Thứ Năm, 21 tháng 2, 2002

Nhạc vàng nghe hơi bị hay đấy...


TOPIC GỐC:


"Lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang
"Chập chờn đêm khuya thức ai phòng loan
"Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng
"Đây đó từng song the hé đợi đàn
Trương Chi - Văn Cao - 1942

Xem thế thì Nhạc Vàng là khái niệm đã có lâu rồi, là những ca khúc buồn lãng mạn, thấm thía, tê tái và rất hay. Như thế thì Buồn tàn thu, Cung đàn xưa của Văn Cao, Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong... cũng thuộc loại nhạc vàng.

Nhưng mọi người phổ biến ý nghĩ Nhạc vàng là nhạc não nề hải ngoại, bắt đầu thịnh hành trong nước từ những năm khoảng 84 - 85. Thậm chí những bài của Trịnh Công Sơn như Biển nhớ, Diễm xưa cũng được coi là thuộc loại đó. Và đến giờ mọi người cũng vẫn quen như vậy.
Đến khoảng năm 93 thì Karaoke du nhập vào và phát triển. Khi đó những băng "Những đồi hoa sim" "Linh hồn tượng đá" phổ dụng khắp nơi. Và mọi nơi, mọi lúc người ta chỉ hát nhạc vàng, đến nỗi có một thế hệ học sinh chẳng biết hát gì hơn ngoài nhạc đó.

Rồi "nhạc đỏ", "nhạc xanh" chiếm lĩnh trở lại, nhạc vàng thành một thứ đồ cổ kém giá trị dành cho những lúc buồn lòng và cho những giọng ca "không hợp thời thế". Tuy vậy nếu vào phòng Karaoke vẫn thường được nghe những bài nhạc vàng dù đã đỡ não nề hơn trước, và các giọng ca đó cũng không còn tự hào như trước nữa.

Thực ra nhạc vàng (ngụ ý nhạc buồn hải ngoại) cũng có rất nhiều bài hay, có giá trị âm nhạc cao.
Và cũng có những giọng ca tuyệt vời như Hương Lan, Khánh Ly, Lệ Thu... đấy chứ. Tại sao chẳng ai muốn bàn về nó cả nhỉ?


Nhạc vàng tuy không còn thịnh hành như trước vì đã có thứ nhạc khác thay thế. Nhưng vẫn cần nhớ rằng đã có thời đó là thứ nhạc phổ thông nhất, nhiều người biết nhất, già cũng như trẻ.

"Xưa trắng tay gọi nhau bằng hữu
"Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao.




Ngưòi tuy không to nhưng tấm lòng rộng mở

------------------------


Đôi khi tôi vẫn phân vân tại saonhững bài hát bi luỵ hải ngoại lại có thời thịnh hành đến thế. Đi đâu, ở đâu cũng có thể nghe thấy Tuấn Vũ hoặc Chế Linh.... Chắc lúc đó người ta đói nhạc quá, gặp ca khúc giai điệu nào nghe lọt tai là chấp nhận.

Nhưng nghe lại những bài như "Những đồi hoa sim" thì dễ chạnh lòng lắm. Mà thấm thật. Dù không sống trong giai đoạn đó của lịch sử thì cũng hình dung được tình cảm con người thời đó như thế nào. Không phải là cách nhìn tích cực hào hùng của các bài cách mạng, không hiện thực trần trụi như nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn. Vẫn là tình yêu trong chiến tranh mà sâu nặng nồng nàn.
"Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt...


Lúc buồn buồn nghe phù hợp tâm trạng lắm. Đặc biệt những ai trong lúc mất người yêu thì nghe nhạc vàng hải ngoại dường như có người tâm sự hiểu mình. Cũng là một liều thuốc ru ngủ.

Tất nhiên đừng nghe nhiều, nó nhụt mất hết chí khí đi.





Ngưòi tuy không to nhưng tấm lòng rộng mở

--------------------


Những tình khúc nhạc Vàng đã là một thời của âm nhạc Việt nam. Những cái tên như Thái Thanh, Kim Phượng hình như hơi quá xa nhưng một số ca sĩ cũng vẫn hát nhạc đó đấy chứ.

Tôi nhớ cách đây không lâu NSND Lê Dung còn hát Ảo Ảnh, một bài đặc sệt hải ngoại buồn bã, nhưng nghe vẫn hay. Lan Hương, ca sĩ có chất giọng tuyệt vời từng hát từ năm 4 tuổi là một ngôi sao trong làng nhạc vàng.
Và cũng chính việc Lan Hương về Việt nam mà Ca sĩ đã bị giới hải ngoại tẩy chay. Như vậy Ca sĩ và bài hát nhạc vàng thực ra đâu có xa cách với xã hội con người VN, mà nó bắt nguồn từ chính những con người VN.

Có thể nói những người tha hương họ mới thấm thía nỗi buồn đến tê tái, mới thấy tình yêu đã mất không khác gì rời bỏ quê hương, đau đớn, nên viết lên những khúc nhạc buồn như vậy.

Hôm nay vừa nghe lại mấy bài nhạc vàng, thấy nao nao.
"Kể từ sau đêm đó, sân vui đại học vắng tiếng chim ca
"Em dẫu không xoá nhoà, thì rồi cũng xa, tình cũng bay qua..

Trong các bài của Chế Linh hát, tôi rất thích bài mở đầu bằng câu:
"Khi vũ trụ lên đèn, thành phố ngả nghiêng, men rượu say mềm..
nhưng không thuộc. Có bác nào biết chép cho với??



________________________________
Ngưòi tuy nhỏ nhưng tấm lòng rộng mở
Một đêm khuya mùa đông, gió mùa đông bắc hun hút ngoài cửa. Một mình với không gian tràn ngập sự lạnh lùng. Mọi nhà xung quanh đều đã ngủ rồi. Mở rộng cánh cửa ngược hướng gió, thắp lên một ngọn nến nhỏ. Trong ánh nến chập chờn, lắng nghe những dòng nhạc vàng đang tan chảy khắp phòng.
Một cơn mưa trong bản nhạc và một tiếng gió rít ngoài trời. Một nỗi đau dang dở chia ly và ngọn cây vặn mình trong hơi lạnh. Những tiếng hát ngân dài than thở, mang nỗi buồn tê tái, mang nỗi đau chất chứa. Nghe lòng mình chùng lại, rung lên và tan ra, cảm thấy như không còn tồn tại trong cuộc sống thực, mà đang đi về một thuở xa xưa cùng những nỗi đau, nỗi buồn rất thưc.

Cuộc sống có phải lúc nào cũng là niềm vui đâu. Nỗi buồn có phải lúc nào cũng có thể sẻ chia với người khác đâu? Lúc đó còn ai nếu không phải là những khúc ca sâu lắng, những thở than hộ cho mình?

Bản nhạc hết rồi. Nến cũng gần tắt. Một đêm yên bình để đến sáng mai bừng tỉnh trong bình minh....



________________________________
Ngưòi tuy nhỏ nhưng tấm lòng rộng mở

Rất nhiều người nhầm khái niệm Nhạc Vàng như là những ca khúc buồn hải ngoại, ca khúc của miền Nam Việt Nam và sau này do các nhạc sĩ và ca sĩ VN tại hải ngoại sáng tác, biểu diễn.

Nhạc vàng là khái niệm trước kia dành cho các tình khúc lãng mạn tiền chiến, bởi những nhạc sĩ hàng đầu của âm nhạc mới Việt Nam sáng tác.
Còn nhớ trong bài Trương Chi của Văn Cao có câu:
"Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng
"Đây đó tường song the hé đợi đàn....."

Như vậy các ca khúc của Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Văn Thương, Đoàn Chuẩn Từ Linh, Đặng Thế Phong, Phạm Duy.... trước Cách Mạng đều thuộc dòng nhạc vàng, với các ca khúc âm nhạc Bác học đỉnh cao (mà về sau các ca khúc cách mạng cũng không dễ vượt qua) như:
Tiếng chuông nhà thờ, Buồn tàn thu, Đêm đông, Thiên Thai, Con thuyền không bến....

Còn có lẽ bạn đang nói đến những ca khúc Việt Nam do các ca sĩ Hải ngoại biểu diễn?
Những ca khúc đó cũng thật hay và đi vào lòng người khi ta trong tâm trạng phù hợp.
Hiện nay nhà nước không hề cấm đoán việc phát hành, nghe nó, các ca sĩ của dòng nhạc này cũng đã về Việt Nam biểu diễn như Giao Linh Tuấn Vũ, Hương Lan, Elvis Phương. Tuy vậy nó không được biểu diễn trên sân khấu chính thức.


--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


.....Buồn nào hơn đêm nay, buồn nào hơn đêm nay, khi tình xuân đã úa bụi đường
Nhiều lúc biết trách móc hay giận hờn vu vơ chỉ làm phí ngày thơ
Để rồi sau giông bão gió hiền hoà lại về
Vẫn thấy lòng hoang vu
Cuộc đời là hư vô 
Bôn ba chi xứ người, khi mình còn đôi tay.....

Có ai xa xứ khi nghe lời bài hát trên mà không chạnh lòng ???
Hãy về đây, với quê hương Việt Nam ngàn đời cằn cỗi mà nặng tình nặng nghĩa.

--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng



Thứ Hai, 4 tháng 2, 2002

DANCING là...

TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/threads/dancing-la.18554/

DANCING là...

Dancing là do tò mò: Nghe nói nhiều, đi xem, học một tí xem nó thế nào? Có gì hay mà ngưòi ta thích và thi trên toàn thế giới? - Ai cũng bắt đầu từ cánh cửa này

Dancing là để hoà nhập, giao tiếp: Bạn bè đều biết khiêu vũ, đi cùng chúng nó ngồi một chỗ ôi quá, mà thấy cũng vui. Học một tí. Kiểu này chóng chán và không khá được. Hơn một chút là để giao tiếp thông thường. Có người học được một khoá kiếm được người yêu là thôi. 

Dancing là sở thích, niềm vui: Lúc này ta cảm nhận được cái hay của khiêu vũ, dưới hình thức như là môn thể thao cho mọi mùa!!! Ra sàn nhảy thấy vui. Nói chung là thấy nhảy còn vất vả.

Dancing là sự say mê: Cảm nhận rõ ràng từng giai điệu, có thể đưa được trạng thái tâm trí vào điệu nhảy. Có bạn nhảy cũng hiểu được điều đó. Đây là một môn nghệ thuật thực sự

Dancing là thể hiện mình: Thể hiện phong cách, tình cảm, sáng tạo. Đôi khi thành khoe bước nhảy, bạn nhảy, cho mọi người biết đến mình. So với chuyên nghiệp không xa nhau nhiều lắm.

Dancing là nghề nghiệp: chuyên nghiệp. Thực ra để trở thành nghề kiếm sống thì chỉ có đi dậy, lúc này thì các thầy cô đi dậy lại hầu như không còn khiêu vũ nữa. Còn dancing biểu diễn kiếm tiền thì cũng là nghiệp dư thôi, vì tiền bồi dưỡng có lẽ không đủ bù đắp chi phí cho trang phục, băng đĩa học. Ở VN giới chuyên nghiệp chưa có (ngoại trừ - xin lỗi - đến sàn không phải để khiêu vũ mà để kiếm tiền). Và trong các cuộc trình diễn trên sân khấu cũng chưa có dancing.





Big Mouse


(Cám ơn MOD dù rằng em là ma, toàn xương với cốt, không thích giời có giăng sao gì cả.)

Không phải mọi người đều rành mạch Khiêu vũ với mình là thế nào. Có người trong lúc này say mê nhưng khi có công việc có thể quên đi. Nhưng nói chung với người đã say mê rồi thì dù do hoàn cảnh phải tạm dừng thì cũng sẽ quay lại.
Trước kia trên NVH HSSV có một dancer sau khi sinh con trên dưới 4 tháng là lại đi lại. Ai cũng lác mắt. Những người như thế không gì có thể khiến họ bỏ được.
Cũng như hiện nay nhiều người là bán chuyên nghiệp. Nghĩa là say mê nhưng vẫn có một nghề chính khác. Họ am hiểu về Khiêu vũ nhưng không hướng trọn theo con đường đó. Bởi ở VN nó chưa là nghề kiếm sống tốt được. 
Những vũ đoàn đã có nhưng phần lớn là nhảy phụ hoạ bài hát và hoàn toàn vô nghĩa, chẳng có hồn gì cả. Nếu bạn đã từng học Khiêu vũ và thích nó thì khi nhìn mấy cô mấy cậu múa may cho một ca sĩ, chẳng minh hoạ gì cho nhau cả hẳn bạn thấy buồn cười.
Gần đây có mấy bài hát theo điệu Samba, các vũ công nhảy sang kiểu gì lạ lắm, học trường múa ra chưa chắc đã khiêu vũ đẹp được.
Chính những việc đó làm mọi người có thể hiểu nhầm về Khiêu vũ Quốc tế, một môn Nghệ thuật có sức sống riêng. 

Big Mouse