Thứ Hai, 4 tháng 12, 2006

Một bức chữ

TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/threads/mot-buc-chu.291636/

Một bức chữ .......

Đối với tôi, đây là một bức chữ rất có ý nghĩa, dù thực ra ngoài chữ Nhẫn lớn nhất và một số chữ riêng lẻ, những chữ khác tôi không đọc được, và cũng không hiểu được ý nghĩa những đoạn bên trái.

Vì vậy, tôi gửi lên đây, rất mong các bác có thể dịch giúp tôi được không? Cũng rất mong các bác bình luận về chữ, đây là chữ một người không bao giờ vào đây đọc, và cũng không bao giờ biết nơi này, nên các bác cứ tự nhiên.

Tôi không dám gọi đây là bức Thư Pháp, mà gọi là bức chữ thôi.

Tôi sẽ lý giải tại sao nó lại có ý nghĩa với tôi sau.


[​IMG]

Từng phần phóng to lên, rất mong các bác dịch giúp ý nghĩa, và cho ý kiến nhận xét để tôi có thể học hỏi được. (Những phần dọc giữa bức chữ là do scan từng phần nên nó bị thế)
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]


Người viết bức này, tuy không nắm vững cơ bản của Thư pháp Hán nhưng chương pháp (bố cục) đã khá chặt chẽ. Ngoài ra, bức này còn bị một vấn đề là dòng "lạc khoản" bên trái sử dụng một bài châm ngôn bằng tiếng Trung hiện đại. Do vậy, khi đọc lên bằng âm Hán Việt sẽ không thành vần. Đây có lẽ là chỗ yếu của tác giả về cổ văn. Phiên âm như sau:
Nhẫn tự đầu thượng nhất bả đao, (âm BK là dao)
Ngộ sự bất nhẫn hoạ tiên chiêu. (âm BK là zhao)
Như năng ngộ sự tam tư hành, (âm BK là xing)
Bách ban ác sự hoá không (.....không đọc được chữ này)
Bính Tuất niên trọng hạ (Đầu mùa hè năm Bính Tuất)
Tạm dịch:
Chữ Nhẫn trên đầu có một đao,
Gặp việc chẳng Nhẫn rước hoạ vào.
Nếu biết đắn đo khi hành động,
Thì dữ hoá lành ắt chẳng sao....

tooiThành viên mới

Tôi cũng xin nói thêm về mặt mỹ thuật của bức chữ này. Nhìn chung là chương pháp khá chặt chẽ. Đó là cảm nhận đầu tiên. Tuy nhiên cần phải lưu ý ở một số điểm:
1. Giấy viết là giấy công nghiệp, không có độ hút và loang mực vì vậy nét bút rất cứng.
2. Kết cấu của các chữ (đại tự và lạc khoản) đều kém, chứng tỏ người viết chưa có công phu Thư pháp Hán nhiều đã vội tập Hành thảo.
3. Lạc khoản thời gian viết to hơn cả phần làm rõ nội dung.
4. Chưa cân nhắc khi chọn ngôn từ để viết vào tác phẩm.
Vài lời góp ý như vậy. Mong bác Chitto bỏ quá cho!

Các bác cứ nhận xét thoải mái mà. Tớ chỉ muốn biết nội dung, với ý kiến nhận xét của các bác thôi. Không phải tớ viết, không phải người thân, bạn bè, hay tri âm, tri ân tri kỷ gì cả, rất thoải mái.
Thế túm lại là: 
"tam tư hành" hay "chi tư hành"
"hóa không (không rõ)" hay "hóa vân tiêu" vậy ạ?
Các bác cứ phân tích tiếp, tớ không biết nên mới thỉnh các bác.

roseredThành viên mới

Tác giả định vận dụng thảo pháp trong Hành thư nhưng thực là chưa đến nơi. Chữ cuối tại hạ thực không hiểu là chữ gì. Tra vài bản gần với bài này thì hai chữ cuối là "vân tiêu"..... Nói chung ý của cả câu cuối vẫn là: Mọi chuyện dữ sẽ hoá giải thành không cả.

___________


Hầu như các bác đều ngó qua đây rồi, chân thành cảm tạ.
Bức chữ này nhìn dễ dãi thì cũng bình bình, nhìn kĩ thì đúng là nhiều điều đáng nói. Tớ cũng biết điều ấy.
Vốn nó cũng là một loại "tranh Nguyễn Thái Học, chữ hè Bà Triệu", nó là một Sản Phẩm, chứ không phải là một Tác Phẩm, giống như nhiều bức thủy mặc một thời bán đầy ở phố Hà Nội, vì vậy tớ mới chỉ gọi là Bức chữ chứ không phải Thư pháp. 
Và chư vị tiên sinh đều đã nhận thấy thế. 
Người viết ra nó chế bản hàng loạt, trên loại giấy công nghiệp, với năng suất theo tớ thấy rõ ràng là khá cao, nhưng thực ra lượng tiêu thụ cũng rất chậm. Sinh nhai mà. Khi người ta làm việc (tạm gọi là) nghệ thuật mà phải làm vì tiền, thì đều hèn hạ đi ít nhiều.
Nhưng đó cũng là một việc vô cùng lương thiện.

Và đây là Người viết
[​IMG]
Xin thêm là ông cũng chỉ còn một con mắt.
Cũng xin nói rõ là ông là người Trung Quốc, viết ở Trung Quốc.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 10:32 ngày 07/12/2006


Tieu__LongThành viên mới

Thật đáng khâm phục!
Trộm nghĩ, chẳng có lý do gì bảo đây không phải là một tác phẩm thư pháp hoàn chỉnh. Bởi không chỉ ở người viết mà ở cả tấm lòng gửivào tác phẩm. Theo tôi, hoàn toàn có thể coi đây là một thư pháp gia, bởi cái mà ông theo đuổi không chỉ là nghệ thuật mà còn là sự chiến thắng số phận.
Về bức thư pháp, (cũng chỉ là người đam mê nên đánh không được bài bản như bạn Duy), theo tôi mặc dù cách đi hành chưa được thanh thoát nhưng cũng có thể coi là ổn, ổn với một người như vậy, thiết nghĩ người viết cũng phải trải qua thời gian tập luyện rất vất vả và kiên trì mới viết nên được những con chữ đó. Và, danh xưng "thư pháp gia" nên dành cho những người như vậy chữ không nên nghĩ viết giỏi mới là thư pháp gia.


-----------------------------------------------

Cám ơn các bác đã cho ý kiến. 
Thú thực là bên cạnh việc nhờ phân tích, tôi cũng định khuấy động sự bình yên tĩnh lặng đã lâu ở box này chút thôi. Hình như hết ý kiến trái ngược thì lại hóa ra quá bình yên đến mức thoái trào.
Nhớ lại hồi 7 - 8 năm trước, tôi cũng ti toe cầm bút, thử viết linh tinh, giờ tự thấy buồn cười, nhưng cũng là một giai đoạn của chính mình, không bao giờ phải xấu hổ.
Nhân đây cũng nói về việc xin và cho chữ. Theo thiển ý của riêng tôi, tôi sẽ chỉ xin những bức chữ của người nào thực sự thấu, thực sự trải qua, thực sự hiểu cái bản thể chân thật của chữ đó và phải hơn mình ở chữ đó mà thôi.
Vì thế, giả sử như một ngày nào đó bỗng Rổ Sề tiên sinh có nhã ý tặng tôi một bức, thì những chữ như Thành, Tín, Chân, tôi sẽ vô cùng hoan hỉ mà nhận, nhưng nếu lại là những chữ như Phúc, Lộc, Tài, Trí, Nhẫn, Tĩnh.... thì chắc tôi sẽ lịch sự từ chối. Hoặc giả tôi muốn xin chữ Thọ, thì ắt hẳn phải là những bậc cao niên như cụ Lê Xuân Hòa (dù rằng chữ khác thì có thể cụ có tặng, tôi cũng lại xin từ chối).
Và cũng vì thế, tôi thực sự quí bức chữ Nhẫn ở trên. Bởi người viết có được điều đó. Người viết đó có viết các chữ khác nữa, như Long, Thịnh,.... nhưng nếu chữ đó, thì tự tôi lại không hề thích, bởi sự thịnh vượng hiện tại đâu có ở cùng ông. Tôi không thích sự mơ ước tươi tắn bằng hiện thực tốt đẹp. 
Hì, nếu có xin chữ Nhẫn, chắc tôi không dám xin từ Quản tiên sinh hoặc chư vị tiên sinh trong này. Mà tự tôi nếu viết được đẹp cũng chả dám tặng ai.
Những chữ như Đức, Tâm, chắc tôi sẽ chẳng xin ai, và cũng không dám viết cho ai.
Được chitto sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 20/12/2006


Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2006

Truyền kỳ Bản Giốc

Topic gốc: Truyền kỳ Bản Giốc

F19_BCS một thời


1.

Mưa dạt dào trên những con đường trong thành Thái Nguyên. Từ hôm qua, cơn bão tràn về, khiến bầu trời luôn sầm sậm nước, chân mây liền với mặt đất, mờ mịt trong màn mưa.

Tiếng vó ngựa chợt rộn lên cả một góc phố, những người dân thành Thái Nguyên còn ngái ngủ nhìn ra, chỉ kịp thấy bảy bóng ngựa thồ, trên lưng mỗi con đem hai kẻ sùm sụp kín mít, phóng vọt qua làm bắn tung tóe những vũng nước lõng bõng trên phố.

Đám người dừng lại trước một quán phở, những dáng người nhanh nhẹn có, ục ịch có, đen có, trắng có,?, nhảy phắt (hoặc nặng nề trèo xuống) khỏi lưng ngựa. Tất cả có 7 nam 7 nữ, 14 cặp mắt sáng quắc lên khi nhìn thấy nồi nước phở nghi ngút khói?.

Những cái mũ kín mít được bỏ ra. Chủ quán sững người rồi kêu lên:

- Ô kìa Hắc đại tiểu thư, Hắc nhị tiểu thư.

Quả không sai, hai người đầu bước vào quán chính là hai chị em họ Hắc danh tiếng khét lẹt thành Thái Nguyên: Hắc Bách Hôi và Hắc Miêu Hàn. Bách Hôi đã cưới Đức Phệ, còn Hắc nhị tiểu thư Miêu Hàn, đã 6 lần gieo tú cầu kén rể, thì 3 lần tú cầu rơi xuống ao, 2 lần mắc lên cành cây, 1 lần mắc vào dây điện cao thế, nên chưa ai mó tới được.


2.

Vừa vào quán, hai chị em họ Hắc hối chủ quán làm nhanh để họ còn rời thành sớm trong màn mưa. Chủ quán đảo mắt nhanh như chớp. Lão nhận ra vài người trong đám đó, những kẻ thỉnh thoảng vẫn lượn quanh thành Thái Nguyên này, mà toàn rơi vào những đêm quán của lão mất trộm gà, nên lão nhớ lắm.

Gã đàn ông có đôi môi dầy cộp, mái tóc dài bẩn như lông chó ngồi cùng ngựa với Miêu Hàn là Toàn Âm, nghe nói sau khi học lén được mấy môn võ công trong cung, đặc biệt là môn ?oBị Quai Bị?. Toàn Âm có chất giọng tenor cao vút, được phong là CC phó quản, ngày đêm theo sát Hắc nhị tiểu thư, chờ lần gieo tú cầu thứ bảy.

Liền sau nhị Hắc là Song Beo, một nam một nữ. Người nữ là Hàng Beo, hiệu là Bạch Vân, người nam là Nậm Beo, hiệu Đẩu Đẩu, hai kẻ này gắp nhanh như chớp.

Đám còn lại, lão không rõ. Chợt thấy hai chị em họ Hắc lẩn ra một góc quán thì thầm, lão lẩn vào trong buồng, nghe qua vách. Lão nghe thấy mấy cái tên: Quỳnh lão tiểu thư, Máu Đổ yêu nữ, Nhím Xú, Pum Pủm cô nương?

Lại thấy hai chị em hỏi nhau:

- Chị mời thằng thầy cãi quần vàng ấy làm gì?

- Để nếu có gì cãi nhau còn lôi nó ra em ạ

- Thế còn thằng thầy lang chuyên nhổ răng Ái Bố Liệt nữa?

- Để đứa nào cãi láo chị em mình thì còn có người vặn răng nó ra chứ

- Vậy còn lão thầy chùa Tam Tê?

- Để nếu chuyến này có bất trắc gì, còn có kẻ tụng kinh siêu độ?.


3.
Gã chủ quán lùi vào trong, rút con dế Nó Kìa ra bấm bấm, rồi thì thào: ?oVâng, tôi đây, thưa chủ nhân, vâng, chúng đã đến, mười bốn đứa cả thảy, hai chị em họ Hắc, Đức Phệ, Bạch Đẩu song beo, Yêu nữ và em là Xú nữ, Quỳnh lão tiểu thơ đi với một gã là Gỉ Tai hay Rỉn Lai gì đó, kẻ này rất gớm, Pum Pủm cô nương, cùng ba gã là thầy cãi, thầy lang, và thầy chùa, vâng, chúng sẽ đi về hướng bắc, sắp đi rồi,?., vâng, tiểu nhân biết??

Lão đóng máy sau khi kịp nghe thấy tiếng ?obiết rồi? từ đầu bên kia, cùng tiếng nghiến răng ken két, rồi lại tiếng cười rít lên khanh khách?

*

Bảy con ngựa lại lọc cọc gõ móng chạy về hướng bắc, trong màn mưa dào dạt. Đường trơn, trên là nước, dưới là nước, bốn phía là nước. Thành Bắc Kạn hiện ra trước mắt. Chúng ghé vào quán Hai cây Dừa, dường như là một nơi quen thuộc lắm, vì hai tiểu thư họ Hắc phăm phăm đi thẳng ngay vào cuối nhà, rồi có tiếng nước chảy ào ạt át cả tiếng mưa ...

Chủ quán này là một mụ đàn bà, bỗng chạy lại ghé tai Hắc đại tiểu thư nói nhỏ. Hắc Bách Hôi biến sắc, khẽ phẩy tay cho mụ lui ra, rồi quay lại phía những kẻ kia, Bách Hôi hắng giọng rồi nói:

- Đã có chuyện rồi. Nay cần phải nói rõ cho các vị hay. Chẳng hay tất cả các vị đã biết mục đích chuyến đi này chăng?

Đáp lại là một số ánh mắt lạnh lùng tỏ ra đã biết, cũng có vài người mắt mở to, hơi nhổm lên, chứng tỏ mới chỉ bị lôi kéo chứ chả hay gì sất.

Hắc Bách Hôi trầm giọng nói nhỏ:

- Bang Cát Sét chúng ta hôm nay khó nhọc đi lên hướng bắc, cũng là vì báu vật của giang hồ?..

4.
Đáp lại sự háo hức của vài kẻ, Bách Hoa lại cao giọng:

- Nhưng ta lại vừa nhận được mật báo, là Tứ Luân Giáo, tức xe bốn bánh, cũng đã xuất phát sáng nay, ngậm tăm không ăn trưa, và đã vượt qua chúng ta mất rồi?

Lần này thì cả 13 cặp mắt đều trợn to lên. Nậm Beo suýt nữa nuốt mất cả ngón tay đang ngậm trong mồm, khiến Hàng Beo phải lôi mãi mới ra được, Nhím Xú ho sặc lên một cái, khiến Thầy Cãi định thò tay vuốt lưng cho nhưng lại thụt lại, còn gã Thầy Lang thì liếc ngang rất nhanh?

Toàn Âm dẩu môi ra khà một cái, tỏ vẻ dửng dưng hỏi: - Thế phái nào của Tứ Luân đi chuyến này?

- Phái Cửu Tam huy động đủ cả Cửu Nương, Tam Lang, đích thân Đại Nương là Ăn Tí Một dẫn đầu?

 
5.
Nghe đến cái tên đó, Toàn Âm lưỡi đang thè ra không rụt vào được nữa. Thầy chùa Ba Tê háo hức hỏi:

- Cửu Tam thì sao, Ăn Tí Một thì thế nào?

Bách Hôi đưa mắt, thế là Miêu Hàn thao thao kể lể.

Phải biết rằng, Bang Cát Sét (có thể gọi tắt là BCS) chuyến này 7 nam 7 nữ, mà sau mỗi lần hành tẩu, các gã hán tử đều phều phào nhàu nhĩ như bã thuốc, chân tay run rẩy, mắt mũi tèm hem, ấy vậy mà phái Cửu Tam, mỗi một Lang có những ba Nương, sau mỗi ngày dường như các hán tử xem ra chẳng hề nhọc mệt, vẫn phương phi tốt tướng, lại có phần phởn phơ hứng khởi, đủ biết công lực thâm hậu, chiêu thức tinh diệu đến mức nào, đám bên này xem ra khó là đối thủ.

Đứng đầu phái Cửu Tam là nữ chưởng môn, xưng là Đại nương. Đại nương đời thứ ba hiện nay tên là Ăn Tí Một, nức tiếng giang hồ. Ăn Tí Một thành danh với chiêu thức Độc cước Trương dực, tức là đứng một cẳng mà xòe hai cánh ra. Chiêu này Đại nương học được sau khi chứng kiến cảnh nhà WTC ở Mĩ đổ sụp, là chiêu thức bá đạo, bởi khi đứng xiêu vẹo như thế, kẻ nào động vào khiến Đại nương ngã ra đè lên, thế nào cũng bẹp ruột mà chết.

 
6.
Tuy vậy, giang hồ còn đồn đại về một chiêu thức cực kì bí hiểm của Ăn Tí Một, đó là chiêu Ăn Nốt Tí Hai, một chiêu tối độc của riêng phái Cửu Tam chỉ truyền cho chưởng môn, nếu không phải nguy kịch tính mạng thì nhất thiết không được dùng, xưa nay không ai rõ, bởi kẻ nào nhìn thấy đều đã teo rồi ?.

Nhìn các khuôn mặt dài ra kinh hãi, Bách Hôi gật gù: Chuyến này chúng ta hành tẩu, hành tung đã bại lộ. Có kẻ đã ngầm báo cho Tứ Luân giáo, dọc đường không tránh khỏi cạm bẫy, chốn chốn lưới giăng, nơi nơi hầm hố, bởi thế phải đề phòng mới được.

Chợt sực nhớ ra chuyện lúc nãy đang dang dở, Bách Hôi nhìn khắp mặt mọi người, rồi chậm rãi:

- Chuyến đi lần này của chúng ta là vì hai báu vật giang hồ, vốn là linh vật của vị trưởng lão tôn quí Hiếu Phụng chân nhân?

7.
Nghe đến tên Hiếu Phụng chân nhân, những kẻ lâu năm trong bang đều nhìn xuống bụng dưới người đối diện để tỏ lòng kính trọng, còn những người mới lại càng háo hức.

Nguyên Hiếu Phụng chân nhân là thế ngoại cao nhân, công phu hàm dưỡng đã đạt đến mức tối hậu, lô hỏa thuần khanh, tam hoa tụ đỉnh. Chân nhân luyện một loại công phu thượng thừa, một tuần ba buổi ngụp lặn dưới nước, bốn bữa tập tành trong phòng thể hình, cho nên thân thể khôi vĩ, tay to như chân, chân to như tay, mắt sáng như sao, tai rộng như quạt, tiếng vang như chuông, ngáy tựa như sấm, sức ăn nổi một bát cơm to, uống trôi hai vại bia cối, giọng hát vỡ ba chiếc loa thùng. Quả là trên đời hiếm có.

Chân nhân có hai báu vật, là thứ mà bao kẻ trong giang hồ thèm khát, đêm ngày mơ tưởng hòng mong chiếm đoạt. Ngay cả các vị trong bang như Quỳnh lão tiểu thơ, Máu Đổ yêu nữ cũng nhiều đêm tơ tưởng, nhưng chưa dám lộ ra. Còn ngoài giang hồ thì nhiều phen ác đấu vì báu vật đó.

Trong số những người khao khát chiếm đoạt báu vật, phải kể đến Chấp pháp giang hồ là Linh Y Quỷ nữ, Độc Dược Phờ ma nữ và Hà Cát Tiên cô. Linh Quỷ đã từng nhiều lần vật lộn mong chiếm được, thậm chí mời cả Đông Hải Long Vương tráng sĩ, còn Hà Cát Tiên cô là Thượng nhân của cả hai phái Tây Bắc và Cao Ba Nhã, từng cầu viện sư huynh là Đại chấp pháp Tả Ba Lỗ, hỗn chiến bốn phen, thế mà vẫn chưa ai tranh đoạt được báu vật này.

Hai báu vật đó là chiếc chìa Tiết Hạnh Khả Phong, và chiếc khóa Thanh Tân Trong Trắng.
 


8.
Hiếu Phụng chân nhân là trưởng lão của Bang Cát Sét, nhưng bang chúng đắc tội với chân nhân nhiều lần, nên một bữa đẹp trời, chân nhân rời bỏ khỏi bang, vân du bốn biển, như con rồng giữa đám mây, thoắt ẩn thoắt hiện, ai mong gặp thì không gặp được, kẻ tự nhiên gặp gỡ ngài sửa xe giữa đường, cung kính vái chào thì chân nhân ngoảnh mặt làm ngơ.

Có người nói chân nhân đã bị tẩu hỏa nhập ma, lại có người nói đã cưới vợ đẻ con, người khác lại cho rằng chân nhân đã ở ẩn rồi.

Chỉ có Du Già lão nhân trong cơn tửu hứng có kể lại rằng: Hiếu Phụng chân nhân giờ đã tự đổi tên là Mi Giác lãng tử để tiện bề qua lại giang hồ, đong đưa tà lưa con lừa gái gú. Chân nhân có nói trong một bữa rượu say bét nhè rằng: chìa Tiết Hạnh đã đánh rơi, khóa Thanh Tân đã được dấu trong một chuyến du hành. Kẻ nào tìm thấy hai vật đó đến gặp thì ngài sẽ tình nguyện đem toàn bộ của nả gìn giữ cả đời ra trao bằng sạch.

Bởi thế Bang huy động nhân mã, quyết tìm được báu vật, một là trả lại Tiết Hạnh cho chân nhân để tạ tội, hai là mong chân nhân phơi bày tuyệt tác ẩn chứa trong hai báu vật đó.

Nhưng Hiếu Phụng chân nhân đã du hành bao nhiêu chuyến, biết là chuyến nào làm mất chiếc chìa Tiết Hạnh và dấu đi cái khóa Thanh Tân? Trên đời này chỉ có một người là có thể đã từng thấy chiếc chìa Tiết Hạnh, đó là Nhím Xú cô nương?
 
 9.
Chẳng là trước kia, trưởng lão Hiếu Phụng chân nhân có mấy đồ đệ yêu, trong đó có Nhím Xú, đi đâu cũng được theo, nói gì cũng được nói leo, ăn gì cũng được nếm sau, rất là nâng niu chiều chuộng. Rồi trong chuyến vân du năm ấy, khi cùng cưỡi ngựa qua đèo Giàng, bỗng Hiếu Phụng chân nhân kêu ré lên rằng:

- Ối, rơi mất cái chìa Tiết Hạnh lúc nào rồi rồi?

Nói rồi hối hả quay lại suốt mấy chục dặm đường, tìm tìm bới bới, móc móc lật lật thật muôn vàn kĩ lưỡng. Ấy vậy mà cả nửa ngày không thấy. Chân nhân ngậm ngùi rời khỏi nơi ấy, ngẩn ngơ mất nửa ngày?

Nay 14 kẻ quay lại đèo Giàng, hi vọng tìm lại được chiếc chìa Tiết Hạnh. Theo tin mật báo, phái Cửu Tam đã vượt qua, mà không dừng lại nơi đây, nên bang chúng yên tâm hành sự, thoạt đầu là bắt Nhím Xú nhớ lại xem hình dáng chiếc chìa Tiết Hạnh nó ra làm sao.

Nhím Xú vắt óc nghĩ, rồi kêu lên:

- A em nhớ rồi, nó dài dài thuôn thuôn lại rất là lắm râu ở một đầu ?

10.
Thế là bang chúng tỏa đi tìm cái vật dài dài lại rất lắm râu trên suốt con đường đèo. Họ lật từng gốc cây, bới từng bụi cỏ, mò từng hố nước, hi vọng thấy được dấu tích chiếc chìa Tiết Hạnh. Nhưng than ôi, mò kim đáy bể, bắt bóng trên trời, chẳng sao thấy được.

Sau hồi tìm kiếm vô vọng, tất cả quay về, thì bỗng Nhím Xú lại la toáng lên:

- Ấy chết, nãy em nhầm, cái dài dài thuôn thuôn lắm lông là bắp ngô luộc mà Toàn Âm đang ăn, em nhầm.

- Thế chìa Tiết Hạnh nó ra sao?

- Để em cố nhớ lại. A, đúng rồi, nó thật dài, thật to tròn, phải cầm bằng cả hai tay mới xuể !!!


11.
Thấy ánh mắt nghi ngờ và xấu hổ của đám hán tử, cũng như sự thẹn thùng và khao khát, của đám nữ nhi, Nhím Xú ngơ ngác rồi xuống giọng hối hận:

- Em lại nhầm với quả dưa mán mất rồi. Lần này em chỉ nhớ nó nho nhỏ thôi, đeo lủng lẳng một chùm, lại có rất là nhiều dây dợ xung quanh.

Ngao ngán nhìn nhau, 13 người thở dài đánh sượt. Chợt Rỉn Lai kêu lên:

- Ăn Tí Một mỗi lần ăn thì chỉ một tí, nhưng mà là tí bà Liên Xô, sau lần này lại vội vã đến nỗi không kịp ăn mà đi ngay? Điều này rất là trái với lẽ thường ! Phải chăng chúng có manh mối gì, đã biết được điều gì?

- Hoặc chúng muốn phục kích chúng ta trước ?" Máu Đổ yêu nữ lầm bầm.

- Cấp tốc đuổi theo ?" Bách Hôi hét lên. Đoàn người vội nhằm hướng Cao Bằng mà tiến, Bách Hôi không quên ôm theo 3 quả dưa mán (còn to hơn quả dưa mán duy nhất của Hiếu Phụng chân nhân).

12.
Đoàn người hối hả đi vào thành Cao Bằng. Để đảm bảo an toàn, đề phòng có kẻ bám đuôi hay âm mưu ám toán, chúng đi lòng vòng đến cả hai chục dặm chỉ để tìm một quán ăn. Lúc thì qua cầu, rồi lại quay lại qua cầu, vòng ba vòng phố Lý Tự Trọng, bốn lượt phố Nguyễn Khang, cuối cùng là chui tụt vào quán gần chợ.

Địa bàn này, chị em họ Hắc không còn thủ hạ, thì lại đến lúc Quỳnh lão tiểu thơ ra tay. Sau ba hồi tít tít, bốn tiếng à ơi, Rỉn Lai cùng Quỳnh lão chạy phắt ra ngoài, lúc quay lại mặt mũi hớn hở.

- Trước ta không tính cần phải có những thứ này, nhưng nghe Ăn Tí Một dẫn Cửu nương Tam lang đến đây, buộc lòng phải đề phòng ?" Rỉn Lai vỗ ngực tự hào, Quỳnh lão tiểu thơ hớn hở thò tay vào bọc.

Bang chúng trố mắt ra nhìn Quỳnh lão bày ra một đôi móc ngắn, một tấm thiết bản thủng lỗ chỗ, mấy lá cao dán dầy cộp đặt uỵch lên bàn. Thật đáng kinh ngạc, chỉ trong phút chốc mà sắm đủ các thứ binh khí ấy.

13.
Thấy vậy Đức Phệ cũng lần trong vạt áo ra một thanh đoản đao, thầy chùa Ba Tê chẹp miệng lôi ra ba khúc binh khí kì dị, lắp vào nhau thì ra chiếc kìm ngắn, Hắc Miêu Hàn lần trong búi tóc rút ra chiếc phán quan bút, Toàn Âm mở chiếc máy ảnh cầm khư khư ở tay, cho thấy bên trong chứa đầy ám khí. Máu Đổ yêu nữ không vừa, nắm lấy một sợi dây điện vung ra, tức thì chiếc máy sấy giống như quả chùy lưu tinh, bay vèo vèo, ? té ra ai cũng thủ đầy mình binh khí cả.

Rỉn Lai chợt kêu lên:

- Ối tiếc quá.

Thì ra lúc xuất hành ở chân cầu Trung Hòa, Trương Hùng đại ca đã vội vã chạy đuổi theo đưa cho Rỉn Lai một bịch rất to, chứa đầy loại ám khí thượng thừa, vừa mềm vừa nhẹ, loại ám khí ấy mà ném trúng ai thì người ấy ắt phải lăn đùng ra ngất mất nửa ngày, ấy vậy mà các cô nương từ chối đây đẩy, nhất quyết không nhận, phụ cả tấm lòng của Trương Hùng đại ca?

(Bịch ám khí thượng thặng ấy của ai thì nhận đê)


14.
- Vậy là mọi người đều đã đề phòng, chần chừ gì mà không nhằm hướng Hà Quảng? ?" Bách Hôi hùng dũng. Bảy con ngựa lại te tái chạy về hướng tây bắc, dọc theo con đường lổn nhổn đá mà phái Cửu Tam vừa qua trước đó mấy giờ.

Thị trấn Hà Quảng lơ thơ vài nóc nhà ẩn vào trong lũng núi. Mây bay lãng đãng. Đang tranh cãi về hướng đi lên Cốc Bó động, cũng như đám hoa nở bên đường là hoa gì (Quỳnh lão tiểu thơ nhất quyết dè bỉu: đây không phải hoa quỳnh, vì Quỳnh ở đây rồi thì hoa nào dám nở !!!), thì Toàn Âm thấy ngựa mình bị lỏng cương và hàm thiếc, phải dừng lại sửa chữa.

Để không mất thời gian trước khi trời tối, bang chúng để Toàn Âm và Hắc nhị tiểu thư, cùng Nậm Beo, Hàng Beo ở lại Hà Quảng, còn đâu chạy lên Cốc Bó. Con đường quanh co khá dài?

Bỗng từ phía đối diện, một chiếc chiến xa rất to lù lù tiến lại.
Chễm chệ ở vị trí đầu tiên, Ăn Tí Một mặt vênh váo đầy vẻ tự đắc
Phái Cửu Tam đã ở đó ngay dưới chân một thác nước?

15.
Bách Hôi ra hiệu dừng lại, mười người lẳng lặng rút vũ khí dấu dưới áo mưa. ?oTiên lễ hậu binh, xếp thế trận Cửu cung?, Bách Hôi thì thào, ?ođể ta ra chào hỏi xem sao?.

Hai bên đều vô cùng đề phòng nhau, miệng cười khanh khách mà bụng dấu đầy dao găm. Không đả động gì đến hai báu vật, giả vờ như không có nó, nhưng ai cũng ngấm ngầm trong lòng. Sau một hồi giả cười giả nói, ai đi đường nấy.

Quỳnh lão tiểu thư lầm rầm: chúng cũng như chúng ta, chưa tìm được báu vật gì. Mọi người hỏi tại sao, thì Quỳnh lão lặng im không nói, nhìn ra chiều ý nhị. Rỉn Lai thì nhìn Quỳnh lão một cách hằn học, ánh ghen tuông nổi rõ trong mắt.

?oĐến Cốc Bó động thôi? ?" Bách Hôi hô lên, thế là cả đoàn hăm hở phóng đi.

Nơi đây, bên cạnh dòng suối Lệ Ninh, trong ngọn Các Mạc có hang Cốc Bó, xưa kia tiên nhân đã ở?


16.
Nhím Xú và thầy chùa Tam Tê canh phòng bên ngoài, còn 8 người lần mò đi vào động. Chỉ một chốc, sau khi Nhím Xú và Tam Tê đánh chén xong hai bắp ngô răng ngựa nướng cứng như đá thì đã thấy đám kia ra, giọng vô cùng hậm hực:

- Nước dâng lên cao quá, mà trời tối om, không sao vào động được.

Người bán ngô là một sơn nữ, bảo: ?oLúc nãy có đoàn 12 người đi vào, họ vào có một lúc thôi, mà nước ồ ồ chảy ra ào ạt, chả hiểu làm sao nữa?

Bang chúng hậm hực, vì không hiểu Cửu Tam làm cái quái gì mà nước ra lắm thế ???

17.
Toàn Âm hổn hển bảo: - Bốn người chúng tôi bị Cửu Tam đánh đuổi, may mà thoát được. Ối giời, lúc Ăn Tí Một phô triển chiêu Độc cước Trương dực mới sợ làm sao, tối sầm cả một góc trời?

Còn Hắc nhị tiểu thư thì cười hí hí một cách rất là trong sáng: - Chàng Phát Phọt mới cao lớn đẹp dzai làm sao, em là em mê chàng rồi đó?

Nậm Beo cũng hấp tấp nói: - Chẳng hiểu chúng phóng ám khí gì, mà thấy con ngựa của Toàn Âm lảo đảo ghê lắm.

Thấy thế, cả đám vội nhảy bổ vào con ngựa của Toàn Âm, sờ nắn lung tung, bóp nặn loạn xạ, cấu véo tùm lum. Rồi Rỉn Lai tuyên bố một câu xanh rờn:

- Con ngựa này đã bị trúng một loại ám khí nhỏ như đầu que tăm, sắp thủng bụng lòi ruột rồi. Phải nhanh chóng chữa ngay kẻo không kịp nữa.

Thế là các thứ vũ khí lập tức được lôi ra. Đám đàn ông xúm vào mổ bụng moi ruột, còn đám nữ nhân thì hớn hở bổ xoài, bổ dưa, và ăn thịt chó nướng.
Lo lắng cho chốn ăn ở của bang chúng, Tam Tê, Yêu nữ, Hắc đại tiểu thư và Đức Phệ quay lại Hà Quảng, để đám còn lại bận chữa cho con ngựa ruột đang mềm oặt kia?  

18. 

Trời sập tối rất nhanh, con đường quay ra Hà Quảng mù mịt trong đám bọ muỗi đang ùa ra nhiều như trấu.

Bốn người lần mò trở lại đến Hà Quảng, thấy một quán cơm, vừa vào hỏi cơm thì bà chủ quán thét lên rùng rợn: - KHÔNG, KHÔNG?. rồi đóng sập cửa lại.
 
Hàng cơm thứ hai, vừa bước vào hỏi cơm thì chủ quán mặt mũi tái dại, vái như tế sao, lắp bắp:
- Dạ, chúng tôi không có gì nữa, xin các vị tha cho?
 
Cửa hàng thứ ba thì chủ quán chối đây đẩy : - Hôm nay không có gì, không có gì, ánh mắt nói dối và nghi ngờ.
Tức giận, Đức Phệ túm lấy bà ta quát:
- Có chuyện gì mà các người dấu diếm, nói mau?
 
Tức thì bà ấy sụp xuống van vỉ:
- Lúc chiều có một đoàn 12 người qua đây, họ đã ăn thủng nồi trôi dế quán cơm đằng kia, rồi đã cướp sạch thực phẩm của chúng tôi, nhất là vị Đại nương đi đầu, còn đòi xơi cả cẳng con trâu cày của nhà tôi, bởi thế nên chả còn gì đâu ạ?
 
19.
Ngao ngán thở dài, Đức Phệ vừa buông bà ấy ra, thì bà ta vội chui tụt vào trong cửa, khóa trái ngay lại. Phái Cửu Tam định làm cho chúng ta phải chết đói đây, thật là tàn ác. Yêu nữ nghiến răng ken két, Bách Hôi mắt long sòng sọc, lao thẳng đến phủ Huyện Úy đập cửa.

Phủ Huyện úy phía trước tối om om, nhưng phía sau còn le lói ánh đèn, thấy vậy bốn người xồng xộc lao vào, nhưng không có bóng người nào cả.

Bách Hôi hầm hầm: - Chúng đã sợ mà trốn hết rồi, giờ chỉ có cách dùng vũ lực. Đức Phệ phu quân, Tam Tê hòa thượng, hai người mai phục ở đây, đám người này tưởng chúng ta đi khỏi nhà rồi, ắt sẽ mò lại, lúc ấy phu quân và hòa thượng phải tóm ngay lấy, còn ta và Yêu nữ ra kia kiếm thức ăn?

Dứt lời cùng Yêu nữ phóng ngựa đi ngay. Đức Phệ và Tam Tê núp xuống bên lan can.

Chỉ một lúc sau, quả nhiên thấy bóng một tên lén lút đi vào

Bách Hôi tính toán như thần !!!

20.
Tên này mắt nhìn quanh, vừa lò dò đi lên thềm, thì một lưỡi đoản đao sắc nhọn kề vào cổ, và một giọng nói lạnh lùng ghé vào tai:

- Ngươi là ai, Huyện úy đại nhân ở đâu, phòng nghỉ ở đâu

Tên ấy run lập cập: - Tiểu nhân là quản gia, huyện đại lão gia với cả nhà trốn trong núi chưa dám về, sai tôi về lấy cái điếu hút thuốc lào.

Đức Phệ cười nhạt: - Đằng nào thì cũng có người ở đây rồi, ngươi mau mở cửa nhà, cửa bếp cho chúng ta, rồi cứ lấy điếu cày đi, bảo với Huyện đại nhân là chúng ta ở đây, đến chiều mai hãy quay về.

Gã quản gia gật đầu như tế sao, mở tung cả phủ, lại cả bếp, rồi ôm cái điếu cày trốn biệt.

Tam Tê cười ha hả, cưỡi ngựa ra ngoài, thì gặp cả đoàn đang đứng trước cửa một nhà phú hộ, Bách Hôi mặt mũi oai phong lẫm liệt, còn nhà ấy mặt mũi tái mét đang đứng nép vào nhau. Sau khi xem xét nhà phú hộ và phủ Huyện úy, Bách Hôi quyết định ở lại phủ Huyện úy. Dưới bếp, một đống thực phẩm được dấu kín, nhưng qua mắt chị em họ Hắc và các Yêu nữ, lão tiểu thư sao được?


21.
Đám nữ nhân lao ngay vào bếp nhanh không kém khi lao bổ vào đám nam nhân. Yêu nữ, Quỳnh lão, Bách Hôi ra ngoài thị trấn, lúc đầu các hàng quán đều chối bai bải, nhưng sau khi nhìn thấy khuôn mặt hằm hằm sát khí của ba người, thì mấy chục quả trứng, mấy chục gói mì lúc nhúc chui ra. Cùng với thực phẩm trong kho bếp nhà Huyện úy, và một giờ củi lửa mù mịt, thủng mất ba cái chảo, méo bốn cái nồi, gãy hai cái đũa cả, mâm cơm thịnh soạn dọn lên.

Lại thêm sáu cái bát nữa bị vỡ, một cái vung nồi bị đập méo, cơ số đũa bị gãy và thìa bị bẹp nữa, bữa cơm tự nấu gồm trứng rán, bí xào, canh mì, dưa mán đã no nê, bang chúng vỗ bụng hát ê a? Đến tận quá nửa đêm, say khướt, chúng vẫn còn lảo đảo đi qua thị trấn, để xem trò Ăn Cắp, à quên, trò Uôn Cắp.

 
22.
Sương mờ tan đỉnh núi phía trên thị trấn Hà Quảng. Một buổi sớm bình yên. Trời hửng nắng. Bang chúng tỉnh dậy, vươn vai, duỗi một số cái chân, rửa một số cái mặt.

Gã quản gia thập thò quay lại, tiền được Hắc Miêu Hàn dúi vào tay một ít tiền khiến gã sung sướng cảm tạ không ngớt.

- Coi như đây là tiền củi lửa, điện nước, chị em chúng đây ta ai cũng điện nước đầy đủ cả, nhưng vẫn thích dùng thử điện nước ở đây hơn, cầm lấy mà uống rượu

Để đến Bản Giốc không muộn hơn đám Cửu Tam, bảy con ngựa rong ruổi vượt đèo Hà Quảng, cheo leo trên con đường qua Tổng Cọt sang Trà Lĩnh. Và để xem cây sung to nhất Việt Nam, mà Du Già lão nhân đã khẳng định khi xưa.

Trong đoàn có gã Thầy lang, hành tung vô cùng bí ẩn. Lúc đầu hắn đi sau rốt, con ngựa ra vẻ ì ạch khó nhọc, vất vả lắm. Pum Pủm cô nương ngồi sau hắn cũng nhăn nhó kêu là thỉnh thoảng hắn phóng nhanh phanh gấp, làm cô nương không sao ngăn cản sự sung sướng được. Nhưng rồi lúc mọi người nhường hắn đi trước, thì hắn phóng mất tăm mất hút đến mấy chục dặm đường?.
 


  
 
  

 



 

 
 














Thứ Tư, 28 tháng 6, 2006

Lần giở trong dài dại thời gian

TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/threads/lan-gio-trong-dai-dai-thoi-gian.263522/

Lần giở trong dài dại thời gian

Nhớ hồi trước, có lần nói với Tigerlily: Chitto sẽ vào đây, ít nhất mỗi ba tháng một lần, để viết một điều gì đó, trong topic của mình, topic Tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn]

Giờ thì nó nằm yên bên 5năm rồi. Không thể lấy lên được nữa. Cũng bởi lời nói ấy không thực hiện được, đã không thực hiện. Một chút ân hận.


Lần tìm một vài link cũ, bỗng thấy trang này. Chủ nhân của nó thì chắc là nhớ, nhưng không biết những người có tên trong đó, giờ ở đâu?

http://aa.1asphost.com/temely/nguyetca/buoncuoinhi.html

Thốt nhiên thấy mình dài dại

Và cả cái này nữa
http://www.ptthlamson.net/forums/archive/index.php/t-134.html
Bốn năm trước, đã có lúc box Nhạc Trịnh dừng chân nơi đó. Giờ thì ai có nhớ.
Bác dong233 đâu rồi nhỉ? Người anh trong box.

Chết thật, lại viết nhầm tên bác Dong533.
Gửi các bác xem tấm ảnh thác Bản Giốc mà Chitto vừa đi về ngày hôm qua. 
[​IMG]
Thác nước trong miền Tây Nguyên chắc nhiều, nhưng đẹp như Bản Giốc thì cũng hiếm có....


Thứ Tư, 4 tháng 1, 2006

Cung đường du xuân: Ngược sông Mã đến Điện Biên, theo Nậm Na sang Sapa, xuôi Hồng hà qua đền Mẫu

TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/threads/232599/

Khai đạo 2006 đèo Mã Pì Lèng - Cung đường du xuân: Ngược sông Mã đến Điện Biên, theo Nậm Na sang Sapa, xuôi Hồng hà qua 

Đã sang đến năm 2006! Chuyến du lịch từ năm cũ 2005 sang năm mới 2006 trên vùng đất Hà Giang địa đầu phía Bắc tổ quốc không thể nào quên. Cao nguyên đá Đồng Văn, những con đường vắt vẻo cheo leo đỉnh núi, những vách đá lạnh lẽo dựng đứng chênh vênh, mà chỉ cần chệch tay lái một chút cũng đủ lao xuống hàng trăm mét vực.

Thời tiết lần này rất ấm áp thuận lợi. Không rét cắt da như chuyến đi của đoàn năm ngoái, sự cảm nhận cái rét nơi địa đầu không sâu sắc bằng. Nhưng ngược lại, nhờ nắng ấm mà chuyến đi thuận lợi hơn, và phong cành cũng tuyệt vời hơn, với bao la trời xanh, trùng trùng điệp điệp điệp núi đá, mênh mông trời đất. Từ những khối đá xám thật gần cho đến những rặng núi xa tắp đều thu vào tầm mắt. Và những tia nắng tỏa xuống từ trời như một bức tranh kỳ diệu.

Chuyến đi kéo dài 3 ngày rưỡi, xuất phát 12h30 trưa ngày 30.12.2005, và kết thúc lúc 10h45 tối 2.1.2006, với chặng đường khoảng hơn 1000 km

Ngày thứ nhất: Hà Nội ?" Vĩnh Yên - Tuyên Quang - Hà Giang

Ngày thứ hai: Hà Giang ?" Quản Bạ - Yên Minh ?" Đỉnh Lũng Cú ?" Đồng Văn. Trên đường có vào thăm nhà vua Mèo Hà Giang Vương Chí Sình.

Ngày thứ ba: Đồng Văn ?" đèo Mã Pì Lèng - Mèo Vạc ?" Mậu Duệ - Du Già ?" Minh Ngọc ?" Hà Giang ?" Vị Xuyên. Ngày đầu tiên của năm mới là con đèo đẹp nhất Việt Nam, và cũng là cung đường vất vả nhất của chuyến đi. Với chiều dài 73km, nó ngốn mất hơn 6 tiếng đồng hồ.

Ngày thứ tư: Vị Xuyên ?" Vĩnh Tuy ?" Lục Yên ?" Thác Bà ?" Đoan Hùng ?" Lâm Thao ?" Trung Hà ?" Hà Nội.

Cờ Tổ Quốc trên cột cờ Lũng Cú ?" cực Bắc tổ quốc.
Chiều ngày cuối năm. 31.12.2005

[​IMG]
Đèo Mã Pì Lèng
Sáng ngày đầu năm mới 1.1.2006
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]


Cách dùng BCS của mọi người khủng khiếp thật. Vái.
Sau một chuyến du lịch đi bộ mỏi chân 5 ngày liền, tối 29 về đến HN, do chuẩn bị tinh thần 6 giờ sáng hôm sau đi Hà Giang nên mọi thứ đã chuẩn bị từ cách đó cả tuần. Vậy mà sáng đó còn đủ thời gian đủng đỉnh đi mấy vòng chợ....
Ngày đầu, cung đường không có gì đặc biệt. Hơn nữa đa phần là chạy trong bóng tối, nên chỉ có mấy khúc sông Lô ở Tuyên Quang, Hà Giang là còn đẹp. Con đường từ đường cầu Thăng Long lên Phúc Yên và đi Vĩnh Yên đúng là hành xác. Hàng đoàn xe ô tô nối đuôi, vượt được chiếc này lại nhìn thấy gần chục cái khác trước mặt, một cảm giác đuổi bắt không bao giờ kết thúc.
Chuyến đi này phải phong T.A là tay lái cừ nhất, bởi trước đó "đi xe máy xa nhất là 60km", vậy mà vẫn đánh võng trên đường suốt mấy ngày.


Sông Lô đoạn Tuyên Quang. Dòng nước trong xanh êm đềm. Chợt nhớ câu hát "Sông Lô, sông ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa..." của trường ca Sông Lô. 
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]


Vớ vỉn nào. Tay lái ngon zai này phải dành để đèo cô gái ngây thơ nhí nhảnh nhất đoàn Lũng Cú lần này, lấy đâu ra chỗ để mà người ấy với người á nào ???
----------------------------------------------------------------------------------------------
Đường từ Hà Giang lên Quản Bạ cũng giống những cung đường khác của miền núi. Đường quanh co vắt vẻo bên những triền núi, cây cối lúp xúp, triền núi uốn lượn.
Cuộc sống nơi đây nghèo quá. Những mái nhà lè tè dưới núi, trên núi, xen giữa những khóm cây lưa thưa. Không phải vụ cấy, cũng không phải vụ mùa, những màu xanh thắm, vàng rực của lúa đã nhường chỗ cho màu đất trơ trụi, loang lổ như những vết dán trên da của Núi mẹ.
[​IMG]
Núi như rẽ lối cho con đường chuyển hướng. Xa xa, trên đỉnh ngọn núi trước mặt, là những nếp nhà nhỏ cheo leo. Người H''Mông thích sống trên cao, càng cao càng tốt. Những hốc đá trồng ngô, vạt lúa hẹp nghèo nàn nhưng không làm mất đi bản sắc của một dân tộc mạnh mẽ tràn đầy sức sống.
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

Chợ phiên vùng cao. Màu sắc rực rỡ nhảy múa trên khắp khoảng đất hai bên con đường. 
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
Em xinh thế, khiến ai cũng phải quay nhìn....
[​IMG]

Cổng trời Quản Bạ. Trong sách vở, bài viết trên báo nhắc đến địa danh này khá nhiều. Đây là con đèo cao nối giữa Hà Giang và cao nguyên đá Đồng Văn, con đường độc đạo ra vào vùng cực Bắc. (Thật ra còn đường Mậu Duệ - Du Già mà lúc quay về đoàn đi theo).
Tuy vậy, khi đến nơi thì cảm giác hơi thất vọng. So với những cung đường, con đèo khác đã vượt thì đoạn này rất bình thường, độ cao không phải đặc biệt, độ dốc không hề nguy hiểm. Chẳng qua là một cửa núi, đường leo lên đến đó thì bắt đầu đổ xuống thung lũng Quản Bạ. Nó có vai trò phòng bị quân sự tốt hơn. 
[​IMG]
Đường đèo đổ xuống Quản Bạ
[​IMG]
Thị trấn Quản Bạ.
[​IMG]
Còn ảnh Núi đôi Quản Bạ, các máy trong đòan đâu rồi. Chả hiểu sao lúc đó mình lại bỏ qua mất !!!

Cho đến trước Yên Minh, cảm nhận của tôi về miền đất này không rõ ràng lắm. Dường như cảnh vật, núi non không khác nhiều so với những miền đã từng đi qua. Cũng núi ấy, đất ấy, nước ấy. 
Nhưng từ thị trấn Yên Minh, cảnh vật dường như thay đổi hẳn. Những triền núi thoai thoải với lớp đất do đá phong hóa tuy không bằng phẳng nhưng cũng có thể chuyển thành ruộng bậc thang, đã dần bị thay thế bởi những khối đá xám.
[​IMG]
Qua một cửa núi thôi, đất như hẹp lại, đá như được ném rải rác, tràn ngập khắp nơi. Cằn cỗi hơn, lạnh lùng hơn. Màu xanh cây cối vẫn còn, nhưng dường như nghẹn lại.
[​IMG]
Đằng sau kia là miền còn trù phú, phía trước, đá sẽ nối đá.
[​IMG]

[​IMG]
"Hai thằng tây" - theo như lời một người dân Du Già - hội ngộ ở chợ phiên. Nhờ đó mà đoàn đã có những người đi trước tìm chỗ, đặt cơm ngon lành....
[​IMG]

Đá tiếp đá

[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

Nhưng, giữa trập trùng cao nguyên đá, hình ảnh con người vẫn luôn hiện lên, trong sáng, mạnh mẽ.
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

Những cung đường núi....
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

Nếu không có gì đặc biệt, mọi người off ở 68 vào tối ngày mai, thứ năm nhé.
Kẻo đến cuối tuần lại phải đi công tác Thái Nguyên rồi. Không biết quanh quẩn khu vực Thái Nguyên có cái gì đáng xem không, ngoại trừ cái hồ Núi Cốc nghe hát thì hay mà đến xem thì chán ấy không nhỉ?
Hôm trước QA nói có khu vực Bắc Sơn cách đó 40 km, mùa này có đẹp không ?



He he, cũng nói với mọi người là: "Tuy các vụ thỉnh thoảng lao ra ngoài đường, đâm xuống ao, xuống vực đã có, nhưng các đòan trong box Du Lịch còn được trời thương, chưa thấy ai mất cái gì".
Tiếp ảnh đường đi Lũng Cú nè.
Thi xem ai vác nặng hơn !!!
[​IMG]
Một thị tứ nhỏ bên đường. Chả hiểu sao đoạn này đường làm đẹp thế?
[​IMG]
[​IMG]

Một chỗ nghỉ dừng chân tuyệt đẹp. Bên dưới có một bản trải ra, một vạt cải hoa vàng tươi chân núi đá
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

Váy xống chị em cứ gọi là giăng giăng

[​IMG]
Một vạt cây cằn cỗi cố gắng chen vào đá mà sống
[​IMG]
Một bản trù phú chen vào núi 
[​IMG]

[​IMG]
Vượt qua một khúc cua tràn nắng, là đến ngã ba. Rẽ phải đi Đồng Văn, rẽ trái lên Lũng Cú
[​IMG]
Tuy nhiên, vào thăm nhà vua mèo Vương Chí Sình trong đám thông cao cao dưới lũng kia cái đã....
[​IMG]

Cổng vào nhà vua mèo Vương Chí Sình (về sau HCM đổi là Vương Chí Thành) 
[​IMG]
Khu mộ gia đình, gồm hai ngôi mộ chính được chạm khắc bằng đá, và những ngôi mộ nhỏ hơn đằng sau.
[​IMG]
Đoàn cung phi và công công của Vua mèo ùa ra 
[​IMG]

Người cháu gọi Vương Chí Sình bằng ông, cũng là người giữ chìa khóa khu nhà.
[​IMG]
Cái ang nước bên cạnh làm bằng đá, được khoét rất khéo, thành rất mỏng
[​IMG]

Rời nhà vua mèo, con đường tiếp tục quanh co 24km đường núi nữa, để lên đến đỉnh Lũng Cú - Địa đầu Tổ quốc.
Núi non trùng điệp xa ngút mắt. Trời nắng trong nên cảnh vật tuyệt vời
[​IMG]
Con đường quanh co hình chữ Z
[​IMG]
[​IMG]

Và cuối con đường, là đỉnh núi có cột cờ Lũng Cú
[​IMG]
Lá cờ Tổ Quốc tung bay trong gió
[​IMG]

Sau một đêm, trong căn hầm dưới khách sạn, các anh giai gầm gào hả hê sung sướng còn chị em thì hò hét tơi bời, năm mới đến !!!
Năm mới 2006 đến trong tiếng hát Happy New Year vỡ màng nhĩ, tiếng cụng ly, tiếng khề khà,....
Chỉ có một người vẫn bình yên điềm nhiên ngủ ngon lành trước thềm năm mới.
Bình minh thị trấn Đồng Văn. Ngày đầu năm
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

Tối hôm trước, buổi tối cuối cùng năm cũ, trong ánh sáng vàng của ngọn đèn đường, mấy đứa ngồi ăn bánh trôi nóng đối diện với chợ.
Người phụ nữ bán hàng gốc Tuyên Quang, vê những viên bột tròn như hòn bi ve, trắng ngần. Chị dung tay bốc từng nắm bỏ vào nồi nước luộc, chỉ một loáng sau là vớt ra, rồi đổ lên một muôi nước đường nấu với gừng thơm nóng. Bánh trôi không nhân, được gọi bằng một cái tên Tàu (quên mất rồi). Chị nói rằng mấy hôm trước rét lắm, rét đến không bán hàng được, ngồi là không chịu được. Mấy hôm nay ấm lên rồi.
Những cành củi lấy trên núi xuống đốt rất đượm, ấm áp. Bát nước đường gừng nóng làm người ta dễ cảm thấy gần nhau hơn.
Ngày hôm sau, 1.1.2006 là chủ nhật, ngày chợ phiên. Ở kia sẽ là chỗ bán gạo, trên con dốc này là bán trâu bò lợn, chợ bán rau củ.... Nhưng phải ra muồn muộn cơ, sớm thì chưa bán đâu....
[​IMG]
[​IMG]

Sáng sớm đi đổ xăng, trong cái lạnh đầu ngày. Trên con đường dẫn vào chợ huyện Đồng Văn, những người đi chợ đều chân bước. Không vội vã, không chậm trễ. Họ đi như thể một giai điệu đã quen thuộc. Người nặng gánh trên vai, người gò lưng kéo ngựa, người thong thả, người trò chuyện với bạn đi bên cạnh. Nhưng hình như không ai nhìn ngang nhìn ngửa, không ai để ý đến những người xung quanh.
[​IMG]
[​IMG]

Ánh nắng sáng trên triền núi đèo Mã Pì Lèng, huyền ảo như cõi thiên giới. 
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

Đường đi ở đây có taluy khiến yên tâm hơn, không như đoạn trước, chẳng có một thanh chắn nào, ngoài vài cái cọc tiêu, mà bên ngoài là vách đá sâu thẳm

[​IMG]
[​IMG]

Dòng sông Nho Quế nhìn từ đỉnh đèo xuống, như một dải lụa nhỏ uốn lượn dưới hẻm núi. 
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

Đèo Mã Pì Lèng được làm từ năm 1959 đến 1965. Trên tấm bia giữa đèo có ghi: Để miền núi tiến kịp miền xuôi, con đường đã được mở trong 7 năm. Những người thợ đã phải treo mình trên vách đá suốt 11 tháng để mở đường qua vách núi thẳng đứng hiểm trở này.
Một câu chuyện khác (mà Toàn CC hôm nay vừa kể trên bàn rượu), là thời gian đó có rất nhiều phỉ trên vùng núi Hà Giang, không sao dẹp được. Về sau Vua mèo Vương Chí Sình có giao ước là nếu làm được con đường thì sẽ yên. Con đường làm xong, sự chống đối của người H''Mông với chính quyền VNDCCH cũng chấm dứt.
Vua mèo Vương Chí Sình cũng được mời ra làm một đại biểu quốc hội.
[​IMG]
[​IMG]

Hẻm núi nơi con sông Nho Quế chảy qua, đẹp không khác gì trong tranh thủy mặc, hiểm trở như trong các câu chuyện cổ tích.
[​IMG]
[​IMG]

Đường đèo quanh co vắt vẻo lưng chừng núi. Con đèo xứng đáng đẹp thuộc loại nhất Việt Nam.
Những đèo Cổng trời, Pha Đin, Lũng Lô, Ngoạn Mục,....., đều thua xa.
[​IMG]
[​IMG]

Nắng chiếu trên đèo. 
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

Thị trấn nhỏ Mèo Vạc.

[​IMG]
[​IMG]

Rời Mèo Vạc, con đường đi Yên Minh quanh co bên núi. Để rồi ngã rẽ Mậu Duệ - Du Già sẽ chiếm nốt phần thời gian còn lại của ngày. 
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]

Mầm non cao nguyên đá 
[​IMG]

Ảnh bác Nguyện và bác Hùng đẹp quá.
Xin phép chen lấn nốt mấy cái ảnh, chiều nay phải đi rồi, chả còn post được nữa.
Mỏ Ăng-ti-mon trên đường đi Mậu Duệ
[​IMG]
Phút nghỉ xả hơi trên đường đi để ăn trưa
[​IMG]
[​IMG]

Núi non, ruộng nương, và con đường 
[​IMG]
[​IMG]

Giờ đang nằm dài trên Thái Nguyên đây. Chán thế không biết. Nhìn ảnh lại nhớ những lúc vi vu trên chiếc xe thân yêu.
Không biết mọi người thấy thế nào, riêng tớ, sau mỗi chuyến đi thấy yêu quý cái xe của mình thế không biết. Xe mua cũng lâu lâu, nhưng giờ mới thấy quý nó. Nó đã giúp mình qua bao chặng đường, đến bao nhiêu nơi, vượt bao đèo núi, khó khăn. Nó cũng có lúc mệt mỏi, cũng có lúc lăn đùng ra, có lúc bị kẻ khác vặt mất ic, cái này cái nọ, nhưng nó vẫn trung thành thật.
Windy, Nhimxu đâu rồi. Còn ảnh nữa post lên đi. Ai đời để chìm đến trang 3 bao giờ!!!!.
Không ở nhà để mà post ảnh lên tiếp bây giờ...

Đây, ảnh lúc ở Big C đây
[​IMG]
Chúc mừng Sinh nhật !!!!