Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Đảo qua Indonesia trong mùa mưa


TOPIC GỐC: http://www.phuot.vn/threads/83615

Gọi là đảo qua, vì thực ra đi được có vài điểm nổi tiếng, chứ không phải đi nhiều nhặn và lạ lùng gì.

Xuất phát vào sáng ngày mùng 1 Tết.
Các điểm trong lịch trình:
1. Núi lửa Bromo
2. Yogakarta : Pranbanam và Borobudur
3. Đảo Bali
4. Đảo Gili

Hết.

Nói chung viết lách thì trên này các topic nhiều quá rồi, tôi cũng chỉ gửi vài cái ảnh xem có gì khác với mùa khác không hay thôi. Mùa này cứ chiều là mưa to ào ạt đến tối.

Bromo

Lên điểm ngắm núi lửa Bromo đón mặt trời lên này




Mặt trời lên rồi nhá


Khung cảnh buổi sáng tràn nắng và mây đẹp đến lặng người. Làng Cemoro Lawang như trong mơ





Ba ngọn núi lửa giữa biển mây sáng: Nổi rõ lên nhưng đã tắt là núi Batok, bên cạnh nhưng chìm trong mây, tỏa khói là núi Bromo, cao xa là Semeru



Mờ xa là đỉnh núi lửa Lamongan




Chuyến này tôi không ghi lại thông tin chi tiết. Đi thư giãn nên tiện thì làm. Lịch trình cơ bản như sau:

Ngày 1: Bay Hà Nội - KL, đến nơi là 1h chiều. Loanh quanh ở đó chờ. Tối 10h bay đi Sarubaya, 12h đêm đến nơi.
Ngày 2: Thuê xe chờ ở sân bay, chạy luôn, hơn 3h sáng đến Bromo, lấy mấy phòng để đồ. Gọi xe Jeep đi ngắm Bromo luôn. Trưa quay về chỗ nghỉ, ăn trưa, 1h xe chạy đi Yogyakarta, đêm đến nơi, thuê phòng nghỉ.
Ngày 3: Thuê xe định đi ngắm núi Merapi nhưng mưa to. Về Prambanan nắng đẹp. Chơi đến chiều, về vườn thú. Mưa to
Ngày 4: Xe đi Borobudur từ sáng sớm. Ăn trưa xong tạt vào Mendut. Chiều về làng, lại gặp mưa !
Ngày 5: Bay đi Bali, nghỉ ở Ubud, đi mấy đền
Ngày 6: Ở Ubud, đi crafting, đi đền tiếp
Ngày 7: Sáng đi tàu ra Gili, chơi ở Gili
Ngày 8: Thuê tàu riêng Snorkling, chơi Gili
Ngày 9: Về Ubud, chơi
Ngày 10: Ubud, chiều đi các đền rồi tối ra sân bay, đêm về KL
Ngày 11: KL - Hà Nội lúc 9h sáng

Tổng chi phí không kể vé máy bay và mua quà là khoảng $450


Toàn cảnh lòng chảo Bromo nhìn từ đỉnh núi đối diện, khi mặt trời bắt đầu lên và khi đã lên hẳn.

Xem ảnh fullsize trên màn hình lớn mới sướng, hồi tưởng lại một giây phút rất đẹp.







Ở Bromo có 2 điểm ngắm, một điểm phải đi xuống lòng chảo rồi sang bên kia núi, một điểm ở bên này. Cả hai đều có view đẹp. Bọn tôi đi muộn nên đến điểm ở gần hơn, ngay trên triền núi đi lên chứ không xuống lòng chảo.

Ngắm Bromo đúng là tùy thời tiết. Cũng may là lần này đi được cảnh hoành tráng thật là tuyệt.

Xuống núi, bắt đầu đi vào lòng chảo để leo lên miệng Bromo. Lúc đầu định đi bộ, nhưng thấy chặng đường phía trước còn dài và dốc, nên lại thuê ngựa cưỡi.



Last edited by Chitto; 09-04-2013 at 20:11.

Lên đến gần miệng núi



Miệng núi



Vụ phun trào gần đây nhất của núi Bromo là năm 2011.

Ảnh trên mạng:





Sau vụ nổ này họng núi lửa rộng ra khá nhiều. Bây giờ khói trắng bốc cuồn cuộn lên. May lúc đến gió thổi từ phía sau lại nên chúng tôi chỉ thấy thoang thoảng mùi lưu huỳnh. Nếu gió thổi lại có thể ngạt trong mùi núi lửa.




Người dân ở đây đến ngày lễ sẽ lên ném các đồ tế vào miệng núi.

Đây là một trong số những đồ tế chúng tôi định ném vào miệng núi, nhưng hắn chống cự quyết liệt.

(Nói vui thôi, tuyệt đối phản đối những kiểu liều mạng thế này)




Panorama miệng núi lửa Bromo




Không biết anh chàng kia săn được những bức ảnh thế nào



Một ngôi nhà nhỏ ngang sườn núi, trong mây mù lãng đãng



Đảo qua Indonesia trong mùa mưa

Rời Bromo, chiếc xe chạy suốt gần 12 tiếng để đưa chúng tôi đến với phố Malioboro - thành phố Yogyarkatar, nằm gần hai di sản thế giới nổi tiếng: Quần thể Brambanan và Đền Borobudur.

Một buổi sáng trong trẻo ở Malioboro



Những đứa trẻ



Và những bác xích lô chờ khách


Có một ngày để đi, lúc đầu tôi gợi ý lên điểm ngắm núi lửa Merapi. Xe đến chân địa điểm đó thì trời đổ mưa cực lớn. Thế là quay sang Prambanan. Giữa đường thì đám mây trên đầu trôi đi, và nắng bừng lên rực rỡ.

Prambanan, khu đền Ấn giáo thuộc loại có quy mô lớn nhất, nhưng đã đổ nát nhiều. Đền gồm một khu vực trung tâm với 6 ngọn tháp lớn, và khu vực vây quanh gồm 214 tháp nhỏ. Tuy nhiên các tháp nhỏ đã đổ hết, chỉ còn sót lại 1 - 2, và chân nền của vài chục cái. Mỗi tháp nhỏ cao khoảng hơn 4m, tháp lớn nhất ở trung tâm cao hơn 40m (cao hơn Cột cờ Hà Nội). Tất cả làm bằng đá, loại đá núi lửa khá dễ đục đẽo mà lại có khả năng chịu lực, độ bền cao.




Prambanan, với 6 ngọn tháp trung tâm, và một ngọn tháp vòng ngoài vẫn còn lại.



Prambanan được xây dựng cách đây hơn một nghìn năm, vào thời kì Ấn giáo hậu kì, tôn thờ thần Shiva (trước đó tôn thờ Vishnu). Do đó ba ngọn tháp cao nhất ở giữa thì bên trái thờ đấng Sáng tạo Brahma, bên phải thờ đấng Bảo tồn Vishnu, còn ở giữa cao to nhất thờ đấng Hủy diệt (và tái sáng tạo) Shiva.

Ba ngọn tháp thấp hơn phía trước thờ ba con vật cưỡi của ba thần: bên trái là con công thần của Brahma, bên phải là con chim thần Garuda của Vishnu, ở giữa là bò thần Nandi của Shiva. Mặc dù là ba vật cưỡi, nhưng họ cũng đều là các bậc thần linh. Có điều trong các tháp thờ vật cưỡi này không có hình tượng gì cả. Còn trong ba tháp thờ chính thì có tượng của các vị thần.





Tuy ngôi đền được chạm trổ kĩ lưỡng, nhưng motif giống nhau ở các ô, nên không mất nhiều thời gian để ngắm như ở Angkor hay Borobudur. Phần lớn là hình đạo sĩ Bà la môn ngồi thiền, hoặc chư vị thần Ấn độ giáo giống nhau ngồi giữa những người tùy giá. Hoa văn đó lặp lại trên khắp các phía của các ngọn tháp. Thỉnh thoảng mới có hình khác đi ở tháp Vishnu



Hình tượng những cái núm đá, có lẽ là tượng trưng cho cái lọng che, xuất hiện khắp nơi.



Những chiếc cống thoát nước cách điệu thành đầu các con thần thú



Pho tượng Brahma trong tháp, vị thần Sáng tạo. Thần có bốn đầu, bốn tay, đứng trên một cái bệ Ioni có loài thủy thú đỡ. Vào ngày lễ người ta tắm tượng bằng các loại nước thơm, sữa. Nước chảy xuống Ioni rồi qua cáci đường dẫn bên phải chảy xuống, khi đó đã thành nước thiêng dùng để tắm rửa cho người phàm trần.