Thứ Năm, 16 tháng 6, 2005

Một vài miền Tổ quốc - phần 1

TOPIC GỐC: http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=3278

Mấy hôm trước cùng với box Du Lịch của TTVN, tớ đi du lịch Cao Bằng - Lạng Sơn bằng xe máy trong 4 ngày, khoảng 1000 km.

Chuyến đi qua một số địa danh của Tổ quốc ta, xin liệt kê ra đây
Ngày 1: Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Đi qua một số con đèo đẹp như đèo Giảng, đèo Gió. So với cung Hà Giang thì không ăn thua, nhưng đi vào mùa này ngô nhiều cũng đẹp.

Ngày 2: Cao Bằng - Hà Quảng - Pắc Bó - Hùng Quốc (Trà Lĩnh) - đèo Mã phục - hồ Thăng Hen - Trùng Khánh
Đường lên Pắc Bó khá tốt. Đặc biệt đẹp là con đường từ Hà Quảng sang Trà Lĩnh, leo lên núi và đi giữa những đồng ngô xanh ngát. Con đường tử Trà Lĩnh sang Trùng Khánh vì bị lũ tràn qua nên không đi được, phải vòng qua đèo Mã Phục mất thêm 40km nữa.

Ngày 3: Trùng Khánh - thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao - Quảng Uyên - Cửa khẩu Tà Lùng
Thác vào mùa mưa lũ nên nước rất dữ. Bắt đầu từ đỉnh thác, chỗ lòng sông sâu nhất là biên giới. Người dân nói trước đây lâu lắm thì cả quả núi bên kia là đất ta, còn nay thì nó cũng ra đến sát thác rồi.
Động Ngườm Ngao sâu, người dẫn đường chỉ dẫn đi khoảng 1 giờ, từ cửa này chui ra cửa kia.
Đường Quảng Uyên qua đèo Khau Chỉ đang làm đường, bẩn khủng khiếp

Ngày 4: Tà Lùng - Phục Hòa - Đông Khê - Thất Khê - Lạng Sơn - Hà Nội.
16km đường Đông Khê cũng đang làm đường. Rồi qua đèo Lũng Phầy, đèo Bông Lau, đều là các địa danh nổi tiếng cả.


Đường Thái Nguyên - Bắc Kạn

user posted image

user posted image


Đèo Giàng

user posted image

Đèo Gió

user posted image

user posted image

user posted image

user posted image

Thị trấn Cao Bằng. Con sông Bằng Giang

user posted image


user posted image

Một con suối ngang đường trong mùa lũ

Một con suối ngang đường trong mùa lũ

user posted image

user posted image

user posted image

Đồng cây thuốc lá (không phải tớ đâu)

user posted image

Đường lên Hà Quảng

user posted image


user posted image

Thị trấn vùng cao Hà Quảng

user posted image

Bên đường xuất hiện một dòng thác nhỏ, do mấy hôm mưa nhiều quá

user posted image

Đường vào Pắc Bó.

Hòn đá xa xa là nơi Nông Văn Dền - Kim Đồng đứng canh cho các bác cán bộ nhà ta. Xa hơn chỗ đó là chỗ Kim Đồng bị bắt.

user posted image

Toàn cảnh đài tưởng niệm - mộ Kim Đồng.
Ai cũng vào đây, như kiểu vào đền Trình khi đi chùa Hương vậy. 3km nữa sẽ đến Pắc Bó

user posted image

Bức tượng khá đẹp.

user posted image

user posted image

Từ khu đài nhìn ra, giữa muôn trùng núi

user posted image

Nơi đây suối Lê Nin chảy qua ngày đêm róc rách in phuơng trời xa....

user posted image

user posted image

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng là ở đây.
Giờ nước tràn ghê quá. Đang mùa lũ mà

user posted image

Cửa hang Pắc Bó

user posted image

Hang này bé tí. Ngày xưa ở được thì quá giỏi.
Thánh có khác.


Nhưng công nhận cái hang đó ở cạnh một dòng suối rất đẹp. Ngay cạnh hang, suối chảy mạnh, rồi phình ra thành một vũng rộng. Nước chảy từ trong khe đá ra, từ trên núi xuống hòa vào nhau....

user posted image

user posted image

Vành đai biên giới. Theo con đường này sẽ lên cột mốc 108 thời Pháp, ngày nay là sáu trăm bảy mấy í. Đó là đầu con đường mà theo truyền thuyết HCM đã "hôn lên hòn đất"

user posted image

Lại tiếp đường đèo. Cung đường từ Hà Quảng sang Trà Lĩnh là đẹp nhất trong tòan bộ chuyến đi, nhưng không thể chụp ảnh lên được. Những chỗ đẹp nhất thì toàn lo nhìn đường xem kẻo lao xuống vực, còn đâu mà chụp nữa.

user posted image

user posted image

user posted image

user posted image

user posted image

Dọc đường ghé vào hồ Thăng Hen, hồ lớn thứ 2 ở Việt Bắc, sau hồ Ba Bể.
Tuy nhiên so với Ba Bể thì xấu hơn nhiều. Mà cũng không rõ nữa. Đi Ba Bể 6 năm trước, không biết giờ thế nào?

user posted image

Hồ Thăng Hen

user posted image

Ngủ đêm ở Trùng Khánh.
Sáng ra mây quyện trên núi, đẹp như một bức tranh. Núi trong mây, nhà giữa đồng lúa nước...

user posted image

Và đây là một trong những thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam: Thác Bản Giốc

user posted image

Hôm đó trời hơi mưa, mây núi mờ mịt. Từ rất xa đã nghe tiếng nước đổ ầm ầm. Bụi nước bốc lên mù mịt.

user posted image

Gặp 1 ông ở đó hơn 20 năm, nói rằng trước kia thì cả quả núi bên kia thác là của ta.
Giờ thì theo phân định, dòng sông chổ sâu nhất là biên giới, lên đến giữa thác.
Như vậy ta mất quả núi và 1/3 thác. Bọn Tàu dựng ngay khu du lịch bên đó.

user posted image

user posted image


QUOTE(netwalker @ Jun 17 2005, 01:17 AM)
Chitto làm gì mà nóng tính thế?


Cám ơn bác. 

Tôi là người nóng tính, những người quen đều biết thế.

Thực sự tôi cảm thấy bị xúc phạm. Không chỉ là xúc phạm tôi, mà cả những người bạn cùng chuyến đi với tôi nữa.

Các bác hãy tưởng tượng, tưởng tượng vì các bác chắc chưa bao giờ gặp. Ở nơi đó có một đồn biên phòng, với những người rất trẻ. Họ không biết đến vi tính đâu, càng không biết internet là gì. Khi chúng tôi đến họ còn không có điện nữa. Và tất nhiên họ không được đi du học rồi.

Vâng, họ đấy, ngày nào họ cũng phải uống nước đái Tàu đấy, rồi đi dọc mấy chục cây số đường biên đấy. Mà chắc gì họ đã kém thông minh hơn chúng ta.

Tôi đã chờ một ngày. 
Bao nhiêu tôn trọng đã mất hết.

Tôi nóng tính và chấp nhặt lắm, đúng không? Nếu không đi những chuyến đi thế này, chắc tôi cũng không nóng thế đâu.


Càng đi như thế này, tôi mới càng hiểu thế nào là Tổ Quốc, là Đất Nước.

Tôi cũng từng được du học, đi xa, tuy không lâu năm như mọi người ở đây, nhưng không phải là tôi không hiểu. Càng hiểu thì tôi càng yêu VN hơn.

Và như thế tôi càng nóng tính hơn với những câu nói vô .... như thế này.
Khi tôi đã nhớ thì nhớ dai lắm, gần như không bao giờ quên được.

Một ngày làm việc hôm nay, lúc nào trong tôi cũng lùng bùng câu nói kia. Và tôi thấy đau thật. Quá đau.

VN lúc nào cũng nghèo, và nhục, đến nỗi chính người VN cũng khinh nó.


QUOTE(x @ Jun 17 2005, 04:35 PM)
... mà sao lại cắt cái kiểu buồn cười như thế- cho nó trên thác mình dưới thác- có khác gì bảo con xin thần phục bố, con xin uống nước đái của bố.
...
Các lý do khác như dân ở chỗ đó chỉ trông cậy vào nguồn nước ở thác ấy .v.v. này kia thì đều bờ-na-na hết. Nếu biết dân ở đó chỉ sống nhờ cái thác, sao mấy bác bụng to đầu bé không bảo chúng nó lùi phần đó ra độ 200mét, nhường cho chỗ khác lấn sâu vào 200m hay ít ra cũng phải tính cách cung cấp nước cho dân ở vùng đó, sau khi quyết định dâng thác cúng Tàu chứ. Nói chung là chuối không chịu nổi. Tất cả chúng nó từ Tàu khựa cho đến Việt bụng to đầu bé.


Cái thiển cận (của người cho rằng mình khôn ngoan) là ở chỗ ấy. 

Cậu chưa hề đến thác Bản Giốc mà lại dám nói là "nó thác trên - mình thác dưới". Cậu nhìn thấy điều đó ở đâu? Hay ở những cái mà cậu tự ngồi suy luận ra?

Cậu biết là nước con sông đó ở đâu ra, nguồn của nó là ở đâu?

Chính vì những điều đó nên người ta mới phải đi tận nơi, xem tận mắt, chứ không phài ngồi một góc mà phán như thánh, thanh cao không phải lối.

Đúng là trẻ con. Đến bây giờ thì đúng là không thèm chấp.


user posted image

Ở đây tôi đưa cái bản đồ để mọi người hình dung tại sao nói là ta mất thác Bản Giốc.

Bản đồ to là địa giới phía Bắc - Đông Bắc. Đường từ Trùng Khánh lên Bản Giốc 24 km.

Con sông Quy Sơn bắt nguồn từ TQ, chảy vào địa phận VN khoảng 30 km thì đến Bản Giốc. Tại đây địa hình đứt gãy tạo nên thác. Bản thân con đường từ đồn Đàm Thủy vào, xe chạy bên cạnh sông mấy km. Sau thác thì lấy sông làm biên giới, dài 9km, thì chảy sang TQ.

Đến gần thác thì con sông tách đôi. Mấy vạch đen tượng trưng cho đứt gãy. Dòng bên phải (nhìn xuôi dòng sông) đổ xuống chỉ 1 tầng thác, cao khoảng 20m như mấy cái ảnh trên. Dòng bên trái bị gián đoạn thành 2-3 tầng, tùy chỗ. Rồi họp lại ngay dưới thác.

Bên kia thác là 1 quả núi rất cao, trong ảnh cũng thấy rõ.

Theo như người dân nói thì trước kia biên giới bao quả núi đó vào, tức là đường màu tím đậm đứt nét.

Hiện nay, biên giới mới, bắt đầu từ đỉnh thác, con sông bên trái chia làm 2, tính theo đường phân thủy là chỗ sâu nhất của sông.

Như vậy mất đi quả núi và 1/3 thác bên trái tính theo chiều dọc, chứ chẳng phải tầng nào cả.
Cũng phải nói là bên kia thì núi rất cao, trong khi xe bọn tôi chạy dọc sông được thì đường của TQ đến gần quả núi là tắc tịt, không thể sử dụng được núi, cũng như không thể ra sát thác như bên mình được, vì bên mình là mặt phẳng. (Xem ảnh, bọn tôi ra sát thác).

Bọn nó chỉ làm khu du lịch xa xa đứng vọng sang ngắm, hoặc đi bè trên phần sông bên đó vào đó thôi. Tất nhiên chúng nó cũng dựng mấy cái bè có mái gần thác để dân ra đó ngắm.


user posted image


Hai dòng nước rất cao gần hơn thuộc VN.
Ba tầng thác bên kia chia đôi theo chiều dọc, tức là gần cái bụi cây xanh xa xa ở giữa dòng nước kia, phía bên kia thuộc TQ, phía bên này thuộc VN


Nhìn cái này trực diện hơn 1 chút. Phần thác bên phải ảnh chia đôi. Phần bên trái và đám cây xanh cùng ruộng đồng thuộc VN. Núi thuộc TQ.

user posted image

Kiểu như vậy. Nhưng sang trái thêm 1 chút, vì chỗ sâu nhất của con sông (tính cả phần thác) thì phải là chỗ nước chảy mạnh, chứ không phải là gần bụi cây giữa thác.

Tuy nhiên lại vừa thấy có cái tài liệu này

http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u129nngiao.html

Không biết đáng tin đến đâu. Nhưng nếu theo tài liệu này thì quả núi đã thuộc TQ từ thời Pháp. Mà còn tranh chấp cái cồn ở giữa dòng. 

Có điều hiện nay hiển nhiên là người dân ở VN thản nhiên ra giữa dòng sông, và chúng ta còn làm một sợi dây chăng để kéo mảng cho khách đi ra cái cồn ở giữa. Vì nước lũ to quá nên bọn tôi không dám kéo mảng ra đó, hoặc muốn bơi nhưng nước xiết. Nhưng chỗ đó hiện tại hoàn toàn của ta, vì từ bên kia không thấy có bất cứ dấu hiệu gì có thể ra được đó.


user posted image

Cái dây chăng từ phần đất bờ sông ra cồn giữa thác, dùng để kéo mảng. Có mấy cái mảng buộc dọc theo dây đó. Khi cần người ta đứng trên mảng, kéo sợi dây buộc vào cái dây đó để đi ra cồn. Khi mùa nước nhẹ, có thể bơi ra dễ dàng. Có một số bức ảnh khi nước cạn, thác bên phải gần như không có nước, thác bên VN nước ít, có thể lội ra được.


Cái ảnh người khác chụp mùa nước cạn, có thể lội ra giữa lòng sông.

user posted image

Khu nhà dành cho du lịch bên kia sông của Tàu. Bờ sông bên đó cao hơn nhưng bờ sông dốc đứng. Bên mình thì bằng phẳng, có đồng ruộng ngay dưới chân thác, và bọn tôi lội ra sông vầy nước được.

user posted image

Ảnh của người khác vào mùa nước cạn

user posted image




QUOTE(x @ Jun 17 2005, 04:35 PM)
Hè hè bác Chitto chửi cũng hay scared.gif , em không giận đâu. Quả thật em chỉ nghe thiên hạ nó chửi là nhà mình mất thác, đoạn trên thuộc về Tàu, nó đái xuống được đầu mình, chứ đã bao giờ mò ra biên giới nhìn đâu mà biết. Nghe người ta than vậy, em cũng chán không muốn ra nhìn cho thêm cay nữa, cho nên càng không biết thực hư thế nào, ngồi nhà chửi thôi. blushing.gif 
Em xin phép được xin lỗi các bạn trẻ ở vùng biên giới ấy. Bác Chít nhận hộ cho họ vậy nhé. cheers.gif