TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/threads/227049/
Gửi tất cả các thành viên 7X Hà Nội, mới cũng như cũ.
7XHN thành lập đến nay đã 4 năm, với số lượng thành viên đăng ký online là hơn 1 nghìn, số người đã từng tham gia các hoạt động cũng không ít hơn con số 2 trăm, số người đã từng tích cực với box cũng đến 1 trăm, đã từng có đầy đủ những thành viên chịu trách nhiệm như Hội trưởng, Hội phó, các trưởng ban,? với rất nhiều các hoạt động mạnh.
Tuy vậy, theo xu thế chung tất yếu, 7XHN đã từng cực thịnh thì cũng đến lúc thoái trào. Những hoạt động đã thực sự tắt dần sau cuộc nhậu tất niên tháng 12 / 2004. Các lớp thành viên đã từng tích cực tham gia hoạt động không còn thời gian dành cho box nữa, các hoạt động: Bóng đá, Café, xem phim, dancing, dã ngoại?, với tinh thần tập thể 7XHN đã thực sự không còn. (Có chăng hiện nay là phong trào đi ăn cưới).
Chính vì vậy, một năm nay, box rơi vào trạng thái lạnh lẽo, vô chủ. Nhiều thành viên mới vào từng nghe, hoặc hình dung một 7XHN hoành tráng trước kia có thể rất thất vọng khi không còn hoạt động nào được tiến hành.
Vì vậy, tôi viết topic này, để ngỏ lời với các thành viên mới vào : Nếu các bạn thực sự có mong muốn trở thành một tập thể hoạt động nhiệt tình, sôi nổi, mong các bạn hãy tự lực tập hợp lại, tự đứng ra kêu gọi các hoạt động. Các bạn có thể tạo dựng một sân chơi mới, một 7XHN với không khí mới.
Những thành viên đã từng sống hết mình với 7XHN trong 3 năm qua luôn ủng hộ các bạn, nhưng cũng không thể giúp được điều gì nhiều hơn nữa. Nếu các bạn thể hiện được mình, 7XHN sẽ hoàn toàn thuộc về các bạn !!!
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2005
Thứ Hai, 5 tháng 9, 2005
Tây Bắc, Điện Biên - 60 năm cái Tết Cụ Hồ
TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/threads/220961/
Tây Bắc, Điện Biên - 60 năm cái Tết *****
Câu "ăn tết *****" vẫn còn là cách gọi ngày 2/9 của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Chuyến đi thật tuyệt vời, không phải chỉ vì cảnh đẹp, thời tiết đẹp, mà còn vì không khí lễ hội khắp nơi vùng Tây Bắc.
Hành trình: khoảng 1000 km, 4 ngày, 4 xe, 8 người.
Ngày 1 (1/9): Hà Nội - Sơn La
Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu (gặp hội của cả vạn người Mông, Thái, Lào,...) - Sơn La. Trên đường gặp nhiều con thác rất đẹp. Một số chỗ đường bị lở, sụt. Quyết định không rẽ vào lòng hồ. Gặp đoàn bác Cao Sơn, tối đi tắm suối khoáng ấm (có mỗi 3 người xuống)
Ngày 2 (2/9): Sơn La - Điện Biên
Sơn La - Thuận Châu - đèo Pha Đin (32km) - Tuần Giáo - đèo Tăng Quái - Điện Biên. Chiều qua hầm De Cartes, đồi A1,...., đi tấm suối khoáng nóng AVu.
Ngày 3 (3/9) Điện Biên - Bắc Yên
Lên đồi D1, tượng đài Chiến thắng (có nguy cơ sụp) - đi lối tắt vào Mường Phăng, hầm chỉ huy chiến dịch, (mà người dân gọi là hầm cụ Giáp hoặc hầm Đại tướng) - vượt đèo Tăng Quái về Tuần Giáo. Dự tính đi đường 279 về Than Uyên để gặp đoàn bác CS ở Văn Chấn, nhưng con đường đó tuy có trên bản đồ thực ra lại chưa làm. Đành qua Pha Đin về Sơn La. Đi tối đến ngã ba Cò Nòi. Qua đèo Tạ Khoa trong bóng tối mịt mù, qua sông Đà - thị trấn Bắc Yên lúc 9.30
Ngày 4 (4/9) Bắc Yên - Hà Nội
Định vượt sang Trạm Tấu, nhưng đường mới làm đến Hang Chú, nên đi đến bản Tà Xùa phải quay lại - Phù Yên - đèo Thu Cúc - Thanh Sơn - tắm suối khoáng nóng - Hà Nội.
Những bức ảnh tiêu biểu, tổng hợp của chuyến đi
Ngày hội ở Mộc Châu. Ở đây vào tối 1/9 có chợ tình của người Mông, nơi con trai tỏ tình và con gái được quyền chọn lựa. Sang tối 2/9 sẽ là của người Thái. Gặp cả vạn người ở thị trấn, với các sắc màu khác nhau.
Dòng thác Cầu Vồng trên đường đi
Và một đêm sinh nhật đáng nhớ của anh chàng này
Trên đỉnh đèo Pha Đin
Hầm De Cartes
Và hố bộc phá trên đồi A1
Đêm pháo hoa rực rỡ. Hàng vạn người khắp tỉnh Điện Biên và cả Sơn La đổ về đây xem ca nhạc và pháo hoa. Có lẽ họ vui mừng hơn rất nhiều những người Hà Nội vẫn xem pháo hoa hàng năm. Tiếng hò reo ầm ĩ.
Trong cánh rừng Mường Phăng.
Người dân ở đây quý cụ Giáp hơn *****.
Hướng đến Thiên đường
Buổi sáng ở Sơn La có được xem Diễu binh một lúc rồi mới chạy Điện Biên. Không biết vụ ngáp nghiếc thế nào.
Mình nhìn thấy cụ Giáp đứng đó, nhưng khi ông Nguyễn Khoa Điềm giới thiệu đại biểu thì không thấy tên cụ Giáp, mà chỉ các ông đương chức đương quyền, và 3 ông cựu thôi, thấy buồn vô hạn. Những lần như thế này mà người ta vẫn còn phải xét đến chức vị nhau vậy thì thật đau cho lòng người Việt.
Chiều hôm đó lên đến Điện Biên, sáng hôm sau Mường Phăng vào hầm Chỉ huy là nơi cụ Giáp và cụ Thái đã ở, đã chiến đấu 50 năm trước. Đẹp, và thích lắm. Bọn trẻ lúc nào cũng "cụ Giáp, cụ Giáp"
Cái tượng đài chiến thắng hoành tráng thì bỏ hoang và chờ sập, những thứ rất to được dựng nên rồi cũng có thể đổ sụp ngay. Chỉ có lòng người là không thể đổ được. Vậy đấy.
Cotdien yên tâm. Còn nhiều ảnh đẹp lắm, và sẽ đưa lên.
Có thể nói, chuyến đi này, ngoài niềm vui vì đi du lịch, đến những vùng núi Tây Bắc mà đa số mọi người thành phố chỉ nghe trong sử sách, lái bằng chính chiếc xe của mình - chứ không phải ngồi otô hay máy bay - thì còn có một phần Tự Hào nữa.
Vì rằng lần này là 60 năm Quốc Khánh. Trong khi mọi người hầu hết đi đến những địa danh du lịch nổi tiếng, Huế, Đà Nẵng, Sapa, Hạ Long, với những phương tiện đang sẵn sàng chờ đón, thì đoàn lại ngược Tây Bắc, đến với những con đèo lịch sử, địa danh lịch sử.
Trong cùng đợt này, riêng trong box cũng có đòan đi lên Lai Châu - Bình Lư - Mù Căng Chải của BCS, đoàn khủng bố hơn là Apachải của bác Dugia. (Không biết đoàn Apachải đến được đâu rồi???), nhưng đoàn này lại được hưởng ngày hội các dân tộc ở Mộc Châu, đêm bắn pháo hoa ở Điện Biên, tràn đầy không khí lễ hội vùng cao.
Có cảm giác rằng người các dân tộc vùng cao đón ngày này trang trọng, náo nức, vui sướng hơn hẳn người dưới xuôi, dù rằng không hòanh tráng, phô trương như dưới xuôi. Người ta vui vẻ và sung sướng thật sự, hớn hở, tíu tít hồn nhiên như cuộc sống của họ vậy. Các sắc màu xanh đỏ, rực rỡ khắp nơi mà không cần ai "phát động", "yêu cầu", "đề nghị". Đến thị trấn nào cũng có thể thấy điều đó.....
Mấy cái ảnh trang đầu là những hình ảnh tiêu biểu thôi. Còn nhiều ảnh đẹp. Chuyến đi thế này mà không có ảnh thì thật là phí riệu !!!
Buổi sáng, dông thẳng Hòa Bình, vèo cái qua Hòa Bình, mà quên mất không vào chụp cái đập thủy điện cái. Cũng chả sao, chừng nào mùa xả lũ lớn nhất lên xem cũng được.
Đến cái dốc núi trắng phớ này. Một thời gian nữa, mưa gió, rồi cây mọc, có lẽ nó cũng sẽ không còn trắng như thế này.
....
Tây Bắc, Điện Biên - 60 năm cái Tết *****
Câu "ăn tết *****" vẫn còn là cách gọi ngày 2/9 của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Chuyến đi thật tuyệt vời, không phải chỉ vì cảnh đẹp, thời tiết đẹp, mà còn vì không khí lễ hội khắp nơi vùng Tây Bắc.
Hành trình: khoảng 1000 km, 4 ngày, 4 xe, 8 người.
Ngày 1 (1/9): Hà Nội - Sơn La
Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu (gặp hội của cả vạn người Mông, Thái, Lào,...) - Sơn La. Trên đường gặp nhiều con thác rất đẹp. Một số chỗ đường bị lở, sụt. Quyết định không rẽ vào lòng hồ. Gặp đoàn bác Cao Sơn, tối đi tắm suối khoáng ấm (có mỗi 3 người xuống)
Ngày 2 (2/9): Sơn La - Điện Biên
Sơn La - Thuận Châu - đèo Pha Đin (32km) - Tuần Giáo - đèo Tăng Quái - Điện Biên. Chiều qua hầm De Cartes, đồi A1,...., đi tấm suối khoáng nóng AVu.
Ngày 3 (3/9) Điện Biên - Bắc Yên
Lên đồi D1, tượng đài Chiến thắng (có nguy cơ sụp) - đi lối tắt vào Mường Phăng, hầm chỉ huy chiến dịch, (mà người dân gọi là hầm cụ Giáp hoặc hầm Đại tướng) - vượt đèo Tăng Quái về Tuần Giáo. Dự tính đi đường 279 về Than Uyên để gặp đoàn bác CS ở Văn Chấn, nhưng con đường đó tuy có trên bản đồ thực ra lại chưa làm. Đành qua Pha Đin về Sơn La. Đi tối đến ngã ba Cò Nòi. Qua đèo Tạ Khoa trong bóng tối mịt mù, qua sông Đà - thị trấn Bắc Yên lúc 9.30
Ngày 4 (4/9) Bắc Yên - Hà Nội
Định vượt sang Trạm Tấu, nhưng đường mới làm đến Hang Chú, nên đi đến bản Tà Xùa phải quay lại - Phù Yên - đèo Thu Cúc - Thanh Sơn - tắm suối khoáng nóng - Hà Nội.
Những bức ảnh tiêu biểu, tổng hợp của chuyến đi
Ngày hội ở Mộc Châu. Ở đây vào tối 1/9 có chợ tình của người Mông, nơi con trai tỏ tình và con gái được quyền chọn lựa. Sang tối 2/9 sẽ là của người Thái. Gặp cả vạn người ở thị trấn, với các sắc màu khác nhau.
Dòng thác Cầu Vồng trên đường đi
Và một đêm sinh nhật đáng nhớ của anh chàng này
Trên đỉnh đèo Pha Đin
Hầm De Cartes
Và hố bộc phá trên đồi A1
Đêm pháo hoa rực rỡ. Hàng vạn người khắp tỉnh Điện Biên và cả Sơn La đổ về đây xem ca nhạc và pháo hoa. Có lẽ họ vui mừng hơn rất nhiều những người Hà Nội vẫn xem pháo hoa hàng năm. Tiếng hò reo ầm ĩ.
Trong cánh rừng Mường Phăng.
Người dân ở đây quý cụ Giáp hơn *****.
Hướng đến Thiên đường
Mình nhìn thấy cụ Giáp đứng đó, nhưng khi ông Nguyễn Khoa Điềm giới thiệu đại biểu thì không thấy tên cụ Giáp, mà chỉ các ông đương chức đương quyền, và 3 ông cựu thôi, thấy buồn vô hạn. Những lần như thế này mà người ta vẫn còn phải xét đến chức vị nhau vậy thì thật đau cho lòng người Việt.
Chiều hôm đó lên đến Điện Biên, sáng hôm sau Mường Phăng vào hầm Chỉ huy là nơi cụ Giáp và cụ Thái đã ở, đã chiến đấu 50 năm trước. Đẹp, và thích lắm. Bọn trẻ lúc nào cũng "cụ Giáp, cụ Giáp"
Cái tượng đài chiến thắng hoành tráng thì bỏ hoang và chờ sập, những thứ rất to được dựng nên rồi cũng có thể đổ sụp ngay. Chỉ có lòng người là không thể đổ được. Vậy đấy.
Cotdien yên tâm. Còn nhiều ảnh đẹp lắm, và sẽ đưa lên.
Có thể nói, chuyến đi này, ngoài niềm vui vì đi du lịch, đến những vùng núi Tây Bắc mà đa số mọi người thành phố chỉ nghe trong sử sách, lái bằng chính chiếc xe của mình - chứ không phải ngồi otô hay máy bay - thì còn có một phần Tự Hào nữa.
Vì rằng lần này là 60 năm Quốc Khánh. Trong khi mọi người hầu hết đi đến những địa danh du lịch nổi tiếng, Huế, Đà Nẵng, Sapa, Hạ Long, với những phương tiện đang sẵn sàng chờ đón, thì đoàn lại ngược Tây Bắc, đến với những con đèo lịch sử, địa danh lịch sử.
Trong cùng đợt này, riêng trong box cũng có đòan đi lên Lai Châu - Bình Lư - Mù Căng Chải của BCS, đoàn khủng bố hơn là Apachải của bác Dugia. (Không biết đoàn Apachải đến được đâu rồi???), nhưng đoàn này lại được hưởng ngày hội các dân tộc ở Mộc Châu, đêm bắn pháo hoa ở Điện Biên, tràn đầy không khí lễ hội vùng cao.
Có cảm giác rằng người các dân tộc vùng cao đón ngày này trang trọng, náo nức, vui sướng hơn hẳn người dưới xuôi, dù rằng không hòanh tráng, phô trương như dưới xuôi. Người ta vui vẻ và sung sướng thật sự, hớn hở, tíu tít hồn nhiên như cuộc sống của họ vậy. Các sắc màu xanh đỏ, rực rỡ khắp nơi mà không cần ai "phát động", "yêu cầu", "đề nghị". Đến thị trấn nào cũng có thể thấy điều đó.....
Mấy cái ảnh trang đầu là những hình ảnh tiêu biểu thôi. Còn nhiều ảnh đẹp. Chuyến đi thế này mà không có ảnh thì thật là phí riệu !!!
Buổi sáng, dông thẳng Hòa Bình, vèo cái qua Hòa Bình, mà quên mất không vào chụp cái đập thủy điện cái. Cũng chả sao, chừng nào mùa xả lũ lớn nhất lên xem cũng được.
Đến cái dốc núi trắng phớ này. Một thời gian nữa, mưa gió, rồi cây mọc, có lẽ nó cũng sẽ không còn trắng như thế này.
....
Thứ Hai, 8 tháng 8, 2005
Truyền thuyết sông Lục Nam
Nhớ F19_BCS một thời, chúng ta mới hiểu hết được câu chuyện này nhỉ...
Truyền thuyết sông Lục Nam
Từ sau đận lũ năm Ất Dậu (2005 chứ không phải 1945), dân lành hai bên bờ sông Lục Nam còn truyền tụng mãi một câu chuyện đẹp đẽ làm nao lòng người.
Năm ấy, mùa lũ đầu tháng 7 âm, cả vùng Sơn Động, Lục Ngạn Bắc Giang chiều nào cũng mưa. Mùa tuần thủy của Hà bá sông Lục Nam mà. Hà Bá là một kẻ ác độc, mùa nào cũng dâng nước lên cao, lại rất chi là hám gái, nhưng lại chưa vợ con gì cả. Chiều, mưa tuôn xối xả, các dòng suối nhỏ róc rách bỗng rọc rạch, ậm ệ như bà mang dạ chửa vỡ bầu, tuôn ra ào ạt, khiến khuc sông thường ngày êm ả, xe cộ có thể lội qua dễ dàng bỗng biến thành một dòng chảy đục ngầu, đỏ quạch.
Tối, mưa to gió lớn, Hà Bá nương theo mưa gió, đến nhòm vào từng ngôi nhà có chị em phụ nữ trong vùng. Hắn đương tìm vợ.
Đến một căn nhà cao nhất thị trấn An Châu, bỗng hắn giật mình.
Át cả tiếng sấm sét, là giọng lảnh lót của một bầy chị em, véo von như tiếng xoong tiếng chảo, uốn éo như tiếng cưa tiếng đục, điệu đà như tiếng nồi hơi tầu hỏa. Âm vút cao như tiếng xé quần xé áo, âm thì thầm như tiếng loa phóng thanh bị rè, thì thào so cái này to cái kia nhỏ, tiếng hôn chùn chụt, tiếng dẫm bì bạch, tiếng thở hì hụi.
Hà Bá ngó vào xem. Trời, lạy tổ tiên các bậc Hà Bá, sao lại có một bầy các cô xinh tươi thế này. Cô thì mũm mĩm như múi mít mật, cô thì yểu điệu như là củ kiệu, cô thì thướt tha như châu chấu ma, cô thì nhu mì như hòn đá kì, cô lại mảnh mai như con cún lai, cô thì trắng bóc như là con cóc, cô lại bánh mật như là quả cật,?., mỗi người một vẻ. Tất cả là có 9 ả nõn nà...
Lòng xao xuyến rung rinh, Hà Bá thầm khắc ghi từng cô?.
Từ sau đận lũ năm Ất Dậu (2005 chứ không phải 1945), dân lành hai bên bờ sông Lục Nam còn truyền tụng mãi một câu chuyện đẹp đẽ làm nao lòng người.
Năm ấy, mùa lũ đầu tháng 7 âm, cả vùng Sơn Động, Lục Ngạn Bắc Giang chiều nào cũng mưa. Mùa tuần thủy của Hà bá sông Lục Nam mà. Hà Bá là một kẻ ác độc, mùa nào cũng dâng nước lên cao, lại rất chi là hám gái, nhưng lại chưa vợ con gì cả. Chiều, mưa tuôn xối xả, các dòng suối nhỏ róc rách bỗng rọc rạch, ậm ệ như bà mang dạ chửa vỡ bầu, tuôn ra ào ạt, khiến khuc sông thường ngày êm ả, xe cộ có thể lội qua dễ dàng bỗng biến thành một dòng chảy đục ngầu, đỏ quạch.
Tối, mưa to gió lớn, Hà Bá nương theo mưa gió, đến nhòm vào từng ngôi nhà có chị em phụ nữ trong vùng. Hắn đương tìm vợ.
Đến một căn nhà cao nhất thị trấn An Châu, bỗng hắn giật mình.
Át cả tiếng sấm sét, là giọng lảnh lót của một bầy chị em, véo von như tiếng xoong tiếng chảo, uốn éo như tiếng cưa tiếng đục, điệu đà như tiếng nồi hơi tầu hỏa. Âm vút cao như tiếng xé quần xé áo, âm thì thầm như tiếng loa phóng thanh bị rè, thì thào so cái này to cái kia nhỏ, tiếng hôn chùn chụt, tiếng dẫm bì bạch, tiếng thở hì hụi.
Hà Bá ngó vào xem. Trời, lạy tổ tiên các bậc Hà Bá, sao lại có một bầy các cô xinh tươi thế này. Cô thì mũm mĩm như múi mít mật, cô thì yểu điệu như là củ kiệu, cô thì thướt tha như châu chấu ma, cô thì nhu mì như hòn đá kì, cô lại mảnh mai như con cún lai, cô thì trắng bóc như là con cóc, cô lại bánh mật như là quả cật,?., mỗi người một vẻ. Tất cả là có 9 ả nõn nà...
Lòng xao xuyến rung rinh, Hà Bá thầm khắc ghi từng cô?.
Nhưng trong 9 cô ả đấy, có một cô nổi bật lên với vẻ yêu kiều hiếm có mà không ? một loài thủy tộc nào có được. Cô mĩ miều, yểu điệu, yêu kiều, lắm điều, và rất liều. Trái tim của Hà Bá đập rộn ràng. Hắn bị tiếng sét ái tình đánh một cái đến choách. Ngất ngây con gà tây. Sau khi choáng váng, hắn vội chạy về nhà thay quần áo và sắm lễ, quyết ngày mai đón dâu, vì hắn biết bầy chị em kia sẽ lội qua Khe Rỗ, nơi hắn thường đi tè?
Hắn vội vã quá, mà không kiên nhẫn ở lại để xem các nàng chụt chịt với các anh giai. Hắn vốn không để ý các anh giai !
Sáng hôm sau, nước Lục Nam lên đỏ ngầu. Chiều hôm trước, Hà Bá đã lôi một kẻ xấu số 23 tuổi xuống sông. Nay hắn lại muốn lôi một Gà xuống nữa. Khi bầy xiêm áo kia qua sông, sóng yên gió lặng. Hắn chưa chuẩn bị xong quà cưới : Một nồi giun xào, một mâm đỉa luộc, một chậu cóc nấu đông, trang trí bằng đĩa dưa vắt chua.
Thế nên lúc đoàn người rậm rịch kéo về, hắn mới nổi mưa nổi gió đón dâu. Bầu trời vần vũ như màn che tân hôn, đáy sông rêu êm ái đợi động phòng. Hà Bá đứng chực dưới sông. Hai cô qua, ba cô qua,? bảy cô qua, tám cô qua, chín cô qua. Quái, hôm qua có 9 ả mà sao hôm nay thành 10 ? Hắn không quan tâm lắm, bởi tân nương đang dò dẫm bước xuống chuyến đò cuối cùng?..
Hắn vội vã quá, mà không kiên nhẫn ở lại để xem các nàng chụt chịt với các anh giai. Hắn vốn không để ý các anh giai !
Sáng hôm sau, nước Lục Nam lên đỏ ngầu. Chiều hôm trước, Hà Bá đã lôi một kẻ xấu số 23 tuổi xuống sông. Nay hắn lại muốn lôi một Gà xuống nữa. Khi bầy xiêm áo kia qua sông, sóng yên gió lặng. Hắn chưa chuẩn bị xong quà cưới : Một nồi giun xào, một mâm đỉa luộc, một chậu cóc nấu đông, trang trí bằng đĩa dưa vắt chua.
Thế nên lúc đoàn người rậm rịch kéo về, hắn mới nổi mưa nổi gió đón dâu. Bầu trời vần vũ như màn che tân hôn, đáy sông rêu êm ái đợi động phòng. Hà Bá đứng chực dưới sông. Hai cô qua, ba cô qua,? bảy cô qua, tám cô qua, chín cô qua. Quái, hôm qua có 9 ả mà sao hôm nay thành 10 ? Hắn không quan tâm lắm, bởi tân nương đang dò dẫm bước xuống chuyến đò cuối cùng?..
Cũng phải nói là con đò này vốn là cái thuyền tôn vớt bèo ở các ao làng, được đem lên trân trọng đổi tên là Đò cho nó hợp với chức năng mới.
Tân nương thẽ thọt nhón một ngón chân cái bước xuống, rồi êm ả hạ bàn tọa. Cùng với cô là một gã béo ị, Hà Bá tự nhủ : có thằng béo này thì kế hoạch chắc thành 100%, rồi dùng mỡ để làm món ?orắn nước bọc mỡ nướng? là hơp. Hắn sung sướng, kéo mưa to lên khiến hai người phải lấy áo mưa trùm kín lại. Chuẩn bị đếm ngược nào, 10, 9, 8 , 7, ?.
Con thuyền từ từ rời bến. Quá đỗi sốt ruột, vừa thấy đò tách bến một lúc, Hà Bá nổi cơn sóng. Thuyền nghiêng sang một bên. Quả nhiên như Hà Bá dự tính, cái tấm thân to béo kia kéo thuyền tròng trành, và rồi : Ụp !!!!
Tất cả lộn cổ xuống sông.
Hà Bá vội lao vào giữa đám lùng bùng đang chìm dần dưới nước.
Hắn chui vào giữa tấm áo mưa đang bọc lấy hai người.
Cảnh tượng giữa tấm áo mưa làm hắn chết sững...
Trái tim hắn vỡ nát.
Hắn đã chết trong cơn đau đớn, tuyệt vọng cùng cực?.
Hắn không có con, nên khúc sông vô chủ. Từ đó sóng yên gió lặng.
Tân nương thẽ thọt nhón một ngón chân cái bước xuống, rồi êm ả hạ bàn tọa. Cùng với cô là một gã béo ị, Hà Bá tự nhủ : có thằng béo này thì kế hoạch chắc thành 100%, rồi dùng mỡ để làm món ?orắn nước bọc mỡ nướng? là hơp. Hắn sung sướng, kéo mưa to lên khiến hai người phải lấy áo mưa trùm kín lại. Chuẩn bị đếm ngược nào, 10, 9, 8 , 7, ?.
Con thuyền từ từ rời bến. Quá đỗi sốt ruột, vừa thấy đò tách bến một lúc, Hà Bá nổi cơn sóng. Thuyền nghiêng sang một bên. Quả nhiên như Hà Bá dự tính, cái tấm thân to béo kia kéo thuyền tròng trành, và rồi : Ụp !!!!
Tất cả lộn cổ xuống sông.
Hà Bá vội lao vào giữa đám lùng bùng đang chìm dần dưới nước.
Hắn chui vào giữa tấm áo mưa đang bọc lấy hai người.
Cảnh tượng giữa tấm áo mưa làm hắn chết sững...
Trái tim hắn vỡ nát.
Hắn đã chết trong cơn đau đớn, tuyệt vọng cùng cực?.
Hắn không có con, nên khúc sông vô chủ. Từ đó sóng yên gió lặng.
Nơi chàng trai và cô gái kia cắm lại con dao để lại, người dân lập đền thờ, bốn mùa cúng tế. Nghe đâu rất là linh ứng, cứ hễ ai đến cầu duyên là y như rằng thỏa nguyện.
________________
Tiếng thơ !
Đọc xong truyền thuyết Lục Nam
Mới thấy cái máu chơi ham tụi này
Mưa to bão lớn chẳng tày
Chị em chiến hết cả ngày lẫn đêm
Đường đi thì chẳng được êm
Leo đèo lội suối lại thêm đi đò
Mà đò thì rất là "four`"
Có thằng Hà Bá nó thò tay lên
Đầu tiên thì nó sướng rên
Vì có đồng chí lại quên khoá quần
Sau vài giây phút bần thần
Hà Bá bị cắn mấy lần vào tai
Nó bèn vớ lấy cái chai
Thì lại bị cắn bằng hai cái mồm
Đau quá nó nhẩy chồm chồm
Hai tay ôm mặt ôm mồm kêu la
Trên bờ mình vẫn éo tha
Vạch ra tè xuống thêm dăm ba lần
Bác Toàn xung phong tụt quần
Nhẩy ngay xuống nước kéo quần em Thanh
Em Thanh cũng rất là nhanh
Bơi vào đến bến không phanh phát nào
Mọi người lúc đó thở phào
Chửi bới vài tiếng lại ào lên xe.
( Trong phút ngẫu hứng và chưa đủ tư liệu nên chưa nghĩ tiếp được)
Thứ Năm, 16 tháng 6, 2005
Một vài miền Tổ quốc - phần 1
TOPIC GỐC: http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=3278
Mấy hôm trước cùng với box Du Lịch của TTVN, tớ đi du lịch Cao Bằng - Lạng Sơn bằng xe máy trong 4 ngày, khoảng 1000 km.
Chuyến đi qua một số địa danh của Tổ quốc ta, xin liệt kê ra đây
Ngày 1: Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Đi qua một số con đèo đẹp như đèo Giảng, đèo Gió. So với cung Hà Giang thì không ăn thua, nhưng đi vào mùa này ngô nhiều cũng đẹp.
Ngày 2: Cao Bằng - Hà Quảng - Pắc Bó - Hùng Quốc (Trà Lĩnh) - đèo Mã phục - hồ Thăng Hen - Trùng Khánh
Đường lên Pắc Bó khá tốt. Đặc biệt đẹp là con đường từ Hà Quảng sang Trà Lĩnh, leo lên núi và đi giữa những đồng ngô xanh ngát. Con đường tử Trà Lĩnh sang Trùng Khánh vì bị lũ tràn qua nên không đi được, phải vòng qua đèo Mã Phục mất thêm 40km nữa.
Ngày 3: Trùng Khánh - thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao - Quảng Uyên - Cửa khẩu Tà Lùng
Thác vào mùa mưa lũ nên nước rất dữ. Bắt đầu từ đỉnh thác, chỗ lòng sông sâu nhất là biên giới. Người dân nói trước đây lâu lắm thì cả quả núi bên kia là đất ta, còn nay thì nó cũng ra đến sát thác rồi.
Động Ngườm Ngao sâu, người dẫn đường chỉ dẫn đi khoảng 1 giờ, từ cửa này chui ra cửa kia.
Đường Quảng Uyên qua đèo Khau Chỉ đang làm đường, bẩn khủng khiếp
Ngày 4: Tà Lùng - Phục Hòa - Đông Khê - Thất Khê - Lạng Sơn - Hà Nội.
16km đường Đông Khê cũng đang làm đường. Rồi qua đèo Lũng Phầy, đèo Bông Lau, đều là các địa danh nổi tiếng cả.
Đường Thái Nguyên - Bắc Kạn
Đèo Giàng
Đèo Gió
Thị trấn Cao Bằng. Con sông Bằng Giang
Một con suối ngang đường trong mùa lũ
Một con suối ngang đường trong mùa lũ
Đồng cây thuốc lá (không phải tớ đâu)
Đường lên Hà Quảng
Thị trấn vùng cao Hà Quảng
Bên đường xuất hiện một dòng thác nhỏ, do mấy hôm mưa nhiều quá
Đường vào Pắc Bó.
Hòn đá xa xa là nơi Nông Văn Dền - Kim Đồng đứng canh cho các bác cán bộ nhà ta. Xa hơn chỗ đó là chỗ Kim Đồng bị bắt.
Toàn cảnh đài tưởng niệm - mộ Kim Đồng.
Ai cũng vào đây, như kiểu vào đền Trình khi đi chùa Hương vậy. 3km nữa sẽ đến Pắc Bó
Bức tượng khá đẹp.
Từ khu đài nhìn ra, giữa muôn trùng núi
Nơi đây suối Lê Nin chảy qua ngày đêm róc rách in phuơng trời xa....
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng là ở đây.
Giờ nước tràn ghê quá. Đang mùa lũ mà
Cửa hang Pắc Bó
Hang này bé tí. Ngày xưa ở được thì quá giỏi.
Thánh có khác.
Nhưng công nhận cái hang đó ở cạnh một dòng suối rất đẹp. Ngay cạnh hang, suối chảy mạnh, rồi phình ra thành một vũng rộng. Nước chảy từ trong khe đá ra, từ trên núi xuống hòa vào nhau....
Vành đai biên giới. Theo con đường này sẽ lên cột mốc 108 thời Pháp, ngày nay là sáu trăm bảy mấy í. Đó là đầu con đường mà theo truyền thuyết HCM đã "hôn lên hòn đất"
Lại tiếp đường đèo. Cung đường từ Hà Quảng sang Trà Lĩnh là đẹp nhất trong tòan bộ chuyến đi, nhưng không thể chụp ảnh lên được. Những chỗ đẹp nhất thì toàn lo nhìn đường xem kẻo lao xuống vực, còn đâu mà chụp nữa.
Dọc đường ghé vào hồ Thăng Hen, hồ lớn thứ 2 ở Việt Bắc, sau hồ Ba Bể.
Tuy nhiên so với Ba Bể thì xấu hơn nhiều. Mà cũng không rõ nữa. Đi Ba Bể 6 năm trước, không biết giờ thế nào?
Hồ Thăng Hen
Ngủ đêm ở Trùng Khánh.
Sáng ra mây quyện trên núi, đẹp như một bức tranh. Núi trong mây, nhà giữa đồng lúa nước...
Và đây là một trong những thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam: Thác Bản Giốc
Hôm đó trời hơi mưa, mây núi mờ mịt. Từ rất xa đã nghe tiếng nước đổ ầm ầm. Bụi nước bốc lên mù mịt.
Gặp 1 ông ở đó hơn 20 năm, nói rằng trước kia thì cả quả núi bên kia thác là của ta.
Giờ thì theo phân định, dòng sông chổ sâu nhất là biên giới, lên đến giữa thác.
Như vậy ta mất quả núi và 1/3 thác. Bọn Tàu dựng ngay khu du lịch bên đó.
Cám ơn bác.
Tôi là người nóng tính, những người quen đều biết thế.
Thực sự tôi cảm thấy bị xúc phạm. Không chỉ là xúc phạm tôi, mà cả những người bạn cùng chuyến đi với tôi nữa.
Các bác hãy tưởng tượng, tưởng tượng vì các bác chắc chưa bao giờ gặp. Ở nơi đó có một đồn biên phòng, với những người rất trẻ. Họ không biết đến vi tính đâu, càng không biết internet là gì. Khi chúng tôi đến họ còn không có điện nữa. Và tất nhiên họ không được đi du học rồi.
Vâng, họ đấy, ngày nào họ cũng phải uống nước đái Tàu đấy, rồi đi dọc mấy chục cây số đường biên đấy. Mà chắc gì họ đã kém thông minh hơn chúng ta.
Tôi đã chờ một ngày.
Bao nhiêu tôn trọng đã mất hết.
Tôi nóng tính và chấp nhặt lắm, đúng không? Nếu không đi những chuyến đi thế này, chắc tôi cũng không nóng thế đâu.
Càng đi như thế này, tôi mới càng hiểu thế nào là Tổ Quốc, là Đất Nước.
Tôi cũng từng được du học, đi xa, tuy không lâu năm như mọi người ở đây, nhưng không phải là tôi không hiểu. Càng hiểu thì tôi càng yêu VN hơn.
Và như thế tôi càng nóng tính hơn với những câu nói vô .... như thế này.
Khi tôi đã nhớ thì nhớ dai lắm, gần như không bao giờ quên được.
Một ngày làm việc hôm nay, lúc nào trong tôi cũng lùng bùng câu nói kia. Và tôi thấy đau thật. Quá đau.
VN lúc nào cũng nghèo, và nhục, đến nỗi chính người VN cũng khinh nó.
Cái thiển cận (của người cho rằng mình khôn ngoan) là ở chỗ ấy.
Cậu chưa hề đến thác Bản Giốc mà lại dám nói là "nó thác trên - mình thác dưới". Cậu nhìn thấy điều đó ở đâu? Hay ở những cái mà cậu tự ngồi suy luận ra?
Cậu biết là nước con sông đó ở đâu ra, nguồn của nó là ở đâu?
Chính vì những điều đó nên người ta mới phải đi tận nơi, xem tận mắt, chứ không phài ngồi một góc mà phán như thánh, thanh cao không phải lối.
Đúng là trẻ con. Đến bây giờ thì đúng là không thèm chấp.
Ở đây tôi đưa cái bản đồ để mọi người hình dung tại sao nói là ta mất thác Bản Giốc.
Bản đồ to là địa giới phía Bắc - Đông Bắc. Đường từ Trùng Khánh lên Bản Giốc 24 km.
Con sông Quy Sơn bắt nguồn từ TQ, chảy vào địa phận VN khoảng 30 km thì đến Bản Giốc. Tại đây địa hình đứt gãy tạo nên thác. Bản thân con đường từ đồn Đàm Thủy vào, xe chạy bên cạnh sông mấy km. Sau thác thì lấy sông làm biên giới, dài 9km, thì chảy sang TQ.
Đến gần thác thì con sông tách đôi. Mấy vạch đen tượng trưng cho đứt gãy. Dòng bên phải (nhìn xuôi dòng sông) đổ xuống chỉ 1 tầng thác, cao khoảng 20m như mấy cái ảnh trên. Dòng bên trái bị gián đoạn thành 2-3 tầng, tùy chỗ. Rồi họp lại ngay dưới thác.
Bên kia thác là 1 quả núi rất cao, trong ảnh cũng thấy rõ.
Theo như người dân nói thì trước kia biên giới bao quả núi đó vào, tức là đường màu tím đậm đứt nét.
Hiện nay, biên giới mới, bắt đầu từ đỉnh thác, con sông bên trái chia làm 2, tính theo đường phân thủy là chỗ sâu nhất của sông.
Như vậy mất đi quả núi và 1/3 thác bên trái tính theo chiều dọc, chứ chẳng phải tầng nào cả.
Cũng phải nói là bên kia thì núi rất cao, trong khi xe bọn tôi chạy dọc sông được thì đường của TQ đến gần quả núi là tắc tịt, không thể sử dụng được núi, cũng như không thể ra sát thác như bên mình được, vì bên mình là mặt phẳng. (Xem ảnh, bọn tôi ra sát thác).
Bọn nó chỉ làm khu du lịch xa xa đứng vọng sang ngắm, hoặc đi bè trên phần sông bên đó vào đó thôi. Tất nhiên chúng nó cũng dựng mấy cái bè có mái gần thác để dân ra đó ngắm.
Hai dòng nước rất cao gần hơn thuộc VN.
Ba tầng thác bên kia chia đôi theo chiều dọc, tức là gần cái bụi cây xanh xa xa ở giữa dòng nước kia, phía bên kia thuộc TQ, phía bên này thuộc VN
Nhìn cái này trực diện hơn 1 chút. Phần thác bên phải ảnh chia đôi. Phần bên trái và đám cây xanh cùng ruộng đồng thuộc VN. Núi thuộc TQ.
Kiểu như vậy. Nhưng sang trái thêm 1 chút, vì chỗ sâu nhất của con sông (tính cả phần thác) thì phải là chỗ nước chảy mạnh, chứ không phải là gần bụi cây giữa thác.
Tuy nhiên lại vừa thấy có cái tài liệu này
http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u129nngiao.html
Không biết đáng tin đến đâu. Nhưng nếu theo tài liệu này thì quả núi đã thuộc TQ từ thời Pháp. Mà còn tranh chấp cái cồn ở giữa dòng.
Có điều hiện nay hiển nhiên là người dân ở VN thản nhiên ra giữa dòng sông, và chúng ta còn làm một sợi dây chăng để kéo mảng cho khách đi ra cái cồn ở giữa. Vì nước lũ to quá nên bọn tôi không dám kéo mảng ra đó, hoặc muốn bơi nhưng nước xiết. Nhưng chỗ đó hiện tại hoàn toàn của ta, vì từ bên kia không thấy có bất cứ dấu hiệu gì có thể ra được đó.
Cái dây chăng từ phần đất bờ sông ra cồn giữa thác, dùng để kéo mảng. Có mấy cái mảng buộc dọc theo dây đó. Khi cần người ta đứng trên mảng, kéo sợi dây buộc vào cái dây đó để đi ra cồn. Khi mùa nước nhẹ, có thể bơi ra dễ dàng. Có một số bức ảnh khi nước cạn, thác bên phải gần như không có nước, thác bên VN nước ít, có thể lội ra được.
Cái ảnh người khác chụp mùa nước cạn, có thể lội ra giữa lòng sông.
Khu nhà dành cho du lịch bên kia sông của Tàu. Bờ sông bên đó cao hơn nhưng bờ sông dốc đứng. Bên mình thì bằng phẳng, có đồng ruộng ngay dưới chân thác, và bọn tôi lội ra sông vầy nước được.
Ảnh của người khác vào mùa nước cạn
QUOTE(x @ Jun 17 2005, 04:35 PM)
Mấy hôm trước cùng với box Du Lịch của TTVN, tớ đi du lịch Cao Bằng - Lạng Sơn bằng xe máy trong 4 ngày, khoảng 1000 km.
Chuyến đi qua một số địa danh của Tổ quốc ta, xin liệt kê ra đây
Ngày 1: Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Đi qua một số con đèo đẹp như đèo Giảng, đèo Gió. So với cung Hà Giang thì không ăn thua, nhưng đi vào mùa này ngô nhiều cũng đẹp.
Ngày 2: Cao Bằng - Hà Quảng - Pắc Bó - Hùng Quốc (Trà Lĩnh) - đèo Mã phục - hồ Thăng Hen - Trùng Khánh
Đường lên Pắc Bó khá tốt. Đặc biệt đẹp là con đường từ Hà Quảng sang Trà Lĩnh, leo lên núi và đi giữa những đồng ngô xanh ngát. Con đường tử Trà Lĩnh sang Trùng Khánh vì bị lũ tràn qua nên không đi được, phải vòng qua đèo Mã Phục mất thêm 40km nữa.
Ngày 3: Trùng Khánh - thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao - Quảng Uyên - Cửa khẩu Tà Lùng
Thác vào mùa mưa lũ nên nước rất dữ. Bắt đầu từ đỉnh thác, chỗ lòng sông sâu nhất là biên giới. Người dân nói trước đây lâu lắm thì cả quả núi bên kia là đất ta, còn nay thì nó cũng ra đến sát thác rồi.
Động Ngườm Ngao sâu, người dẫn đường chỉ dẫn đi khoảng 1 giờ, từ cửa này chui ra cửa kia.
Đường Quảng Uyên qua đèo Khau Chỉ đang làm đường, bẩn khủng khiếp
Ngày 4: Tà Lùng - Phục Hòa - Đông Khê - Thất Khê - Lạng Sơn - Hà Nội.
16km đường Đông Khê cũng đang làm đường. Rồi qua đèo Lũng Phầy, đèo Bông Lau, đều là các địa danh nổi tiếng cả.
Đường Thái Nguyên - Bắc Kạn
Đèo Giàng
Đèo Gió
Thị trấn Cao Bằng. Con sông Bằng Giang
Một con suối ngang đường trong mùa lũ
Một con suối ngang đường trong mùa lũ
Đồng cây thuốc lá (không phải tớ đâu)
Đường lên Hà Quảng
Thị trấn vùng cao Hà Quảng
Bên đường xuất hiện một dòng thác nhỏ, do mấy hôm mưa nhiều quá
Đường vào Pắc Bó.
Hòn đá xa xa là nơi Nông Văn Dền - Kim Đồng đứng canh cho các bác cán bộ nhà ta. Xa hơn chỗ đó là chỗ Kim Đồng bị bắt.
Toàn cảnh đài tưởng niệm - mộ Kim Đồng.
Ai cũng vào đây, như kiểu vào đền Trình khi đi chùa Hương vậy. 3km nữa sẽ đến Pắc Bó
Bức tượng khá đẹp.
Từ khu đài nhìn ra, giữa muôn trùng núi
Nơi đây suối Lê Nin chảy qua ngày đêm róc rách in phuơng trời xa....
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng là ở đây.
Giờ nước tràn ghê quá. Đang mùa lũ mà
Cửa hang Pắc Bó
Hang này bé tí. Ngày xưa ở được thì quá giỏi.
Thánh có khác.
Nhưng công nhận cái hang đó ở cạnh một dòng suối rất đẹp. Ngay cạnh hang, suối chảy mạnh, rồi phình ra thành một vũng rộng. Nước chảy từ trong khe đá ra, từ trên núi xuống hòa vào nhau....
Vành đai biên giới. Theo con đường này sẽ lên cột mốc 108 thời Pháp, ngày nay là sáu trăm bảy mấy í. Đó là đầu con đường mà theo truyền thuyết HCM đã "hôn lên hòn đất"
Lại tiếp đường đèo. Cung đường từ Hà Quảng sang Trà Lĩnh là đẹp nhất trong tòan bộ chuyến đi, nhưng không thể chụp ảnh lên được. Những chỗ đẹp nhất thì toàn lo nhìn đường xem kẻo lao xuống vực, còn đâu mà chụp nữa.
Dọc đường ghé vào hồ Thăng Hen, hồ lớn thứ 2 ở Việt Bắc, sau hồ Ba Bể.
Tuy nhiên so với Ba Bể thì xấu hơn nhiều. Mà cũng không rõ nữa. Đi Ba Bể 6 năm trước, không biết giờ thế nào?
Hồ Thăng Hen
Ngủ đêm ở Trùng Khánh.
Sáng ra mây quyện trên núi, đẹp như một bức tranh. Núi trong mây, nhà giữa đồng lúa nước...
Và đây là một trong những thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam: Thác Bản Giốc
Hôm đó trời hơi mưa, mây núi mờ mịt. Từ rất xa đã nghe tiếng nước đổ ầm ầm. Bụi nước bốc lên mù mịt.
Gặp 1 ông ở đó hơn 20 năm, nói rằng trước kia thì cả quả núi bên kia thác là của ta.
Giờ thì theo phân định, dòng sông chổ sâu nhất là biên giới, lên đến giữa thác.
Như vậy ta mất quả núi và 1/3 thác. Bọn Tàu dựng ngay khu du lịch bên đó.
QUOTE(netwalker @ Jun 17 2005, 01:17 AM)
Chitto làm gì mà nóng tính thế?
Cám ơn bác.
Tôi là người nóng tính, những người quen đều biết thế.
Thực sự tôi cảm thấy bị xúc phạm. Không chỉ là xúc phạm tôi, mà cả những người bạn cùng chuyến đi với tôi nữa.
Các bác hãy tưởng tượng, tưởng tượng vì các bác chắc chưa bao giờ gặp. Ở nơi đó có một đồn biên phòng, với những người rất trẻ. Họ không biết đến vi tính đâu, càng không biết internet là gì. Khi chúng tôi đến họ còn không có điện nữa. Và tất nhiên họ không được đi du học rồi.
Vâng, họ đấy, ngày nào họ cũng phải uống nước đái Tàu đấy, rồi đi dọc mấy chục cây số đường biên đấy. Mà chắc gì họ đã kém thông minh hơn chúng ta.
Tôi đã chờ một ngày.
Bao nhiêu tôn trọng đã mất hết.
Tôi nóng tính và chấp nhặt lắm, đúng không? Nếu không đi những chuyến đi thế này, chắc tôi cũng không nóng thế đâu.
Càng đi như thế này, tôi mới càng hiểu thế nào là Tổ Quốc, là Đất Nước.
Tôi cũng từng được du học, đi xa, tuy không lâu năm như mọi người ở đây, nhưng không phải là tôi không hiểu. Càng hiểu thì tôi càng yêu VN hơn.
Và như thế tôi càng nóng tính hơn với những câu nói vô .... như thế này.
Khi tôi đã nhớ thì nhớ dai lắm, gần như không bao giờ quên được.
Một ngày làm việc hôm nay, lúc nào trong tôi cũng lùng bùng câu nói kia. Và tôi thấy đau thật. Quá đau.
VN lúc nào cũng nghèo, và nhục, đến nỗi chính người VN cũng khinh nó.
QUOTE(x @ Jun 17 2005, 04:35 PM)
... mà sao lại cắt cái kiểu buồn cười như thế- cho nó trên thác mình dưới thác- có khác gì bảo con xin thần phục bố, con xin uống nước đái của bố.
...
Các lý do khác như dân ở chỗ đó chỉ trông cậy vào nguồn nước ở thác ấy .v.v. này kia thì đều bờ-na-na hết. Nếu biết dân ở đó chỉ sống nhờ cái thác, sao mấy bác bụng to đầu bé không bảo chúng nó lùi phần đó ra độ 200mét, nhường cho chỗ khác lấn sâu vào 200m hay ít ra cũng phải tính cách cung cấp nước cho dân ở vùng đó, sau khi quyết định dâng thác cúng Tàu chứ. Nói chung là chuối không chịu nổi. Tất cả chúng nó từ Tàu khựa cho đến Việt bụng to đầu bé.
...
Các lý do khác như dân ở chỗ đó chỉ trông cậy vào nguồn nước ở thác ấy .v.v. này kia thì đều bờ-na-na hết. Nếu biết dân ở đó chỉ sống nhờ cái thác, sao mấy bác bụng to đầu bé không bảo chúng nó lùi phần đó ra độ 200mét, nhường cho chỗ khác lấn sâu vào 200m hay ít ra cũng phải tính cách cung cấp nước cho dân ở vùng đó, sau khi quyết định dâng thác cúng Tàu chứ. Nói chung là chuối không chịu nổi. Tất cả chúng nó từ Tàu khựa cho đến Việt bụng to đầu bé.
Cái thiển cận (của người cho rằng mình khôn ngoan) là ở chỗ ấy.
Cậu chưa hề đến thác Bản Giốc mà lại dám nói là "nó thác trên - mình thác dưới". Cậu nhìn thấy điều đó ở đâu? Hay ở những cái mà cậu tự ngồi suy luận ra?
Cậu biết là nước con sông đó ở đâu ra, nguồn của nó là ở đâu?
Chính vì những điều đó nên người ta mới phải đi tận nơi, xem tận mắt, chứ không phài ngồi một góc mà phán như thánh, thanh cao không phải lối.
Đúng là trẻ con. Đến bây giờ thì đúng là không thèm chấp.
Ở đây tôi đưa cái bản đồ để mọi người hình dung tại sao nói là ta mất thác Bản Giốc.
Bản đồ to là địa giới phía Bắc - Đông Bắc. Đường từ Trùng Khánh lên Bản Giốc 24 km.
Con sông Quy Sơn bắt nguồn từ TQ, chảy vào địa phận VN khoảng 30 km thì đến Bản Giốc. Tại đây địa hình đứt gãy tạo nên thác. Bản thân con đường từ đồn Đàm Thủy vào, xe chạy bên cạnh sông mấy km. Sau thác thì lấy sông làm biên giới, dài 9km, thì chảy sang TQ.
Đến gần thác thì con sông tách đôi. Mấy vạch đen tượng trưng cho đứt gãy. Dòng bên phải (nhìn xuôi dòng sông) đổ xuống chỉ 1 tầng thác, cao khoảng 20m như mấy cái ảnh trên. Dòng bên trái bị gián đoạn thành 2-3 tầng, tùy chỗ. Rồi họp lại ngay dưới thác.
Bên kia thác là 1 quả núi rất cao, trong ảnh cũng thấy rõ.
Theo như người dân nói thì trước kia biên giới bao quả núi đó vào, tức là đường màu tím đậm đứt nét.
Hiện nay, biên giới mới, bắt đầu từ đỉnh thác, con sông bên trái chia làm 2, tính theo đường phân thủy là chỗ sâu nhất của sông.
Như vậy mất đi quả núi và 1/3 thác bên trái tính theo chiều dọc, chứ chẳng phải tầng nào cả.
Cũng phải nói là bên kia thì núi rất cao, trong khi xe bọn tôi chạy dọc sông được thì đường của TQ đến gần quả núi là tắc tịt, không thể sử dụng được núi, cũng như không thể ra sát thác như bên mình được, vì bên mình là mặt phẳng. (Xem ảnh, bọn tôi ra sát thác).
Bọn nó chỉ làm khu du lịch xa xa đứng vọng sang ngắm, hoặc đi bè trên phần sông bên đó vào đó thôi. Tất nhiên chúng nó cũng dựng mấy cái bè có mái gần thác để dân ra đó ngắm.
Hai dòng nước rất cao gần hơn thuộc VN.
Ba tầng thác bên kia chia đôi theo chiều dọc, tức là gần cái bụi cây xanh xa xa ở giữa dòng nước kia, phía bên kia thuộc TQ, phía bên này thuộc VN
Nhìn cái này trực diện hơn 1 chút. Phần thác bên phải ảnh chia đôi. Phần bên trái và đám cây xanh cùng ruộng đồng thuộc VN. Núi thuộc TQ.
Kiểu như vậy. Nhưng sang trái thêm 1 chút, vì chỗ sâu nhất của con sông (tính cả phần thác) thì phải là chỗ nước chảy mạnh, chứ không phải là gần bụi cây giữa thác.
Tuy nhiên lại vừa thấy có cái tài liệu này
http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u129nngiao.html
Không biết đáng tin đến đâu. Nhưng nếu theo tài liệu này thì quả núi đã thuộc TQ từ thời Pháp. Mà còn tranh chấp cái cồn ở giữa dòng.
Có điều hiện nay hiển nhiên là người dân ở VN thản nhiên ra giữa dòng sông, và chúng ta còn làm một sợi dây chăng để kéo mảng cho khách đi ra cái cồn ở giữa. Vì nước lũ to quá nên bọn tôi không dám kéo mảng ra đó, hoặc muốn bơi nhưng nước xiết. Nhưng chỗ đó hiện tại hoàn toàn của ta, vì từ bên kia không thấy có bất cứ dấu hiệu gì có thể ra được đó.
Cái dây chăng từ phần đất bờ sông ra cồn giữa thác, dùng để kéo mảng. Có mấy cái mảng buộc dọc theo dây đó. Khi cần người ta đứng trên mảng, kéo sợi dây buộc vào cái dây đó để đi ra cồn. Khi mùa nước nhẹ, có thể bơi ra dễ dàng. Có một số bức ảnh khi nước cạn, thác bên phải gần như không có nước, thác bên VN nước ít, có thể lội ra được.
Cái ảnh người khác chụp mùa nước cạn, có thể lội ra giữa lòng sông.
Khu nhà dành cho du lịch bên kia sông của Tàu. Bờ sông bên đó cao hơn nhưng bờ sông dốc đứng. Bên mình thì bằng phẳng, có đồng ruộng ngay dưới chân thác, và bọn tôi lội ra sông vầy nước được.
Ảnh của người khác vào mùa nước cạn
QUOTE(x @ Jun 17 2005, 04:35 PM)
Hè hè bác Chitto chửi cũng hay , em không giận đâu. Quả thật em chỉ nghe thiên hạ nó chửi là nhà mình mất thác, đoạn trên thuộc về Tàu, nó đái xuống được đầu mình, chứ đã bao giờ mò ra biên giới nhìn đâu mà biết. Nghe người ta than vậy, em cũng chán không muốn ra nhìn cho thêm cay nữa, cho nên càng không biết thực hư thế nào, ngồi nhà chửi thôi.
Em xin phép được xin lỗi các bạn trẻ ở vùng biên giới ấy. Bác Chít nhận hộ cho họ vậy nhé.
Em xin phép được xin lỗi các bạn trẻ ở vùng biên giới ấy. Bác Chít nhận hộ cho họ vậy nhé.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)