Thứ Hai, 4 tháng 12, 2006

Một bức chữ

TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/threads/mot-buc-chu.291636/

Một bức chữ .......

Đối với tôi, đây là một bức chữ rất có ý nghĩa, dù thực ra ngoài chữ Nhẫn lớn nhất và một số chữ riêng lẻ, những chữ khác tôi không đọc được, và cũng không hiểu được ý nghĩa những đoạn bên trái.

Vì vậy, tôi gửi lên đây, rất mong các bác có thể dịch giúp tôi được không? Cũng rất mong các bác bình luận về chữ, đây là chữ một người không bao giờ vào đây đọc, và cũng không bao giờ biết nơi này, nên các bác cứ tự nhiên.

Tôi không dám gọi đây là bức Thư Pháp, mà gọi là bức chữ thôi.

Tôi sẽ lý giải tại sao nó lại có ý nghĩa với tôi sau.


[​IMG]

Từng phần phóng to lên, rất mong các bác dịch giúp ý nghĩa, và cho ý kiến nhận xét để tôi có thể học hỏi được. (Những phần dọc giữa bức chữ là do scan từng phần nên nó bị thế)
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]


Người viết bức này, tuy không nắm vững cơ bản của Thư pháp Hán nhưng chương pháp (bố cục) đã khá chặt chẽ. Ngoài ra, bức này còn bị một vấn đề là dòng "lạc khoản" bên trái sử dụng một bài châm ngôn bằng tiếng Trung hiện đại. Do vậy, khi đọc lên bằng âm Hán Việt sẽ không thành vần. Đây có lẽ là chỗ yếu của tác giả về cổ văn. Phiên âm như sau:
Nhẫn tự đầu thượng nhất bả đao, (âm BK là dao)
Ngộ sự bất nhẫn hoạ tiên chiêu. (âm BK là zhao)
Như năng ngộ sự tam tư hành, (âm BK là xing)
Bách ban ác sự hoá không (.....không đọc được chữ này)
Bính Tuất niên trọng hạ (Đầu mùa hè năm Bính Tuất)
Tạm dịch:
Chữ Nhẫn trên đầu có một đao,
Gặp việc chẳng Nhẫn rước hoạ vào.
Nếu biết đắn đo khi hành động,
Thì dữ hoá lành ắt chẳng sao....

tooiThành viên mới

Tôi cũng xin nói thêm về mặt mỹ thuật của bức chữ này. Nhìn chung là chương pháp khá chặt chẽ. Đó là cảm nhận đầu tiên. Tuy nhiên cần phải lưu ý ở một số điểm:
1. Giấy viết là giấy công nghiệp, không có độ hút và loang mực vì vậy nét bút rất cứng.
2. Kết cấu của các chữ (đại tự và lạc khoản) đều kém, chứng tỏ người viết chưa có công phu Thư pháp Hán nhiều đã vội tập Hành thảo.
3. Lạc khoản thời gian viết to hơn cả phần làm rõ nội dung.
4. Chưa cân nhắc khi chọn ngôn từ để viết vào tác phẩm.
Vài lời góp ý như vậy. Mong bác Chitto bỏ quá cho!

Các bác cứ nhận xét thoải mái mà. Tớ chỉ muốn biết nội dung, với ý kiến nhận xét của các bác thôi. Không phải tớ viết, không phải người thân, bạn bè, hay tri âm, tri ân tri kỷ gì cả, rất thoải mái.
Thế túm lại là: 
"tam tư hành" hay "chi tư hành"
"hóa không (không rõ)" hay "hóa vân tiêu" vậy ạ?
Các bác cứ phân tích tiếp, tớ không biết nên mới thỉnh các bác.

roseredThành viên mới

Tác giả định vận dụng thảo pháp trong Hành thư nhưng thực là chưa đến nơi. Chữ cuối tại hạ thực không hiểu là chữ gì. Tra vài bản gần với bài này thì hai chữ cuối là "vân tiêu"..... Nói chung ý của cả câu cuối vẫn là: Mọi chuyện dữ sẽ hoá giải thành không cả.

___________


Hầu như các bác đều ngó qua đây rồi, chân thành cảm tạ.
Bức chữ này nhìn dễ dãi thì cũng bình bình, nhìn kĩ thì đúng là nhiều điều đáng nói. Tớ cũng biết điều ấy.
Vốn nó cũng là một loại "tranh Nguyễn Thái Học, chữ hè Bà Triệu", nó là một Sản Phẩm, chứ không phải là một Tác Phẩm, giống như nhiều bức thủy mặc một thời bán đầy ở phố Hà Nội, vì vậy tớ mới chỉ gọi là Bức chữ chứ không phải Thư pháp. 
Và chư vị tiên sinh đều đã nhận thấy thế. 
Người viết ra nó chế bản hàng loạt, trên loại giấy công nghiệp, với năng suất theo tớ thấy rõ ràng là khá cao, nhưng thực ra lượng tiêu thụ cũng rất chậm. Sinh nhai mà. Khi người ta làm việc (tạm gọi là) nghệ thuật mà phải làm vì tiền, thì đều hèn hạ đi ít nhiều.
Nhưng đó cũng là một việc vô cùng lương thiện.

Và đây là Người viết
[​IMG]
Xin thêm là ông cũng chỉ còn một con mắt.
Cũng xin nói rõ là ông là người Trung Quốc, viết ở Trung Quốc.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 10:32 ngày 07/12/2006


Tieu__LongThành viên mới

Thật đáng khâm phục!
Trộm nghĩ, chẳng có lý do gì bảo đây không phải là một tác phẩm thư pháp hoàn chỉnh. Bởi không chỉ ở người viết mà ở cả tấm lòng gửivào tác phẩm. Theo tôi, hoàn toàn có thể coi đây là một thư pháp gia, bởi cái mà ông theo đuổi không chỉ là nghệ thuật mà còn là sự chiến thắng số phận.
Về bức thư pháp, (cũng chỉ là người đam mê nên đánh không được bài bản như bạn Duy), theo tôi mặc dù cách đi hành chưa được thanh thoát nhưng cũng có thể coi là ổn, ổn với một người như vậy, thiết nghĩ người viết cũng phải trải qua thời gian tập luyện rất vất vả và kiên trì mới viết nên được những con chữ đó. Và, danh xưng "thư pháp gia" nên dành cho những người như vậy chữ không nên nghĩ viết giỏi mới là thư pháp gia.


-----------------------------------------------

Cám ơn các bác đã cho ý kiến. 
Thú thực là bên cạnh việc nhờ phân tích, tôi cũng định khuấy động sự bình yên tĩnh lặng đã lâu ở box này chút thôi. Hình như hết ý kiến trái ngược thì lại hóa ra quá bình yên đến mức thoái trào.
Nhớ lại hồi 7 - 8 năm trước, tôi cũng ti toe cầm bút, thử viết linh tinh, giờ tự thấy buồn cười, nhưng cũng là một giai đoạn của chính mình, không bao giờ phải xấu hổ.
Nhân đây cũng nói về việc xin và cho chữ. Theo thiển ý của riêng tôi, tôi sẽ chỉ xin những bức chữ của người nào thực sự thấu, thực sự trải qua, thực sự hiểu cái bản thể chân thật của chữ đó và phải hơn mình ở chữ đó mà thôi.
Vì thế, giả sử như một ngày nào đó bỗng Rổ Sề tiên sinh có nhã ý tặng tôi một bức, thì những chữ như Thành, Tín, Chân, tôi sẽ vô cùng hoan hỉ mà nhận, nhưng nếu lại là những chữ như Phúc, Lộc, Tài, Trí, Nhẫn, Tĩnh.... thì chắc tôi sẽ lịch sự từ chối. Hoặc giả tôi muốn xin chữ Thọ, thì ắt hẳn phải là những bậc cao niên như cụ Lê Xuân Hòa (dù rằng chữ khác thì có thể cụ có tặng, tôi cũng lại xin từ chối).
Và cũng vì thế, tôi thực sự quí bức chữ Nhẫn ở trên. Bởi người viết có được điều đó. Người viết đó có viết các chữ khác nữa, như Long, Thịnh,.... nhưng nếu chữ đó, thì tự tôi lại không hề thích, bởi sự thịnh vượng hiện tại đâu có ở cùng ông. Tôi không thích sự mơ ước tươi tắn bằng hiện thực tốt đẹp. 
Hì, nếu có xin chữ Nhẫn, chắc tôi không dám xin từ Quản tiên sinh hoặc chư vị tiên sinh trong này. Mà tự tôi nếu viết được đẹp cũng chả dám tặng ai.
Những chữ như Đức, Tâm, chắc tôi sẽ chẳng xin ai, và cũng không dám viết cho ai.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 20/12/2006