Thứ Ba, 3 tháng 1, 2006

Một vài miền Tổ quốc - phần 2

Cho đến hôm nay, ngày mồng 9 Tết, khép lại cái Tết âm lịch, nhìn lại những chuyến đi trong một năm qua, vừa ngạc nhiên vừa thờ ơ. Tại sao mình đi được nhiều thế, mà tại sao không đi được nhiều hơn nữa? Cuộc đời có dài mà cũng sẽ ở đó chờ gọi một ngày nào, nên đi được đến đâu thì đi. Trước kia không phải là người đi nhiều, mà trong một năm dồn lại, bỗng thành người lang thang.

Nếu người ta nhìn thấy tôi, chắc chả nghĩ là mình có thể vất vưởng đến những nơi đây.

Hôm nay ngồi làm một việc tỉ mẩn là đánh dấu lại những con đường đã đi Du lịch qua bằng xe máy ở miền Bắc. (Đấy là chưa kể 2 chuyến ở Huế, 1 chuyến Quảng Bình đi bằng tàu)

user posted image

Ngày mai là Rằm Tháng Giêng, tết Nguyên Tiêu đây.

Tết quanh năm không bằng rằm tháng giêng, các cụ đã nói thế.

Người ta tíu tít lên chùa, làm cơm cúng, hương hoa oản quả. Còn tớ thì vều vào trên Thái Nguyên, với công việc của mình. 

Chợt lạnh lòng một chút. Một chút để nhớ về các ngôi chùa cổ, của một miền đất chịu nhiều khổ đau vất vả. Các ngôi chùa cũng vì thế mà chỉ nhỏ bé, nâu sồng như chính người dân, như chính mảnh đất, như chính tâm tư.
Có lẽ, chỉ còn các ngôi chùa là giữ lại được nhiều hồn Việt. Không phải ngôi chùa xi măng hoành tráng mới xây, phải là những ngôi chùa cổ.

Hôm đọc báo thấy nói có một Việt kiều xây "chùa Việt" trên đất Phật, lúc chụp ảnh lên, là một ngôi chùa hai tầng xi măng mái to tướng, vừa buồn vừa buồn cười. Thế mà người ta ca ngợi nó là mang hồn Việt cơ đấy.

user posted image

user posted image

user posted image


Cùng với pho Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, pho tượng Tây thiên Đông độ Nam Việt Lịch đại Tổ của chùa Bút Tháp cũng là một tập đại thành của nền điêu khắc gỗ Việt Nam.

user posted image

user posted image

Tam Thế và Di đà Tam tôn

user posted image

user posted image

user posted image

Du xuân Tây Bắc:
Ngược sông Mã tới Điện Biên, theo Nậm Na đến Sapa, xuôi Hồng Hà qua đền Mẫu


Chuyến đi từ sáng mồng 4 Tết, kết thúc trưa 8 Tết, đi dọc theo 3 dòng sông lớn, những cung đường tuyệt đẹp một vòng Tây Bắc, tổng chiều dài khoảng 1300 km. Vừa đi vừa ngắm cảnh, có vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui. Không ngày nào không phải chạy buổi tối.

Lịch trình:

4 Tết: Hà Nội - Mộc Châu - Yên Châu - Nà Sản - Chiềng Mai - cửa khẩu Chiềng Khương (từ đây ngược sông Mã) - thị trấn Sông Mã.

5 Tết: Sông Mã - Mường Luân - Điện Biên Đông - đèo Keo Lôm - Sam Mứn - cửa khẩu Tây Trang - Điện Biên

6 Tết: Điện Biên - đèo Cò Chạy - Mường Lay (ngược dòng Nậm Na) - đèo Ma Thì Hồ - Lai Châu - Phong Thổ - Bình Lư - đèo Ô Quý Hồ - SaPa. 

7 Tết: Sapa - Lào Cai - (dọc bờ sông Hồng) - Phố Lu - Bảo Hà (nơi có đền thờ Mẫu Bảo Hà) - bến đò Khay sang sông - Trái Hút - Mậu A - Yên Bái.

8 Tết: Yên Bái - Hạ Hòa (đền Quốc Tổ Mẫu Âu Cơ) - Sông Thao - Cổ Tiết - Trung Hà - Hà Nội


QUOTE(Bến @ Feb 24 2006, 01:25 AM)
Em còn muốn hỏi thêm về vụ lên đồng này lắm, nhất là bác kể đã được xem nhiều lễ trọn vẹn. Có điều em sợ làm loãng topic nhiều cảm xúc của bác Chitto nên thôi  leuleu.gif. Có gì em hỏi sau vậy.


Mấy hôm trước tớ không trả lời bạn Bến về chuyện hầu đồng, là vì có ngày hôm qua.

Ngày hôm kia, tớ lại đi Nam Định có việc. Và vì thế dành gần trọn cả ngày hôm qua để xem 3 "Canh đồng". Tớ không xem trọn vẹn canh đồng nào cả, vì mỗi canh kéo dài từ 3 đến 4 giờ, mà tớ xem mỗi canh đồng một đoạn, được khoảng mười mấy giá đồng.

Tớ muốn mục sở thị, và chụp ảnh về cho các bác xem, rồi thì mới bi bô, cho nó có căn cứ.

Bác nào muốn xem tận mắt, cứ đến phủ Giày, Nam Định, bỏ hẳn một ngày mà phục, là kiểu gì cũng xem được ít nhất 1 canh đồng. Nhiều điều để nói lắm. Tớ sẽ lần lượt trình bày cho các bác, bác nào biết rồi hoặc biết thêm cái gì thì bổ sung cho tớ.


Demo một cái ảnh ở cung Tứ phủ Giày cái đã.

user posted image

Bác nào đã xem qua lên đồng rồi mà thấy cái ảnh này ăn mặc khác lạ, thì chớ vội ngạc nhiên. Trong một "canh đồng", tối đa có đến 36 "giá đồng". Và cứ mỗi Giá đồng thì đồng lại mặc một bộ quần áo khác nhau ứng với vị thần thánh mà đồng gọi nhập vào. 

Vì thế có lúc thấy đồng mặc áo quan, lúc mặc áo bào phụ nữ, lúc mặc áo như người thiểu số, lúc lại lòe xòe hoa hoét như trên.

Ở trên là giá Cô Bơ, áo xanh.

(Đem cái ảnh đồng cốt đền phủ này đối với các tượng Phật ở trên, có phần thất lễ).


----------
Cảm ơn các bác có quan tâm. Hôm nay nhiều việc quá, viết tạm vài dòng vậy. 
Trước tiên, phải nói qua về Tín ngưỡng thờ Mẫu này, là cơ sở của việc lên đồng. Tín ngưỡng này còn rất thô thiển, chưa thể thành một tôn giáo được.


Những người tin vào Đồng cốt thường tự hào rằng tín ngưỡng này có từ thời các vua Hùng, và lối hát chầu văn là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ thời thượng cổ đó truyền lại. Mặc dù các vị thần thánh của tín ngưỡng này pha trộn rất tạp, của đủ mọi thời đại, không thống nhất mà cũng chẳng hấp dẫn gì (mà tớ sẽ kể ra dưới đây), nhưng theo họ thì “cung cách ứng xử với thần linh” đã có từ rất lâu đời.

Trước khi có ý định tìm hiểu sâu hơn về nó, tớ xin liệt kê hệ thống thần thánh chính của tín ngưỡng này. Hệ thống này có 5 bậc chính: Mẫu, Quan, Chầu, Hoàng, Cô Cậu.

Mẫu, tức Thánh Mẫu, gồm Tam tòa Thánh mẫu: Mẫu Đệ nhất Thiên tiên – công chúa Liễu Hạnh; Mẫu Đệ nhị Thượng Ngàn – công chúa Quế Hoa; Mẫu Đệ tam Thủy Cung, hay Mẫu Thoải – công chúa Thụy Nương.

Quan, tức Ngũ vị Tôn quan, hay Vương quan, Năm vị Quan lớn, gồm Quan Đệ nhất Thượng thiên, Quan Đệ nhị Giám sát, Quan Đệ tam Thủy phủ, Quan Đệ tứ Khâm sai, Quan Đệ ngũ Tuần Chanh.

Chầu, Mười vị Chầu Bà, những người hầu cận của các Mẫu.

Hoàng, tức các ông Hoàng. Có các ông Bơ, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười là nổi nhất

Cô, Cậu, có đến mười mấy vị, nổi tiếng nhất là cô Bơ, cô Bé, cô Chín, cậu Bơ, cậu Bé,…


Một buổi lên đồng từ đầu đến cuối gọi là một Canh đồng.

Người chủ vị trong lễ lên đồng gọi là Thanh đồng, có thể là nam hoặc nữ. Khi lên đồng, họ trở thành “Giá” – tức là cái ghế cho Thánh thần ngự vào. Mỗi lần một vị ngự vào Thanh đồng, gọi là một giá đồng. Nếu như được các vị ngự vào hẳn, thì đồng có Cốt – có thần của các vị ấy ở trong. Khi ấy Đồng được gọi làHầu. Nếu các vị ấy chỉ lướt qua, thì chỉ là Bóng. Vì thế mới có Hầu Quan đệ tứ, Bóng Chầu đệ nhất, tức là Đồng được Quan đệ tứ nhập vào, hoặc Đồng chỉ có bóng của Chầu đệ nhất lướt qua thôi.

Mỗi lễ lên đồng, Thanh đồng có bốn người phụ đồng, tạo thành một Cơ Cánh. Cơ cánh có thể có các cung văn hát chầu văn của riêng cơ cánh, hoặc cung văn của đền phủ (người ta gọi là Nhà đền). Trong Cơ cánh thì 2 phụ đồng bên trên để dâng trà rượu thuốc, hương hoa, thay trang phục, phải rất thành thạo và vất vả, 2 phụ đồng dưới nâng khăn sửa túi, sửa áo, truyền lộc của đồng ra bên ngoài, nhàn rỗi hơn.

Khi Thanh đồng được thánh thần nhập, trở thành Giá đồng, hay Đồng cốt, thì phải ăn mặc như vị thánh thần ấy, hành vi điệu bộ ngôn ngữ cũng phải thế. Người xung quanh cũng gọi đồng như thế.

Dù đồng là nam hay nữ thì khi lên giá Quan, cũng phải mặc đồ tướng, quấn khăn xếp, múa kiếm. Nếu có nói thì xưng là Quan, người xung quanh thì khấn “lậy Quan”, nếu lên giá Chầu, phải mặc đồ đàn bà, cài hoa đeo khuyên tai, xưng là Chầu, xung quanh khấn “lậy Chầu, Chầu múa đẹp quá”. Đến giá ông Hoàng Bảy thì phải hút thuốc, uống rượu, xưng Ông. Đến giá Cô thì mặc đồ sặc sỡ, và là Cô…..

Tối đa thì không biết có bao nhiêu Giá. Thường nói 36 giá đồng, cũng chỉ là một con số ước lệ. Thường một canh đồng chỉ lên khoảng dưới 20 giá đồng. Tuy nhiên có những giá đồng rất lớn, thâu đêm suốt ngày, thì ngoài mấy chục giá truyền thống, còn có các giá riêng, như giá Đức thánh Trần, giá Trần Nguyên Hãn,...

user posted image user posted image


Đây là nơi lên đồng trong phủ Vân Cát - phủ Ngoại của phủ Giày. Có một cái sập trước bàn thờ, trên có một cái ngai, chính giữa có một tấm gương. Tấm gương là thứ cốt yếu của lễ lên đồng, để Đồng soi vào đó, cũng như bóng thánh nhập vào. Khi không lên đồng thì tấm gương được phủ vải đỏ. 
Ảnh bên phải là cho các bác thấy kích thước của một chiếu đồng (lúc này người ta ngồi lễ chứ không phải lên đồng). Rất bé. Đồng chỉ nhảy múa trong phạm vi đó thôi. Bốn phụ đồng ngồi bốn góc sập. Gia chủ, người khác ngồi xung quanh.



QUOTE(mưa @ Mar 3 2006, 11:53 AM)
Phức tạp thế mà Chít cũng nhớ được nhỉ  confused1.gif

Post tiếp đi. Tớ rất khoái nghe mấy chuyện lên đồng này nọ mặc dù chả biết độ thực hư đến đâu và cũng chưa bao giờ đi xem.

Ai thì có thể lên đồng? Làm sao biết thần thánh có nhập vào ko? Những người lên đồng nhỡ họ giả vờ thánh nhập thì sao? Thánh nhập thì nói những chuyện gì?
*


Giả nhời Mưa mấy cái này.
Theo như những canh đồng tớ xem, thì đều là giả tạo, buôn thần bán thánh, mê tín dị đoan. À, nhưng mà là một bản sắc văn hóa. Về khía cạnh tôn giáo tín ngưỡng thì là thuốc phiện, là chiếu chèo tuồng cho người xem, về mặt âm nhạc, ca khúc, trang phục thì rất tuyệt v.gif .

Còn đây là giả nhời theo như hỏi han:

Người có thể lên đồng là người có "căn", có "mệnh", thường là người mà thần kinh, hồn phách (vía) yếu, nên thần thánh mới có thể dễ dàng nhập vào. Khi thần thánh nhập vào, thì hồn phách Thanh đồng sẽ chuyển sang nhập vào cái gương, sau khi thần thánh "xa giá hồi cung" rồi thì hồn phách mới nhập lại thanh đồng. Vì thế cái gương chỉ bỏ vải đỏ khi lên đồng, không thì sợ người thường vía yếu, đi qua nhìn vào đó cũng bị lạc phách.

Biểu hiện để có thể lên đồng có nhiều dạng; thường là sau một lần bị điên, bị động kinh, bỗng nói là mình có thánh nhập. Hoặc một người ốm nặng liệt giường liệt chiếu, người nhà hoặc chính mình cầu khấn, bỗng nhiên khỏi bệnh, bảo rằng do thánh thần nhập vào chữa cho. Hoặc là chết hụt, chết đi sống lại, chết lâm sàng sống lại,..., nếu có căn cơ thì xin thánh thần nhập vào, rồi trở thành đồng.

Vì thế có cả đồng nam và nữ. Có đồng rất trẻ, mới mười mấy tuổi; cũng có người đến 40-50 tuổi mới thành đồng. Ngoài đời đồng vẫn sống bình thường, chỉ khi lên điện, vào phủ thì mới nhập.

(Chả biết bây giờ có bao nhiêu người thực sự là thần kinh, hồn phách yếu để là bị nhập thật? Tớ thấy khi lên đồng họ tỉnh táo khôn ngoan lắm, cứ giả vờ mượn phách thánh để tư lợi thôi) ohnono.gif .

Một canh đồng ở phủ Giày hạng rẻ nhất là 6 triệu đồng. Hạng cao có thể 60-70, đến cả trăm triệu đồng cũng có. cry1.gif

Khi lên đồng, đồng thường không nói gì, chỉ hét á á... thôi . Sau có nói thì chỉ nói nhỏ riêng với phụ đồng, người ngoài không nghe được. Khi muốn cho lộc ai thì thông qua phụ đồng, hoặc giơ tay chỉ vào người đó.
(Tớ vì chụp ảnh lia lịa, đồng thích lắm nên mấy lần đồng chỉ đích danh để cho lộc - nhiều hơn hẳn người khác w00t.gif )



----

Phủ Giày có 4 cung. Gọi là Cung, thực ra là các nếp nhà ngang liền sát nhau.

Cung Đệ nhất gồm 2 nếp nhà ngang.
Trong cùng là "Cung Cấm", một khu vực luôn đóng kín cửa bức bàn. Chỉ người thủ nhang mới có chìa khóa vào. Do có quen biết nên tớ cũng được vào riêng, nhưng không dám chụp ảnh, vì thủ nhang ngồi đó dè chừng. Vào qua cửa phải xịt nước hoa vào tay. Trong đó có 3 pho tượng Mẫu. Ở giữa là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, tức Mẫu đệ nhất Thiên thiên, mặc áo đỏ. Bên trái là Mẫu Đệ nhị Thượng Ngàn, mặc áo xanh. Bên phải là Mẫu Thoải, Mẫu Đệ tam Thủy Cung, mặc áo trắng. Các pho tượng không được đẹp lắm, có thể do mới sơn phết lại. Mà trình độ sơn phết lại không thể được như tiền nhân, nên trông các Mẫu không được sinh động cho lắm.

Lúc ra được cho một cành lộc, cùng một miếng vải đỏ nhỏ bằng ba ngón tay. Theo tín ngưỡng thì đó là vải cắt từ tấm khăn phủ tượng Mẫu ra. Tất nhiên chả thể có nhiều, nên người ta lấy vải đỏ cúng vái rồi cắt sẵn ra đấy thôi.

Liền bên ngoài Cung Cấm là một gian có chiếu đồng. Cả chiếu đồng nữa mới gọi là Cung Đệ nhất. Chiếu đồng này bé nhất trong phủ, nhưng cũng là thiêng nhất, vì gần với Mẫu nhất.


Tiếp bên ngoài là Cung đệ nhị, gồm 2 nếp. Nếp trong có 4 tượng nữ quay mặt vào giữa, gọi là Tứ vị chầu Bà. (cách dùng ngôn từ trong Tín ngưỡng Mẫu rất lộn xộn, nửa Hán việt, nửa Việt). Rồi có tượng Vua Cha - tức Ngọc Hoàng Thượng đế, cha của Mẫu Liễu Hạnh. Hai bên có Nam Tào, Bắc Đẩu. Gian bên ngoài nữa có tượng 5 vị tôn quan, mặc áo đỏ, xanh, trắng, vàng, đen theo màu ngũ hành.
Bên dưới có một chiếu đồng nữa. 

Bên ngoài nữa là cung đệ tam, có bàn thờ các ông Hoàng, hai bên có bàn thờ Trần Triều, gồm Hưng Đạo vương và nhị vị Vương cô (con gái Hưng Đạo vương). Cung này không có chiếu đồng.

Cung ngoài cùng gồm nếp nhà dài nhất, 7 hay 9 gian gì đó, là ban Công Đồng, tức là đại diện tất cả các thần thánh khác nữa, về tề tựu ở đấy. Cung này cũng có một chiếu đồng.

Như vậy toàn phủ Giày có 3 chiếu đồng. Có lúc tớ thấy chiếu trong cùng và ngoài cùng đồng thời lên đồng, nhưng khác nhau về các Giá. Không rõ có lúc nào cả 3 chiếu lên đồng cùng lúc không.


Theo tớ đánh giá, trong một canh đồng, quan trọng nhất là cung văn, chiếm đến 60% hiệu quả. Cung văn hát có hay, gõ phách, gõ nhịp có chuẩn thì đồng mới múa dẻo, người ngoài mới hào hứng. Cung văn ở phủ Giày hàng năm đều phải tổ chức thi, người nào được đủ hạng mới được hầu các canh đồng trong phủ, và cũng tùy hạng mà được trả tiền nhiều hay ít.

Cung văn thường có 3 người, một người chơi đàn nguyệt, một người chuyên trống cái, một người phách, trống con, sênh, chiêng nhỏ. Đa phần là nam, nhưng cũng có nữ. Giọng nam hát khi cần thì rất bi hùng, hoặc rất bi ai, uyển chuyển. Cung văn hát cũng phải tùy thanh đồng, đồng là nữ thì cũng nỉ non hơn, đồng là nam thì có phần hào hùng hơn, đập mạnh hơn.

Tớ đã đứng cạnh người cung văn đánh trống, vào giá Chầu là giá múa may nhiều nhất, thấy họ đập trống theo đúng nhịp đập của tim, nên có tác dụng rất mạnh. Nó cộng hưởng với nhịp mạch đập, khiến cho mình thấy cũng như muốn nhảy lên. Nói gì đồng lúc đó có nhai trầu, uống trà, rượu, hút thuốc, thậm chí có thuốc phiện, nên càng bị kích động. Đồng lại là người có thần kinh hơi yếu, nên lúc này càng tạo nên cảm giác hưng phấn. Cũng tựa như nghe rock bị kích động, nhưng kích động của nhạc chầu văn biến ảo hơn. Có khoan có nhặt, lên bổng xuống trầm, rất hay.

Trong các cung văn, Xuân Hinh thuộc loại hàng đầu. Mỗi canh chầu được trả mấy triệu đồng. Ông này cũng từng lên đồng nhiều rồi. 




Khi lên đồng, thanh đồng sử dụng một tấm vải đỏ lớn trùm lên đầu, là lúc thánh nhập vào. Sau đó nếu tung tấm vải ra, thì tức là thánh đã nhập vào, và hành động lời nói lúc đó là của thánh. Sau đó đến cuối giá đồng, cung văn hát “Xe loan xa giá hồi cung” thì lại trùm vải đỏ vào, đảo người, bắt quyết. Có thể vị này xuất thì vị khác lại nhập vào. Cứ như thế mấy chục giá đồng.

Mỗi khi có vị khác nhập vào, thì lại phải thay trang phục ứng với vị ấy. Phụ đồng sẽ giúp việc bỏ trang phục cũ, mặc trang phục mới. Trang phục thường được chuẩn bị sẵn có thứ tự, mặc vào khá nhanh. Hàng chục tấm áo gấm xếp thành chồng cao đến nửa mét. Cả chục bộ khăn vành dây, khăn xếp, khăn gấm kiểu người Tày, người Thái, mấy hộp khuyên đeo tai, vòng đeo cổ, đeo tay, các loại trâm thoa, hoa cài đầu.

Thường đồng sẽ chọn trước sẽ hầu giá vị nào, cung văn biết trước để hát bài cho phù hợp với vị ấy. Các bài hát có khá nhiều, ngoài những bài truyền thống, cung văn được quyền sáng tác thêm cho hoa mỹ, hay ho. Vì thế cùng là văn về một vị, các bài hát chỉ giống nhau ở danh vị, địa phương, công đức, còn cụ thể thì rất biến ảo.



Dưới đây bắt đầu là một canh đồng. Tớ cắt từ cảnh quay nên hơi nhỏ, các bác thông cảm. Đoạn sau chụp thì đẹp hơn.

Bà đồng này mới thành đồng 3 năm. Giá đồng này khá lớn.

user posted image

Đầu tiên bao giờ cũng là Hầu Tam tòa Thánh Mẫu. Nhưng các vị Mẫu là tối linh thiêng, tối cao cả, nên ở đây cũng chỉ là Hầu bóng, nghĩa là “xa giá” của các Mẫu Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam chỉ lướt qua đồng, mà không nhập cốt. Do đó đồng phải để nguyên vải đỏ trùm đầu, chỉ đảo người, tay bắt quyết. Tiếng hát của cung văn rất nỉ non, ca ngợi công đức các Mẫu. Đặc biệt là tiếng gõ mõ, tụng kinh, ca ngợi cả cảnh Phật nữa. Vì Mẫu là Thánh, Tiên, Phật.

user posted image user posted image


Hai người đàn ông hai bên là phụ đồng, trong cùng cơ cánh. Xem các động tác tay của đồng lúc lên giá Mẫu

user posted image user posted image user posted image

user posted image user posted image 

user posted image


Sau 3 giá Mẫu Tam tòa, có thể có giá Bà chúa Thác Bờ. Bà chúa Thác Bờ cũng có thể hiểu là chúa Thượng ngàn, có đền chính là đền Thác Bờ, hiện ở một hòn đảo trong hồ Thác Bà (tháng 4 này đi Yên Bái, sẽ cố ra đó xem sao, người ta nói lên đồng ở Thác Bờ còn hay hơn phủ Giày). Trong lời hát chầu văn, thì Mẫu Đệ nhị còn có ở Đền Sòng, Thanh Hóa nữa.

Tiếp đến là 5 giá Quan, gồm các vị Tôn quan, hay Ngũ vị Quan lớn. Những vị này lại lịch huyền bí, chỉ là những thần tích rời rạc mơ hồ. 
Quan Đệ nhất Thượng thiên, mặc áo đỏ. (Lưu ý là đồng đã thay áo mới rồi, không phải áo hầu Mẫu nữa đâu).

user posted image user posted image

Rồi đến giá Quan Đệ nhị Giám Sát. Vị này mặc áo xanh, múa kiếm

user posted image user posted image user posted image



QUOTE(mưa @ Mar 4 2006, 05:49 PM)
QUOTE(chitto @ Mar 4 2006, 02:28 AM)
Một canh đồng ở phủ Giày hạng rẻ nhất là 6 triệu đồng. Hạng cao có thể 60-70, đến cả trăm triệu đồng cũng có.  cry1.gif 


Tức là ai tổ chức? Ai trả tiền? Tiền vào túi ai? Căn cứ vào đâu để chọn đồng?
*


À, cái này thì lắm chuyện rồi, vì nó mang tính xã hội rất lớn chứ không phải chỉ là tín ngưỡng. Cố nói ngắn gọn thế này:

1. Tổ chức có thể là "Gia chủ", không thể tự lên đồng, tức là những người muốn cầu đồng để xin lộc, giải hạn, cầu làm ăn. Thường là cả một gia đình hoặc tập hợp một số người, bạn cùng buôn bán. Loại này không thể tự lên đồng thì phải mời đồng. Gia chủ phải chịu chi phí hết.

Cũng có thể chính Đồng tự tổ chức, tức là tự chi phí. Vì chính Đồng cũng là người làm ăn buôn bán, cầu thánh cầu thần.

Cũng có thể con nhang đệ tử của đồng góp lại để cầu.


2. Tiền bỏ ra cho những việc sau:
- Cho Nhà đền, khoảng 1/4 - 1/3 số tiền
- Thuê cung văn. Mỗi chiếu đồng 2-3 cung văn hoặc hơn, hát càng hay tiền càng nhiều
- Mua các đồ cúng lễ để rồi phân phát (rất nhiều thứ, post ảnh sẽ thấy)
- Trả cho đồng (nếu không tự mình lên đồng)

Đặc biệt quan trọng nhất, là số tiền mà khi nhập đồng, Đồng phân phát, ném ra xung quanh. Khi lên đồng, vào giá nào thì là vị thánh ấy. Vị ấy thích phát lộc cho ai thì phát, không ai dám cản. Lúc đó giá đồng cầm tiền đưa khắp xung quanh, người không quen biết lớ xớ ở ngòai cũng có phần. (Như tớ ở ngòai cũng được mấy chục nghìn). Tất nhiên đồng sẽ phát cho Cơ cánh của mình là chủ yếu, phần gia chủ ít hơn, người ngoài càng ít. Ngòai ra đồng cũng tự phát lộc cho mình rất nhiều.


3. Căn cứ chọn đồng dựa vào sự nổi tiếng của đồng. Nếu ít tiền thì chỉ có thể mời được đồng bình thường, kém lộc. Nhiều tiền mới mời được đồng hay. Cái này người trong nghề mới biết.

---

Sau giá Quan Giám sát đến Quan đệ tam Thủy phủ. Ông này là Tam thái tử của vua hồ Động Đình, cai quản vùng sông nước. Giá này múa song kiếm.

Sau đó Quan đệ tam nghỉ ngơi, ông hút thuốc, uống rượu, và đặc biệt là phát lộc. Ông lấy hàng tệp tiền để trong cái hộp gỗ trước án thờ, phát cho cơ cánh của mình, cho gia chủ, vài người xung quanh. 

Một số người ở ngoài đưa vào một đĩa để tiền, ông làm phép bằng cách huơ que hương qua, thế rồi ông thích lấy hết thì lấy, mà thích ban lại cho người kia thì tùy. Có lúc ông không chỉ trả lại cho người ta, mà còn cho thêm tiền người ấy, hoặc cho thêm đồ như thuốc, lon bia,... Nói chung là tùy ông thích làm gì thì làm, người ta được ông nhận cho, làm phép cho là tốt lắm rồi.

Những giá Quan bao giờ nhạc cũng hùng tráng. Ở giữa có đoạn quan uống rượu hút thuốc nghe nhạc. Nếu cung văn hát đến đoạn nào hay, ông vỗ gối ba bốn cái, rồi có thể thưởng tiền.

user posted image user posted image

user posted image


Các Quan phát lộc thì thường chỉ phát lộc cho người trong cơ cánh và gia chủ, và chủ yếu là tiền to, không phát lộc ra đến ngoài. Mỗi khi uống rượu (giả vờ hoặc thật, tùy), thì 4 phụ đồng phải xòe quạt ra che xung quanh. Động tác rất dẻo và đẹp.

Sau đến giá Quan Khâm sai áo vàng. Bao giờ lúc đầu cũng là dâng nắm hương, rồi cầm một bó hương (đã nhúng dầu sẵn) cháy đùng đùng mà nhảy một lúc, rồi bỏ hương ra nhảy múa thêm một hồi. Giá các Quan nhiều lúc chỉ có nhạc mà không có lời hát.

Cuối mỗi giá, lại phủ vải đỏ lên đầu, là lúc thánh xuất ra, để thánh khác nhập vào 

user posted image user posted image


Một số trong đồ lễ.

Đồ lễ cho một giá đồng còn tùy vào số tiền. Thường có các mâm đồ ăn thức uống thông thường. Có mâm đường cát trắng, mâm mì chính, mâm mì ăn liền, mâm bánh ngọt, mâm bánh sữa, mâm hoa quả (nhiều loại), mâm bia lon, mâm nước ngọt, mâm thuốc lá,....

Khi lên Giá nào mà vị thánh ấy có liên quan, thì đồng sẽ lấy đồ ấy ra phát. Chẳng hạn giá các Chầu trên rừng núi thì phát lộc hoa quả, giá các Cô, Cậu trẻ con thì phát bánh ngọt, kẹo, đường trắng, mì chính đồ ăn, giá các Quan thì thuốc, rượu bia, giá ông Hoàng thì bánh.....

user posted image

user posted image user posted image


Giá Quan Đệ ngũ Tuần Chanh là giá khá sôi nổi.
Quan Tuần Chanh là vị tướng thời vua Hùng 18, đánh giặc ở sông Chanh (???) và các sông khác. Tòan những sự tích kì dị, chẳng hề có trong bất cứ sách sử nào.

Quan đệ ngũ múa long đao. (Đây là một canh hầu khác)

user posted image user posted image


Hết giá Quan sang giá Chầu. Có Mười chầu, nhưng thường chỉ lên một số giá nhất định.

Giá Chầu là vui nhất. Nhạc hát rất vui vẻ, chiêng trống phèng la rầm rĩ, mọi người xung quanh cũng hào hứng. Khi giá Chầu múa, thì xung quanh vỗ tay và khen ngợi kiểu "Lạy chầu, chầu múa đẹp quá" thì đồng càng múa hăng. Chủ yếu thì cũng chỉ là nhún nhảy, múa tay, quay vòng....

Giá Chầu cũng là mặc lòe loẹt nhất. Vì Chầu chủ yếu là miền núi, nên phải mặc như người miền núi, trang trí trên đầu rất cầu kỳ, vấn khăn gấm, cổ, tai đeo hoa, đeo vòng lủng lẳng....

Quá trình thay đổi trang phục cho Chầu. Đầu tiên đội khăn vành dây, mặc xiêm vào 

user posted image user posted image

Rồi mặc áo, đeo vòng....

user posted image user posted image


Đội khăn mũ, thế là xong

user posted image user posted image


Tiếp cảnh hầu đồng này.
Các giá Chầu đủ loại, có Chầu là người miền núi, lại có cả miền xuôi. Lúc thì mang hoa quả, lúc lại chèo thuyền. Thường lên các giá Chầu Đệ nhị, Chầu Lục, Chầu Bát, Chầu Bé. Chầu Bát hình như là bà nữ tưỡng Bát Nàn của Hai Bà Trưng xưa kia nữa cơ.

user posted image user posted image

user posted image user posted image


user posted image user posted image


Giá Chầu bao giờ cũng phát lộc nhiều hơn các giá khác, vì các Chầu thì vui tươi, "dễ tính hơn". Nhạc giá chầu rất vui, nhộn nhịp, không khí sôi động. Dưới đây là cảnh Chầu phát lộc, bằng cách ném tiền ra xung quanh, ai cũng cố vớ lấy một ít. Thường là ném tờ 200-500đồng. Những loại tiền 10 nghìn chỉ đưa cho gia chủ, tiền 50nghìn chỉ đưa cho phụ đồng.
(Riêng tớ thì Chầu còn nhằm vào mình mà ném quả, và sai phụ đồng đưa ra hẳn 10 nghìn v.gif )

user posted image user posted image

user posted image user posted image

Chầu Lục phát hoa quả

user posted image user posted image

user posted image user posted image


Một canh đồng khác nữa nhá.

Ở đây là đồng cậu, tức là nam. Tớ thấy đồng là nam múa hăng hơn đồng nữ, điệu bộ cũng đặc biệt hơn.
Cũng là giá Chầu Lục, đồng này nhai trầu, hút thuốc, mắt long lanh rất chi là .... đồng bóng leuleu.gif 


user posted image

Hết giá Chầu đến giá ông Hoàng. Thường lên ba giá ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười.

Giá ông hoàng Bơ. Ông này là ở miền biển cả. Xưa Dương Thái hậu (không biết đời nào) chạy giặc, đem ba con nhảy xuống biển, ông Hoàng Bơ linh ứng. Những người làm ăn về đường sông biển thường xin lộc ông Hoàng này. Ông hoàng Bơ áo trắng.

user posted image

Ông Hoàng Bơ uống rượu, xung quanh phải xúm xít vào che cho ông uống

user posted image


Ông Hoàng Bơ đang nghe hát. Đoạn nào hay là ông vỗ bộp bộp mấy cái xuống cái gối tựa tay.

user posted image 

Rồi đến giá ông Hoàng Bảy. Ông Hoàng Bảy đánh giặc, chết ở Bảo Hà - Lào Cai. Vì thế đền Bảo Hà rất thiêng. Ông Hoàng Bảy áo xanh, nổi tiếng ăn chơi. Vì thế bài hát ca ngợi ông là ca ngợi các thú ăn chơi: chơi gái, chơi cờ bạc, uống trà, uống rượu, hút thuốc phiện. Đến giá này thì điếu thuốc cho đồng thường có tẩm ít thuốc phiện

user posted image user posted image


Những tay chơi cờ bạc rất máu xin lộc của ông Hoàng Bảy.
Sau đến giá ông Hoàng Mười. Ông này chuyên về văn chương thơ phú thanh tao, văn chầu rất nho nhã bay bướm. Ai cầu công danh học hành thì xin lộc ông này. Ông mặc áo vàng, múa cờ rất dẻo. Ông Hoàng Mười chết ở Nghệ An, thành thần ở đó.

user posted image user posted image


user posted image


______________

Lại quay lại với cung đường Tây Bắc mùa xuân.

Một tháng này không đi đâu, xem lại mấy cảnh đã qua cũng thấy nao nao.

Lương Sơn, Hòa Bình, Mường Khên, Mai Châu, những địa danh quá quen

Thung lũng Mai Châu, một địa chỉ có lẽ đã phát chán với nhiều người. Nhưng dường như mỗi mùa có nét đẹp riêng. Nếu mùa lúa xanh, xanh trời, xanh núi, xanh đồng; hay mùa lúa chín vàng rực đẹp, thì mùa này cũng có nét rất riêng

user posted image


Vào địa phận Sơn La, có một cánh rừng rất đẹp. Con đường đi xuyên giữa rừng già, mà lòng chợt hoang vu. Bên ngoài nắng ấm, nhưng khúc đường này hình như bao giờ cũng lạnh. Hơi lạnh tai tái, hai bên đường cây cao trập trùng.

Cánh rừng mở ra, và rồi, đào, mận. Những vườn đào mận bắt đầu trải dần. Lúc này mận đã ra lá non, không còn rợp trắng hoa nữa, nhưng vẫn còn nhiều lắm.
Đào lấy quả thì chưa ra hoa, còn gầy guộc toàn cành, chỉ có đào núi là thật đẹp.

Một ngôi nhà nhỏ trong vườn mận

user posted image

Kìa bản sơn cước, đào mận đan nhau, một khoảng núi xanh, một vườn hoa trắng, một thoáng đỏ hồng. Dừng chân nghỉ lại mà lòng lâng lâng....

user posted image

Trên bản đồ, có một con đường từ Cò Nòi nối thẳng sang cửa khẩu Chiềng Khương, nhưng theo lời ông chủ quán cơm ở Yên Châu (cũng may là hôm đó 4 Tết lại có một hàng cơm còn mở cửa) thì con đường đó chỉ dành cho ... ngựa (ngựa thật) đi mà thôi.

Lại nói về cái sự ăn uống. Do đã tí tởn xơi gà luộc và bánh chưng bên vườn mận xanh tươi, nên mấy cái dạ dày xem chừng chưa đến mức hào hứng khi đến Mộc Châu. Đến Yên Châu, gặp cái quán đó, vài kẻ lãng mạn còn muốn ăn phở thôi, giữ cho thanh sạch tấm lòng, tối ăn luôn thể. Những cái dạ dày thực tế hơn đã nhất quyết gọi cơm, và về sau mới biết đó là quyết định khôn ngoan.

Lần trước đi con đường này mùa nước, nhiều ngọn thác hai bên đường tuyệt đẹp. Giờ chỉ còn trơ khấc lại những thềm đá khô cong, và vài dấu tích của nước chảy trước kia.

Trên những triền núi, cây đổi màu vàng đỏ cũng rất đẹp

user posted image

Sân bay Nà Sản, cách Sơn La 18km. Một địa danh lịch sử.

user posted image


Trời chiều Chiềng Mai.

user posted image

Đoạn đường Chiềng Mai - Sông Mã 90km là một cuộc hành trình vất vả. Với mục tiêu là ăn tối và nghỉ ở Sông Mã sớm sủa, 3 con ngựa già nghĩ rằng chắc cũng chóng thôi...

Ừ, thì cũng chóng thôi, chỉ một loáng sau khi rời khỏi Chiềng Mai, với cảnh hoàng hôn rực rỡ như trên, là đến con đường đau khổ.

Giá như cứ là đường xấu, đường lâu không sửa đi, thì lại là một nhẽ. Đằng đây con đường đang được người ta ... phá ... để mở rộng thêm. Thế là các mảng đất đá núi được xẻ xuống, tràn ngập ra lòng đường cũ. Bánh xe xục vào trong bụi đất ngập ngụa, bụi bay mù mịt. Mỗi khi xe chạy qua đến cả trăm mét mà bụi vẫn còn vương vấn lại khắp. Lúc là bụi đất, lúc là đá. Mặt đường là một vũng đất tơi nhẹ tràn trề !!!

Cũng như mọi lần, chạy trước 2 xe một đoạn, rồi đứng lại chờ. Nhưng khi vừa thấy bóng đèn pha lấp loáng của xe sau là phải vội vàng chạy trước, kẻo đi gần nhau bụi không thấy gì.

Cả lũ vẫn còn cười nói vì sự may mắn, rằng trời.... không mưa.

Đoạn đường bụi mù, đất ngập đem theo ánh mặt trời lặn xuống, và trăng nhô lên, lơ lửng, lưỡi liềm. Con đường vẫn gập ghềnh đất. Núi xung quanh sẫm lại, hoang vu, ma quái. Chị em bắt đầu hoang mang hơn, khi xung quanh không một bóng người. Vầng trăng lúc thì vàng ệnh, lúc lại trắng bệch. Khi trốn vào mây, khi sáng bờn bợt.

Và bên trái, một vầng trăng khác cũng nhờ nhợ không kém. Dòng sông nhỏ đã lặng lờ chảy cạnh từ lúc nào.

Không có bóng người trên đường.

Nhưng kìa, một đốm đỏ ối run rẩy phía trước. Nó loạng quạng sang trái, lảo đảo sang phải, dập dờn bay cách mặt đất chừng nửa mét. Bên kia là bóng trăng cưòi nguệch ngoạc dưới lòng sông lặng ngắt. Bóng núi trập trùng.

Đi đến gần hơn. Thì ra đó là đốm lửa trên đầu một cây gỗ của một người đàn bà dân tộc đang cầm đi trên đường. Họ dùng đốm than đỏ đầu cây củi đó để soi, lầm lũi mà đi trong đêm, như những bóng ma. Sắp đến chỗ có người ở rồi....

Đến một dẫy nhà nhỏ bên đường, hỏi ra mới biết đi được 30km rồi. Từ đây đường khá hơn một chút. Và quan trọng là có người đi lại. Họ đi Chiềng Khương và Sông Mã....

Vượt qua Chiềng Khương, một cảm giác pha lẫn ngao ngán và thất vọng, khi nơi đây chẳng có vẻ gì của một cửa khẩu giao thương cả. Ừ mà vùng này thì làm gì có gì để mà mua bán trao đổi đâu cơ chứ? Xứ này của Lào nghèo, mà Việt cũng nghèo. Đến ngày hôm sau khi vượt qua những núi đồi, chúng tôi mới lại càng thấy rõ hơn cái nghèo đó.

À, nhưng mà từ Chiềng Khương, thấy các xe máy Win tàu đèo các cô gái người Thái đi nhanh lắm. Đi đâu? Cũng không rõ nữa, mà chả nhẽ lại hỏi?
Dòng sông Mã chảy sang Lào chính tại cửa khẩu Chiềng Khương này, nhưng thực ra chúng tôi đã đi dọc một nhánh nhỏ của nó đoạn trước rồi. Ánh trăng vàng ệnh trên mặt nhánh sông đó, giờ đã treo lơ lửng muốn lẩn vào bóng đen của núi.

Con đường từ Chiềng Khương đi Sông Mã cũng bụi, nhưng đỡ hơn nhiều. Chả có gì để ngắm, cắm cúi đi, đi, đi, cuối cùng rồi cũng đến. Xe bẩn, hành lý bẩn, mà người thì còn bẩn hơn. Cái khách sạn Sông Mã không chào đón lắm. Thế là quay ra nhà nghỉ ngay đầu đường vào thị trấn. Người đàn bà chủ nhà tóc nhuộm vàng khè, người sung mãn dẻo mỏ bảo "Năm ngóai đến cả Trần Đức Lương cũng còn nghỉ ở nhà này"...
Quả có thế, vào nhà thấy ngay bức ảnh bà chủ nhà cười toe toét đứng bên cái ông mà cứ lâu lâu lại thấy trên tivi, làm những việc mà chẳng ai làm....

Việc đầu tiên khi bước chân vào nhà nghỉ đó là mượn cái chổi lông gà để phủi đám bụi đất đóng dầy trên quần áo người ngợm. Chui vào phòng, và rồi hỏi xem có làm gì ăn không...

Chả mấy chốc rồi phòng ăn bên dưới rộn lên tiếng cười nói bàn luận. Như thông thường, các câu chuyện nhảy phắt từ chủ đề này sang chủ đề khác không chậm hơn mấy khúc cua đường đèo. Từ đường sang nhựa đường, sang hóa chất, sang vật lý, sang giáo dục, sang tình dục, sang tâm lý, rồi văn học.... thì bà chủ nhà ọ ẹ kêu đi nghỉ đi để còn đóng cửa.

Mười quả trứng thì hỏng mất ba, thế mà vẫn phải trả tiền chín quả.
Chặng đường đầu tiên, theo bản đồ là chỉ hơn 400km, nhưng theo công tơ mét trên xe máy thì đã là 460km rồi. Đi ngủ.


user posted image

Tôi rất thích cái cảm giác yên lành mỗi buổi sáng ở các thị trấn xa trong núi. Không khí lành lạnh trong trẻo, bóng núi trầm ngâm, và nắng sớm lên rạng rỡ một ngày. Ngày hôm qua còn là cung đường vất vả, ngày sắp tới chắc cũng chẳng nhẹ nhàng hơn. Nhưng buổi sáng này, mới thật là khoảnh khắc êm dịu nhất của cuộc hành trình. Không rực rỡ hoa lá, không hùng vĩ núi đèo, mà chào đón ta với một vẻ đàng hoàng, tươi sáng.




Dòng sông Mã anh hùng, dòng sông của bao chiến công, của cha ông một thời chống Pháp. Hôm qua cũng đã đồng hành cùng sông, nhưng tối quá. Giờ mới nhìn rõ dòng nước trong xanh này.

Sông Mã bắt nguồn trong đất Điện Biên, chảy qua Sơn La, qua Lào tại cửa khẩu Chiềng Khương, để rồi lại chảy vào đất Việt ở miền Tây Thanh Hóa. Nơi phía Tây đất nước này, dòng sông lặng lờ êm dịu.

user posted image


Rời khỏi thị trấn Sông Mã, qua cầu mới xây, tiếp tục men theo dòng sông Mã. Chặng đường phía trước còn khá vất vì đường xấu. Với người ở đây, họ phóng bằng xe Win và quen đường nên tốn không nhiều thời gian. Nhưng với mấy con ngựa già chỉ quen cày ruộng, lại la cà chụp ảnh này, thì mất cả ngày ấy chứ.

user posted image

Sông Mã này.
Những vạt đồi nơi đây còn xanh tốt. Chỉ một chốc nữa thôi, thảm cảnh đốt phá rừng sẽ phơi ra trước mắt...

user posted image
Mùa này nước cạn, lòng sông Mã lộ ra những đám sỏi cuội. Người ta có thể lội ra giữa dòng nước, xếp đá cuội thành những dòng máng mà tôi không rõ hết tác dụng của nó. Có chỗ để làm máng giặt quần áo, cũng có thể bắt cá nhỏ chăng??

user posted image

Công nhận là vào mùa nước cạn, sông Mã êm đềm trong xanh lắm, chứ chẳng hề thấy cái cảm giác hung dữ gào thét như Quang Dũng miêu tả trong thơ ông. 

Nhưng chắc vào lúc mà "trôi dòng nước lũ hoa đong đưa" thì nó khủng khiếp hơn nhiều. Chẳng hạn cái đoạn thượng nguồn sông Đà mà bọn tớ qua vào mấy ngày sau rất êm đềm. Nhưng vào tháng 9, khi có đoàn du lịch qua còn gặp cảnh một anh bộ đội ngồi chờ trên cầu để hi vọng thấy xác đồng đội bị nước cuốn trôi về đó....

Những đoạn ghềnh đá mà bọn tớ gặp, vào mùa lũ chắc sẽ hung dữ hơn nhiều.

user posted image

user posted image

Con đường chạy dọc sông Mã với màu xanh thưa thớt do cây cối đã bị đốt nhiều, bỗng cháy rực lên màu đỏ của mấy cây gạo bên đường. Gạo tháng ba, nhưng sao mùa này đã nở hoa nhiều quá

Ngay gốc cây gạo có mấy gian nhà sàn của một gia đình người Thái. Lúc tôi đến, bà chủ nhà đang đứng trên sàn, thấy tôi lên ngỏ ý chụp ảnh, bà vui cười hớn hở, rồi vội vàng chỉnh sửa váy áo, đầu tóc để chụp !!!
Rồi còn í ới gọi chồng ra xem mình được chụp ảnh !!!

user posted image

Thấy mấy người đi xa xa, bà cũng gọi í ới tiếp, và tuôn ra một tràng tiếng Thái, mà theo tôi đoán là để nói chuyện có người đến chụp ảnh đây, xem đây.... Lập tức từ tít xa cũng là một tràng cười giòn tan, và líu la líu lô cái gì đó không hiểu được. Những người Thái thân thiện và đáng yêu ghê !!!

user posted image

Mỗi dân tộc cũng có đặc tính riêng với người lạ. Nếu người Tày Nùng lạnh lùng, thờ ơ, người Mông e ngại người lạ, thì người Thái lại rất cởi mở, thân thiện, và rất "làm duyên" - như lời Windy.

Trong khi người Mông khi thấy chụp ảnh thì quay đi, tìm cách dấu mặt - tất nhiên trừ Sapa, phải có tiền - thì người Thái xem ra rất thích được chụp ảnh. Khi định chụp một người phụ nữ Thái, thì bà kêu ầm lên
"Từ từ đã, để mặc áo đẹp đã" - rồi chạy vào nhà mặc tấm áo có đôi hàng cúc rất đẹp, tay vén "cẩu" (bó tóc trên đầu) lên, chỉnh lại dây lưng cho đẹp.

Đã thế, thấy một bà khác đi qua, vội vàng kéo lại chỉnh sửa váy áo để cùng được chụp ảnh !!!

user posted image

user posted image

Đằng xa là cái xe của tớ.
Người Thái từ 13 tuổi là có thể lấy chồng, đến 18 đã là hơi già rồi. Vì thế người phụ nữ bên trái, tuy sinh năm 1964, tức là mới 43 tuổi, nhưng đã có 4 con và 3 cháu rồi.

Nhìn hai chị em cười tươi rói, cũng vui lây. Và đến lúc đưa màn hình LCD của máy ảnh ra cho họ xem thì cả hai cười phá lên và tuôn một tràng tiếng Thái dài dằng dặc, vừa cười vừa nói mãi không thôi. Đến nỗi mấy người ở xa tít cũng nghe tiếng cười mà dừng hết cả lại.

Đúng là họ rất thích làm duyên, và cũng rất duyên.

Có một bản Thái đang vào hội, hội xòe dưới chân cây hoa gạo (ảnh trang trước ấy), từ xa thì họ đang đứng nghỉ hai bên cây. Khi vừa đi đến, lấy máy ảnh ra chụp, thì một ông vội chạy ra hô "múa múa"....

Và thế là tất cả dung dăng dung dẻ quay tròn quanh chiếc đài rè với bài nhạc rất kinh điển "Bà ngồi bà rung đùi, bà ngồi bà rung chân, ba mươi chiến sĩ hồng quân, ra đây bóp chân cho bà"....

Té ra thấy người chụp ảnh nên các cô vội vàng làm điệu

leuleu.gif leuleu.gif leuleu.gif leuleu.gif 

user posted image

Hình ảnh cuộc sống và bản làng Thái

Những căn nhà sàn bên sườn núi 

user posted image

Đường đi xuyên qua một bản làng. Giờ ngồi nhớ lại, thấy vừa xa xôi vừa gần gũi. Nhớ cảm giác được đi quá. Ba tháng rồi không được đi thế này...

user posted image


Một đội bóng bản Thái

user posted image

Trên đường, đi qua một khu có nhiều những căn nhà gỗ hai bên đường, có cửa hàng bán rau, bán gạo. Cả lũ vào hàng nước, còn tớ đi vặn lại cái chân chống xe bị long ốc.

user posted image


Thấy trong quán nước có phơi khăn piêu, tớ thích quá, muốn kiếm xem có chỗ nào bán không. Đi ra ngoài hỏi, người ta bảo ở đây chả ai bán khăn piêu cả. Khăn piêu chỉ làm để tặng nhau chứ không bán. Người phụ nữ tặng khăn piêu cho chị, em gái, mẹ, mẹ chồng,...., thế thôi.

Tớ đi đến một cửa hàng gạo, vào hỏi thì người đàn bà Thái không sõi tiếng Kinh.
Lúc đấy cô hàng sửa xe đi qua, vào nói chuyện bảo là dân Hà Nội lên đấy, nếu còn cái khăn piêu nào thì để lại cho người ta làm kỉ niệm đi, người ta từ xa lắm đến đấy....(đại khái thế)

Bà bán gạo kia trèo lên nhà đến mười phút mới lôi xuống một cái khăn còn mới. Lúc hỏi trả tiền thì bà ấy cũng ngơ ngác chẳng biết là bao nhiêu thì được, hoặc thế nào. Lại là cô hàng sửa xe làm người môi giới giao dịch...
Rồi bà bán gạo bảo đây là khăn con dâu tặng đấy, nhưng cũng không dùng.

Vì thế hi vọng đấy là chiếc khăn xịn, chứ không phải khăn làm để bán như ở Sapa hay các điểm đầy khách du lịch khác.


Giờ tớ đang treo nó ở giữa nhà

Hành trình dọc sông Mã bị một ấn tượng buồn. Đó là những dãy núi bị đốt trơ trụi, màu đen che phủ khắp các dãy núi, xa đến tận hút mắt. Khi mà chưa có cây gì được trồng lên đó, thì những quả núi như là những vết thương lớn, lở loét, không sao khép miệng được


user posted image

user posted image


Rời Bó Sinh, tiếp tục con đường. Còn một đoạn dài nữa là đến Điện Biên Đông.
Bên đường, vẫn nối tiếp những quả đồi cháy đen. Và một cánh rừng vẫn còn đang tiếp tục cháy rừng rực khi chúng tôi đến, với những tiếng nổ rất lớn. Thậm chí cả những cây lớn cũng chìm trong khói và lửa

user posted image

user posted image

Nhìn cây cháy mà buồn. Chẳng biết làm sao. Khi người ta còn nghèo, cuộc sống còn khó khăn thì thiên nhiên, môi trường có nghĩa gì đâu. Miễn làm sao đủ ăn, đủ mặc là hàng đầu.


Từ Sơn La sang tỉnh Điện Biên, phong cảnh có phần thay đổi. Cũng con sông ấy, nhưng xanh hơn, cây cối đẹp đẽ hơn.

user posted image

Sang địa phận Điện Biên rồi, bản Mường Luân chào đón với một em gái Lào xinh xắn. Ở Mường Luân hầu hết tất cả đều là người Lào sinh sống. Chính người Lào đã để lại di sản là tháp Mường Luân

user posted image

Tháp Mường Luân, có tài liệu viết là xây vào thế kỷ 16, tức là hơn 400 năm qua rồi. Ngọn tháp xây bằng gạch và đá, đứng bên bờ sông Mã như một minh chứng cho những người Lào đã di cư và định cư nơi đây vài thế kỷ trước

user posted image

Một cấu trúc bằng gạch đổ vỡ. Không biết nó là đồ cổ hay đồ hiện đại đây?

user posted image

Bản Mường Luân

user posted image


Dòng sông Mã khúc này đã nhỏ lại nhiều. Để ý thì bên kia bờ sông đang có người Thái tắm khỏa thân. Người Thái, nam cũng như nữ, đều có thể tắm khỏa thân thoải mái dưới suối hết.

user posted image

Bên kia là đất Chiềng Sơ

Họ vẫn giữ được bản sắc nhất định, và điều quan trọng là luôn khẳng định là người Lào.

Do chỗ này có đường đi qua, nên như cô gái kia có thể nói tốt tiếng Việt, còn khi với nhau, họ nói toàn tiếng Lào - Thái.

Có thể thấy trang phục cô gái kia là người Lào, váy của Lào. Trong nhà có treo mấy cái bằng khen của chính quyền Việt Nam, tên được viết theo người Việt, nghĩa là trên số sách họ có tên, có họ, con sinh ra lấy theo họ cha, rất giống người Việt, nhưng họ vẫn là người Lào.

Cô gái đó nói là phía sâu trong toàn người Lào, không nói được tiếng Việt.

Cây cầu bắc qua sông Mã đi Chiềng Sơ

user posted image

Rời Mường Luân với cây tháp cổ, băng qua cây cầu này, chúng tôi rời khỏi dòng chính của sông Mã. Đến đây sông Mã đã nhỏ lắm, dòng nước trong xanh hiền hòa chảy qua những quả đồi vàng úa cuối năm. Một cảm giác vừa thân quen gần gũi vừa lạ lùng, khi những vạt đồi vàng trải bên sông xanh....

user posted image

Giữa Mường Luân có một con đèo rất cao, chưa có tên trên bản đồ. Khổ nhất là đường chưa làm, lổn nhổn đá và bụi đất. Mỗi khi leo lên không có chút đà nào vì phải tránh đá, ổ gà, rãnh trên đường, còn sỏi và đất thì trượt.

Vì thế còn vất vả hơn rất nhiều so với vượt đèo PhaĐin hay Mã Pì Lèng, dù đèo không dài

user posted image

Cây cầu treo nhỏ lắt lẻo trong nắng vàng. Đây là lần cuối cùng vượt qua một nguồn của sông Mã - dòng Nậm Sự Lư. Giã biệt sông Mã, nhưng rồi chúng tôi sẽ gặp các dòng sông khác nữa.

Chuyến đi của những dòng sông.

Rốt cuộc thì con đường đất khổ sở cũng đã kết thúc. Đã gặp đường lớn trải nhựa. Điểm đánh dấu hạnh phúc đó đây !!!

user posted image

user posted image

Từ con đường Na Son, còn phải vượt một con đèo nữa - đèo Keo Lôm.

Điện Biên Phủ là một thung lũng dài, vây quanh là các dãy núi cao. Phía đông có con đường vào duy nhất là đèo Keo Lôm, phía bắc là đường 279 đi Tuần Giáo và đường đi Sơn La (sẽ đi vào ngày hôm sau). Phía tây là đường ra cửa khẩu Tây Trang.

Vượt đèo Keo Lôm xong thì trời vừa tối. Từ chân đèo chạy đến ngã ba Sam Mứn đã tối hẳn rồi. Từ đây rẽ phải vào Điện Biên, rẽ trái ra cửa khẩu Tây Trang, mà cách đó chỉ 1.5 cây là suối nước nóng Uva, nơi tháng 9 đã từng dầm mình phè phỡn.

Ngã ba Keo Lôm chính là nơi xưa kia cụ Hoàng Công Chất xây thành lũy bảo vệ phía Tây đất nước. Di tích thì không còn gì, trời lại vừa tối, nên đến đó chứ cũng không vào thăm được.

Từ đây rẽ hơn 30km là cửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu giao thương với Lào, nhưng cũng không tấp nập lắm. Khu vực này chủ yếu là buôn bán trong vùng với nhau, nên lượng hàng hóa không nhiều.

Sông Nậm Rốm đi vào thơ văn chỉ có thế này

user posted image

Con đèo xa tít trước mắt, một lát nữa thôi sẽ phải vượt qua. Đó là đèo Cò Chạy đi Mường Chà. Đèo Tăng Quái đi Mường Ắng cũng gần bên hướng đó

Vượt đèo Cò Chạy (Tại sao lại Cò chạy nhỉ? chắc cao quá cò không bay được mà phải chạy bộ à?), một cánh đồng lúa mới cấy trải ra xanh non

user posted image

Đi thêm một quãng nữa, bỗng mây núi tràn ngập, từ đó đi trong màn mây mù dầy đặc đến mấy km, thì mây mới dần tan, để lộ ra dòng sông Nậm Mức quyến rũ.

user posted image

Những bãi ngô đã thu hoạch, thân úa vàng bên dòng sông xanh ngắt. Đẹp tuyệt vời.


user posted image


QUOTE(SyncMaster @ Apr 5 2006, 02:19 AM)
Thành Tam Vạn còn gọi là thành Sam Mứn thuộc xã Sam Mứn, huyện Điện Biên của tỉnh Điện Biên. Thành là cả công trình quân sự do người Lự xây đắp từ thế kỷ XI – XIII. Từ thành phố Điện Biên Phủ đi theo đường quốc lộ 279 về phía nam đến km số 10 là thành Tam Vạn.
Nguyễn Trung Sỹ
*


Đọc thì thấy nó hoành tráng thế thôi, chứ làm gì còn cái gì hở bác.

Ngay đến mấy cái thành Sơn Tây, Nam Đinh, Bắc Ninh, và cả Thăng Long, mới cách đây có 100 năm thôi, cũng đã chẳng còn gì, nữa là một cái thành trong xó núi, lại hơn 200 năm trước, đặc biệt là qua cuộc chiến tranh Điện Biên Phủ.

Nói chung là đến chỗ Sam Mứn ấy, chỉ khóai nhất có cái suối nước nóng Uva, tha hồ tắm táp thôi.

Tắm buổi chiều tối, nhìn sương trườn dần xuống thung lũng, hơi nước nóng bốc lên....., khóai ra phết.

Giữa Mường Chà và Mường Lay là đèo Ma Thì Hồ, con đèo không phải cao lắm, không phải đẹp lắm ở phong cảnh thiên nhiên, nhưng lại tuyệt đẹp vì con người.

Ngày Tết, người Mông Đỏ xuống đây để gặp gỡ, tình tự với nhau, làm cho cả một khoảng trời xanh, núi xanh, cây xanh, nước xanh bỗng đỏ rực lên.


Người Mông đi gặp gỡ tâm tình từ thuở 13, 14, và đây là khoảng trời riêng của họ

user posted image

Những cô gái Mông đỏ

user posted image

Giữa bãi đất trống là hội chơi ném còn, một bên là nam,một bên là nữ. Bên nữ ăn mặc sành điệu nhưng bên nam bị Kinh hoá hết nên sự độc đáo cũng giảm đi phần nào. Họ cứ ném qua ném lại quả bóng nhỏ trong tiếng nhạc dân tộc rè rè phát ra từ một chiếc loa trên nóc nhà gần đấy. Chẳng ai thấy chán cũng chẳng ai thấy mỏi mệt, cứ ném qua ném lại...



user posted image

user posted image

Các cô gái Mông trang phục đẹp tuyệt vời, trong khi các chàng trai thì toàn dùng đồ dưới xuôi. Mãi mới gặp mỗi một chàng Mông đẹp giai mặc áo đẹp, cưỡi xe Win

user posted image

Các cô gái chạy lên đồi

user posted image


Thị xã Lai Châu, trước kia ắt hẳn cũng sầm uất. Dù gì cũng là một thị xã của một tỉnh lớn.

Nhưng với dự án thủy điện Sơn La, lòng hồ thủy điện sẽ lên đến đây, mực nước sẽ dâng cao gấp 3 lần các mái nhà, thị xã sẽ chìm trong nước. Bởi thế, tất cả những người dân nơi đây đều đã có kế hoạch di chuyển. Có người về Điện Biên, có người lên thị xã Lai Châu mới (đặt tại Phong Thổ cũ). Toàn bộ thị xã chỉ còn một con đường duy nhất, với hai dẫy nhà gỗ hai bên.

Bàng đỏ rực, rừng cây xanh rì rào. Vài năm nữa, sẽ không còn nơi đây nữa. Sẽ chỉ là mặt nước mênh mông.

user posted image

user posted image

user posted image


Nghĩ đến một ngày nào đó, những con thuyền sẽ bơi qua lại bên trên cây cầu sắt này....

user posted image

Nhìn lần cuối, thị xã nhỏ trong núi, nơi sẽ là thị xã nhỏ dưới lòng hồ

user posted image


Cầu treo Hang Tôm, cây cầu treo lớn và đẹp nhất Tây Bắc, bắc qua thượng nguồn sông Đà.
Khi công trình thủy điện Sơn La cấp 3 hoàn thành, cây cầu cũng sẽ ngập trong nước.

user posted image

Từ cầu Hang Tôm, nhìn xuôi dòng Đà giang về hướng Tủa Chùa. Khi thủy điện Sơn La mức hai làm xong, nước sẽ dâng ngược dòng sông Đà lên đến tận đây.
Khi thủy điện Sơn La mức ba ngăn đập, rất có thể cả cây cầu này cũng ngập trong nước. Hẻm núi này sẽ chỉ còn là một phần lòng hồ

Xa xa là cái xuồng múc cát ở đáy sông lên để đãi vàng. Dọc các dòng sông Tây Bắc có khá nhiều chiếc như vậy.

user posted image

Nhìn ngược sông Đà về hướng Mường Lay. Ngược dòng này nữa, đâu đó sẽ có một nhánh len lỏi vào A Pa Chải, cực Tây tổ quốc

user posted image

Nhìn xuống, để thấy cao độ của cầu. Có một bóng người rất bé nhỏ bên dưới đó. Và một con thuyền.... Một con thuyền thật nhỏ nhoi, nhưng khi dòng nước dâng lên, chính nó sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những đỉnh núi chìm dưới làn nước. Lúc đó người ta sẽ không TRÈO, mà sẽ CHÈO qua các đỉnh núi....

user posted image

Từ cầui Hang Tôm, ngược dòng Nậm Na, là một màu xanh của cỏ cây núi rừng....

user posted image


user posted image

Dòng Nậm Na chảy giữa hai dãy núi. Con sông mùa này ít nước, lộ ra lớp đá dưới đáy. Xa dưới kia có một ngọn thác từ lưng chừng núi. Đã xuống đến đó, nhưng không thấy dòng nước nào chảy ngang đưòng, chứng tỏ dòng thác đó là đổ từ một mạch nước chảy ngầm hoàn toàn trong núi.

user posted image



QUOTE(chutich @ Apr 18 2006, 03:56 AM)
Cam ơn bác Chit nhiều về hình ảnh các cung đường phía bắc của Bác. Nhà em ở tận trong này cứ nghĩ đến khi nào mình mới được lang thang ra được ngòai đó, mà đến lúc đó thì mấy bản làng đẹp như mơ kia sẽ nằm duới lòng hồ thủy điện mất rồi. Trong này Nhà em chỉ lang thang được các cung đường phía nam và nam trung bộ, lang thang đi chụp hình và câu cá! Hy vọng có bạn nào cũng thích câu cá thiên nhiên mình cùng mở một mục mới nhỉ?
*



Yên tâm đi. Non xanh trơ đó, nước biếc còn đây. Cũng chỉ một phần khu vực Sơn La, Lai Châu là bị ngập thôi. Còn nhiều bản làng đẹp nữa, còn nhiều lắm....
Mà dự án thủy điện cấp 3 chắc cũng phải 10 năm nữa may ra mới ngập nước. Cấp 2 thì chắc hơn 2 năm nữa sẽ dâng nước.

Xem thằng TQ nó làm thủy điện Tam Hiệp còn ngập cả mấy thành phố với hàng ngàn công trình cổ kia mà...



Vài bức ảnh hoa đào mùa xuân trên cung đường Lai Châu - Phong Thổ.

user posted image

Đường qua Phong Thổ, rồi đến Bình Lư..

user posted image

Chiều xuống trên Hoàng Liên Sơn, mạch núi cao nhất của tổ quốc....

Có con dốc dài đến hơn 2km thẳng tắp, cắt côn thả chạy vèo vèo, sướng tĩ tã.


user posted image

CHỢ PHIÊN

Nhiều người thường nghe đến chợ tình Sapa, nhưng chợ đó đã không còn gì nữa. Chỉ còn Tây, người Mông đen đã quá khôn ngoan, mang nặng tính du lịch và mua bán.

Nhưng Lào Cai còn nhiều chợ phiên nữa, rải rác khắp vùng núi non trùng điệp của Tây Bắc. Đây là nơi người ta mua bán, trao đổi hàng hóa. Người dưới xuôi lên bán vải vóc, muối ăn, đồ sắt, và gần đây là các hàng hóa khác như đồ nhựa, xà phòng, dầu gội,..., các vật dụng gia đình. Người trên núi xuống mang bán gạo, rượu, rau quả, hàng thổ cẩm.... Tất cả tập trung tại một khu chợ.

Chợ phiên tây bắc họp mỗi tuần một lần. Khi đi chợ, bao giờ người ta cũng mặc quần áo đẹp. Ngày thường dù có mặc đồ xấu, bẩn đến đâu, thì khi đi chợ cũng phải cố có bộ váy mới, hoặc ít ra là sạch sẽ, đeo vòng, hoa tai lủng lẳng, các tấm địu, tấm gùi thêu cầu kì.

user posted image

Chợ phiên Lào Cai:

Chợ Bắc Hà họp chủ nhật
Chợ Cốc Ly họp thứ ba
Chợ Cán Cấu họp thứ bẩy
Chợ Simacai họp chủ nhật
Chợ Mường Khương họp chủ nhật.

Chợ Cán Cấu họp giữa lũng núi. Từ trên con đường từ Bắc Hà đến gần nhìn sang....

user posted image

Ảnh bản quyền của Shrek_8x. Tớ cũng chụp nhưng máy không xịn bằng, nên ảnh xấu hơn, với cả ngại upload lên quá. Cảnh sắc Tây Bắc tuyệt đẹp.

Cung đường Phố Lu - Bắc Hà trong buổi sớm


user posted image

Một dải voan mây nhẹ nhàng trên vách núi bên dòng sông Chảy

user posted image

user posted image


Đã hơn tháng nay nằm nhà. Nhớ vài cung đường với những ngôi nhà tranh bên sườn núi.


user posted image

user posted image

Những người sống giữa núi rừng ấy, họ nghèo, và đơn giản hơn bao nhiêu so với chúng ta. Họ lo cho cái ăn, cái mặc, cho đứa con, cho bà mẹ già. Và gần như là chỉ thế. 
Cuộc sống, niềm vui, nỗi buồn của họ là một sự đơn sơ giản dị, mà đôi lúc những kẻ khác phải thèm. Niềm vui là một phiên chợ, gặp được người quen, nói cười líu lo, là được mặc váy mới ra ngoài đầu núi ném còn, đánh bóng....

Còn chúng ta, quá nhiều ngưòi vật vã vì những điều, mà thật là xa lạ với họ, và đôi khi xa lạ với chính cả chúng ta...


user posted image

user posted image

Váy hoa Cán Cấu.......... Simacai.........

http://img.photobucket.com/albums/v634/chitto/Dulich/2006_04_BacHa062.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v634/chitto/Dulich/2006_04_BacHa065.jpg


Hôm qua phóng xe ra chân cầu vượt, định đi Tà Sì Láng cùng đoàn. Nhưng rồi chỉ vì........ lại quay về. Chiều nay muốn chạy lên Tam Đảo tí cho nó thoải mái, mà trời xấu quá...

http://img.photobucket.com/albums/v634/chitto/Dulich/2006_04_BacHa079.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v634/chitto/Dulich/2006_04_BacHa089.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v634/chitto/Dulich/2006_04_BacHa076.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v634/chitto/Dulich/2006_04_BacHa098.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v634/chitto/Dulich/2006_04_BacHa105.jpg

Chạy lên Tam Đảo nghỉ một đêm, rồi về HN.

Trên đường về rẽ vào Tây Thiên. 
Tây Thiên vốn là một con suối dưới châN Tam Đảo, tạo thành nhiều thác, phía trên có đền thờ Mẫu Tây Thiên.

Năm ngoái, bên ngoài dựng lên một ngôi chùa rất lớn trên đỉnh núi, là Trúc Lâm Tây Thiên thiền viện. Chùa do HT Thích Thanh Từ, vốn trụ trì Trúc Lâm Thiền viện Đà Lạt chủ trì xây dựng. Phong cách kiến trúc giống hệt trong Đà Lạt.

Toàn cảnh chùa trên núi.

http://img.photobucket.com/albums/v634/chitto/TayThien/2006_06_TamDao043.jpg

Tam Quan

http://img.photobucket.com/albums/v634/chitto/TayThien/2006_06_TamDao051.jpg

_________



Mấy tháng nằm nhà, ngày mai tớ lại chạy.

Cung đường đã đi rồi, nhưng giờ là một năm mới, và một số người mới, cảm giác mới.

Trước mỗi chuyến đi, vẫn có cảm giác hồi hộp, dù rằng đi đã thành một chuyện thường.....



QUOTE(SyncMaster @ Jun 29 2006, 05:49 AM)
Lại sắp được xem ảnh mới rồi  sp_ike.gif
*


Rất tiếc là máy ảnh của tớ bị nước vào, do đi trong cơn bão số 2, nên không có ảnh.

QUOTE(biendep @ Jun 29 2006, 05:45 PM)
Anh Chít, anh Chít, sao đi chơi hoài thế ? thiệt sung sướng ! Lần này người đi đâu đó người ?  rolleyes2.gif
*



Anh đi cái mà em witch141 dự định đi tuần sau đó, và cũng là nơi đã đi năm ngoái, năm nay chạy lại. Anh vừa về đến nhà xong.


QUOTE(witch141v @ Jul 1 2006, 06:29 PM)
À nhân đây cuối tuần tới (7-9/8), các bác có ai muốn đi Thác Bản Giốc thì đi cùng bọn em cho vui.

http://www2.ttvnol.com/lamquen/766398/trang-1.ttvn
*


Các cung đường lên Bản Giốc đều đẹp, nhưng ngồi trên xe ôtô thì chán lắm. Đấy là vì tớ chạy xe máy nên thấy thế.
Đi ôtô, thì chỉ có mỗi các điểm đến. Còn xe máy, thì toàn bộ con đường là sự hưởng thụ !!!

Đi xe máy hết 3 đêm 3 ngày. Chạy được một cung đường mà đọc trên box Du Lịch chưa ai từng đi qua bao giờ, gặp thác Chó, một cái tên cũng chưa nghe thấy bao giờ !!! Cũng vì có cơn bão số 2, nước lụt dâng cao hết các con đường, nên phải thuê thổ dân dẫn đi đường vòng, nên biết thêm một cung đường nữa.

À, em witch141, nếu em nghỉ ở Cao Bằng, thì nhằm khách sạn Bằng Giang của nhà nước, to đẹp nhất mà vào. Bọn anh vừa ngủ ở đấy đêm hôm qua, với giá 40 nghìn / người (1 người 1 giường đơn). Tiêu chuẩn 3 sao. Nếu tiết kiệm hơn thì có chỗ 30 nghìn / người, nhưng chắc không bằng ks Bằng Giang đâu. Năm ngoái cũng ở đó, với giá 200 nghìn / 6 người, năm nay lên giá rồi.....


Nếu cần thông tin gì, thì cứ hỏi. 
À, mà đọc thấy bên kia bọn em định đi đường Lạng Sơn lên. Theo như hỏi người dân trên Cao Bằng ngày hôm nay, thì cung đường đó đang mở rộng, người ta phá các taluy đường xuống, lại gặp trời mưa bão, nên đường sẽ rất khó đi. Đặc biệt otô có thể phải chờ vài tiếng đồng hồ.

Cũng vì lý do đó nên dự định đi về = đường Đông Khê, Thất Khê, Lạng Sơn của đòan xe máy phải bỏ, quay về đường Bắc Kạn như lúc đi.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi chitto: Jul 3 2006, 12:33 AM

______________






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét