Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2004

Tâm sự hàm răng Phuchan

 Topic gốc: Bút tre 7X


Tâm sự của hàm răng Phuchan.

Thuở ấy em hãy rất trắng trong
Đều như hạt bắp, uốn vòng vòng
Khi hở khi hang khi tủm tỉm
Hai nửa đời em ngửa ngửa lòng

Thế mà "nó" chẳng biết thương tình
Đầy đọa thân em đến phát kinh
Lúc moi lúc móc thêm lúc chọc
Cả cái que tăm vào trong mình

Có lúc nó dạng hết em ra
Nhét một que kem rõ là to
Bắt em khép lại: "ôi lạnh cứng
Dù ngọt lưỡi nhưng khổ khổ là"

Những khi chè rượu lũ bạn quen
Nó lại bắt em làm việc thêm
Râu ria lũ mực cùng tương ớt
Làm cháy cả lòng lúc nửa đêm

Nó lại rất hay đi lê la
Liếm lá gặm xương chỗ người ta
Rồi đem em ra mà làm khổ
Dập lên dập xuống mệt thấy bà

Thế nên thân thể em uể oải
Khấp khểnh như là bãi tha ma
Chỗ thò chỗ thụt thêm chỗ chổng
Đắp điếm bao nhiêu cũng bằng hòa

Nó khoe chỉ cần vài triệu thôi
Là em lại đẹp tuổi đôi mươi
Nhưng em thừa hiểu thằng keo kiệt
Nó sẽ bỏ em cả cuộc đời!

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2004

Xứ sở sương mù

TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/threads/xu-so-suong-mu.153882/

Xứ sở Sương mù

Xứ sở Sương mù

Nước Anh, cái tên xa xôi dù rằng ngôn ngữ thì thật gần gũi với người Việt Nam. Đảo quốc nơi bắc Âu ấy chẳng hề quen mà cũng không lạ, ngay bên mà cũng nghìn trùng.

Dốt tiếng Anh, nhưng lại có cơ hội được đến miền đất đó, trong một khoảng thời gian không lâu mà cũng chẳng dài, đủ để biết phần nào về nơi đó. Viết lên đây như một phần cảm nghĩ và nhớ lại những gì đã qua, mà lại cũng là vì muốn đáp lại sự tri ngộ với một người trong box: ?oBox Anh nhưng toàn về tiếng Anh, còn về nước Anh ít quá?. Dù biết rằng so với nhiều người khác, thì những điều đó vẫn quá ít ỏi, chẳng đáng để nói nhiều.

Bên cạnh quê hương Việt Nam giờ đây vẫn đang ở quanh, thì nước Anh là đất nước thứ hai đã từng được sống, đã từng lưu giữ điều gì đó; lấy đi một phần nào thời gian, cũng như nằm lại trong lòng đôi chút. 

Birmingham ?" the heart of England, may mắn sao, là nơi rất thuận tiện để đi đến những thành phố khác. Thời gian một năm, và những người bạn đã giúp đưa đôi chân tôi đến nhiều nơi, mỗi nơi đều để lại kỉ niệm gì đó, có lúc nhớ rõ mà có lúc lại quên hết. 
Nước Anh gồm England, Wales, Scotland, và North Ireland. 
Nhưng thằng Adam cạnh nhà nói rằng, chính nó cũng chẳng phân tách giữa Great Britain và United Kingdom, ?othế mà sao chúng mày lại ngồi phân biệt thế ??. Không biết do nó là thằng ?ohọc dốt như bò? (như mấy thằng VN vẫn gọi), hay thực sự người Anh khác cũng thế? Không có dịp hỏi lại nhiều nữa, vì không quan tâm lắm, và cũng vì đôi khi cách nhìn của nhiều người khác nhau, cũng giống như cách nhìn của ông bác sống 12 năm ở UK, với thằng sinh viên 1 năm mắt toét.
Thế là vẫn chưa đặt chân được sang hòn đảo Ireland, chỉ mới qua được Wales và Scotland mà thôi.
Mà có lẽ viết về những ngày đầu, những ấn tượng đầu tiên khi sang UK có lẽ hay hơn.
--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Được Chitto sửa chữa / chuyển vào 12:31 ngày 03/03/2004

Từ sân bay Charles de Gaule bay sang Birmingham, đầu tiên là mặt biển lấp lánh dưới ánh mặt trời. 
Eo biển giữa Pháp và nước Anh vừa đủ rộng để ngăn cách những cuộc lục chiến, mà cũng đủ hẹp để thỉnh thoảng lại có người lập kỉ lục bằng cách bơi qua nó. Nhìn từ trên chiếc phi cơ 50 chỗ xuống, những chiếc tàu như những mảnh trấu trên mặt biển lấp loáng. Vừa mới rời mắt khỏi bờ biển phía sau lưng, thì đã sắp thấy bờ biển phía trước rồi.
Và qua màn mây, hình ảnh nước Anh hiện dần ra bên dưới, với những cánh đồng trải mênh mông, thoai thoải bằng phẳng, không thấy núi cao lừng lững, sông rộng cuồn cuộn, Mà là chỉ gợn lên những rặng đồi, sông nhỏ uốn quanh. Và những con đường vòng vèo ngang dọc, vài đường rất thẳng, những chấm nhỏ lừ đừ chuyển động.
Nhìn vậy, không ước lượng được khoảng cách bao nhiêu. Chỉ biết vừa thấy hút đường bờ biển sau lưng, chợp đi một chút, thì đã sắp đến rồi. Nhìn xuống, vẫn vậy, vẫn đồng mênh mông, những khu dân tập trung hay tản mát giữa đồng.
England và Wales tương đối bằng phẳng, chỉ có đồi mà không có núi, dân cư sống trải rộng, trong những khu làng hay thị trấn, không có nhiều nhà cao tầng?
--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Tôi đang viết về Đất nước chứ không phải chính kiến và chính sách của Chính phủ Anh. 
Chắc bạn đủ hiểu điều đó chứ ?



Máy bay dần hạ cánh. Sân bay Birmingham hiện ra, bình thường và đơn giản không như tưởng tượng. Và hình như các Airport khác ở UK cũng thế, từ Heathrow ?" sân bay chính của London, Glassgow, Manchester, ?, cũng không rộng lớn hay kì vĩ gì hết. Tuy vậy như London có đến 4 sân bay là Heathrow, Gatwick, Luton, Stansted, ít thành phố nào lại có nhiều sân bay ở xung quanh đến thế.
Mảnh đất UK, và nhìn ra xung quanh, trên con đường từ sân bay vào thành phố. 
Ấn tượng đầu tiên có lẽ là sự thất vọng, ngạc nhiên vì chẳng có gì giống như vẫn tưởng tượng hết. Không hề có cảm giác đứng trên đất nước thuộc loại giàu mạnh nhất thế giới cả. Tất cả quá bình thường, đơn giản và thậm chí có thể gọi là xấu xí. Con đường hai bên cây và cây, rồi đến những khối nhà lạnh lùng chẳng hề tươi vui chào đón, cũng không cao vút hoành tráng. Thậm chí bên đường còn có những căn nhà hoang, tường đổ mái sập, và những bức tường dài được các họa sĩ nghiệp dư trang điểm màu sắc quá rợ với những hình thù kì dị, những dòng chữ chẳng hiểu được là gì.
Trong số sáu người đã gặp và nói chuyện về sau, thì cả sáu đều có suy nghĩ y như vậy về những giờ phút đầu tiên đặt chân lên nước Anh. Khi mới đến, sẽ không thấy đâu những ngôi nhà chọc trời, những quảng trường rộng lớn, những cây cầu hùng vĩ ?" những thứ mà theo tư tưởng người lần đầu đến là biểu hiện của chủ nghĩa tư bản, của đế quốc, như vẫn thấy trong những bộ phim về các nước công nghiệp hiện đại.
Nước Anh, nước tư bản già và bảo thủ, không có những thứ đó chưng ra cho mọi người như Mĩ hay các thành phố mới. Khi đến UK, hãy đừng nghĩ rằng sẽ gặp hình ảnh của US.
--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng



Về địa hình, UK được phân thành hai phần : Vùng đất cao (highland zone) và miền đất thấp (Lowland zone). Miền đất cao bao gồm Scotland, một phần Wales và phía bắc England. Đa phần England là miền đất thấp, đồng bằng.
Nhìn chung miền Lowland chủ yếu là địa hình gợn sóng nhấp nhẹ, với chiều cao so với mực nước biển không quá 150m (500 ft), và các ngọn đồi cũng hiếm khi cao hơn 300m (1000ft). Đây là miền đất đã được canh tác, nuôi trồng từ hàng nghìn năm. Người dân Anh, cũng như các thành phố lớn nhất tập trung chủ yếu ở miền này.
Phía đông là miền bằng phẳng nhất nước Anh, đặc biệt là vùng East Anglia (phần có thành phố Norwick), với vịnh Wash nằm ở phía bắc vùng này (chỗ đuôi chữ Nottingham trên bản đồ). Quanh vịnh Wash là miền đồng bằng gọi là Fenlands, hoặc Fens. Đồng bằng Midland nằm ở phía nam dãy Pennine, và về tây bắc của đồng bằng này là vùng đồng bằng Lancashire-Cheshire. Phía bắc của miền đồng bằng là khu vực đất cao Yorshire Moors, 
Một số dãy đồi thấp chạy ngang qua vùng đất thấp, thỉnh thoảng đứt gãy thành các vách đứng. Các vách này đứt gãy ở một phía và thoai thoải ở phía kia. Đặc biệt bờ biển phía London thể hiện rất rõ dạng địa hình này. 

--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Được chitto sửa chữa / chuyển vào 22:27 ngày 04/03/2004

spirouThành viên mới

Một niềm vui nho nhỏ cho những người cô đơn là chu du trên nước Anh bằng tàu hỏa và ngắm cảnh đồng quê. Mua young person card 18 đồng bạn có thể giảm rất nhiều tiền mua vé tàu, xe. Đồng quê nước Anh trông đơn điệu và buồn tẻ với những đàn cừu, bò, những cánh đồng cỏ và những căn nhà gạch nâu mờ trong sương mù. 
Bạn đừng nghĩ rằng bạn có thể hít thở không khí trong lành của miền thôn quê. Không khí thoang thoảng mùi....phân bò, phân cừu khiến cho du khách chỉ muốn đóng cửa xe gấp. Còn ông tài xế vui tính thì tỉnh queo.
Trừ mùa hè ra, nước Anh quanh năm gần như bị bao phủ bởi những đám mây màu xám nặng nề . Những cơn mưa rầu rĩ suốt ngày đêm khiến cho cảnh vật thê lương. Khiến cho ai đó chạnh lòng nhớ quê hương ấm áp, ấm cả tình người.
Mùa đông sương giá phủ khắp nơi, không khí ngột ngạt bởi gió và sương mù ẩm ướt.
Buổi tối, niềm vui duy nhất là quán bar trong town. Nước Anh nổi tiếng với những quán rượu nho nhỏ, mang những cái tên rất ngộ: quán Ba bông lúa, Ba đùi cừu hoàng gia, Cây búa, Sư tử vàng... phục vụ bữa sáng kiểu Anh, hay thức ăn Ái Nhĩ Lan và đặc biệt không thể thiếu bia, rượu. Ngoài ra còn thêm ông chủ quán bụng bự hăng hái tranh cãi về giải vô địch bóng đá với thực khách. Cuối tuần nào cũng có thực khách say mèm vào police station ngủ qua đêm, lý do là tranh cãi tỷ số hay bàn thắng quá nhiệt tình.
Đúng như bác Chitto nói, thành phố Anh hiếm có những building cao tầng hiện đại. Đa số là những căn nhà cổ bằng đá hay gạch nâu, vỉa hè lát cũng lát đá, cái gì cũng rêu phong, ẩm ướt mốc meo và cũ xì.
Người Anh rất rất lịch sự, tốt bụng và... cực kỳ khó tính. Cái gì cũng có thể khiến họ complain được. Bếp ăn ktx nấu ăn dở: complain ; nước vòi không uống được: complain, tàu trễ có 5 phút: complain. Chi vậy ? Đơn giản là để lấy lại tiền, hì hì.....
Người Anh kiên nhẫn đến lạ lùng, nối đuôi nhau dài cả trăm người mua vé, chờ xe,... cả tiếng mà ko ai nói một lời, miễn là đúng giờ, đúng luật.
Người Anh có lạnh lùng không ? Có và không đấy. Khắp nơi đều có nụ cười dễ mến, nhất là những người....bán hàng.
Nước Anh thanh bình và yên tĩnh, buồn và lạnh lẽo.
À, mà đừng đọc nhiều báo The Sun and Mirror nhiều nhé, bạn sẽ thấy một nước Anh toàn tội phạm và........những minh tinh gợi cảm, hớ hênh.
 



ChittoThành viên mới


Đồng chí Spirou viết hết béng mất rồi, hà.
Nhưng thôi, cứ viết từ những cái nho nhỏ đơn giản trở đi. Những cái mang tính khái quát, tổng hợp, phổ biến như thế thì các tài liệu cũng nói hết rồi.
Bước ra khỏi sân bay, phương tiện bắt buộc đáng tin cậy và dễ dàng lúc đó là taxi. Chỉ cần đưa địa chỉ chính xác là có thể đến nơi an toàn. Một dãy taxi xếp sẵn bên ngoài, lần lượt từng chiếc vào đón khách, cũng như ở Nội Bài bây giờ.
Cũng như ấn tượng về nhà cửa đường sá về sau, ấn tượng đầu tiên về chiếc taxi thật khác với thường nghĩ. Taxi loại rẻ tiền gọi là xe cab, đen sì và trông cỗ lỗ như từ thuở mới áp dụng máy hơi nước vào xe cộ vậy.
Chiếc cab có chỗ ngồi của tài xế phía trước, ngăn cách với phía sau bởi lớp kính, có chỗ để nói và.... đưa tiền. Cuối cùng xe là băng ghế ngang cho 3 người, đối diện là hai cái ghế gập lên được, nếu ngồi ở đó thì quay lưng lại hướng đi, mà nhìn ngược ra sau. Xe chở tối đa 5 khách, ở giữa vẫn còn chỗ trống để đồ. Nếu va li to thì bỏ đằng sau cốp sau.
Vèo, tài xế lái thật khiếp. Đường thì nhỏ hẹp, lại cua vòng rất gấp. Thế là cái va li có bánh xe lao sầm sầm sang phía bên này, rồi lại hộc tốc đâm sang bên kia, hoặc ngã bổ chửng đè cả vào chân. Sau những hồi cua lách, và cuống quít để giữ lấy thăng bằng cho vali, cuối cùng cũng đến nơi.
Giá tiền phải trả vào thời điểm cuối năm 2002 là 20 pound cho 15km.
--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Khi nhìn thấy bức ảnh về cái cab - taxi này, có thằng kêu lên: "Khiếp, cái taxi gì mà xưa như trái đất."

Tất nhiên là các xe taxi mới, 4 chỗ có nhiều. Nhưng lượng xe cab cũng không ít, và rẻ hơn taxi kia một chút. Khi gọi các số điện thoại taxi thông thường, thì cab sẽ đến. Cab thuận tiện vì chở được nhiều người và nhiều đồ hơn. Nếu như taxi kia không thể quá 3 người đi, thì nếu khôn khéo hoặc bằng cách nào đó, cab có thể chấp nhận chở đến 7 người.
Những người lái cab phần nhiều không phải người Anh, mà là người gốc Ấn, Tiểu Á, gốc Phi. 
--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Được chitto sửa chữa / chuyển vào 14:26 ngày 09/03/2004
Con đường đi từ sân bay về đến chỗ nghỉ càng thể hiện rõ địa hình của miền đất này. Ngoài chuyện các khúc cua gấp, thì đường cũng lên dốc xuống đồi liên tục. Thậm chí ngay hai bên đường địa hình cũng thay đổi. Không bằng phẳng như các thành phố miền đồng bằng ở Việt Nam, đường sá, nhà cửa đều nương theo địa hình uốn lượn đó mà xây. 
Ngay sau khi dừng chân một chút, ông bạn lại rủ ra trung tâm thành phố, đi bằng buýt.
Nước Anh, cũng như các nước trong khối Common Wealth đều đi bên trái đường.
Chiếc xe bus ở UK màu đỏ chóe và hai tầng, là một nét độc đáo riêng. Xe cũ ở London và xe mới cũng khác nhau. Xe cũ thì cửa lên cho hành khách ở cuối xe, cầu thang lên tầng 2 cũng ở đó, nên cần một người soát vé riêng. Phần đầu xe hóp lại một nửa vì chỉ cần chỗ cho tài xế. Loại xe này không phù hợp với người già và người khuyết tật.
Xe mới cao ráo đẹp đẽ hơn, cửa vào nằm ngay bên trái, cabin tài xế bên phải. Người lên xe tự động đến chỗ tài xế đưa tiền mua vé, nên chỉ cần một người. Cửa xe rộng, được ngầm định chia làm hai phần. Bên trái cho người lên xe và bên phải cho người xuống xe. Tuy vậy bao giờ người xuống cũng xuống hết thì mới lên. Hoặc có loại xe (Oxford chẳng hạn), chỉ một tầng và cửa xuống ở giữa xe.
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Điều gây ấn tượng là xe bus có hệ thống nhún ở phía trước xe. Khi có người già hoặc khuyết tật đi xe lăn, thì phần bên trái phía trước có thể hạ xuống khiến cửa xe liền sát với vỉa hè, và đường vào đủ rộng để người đi xe lăn có thể lên xe được. Trong xe có chỗ trống đủ rộng để ngồi xe lăn hoặc xe đẩy. Cầu thang lên tầng 2 liền ngay sau chỗ lái xe, và có hệ thống gương để tài xế có thể theo dõi tầng 2.
Có xe hành khách đem tiền đến, tài xế sẽ đếm và trả tiền ngay trên khay rồi in vé. Nhưng có nơi chỉ là một cái hộp lắp kính trong, khách bỏ tiền vào, tài đếm đủ thì ấn nút in vé, nếu nhiều hơn cũng không được trả lại (chuối), nên trường hợp này mà không có xu lẻ thì đi xe bus thật là phiền.
Tài xế ở đây lái xe cũng thật điệu nghệ, vì những khúc quanh rất gấp, hoặc những ngã tư có vòng tròn nhỏ bé, lại làm sao cho khi xe dừng lại thì cửa xe phải sát với vỉa hè.
(bên trong một chiếc xe bus)
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Đi xe bus ở Birmingham, tiền xu lẻ phải chuẩn bị sẵn sàng, vì tài sẽ không trả lại khi thừa. Nếu có nhét tờ 5 đồng vào thì cũng vậy thôi.
Xu ở UK ?" cũng như EU ?" gồm 1, 2, 5, 10, 20, 50 pence, 1 pound và 2 pounds.
1 penny, 2 pence màu nâu đỏ. 10, 20, 50 pence màu trắng bạc, 1 pound màu vàng, 2 pounds viền vàng giữa trắng bạc.
Hình trên là các đồng xu, để có thể so sánh về kích thước: 
1 - của Việt Nam (200, 1000, 5000 đồng)
2 ?" của UK : 1 , 2 , 5 , 10 , 20 , 50 pence; 1 pound (thiếu đồng 2 pounds)
3 ?" của EU : 1 , 2 , 5 , 10 , 20 , 50 cent ; 1 và 2 euro
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Ở Bir, xe bus không có cái khay trả tiền như nơi khác, mà chỉ là cái hộp có nhựa trong. Bỏ tiền vào đó, tài đếm đủ thì ấn một cái, xu tụt xuống dưới, rồi in vé.
Có các mức vé khác nhau tuỳ vào chặng đường: 40 xu, 70 xu, 95 xu. 
Mức 95 xu (tất nhiên thả 1 đồng không được trả lại) là tối đa, có thể đi đến bến cuối, hoặc nếu ngồi lại trên tầng 2 thì đi tiếp, chả ai biết đấy là đâu.
Vé ngày là 2,5 đồng. Vé ngày cho 4 người là 4 đồng. Riêng Weekend thì 5 đồng, và đi được 5 người.
Nhiều lúc cố tình đem một đống 1-2 xu ra đi bus, thả một đống vào, tài cũng chịu, chỉ nói số tiền : "Seventy pence" là họ in vé, chứ không làm sao mà đếm được, và cũng mất thời gian.
(Tìm mãi không có đồng 2 đồng nào, nên chụp tạm vậy. Mà đã nói là thiếu đồng 2 pounds rồi còn gì)
--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Được chitto sửa chữa / chuyển vào 12:58 ngày 17/03/2004

Quả thật đây cũng là lần đầu tớ nghe đến đồng coin 5 pounds đấy. Chưa thấy bao giờ, và trong trang web về các đồng coins ở UK cũng không thấy có.
-------------
Tiếp tục về Coin nè.
Tất cả các xu, mặt trước đều dập hình nữ hoàng Elizebet II cùng dòng chữ Elizabeth II ?" D.G ?" Reg ?" F.D. và năm phát hành. Tùy vào thời điểm dập tiền mà khuôn mặt của bà trên đồng tiền cũng già khác nhau. Những đồng vào thập kỉ 80 trở về trước thì bà còn trẻ đẹp, đồng vào thập kỉ 90 thì bà trung niên, và vào cuối 90, đầu 2000 thì bà già khọm.

Ba hình trên là mặt sau của đồng 1 penny vào các năm 1977, 1996, 1999.
--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Được chitto sửa chữa / chuyển vào 01:53 ngày 22/03/2004


Đồng 1 penny bé thứ nhì (to hơn 5 pence), mặt sau in hình một cánh cửa sập của lâu đài, bên trên có vương miện, hai bên là hai sợi xích. Hình ảnh này thấy xuất hiện trên đầu các cột tường bao quanh điện Burkingham - nơi ở và làm việc chính thức của Hoàng gia Anh.
Đồng 2 pence to thứ nhì (bé hơn đồng 2 pounds), mặt sau dập hình ba chiếc lông chim cắm vào một chiếc vương miện, cùng một dải vải vắt qua.
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Đồng 5 pence bé nhất, có hình cây hoa Thistle đội vương miện. Đó là một loại hoa dại, thậm chí bé và xấu hơn cây xấu hổ nữa, nhưng lại là đặc trưng, biểu tượng của xứ Scothland, vì chỉ duy nhất vùng đất này mới có mà thôi. 
Đồng 10 pence dập hình một con sư tử đội vương miện, chân bước lên hùng dũng.
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Đồng 20 pence không tròn mà hình 7 cạnh, dập hình bông hoa hồng năm cánh đội vương miện. Bông hoa hồng đỏ nhụy trắng là biểu tượng của hoàng gia Anh, sự kết hợp giữa hai dòng họ sau cuộc Chiến tranh Hoa hồng.
Hình bông hoa hồng này xuất hiện rất nhiều trên các lâu đài, trần nhà thờ, sảnh đường (hall)...
Đồng 50 pence cũng hình 7 cạnh, có 2 loại: (1) hình một nữ thần đội mũ chiến đang ngồi, tay cầm đinh ba và một chiếc bút lông. (2) hình phần nóc thư viện quốc gia, với dòng chữ Public Libraries, phía trên là quyển sách đang mở.
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Đồng 1 pound dầy hơn hẳn các đồng khác, phong phú đa dạng về loại hình, vì là đồng phổ dụng nhất. Thông thương có 10 loại hình khác nhau.
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


(1) Loại phổ biến nhất in hình quốc huy của UK, 
(2): Cây hoa thristle của Scothland, có vương miện quanh gốc.
(3) Cây (giống tỏi tây) có vương miện ***g quanh, tớ không rõ cây này là cây gì, tuy nhiên thấy bức tượng Nữ thần chiến thắng mạ vàng ở trên đỉnh tượng đài Victoria trước Burkingham cũng cầm cây này.
(4) 7 cành của cây hoa hồng dại có vương miện quanh gốc; 
(5): Một cây to có vương miện bao quanh, 
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


(6) Chiếc khiên ?" gia huy Hoàng gia Anh có vương miện bên trên; Gia huy này cũng nằm ở giữa Quốc huy nuớc Anh.
(7) Con sư tử cách điệu đứng trong vòng tròn ; 
(8): Con rồng có cánh; 
(9): Hình cây thập giá bằng đá của nước Anh cổ; 
(10): ba con sư tử cách điệu; 
Ngoài ra còn có thể có đồng tiền kỉ niệm, như đồng in hình cây cầu Forth Bridge nổi tiếng ở thành phố Edinburgh. 
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Đồng 2 pounds to nhất, viền vàng lòng bạc, in hình hoa văn.
Có thể nói đồng 1 penny, 2 pence chỉ dùng trong trường hợp người bán hàng trả lại khi món đồ mang giá lẻ, 5,99 đồng chẳng hạn. Tất cả các loại hàng không bao giờ làm tròn, và đồng 1 xu chỉ có tác dụng đó. Nhưng nhà ai cũng có đến một túi 1, 2 xu. Đổ cả hộp ra có khi chỉ đi xe bus được 2 lần. 
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Có lẽ đồng 5 pounds có giá trị về mặt kỉ niệm hơn về lưu thông, nên không thấy xuất hiện trên thị trường, và chỉ có trong bộ sưu tập của những người chơi tiền.
Việc mua hàng ít tiền bằng xu rất phổ biến ở các nước phát triển. Máy điện thoại bên cạnh chỗ đút thẻ bao giờ cũng có chỗ thả xu. Vì đặc thù từng đồng xu có kích thước khác nhau cũng như những dấu hiệu khác nên máy bán hàng tự động dễ nhận biết và trả lại tiền thừa chính xác. 
Và chiếc ví của người đi chợ cũng có thêm một ngăn có nút cài để giữ xu. Nhìn chiếc ví của các bà các cô đôi khi to và dầy bằng 2 bao thuốc lá, vì trong đó còn nhét cả chục các loại card. Dăm bảy loại cre***, debit card, solo card, rồi customer card, discount card,?. Kích thước đôi khi cũng tương ứng với kích cỡ người của họ. Chao ôi là to?
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Anh là nước quân chủ lập hiến. Truyền thống hoàng gia Anh rất lâu đời và chỉ bị gián đoạn 1 lần vào thời kì của Oliver Cromwell (1649 ?" 1660).
Hai xứ: Scotland, Wales thuộc United Kingdom, nhưng có ngôn ngữ riêng, quốc hội và vua riêng.
Tuy nhiên Vua của Scotland lại chính là ông hoàng Phillips, phu quân nữ hoàng Elizabeth II. Ông là Công tước (nhưng cũng có thể hiểu là Vương tước ?" Prince) xứ Scotland. Vua ?" vương tước xứ Wales là Thái tử Charles, con cả của Queen. Charles được phong tước Prince of Wales năm 1969 bởi chính mẹ của mình.
Thủ đô của Scotland là Edinburgh, thủ đô Wales là Cadiff. 
Trước kia tôi nghĩ ngôn ngữ trong nước Anh là không khác nhau mấy, cũng chỉ như kiểu các miền của Việt Nam thôi, nhưng hóa ra ngôn ngữ xứ Scotland và Wales hoàn toàn khác tiếng Anh chúng ta vẫn biết, thậm chí không thể đọc và hiểu được tí gì. Các đại từ, động từ, tính từ, cách phát âm không hè chung với tiếng Anh. Ngôn ngữ này dùng trong các văn bản mang tính truyền thống, trong các bằng cấp, giấy tờ riêng biệt, trên đài truyền hình mang tính chất địa phương riêng. Trong trường học học sinh phải học cả 2 thứ tiếng. Nói chung dùng English ở hai xứ này thì mọi người đều hiểu, nhưng họ nói với nhau bằng ngôn ngữ của họ thì tôi chịu chết.
Trong chuyến đi chơi lên Scotland, một cô bé Scottish đã dậy mấy câu Scottish, nhưng đến giờ thì không nhớ được tí gì.
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Nhân ngày Nói Dối 1 ?" 4, viết tiếp chút.
Trong những phần dưới, tôi sẽ viết những điều cơ bản về nước Anh: Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Quốc khánh, và sơ lược lịch sử UK.
Những người có Visa UK hẳn đều nhìn thấy cái quốc huy cầu kì rắc rối nhưng chắc cũng không nhiều người hiểu ý nghĩa của nó. Nó cũng chứa đựng nhiều ý tưởng và lịch sử.

Quốc huy nước Anh (Heraldry). Có thể nói đây là một trong những quốc huy phức tạp nhất trên thế giới.
Quốc huy chính thức của nước Anh theo mẫu dùng như hiện nay được dùng từ năm 1837. Mẫu trái là mẫu cổ, còn quốc huy hiện đại thường dùng là mẫu bên phải.
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Hai bên là con sư tử vàng đội vương miện trên đầu tượng trưng cho England và con kì lân (ngựa 1 sừng) bạc đeo vương miện quanh cổ tượng trưng cho Scotland, đỡ lấy hình biểu tượng của nước Anh nằm ở chính giữa.
Hình biểu tượng này hình chiếc khiên, chia làm 4 phần. 
Phần trên bên trái và dưới bên phải là biểu tượng của xứ England, gồm 3 con sư tử xếp theo chiều ngang. Ba con sư tử vàng trên nền đỏ là biểu tượng của England từ năm 1066, dưới thời các triều đại Normandy chỉ là 2 con, nhưng từ thời vua Richard I (1189) thì thành 3 con.
Phần trên bên phải là biểu tượng của xứ Scotland, một con sư tử đỏ trên nền vàng. Con sư tử đỏ đứng giữa khung có các dây hoa lys (hoa lys là biểu tượng hoàng gia của Pháp, quốc huy nước Anh thời kì đầu chịu ảnh hưởng rất nhiều của Pháp, vì hai nước và hoàng tộc gần nhau).
Phần dưới bên trái là hình chiếc đàn hạc vàng trên nền xanh da trời, là biểu tượng của xứ Ireland từ thời vua Henry VIII, năm 1542.
Xứ Wales không có biểu tượng trong này, vì được coi là thuộc England từ lâu. Vua Wales là hoàng tử England.
Dây đai bao quanh biểu tượng của nước Anh ghi dòng chữ HONI ?" SOIT ?" QUI ?" MAL ?" Y ?" PENSE, được dùng từ thời vua Edward III (1438). Dây đai này là biểu tượng cao quí nhất phong cho các hiệp sĩ ở Anh. (Most Noble Order of the Garter) 
Những chữ này tôi không rõ nghĩa là gì, có thể là tiếng Latin.
(Bạn nào biết xin giải thích giúp)
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Bên trên chiếc khiên biểu tượng là hình mũ trụ chiến trận, hai bên có những cành lá và hoa lys kiểu Pháp, bên trên lại đội vương miện và có con sư tử xứ England đội vương miện đứng trên cùng, biểu tượng uy quyền của chế độ quân chủ (dù là lập hiến).
Bên dưới là hai bông hoa hồng đỏ nhụy trắng, biểu tượng của hoàng tộc nước Anh. Bông hoa hồng đỏ và trắng là kết quả của cuộc Chiến tranh Hoa hồng (War of the Roses), một thời kì nội chiến của nước Anh từ năm 1455 đến 1487, giữa hai dòng của hoàng gia. Bông hoa hồng đó là dấu hiệu của dòng Lancaster và hoa hồng trắng là của dòng York, cuối cùng hợp nhất về dòng Tudor, vua Henry VII, với biểu tượng là hoa hồng đỏ nhụy trắng.
Dòng chữ khẩu hiệu DIEU ET MON DROIT là của hoàng gia được dùng từ thời vua HenryV (1413). Theo tiếng Pháp thì có nghĩa là: Thiên Chúa và Pháp Luật.
Trong quốc huy của nước Anh nhưng lại có chữ Pháp, bởi hoàng tộc Anh và Pháp có những mối liên quan đặc biệt, vua Anh có thể là vua một vùng của Pháp và ngược lại.
Như vậy quốc huy này có đến 9 con sư tử, 1 con kì lân và 4 cái vương miện.
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Tháng 1, tháng 2 còn rét mướt vô cùng, cả gió tuyết nữa, dù rằng UK không phải nước có nhiều tuyết như các nước Bắc Âu khác, nhưng cũng đủ gợi buồn da diết, thao thiết và thê lương cho những người xa quê. Một con đường vắng mờ mịt trắng, chỉ có một người bộ hành, nhìn vào các ô cửa sổ sáng ánh đèn vàng ấm cúng, bỗng thèm một gia đình quây quần đến nao lòng?.
Nhưng rồi Mùa xuân đã sang rồi đó, trên nước Anh cũng như toàn bắc bán cầu.
Mùa xuân xứ lạnh có sức sống thật kì diệu. Tất cả các cây cối bừng tỉnh, rạng rỡ khoe ra những gì đẹp nhất. Những cành khô trơ trụi tháng trước giờ đây bỗng đầy hoa. Màu hồng, màu xanh, màu tím, vàng, trắng, đỏ, cam? Tưởng chừng như chúng chỉ sống cho một mùa xuân mà thôi.
Bãi cỏ xanh, một sáng kia tỉnh dậy, ngơ ngác với những mầm non nhú lên. Chúng lớn nhanh như có ai giục giã, chỉ ba bốn ngày mà đã cao ngang đầu gối. Và rồi hoa, hoa bừng ra vàng rực. Hoa tím, hoa trắng trên khắp các bãi cỏ, vây quanh các gốc cây.
Những cây thật to cũng ra hoa, những cành trắng xóa, hồng rực hay vàng ươm. Những bông hoa to như cái bát, những cành dây leo trắng hoa. Trong vườn nhà, tulip đỏ tươi, các loài hoa dại chen nhau. Trên những cây cột đèn, bên ngoài cửa các ngôi nhà, những giỏ hoa treo từ trước đua nhau khoe sắc. Dải phân cách đường phố, hàng rào cũng được để những bồn hoa?
Tháng ba, tháng ba và tháng tư, mùa xuân đã về đấy chứ. 
Hãy vui sống lên đi nhé. Không phải lúc nào cũng có được niềm hạnh phúc đó đâu.
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Chủ nhân ngôi nhà này hẳn rất hạnh phúc giữa những mảng màu đẹp đến thế kia.
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Nếu nói người Anh thế nào thì cũng rất khó để tổng quát hóa được. Những người (chúng) tôi đã gặp và tiếp xúc cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong dân cư mà thôi.
Tuy vậy, cũng nói ra vài nhận xét.
Trước hết là sự sòng phẳng, rõ ràng. Đây là đặc tính nói chung của người phương Tây, và UK thì càng rõ. Hôm trước bạn có thể tặng ?ohắn? một bao thuốc (tương đương 4-5 pounds), hôm sau hắn vẫn sang đòi bạn 10 xu tiền điện thoại bạn nhờ hắn. Tương tự, trong lớp học, nói chung không nên mượn cái gì hết, nếu mượn photo thì phải trả ngay trong ngày.
Sự giúp đỡ: Người Anh sẵn sàng giúp đỡ bạn, đặc biệt những người trung niên thì càng hết lòng giúp đỡ - Nhưng chỉ khi bạn Yêu cầu. Nếu không yêu cầu, sẽ không ai giúp bạn hết, vì họ coi đó là làm phiền. Nói chung người ở các thị trấn nhỏ thì càng hiếu khách và nhiệt tình hơn ở các thành phố lớn.
Thanh niên cũng thích uống bia rượu nhiều. Lưu ý là khi họ mời đến phòng uống bia rượu thì bạn phải mang bia rượu của bạn đến, để cùng chia. Nếu ?ohắn? có mời bữa tối thì bạn cũng phải canh chừng sẵn đồ ăn. Có thể chỉ có một ít vừa đủ cho 1 người thôi.
Tutor có trách nhiệm giúp student mình phụ trách, và cũng chỉ khi mà bạn yêu cầu. Muốn gặp hoặc trao đổi thì phải gọi điện, hoặc tốt hơn là email trước.
Phong cách làm việc phương Tây yêu cầu người ta phải có kế hoạch thật tốt. Có kế hoạch tốt sẽ có rất nhiều cái lợi. Đi lại mà book vé trước rất rẻ, sách mượn sớm có thể được lâu, ?,
-------------------------------------------------------------- Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Tôi cũng chỉ nói đến một số ít những người tôi gặp. Gặp trong cuộc sống của họ, chứ không phải là trong môi trường học tập. Những người tuổi từ 25 đến 36, trong khu nhà thuê tôi đã ở. 1 Tiến sĩ, 2 đang nghiên cứu sinh, 3 cao học, 1 đại học?
Có thể môi trường học trong trường và môi trường cuộc sống ở ngoài, và bậc học khác nhau cũng không nhất thiết giống nhau
Nói chung, nếu hiểu được những điều cơ bản thì sống với họ cũng rất dễ chịu. Thậm chí nhiều lúc còn thấy dễ chịu ở chính điều là họ không quá quan tâm để ý gì đến ta. Sự tự do, không ràng buộc, không gây phiền phức, không yêu cầu gì ở nhau lúc đầu có thể chưa quen với người Việt, nhưng đó là lối sống của họ.
Tôi cũng đã đến Leeds. 
Đặc biệt nhiều người đều có nhận xét là tiền thuê nhà ở đây so với nơi khác thì rẻ, và được nhà tốt hơn rất nhiều so với thành phố khác. Và nhà lại còn gần trường học nữa. Có những ngôi nhà nằm ngay trong khuôn viên trường, chỉ có vài phút đi bộ là đến school, mà giá cả rất hợp lý, đúng là niềm mơ ước của nhiều người đi học?
--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Được chitto sửa chữa / chuyển vào 01:47 ngày 11/04/2004

Lá cờ chính thức của UK thường được gọi là ?oLá Cờ Liên hiệp - Union Jack? bởi nó là biểu tượng kết hợp của ba nước ?" England, Ireland, và Scotland và Wales. Cờ của Wales không có trong lá cờ liên hiệp này vì Wales không có chủ quyền riêng độc lập trong thời kì dài như các xứ kia.
Thực ra từ Union Jack không được hợp lí lắm, mà nên gọi là Union Flag, vì Jack chỉ là lá cờ nhỏ trên đỉnh của các tàu Hải quân. Nhưng Union Jack đã trở thành tên gọi quen thuộc lá Quốc kì của Anh quốc.
Lá cờ là sự kết hợp lá cờ Thập Tự thánh George (England), thánh Andrew (Scotland) và thánh Patrick (Ireland)
Năm 1606, lá cờ đầu tiên của Toàn Anh - Great Britain hình thành, là sự kết hợp Thập tự của England và Scotland, khi đó Ireland chưa thuộc vào Liên hiệp. Lá cờ này được dùng từ triều đại James I và Charles I (1603 ?" 1649) đến tận năm 1801, khi Ireland chính thức hợp nhất vào Liên hiệp Vương quốc Anh.
Từ đó, cờ của một số nước thuộc khối Thịnh vượng chung (Commonwealth) thường có hình lá cờ của UK trong một góc, như Australia, Fiji, New Zealand, Tuvalu, Hawaii, các bang của Australia, và ba tỉnh của Canada


The British National Anthem
Quốc ca Vương quốc Anh

?oChúa phù hộ Đức Vua / Nữ hoàng ?" God saves the King / Queen? là bài hát yêu nước được trình bày lần đầu tiên tại London năm 1745, và trở thành Quốc Ca của nước Anh vào đầu thế kỉ XIX. Nhạc và lời của bài hát của tác giả khuyết danh từ thế kỉ XVII.
Tháng 9 năm 1745, Hoàng tử Charles Edward Stuart đánh thắng quân đội của vua George II tại Prestonpans, gần Edinburgh, Scotland; khi tin này truyền về đến London, nhạc trưởng Nhà hát hoàng gia là Drury Lane đã thực hiện việc trình diễn bài hát này, thu được thành công rực rỡ.
Trong những nghi lễ chính thức, chỉ lời một của bài hát được hát. Lời hai ít được dùng, và không chính thức.
God save our gracious Queen!
Long live our noble Queen!
God save the Queen!
Send her victorious,
Happy and glorious,
Long to reign over us,
God save the Queen.
Thy choicest gifts in store
On her be pleased to pour,
Long may she reign.
May she defend our laws,
And give us ever cause,
To sing with heart and voice, 
God save the Queen.


Giờ đã là tháng 11 rồi. Không biết em đã sang thành phố nào của nước Anh?
Vào những tháng này, thời tiết ngả vào mùa đông, buồn thảm và ảm đạm. Cây cối trút lá, để lại một lớp mùn nâu sau những ngày mưa gió. Cái áo khoác có lớp chống nước là vật dụng hữu dụng nhất trong tháng ngày này, khép lại cho đỡ ướt, để thấy mình ấm áp.
Từ tháng 11, mọi đồng hồ đều chậm lại 1 giờ, vì ngày ngắn quá, sáng 9 giờ vẫn tờ mờ, và chiều 4 giờ đã tối rồi. Nhưng chả phải cái đồng hồ nào ở công cộng cũng được điều chỉnh.
Cũng rời khỏi đó một năm rồi. Có người hỏi có nhớ gì không. Cũng nhớ chứ, nhưng không nhiều và sâu. Vào box, thấy toàn hỏi về chuyện học tiếng Anh, chẳng ai viết về nước Anh cả. Lôi lên vậy.

[nick]
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 19:46 ngày 02/11/2004


Bản đồ London nhìn từ Vệ tinh.
Có thể xem bản đồ mọi địa điểm trên UK với trang www.multimap.co.uk, chỉ cần biết tên hoặc postcode. 
Chẳng hạn, postcode của số 10 Downing Street, nơi làm việc của Thủ tướng Anh là SW1A 2AA.
London - thành phố bên bờ sông Thames là một thủ đô cổ và đông đúc bậc nhất thế giới với 12 triệu dân. Những con đường không rộng lúc nào cũng chen chúc người qua lại, các chuyến tàu điện ngầm nghìn nghịt người. Di chuyển trong London khá mệt mỏi (nếu so với các thành phố khác).
Trong bản đồ, dòng sông Thames chảy qua phía đông nam của trung tâm London. Mảng màu xanh chính giữa là công viên Hyde Park, công viên lớn nhất. Trong cuộc biểu tình chống chiến tranh Iraq, nửa triệu người đã tập trung ở đây.
Bên Hyde Park, khu Hoàng cung - điện Buckingham cũng nằm trong một khu vườn tuyệt đẹp - Công viên St'' James.
London Tower Bridge là cây cầu tận cùng bên phải của bản đồ. Những cây cầu khác cũng có những vẻ đẹp riêng.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 19:16 ngày 02/11/2004

Trung tâm của London là cung điện Buckingham và Parliament House, là nơi tập trung quyền lực cao nhất cả trên danh nghĩa và thực tế, nơi Quốc chủ cũng như Nghị viện làm việc.
Trong bức ảnh vệ tinh trên, số 1 là điện Buckingham, một khối nhà hình vuông vây lấy một khoảng sân rộng. Phía trước Điện (2) là tượng đài Nữ hoàng Victoria, nằm ở trung tâm một quảng trường với những bồn hoa rực rỡ. Trên con đường ngang trước Buckingham, có một hàng miếng đồng tròn khắc tên Công nương Diana với dòng chữ : Princess Diana - Rose of England.
Hơi chếch về bên phải là công viên St'''' James (3), một khu vườn rất đẹp mở cửa cho mọi người. Các loài chim sống trong chiếc hồ rất nhiều, với hàng chục loại. Bồ câu và sóc thì vô kể.
Phía ngoài St'''' Jamé Park, quảng trường (màu vàng) là nỡi diễn ra các lễ ngoài trời, các cuộc duyệt binh... Khoảng quảng trường đó để đất có rải cát và sỏi, thường là nơi đội kị binh hoàng gia diễn nghi thức.
Thẳng quảng trường này, qua một khối nhà, là Horse Guard nổi tiếng (4). Lúc nào cũng có hai kị binh hoàng gia đứng gác bên cổng này, và con đường trước mặt cũng mang tên Horse Guard Street.
Đi hết Horse Guard Street, sẽ đến khu quảng trường Westminster, nơi Parliament House sừng sững với tháp đồng hồ BigBen (5). Tòa nghị viện Anh đứng bên sông Thames, sát cầu Westminster và Giáo đường hoàng gia Westminster Abbey.
Bên kia sông, nổi bật lên là London Eye (6), bánh xe lớn nhất thế giới. Từ trên đỉnh London Eye có thể nhìn toàn bộ cảnh London. Đối diện với nó sang bên sông là các tòa nhà của chính phủ.
Số 10 Downing Street cũng nằm trong khu vực tam giác (7), cùng các cơ quan chính phủ khác.
Ngã sáu (8) nơi hội tụ của các trục đường chính, thẳng từ Buckingham ra, là Trafalgar Square, quảng trường đẹp nhất London, nơi Nelson Column sừng sững giữa bốn con sư tử đồng, với cổng Admiralty Arch.
Được esu sửa chữa / chuyển vào 01:52 ngày 05/11/2004


Buckingham Palace, biểu tượng quân chủ Anh quốc, là nơi Hoàng gia sống và làm việc, cử hành các nghi lễ quốc gia, đón tiếp quốc khách. Nữ hoàng Anh cũng không hoàn toàn ở đây, mà thường xuyên đến sống ở cả các cung điện khác. 
Không được trang trí bên ngoài cầu kì như Parliament House, không cổ kính nặng nề như lâu đài Windsor hay London Tower, không hoành tráng như Westminster Abbey, cũng không vĩ đại như St?TPaul Cathedral, Buckingham là một khối nhà trông bên ngoài khá trang nhã, với gam màu có phần sáng sủa hơn so với những khối nhà xám xịt cũ kĩ khác của London. Còn bên trong thì? toàn nghe mô tả hoặc xem tivi, chưa được vào bao giờ nên không dám nói.
Điện Buckingham vốn là Buckingham House, được xây cho Công tước Buckingham năm 1703, vua George III mua lại nó năm 1762 làm một trong những nơi ở cho hoàng gia, nhưng cung điện chính vẫn ở St?TJames Palace. Sau đó George IV cho xây lại, và dưới bàn tay của kiến trúc sư John Nash, nơi đây trở thành cung điện. Năm 1837, nữ hoàng Victoria đã quyết định chuyển hẳn hoàng gia về đây.
Bên ngoài Buckingham là lần hàng rào sắt, với hoa sắt mạ vàng có chữ hiệu hoàng gia. Các phù điêu bằng xi măng đúc luôn có hình vương miện. Hai vệ binh với bước chân khi đổi gác giơ cao luôn là mục tiêu thu hút sự chú ý của khách tham quan. 
Được esu sửa chữa / chuyển vào 01:53 ngày 05/11/2004

Chính giữa, phía trước Buckingham Palace là tượng đài Nữ hoàng Victoria, được hoàn thành vào năm 1911. Bà hoàng ngồi chính giữa, đội vương miện, tay phải cầm vương trượng, tay trái nâng quả cầu quyền lực. Ba phía xung quanh là các bức tượng biểu tượng của Nhân ái, Chân lý, Công lý. Trên đỉnh là pho tượng vàng nữ thần Chiến thắng đang ban Vinh quang xuống cho Nữ hoàng.
Tượng đài nằm giữa một đài phun nước hình tròn, xung quanh có tượng đồng các nam nữ chiến binh, anh hùng, thiên thần, ...tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên định, dũng cảm, trung thành,... tạo nên một quần thể hoàn chỉnh.
Nhiều ga tàu, bến xe chính, quảng trường trung tâm của các thành phố chính của Anh đều mang tên Victoria, và đặt tượng bà. Các tượng của bà thường tạc hình ảnh bà lúc khá già, vào thời điểm 60 năm ngày lên ngôi (Diamond Jubilee - 1897), đường hoàng bệ vệ. Nhiều bức được dựng ngay khi bà còn đang sống. Đó là một vinh dự rất lớn mà rất ít vị đế vương có được.

Nữ hoàng Victoria (1819 ?" 1901) là người có nhiều tượng đài nhất trên nước Anh cũng như các vùng thuộc địa.Bà lên ngôi năm 1837, trị vì 64 năm, lâu nhất trong lịch sử Anh quốc, và cũng là bà hoàng được yêu quí nhất. Bà có đủ vinh quang, giàu có tột đỉnh, thời bà trị vì là triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Anh quốc - ?oVictorian Era? với các thuộc địa trải rộng trên mọi lục địa, thời mà ?omặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh?. 
Bà có 4 hoàng tử và 5 công chúa. Con trai trưởng là vua Edward, lấy công chúa Đan Mạch, các hoàng tử khác lấy công chúa Nga, công chúa Phổ, công chúa Waldeck-Pyrmont, con gái cả là hoàng hậu nước Đức, tiếp theo là lấy hoàng thân Hesse-Darmstadt, Schleswig-Holstein, Battenberg, hầu tước Lorne. 
Ngoài cháu nội là vua Anh (George V), bà còn cháu là vua Đức, vua Phổ, hoàng hậu Hy lạp, nữ hoàng Na uy, hoàng hậu Nga, hoàng hậu Phổ, hoàng hậu Rumani, hoàng hậu Thụy Điển, nữ hoàng Tây Ban Nha. 
Vì vậy bà được gọi là ?oGrandmother of Europe?, tưởng cũng không quá đáng. 
Tuy vậy, người Anh lại hay thêm vào trước đó một phần nữa thành :"Mother of Great Britain, the Grandmother of Europe". Nếu ghép cả hai câu lại thì xem ra có phần hơi ngạo mạn.
Tượng đài Nữ hoàng Victoria ở một số thành phố, và bức ảnh chân dung bà.

Được chitto sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 08/11/2004


......
Liền phía trước Buckingham và Victoria Memorial là khu vườn hoàng gia St?TJames.

St?TJames Park là khu vườn hoàng gia sớm nhất và đẹp nhất, đã được hình thành từ thế kỉ 15 dưới thời Henry VIII, nhưng hoàn thành như hiện nay vào thế kỉ 19. Vườn nằm giữa ba cung điện: Westminster Palace (sau thành Parliament Houses), St?TJames Palace và Buckingham Palace.
Vườn được dựng với phong cách của thời Tudor với một hồ nước đẹp ở giữa, uốn vòng tự nhiên. Đầu phía tây hồ có một đảo nhỏ, có các cây dáng thấp, quanh hồ là các cây với dáng và màu sắc đẹp. Một hàng cây lớn nằm dọc bên con đường The Mall. (Đối diện là St?TJames Palace). Phía đông là bán đảo Duck Island, với hàng chục loại thủy cầm. Người ta đã vây một lưới sắt trên bờ để các loài chim không lên bờ quá xa được. Các giống chim ở đây cũng đã bị xử lý cánh để chỉ có thể quanh quẩn dưới hồ chứ không bay đi đâu được nữa. Thiên nga, bồ nông, vịt lạch bạch bên nhau. Mòng két bay là là, lao ra tranh cướp những miếng bánh mì mà khách tham quan đem đến vãi ra cho chúng. Chỉ có bồ câu rất nhiều, là thoải mái bay lượn khắp nơi.

Trong vườn, sóc cũng rất nhiều và dạn người. Một số con sẵn sàng nhảy lên tay, vai khách để lấy hạt dẻ, lạc. Để ý ra thì phần lớn chúng giành lấy rồi đem chôn dấu vào một gốc cây ở gần đó, rồi lại ra giành tiếp.
Đã 10 năm London ít khi có tuyết như thế này. Trong tuyết khu vườn càng đẹp.

Phía đông St?TJames Park là Guards Memorial - Đài tưởng niệm các chiến sĩ của hoàng gia trong Thế chiến I và II, có tượng của 5 người lính cầm súng đứng. (Tượng đài các Liệt sĩ vô danh nằm ở phía sau của Buckingham)
Khối đá trên tượng đài viết: 
?oVinh danh Thiên Chúa - Tưởng niệm các Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Chiến sĩ và Vệ binh của Trung đoàn Bộ binh hoàng gia, những người đã hi sinh thân mình vì Đức vua và Tổ quốc trong Đại chiến 1914-1918, và các Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Chiến sĩ trong đội Kỵ binh ngự lâm, Trung đoàn Pháo binh hoàng gia, Quân đoàn Công binh hoàng gia, Quân đoàn Hậu cần hoàng gia, Quân đoàn Quân y hoàng gia, và các Đơn vị khác đã từng phục vụ cùng Sư đoàn cận vệ tại Pháp và Bỉ trong thời kì 1915-1918, những người đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh vì Tự do cho thế giới?.
Tượng đài được dựng năm 1926, tám năm sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc. Đến khi kết thúc Thế chiến thứ hai, một dòng chữ nữa được khắc thêm vào bên dưới các bức tượng đồng:
?oTượng đài cũng để Tưởng niệm tất cả những liệt sĩ của sư đoàn Ngự lâm, những người đã hi sinh trong Thế chiến thứ hai và vì tổ quốc từ năm 1918?
TO THE GLORY OF GOD AND IN MEMORY OF THE OFFICERS, WARRANT OFFICERS, NON COMMISSIONED OFFICERS AND GUARDSMEN OF HIS MAJESTY?TS REGIMÉNT FOOT GUARDS WHO GAVE THEIR LIVES FOR THE KING AND COUNTRY DURING THE GREAT WAR 1914-1918 AND OF THE OFFICERS, WARRANT OFFICERS, NON COMMISSIONED OFFICERS AND MEN OF THE HOUSEHOLD CAVALRY, ROYAL REGIMENT OF ARTILLERY, CORPS OF ROYAL ENGINEERS, ROYAL ARMY SERVICE CORPS, ROYAL ARMY MEDICAL CORPS AND OTHER UNITS WHO WHILE SERVING WITH THE GUARDS DIVISION IN FRANCE AND BELGIUM 1915-1918 FELL WITH THEM IN THE FIGHT FOR THE WORLD FREEDOM.THIS MEMORIAL ALSO COMMEMORATES ALL THOSE MEMBERS OF THE HOUSEHOLD DIVISION WHO DIED IN THE SECOND WORLD WAR AND IN THE SERVICE FOR THEIR COUNTRY SINCE 1918 


Guards Memorial nhìn sang Horse Guards Parade, quảng trường dành cho các lễ duyệt binh, diễu binh.
Thao trường là khoảng sân rộng rải cát, sỏi nhỏ, khi gió lên bụi cũng bốc theo. Thao trường nằm giữa nhà Horse Guard, bộ Hải quân, bộ Ngoại giao (Old Admiralty Buildings ?" Foreign Office) 
Lễ diễu binh hàng năm là Trooping the Colour (The Colour of Flag) trong ngày lễ Sinh nhật Nữ hoàng ?" được coi như Quốc khánh (Sovereign?T offical Day ?" Monarch birthday). Mặc dù Nữ hoàng hiện tại sinh vào 21 tháng 4, nhưng lễ này lại được tiến hành vào tháng 6, khi thời tiết thuận lợi nhất.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 15/11/2004
Horse Guards (cổng quay ra đường Whitehall) lúc nào cũng có người đứng quanh chụp ảnh. Hai bên cổng, hai kị sĩ hoàng gia cưỡi trên hai con ngựa tuyệt đẹp. Mùa hè thì kị binh mặc áo đỏ, cổ đen, mùa đông thì áo choàng đen cổ đỏ. Toàn là các anh cao to đẹp giai, chị em nhà ta toàn đứng ngắm.
Hai con ngựa và anh lính thì đẹp thật, lên ảnh rất hùng dũng, nhưng có một điều mà các bức ảnh và thước phim không thể thể hiện được, đó là mùi hôi của những thứ mà ngựa thải ra. Hic hic.
Hai tuấn mã đứng im rõ lâu, thế nào cũng có lúc ? mà lại có câu ?othẳng như ruột ngựa?, cho nên ai qua chỗ nổi tiếng đó cũng có lúc phải ?" dù ít dù nhiều - nhăn mặt chun mũi.