Topic gốc:
Trương Gia Giới, Phượng Hoàng, Hồng Giang của các đại quan
Tên chính xác là:
- Khu bảo tồn Trương Gia Giới (Zhangjiajie) và Vũ Lăng Nguyên (Wulingyuan), Di sản thiên nhiên thế giới.
- Phượng Hoàng cổ trấn (Fenghuang)
- Hồng Giang cổ thương thành (Hongjiang)
Tất cả đều thuộc tỉnh Hồ Nam (Hunan), Trung Quốc.
Lịch trình: 8 ngày, từ 30/8 đến 6/9.
Đường đi như sau
Lịch trình
30/8: Hà Nội - Lạng Sơn - Bằng Tường - Nam Ninh - tàu hỏa đi Trương Gia Giới
31/8: Đến Trương Gia Giới, thăm rừng nguyên sinh và leo núi Trương Gia Giới; ngủ đêm tại làng người Thổ Gia trên núi
1/9: Thăm Thiên Tử Sơn, trưa về Ô Long Trại tại khu Dương Gia Giới; chiều xuống núi, bắt tàu hỏa đi Cát Thủ, xe bus đi Phượng Hoàng cổ trấn
2/9: Thăm Miêu Gia Trại, chợ Miêu, thành cổ Phượng Hoàng
3/9: Cả ngày ở Phượng Hoàng
4/9: Sáng ở Phượng Hoàng, chiều đi xe đến Hoài Hóa, tiếp xe đến Hồng Giang
5/9: Chơi ở Hồng Giang, chiều về Hoài Hóa, tối lên tàu về Nam Ninh
6/9: Nam Ninh, Hà Nội.
Kinh nghiệm đầu tiên: Rất cần "Quan thông ngôn" biết tiếng Trung.
Ngày 1 (30/8)
Xe khách Hoa Thêm đón từng người, bắt đầu từ 4:20 sáng, 7:30 đến cửa khẩu Hữu Nghị. Giá: 80K VND/người. Tel.
Xuất cảnh qua TQ. Bên kia cửa khẩu bắt được xe bus xịn đi Bằng Tường: 5tệ/người. (Nếu không vớ được bus xịn thì bus con hoặc taxi khoảng 10tệ).
Tại bến xe Bằng Tường, vé đi Nam Ninh có nhiều chuyến: 67tệ/người.
Bến xe Nam Ninh (bến Lãng Đông) đi bus số 6 hoặc 213 ra ga Nam Ninh.
Vé đi TGG chạy lúc 6pm tùy vào tầng giường nằm, 130 - 180tệ/người.
Kinh nghiệm: nếu không thích lang thang Nam Ninh thì bỏ thêm 5tệ vào ga ngồi trong phòng máy lạnh, đồ ăn trong đó tuy đắt hơn (8tệ so với 6tệ) nhưng ngon và sạch hơn bên ngoài nhiều. Hoa quả thì mua ngay hai bên hông ga, nhiều, ngon và rẻ.
Ngày 2 (31/8)
Nhà tàu gạ tour TGG 500tệ, nhưng không rõ thế nào.
Xuống mua tour Cty Du lịch ngay bên ngoài ga: 550tệ/người/2 ngày, ngủ đêm ở trong núi, hướng dẫn viên tận tình.
Trong núi, tiền ăn đặt sẵn đắt hơn: trưa 25, tối 25, sáng 10 tệ/người. Bọn tớ ăn thì buổi trưa rất ngon, buổi tối tệ hơn nhiều, buổi sáng chỉ có cháo trắng với calathầu, đường, bánh bao không nhân.
Có thể tự đi: xe bus từ ga đến cổng (35km) là 15tệ/người, vé vào cửa 250tệ/người, ngủ đêm (không biết). Tuy nhiên do khu vực rất rộng, nếu không biết trước có thể lạc, hoặc không tìm được chỗ ăn, chỗ ngủ hợp lý. Nếu thừa thãi thời gian và kinh nghiệm nhiều, tự đi sẽ rẻ hơn. Vì bọn này lần đầu đến TGG nên để an toàn đã mua tour.
Nếu đi Thiên Sơn thì cách ga khoảng 200m là ga cáp treo, vé 250tệ. Thông tin chi tiết trên Thiên Sơn thì không rõ vì không đi.
Đi hồ Bảo Phong thì vé 88tệ.
Ngày 3 (1/9)
Đi thăm các khu trong TGG. Giữa các điểm có xe bus miễn phí, nhưng cũng phải đi bộ ra các bến xe. Do có hướng dẫn viên nên thoải mái và không lo đường đi lối lại.
Ăn quà linh tinh trong các quán cũng rẻ, hoa quả tươi cũng có trồng ngay trong khu vực thì rẻ, từ ngoài mang vào thì đắt hơn.
Những khoản như nước lọc, bia,..., thì đắt hơn ở ngoài. Cũng phải vì đây là vùng núi và du lịch.
Chiều về thị trấn, nhờ HDV đặt trước vé tàu đi Phượng Hoàng. Có 2 chuyến buổi chiều lúc 5:20 và 5:58, nếu chuyến trước đông có thể sẽ không đỗ ga cần xuống. Thông tin này HDV gọi di động mới nắm chắc được.
Vé tàu TGG - Cát Thủ là 11tệ (chuyến trước), 10 tệ (chuyến sau)
Tàu TGG - Cát Thủ mất 1.5 giờ.
Đến Cát Thủ, từ cửa ra thì bên phải có bến xe bus đi Phượng Hoàng, đều đặn nửa giờ 1 chuyến, xe tốt. Vé 15tệ/người.
Nhà nghỉ ở Phượng Hoàng tùy mùa, tùy thời điểm. Khi đó phòng ở khách sạn Đà Giang 70tệ/2người, cửa sổ rộng nhìn ra sông. Các phòng gần khu vực thành cổ cũng khoảng vậy, nhưng chật chội và vệ sinh kém hơn.
Tối đi phố ăn đêm ở đầu cầu Hồng Kiều, mở đến 2 giờ sáng.
Ngày 4 (2/9)
Mua tour đi Miêu Gia trại: 90tệ/người đã gồm ăn trưa.
Những người bán tour vào từng khách sạn mời chào ở sảnh, nên mặc cả kĩ.
Giá tối thiểu không biết bao nhiêu, nhưng biết có người khác phải mua giá 146tệ. Nên đi sớm thì sẽ xem được nhiều và ăn trưa được nhiều.
Đi Miêu Gia về 4 giờ chiều, chơi thành cổ.
Ngày 5 (3/9)
Cả ngày chơi thành cổ. Ăn uống rất nhiều quán, dọc bờ sông, trong thành cổ...đồ ăn ngon và giá rất hợp lý, 20 - 30 tệ/người/bữa.
Nên vào thành cổ, ăn thử các món bán rong.
Ngày 6 (4/9)
Cả buổi sáng tiếp tục đi dạo chơi cổ trấn. Trưa trả phòng.
Bắt xe khách đi Hoài Hóa, 25 - 30tệ/người. Xe đỗ cổng ga Hoài Hoá.
Mua vé tàu Hoài Hóa - Nam Ninh luôn. Mua trước 1 ngày mà không còn vé nằm vì trùng đợt sinh viên về Nam Ninh nhập học.
Vé tàu ngồi Hoài Hoá - Nam Ninh: 49tệ/người.
Bắt taxi 5 người đi Hồng Giang, gặp lái taxi ngớ ngẩn rất mệt.
Kinh nghiệm: taxi Hoài Hoá - Hồng Giang cổ thương thành: tối đa 150tệ/xe.
Hồng Giang cổ thành (nằm ở Hồng Giang khu) cách Hồng Giang thị 25km. Nếu không cẩn thận sẽ bị đưa đến Hồng Giang Thị thì vẫn chưa được.
Taxi Hoài Hoá - Hồng Giang thị: 80 tệ
Hồng Giang thị - Hồng Giang cổ thương thành: 50tệ
Taxi đưa đến hàng ăn tối ngay đầu cổ thành, ăn ngon và rẻ.
Nhà nghỉ ở HG: 60tệ/2người.
Nghe nói vào Cổ thành 120tệ/người, nên buổi đêm cả lũ kéo nhau vào luôn. Buổi tối khó thấy được, và cũng không có ngăn cách gì cả.
Ngày 7 (5/9)
Nghe nói 7:30 bắt đầu bán vé nên 7:00 đã đến. Sau mới biết vé là mua tour có giới thiệu, vào hẳn các nhà cổ, xem hát, xem diễn... Còn không thì ra vào tự do. Trong cổ thành không khí u ám nặng nề.
Lên chùa trên núi, nhưng xấu, không có gì đáng xem.
Về ăn trưa tại quán cũ, taxi đi ga Hoài Hoá: 120tệ. Nếu 4 người thì chỉ 100tệ.
Tàu Hoài Hóa - Nam Ninh chạy lúc 9h tối.
Trong lúc chờ tàu, ra ngoài phố chơi cũng rất nhiều thứ.
Kinh nghiệm: phải tìm cửa ra tàu đúng, xem có nhiều người đi không. Tàu từ ga lẻ có thể rất đông, thời gian đỗ lại ngắn nên việc chen chúc lên tàu rất vất vả (nếu đi vé ngồi).
Lần này 5 người gặp tàu đông chưa từng thấy, suốt 10 tiếng chỉ ngồi tại chỗ không nhúc nhích, không đi lại được. May mắn sao không ai đau bụng hay gì gì cả.
Ngày 8 (6/9)
8h về đến Nam Ninh, thoát khỏi chuyến tàu khủng khiếp.
Tại ga Nam Ninh có thể mua vé Nam Ninh - Hà Nội: 150tệ.
Đi bus ngược lại ra bến xe Lãng Đông: 2 tệ.
Xe Lãng Đông - Hà Nội: 148tệ
Lãng Đông - Bằng Tường: 67tệ.
Bằng Tường về Hữu Nghị Quan và Hà Nội.
_________________________________________
Tổng chi phí - không kể VISA là 1600 tệ/người.
Last edited by Chitto; 16-10-2008 at 15:11.
Câu chuyện thì thật dài, với những ngày trên tàu xe, những câu chuyện cười mãi không dứt, những câu nói, câu dịch của Jinxia, những món ăn, những con người đã gặp trên đường đi.
Từ câu chuyện "các đại quan", so bì vé rẻ với cô bé trên tàu Nam Ninh, chuyện "Húng xỉa", "tua-xảo-chén" của nhà Black, 3078 bậc đá, bữa tối đòi nấm của Madam, thang-sứ, tháng-sư, thàng-sứ...
Và bài thơ được ghép từ các tác giả Tàu và Việt:
Trương Gia Giới thật là kì quái
Đến con rùa cũng biết luyến ái
Vãi đái
Demo Trương Gia Giới
Vài cái ảnh demo tí. Trương Gia Giới nổi tiếng vì núi non như tranh thủy mặc. Những khối núi đều cao trên 300 mét, và những con đường đi dạo quanh mép vực, nhìn xuống độ sâu cũng hơn 300 mét, hun hút rợn người.
Last edited by Chitto; 07-09-2008 at 23:26.
Last edited by Chitto; 09-09-2008 at 00:17.
Bốn trong năm "đại quan" Việt Nam làm náo loạn Trương Gia Giới
Demo Miêu Gia Trại
Làng đá Miêu Gia Trại, với những đứa trẻ rất chi là.... hè hè, nghe kể chuyện sau nhé
Một Phượng Hoàng cổ trấn điệu đà
Trong mưa lất phất
Một quán bên sông
Thuyền nằm khẽ thở
Dưới ngọn đèn lồng
Đưa em qua cầu...
Ứ, tự em đi cơ....
Phượt quái
(nhìn quanh quất xem có thấy tay Sontt lảng vảng đâu đây ko để mình xì pam phát )
Chà, trước giờ biết mỗi Trư Bát Giới, giờ mở mang lại biết thêm cả Trương Gia Giới nữa, quả là kẻ tám lạng, người nửa cân
Chỗ này ko biết có phải chỗ đóng phim Tôn Nghộ Không bị đè dưới núi sao khi tè bậy vào tay Phật Tổ không nhỉ? Giống giống là.
Ảnh cô râu chú dể của bạn Chitto DOF điếc như thật í nhờ. Đẹp đẹp là. Nhưng sao em Black chạy trước dáng vẻ quyết đoán thế?
Còn cái ảnh Lất phất mưa của bạn, bạn giữ cả mấy cái kèo ở trên là có ý gì không? xem rối quá giảm cả... ướng.
Khởi hành
Chuyến xe đi Lạng Sơn khua kẻ ở xa nhất lúc 4 giờ 15, *****, thế mà bảo 5 giờ kém 20 mới đi. Điện thoại váng cho nhà Black vẫn còn đang chưa chui ra khỏi chăn. Vòng vèo mãi, cuối cùng thì cũng đã đủ bộ năm cán bộ của Phượt, gồm một Admin, hai SMod, một Vô địch Ấy, một Thông ngôn, tằng tằng kéo lên xứ Lạng.
Sửng sốt nhìn Bà Smod với bộ tóc xù như đống bùi nhùi nhồi chăn, lại đỏ cành cạnh, anh công an hải quan thì thào: "em bị làm sao thế em?" - "Dạ, em bị điện giật anh ạ, cháy từ trong ra ngoài". Nói rồi nàng toan show cho anh xem toàn bộ nhưng anh kinh hoàng từ chối.
Cả lũ hăm hở vượt Hữu Nghị quan, lầm bầm chửi sao các bạn Tàu khéo show hàng thế, có mỗi cái đổi gác mà cũng cứ làm như gác lăng bác Mao vậy.
Tọt một cái, đã vào đất Tàu.
Đến đây, bà thông ngôn được dịp trổ tài, đổ lăn đổ lóc anh lái xe bus đi Bằng Tường. Kết quả là anh nhiệt tình đến độ không những cố nài đi chuyến xe lúc 10 giờ 50 (giờ Tàu), mà còn chỉ dẫn rõ ràng xe bus.
Này nhé, xe bus từ bến Lãng Đông đi ga Nam Ninh có hai loại: xe số 6, ek có điều hòa; còn xe 213 thì có điều hòa, cứ là mát rượi.
Ngoảnh lại, đã ngồi trên tàu từ Nam Ninh đi Trương Gia Giới rồi. Chặng đường 936 km, tàu chạy hết 14 tiếng, qua 14 ga.
Originally Posted by
imim
Còn cái ảnh Lất phất mưa của bạn, bạn giữ cả mấy cái kèo ở trên là có ý gì không?
xem rối quá giảm cả... ướng.
Là vì ngồi trong một cái quán lãng mạn đến chết người. Không có mấy cái kèo ngang kèo dọc đó, thì khác qué gì đứng trên bờ sông như bọn tè bậy chụp đâu cơ chứ.
Mà bạn không rõ đó chứ, trên đó treo một lũ chuông, mấy lị những tấm gỗ nhỏ duyên lắm ấy, tha hồ đề tên của bạn trên đó. Mấy năm sau quay lại có khi vẫn còn.
Zai ngon
Vừa lên tàu, ba nàng trong đoàn đã tán đổ được mấy anh giai bên kia đường ray.
Thế nên khi tàu chạy, lưu luyến thế này đây
Chuyện 1
"Chúng mày là các đại quan..."
Thế quái nào, mua vé tàu nằm cùng giá, Bà Thông ngôn đã nói rõ là lấy số liền nhau, mà nhà tàu lại nhét mỗi đứa một khoang thế này? Té ra cùng giá, số liền nhau thì tất cả cùng nằm giường tầng hai, nhưng là các tầng hai của các khoang cạnh nhau. Giời ạ.
Lão Chitto được nhét vào một khoang, mà tầng một bên dưới là một em gái nhỏ hiền dịu, mặt rất chi là ngây thơ trong sáng, ngoan ngoãn nhá. Mà trong khoang đó, lại chỉ có nhõn hai giường ấy có người mới ... chứ.
Thế là trong lúc lão đang lúi húi trên tầng, lôi cái này nhét cái kia, thì em gái ngửa mặt lên thỏ thẻ một thôi : "@^&$)@#%&%^%@#$".
Ngay lập tức, Bà Thông ngôn nhảy phắt ra giải thích : "&##&^($$^#..." - có nghĩa là "Em đừng nói tốn lời vàng ý ngọc với anh í, vì anh í không hiểu đâu, có gì thì nói với chị đây này".
Thế nhưng thấy vẻ hùng hổ và giọng nói gùn ghè của Bà, em gái mặt tái xanh, người dúm dó lại, mắt mở to trợn lên. Ý chừng em gái hiểu câu đó là: "Mày nói gì với thằng đấy thế hả, nó không được nói chuyện với mày, có gì thì mày nói với bà mày đây này".
Sau một hồi vuốt ve dịu ngọt giải thích nhẹ nhàng, em mới hiểu ra sự thật là ngoài Bà thông ngôn, còn thì 4 đứa còn lại đều là lũ điếc.
Khi biết cả năm đi phượt, em nhìn ngưỡng mộ:
- *&#*&^&#@$$&^@$ - có nghĩa là: Chúng mày là các ĐẠI QUAN !!!
...
Last edited by Chitto; 08-09-2008 at 17:37.
Chuyện 2
Các đại quan tính tiền
Ấy thế là lũ chúng nó nghiễm nhiên thành các đại quan. Này là Quan Bà Toet, Quan Ông Vô địch, Quan Săn Nghệ Bờ Nách, Quan Thông Ngôn Xia, và Quan Thủ Quỹ To.
Chuyện với em gái tiếp tục nở tung tóe như mũi bọn đại quan. Tỉ tê một hồi, hỏi vé em í giá bao nhiêu. Em thật thà thưa rằng cái giường tầng 1 của em mua giá 108 tệ.
Đám quan trợn mắt nhìn nhau: Sao thế nhỉ, sao lại thế nhỉ? Tất cả mình tầng hai mà những 126 tệ, lại đắt hơn tầng một à ? Hỏi lại cho chính xác đi chứ nhỉ, hỏi lại đi. Hỏi lại, em vẫn xác nhận là chỉ có 108 tệ thôi. Em cũng chả biết tại sao lại thế nữa?
Hay vì bọn nhà tàu biết đây là các Quan từ Việt sang ? Có nhẽ đâu thế, vì Quan thông ngôn nói tiếng Tàu làu làu đến người Tàu cũng vãi cả ra, lấy đâu mà phân biệt được?
Hay là càng leo cao càng đắt tiền? Vì trên trần chỉ có mỗi cái quạt, càng gần quạt càng đắt tiền?
Các quan định túm chú phục vụ tàu lại hỏi, nhưng chú ý hình như biết các quan giận, đã trốn đằng nào rồi í.
Thế là các quan tức, các quan cáu, các quan quay sang tiếp tục chủ đề hấp dẫn muôn thuở là nói-xấu-các-bọn-không-có-mặt ở đó. Quả thật chỉ có chủ đề này mới xoa dịu được nỗi ấm ức của các quan.
Chán rồi các quan đi ngủ, trong cơn mê vẫn không thôi hậm hực.
Nửa đêm, quan To nhìn xuống. Em gái đã lẳng lặng xuống một ga nào đó dọc đường rồi !
Tiền của em gái nằm tầng một, nhưng chỉ đi có hơn nửa chặng; còn tiền các quan nhiều hơn đấy, nhưng mà đi cả chặng. Thế mà các quan cứ so bì suốt tối.
Đúng là kiểu tính tiền của nhà quan nó cũng khác thường thật.
...
Last edited by Chitto; 08-09-2008 at 21:24.
Sau những hồi ấm ức vì vụ vé được giải tỏa, buổi sáng tươi đẹp cũng đến.
Thực ra thì giường trống đầy, thích nằm tầng nào thì nằm, chả bù cho chặng về khủng khiếp một tuần sau đó.
Ấn tượng là đường tàu của các bạn Tàu được làm xuyên qua vùng núi đá, với không biết bao nhiêu đường hầm. Cứ một đoạn là lại chui vào hầm.
Hai bên đường là những ngôi làng nằm sâu trong các lũng núi, đẹp như tranh. Những mảnh ruộng bậc thang lúa vàng bên dòng sông uốn lượn... Tiếc là tàu chạy nhanh quá, lại thường xuyên vướng cột điện, nên chả chụp được ảnh nào hay ho cả.
Làng nào trong núi cũng như làng cổ cả, với màu đen xám của tường và mái...
Bên đường đến Trương Gia Giới
Chuyện 3
Miệng nhà quan có gang có thép
Quan Nghệ Black quyết tâm học vài câu tiếng Tungcủa để giao thiệp với các giai xứ Trương Da Dê. Thế là quan học ngay được hai câu cơ bản: Tua-xảo-chén (bao nhiêu tiền) và Pu-tủng (không hiểu).
Sau khi xuống ga, các quan rất ấn tượng với một đường cáp treo ngay cạnh ga, đi lên dãy núi phía xa. Ngay lúc ấy, một đống giai ngon ùa vào vây quanh, líu la líu lô, tay cầm bản đồ, mời chào í ới.
Và Quan Nghệ lập tức trổ tài. Trỏ cái đường cáp treo trên trời, ngài lên giọng:
Quan: Tua xảo chén ?
Đám giai: *&#*&*^
Quan: Tua xảo chén ??? (lên giọng)
Đám giai: )*&*^@(Q(^$$)@$*@# (cũng lên giọng theo)
Quan: Tua xảo chén ?????? (bà bực lắm rồi đấy)
Đám giai: (&Q@$*^%&@$^@#&$%@^$%@#
Quan: Tua xảo chén (gào lên) ??????????????????
.......
Và sau đây là chuyển ngữ của Quan Thông ngôn:
- Bao nhiêu tiền ?
- Bọn tao không biết
- Bao nhiêu tiền ???
- Bọn tao đã bảo là không biết, mày ra kia mà hỏi
- Bao nhiêu tiền ??????
- Giời ơi, tao không biết, mày mà hỏi nữa là tao bảo 5 nghìn tệ đấy
- Bao nhiêu tiền ?????????????
Vì tấm lòng nhân đạo dành cho các anh giai ở Trương Da Dê và cho Quan, câu chuyện tạm dừng ở chỗ này.
Đại bàng Tím
Có mấy cái ảnh trên đường tới Trương Gia Giới cho Quan ké cái ko chitto đã đi tới nhà ga với một dàn đồng ca Tua xảo chén , chụp vỡ mặt mấy cái cột điện vì tàu chạy nhanh khiếp 120km/h hị hị
Last edited by TÍM; 09-09-2008 at 00:59.
Thiên Môn Sơn
Trương Gia Giới là tên gọi của một huyện (Trương Gia Giới huyện), gồm một đô thị cấp huyện (Trương Gia Giới Thị), một vùng phong cảnh (Trương Gia Giới Khu), trong vùng phong cảnh lại có nhiều tiểu khu như: Rừng quốc gia Trương Gia Giới, khu Thiên Tử Sơn, khu hồ Bảo Phong...
Ngay sát với đô thị Trương Gia Giới, là nơi tàu hỏa đỗ xuống, là một ngọn núi nổi tiếng: Thiên Môn Sơn (Tianmenshan).
Trước khi đến Trương Gia Giới, các quan chưa hề biết Thiên Môn Sơn, đến lúc từ ga nhìn lên đường cáp treo lơ lửng hun hút đi lên trời, và ngọn núi sừng sững vươn lên sau đám mây thì mới thấy ấn tượng với ngọn núi ấy.
Người hướng dẫn nói rằng ngọn núi là điểm hành hương của các Phật tử, giá vé lên đó cũng hơn 200tệ, không hề rẻ chút nào. Vì trong lịch trình không hề có điểm này nên các quan bỏ qua.
Tuy vậy, về nhà đọc lại thông tin về Thiên Môn Sơn, cũng thấy đây là một điểm rất đáng đến. Tớ viết sau đây giới thiệu về Thiên Môn Sơn cho bác nào có điều kiện đi lên đó. Các ảnh sau lấy từ mạng, vì các quan không có cơ hội lên thăm.
Thiên Môn Sơn cao hơn 1500m, từ thành thị Trương Gia Giới lên đỉnh cao gần 1300m. Các vách đá bốn phía dựng thẳng đứng cao vút 400m. Cáp treo dài hơn 7km đi thẳng từ Trương Gia Giới lên đỉnh núi. Trên núi là hệ thống đền chùa Phật giáo để hành hương và các điểm ngắm cảnh.
(Cái lỗ thủng bên trái núi chính là Thiên Môn).
Theo lịch sử Trung Quốc ghi lại, vào năm 263, thời Tam Quốc, vùng này thuộc nước Ngô dưới quyền Tôn Quyền. Vách đá núi Tung Lương bỗng sụt lở xuống, tạo ra một lỗ hổng khổng lồ giống một cánh cửa lên trời. Từ đó núi Tung Lương được đổi tên là Thiên Môn Sơn - Núi Cổng Trời.
Cổng Trời này cao khoảng 130m, rộng và sâu khoảng 60m. Năm 1999, phi đội bay quốc tế 12 chiếc máy bay đã bay qua cổng này. Năm 2006, Nga lần nữa biểu diễn phi đội bay qua đây. Do đó trên các panô khắp Trương Gia Giới rất dễ thấy hình ảnh này.
Con đường lên Thiên Môn bằng đường bộ cũng được coi là đường quanh co nguy hiểm nhất Trung Quốc, với gần 100 khúc cua ngoặt.
Last edited by Chitto; 09-09-2008 at 09:36.
Còn cáp treo cũng là đường cáp có khoảng lên cao nhất ở Trung Quốc: gần 1300m
Còn từ trên Thiên Môn Sơn, có những đường đi ngắm cảnh bám dọc vào vách núi cao hàng trăm mét, thò hẳn ra ngoài, cực kì cheo leo hiểm trở tạo cảm giác mạo hiểm, và có những cảnh sắc hoành tráng không kém Trương Gia Giới.
Đấy là thông tin lấy trên mạng. Cũng thấy hơi tiếc là đã đến tận Trương Gia Giới mà không thăm Thiên Môn Sơn. Nhưng thôi, để đó sau này có khi còn cơ hội quay lại, cũng chưa muộn.
Originally Posted by
cvn
Mình thích cái Thiên Môn Sơn này rồi đới!!!!!
Vâng, bác đi đi bác. Cái lũ quan này quan liêu, trước khi đi có đứa nào tìm hiểu trước gì đâu, túi bụi việc nọ việc kia. Đến lúc đi vẫn còn tán phét chuyện ở Hà Nội chứ có bàn chuyện Hồ Nam đâu. Đúng tinh thần Phuot ek biết điểm đến thế nào.
Chẹp, mà có dững 1 ngày thêm ăn ngủ nghỉ phè phỡn ở Phượng Hoàng, xiền về vẫn còn xủng xoẻng, thừa so với kế hoạch cơ đấy.
Chết vì tội quan liêu !!!
À, mà mới đọc một thông tin, là ở đỉnh Thiên Môn, có một hiện tượng mười năm mới xuất hiện, là dòng thác lớn đổ thẳng từ đỉnh núi xuống sau những cơn mưa cực lớn. Hiện tượng hiếm gặp này xuất hiện vào các năm 1949, 1965, 1976, 1989, 1998. Có khi năm sau bác mà đi lại gặp được, thì đúng là mĩ mãn cuộc đời !!!
Last edited by Chitto; 09-09-2008 at 09:28.
Trương Gia Giới
Thôi, các quan chưa đi Thiên Môn Sơn, các quan ứ thích bàn về Tianmenshan nữa, kẻo xót ruột. Các quan quay lại với Trương Gia Giới.
Trương Gia Giới được xếp hạng Di sản Thiên nhiên Thế giới, là khu bảo tồn thiên nhiên số 1 của Trung Quốc, Rừng quốc gia được bảo tồn đầu tiên, thì phải hơn Thiên Môn Sơn là danh thắng cấp tỉnh chứ !!!
Trương Gia Giới rất rộng, bao gồm cả khu vực hàng nghìn km vuông. Trong hai ngày ở đó chỉ đi được một phần phía Tây của vùng núi này.
Hàng trăm triệu năm trước, vùng này ngập trong nước biển, rồi dần nâng lên cao. Trong nhiều triệu năm, những dòng nước đã xói mòn đá tạo thành những khe núi, cột đá cao 300 - 400m dựng thẳng giữa trời. Và rừng nguyên sinh bán ôn đới tỏa bóng các khe đá. Nếu đến đây vào mùa lá đỏ thì còn tuyệt diệu hơn.
Vì Trương Gia Giới quá rộng, nhiều đường vòng vèo, lại rất lắm chỗ lên thang xuống thang, các quan quyết định phải theo tour và có người hướng dẫn. Đó là quyết định đúng đắn, bởi khi đi rồi mới biết không có người hướng dẫn thì lạc như chơi, và cũng chả biết chỗ nào đẹp cả.
Khu bảo tồn thiên nhiên Trương Gia Giới và Vũ Lăng Nguyên cách đô thị TGG gần 40km, phải đi xe đến đó.
Có nhiều loại tour cho khách tham quan Trương Gia Giới: loại 1 ngày, 2 ngày, 4 ngày... còn như người ta nói, để đi ngắm hết nơi đây phải mất 10 ngày. Và mỗi mùa một khác, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng. Tại tất cả các điểm giới thiệu tour, bán tour đều để số điện thoại nóng gọi là số "Đấu tố", để khi cần thì phản ánh trực tiếp với Chính quyền.
Người hướng dẫn du lịch cho các quan là một chị người dân tộc Bạch, tên là Hùng, gọi là Húng-xỉa tức Hùng tỷ. Chị nhỏ bé, nhanh nhẹn, giọng cao vút chói lói, nói rất nhiều khiến quan Thông ngôn phải lắm phen khốn đốn.
Xe đưa các quan xuyên qua núi non, vòng vèo trên triền núi, xuyên qua một đường hầm dài 3km, men theo vực, cuối cùng cũng đến cửa. Đây chỉ là một trong năm cửa vào Trương Gia Giới, nằm ở phía nam. Ngoài ra còn các cửa khác, cách nhau cả chục km.
Vừa xuống xe, TGG đã chào đón bởi một biểu tượng mạnh mẽ, khiến ai cũng xuýt xoa, hoặc là thích thú khao khát hoặc là ghen tị ngấm ngầm (tùy theo đó là quan bà hay quan ông)
Giá vé vào cửa của Trương Gia Giới là 248 tệ, có thể vào cửa bất cứ lúc nào trong vòng 2 ngày từ khi mua vé, và ở lại trong đó bao lâu cũng được. Nghĩa là nếu thích, bạn có thể ra khỏi khu vực, rồi ngày hôm sau quay lại.
Để tránh tình trạng "quay vòng" vé, mỗi người mua vé đều phải chụp vân tay. Không biết mức độ nhận biết phân biệt của máy đến mức nào, tuy nhiên tạo cảm giác sự nghiêm ngặt của khu vực. Đúng ra các xe đều phải dừng bên ngoài cửa, nhưng một số vẫn hồn nhiên chạy vào, và barie nhấc lên ngoan ngoãn. Hùng tỉ bảo: "Có tiền có chức thì chỗ nào cũng vào được hết".
Ô hay, đây toàn là đại quan, mà sao nhiều chỗ không được vào thế?
Dưới chân ngọn núi Ngênh Tân (đón khách) là trụ đá ghi dòng chữ "Trương Gia Giới Quốc gia Thâm lâm Công viên"
Tranh thủ Chitto vắng nhà, post trộm ba lăng nhăng vài bức nhặt được trên mạng hí hí
Này thì Trương Da Dê này:
Này thì Ngự Bút Phong ở Thiên Tử Sơn
Note: sưu tầm
Này thì lãnh đạo Phượt đã tới nơi này:
Lưu danh thiên cổ
Còn đây là một phần của bút tích ặc ặc
... Ti amo dove sei andato amore mio amore mio amore mio :x .......
Trinh nữ hay sầu
Hồng Giang cổ thương thành
Đi qua Trương Gia Giới- kỳ quan thiên nhiên của thế giới với núi non trùng điệp sừng sững cách mặt có một sải tay, dừng chân ở Phượng Hoàng- cổ trấn đông dân đông khách du lịch quán xá cửa hàng san sát hấp dẫn muôn màu, sao lại cứ nhớ và nghĩ nhiều đến Hồng Giang, nơi lẽ ra là đáng thất vọng nhất vì quy mô không như mong đợi và sự buồn tẻ tĩnh lặng không một bóng du khách, vì đường xa tàu chật, vì khởi đầu là anh lái taxi bỏ cả bọn xuống giữa đường đông nhưng đích đến vẫn còn đâu đó hai ba chục cây số không biết theo phương nào phía trước…
Hồng Giang cổ thương thành hiện nay thuộc khu Hồng Giang, thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, được bắt đầu xây dựng cuối đời nhà Nguyên đầu đời nhà Minh và đỉnh cao phồn thịnh chính là đời Minh- Thanh, lúc đó là nơi buôn bán và tập kết dầu Hồng (một loại dầu thành phần chủ yếu lấy từ cây ngô đồng, dùng để sơn tàu thuyền, đồ dung bằng gỗ trong nhà, vật dụng trong nông nghiệp, vừa chống thấm, chống được hà biển bám vừa có màu sắc đẹp, là sản vật nổi tiếng của Hồng Giang nên được gọi là dầu Hồng), gỗ quý, nha phiến, nguyên liệu làm thuốc, làm giấy,… Nơi đây còn được ví là “thất tỉnh thông giai”, “tiểu Trùng Khánh”, “tiểu Nam Kinh”, “hòn ngọc Tương Tây”, “Tây Nam đại đô hội”, là trung tâm kinh tế, quân sự, tôn giáo, văn hóa của vùng Tương Tây thời Minh- Thanh. Khi đó thương gia từ khắp 18 tỉnh, 24 châu, phủ đến làm ăn sinh sống, nên lưu truyền câu nói: “Nhất bả bao phục nhất bả tản, bào đáo Hồng Giang đương lão bản” nghĩa là “tay khăn gói tay cầm dù, đến Hồng Giang làm ông chủ”.
Thương khách đến từ nhiều nơi khác nhau nên họ lập ra hội quán để tương trợ đồng hương, nhớ về quê nhà, được xây trong ngõ sâu hoặc ngay trên sườn dốc và đặt theo tên các cung: hội quán của người Giang Tây là Vạn Thọ cung, người Phúc Kiến là Thiên Hậu cung, Bảo Khánh hội quán là Thái Bình cung,… hiện vẫn mở cửa cho khách tham quan. Ngoài ra những di tích miếu chùa, chợ, trạm dịch (trạm truyền văn thư bằng ngựa), nha môn (sở của quan), tiền trang, ngân hàng, thư viện, trường học, tác phường (nơi chế tạo các đồ đạc thông dụng hàng ngày), khách sạn, nhà hút thuốc phiện, kỹ viện, trà lầu, báo xã xen kẽ nhau minh chứng cho một thời phồn thịnh của thương thành.
Cả khu thành cổ hiện nay là một khối đen được vây quanh bởi kiến trúc hiện đại xung quanh, bao bọc nhưng tách bạch. Nhà cổ tường cũ, lối đi bậc đá cũng cũ kỹ rêu phong.
Kiến trúc của Hồng Giang cổ thương thành điển hình cho phong cách xây dựng ở khu vực phía Nam sông Trường Giang đời Minh- Thanh, lại mang đặc sắc của vùng Nguyên Tương (tên hai con sông lớn), mỗi tòa nhà đều là một sự kết hợp hài hòa hợp nhất giữa thiên nhiên và con người, vật liệu xây dựng từ gạch, gỗ và đá, đặc biệt không dùng đến kim loại dù chỉ một cái đinh sắt, đảm bảo kiên cố, thực dụng và mỹ quan. Hoa văn chạm khắc ở cửa gỗ, lan can gỗ rất tinh tế, tò mò ghé mắt nhìn vào trong sẽ thấy xen lẫn với đồ đạc cũ kỹ lên nước bóng loáng là quần jean trên dây phơi, lồng bàn phích nước vỏ nhựa đỏ như màu giấy viết câu đối, cuộc sống vẫn diễn ra và tiếp nối lịch sử, trẻ con vẫn được sinh ra và đi học, người già phơi nắng và ăn mì.
Ngàn năm phong vũ trôi qua, phù hoa vẫn còn lẩn quất quanh thương thành, cảnh vật gợi hương sắc cổ xưa tình cờ trùng với bức tranh “Thanh Minh thượng hà đồ” in trên thanh thủy tinh chặn giấy tôi mua cho bố tôi trong một quầy lưu niệm ở Phượng Hoàng để trong ba lô đây - bức tranh với cảnh tàu thuyền qua lại mua bán tấp nập nhộn nhịp no đủ, bên nào sông Nguyên, bên nào sông Vu?
Một chuyên gia lịch sử Trung Quốc nói: “Không đến Bắc Kinh thì không thể biết được vẻ đẹp kiến trúc cổ đại Trung Hoa, không đến Tây An thì không lĩnh hội được tinh túy văn hóa lịch sử Trung Hoa, và không đến Hồng Giang sẽ không cảm nhận được sự huy hoàng của văn minh thương nghiệp cổ đại Trung Hoa”. Tôi không có hoài bão đi tìm những dấu tích lịch sử to tát đó, chỉ vì duyên bạn bè duyên du lịch mà lưu lại thương thành chưa đầy một ngày đêm, thế mà đã dạo bước trên dấu xưa hai lần, một lần trong đêm đánh thức cổ thành liêu trai bằng những ánh đèn flash và tiếng đọc biển chỉ đường như trong mê cung se sẽ; một lần vào sáng sớm mai cùng với tiếng rao bán màn thầu khi mặt trời chưa xuyên qua nổi những bức tường cao.
Hồng Giang nay– bao gồm cả thành cổ và khu vực dân cư đường xá mới bé đến mức một cuốc xe ôm đi đến bất kỳ điểm nào cũng đồng giá hai tệ (tương đương năm ngàn đồng), người lái xe chỉ nhìn chứ không chào mời, người bán hoa quả biết khách không phải dân ở đây chứ cũng không tò mò hỏi từ đâu đến, người chủ tiệm ăn sáng kiên nhẫn đợi khách gọi thử từng món từng món, bỏ thêm đường vào bát cháo đậu xanh đến khi khách vừa ý, khách sạn gia đình muốn bật điều hòa phải trả thêm mười tệ, khách về nhà mở cửa mà không thấy chủ đâu bèn tự tìm chìa khóa trong hộp mở cửa phòng…
Nhớ Hồng Giang hơn, phải chăng là vì sự yếu mềm đàn bà phù suy không phù thịnh, thấy cái gì nhỏ bé cũ kỹ chậm chạp đều mủi lòng thương, giận anh taxi không đi nốt hai mấy cây số nên cãi thật lực, trừ tiền tối đa, xong lại áy náy tự hỏi phải chăng anh có chuyện riêng tư gì không cố đi được nốt, từng ấy tiền liệu đã đủ tiền xăng và phí cầu đường…
Đại bàng Tím
Originally Posted by
jinxia
Nhớ Hồng Giang hơn, phải chăng là vì sự yếu mềm đàn bà phù suy không phù thịnh, thấy cái gì nhỏ bé cũ kỹ chậm chạp đều mủi lòng thương, giận anh taxi không đi nốt hai mấy cây số nên cãi thật lực, trừ tiền tối đa, xong lại áy náy tự hỏi phải chăng anh có chuyện riêng tư gì không cố đi được nốt, từng ấy tiền liệu đã đủ tiền xăng và phí cầu đường…
Mình ko phải đàn bà yếu mềm, sao khi trở về cũng nhớ nhất Hồng Giang???
Mà đằng nào thì nàng trinh nữ u sầu cũng bị ngài Chitto mắng vì tội - mà - ai - cũng - biết - là - tội - gì - đấy, tớ lại tranh thủ tát nước theo mưa...
Jinxia nàng ơi, khóa trinh tiết là đây:
Lòng ta là những hàng thành quách cũ
Tự ngàn năm vẫn vẳng tiếng loa xưa
Nhà có 3 ống khói
Người ngồi, có một người ngồi...
Hong nắng, có nhiều hơn một người hong nắng...
Last edited by TÍM; 11-09-2008 at 03:29.
Những công dân Hồng Giang cổ thương thành
Gánh hàng đậu hũ:
Chào buổi sáng
Người già ở Hồng Giang cứ ngồi im lặng hong nắng như thế, bất kể 5 đứa dở dở vây quanh quanh
Cụ này ăn sáng xong làm một điếu cho sảng khoái, toàn thân bất động khi có mấy cái ống vô zuyên chĩa vào:
Các cụ ở đây nhé, em đến h đi ngủ rồi, hẹn gặp lại
Đây là Trương Da Dê Trạm - nơi có hoạt cảnh tua xảo chén về Thiên Môn Sơn 5000 tệ của Quan Nghệ Black
Sơ đồ rối rắm với nào là Trương Gia Giới, Thiên Tử Sơn, Ô long trại, vô thiên lủng, vé 248 tệ cho một tháng, một năm có khi cũng chả đủ, vé này đã bao gồm 3 đồng bảo hiểm, nhỡ có rơi xuống vực thì cũng có tí tệ mang về, trẻ em dưới 1,2 met được miễn phí, sinh viên nước ngoài có thẻ SV mà phải dưới 24 tuổi được giảm trừ vé còn có 134 tệ, ai dưới 24 tuổi tranh thủ đi cái nhỉ
Weo cô meo Trương Da Dê
... Ti amo dove sei andato amore mio amore mio amore mio :x .......
Dưới chân Mother - Son Peak - em quên mất cách phiên âm Hán Việt sang trọng rồi (Mẫu Tử Sơn thì phải
)
Đố biết nhà này đang làm gì???
Toét ơi, trong khung cảnh trang trọng và nghiêm túc như thế, eo ôi, nhìn cái mắt của bạn đội mũ kìa hị hị
Đây là thiên hạ đệ nhất kỳ hoa dị thảo của Trương Da Dê - Hoa con tôm - nghe nói chỉ có ở đây mới có hoa này
(Tuy nhiên, đấu sỹ bò tót bảo, dào, bên Đức nhợn mọc đầy bờ rào, có ai ở Đức vào kiểm chứng cái nhỉ
? )
Đây là nguồn cơn của 2 câu thơ:
Trương gia giới thật là kỳ quái
Đến Ô Quy cũng biết luyến ái
Sau câu dịch này thì phục Quan Thông Ngôn lăn lông lốc luôn, được chị Súng Chỉa bắn liên thanh chả kém gì em Sún nhà mình, xong Jinxia quay sang chốt một câu ngắn gọn, lại một điển tích điển cố gì nhà chúng nó bịa ra, AE lại giương mắt lên nhìn đá xem có ra cái điển tích điển cố gì không hị hị
Nói chung, phát hiện ra trình độ của 5 quan nhà mình thua tất các bạn Tàu
Dù bạn là ai, miễn là bạn có tiền, bạn sẽ được khuân lên tận chóp của Trương Gia Giới
Đây, kiệu người, 600 tệ cho khoảng 6km lên rừng xuống núi, ngồi khệnh như ông hoàng, bà chúa, khỏi phải rên rỉ vì cái balô nó kéo vẹo cột sống, khỏi phải trầy trụa vì mũi giầy làm tan nát những ngón chưn xinh
Tuy nhiên, đâu phải ai vô đây cũng dư tiền, nên nhiều bạn phu kiệu đành ngồi hóng bên đường, ngủ gật, ăn vặt, đánh tá lả (chắc thế - đánh bài thì đúng hơn)
Còn có tiền thì thế này, công chúa này thấy giương máy ảnh là che mặt luôn, các bạn phu kiệu thì đi băng băng, lia máy theo cũng ko kịp í
@anhminh, imim: Giả vờ làm mờ thế để thiên hạ tưởng mình có sáng tạo trong PS, chứ thực ra nhằm mục đích tự lừa mình là ảnh ko bị out đấy thôi ạ
Chả thấy bạn Chitto đâu cả, vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm, về mặt hiểu biết thì em chả biết gì, ảnh xấu tại thời tiết, 5D mới cả 2.8 cũng vậy nên chả buồn, có mang Leica M8 thì cũng thua thời tiết hề hề
Ở giữa núi đá lẫy lừng như thế này...:
... có một nàng tiên Thổ Gia đang ngủ bên bờ suối, tiếc là không phải lúc nàng đang tắm
... Ti amo dove sei andato amore mio amore mio amore mio :x .......
Hehe, đang ở trên Xứ Lạng, nhưng ra hàng net, lại có sẵn đống ảnh đã upload vào Phuot từ trước, nên tỉ mẩn viết ra vậy.
Vào cửa Trương Gia Giới, con đường xanh ngắt chạy bên cạnh một dòng suối nước trong vắt chảy dào dạt bên đường. Mấy hôm trước trời mưa, nước suối đầy ắp.
Được một lúc, thì gặp một khu vườn nhỏ đẹp đẽ giữa núi.
Góc khác của vườn
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:27.
Súng chỉa (hay Húng xỉa nhờ, chả nhớ và phân biệt được nữa), lại bắt đầu tỉ tê những câu chuyện kiểu như là: "Có mấy người ở Mỹ đến thăm nơi đây, uống hết chai nước suối, mở chai ra, hứng đầy... không khí nơi đây, đóng nút lại, rồi đem về Mỹ bán mỗi chai một đôla, cho những người không đến được được hưởng không khí trong lành nơi này..."
Những câu chuyện như thế nghe rất chi là ... Tàu, nhưng ngẫm lại, thấy cũng thú vị. Có khi chính những người như chị Hùng cũng luôn tin rằng điều đó là thật, và rồi nó hiển nhiên trở thành sự thật.
Quầy lưu niệm
Đường đi bên cạnh dòng suối Kim Tiên (Kim Tiên khê). Tên dòng suối lấy từ tên một ngọn núi đứng bên cạnh. Ngọn núi đặc biệt có hình giống một cây roi, sẽ vàng lên trong ánh mặt trời, nên gọi là Kim Tiên.
Trong suối cũng có một giống cá nhỏ mang tên là cá Kim Tiên. Túm lại là quanh chỗ đó cái gì cũng Kim Tiên tuốt.
Ngọn núi Kim Tiên (Roi vàng) cao sừng sững sát bên dòng suối. Trông thì thế này thôi, nhưng ngọn này cao 350m, ở Việt Nam nhà mình cũng chưa có tòa nhà nào cao được thế. Thế mà ngọn núi này thẳng vút lên, vách thẳng đứng sát bên suối. Chụp từ xa thì được, lại gần thì ngước lên mỏi cổ.
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:26.
Đại bàng Tím
Trong bức "quầy lưu niệm" của Kim Chitto có một đoàn làm phim đang quay đứng ở góc bên phải, đúng lúc 5 quan Phượt nhà mình đi qua, các Quan quả trông cũng khác với các bạn Tàu xung quanh nên ngay lập tức máy quay chĩa lia lịa vào các bạn, hí hí...
Mình đứng cách máy quay 1 mét, mắt nhìn thẳng, tay chữ V, tư thế au đít sừn, và mình nháy mắt một cái, nói: Xin chào
Vcđ á
Đoàn làm phim còn quay theo các quan Phượt một đoạn khá dài khi các Quan nhố nhăng đi trên đg`, vừa xem hoa, cỏ, cây cối vừa nghe điển tích điển cố của Súng Chỉa. Nếu đây mà là đài nhân dân Trung Hoa, thì thiệt là sảng khoái, hà
Bổ sung chi tiết cá Kim Tiên sống trên dòng Kim tiên, tiếng Anh các bạn í ghi là "Golden Whip Fish", cá này được biết rất kỳ lạ, cứ lớn đến 4 tấc là dừng lại, ko lớn thêm nữa. Xong em hỏi, ko lớn thêm nữa rồi sao??? Súng Chỉa giả lời là: Lớn đến thế rồi chết ợ.
Dòng suối này Súng Chỉa cũng bảo là rất đặc biệt (sử tô các bạn tàu), vì sau một cơn mưa lớn mà nước vẫn không hề vẩn đục, dòng suối vẫn trong văn vắt nhìn rõ cả sỏi đá, lá cỏ xanh rì dưới đáy dòng.
Con đường châu báu:
Con đường Thiếu lâm tự
Còn có một con đường mát xa chân mà quên ko chụp ảnh, bỏ giầy ra bước chân trần, cảm giác để chitto tả, vì em ko cởi giầy
Một khúc suối Kim Tiên
Dưới chân ngọn Kim Tiên 350m
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:26.
Vượt qua vô số những khúc núi quanh co bên dòng Kim Tiên, với những đỉnh núi nhấp nhô cao vút, con đường dài đến hơn 4km, len lỏi qua nhiều tán cây.
Nào là Tử Mẫu Phong, đỉnh núi mà người cầu con đứng ngước nhìn lên, như hình mẹ ôm con; nào là Văn Tinh Phong, giống như ngôi sao Văn Khúc đang múa bút trên trời; nào là Ô Quy Nham với câu : "Trương Gia Giới thật là kì quái, đến rùa đen cũng biết luyến ái - Vãi đái" ; nào là Tây Du Nham, rồi Trường Sinh Tuyền, suối Trường Sinh, mà Súng Chỉa bảo: Uống một ngụm bách bệnh tiêu tan, uống hai ngụm sống 99 tuổi, nhưng đừng uống ngụm thứ ba, kẻo nhiều khoáng quá sỏi thận !!!.
Cuối cùng đến ngọn núi Thiên Lý Tương Ngộ.
Tại nơi dòng suối gặp ngọn Thiên Lý Tương Ngộ, đường chia đôi.
Nếu tiếp tục đi theo đường bằng phẳng men theo bờ suối 4km nữa, sẽ qua Nhiễu Tứ Môn, rồi đến chân chiếc thang máy Bạch Long, đi thang máy leo thẳng lên núi. Đây là một thang máy cũng rất đặc biệt, lắp thẳng vào vách đá, nhìn cảnh ra xung quanh cũng đẹp, với giá tiền 58 tệ. Sau khi lên đỉnh thang máy Bạch Long, xe bus điện sẽ chạy khoảng 3-4km để đến Hậu Hoa Viên.
Còn từ ngã ba Thiên Lý Tương Ngộ, còn một đường khác là leo thang bộ, sẽ lên trực tiếp Hậu Hoa Viên.
Lúc đó, Súng Chỉa cho các quan chọn lựa. Các quan sau một hồi thảo luận, quyết định đi thang bộ. Lúc đó cũng chả biết là bao nhiêu bậc thang nữa. Lúc về, Súng Chỉa cho biết là tổng cộng con đường đó có 3078 bậc thang
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:25.
Trên đường leo thang bộ
Đường leo bậc thang cạnh những vách đá cheo leo
Tấm biển gỗ trên cái cây kia đề: Chỉ 2 tệ, được ngồi xích đu cả một mùa thu.
Lãng mạn thế.
Nhưng các quan chỉ có hai ngày, nếu ngồi cả mùa thu thì các bạn Tàu phạt visa chết bép xác.
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:25.
Originally Posted by
LinhEvil
Ôi mùa thu của Chitto thật dịu ngọt,... trong văn của chitto có cả mùa thu và sỏi thận... Thật khâm phục
Báo cáo em Linh hay nói láo là lời văn ấy xáo láo nháo từ phiên dịch của quan Jinxia rất cáo.
Nhân đoạn sỏi thận, này thì cho sỏi thận: Có sỏi thận, đến chỗ này mà ...è thì cũng được.
Vầng, trời lúc đó là buổi trưa, bóng nắng và hơi nước, sương núi vẫn còn vất vương khắp nơi. Sâu dưới khe núi là dòng suối reo ào ào. Cảnh rất đẹp, nhưng chụp lên không đẹp. Hai quan Săn nghệ ngậm ngùi bảo nhau: Thời tiết không thuận thì cũng chịu.
Tiếp tục leo, lên nữa, lên nữa, cuối cùng đến khu Hậu Hoa Viên, nghĩa là khu vườn hoa của bà Hoàng hậu (chứ không phải phía sau nhá)
Những khối đá cao hàng trăm mét dựng như tường thành, như những di tích điêu tàn của một ngôi đền vĩ đại đã đổ sụp. Vách đá đổi màu theo ánh sáng mặt trời, theo góc nhìn, theo thời gian. Trên vách, những cây thông xanh tươi bám cheo leo. Trùng trùng cột đá, sâu thẳm vực ngàn.
Nếu như lúc đi dọc suối Kim Tiên, ngửa cổ nhìn hút lên những đỉnh núi cao vút dựng đứng, thì giờ đây sau chặng đường dài, đã đứng trên đỉnh vách núi đá đó mà nhìn xuống. Sương mờ mờ trong khe núi, thông khắc khoải đỉnh non.
Có những chỗ vách đá cheo leo quá, nhìn thẳng xuống chân mấy trăm mét, một cảm giác choáng ngợp dâng lên.
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:23.
Trinh nữ hay sầu
Originally Posted by
Chitto
...rồi Trường Sinh Tuyền, suối Trường Sinh, mà Súng Chỉa bảo: Uống một ngụm bách bệnh tiêu tan, uống hai ngụm sống 99 tuổi, nhưng đừng uống ngụm thứ ba, kẻo nhiều khoáng quá sỏi thận !!!.
Lúc về lại đi qua cái Trường Sinh Tuyền này, mọi người có nhớ có một đoàn khách rất đông đang tranh nhau uống nước ở đấy, có một cậu hướng dẫn trẻ nói oang oang vào mic, mình đi ngang qua nghe xong bật cười, cậu ý nháy mắt với mình rất điệu.
Cậu í nói là: "喝一口,活到九十九,喝两口,百病� ��没有,喝三口,别人老婆跟你走"
nghĩa là: "Uống một ngụm, sống đến 99 tuổi; uống hai ngụm, bách bệnh đều tiêu tan; uống ba ngụm, vợ người khác cũng phải chạy theo"
trong tiếng Hoa thì có vần điệu: ... cửu thập cửu, ... bệnh bất hữu, ... theo mày tẩu
Càng thấy yêu chị Hùng vì cái sự thật thà.
Originally Posted by
LinhEvil
Anh ơi, sao lại cứ phải trèo lên làm gì ạ?
Mệt nhắm...mà đằng nào cũng toàn đá cả...
Ồ ồ, là vì đã mất tiền chui vào rồi, không leo thì lại quay ra à? Cơ mà mỗi đá một khác chớ. Đá Hà Giang khác đá Cao Bằng, khác đá Angkor, khác đá Ninh Bình, lại càng khác đá Trương Gia Giới.
Thực ra Trương Gia Giới là một khu vực rộng lớn, rất rộng. Không chỉ có địa hình khe núi sâu hút với hàng trăm cột đá, mà còn cả hồ rộng giữa núi (hồ Bảo Phong, Thiên Trì), các thác nước, rừng lá đổi màu vào mùa thu, dòng sông với nhiều ghềnh thác dành cho bơi thuyền mạo hiểm, các hang động kì vĩ, làng các dân tộc thiểu số Thổ Gia, người Bạch, người Di, các show diễn văn hóa văn nghệ, ...
Tuy nhiên, trong vòng thời gian hai ngày ngắn ngủi, chỉ kịp đi xem một số khung cảnh chính là đã phải cấp tập lắm rồi. Muốn đi hết, cứ phải nằm lại thêm nữa nữa...
Vì thế, đúng là trong ảnh chụp của các quan, thì toàn đá là đá, thiên hình vạn trạng đá, trùng điệp đá.
Điều kì công là người TQ đã làm những con đường đi tham quan lát đá xanh (vận chuyển từ nơi khác đến, vì chỗ này tự nhiên toàn đá vôi). Đường vòng vèo và sát mép núi rất chênh vênh, độ cao chóng mặt.
Có hỏi chị Hùng là khi làm thế này có ai bị ngã xuống tử vong không, chị ấy khẳng định là không, còn các quan thì không tin được. Hàng chục km cheo leo thế, làm sao mà không có người ngã xuống được !!??
Đây có thể thấy sự cheo leo của các con đường men bên bờ đá. Bên kia có vài người đang đứng, vách núi thẳng đứng sâu xuống tận đáy cùng.
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:23.
Bên đường có những người ngồi bán hoa quả, rất tươi và ngon. Hi vọng rằng vì bán trực tiếp cho dân TQ đây không phải là những loại hoa quả được ngâm tẩm thuốc kĩ lưỡng như loại bán sang Việt Nam. Quanh khu vực núi non, các quan gặp nhiều vườn lê, hồng của người dân.
Bà cụ bán lê bên đường, đã 88 tuổi, người Thổ Gia
Ăn trưa
Ăn trưa cũng là một câu chuyện dài.
Vốn ngay từ đầu chuyến đi, bên hướng dẫn đã khuyến nghị các quan đặt ăn trong ngày luôn, để đến các nơi có đồ ăn. Lúc đấy các quan ứ chịu. Các quan muốn tự mò mẫm tìm hàng ăn đồ dân tộc cơ.
Thế nhưng khi đến ngã ba Thiên Lý Tương Ngộ, các quan ngậm ngùi nhận ra rằng khu vực này tuy sẽ có nhiều nơi có thể ăn uống, nhưng nằm trong những khu vực rất rộng, biết làm sao mà tìm được. Thế nên quay sang chị Hùng, các quan lại thỏ thẻ nhờ chị đặt hộ.
Rút phắt điện thoại trong túi, chỉ tuôn một tràng. Thế là xong, bữa trưa và bữa tối đã có !!!
Lúc này, sau cả buổi trưa lẫn nửa buổi chiều leo mấy nghìn bậc đá lên đỉnh Hậu Hoa Viên, bụng đã đói cồn cào, chân tay cũng rã rời, các quan sáng bừng mắt khi chị Hùng thông báo: "Đi tí nữa là đến chỗ ăn trưa, đây là chỗ các văn nghệ sĩ thường đến ăn đấy".
Thật là sung sướng biết bao, khi đôi chân được nghỉ, và ngồi dưới một ngôi nhà sạch sẽ sau một sân vườn đẹp đẽ. Chỉ có các quan thôi. Và rồi các món ăn nóng bưng lên, nghi ngút khói. Món xào, món nấu, món rán... mà ngon nhất là món cà ...ái dê. Gớm, sao mà dài, mà to, mà bóng lưỡng ngon lành thế cơ chứ...
Nhà Black đâu, bữa ăn ngon lành ấy đâu rồi ???
Chiều, theo chân chị Hùng, lũ các quan đến một vách núi khác, gọi là Vọng Kiều Đài. Từ đây có thể nhìn sang "Thiên hạ đệ nhất tự nhiên kiều" của các bạn Tàu khá rõ.
Đó là cây cầu đá tự nhiên nối hai mỏm núi cao hơn ba trăm mét với nhau. Chính xác hơn thì phần đá phía dưới bị sụp nhưng chưa sụp hết, còn để lại một phần nối mỏng manh trên cùng, có thể qua lại được.
Toàn cảnh
Gần hơn, trên núi bên này có cắm cái ô, bên kia hình như có người đang đi lại...
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:22.
Đại bàng Tím
Bữa ăn trưa ở một nhà hàng chuyên dành cho văn nghệ sỹ gồm cơm trắng trong thố gỗ, sườn xào chua ngọt với khoai tây hầm dừ thơm ngầy ngậy, dưa chuột xào lợn chạy rông trên núi dòn tan, thịt mềm và ngọt ko mỳ chính, cà zái dê to dài bóng lưỡng nướng trên than hồng, xắt miếng chan dầu nóng bỏng lưỡi và cay xè vị ớt khô, mướp hương (nán qua???) xào, trứng sốt cà chua... ngồi vào bàn là cả hội ăn như là nếu còn có ngày mai vậy
Nhà này vậy mà linh nghiệm:
Ngoài vườn có loài hoa này đang tỏa hương theo gió
... Ti amo dove sei andato amore mio amore mio amore mio :x .......
Trên bàn ăn còn thiếu món canh, tuy nhiên do mải ăn ăn uống uống nên chỉ có một pic trờ chụp được 5 đĩa, 1 cơm hị hị
Ăn xong, nhà Toet gửi 2 bé sinh đôi lại cho chủ nhà, tiếp tục lên đường, vừa đi vừa hí ha hí hứng, đậu rồi
Thiên Kiều của em:
Giống một góc khác của Chitto, nhiều du khách tự đi ít khi đến khu vực này để tìm đến Vọng Đài Kiều do nó nằm giữa 2 trạm xe bus trung chuyển, Súng Chỉa mặc dù cũng hay nhắc nhở vì tính la cà của các quan, nhưng quyết ko bỏ qua một điểm đặc biêt, 1 lời giới thiệu nào trên đường:
Ở Vọng Cầu Kiều, em cứ luôn miệng hỏi thế tý có được trèo lên cầu không, vì từ bên này nhìn sang, chao ôi là hiểm, Súng Chỉa giả lời, bảo tý nữa sẽ được đứng trên đó mà gào Ủa ái nỉ với bất cứ đứa nào mà mình thích, phê thật hị hị
Sau đó các quan ngồi tí tách cắn hạt hướng dương, buôn dưa lê trong khi chờ xe bus đưa về trạm tham quan Thiên hạ đệ nhất tự nhiên Kiều
Last edited by Chitto; 16-09-2008 at 09:51.
... Ti amo dove sei andato amore mio amore mio amore mio :x .......
Originally Posted by
jinxia
Lúc về lại đi qua cái Trường Sinh Tuyền này, mọi người có nhớ có một đoàn khách rất đông đang tranh nhau uống nước ở đấy, có một cậu hướng dẫn trẻ nói oang oang vào mic, mình đi ngang qua nghe xong bật cười, cậu ý nháy mắt với mình rất điệu.
Cậu í nói là: "喝一口,活到九十九,喝两口,百病� ��没有,喝三口,别人老婆跟你走"
nghĩa là: "Uống một ngụm, sống đến 99 tuổi; uống hai ngụm, bách bệnh đều tiêu tan; uống ba ngụm, vợ người khác cũng phải chạy theo"
trong tiếng Hoa thì có vần điệu: ... cửu thập cửu, ... bệnh bất hữu, ... theo mày tẩu
Càng thấy yêu chị Hùng vì cái sự thật thà.
Vì chị ấy bẩu thế này: Uống một ngụm thì thọ 99 tuổi, uống 2 ngụm thì bách bệnh tiêu tan, nhưng uống ngụm thứ 3 thì nhiều khoáng quá dễ bị sỏi thận, do đó anh em là cứ uống theo kiểu bội số của 3 + ít nhất là 1, ko thì 2 , nhà đấu sỹ đang lấy nước ở Trường Sinh Tuyền:
Vách đá ngược hướng chụp với Chitto
@chitto
Em thấy Jinxia ko dịch cầu kỳ đâu, Quan ấy chỉ đơn giản mà rằng: 2 đồng ngồi cả mùa thu! Nghe câu đó xong chỉ muốn ngồi đó cả mùa thu luôn ko về hi hi
Mà bà lão của anh là bán ngô nhá, bán lê là bà khác ạ
Cái tội đề nghị
Originally Posted by
Toet
Chẹp, giá mà có thể vứt tuốt những níu kéo thường nhật mà rong ruổi trên đường, xực các món ăn địa phương (nhớ là không can thiệp vào chuyện nấu nướng của họ), cười cười nói nói những điều nhảm nhí với các bạn, than ôi!
Than ôi, em Black đổ màu vào ảnh tài quá!
Hí hí, lại nhớ cái vẻ mặt của Quan bà Toet bữa tối hôm đó, khi nhìn sang cái nồi nghi ngút khói của bàn bên cạnh, rên rỉ thảm thiết : "Nấm. nấm. nấm tươi lắm. Bọn nó có nấm. Ôi..." Rồi nhìn lại cái đĩa xanh lè trước mặt.
Vốn là buổi chiều, đi qua ruộng bí của người Thổ Gia, thấy ngọn bí xanh nõn nà mơn mởn, quan bà rất chi là hào hứng, bỗng nổi cơn thèm rau bí xào tỏi, quan bà hạ lệnh cho quan thông ngôn đề nghị chị Hùng bữa tối có món bí xào.
Và thế là đến tối, các quan được có ngay một đĩa lá-bí-già-không-tước-xơ-thái-nhỏ-xào-với-ớt !!! Cay và mặn dã man con ngan.
Sau khi khẩn thiết kêu rằng mặn quá, cô chủ nhà mang vào bếp một lúc rồi mang ra đúng đĩa đó, thản nhiên bảo: Hết mặn rồi đó.
Quả nhiên hết mặn thật, vì nó đã thành một đĩa lá-bí-già-trộn-đường !!!
Bài học là: Đừng nên đề nghị dân Tàu nấu cái gì theo kiểu riêng của mình, hãy để họ làm theo kiểu họ rồi ăn thôi.
Các Đại quan bên những chiếc khóa tình yêu, trên đường đi sang Thiên kiều.
Cây cầu tự nhiên giữa hai khối núi
Từ ngọn núi bên kia Thiên kiều nhìn sang, cảnh "Thập lý họa quyển" (Bức tranh cuốn mười dặm) trong chiều sắp tàn trải ra thật hùng vĩ
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:21.
Rời Thiên kiều với Thập lý họa quyển, các quan quay lại đường cũ. Lại qua những địa danh với những cái tên rất kêu, nào là Tình Nhân đài, Bái Tiên đài, Kim Tiền nham...
Chiều đã xuống, nhưng cả đám vẫn còn lưu luyến với Quán Danh Thiếp. Nguyên xưa có một người Trung Quốc gốc Hàn đến mở quán trà ở trên núi, mỗi lần có người Hàn Quốc qua, ông đều xin danh thiếp để lại. Lâu dần, mỗi khi người Hàn đến đây đều tự nguyện để lại danh thiếp của mình, hàng nghìn, hàng nghìn chiếc danh thiếp, với không biết bao nhiêu tên họ. Người chủ quán xưa không còn ở đó, nhưng những người kế tiếp vẫn thu thập danh thiếp. Họ dán danh thiếp lên tất cả các nơi: lên tường, lên cửa, lên kèo cột, lên những chiếc đèn, lên bậu cửa sổ... đâu đâu cũng là danh thiếp.
Cũng nói thêm rằng ở Trương Gia Giới thì khách nước ngoài nhiều nhất là Hàn Quốc, chiếm 1/16. Còn lại hầu như toàn bộ là khách TQ. Nên người TQ chỉ cấn sống nhờ người TQ có lẽ cũng quá đủ rồi.
Chiều ấy, đám quan về một làng người Thổ Gia ở trên núi nghỉ.
Người lái xe quen đường, trong bóng tối mà vẫn phóng như điên, đỗ xịch xe trước khu nhà dân, tầng hai sát mái làm phòng trọ. Loay hoay với phòng tắm nước nóng đun bằng bình ga, điều chỉnh khó khăn, loắng ngoắng với bữa tối đáng nhớ, rồi cũng đi ngủ yên lành.
Chị Hùng không quên thêm câu rằng: Nếu mai trời trong, có thể thấy mặt trời lên trên núi đó.
Thử chờ xem sao vậy.
Last edited by Chitto; 27-07-2009 at 00:27.
Bình minh ở Thổ Gia Trang
Làng
Trong nắng
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:21.
Đại bàng Tím
Nốt mấy pic ở Thiên Kiều.
Người Trung Quốc hình như đi đâu cũng thể hiện tình yêu bằng khóa, bởi thế ở xung quanh cây cầu độc nhất vô nhị ( chưa biết chừng) có vô thiên lủng khóa, mấy quan nhà ta ai cũng xuýt xoa thương cho mấy bạn nhôm đồng dép hỏng ở quê mình, đến đây làm một phi vụ, có phải là đổi đời không?
Có nhiều loại khóa khác nhau, to dài, ngắn bé, màu đồng, màu inox tuy nhiên theo như Quan thông ngôn thì họ khắc tên mình trên đó, thề non hẹn biển hay là khắc câu gì đại loại như thế, treo khóa vào thành cầu, bấm cái phập, rồi phi chìa khóa cái veo xuống dưới tận đáy vực hàng mâý trăm mét kia.
Các quan cũng nghĩ tới việc ko biết khi quay lại tìm chìa để gỡ bỏ cái tình yêu đã mất thì ko biết thiên hạ làm dư lào , tốt nhất nên thủ sẵn chìa khóa dự phòng
Các quan vượt qua cây cầu Kiều với một đoạn video clip thú vị (mdam Toét cầm), rồi theo lời Súng Chỉa đi một vòng quanh đỉnh núi bên kia cầu, rằng đi qua cầu thì thọ trăm tuổi, mà đi một vòng là thành trọc phú, thế quái nào mà riêng Chitto đi hai nửa vòng, ko hiểu sau này có thành trọc phú được ko?
Chiều xuống chầm chậm, nhiều mây nên hoàng hôn sau vách núi hơi nhạt, một mảng mầu yếu ớt chìm vào bóng núi, tranh thủ bấm những pic cuối cùng, vừa bấm vừa ước, mai có time sẽ quay lại nơi này, mong buổi sớm sẽ có mây bay lãng đãng, than ôi là ước mơ...
Họ líu ríu dắt tay nhau qua cây cầu tình nhân, ai muốn hạnh phúc cả đời thì hãy nắm lấy tay người yêu cùng nhau đi qua cầu, ai đi một mình thì tay phải nắm vào tay trái, ai đi với hướng dẫn viên thì tranh thủ chụp tay HDV, mỗi Chitto đi trước ko biết có phải đem tay mình nắm lấy cổ chân mình rồi khinh công qua cầu hay không
Ngôi nhà danh thiếp của các bạn Hàn xẻng, có một vọng cảnh đài phía lan can xa xa kia, thật là một chỗ ngoạn cảnh lý tưởng
Trinh nữ hay sầu
- Cái khóa trong bức ảnh của Black thì đúc sẵn chữ, có những cái khác thì khắc tay tên người lên.
Mấy chữ đấy là "Tâm liên tâm" - heart by heart
"Thiên kiều tỏa duyên- Ái tình vĩnh cố" - Cầu (ở trên) trời khóa duyên, tình yêu bền chặt.
Bổ sung một cái ảnh xem rõ là thiên đường của các đôi uyên ương bồng bột và các bà đồng nát dạn dày không?
Trên biểu tượng cái khóa có dòng chữ: "Thiên địa hợp nhất, vạn vật hòa hài", phía dưới là dẫn giải, tất nhiên toàn lời hay ý đẹp, đọc xong cứ muốn xiềng xích với ai đó ngay: "Chiếc cầu này do tự nhiên mà hội đủ kỳ; diệu, tuyệt; hiểm; cao nên được gọi là thiên hạ đệ nhất kiều, thiên kiều hấp thụ linh khí của trời đất, tượng trưng cho địa cửu thiên trường,..."
- Đi một vòng thì thành phú ông, trời ạ, nàng Black nhớ thành trọc phú có chết tôi không.
- Quán danh thiếp giờ đã thành Nhà hữu nghị Trung- Hàn
- Núi trong ảnh của Black phía trên gọi là núi tiền vì 4 vách song song liền nhau giống như hình đầu người in trên tờ tiền.
- Xem ảnh của Black mới nhớ ra cái suối nguồn tươi trẻ kia tên là "Trường thọ tuyền" chứ không phải "Trường sinh tuyền"
Last edited by jinxia; 17-09-2008 at 14:01.
Thiên Tử Sơn
Chia tay chủ nhà với bữa cháo trắng, bánh bao không nhưn ăn với calathầu và đường, các quan tiếp tục hành trình đi Thiên Tử Sơn.
Đây là dãy núi phía bắc, thuộc vùng Vũ Lăng Nguyên. Thiên Tử Sơn cũng rất rộng, chỉ đi được một phần.
Xe ô tô điện chạy vòng vèo qua các con đèo trên núi, cảnh sắc buổi sớm rất đẹp. Một dòng thác hiện ra rồi lại ẩn ngay vào sau rừng cây, sau các vách đá trập trùng.
Sau hơn mười cây số vòng vèo, Thiên Tử Sơn hiện dần ra sau một dãy các hàng quán bán các kiểu đồ ăn. Chỗ này là khi quay ra các quan sẽ thưởng thức đây.
Thiên Tử Sơn, lại tiếp tục là núi đá, núi đá tiếp núi đá, với thiên hình vạn trạng, nhấp nhô cao thấp.
Như một cánh buồm ra khơi.
Chỗ này chị Hùng lại kể "chuyện cổ tích" rằng là có một người Mỹ đã bỏ ra mấy triệu đô để đòi mua cả khối đá cao kia đem về khu vườn của ông ta tại Mỹ, nhưng người TQ không bán. Hí hí, không hiểu ông ta mua khối đá chỏng chơ về để làm gì
Ngự Bút Phong, những mỏm đá giống như cái giá treo bút của các bạn Tàu.
Tại Thiên Tử Sơn có Thiên Tử Các là một ngọn tháp xây bằng xi măng cốt thép, trên các tầng thờ Phật. Ở tầng một có mấy bác sư lăm lăm cầm mấy cây hương to đùng dài gần một mét, chỉ chực dí vào tay khách để bảo khách cắm vào lư hương rồi thu tiền. Cái món này các bạn Tàu hay áp dụng đáo để.
Trèo lên Thiên Tử Các cũng khá cao. Từ trên đỉnh có thể nhìn ra được suốt một dải Thiên Tử Sơn trùng điệp.
Mỗi tội đến một góc tháp tầng cao nhất, thấy mùi khai nồng nặc. Chả biết bạn Tàu nào vừa tè bậy ở góc đó xong !!!
Nhìn từ đỉnh Thiên Tử Các, xa xa dưới kia là Thiên Trì (ao trời).
Vùng Thiên Tử Sơn núi đá tạo thành nhiều hình thù, được đặt tên rất kêu như: Ngự Bút Phong (ngọn bút của vua ném xuống), Tiên Nữ Tản Hoa (Tiên nữ tung hoa), Tây Hải, Thạch Phàm Xuất Hải (buồm đá ra khơi), Vân Thanh Đài...
Tại đây có công viên Hạ Long, mang tên một vị Đại nguyên soái của TQ, rất nổi tiếng vì có nhiều chiến công, và đặc biệt chiến công cuối cùng là lật đổ bè lũ Bốn tên (Tứ nhân bang) năm 1976. Vào khi đó thì Mười đại nguyên soái của TQ đã chết mất 8, những người như Chu Đức, Bành Đức Hoài,... đều bị Tứ nhân bang hành hạ đến chết trong Đại cách mạng văn hóa.
Công viên Hạ Long có tượng nguyên soái Hạ Long rất đẹp làm nguyên từ một khối đá lớn, với ba thứ bất ly thân của ông: Tấm áo bành tô, cái tẩu thuốc, và con ngựa yêu quý.
Dương Gia Giới
Rời Thiên Tử Sơn, dù biết còn nhiều cảnh đẹp ở khu vực đó, nhưng vì không còn thời gian, các quan theo xe đến Dương Gia Giới thăm Ô Long Trại.
Nơi đây cũng rất hiểm, phải đi bộ từ đường xe chạy hơn một km mới bắt đầu vào đường núi. Đường bám bên vách đá cheo leo chỉ đi lọt một người, leo ngang, rồi leo lên... trên các vách đá.
Hòn Con Gà (nôm na thế), phía bên kia núi là căn nhà gỗ bám vào vách đá
Vọng Cảnh đài. Quần đỏ là Quan Săn Nghệ đang hì hục trèo lên
Hứt, đứng từ đây thì cũng lại là núi tiếp thôi. Nói chung nói như em Linh, thì toàn là đá cả, thế mà cứ phải trèo lên trèo xuống.
Đây là ảnh chụp Trương Gia Giới của những tay máy chuyên nghiệp, thậm chí phục cả năm trời, mà tiêu biểu là anh Zhou Mingfa (Chu Minh Phát)
Mây ở Trương Gia Giới
Thiên Tử Sơn trong mây
Ảnh của Zhou Minhfa
Trương Gia Giới trong tuyết
Trong mây
Ruộng trên lưng trời (Không trung thiên điền)
Mùa lá chuyển màu ở Ngự Bút Phong
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:07.
Kim Tiên Phong trong chiều tối (lúc này thì chắc các quan đang ăn tối mất rồi)
Thiên Tử Sơn trong mây
Hồ Bảo Phong.
Lúc đầu bọn các quan cũng định đi cả hồ Bảo Phong nữa. Nhưng thời gian không có, lại được mấy bạn Tàu bảo là : "Có cái gì đâu, có ít nước ấy mà".
Còn trong ảnh quảng cáo của các bạn thì nó thế này
Ngoài ra còn quảng cáo là có đi thuyền trên Lâu Giang
Cảnh quảng cáo thì thế này
Tệ tệ tệ !!!
Ngoài ra còn động Hoàng Long, động Long Vương nữa...
Nói chung là rất nhiều thứ. Tuy nhiên vé vào cửa của các khu đó cũng chả hề dễ chịu chút nào.
Tham khảo giá vé của các bạn ý tí
Vào Trương Gia Giới: 245 tệ
Thiên Môn Sơn: 258 tệ
Cửu Thiên Động: 268 tệ
Hoàng Long Động: 80 tệ
Hồ Bảo Phong: 74 tệ
Vườn Thổ Gia: 80 tệ
Khu Vạn Phúc: 138 tệ
Thuyền Lâu Giang: 118 tệ
Long Vương Động: 50 tệ
Ngoài ra có thể có nhiều chi phí khác:
Thanh máy Bạch Long: 58 tệ
Cáp treo Hoàng Thạch Trại: 47 tệ
Cáp treo Thiên Tử Sơn: 50 tệ
.....
Và nếu thuê người kiệu thì tùy giá. Leo ngược núi thì 500 - 600 tệ
Đi đường bằng khoảng hơn 1 km ở Ô Long Trại thì 20 - 30 tệ.
Trương Gia Giới - chia tay
Và buổi chiều hôm ấy, các quan rời Trương Gia Giới...
Rời những con đường núi quanh co, lên xuống, vòng vèo... mà các quan ước chừng trong 2 ngày cũng đã cuốc bộ cũng đến gần ba chục cây số.
Chị Hùng đã rất nhiệt tình tốt bụng gọi điện đặt vé tàu hỏa đi Cát Thủ và cả bữa ăn chiều từ trước. Nhờ thế đến lúc về ga, vé đã sẵn sàng, các quan chỉ việc ngồi vào đánh chén rồi hộc tốc chạy ra tàu...
Đường đi Phượng Hoàng
Từ thị xã Trương Gia Giới, chiều là có tàu đi Cát Thủ. Từ Cát Thủ luôn có sẵn xe bus đi Phượng Hoàng.
Chị Hùng sau những hồi gọi điện trao đổi với bạn, nói với các quan lúc ở trên núi là : "Chuyến tàu lúc 5.38 chiều đông quá, có thể không dừng lại ở Cát Thủ, mà cũng không đặt được vé !" - Mặt các quan thần ra, vì chặng đường tuy không quá xa, nhưng đường núi đèo, đi tàu thì ok, chứ đi xe thì tai hại.
Tuy nhiên chị Hùng tốt bụng lại tiếp : "Nhưng tao đã đặt cho chúng mày vé chuyến sau, lúc 5.58 rồi. Mà giá vé đi chỉ có 10tệ/người, rẻ hơn 1 tệ so với chuyến trước". Cảm ơn chị Hùng lắm nhé.
Các quan từ TGG về ga, ăn bữa no nê rồi hộc tốc lên tàu. 6 giờ tàu chuyển bánh, và giờ rưỡi sau đến Cát Thủ, một thị xã cũng khá là to.
Ra khỏi ga tàu, hỏi ngay anh công an cao to, được chỉ xe đi Fenghuang cách đó không xa, với một thằng ku cầm loa đang gào váng lên : - Ai đi Fượng Hoàng không, FH thì lên xe nào, FH nhanh chân kẻo hết chỗ nào....
Á, xe đẹp phết. Mỗi tội sao chỉ có 5 7 khách thế này? Liệu có giở trò bán khách không nhỉ? Liệu đám kia có phải chân gỗ, cò mồi không nhỉ? Liệu mình có dại không khi chui lên một cái xe thế này không nhỉ?
Nhất là khi lên là 7.35, mà đến 7.50 xe cũng vẫn chưa chạy !!!
Trinh nữ hay sầu
Originally Posted by
vntuyen
Chitto chụp ảnh đẹp, còn viết bài cứ như là chương hồi í, câu khách gớm
Em đồng ý với bác, lúc đầu em thấy bạn í làm mấy trang em cứ tưởng thế là xuôi xuôi rồi em tương ngay đoạn hành trình cuối, ai ngờ đến giờ bạn í mới tường thuật xong ngày thứ 3, công nhận là câu khách.
Giờ thì em biết sợ rồi nên không dám lon ton nữa, chỉ dám post mấy ảnh ở cái khúc 1/3 đầu í, nhưng nguyên tắc của em đã post ảnh là cứ phải có người
Chị Hùng bắt đầu nghiệp vụ:
Chàng chụp cho nàng và em:
Tam đại mỹ nhân
Màn thầu trong nắng sớm
Thiên tử các
Tớ chỉ có ảnh các Đại quan đớp đớp và đớp thôi. Đi TGG chơi không đớp chắc hoa mắt lăn xuống vực mà chết.
Thế mà đám kiwi này mua xong để lay lắt đi hết cả Phượng Hoàng cũng không ăn rồi cuối cùng cũng chui vào sọt rác
Còn đây thì vừa mua bán vừa quay film để sau này con cháu chiêm ngưỡng ông bà ông vải
Last edited by matador; 25-09-2008 at 00:20.
Úi xời phải mò vào hướng dẫn đọc cuối cùng cũng post được ảnh.
Đây ảnh các Đại quan cùng nhau đớp lấy đớp để đây
Tiếp ảnh ăn ăn uống uống. Mk sao cái món đậu của chúng nó ngon thế. Cả chuyến về VN với Tầu chả có bữa nào được ngon như bữa ăn đậu này
Quan ăn một mình cho sướng
Quan Nghệ này chỉ được mượn miếng đậu để chụp ảnh thôi, cấm cắn đấy
Khổ thân chị Hùng - các quan ăn suốt dọc đường còn chị thì phải nhịn đói, chốc chị phải mua bánh ăn nhưng vẫn không quên chia cho lũ quan mỗi đứa một cái. Người đâu mà tốt thế
Đây lũ quan nhồm nhoàm ngoài đường đây
Quan Chit giả vờ hỏi, sao trên Thiên tử các lại khai? Ú xời ơi 4 quan này vừa đánh dấu trên đấy xong mới hỉ hả được thế này chứ - bảo sao nó cứ có mùi ngai ngái khai khai
Tất nhiên các quan đi đến đâu phải có người phục vụ đến đấy
Bọn này cũng muốn phục vụ các quan nhưng các quan không lỡ lòng bóc lột sức lao động của chúng
Thế là chúng ngủ và ngủ
Hai ẻm này chả phục vụ gì các quan nhưng cũng đuổi theo xin tiền - bố khỉ - xinh thì có xinh thật nhưng cho không chửa chắc các quan đã dùng, đừng có đòi tiền quan nhá, quan chỉ được tiêu có 1600 tệ thôi
Các bạn đi sau nhớ cảnh giác cướp ngày nhá!
Các quan đi lơ là thế là chúng cướp ngay của đại quan thông ngôn 1 quả lê - mà đúng lúc đang khát nước. Nhưng còn may là chúng không rút mất cái nhẫn kim cương 10 cara của quan thông ngôn. Hú hồn
Đây bọn cướp ngày đây
Nhảy ra cướp - đúng là nhanh như cướp
Xong là chúng biến với những thứ chúng cướp được
Nhà tớ cũng chụp vài cái ảnh phong cảnh - trình kém không biết xử lý ảnh cứ đổ nghiêng ngả
Các quan đi bộ cả mấy chục cây trong hai ngày, thi thoảng lại còn phải đỡ núi cho chúng khỏi xô xuống vực nên phải nghỉ dưỡng sức và tán phét
Đỡ núi - chao ôi là nặng
Câu chuyện về chuyến xe buổi tối hôm ấy đi Phượng Hoàng, chả biết kể lại thế nào. Có lẽ lúc nào đó rỗi rãi sẽ ngồi kể lại.
Chỉ biết rằng hôm đó chín rưỡi tối đến Phượng Hoàng, lấy chỗ ở khách sạn Đà Giang ngay bên sông Đà, rồi các quan dung dăng dung dẻ rời đi kiếm chỗ ăn đêm.
Chợ ăn đêm nằm ngay đầu phía đông của Hồng Kiều, rất là nhiều đồ nướng
Nơi đây, quan Thông ngôn đánh chén một bữa ốc cay xè khiến tất cả các quan khác vô cùng khâm phục !!!
Một bàn rượu bên cạnh vui vẻ cũng đã tàn. Những người ngồi cũng thưa dần.
Gần hai giờ sáng, các quan mới quay về chỗ nghỉ
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:10.
Các bạn dân ở Phương Hoàng, bên trái thì rửa củ đậu, bên phải thì giặt đấy.
Nhìn thế này, các quan chả dám ăn củ đậu nữa.
Giữa núi, và cây
Last edited by Chitto; 02-09-2010 at 19:11.
Trinh nữ hay sầu
Originally Posted by
gianker
Em thấy không chỉ có củ đậu không, hồi em đi, còn cả gà vịt nguyên con được mổ xẻ ngay bên cạnh thùng xà phòng quần áo. Thấy đồ gì ở đó cũng mang ra sông hết, nào là ăn uống, giặt giũ....
)
Không chỉ ăn uống giặt giũ mà còn tắm táp.
Đây là cảnh tớ thấy cả 3 buổi sáng mai từ cửa sổ phòng khách sạn, nhân vật thì khác nhau nhưng động tác thì giống. Tớ mang theo đồ bơi đấy nhưng mà không đủ dũng cảm nhập hội.
(vì lạnh quá)
Một ban công trồng mướp
Góc thành cổ
Buổi sáng, các quan đi thăm Miêu Gia Trại
Tiểu Chu, em gái hướng dẫn xinh tươi vui tính. Có Tiểu Chu mà buổi đi thú vị hơn hẳn. Em gái này rất sung sướng khi học được từ "chó" để nói con "cẩu"
Trẻ em ở Miêu Gia Trại
Trẻ con giữa làng đá
Spassvogel
Em Tiểu Chu xinh tươi vui tính í thích Lảo sư Chitto cực nhá, đặc biệt là sau khi ẻm được biết chức danh của quan Chit nhà ta. Rồi sẽ có ảnh minh họa.
Trên đường đến Miêu trại anh và ả cũng thinh thích nhau rồi, các quan khác giơ tay đồng ý phát nào . trong khi ẻm dạy vài câu tiếng Miêu cũng như dạy hát cho cả đoàn anh ả đã liếc mắt đưa tình với nhau - em cười duyên anh cười phớ lớ - tiếc là trong xe tối lại xóc nên không ghi lại được những khoảnh khắc này, tiếc hùi hụi .
Nhưng trước hết các quan và các bạn đồng hành được tiếp đón bằng mấy bát rượu ... chua nhưng thắm tình hiếu khách của chị em người Miêu
Đứng đón khách
Xếp hàng uống rượu
Trẻ trong làng chả biết có phải thường xuyên ra hát cho du khách hay không nhưng thấy xếp hàng hát, góc thì dăm ba đứa, góc có một mình, mà chúng phục vụ tận tình lắm, chạy theo khách để hát nữa, nhứt là em bé gái trong ảnh của quan Chít í
Còn đây là một vài hình ảnh trẻ em khác trong làng:
Nhìn yêu không
Còn đây là ba trẻ và một gái cũng trẻ
. Đôi mắt của bé trai bên cạnh gái trẻ như muốn nói "hêy, được chụp ảnh với gái xinh sướng nhở"
Và chúng nhớn nhác, tiếc nuối khi gái bỏ chúng ở lại
Nỗ lực của các em cũng được đền bù bằng ít kẹo dẻo Haribo (kẹo xịn made in Germany đấy - quan tiếc lắm vì quan cũng thích món này nhưng chả nhẽ)
Và được quan nghệ ôm hôn
Thảo nào các em, nhất là các em trai chưa được quan Nghệ ôm hôn, cứ theo các quan đến cùng, mãi sau khi các quan oánh chén xong bữa trưa ở đây vẫn thấy các em đứng chờ các quan bên đường
Tớ quay lại tí với nhà Vua Miêu. Tại đây các quan được xem các bạn Miêu diễn nhiều trò tuy rằng bọn này rất nháo các quan chưa đến nơi chúng nó đã diễn gần xong. Nhưng các quan cũng vần được tham gia trò thi chạy trên dép gỗ, mà quan Chít rất hăng hái - và tất nhiên đâu có quan Chít đó có Tiểu Chu keke
Trước hết là làm mẫu
Sau các quan phải làm theo, quan với chả cách
Và các quan lại còn thi thố nữa chứ, rất gần gũi với quần ..... chúng
Các quan lại còn rất rộng lượng, mặc dù đã dẫn đầu những sau các quan lại nhường cho các bạn nước chủ nhà thắng.
And the winners are:
Và phần thưởng của họ là mấy cái mặt nhọ, thật các quan là những người nhìn xa trông rộng
Sau màn thi thố này các quan còn được xem diễn vài trò nữa kiểu như đi trên lưỡi dao, leo cột dao nhưng dao bằng gỗ thì phải các quan thì thầm với nhau như thế. Chả có gì ấn tượng cả, thôi thì post lên cho nó đầy đủ
Đã đến nhà vua Miêu thì các quan cũng phải làm tấm ảnh kỷ niệm cái, chả gì cũng thuộc tầng lớp ngồi mát ăn bát vàng
Bốn quan lừng lững trước cửa nhà vua
Còn đây là một số khoảnh khắc tóm được của anh và ả ở Miêu trại
Còn đây em có vài cái ảnh cảnh làng đá
Last edited by matador; 07-10-2008 at 03:07.
Một góc nhà Miêu Vương (Vua Mèo)
Ở đây cũng có Vua Mèo nhá các bác nhá.
Quan Nghệ đang ở cửa nhà quan Mèo
Bàn thờ chính trong nhà Vua Mèo
Quay trở lại với Phượng Hoàng cổ trấn, các quan cứ lang thang, lang thang mãi. Đi rồi đi lại, con ngõ đó, góc phố đó đã đi qua, nhưng đi lại vẫn thấy còn mới. Dòng sông đó, con đò đó nhưng lại mới hơn và cũ hơn ngày hôm qua...
Quay về từ Miêu gia trại, các quan có trọn hai ngày chỉ lang thang, lang thang trong Phượng Hoàng. Chả có gì hơn, nhưng cũng chả có gì sướng hơn thế.
Góc phố
Qua sông
Như một bức tranh êm đềm
Và khi đêm xuống
Khách sạn Đà Giang nơi các quan ở là tòa nhà 3 tầng bên phải, cạnh cái nhà để đèn sáng vàng rực cả 3 tầng. Trên đỉnh nhà có 3 cái đèn sáng rực í.
Đêm cổ thành
Cái ảnh này mỗi lần nhìn, đều thấy nao nao lạ lùng. Cảm giác khó tả. Cứ như ngay đâu đây mà lại ở chỗ nào
Originally Posted by
Chitto
Cứ như ngay đâu đây mà lại ở chỗ nào
Bạn Chitto nói gì dễ hiểu tí đê
À ờ, thì vì cái góc này, có lúc thấy nó giông giống Hà Nội, lại mang tí Hội An, tí Huế. Rất Việt Nam xưa. Nhưng mà lại không phai là Việt Nam, không phải Hà Nội.
Hồi trước hay lang thang dạo phố đêm, những ánh đèn thế này, trước một ngôi nhà im cửa, đường vắng vòng vòng có bóng người phía xa lặng lẽ, đó là Hà Nội. Rồi bờ thành có gì đó giống con đê cũ. Thoáng xa là một mái chùa, mái đền cong...
Thế nhưng lại cũng không phải, vì cái cảnh này nó lại cũng rất Tàu, với những tấm biển chữ tàu, với ánh đèn đỏ sặc sỡ đặc trưng của Tàu...
Ối chà, bạn cứ đi đi. Rồi thì có thể bạn sẽ hiểu.
Một buổi sáng trời mưa, mưa lây rây. Các quan ngủ kĩ trong chăn chả muốn chui ra. Chỉ có mỗi một quan đi ra.
Cả cổ trấn chìm trong một màu xám mờ. Khong còn ánh đèn rực rỡ đêm qua, không có những đám người ngáo ngơ trên phố. Hình như chỉ có những người dân chăm chỉ là dậy làm việc, và vội vàng đôi chút. Du khách thì chắc đều giống các quan cả, nằm trong chăn thưởng thức trời mưa.
Lúc ấy, đi một mình, cũng thật dễ chịu. Đường ướt nhưng không trơn, mưa nhẹ đến không thành tiếng. Mặt sông dường như cũng không thay đổi gì cả. Chỉ có mọi người là có thay đổi, lom khom dưới những chiếc ô, nhấc chân nhẹ hơn, nhưng lại cũng đi nhanh hơn. Các chủ cửa hàng cũng lười nhác và mở cửa muộn hơn.
Vấn đề không phải ảnh đen trắng có phần ảnh đỏ, mà là ảnh màu, nhưng chỗ nào không cần thiết thì làm nó biến thành đen trắng bằng photoshop, thế thôi ợ !!! Chứ chả nhất thiết là đỏ hay xanh, vàng hay nghệ, hay vừa vàng vừa đỏ vừa lam vừa tím...
Hí hí, các bác cứ mày mò là ra í mà. Thỉnh thoảng nghịch tí thôi.
Như nàng Digan dưới đây chả hạn, nàng đang mơ mộng điều giè ?
Bên bờ sông có một pho tượng rất ấn tượng, hình một thanh niên đang cởi áo lao ra. Đại khái là pho tượng kỉ niệm chàng trai đã lao ra sông cứu những người bị lật thuyền trên sông cách đây hơn hai mươi năm.
Xem hình và chuyện kể của các bác là cứ muốn lên đường.
Một góc khuất
Sơn dầu
lại một đêm nữa
người già trong thành cổ
Em gái Phượng Hoàng
Các quan đi thị sát tình hình (ảnh vỡ quá, huhu)
Hồng Giang cổ thương thành
Buồn u uất
Originally Posted by
gianker
Thế có kiếm được ông Đại quan nào dư lày không?
Các quan cười tí tởn trước cảnh điêu tàn
Vài khóm hoa làm không gian đỡ lạnh lùng
A, có một ngân hàng cổ, đã gần hai trăm năm rồi và hình như vẫn hoạt động hay sao đó
Originally Posted by
chaien
Báo viết tổng chi phí chỉ hết 4 trệ 1 người mới sợ chứ! Vé vào cửa các điểm thăm quan tuyền hơn 2 chim, các đại quan mà đi hết các điểm thăm quan mà về không hết 5.000 RMB mỗi người thì em đi đầu xuống đất !
Nhà iem 3 người đi Yangshuo là đi gần hơn và điểm thăm quan có mỗi tý mà hết 2.500 RMB / người hic hic
Chính xác thì tổng số tiền cho mỗi người trong chuyến đi của bọn tớ là 1500 NDT, 3.75triệu, không kể phí Visa (vào thời điểm tớ đi chuyến này Visa đắt gấp đôi hiện tại, là 70 USD).
Tất nhiên là không đi hết các điểm rồi, nếu bạn đọc topic cũng thấy là bọn tớ chỉ đến những điểm chính (Trương Gia Giới, Dương Gia Giới, Thiên Tử Sơn), chứ không đi chui vào mấy cái động cái hang (ở VN còn đẹp hơn) và mấy món tốn tiền nhưng na ná nhau. Nói chung không chi phí vào những cái nhà các bạn Tàu quảng cáo quá rầm rộ.
Chi phí hết như vậy đấy, mà là còn đi Phượng Hoàng, Miêu gia trại, Hồng giang cổ trấn nữa chứ không phải chỉ Trương Gia Giới.
Mà nếu bọn tớ có muốn đi hết các điểm trong list mà bạn nhìn thấy, chắc chắn cũng không thể mất thêm đến 2000 NDT nữa đâu !!!
Originally Posted by
chaien
Ơ ...Visa ko phải là xiền hả đại quan ...??? đã tính phải tính hết chứ ...kể cả Visa được tài trợ cũng phải tính...
Ngoài ra ko tiêu vặt hả ? Tiêu vặt cũng phải tính vào luôn ....
Thế mới gọi là tổng chi phí chứ !
Tớ tách riêng Visa, là vì vào đợt tớ đi thì chi phí Visa TQ là 70 (hay 75??) USD, do đợt đó còn bị vướng Olympic. Bây giờ là 35USD, chênh nhau hơn 500K, nên phải tách riêng.
Tiêu vặt thì tớ chả tiêu gì, vì tất cả mọi thứ ăn uống, từ ăn quà vặt như táo, ổi, đậu phụ, bánh rán, đồ nướng (mấy chục thứ, không nhớ hết được) thì đều tính vào chi phí chung và chia đều rồi. Đi cùng nhau chứ có đi riêng đâu.
Nếu có khác nhau là ở khoản mua đồ riêng, quà riêng, viết ra thế quái nào được?
- Như tớ, mua cho mình mỗi 1 cái đồ lưu niệm 20 NDT, và vài đồ tặng bạn cũng chỉ thế vài chục tệ. Hết.
- Như mấy quan bà: Váy + ví + vòng + vải + khuyên + khăn + khố + dây + nhợ + tranh + lủng tủng xoẻng + loạn xà ngầu + *** + ### + &&& + @@@ + (()) )) + ....
(chú thích: &*)% là những thứ tớ nhìn thấy nhưng không biết tên, ... là những thứ tớ không nhìn thấy).
Thế thì tính thế nào ??? hở hở hở giời ???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét