Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009

Từ Yên Tử đến Yên Phụ

TOPIC GỐC TRÊN PHUOT.VN



Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh BắcTrấn Sơn TâyTrần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.

Mặc định

Tôi đi Yên Tử từ 15 năm trước. Khi đó đường vào chỉ là đường dân sinh, xe ô tô chở đoàn có 15 người còn bị sụt xuống dòng suối, cả lũ phải vào nhà dân mượn xẻng đào đất rồi chèn đá, đẩy cho xe lên. Khi đi phải mang tất cả các thứ đồ ăn đồ uống, đồ thắp sáng lên Hoa Yên, vì trên đó không có thức ăn, không có điện, chỉ có một căn nhà lớn trải chiếu, và nước mưa cùng củi đốt mà thôi.

Trên chùa khi đó cũng chỉ có hai bà già đã hơn bảy mươi tuổi, hai cụ thay phiên nhau xuống núi, và đêm thì tụng kinh.

Nhưng đêm đó là đêm trăng đáng nhớ lắm, trong tâm trí tôi, và chắc cả bạn bè tôi.

Tôi còn lên Yên Tử hai lần vào hai năm sau đó, cũng khổ không kém gì lần đầu. Từ bấy đến giờ đã 13 năm, tôi mới lại quay lại chốn này. 

Giờ thì Yên Tử đầy đủ lắm rồi. Đường vào rộng đẹp, bãi xe thênh thang, cáp treo hai chặng, chặng 1 từ chân núi lên Hoa Yên, chặng 2 từ Hoa Yên lên tận An Kỳ Sinh. Trên Hoa Yên thì chỗ ăn nghỉ chứa được cả nghìn người, điện nước xông xênh, ăn uống đủ cả. Dưới chân núi, trên núi đều tấp nập.

Vắn tắt hành trình thì là thế này:

Bỏ qua chùa Trình, cái chùa đó mới xây lại, không có nhiều giá trị lịch sử, qua Dốc Đỏ là vào chân Yên Tử.

Tôi đến chân núi lúc 2.30 chiều, nắng gắt. Cũng định đi cáp treo, thì được tin cáp treo 1 lên Hoa Yên đang ngừng hoạt động ! Thế là phải leo bộ.

Sau 1 tiếng leo bộ, đến Hoa Yên, lấy chỗ nghỉ. Cáp treo 2 vẫn hoạt động, nhưng vào giờ đó lại là ngày trong tuần, chả còn ai đi nên với mình tôi cáp treo cũng không chạy. Thế là tôi lại leo bộ tiếp. Từ 4h đến 5h thì đến chùa Đồng.

Ngồi trên chùa Đồng nửa tiếng, mây mù và lạnh, nên xuống mất một giờ nữa, 6h30 ở Hoa Yên ngắm mây núi, ăn tối, đêm ra ngắm trăng cực đẹp.

Sáng hôm sau xuống núi và ngược về Hà Nội.
Last edited by Chitto; 08-06-2011 at 12:19 AM.

Mặc định

Dốc Đỏ từ đường 18 vượt qua dãy núi Rừng Nam, đổ xuống Nam Mẫu của xã Thượng Yên Công, là chân dãy Yên Tử rồi. Dãy Yên Tử chạy từ tây sang đông, có dãy Rừng Nam chắn trước mặt, ở giữa tạo thành thung lũng hẹp.

Có người nói rằng địa danh Nam Mẫu cũng là Năm Mẫu, tức là 5 bà mẹ. Bởi vì khi vua Trần vào núi tu hành, các cung nữ đi theo, có người tử tiết, có người được an trí ở Bình Khê, còn 5 bà ở lại chân núi, sau lấy chồng sinh con, trở thành 5 bà tổ của dân nơi đây.

Lại cũng được nghe người dân Quảng Ninh nói là bên Bình Khê có một làng (quên tên rồi) vốn xưa là các cung nữ của vua Trần Nhân Tông sang đó lấy chông, nên cho đến tận giờ, vùng đó toàn các cô gái đẹp. Dân QN nghe tên làng là biết !!!

Nhìn xuống thung lũng Nam Mẫu, dòng suối ở giữa thung lũng là Khe Sú, nguồn nước chảy từ Yên Tử xuống. Mấy khối nhà mái đỏ bên kia núi là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, cho đến giờ được coi là Thiền viện lớn nhất nước.


Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:54 PM.

Chân núi Yên Tử giờ đã là một khu vực rộng phong quang, làm nơi tổ chức lễ hội, bãi để xe rộng rãi.

Tôi lại nhớ hồi 14 năm trước, cùng đoàn của trường đi cắm trại ở dưới chân núi, đi sâu vào trong một đoạn, có rất nhiều củi đã được chặt sẵn, chỉ việc đi kéo về chất thành đống để đốt ban đêm. Và đêm đó, sau khi lửa tàn cũng là lúc mưa. Khổ sở lắm, nhưng vui.


Ga cáp treo Hoa Yên ở lưng chừng núi, mái đỏ có thể thấy từ xa. Vị trí đó độ cao hơn 500 mét...

Đỉnh núi Yên Tử cao nhất, nơi đặt chùa Đồng trong ngày trời nắng. Nhìn từ dưới lên đỉnh núi khá rõ. Nhưng chỉ muộn thêm một chút, chiều mà lên là đã mịt mù mây rồi...

Last edited by Chitto; 05-12-2010 at 04:50 PM.

Mặc định

Nhân tin rằng cáp treo chặng 1 từ chân núi lên Hoa Yên không hoạt động, tôi khá thất vọng.

Dự định lần này sẽ đi lên bằng cáp treo, và nếu trời trong (đứng từ chân núi thấy đỉnh thì đoán là lên đỉnh không bị mù), tôi mong được ngắm mặt trời lặn từ đỉnh chùa Đồng, rồi sáng hôm sau ngắm mặt trời mọc nữa.

Thời gian còn sẽ đi dạo tất cả các điểm: Vân Tiêu, Bảo Sái, Am Dược, Am Hoa, Ngự Dội, thác Vàng, thác Bạc,..., và dấu tích Ngọa Vân.

Nhưng khi không có cáp và buộc phải trèo bộ, thì thời gian sẽ tốn hơn, và tốn sức hơn, không thể chủ động thời gian trước khi trời tối.

Về sau, dù leo chân lên đỉnh chùa Đồng cũng còn sớm, nhưng tôi cũng không thể xem được hoàng hôn vì mây mù. Và buổi sáng cũng không thể lên xem bình minh được, cũng do mây mù và cáp chặng 2 không chạy sớm thế.

Mà thôi, bắt đầu từ đầu, đã phải đeo ba lô nhấc chân trên những bậc thang dốc lên đỉnh núi. Người ta nói Yên Tử là "bình yên mà tử" hoặc "đi yên về tử" vì việc phải leo núi mệt mỏi này đây.

Quote Originally Posted by autumnovember Xem bài
tò mò về cái chùa Trình quá. Thế người ta phá cái cũ, xây cái mới hả bác?

Còn thật sự, em không thích xây cái Thiền Viện lắm, em thích khung cảnh hoang sơ, tĩnh mịch và cổ kính của ngày xưa.
Chỗ của "chùa Trình" hiện nay theo tôi biết xưa kia không có chùa, và giờ thì đó là ngôi chùa mới, đồng thời thành chùa trụ sở của Phật giáo Quảng Ninh. Chùa cổ xa nhất ra phía ngoài của khu vực Yên Tử là chùa Cầm Thực.

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử hiện nay xây trên nền chùa Long Động, hay còn gọi là chùa Lân xưa kia. Tuy nhiên chùa Lân đã bị hủy hoại nhiều, có một số ngôi tháp cổ. Ngày nay tại Yên Tử cũng còn nhiều nơi hoang phế nữa chưa tu bổ được.



Quote Originally Posted by hoaxuongrong Xem bài
Mình sắp đi Hạ Long và dự định tranh thủ thời gian đi Yên Tử. Mình không biết từ Hạ Long đến Yên tử thì đi bằng phương tiện gì cho an toàn, tiết kiệm. 
Anh chitto và những bạn nào đã từng đi Yên Tử tư vấn cho mình được không a?
Còn tùy vào bạn muốn đi Yên Tử trước hay Hạ Long trước. Nếu không phải là tự đi xe (xe máy, ô tô) thì cách đơn giản nhất là đi xe khách đến ngã ba vào Yên Tử rồi đi xe ôm vào.

Dù đi từ Hà Nội đến hay Hạ Long lại thì cũng cứ yêu cầu lái xe cho xuống dốc Đỏ hoặc nói rõ là đường vào Yên Tử, là xe nào cũng biết. Chỗ này cách Uông Bí khoảng 5km về phía Hà Nội.

Sau khi xuống ngã ba Dốc Đỏ thì bắt xe ôm đi vào. Giá khoảng 30 nghìn một chiều. Nếu đi cáp treo toàn bộ thì chỉ trong nửa ngày là xong. Nhưng hiện tại cáp treo 1 không hoạt động, nên có lẽ cũng phải mất cả ngày.
Last edited by Chitto; 16-06-2011 at 01:32 AM.

Mặc định

Từ chân núi, con đường dẫn thẳng vào Suối Giải Oan.

Ai đến Yên Tử chắc hẳn cũng được nghe cái sự tích rằng khi xưa vua Trần lên đây tu hành, các cung nữ xin đi theo nhưng không được chấp nhận, đã gieo mình xuống suối tự vẫn, vua thương xót nên lập chùa ngay đó để siêu thoát vong hồn các cung nữ, nên gọi là chùa Giải Oan, và suối cũng gọi là suối Giải Oan luôn. 

Tuy nhiên, ai đến cũng dễ nhận thấy dòng suối nhỏ thế thì làm sao gieo mình xuống mà chết đuối được. Với ngọn núi này, thì dù 700 năm trước, suối cũng không thể lớn được. Bên cạnh đó còn truyền thuyết các cung nữ ra Bình Khê và Nam Mẫu sinh sống, lấy chồng sinh con..., do đó chuyện có nhiều nàng chết đuối ở đây mang tính truyền thuyết nhiều hơn.


Trước kia để qua suối phải đi trên các hòn đá, giờ đã được bắc cầu đá vững chắc to đẹp rồi. Các công trình đá dựng gần đây đều bằng đá xanh Thanh Hóa, và thợ Ninh Bình tạo tác.

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:55 PM.

Mặc định

Hình ảnh dòng nước Giải Oan, chùa Giải Oan không chỉ gặp ở Yên Tử mà còn gặp ở chùa Hương, nước trong động Bái Đính,... Đây có lẽ là một ước nguyện tâm tư của người dân, người hành hương hơn là ý tưởng của một vị vua. Trong suy nghĩ của tôi, tên gọi và truyền thuyết giải oan ở Yên Tử là do người dân đặt ra. Ngôi chùa có thể có từ xưa, nhưng là chùa am ở chân núi đánh dấu chỗ bắt đầu leo, và đời sau gán tên Giải Oan vào đây.

Phải chăng người Việt ta xưa kia có quá nhiều oan khuất, oan khiên trong cuộc sống, nên khi nương nhờ vào cõi Phật đều tạo ra dòng nước Giải Oan, hi vọng dùng nước rửa đi hết những oan ức của mình, mà không ai có thể giúp giải cho được?

Mỗi khi nghe đến tên dòng nước Giải Oan, tôi đều như cảm thấy sự yếu ớt, chịu đựng của những con người đến đây.

Chùa Giải Oan thấp thoáng sau tán cây

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:55 PM.


Mặc định

Cái tên Yên Tử có từ đâu? Có hai thuyết về địa danh này.

Thuyết thứ nhất cho rằng tên xuất phát từ An Kỳ Sinh, một vị đạo sĩ tu tiên sống thời Tần Thủy Hoàng bên Tàu. Tần Thủy Hoàng biết ông là bậc chân nhân thần tiên nên mời đến làm thuốc trường sinh cho mình, nhưng ông bỏ trốn đi, vân du khắp thiên hạ. Đến dãy núi đẹp này, ông dừng lại, và rồi người ta thấy một cột đá hình người đứng chơ vơ trên đỉnh núi, cho rằng ông đã hóa đá. Còn tiếng Hán Việt thì chữ An và Yên là hai cách đọc của cùng một chữ An. (Ngoài ra Yên còn có nghĩa là khói, thì không phải chữ này). Vì thế dãy núi được gọi là Yên Tử, với chữ Tử là để tỏ lòng kính trọng giống như Khổng Tử, Lão Tử,..., hoặc từ tên chùa Yên Tự chệch ra. 

Như thế, cái tên Yên Tử đã có từ rất xa xưa.

Thuyết thứ hai nói rằng tên Yên Tử do vua Trần Nhân Tông khi lên núi tu hành, nhìn về phía nam có núi Yên Phụ (An Phụ), là nơi thờ An Sinh vương Trần Liễu nên nói đại ý rằng: Ngài là bậc tổ phụ nên núi gọi là Yên Phụ, nay con cháu ở đây chỉ được gọi là Yên Tử thôi...

(An Sinh vương Trần Liễu, cha của Hưng Đạo vương Trần Hưng Đạo, là anh ruột của Trần Thái Tông, mà Trần Thái Tông là ông nội Trần Nhân Tông, nên An Sinh vương là bậc ông. An Sinh hay Yên Sinh là tên cả vùng đất bao gồm từ núi Yên Tử đến núi Yên Phụ).

Theo thuyết này thì tên Yên Tử mới có từ đời Trần. 

Về lý thì tên Yên Tử có thể có từ lâu hơn đời Trần, vì sơn môn Yên Tử do Thiền sư Hiện Quang lập ra đã có từ trước thời Trần Thái Tông, mà Trần Nhân Tông kế thừa làm tổ thứ sáu.

Tuy nhiên, cá nhân tôi thích thuyết thứ hai hơn, vì nó là của Việt Nam, không liên quan đến ông đạo sĩ Tàu nào hết. Yên Sinh - Yên Phụ - Yên Tử trở thành một mạch nối oai hùng của đời Trần, đẹp đẽ hơn chứ !



Mặc định

Địa đồ vùng đất Yên Sinh, thuộc trấn Hải Đông xưa kia.

Dãy Yên Tử sừng sững chắn phía Đông Bắc, mà tâm điểm là chùa Hoa Yên. Dải Yên Phụ thấp nhỏ nằm ở phía Nam, mà đỉnh là đền Cao, nơi thờ An Sinh vương Trần Liễu.

Phía Tây là đất Chí Linh là linh địa, gắn với Lục Đầu giang, nơi có bến Bình Than. Đây cũng là nơi Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn lập phủ, sau này là đền Kiếp Bạc thờ ngài. Hai bên có hai ngọn núi là Côn Sơn và Phượng Hoàng. Núi Côn Sơn gắn với các vị công thần Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, núi Phượng Hoàng ghi danh Văn thánh Chu Văn An.

Đất Yên Sinh - Chí Linh này là vùng đất thiêng liêng. Sau đời Trần Nhân Tông, các lăng mộ vua Trần được đưa về vùng An Sinh nằm giữa Yên Tử và Kiếp Bạc để táng. Nơi đây vẫn còn dấu tích mộ các vua từ Trần Anh Tông trở đi.


Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:56 PM.

Mặc định

Bên cạnh chùa Giải Oan, con đường chia làm hai. Một phía dẫn đến cáp treo, đường kia leo bộ lên núi. Khu nhà ở bến cáp treo được làm mới khá là hoành tráng, hầu như ai đến đây cũng chụp ảnh chỗ này, với chữ Phúc to tướng chính giữa, đồng thời cũng là sân khấu để trình diễn.

Cáp treo này đang dừng hoạt động, nên chỉ còn con đường đi bộ. Con đường này xưa tôi đã từng lên mấy lần, nhưng khi đang không chuẩn bị tinh thần để leo, thì những bậc đá với con dốc dài không phải là điều dễ chịu lắm. Từ chân Giải Oan lên đến chùa Hoa Yên chỉ có 1600 mét, bậc đá cũng đã được làm cẩn thận rồi, đường đi tốt hơn nhiều so với trước kia.

Cái ba lô giờ mới thấy nặng trên lưng, đi được một lúc phải dừng lại nghỉ. Nhưng cũng không nghỉ yên được, bởi muỗi rừng bay ra rất nhiều, vo ve bên tai liên tục, giục người ta phải đứng dậy mà bước đi tiếp. Ngày thường, lại buổi chiều rồi nên các hàng quán cũng chỉ còn thưa thớt, vài người ngồi trong quán mời vọng ra uể oải.

Bên cạnh tôi, những người gánh đồ lặng lẽ đi, mồ hôi đầm đìa. Họ đi ziczac, không nhanh, mỗi bậc thang bước đến 2 - 3 bước, để bước nhỏ và không phải cố quá nhiều. Mỗi người gánh hoặc vác vài chục cân..

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:56 PM.


Mặc định

Đi được gần 2/3, thì con đường chia làm đôi. Bên phải là đường Tùng nổi tiếng của Yên Tử, bên trái gọi là đường Trúc

Đường Trúc thì mới được tu sửa, bậc đá ngay ngắn rộng rãi. Theo tôi nhớ thì hồi trước không có đường này, nhưng cũng không dám chắc mình nhớ đúng hay không.

Đường Tùng là con đường cổ, bậc đá bị hỏng nhiều, chỉ còn một ít ở giữa đường. Hai bên là hàng xích tùng tương truyền do vua Trần Nhân Tông sai trồng khi tu hành nơi đây, vì thế có tuổi thọ 700 năm rồi. Đây là con đường mà người hành hương hướng đến. Nhiều người nói rằng khi đi vào con đường này bỗng thấy khỏe hẳn lên, không mệt như chặng đường dưới. 

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:56 PM.


Mặc định

Quote Originally Posted by rien Xem bài
năm 1996 mình đến Yên Tử, khi xuống đã đi theo lối Trúc, .... Nếu có thể, Chitto cho một bức ảnh minh họa đường trúc bây giờ cho mình xem với .
Thế thì đường Trúc đã có từ xưa, tôi nhớ nhầm, vì mấy lần đi lên đi xuống đều theo đường Tùng cả. Đường Tùng thì cũng không phải chỉ có xích tùng, mà rõ nhất là hai cây thông cực to ở hai đầu đường, ngoài ra cũng còn giống tùng khác, có thể nhận được qua sắc vỏ. Xích tùng thì ngoài chỗ bạc phếch ra còn có sắc đỏ trên thân.

Đường Trúc lần vừa rồi đường xuống tôi có đi. Tuy nhiên chỉ có đoạn phía trên khoảng trên chục mét là có loại trúc thân nhỏ như ngón tay, cao ngang ngực thôi, trông rất bình thường như các đám cây bụi, nên tôi không chụp. Qua đoạn chục mét đó thì lại như con đường thường, không có gì đặc biệt.

Quote Originally Posted by rien Xem bài
Cách đây 1,2 năm mình nhớ là có đọc được một bài báo nói về một đường xích tùng cổ đi thẳng sau chùa Giải Oan lên chùa Hoa Yên nữa. Đường đó ngắn hơn nhưng cũng chỉ còn khoảng hơn chục cây xích tùng, không nhiều như đường Tùng mà mọi người vẫn đi hiện nay
Tôi cũng đọc và nghe về con đường thẳng từ Giải Oan lên Hoa Yên, là con đường đầu tiên khi Trần Nhân Tông lên núi. Đường hiện nay đi là mở ra muộn hơn. Tuy nhiên đường cũ khó đi, mà thời gian không có nhiều, cũng như vốn không dự định leo núi, mà mục đích chính của tôi là đêm trăng, nên leo đường chính thức cũng đã mệt rồi.

Quote Originally Posted by ovuong Xem bài
Không biết các bác đã khám phá rừng Mai cổ của Yên Tử chưa, nó được xem là Vùng nguyên sản Mai vàng của Việt nam đấy ạ. Cả một rừng Mai cổ thụ nở vàng rất đẹp...
Tôi chưa biết về rừng mai này, bác có thể cho biết rõ hơn không ạ? Và mùa nào mai nở đẹp nhất? Chắc sẽ còn phải quay lại Yên Tử nhiều lần nữa, nên mọi thông tin thêm đều quý bác ạ.

Rẽ theo đường Tùng, bắt đầu leo lên. Con đường này gồm cả đá và những rễ cây ngoằn nghèo bò ngang làm thành bậc.

Đi vào đây, tôi lập tức nhận ra ngay là thấy khỏe hơn hẳn, sung sướng hơn. Và tôi cũng tìm ra ngay nguyên nhân cho mình. Với người khác không biết thế nào, chứ nguyên nhân tại sao đi đường tùng lại khỏe hơn thì rất đơn giản. Các bác có biết tại sao không?


Cây tùng đầu tiên của đường Tùng

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:57 PM.

Mặc định

Đường Tùng, những thân tùng cổ 7 - 8 trăm năm tuổi mốc thếch, lộ ra sắc đỏ.

Thẳng phía trước là một cây thông rất to và cao, rất dễ nhận ra bởi dáng vươn thẳng tắp của nó, chứ không vặn vẹo như cây tùng cổ.


Với tôi, đi đường Tùng thấy thật ít mệt, đơn giản bởi cứ ba bước lại nghỉ 1 lần để... chụp ảnh, thảo nào chả thoải mái !? 

Với đoạn đường dưới, cứ phải cố, phải cố bước, cố nhấc chân sao cho đều đặn, để vượt qua các chặng đường. Còn đến đây, có lẽ mọi người ai cũng cho phép mình đi thật chậm, dừng thật lâu, nhìn thật kỹ, hít thở thật thỏa. 

Đây là những chứng nhân sống về quá khứ uy linh của ngọn núi này. Những cây tùng này đã từng chứng kiến đời tu hành của vị vua nổi tiếng được tôn là Điều Ngự Giác Hoàng (Hoàng đế giác ngộ, điều khiển và cai trị tất cả).


Last edited by Chitto; 05-12-2010 at 04:52 PM.


Mặc định

Người ta đã kể nhiều về đoạn đường tùng này. Nào là người tập khí công khi luyện ở đây có thể bị dính người vào gốc tùng không gỡ ra được; nào là lâm tặc đã từng đốn hạ một cây cổ tùng, xẻ ra nhưng khúc cây lăn xuống đè chết mấy con trâu, đưa con trâu nào đến kéo là chết con đó, nên không dám chặt nữa... 

Những chuyện đó thực hư đến mức nào không dám chắc, có điều đi trên con đường này, trên ngọn núi này, dù phải leo bộ nhưng thú vị.

Những cây cổ tùng quanh Yên Tử, theo thống kê còn chưa đầy 300 cây, việc nhân giống rất khó khăn, gần như không thể. Hơn nữa cây lớn chậm, hơn 700 năm mà vẫn chưa to lắm. Trên đường có những cây tùng rất lớn, thân rất to bên cạnh những cây nhỏ hơn, chứng tỏ có tuổi thọ khác nhau. Nếu những cây nhỏ trên 700 năm tuổi thì cây lớn phải hơn nghìn tuổi, và như vậy những cây đại thụ đã mọc ở đó trước khi vua Trần lên núi. Vua Trần và các đệ tử chỉ chiết và trồng thêm những cây khác để tạo thành một đoạn đường rợp bóng...


Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:58 PM.

Mặc định

Đi hết con đường Tùng, cũng là nơi đường Tùng và đường Trúc gặp nhau, có một khoảnh đất bằng phẳng gọi là Hòn Ngọc. Cái tên này không rõ từ đâu ra.

"Hòn Ngọc" là một khu tháp mộ có khoảng chục ngôi. Một số ngôi còn đứng vững, một số chỉ còn lại là những đống đá. Có lẽ tháp cũ đổ sụp, người đời sau không dựng lại được nên xếp đá quây tròn, hoặc ngôi mộ được dựng sơ sài chỉ có thế.

Nguyên xưa kia đây là chỗ cuối cùng có thể ngồi kiệu lên. Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên núi tu hành rồi, mỗi lần vua Trần Anh Tông lên thăm cha, chỉ có thể ngồi kiệu đến đây là phải dừng. Con dốc đi tiếp vì thế gọi là dốc Hạ Kiệu

Hình dung vào những ngày xa xưa của bảy trăm năm trước, mỗi lần có người lên thăm, Trúc Lâm đầu đà đều bắt quân lính, người hầu, cờ quạt võng lọng... phải dừng lại nơi đây. Kể cả vua, thì cũng phải tự trèo lên núi.


Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:58 PM.

Mặc định

Thời Trần, Hòn Ngọc chỉ là bãi trống. Đến đời Lê, tháp mộ các vị sư từng tu hành ở đây mới được dựng tại khu đất này. Trên Yên Tử có cả trăm ngôi tháp mộ dựng từ đời Trần đến mãi về sau.

Trần Nhân Tông không phải vị vua đầu tiên lên đây. Trước ngài 63 năm, ông nội của ngài là Trần Thái Tông cũng đã lên đây định đi tu, nhưng với sự thuyết phục của Phù Vân Quốc sư và ông chú gian hùng Thái sư Trần Thủ Độ, ông lại quay về Thăng Long.

(Trần Thừa có em gái là Trần Thị Dung, và em họ là Trần Thủ Độ. 
Trần Thừa có 2 con trai là Trần Liễu và Trần Cảnh. Trần Thị Dung lấy vua Lý Huệ Tông sinh hai con gái là Công chúa Thuận Thiên và Chiêu Thánh. Con gái nhỏ Chiêu Thánh được truyền ngôi tức Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ bày mưu cho Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và truyền ngôi, chuyển từ Lý sang Trần.

Đồng thời Trần Liễu cũng lấy Thuận Thiên. Tức là hai anh em trai lấy hai chị em gái, mà cũng lại là con bác lấy con cô ruột. 

Trần Cảnh sau được tôn là Thái Tông, Trần Thừa là Trần Thái Tổ, vị Thái Tổ duy nhất không ở ngôi vua. Trần Liễu chỉ được phong An Sinh Vương, giận nhưng không làm gì được.

Từ khi lấy nhau năm 7 tuổi đến 19 tuổi mà Chiêu Thánh không sinh được con, trong khi Thuận Thiên đã có 1 con trai rồi, và lại đang có thai 3 tháng với Trần Liễu, nên Thủ Độ quyết đem cô chị Thuận Thiên đang là vợ anh lại ép làm vợ vua em Trần Cảnh, và phế bỏ Chiêu Thánh đi. Bởi thế Trần Liễu càng tức giận nổi loạn, mà Trần Cảnh cũng ghê sợ cái mưu ấy mà bỏ lên Yên Tử đòi đi tu

Trong đời Trần, hôn nhân cận huyết trong nội bộ hoàng tộc có đến hơn 30 trường hợp, nên sử sách cho là loạn luân cũng không phải không có lý)
.


Dốc Hạ Kiệu

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:58 PM.

Mặc định

Đoạn dốc tiếp theo rất to rộng, được làm lan can đá hai bên khá cầu kỳ. Nếu để ý sẽ thấy lan can được tạo thành với hai yếu tố: mây và trúc, là hai đặc điểm của Yên Tử: cảnh quan với mây bao phủ, và trường phái thiền Trúc Lâm

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:58 PM.


Tháp Huệ Quang

Leo hết con dốc đá, mảnh đất thiêng liêng từ 700 năm qua hiện ra: Mộ tháp Huệ Quang.

Vua Trần Nhân Tông từ khi còn là Thái tử đã muốn đi tu, nhưng vua cha Thánh Tông nhường ngôi cho năm 20 tuổi, và ngài ở ngôi 15 năm. Đến năm 35 tuổi thì nhường ngôi cho con làm Thái thượng hoàng, rồi vào trong vùng Vũ Lâm ở Ninh Bình xuống tóc đi tu. Sau 5 năm tu ở Ninh Bình, năm 40 tuổi ngài lên núi Yên Tử, lấy hiệu Trúc Lâm đầu đà, lập ra Thiền phái Trúc Lâm, rồi viên tịch ở đây năm 50 tuổi, đó là năm 1308.

Vua con Trần Anh Tông hỏa táng di thể Trúc Lâm đầu đà. Một phần đem về táng ở lăng Quy Đức cùng các mộ tổ tại phủ Hưng Long (Thái Bình ngày nay), một phần thì xây tháp ngay tại Yên Tử để thờ, tức là Tháp Huệ Quang.

Tháp Huệ Quang - ánh sáng tuệ nhà Phật - xây năm 1309, đến nay là vừa tròn 700 năm. Đến đời Lê thì đổ nát, được trùng tu lại, có những thứ còn nguyên bản, có thứ tu sửa. Quanh tháp có một vòng tường gạch rất dày và chắc chắn cũng từ đời Trần được đời Lê tu sửa. 

Tháp Huệ Quang sau vòng tường. Đằng sau là chùa Hoa Yên và đỉnh cao nhất Yên Tử



(Nhiều chỗ viết đây là lăng Quy Đức là nhầm lẫn. Lăng Quy Đức - còn gọi là Đức lăng - nằm ở Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).
Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 10:59 PM.

Mặc định

Bước qua cửa tò vò bao quanh tháp, sân tháp hình vuông còn lát nhiều viên gạch hoa chanh đời Trần. Huệ Quang Kim tháp khá khiêm tốn đứng lặng lẽ dưới tán cây.

Đế tháp là một hình lục giác có chạm hoa văn sóng nước đặc trưng thời Lý - Trần. Tầng một tháp hình vuông, trên có chạm hơn trăm cánh hoa sen. Tầng hai là hộp đá vuông, trong có để tượng đá Điều Ngự giác hoàng. Tầng ba cũng giống thế nhưng nhỏ hơn. Phía trên là các khối đá thu nhỏ hẳn lại và trên cùng là một búp sen.

Có thể trước kia tháp còn cao hơn, nhưng các phần trên bị đổ nát. Đến đầu đời Lê trùng tu mới làm nhỏ lại, còn các tầng dưới là nguyên bản. Phía trước tháp có một cây hương đá từ đời Lê, trên đó ghi rõ "Lê triều trùng tu".



Trong vòng tường không trồng một cây nào, nhưng bóng cây phủ kín quanh tháp, là do ba cây đại già trồng bên ngoài vươn mình vào che phủ cho tháp. Đây cũng là hình ảnh rất đẹp, rất riêng của tháp Huệ Quang.
Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:00 PM.

 Tượng vua Trần Nhân Tông


Last edited by Chitto
; 31-03-2010 at 11:00 PM.Chính giữa tháp là tượng Tổ Trúc Lâm: Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, được tạo tác cùng với tháp.

Pho tượng bằng đá không lớn, nhưng là tượng vua Việt Nam cổ nhất còn lại, và cũng là một trong số rất ít tượng đời Trần. 

Tượng tạo hình một người ngồi thẳng, mắt mở, nhìn thẳng, hai tay để trên đùi, hai ngón tay cuối gập vào trong, chân ngồi thế bán già. Tượng khoác tấm áo phủ vai trái, để hở vai phải, tạo thành một chỗ rỗng dưới tay.

Chính vì tấm áo này mà có nhiều tranh cãi; có người cho rằng đây là tấm áo Phật giáo Nguyên thủy, trong khi Trần Nhân Tông tu theo Đại thừa phải mặc áo kín cả hai vai, nên bức tượng thể hiện cách mặc khi ngài đi thăm Chiêm Thành và mặc áo tu sĩ nguyên thủy để tỏ tình hòa hiếu. Lại có người cho rằng vào đời Lý - Trần tăng sĩ nước ta mặc áo cà sa hở vai như vậy. Tôi không nghĩ tu sĩ Đại Việt có thể mặc được áo cà sa hở vai, vì khí hậu quá lạnh giá vào mùa đông.

Dù ngay sau khi mất, ngài đã được vua sau tôn là Phật, nhưng tượng vẫn là của một vị sư, không ngồi tòa sen, đặc biệt là đôi mắt mở nhìn thẳng chứ không lim dim nhìn xuống như tượng Phật. Do trên tượng có vết bẩn, nhìn tưởng đôi mắt rất to, thực ra mắt khá nhỏ và mờ, còn vòng cung bên trên là lông mày.





Mặc định

Trần Nhân Tông có lẽ là vị vua có nhiều tôn hiệu nhất trong số các vua Việt Nam.

Khi làm vua và Thái thượng hoàng Thánh Tông vẫn còn (20 đến 32 tuổi), thì hiệu là Hiếu hoàng

Sau đó được tôn là: Pháp thiên Ngự cực Anh liệt Vũ thánh Minh nhân Hoàng đế.

Đến khi truyền ngôi cho con về làm Thái thượng hoàng (từ năm 35 tuổi) thì được tôn là: Hiển Nghiêu Quang thánh Thái thượng Hoàng đế

Khi đi tu thì tự xưng là: Hương Vân đầu đà, rồi Trúc Lâm đầu đà, các đồ đệ tôn là Trúc Lâm đại sĩ, .

Khi mất, thì triều đình tôn Miếu hiệu là: Nhân Tông hoàng đế

Và thụy hiệu hoàng gia là: Pháp thiên Sùng đạo Ứng thế Hóa dân Long từ Hiển hiệu Thánh văn Thần vũ Nguyên minh Diệu hiếu Hoàng đế

Thụy hiệu tôn trong cửa Phật là: Đại thánh Trần triều Trúc Lâm Đầu đà Tĩnh tuệ Giác hoàng Điều ngự Tổ Phật.

Trong tông phái Thiền thì gọi là: Thánh tổ Đại pháp Thiền sư Trúc Lâm Đại tôn giả.

Đời sau gọi ngắn gọn là Phật Hoàng, hay Điều Ngự Giác hoàng, hay Trúc Lâm Sơ tổ
Last edited by Chitto; 20-07-2009 at 01:03 AM.

Mặc định

Những cành đại vươn từ ngoài vào như ôm lấy ngọn tháp Tổ



Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:00 PM.

Mặc định

Quanh Tháp Huệ Quang là cả một khu vườn tháp mộ với hơn bốn mươi ngọn tháp của các vị sư đã từng tu ở Yên Tử từ đời Trần đến đời Lê. Các ngọn tháp có ngọn nhỏ bé đơn sơ, có ngọn cao to đẹp đẽ đan xen, tạo thành một quần thể hoàn chỉnh.

Một bà cụ ngày ngày cắt cỏ dọn cây chăm sóc cho các ngọn tháp cổ


Sau tháp Huệ Quang, các bậc thang dẫn lên chùa Hoa Yên.

Hai bên lối đi là các cây cổ tùng, và hai cây thông rất lớn cao vượt lên. Tán của cây thông này nghiêng che cả một khoảng rộng, rất dễ nhận ra từ xa.

Last edited by Chitto; 05-12-2010 at 04:57 PM.


Mặc định

Từ trên nhìn xuống khu tháp Huệ Quang.

Từ sau Tháp Tổ, con đường lát gạch hoa chanh có hai hàng tháp mộ nhỏ đứng đối xứng ngay ngắn. Con đường này còn một số viên gạch đất nung từ đời Trần, những viên hỏng đã được thay thế.

Hai bên con đường này còn có hai ao tròn, là hai mắt rồng. Như thế khu tháp nằm ở chỗ linh địa miệng rồng.

Hai con rồng đá hai bên dốc mới được làm, là sản phẩm của những người thợ đá Ninh Vân - Ninh Bình. Phải mất một năm mới hoàn thành hai con rồng này và vận chuyển lên đây.

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:00 PM.


Mặc định

Trên đỉnh dốc này tọa lạc ngôi chùa núi quan trọng nhất của Yên Tử: Chùa Hoa Yên.

Cuối đời Lý, Thiền sư Hiện Quang lên Yên Tử tu hành ở đây, tranh tre vách lá, gọi là chùa Phù Vân (nổi trong mây) hay Vân Yên (mây khói). Truyền qua đến đời thứ sáu, chín mươi năm sau thì chính là Trúc Lâm đầu đà Trần Nhân Tông, chùa mới được mở rộng và xây dựng thêm nhiều công trình. Đến thời vua Lê Thánh Tông, gần hai trăm năm sau nữa thì đổi tên là Hoa Yên (hoa khói).

Thực ra chùa cổ đã không còn, đời sau trùng tu dựng lại nhiều lần. Ngôi chùa hiện nay được trùng tu chưa đến chục năm nay. Ngôi chùa cũ ọp ẹp mục nát đã được thay hoàn toàn bằng tòa ngang dãy dọc. Những đồ cổ nhất có lẽ là bộ tượng Tam tổ trong hậu đường, và tấm bia hậu chơ vơ giữa sân.

Đây chính là nơi tôi có nhiều kỷ niệm cũ nhất...


Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:05 PM.

Mặc định

Trước kia lên đây chỉ có nếp chùa nhỏ với một gian nhà lớn dành cho khách ở bên phải, một gian nhỏ cho người tu hành và bếp ở bên trái, đơn sơ lắm.

Hồi đó chúng tôi phải khuân vác tất cả các thứ từ dưới chân núi lên khá vất vả: gạo, rau, thực phẩm, gia vị, nước uống, nến thắp. Nhà chùa cho mượn bếp với nồi xoong, bát đũa, củi, nước. Nước nhà chùa là lấy từ trên núi. Tại các con suối trên cao, đắp bờ ngăn lại thành một cái bể nhỏ rồi có đường dẫn xuống. Nước trong núi đó dùng để tắm giặt, còn nước ăn thì lấy nước mưa. Nước lạnh buốt...

Giờ thì hai khu nhà khách và nhà bếp đều đã thay đổi hết rồi.

Và bên phải chùa, lui xuống một quãng là một dãy nhà nghỉ được dựng kiên cố 2 tầng, có sức chứa được đến hơn nghìn người. Xa hai bên là hai nhà cáp treo đi xuống bến và đi lên đỉnh.

Chùa Hoa Yên khác xưa nhiều quá.

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:05 PM.

Mặc định

Từ chùa Hoa Yên nhìn ra, một ngôi tháp cổ dưới tán cổ tùng, xa hơn là mạch núi trập trùng.

Tại trước sân chùa Hoa Yên có hai cây đại cổ thụ gốc rất lớn, tuổi trên 700 năm, vẫn còn lác đác hoa thơm dịu mùi thiền. Tiếc rằng hiện giờ khi làm lan can đá cho chùa đã che bớt một phần góc nhìn xuống hai cây đại đó.

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:05 PM.

Khi tôi đến, cả khu nhà nghỉ không có khách nào. Chỉ có những người dân chủ nhà đang bận bịu với cuộc sống nơi căn bếp, vòi nước, hoặc thong thả dạo trên sân chùa. Lấy một chỗ nghỉ bình dân, tức là một chỗ nằm trên cái sàn rộng mênh mông của căn nhà đầu tiên sát núi, tôi vứt cái ba lô lúc này đã thấy nặng trên vai xuống.

Ngôi nhà được xây để làm thành một sàn rộng thênh thang trải đầy chiếu, mặt sau quay ra thung lũng núi phía cáp treo. Chỗ này có thể nằm được hàng chục người trong mùa lễ hội. Ông chủ nhà bảo nếu thích có thể lấy phòng riêng, nhưng mà chỉ có mỗi mình, thì riêng hay chung có khác gì nhau. Ngoài ông chủ nhà ra cũng không còn ai trong nhà nữa cả. Trên tầng hai cũng có sàn ngủ rộng nữa. Ông chủ nhà bảo vào mùa đông khách có thể hai trăm người ngủ ở đây cũng được.

Mây chiều phủ bóng dần trên chùa Hoa Yên. Lại sửa soạn để leo tiếp.

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:05 PM.

Mặc định

Từ sau chùa Hoa Yên, có hai con đường lên núi. Đường bên trái lên chùa Vân Tiêu, rồi tiếp tục lên An Kỳ Sinh, đường này dốc hơn; đường bên phải qua chùa Một Mái, chùa Bảo Sái rồi cũng lên An Kỳ Sinh, thì đỡ hơn một chút. Giữa Bảo Sái và Vân Tiêu thông với nhau. Theo lời khuyên của ông chủ nhà, tôi leo theo lối bên phải.

Đi một đoạn, gặp một nếp nhà nằm nép vào vách núi. Vì vách núi nhô ra nên nếp nhà chỉ cần một phần mái bên ngoài, chênh vênh trên mép đá rất hẹp. Đây là chùa Một Mái, tương truyền nơi xưa kia Trần Nhân Tông đọc sách. Ngay lúc này mà nơi đây cũng rất u tịch, thì thuở xa xưa còn tĩnh lặng đến thế nào. 

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:05 PM.

Mặc định

Gọi là chùa, vì trong nếp nhà chênh vênh đó có đủ tượng Tam thế Phật, Thích Ca, Di Đà, Quán Âm, tượng Đức ông, tượng Tổ sư,..., lại có một quả chuông nhỏ treo sát mái. 

Một hõm nước ngay trong nhà lúc nào cũng tràn đầy, một chiếc gáo nhỏ cho người ghé thăm rửa mặt, hoặc kẻ hành hương uống lấy. Nước chảy từ khe đá ra liên tục, tràn qua thành rồi chảy ra cửa nhà. Người tu hành xưa kia có thể thiền định ở đây mà không ngại ai quấy rầy, cũng không lo thiếu nước uống.

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:05 PM.


Mặc định

Từ chùa Một Mái cũng có hai đường. Một đường đi ngang tiếp sẽ đến am Hoa, am Dược là nơi xưa vua Trần làm thuốc, một đường leo lên đến chùa Bảo Sái rồi lên tiếp.

Dự định của tôi là lên chùa Đồng trong chiều, nên sẽ để hai am cho ngày hôm sau. Cuối cùng vẫn không đi được. Trong chuyến này tôi vẫn chưa qua được hết những điểm đã định đi. Thôi thì để lại cho những lần sau nữa. Tham nhiều quá có khi chẳng được như ý.

Từ Một Mái lên chùa Bảo Sái cũng không dễ. Đường dốc hơn so với đoạn lên Hoa Yên nhiều. Giờ đường đã được làm tốt và chắc chắn rồi, lại khô ráo nên cũng thuận lợi, tuy rằng bắt đầu mệt nhanh.

Chùa Bảo Sái là do sư Bảo Sái, một đệ tử của Điều Ngự lập ra. Chùa được lập nơi đây ở vị trí rất cheo leo, nhưng có một mạch nước ở phía sau, đảm bảo cho việc tu hành thời gian dài trên núi mà không sợ khát. Giờ thì nguồn nước lại mang một ý nghĩa khác rồi.

Chùa đã được trùng tu bằng gỗ


Mặc định

Từ Bảo Sái đi lên một đoạn nữa rồi nhìn ra, núi non mênh mông




Cuối cùng cũng hết chặng đường dốc nhất. Đến nơi hai con đường: đường Bảo Sái và đường Vân Tiêu chụm lại gặp nhau nơi bờ vách đá. Lúc này chiều cũng đã xuống, mây mù bắt đầu dâng lên bao phủ cả núi non.

Last edited by Chitto; 05-12-2010 at 04:58 PM.


Mặc định

Và đây cũng là nơi đang lộn xộn nhộn nhạo nhất của đỉnh Yên Tử.

Đầu tiên là tượng An Kỳ Sinh, vị đạo sĩ trong truyền thuyết có từ hai nghìn năm trước, hóa đá đứng sừng sững giữa đỉnh núi này.

Nếu thời xưa, xung quanh chỉ có đá bằng và mây núi, thì quả khối đá tự nhiên đứng thẳng này sẽ rất lạ lùng, vì nó vượt lên trên tất cả các tảng đá khác. Thế nhưng từ mấy chục năm nay, cái trạm phát sóng an ninh đặt ngay cạnh đã khiến khối đá trở nên vô duyên và xấu xí. Và gần đây, các khu nhà ở của công nhân cũng đang vây quanh chỗ này, khiến nó càng luộm thuộm hơn nữa.

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:07 PM.

Mặc định

Rất đông công nhân đang ở đây. Và một đống sắt thép, thạch cao nổi lên trên núi. 

Đây là khuôn đúc pho tượng Phật Hoàng sẽ được dựng ở đây. Tượng bằng đồng, sẽ cao hơn chục mét, nặng trăm tấn. 

Từ hơn năm trước đã có cuộc thi thiết kế mẫu tượng giữa các điêu khắc gia tầm cỡ... Việt Nam. Kết quả là cho ra 7 mẫu tượng rất là thê thảm, cổ lỗ. Cuối cùng thì người ta đã có một quyết định khôn ngoan nhất: Đó là lấy mẫu chính bức tượng bằng đá trong tháp Huệ Quang từ 700 năm trước. Khỏi cần phải thi thố, khỏi cần các loại văn bản trình bày văn hoa, lập luận dài dòng của các điêu khắc gia tầm cỡ quốc gia !!!

Tượng này sẽ khác tượng đá trong tháp ở chỗ là ngồi trên tòa sen, hiện giờ đang công đoạn làm khuôn đất sét. Theo kế hoạch là trước tháng 10 sang năm phải xong.

Hi vọng đức Phật hoàng sẽ không bị rút ruột quá nhiều để đến nỗi rỉ chảy xanh lè, và rồi kéo theo mấy vị đại gia vào tù như tượng Điện Biên Phủ.


Trên đó một đoạn là công trường san nền cho bệ tượng. Thấy lao động thủ công quá. Hic. 

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:07 PM.


Mặc định

Quote Originally Posted by rien Xem bài
... lý do gì (về lịch sử) mà tượng Phật Hoàng lại đặt ở nơi này không? Hay chỉ đơn thuần là quyết định của Hội đồng trị sự Phật giáo và UBND tỉnh? ...
Về mặt lịch sử, thì việc vua Trần Nhân Tông có lên đến đỉnh này chắc là có, nhưng không có di tích gì về điều này. Chùa Đồng trên đỉnh có từ đời Lê. Như thế trong suốt nhiều năm, chỉ có tượng An Kỳ Sinh ở đây thôi.

Tôi không biết chắc lý do chọn nơi đây để đặt tượng, nhưng theo tôi, cũng có tính hợp lý nhất định: 

- Xét trong tổng thể ngọn núi, nếu muốn đặt một pho tượng lớn tầm cỡ như thế, cùng với hệ thống bệ, hương án, chỗ đứng chiêm ngưỡng... thì vị trí này mới đủ rộng. 

- Các chỗ khác khả dĩ có tạm đủ rộng thì đều có các chùa cổ. Nếu dựng tượng ở đó chắc chắn sẽ phá hủy di tích.

- Về vị thế, nơi này rất cao. Từ đây có thể nhìn ra toàn bộ ba phía, tầm nhìn bao quát rộng. 

- Và có thể có một ý nữa, theo ý cá nhân tôi: Đó là hàng nghìn năm nay dân ta thờ cúng An Kỳ Sinh là một người Tàu trên vị trí cao này, ông này xét ra chẳng có tí tì ti liên quan, công đức gì với dân ta cả, lại còn thuộc về Đạo giáo chứ không phải Phật giáo, thế mà nghiễm nghiên đứng ở cao thế hưởng phúc, lại còn ở cao hơn tất cả các ngôi chùa thờ Phật. 

Tượng Phật Hoàng không thể để thấp hơn ông ta được, do đó dựng tượng Trần Nhân Tông ở đây, có thể coi như tượng An Kỳ Sinh là một dạng "hộ pháp", cũng hay vậy.

Mặc định

Một cái biển rất thô kệch.

Mây mù bao phủ. Tôi đi có một mình, và buổi chiều không có ai lên nữa, nên con đường leo lên giờ chỉ ta với ta, cảm giác cô tịch nhưng cũng thích thú. Đúng là đi vào cõi phù vân.

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:07 PM.

Mặc định

Đường khúc khuỷu với những tảng đá xô nghiêng. Nơi này cao trên nghìn mét rồi, không có các cây to, mà toàn các cây bụi nhỏ xen kẽ vào giữa các khối đá.

Từ chỗ này, không chụp ảnh nữa, mà thong thả đi, cảm nhận không gian nơi đây. Đôi lúc mây loãng ra, thấy mặt trời tròn như cái đĩa ở ngay bên cạnh, một vành tròn trăng trắng, có thể nhìn thẳng vào đó mà không sợ chói mắt.

(Nói thế mới nhớ ngày mai có Nhật thực, ở Hà Nội có thể ngắm được Nhật thực một phần lúc 7 - 8 giờ sáng).

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:07 PM.

Mặc định

Ngang qua tảng đá được gọi là Bia phật, một tảng đá phẳng dẹt dựng đứng tự nhiên, trên đó có khắc chữ Phật, dừng nghỉ một chút. Và rồi chùa Đồng cũng đã đến, lặng lẽ, vắng vẻ.

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:07 PM.

Mặc định

Công trình bằng đồng này đã tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí, truyền thông. Một số bài của các tác giả mắc bệnh AQ còn tâng bốc là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất thế giới này nọ, nghĩ vừa buồn cười vừa buồn. Nó cũng chỉ là một công trình kỹ thuật, mỹ thuật bằng tiền của, công sức con người, với hỗ trợ của máy móc mà thôi, và vì mới dựng, nên tính tâm linh thiêng liêng hội tụ có lẽ còn ít.

Gọi là chùa cho to, thực ra có tính chất một cái am đặt tượng thờ. Trong am có tượng Phật lớn ngồi trên, bên dưới ba tượng Trúc Lâm tam tổ nhỏ hơn đặt dưới. Trước kia người ta định chỉ mở cửa của cái am đồng này trong mấy ngày Phật đản và Giỗ tổ Trúc Lâm, nhưng giờ đây thì mở suốt. Trong một số bức ảnh chụp bên trong còn thấy có người chui vào tận bên trong nhét tiền lẻ vào tay tượng Phật, thật là thời u mê tượng pháp.

Đọc báo thấy chỉ sau khi dựng xong cái am đồng này, đã có không ít kẻ vô văn hóa đã khắc, bôi, vẽ tên mình lên các tấm đồng. Do vậy ngay bên cạnh xuất hiện cái bảng đề cấm viết vẽ lên di tích !. 

Ngay bên cạnh là một nếp nhà xây để đến 3 cái két sắt rất to dán chữ "hòm công đức" với cái bàn ghi công đức lạnh ngắt. Một quả chuông, một cái khánh đồng rõ to, rõ mới nằm hai bên, và mấy hàng bán đồ linh tinh vẫn còn. Tiếng đĩa tụng nam mô nhai đi nhai lại chán ngắt làm mất cả không gian thinh lặng.

Đoạn đường tôi đi lên vắng lặng, chứ lên đến đây lại có người. Có hai anh chàng bán đồ có hẳn một cái lều tôn nằm trên mỏm đá để ngủ đêm ở đây. 

Ngồi trên đỉnh núi nhìn mây bay tràn ngập qua một lúc là lạnh. Đi xuống, không muốn chụp nhiều ở đây. Có gì đó khang khác và mới mẻ quá. Có lẽ một thời gian nữa, khi màu đồng trên cái chuông, cái khánh kia xỉn đi, cái nhà công đức kia xuống cấp đi, thì đỉnh thiêng này mới lại có phong vị xưa.
Last edited by Chitto; 21-07-2009 at 11:16 PM.

Mặc định

Ngược theo lịch sử, thì trên đỉnh này dựng ngôi "chùa đồng" - Thiên Trúc Tự từ đời Lê trung hưng, cách đây khoảng 400 năm, là một am nhỏ thôi. Sau khoảng trăm năm thì gió bão và kẻ gian đã phá hủy chùa, chỉ còn lại nền móng.

Năm 1930, một am nhỏ bằng bê tông được dựng lên tại nền cũ. Đến năm 1993 thì Việt kiều quyên góp dựng một am bằng đồng thật bên cạnh chùa bê tông. Thế là người ta quen gọi cái am đồng mới là chùa Đồng, còn am bằng bê tông cũ hơn thì gọi là chùa Chuông, vì phía trước bày mấy cái chuông. Khi lên đây năm 1994, am đồng còn khá mới và được chạm trổ cũng rất đẹp. Vẫn còn nhớ câu nói lưu truyền về mây mù đỉnh Yên Tử: Gõ chuông ở chùa chuông một hồi thì trời mưa, gõ thêm hồi nữa thì trời tạnh. Hình ảnh hai cái am này có lẽ quen thuộc hơn với nhiều người đi Yên Tử mười mấy năm nay.

Ảnh sưu tầm trên mạng: Chùa chuông bằng bê tông năm 1930 (trên nền chùa đồng cổ đời Lê) và chùa đồng 1993. Chùa đồng mới 2008 dựng trên nền của am bê tông.
Không biết cái am đồng 1993 giờ lưu lạc nơi đâu, hay vào tay đồng nát rồi?

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:09 PM.

Mặc định

Quote Originally Posted by VIT Xem bài
Năm ngoái em đi lên Chùa Đồng, dọc đường đi gặp cảnh này

Thế đấy người ta rũ bỏ những gì của quá khứ 1 cách phũ phàng như vậy đó.
Theo tôi thì cái án - lư bằng đồng này không phải là đồ cũ (càng không phải đồ cổ), mà mới được đúc gần đây, có khi chỉ hơn một năm thôi. Cái đồ này là kiểu của Tàu, ở TQ chùa nào cũng có, dùng để cắm hương bên ngoài, phía trước chùa. Nhìn màu đồng cũng thấy là nó còn rất mới mà.

Tôi nghĩ năm ngoái bạn lên là người ta vừa vận chuyển nó lên theo đường cáp vận chuyển các chi tiết của chùa đồng, do đó được đóng khung sắt cẩn thận để khỏi bị hỏng. Vị trí của nó là đặt trước tượng Phật Hoàng, nhưng khi chưa có mặt bằng thì tạm thời để bên cạnh đường thế thôi. 

Trước khi có chùa đồng, thì những vật to nặng thế này không mang được lên đây đâu, do đó theo tôi nó hoàn toàn là đồ mới, và chưa sử dụng nữa cơ, nên không có gì phải bức xúc cả

Mặc định

Đi xuống đến An Kỳ Sinh, nhiều người tò mò và hỏi rằng tôi đi có một mình thôi à, hay đoàn ở đâu ! Có lẽ ít khi chiều muộn mà có người đi một mình lên đây. Một cậu bé hỏi tôi sao không đi cáp treo, tôi hỏi : Một người cáp treo có chạy không, thì một ông bên cạnh cười: Có cái cáp chân nó phải chạy thôi.


Từ trên nhìn xuống, bỗng mây trổ ra một lỗ nhỏ, để một chút ánh nắng đi qua, chiếu về phía núi đang bị gặm nhấm.

Không rõ đó là cái gì, mà mấy vạt cây rừng đã bị triệt hạ? Có phải khu đào than lộ thiên mà báo chí mấy năm trước đã từng kêu gào đó không?

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:09 PM.

Mặc định

Theo lộ trình truyền thống: Lên Bảo Sái, xuống Vân Tiêu, tôi đến sân chùa Vân Tiêu. Tương truyền vị Tổ thứ hai của sơn môn Yên Tử là Phù Vân Quốc sư (hay Trúc Lâm quốc sư - tức thiền sư Đạo Viên - sư tổ 4 đời của vua Trần Nhân Tông) đã viên tịch ở đây.

Phía trước chùa là mỏm núi vươn xa ra, dưới bóng hai cây tùng là mấy ngọn tháp cổ, trong đó tháp Vọng Tiêu Cung là cao và đẹp nhất. Phong cảnh này rất đặc trưng và cũng tiêu tốn không ít phim ảnh của các tay máy từ nhiều năm.

Bậc Quốc sư thuở xưa quả là chọn được nơi linh địa. Mỏm núi nhô hẳn ra giữa trời, bốn bề quanh năm mây trắng. Chiều xuống làm cảnh chụp tối và u tịch.

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:09 PM.

Mặc định

Từ khu tháp cổ nhìn về ngôi chùa bên sườn núi. Chùa cũ xưa đã đổ nát hết, chùa này mới dựng lại năm 2002, nên trông mới quá. Đỉnh núi ngập trong sương.


Đường về Hoa Yên

Last edited by Chitto; 05-12-2010 at 05:00 PM.

Mặc định

Xuống đến Hoa Yên lúc sáu rưỡi, trời còn sáng lắm. Không phải ngày lễ, không phải cuối tuần nên nơi này vắng vẻ. Đi dạo quanh sân chùa nhìn chiều xuống, bình yên.

Cửa chùa đã đóng lại, vài nén hương thắp bên ngoài leo lét, mấy bông hoa đại dìu dịu. Lúc đó tôi gặp một vị sư trẻ người miền Nam, rồi mới biết là buổi tối chỉ nghỉ lại đây chỉ có thêm 1 cô bé nữa mới lên. Trong 3 người chỉ có tôi là lên chùa Đồng chiều hôm đó.

Nói chuyện một lúc, thấy không hợp với vị sư trẻ kia lắm. Về chỗ nghỉ ăn tối, chờ trăng bắt đầu lên mới lại lên sân chùa Hoa Yên.

Nghe tiếng tụng kinh gõ mõ. Ngó vào trong chùa...



Hai người trong chùa, với tôi, là ba vị khách tối nay ở đây....

Mặc định

bóng của ngài còn đâu đây...


Mặc định

Đêm đó trăng thật đẹp.

Sau khi nghe xong bài kinh tụng của vị sư trong chùa, tôi đi xuống khu tháp Tổ, ngồi một mình trước ngôi tháp. Không một tiếng giun tiếng dế. Trăng lên sáng trong cả một vùng núi.

Từ núi nhìn về phía biển, ánh đèn lấp lánh kéo một dải dài. Không có gió, không có mây, và vì là trăng 17 nên cũng có cả các vì sao nữa. Cây cối vẽ lên những nét kì dị.

Tôi nhớ hồi 15 năm trước đi cùng bạn, cả lũ cũng ngồi dưới sân tháp này nói chuyện. Rồi lại lên sân chùa lấy chiếu trải ra nằm nhìn trời, tiếng rì rầm của bạn bè làm tôi ngủ đi một lúc, tỉnh dậy trăng đã gần chiếu thẳng.

Sau khi từ tháp lên, cũng ngồi ở sân chùa. Nhưng không có chiếu, không có bạn. Vị sư trẻ kia qua một lúc nói chuyện ban chiều, thấy không hợp, nên không nói nhiều. Cô bé thì cũng chả mấy chốc đi xuống để ngủ, bảo sáng mai dậy sớm.

Ngồi một mình đến hơn 11 giờ, khu nhà nghỉ bên dưới cũng đóng cửa tắt đèn hết rồi. Chỉ còn ánh sáng của trăng trên trời, dải chỉ lấp lánh ngoài biển, và khu trạm cáp treo sáng đèn.

Về chỗ nghỉ, cái sàn rộng thênh thang cũng tràn ngập ánh trăng. Nhắn tin và gọi điện thoại cho bạn trong lúc đang nằm ngửa để trăng chiếu vào mặt dịu dàng...

Mặc định

Quote Originally Posted by Zorzo Xem bài
Tớ nhớ nếu đứng nhìn vào chùa Hoa Yên, lối bên phải lên chùa Đồng, lối bên trái đi rất hoang vu khoảng hơn nửa km lên xuống trong rừng sẽ gặp một cái thác nước (thác Ngọc?) rất đẹp vì nằm giữa núi rừng vắng lặng rậm rạp
Đường phía bên phải đi sang thác Ngự Dội, am Thiền Định và thác Vàng, đúng là hồi xưa chỉ là con đường mòn len lỏi sát vách núi. Giờ thì đã được làm lại rồi. Và thật may là đi con đường này vẫn còn rất vắng lặng, rừng cây rậm rạp.

Con đường này vẫn còn nhiều cây xích tùng cổ rất lớn, cành nghiêng ra ngoài...

Mặc định


 Am Thiền Định là nơi xưa kia vua Trần ngồi thiền, tuy nhiên đã hoàn toàn đổ nát không còn gì. Người ta làm lại cái mới trên nền cũ. Do đó không thấy thích thú lắm. Một số "nghệ sĩ dân gian" còn sáng tác mấy con gấu, con báo, con hổ, con trăn... bên cạnh đường một cách ngô nghê và làm mất vẻ tự nhiên của rừng già nữa. Thôi bỏ qua hết.

Thác Ngự Dội chỉ là một lạch nước nhỏ đổ xuống cao khoảng ba mét, tương truyền là nơi vua tắm rửa xưa kia. Cũng hợp lý, vì khi tắm chỉ cần nguồn nước chảy rất nhẹ thôi. Nếu nhiều mưa cũng sẽ lắm nước hơn, còn lúc này thì chán. Bởi thế nên đi tiếp...
 



Mặc định

Tận cùng con đường nhỏ là thác Vàng. Sở dĩ có tên ấy vì phía trên thác có lắng đọng loại sa khoáng có màu vàng. Từ xa đã có thể nghe tiếng nước dội xuống. Thác không cao, không lớn lắm, nhưng giữa rừng núi u tịch thì tiếng nước chảy nghe rất rõ và vui tai.

Mặc định

Đường đi men theo núi


Những cây Tùng nghênh khách, có kém gì Hoàng Sơn !



Mặc định

Nắng sớm trên Hoa Yên


Núi rừng bừng lên



Đã đến lúc xuống núi.

Tôi vẫn chưa đi hết được nơi định đi: am Dược, am Hoa, thác Bạc, nền của nơi được cho là am Ngọa Vân trên núi, ngọn tháp có gạch men xanh... nhưng thôi, để lần sau cũng được.

Thú thực là khi đó cũng mệt và thấy đau chân. Tinh thần đi cáp treo, cuối cùng leo bộ toàn bộ, nên chân cẳng cũng thấy đau rồi.

Rời Hoa Yên xuống khu tháp Tổ, cây đại già 700 năm nghiêng nghiêng đưa tiễn


Sân tháp trong nắng


Vọng về đỉnh núi phủ mây

Last edited by Chitto; 05-12-2010 at 05:02 PM.

Mặc định

Những người thợ đá Ninh Vân đang kiến thiết lan can đá cho khu vực tháp tổ. Ngồi nói chuyện với mấy anh chàng một lúc, cũng vui vui. Đá được kéo lên bằng dây cáp, mỗi tảng mà họ đang vác nặng khoảng 300 kg sau khi đục đẽo. Mỗi lan can được làm theo trang trí khác nhau. Chỗ thì thân trúc, khi thì long vân, lúc là hoa cúc,...


Mặc định

Những ngọn tháp trong khu vườn tháp


Mặc định

Cội đại cổ thụ


@VIT: khu Tháp Tổ không phải lăng Quy Đức. Lăng Quy Đức nằm ở Hưng Hà, Thái Bình kia.

Quanh tháp Tổ có hơn 40 ngọn tháp của các vị sư tu hành ở đây sau Phật Hoàng. Có cả những tháp thờ vọng các vị tổ Thiền tông đời Lê, trong đó có cả tháp cho vị Ni sư triều Lê.







Mặc định


 
Rời chân Yên Tử, đường ra ghé vào thăm chùa Long Động.

Chùa Long Động được dựng vào đời Trần, thường được gọi là chùa Lân. Thời Trần chùa là nơi tu hành của các vị sư theo thiền phái Trúc Lâm. Sang đời Lê, chùa tiếp tục là nơi tu hành của các vị thiền sư. Sau rồi đổ nát.

Gần đây, dòng Thiền phái do hòa thượng Thích Thanh Từ khởi xướng vận động dựng một Thiền viện nơi đây, theo phong cách của dòng. Do đó chùa mang tên nữa là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Đường lên chùa hai bên còn hai hàng tháp mộ đời Lê, có ngọn đã đổ nát, ngọn khá nguyên vẹn.




Mặc định

Hiện nay Thiền viện này có quy mô rộng nhất so với các thiền viện trong cùng dòng, cùng phong cách. Ở giữa là chính điện, sau là nhà tổ, rồi các thiền đường, trai phòng, các khu cư xá, thư viện, trưng bày.

Phía trước chính điện là quả cầu (cầu Như Ý) bằng cẩm thạch đỏ, cũng là lớn nhất hiện nay. Khi hệ thống phun nước hoạt động, quả cầu có thể quay.


Mặc định

Đỉnh Phù Vân - Yên Tử lùi ở đằng sau, nhưng vẫn còn nhiều chốn sẽ cần quay lại.

Thực ra tôi lên Yên Tử từ phía Đông Triều, Quỳnh Lâm. Tại Quỳnh Lâm tôi có hỏi đường vào chùa Hồ Thiên, am Ngọa Vân, đang được cho rằng là nơi Trần Nhân Tông nhập tịch (khác với thuyết cho rằng Ngọa Vân là ở gần Hoa Yên). Đường hỏi được rồi, nhưng người dân nói rằng phải để xe lại dưới chân núi, trèo bộ khoảng 3km mới vào được Hồ Thiên. Khi đó là buổi trưa, nên không đủ thời gian cũng như ý chí để lên con đường đó. Lại một điểm nữa hẹn ngày quay lại.


Dưới chân dãy Yên Tử, về phía Tây, là thung lũng Yên Sinh, hay An Sinh, là khu lăng mộ các vua nhà Trần từ sau Trần Nhân Tông.

Nhà Trần khởi thuỷ từ Trung Quốc, sang Việt Nam nhiều đời, đã từng cư ngụ tại vùng đất Yên Sinh này, sau rồi mới xuôi dòng sông về định cư vùng Hưng Hà - Thái Bình. Sau khi dựng nghiệp thì lại chọn đất Nam Định làm hành cung lui về.

Các vị tiên tổ nhà Trần như Trần Hấp, Trần Kính, Trần Lý đều đặt mộ tại Hưng Hà. Trần Thái Tông, Thánh Tông cũng có lăng ở đó. Đến Trần Nhân Tông thì xá lợi chia làm hai, một phần tại tháp Huệ Quang trên Yên Tử, một phần táng ở Hưng Hà.

Sau đó, từ đời Trần Anh Tông lại táng về đất tổ Yên Sinh. Có thuyết cho rằng Trần Anh Tông còn dời lăng Thái Tông, Thánh Tông cùng về Yên Sinh, nhưng hình như không có chứng tích chính xác.

Mặc định

Yên Sinh (An Sinh) là đất tổ của nhà Trần trước khi xuôi dòng về Hưng Hà lập nghiệp, nên khi người em trai Trần Cảnh lên ngôi thành vị vua đầu tiên của triều Trần, thì anh trai - nhành trưởng - được phong An Sinh Vương để giữ đất tổ này. Kế tục cha, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cũng lấy đất Kiếp Bạc ở vùng này làm nơi đặt thái ấp, quân doanh và cũng qua đời ở đây.

Từ thời An Sinh vương, đền An Sinh đã được lập nên để thờ các vị tiên tổ Trần Kính, Trần Hấp, Trần Lý, Trần Thừa. Sau đó là các vua đều được thờ ở đây. Sau đền đổ nát, mới được trùng tu lại.

Như vậy, đây là 1 trong ba khu đền lớn thờ các vua nhà Trần, mà theo thứ tự thì đây phải là nơi đầu tiên:
1. Đền An Sinh (Đông Triều)
2. Đền ở Hưng Hà (Thái Bình)
3. Đền ở Thiên Trường (Đền Trần Nam Định).
Đền Trần thì có tích Khai ấn nên ngày càng đông đúc, còn hai đền trên vắng vẻ hơn rất nhiều.


Đền An Sinh mới trùng tu, đúng hơn là dựng lại mới hoàn toàn




Mặc định

Cũng vì là mới làm lại, nên nét cổ kính không còn. Hơn thế nữa, các bức hoành phi trong điện thờ, để phía trên các tượng vua Trần thực sự là một sự nhạo báng thư pháp. Người viết những chữ trên đó có lẽ chỉ mới biết dăm chữ Hán hời hợt nhưng đã được viết lên gỗ quý, cũng giống người chưa học xong bổ túc văn hóa được phóng bút viết kỷ yếu khoa học vậy.

Các tượng vua cùng cách sắp xếp cũng có vấn đề, nhưng thôi, chê nhiều lại bảo lắm điều.



Mặc định

Phía sau đền An Sinh là thung lũng An Sinh, nơi có lăng mộ các vua Trần.

Dễ đến nhất là di tích lăng Trần Hiến Tông (chắt, gọi Trần Nhân Tông là cụ). Nhưng xây lại chẳng ra kiểu gì. Bên trong có cái mộ tượng trưng ốp đá, với cái bia mới làm. Nói chung không đáng xem...



Mặc định

Di vật giá trị nhất của khu này là mấy pho tượng hầu, nhưng nay bị vứt chỏng chơ lăn lóc bên ngoài.

Cách đây mới chỉ chục năm, các tượng này vẫn còn nguyên vẹn: 1 viên quan hầu, 1 con ngựa đá, 1 con voi đá, 1 con chó đá. Những bức tượng ấy còn nguyên sau gần 700 năm, thế nhưng kể từ khi người ta công bố đây là lăng vua Trần Hiến Tông, thì đến viên gạch cũng chả còn nguyên.

Quan hầu thì mất đầu, voi đá chẳng còn, ngựa đá thì bị đập làm nhiều mảnh,..., nay cũng lại lạnh lùng điêu tàn trơ trọi với thời gian.



Mặc định

Cách không xa lăng Trần Hiến Tông, con đập Trại Lốc ngăn nước tạo thành hồ Trại Lốc. Giữa hồ nổi lên một hòn đảo, trước kia là đỉnh đồi. Ngọn đồi được xác định là lăng vua Trần Anh Tông (con trai Trần Nhân Tông).



Mặc định

Bên hồ có một con thuyền, nhưng không có người chèo. Trời cũng trưa nắng, tôi không thể ra đảo, đành từ bờ đứng nhìn ra.

Trên đảo còn dấu tích của lăng, đó là ba bậc thang đá, mà bậc giữa có hai con rồng đá vẫn còn nguyên vẹn, được xác định là cổ vật từ đời Trần. Tất cả nằm phơi giữa nắng mưa, mặc kệ thời gian.

Bên hồ, một chiếc xe 12 chỗ biển 29 đỗ, và xa xa có dăm người ngồi câu cá dưới mấy lán tranh nhỏ. Không hiểu ai ra đến tận chỗ này để quấy quả anh linh các vị hoàng đế ?


Mặc định


 
Quote Originally Posted by Totochan Xem bài
@Chitto! Em muốn hỏi rõ một chút xíu về chữ Giải oan. ...em có nghe thấy một câu chuyện giải thích việc xuất phát của chữ giải oan:
Cái này tớ viết đoạn trên rồi mà. Cái truyền thuyết các cung nữ của vua Trần gieo mình xuống suối kia thì mấy nghìn người, mấy trăm bài báo, mấy chục trang web đều đồng thanh nhắc lại như vẹt suốt hàng chục năm nay, có ai còn lạ gì nữa. 

Tuy vậy, theo tớ thì cái truyền thuyết đó chỉ có tính tượng trưng, rất có thể do đời sau đặt ra nhằm huyền hoặc hóa chỗ này, do nhiều nguyên nhân:

1. Dòng suối nông, cho dù 700 năm trước, cũng chẳng thể đủ sâu rộng để dễ dàng chết đuối được.

2. Trong chính sử không chép điều này. Lịch sử VN cũng không thấy ghi trường hợp nào vua đi tu, hoặc kể cả vua chết, mà hàng chục, hàng trăm cung nữ đòi chết hoặc phải chết theo cả. Vua trước mà chết (hoặc tu) thì các cung nữ được thả về cho lấy chồng, họ đều rất vui mừng sung sướng.

3. Trần Nhân Tông đi tu làm việc làm vì hướng đến Phật, thế mà lại để có một đống người phải chết, thì thực là vô lý và bất nhân. Tớ thấy nếu điều này có thật thì là một vết nhơ với vua Trần.

Còn tại sao lại sinh ra cái chữ Giải Oan, thì tớ nói đoạn trên rồi. Theo tớ đó là do sự yếu đuối, chịu nhịn chịu khổ, ngậm oan nhiều quá của người đời sau, không biết trút vào đâu nên mượn dòng suối để giãi bày, rồi nhân đó bịa ra câu chuyện trên để lý giải, che lấp cái sự yếu ớt của mình thôi.


Mặc định

Cách không xa khu lăng mộ An Sinh là chùa Quỳnh Lâm, một ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất thời Lý, nay chỉ còn lại cái danh tiếng quá vãng xa xưa.


Mặc định

Chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều thời Lý là ngôi chùa rất lớn. Theo lịch sử, tại đây Quốc sư Minh Không đã đúc pho tượng đồng Phật Di Lặc cao 6 trượng (18m), rồi xây tòa điện cao 7 trượng phủ ra ngoài. Tượng và điện đứng cách 10 dặm cũng còn nhìn thấy.

Không biết vào thời Lý liệu người Việt có đủ trình độ đúc nổi thứ lớn đến thế không, chỉ biết tượng này cùng với ba bảo vật khác được xếp vào An Nam tứ đại khí. Không sách sử nào ghi tượng đã bị phá hủy như thế nào, chỉ nghi ngờ là vào thời Minh, tượng bị Vương Thông sai phá cùng với 3 Đại khí kia. 

Vào thời Trần, sau khi Trần Nhân Tông tu trên Yên Tử sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, thì Quỳnh Lâm trở thành một trong các trung tâm truyền bá, và gọi là Viện Quỳnh Lâm, quy mô rộng lớn.

Lịch sử đẹp đẽ đó không còn lại gì, chỉ còn 7 ngôi tháp đá đứng hàng ngang dựng từ đời Lê, cái tháp chuông xây bằng ximăng mới dựng mấy năm nay, và ngôi chùa cũng mới như thế.


Mặc định

Di tích khảo cổ nằm phía sau ngọn tháp mới dựng, đây đó là những hàng chân móng gạch, là chân cột đá nằm rải rác... Chùa mới dựng lùi vào sau một quãng, để lại khoảng đất trống bị đào xới nhưng có vẻ không được bảo vệ.



Mặc định

Trên đường đi, đôi lúc ngẩng lên trời...


Gần lại





Mặc định

Dòng thiền Trúc Lâm hưng được có 3 đời, sau đó chìm dần vào quên lãng. Người ta vẫn nhắc đến Trúc Lâm Tam tổ, vậy còn hai vị tổ sau Trần Nhân Tông thì sao?

Lang thang trong miền Chí Linh thiêng liêng, tôi tìm đến ngôi chùa Thanh Mai, là nơi vị Tổ thứ hai của Trúc Lâm thiền phái gửi lại thân xác vô thường. Đệ nhị tổ Pháp Loa là môn đồ của Phật hoàng Trần Nhân Tông, được thầy truyền y bát (tương đương truyền lại chức lãnh đạo) khi mới có 23 tuổi, rồi 2 năm sau Phật hoàng mất, Pháp Loa chính thức lãnh đạo giới Phật giáo cho đến khi mất năm 46 tuổi, truyền lại cho Huyền Quang, khi đó Huyền Quang đã 77 tuổi, còn già hơn cả Pháp Loa.

Chùa Thanh Mai do Đệ nhị tổ Pháp Loa lập ra, nằm buồn bã trên lưng núi Phật Tích trong vùng Chí Linh linh địa. Năm tháng mưa dập gió vùi, chùa đã hoang tàn đổ nát, nên người ta dựng lại đồ mới hoàn toàn. Chỉ còn mấy ngọn tháp cổ, nơi táng của các vị Thiền sư là còn lại...


Quả núi Phật Tích, có thể thấy xa xa giữa núi là chùa Thanh Mai





Mặc định


Quote Originally Posted by tranquang Xem bài
Thời Lý thừa sức làm những thứ như vậy, một ví dụ khác là tượng Trấn Vũ ở Trấn Vũ quán (Đền Quan Thánh) đúc khoảng vài chục năm sau khi thiên đô về Thăng Long nhằm mục đích trấn yểm phương Bắc và cùng với Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đình Kim Liên tạo thành Thăng Long tứ trấn bất hủ.
...
Chính chúng cũng đã cố phá tượng Trấn Vũ mãi mà không được.
Có vẻ bạn có một số nhầm lẫn.

Tượng Trấn Vũ tại đền Quán Thánh đúc năm 1681 dưới thời Hậu Lê, 570 năm sau khi Lý Thái Tổ dời về Thăng Long, gần 200 năm sau khi quân Minh rút đi. Tượng này cũng chỉ cao có 4m, nặng 4 tấn thôi.

Xét theo pho tượng Phật Todaiji của Nhật Bản, cao 15m, nặng 500 tấn đồng, thì nếu pho tượng Quỳnh Lâm cao 18m thì phải nặng trên 600 tấn đồng (cao gấp đôi và nặng gấp 6 tượng Thích Ca tại chùa Bái Đính, là tượng đúc với công nghệ hiện đại). 

Chênh lệch giữa pho Trấn Vũ và tượng Quỳnh Lâm truyền thuyết là quá lớn, tượng nhỏ mà đến 500 năm sau mới đúc được, thì làm sao cho rằng tượng lớn là chắc chắn phải to thế?

Thứ hai là Tứ trấn Thăng Long cũng là đời sau gán thôi. Khi Lý Thái Tổ dời đô, chỉ có đền Bạch Mã là cũ, dựng thêm Trấn Vũ. Mấy chục năm sau với có Voi Phục, và vài trăm năm sau, dưới đời Lê Tương Dực mới dựng đền Kim Liên. Cái truyền thuyết 4 đền trấn thành từ thế kỷ 17 mới có.

Nói thêm, chuông Quy Điền vĩ đại, một trong Tứ đại khí cũng chỉ nặng có 1 vạn 2 nghìn cân (cân ta), tức khoảng 4 tấn thôi.

 Quote Originally Posted by Chitto Xem bài

Quả núi Phật Tích, có thể thấy xa xa giữa núi là chùa Thanh Mai
Đường lên chùa Thanh Mai khá dốc, xuyên qua rừng cây, và có cả một con suối nhỏ cắt ngang đường.

Lên đến nơi, ngôi chùa theo kiến trúc cổ, tuy nhiên mới dựng, nên cũng không hấp dẫn tôi lắm.

Chỉ là đi ra phía sau chùa, để tìm ngôi tháp Viên Thông.


Năm 1330, 22 năm sau khi Trần Nhân Tông viên tịch, Đệ nhị tổ Pháp Loa cũng đã viên tịch tại nơi này, khi mới có 46 tuổi. Ngọn tháp đá chứa di thể của ông dựng sau chùa chính, vẫn đứng vững cho đến nay. Xung quanh là mấy cây cổ thu che chở, một màu xanh mát mắt.

Ngôi tháp đơn giản, mộc mạc mà trang nghiêm.


Mặc định

Đệ tam tổ Trúc Lâm - Pháp Loa tôn giả viên tịch, truyền y bát lại cho ngài Huyền Quang để tiếp tục ngọn lửa dòng Thiền. 

Có nhiều nghi ngờ về việc truyền pháp của Pháp Loa cho Huyền Quang, bởi khi Pháp Loa viên tịch khi 46 tuổi, thì Huyền Quang đã 77 tuổi, già lắm rồi. Thời đó thọ đến trên 70 đã là hiếm có, thì Huyền Quang rõ ràng là chẳng còn trụ thế được bao lâu. Quả nhiên, chỉ 3 năm sau thì Thiền sư Huyền Quang cũng viên tịch tại chùa Côn Sơn

Thế là, sau chốn tổ Yên Tử, chốn tổ Thanh Mai, chùa Côn Sơn trở thành chốn tổ thứ ba của dòng thiền Trúc Lâm. Sau Huyền Quang, dòng thiền cũng mai một dần.

Ngôi chùa Côn Sơn vì dựng ở nơi đất bằng phẳng dưới chân núi, nên rộng rãi quy mô hơn hẳn hai chùa kia.


Tam quan nội chùa Côn Sơn (Tư Phúc tự)


@bác Voongseenh: cây đại 700 năm trên Yên Tử bác ạ, em không chụp vì xung quanh đã nhiều tường lan can bằng đá, không tự nhiên như xưa nữa.


Khói sương nơi chốn Tổ





Mặc định

Chùa Côn Sơn có các bộ cửa võng rất đẹp và cầu kì, tầng tầng lớp lớp từ trong ra ngoài.

Ngôi chùa cũng có cách sắp đặt tượng Phật khác lạ, đó là do pho tượng A Di Đà quá lớn nên các cụ đã để phía sau tượng Tam Thế, chứ không để phía trước như các chùa khác.

Các bức cửa võng chùa Hun (tên dân gian của chùa Côn Sơn)


Đằng cuối kia là bàn ghi công đức của BQL




Mặc định

Tam tổ Huyền Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn, tháp lập ở sau chùa, tên là Đăng Minh bảo tháp.

Mỗi tội tôi không tìm thấy ảnh chụp ngôi tháp đó. Thôi lấy tạm ảnh mấy ngọn tháp mộ khác, cũng ở ngay cạnh đó vậy. Tuy vậy mấy ngôi tháp này không phải từ đời Trần mà là đời Lê.



Mặc định

Ở sân chùa Côn Sơn có một tấm bia với ba chữ lớn : Thanh Hư Động, là bút tích của vua Trần Nghệ Tông viết khi đến thăm nơi này. Có lẽ đây là bút tích của vua Việt Nam xưa nhất còn được lưu giữ đến nay.

Thanh Hư động là cách gọi chung cả vùng lũng núi này, chứ không phải hang động như ta hiểu ngày nay. Khi đó quan Tư đồ Trần Nguyên Đán cáo lão lui về đây sống, vua Duệ Tông đã đến thăm và lưu chữ lại.


Quote Originally Posted by thocnep Xem bài
Có phải cái tháp này là Đăng Minh bảo tháp không ạ
Đúng là ngọn tháp đó, tiếc là bạn chụp không được hết tòa tháp.

Mặc định

Chùa Côn Sơn vốn rất đẹp, một tổng thể rộng dựa vào núi, gần bên ngọn suối nhỏ. Sau chùa có khu vực tháp, trên lưng núi có một giếng nước rất hay, gọi là Giếng Ngọc. Giếng này ở trên lưng chừng núi, tuy nhiên lạ là cách mặt giếng có vài mét là nước đầy tràn, mặc dù chỗ này cao hơn mặt đất mấy chục mét. Chứng tỏ có một mạch nước ngầm chảy ra rất gần bề mặt núi, và các cụ xưa đã tìm đúng mạch nước này để đào giếng.

Tiếc rằng quang cảnh của chùa bị phá hỏng với nhiều các quán hàng, bói toán, xem tướng số ngay trong sân chùa, với nhiều điều chướng mắt khác nữa...


Cổng chùa


Mặc định

Côn Sơn còn gắn liền với hai vị đại quan của hai triều Trần - Lê, là Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi.

Trần Nguyên Đán là Đại tư đồ khi triều Trần đã mạt. Ông có kiến thức, hiểu biết nhưng không giúp gì được cho triều Trần, thậm chí còn gửi gắm con cháu cho Hồ Quý Ly, người sẽ cướp ngôi nhà Trần. Khi già, ông về vùng núi Côn Sơn này, làm nhà cạnh ngôi chùa xưa của Tam tổ Trúc Lâm, vui thú với núi rừng, mà cũng có thể là canh giữ cả một khu lăng Trần ở An Sinh cạnh đó.

Nhà Trần đổ, Hồ Quý Ly mất lòng dân, giặc Minh giày xéo. Cháu ngoại của Trần Nguyên Đán là Nguyễn Trãi đã theo Lê Thái Tổ dẹp giặc, nhưng rồi bị nghi kị nên lại tìm về nhà cũ của ông ngoại ẩn dật với người thiếp tri âm Nguyễn Thị Lộ. Để rồi sau cái án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi bị cái án oan tru di tam tộc nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Ngày nay, dưới chân Côn Sơn, cách chùa không xa, là ngôi đền thờ Nguyễn Trãi bề thế, và trên núi là đền thờ Trần Nguyên Đán.

Cổng vào đền thờ Nguyễn Trãi, xa xa phía trên lưng núi là đền thờ Trần Nguyên Đán



Mặc định

Tỉnh Hải Dương mấy năm gần đây bỏ ra rất nhiều tiền để tu sửa các công trình đền thờ danh nhân trong vùng, bề thế khang trang. Tuy nhiên không phải công trình trùng tu nào cũng giữ nguyên được giá trị truyền thống.

Qua khỏi tứ trụ của đền Nguyễn Trãi, một cây cầu đá bắc qua hồ nước (hồ thông với suối Côn Sơn), qua tam quan nội là đến khoảng sân rồi bậc thang dẫn lên đền chính.

Tuy nhiên, tại đây có một chi tiết hình như là mới du nhập gần đây trong trùng tu: phần giữa của bậc thang là một bức khắc đá đặt chéo, chỉ có cầu thang hai bên. Kiểu của bức khắc đá này giống của Trung Quốc, nhưng các đền chùa cổ ở Việt Nam thì không thế. Như bậc đá điện Kính Thiên của Thăng Long thì ở giữa cũng là bậc, không có kiểu tấm đá chạm thế này. Nhưng kiểu này tôi thấy không chỉ xuất hiện ở đây mà còn mấy công trình trùng tu, dựng mới đều có, mà to nhất là ở chùa Bái Đính.

Đền này thì tấm chạm khắc đôi chim phượng, không hiểu là mẫu ở đâu, và hai con phượng có ý nghĩa gì với một vị Quan Văn như Nguyễn Trãi ?


Mặc định

Trong đền, pho tượng Nguyễn Trãi đúc bằng đồng ngồi trong khám thờ. Tượng được đúc theo bức tranh thờ của dòng họ Nguyễn, là bức tranh làm đời Lê mà người ta thường in trong sách vở, chứ thực ra cũng không biết Nguyễn Trãi dung mạo ra sao.


@Tranquang: bức khắc đá đó ở đền Nguyễn Trãi ngay Côn Sơn; đền thờ Chu Văn An ở khu Phượng Hoàng gần đó cũng có, đền thờ Khúc Thừa Dụ cũng có, và giống như ở tòa điện Tam Thế chùa Bái Đính.

Mặc định

Theo các bậc đá trèo lên lưng núi, là nơi có đền thờ Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi. Đền nhỏ, nhưng dựng trên địa thế cao, nhìn cả cả một vùng rộng lớn. Khu "Thanh Hư động" này phong cảnh hữu tình, xa phía trước có hồ nước làm minh đường, núi bao hình tay ngai, tả thanh long, hữu bạch hổ, long mạch còn chạy dài lên Bàn Cờ tiên, bên cạnh có suối nước là một long mạch nhỏ nữa. Các cụ xưa đã chọn nơi này hẳn đều xem thế kĩ lưỡng rồi.

Thế nhưng vẫn không tránh khỏi kiếp họa. Rốt cục long mạch, địa thế... giúp được bao nhiêu cho vận mạng của mình, gia tộc mình và đất nước mình ?

Từ đền Trần Nguyên Đán nhìn xuống


Nơi được cho là xưa kia Nguyễn Trãi dựng nhà để nghỉ đọc sách làm thơ



Yên Phụ

Khi đến Côn Sơn, mọi người thường nghĩ ngay đến Kiếp Bạc cách đó vài cây số, với ngôi đền chính thờ Trần Hưng Đạo.

Tuy nhiên, tôi lại muốn quay sang với ngọn núi An Phụ, nơi An Sinh Vương Trần Liễu - cha của Trần Hưng Đạo được tôn thờ.

Nằm ở phía Nam khối núi Yên Tử, cùng với Yên Tử - Yên Sinh, Yên Phụ tạo thành thế chân vạc. Đây là một khối núi nổi lên giữa đồng bằng, được bao bọc bởi các dòng sông, dân cư trù phú đông đúc. Có phải vì thế mà Yên Sinh vương đã đặt dinh của mình ở ngọn núi này?


Tôi đến núi Yên Phụ trong một chiều đông, trời mây mù mịt. Đỉnh núi chìm trong sương mù.




Mặc định

Trên đỉnh Yên Phụ có cả một cụm công trình thờ phụng, đường lên đã được làm tốt rồi, có thể phóng xe lên gần sát cổng đền. Ngày lễ hội dễ bị chặn ở gần chân núi, "gửi" các đồng chí bảo vệ ít tiền là có lên tiếp.

Ngày tôi lên đã chiều, không phải lễ hội, nên cũng không ai hỏi han gì, cứ thế tà tà theo con dốc đi lên. Đường cũng dốc nhưng lát bêtông cả rồi, bên dưới những quả đồi thấp, đồng ruộng trải ra, rồi dần mờ trong sương chiều.

Mặc định


Bên đường lên bỗng có một loạt bậc thang đá, đây là lối dẫn lên tượng đài Trần Hưng Đạo ở lưng chừng núi. Tượng đài này mới được dựng năm 1992, có thể nói là mở màn cho phong trào dựng tượng đài quy mô lớn bằng đá. 

Khi dựng tượng, người ta đã có ý đặt tượng chỉ ở độ cao lưng chừng núi, thấp hơn đỉnh núi một khoảng, vì Trần Hưng Đạo dù là bậc Hiển thánh, nhưng vẫn là con, không thể đặt cao ngang với đền thờ của An Sinh vương Trần Liễu là cha được.

Sau khi lên đền Cao trên đỉnh, tôi mới quay lại tượng đài này sau.

 

Mặc định

Nghi môn khu đền Cao hiện ra, với hàng loạt hàng quán hai bên, nhưng lúc này đã đóng cửa hết. Phía trên cổng, đỉnh núi mờ ảo trong mây mù...


Trèo qua trăm bậc thang đá, đền Cao thờ An Sinh vương đặt ở vị trí cao nhất. Ngôi đền mới được dựng lại khá đẹp. Phía trước là một bệ đá theo đúng lối cổ của các ngôi đền Việt. 


Mặc định

Trong hậu cung đền thờ đặt tượng Yên Sinh vương Trần Liễu trong khám thờ chạm trổ cầu kì. 

Lúc đó đáng ra đóng cửa rồi, nhưng vì có người khách xin vào dâng hương, làm lễ khấn khứa, rồi xin âm dương (trò này ở đâu cũng có mới sợ), nên tranh thủ vào chụp lén một cái... Do đó cũng không hỏi được đây là pho tượng cổ hay là mới làm lại.

Last edited by Chitto; 16-12-2009 at 11:41 PM.

Mặc định

Yên (An) Sinh vương Trần Liễu là con cả của Trần Thừa, anh ruột của Trần Cảnh, hơn Trần Cảnh 7 tuổi. Khi Trần Thừa kế tục anh (Trần Tự Khánh), cùng Trần Thủ Độ nắm giữ quyền binh cuối triều Lý. Khi Trần Cảnh còn trẻ con - 7 tuổi - vào cung hầu Lý Chiêu Hoàng rồi kết hôn, lên ngôi vua, thì Trần Liễu 14 - 15 tuổi cũng lấy chị của Chiêu Hoàng là Thuận Thiên. Tuy thế có lần Trần Liễu còn vào cung cưỡng bức cung phi cũ của Lý Huệ Tông (cha vợ mình), nên Trần Thủ Độ rất ghét.

Đến khi Trần Cảnh 17 tuổi, Chiêu Thánh 18 tuổi mà không có con, Thủ Độ ép Thuận Thiên (đang có mang với Trần Liễu đứa con trai thứ hai) sang làm vợ Trần Cảnh. Trần Liễu khi đó 24 tuổi tức giận nổi loạn, nhưng đánh không lại Thủ Độ, Trần Cảnh phải xin cho nên mới được tha tội, nhưng không được ở Thăng Long nữa, mà về đất Yên Phụ làm vương ở đó. Trần Liễu mất năm 41 tuổi ở đây.

Trần Liễu có lý do để muốn ngôi vua về mình: Vì mình là anh trai Trần Cảnh, con trưởng của Trần Thừa là một. Hơn nữa Trần Liễu lấy cô chị, mà Thủ Độ lại bắt Lý Huệ Tông lại nhường ngôi cho cô em ! Nếu nhường ngôi cho chị thì hiển nhiên ngôi vua phải về Trần Liễu. Đã thế sau lại lấy luôn cả vợ mình ép gả sang em trai. Do đó di ngôn cho Trần Hưng Đạo phải lấy lại ngôi vua về cho mình.

Thực ra tôi thấy có một chút băn khoăn, đó là về các người con của Trần Liễu.

Đầu tiên là con trai cả Trần Tung, nhưng mẹ không có danh phận nên không phải Đích tử, Trần Tung sau đi tu, tức Tuệ Trung Thượng sĩ, người sau này ảnh hưởng đến Trần Nhân Tông.

Tiếp đó là Trần Doãn, là con của Trần Liễu và vợ chính Thuận Thiên, là Đích tử họ Trần. Tức là về Trần, thì Trần Doãn là con Trưởng tộc, về họ Lý là cháu Trưởng lớn nhất, đứng đầu cả hai họ; là người mà theo dòng trưởng thì đáng hưởng ngôi nhất. 

Tiếp đến là Trần Quốc Tuấn, mẹ là người bình thường không danh phận.

Rồi Trần Quốc Khang, mẹ là Thuận Thiên, đang còn trong bụng mẹ thì Thuận Thiên bị bắt sang làm vợ Trần Cảnh. Thế là Quốc Khang sinh ra trong hoàng cung, nhưng chồng của mẹ lại chỉ là ông chú. Có lẽ Quốc Khang là người lạc lõng nhất.

Do vậy, nếu giả sử ngôi vua về nhành trưởng, thì cũng sẽ về tay Trần Doãn, chứ không phải Trần Quốc Tuấn. Do đó Trần Quốc Tuấn cũng không có động cơ gì để cướp ngôi vua cả. Giả sử Trần Quốc Tuấn có cướp ngôi của Thánh Tông rồi làm vua, thì thực ra là cướp ngôi 2 lần: một lần từ em họ, một lần từ anh ruột, do vậy Trần Quốc Tuấn không thể làm việc đó.
Last edited by Chitto; 17-02-2011 at 07:41 PM.

Mặc định

Trên đỉnh núi An Phụ là cả một bãi đất rộng bằng phẳng, mà đền Cao thờ An Sinh Vương chỉ nằm trong một góc. 

Điều khá thú vị là đúng ở vị trí cao nhất của đỉnh núi lại có 2 giếng nước, một to một nhỏ. Khi tôi đến thì cả hai giếng đều rất đầy nước. Người ta bao nước giếng không bao giờ cạn, trong những ngày khô hạn nhất thì vẫn luôn có nước. Giếng to có từ hàng trăm năm trước, thành được xếp bằng đá, nước giếng chỉ dùng để cúng tế, làm lễ. Nước sinh hoạt thì lấy từ giếng nhỏ.



Mặc định

Trên đỉnh Yên Phụ, thấp hơn đền thờ An Sinh Vương một chút là ngôi chùa cổ Tường Vân. Chùa đã xập xệ lắm rồi, mái ngói xô đổ vỡ nhiều. Không biết đến giờ đã trùng tu chưa? Trong chùa khá nhiều tượng cổ rất đẹp, có mấy pho rất đặc sắc.

Kế bên chùa là nhà thờ Mẫu, lại có một am thờ Cô. Thế là trên đỉnh Yên Phụ có đủ cả: Đền, chùa, phủ, am; thờ đủ cả: Phật, Mẫu, Thánh, Thần...

Trong chùa Tường Vân


Am thờ đứng bên gốc đại già


Mặc định

Thấp hơn đỉnh An Phụ một đoạn, là tượng đài Trần Hưng Đạo, con trai của An Sinh Vương. Trần Hưng Đạo là trường hợp duy nhất không phải là Vua mà được dân gian gọi theo cách gọi Hoàng đế: Họ + Hiệu. Với tất cả các vương tước khác, bao giờ cũng gọi Tước hiệu + Họ tên, như An Sinh vương Trần Liễu, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải... Chỉ có vua mới được gọi bằng Họ + Miếu hiệu, như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.

Trong sử sách vẫn theo truyền thống gọi Ngài là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, còn dân gian đã dùng cách gọi của vua: Trần Hưng Đạo.

Tượng Trần Hưng Đạo bằng đá xanh Thanh Hóa rất lớn, được dựng năm 1993, là pho tượng bằng đá lớn thờ danh nhân lịch sử thuộc loại đầu tiên. Trước đây ta cũng có tượng đài to, nhưng chủ yếu làm bằng xi măng, như tượng Quang Trung ở Hà Nội. Sau tượng Trần Hưng Đạo này mới rộ lên phong trào các tỉnh dựng tượng danh nhân lịch sử đất mình bằng đá, bằng đồng...

Mặc định

Bên cạnh tượng Trần Hưng Đạo là một bức phù điêu lớn bằng gạch nung, mà tôi thấy là khá đẹp. Trên tấm phù điêu này diễn tả lại cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông hào hùng, với những hình ảnh đi vào sử sách: hội nghị Bình Than, Trần Quốc Toản bóp nát quả cam; hội nghị Diên Hồng, người lính khắc vào cánh tay chữ Sát Thát, truyền Hịch tướng sĩ... cho đến ngày khải hoàn.


Mặc định

Quote Originally Posted by anhmeo Xem bài
... con dốc này hiện nay khá dễ đi, bác chitto mà đi từ 15 năm trước chắc nhớ con dốc này thế nào, cao và hẹp, lại ngoằn ngoèo. Ngày nhỏ, khi đi YT, tôi sợ con dốc này lắm... Khi đường chưa nâng cấp, người đi hành hương chùa, phải xuống xe lội bộ qua 9 con suối dọc đường đi, giống như phải gột bỏ bụi trần trước khi đặt chân lên cửa phật. Ai đi YT nữa, nhớ đếm suối trên đường vào chùa nhé.
Nếu nói về sự gian khổ khi đi Yên Tử, thì còn phải tính đến cả đoạn đường từ Hà Nội.

Thời chúng tớ đi lần đầu, đường 18 chưa chạy được xe khách, phải đi đường 5 (hồi đó đang bắt đầu làm, kinh dị), đến Hải Dương rẽ sang Sao Đỏ. Phải chờ phà Bình, một con phà nổi tiếng là lâu trên trục đường Đông Bắc, rồi mới chạy tiếp được. 

Đi từ Hà Nội 6h sáng, đến chân Yên Tử đã 3 - 4h chiều. Leo lên đến Hoa Yên trời tối là vừa, nấu ăn trong ánh đèn dầu và nến mang từ nhà đi. 

Có chuyến vì chờ nhau xuống núi, 2h mới khởi hành từ chân Yên Tử, về đến HN đã 12h30 đêm. Chuyện tắc phà Bình chờ mất 2 giờ là bình thường...

Giờ đây cứ mỗi lần đi qua cầu Bình, là tôi lại nhìn về phía dưới, nơi có bến phà mà thời học sinh mình đã từng đứng chờ không ít lần...

Am Ngoạ Vân


 
Cách đây một tuần, tôi đã đến thăm được am Ngoạ Vân, một di tích quan trọng trong cuộc đời của vua Trần Nhân Tông, cũng như của cả dòng Thiền Trúc Lâm.

Sách chép rằng khi vua Trần Nhân Tông (đã là Thái thượng hoàng) lên núi Yên Tử tu hành, nhưng vua con là Anh Tông và các quan vẫn thường tìm đến hỏi thăm, ngựa xe võng kiệu ồn ào cả chùa Vân Yên (tức là chùa Hoa Yên). Chả thế mà cuối đường tùng Yên Tử còn có dốc Hạ kiệu, tức là kiệu vua quan còn leo lên đến tận đó.

Thế nên Trúc Lâm đại sĩ bèn rẽ rừng lánh sang một am nhỏ xa bên kia núi, khuất hẳn sự quấy nhiễu của thế gian. Nơi đây nằm cheo leo lưng núi, bốn mùa mây phủ, nên gọi là am Ngoạ Vân, nghĩa là Nằm trong mây. Đường từ Hoa Yên sang Ngoạ Vân chỉ lọt một người đi, thường chỉ có vài đệ tử theo hầu mà thôi. Đây là nơi Trúc Lâm đại sĩ tĩnh tu.

Sau, khi biết không còn trụ thế được bao lâu, Trúc Lâm đại sĩ nhờ đệ tử đưa lên am Ngoạ Vân, và viên tịch tại đây. Theo di ngôn, đệ tử là Bảo Sái đã hoả táng di thể ngay tại am Ngoạ Vân, những gì còn lại chia làm ba phần. Một phần táng tại chỗ, một phần lập tháp ở chùa Hoa Yên, tức là tháp Huệ Quang, một phần đưa về quê táng ở lăng Quy Đức.

Am Ngoạ Vân về sau dựng thành chùa Ngoạ Vân, bốn mùa hương khói. Các triều Lê, Nguyễn đều có người giữ gìn.

Đến thời chiến tranh, không còn ai ở đây, chùa tháp đổ nát hoang tàn. Rồi kẻ đào trộm cổ vật tàn phá nốt, đào đổ cả tháp, bẩy vỡ cả nền. Mãi đến gần đây mới có vị sư là Thích Thanh Tiến tìm vào khôi phục lại, tiếp tục giữ hương lửa xưa. Rồi thì khảo cổ, du lịch cũng tìm đến, và người ta lại có dự án mở đường phá núi để làm đường thật to vào nơi đây, theo con đường phía mặt bên này núi, chứ không phải leo từ Hoa Yên nữa.

Xưa vua Trần không muốn ồn ào nên mới lánh sang đây. Nay thì nơi này cũng sắp ồn ào rồi.

Vậy là tôi có may mắn đến được với chùa Ngoạ Vân khi chùa vẫn còn yên ả.

Ngày xưa vua Trần sang am Ngoạ Vân bằng cách từ chùa Hoa Yên vượt núi sang đây. Còn ngày nay người ta đi theo con đường từ dưới chân núi lên, gần hơn.

Đường này từ phía sau khu lăng mộ An Sinh, vòng qua bên cạnh đập nước tạo thành hồ nhân tạo, tiến sâu vào núi. Không phải ai cũng biết đường, nên có thể bị lạc.


Từ chân núi, nơi có đền Trình, phải trèo lên một con dốc gọi là dốc Voi, băng ngang rừng thông. Mùa có mưa thì con đường này gần như vô vọng.



Mặc định

Đường lại mải miết đi lên


Hồ nước đã ở tít phía xa


Mặc định

Vượt qua dốc Voi, qua mấy quả đồi khá dốc, với những khối đá dựng lô nhô, có một ngôi quán nằm chơ vơ trên đỉnh một con dốc. Ở đó có một chiếc quán nhỏ, là nơi dừng chân của bất cứ ai muốn vào Ngoạ Vân theo lối này. Chiếc quán nằm nép dưới một tảng đá lớn, còn bốn phía gió thổi lồng lộng suốt đêm ngày không nghỉ, nên người qua đường hay gọi đùa là Quán Gió.

Lại bỏ Quán Gió sau lưng, tiếp tục theo con dốc nữa leo lên, là đến khu rừng trúc.

Đường đi ngang lưng núi, xuyên qua những rặng trúc mọc khá dày, xanh tốt rậm rạp, lá rụng đầy đường. Dọc đường này người dân nói còn có thể gặp gà rừng, lợn rừng nữa. Chỉ mong chúng đừng để bị bắt và... bỏ vào nồi.


Qua rừng trúc, sẽ đến khu rừng già, với lối đi gập ghềnh đá, khó đi hơn nhưng cũng thú vị hơn


Mặc định

Cuối cùng, con đường dẫn đến một cầu thang đá, mà trên đỉnh là chùa Ngoạ Vân, chốn linh thiêng vốn bị lãng quên khoảng năm mươi năm.

Mặc định


 
Quote Originally Posted by britany221 Xem bài
Anh Chitto có thể chỉ rõ đường hơn được không! Đi từ chân núi lên am Ngọa Vân, mất bao nhiêu thời gian(trung bình, như a đã đi) và lúc đi có thể hỏi thăm đường ko a?
Con đường mòn do người dân đi nhiều mà thành, không có trên bản đồ. Nếu đi từ ngoài thị trấn Đông Triều, bạn hỏi khu đền An Sinh. Từ đền An Sinh đi vòng ra phía sau, đường đi qua khu lăng vua Trần, hỏi đường vào đập Bình Khê. 

Gặp đập nước thì đi lên mặt đập, sang bên trái, đi đường cạnh hồ, hỏi lối vào Ngoạ Vân, (nếu ngày Rằm, mùng Một thì sẽ có người). Đến được cái am gọi là đền Trình ở chân núi, gửi xe ở đó rồi leo tiếp. Con đường cũng có nhiều lối rẽ, nên nếu không biết có thể sẽ lạc. Vì tôi đi cùng một người dân ở đó, đi chậm hơn tôi một chút, thì từ chỗ gửi xe, kể cả hai lần nghỉ, mất khoảng hơn 2 - 3 giờ mới lên đến chùa. Lúc xuống nhanh hơn.


Chùa Ngoạ Vân

Cuối cùng cũng đến nơi. Chùa Ngoạ Vân tựa vào núi, chỉ là một nếp nhà mới được dựng lại trên nền Am Ngoạ Vân cũ. Sau thời Trần, am Ngoạ Vân đổ nát, sang đời Lê có dựng lại ngôi chùa ở đây, về sau vẫn thường xuyên có người hương khói.

Nhưng rồi chiến tranh những năm 40 - 50 nổ ra, không còn sư nào ở đây nữa, chùa đổ nát hoàn toàn, năm 2002 mới có vị sư về tôn tạo lại.


Tháp Phật Hoàng

Sân dưới của chùa có hai ngọn tháp đá. Ngọn bên trái còn tấm biển ghi rõ Phật Hoàng tháp, và phía trước có tấm bia đá dựng đời Nguyễn ghi rõ rằng đây là ngọn tháp "Lăng vua Nhân Tông triều Trần". Trong tháp liệu có phần nào di cốt của vua Trần không, không ai dám chắc. Những vị sư ở đây thì nói rằng có, vì vua Trần đã viên tịch chính tại đây, hoả táng cũng tại đây. Xá lị một phần đưa về tháp Huệ Quang ở chùa Hoa Yên, một phần về Lăng Quy Đức tại Hưng Hà - Thái Bình, một phần táng ngay trong tháp cổ này.

Tuy nhiên cũng có nguồn tin nói rằng tháp này xây vào đời Lê, không phải đời Trần, chỉ là tháp thờ vọng mà thôi. Điều này thì bây giờ không ai khẳng định được chắc chắn. Tấm bia đá trong lòng tháp đề: "Nam mô Đệ nhất tổ Trúc Lâm đầu đà tĩnh tuệ Giác hoàng Trần triều đệ tam Nhân Tông Hoàng đế điều ngự vương Phật"

Rất may mắn là ngọn tháp này không bị kẻ đào trộm mô phá như toà tháp ở chùa Hồ Thiên, vẫn còn nguyên vẹn, trầm mặc bên cạnh gốc hoa đào nghiêng nghiêng.



Song song với tháp Phật hoàng, bên kia có tháp Đoan Nghiêm, là tháp thờ (hoặc có di cốt) một vị đệ tử của Phật hoàng. Hiện nay chùa dựng ở bậc trên, nằm giữa hai tháp. Điều này khiến tôi băn khoăn, vì chả nhẽ tháp của đệ tử lại nằm sóng đôi ngang hàng với tháp Sư tổ ? Phải chăng xưa kia còn một tháp nữa nằm ở bên kia, và tháp Phật hoàng nằm giữa, nhưng nay đã mất rồi???

Last edited by Chitto; 13-08-2010 at 09:40 PM.

Mặc định

Phía trên ngôi chùa mới một chút có một gian thất nhỏ xây gạch, được cho là chính xác nơi vua Trần Nhân Tông đã viên tịch. Theo sách cổ ghi lại thì khi biết mình sắp nhập Niết Bàn, vua Trần gọi đệ tử đến dặn dò các việc, rồi nằm nghiêng về bên tay trái mà hoá, khác với Phật Thích Ca nằm về bên tay phải. Lúc đó có đệ tử thân tín là Bảo Sái hầu bên cạnh và nghe lời chỉ dạy để thực hiện theo. (Đệ tử truyền pháp là Pháp Loa thì không có mặt).

Bởi vậy trong ngôi thất gạch nhỏ bé này có pho tượng nằm về bên tay trái, hình thức giống Phật, vì vua Trần được tôn là Phật hoàng. Bên dưới có pho tượng nhỏ hơn chắp tay, là Bảo Sái.






@Lamer: cảm ơn bạn đã quan tâm những bài viết của tôi.
Last edited by Chitto; 23-07-2010 at 01:17 AM.

Mặc định

Trong ngôi chùa nhỏ mới dựng lại, tường vôi mái ngói đơn sơ, bàn thờ cũng giản dị. Quanh chùa còn sót một số tảng đá chân cột hình hoa sen, ba bệ tượng Phật tạc hoa sen, nhưng tượng thì không còn nữa. Những gì để lại rất đơn sơ, vài tấm bia đá, mấy bệ đất nung, dăm nếp nhà.



Vị sư trụ trì đi vắng, nhưng vị sư đang tu ở chùa khiến tôi rất ấn tượng với khuôn mặt khắc khổ, cái nhìn xa xăm tư lự. Tôi nói chuyện với sư khá lâu, chuyện đạo, chuyện đời, chuyện tu. Sư nói ở đây nơi núi vắng, giữ đúng giới luật, ngày chỉ ăn một lần trước ngọ. Quanh chùa, trên núi có những thất để tĩnh tu, du khách không nên đến đó, ảnh hưởng đến thiền tu của các sư. Một số chuyện thế sự thì sư tránh không nói....

Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Lùi sang một bên chùa Ngoạ Vân hiện nay có bãi đất trống khá rộng, được kè đá cẩn thận. Trên nền còn một ngôi nhà đã mất mái, chỉ còn tường bốn phía đổ nát. Ngôi nhà được xây cách đây khoảng trăm năm, có lẽ cũng là nơi tu hành của các vị sư. Gần đó là vài ngôi tháp nhỏ, có lẽ là nơi táng các vị sư, hoặc thờ vọng các vị sư.


Thông đàn

Vị sư dẫn tôi đi qua nền chùa cũ chỉ cho thấy tít phía xa có ngọn của hai cây thông cao vượt lên trên tán cây rừng, và bảo nơi đó là Thông đàn.

Thông đàn, theo truyền thuyết là nơi có những cây thông cổ thụ bậc nhất Yên Tử, tiếng gió reo như tiếng đàn, vì thế mới mang tên này. Cũng có thuyết nói Thông đàn là nơi tế lễ xưa kia giữa các cây thông, nên gọi như vậy. Vua Trần xưa đã cho dựng am ở dưới các cội thông để tu hành. 

Thế là một mình quyết định chạy xuyên rừng xuống dưới đó. Có đường mòn, có mấy ngả rẽ, nhưng xác định được hướng của Thông đàn rồi, nên cứ chạy xuống dưới thôi. Đường cứ lao xuống dốc, chạy liên tục độ 20 phút, cuối cùng cũng đến Thông đàn.

Từ đường mòn nhìn qua lớp cây cuối cùng trước khi bước ra Thông đàn, ngay trước mắt là hai cây thông cổ thụ cao vút



Nhưng ngay lập tức tôi thấy quặn người khi nhìn thấy ngay bên hai gốc thông lớn là một gốc khác đã bị cháy đen sát đất, và thân thông cổ thụ đổ dài trên mặt đất. Thân thông bị gãy làm mấy đoạn trải dài, chỗ còn nguyên, chỗ cháy đen. 

Ngay cả hai cây thông lớn đang đứng kia gốc cũng bị đốt cháy, vỏ cây tróc ra, vết thương đen sì thật kinh khủng. Những cây thông thiêng của Yên Tử đã không còn nguyên vẹn. Phía xa là một cây thông cổ thụ nữa cũng đã chết khô.




Khắp nơi rải rác những tảng đá của công trình xưa nay đã đổ nát. Chỉ còn lại một vài bậc thang, thềm bó đá ngày xưa cũng đã lở nằm chỏng chơ. 

Mãi rồi tôi cũng gặp hai người đi từ dưới lên. Từ dưới chân núi có đường khác đi lên đây, tức là có hai đường lên Ngọa Vân, có thể lên một đường xuống một đường, tuy nhiên không bắt đầu từ cùng một chỗ, mà ở hai mặt núi cách khá xa nhau.


Những cây thông cao vượt hẳn lên khỏi tán rừng. Trước kia có 7 cây thông lớn, nay chỉ còn 3 cây còn sống.




























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét