Thứ Ba, 27 tháng 2, 2007

Xứ sở Lào không xa

TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/threads/xu-so-lao-khong-xa.308391/

Xứ sở Lào không xa...

[​IMG]

Tết. Mọi người hớn hở chơi xuân.
Bà con box Du lịch thì đi nát cả Tây Bắc Việt Nam.
Còn tớ theo đoàn Chính ủy chân nhân vòng một vòng tròn qua mấy tỉnh nước bạn Lào.

Khởi hành từ 8.00 tối mồng 2 Tết, và về đến Hà Nội vào 5.00 sáng mồng 10 tết, tức 7 ngày 8 đêm.

Đã viết thế này về Lào:
"Một đất nước với những người dân hiền lành ngày ngày quỳ bên đường cúng dường cho các vị sư, và trong mỗi chuyến xe đường dài đều phải có một tay súng đi kèm đề phòng có biến; Một đất nước có con sông Mekong hùng vĩ chảy suốt dọc biên giới, và những ngọn núi, cao nguyên khô cằn cháy nắng; Một đất nước mà nơi cố đô có những dãy phố toàn khách du lịch phương Tây, và những người sở hữu dãy phố đó cũng là Tây nốt; Một đất nước với những ngôi chùa cổ đã từng có những pho tượng Phật vàng vĩ đại, và bên kia đường của phủ ************* là những cầu tiêu quây bằng cỏ tranh; Một đất nước mà buổi chiều du khách trèo lên đỉnh Phousi ngắm hoàng hôn trên dòng sông, và những đứa bé tóc vàng con rơi cởi truồng lê la bên bến xe từ khi trời chưa sáng...."

Xe khởi hành ở Hà Nội từ đầu tối. Ngày Tết nên giá tăng hơn so với ngày thường. Ngoài một đoàn du lịch khác 7 người, một số Tây du lịch thì toàn người Lào, trong số đó có một người sẽ giúp chúng tớ rất nhiệt tình.
Từ 8.00 pm xe chạy, đến Vinh khoảng 1.00am, đến cửa khẩu Cầu Treo lúc 4.00am, rất sớm, vì 7.00am cửa khẩu mới làm việc. Ngủ gà gật trên xe, thời tiết vùng núi Nghệ An giáp cửa khẩu trong mùa này cũng khá lạnh, nên có thể ngủ trên xe thêm một giấc.
Thủ tục xuất cảnh phía VN và nhập cảnh phía Lào khá đơn giản nhanh chóng (khác hẳn lúc từ Lào về VN), lệ phí mỗi bên là 10 nghìn đồng hoặc 7 nghìn Kíp (1,7 VND = 1 Kip). 
Từ cửa khẩu Cầu Treo, đường quanh co núi đồi một lúc rồi bắt đầu trườn xuống bình nguyên. Từ đây đường đến Vientiane bằng phẳng và rất tốt, xe chạy đến 4.00pm là đến nơi.
Hành trình:
[​IMG]

Bạn hãy cứ viết, viết cho hết những gì muốn viết và có thể viết. Không phải lúc nào người ta cũng có thể viết ra được những điều như thế.
Thậm chí bạn có thể chia bài viết dài thành những bài viết nhỏ hơn, để mỗi bài là một phần kí ức.
Chờ mong những bài viết của bạn. 
Tôi cũng đã chụp rất nhiều ảnh ở Luangprabang, nhưng vì mới viết về đầu chuyến đi, nên chưa upload lên. hy vọng khi những bức ảnh tôi mới chụp có thể làm bạn thấy lại được một phần Luangprabang của ngày bạn đã ở đó.

__________

Những ngôi nhà gỗ nằm rải rác hai bên đường đến Vientiane. Đất rộng, người thưa, mùa khô ít nước, nên cảnh vật khá buồn tẻ, khô cằn.
Những ngôi nhà dân hai bên đường đều khá thấp, bằng gỗ lợp mái xi măng, hoặc cỏ tranh, hầu như không dùng ngói.

[​IMG]
Gần cây cầu bắc ngang qua dòng Nậm Thun (Nam Theun), bên đường có mấy bàn thờ Phật nhỏ. Các xe qua đây đều dừng lại, có người xuống khấn vái cầu nguyện. Xe khách loại lớn cũng như xe tuktuk đều thế.
[​IMG]
Những bàn thờ ngoài trời kiểu này có khắp nơi trên đất nước Lào.


ChittoThành viên mới

Người đàn ông Lào ngồi gần cuối cùng xe với bọn này trở thành người bạn đường nhiệt tình và tốt bụng. Anh đã từng học ở Việt Nam nên nói tiếng Việt rất tốt, lại biết rất nhiều nữa. Anh đã từng đi khắp Việt Nam, các nước ASEAN, Hongkong, Trung Quốc,..., nghĩa là biết về ĐNÁ nhiều hơn tất cả mấy đứa VN xung quanh. Anh cho xem ảnh chụp gia đình, đồng nghiệp một cách vui vẻ và hãnh diện, với hai cô con gái.
Anh bảo gọi anh là "Bố Penda" là đúng nhất. Người Lào gọi bằng tên con lớn: Bố Penda, mẹ Linda,..., như thế, nghe thật gần gũi.
Bữa trưa ngay qua bên kia con sông Nậm Theun, cũng nhờ Bố Penda gọi hộ món, nên được biết hai món đặc sản của Lào là món nộm đu đủ, chua cay mặn ngọt đủ cả rất ngon, và món cá trộn rau cũng rất ngon. Ngoài ra hai con cá khô nước làm những cốc bia Lào thêm ngon trong cái nóng đã bắt đầu hầm hập xung quanh.

Suốt dọc đường trên xe, từ cửa khẩu về đến Vientiane, lúc nào chúng tôi cũng có thể hỏi Bố của Penda về các miền đất. Anh chỉ cho những khu "rừng đá" của đất Lào, nơi có địa hình kast với đá tai mèo nhọn hoắt, rồi nơi sẽ có những khu công nghiệp, nơi chính phủ Lào đang giải phóng mặt bằng xây khu thể thao cho Seagames 2009 sẽ tổ chức ở Lào.
Đến Vientiane, Bố của Penda đề nghị đưa cả bọn về trung tâm và đến một khách sạn của một người gốc Việt, vì cùng đường đưa một ông sư trên xe về gần đó. "Nếu không thích ở đấy thì cứ chuyển đi chỗ khác" - anh nói thế.
Và 7 đứa cùng một Khoai tây kéo lên chiếc xe bán tải của anh. Ông sư, chị em ngồi trong xe, còn bốn chú vắt vẻo sau thùng. Quá đã, khi ngồi vắt vẻo chạy giữa Vientiane như thế.
[​IMG]
(Dân Lào rất chuộng loại xe bán tải thế này, thuận tiện trong giao thông và vận chuyển, giá xe lại cũng rất hợp lý)
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 17:39 ngày 01/03/2007

Đường phố Vientiane rộng rãi và vắng. Vientiane chỉ bằng một thành phố trung bình của Việt Nam, nhưng bình yên thoáng đãng, và đặc biệt không có tiếng còi xe !!!

[​IMG]
Bảo tàng Kaysone Phomvihane
[​IMG]
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 21:17 ngày 28/02/2007

Ông sư này vừa từ VN sang, ngồi cùng xe, đang vội vã về chùa. Bên trái kẹp chiếc cặp, bên phải xách túi báng ngọt.
[​IMG]
Không phải như các tăng dòng Đại thừa phải ăn chay trường hoặc chay theo ngày, các tì kheo dòng Tiểu thừa (Theravada), hay Phật giáo nguyên thủy không phải kiêng đồ mặn. Họ có thể ăn thịt cá thoải mái, miễn là không phải chính tay họ bắt, giết, nấu thịt mà thôi. Người dân cúng dường cho sư sãi thường cúng đồ xôi, thịt, bánh, sữa...

Phương tiện di chuyển thuận lợi nhất cho du khách là xe tuktuk. Với đoàn chúng tôi thì vừa gọn một xe, có thể thoải mái đi lại trong thành pố Vientiane với giá cả trung bình 30 nghìn kíp cho mỗi chặng di chuyển giữa các địa điểm.
[​IMG]
Ven bờ sông Mekong là dãy phố dành cho khách du lịch. Bên phía bờ sông là các hàng bán đồ nướng khá nhộn nhịp. Các món được bày ra và nướng tại chỗ. Giá cả không rẻ, chỗ ngồi cũng không được thích thú lắm, vì từ kè sông ra đến sông còn là một quãng xa ngập trong lau lách, cỏ dại, mà từ đó muỗi có thể sinh sôi. Bên kia sông là Thái Lan lấp loáng ánh đèn

[​IMG]
Bên này phố là các quán dành cho khách du lịch, chủ yếu là Tây. Những ngày này khách Tây đông hơn, do du lịch Thái Lan gặp nhiều trục trặc.

Patuxay - Khải Hoàn môn - Đài chiến thắng - là một biểu tượng của Vientiane và nước Lào, chỉ đứng thứ hai sau That Luang.
Buổi tối không có ánh đèn chiếu rọi, công trình (chưa bao giờ hoàn thành) này lặng lẽ mang một dáng vẻ riêng.
[​IMG]
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

That Luang trong đêm. Ngọn tháp là biểu tượng quốc gia và tinh thần dân tộc Lào. That Luang nghĩa là Tháp Lớn.
[​IMG]
Tượng vua Setthathirat phía trước That Luang. Vua Setthathirat của vương quốc Lan Xang (trị vì 1534 - 1571) là vị vua Lào đã chống lại quân Xiêm, Miến Điện xâm lược và định đô tại Vientiane.
[​IMG]
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 01/03/2007

Sáng hôm sau mới đi thăm lại That Luang. 
[​IMG]
That Luang được xây dựng vào năm 1566, khi Vientiane chính thức trở thành thủ đô của vương quốc Lan Xang (Vạn Tượng) và trải qua nhiều biến cố.
Những dấu tích khảo cổ cho thấy trước khi vua Setthathirat dời đô từ Luang prabang về Vientiane thì từ thế kỉ 12 nơi đây đã có một ngọn tháp của người Khơme để thờ các vị thần Ấn Độ giáo. Nhưng người Lào thì tin rằng đó không chỉ là ngọn tháp Ấn giáo thông thường, mà đó là ngọn tháp Phật, nơi an trí Xá Lị của Phật Thích Ca. Theo truyền thuyết, những tu sĩ do vua Asoka (A Dục đại đế) của Ấn Độ sai đi truyền đạo đã đến đây từ thế kỉ 3 trước CN, mang theo một phần Xá lị sau khi hỏa táng của Đức Phật, và chôn tại nơi này.
Do đó khi xây dựng That Luang, người Lào khắp nơi đã mang vàng đến dát lên tháp, khiến nó trở thành một mục tiêu xâm lược. Năm 1828, quân Xiêm (Thái Lan) đã tấn công chiếm đóng Vientiane và phá hủy tháp sau đó.
[​IMG]
Dựa trên những bức vẽ của người Pháp năm 1860, người Pháp đã dựng lại ngôi tháp trên những gì còn sót lại của tháp cũ vào năm 1900. Đến năm 1930, tháp được phục dựng lại hoàn chỉnh như ta thấy ngày nay.
Màu vàng rực trên tháp không phải là những lá vàng như xưa kia nữa, mà là loại sơn nhũ vàng, giống như hầu hết các công trình phục chế hoặc dựng mới ở Lào. Nhưng trong ánh nắng nơi đây, ánh vàng cũng rực rỡ, gợi nhớ về một thuở huy hoàng xưa kia.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 22:11 ngày 01/03/2007

That Luang được chia thành phần, hoặc ba tầng. Phần dưới được vây quanh bởi các hình lá đề. Trong mỗi lá đề nhỏ đều có một bức tượng thiên nữ nằm sâu bên trong. Tầng hai - phía đối diện với cửa vào vòng ngoài cùng - là một tháp có mái nhỏ, trong đó là một trụ có chạm khắc tượng Phật và các họa tiết, là nơi làm lễ ở tầng này. Tuy vậy, có cảm giác cột trụ này có hình dạng giống Sinh thực khí của Ấn Độ hơn là kiến trúc Stupa Phật giáo.
[​IMG]
Tầng hai tường được làm hình các cánh sen cong ra ngoài một cách duyên dáng. Phía trên tầng trên là các Stupa nhỏ vây quanh một Stupa lớn nhất ở giữa. Các Stupa nhỏ nằm ở góc cao hơn ở giữa, tạo thành một nét cong chỉ nhìn thấy rõ khi đứng xa.
[​IMG]
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 01/03/2007

Đại lộ Lane Xang, mà Patuxay nằm chính giữa. Lane Xang (Lan Xang) là Quốc hiệu của Lào từ thế kỉ 16, có nghĩa là Triệu Voi (hán Việt là Vạn Tượng quốc).
[​IMG]
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Patuxay được xây dựng vào năm 1958-1960, theo kiến trúc kết hợp giữa Khải hoàn môn của phương Tây và kiểu trang trí truyền thống của Lào. Patuxay trước tên là cổng Anousavary.
Cổng này chưa bao giờ chính thức hoàn thành. Có thể thấy sự chưa hoàn thành ở nhiều nơi. Phía trên vòm cổng là các cửa hàng đồ lưu niệm, và có thể trèo lên chóp trên cùng để phóng tầm mắt nhìn toàn bộ thành phố Vientiana. 
[​IMG]
Vientiane hầu như không có nhà cao tầng. Khách sạn mới xây dựng cao 15 tầng là ngôi nhà cao tầng duy nhất, nằm ở phía ngoài ven bờ sông Mekong. Những ngôi nhà thấp đáng yêu đang dần chìm với những khối nhà mới hiện đại hơn.

Tớ không đi đường Lao Bảo, nên không thể chỉ dẫn gì được. Lao Bảo thì sang Savanakhet, từ đó ngược lên Vientiane cũng xa. Nếu đi từ Lao Bảo mà có 5 ngày thì có lẽ đi chơi Savanakhet, Pakxe sẽ hay hơn chăng?
Đi 5 ngày với 1 đất nước thì chắc chắn là phải bỏ qua rất nhiều thứ rồi. Cứ thử hình dung đi một miền (bắc, trung, nam) của VN trong 5 ngày thôi mà xem.
Đi từ Lao Bảo, bạn có thể tham khảo topic Nam Lào của bác DuGia.


Lịch trình của chúng tôi chắc cũng không phải là một lịch trình hoàn hảo, có phần phát sinh, có phần lệch kế hoạch (do xe cộ), có nơi nên ở thêm lâu hơn, có nơi nên thu ngắn. Tuy vậy mọi người đều thấy hài lòng.
Tối 18/2, 8h xe chạy 
19/2: 4pm đến Vientiane
20/2: chơi ở Vientiane 
21/2: 7.30am lên xe đi Vangvieng, 11am đến Vangvieng, chơi đến 4.30pm, đi chuyến xe cuối trong ngày lên Luangprabang.
(Xe Vientiane - Luang có khá nhiều, nhiều loại, từ minibus, express, normal bus, buổi sáng có nhiều chuyến, chiều 2pm từ Vientiane, qua Vangvieng lúc 4.30 - 5pm là chuyến cuối). 11.00pm đến Luangprabang
22/2: chơi ở Luangprabang
23/2: 8.30am lên xe đi Phonsavan, 3.30 đến nơi. Từ Luangpranbang mỗi ngày chỉ có duy nhất 1 chuyến normal bus đi Phonsavan, vào thứ chẵn có thêm 1 chuyến express vào cùng 8.30
24/2: chơi Cánh đồng chum, Phonsavan
25/2: 6.30am lên xe qua cửa khẩu Nậm Cắn về Vinh. Đến Vinh là chiều tối (tùy xe nhanh hay chậm), bắt xe về HN.
Lưu ý: Một tuần từ Phonsavan về Vinh chỉ có 4 chuyến vào thứ 3,5,6, CN. 
Do giờ xe bị hạn chế như vậy, nên có những nơi như Luangprabang ở lại được quá ít, mà Phonsavan thì lại quá nhiều. Nếu có xe đêm chạy Luangprabang - Phonsavan thì tốt hơn nhiều, nhưng vì một số lý do nên không có. 
Giữa Vientiane, Luangprabang, Phonsavan là ngã ba Pu Khun. Có người nói rằng có thể bắt xe đến ngã 3 PuKhun, rồi từ đó tìm xe khác chạy qua để đi tiếp. Nhưng do đòan cũng đông người nên không tiện đi liều như thế, mà phải đi xe liền tuyến. Vì vậy phải mất thêm 1 ngày di chuyển.
Tổng cộng: 2 đêm trên xe đi và về HN, 2 đêm ở Vientiane, 2 đêm Luangprabang, 2 đêm Phonsavan.

Khoảng cách các cung đường:
HN - Vinh - Cửa khẩu Cầu Treo - Vientiane : khoảng 800km
Vientiane - Vangvieng : 150 km
Vangvieng - ngã ba Pukhun : 100 km
Pukhun - Luangprabang : 150 km
Pukhun - Phonsavan : 150 km
Phonsavan - cửa khẩu Nậm Cắn: 130 km
Nậm Cắn - Vinh: 250 km
Cung đường Cầu Treo - Vientiane - Vangvieng đường tốt nên xe chạy nhanh, từ Vangvieng trở đi đường núi khó đi, xe chạy rất chậm hơn.

Hoprakeo là ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1565. Đây là ngôi chùa dành riêng cho Hoàng gia, nơi để pho tượng Phật Ngọc nổi tiếng mà giờ là Bảo vật của Hoàng gia Thái Lan.
Giờ đây Ho prakeo trở thành viện bảo tàng. Bên trong trưng bày một số ít ỏi hiện vật Phật giáo bằng đủ mọi chất liệu: đồng, sắt, đá, gỗ còn lại.... và không được chụp ảnh. Trong đó có 1 tháp bằng đá của Việt Nam tặng nhân Phật đản 1962 (hay một lễ tương tự gì đó).
[​IMG]
[​IMG]
Đứng từ Ho prakeo có thể thấy Tòa nhà ************* của Lào ngay bên cạnh. Bên ngoài chùa là một con phố đẹp nhất Vientiane với hai hàng cây rất thẳng. Tiếc rằng lúc chúng tôi đến đường đang bị đào lên để làm gì đó, gạch đá ngổn ngang, bụi bặm đầy.
Nhưng cũng vì thế, mà chúng tôi nhìn thấy rõ các tầng đá, gạch cổ sâu bên dưới lòng đường.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 14:43 ngày 04/03/2007

Cũng như hầu hết các công trình khác ở Vientiane, Hoprakeo cũng đã bị phá hủy trong đợt xâm lược của quân Xiêm năm 1828. Ngôi chùa hiện nay thực ra cũng là dựng lại vào năm 1930, và các di vật được tập hợp lại.
Pho tượng Phật Ngọc vốn trước ở Chieangmai, là một miền đất thuộc vương quốc Luangprabang trước kia, khi Vientiane được chọn làm thủ đô thì được chuyển đến đây. Khi quân Xiêm chiếm Vientiane thì đem Phật Ngọc về Bangkok.
Hiện nay Chiengmai thuộc Thái Lan, nên người Thái cho rằng họ lấy lại pho tượng về cho đất Thái mà thôi.
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Bên cạnh Hoprakeo là chùa Sasiket ngôi chùa cổ ở Vientiane gần như duy nhất thoát được sự tàn phá của quân Xiêm, tuy vậy cũng phải trùng tu nhiều lần.
Sasiket có một hành lang có mái bao xung quanh một vòng, khiến liên tưởng đến ngôi chùa nội công ngoại quốc ở Việt Nam. 
[​IMG]
Trên các bức tường vòng quanh, và tường tòa chính điện là hơn 2000 ô nhỏ hình gần giống lá đề, bên trong mỗi hộc nhỏ đó có 2 - 3 pho tượng Phật.
Tổng cộng trong Sasiket có hơn 8000 pho tượng Phật cả lớn và nhỏ.
Khác với Hoprakeo là chùa - bảo tàng nhưng không có tăng lữ, chỉ có người trông giữ, Sasiket cũng là chùa - bảo tàng, nhưng có khu nhà cho các vị sư ở bên cạnh. Đây là một ngôi chùa cổ "sống" chứ không "an nghỉ" như Hoprakeo.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 19:35 ngày 04/03/2007

Vat Simoung là ngôi chùa Mẹ, chùa Cả của Vientiane. Tuy nhiên đây cũng là ngôi chùa dựng lại, và lại thường xuyên được tu sửa nên trông rất mới, không có vẻ gì chùa cổ cả.
Trong chùa có hai vị tăng sĩ đang làm lễ chúc phúc, buộc chỉ cổ tay cho những người đến cầu phúc.
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Vat Simoung (Wat Simuang) không phải là ngôi chùa lớn. Chùa được chia làm hai, bên ngoài là nơi làm lễ, cầu phúc, bên trong là khu vực bàn thờ.
Chính giữa bàn thờ bên trong là một trụ đá. Người ta tin rằng đó là 1 trong hai cây trụ đá tổ của Vientiane (cây cột kia nằm trong lòng That Luang). Trụ đá này được chôn từ dưới đất lên, xuyên qua nền chùa và bàn thờ. Xung quanh là các pho tượng Phật. Đằng sau trụ đá được lắp một vòng hào quang điện của Tàu giống như một số chùa ở VN.
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Đằng sau ngôi chùa chính của Wat Simuang có di tích của một ngôi tháp Khmer cổ xưa. Giờ đây nó cũng trở thành một di tích mà người Lào thờ cúng. Họ quấn vải vào quanh ngọn tháp.
[​IMG]
Sau khi từ Wat Simuang nhận buộc chỉ cổ tay, các thiếu nữ lại bấm mobi nhoay nhoáy.
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Buộc chỉ cầu phúc là truyền thống của người Lào, với nghi thức đơn giản và thành kính. Họ mang đến chùa một khay hoa, một xô (bát, âu) nước trong có thả hoa champa (hoa đại), và một số tiền tùy tâm. Nhà sư trong chùa sẽ đọc kinh cầu phúc, người nhận lễ quì trước mặt nhà sư, lẩm nhẩm đọc kinh theo.
Sau khi đọc bài kinh, nhà sư lấy một cây chổi nhỏ nhúng vào nước mà người nhận lễ mang đến, rồi vẩy lên khắp người người đó. Rồi lấy một sợi chỉ trắng trong cuộn chỉ để bên cạnh buộc vào cổ tay. Nếu đôi lứa thì có thể dùng một sợi chỉ dài buộc tay hai người với nhau.
Người Lào dùng hình thức buộc chỉ không chỉ với người mà còn với đồ vật muốn cầu phúc. Chẳng hạn cái xe của bạn gặp trục trặc, có vấn đề, cũng có thể đến chùa xin cầu phúc, và buộc chỉ vào xe....
Lòng người thảnh thơi, một niềm tin đơn giản và thành kính. Một xã hội có niềm tin và niềm tin thuần khiết bao giờ cũng thiện hơn một xã hội không có niềm tin, hoặc mê tín vào quá nhiều ngả rẽ.
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Vientiane còn một số điểm có thể tham quan, như chùa Wat Ong Tue với pho tượng Phật rất lớn, hay một số đền chùa khác.
Đặc biệt nhiều người đến thăm Xieng Khuan, hay còn gọi là Vườn Phật (Buddha Park), nằm cách Vientiane khoảng 20 km. Wat Xieng Khuan là một công viên với nhiều tượng làm bằng xi măng, được dựng năm 1958 bởi một tu sĩ kết hợp cả Phật giáo và Ấn giáo.
Chúng tôi đã không đến nơi này, mà rời Vientiane từ buổi sáng.

Vangvieng là một thị trấn du lịch khá nổi tiếng của Lào. Nơi đây có con sông Nậm Song chảy gần một dãy núi đá vôi thấp. Lòng sông nông, nước trong chảy uốn lượn. Cả thị trấn hầu như sống vì du lịch. Tây đến đây rất đông, đi dạo trên phố, nghỉ trong quán.
Hình thức được ưa thích là nằm nghỉ trong những lán tre, gỗ bên cạnh dòng sông. Mùa này nước cạn nên sông chỉ là một dòng suối đến đầu gối.
[​IMG]
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Toàn cảnh thị trấn Vangvieng nhìn từ trên đỉnh một ngọn núi, cách sông Nậm Song một quãng đồng khô cháy. 
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Những cảnh núi non ở vùng này, không có gì đặc biệt. So với thắng cảnh ở Việt Nam mình, nơi đây thật rất bình thường. Một cụm núi đá vôi, một số hang đá nhỏ, một dòng sông lặng lẽ.
Không hiểu sao thu hút du khách Tây đến thế. Và điều buồn hơn là trong số những người đến Lào, rất ít người tiếp tục đến Việt Nam.
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Buổi trưa bên dòng Nậm Song (Nam Song) yên tĩnh, thanh thản. Nắng nhưng không nóng, do dòng nước lặng lẽ chảy quanh. 
[​IMG]
Một trò chơi phổ biến ở Vangvieng là Tubing: thuê xe chở người + tube (chính là các săm ô tô cũ) lên phía trên dòng sông, rồi ngồi trên tube thả trôi theo dòng, giống kiểu Dòng sông lười ở công viên nước.
Hoặc chèo Kayak (viết đúng chưa nhỉ?)
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Bến xe Vang vieng chỉ là một bãi đất trống. Người bán vé ở bến nói 5.00pm là chuyến xe cuối trong ngày đi Luangprabang, nên mấy người trong nhóm quay lại sông để bơi tắm. Bơi thì không được vì sông quá cạn, chỉ là vầy nước thôi.
4.30pm xe đến, sớm nửa giờ theo như thông báo. Người đàn ông bán vé nói được tiếng Việt nhiệt tình cho mượn chiếc xe máy để chạy đi gọi những người về muộn. Những sự giúp đỡ như thế chúng tôi gặp được không phải chỉ một lần trên suốt quãng đường trên đất Lào.
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Bình minh trên dòng Nậm Khăn, một nhánh của Mekong tại Luangprabang. Nơi chúng tôi nghỉ là một nhà nghỉ nằm bên dòng sông nhỏ này. 
[​IMG]
Luangprabang, cố đô của Lào là một thung lũng nơi dòng Nậm Ngăn đổ vào Mekong, một ngã ba sông bốn bề là núi. Nhìn ra bốn phía nơi nào cũng có thể thấy núi, và giữa thành phố cũng có một ngọn núi thấp là Phousi.
Không phải ngẫu nhiên mà các vị vua của vương quốc Luangprabang cổ xưa đã chọn nơi này là kinh đô, và cũng là kinh đô của triều đại vua cuối cùng. Luangprabang, một thành phố mà khi đã đến sẽ không bao giờ quên.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 01:25 ngày 07/03/2007
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Nhà nghỉ có cái tên là Hoa Giấy, vì trước cửa có một giàn hoa giấy rất đẹp.
[​IMG]
Bên kia sông, trên một ngọn đồi là một ngôi chùa bình yên trong nắng sớm.
[​IMG]
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 01:20 ngày 07/03/2007
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Theo như thông tin tôi biết, từ Vinh sang Phonsavan một tuần có 4 chuyến xe vào thứ 3, 5, 6, CN, xuất phát ở bến xe Vinh khoảng 6 giờ sáng, đến Phonsavan lúc 4 giờ chiều, xe chạy liền không phải chuyển ở Nậm Cắn gì cả.
Giá xe thì tớ không dám chắc tiền Việt. Chỉ biết giá tiền Lào từ Phonsavan - Vinh là 110 nghìn Kíp = 187 nghìn VND. Số điện thoại xe tớ không có.
Đường 7 so với 1-2 năm trước đây thì Nguyễn y vân, những cầu qua ngòi qua suối vẫn chưa làm xong, toàn phải đi qua những cầu gỗ dựng tạm. Lần vừa rồi từ Nậm Cắn về Vinh xe chạy từ 1.15 đến tận 8.00 mới đến nơi, cũng có nguyên nhân là do xe Lào tăng cường, có vẻ chưa quen đường nên chậm. Nhưng nói chung đường cũng xấu.

Không như Vientiane, Luangprabang rất mát mẻ vào buổi tối. Khí hậu miền cao dễ liên tưởng đến Đà Lạt, lạnh về chiều tối, nắng ban ngày không khó chịu. Yên ả thật.
Dòng Mekong đoạn chảy qua Luangprabang.
[​IMG]
Và một con ngõ nhỏ
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Cách Luangprabang hơn 30km là một thác nước đẹp, thác Khuangsi (tiếng Lào là Tat Khuangsi). Đường đến thác hai bên bạt ngàn rừng gỗ tếch mới trồng. 
[​IMG]
Gỗ tếch được trồng rất nhiều ở Lào trên những vùng đất đã bị khai thác trơ trụi cũ. Tếch trồng thành hàng rất sát nhau, liên tục trải dài hai bên. Tuy vậy, ngoài gỗ tếch, hình như chẳng còn trồng cây nào khác ???
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Thác Khuangsi không chỉ là một ngọn thác, là cả một quần thể rừng tự nhiên quanh dòng nước. Đây là một chi lưu của dòng Mekong, một mạch nước trong vắt tuyệt đẹp chảy giữa rừng cây.
[​IMG]
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Tớ có hỏi xe Phonsavan - Luangprabang, thì được biết là cũng chỉ có 1 chuyến xe buổi sáng hàng ngày đi Luangprabang thôi, vào lúc 8.30 (ngược lại chuyến từ Luangprabang sang Phonsavan). Đi Vientiane thì nhiều hơn (nhưng không rõ). Cũng có thể dùng cách đi đến ngã ba Pukhun rồi bắt xe tiếp.
Nói chung cung đường phía Thượng Lào, đặc biệt Pukhun - Phonsavan không có xe chạy buổi tối (theo như chúng tớ hỏi thông tin). Nguyên nhân chính là do tình hình an ninh vào ban đêm có thể không đảm bảo hoàn toàn cho các chuyến xe. Theo như một người ở Phonsavan mà bọn tớ gặp nói chuyện, thì cách đây cũng không lâu lắm đã từng có vụ một toán (chống đối) định phục kích xe ở ngang đường Pukhun - Phonsavan, nhưng phát hiện được và tóm gọn. Ngoài ra có thể do lượng khách đi không nhiều nên ít chuyến xe.
Do vậy muốn đi Luangprabang theo cửa khẩu Nậm Cắn, thì hoặc là sau khi buổi chiều đến Phonsavan, sáng hôm sau đi Luangprabang luôn, hoặc phải mất thêm 1 ngày. Còn bắt xe đi Pukhun sẽ tiện hơn. Ngã ba Pukhun cũng có chỗ nghỉ trọ, có thể đi xe đến đó buổi tối, nếu không bắt được xe đi luôn thì nghỉ lại.
Ngày trước ngã ba Pukhun cũng là một nơi kém an ninh, chặng đường nào cũng có thể bị phục. Sau có chính sách đưa dân lên lập thành thị tứ ở đó, nên mới ổn định.
Đi Lào tức là bạn muốn đi vào chỗ nào của Lào? Nếu gần nhất là đi vào Nam Lào theo cửa khẩu Bờ Y. Bạn tham khảo topic của bác DuGia : http://www9.ttvnol.com/forum/f_233/879680.ttvn.
Bờ Y là cửa khẩu tận cùng phía nam của Lào. Trên đó nữa có cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) đi vào Savanakhet cũng là Nam Lào, từ Nam Lào cũng có thể đi xe lên Trung và Thượng Lào.
Đi xe thẳng vào Trung Lào là cửa khẩu Cầu Treo.
Còn cách nhanh nhất là đi máy bay, đến Vientiane, Luangprabang luôn, khỏi phải lăn tăn. !!!

Thác Khuangsi mùa khô. Một dòng thác cao nhưng nhỏ.
[​IMG]
[​IMG]
Nghe lời bạn Cheerful tớ dựng hết cả tóc gáy !!! Thế bạn đi Tây Bắc hoa đẹp dã man đâu rồi ? Tớ chờ hoa của bạn lắm lắm, xem mận Bắc Hà ra sao, chứ lần tớ chạy thất vọng quá. (Tsb Linh Vồ)

Luangprabang là cố đô của Lào, khu "hoàng cung" hiện tại trở thành bảo tàng. Hoàng cung Lào là một khu vườn với 3 khối nhà chính: Nhà cho hoàng gia, một ngôi chùa, và nhà hát. Gọi là hoàng cung nhưng cũng khá khiêm tốn, và thực ra mới được dựng năm 1909, lưng quay ra sông, cổng quay lên núi Phousi giữa thành phố.
[​IMG]
Núi Phousi trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ dành riêng cho hoàng gia Lào.

Chỉ cần tình yêu là đủ rồi !!
Tuy vậy, bạn cố gắng resize ảnh cho nhỏ hơn nữa thì sẽ đẹp hơn, và người khác dễ xem hơn.
Ảnh resize chiều ngang chỉ nên khoảng 600 pixels, tối đa 700, chiều cao cũng thế là đẹp nhất.

Với 5 ngày, lộ trình Vientiane - Vangvieng - Luangprabang bạn có thể đi kịp với điều kiện đi và về bằng máy bay. 
Bạn cũng có thể qua tất cả các điểm trên, kể cả Cánh đồng chum, với điều kiện đi liên tục, mỗi nơi bạn chỉ ở lại một buổi tối (chiều tối đến nơi, sáng hôm sau đi luôn).
Còn các điểm nổi tiếng thì tôi đã viết trong topic này. Tôi nghĩ tốt nhất bạn nên chịu khó đọc qua xem người khác đã viết cái gì, trước khi chỉ biết hỏi như thế.

Núi Phousi là một ngọn núi (hay đồi) nằm giữa Luangprabang, cách Mekong một khoảng hẹp. Quanh núi trồng nhiều hoa chămpa, và cây họ mận ra hoa trắng tinh. Quanh chân núi là nhiều chùa của tầng lớp quí tộc Lào, trên đỉnh là của hoàng gia.
Từ đỉnh Phousi có thể thấy được toàn bộ thành phố Luangprabang, sông Mekong bên dưới, các dãy núi xa gần như tranh. Và hoàng hôn xa xa...
Đường lên đỉnh Phousi, bất chợt gặp một hiệp khách phong trần !!!
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Từ đỉnh Phousi nhìn xuống một góc thành phố, nơi sông Nậm Khăn uốn quanh.
[​IMG]
Bảo tàng Hoàng cung Lào nhìn từ đỉnh Phousi
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Hoàng hôn dần buông trên Phousi. Rất nhiều khách lên đây để ngắm hoàng hôn.
[​IMG]
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Toàn cảnh phía đông thành phố Luangprabang.

[​IMG]
Link ảnh full size
http://www9.ttvnol.com/uploaded2/chitto/panorama2copy.jpg
Tận cùng bên trái là sân bay Luangprabang, rồi sông Nậm Khăn, đại lộ giữa thành phố. Phía bên phải là nơi mặt trời đang dần xuống dần, hoàng hôn lại đến.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 23:35 ngày 10/03/2007
<font color="blue"><i>----------------------------------------------------<br>Sống trên đời sống cần có một tấm lòng</i></font>

Màn sương buông xuống trên thành phố cổ Luangprabang
[​IMG]

Ngày đang chết trên sông
[​IMG]
[​IMG]

Luangprabang buổi tối gợi nhớ đến Hội An. Cũng dãy phố nhỏ sáng ánh đèn vàng, những gian đồ lưu niệm, thổ cẩm ấm áp. Những người dân hiền hòa nhẹ nhàng. Dãy phố yên lặng trong bóng tối đang lan dần.
[​IMG]
[​IMG]
Dẫy phố chính dưới chân Phousi đã tấp nập người qua lại. Chợ đêm Luangprabang họp ngay dưới lòng đường.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 21:04 ngày 11/03/2007

Bắt đầu chợ đêm 
[​IMG]


Tớ rất khoái món thịt bò gì của Lào í, nướng ăn ngon cực, hình như cái ảnh thứ hai từ trên xuống thì phải.
Còn cái ảnh cuối cùng, hai cái con song song nằm bên phải trông ngon tệ, nhưng mà chưa được nếm thử mới chán chứ. Lần sau đi lại chắc phải thử mới được.
Ở Luangprabang, ăn trưa muộn quá nên tối đến chỉ đi ăn "buffet 5000 kip", toàn rau là rau, nhưng cũng vẫn no bụng.


Hàng ở chợ đêm chủ yếu là thổ cẩm, vải hoa, khăn, đồ lưu niệm. Trong đó rất nhiều hàng Thái, hàng Tàu. Hình ảnh chợ đêm thổ cẩm gợi nhớ đến Sapa.
[​IMG]
[​IMG]
Do thời tiết khô ráo, nên người ta trải bạt ra vỉa hè và lòng đường ngồi bày hàng, may vá thêu thùa. Mỗi gian có một ngọn đèn treo thâm thấp, người đi chơi chợ đi giữa hai dãy đèn và vô số màu sắc đẹp đẽ.

Bác Chính ủy sà ngay vào hàng em này, sắm luôn chục chiếc...
[​IMG]


Sự thanh bình ở chợ, có lý do từ bản chất của người Lào hiền hoà, bình dị, không tham lam đến chao chát như khái niệm "chợ" ở nhà mình. Nếu hai người bán cạnh nhau, khách đến xem hàng ở một hàng mà chủ có việc đang đi, thì người "hành xóm" sẵn sàng sang bán hộ, mặc dù hàng ấy mình cũng có, nhưng họ không tranh giành khách của người khác.
Số người bán và số người mua có lẽ nhiều bằng nhau, hàng trăm hàng san sát liên tiếp, nhưng không ồn ào, nói qua với lại. Tôi có cảm giác họ đến chợ như một thói quen, một việc làm thường xuyên buổi tối, không nhất thiết phải bán được hàng, mà có lẽ ra chợ đã là niềm vui rồi. Nhìn quanh thì số người đi dạo xem chợ đông hơn những người ngồi xuống mua khá nhiều.
Bên cạnh bản chất hiền hòa, còn lý do nữa khiến chợ yên ả, là hầu hết các giao dịch giá cả đều qua chiếc máy tính bấm tay, hoặc vài con số tiếng Anh hết sức đơn giản. Không có người bán khen hay người mua chê dở, chuyện nì nèo ỏng eo thêm bớt, đi rồi kéo lại... như những khu chợ mà ta quen gặp.
Lặng lẽ, chỉ vài con số, cái lắc đầu, gật đầu. Thế là thuận mua vừa bán.

Buffet rau 5000 kíp !!!
[​IMG]
Có 2 chỗ có dẫy buffet kiểu này, một hàng ở phía đầu gần bưu điện. Tuy vậy, một cô người Việt mà bọn tớ gặp khuyên nên vào hàng phía giữa phố thì sạch sẽ và ngon hơn. Lúc đến cũng hơi muộn nên không còn nhiều đồ lắm.
Phải chia tay với Luangprabang quả là đáng tiếc. Hôm sau bọn tớ lên đường đi Phonsavan, cánh đồng chum. 
Có một bác ở lại thêm, nhưng hình như không có máy ảnh.

Vì thời gian và vấn đề xe cộ, phải rời Luangprabang mà vẫn còn có phần tiếc nuối. Nghĩ rằng thế nào cũng sẽ quay lại nơi đây, ở đây thêm để tìm hiểu, cảm nhận.
10 giờ đêm chợ bắt đầu tan. Đi dạo qua các quán dọc bờ sông. Tiếc rằng các quán sát bờ sông hầu như đều là quán ăn, còn quán cafe thì cách một con đường.
Cuối cùng ngồi trong một quán trong phố, nhìn ngắm khung cảnh mà thấy thanh thản lạ lùng. 

Đường Luangprabang - ngã ba Pukhun liên tiếp những đồi núi trọc, những cánh rừng bị đốn hạ tận gốc, đất bị đốt cháy đen, nhìn như những vết bỏng khủng khiếp của núi. Đây đó vài cây hoa ban trắng còn sót lại ven đường, lẻ loi và chênh vênh như sắp ngã. Một số bản làng bên đường còn thấy những cô gái ngồi dệt vải bằng khung cửi dưới chân nhà sàn, nhưng vì xe chạy nhanh quá nên không chụp được ảnh. 
Ngã ba Pukhun lúc giữa trưa. Xe dừng lại để chất lên nóc mấy chiếc xe đạp của một đòan du lịch Tây. 
[​IMG]

Ngược lại với ngày hôm trước ngắm hoàng hôn Luangprabang, đây là bình minh Phonsavan.
Buổi sáng dậy sớm khi mọi người còn đang ngủ, ngay gần chỗ nghỉ là một sân bay cũ từ cách đây hàng chục năm, giờ chỉ là một con đường rộng, thẳng cho lũ trẻ chơi đùa.
[​IMG]
[​IMG]

Buổi sáng gặp một đoàn sư đi khất thực. Đoàn khất thực này gồm 9 vị sư trẻ, 7 giờ sáng thì đi ngang qua khu nhà nghỉ. Những người phụ nữ cúng dường đã quì sẵn bên đường, mỗi người một âu đồ ăn gồm xôi, thịt cá làm khô.
Khi đoàn tăng sĩ đi đến, người cúng đếm số sư rồi chia thức ăn mà mình cúng ra đúng từng ấy phần, đảm bảo rằng vị sư khất thực nào cũng có phần. Khi các vị sư đến nơi, họ lần lượt bỏ vào đẫy những phần thức ăn đã chuẩn bị sẵn.
[​IMG]
Các vị sư đi qua, đứng thành hàng một bên, đọc kinh. Những người cúng dường cũng đọc kinh. Vừa đọc kinh, người cúng dường vừa đổ một cốc nước mang sẵn xuống đất hoặc vào cái âu. Kinh vừa hết thì nước cũng đổ xong. Đó là tục lệ bắt buộc.
[​IMG]


Theo truyền thống, khi cúng dường nữ giới phải quì, nam giới có thể không phải quì, chỉ cần đứng cúi người khom lưng là đủ. Nhưng như tớ thấy thì đàn ông cúng dường cũng quì.
Dòng Tiểu thừa Theravada hình như phân biệt nam nữ rõ ràng hơn. Hình như chỉ có sư nam (tì kheo tăng) chứ không có sư nữ (tì kheo ni). 
Trước kia nam giới đến một độ tuổi (khoảng 15 - 17) là phải đi tu một thời gian, nếu có duyên thì ở lại chùa luôn, nếu không thì lại về, coi như một khóa học cách sống thiện. Nếu cha mẹ khuất núi, con trai cũng có thể đi tu vài ngày, một tuần để tưởng nhớ, hành thiện, báo ân. Gặp việc chẳng lành như tai nạn nhẹ,... cũng có thể đi tu vài ngày để cầu phúc, hóa giải. Tóm lại, xuống tóc vào chùa là chuyện hết sức bình thường với nam giới ở đủ mọi lứa tuổi.
Những người cúng dường đang thành tâm, thành kính rót nước trong lúc đọc kinh. 
[​IMG]
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 14/03/2007

Trọng điểm của Phonsavan là Cánh đồng Chum (Plain of Jars), có tất cả 14 điểm, nhưng chỉ cho du khách vào 3 điểm, và điểm số 1 gần Phonsavan nhất, cũng là nơi có những chiếc chum độc đáo nhất.
Các điểm khác do còn nhiều bom mìn chưa được tháo dỡ nên không c ho phép vào. Ngay trong điểm số 1 cũng có chỉ dẫn bởi những hàng cọc tiêu sơn nửa trắng nửa đỏ, và du khách được khuyến cáo là không nên đi ra ngoài phía màu đỏ của các cọc tiêu, vì "mìn gần mặt đất đã được tháo dỡ, tuy nhiên dưới lòng đất thì không đảm bảo".
Con đường lên đỉnh đồi nơi có một số chum đá lớn. Thấp thoáng xa xa là chiếc chum đầu tiên.
[​IMG]


Những cái chum gặp đầu tiên là những cái đã bị vỡ do đạn pháo, bom trong chiến tranh .
Trước kia Xiengkhuang là khu vực chiến sự ác liệt. Bom Mỹ không ném hết xuống miền Bắc cũng đem về đây trút xuống. Thế nên những chiếc chum đá nặng hàng tấn được đẽo từ cách đây 2000 - 2500 năm cũng vỡ toác.
[​IMG]
[​IMG]

Những chiếc chum rõ ràng là được làm rồi vận chuyển xê dịch đi, chứ không phải là từ những khối đá tại chỗ. Hàng trăm chiếc trong một khu vực, cái nghiêng cái thẳng, cái to cái nhỏ, cái đứng cái ngồi, cái thì tròn trịa, cái hình chữ nhật, cái nông cái sâu, cái dầy cái mỏng...
[​IMG]
[​IMG]

Bên phải là chiếc chum to nhất trong toàn bộ các chum, có chiều cao gần 3m, đường kính hơn 2.5m và năng 6 tấn. 
[​IMG]
Và những chiếc nhỏ hơn rải rác khắp cả một vùng rộng
[​IMG]

Hành trình Trung Lào đã kết thúc. Thành thị cuối cùng là Phonsavan - một thị trấn mới được thành lập năm 1975 sau khi Xiengkhoang bị tàn phá hủy diệt. Giờ đây khu vực Xiengkhoang xưa cũng không an toàn để đến thăm.
Chuyến xe rời Phonsavan khá vất vả. Rồi mấy tuần lại qua. 
[​IMG]


Hình ảnh những vị sư ở Lào luôn xuất hiện, đơn giản gần gũi như cuộc sống xung quanh. 
[​IMG]
[​IMG]
Tarzan girl ở Lào !
[​IMG]