Khai đạo 2006 đèo Mã Pì Lèng - Cung đường du xuân: Ngược sông Mã đến Điện Biên, theo Nậm Na sang Sapa, xuôi Hồng hà qua
Đã sang đến năm 2006! Chuyến du lịch từ năm cũ 2005 sang năm mới 2006 trên vùng đất Hà Giang địa đầu phía Bắc tổ quốc không thể nào quên. Cao nguyên đá Đồng Văn, những con đường vắt vẻo cheo leo đỉnh núi, những vách đá lạnh lẽo dựng đứng chênh vênh, mà chỉ cần chệch tay lái một chút cũng đủ lao xuống hàng trăm mét vực.
Thời tiết lần này rất ấm áp thuận lợi. Không rét cắt da như chuyến đi của đoàn năm ngoái, sự cảm nhận cái rét nơi địa đầu không sâu sắc bằng. Nhưng ngược lại, nhờ nắng ấm mà chuyến đi thuận lợi hơn, và phong cành cũng tuyệt vời hơn, với bao la trời xanh, trùng trùng điệp điệp điệp núi đá, mênh mông trời đất. Từ những khối đá xám thật gần cho đến những rặng núi xa tắp đều thu vào tầm mắt. Và những tia nắng tỏa xuống từ trời như một bức tranh kỳ diệu.
Chuyến đi kéo dài 3 ngày rưỡi, xuất phát 12h30 trưa ngày 30.12.2005, và kết thúc lúc 10h45 tối 2.1.2006, với chặng đường khoảng hơn 1000 km
Ngày thứ nhất: Hà Nội ?" Vĩnh Yên - Tuyên Quang - Hà Giang
Ngày thứ hai: Hà Giang ?" Quản Bạ - Yên Minh ?" Đỉnh Lũng Cú ?" Đồng Văn. Trên đường có vào thăm nhà vua Mèo Hà Giang Vương Chí Sình.
Ngày thứ ba: Đồng Văn ?" đèo Mã Pì Lèng - Mèo Vạc ?" Mậu Duệ - Du Già ?" Minh Ngọc ?" Hà Giang ?" Vị Xuyên. Ngày đầu tiên của năm mới là con đèo đẹp nhất Việt Nam, và cũng là cung đường vất vả nhất của chuyến đi. Với chiều dài 73km, nó ngốn mất hơn 6 tiếng đồng hồ.
Ngày thứ tư: Vị Xuyên ?" Vĩnh Tuy ?" Lục Yên ?" Thác Bà ?" Đoan Hùng ?" Lâm Thao ?" Trung Hà ?" Hà Nội.
Cờ Tổ Quốc trên cột cờ Lũng Cú ?" cực Bắc tổ quốc.
Chiều ngày cuối năm. 31.12.2005
Đèo Mã Pì Lèng
Sáng ngày đầu năm mới 1.1.2006
Cách dùng BCS của mọi người khủng khiếp thật. Vái.
Sau một chuyến du lịch đi bộ mỏi chân 5 ngày liền, tối 29 về đến HN, do chuẩn bị tinh thần 6 giờ sáng hôm sau đi Hà Giang nên mọi thứ đã chuẩn bị từ cách đó cả tuần. Vậy mà sáng đó còn đủ thời gian đủng đỉnh đi mấy vòng chợ....
Ngày đầu, cung đường không có gì đặc biệt. Hơn nữa đa phần là chạy trong bóng tối, nên chỉ có mấy khúc sông Lô ở Tuyên Quang, Hà Giang là còn đẹp. Con đường từ đường cầu Thăng Long lên Phúc Yên và đi Vĩnh Yên đúng là hành xác. Hàng đoàn xe ô tô nối đuôi, vượt được chiếc này lại nhìn thấy gần chục cái khác trước mặt, một cảm giác đuổi bắt không bao giờ kết thúc.
Chuyến đi này phải phong T.A là tay lái cừ nhất, bởi trước đó "đi xe máy xa nhất là 60km", vậy mà vẫn đánh võng trên đường suốt mấy ngày.
Sông Lô đoạn Tuyên Quang. Dòng nước trong xanh êm đềm. Chợt nhớ câu hát "Sông Lô, sông ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa..." của trường ca Sông Lô.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Đường từ Hà Giang lên Quản Bạ cũng giống những cung đường khác của miền núi. Đường quanh co vắt vẻo bên những triền núi, cây cối lúp xúp, triền núi uốn lượn.
Cuộc sống nơi đây nghèo quá. Những mái nhà lè tè dưới núi, trên núi, xen giữa những khóm cây lưa thưa. Không phải vụ cấy, cũng không phải vụ mùa, những màu xanh thắm, vàng rực của lúa đã nhường chỗ cho màu đất trơ trụi, loang lổ như những vết dán trên da của Núi mẹ.
Núi như rẽ lối cho con đường chuyển hướng. Xa xa, trên đỉnh ngọn núi trước mặt, là những nếp nhà nhỏ cheo leo. Người H''Mông thích sống trên cao, càng cao càng tốt. Những hốc đá trồng ngô, vạt lúa hẹp nghèo nàn nhưng không làm mất đi bản sắc của một dân tộc mạnh mẽ tràn đầy sức sống.
Chợ phiên vùng cao. Màu sắc rực rỡ nhảy múa trên khắp khoảng đất hai bên con đường.
Em xinh thế, khiến ai cũng phải quay nhìn....
Cổng trời Quản Bạ. Trong sách vở, bài viết trên báo nhắc đến địa danh này khá nhiều. Đây là con đèo cao nối giữa Hà Giang và cao nguyên đá Đồng Văn, con đường độc đạo ra vào vùng cực Bắc. (Thật ra còn đường Mậu Duệ - Du Già mà lúc quay về đoàn đi theo).
Tuy vậy, khi đến nơi thì cảm giác hơi thất vọng. So với những cung đường, con đèo khác đã vượt thì đoạn này rất bình thường, độ cao không phải đặc biệt, độ dốc không hề nguy hiểm. Chẳng qua là một cửa núi, đường leo lên đến đó thì bắt đầu đổ xuống thung lũng Quản Bạ. Nó có vai trò phòng bị quân sự tốt hơn.
Đường đèo đổ xuống Quản Bạ
Thị trấn Quản Bạ.
Còn ảnh Núi đôi Quản Bạ, các máy trong đòan đâu rồi. Chả hiểu sao lúc đó mình lại bỏ qua mất !!!
Cho đến trước Yên Minh, cảm nhận của tôi về miền đất này không rõ ràng lắm. Dường như cảnh vật, núi non không khác nhiều so với những miền đã từng đi qua. Cũng núi ấy, đất ấy, nước ấy.
Nhưng từ thị trấn Yên Minh, cảnh vật dường như thay đổi hẳn. Những triền núi thoai thoải với lớp đất do đá phong hóa tuy không bằng phẳng nhưng cũng có thể chuyển thành ruộng bậc thang, đã dần bị thay thế bởi những khối đá xám.
Qua một cửa núi thôi, đất như hẹp lại, đá như được ném rải rác, tràn ngập khắp nơi. Cằn cỗi hơn, lạnh lùng hơn. Màu xanh cây cối vẫn còn, nhưng dường như nghẹn lại.
Đằng sau kia là miền còn trù phú, phía trước, đá sẽ nối đá.
"Hai thằng tây" - theo như lời một người dân Du Già - hội ngộ ở chợ phiên. Nhờ đó mà đoàn đã có những người đi trước tìm chỗ, đặt cơm ngon lành....
Đá tiếp đá
Nhưng, giữa trập trùng cao nguyên đá, hình ảnh con người vẫn luôn hiện lên, trong sáng, mạnh mẽ.
Những cung đường núi....
Nếu không có gì đặc biệt, mọi người off ở 68 vào tối ngày mai, thứ năm nhé.
Kẻo đến cuối tuần lại phải đi công tác Thái Nguyên rồi. Không biết quanh quẩn khu vực Thái Nguyên có cái gì đáng xem không, ngoại trừ cái hồ Núi Cốc nghe hát thì hay mà đến xem thì chán ấy không nhỉ?
Hôm trước QA nói có khu vực Bắc Sơn cách đó 40 km, mùa này có đẹp không ?
Tiếp ảnh đường đi Lũng Cú nè.
Thi xem ai vác nặng hơn !!!
Một thị tứ nhỏ bên đường. Chả hiểu sao đoạn này đường làm đẹp thế?
Một chỗ nghỉ dừng chân tuyệt đẹp. Bên dưới có một bản trải ra, một vạt cải hoa vàng tươi chân núi đá
Váy xống chị em cứ gọi là giăng giăng
Một vạt cây cằn cỗi cố gắng chen vào đá mà sống
Một bản trù phú chen vào núi
Vượt qua một khúc cua tràn nắng, là đến ngã ba. Rẽ phải đi Đồng Văn, rẽ trái lên Lũng Cú
Tuy nhiên, vào thăm nhà vua mèo Vương Chí Sình trong đám thông cao cao dưới lũng kia cái đã....
Cổng vào nhà vua mèo Vương Chí Sình (về sau HCM đổi là Vương Chí Thành)
Khu mộ gia đình, gồm hai ngôi mộ chính được chạm khắc bằng đá, và những ngôi mộ nhỏ hơn đằng sau.
Đoàn cung phi và công công của Vua mèo ùa ra
Người cháu gọi Vương Chí Sình bằng ông, cũng là người giữ chìa khóa khu nhà.
Cái ang nước bên cạnh làm bằng đá, được khoét rất khéo, thành rất mỏng
Rời nhà vua mèo, con đường tiếp tục quanh co 24km đường núi nữa, để lên đến đỉnh Lũng Cú - Địa đầu Tổ quốc.
Núi non trùng điệp xa ngút mắt. Trời nắng trong nên cảnh vật tuyệt vời
Con đường quanh co hình chữ Z
Và cuối con đường, là đỉnh núi có cột cờ Lũng Cú
Lá cờ Tổ Quốc tung bay trong gió
Sau một đêm, trong căn hầm dưới khách sạn, các anh giai gầm gào hả hê sung sướng còn chị em thì hò hét tơi bời, năm mới đến !!!
Năm mới 2006 đến trong tiếng hát Happy New Year vỡ màng nhĩ, tiếng cụng ly, tiếng khề khà,....
Chỉ có một người vẫn bình yên điềm nhiên ngủ ngon lành trước thềm năm mới.
Bình minh thị trấn Đồng Văn. Ngày đầu năm
Tối hôm trước, buổi tối cuối cùng năm cũ, trong ánh sáng vàng của ngọn đèn đường, mấy đứa ngồi ăn bánh trôi nóng đối diện với chợ.
Người phụ nữ bán hàng gốc Tuyên Quang, vê những viên bột tròn như hòn bi ve, trắng ngần. Chị dung tay bốc từng nắm bỏ vào nồi nước luộc, chỉ một loáng sau là vớt ra, rồi đổ lên một muôi nước đường nấu với gừng thơm nóng. Bánh trôi không nhân, được gọi bằng một cái tên Tàu (quên mất rồi). Chị nói rằng mấy hôm trước rét lắm, rét đến không bán hàng được, ngồi là không chịu được. Mấy hôm nay ấm lên rồi.
Những cành củi lấy trên núi xuống đốt rất đượm, ấm áp. Bát nước đường gừng nóng làm người ta dễ cảm thấy gần nhau hơn.
Ngày hôm sau, 1.1.2006 là chủ nhật, ngày chợ phiên. Ở kia sẽ là chỗ bán gạo, trên con dốc này là bán trâu bò lợn, chợ bán rau củ.... Nhưng phải ra muồn muộn cơ, sớm thì chưa bán đâu....
Sáng sớm đi đổ xăng, trong cái lạnh đầu ngày. Trên con đường dẫn vào chợ huyện Đồng Văn, những người đi chợ đều chân bước. Không vội vã, không chậm trễ. Họ đi như thể một giai điệu đã quen thuộc. Người nặng gánh trên vai, người gò lưng kéo ngựa, người thong thả, người trò chuyện với bạn đi bên cạnh. Nhưng hình như không ai nhìn ngang nhìn ngửa, không ai để ý đến những người xung quanh.
Ánh nắng sáng trên triền núi đèo Mã Pì Lèng, huyền ảo như cõi thiên giới.
Đường đi ở đây có taluy khiến yên tâm hơn, không như đoạn trước, chẳng có một thanh chắn nào, ngoài vài cái cọc tiêu, mà bên ngoài là vách đá sâu thẳm
Dòng sông Nho Quế nhìn từ đỉnh đèo xuống, như một dải lụa nhỏ uốn lượn dưới hẻm núi.
Đèo Mã Pì Lèng được làm từ năm 1959 đến 1965. Trên tấm bia giữa đèo có ghi: Để miền núi tiến kịp miền xuôi, con đường đã được mở trong 7 năm. Những người thợ đã phải treo mình trên vách đá suốt 11 tháng để mở đường qua vách núi thẳng đứng hiểm trở này.
Một câu chuyện khác (mà Toàn CC hôm nay vừa kể trên bàn rượu), là thời gian đó có rất nhiều phỉ trên vùng núi Hà Giang, không sao dẹp được. Về sau Vua mèo Vương Chí Sình có giao ước là nếu làm được con đường thì sẽ yên. Con đường làm xong, sự chống đối của người H''Mông với chính quyền VNDCCH cũng chấm dứt.
Vua mèo Vương Chí Sình cũng được mời ra làm một đại biểu quốc hội.
Hẻm núi nơi con sông Nho Quế chảy qua, đẹp không khác gì trong tranh thủy mặc, hiểm trở như trong các câu chuyện cổ tích.
Đường đèo quanh co vắt vẻo lưng chừng núi. Con đèo xứng đáng đẹp thuộc loại nhất Việt Nam.
Những đèo Cổng trời, Pha Đin, Lũng Lô, Ngoạn Mục,....., đều thua xa.
Nắng chiếu trên đèo.
Thị trấn nhỏ Mèo Vạc.
Rời Mèo Vạc, con đường đi Yên Minh quanh co bên núi. Để rồi ngã rẽ Mậu Duệ - Du Già sẽ chiếm nốt phần thời gian còn lại của ngày.
Mầm non cao nguyên đá
Ảnh bác Nguyện và bác Hùng đẹp quá.
Xin phép chen lấn nốt mấy cái ảnh, chiều nay phải đi rồi, chả còn post được nữa.
Mỏ Ăng-ti-mon trên đường đi Mậu Duệ
Phút nghỉ xả hơi trên đường đi để ăn trưa
Núi non, ruộng nương, và con đường
Giờ đang nằm dài trên Thái Nguyên đây. Chán thế không biết. Nhìn ảnh lại nhớ những lúc vi vu trên chiếc xe thân yêu.
Không biết mọi người thấy thế nào, riêng tớ, sau mỗi chuyến đi thấy yêu quý cái xe của mình thế không biết. Xe mua cũng lâu lâu, nhưng giờ mới thấy quý nó. Nó đã giúp mình qua bao chặng đường, đến bao nhiêu nơi, vượt bao đèo núi, khó khăn. Nó cũng có lúc mệt mỏi, cũng có lúc lăn đùng ra, có lúc bị kẻ khác vặt mất ic, cái này cái nọ, nhưng nó vẫn trung thành thật.
Windy, Nhimxu đâu rồi. Còn ảnh nữa post lên đi. Ai đời để chìm đến trang 3 bao giờ!!!!.
Không ở nhà để mà post ảnh lên tiếp bây giờ...
Đây, ảnh lúc ở Big C đây
Chúc mừng Sinh nhật !!!!