Bạn hắn rủ hắn ngày mai lên Mẫu Sơn tìm hoa đào và ngắm hoa lau...
Tuần trước, vì có chút việc ở Nam Định, hắn cũng đã lượn một vòng xứ Sơn Nam, thăm một loạt di tích. Thật lạ lùng là cái xứ này, các tôn giáo hòa quyện đan xen, đạo nào cũng đều nhận nơi đây làm chốn tổ cả: Phật giáo, Công giáo, đạo Mẫu.
Sáng 10/1:
Đi theo đường 1A cũ đến chùa Pháp Vân ở Thường Tín (không phải Pháp Vân đầu đường cao tốc), thấy lối rẽ Đền thánh Lê Tùy - Bằng Sở, định để lúc về vào sau.
Tiếp đó đến chùa Đậu thăm hai pho tượng nhục thân, rồi vòng đê sông Nhuệ sang ga Chợ Tía, đến chùa Mui, vốn là Hưng Thánh quán của Đạo sĩ chuyển thành chùa, được bà sư trao lộc. Đi tiếp xuống rẽ vào chùa Long Đọi, nơi có tấm bia đá Sùng Thiện Diên Linh là bảo vật quốc gia.
Đến Phủ Lý tiếp xuống Kiện Khê, vào nhà thờ xứ Sở Kiện, nguyên Chính tòa Đàng Ngoài, to đẹp hơn Nhà thờ Lớn Hà Nội, xem một lễ cưới trong đó, rồi túc tắc đi về Nam Định, ăn tối, nghỉ ngơi.
Ngày 11/1:
Xong việc sáng đi qua nhà thờ xứ Khoái Đồng, đường về chùa Cổ Lễ ghé thăm nhà thờ xứ Bách Tính. Sau khi vào chùa Cổ Lễ thì qua nhà thờ xứ Tương Nam, nhà thờ họ Xối Thượng bằng gỗ rất đẹp. Về ăn trưa Cổ Lễ, rồi qua nhà thờ xứ Trung Lao, bằng gỗ đẹp nhất Nam Định, tiện thể thăm nhà thờ họ Phan Sinh, và một ngôi đền gần đó.
Chạy về Yên Định rồi đi ra Cồn, đến nhà thờ xứ Hưng Nghĩa, trèo lên tận cùng gác chuông. Sợ muộn nên vội ra bờ biển Hải Lý, thăm mấy nhà thờ họ đổ nát ven biển rất liêu trai, rồi vào nhà thờ xứ Đồng Xương xem lễ chiều. Tối về đến Nam Định.
Ngày 12/1:
Sáng xong việc ghé vào chùa Phổ Minh chụp ảnh, rẽ lên Bình Mỹ, ghé nhà thờ xứ Khoan Vĩ cũng bằng gỗ đẹp, đến Vĩnh Trụ thăm đình chùa Vĩnh Trụ, nhà thờ xứ Phú Đa, rồi ăn trưa.
Qua trưa chạy đến đền Trần Thương thờ Trần Hưng Đạo, rồi dọc đê sông Hồng ghé vào đền Lảnh thờ Quan Tuần Tranh của Tứ phủ.
Tiếp bờ đê đến làng Quang Lãng vào chùa Ráng, gặp ngay sư cụ tổ Ráng - Đệ tam Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Cụ 93 tuổi mà rất khỏe mạnh khoan thai, trông hệt một lão nông chân đất mắt toét, áo trong thòi ra áo ngoài, sờn cũ lắm.
Chiều về mệt nên bỏ qua đền thánh Lê Tùy và lăng đá Quận Vân, về nghỉ.
Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2009
Thứ Tư, 7 tháng 1, 2009
Năm 2008
Ba tháng rồi hắn mới lại mò lại với cái blog này. Năm cũ 2008 trôi qua trong một đêm trên bản Lác - Mai Châu. Tròn một năm hắn mới lại đi xe máy lên vùng cao, mới lại tìm lại cái cảm giác trên đường.
Không biết mọi người có như hắn không, khi trên đường bỗng cảm thấy là mình đang đi tìm một cái gì đó, tìm mãi, tìm mãi, mà không thấy, bởi vì thực ra cũng không định thấy. Đi, để mà đi, để mà nhìn, để mà thấy mình chuyển động, mình không ở yên một chỗ.
Nhưng kỳ thực, hình như hắn đang ở yên một chỗ. Hắn thấy rờn rợn cho chính mình, bởi cái sự ở yên đó cứ gặm nhấm dần, mòn mỏi dần.
Thế là hắn đã lại đi Tây Bắc. Bắt đầu từ ba năm trước, giờ lại vẫn chưa thôi.
So với những năm trước, năm 2008 vừa rồi hắn đi ít lắm. Chỉ có hai chuyến dài là Campuchia 9 ngày và Hồ Nam 8 ngày. Còn lại cũng chỉ là những chuyến ngắn ngủi 2 ngày loanh quanh, hoặc vài lúc kết hợp công việc mà dạo quanh các tỉnh. Thế là đã bắt đầu chùn chân mỏi gối rồi đấy. Thế là mắt lại nhìn ít đi một chút, tay lại lười đi một chút, lưng lại bớt thẳng một chút.
Hắn từng thấy rằng cứ sau một khoảng thời gian, sở thích của hắn lại dần dần đổi khác, sang một sở thích lớn nào đó, mà dần quên đi cái cũ. Sở thích đi lại được thổi bùng vài năm qua, đã dần có dấu hiệu chậm lại. Hắn sẽ mong muốn gì đây?
Nó sẽ tự đến. Mọi điều vẫn thế. Cái hắn đi tìm thì sẽ không gặp, đơn giản bởi hắn không chịu tìm...
Không biết mọi người có như hắn không, khi trên đường bỗng cảm thấy là mình đang đi tìm một cái gì đó, tìm mãi, tìm mãi, mà không thấy, bởi vì thực ra cũng không định thấy. Đi, để mà đi, để mà nhìn, để mà thấy mình chuyển động, mình không ở yên một chỗ.
Nhưng kỳ thực, hình như hắn đang ở yên một chỗ. Hắn thấy rờn rợn cho chính mình, bởi cái sự ở yên đó cứ gặm nhấm dần, mòn mỏi dần.
Thế là hắn đã lại đi Tây Bắc. Bắt đầu từ ba năm trước, giờ lại vẫn chưa thôi.
So với những năm trước, năm 2008 vừa rồi hắn đi ít lắm. Chỉ có hai chuyến dài là Campuchia 9 ngày và Hồ Nam 8 ngày. Còn lại cũng chỉ là những chuyến ngắn ngủi 2 ngày loanh quanh, hoặc vài lúc kết hợp công việc mà dạo quanh các tỉnh. Thế là đã bắt đầu chùn chân mỏi gối rồi đấy. Thế là mắt lại nhìn ít đi một chút, tay lại lười đi một chút, lưng lại bớt thẳng một chút.
Hắn từng thấy rằng cứ sau một khoảng thời gian, sở thích của hắn lại dần dần đổi khác, sang một sở thích lớn nào đó, mà dần quên đi cái cũ. Sở thích đi lại được thổi bùng vài năm qua, đã dần có dấu hiệu chậm lại. Hắn sẽ mong muốn gì đây?
Nó sẽ tự đến. Mọi điều vẫn thế. Cái hắn đi tìm thì sẽ không gặp, đơn giản bởi hắn không chịu tìm...
Thứ Ba, 6 tháng 1, 2009
Sông Mã - Sốp Cộp - Điện Biên
Topic gốc: Sông Mã - Sốp Cộp - Điện Biên.
Đã tròn một năm không chạy chuyến xe máy nào, cũng thoáng thấy không đủ tự tin và quen thuộc với cảm giác "lên đường" bằng con Dream ghẻ như trước. Rồi năm mới đến như một điều thúc giục, khi nhớ lại đêm Giao thời năm ngoái ở chân đèo Prenn - Đà Lạt, đêm năm kia ở gần đỉnh Fanxipan, đêm năm trước nữa ở Hà Giang...
Lại theo lời rủ rê, và cũng rủ rê người khác, để tiếp tục lên đường.
Gặp thật nhiều người. Nhưng cũng có lúc chỉ còn hai xe.
Và lần này đi thêm một cung đường mới chưa có trên bản đồ đường bộ, và hình như dân Phượt (trên mạng TTVN) cũng chưa hề có ai chạy:
Sốp Cộp - Púng Bánh - Mường Lèo - Mường Lói - Mường Nha - Điện Biên Phủ.
HÀNH TRÌNH
Tối 0. (31/12/2008): Hà Nội - Mai Châu
Ngày 1. (1/1/2009): Mai Châu - Mộc Châu - Yên Châu - Nà Sản - Chiềng Khương - Sông Mã
Ngày 2. (2/1): Sông Mã - Sốp Cộp - Púng Bánh - Mường Lèo - Mường Lói - Mường Nha - Điện Biên Phủ
Ngày 3. (3/1): Điện Biên Phủ - Mường Lay - Sìn Hồ - Lai Châu
Ngày 4. (4/1): Lai Châu - Ô Quý Hồ - Sapa - Lào Cai - tàu Hà Nội.
Tổng cộng chạy xe khoảng gần 900km.
Chuyến này ở Mai Châu gặp đến 2/3 dân box Du lịch, đông nghìn nghịt như đại hội. Có vô số đoàn chạy theo những cung khác nhau. Vào Điện Biên Phủ cũng từ 3 đường khác nhau: Sơn La chạy thẳng qua Phađin, Sông Mã qua Điện Biên Đông, và cuối cùng là đường mới nhất: Sốp Cộp thẳng vào Điện Biên.
So sánh với đường Sông Mã - Mường Lầm - Mường Luân - Điện Biên Đông, thì đường này dài hơn: SMã - Sốp Cộp: 30km đường đang làm, nửa xong nửa chưa; Sốp Cộp - ĐBP: 150km đường cấp phối. Như xe cào cào thì thấy là đường ngon, còn xe Dream, Wave... ghẻ thì xóc cứ gọi là lòi tù và, long hết cả ốc vít, thận mấy lị bọng thì khiêu vũ với nhau.
Về cảnh sắc, thì có vẻ đơn điệu hơn đường dọc Sông Mã, vì không có dòng sông trong xanh bên cạnh. Ngược lại, có nhiều cây cối xanh tốt hơn bên kia, vì bên Sông Mã bị phá rừng, đốt đồi cháy trơ trụi hết rồi.
Đường này cũng vượt qua 3 con đèo, trong đó có 1 đèo trước khi vào Mường Lèo là đẹp nhất, nhưng đường ấy mưa xuống thì có khi sạt mất, vì toàn đất đỏ quạch, mà lại vắt vẻo quá.
Liền đó có cánh đồng Mường Lèo, mùa này khô cạn chưa có gì, nhưng mùa lúa chắc cũng sẽ đẹp.
Đèo Mường Lèo (chưa có tên, tạm đặt vậy)
Dẫu gì thì sáng Mùng 1 đầu năm mới cũng có một ý nghĩa nhất định.
Dù đã đến Mai Châu nhiều lần, và thực sự cũng không thích nơi này lắm, nhưng buổi sáng năm mới sao mà yên ả quá. Liệu năm 2009 có bình an như thế không?
Chuyến này tớ chỉ được dừng cafe ven đường có mỗi một lần, hơi ít so với những chuyến đi khác.
Lần này mình chạy cũng chậm. Một năm rồi không đi, mất phần nào cảm giác quen thuộc và điều khiển xe máy trên đường, không đi nhanh như mọi người được, và cũng thấy mệt nhiều hơn.
Dù đã đến Mai Châu nhiều lần, và thực sự cũng không thích nơi này lắm, nhưng buổi sáng năm mới sao mà yên ả quá. Liệu năm 2009 có bình an như thế không?
Đến Mộc Châu, vạt hoa cải trắng luôn là điểm dừng của những chuyến đi. Và lại café, hương vị quen thuộc.
Chuyến này tớ chỉ được dừng cafe ven đường có mỗi một lần, hơi ít so với những chuyến đi khác.
Lần này mình chạy cũng chậm. Một năm rồi không đi, mất phần nào cảm giác quen thuộc và điều khiển xe máy trên đường, không đi nhanh như mọi người được, và cũng thấy mệt nhiều hơn.
Chờ xuân hẳn để rồi nở
Một bản nhỏ bên dưới đường
Một thác nước nhỏ
Một thác nước nhỏ
Sân bay Nà Sản trước kia cũng hoạt động cầm chừng, nhưng mấy năm nay thì đã dừng hoàn toàn. Toàn bộ mặt sân trống trơn rộng mênh mông biến thành nơi phơi sắn của bà con. Những tấm lát nền cập kênh, không còn hệ thống gì của một sân bay ngoại trừ mặt sân. Và bốn phía là những đồi đất thấp đỏ quạch.
Cũng phải thôi, vì sân bay ở nơi này không có hiệu quả kinh tế
Cảnh phơi sắn trên sân bay, và người dân dùng xe máy kéo cái "bừa" để đảo sắn
Cũng phải thôi, vì sân bay ở nơi này không có hiệu quả kinh tế
Cảnh phơi sắn trên sân bay, và người dân dùng xe máy kéo cái "bừa" để đảo sắn
Sáng ngày thứ hai đến Sốp Cộp, do đoàn có 2 cào cào lại ăn mặc đồ chuyên dụng kín mít như Khoai tây nên lập tức bị mấy chú công an yêu cầu vào đồn biên phòng khai báo. Đồn nằm ngay trên đầu con dốc trước khi đổ xuống thị trấn. Vào khai báo thì cũng hỏi han luôn.
Theo kế hoạch đầu thì cũng định chạy từ Sốp Cộp đến Điện Biên Đông, nhưng lại nghe thấy có một đường khác chạy thẳng đến Điện Biên Phủ không phải qua ĐBĐông, và họ khuyên đi theo đường này, vì đường đến ĐB Đông có nhiều ngã rẽ, không gặp được người hỏi đường thì có thể lạc.
Tuy nhiên đường đi vào ĐBP luôn thì gần biên giới nên phải qua đồn 445, và ít nhất 1 trạm kiểm soát dọc đường.
Cái ông ở quán nước nói rằng muốn vào trạm thì làm cái giấy giới thiệu ở Mường Lèo mất mười nghìn, nhưng mất công, còn không thì mua lấy gói chè hộp thuốc vào nói chuyện là xong xuôi thôi. Nói chung là khu vực biên giới cứ cẩn thận là hơn. Do đó đã lấy hai phần rượu chè rồi. Nhưng cũng lại có chuyện vớ vỉn tí, nên mất thời gian cũng chả kém.
Theo kế hoạch đầu thì cũng định chạy từ Sốp Cộp đến Điện Biên Đông, nhưng lại nghe thấy có một đường khác chạy thẳng đến Điện Biên Phủ không phải qua ĐBĐông, và họ khuyên đi theo đường này, vì đường đến ĐB Đông có nhiều ngã rẽ, không gặp được người hỏi đường thì có thể lạc.
Tuy nhiên đường đi vào ĐBP luôn thì gần biên giới nên phải qua đồn 445, và ít nhất 1 trạm kiểm soát dọc đường.
Cái ông ở quán nước nói rằng muốn vào trạm thì làm cái giấy giới thiệu ở Mường Lèo mất mười nghìn, nhưng mất công, còn không thì mua lấy gói chè hộp thuốc vào nói chuyện là xong xuôi thôi. Nói chung là khu vực biên giới cứ cẩn thận là hơn. Do đó đã lấy hai phần rượu chè rồi. Nhưng cũng lại có chuyện vớ vỉn tí, nên mất thời gian cũng chả kém.
Tiếp con đường từ Nà Sản rẽ vào, đường đã được làm tốt lắm rồi, không như mấy năm trước lần đi Sông Mã, khổ sở vì bụi đất và đá hộc.
Ngang đường, gặp một đám tung còn. Những cô cậu thiếu niên HMông cứ tung qua tung lại quả còn bằng vải tròn, cứ thế, cứ thế. Dường như chẳng còn trò gì khác.
Ngang đường, gặp một đám tung còn. Những cô cậu thiếu niên HMông cứ tung qua tung lại quả còn bằng vải tròn, cứ thế, cứ thế. Dường như chẳng còn trò gì khác.
Sông Mã đoạn Chiềng Khương, nơi sông Mã chảy từ đất Việt sang Lào (để rồi lại từ Lào sang Việt ở đoạn dưới). Ngược con sông này sẽ đến thị trấn Sông Mã, rồi lên nguồn ở Mường Lầm, Mường Luân,...
Thị trấn Sông Mã cũng đang đào xới như ở Hà Nội vậy, bụi đất mù mịt, lổn nhổn đống nhỏ đống to.
Bọn tớ vào nhà khách Ủy ban trị trấn nghỉ. Nơi này ở ngay đầu thị trấn, cũng sạch sẽ, nấu ăn lại ngon. Vì đến vào ngày đầu năm nên được giảm giá bữa tối. Tối, đi dạo tìm hàng internet mà không có, café tán phét một lúc lâu, nói xấu giang hồ, dè bỉu phượt gia đủ kiểu không biết chán.
Rồi lại một ngày mới đến. Chia tay các đoàn khác (cũng đến Sông Mã), cả lũ tiến về Sốp Cộp qua cây cầu treo nhỏ bắc ngang sông Mã.
Hic hic, thảm quá.
Nhưng cũng phải thấy có đôi chút may mắn cho mình. Nếu vạt taluy đó sạt xuống vào buổi sáng 4 ngày trước, thì có khi người mất tích đã có thể là...
Những cung đường Tây Bắc, không bao giờ biết trước chắc chắn điều gì sẽ xảy ra. Âu cũng có một đôi chút số phận trong những chuyến đi.
Đoạn đường sạt lở có thể là những đoạn đang làm dở như thế này chăng?
Bọn tớ vào nhà khách Ủy ban trị trấn nghỉ. Nơi này ở ngay đầu thị trấn, cũng sạch sẽ, nấu ăn lại ngon. Vì đến vào ngày đầu năm nên được giảm giá bữa tối. Tối, đi dạo tìm hàng internet mà không có, café tán phét một lúc lâu, nói xấu giang hồ, dè bỉu phượt gia đủ kiểu không biết chán.
Rồi lại một ngày mới đến. Chia tay các đoàn khác (cũng đến Sông Mã), cả lũ tiến về Sốp Cộp qua cây cầu treo nhỏ bắc ngang sông Mã.
Vào khoảng 15 giờ ngày 6/1, tại km 112 + 900 Tỉnh lộ 105 nối 2 huyện biên giới Sông Mã - Sốp Cộp, thuộc địa phận xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã xảy ra vụ sạt lở núi đá bên ta-luy dương của con đường đang thi công, làm 4 công nhân đang thi công đoạn đường này chết và mất tích.
Nhưng cũng phải thấy có đôi chút may mắn cho mình. Nếu vạt taluy đó sạt xuống vào buổi sáng 4 ngày trước, thì có khi người mất tích đã có thể là...
Những cung đường Tây Bắc, không bao giờ biết trước chắc chắn điều gì sẽ xảy ra. Âu cũng có một đôi chút số phận trong những chuyến đi.
Đoạn đường sạt lở có thể là những đoạn đang làm dở như thế này chăng?
Đường đi Sốp Cộp chạy cạnh dòng Nậm Ban, và trên dòng sông này đang có một thủy điện nhỏ được xây dựng
Quán ăn ở Sốp Cộp, nơi cả đoàn có một bữa rất ngon với pó-toóng, thịt bò khô, cá nướng, canh rau (quên tên rồi), gà đồi luộc...
Quán ăn ở Sốp Cộp, nơi cả đoàn có một bữa rất ngon với pó-toóng, thịt bò khô, cá nướng, canh rau (quên tên rồi), gà đồi luộc...
Qua đồn 445, nơi bác AD và tieuyenthanh vào làm việc, được "ngồi chờ các anh ngủ dậy" mút mùa.
Con đèo uốn 3 tầng trước khi đổ xuống thung lũng Mường Lèo
Qua con đèo trên, xuôi theo dòng suối này...
Vòng qua cánh đồng kia,... là đến Mường Lèo
Qua con đèo trên, xuôi theo dòng suối này...
Vòng qua cánh đồng kia,... là đến Mường Lèo
Buổi sáng ở Điện Biên Phủ
Đoàn 10 người, thì 7 chạy về Lào Cai trước theo đường Pa So - Phong Thổ.
Còn 3 người đi dạo ĐB tí đã.
Các anh chiến sĩ Điện Biên năm xưa đã từng đổ máu đỏ để giữ đất này, nay vẫn tiếp tục đổ máu xanh
Đoàn 10 người, thì 7 chạy về Lào Cai trước theo đường Pa So - Phong Thổ.
Còn 3 người đi dạo ĐB tí đã.
Các anh chiến sĩ Điện Biên năm xưa đã từng đổ máu đỏ để giữ đất này, nay vẫn tiếp tục đổ máu xanh
Em vào ủng hộ bác chittoi phát
Chiều Mộc châu
Thử lại
Chiều Mộc châu
Thử lại
Rời Điện Biên Phủ sau khi thăm đồi A1, D1, hầm Đờ Cát, hai xe theo đèo Cò Chạy men dòng sông nhỏ.
Đường đèo Ma Thi(ì) Hồ
Ngang lưng đèo
Đường đèo Ma Thi(ì) Hồ
Ngang lưng đèo
Và mùa xuân trên đèo Ma Thì Hồ
Chúng tớ đến Lai Châu cũ trong một cơn mưa nhỏ. Thị xã xưa giờ mang tên là Mường Lay.
Cách gọi tên các thị trấn cũng thay đổi, và có thể gây nhầm lẫn khi xem các bản đồ chưa cập nhật:
- Mường Lay cũ --> Mường Chà
- Lai Châu cũ --> Mường Lay
- Tam Đường cũ --> Phong Thổ --> Lai Châu
- Hai thị trấn hai bên Lai Châu mới mang tên Phong Thổ và Tam Đường.
Do vậy khi hỏi đường rất dễ bị trả lời sai, vì người ta có thể dùng tên cũ, cũng có thể tên mới.
Thị xã Lai Châu cũ, nay tên là Mường Lay
Nơi này 5 - 6 năm nữa sẽ ngập trong nước, khi thủy điện Sông Đà mức ba được thực hiện. Xa xa là Mường Lay mới dựng trên triền đồi
Nhà hát bỏ hoang đã lâu bên bờ dòng sông Nậm He. Những khi nước lũ lên, có lẽ nhà hát cũng sẽ bị ngập một phần
Cách gọi tên các thị trấn cũng thay đổi, và có thể gây nhầm lẫn khi xem các bản đồ chưa cập nhật:
- Mường Lay cũ --> Mường Chà
- Lai Châu cũ --> Mường Lay
- Tam Đường cũ --> Phong Thổ --> Lai Châu
- Hai thị trấn hai bên Lai Châu mới mang tên Phong Thổ và Tam Đường.
Do vậy khi hỏi đường rất dễ bị trả lời sai, vì người ta có thể dùng tên cũ, cũng có thể tên mới.
Thị xã Lai Châu cũ, nay tên là Mường Lay
Nơi này 5 - 6 năm nữa sẽ ngập trong nước, khi thủy điện Sông Đà mức ba được thực hiện. Xa xa là Mường Lay mới dựng trên triền đồi
Nhà hát bỏ hoang đã lâu bên bờ dòng sông Nậm He. Những khi nước lũ lên, có lẽ nhà hát cũng sẽ bị ngập một phần
Cây cầu treo nổi tiếng đất Tây Bắc mà dân phượt nào qua đây cũng không thể không dừng lại ngắm nhìn...
Qua đoạn cầu Hang Tôm này, liên tục gặp chặn đường để phá đá chống sạt lở taluy. Cứ một đoạn lại phải dừng lại, năm lần cả thảy. Tổng cộng thời gian cũng hơn 1 giờ rưỡi.
Rồi chạy theo đường lên Sìn Hồ. Đường lên cao, cao mãi. Nhưng mùa xuân vẫn ở bên
Lên đến gần đỉnh Sìn Hồ thì trời cũng đã sang chiều, mây mênh mang dâng lên, nhưng nắng cũng lập lờ muốn trốn...
Qua đoạn cầu Hang Tôm này, liên tục gặp chặn đường để phá đá chống sạt lở taluy. Cứ một đoạn lại phải dừng lại, năm lần cả thảy. Tổng cộng thời gian cũng hơn 1 giờ rưỡi.
Rồi chạy theo đường lên Sìn Hồ. Đường lên cao, cao mãi. Nhưng mùa xuân vẫn ở bên
Lên đến gần đỉnh Sìn Hồ thì trời cũng đã sang chiều, mây mênh mang dâng lên, nhưng nắng cũng lập lờ muốn trốn...
Ồi dào, cộng dôi dư vài km thì vẫn còn là quá ít. Trên bản đồ đường bộ vẽ đường từ Sìn Hồ về Lai Châu là 42km, dưng mà tại đầu đường ở Sìn Hồ thì có cái biển "Lai Châu 60km" to oành. Mà 60km thật, đường này cắm cột cây số rất đủ.Trên biển chỉ dẫn em thấy báo (hình như là ) 28km.
Cơ mà làng Mô chỉ ở lưng chừng núi.Đến đây biển báo là hết đèo mà đường xuôi vẫn còn dốc,cua tít mù.
Thành ra hồi em đi cứ thắc mắc mãi.Bởi nếu cộng km từ lúc có biển chỉ dẫn,tới lúc hết đèo - thực - sự thì ba mươi mấy km cơ !!
Dài hơn cả Pha Đin nhở !!
Thực ra đường Sìn Hồ không phải là con đèo. Đèo là đường vượt qua một dãy núi. Một con đèo là đường đi qua điểm thấp nhất của một dãy núi (chỗ cổng trời). Nghĩa là không có đèo thì không sang bên kia núi được, trừ khi đi vòng xa gấp nhiều lần.
Còn Sìn Hồ là thị trấn trên đỉnh núi, nên đường lên và xuống rất dốc, nhưng không phải là đèo. Có thể đi thẳng đến Lai Châu không cần qua Sìn Hồ mà đường vẫn như nhau.
Giống như đi lên đầu đường Thanh Niên rồi qua mặt đê sang An Dương là đèo, dưng trèo lên núi Nùng để tâm sự rồi lao xuống thì ek phải đèo.
Cờ đỏ trời xanh Sìn Hồ
Chiều trên Sìn Hồ trời tối rất nhanh. Tìm mãi mới thấy một quán café đằng sau khu nhà hành chính của huyện. Anh chàng chủ quán người Thái Bình lên đây lập nghiệp mới hai năm, than thở rằng trời lạnh quá. Anh chàng bảo ở Sapa gọi là mát thôi, ở đây mới là rét, và khuyên đi nhanh, vì sẽ có một quãng đường 10km toàn sương mù...
Nghe thế cũng nhanh chóng xuống núi, trời ập tối ngay, nhưng may là không gặp sương mù gì. Cứ thế xuôi xuống, xuôi xuống, rồi có lúc đường lại ngược lên. Những con dốc, những khúc cua. Nhìn lại sau lưng núi sừng sững, le lói ánh đèn tít xa dưới, rồi chẳng mấy mà ánh đèn đó lại ở tít xa phía trên...
Lâu, lâu, rồi thấy ánh đèn sáng một dải bên dưới chân, trông gần lắm. Lai Châu mới ở đó, ánh sáng ấm áp. Nhưng còn cách đến 18km nữa kia. Đường lại vòng vèo, có lúc gần lại quầng ánh sáng đó, lúc lại xa ra, có lúc lại vượt lên một con dốc nữa. Sốt ruột và chờ đám ánh sáng đó gần lại. Rồi gần lại thật, trời vẫn sáng mờ mờ một màu của đêm không trăng, sao sáng đầy trời...
Tối đó đi dạo kiếm hàng ngô nướng, nhai đau cả răng.
Nghe thế cũng nhanh chóng xuống núi, trời ập tối ngay, nhưng may là không gặp sương mù gì. Cứ thế xuôi xuống, xuôi xuống, rồi có lúc đường lại ngược lên. Những con dốc, những khúc cua. Nhìn lại sau lưng núi sừng sững, le lói ánh đèn tít xa dưới, rồi chẳng mấy mà ánh đèn đó lại ở tít xa phía trên...
Lâu, lâu, rồi thấy ánh đèn sáng một dải bên dưới chân, trông gần lắm. Lai Châu mới ở đó, ánh sáng ấm áp. Nhưng còn cách đến 18km nữa kia. Đường lại vòng vèo, có lúc gần lại quầng ánh sáng đó, lúc lại xa ra, có lúc lại vượt lên một con dốc nữa. Sốt ruột và chờ đám ánh sáng đó gần lại. Rồi gần lại thật, trời vẫn sáng mờ mờ một màu của đêm không trăng, sao sáng đầy trời...
Tối đó đi dạo kiếm hàng ngô nướng, nhai đau cả răng.
_____________
Và sáng sớm hôm sau, Lai Châu bừng tỉnh
Bốn phía vẫn là uốn lượn những đỉnh núi, mờ sương đang hạ xuống để dần tan
Một góc khác của Lai Châu
Bốn phía vẫn là uốn lượn những đỉnh núi, mờ sương đang hạ xuống để dần tan
Một góc khác của Lai Châu
Qua Tam Đường đầy sương mù, trời mở ra xanh ngắt
Chân đèo Ô Quý Hồ
Một vườn hoa dại dưới chân núi, hoang dã mang mang trong nắng
Chân đèo Ô Quý Hồ
Một vườn hoa dại dưới chân núi, hoang dã mang mang trong nắng
Trường học dưới chân núi
Làng...
Làng...
Vạt nắng
Đường dưới đèo
Núi dựng
Đường dưới đèo
Núi dựng
Đường Ô Quý Hồ
Hoa đó người ta gọi là hoa... cứt lợn, hoặc là hoa chó đẻ, tùy vùng bác ạ...
Hoa đó người ta gọi là hoa... cứt lợn, hoặc là hoa chó đẻ, tùy vùng bác ạ...
Giữa núi
Rồi chợt gặp mây
Còn một ngày nữa thôi là đến năm mới rồi, một mùa xuân mới
Đường Sapa - Lào Cai
TOPIC KẾT THÚC NGÀY 29/1/2009
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)