn giữ cho chùa.


     


    Last edited by Chitto; 21-07-2009 at 08:32.

    Mặc định

    Một số pho Kim Cương chùa Thầy (Thiên Phúc tự)
    Thực ra đây là các pho tượng bằng thạch cao làm lại theo khuôn mẫu tượng chùa Tây Phương.

     


    Kim Cương

    Bộ tượng Kim Cương bằng chùa Tây Phương được xếp loại đẹp nhất trong các bộ Kim Cương. Tượng không sơn son thếp vàng, mà sơn then, và cánh gián, cùng màu da, trông rất thật và sống.










    Tứ đại Thiên vương

    Còn một bộ tượng mặc võ phục nữa là tượng Tứ đại Thiên vương. Bộ này không phải chùa nào cũng có.

    Đọc truyện Tây Du Ký, gặp các vị : Tăng Trường thiên vương, Đa Văn thiên vương, Trì Quốc thiên, Quảng Mục thiên vương vương canh giữ các cửa Nam thiên, Bắc thiên, Đông thiên, Tây thiên môn, tưởng đây là các thần Trung Quốc. Té ra không phải.

    Các thiên vương (devaraja) vốn là sản phẩm của Phật giáo, là các vị thuộc hàng Chư Thiên canh giữ bốn phía núi Tu Di, cõi Dục giới và Sắc giới. Sang TQ mới thành ra các Thiên môn. Như vậy Thiên vương vẫn thấp hơn các vị Kim Cương vốn thuộc hàng bồ tát. Các thiên vương cũng bảo vệ Phật pháp, mỗi vị mang một pháp khí tượng trưng cho thức tỉnh. Nhưng khi sang TQ thì các pháp khí lại trở thành các Vũ khí.

    Tăng Trường thiên vương cầm gươm, để chặt đứt Vô minh; Trì Quốc thiên vương cầm đàn, để thức tỉnh chúng sinh; Đa Văn thiên vương cầm cờ (hay lọng) tượng trưng chiến thắng; Quảng Mục thiên vương cầm con rắn bảo vệ ngọc như ý.

    Nhưng nếu đọc truyện Phong thần, thì 4 Thiên vương này vốn là 4 anh em họ Ma (Ma gia tứ tướng) giúp Trụ vương: Ma Lễ Thanh cầm gươm Thanh Vân; Ma Lễ Hồng cầm lọng Hỗn Nguyên tán; Ma Lễ Hải cầm Ngọc tì bà; Ma Lễ Thọ cầm Hoa hồ điêu. Sau khi bị giết chết, được Phong thần thành 4 thiên vương giữ 4 cửa trời.

    Truyện Ma gia tứ tướng là do người TQ muốn Hán hóa các Thiên vương xuất xứ Ấn Độ nên mới bịa ra để ôm về cho mình.

    Tượng của Tứ đại thiên vương thường đứng ở đâu?

    Đúng nhất thì bốn tượng này đứng ở bốn góc tháp lớn. Tháp lớn của chùa là đại diện cho Vũ trụ, cho núi Tu Di, mà Tứ thiên vương trấn giữ thế giới ở bốn phía của núi Tu Di, nên tượng đặt ở bốn phía của tháp.

    Một số tháp cổ đã bị phá như tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn, tháp Long Đọi, tháp Phật Tích đều có tượng Thiên vương ở các góc tháp.

    Những chùa không có tháp lớn, nếu có tượng Thiên vương, thì bốn tượng này có thể đứng ở trong điện, trước Chính điện, sau chính điện, hoặc quanh bàn thờ chính của tòa Cửu Long; như có thể thấy ở chùa Thầy, chùa Bối Khê...

    Di vật tượng Thiên vương bằng đá đời Lý ở tháp chùa Long Đọi (nay tháp bị phá hủy hoàn toàn)



    Tượng thiên vương trong góc tháp Hòa Phong chùa Dâu. Bốn góc tháp có 4 tượng.



    Tượng thiên vương trong góc tháp Hòa Phong chùa Dâu. Bốn góc tháp có 4 tượng.

    Last edited by Chitto; 28-07-2009 at 23:42.

    Mặc định

    Một số chùa còn có tượng một vị tướng võ, mặc khôi giáp uy nghi, nhưng khuôn mặt rất hiền từ. Vị tướng ấy được gọi là Thái tử.

    Thái tử tên là Kỳ Đà hay Vi Đà (Jeta), vương tử con vua Ba Tư Nặc, người sở hữu khu vườn đẹp nhất thành Xá Vệ. Trưởng giả Cấp Cô Độc vì muốn có nơi đất đẹp để mời Phật đến thuyết pháp, hỏi mua khu vườn đó. Kỳ Đà đòi số vàng trải kín vườn, và Cấp Cô Độc đã thực hiện đúng giao kèo, mua được khu vườn mời Phật về. Kỳ Đà từ ngạc nhiên đã chuyển sang quy phục Phật, trở thành bậc Hộ pháp.

    Khu vườn đó rất nổi tiếng, được gọi là Kỳ Viên Tịnh Xá (Tịnh xá vườn của Kỳ Đà). Kỳ Đà được gọi là Tam Châu Thái tử, tức là vị Hộ pháp trong cả ba cõi.

    Tượng Thái tử Kỳ Đà chùa Tây Phương, chắp tay là Khuyến thiện, thanh gươm để ngang là Trừng Ác.
    Pho tượng gợi lên cảm giác : Buông đao thành Phật


    Tam châu Thái tử chùa Dâu. Tượng này có đôi chân rất giống Charlie Charlin.



    Last edited by Chitto; 21-07-2009 at 08:33.

    Mặc định

    Những hình tượng giận dữ, phẫn nộ của các vị thần tướng này có tác dụng ngăn chặn sự sa đọa của con người. Nhìn vào đó, người ta có thể biết kính sợ mà giảm tội lỗi của chính mình.

    Trong các chùa Nhật Bản thường có tượng Minh Vương, có hình tướng giận dữ còn ghê hơn thế này nhiều, cũng với mục đích tương tự. Còn ở Việt Nam, nhìn chung các tượng đều có vẻ hiền từ hơn.

     


    So sánh với Hộ pháp của bạn Tàu, thì hình tượng Hộ pháp của bạn í mặc dù đội mũ có Phật, nhưng trông vẫn giống hệt một giống yêu quái man rợ trong truyện Tây Du Ký.

    (Hộ pháp cửa chùa Đông Hoa - Tây Sơn - Côn Minh)



     Chính điện

    Chính điện là nơi quan trọng nhất của một ngôi chùa, nơi bày tượng thờ Phật và các Bồ tát quan trọng. Lễ chùa thì chắc chắn phải lễ ở Chính điện rồi đi đâu thì đi.

    Nhìn vào chính điện, có thể biết được khá nhiều về ngôi chùa, có thể biết về tông phái, hệ phái của chùa đó. Sâu hơn nữa thì có thể đoán biết được niên đại của chùa, tất nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng.


    Chưa nói đến chùa Khơ Me theo Phật giáo Nguyên thủy, chùa người Việt theo Đại thừa cũng có sự khác nhau rất nhiều giữa các miền, có thể thấy rõ ràng ở chính điện chùa.

    Chùa miền trung trở vào không tạo cảm giác sâu, mà thường là áp sát vào tường cuối cùng của, với số lượng ít tượng Phật. Chùa miền Nam hoàn toàn là chùa xi măng, lấy to rộng, trang trí màu sắc làm quan trọng, là chính yếu, chịu ảnh hưởng người Hoa rất rõ. Chùa Huế thâm trầm, tĩnh lặng như con người xứ Huế, đôi lúc đơn giản thanh tĩnh.

    Chùa miền Bắc tạo cảm giác sâu hút, thiêng liêng, với rất nhiều tượng. Đó là tích lũy văn hóa của nhiều triều đại dồn lại, nên phong phú đa dạng. Trên thực tế, những ngôi chùa, tượng Phật cổ nhất, đẹp nhất và giá trị nhất hầu như đều nằm ở miền Bắc, với nền văn hiến ngàn năm.



    Chính điện chùa Báo Quốc, một danh lam của xứ Huế. Bên trên là bức hoành với 5 chữ : "Sắc tứ Báo quốc tự" - chùa Báo Quốc do vua sắc phong.


    Chính điện cũng không rộng, với ba pho tượng Tam Thế ngồi ngang hàng ở trên. Bên dưới là tượng Phật và hai bồ tát ở hai bên, để trong khung kính. Tất cả chỉ có vậy. Bao lam, cửa võng cũng khá đơn giản. Có thể thấy đây cũng là đặc trưng của chính điện chùa Huế. Chùa Thiên Mụ thì ba pho Tam thế to hơn, chính điện rộng hơn, nhưng cũng không nhiều tượng hơn.


    Chính điện chùa Thiên Mụ - Huế.



    Last edited by Chitto; 28-07-2009 at 23:43.

    Mặc định

    Chùa Từ Đàm, một Tổ đình linh thiêng và quan trọng ở Huế còn bày biện đơn giản hơn nữa. Ở giữa chỉ bày một tượng phật Thích Ca Mâu Ni trong thế Thuyết pháp, tay phải giơ lên, tay trái để ngửa trong lòng. Bàn thờ có một vài đồ tế khí. Chỉ có thế thôi.

     


    Hiện nay (đầu 2008), chùa Từ Đàm được xây dựng lại. Không biết sau đó thì chính điện bài trí thế nào.

    Mặc định

    Đối với ngôi chùa miền Bắc, do yếu tố văn hóa tích lũy qua nhiều thời kì lịch sử, nên chính điện bày rất nhiều tượng.

    Nếu các chùa miền Trung, miền Nam chỉ sử dụng phần cuối cùng của toàn bộ tòa chùa làm nơi bày tượng, thì chùa miền Bắc phải sử dụng toàn bộ phần Chuôi vồ, hay gian Thiêu hương, và cả Thượng điện làm nơi đặt tượng. Không gian cho người làm lễ chỉ giới hạn trong phần tiền đường và một phần thiêu hương.

    Cũng chính vì thế, chính điện chùa Bắc sâu thăm thẳm, và vì phải bày nhiều lớp tượng Phât, nên các tượng được đặt cao dần lên, đứng chính giữa chỉ nhìn thấy một phần các vị Phật ngồi lớp trên lớp dưới, sâu và cao dần, càng xa càng tối và huyền ảo. Các gương mặt, các dáng vẻ trầm mặc, lặng lẽ nhưng đông đúc, cảm giác như "Tam thiên chư Phật" đang cùng nhìn xuống. Trong điện đó có cả các vị Phật, Bồ tát, Thiên vương... từ những thế giới khác nhau, của những thời kì lịch sử khác nhau cùng tụ hội.

    Cũng vì có nhiều lớp bày sâu vào trong, nên chiếm một số hàng cột, với nhiều cửa võng (miền nam gọi là bao lam), và nhiều bức hoành, câu đối.

     


    Mặc định

    Chính điện chùa Quán Sứ, chiếm không gian của 6 hàng cột ngang, với 6 tấm cửa võng, 6 câu đối. Chính điện này bày 12 pho tượng đều khá lớn, chia làm bốn hàng.

     


    Lớn nhất là pho A Di Đà chính giữa hàng thứ hai từ trên xuống vì ở quá xa nên trông chỉ be bé thôi, nhưng thực tế pho tượng đó cao gần 3m. Ba pho Tam Thế ở trên cùng, sát mái cũng cao đến mét rưỡi.

    Các bức cửa võng là những tác phẩm điêu khắc rất đẹp, hình rồng phượng, hoa sen, hoa dây....


    Mặc định

    Chính điện chùa Bà Đá (Linh Quang tự), chính điện chiếm 4 hàng cột sâu hút, với rất nhiều hoành phi câu đối.

    Hai chiếc bình sứ để trên kệ nên cao ngang đầu người, hai pho tượng Bồ tát đứng hai bên cao cũng gần 3m. Pho A Di Đà ở giữa là lớn nhất.


     






    Mặc định

    Chính điện chùa miền Bắc được bày cao dần, do đó những pho tượng cuối cùng có thể chạm mái chùa, những pho ở ngoài thấp dần, để đến những pho ngoài cùng thì ngang bàn thờ. Các pho tượng để trên các bệ cao thấp khác nhau, tượng đứng, tượng ngồi trong thế liên hoa tọa, tượng ngồi trên ngai, tượng ngồi trên thần thú...

    Và ánh sáng rọi từ ngoài vào qua những ô cửa trên sát mái có thể tạo ra một không gian huyền ảo linh thiêng...

    Chụp trong chùa Vĩnh Khánh ở Hải Dương (dân gian cũng gọi là chùa Trăm Gian). Pho tượng Thích Ca Niêm Hoa.




    Mặc định

    Chùa chữ tam thì không phải chỉ có một chính điện, mà ngoài chính điện chùa Trung, còn thượng điện chùa Thượng. Và Thượng điện hoặc Hậu điện ngoài thờ Phật còn có thể thờ Thánh tổ, tức là các Thiền sư được tôn lên hàng Thánh.

    Thượng điện chùa Thầy, phía trước tượng phật A Di Đà là tượng Thánh tổ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Sư tổ của chùa.

    Đây là tòa thượng điện quý giá bậc nhất ở Việt Nam, nơi duy nhất còn giữ đủ bộ các di vật của tất cả các triều đại: Lý - Trần - Lê sơ - Mạc - Lê trung hưng - Tây Sơn - Nguyễn.


     



    Mặc định

    Một bóng áo vàng hành lễ trước Chính điện.




    Mặc định

    Chùa thời hiện đại, sợ thập phương nhầm lẫn, nên trước bàn thờ cũng thường có chú thích đầy đủ. Trước bàn thờ chính đều ghi là "ban Tam Bảo". Tam Bảo tức là Phật - Pháp - Tăng. Nhưng ban Tam Bảo thực ra là thờ những tượng nào?

    Chùa miền Bắc, do quá trình tích lũy qua các triều đại, nên ban thờ Phật rất phong phú. Tùy quy mô của chùa, mà Chính điện có nhiều hay ít tượng, chia thành nhiều hay ít tầng. Chùa ít cũng phải 4 tầng tượng, chùa nhiều đến 7 - 8 tầng tượng, gồm các loại:

    Tượng Phật: Phật Tam Thế; Phật Tam Thân, Phật A Di Đà; Phật Thích Ca (sơ sinh, tu khổ hạnh, thành đạo, thuyết pháp, nhập Niết Bàn); Phật Di Lặc, Phật Dược Sư, Phật Chuẩn Đề.

    Tượng Bồ tát: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Pháp Hoa Lâm, Đại Diệu Tường, Nhật Quang, Nguyệt Quang, Kim cương Bồ tát.

    Tượng Tôn giả: Ca Diếp và A Nan

    Tượng chư thần: Phạm Thiên, Đế Thích, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thiên vương, Kim đồng, Ngọc nữ, Tứ Pháp.

    Có điều là không chính điện chùa nào có đầy đủ tất cả các tượng trên. Chùa nhiều tượng nhất trong Chính điện mà tớ đã gặp cũng chỉ có một số vị nhất định.


    Tam Thế Phật

    Theo Phật, thì nơi ta đang ở là một thế giới. Một ngàn thế giới này hợp thành một Tiểu thiên thế giới; Một ngàn tiểu thiên thế giới hợp thành một Trung thiên thế giới; Một ngày trung thiên thế giới hợp thành một Đại thiên thế giới. Con số một ngàn mang tính ước lệ, có thể hiểu là rất nhiều. Tập hợp tất cả gọi là Tam thiên Đại thiên thế giới, tức là vô cùng vô tận thế giới.

    Gần như tất cả các chùa ở miền Bắc đều có tượng Phật Tam Thế, và để ở vị trí cao nhất, tầng trên cùng của bàn thờ. Chùa Huế có tượng Tam thế, nhưng miền Nam thì hiếm gặp.

    Tam Thế Phật gồm ba pho, tượng trưng cho tất cả các vị Phật trong Tam thiên đại thiên thế giới, của ba thời Quá Khứ - Hiện Tại - Vị Lai. Ba pho có kích thước bằng nhau, thường được để cao ngang nhau, nhưng cũng có trường hợp pho giữa (Hiện Tại) để cao nhất.

    Vì là bậc Phật nên Tam Thế đều ngồi tòa sen. Có chùa thì ba pho giống hệt nhau, nhưng cũng có chùa ba pho khác nhau ở cách bắt ấn tay.


    Phật Tam Thế chùa Bút Tháp, tác phẩm đời Lê, thế kỉ 17.


     



    Mặc định

    Chính điện chùa Hàm Long trong một ngày đại lễ, hoa quả bày kín cả bàn thờ, chả còn thấy tượng nào, ngoại trừ ba pho Tam Thế ở cao nhất. Ba chữ trên bức hoành là "Tam giới đại sư" : bậc Thầy của ba cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới)

    (Chụp ảnh các pho Tam thế thường rất khó, vì ở vị trí quá cao, không dám trèo lên tận nơi, nếu đứng xa zoom vào thì lại khuất vào sau các tượng khác).


     

    Last edited by Chitto; 04-04-2008 at 17:29.

    Phật A Di Đà

    Trong Phật giáo Đại thừa, Phật A Di Đà có vị trí rất quan trọng, là đức Phật tiếp dẫn chúng sinh đến với Giác ngộ. Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tịnh độ, tức là cõi Tây phương Cực lạc, tuy nơi đó chưa phải là cõi giác ngộ (Niết Bàn), nhưng tại đó con đường đến giác ngộ rất gần.

    Câu tụng "Nam mô A Di Đà phật" được coi là một thần chú hiệu nghiệm nhất của Tịnh Độ tông, khi tụng câu này tức là đã kêu cầu đến sự cứu độ của Phật A Di Đà. Ở Việt Nam thì dù chả biết mình có theo tông nào hay không, cứ vào chùa là tụng câu này hết, và tương đương với câu "Giê su ma lạy chúa tôi" trong đạo Thiên Chúa, dù bản chất là khác nhau.

    Phật A Di Đà có hai tùy giá là Bồ tát Quán Thế Âm đứng bên tay trái và Đại Thế Chí đứng bên tay phải. Bộ ba vị được gọi là Di Đà Tam tôn, hay Tây phương Tam thánh, được tôn sùng rất mực.

    Quán Thế Âm nghĩa là thấu được âm thanh của thế gian, Đại Thế Chí nghĩa là hiểu được chí nguyện của thế gian. Nói chung các vị Phật và Bồ tát tại nguyên thủy là phi giới tính, nhưng trong những ứng thân, thì Quán Thế Âm có trường hợp là nữ.

    Mặc định

    Trong các ngôi chùa miền Bắc, tượng Phật A Di Đà là pho tượng lớn nhất, ngồi uy nghi trên tòa sen. Hai pho Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng (hoặc ngồi) ở hai bên, ba pho tượng được xếp phía trước, thấp hơn tượng Tam Thế.

    A Di Đà là Phật, nên trên đầu có tóc xoắn ốc, ngồi theo thế liên hoa bán kiết hoặc kiết già, hai tay để trong lòng; còn hai Bồ tát đội mũ, hai tay bắt các thủ ấn hoặc nâng pháp khí.

    Di Đà Tam tôn chùa Quán Sứ, Hà Nội, tượng Di Đà ở chính giữa đại điện rất lớn, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng ở hai bên, nhỏ hơn rất nhiều. Phía sau, cao hơn là tượng Tam Thế.



    Last edited by Chitto; 24-06-2008 at 21:29.

    Mặc định

    Tượng Tam Thế ở bên trên và A Di Đà bên dưới tại chùa Tây Phương. Ở đây A Di Đà không có hai Bồ tát tùy giá hai bên, vì bên chùa ngoài đã có tượng rồi. Như vậy chùa này có đến 2 pho A Di Đà, một pho ngồi và một pho đứng.

    Bộ ba Tam Thế chùa Tây Phương do chúa Trịnh Giang cho tạc, là một bộ Tam thế rất đẹp.


    Mặc định

    Hôm nay mùng 1 tháng 3 Âm lịch. Buổi chiều đi làm, nhưng buổi sáng đi đền chùa, và chiều muộn cũng vẫn đi chùa.

    Tớ đi chùa không phải để lễ bái cầu khấn, thế nên chẳng hề biết một bài khấn khứa nào, mặc dù biết tên các vị Phật, Bồ tát, thần thánh hiểu ý nghĩa của các bức tượng, các thủ ấn, pháp khí trên điện còn hơn nhiều người đang khấn như cháo chảy.

    Tớ nhằm ngày rằm, mùng 1 lên đền chùa, không phải để lễ, mà đơn giản là vào ngày này thì chắc chắn đền chùa mở cửa, và lại còn thắp đèn sáng khắp nữa, rất dễ để nhìn ngắm toàn thể, xem có những di vật, di tích nào cổ kính đáng để chiêm ngưỡng, và... chụp ảnh.

    Tất nhiên là vào đền chùa, tớ cũng rất kính cẩn, bao giờ cũng chắp tay đàng hoàng, đến trước bàn thờ chính, lầm rầm xin với chư phật chư thánh rằng: xin phép mạo phạm các vị vì sẽ chụp ảnh ạ, rồi bao giờ cũng bỏ tiền công đức.

    Sau đó, nếu thuận tiện (không có ai xung quanh hoặc có vẻ tự do) thì sẽ lần mò chụp khắp nơi, flash cũng có. Còn nếu có vẻ không tiện thì chụp không đèn, xấu đành chịu, lấy tư liệu mà. Có nơi như chùa Bối Khê, thì vì vụ sửa chùa kiện nhau ầm ĩ, nên cấm tiệt chụp ảnh, đành ngậm ngùi đứng nhìn thôi vậy.

    Mặc định

    Hôm rồi đi Hải Dương, vào thăm được mấy nơi có tên có tuổi.

    Thứ nhất là chùa Đồng Ngọ, hay còn gọi là chùa Cập Nhất, vì nằm ở thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà. Nhưng dân gian toàn gọi là chùa Cửu Phẩm, bởi chùa có một tháp gỗ Cửu Phẩm liên hoa cổ, tuổi trên 300 năm. Tháp gỗ có 9 tầng, sáu cạnh. Mỗi cạnh của một tầng có để 3 pho tượng gồm 1 tượng Phật và hai tượng Bồ tát, tổng cộng là 3 x 6 x 9 = 162 pho tượng lớn nhỏ.

    Ngoài ra chùa còn có một pho tượng Quan Âm nhiều tay cổ nhất Việt Nam, 5 trăm năm tuổi, và cả trăm trục đá dùng để làm lúa thời trước.

    Sau đó lên chùa Cao trên đỉnh núi An Phụ, nơi xưa kia là thái ấp của An Sinh vương Trần Liễu. Trên đỉnh núi cũng có đền thờ ông. Từ đó có thể nhìn ra toàn bộ cả vùng Kinh Môn. Tượng đá Trần Hưng Đạo ở thấp hơn đền, cũng khá đẹp, và là tượng được dựng đầu tiên trong hệ thống các tượng lớn về Thánh Trần.

    Cùng xã đó có ngôi đình Huề Trì, với kiến trúc hình vuông, duy nhất và độc đáo nhất đồng bằng Bắc bộ. Bên huyện khác có ngôi chùa Gạo với tòa tháp Cửu phẩm bằng đá khối, chạm trổ rất đẹp, là công trình đầu đời Nguyễn, hơn 200 năm trước. Tháp này cũng là di vật quý giá của điêu khắc đá cổ Việt Nam.

    Từ Hải Dương về có ghé chùa Giám, là nơi xưa kia Thánh Y Thiền sư Tuệ Tĩnh tu và chữa bệnh giúp người. Nơi đây cũng có tòa tháp gỗ Cửu phẩm Liên hoa. Trên toàn quốc chỉ còn 3 tòa tháp cổ ở chùa Đồng Ngọ, chùa Giám, và chùa Bút Tháp mà thôi.

    Và ghé qua làng Nôm, ngôi làng cổ tỉnh Hưng Yên..

    Mặc định A Di Đà

    Tượng phật A Di Đà thường là pho tượng lớn nhất trong chùa. Một số chùa tượng A Di Đà to chiếm toàn bộ chính điện, không còn bày thêm tượng nào nữa.

    Pho tượng A Di Đà bằng gỗ lớn nhất ở Hà Nội (và có lẽ là pho tượng gỗ lớn nhất toàn quốc? - ở Hải Phòng, chùa Đỏ cũng có pho tượng cực to bằng gỗ quý). Pho tượng ở chùa Hưng Ký, cao gần 4m, đường kính tòa sen cũng khoảng hơn 3m, chiếm trọn gian chính điện. Sự vĩ đại của tượng thể hiện tầm bao trùm của phật A Di Đà với toàn cõi Sa bà, theo pháp môn niệm phật của Tịnh Độ tông.


     



    Last edited by Chitto; 24-06-2008 at 21:39.

    Pho tượng chùa Hưng Ký có độ lớn hiếm có đối với một pho tượng gỗ. Còn bằng các chất liệu khác thì tượng to ngày càng nhiều. Trong miền Nam, các pho tượng Phật to làm bằng gạch đắp ximăng cao hàng chục mét xuất hiện khắp nơi, từ Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu... chỗ nào cũng có.

    Ở miền bắc, việc "xây" tượng Phật gần đây cũng bắt đầu xuất hiện. Tiêu biểu là trên núi Phật Tích sắp xây pho tượng A Di Đà theo mẫu của pho tượng đá đời Lý còn ở trong chùa, nhưng to gấp mười mấy lần, cao đến 30 mét.

    Chùa Non Nước thì đúc tượng Phật bằng đồng nặng hàng chục tấn, chùa Bái Đính đang làm thì một pho nặng 100 tấn, 3 pho nặng 50 tấn. Khiếp quá !!!

    Tượng A Di Đà chùa Phật Tích

    Trong các pho tượng phật A Di Đà của tất cả các chùa, pho tượng quý giá nhất là pho tượng đá chùa Phật Tích.

    Đây là pho tượng đời Lý còn nguyên vẹn nhất, hoàn thiện nhất còn lại đến nay. Tượng được tạc năm 1057 và dát vàng, còn ghi lại trong Đại Việt Sử ký. Chùa Phật Tích xưa là ngôi chùa lớn nhất thời Lý. Xưa tượng để trong một tháp đá cao, sau tháp bị đổ, mới lộ ra tượng. Triều Lê dựng chùa rất lớn cả một vùng, rồi cũng bị hủy hoại.

    Khi Pháp chiếm Việt Nam, chùa đã bị đổ hoàn toàn, tượng phật đá lộ ra giữa trời, quân Pháp lấy làm bia tập bắn, cho nên đến nay trên thân tượng còn vô số vết hỏng, vết nứt phải trám lại. Chùa mới dựng sau này quy mô nhỏ.

    Hầu hết các tài liệu đều cho rằng đây là tượng phật A Di Đà, nhưng Trần Trọng Kim cho rằng đây là tượng Thế Tôn, tức phật Thích Ca, còn sư trụ trì hiện nay thì lại cho rằng đây là tượng phật Tỳ Lư Xá Na (Vairocana), tức Đại Nhật Như Lai phật.

     


    Last edited by Chitto; 15-04-2008 at 22:20.

    Mặc định

    Tượng A Di Đà thường là tượng ngồi, tuy nhiên một số trường hợp cũng có tượng đứng, như chùa Tây Phương.

    Hai bên phật A Di Đà, hai vị Quán Thế Âm và Đại Thế Chí tùy giá thường là tượng đứng, và khá giống nhau, chỉ khác nhau ở việc đổi vị trí tay. Trong chùa có thể có nhiều tượng Quán Thế Âm, đây cũng là điều đáng chú ý ở các chùa Đại thừa.

    Ba pho Di Đà Tam tôn chùa Tây Phương, ba pho đứng cao quá, chụp phải ngước lên mỏi cổ

    Mặc định

    Tượng Quán Thế Âm ngồi bên trái A Di Đà thì có lẽ đẹp và độc đáo bậc nhất là pho tượng này của chùa Thầy. Pho tượng khoảng hơn 400 năm tuổi, xưa kia cầm một pháp khí gì đó của Phật giáo, nhưng chắc bị mất nên mới được thay bằng một cái phất trần, vốn là đồ của Đạo giáo.

    Tượng này ngồi rất tự nhiên, trong tư thế vương giả ung dung. Tớ chưa gặp ở đâu pho tượng Quán Thế Âm tương tự cả. Đây cũng là pho Quán Thế Âm bồ tát bằng gỗ thuộc loại cổ nhất còn lại.




    (Gần đây đọc tài liệu khác thì nói đây là tượng Đại Thế Chí, cũng không dám chắc nên tôi ghi ra đây)
    Last edited by Chitto; 18-07-2009 at 21:10.

    Mặc định

    Trong chùa Đại thừa, tượng phật Thích Ca là không thể thiếu. Tuy vậy, tượng Thích Ca cũng có nhiều trạng thái:

    Thích Ca sơ sinh, đó là mô tả khi Phật ra đời, kết hợp thành tòa Cửu long

    Thích Ca tu khổ hạnh, hay gọi là tượng Tuyết Sơn, mô tả quá trình đi tìm đạo, tu hành xác trong dãy Himalaya

    Thích Ca thành đạo, Phật ngồi xếp bằng tròn, trong thế thiền định dưới gốc Bồ đề, đắc đạo chứng quả.

    Thích Ca thuyết pháp, thường có một bông hoa sen trong tay, gọi là Phật niêm hoa, hoặc không có hoa sen thì giơ hai ngón tay

    Thích Ca nhập Niết Bàn, tức lúc viên tịch, rời bỏ Dư ý Niết Bàn để vào Vô dư ý Niết Bàn. Tượng trong tư thế nằm nghiêng về bên phải.

    Trong các chùa miền Bắc, tượng Thích Ca thành đạo hay Thuyết pháp được đặt dưới tượng A Di Đà, đứng giữa hai pho tượng khác.

    - Nếu tượng Thích Ca ở giữa Ca Diếp và A Nan, hai đại đệ tử, hai vị Sơ tổ và Nhị tổ (Tổ tiếp nối Phật), thì gọi là tượng "Nhất Phật nhị Tôn giả".
    - Nếu tượng Thích Ca ở giữa hai Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền, thì gọi là Hoa Nghiêm Tam thánh, bởi hai vị đại Bồ tát này được viết đến trong kinh Hoa Nghiêm.

    Mặc định Phật Niêm Hoa

    "Niêm hoa vi tiếu" là một giai thoại Phật giáo, đặc biệt trong Thiền tông, coi truyền pháp vô ngôn, lấy tâm truyền tâm.

    Theo truyền thuyết, khi ấy tại núi Linh Thứu, khi Phật Thích Ca giảng pháp trước các đệ tử, Phật không nói gì. Đó là bởi pháp vốn Vô ngôn, không nói thành lời, cũng không lập văn tự, tự người ta phải tìm hiểu.

    Do đó Phật cầm một cành hoa - hoa gì không rõ - đưa lên (niêm hoa). Các đệ tử không ai hiểu, chỉ có mình Ca Diếp mỉm cười (vi tiếu). Phật thấy Ca Diếp thấu được, nên truyền Chính pháp cho Ca Diếp, về sau khi Phật viên tịch thì Ca Diếp tiếp nối, trở thành Sơ tổ của các phái. Truyền thuyết này gọi là Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu.

    Tại chùa Việt Nam, hình ảnh Thích Ca cầm cành hoa sen bằng tay phải đưa lên trở thành quen thuộc, thể hiện sự thuyết pháp tâm truyền tâm thuộc Thiền tông. Do đó bên cạnh Tịnh độ Tông (tôn thờ A Di Đà), Thiền tông cũng có mặt trên bàn thờ.

     


    Mặc định

    Tượng A Di Đà to nhất, to quá nên phải ngồi sau cùng, đến tượng Tam thế, rồi tượng Thích Ca thuyết pháp.
    (Chùa Vĩnh Khánh, Hải Dương)

     


    Mặc định

    Trong bộ Nhất Phật nhị Tôn giả, Phật Thích Ca ngồi giữa Ca Diếp và A Nan, là hai đại đệ tử của ngài; thì hai Tôn giả bao giờ cũng đứng hai bên, trong tư thế thị giả (hầu cận).

    Ca Diếp hay Ma Ha Ca Diếp được tôn là Đầu đà đệ nhất, lớn tuổi hơn A Nan, có thể có râu, ria, tóc mai. Theo truyền thuyết, trong quá khứ Ca Diếp đã từng có lần thếp vàng lên một tượng Phật, nên thân mình luôn có ánh vàng, và bản thân ông trước khi xuất gia cũng từng là một thợ kim hoàn. Do đó tượng ông thường có châu ngọc đeo trên mình, để nhắc về xuất thân trước khi thế phát.


    Tượng Sơ tổ Ca Diếp chùa Tây Phương

     


    Mặc định A Nan

    A Nan, hay A-Nan-Đà, là em họ của Phật, theo hầu suốt nhiều năm, nghe nhiều nhớ nhiều, nên gọi là Đa văn đệ nhất. Ông nghe và nhớ tất cả những lời Phật nói, thế nhưng chính mình lại không chứng quả đắc đạo, có lẽ vì chuyên tâm phục thị Phật quá.

    Khi Phật đã Nhập Niết Bàn rồi, các đồ đệ muốn tổng hợp những lời Phật dạy, thì chỉ có thể là A Nan mới nhớ đủ, thế nhưng ông lại chưa đắc đạo nên ông thấy không thể ngồi cùng hàng ngũ những đồng môn đã đắc đạo. Trong một đêm quyết tâm, ông chứng quả A la hán, dứt hết các lậu hoặc. Và ông tự tin gặp các đồng đạo trong cuộc họp 500 La hán, kết tập Kinh phật lần đầu tiên.

    Theo truyền thống, toàn bộ kinh Phật đều là lời của A Nan nói ra, những người khác nghe rồi nếu không có phản đối, thêm bớt nữa, thì trở thành Chính thống. Do đó đoạn đầu của tất cả các bài kinh đều là "Như thị ngã văn" - Tôi nghe như thế này - thể hiện đây là lời A Nan nói lại lời của Phật.

    Tượng A Nan trẻ hơn Ca Diếp, thường ôm chồng sách đại diện cho kinh sách mà ông là người đọc lại.


    Tượng chùa Tây Phương

     


    Mặc định Tuyết Sơn

    Trong nhiều chùa, trên bàn thờ có thể gặp một pho tượng một người cực kì gầy gò, chỉ còn da bọc xương ngồi trong một tư thế khắc khổ. Đó là tượng Tuyết Sơn.

    Theo Phật giáo, thì khi thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm lìa bỏ gia đình đi tìm con đường giải thoát, đã trải qua việc tu học với nhiều vị thầy. Sau đó ông đã tự mình tu tập khổ hạnh trong núi tuyết (Tuyết sơn), mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng, khiến cho thân thể suy kiệt. Tu khổ hạnh là một trong các phương thức tu tập của Bàlamôn nhằm đạt chứng ngộ chân lý thượng đế.

    Khi đó Tất Đạt Đa suy kiệt đến mức cùng cực, đúng lúc đó có một thôn nữ mang một bình sữa đi qua, thấy ông đã kiệt sức nên dâng tặng một bát sữa. Tất Đạt Đa nhận ra rằng phương thức tu ép xác khổ hạnh không phải là con đường đúng để đạt tới chính đẳng chính giác.

    Ông lập tức từ bỏ phương pháp tu đó, nhẹ nhàng không vương vấn, sau đó thành đạo dưới gốc Bồ Đề, khi đó thành Phật.

    Tượng Tuyết Sơn do đó mô tả Tất Đạt Đa khi đang tu khổ hạnh, tức là khi chưa chứng quả, khi còn đang "sai lầm". Do khi đó chưa đạt quả vị Phật, nên tượng Tuyết Sơn không ngồi trên tòa sen.

    Mặc định



    Tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian, một trong những pho tượng Tuyết Sơn đẹp nhất, và cũng là pho tượng đẹp nhất chùa Trăm Gian. Chụp bị ngược sáng nên khó nhìn quá, nhưng từ phía này mới thấy được tài năng điêu khắc của các nghệ sĩ dân gian xưa. Các khớp xương, mạch máu nổi lên dưới da, móng tay dài, xương chân tay hiện rõ. Hốc mắt sâu, má hóp... rất đúng giải phẫu.

    (Hay thời đó cũng nhiều người gầy thế này quá, chỉ cần túm một ông già ra làm mẫu là đủ ???)



    Mặc định Phật Di Lặc

    Đối lập với tượng Tuyết Sơn gầy gò da bọc xương, tượng Di Lặc béo tốt hả hê tạo thành một cặp đôi thú vị.

    Dân gian, để miêu tả hai pho tượng này đã có câu : "Ông Tu Lo nhịn ăn để mặc, ông Di Lặc nhịn mặc để ăn". Người dân cho rằng tượng Tuyết Sơn là Phật tu nhưng vì lo lắng quá, nên gọi là Tu Lo.

    Di Lặc là vị Phật tương lai, gọi là Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Phật. Hiện tại, ngài vẫn là một vị bồ tát, tên là Từ Thị bồ tát. Trong tương lai, vào thời mạt pháp, ngài sẽ thành Phật hiển thị để giáo hóa, cũng như Thích Ca Mâu Ni đã giáo hóa hơn hai nghìn năm trăm năm trước.

    Người TQ, VN hình tượng hóa Di Lặc là một vị Phật béo tốt hả hê, an lạc sung sướng. Có trường hợp là quanh Di Lặc có 6 đứa trẻ níu kéo, tượng trưng cho 6 giặc, tức Lục căn (mắt mũi tai lưỡi thân ý), những thứ làm người ta không tĩnh.

    Biến thể hơn nữa thì Di Lặc biến thành ông thần béo ị nồi trên đống vàng bạc châu báu, mấy đứa trẻ như lũ con, biến thành vị thần ban của cải và con cái.

    Mặc định

    Tượng Di Lặc chùa Tây Phương, một pho tượng Di Lặc cổ. Các tượng Di Lặc thường được tạc gần đây, ít pho tượng cổ lắm. Như cái lưng trắng trắng ngồi trước tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian trong ảnh trên cũng là tượng Di Lặc.

     


    Last edited by Chitto; 13-05-2008 at 00:21.

    Mặc định

    Sắp tới ngày Phật đản, đi qua thấy chùa nào, chỗ nào cũng treo cờ phật giáo rộn ràng sặc sỡ lòe loẹt, thôi thì đóng góp vào đây chút vậy, coi như cũng là góp một chút công sức.

    Mấy tôn giáo lớn tớ đều tìm hiểu cả, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Đạo giáo, nhưng dù sao cũng có thiện cảm với Phật giáo nhất, vì trong lịch sử, di sản của các tôn giáo khác là quá nhiều cái chết của người ngoại đạo, chỉ có Phật giáo và Đạo giáo là không có chuyện đó. Phật giáo thực sự là tôn giáo của Hòa bình.

    Mặc định Di Lặc tam tôn

    Nhiều chùa hiện nay hay bày tượng Tuyết Sơn và Di Lặc ở hai bên một pho tượng khác (tượng Quan Âm Chuẩn Đề), một bên béo một bên gầy.

    Thực ra bày như thế là không phù hợp, vì hai vị Phật lại ngồi hai bên Bồ tát là không hợp lý. Phật Di Lặc phải ngồi ở giữa, hai bên có hai bồ tát thì mới đúng.

    Khi Di Lặc ngồi giữa, thì có hai bồ tát là Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường đứng hai bên, tạo thành bộ Di Lặc tam tôn.

    Pháp Hoa Lâm chính là bồ tát Phổ Hiền, bậc Đại trí, tượng trưng cho Trí - Tuệ - Chứng; Đại Diệu Tường chính là bồ tát Văn Thù, bậc Đại định, tượng trưng cho Lý - Định - Hành. (Nhiều tài liệu trên mạng copy lại nhau, Đại Diệu Tường sau một hồi thì thành Đại Diện Tướng, hic).



    Tượng chùa Tây Phương:
    Bên trái là bồ tát Đại Diệu Tường, tượng trưng cho Định, Hành nên hai tay nắm chặt, bắt ấn mật phùng.
    Bên phải là bồ tát Pháp Hoa Lâm, hai tay chắp lại theo ấn Hiệp chưởng, tượng trưng cho Tuệ, Chứng.

    (Trong chùa Tây Phương bị đảo vị trí một số tượng, nên hai pho này hiện giờ chỉ có Pháp Hoa Lâm đứng đúng chỗ, Đại Diệu Tường bị đảo chỗ gây nhầm lẫn).
    Last edited by Chitto; 13-05-2008 at 00:48.

    Mặc định Phổ Hiền - Văn Thù bồ tát

    Phổ Hiền và Văn Thù là hai Đại bồ tát, được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng; thì Phổ Hiền là Đại Trí và Văn Thù là Đại Định.

    Tượng Phổ Hiền và Văn Thù có hai dạng đứng và ngồi. Tượng hầu hai bên Phật Thích Ca thường là tượng đứng, đầu đội mũ Tỳ Lư, tay bắt ấn hoặc cầm các pháp khí, tương đối giống nhau, cũng như tượng Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng hai bên phật A Di Đà vậy.

    Còn khi tượng ngồi, thì Bồ tát Phổ Hiền cưỡi trên voi trắng sáu ngà, tượng trưng cho việc chế ngự được chướng ngại của Trí tuệ để đến chỗ Đại Chứng, sáu ngà là thắng lục căn. Bồ tát Văn Thù cưỡi trên sư tử xanh, tượng trưng cho việc thắng trở ngại để hành đại định.

    Vào các chùa miền bắc, hình tượng hai vị Bồ tát cưỡi trên lưng thú thì chắc chắn là Phổ Hiền và Văn Thù.


    Tượng chùa Bút Tháp: Phổ Hiền cưỡi voi trắng và Văn Thù cưỡi sư tử (sơn màu gụ chứ không phải màu xanh như truyền thống).

     


    Mặc định

    Tượng Bồ tát Phổ Hiền và Văn Thù đứng ở chùa Bà Đá

     


    Mặc định Thích Ca Sơ Sinh

    Một trong những pho tượng quan trọng nhất mà chùa nào cũng có, đó là tượng Thích Ca Sơ Sinh.

    Về truyền thống lịch sử, thì có bốn thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời vị Phật Lịch sử: Đản Sinh - Thành Đạo - Chuyển Pháp Luân - Nhập Niết Bàn;

    Đản Sinh: Bà hoàng Ma Gia sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2552 năm. Nơi đó thuộc Nepal ngày nay, là coi là thánh địa Phật giáo quốc tế.

    Thành Đạo: Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ Chính đẳng chính giác dưới cội bồ đề khi 35 tuổi, trở thành Phật. Nơi đó ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng, cũng là thánh địa Phật giáo quốc tế.

    Chuyển Pháp Luân: Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp, bánh xe pháp từ đó được vận hành. Nơi đó là Lộc Uyển (vườn nai).

    Nhập Niết Bàn: Sau 45 năm du hành thuyết pháp, năm 80 tuổi Phật Thích Ca qua đời tại rừng Bà La Song Thọ. Theo niềm tin Phật giáo, Thích Ca đã dời Dư ý Niết bàn để vào cõi Vô dư ý Niết Bàn, nên gọi là Nhập Niết Bàn.

    Ngày lễ Vesak, gọi là lễ Tam hợp gồm Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn được cho là cùng vào tháng 4 lịch mặt trăng (tháng này tên là Vesak theo lịch Ấn Độ). Lễ Quốc tế này năm nay được tổ chức tại Việt Nam, ngày mai (14/5) sẽ chính thức khai mạc.

    Bốn thánh địa Phật giáo đó search trên Google Earth, tớ đã đưa trong topic Du lịch bằng Google Earth
    Last edited by Chitto; 14-05-2008 at 14:10.

    Mặc định Tòa Cửu Long

    Theo truyền thuyết, khi mới sinh ra, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân nở ra 7 đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, nói rằng : "Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất, ta là tôn quý nhất). Câu này là theo truyền thống người ta ghi thế, chứ chả có kinh sách nào nói vậy. Tôi cũng tin rằng chẳng khi nào Phật lại nói một câu như thế, mà do người đời sau tôn sùng quá nên gán cho Phật.

    Lại theo niềm tin tôn giáo, khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài.

    Ở Việt Nam, hình tượng này được tạo thành một tòa gọi là Cửu Long, có 9 đầu rồng hiện ra xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh. Tùy chùa mà tòa Cửu Long to hay nhỏ, cầu kì hay không. Tòa lớn thì đủ 9 rồng, vô số thần thánh, chư phật ở xung quanh. Chùa nhỏ thì sơ sài đơn giản. Tòa Cửu Long thường đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tam tôn.


    Tòa Cửu Long chùa Bà Đá

    Mặc định

    Như viết ở phần đầu, Chính điện chùa miền Trung và miền Nam - theo tôi biết - không bày hệ thống tượng như chùa miền Bắc, thường là ít tượng hơn rất nhiều, chỉ có một vài pho tượng rất lớn thôi. Một số tượng khác có thể bày rải rác ở các nơi, nhưng không để tại chính điện.

    Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa mang tên tòa Tổ đình miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang. Tổ khai sơn của chùa là HT Thích Thanh Kiểm, đệ tử của HT Thích Thanh Hanh, Thiền gia Pháp chủ đầu tiên của Phật giáo Miền Bắc. Chùa Vĩnh Nghiêm đầu tiên là dựng cho những người miền Bắc vào Nam, do đó để vọng về Bắc. Câu đối ở ngay cổng chùa nói rõ điều đó, bàn thờ phía trước của chùa cũng có 4 cảnh đặc trưng của Hà Nội: Văn Miếu, chùa Một Cột, cầu Thê Húc, tháp Rùa.

    Chính điện chùa Vĩnh Nghiêm - Sài Gòn

     



    Tuy vậy, chính điện chùa không giống các chùa truyền thống miền Bắc, mà là phong cách miền Nam. Trong chính điện có Di Đà Tam tôn rất lớn, phía trước có tòa Cửu Long nho nhỏ. Pho tượng đá trắng theo phong cách Miến điện mới được thêm vào sau này. Các hệ thống Tam thế, Niêm hoa, Hoa nghiêm tam thánh, Di lặc tam tôn, Dược sư tam tôn, Quan Âm nghìn tay, Đức ông, Thánh hiền, Kim cương... đều không có. Bên ngoài có đắp nổi hai tượng Hộ pháp, chứ cũng không làm tượng.

    Nói chung các chùa miền Nam thường làm một số ít tượng lớn, hơn là nhiều pho tượng bày thành nhiều tầng llớp cao và sâu như chùa miền Bắc.

    Mặc định Phạm Thiên - Đế Thích

    Theo truyền thuyết Phật giáo, khi Thích Ca Đản sinh, các tầng trời hào quang chiếu sáng, Phạm Thiên và Đế Thích đều xuống hộ pháp.

    Phạm Thiên tức là Brahma, đấng đầu tiên trong Thượng đế Tam thể hợp nhất (Trimuty) của Ấn Độ giáo, gồm Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là đấng Sáng Tạo ra thế giới.

    Nhưng Phật giáo lại cho rằng Thế giới vận động theo luật nhân quả, không phải do đấng nào sáng tạo ra cả. Brahma chỉ là vị Đại thiên thần được sinh ra trước hết trong 1 chu kì thế giới này, nên tưởng rằng mình là Sáng tạo thế giới, là chủ thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một trong số chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế, Brahma cũng nằm trong vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật Nhân quả, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahma cũng thế.

    Đế Thích tức là thần Indra, Vua của các thần linh Ấn Độ giáo, vị thần làm ra mưa và sấm sét. Theo Phật giáo thì Indra cũng chỉ là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi Ta Bà.

    Phạm Thiên và Đế Thích, như vậy là hai vị Thiên cao nhất, phát tâm phù hộ Phật, bảo vệ cho giáo pháp, chứ không phải là Phật, và cũng không phải là tối cao vô thượng, thường hằng vĩnh viễn.
    Last edited by Chitto; 04-11-2011 at 21:51.

    Mặc định

    Trong chùa, tượng Phạm Thiên và Đế Thích có thể được đặt hai bên tòa Cửu Long. Hai vị này là vua của cõi Dục giới, và cõi trời, là cao nhất trong bậc Chư Thiên, nên được tạc dưới hình thức các vị vua, và là vua rất Việt Nam !!!

    Tượng Phạm Thiên và Đế Thích hai bên tòa Cửu Long, chùa Vĩnh Khánh





    Hai vị Thiên có râu ria, đi hia, mặc áo long bào, đội mũ bình thiên như y phục của các tượng vua, tay chắp lại, cầm hốt hoặc dấu vào trong áo, ngồi trên ngai. Đây là hình tượng chung của các tượng thần tượng thánh trong đình, đền, miếu,...

    Mặc định

    Một số chùa khác thì hai bên tòa Cửu Long không phải Phạm Thiên, Đế Thích, mà là Văn Thù, Phổ Hiền. Văn Thù và Phổ Hiền có thể là ngồi hoặc đứng.

    Tượng Văn Thù và Phổ Hiền ngồi trên tòa sen hai bên tòa Cửu Long, chùa Liên Phái, một trong những chùa Tịnh Độ Tông đầu tiên.




    Còn chùa Bà Đá thì hai pho Văn Thù, Phổ Hiền đứng hai bên Cửu Long rất lớn.

    (Đằng sau là Thích Ca Niêm hoa, phật A Di Đà, đứng hai bên còn Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, và trên tít cao là Tam Thế)

    ;)



    Mặc định Thành đạo

    Xuất gia năm 29 tuổi, sau 6 năm tu khổ hạnh trong Tuyết Sơn rồi rời bỏ lối tu đó, vào rằm tháng 4, dưới cội Bồ đề, Tất Đạt Đa Cồ Đàm chứng quả, thành Phật.

    Hình ảnh Phật thành đạo thường gắn với cội bồ đề, khi đó tượng ngồi xếp bằng, hai tay để trên chân trước bụng, giống tượng A Di Đà. Bức tranh vẽ Thích Ca thành đạo dưới gốc Bồ đề rất phổ biến, được in và treo khắp nơi. Truyền thống Nguyên Thủy như ở Lào, Thái, Cam, Miến, thì tượng Phật thành đạo lại có con rắn Naga 7 đầu che bên trên.

    Chùa cổ miền Bắc không chùa nào có tượng Phật thành đạo ngồi dưới gốc cây bồ đề cả, dưới rắn Naga thì càng không, vì như thế sẽ không còn chỗ cho các tượng khác bày phía sau. Chùa miền Trung, miền Nam thì nhiều chùa lấy hình tượng này làm chủ yếu trong chùa.


    Tượng Thích Ca Thành đạo, con rắn che trên đầu tại Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt, dù không phải theo phái Nguyên Thủy Khmer.

     

    Last edited by Chitto; 27-05-2008 at 07:18.

    Mặc định

    Tuy vậy, ở một ngôi chùa cổ miền Bắc truyền thống cũng có thể đặt tượng Thích Ca Thành đạo, nếu tượng đó không phải để ở chính điện. Tượng Thích Ca thành đạo thường là khoác một tấm áo vắt từ vai phải sang vai trái. Theo đúng thì phải là để trần tay phải và vai phải, thế nhưng có lẽ do để dễ làm và tạo hình đơn giản hơn, nên tấm vải phủ cả hai vai.

    Như pho tượng đồng nặng vài tấn này, đặt ở dưới một gốc cây cổ thụ. Giá như được cây Bồ đề thì tốt, nhưng ở đây không có sẵn bồ đề cổ thụ, nên cây muỗm này cũng đẹp vậy.

    (chùa Vạn Niên ở Tây Hồ).

     


    Mặc định Bồ đề

    Cây Bồ đề có tên là gì trước khi đạo Phật ra đời, có lẽ cũng không cần nhớ. Chỉ biết rằng khi Tất Đạt Đa Cồ Đàm thành đạo dưới gốc cây này, đạt được trạng thái Giác ngộ, thì loài cây ấy cũng được gọi là cây Giác ngộ, Bodhi trong tiếng Phạn, phiên âm thành Bồ đề. Nơi đó cũng gọi là Bồ đề đạo tràng, và cây đó thành cây thiêng liêng.

    Cây bồ đề cội nguồn thiêng liêng nơi Phật thành đạo đã bị chết vài lần, cả tự nhiên lẫn bị đốn hạ. Tuy vậy trước khi chết thì con cháu của cây tổ đã được nhân giống khắp nơi, trong đó lần nhân giống được ghi nhận quan trọng nhất là truyền sang Srilanka, thế kỉ 2 TCN, để rồi từ đó lại đem nhánh về trồng tại cây tổ khi cây tổ bị chết do người Ấn giáo triệt hạ.

    Năm 1959, khi sang thăm Việt Nam, tổng thống Ấn Độ Prasat có tặng hai gốc Bồ đề được chiết từ cây tại Bồ đề Đạo tràng. Một cây trồng tại chùa Trấn Quốc, một cây tại chùa Một Cột. Sau 50 năm, hai cây đều khá to.

    Cây tại chùa Trấn Quốc.

     


    Last edited by Chitto; 27-05-2008 at 07:23.

    Mặc định Nhập Niết Bàn

    Cùng với Đản Sinh, Thành Đạo, thì sự kiện Nhập Niết Bàn của Phật Thích Ca cũng được cho là xảy ra đúng rằm tháng Tư, nên mới là Tam hợp. Sau 45 năm du thuyết khắp phía bắc Ấn Độ, Thích Ca đã 80 tuổi, nhưng vẫn đi và khất thực, nhận thức ăn từ những người cúng dường. Theo suy đoán của một số tài liệu mang tính lịch sử, thì bữa ăn cuối của Phật không được lành, món nấm bị hỏng nên làm độc nên Phật - khi đó thân thể đã quá già yếu - đã không qua được giai đoạn cuối đối với thể xác đó là Tử (Sinh - Lão - Bệnh - Tử).

    Theo Phật giáo, thì khi Thành đạo thì Phật đã đạt Niết Bàn rồi, nhưng đó là Dư ý Niết Bàn, vẫn còn thể xác ở lại cõi Sa Bà (Ta Bà) để giáo hóa. Khi trút bỏ thể xác, thì Phật vào Vô dư ý Niết Bàn. Khi đó Phật nằm nghiêng về bên phải, những đệ tử đi theo vây xung quanh, nơi đó nằm giữa 8 cái cây, mỗi phía 2 cây.

    Các đệ tử đã hỏa táng di thể theo đúng truyền thống thời đó. Hỏa táng xong thì xuất hiện các Xá Lị, là những thứ cứng rắn hơn tất thảy, không thể bị hủy hoại. Xá lị Phật do đó là vật quý hơn tất thảy các vật thể trên thế gian. Các Xá lị này đã được các vị vua phía Bắc Ấn thời đó chia nhau đưa về các nơi để lập tháp (Stupa) thờ cúng. Cho đến tận ngày nay vẫn còn nhiều nơi được cho là đang giữ Xá lị Phật thực sự, như Đại tháp Sanchi ở Ấn, That Luang ở Lào, Swedagone ở Miến, chùa Nhạn Tháp ở TQ...

    Sự thật và bản chất Xá lị của các vị sư về sau cũng còn là điều chưa giải thích được, nằm trong tấm màn huyền bí tôn giáo.
    Last edited by Chitto; 27-05-2008 at 07:24.

    Mặc định

    Tượng Phật nhập Niết Bàn xuất hiện ở rất nhiều chùa, là pho tượng nằm nghiêng về bên phải, tay phải đỡ đầu, tay trái xuôi theo thân. Dù thực tế lúc này Phật đã là một ông già 80 tuổi, nhưng các tượng đều mang một dáng vẻ chung của một bậc Phật: không tuổi tác, thậm chí là phi giới tính (vì vào cõi Vô sắc giới đã không còn giới tính nữa rồi).

    Tượng Niết Bàn chùa Mía là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất, phiên bản trong Bảo tàng Mỹ thuật.

     


    Mặc định

    Quote Originally Posted by sungak Xem bài
    Em hỏi ngoài lề một xíu, hồi em đi Huế vào chùa thấy có giới thiệu về một vị hoà thượng tự thiêu để phản chiến, nhưng trái tim thì ko bị cháy, chuyện này theo bác có thật ko nhỉ?

    Dù nhìn thấy ảnh nhưng mà em vẫn thấy lạ lùng.
    Đó là Hòa thượng Thích Quảng Đức, có lẽ là vị Hòa thượng nổi tiếng nhất của Việt Nam thế kỉ trước (và cả cho đến nay), được coi là bậc Bồ tát. Cứ lên mạng search tên HT Thích Quảng Đức là ra cực nhiều thông tin.

    Tóm gọn là sau khi tự thiêu, thì thân xác HT cũng chỉ là bị cháy da thịt thôi, sau đó mới làm lễ hỏa táng (gọi là lễ Trà Tỳ), thì tất cả phần khác đều cháy thành tro, chỉ riêng trái tim của HT là không cháy, mà kết lại thành một khối rất cứng, được coi là Xá Lị. Chính quyền Diệm tìm cách cướp báu vật này nhưng không thành công. Ngày nay hình như trái tim này được để tại chùa Xá Lợi tại Sài Gòn (không chắc).

    Theo niềm tin của Phật giáo, thì khi một bậc cao tăng viên tịch, người đó muốn để lại cái gì từ thân thể mình là tùy ý. Có thể cả một trái tim như HT Thích Quảng Đức, có thể là một phần xương cốt. Khi người đó định để lại cái gì rồi, thì ngay trước khi viên tịch, sẽ dùng lửa Tam Muội, tức là lửa của chính Trí Tuệ Chính đẳng chính giác nội tại của mình thiêu đốt nơi đó trước. Lửa này là Vô thượng, nên phần này sẽ không lửa bình thường nào thiêu đốt được nữa.

    Chuyện này là đọc thấy nói thế, thực tế thì không biết thế nào để khẳng định.

    Quote Originally Posted by Dawn Xem bài
    Hòa thượng Thích Quảng Đức, hiện trái tim đang ở chùa Linh Mụ.
    Quote Originally Posted by Mic71 Xem bài
    Em tưởng chùa Thiên Mụ chứ ạ
    Chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ cũng đều là một cả, với nghĩa Bà già từ Trời, hoặc Bà già Linh thiêng.

    Chùa Thiên Mụ hiện chỉ giữ chiếc xe ôtô đã chở HT Thích Quảng Đức từ chùa đến chỗ tự thiêu thôi.

    Còn trái tim của HT Thích Quảng Đức thì để ở chùa Xá Lợi, Sài Gòn, là bảo vật của Phật giáo Việt Nam.
    Last edited by Chitto; 21-07-2009 at 08:36.

    Mặc định Phật Dược Sư

    Phật Dược Sư được nhắc đến nhiều, và có cả bộ kinh Dược Sư. Tuy vậy, tượng Dược Sư rất hiếm xuất hiện trên chính điện. Trong những nơi tôi đến, mới thấy duy nhất có 1 chùa có tượng Dược Sư trên bàn thờ chính, được xếp cùng với A Di Đà, Thích Ca.

    Phật Dược Sư, hay Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Thiện Thệ Phật là vị phật Giáo chủ của cõi Đông phương Lưu Ly Tĩnh thổ, có vai trò giống như cõi Tây phương Cực Lạc Tịnh độ của phật A Di Đà, tuy vậy có lẽ ít nổi tiếng hơn phật A Di Đà.

    Phật Dược Sư có hình tượng như một Thầy Thuốc, chữa bệnh không phải cho thể xác, mà cho tinh thần con người. Thuốc của phật Dược Sư là để chữa vô minh, tham sân si... Hai bên Phật Dược Sư có hai vị bồ tát là Nhật Quang Biến chiếu và Nguyệt Quang Biến chiếu bồ tát. Nhật Quang thể hiện sự cứu độ vào ban ngày, cũng là tượng trưng cho Căn bản trí; Nguyệt Quang cứu độ vào ban đêm, cũng là Hậu đắc trí. Hai vị thể hiện sự cứu độ mọi lúc mọi nơi của phật Dược Sư.

    Bộ ba này vì thế gọi là Dược Sư tam tôn, Đông phương Tam thánh (tương ứng với Di Đà tam tôn là Tây phương Tam thánh, nhưng Di Đà tam tôn được biết đến nhiều hơn).

    Mặc định

    Pho tượng phật Dược Sư trên chính điện chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) ở Hà Nội. Vì chùa có pho tượng phật Dược Sư cổ, nên được coi là chùa thờ phật Dược Sư linh ứng, và các khóa kinh Dược Sư cũng thường được cử hành ở đây.

    Mặc định

    Chùa Hòe Nhai, tòa Cửu Long với Thích Ca sơ sinh ở giữa. Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi, Văn Thù cưỡi sư tử ở hai bên. Phía sau là phật Dược Sư.



    Điều khá đặc biệt của những pho tượng chùa Hòe Nhai là một số tượng Bồ tát và cả tượng Phật đều đầu trọc, giống các Tôn giả. Thường tượng Phật có tóc xoắn trên đầu, bồ tát đội mũ, nhưng ở đây đầu trọc cả.

    Ngoài ra chùa cũng có bộ tượng kép "Vua đội Phật" nổi tiếng, mà sẽ nói sau.

    greenline's Avatar
    Phượt gia





    Mặc định

    Hôm nay rảnh lọ mọ vào đây chơi với bạn chitto. Chẳng là tớ chợt nhớ ra gần đây đi đình đi chùa bao giờ cũng thấy bia công đức to đùng. Đi quanh quẩn một lúc lại nhìn thấy mấy cái bàn, cái ghế ghi chữ to đùng là ông A bà B nào đó cung tiến hay công đức gì đó. Tớ thấy hơi phản cảm vụ này.

    Hình như đạo Phật cũng có triết lý về vụ cho - nhận này thì phải. Bạn Chitto có rộng lòng bình giải cho tớ không? 

    Mặc định

    Vừa đi công tác 1 tuần, mới về nên giờ mới vào đọc bài bạn Greenline. Tớ có sở thích là viết cho đến ngọn nguồn, nên để hiểu sâu về cái bia công đức trong chùa, có lẽ phải tìm hiểu sâu xa về nguồn gốc của cái chùa.

    Các tôn giáo lớn khác khác (Thiên Chúa, Hồi, Hindu...) tôn thờ 1 đấng Thần thánh (Chúa, Allah, Brahma - Vishnu - Shiva), nên lễ nghi thờ cúng vị Thần đó, cùng với nơi thờ tự là rất quan trọng, và đền thờ đi cùng với sự hình thành tôn giáo. Ngược lại, thuở sơ khai Phật giáo chưa phải là Tôn giáo như thấy ngày nay, không tôn thờ đấng nào, do đó cũng không có nơi thờ tự, hương khói gì hết. Chùa chưa có khi Phật giáo ra đời.

    Phật chỉ đơn giản là vị Thầy giảng dạy một triết thuyết, lối sống mới, chứ không thờ phụng ai, và cũng không có phép thuật, thần thông gì cả. Các đệ tử và người tin theo sẽ nghe vị thầy đó giảng giải, nói chuyện. Và để tiện lợi cho người giảng cũng như người nghe, người theo, người tu tập, thì cần phải dựng những khu nhà để ngồi và nghỉ đêm. Những "tịnh xá" đầu tiên chỉ là những dãy lán nghỉ trong các khu vườn, dưới các gốc cây để tránh mưa rất đơn sơ (không được ở trong các tòa nhà lớn, sang trọng).

    Cho đến khi Phật qua đời, các vua chia Xá Lị làm các phần đưa về các nước, và dựng lên các Stupa (Tháp) để gìn giữ Xá Lị đó, thì hình thức thờ cúng mới xuất hiện. Nhưng các Stupa vẫn chỉ là Stupa, không phải là Chùa.

    Những đệ tử của Phật vẫn tiếp tục đi giảng đạo, và ở trong các lán trại. Nhưng sự thiếu vắng vị Thầy chung có lẽ gây hụt hẫng khá nhiều, và khiến nảy sinh nhu cầu lưu giữ hình ảnh vị Thầy đó, để khi nhìn vào người ta có thể tập trung tâm trí hướng vào con đường vị Thầy đó đã chỉ. Và do đó những hình ảnh Phật xuất hiện trong tranh vẽ, điêu khắc. Từ việc hướng tâm trí theo hình ảnh Phật đến việc thờ phụng hình ảnh đó không xa, nhất là với vùng đất vốn rất thịnh hành việc thờ cúng như Ấn Độ.

    Thế là từ việc vốn không tôn thờ, phụng thờ cái gì hết, chỉ chú trọng việc hướng tâm, dần dà người ta đã biến Phật thành một kiểu Thần Tượng để thờ cúng. Và các ảnh tượng đó được để trang trọng trong những tòa nhà to lớn đẹp đẽ, mà xưa kia Phật không bao giờ bước chân vào.

    Cái chùa theo nghĩa thờ cúng hình thành và ngày càng phát triển.

    Mặc định

    Lúc đầu, các Stupa thờ Phật và các tịnh xá dành cho các sư tu hành không ở cùng chỗ. Stupa ở trong kinh thành, còn tịnh xá phải ở chỗ vắng vẻ xa cách thành thị. Nhưng về sau thì quanh Stupa cũng thành các tu viện lớn. Chùa ngày nay bao gồm cả hai chức năng đó: Nơi thờ cúng Phật và nơi tu hành của các sư.

    Để có các tịnh xá cho các sư tu hành, phải có đất. Mà Phật thì đồ ăn phải là đồ xin, đồ mặc phải là vải thừa người ta vứt đi (nguyên thủy là vải liệm người chết vứt đi), không được sở hữu tài sản. Thế thì lấy đâu ra đất làm tịnh xá? Cái sự Cho - Nhận đất đai bắt đầu từ đây.

    Theo Phật giáo, thì người đầu tiên dâng cúng đất là vua của thành Vương Xá. Vị vua này đã tặng Phật và các đệ tử một mảnh đất rộng ngoài thành để làm nơi trú chân. Tiếp đó là một trưởng giả (Cấp Cô Độc) dâng tặng một khu vườn rất đẹp.

    Cả hai khu vườn đó (và về sau nhiều khu đất khác), quyền sử dụng đều thuộc về Phật và đệ tử vĩnh viễn, nhưng quyền sở hữu vẫn trong tay vua và trưởng giả. Như thế là Phật vẫn không sở hữu của cải, chỉ nhận thiện nghiệp thông qua việc sử dụng chỗ đó làm nơi nghỉ thôi.

    Còn tất nhiên về sau, để đảm bảo quyền sử dụng, nó dần phải gắn với quyền sở hữu. Và các sư cũng không còn du hành nữa, mà định cư tại các mảnh đất, dựng chùa làm nhà, có trong tay quyền sở hữu.

    Ở Việt Nam xưa kia và cả bây giờ, đất chùa là đất Hương Hỏa, một khi còn có người thờ cúng thì không được xâm phạm.

    Mặc định Công đức ở chùa

    Đọc trong sử Việt Nam, thường thấy Vua quan dâng đất làm chùa. Triều Lý là dựng chùa nhiều nhất, riêng bà Ỷ Lan dựng mới 100 ngôi chùa. Dân chúng không thể dựng mới chùa được, thường là đóng góp vào chùa dưới các hình thức.

    Một trong những hình thức đóng góp vào chùa nhiều nhất dưới đời Lê - Nguyễn là đóng "Hậu". Những người giàu có tin Phật, nhưng không có con nối dõi, khi qua đời thường hiến tất cả đất đai, của cải cho chùa. Chùa sẽ làm tượng người đó (thường bằng đá) để ở đằng sau, trước chùa, hoặc ngay bên tường cạnh chùa, để hương khói thờ cúng, gọi là tượng Hậu.

    Xưa kia nhà có con cháu thì chỉ đưa lên chùa làm lễ, chứ không để thờ trên chùa (vì thờ trên chùa chỉ dành cho người không có ai thờ cúng). Nhưng ngày nay thì hình thức đưa lên chùa, gọi là Ký Kị, hay thờ Vong lại rất thịnh hành.

    Bên cạnh các tượng Hậu để thờ, thì những người có đóng góp công đức cũng được ghi tên vào các tấm bia Công đức. Về lý sâu xa thì khi công đức cho chùa, nhà chùa không phải "cảm ơn" gì hết, vì như thế là làm tiêu hết thiện nghiệp của người đóng góp. Thế nhưng đã vào cuộc sống thì không thể cứng nhắc thế được, phải ghi công đức thì người ta mới đóng góp tiếp chứ !!!


    Một số bia ghi tên người đóng góp công đức, và ở giữa là một pho tượng Hậu. Hình thức tượng Hậu hình như chỉ có ở chùa miền Bắc. Miền trung và miền Nam bàn thờ Vong có nhiều, nhưng tượng hậu thì ít.

    Mặc định

    Về "Công đức" hiện nay ở các chùa, có hai hình thức:
    - Đóng góp bằng tiền, được ghi lại trong các sổ công đức, và có thể là các bia công đức.
    - Đóng góp bằng hiện vật: tượng, chuông, hoành phi câu đối, pháp khí...

    Việc đóng góp bằng hiện vật có từ lâu rồi. Tuy nhiên những dòng chữ ghi tên người công đức viết bằng tiếng Hán trên các hoành phi câu đối, mọi người không biết nên cũng không quan tâm. Còn bây giờ thì phải viết bằng Quốc ngữ, nên thấy phản cảm; một câu đối chữ hán rõ to lại có mấy dòng: Gia đình bà X, ông Y, ở địa chỉ ABC cung tiến ngày DEF...

    Thậm chí nơi làm cũng quảng cáo ngay trên đó. Như vừa rồi tớ vào chùa Vĩnh Nghiêm, thấy cái lư hương đồng cực to trước chùa, quanh miệng khắc tên cơ sở đúc, tên người bỏ tiền, nhưng địa chỉ ghi sai chính tả là "Xương Nguyệt Ánh" thay vì "Sương".

    Bia hậu có khắc tượng hậu chùa La Phù

    Mặc định

    Quote Originally Posted by Chitto Xem bài
    Về "Công đức" hiện nay ở các chùa, có hai hình thức:
    - Đóng góp bằng tiền, được ghi lại trong các sổ công đức, và có thể là các bia công đức.
    - Đóng góp bằng hiện vật: tượng, chuông, hoành phi câu đối, pháp khí...

    Việc đóng góp bằng hiện vật có từ lâu rồi. Tuy nhiên những dòng chữ ghi tên người công đức viết bằng tiếng Hán trên các hoành phi câu đối, mọi người không biết nên cũng không quan tâm. Còn bây giờ thì phải viết bằng Quốc ngữ, nên thấy phản cảm; một câu đối chữ hán rõ to lại có mấy dòng: Gia đình bà X, ông Y, ở địa chỉ ABC cung tiến ngày DEF...
    Tớ thì quan niệm công đức là ở cái tâm, hay nói nôm na là lòng thành. Chuyện cung tiến hay công đức ghi tên thì thôi tuỳ người. Nhưng nói thật vào chùa nhìn mấy cái bia công đức to đùng, rồi thấy Phật thì ít mà thấy tên người A, B, C thì nhiều. Ô hay, thế hoá ra chúng ta đang người nọ vái tên người kia à? Chưa kể chuyện bây giờ chùa chiền nhiều nơi đua nhau xây to, hoành tráng, sơn son thiếp vàng xa hoa bóng bảy. Chưa nói chuyện cái sự cố gắng tô vẽ đấy làm cho cảnh quan nó giả tạo thì cái không khí cổ kính, trang nghiêm đã mất đi ít nhiều. Chưa kể bà con vào chùa thì cầu này khấn nọ rất hoành tráng. Dường như bây giờ nhiều nơi Phật cũng thành một cái gì đó giống như thần hay thánh gì đó rồi.  Nhưng cũng may còn mấy chùa kiểu Thiền viện Trúc lâm giữ được sự tôn kính trang nghiêm. Mặc dù tớ vào đó cũng hơi cảm thấy xa lạ. Có lẽ do sư thầy miền Nam hoặc chịu ảnh hưởng của nơi khác nó vậy.

    Mặc định

    Về vấn đề mà Greenline đưa ra, thì thực sự nó quá rộng, quá lớn, quá phức tạp và liên quan đến quá nhiều vấn đề khác, là sự thay đổi của cả một hệ thống xã hội với những thay đổi trong giá trị của nó, liên quan đến những yếu tố Phật giáo miền Bắc, miền Nam, miền Trung từ trong quá khứ hàng trăm năm, quá khứ vài chục năm, quá khứ mười năm nay, cũng như các chính sách của thể chế chính trị, sự đảo lộn của các giá trị truyền thống...

    Bởi đâu chỉ có Chùa thay đổi, toàn bộ xã hội đã và đang thay đổi, vì lẽ gì chùa lại không được thay đổi?

    Để nhận định được sơ bộ về cái gọi là "Phật cũng thành một cái gì đó giống như thần hay thánh gì đó rồi" có lẽ cả một luận án Tiến sĩ cũng chưa đủ. Vì thế tớ thấy tớ không đủ sức để có thể bàn đến nó.

    Trong topic này của tớ, hầu như tớ chỉ tập trung vào những giá trị được hình thành và phát triển từ cách đây ít nhất là khoảng trăm năm. Do đó các hình ảnh hầu hết là các ngôi chùa cổ, tượng cổ. Và cũng vì vậy chủ yếu là ảnh chùa ở miền Bắc, nơi có những chùa cổ hàng trăm năm, dù rằng ảnh chùa miền Trung, miền Nam tớ cũng có một số. Những sự biến đổi, thay đổi trong vòng ba chục năm gần đây sẽ rất khó nắm bắt và bình luận chính xác.

    Dawn 
    Dawn is offline
    Phượt thủ

    Mặc định

    Cho tớ hỏi chen ngang.
    stupa và pagoda khác nhau ở điểm nào? người ta hay dịch stupa là Tháp, pagoda là Chùa, để phân biệt với temples thường được dịch là đền, nhưng tớ thấy có mấy việc.
    Một là khách nước ngoài, nhất là khách Mỹ, rất hay gọi Chùa là Buddist temples. Có người phân tích tỷ mỷ rằng nguồn gốc chữ pagoda là do đâu. Tớ không nắm bắt được hết, nhưng tớ nghĩ dịch Chùa là pagoda đúng là một cách dịch thô, từ chữ sang chữ, kiểu như mình gọi Văn miếu là Temple of Literature, lâu rồi thành quen nên cứ dùng chứ không lột tả hết được ý nghĩa.
    Hai là có một bà chị, đi Indonesia về xong bảo Pagoda là tháp chùa, và ở trong các chùa bên Indo người ta dùng để chỉ các tháp đưa hài cốt phật tử vào hoả táng.

    Hình như còn có tài liệu nói Pagoda nguyên trong tiếng phạn là một cái vòm ... 

    Mặc định

    Quote Originally Posted by Dawn Xem bài
    stupa và pagoda khác nhau ở điểm nào? người ta hay dịch stupa là Tháp, pagoda là Chùa, để phân biệt với temples thường được dịch là đền..
    Hình như còn có tài liệu nói Pagoda nguyên trong tiếng phạn là một cái vòm ... 
    Có thể tra wikipedia để biết ý nghĩa gốc của từ pagoda http://en.wikipedia.org/wiki/Pagoda

    Theo đó, từ Pagoda không phải tiếng Phạn, mà là kết hợp tiếng Bồ, Ba Tư, đều có nghĩa là "cái đền thờ" cả. Thế nhưng người Anh lại dùng từ này để chỉ những cái tháp thờ ở phương Đông. Tháp thờ này không nhất thiết là Stupa, vì Stupa thì phải theo đúng kết cấu là phải có hình bát úp, còn pagoda có thể là tháp thẳng như ở TQ, VN, hay hình quả chuông như ở Miến, Thái.

    Thời cổ (và ngay cả bây giờ ở Ấn Độ, Miến Điện) thì Stupa mang tính trung tâm của một đền thờ (temple) nhưng có thể không gắn với tu viện (monastery), nghĩa là không có sư tăng sống ở đó, mà chỉ đến đó hành lễ thôi.

    Nhưng dần dần thì các tu viện đều ở quanh các Stupa / Pagoda cả, do đó từ Pagoda vừa mang nghĩa cái tháp thờ, lại bao hàm cả đền thờ và cái tu viện xung quanh. Tu viện phải có đền thờ để hành lễ, và đền thờ thì có Stupa.

    Ở Miến Điện, Thái Lan thì Đền thờ Phật (temple), tháp thờ (Pagoda), tu viện (monastery) có thể không gắn liền với nhau, nhưng ở TQ, Việt Nam, tu viện + đền thờ + tháp (monastery + temple + pagoda) thường gắn thành một quần thể thống nhất, không tách biệt. Theo tôi, nếu dùng temple hay monastery thì đều không bao hàm được đủ nghĩa, mà lại dễ nhầm lẫn sang các tôn giáo khác; do đó dùng Pagoda, tuy chưa đủ nghĩa, nhưng có tính đặc trưng cho quần thể, và dịch là Chùa trong tiếng Việt cũng không có gì là sai lắm.

    Mặc định

    Quote Originally Posted by Chitto Xem bài
    Bởi đâu chỉ có Chùa thay đổi, toàn bộ xã hội đã và đang thay đổi, vì lẽ gì chùa lại không được thay đổi?
    Có lẽ đúng. Ngày xưa con người ta chỉ cần cơm no áo ấm, bây giờ tiêu chuẩn lại phải là ăn ngon mặc đẹp. Việc mở mang, xây chùa to hơn, đẹp hơn, rộng hơn cũng là sự tất nhiên. Nhưng vấn đề ở chỗ bia công đức với tên người công đức nhiều quá. Cái thứ hai nữa là sự chắp vá, sự giả tạo. Chẳng hạn như xây chùa bằng bê tông nhưng vẫn cố sơn phết, bôi đắp cho giống làm bằng gỗ. Hoặc tượng làm bằng bê tông phủ nhũ vàng. Được một một thời gian thì cái tróc, cái lở loét, cái ngả màu chẳng giống ai cả.  Còn chuyện sơn son thiếp vàng thì không biết có phải vật liệu rẻ tiền không mà trông bóng lộn y sì như xe máy TQ rẻ tiền. 


    Để nhận định được sơ bộ về cái gọi là "Phật cũng thành một cái gì đó giống như thần hay thánh gì đó rồi" có lẽ cả một luận án Tiến sĩ cũng chưa đủ. Vì thế tớ thấy tớ không đủ sức để có thể bàn đến nó.
    Đừng phức tạp quá thế. Ý tớ nói hiện tượng của những người đi chùa ngày rằm, mùng một toàn cầu xin khấn vái mang tính thần, thánh. Như vậy cái sự hiểu về Phật nó chưa rõ ràng lắm. Mà thôi, chốt cái này khép lại cái sự miên man bên ngoài nhỉ:


    "Dẫu xây chín bậc phù đồ
    Không bằng công đức cứu cho một người"


    Mặc định

    Có một chút biết về văn hóa cổ, tớ còn xót xa hơn nhiều khi thấy các di sản bị phá hoại, bị làm hỏng, bị ăn cắp, bị đánh tráo, bị hủy hoại dưới cái gọi là "tu bổ di tích" ấy chứ. Tớ thấy hàng loạt hoành phi, câu đối cổ với nét chữ tuyệt đẹp vô giá bị vứt đi (hoặc bán đi) để thay vào những "sản phẩm khắc gỗ" cẩu thả vàng chóe lọe, chữ thì tởm lợm và sai lè của những thầy đồ nửa mùa; những pho tượng gỗ cổ để lăn lóc nhường chỗ cho mấy đống gạch phủ sơn vàng...
    (Gần đây nhất là bộ tượng kép chùa Hòe Nhai bị sơn lại, trông sợ kinh khủng).

    Tiếc là tiếc dưới khía cạnh văn hóa lịch sử bị suy đồi, hủy hoại, tâm linh bị thương mại hóa... nhưng cũng chỉ là biết thế, vì thực ra đó là điều bất khả kháng.

    Xưa kia Phật cho rằng sau khi mình qua đời thì 500 năm là sẽ đến lúc Mạt pháp, giáo lý sẽ bị hủy hoại, và do đó mới phải có Di Lặc ra đời để khôi phục. Nay 2500 năm rồi, thì nếu có Mạt pháp cũng không phải là quá đáng. Nhưng Mạt pháp chưa ?

    Thực ra, nhìn sâu vào thì cái gì cũng có tính hai mặt, để rồi đi vào Trung đạo. Việc tô vẽ sơn màu mè, cầu khấn Phật như thần thánh có tính tiêu cực nhưng cũng có mặt tích cực. Con người thời nay không phải con người thời Phật sống, khác xa thời đi tìm triết lý, chân lý thuở sơ khai.

    Cũng chính vì thế trong Phật giáo có hai chữ rất hay là TÙY DUYÊN và PHƯƠNG TIỆN điều mà các tôn giáo khác gần như không dám làm theo triệt để.

    Mặc định

    Cách đây vài năm tớ cũng nghĩ như nhiều người, thấy những điều buồn cười trong lễ chùa là sai trái, nhưng với hai chữ Tùy duyên, Phương tiện thì lại có thể bao dung hơn rồi. Cái lý "đúng - sai" trong Phật giáo không đơn giản như cuộc sống thường.

    Nếu đem đúng giáo thuyết nguyên thủy ra so sánh, thì có thể nói Phật giáo ta thấy giờ là sai sạch:
    - Thờ cúng tượng Phật bằng gỗ đá là sai
    - Làm chùa tiêu tốn tiền là sai
    - Tượng thếp vàng là sai, cúng tiền cho chùa là sai
    - Các lễ giải hạn, cầu này nọ là sai
    - Kinh sách viết ra và đọc lên là sai (tâm truyền tâm, không truyền khẩu)
    - ...

    Ấy thế nhưng chính nhờ những cái "sai" đó mà Phật giáo còn truyền đến ngày nay. Nếu triệt để như thời Phật còn sống, thì đúng là sau 500 năm sẽ không còn ai biết đến giáo pháp đó nữa.

    Chính nhờ những hình thức thờ cúng, cầu nguyện, lễ lạt, cầu khấn, giải hạn, cầu bình an... mà Phật giáo mới đi vào trong dân gian được, mới sống được trong các xã hội mà người dân ăn còn đói, không biết đọc biết viết. Chính nhờ những pho tượng thếp vàng (giả) ấy mà nhiều người biết đến Phật giáo hơn, dù rằng chưa đúng, nhưng ít ra trong trăm người cũng lọc ra vài người hiểu đúng. Còn hơn là chả có ai theo để mà biết đúng sai cả.

    Và cuối cùng, thì sẽ không còn Đúng - Sai nữa, tất cả chỉ là "Bất nhị pháp môn".

    Mặc định

    Có nhiều người nói Phật giáo bản thân gốc gác không phải là Tôn giáo, theo nghĩa hiểu của Tôn giáo là có hệ thống thờ cúng, đền đài cơ sở vật chất, thờ phụng bất cứ đấng nào như tất cả các Tôn giáo khác. Chỉ sau này trong quá trình phát triển, để tiếp cận với nhiều đối tượng, mới hình thành nên các hệ thống chùa chiền, lễ nghi, tranh tượng, thờ cúng mà ta thấy ngày nay.

    Vốn gốc Phật giáo không và không thể truyền bằng hình thức lễ nghi, nên các hình thức đó chỉ là cái phương tiện rất bên ngoài cho nội dung sâu xa mà không phải ai cũng có thể hiểu được. Người vô minh thì còn phân biệt nơi này là chùa, nơi kia không phải chùa; nơi này đẹp nơi kia xấu; chỗ này tượng tróc sơn, nơi kia tượng thếp vàng; lời này là cầu lợi, lời kia không... Hết vô minh thì ở đâu cũng là chùa, đâu cũng là Phật, lời nào cũng là nguyện.

    Nhưng còn phải vượt lên cả Vô minh và Hết vô minh, khi đó đâu cũng là chùa và cũng không là chùa, vì chùa là không mà không cũng là chùa; đâu cũng là Phật mà cũng chả có Phật...

    Vì thế, mới có những pháp thoại kì lạ mà có lẽ không tôn giáo nào dám nói đến:

    Hỏi: Phật là gì
    Đáp: Là cám ở đáy cối (Trần Nhân Tông)

    Hỏi: Phật là gì
    Đáp: Là que cứt khô (Thiền sư Vân Môn)

    "Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ" - Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ (Thiền sư Vô Môn)

    Diễn giải thì phiền phức lắm. Ý tớ chỉ muốn nói là: đừng có câu nệ vào cái gì qúa, câu nệ khiến lầm tưởng như quý Phật giáo mà thực ra lại hiểu sai hoàn toàn Phật giáo.

    Tiếc vì khía cạnh di tích lịch sử văn hóa thì còn được, chứ tiếc vì khía cạnh Phật giáo thì nhầm rồi. 

    Mặc định Quán Thế Âm Bồ tát

    Hình tượng được tôn sùng bậc nhất trong Phật giáo Đại thừa là Quán Thế Âm bồ tát. Theo Tịnh Độ tông thì Quán Thế Âm chỉ là một bồ tát thị giả bên phật A Di Đà, nhưng sau đó thì được mở rộng hơn rất nhiều.

    Quán Thế Âm (đến đời Đường vì kiêng tên vua Đường Thái tông Lý Thế Dân của ông nên đổi thành Quán Âm, rồi lại chệch âm / biến âm / nhầm âm thành ra Quan Âm) tức là thấu được hết âm thanh của thế gian, để cứu độ cho thế gian. Các bậc Bồ tát đã đạt chứng quả, nhưng phát nguyện vẫn ở lại thế gian để cứu giúp chúng sinh, chứ không lên thành Phật. Bậc cứu độ được biết đến nhất là Quán Thế Âm.

    Quán Thế Âm trong hình tượng gốc là nam, nhưng để cứu độ cho chúng sinh thì có rất nhiều hóa thân, trong đó có hóa thân là nữ. Trước kia tranh tượng Quán Thế Âm đều là nam, nhưng từ đời Đường ở TQ, do một số nguyên nhân mà chuyển sang tôn thờ hình tượng nữ. Do đó các nước theo Phật giáo Nguyên thủy thì hình tượng vẫn là nam (như các mặt Vua phật Bayon ở Angkor là hình ảnh Quán Thế Âm), trong khi đó ở TQ, VN, Hàn, Nhật thì tôn thờ hình ảnh nữ.

    Quán Thế Âm bồ tát dần trở thành hình tượng gần gũi nhất, thân quen nhất của Phật giáo, được gọi là Phật Bà,
    và cũng có rất nhiều hình tượng khác nhau trong chùa : Quan Âm Chuẩn đề, Thiên thủ thiên nhãn, Tống tử, Nam hải, Bạch Y...
    Last edited by Chitto; 07-11-2013 at 18:27.


    Mặc định Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm

    Hình tượng Quan Âm nhiều tay, nhiều mặt bắt nguồn từ các hình tượng Ấn Độ giáo cổ xưa với các vị thần: Brahma 4 mặt, Vishnu 8 tay, Shiva 4 tay, 6 tay, Yama trăm tay trăm đầu...

    Sang TQ, hình tượng này được bản địa hóa trong câu truyện cổ tích Chúa Ba Diệu Thiện. Để cứu cha mình, công chúa thứ ba Diệu Thiện (hóa thân của Quan Âm) đã chặt một tay, móc một mắt làm thuốc, dù trước đó cha đã đối xử tàn tệ với bà khi bà muốn đi tu. Từ đó hình tượng Quan Âm với nghìn cánh tay, nghìn con mắt thể hiện cho sự cứu độ vô hạn của Quan Âm. Người Việt Nam dưới đời Lê còn đi xa hơn nữa khi cho rằng nơi Chúa Ba tu hành chính là chùa Hương ở Hà Tây !.

    Những tượng Quan Âm nhiều tay cổ nhất ở VN cũng chỉ có mười mấy tay, rồi tăng lên 42 tay, một trăm tay, rồi mấy trăm tay, và đạt đỉnh điểm là 1113 tay ở chùa Mễ Sở, trong mỗi bàn tay có 1 con mắt. Kèm theo đó là từ một đầu thành 3 đầu, rồi 11 đầu.

    Tượng Quan Âm nhiều tay có thể được bày trên chính điện, hoặc bên cạnh, thậm chí là một tòa điện riêng.

    Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn (thực ra có 18 tay) ở chính điện chùa Cao (An Phụ).
    Pho tượng này còn được gọi là Quan Âm Chuẩn đề, vì hai bàn tay ở giữa bắt ấn Chuẩn đề, một loại ấn tối cao trong Phật giáo đại thừa.

     

    Last edited by Chitto; 26-05-2008 at 16:26.

    Mặc định Quan Âm 42 tay chùa Hội Hạ

    Pho tượng Quan Âm có 42 tay được xác định là cổ nhất, được làm đời Mạc, cách đây gần 500 năm. Pho này rất to, to nhất trong các pho tượng thể loại hàng chục tay này, cao hơn 3m. Phong cách đời Mạc nên tượng to khỏe, chắc chắn và nặng nề. Nay tượng để trong bảo tàng Mỹ thuật.

    Tượng này cũng gọi là Quan Âm Nam hải, vì ngồi trên tòa sen, đội trên đầu một con quỷ nổi trên mặt biển Nam hải. Hai bên có tượng Thiện tài đồng tử và Long nữ đứng hầu.


    Mặc định Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm chùa Bút Tháp

    Do tính chất nổi tiếng "Đại từ đại bi, Cứu khổ cứu nạn", hình tượng Quán Thế Âm được tôn sùng và tạo tác nhiều nhất, với rất nhiều bức tượng đẹp.

    Nổi tiếng nhất có lẽ là bức tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn chùa Bút Tháp tạc vào thế kỉ 17, được coi là tuyệt tác, một "tập đại thành" của nền điêu khắc Việt Nam. Bức tượng chứa đựng trong đó nhân sinh, thế giới quan Phật giáo đầy đủ. Từ dưới lên, có thể thấy cả cảnh âm phủ thông qua 4 quỷ sứ, mặt biển nam hải với con rồng đội đài sen, ánh mặt trăng từ giữa lòng phật bà, những cánh tay nuột nà, 11 đầu Phật với A Di Đà trên cùng, và gần một nghìn cánh tay nhỏ tỏa ra như hào quang rực rỡ.


    Mặc định

    Tượng Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn loại có mười mấy tay đến vài chục tay còn khá nhiều; nhưng loại có đến khoảng nghìn tay thì mà tượng cổ thì rất hiếm, theo tớ biết và đã đến tận nơi thì chỉ có 4 pho trên toàn miền bắc thôi. Gần đây nhiều chùa có điều kiện cũng làm tượng đủ nghìn tay, và thường lấy mẫu theo tượng chùa Bút Tháp.

    Tượng cổ loại nghìn tay mà tớ đã đến thăm chụp ảnh nằm ở các chùa:
    - Chùa Thánh Ân: là pho cổ nhất
    - Chùa Bút Tháp: là pho đẹp nhất
    - Chùa Tam Sơn
    - Chùa Mễ Sở: là pho có nhiều tay nhất

    Tượng loại nghìn tay thường đồ sộ nên đặt ở tòa riêng, không để trên bàn thờ chính. Tuy vậy tại chùa Thánh Ân, pho tượng cổ này được để chính giữa. Những cánh tay của tượng có phong cách rất đặc biệt. Pho tượng tuổi khoảng 400 năm.

     


    Mặc định Quan Âm tống tử

    Trong các ngôi chùa miền Bắc còn có một bộ tượng mà tôi chưa thấy ở ngôi chùa nào miền Trung, miền Nam, đó là bộ Quan Âm tống tử (tiễn con).

    Bộ tượng mô tả Quan Âm trong kiếp Thị Kính, rất nổi tiếng ở miền Bắc với vở chèo Quan Âm Thị Kính. Quan Âm khuôn mặt hiền từ trong tư thế ôm con (thực ra là con của Thị Màu), giã biệt con trước khi qua đời - về cõi Phật. Pho tượng thể hiện lòng thương yêu của Bồ tát Quán Thế Âm với chúng sinh như mẹ thương con, và thể hiện tình mẫu tử mà dân gian hằng kính ngưỡng.

    Bộ tượng Quan Âm tống tử có nét rất gần gũi với hình tượng Đức Mẹ bế Chúa hài đồng trong Thiên Chúa giáo.

    Bộ tượng Quan Âm tống tử chùa Tây Phương. Tượng người con đã bị mất, người ta thay vào bởi một tượng khác, không đúng cỡ nên trông buồn cười. Hai bên là Thiện tài Đồng tử và Long nữ đứng hầu. Ở khối đá bên cạnh là một con vẹt, chính là Thiện Sỹ - chồng của Thị Kính hóa thành.

    Mặc định Chuẩn đề

    Trong các hóa thân của Quán Thế Âm, có hóa thân được tôn sùng là Phật, thậm chí là Phật Mẫu, đó là Chuẩn Đề.

    Chuẩn Đề có nghĩa là Tối thượng bồ đề, tức trí tuệ từ bì tối thượng, là cốt lõi của Phật pháp. Vì thế vị Chuẩn Đề được gọi là Phật Mẫu. Là Phật nhưng không vào Vô dư ý Niết bàn, mà vẫn ở lại thế gian để độ chúng sinh, nên cũng lại là Bồ tát. Và Chuẩn Đề lại cũng chính là một hóa thân của Quán Thế Âm. Nghĩa là hình tượng Quán Thế Âm rất nhiều hình trạng, rất phong phú đa dạng.

    Tượng Chuẩn Đề Bồ tát khác với tượng Quan Âm nhiều tay thông thường ở chỗ:
    - Tượng Chuẩn Đề có 3 con mắt, một con mắt nằm giữa trán.
    - Chuẩn Đề có đúng 18 tay. Nhiều hơn hay ít hơn thì không phải là hóa thân Chuẩn Đề
    - Hai tay chính chắp vào giữa bắt ấn Vô thượng. Đây là một loại ấn rất riêng, nhìn thấy là nhận ra.
    - 16 tay còn lại cầm các loại pháp khí: phướn, lọng, quạt, tràng hạt, chử, chuông, hoa sen...

    Chùa miền Bắc xưa thường không có tượng Chuẩn Đề. Thời gian gần đây mới xuất hiện. Do đó thường không để ở chính điện, mà phía trước, hoặc phía sau, hoặc một bên.

    Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề chùa Pháp Vân.

     


    Mặc định Bạch Y Đại sỹ

    Quán Thế Âm có nhiều hình tượng, một hình tượng rất phổ biến nữa là Quan Âm áo trắng, cầm tịnh bình và cành dương, gọi là Quan Âm Đại sỹ. Hình ảnh này cả trong tranh lẫn điêu khắc đều nhiều.

    Tượng Quan Âm cầm bình đứng ngoài trời hiện giờ rất phổ biến ở nhiều chùa, đầu tiên là từ miền Nam, miền Trung rồi dần ra miền Bắc.

    Trước kia chùa miền Bắc không bao giờ có tượng Quan Âm đứng ngoài trời, nhưng giờ được dựng ở nhiều chùa. Một số chùa cổ truyền thống thì vẫn không dựng, nếu có dựng Quan Âm các thì cũng là tượng Quan Âm ngồi đài sen trong một tòa các, chứ không đứng ngòai trời.

    Hình tượng này xuất hiện từ miền nam, và theo tớ, thì do người Minh hương từ Phúc Kiến mang sang. Người TQ vượt biển rất tôn sùng hình ảnh Quan Âm Nam hải, tin rằng bà hiện ra trên mặt biển để bảo hộ các đoàn thuyền vượt qua sóng gió biển khơi. Hình ảnh này rất giống bà Thiên Hậu. Sang VN, họ mang niềm tin đó vào hình tượng Quan Âm đứng ngoài trời.

    Đó là giả thiết của tớ, vì truyền thống chùa cổ VN từ miền Bắc, và cả miền Trung đều không có. Chỉ thời gian gần đây mới xuất hiện, và là từ miền Nam ra.

    Mặc định

    Như vậy trong một ngôi chùa, có thể có đến 4 tượng Quan Thế Âm dưới các hóa thân khác nhau: Thiên thủ thiên nhãn, Tống tử, Nam hải, trong Di Đà tam tôn. Điều này cũng không có gì là quá, bởi vị Bồ tát này có nhiều hóa thân khắp thế gian.

    Tượng Bạch Y Quan Âm ở núi Đá Dựng - Hà Tiên.

     


    Mặc định Ngọc Hoàng Thượng đế

    Khi truyền sang phía đông, Phật giáo của Ấn Độ gặp Đạo giáo của TQ vốn tôn thờ những hình tượng thần thánh khác. Hai bên đã có sự hòa nhập nhất định với nhau. Sang đến Việt Nam, gặp tín ngưỡng bản địa, thì lại tiếp tục hòa vào dòng của tín ngưỡng đó, tạo thêm những hình tượng mới.

    Đời Lê Trung hưng ở VN là thời mà tư tưởng Tam giáo Đồng nguyên (Ba tôn giáo Phật Lão Nho cùng một gốc) phát triển. Đầu tiên là một số hình tượng Đạo giáo được đưa vào chùa. Tiếp theo là sự hội nhập với Bản địa bằng việc đưa tín ngưỡng thờ Mẫu vào trong chùa. Thậm chí những người có công với triều đình, quốc gia cũng được thờ trong chùa, tạo nên một thế giới tâm linh chung, không còn tách biệt, mà trong đó Phật là trung tâm và cao nhất.

    Hình tượng tiêu biểu của Đạo giáo trong chùa là tượng Ngọc Hoàng Thượng đế và Nam Tào, Bắc Đẩu. Ngọc Hoàng Thượng đế là vua trời, có vai trò như Thiên chủ Indra (Đế Thích) của Ấn Độ, cai quản bầu trời. Ngọc Hoàng là hậu thân, biến thân của Nguyên Thủy Thiên Tôn, thay cho Tam Thanh tối cao cai trị thế giới thần và người. Bắc Đẩu chuyên ghi sổ sinh, Nam Tào ghi sổ tử.

    Như vậy đối với dân gian, Ngọc Hoàng là ông Trời cần tôn kính, nhưng với Phật giáo, Ngọc Hoàng chỉ là đứng đầu bậc Thiên, vẫn có sinh ra (và sẽ có chết đi), chưa thoát Luân hồi. Nhưng Phật giáo cũng chấp nhận hình tượng đó vào chùa, mà không chống đối. Vì thế trong chùa có thể thấy cả tượng Ngọc Hoàng.

    Đối với dân gian thì "cầu Trời, khấn Phật", như nhau cả, hầu như tất cả đều coi Phật giống như một bậc thần thánh có quyền phép, cũng như Ngọc Hoàng cả. Thậm chí trong SG còn có một cái chùa mang tên : Chùa Ngọc Hoàng.

    Mặc định

    Tượng của ông Bắc Đẩu trong chùa Cầu Đông. Tay ông cầm cuốn sổ sinh. Bên kia là ông Nam Tào, cầm sổ tử. Có thể thấy thấp thoáng bên trái là Ngọc Hoàng ngồi trên ngai.

    Tớ thích pho tượng này, vì nghệ nhân đã chạm hoa văn trên áo cầu kì mà mềm mại sinh động.

    (Viết về Nam Tào, Bắc Đẩu cũng rất chi là dài dòng lắm chuyện, nên thôi).

     


    Mặc định

    Trên đây, tôi đã mô tả những pho tượng trên chính điện của một ngôi chùa cổ miền bắc thông thường. Những pho tượng ấy có những đặc trưng riêng của mỗi vùng làng, mỗi thời đại, nhưng cũng không ra ngoài các bộ Tam tôn và tượng Pháp. Các pho tượng được bày trong chính điện theo vị trí cao dần lên đến tận nóc chùa, nhìn vào như một thế giới sâu thẳm, tầng tầng lớp lớp chư phật, chư thánh, chư thiên, đem lại một cảm giác uyên nguyên nguồn cội. Đây là đặc trưng riêng có của các ngôi chùa Việt, mà cụ thể hơn là chùa miền bắc, mà không nơi nào có trên thế giới.

    Chính điện chùa Phúc Khánh, ngôi tổ đình linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội. Lễ chùa Phúc Khánh luôn luôn thu hút đông phật tử nhất.

     



    Bên cạnh tượng trên chính điện, tại gian bên, tiền đường, hậu điện của chùa còn nhiều pho tượng khác nữa...

    Mặc định Thập điện Diêm Vương

    Diêm Vương nguyên là sản phẩm của thần thoại Ấn Độ giáo, chứ chả phải của TQ. Đó là tên của quỷ thần Yama là vua của các quỷ thần cõi địa ngục, là vị quan tòa xét xử tội những người chết. Yama có nhiều tay cầm nhiều vũ khí, đôi khi đánh nhau với cả các vị thần. Trên bức phù điêu lớn của Angkor Wat có đến 3 lần Yama xuất hiện.

    Phật giáo mượn Yama để mô tả địa ngục là một trong Lục đạo luân hồi. Những ác nghiệp nặng tạo ra trong cuộc sống sẽ phải nhận quả báo sa địa ngục, và Yama cũng là chủ của địa ngục đó.

    Sang đến TQ, thì phiên âm Yama thành Diêm Ma, và vì là vua địa ngục nên gọi là Diêm vương. TQ tăng từ một Diêm Ma lên đến mười vị, gọi là Thập điện Diêm vương. TQ gọi thêm một tên nữa là các vị Minh vương. Ở đây chữ Minh có nghĩa là U tối (giống như rừng U Minh) chứ không phải nghĩa là sáng như quang minh, minh bạch.

    Thật quái là từ Minh lại mang 2 nghĩa trái nhau như thế. Hiện nay thì chùa miền Nam thường dùng Thập điện Minh vương, còn miền Bắc dùng Diêm vương.


    Mặc định

    Quote Originally Posted by sungak Xem bài
    Ơ, thế Địa tạng vương bồ tát thì là sản phẩm của TQ hay Ấn độ ạ?
    (Bài này thông tin sai, đã đính chính lại sau)

    Địa Tạng Bồ tát là của Phật giáo từ Ấn Độ.

    Địa Tạng Vương Bồ tát tên là Mục Kiền Liên, là một trong 10 Đại đệ tử của Phật Thích Ca, nhiều khả năng là một người có thật. Ông được tôn là "thần thông đệ nhất".

    Truyền thuyết thần thoại hóa kể rằng sau khi tu hành đắc đạo, ông tìm mẹ là bà Thanh Đề thì thấy mẹ đã sa địa ngục. Trái ngược với con trai tu hành theo Phật, bà này rất ác độc và tạo vô vàn ác nghiệp, nên khi chết luân hồi xuống ngục A Tỳ, là ngục sâu nhất, chịu hình phạt thảm khốc.

    Dù rằng rất thần thông, nhưng Mục Kiền Liên cũng không thể cứu mẹ một cách dễ dàng. Ông phải xuống tận địa ngục thuyết pháp cho mẹ, để mẹ hồi tâm chuyển hướng ăn năn sám hối, loại bỏ dần ác nghiệp, đồng thời cầu xin chư Phật gia trì cứu mẹ. Cuối cùng bà Thanh Đề cũng được thoát địa ngục, luân hồi lên làm người.

    Nhưng cũng chính vì xuống địa ngục, thấy cảnh vô vàn chúng sinh ở đó đau khổ, nên Mục Kiền Liên phát tâm ở lại Địa ngục để cứu độ cho tất cả chúng sinh đó. Phát nguyện của ông là : "Nếu còn chúng sinh phải sa địa ngục thì không lên Niết Bàn". Do đó dù đã đắc quả nhưng ông không thành Phật, mà chỉ là Bồ tát.

    Bởi thế Mục Kiền Liên được mang tên Địa Tạng Vương Bồ tát, là Giáo chủ của cõi U Minh. Vì Phật còn ở trên chư Thiên, nên Địa Tạng cũng ở trên Thập điện Diêm vương.

    Ngày nay ở chùa, cầu khấn cho người đã khuất thì tìm đến với Địa Tạng.

    (Bài này tôi nhầm, Địa Tạng vương Bồ tát và Mục Kiền Liên là hai vị khác nhau. Do viết đã lâu nên không sửa lại nữa).
    Last edited by Chitto; 18-07-2009 at 21:16.



    Mặc định

    Tượng Thập điện Diêm vương ngồi hai bên, mỗi bên năm vị.

    Vào chùa cứ thấy một loạt tượng trông na ná nhau, cùng đội mũ mặc áo thụng, ngồi cầm hốt hai bên tường chùa, mỗi bên 5 vị thì đó là Thập điện Diêm vương.

    Có vị thì tóc trắng, tóc đen, râu dài, râu ngắn,... là tùy vào trí tưởng tượng của người tạc tượng, không có chuẩn nào hết.


    Mặc định

    Địa Tạng Vương Bồ tát được tạc tượng với đặc trưng là đội mũ hoa sen, khoác áo cà sa, tay cầm một cây gậy tích trượng, rất giống hình tượng của Đường Tăng - Huyền Trang đã rất quen thuộc trong Tây Du Ký. Trong truyện Tây Du Ký có viết là sau khi Pháp sư Huyền Trang khoác áo cà sa, cầm gậy tích trượng, đội mũ Tỳ lư, thì trông giống hệt Địa Tạng bồ tát. Do đó có thể nói hình tượng của Đường Tăng là lấy từ Địa Tang ra.

    Trang phục này là trang phục chạy đàn của Pháp sư trong Phật giáo Trung Quốc, dùng để cúng siêu sinh cho người đã mất. Địa Tạng có thể ngồi hoặc đứng, cây gậy vẫn trong tay phải.



    cristal 

    Mặc định

    Topic này rất nhiều thông tin tổng hợp ngắn gọn hữu ích. Cảm ơn bác chitto đã bỏ công chia sẻ với mọi người
    Miền bắc toàn chùa theo Đại thừa nhỉ. Khi nào bác chitto vào Huế đà nẵng nhớ tìm hiểu về các ngôi chùa theo Phật giáo nguyên thuỷ- Nam tông nữa nhé.
    Em cũng đang quan tâm đến vấn đề phật giáo và tâm linh, ko biết bác thế nào chứ em thấy có nhiều điều huyền diệu trong đó.

    Mặc định

    Theo tớ, thì muốn tìm hiểu Phật giáo Nguyên thủy - Nam truyền thì phải vào miền Nam, vùng Sóc Trăng, nơi có những ngôi chùa Khmer. Ở Huế hay Đà Nẵng vẫn là Đại thừa thôi.

    Có một số nhánh Đại thừa vẫn thực hành các nghi thức Nguyên thủy như Khất thực, khoác áo lộ tay phải... đấy nhé. Các kinh Đại thừa gốc vẫn viết trên lá bối, chữ Phạn như kinh Thượng tọa bộ mà.

    Muốn biết là theo tông nào, thì phải xem nội dung, chứ không phải hình thức.

    Mặc định

    Liên quan đến Địa ngục, Âm phủ, Mật Tông có lẽ là phái tìm hiểu sâu về sự Chết nhất.

    Một số chùa miền Bắc có chịu ảnh hưởng của Mật Tông còn làm hình tượng của Địa Ngục. Như chùa Trăm Gian có bộ phù điêu gỗ mô tả Thập điện Diêm vương với 10 cảnh khổ hình ở địa ngục như cưa người, bỏ vạc dầu, đốt lửa, bẻ chân tay, núi đao, biển máu... trông rất ghê rợn.

    Một số chùa thì tạo "Cảnh thập điện" dưới dạng các hang núi dưới âm phủ. Dưới cùng là các quỷ đầu trâu mặt ngựa với các hình phạt, cảnh leo cầu vồng; trên đó một chút là các phán quan của Địa ngục, các vị thần tướng canh giữ; trên nữa là các Diêm Vương cai quản; trên cùng là các Bồ tát, Phật đang đứng ngồi... Những chiếc hang giả này mô tả sự đối lập giữa địa ngục thảm khốc và cõi Phật an lành. Ngay bên dưới cũng có những hình người chắp tay đứng, mô tả những người dù ở dưới Địa ngục, nhưng có lòng hướng về Phật thì cũng được an lành không phải chịu cảnh khổ sở.

    Những cái này mang màu sắc TQ và Mật Tông nhiều hơn Phật giáo gốc từ Ấn Độ.

    Mặc định

    Chiếc hang Địa ngục ở chùa Láng, ngôi chùa mang sắc thái Mật Tông nổi tiếng do Từ Đạo Hạnh tạo dựng.

     



    Mặc định

    Quote Originally Posted by cristal Xem bài
    Bạn Chít- tô, phật giáo Nguyên thủy ko liên quan tới Đại thừa và phái Mật tông. Hai hình thức này ra đời sau khi Đức Phật nhập niết bàn rất lâu.
    Đại thừa chủ yếu đi sâu vào lễ bái.Mật tông thì phát triển về niệm chú và thần thộng CHỈ có bên Nguyên thủy là theo con đường xả bỏ của Đức Phật.
    Theo tôi, nhận định của bạn là dựa vào Hình Thức chứ không phải nội dung. Nếu nói Đại Thừa chủ yếu đi sâu lễ bái thì mới chỉ là nhận định về mặt hình thức chứ đâu phải bản chất của Đại thừa. Tương tự nói Mật Tông chỉ phát triển về Niệm chú và Thần thông thì cũng là Hình thức thôi. Bản chất sâu xa, thiết tưởng không dễ gì phân định.

    Tớ không định và cũng không dám đi sâu vào nhận định, phân tích bản chất, nội dung, triết thuyết, định hướng của Phật giáo nói chung và các Tông phái nói riêng.

    Trong topic này chủ yếu để đưa ra những hình thức thờ cúng trong chùa mà tớ đã gặp thôi, và thực ra nội dung chủ yếu là để "đề cao" Văn hóa Việt trong các ngôi chùa. Do đó với những ngôi chùa mang ít văn hóa Việt (như chùa Khmer, chùa Tàu) tớ sẽ không nói đến mấy đâu. Bạn nào có thông tin thì cùng đóng góp, chứ tớ không định thảo luận về Phật giáo.

    Mặc định Cấp Cô Độc trưởng giả

    Quote Originally Posted by hoaha Xem bài
    (Xin đóng góp cái ảnh Vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc như bác Chitto nêu bài viết trên)

    Ngày nay khi đạo Phật không còn trong giai đoạn cực thịnh xưa kia nữa thì khu vườn vẫn được giữ và sử dụng như một công viên

    Các giáo đoàn quốc tế vẫn thường xuyên tổ chức hành hương và truyền dạy giáo lý về việc làm phúc cúng dường tại vườn của ngài Cấp Cô Độc
    Ông Cấp Cô Độc không chỉ được tôn kính vì hành động cúng dường khu vườn quý cho Phật, mà còn vì lòng tốt rất mực, sự mộ đạo rộng lớn và sự bảo hộ chư tăng của ông. Ông là một trưởng giả giàu có, nhưng dùng tiền bạc của mình để chu cấp cho những người nghèo khó, cô nhi quả phụ, nên mới mang tên là Cấp Cô Độc, tức là chu cấp cho người cô độc.

    Với công đức đó của ông, người ta tôn ông là vị thần chủ gìn giữ cho các ngôi chùa. Vì thế chùa cổ bao giờ cũng có tượng thờ ông, mang tên gọi là Đức Ông, hay Đức Chúa Ông.

    Tượng Đức Ông chùa Tây Phương

     



    Mặc định Đức Ông

    Tuy nhiên, dần dà trong dân gian ít người còn để ý đến nguồn gốc ngài trưởng giả Cấp Cô Độc, mà tượng Đức Ông còn có lúc được coi là Long Thần, hay đơn giản tức là vị thần canh giữ chùa.

    Tượng Đức Ông, với vai trò là một vị thần chủ, do đó được thêm vào các hầu cận văn võ hai bên. Trong dân gian có phong tục khi đứa trẻ khó nuôi thì làm lễ "bán con lên chùa", tức là bán cho Đức Ông. Như thế là bán cho một vị thần, chứ không phải bán cho Phật, vì Phật thì làm sao mua bán được.

    Việc bán con lên chùa cho Đức Ông cũng có liên quan đến lịch sử trưởng giả Cấp Cô Độc, vì ông cũng cứu giúp cho rất nhiều trẻ nhỏ, nuôi dậy chúng. Bán con cho Đức Ông cũng là nhờ phúc đức của ngài che chở.



    Mặc định

    Quote Originally Posted by Akhin Xem bài
    Nhìn ông Cấp Cô Độc ở chùa Tây Phương hơi giống Quan Vũ.
    Vầng, giống ở bộ râu dài thôi, chứ không phải.

    Tượng Quan Vũ đặc trưng phải là bộ mặt đỏ rực đi với râu dài; và hai bên có Quan Bình và Chu Thương cầm Long đao đứng hầu. Tượng Quan Vũ thường mặc áo màu xanh. Trong chùa Trấn Quốc ở HN có bộ ba tượng này khá đẹp.


    Mặc định

    Quote Originally Posted by Akhin Xem bài
    Chùa Quỳnh Lâm

    Nơi thờ 1 trong tứ đại Thần Khí An Nam: Tượng Phật Quỳnh Lâm

    Tượng đức Thích Ca Mâu Ni cao hai trượng, trong đó hai ngài cho yểm 18 viên xá lợi tử của 18 vị bồ tát của Đại Việt và 360 viên đá lấy từ 360 đền thờ các thánh, các thần linh và các anh hùng Đại Việt.

    Tuy là tượng Phật nhưng lại thờ những vị bồ tát và anh hùng nước ta nên linh khí các ngài hợp lại rất mạnh. Hai ngài Minh Không, Đạo Hạnh đặt tượng Phật đó tại chùa Quỳnh Lâm trên núi Quỳnh Lâm thuộc Đông Triều, Quảng Ninh mặt hướng phía Bắc. Như vậy vừa trấn được phương Bắc vừa trấn được biển Đông.

    Khi giặc Minh xâm lước nước Nam năm 1407, chúng phá chùa Quỳnh Lâm đi và chở tượng phật Thích Ca Mâu Ni về Kim Lăng, Trung Hoa.
    Tớ không biết bạn Akhin lấy nguồn thông tin này ở đâu, vì tất cả các thông tin tớ đọc được thì đều không nói như vậy

    1. An Nam tứ đại khí chứ không có chữ Thần khí. "Đại khí" là những vật cực kì lớn, thuộc về vật chất, còn chữ "thần khí" là dùng cho khái niệm thuộc về tinh thần.

    2. Tượng chùa Quỳnh Lâm là tượng phật Di Lặc, vị phật tương lai, chứ không phải phật Thích Ca. Lưu ý rằng quan niệm phật Di Lặc vào thời đó không phải là ông Di Lặc bụng phệ cười toe toét như về sau này đâu.

    3. Theo sử ghi lại thì tượng cao 6 trượng (khoảng 15 - 18m, thậm chí 20m) chứ không phải chỉ có 2 trượng (5,5 - 6m)

    4. Thông tin về các đồ yểm trong tượng, có vẻ như tưởng tượng ra, vì không thấy tài liệu nào ghi điều đó. Tất cả sách sử Việt về Phật giáo cũng không bao giờ ghi là trong lòng tượng yểm cái gì, vì đó thuộc về bí mật linh thiêng, không thể tiết lộ. Nhất là thời lập tượng, đời Lý, chắc là chưa thể có đến 360 đền thờ các anh hùng, thánh thần... Hơn nữa thời Lý thì Phật giáo tương đối thuần khiết, chưa dung hòa Tam giáo như đời Lê, nên chuyện lấy đá từ các đền đem vào chùa có vẻ là được thêm thắt.

    5. Người khởi công đúc tượng Phật lớn là thiền sư Không Lộ, chứ không phải Đạo Hạnh.

    6. Vì tượng quá lớn, người Minh không thể "vận chuyển" đi đâu được. Ngay người thợ đúc xưa cũng phải đúc tại chỗ, chứ không thể chuyển từ đâu đến. Do đó không có chuyện tượng bị chuyển về Kim Lăng.

    Trong tư liệu sử không thấy nói đến tượng bị phá hủy ra sao. Có thể đoán rằng cùng với việc phá hủy chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, đồng tháp Báo Thiên, thì nhà Minh cũng phá hủy tượng để lấy đồng làm vũ khí.


    Theo tôi, tư liệu mà bạn Akhin đưa ra bên trên về chùa Quỳnh Lâm không chính xác, nhiều điểm sai lệch với sử và với thông tin có thể kiểm chứng về chùa Quỳnh Lâm. Đặc biệt là thông tin về 360 viên đá của các thánh, thì hình như thông tin này là từ mấy vị thầy cúng, theo đạo Mẫu, hầu Tứ phủ, chứ nguồn tin từ Phật giáo thì không thấy có chuyện này.
    Last edited by Chitto; 21-07-2009 at 08:42.


    Akhin is offlinePhượt thủ

    Mặc định

    Mô Phật. Truyền thuyết, nguyên từ đó đã bao gồm hết ý nghĩa của nó. Bần Tăng tu hành bao lâu nay, dọc ngang chùa chùa chiền cũng rốt cuộc cũng chỉ ngộ được 2 chữ google. Giờ đây thí chủ vặn bần tăng là Phật Adiđà hay Phật Thích Ca hay Phật Di Lặc, chả nhẽ bần tăng lại đằng vân vào cõi internet mà bới câu tìm chữ.

    Theo thiển ý bần tăng, ngày xửa ngày xưa đó. Có mấy ông sư tu hành bên Ấn Độ về rồi, Với truyền thống chuộng bằng cấp ngoại cộng với sự quen biết lớn của Thiền sư Đạo Hạnh và Cụ Uẩn nguyên hoàng đế đương triều. Thế là các ngài đại sư đi quyên góp đồng làm nên 4 bảo vật to lớn bằng đồng.
    Đó là thời Lý, thời thịnh trị của đạo Phật, lại thêm bệnh thành tích và kỷ lục nên tất lẽ được các quan lại địa phương PR hết mức thành ra nổi tiếng. Lại vốn cái máu thù Tàu từ xa xưa, nên tội gì nhân dân không thêm bớt kiểu tao có tài sang Tàu vác được hết đồng của thằng hàng xóm để xây nhà. Nó tức lắm nhưng k làm gì được.

    Rồi năm tháng đổi dời, đến đạo Phật còn có lúc suy vi đâu riêng gì tượng Phật, chẳng biết phải túng kém làm liều mà dân chúng chia năm xẻ bảy tứ khí ra đổi miếng cơm manh áo, hay loạn lạc binh đao chuyển thành súng đạn mà giờ đây tứ khí chỉ còn là truyền thuyết tam sao thất bản.


    Mặc định

    Bạn Akhin à, không biết bạn có đọc các bài trước tôi viết không.

    Bên cạnh việc dùng Google thì cũng cần phải có sự hiểu biết nhất định, để khi viết về những vấn đề có liên quan đến lịch sử văn hóa, nhất là lịch sử văn hóa của chính dân tộc mình thế này.

    Tôi nghĩ bạn không nên dùng cách xưng hô trên - dù chỉ là vui đùa - khi mà bạn không buồn quan tâm phân biệt Phật Thích Ca và Phật Di Lặc, không buồn biết rằng Từ Đạo Hạnh không sống vào thời Lý Thái Tổ, không biết rằng Tứ đại khí không được làm vào cùng thời (từ cái đầu tiên đến cái cuối cùng cách nhau hơn 100 năm).

    Có thể bạn đi nhiều chùa chiền nhưng có vẻ bạn lại không coi trọng chính lịch sử dân tộc mình.

    Nếu chỉ đơn thuần là post ảnh các chùa như kiểu bạn nói "ngang dọc chùa chiền", thì tôi cũng không lập ra topic này làm gì, vì đó không phải mục tiêu của topic.

    Nếu bạn có ý thích tham gia, thì mong bạn cũng có phong cách cầu thị khi mà người khác muốn tìm hiểu sự chính xác của các thông tin bạn đưa. Đừng nói "truyền thuyết chỉ là truyền thuyết", vì điều tôi nhận định là Chính sử đó.

    Mặc định Thánh hiền

    Đối xứng với tượng Đức Ông, thường có tượng Thánh Hiền.

    Pho tượng tạc hình một vị Tăng đầu đội mũ hoa sen, tay phải bắt ấn Cát tường hoặc ấn Vô úy, tay trái để ngửa trong lòng, ngồi thả chân chứ không xếp bằng như tượng Phật, Bồ tát.

    Xét về tổng quan, tượng này đại diện cho tất cả các vị Thánh trong Phật giáo đã có công lưu truyền, hoằng bá Phật pháp nói chung. Về cụ thể, thì tượng được coi là tượng thờ riêng Tôn giả A Nan Đà, vì ông là đại đệ tử có công lớn nhất trong việc kết tập kinh sách, nên được coi là vị Thánh Tổ tiếp tục truyền bá phát triển Phật giáo. Do đó nhiều chùa đề tên tượng này là A Nan (hoặc Át Nan - tùy phiên âm).

    Hai bên tượng Thánh hiền có hai thị giả. Nhiều chùa thì hai thị giả này có hình dáng dữ tợn, một bên mặt đen sì hoặc xanh lè gọi là Tiêu Diện Đại sỹ, một bên trắng hơn là Quỷ vương. Tượng Tiêu Diện đại sĩ tượng trưng cho Bồ tát hóa thân xuống địa ngục để cứu độ chúng sinh nơi đó, nhưng để phù hợp với cõi địa ngục nên mặt mũi cũng hung dữ, dù có tâm Phật. Do đi khắp các cõi ngục, nên lửa địa ngục thiêu cháy mặt Bồ tát, mặt trở thành đen hoặc xanh. Quỷ vương sau khi nghe được Phật pháp từ Tiêu Diện cũng phát nguyện hộ pháp cõi địa ngục. Do đó hai tượng này bày ngang với nhau.


    Tượng Thánh hiền chùa Bà Đá.

     



    Mặc định

    Trên đây là những bộ tượng phổ biến ở chính điện các chùa miền Bắc. Một số bộ tượng phổ biến cho tất cả các chùa Đại thừa, như bộ Di Đà tam tôn, Hoa Nghiêm tam thánh.

    Ngoài ra, tùy thuộc vào truyền thống của chùa, có thể có các bộ tượng nữa trong chính điện hoặc hai bên hành lang chùa:
    - Tượng thập bát La hán
    - Tượng Thánh Tổ
    - Tượng Pháp
    - Tượng thần
    - Tượng Giám trai
    - Tượng người có công với chùa

    Và hệ thống tượng Mẫu được đưa vào chùa từ đời Lê, khi đạo Mẫu phát triển.
    Last edited by Chitto; 26-06-2008 at 22:11.

    Mặc định A la hán

    Trong nhiều chùa cả nam bắc, tượng Thập bát La hán được đặt ở hành lang hai bên, mỗi bên 9 vị. Ở hầu hết các chùa, các tượng La hán này đều có dáng vẻ chung chung về khuôn mặt, hình thể, chỉ có tư thế là khác nhau. Những nghệ nhân dân gian tạo tác các vị giống như những vị sư nằm ngồi thảnh thơi, hoặc đang làm một việc gì đó như đọc sách, thậm chí đánh cờ.

    Ở chùa miền bắc, các tượng La hán này thường là tượng thổ, tức là làm bằng đất sét trộn giấy bản giã, mật mía, trứng... là làm rất kĩ, vài trăm năm vẫn không hỏng. Con số 18 là bội số của 9, mang tính chất Phật giáo hơn là có ý nghĩa thực sự cụ thể. Các vị A la hán đại diện cho những người đã chứng quả ở bậc A la hán, nhưng vẫn chưa đến bậc Bồ tát (theo quan điểm Đại thừa).

    Với chùa Nội công ngoại quốc, thì chỗ bày tượng A la hán là hai dãy hành lang bao vòng quanh.


    Tượng La hán chùa Kim Sơn - Cổ Loa.

     



    Mặc định

    Quote Originally Posted by zanghoang Xem bài
    em thắc mắc là: bác xếp Quán thánh vào cơ sở tôn giáo: quán, nhưng tại sao hiện nay người ta vẫn gọi là chùa Quán Thánh hở bác?

    phải chăng có sự sát nhập, giao thoa nào đó ợ ?
    Chắc bác nhầm Quán Thánh với chùa Trấn Quốc. Chưa ai gọi nơi này là chùa cả.

    Quán Thánh là tên gọi dân gian của một ngôi Đền ở phía bắc của Thăng Long. Quanh tên gọi của đền cũng có nhiều điều phải nói.

    Ba chữ trên cổng ghi rõ là Chân Vũ quán, như vậy là Đạo quán của Đạo giáo. Đạo quán này thờ Chân Vũ Đại đế, là một vị thần tối cao của Đạo giáo. Ở Trung Quốc ngài có rất nhiều tôn xưng, gần như có đủ mọi tôn hiệu cao quý nhất có thể có.

    Thế nhưng có một điều riêng là người Việt Nam không gọi đúng tên là Chân Vũ, mà lại chệch đi là Trấn Vũ. Trong chữ hán thì chữ Trấn nhiều hơn chữ Chân một bộ "kim". Người TQ hình như không dùng tên Trấn Vũ.

    Thời khởi thủy được dựng, thì là đền Trấn Bắc, và là một ngôi đền, nghĩa là thờ thần, không có giới tu hành đạo giáo ở đó. Sau đó có thể đến khoảng đời Lê mới có giới đạo sĩ đến sống, hành đạo tại đây, nên đền đổi thành Quán. Nhưng khi giới đạo sĩ không còn ở đây nữa, thì dân gian lại gọi là đền, đền Trấn Vũ.

    Chữ viết chính thức trên cổng "Chân Vũ quán" thì hầu như không ai để ý đến.
    Last edited by Chitto; 19-04-2009 at 11:13.

    Mặc định

    Đền Trấn Vũ - Chân Vũ quán chưa bao giờ là chùa. Thế nhưng bác có thể thấy một số đạo quán khác đã biến thành chùa rồi đó.

    Rõ nhất, và bác hoàn toàn có thể vào thăm để thấy, đó là ngôi chùa Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai, bên cạnh chợ Đồng Xuân.

    Vốn xưa nơi đó là ngôi Đạo quán, với tên gọi là Huyền Thiên cổ quán (bốn chữ này vẫn còn viết ở bức hoành chính giữa), có giới đạo sĩ ở đây. Nhưng sau giới đạo sĩ thất thế, không còn ai ở lại, thì người dân biến Đạo quán thành chùa thờ Phật, do đó mang tên là chùa Huyền Thiên. Di tích của Đạo quán để lại là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ rất lớn ở giữa, cũng to lắm, mỗi tội là làm bằng gỗ chứ không phải bằng đồng. Còn ngay sau tượng lại là điện thờ Phật.

    Không chỉ Huyền Thiên cổ quán bị biến thành chùa, tôi còn đã đến một số nơi khác ở Hà Tây, cũng ở trong tình trạng tương tự. Đó là Huyền Thiên đại quán - còn gọi là đền Sái - cũng đã thành chùa ở đằng sau. Tiếp nữa là Linh Tiên quán biến thành chùa Linh Tiên, Hội Linh quán biến thành chùa Hội Linh, Linh Quang quán trở thành chùa Linh Quang...

    Huyền Thiên cũng chính là Trấn Vũ. Vị này trong Đạo giáo có các tôn hiệu kinh dị như sau:

    - Huyền Thiên Thượng đế
    - Chân Vũ đại đế
    - Thượng đế tổ sư
    - Đãng Ma thiên tôn
    - Hỗn Nguyên giáo chủ
    - Ngọc Hư sư tướng
    - Bắc Cực Huyền linh đại thánh
    - Riêng ở Việt Nam thì gọi là Thánh Trấn Vũ

    Trong tôn hiệu có dùng chữ Thượng đế, là danh hiệu tối cao có thể cho một vị thần. Đó là bởi theo Đạo giáo thì Huyền Thiên chính là một hóa thân của Ngọc Hoàng Thượng đế.
    Last edited by Chitto; 05-07-2008 at 11:51.

    Mặc định

    Đây, ảnh cái cổng của Huyền Thiên cổ quán đây ạ. Bên trên cổng vẫn còn 4 chữ đó. Thế nhưng bên cạnh lại có biển ghi là "chùa Huyền Thiên".



    Vị "chủ cũ" vẫn được ngồi ở chính giữa, được hưởng sự cúng lễ. Tuy nhiên những người đi lễ hầu như không rõ về sự tích của ngài, coi ngài cũng chỉ như một vị thánh hộ pháp mà không biết ngài mới đúng là chủ nhân chính thức trước khi nhà ngài bị biến thành chùa. Chỗ ngài ngồi được mang chữ "Ngọc Hư cung", nhưng ngay phía sau lại là "Đại Hùng bảo điện".





    Mặc định A la hán

    Lâu chả đi được đâu, toàn đi các di tích lịch sử, quay lại tiếp với topic này.

    Tiếp tục về các A la hán.

    Quote Originally Posted by Chitto Xem bài
    Con số 18 là bội số của 9, mang tính chất Phật giáo hơn là có ý nghĩa thực sự cụ thể.
    Hình tượng của các A la hán có nhiều thuyết. Hình tượng hay gặp trong kinh điển là "Năm trăm la hán", vì kinh sách nói rằng sau khi Phật nhập Niết bàn, thì 500 đệ tử của Phật đã tập hợp lại để thống nhất về kinh điển. Năm trăm vị này tạo thành đại hội 500 la hán, và thường được gọi là các Tôn giả.

    Sang đến TQ, thì 500 la hán được "thần tiên hóa" bằng cách gán cho mỗi vị một sự thần thông nào đó, biến các vị thành một kiểu thần tiên pháp thuật. Vì thế mới có La hán Trường mi, lông mày dài bao nhiêu cũng được; La hán Trích Nguyệt, tay dài đến mức có thể hái được Mặt trăng; La hán Đảo hải, chân dài đến độ khuấy được biển, La hán Bố đại có cái túi chứa bao nhiêu cũng được, La hán Thác tháp tay cầm cái Tháp có pháp thuật, ...

    Tôi nhớ vào chùa Hoa Đình ở Vân Nam, tượng 500 La hán đắp khắp quanh chùa, đứng ngồi lổm nhổm, trông có vẻ ma quái hơn là từ bi.

    Tiếp thêm đó, lại có những sách nói về 3000 la hán, rồi về 16 vị La hán, mà mỗi vị đứng đầu của hàng trăm, hàng ngàn vị La hán khác... nói chung là nhiều thuyết không đồng nhất.


    Nhưng với các chùa Thiền Tông, thì Thập bát A la hán lại gắn liền với các Tổ Kế đăng.
    Last edited by Chitto; 07-07-2008 at 01:30.

    Mặc định Tổ Kế đăng

    Tổ kế đăng, nghĩa là Tổ tiếp nối truyền ngọn đèn - ánh sáng của Thiền tông. Tổng cộng có 33 Tổ kế đăng.

    Theo Thiền tông, thì Phật lần đầu dùng Thiền chính là trong cách giảng "niêm hoa", giơ một cành hoa lên để thuyết pháp. Chỉ có Ca Diếp hiểu được, nên Phật truyền pháp cho Ca Diếp. Ca Diếp trở thành Sơ tổ của Thiền Tông.

    Ca Diếp khi viên tịch thì truyền cho A Nan thành đệ nhị tổ, A Nan viên tịch thì truyền cho Thương Na Hòa Tu làm đệ tam tổ,... cứ thế ở Ấn Độ truyền đến đời thứ 28 là Tổ Bồ Đề Đạt Ma, khi đó cách Phật khoảng 1000 năm. Bồ Đề Đạt Ma rời Ấn Độ sang Trung Quốc truyền Thiền tông vào thế kỉ 6, và trở thành Tổ đầu tiên của Thiền tông Trung Quốc. Thiền tông này đã dung hòa thêm một số yếu tố triết lý của TQ.

    Tổ Bồ Đề Đạt Ma là Sơ tổ Trung Quốc, truyền tiếp được 5 đời nữa, đến Huệ Năng là Lục tổ thì không tiếp tục truyền nữa, vì khi đó Thiền tông đã phát triển đủ rộng để không cần một người lãnh đạo nữa.

    Thực ra 33 vị Tổ, sử sách chính thức chỉ ghi lại 6 vị Tổ Trung Quốc là chính xác và chi tiết, còn 27 vị trước mang tính truyền thuyết nhiều hơn, và được đưa thêm một số yếu tố huyền thoại thần thánh.

    27 Tổ thiền tông ở Ấn Độ, không hiểu sao sang TQ và VN chỉ đề cập nhiều đến 18 vị thôi.

    Và chùa theo Thiền Tông thì tượng Thập bát La hán là tượng của 18 Tổ, hay goi là 18 Tôn giả. Trong các bộ Thập bát Tổ, thì đẹp nhất và nổi tiếng nhất là 18 pho chùa Tây Phương. 18 pho tượng Tổ này là cảm hứng cho Huy Cận viết bài thơ "Các vị la hán chùa Tây Phương"



    Mặc định 18 Tượng Tổ chùa Tây Phương

    Mười tám pho tượng Tổ chùa Tây Phương được coi là một bộ tượng hoàn thiện nhất của điêu khắc gỗ Việt Nam trong thế kỉ 18. Các pho tượng đã thoát ra ngoài các khuôn mẫu chuẩn mực của các tượng Phật, Bồ tát, để mang lên mình nó những sáng tạo, cảm hứng sống động.

    Nếu như các tượng Phật thường ở trong trạng thái Tĩnh: ngồi vững chãi trên tòa sen, mắt nhắm hờ, bất động chìm trong cõi bất khả tư nghị, các nếp áo đều phủ xuống lặng lẽ; thì các tượng Tổ chùa Tây Phương ở trong trạng thái Động: đứng, ngồi, nói, thuyết, quạt, ngoáy tai... rất sinh động phong phú, các tà áo bay tung, bước chân vững chãi... Các nghệ nhân dân gian vô danh đã thổi hồn cuộc sống vào các tượng Tổ này, hơn bất cứ pho tượng nào trong chùa.

    Điều này chỉ thực sự cảm nhận được khi ngắm trực tiếp. Ở đây tôi chỉ chụp lại có tính giới thiệu, tư liệu, nên không được đẹp lắm.

    Trong 18 tổ, thì hai tổ Ca Diếp và A Nan được đặt ngay trên bàn thờ chính điện, còn 16 pho khác bày trong chùa thượng.


    Tổ thứ 1: Tôn giả Ca Diếp
    Tổ thứ 2: Tôn giả A Nan


    Ca Diếp đã từng làm kim hoàn, nên tượng ông có đeo nhiều châu báu trang sức. Ông được tạc với bộ râu và dáng vẻ như vừa khoát tay, tay áo còn đang bay.
    A Nan là người nhớ và đọc lại tất cả kinh Phật, nên được tạc trong tư thế hoan hỉ ôm bộ kinh sách. Ông là tượng trưng của các vị thánh hiền truyền giáo.

        

    Mặc định

    Tổ thứ 3: Thương Na Hòa Tu
    Tổ thứ 4: Ưu Bà Cúc Đa

    Tượng Thương Na Hòa Tu mô tả ông đang quan sát và suy nghĩ về đệ tử của mình là Ưu Bà Cúc Đa, dáng vẻ suy tư, chìm sâu vào triết lý.

    Ưu Bà Cúc Đa mỗi khi cứu độ được một người thì bỏ một thẻ tre vào trong hang. Về sau hang đá đầy đến tận nóc. Tượng ông tay trái cầm một cuộn sách, tay phải cầm một thẻ tre (đã bị mất). Tượng này ngồi nhấp nhổm rất sinh động, có cảm tưởng tượng sắp đứng lên để cật vấn người đối diện.


       





    Pho Thương Na Hòa Tu có lẽ ứng với đoạn thơ của Huy Cận:


    Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
    Trán như nổi sóng biển luân hồi
    Môi cong chua chát, tâm hồn héo
    Gân vặn bàn tay, mạch máu sôi
    Last edited by Chitto; 07-07-2008 at 16:14.

    Mặc định Tổ 5: Đề Đa Ca - Tổ 6: Di Giá Ca

    Hì hì, các bạn nào không thích có thể thấy loạt ảnh tượng này của tớ rất là chán nhá, vì hầu hết các bạn đều không quan tâm và thấy khó hiểu. Nhưng vì tớ thích các pho tượng này, nó là những pho tượng cổ đẹp nhất của Việt Nam mình, nên tớ sẽ post nguyên bằng hết.

    Tượng Tổ thứ 5 Đề Đa Ca trong tư thế chắp tay chào chư thiên. Theo truyền thuyết, khi ấy ông gặp Di Già Ca là người tu đạo tiên đang cùng với tám ngàn vị tiên đệ tử, nên chắp tay chào họ và thuyết pháp. Cả và tám ngàn chư thiên đều nguyện theo Phật pháp, Di Già Ca cũng vậy.

    Tổ thứ 6 Di Già Ca mô tả ông đang đứng giữa một chốn đông người, tay đưa ra như bấm độn, mặt ngơ ngác hoảng hốt tìm hiểu, bởi lẽ ông đang phân vân giữa đạo tiên mà ông tu luyện bấy lâu với đạo Phật mà ông mới tiếp nhận từ Đề Đa Ca.

    Hai pho này thể hiện rất hay một cặp Thầy - Trò, một bên tĩnh tại bình thản cung kính, một bên còn đang hoang mang biến động khi mới bước chân vào đạo.

        

    Mặc định Tổ 7: Bà Tu Mật - Tổ 8: Phật Đà Nan Đề

    Tổ thứ 7 Bà Tu Mật khi chưa xuất gia thích kết giao bạn bè, thơ ca, uống rượu, ăn mặc lịch sự. Tượng được tạc trong tư thế cung kính niệm phật, miệng đang há mở chào hỏi, cầu mong phúc cho người đối diện, quần áo trang phục chỉnh tề đẹp đẽ.

    Tổ thứ 8 Phật Đà Nan Đề, người béo tốt, lúc nào cũng ung dung tự tại. Dáng vẻ tượng rất hoan hỉ, người ngả ra sau thoải mái, tay cầm cái que đang ngoáy tai, quần áo xuề xòa buông thõng.

       
     

    Mặc định Tổ 9: Phục Đà Mật Đa - Tổ 10: Hiệp tôn giả

    Tổ thứ 9 Phục Đà Mật Đa đến 50 tuổi vẫn không nói, không đi ra khỏi nhà, vì chưa nghe được điều gì hay cả, cho đến khi Phật Đà Nan Đề đến tận nhà truyền pháp. Vì thế tượng tạc lúc ông đã lớn tuổi, nhưng lần đầu mới được ngộ giáo lý, thể hiện qua việc đọc cuốn sách, mặt mũi sung sướng hân hoan.

    Tổ thứ 10 Hiệp tôn giả luôn tu hành và du hành không bao giờ ngừng nghỉ, không cả đặt lưng ngủ nữa. Truyền thuyết kể khi ông đang đứng tựa một gốc cây thì nhận ra chú bé từ xa sẽ là bậc thánh, và ông đã thuyết pháp cho chú bé ngay dưới gốc cây, về sau chú bé trở thành tổ thứ 11 Phú Na Dạ Xa

       
     

    Mặc định Tổ 12: Mã Minh - Tổ 13: Ca Tỳ Ma La

    Tổ 11 là Phú Na Dạ Xa, không rõ vì sao không được nói đến và tạc tượng. Từ Tổ thứ 10 chuyển sang 12 luôn

    Tổ thứ 12 là Mã Minh, theo truyền thuyết thì có thể thuyết pháp giáo hóa cho cả giống súc vật. Tượng tạc ngài đang thuyết cho cả giống Rồng.
    Trong thực tế, Tổ Mã Minh là một nhà thơ, triết gia nổi tiếng ở khoảng thế kỉ 1, là một trong 4 thánh triết trụ cột của Phật giáo Đại thừa. Ngài là tác giả của nhiều bộ sách, trong đó có tác phẩm Đại thừa Khởi tín luận, bộ luận căn bản cho Đại thừa.

    Tổ thứ 13 là Ca Tỳ Ma La, theo truyền thuyết thì có lần mãng xà cuốn quanh thân ông muốn ăn thịt, nhưng Tổ thuyết pháp khiến rắn cũng kính ngưỡng, lại chỉ cho ngài một bậc thánh còn ẩn trong rừng là Long Thụ. Ca Tỳ Ma La thuyết pháp và truyền cho Long Thụ.

       





    Quote Originally Posted by KK172 Xem bài
    Có người bảo rằng, lúc tượng mới làm, có một chiếc que thật sự trong bàn tay ông để ông ngoáy tai, lâu ngày mới mất.
    Thì vẫn có mà. Thực ra chỉ cần thay bởi một cái que bình thường thôi, nhưng không hiểu sao người ta vẫn để nguyên vậy.

    Mặc định Tổ 14: Long Thụ - Tổ 16: La Hầu La Đa

    Tổ thứ 14 Long Thụ (Thọ) Tôn giả cũng là một trong 4 vị thánh triết Phật giáo Ấn Độ, luận sư vĩ đại nhất. Ngài là tác giả bộ Trung Quán Luận và kinh Hoa Nghiêm nổi tiếng. Thậm chí Phật tử cho rằng khi ngài nói pháp là Chuyển pháp luân lần thứ hai (lần thứ nhất là Thích Ca thuyết pháp). Thời sau coi ngài ngang hàng một vị Đại Bồ tát, một vị Phật sống. Vì thế trong 18 Tổ kế đăng, chỉ duy nhất Tổ Long Thụ được tạc ngồi trên tòa sen. Tượng Long Thụ cũng là tượng người thật duy nhất có nhục khế trên đỉnh đầu, sánh ngang với tượng Thích Ca Mâu Ni.

    Theo truyền thuyết thì Phật Thích Ca cất bộ kinh Hoa Nghiêm ở Long cung dưới đáy biển trong 600 năm. Long Thụ đã dùng thần thông xuống tận Long cung lấy bộ kinh đó. Tượng Long Thụ chùa Tây Phương ngồi bên cạnh con rồng, trên đầu rồng để cuốn kinh, là để mô tả truyền thuyết này.

    Tổ thứ 15 Ca Na Đề Bà không được nhắc đến.

    Tổ thứ 16 La Hầu La Đa xuất thân trong gia đình trưởng giả giàu có, ăn sung mặc sướng. Tượng ngài tạc trong dáng ngồi suy tư khổ não, tượng quy nhất đội khăn nhà giàu trên đầu, cầm gậy thể hiện uy thế, móng tay rất dài là biểu thị là người giàu có sung sướng thời đó (người nghèo phải lao động không thể để móng tay dài). Bên cạnh có con hươu nghe thuyết pháp.

    Tượng La Hầu La Đa được đánh giá là pho đẹp nhất trong toàn bộ 18 pho, mang dáng vẻ đời thường của một ông già Việt Nam, khắc khổ hà tiện, các ngón tay được điêu khắc ở trình độ tuyệt hảo.


        





    Đây vị xương trần chân với tay
    Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
    Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
    Tự bấy ngồi y cho đến nay
    Last edited by Chitto; 15-06-2009 at 17:39.

    Mặc định Tổ 17: Tăng Già Nan Đề - Tổ 18: Già Da Xá Đa

    Tổ 15 là Thánh Thiên tôn giả, là một trong 4 thánh triết Phật giáo, nhưng không hiểu sao lại không được vẽ hình và tạc tượng trong hệ thống 18 Tổ.

    Tổ thứ 17 là Tăng Già Nan Đề được tạc trong tư thế ngồi thiền bên bờ sông. Kiểu ngồi thiền của Tổ rất đặc biệt, không phải xếp bằng tròn hai tay trước bụng như thông thường, mà là tư thế dân dã như đang ngồi nói chuyện, mặt mũi nhẹ nhõm.

    Tổ thứ 18 Già Da Xá Đa khi còn bé thường mang một cái gương để soi lại chính mình, cho đến khi đắc đạo vẫn còn có chiếc gương đó mang theo. Vì thế tượng của Tổ trong tư thế đang bước đi, tay cầm chiếc gương tròn quay về phía sau. Pho tượng này rất sống động qua hai ống tay áo bay phất phơ.

        







    Có vị chân tay co xếp lại 
    Tròn xoe tựa thể chiếc thai non 
    Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
    Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn
    Last edited by Chitto; 15-06-2009 at 17:41.

    Mặc định Tổ 19: Cưu Ma La Đa - Tổ 20: Xà Dạ Đa

    Tổ thứ 19 Cưu Ma La Đa là vị thứ tư trong 4 thánh triết Phật giáo (3 vị kia gồm Mã Minh, Long Thụ, Thánh Thiên). Truyền thuyết nói rằng Tổ vốn là một vị tu tiên trên trời, phạm lỗi mà phải xuống cõi người. Tượng của Tổ được tạo với dáng vẻ rất béo tốt ung dung, miệng cười thỏa mãn, tay cầm một bông hoa to.

    Tổ thứ 20 Xà Dạ Đa trí tuệ thâm sâu cao siêu, được tạc với một hình dung rất cổ quái: thân thể gày gò giơ xương, tay đang cầm cái que gãi lưng có vẻ rất khó chịu khổ sở; thế nhưng đầu rất to thể hiện suy nghĩ sung mãn.

    Hai pho này thể hiện sự đối lập thú vị, giữa béo tốt thỏa mãn thoải mái với gầy gò dằn vặt khổ sở.


       

    Mặc định

    Trên đây là 18 pho tượng Tổ kế đăng Thiền tông chùa Tây Phương, là những tác phẩm kinh điển hàng đầu của nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam. Cùng với pho Quan Âm thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp, bộ tượng này được gọi là "Tập đại thành của điêu khắc Việt Nam".

    Quả thật, bộ tượng hàm chứa những nhân sinh quan của các nghệ nhân cách đây hai trăm năm một cách sinh động, đầy sức sống. Nếu như thời Lê, các pho tượng La hán chỉ mang tính hình tượng ước lệ sơ sài, các vị la hán được tạo tác với khuôn mặt, hình thể đơn điệu giống nhau, không mang chiều sâu, thì bộ tượng này có những chiều tâm thức rất rõ nét. Vui, buồn, đau khổ, vui sướng, hoang mang, suy ngẫm, dằn vặt, thỏa mãn,... đều được thể hiện đầy đủ.

    Bộ tượng Tổ này là sớm nhất, đồng thời là đẹp nhất. Chính vì thế về sau các chùa theo Thiền tông đã bắt chước phong cách này, tạo tác các hình ảnh tương tự để thờ trong chùa. Chẳng hạn trong nhà tổ chùa Quán Sứ có vẽ lại các tượng này, hai dãy hành lang chùa Côn Sơn cũng treo tranh vẽ các tượng này, hay chùa Thổ Hà còn làm bắt chước với kích thước nhỏ hơn để thờ hai bên hành lang.

    Như thế, từ những bức tượng mang tính riêng biệt, riêng có tại chùa Tây Phương, hình ảnh này đã được chấp nhận như là chuẩn mực, khuôn mẫu của các tượng Tổ kế đăng,

    Nếu ai đã có công đi thăm các ngôi chùa miền Bắc, đừng quên đến với chùa Tây Phương, để thăm những tuyệt tác của cha ông để lại.