Topic gốc:
Xe máy dọc ngang Tây nam bộ - Vô đất mũi dũi thêm 3 cái chấm
Hành trình chính của đoàn BCS gồm 6 ngày, đi qua đất của các tỉnh sau của đồng bằng sông Cửu Long: (1) Long An - (2)Tiền Giang - (3) Đồng Tháp - (4) An Giang - (5) Kiên Giang - (6) Cà Mau - (7) Bạc Liêu - (8) Sóc Trăng - (9) Hậu Giang - (10) Cần Thơ - (11) Vĩnh Long.
(Chỉ còn Bến Tre, Trà Vinh là chưa qua)
Hành trình:
Ngày 1: 30/8:
10h từ Sài Gòn - Bến Lức - Tân An - Trung Lương (Mỹ Tho) - Cai Lậy - ngã 3 An Hữu - Cao Lãnh, phà Cao Lãnh qua sông Tiền - Lấp Vò, phà Vàm Cống qua sông Hậu - Long Xuyên - Tân Hiệp - Rạch Giá
Ngày 2: 31/8:
Tàu Rạch Giá - Phú Quốc, cảng An Thới - Dương Đông, chơi suối Đá Bàn, suối Tranh, làng chài Hàm Ninh - Dinh Cậu - mừng sinh nhật 1 thành viên của đoàn
Ngày 3: 1/9:
Dậy sớm - bãi Sao tắm biển - lên tàu đi hòn Giăm lặn xem san hô - qua hòn Dừa - chấm cái Chấm N10.E104 - An Thới - tàu về Rạch Giá - Minh Lương - phà Tắc Cậu Xẻo Rô - Thứ Hai - Vĩnh Thạnh - Cà Mau.
Ngày 4: 2/9:
Cà Mau - Năm Căn - canô ra Đất Mũi Cà Mau, tọa độ GPS 0001 - Năm Căn - chấm cái Chấm N09.E105 - Bạc Liêu.
Ngày 5: 3/9
Bạc Liêu - tháp cổ Vĩnh Hưng - Sóc Trăng (vào 5 chùa) - Phụng Hiệp - Cần Thơ - phà Cầu Bắc - rẽ huyện Tam Bình, ngủ nhà vườn Vĩnh Long.
Ngày 6: 4/9
Đi chợ nổi Trà Côn - chấm cái Chấm N10.E106 - Vĩnh Long - cầu Mỹ Thuận - ngã 3 An Hữu - Sài Gòn.
Đồng hồ km xe máy là khoảng 1000km, chưa kể các chuyến tàu (Rạch Giá - Phú Quốc) canô (Năm Căn - Đất Mũi), cùng các chuyến phà, đò, vỏ lãi.
Trước chuyến này, một số thành viên từ HN vào trước đã kịp làm một tua Vũng Tàu, Tây Ninh, và du hí Củ Chi.
Bên box này buồn quá, nên lôi topic này lên viết vài dòng vậy. Chuyến đi cũng đã gần một năm, một chuyến đi dài với nhiều kỉ niệm.
Chặng đường đầu tiên từ Sài Gòn qua Bến Lức, Tân An, Tân Hiệp không có gì đặc biệt. Đường khá rộng nhưng cũng đông đúc xe cộ, xe đò chạy chóng mặt.
Đoàn mười lăm mạng lọ mọ từ Hà Nội vào, cũng chưa ai chạy cung đường này bao giờ, nhưng với bản đồ trong tay thì cũng không lo, đường ĐBSCL không có nhiều nguy hiểm như cung đường Tây Bắc.
Hết địa phận Long An là đến địa phận Tiền Giang.
Một người bạn ở SG dặn đi dặn lại: ở Tiền Giang có 2 đặc sản, là trái cây và Công an. Công an ở ngã ba Trung Lương là một trong những nơi khắc nghiệt nhất (chợt nhớ đến công an Yên Bái). Nếu chạy xe quá tốc độ - 35km/h ở khu vực đó - là có thể bị tóm ngay, mà đã tóm thì đừng hòng có biện pháp nào xin xỏ được.
Bởi thế khi chúng tôi đi qua Tân Hiệp, thì liền bám sát vạch sơn bên phải đường, không dám lấn qua vạch vào làn đường trong mặc dù chạy chậm rì rì.
Ngã ba Trung Lương, một đường bên trái vào thị xã Mỹ Tho, bên phải đi Cai Lậy hiện ra rồi lùi lại đằng sau cùng tiếng thở phào nhẹ nhõm, khi không gặp bóng áo vàng nào... Trung Lương ơi là Trung Lương.
Tầm 1.30 pm, trời đổ một cơn mưa rất lớn, ào ạt. Trú đến gần 1 tiếng mưa mới bớt to. Trang bị đầy đủ áo mưa, giày đi mưa, nên bọn tớ lọ mọ chạy tiếp với tốc độ 30km/h vì mưa tạt vào mặt ghê quá, trong khi đó những chiếc helmet đi mượn hầu như không có kính. Và lại tiếp tục 2 xe máy nữa thủng săm.
Đến ngã ba An Hữu, cách SG chỉ 98km, mà đã là 4.30pm. Một kỉ lục rùa bò trên quốc lộ trong các chuyến đã từng đi !!!. Từ đây, công an không còn bắn tốc độ nữa.
Đường Vĩnh Long - Sa Đéc đang sửa, nên lộ trình quay lên Cao Lãnh, và phải đi qua phà Cao Lãnh, thay vì cầu Mỹ Thuận như dự kiến.
Bờ sông Tiền ở Cao Lãnh
Qua phà Cao Lãnh, chúng tôi đi vào phần đất nằm giữa hai con sông Tiền và Hậu, một cù lao trải rộng ra tận biển ở phía đông, và nhọn dần phía tây.
Cảm giác của buổi tối hôm đó với tôi rất lạ, con đường có điều gì đó rất quen, nền đất với hai bên bạt ngàn cây, tối quá không nhận ra cây gì. Có lúc là đồng trống, nhưng rồi lại cây. Chỉ có chúng tôi trên đường, thỉnh thoảng lắm mới gặp được một người đi xe máy chầm chậm, để hỏi đưởng ra Lấp Vò. Gần 20km thôi mà thấy xa, vì dường như đây là một nơi nào đó khác, khác lắm ???
Rồi bến phà Vàm Cống cũng đón lũ lếch thếch áo mưa trông như thế này
Phà Vàm Cống là con phà lớn trên sông Hậu, khi chúng tôi đến cũng chỉ có vài xe máy khác nữa và 2-3 ôtô lớn. bến phà bên phía Lấp Vò vắng vẻ, đèn vàng vọt hiu hắt.
Sang bên kia sông, đông đúc hơn nhiều. Khi đó khoảng 8h tối, nhiều nhà quanh đó lên đèn, nhưng thấy lạ, vì hình như nhiều đèn vàng quá. Ngã ba đó một đường đi Long Xuyên, một đường thẳng Tân Hiệp - Rạch Giá nên đông đúc hơn bên kia sông.
Bữa cơm ở gần ngã ba khiến cho da bụng chùng xuống.
Để tiếp theo là một con đường, con đường BUỒN NGỦ nhất trong tất cả các con đường mà tôi từng chạy trong tất cả các chuyến đi của mình.
Con đường 80 có 60km thẳng như dùng thước để kẻ vậy. Bên cạnh là một dòng kênh cũng thẳng tắp. Đường vắng người đi, hai bên đôi chỗ mới thấy một căn nhà có treo dọc một ngọn đèn ống báo hiệu chỗ đổ nước mui cho xe. Đường dài và chán ngắt, chán ngắt đến độ tôi liên tục ngủ gật, điều mà trước đó chưa bao giờ tôi mắc phải.
Ngủ gật khi chạy xe thật nguy hiểm, biết thế nhưng không sao ngăn được cơn buồn ngủ ập đến. Đã chạy từ sáng, mặc áo mưa đi trong mưa suốt mấy tiếng, lại ăn no xong, đường quá thẳng và vắng, khiến đầu rơi vào trạng thái mơ màng... cứ chợp đi, rồi chợp đi.
Vèo, dường như vô thức, lại lượn ra tránh một vật gì đó bên đường.
Có lúc có 3 người ngồi bên vệ đường, nhưng không cưỡng được việc lao thẳng đến, đến sát rồi mới tỉnh lại lượn ra, đến nỗi chân người ngồi sau suýt chạm vào người ta.
Rồi lại một chiếc xe tải đứng lù lù trước mặt, chỉ kịp đánh sát sạt,..., khiến xe sau nhà Black phải hoảng hồn.
Rốt cục, 10.45 cũng đến được Rạch Giá.
Đọc tin thấy chùa Dơi ở Sóc Trăng đã bị cháy rụi chính điện, tiếc quá.
Ngôi chùa đó chúng tôi cũng đã đi qua, một năm trước, trong chuyến đi này. Bài này để "tưởng niệm" về ngôi chùa đó vậy.
Tòa chính điện dựng từ 400 năm trước
Giờ đây
Những hình vẽ, dòng chữ trên trần này đã không bao giờ có thể lấy lại nữa
Ngôi chùa này giờ chỉ còn mấy bức tường
Tam quan Rạch Giá. Đến đây lúc đã 11 giờ đêm, nên đường phố vắng vẻ thế này.
Sau một đêm ngủ say như chết, từ cửa sổ tầng 4, Rạch Giá đón chào bằng màu xanh thế này
Vùng biển gần Rạch Giá đục ngầu nứoc phù sa, nông và lặng. Càng ra xa bờ sóng càng lớn hơn, nứoc cũng trong hơn. Tàu cao tốc cánh ngầm, nhưng vẫn có cảm giác lắc. Ngồi trong khoang, mấy người say, nên trèo lên trên boong hóng gió.
Khi tàu cao tốc đến Phú Quốc là khoảng 10.30am, trời nắng.
Lạy giời, sau những ngày mưa, thì người ta nói rằng Phú Quốc chỉ mưa rất nhanh thôi, không kéo dài cả chiều đến tối như ngày hôm trước.
Phú Quốc có kích thước tương đương Singapore, nhưng thiên nhiên phong phú hơn Sing nhiều. Có núi, có rừng tự nhiên, có dòng sông nước ngọt (khi mưa to) và lợ (khi triều lên), là sông Dương Đông, có 2 con suối len lỏi tạo ra vài cái thác nhỏ là suối Đá Bàn và suối Tranh, có làng chài Hàm Ninh, và đặc biệt là bãi biển phía Tây dài đến 15km.
Ở Phú Quốc cũng có ngọn hải đăng tận cùng phía tây của Việt Nam : hải đăng Dương Đông, đặt ngay tại Dinh Cậu - đền thờ nữ thủy thần Chúa Ngọc nương nương.
Phú Quốc có hai đặc sản không đâu có : Nước mắm và chó Phú Quốc.
Sau khi tính toán thấy việc mang 8 chiếc xe máy ra đảo rồi mang về là không kinh tế, không hiệu quả, bọn tớ lên chiếc xe từ cảng An Thới về đến Dương Đông, đường khá dài. Đường chạy qua nhà tù Phú Quốc, cửa khu suối Tranh, ngã ba Hàm Ninh (đi làng Hàm Ninh). Đến ngã ba Bắc Đảo thì rẽ trái sang Dương ĐÔng.
Nhà nghỉ trọ bình dân ngay bên bờ biển, nhìn ra một hàng dừa, sóng biển dào dạt.
Suối Đá Bàn trên đảo Phú Quốc. So với những vùng rừng núi đã đi qua, những dòng sông, con suối, thác ghềnh, thì hai con suối Tranh và Đá Bàn của Phú Quốc rất bình thường. Tuy vậy, trên một hòn đảo giữa biển, thì con suối cũng thật đẹp và mang một vẻ lạ lùng.
Những đứa trẻ trên cầu treo bắc qua suối
Suối Đá Bàn
Những đứa trẻ ở làng chài Hàm Ninh
Cơn giông trên bến Hàm Ninh
Bên bờ biển của làng chài Hàm Ninh
Trong màn mưa, bên những chiếc cầu bằng cây
Mưa
Chú bé nhặt ốc
Suối Đá Bàn
"Hồi còn trẻ trung", hehe
Hải đăng Dương Đông.
Ngọn hải đăng ở tận cùng phía Tây của Việt Nam. Trên đảo Phú Quốc có hai ngọn hải đăng là Dương Đông và An Thới. An Thới nằm ở phía nam của đảo, còn hải đăng Dương Đông nằm ngay ở Dinh Cậu - ngôi miếu thờ bà Chúa Ngọc nương nương cùng 2 con trai - hai Cậu.
Ngọn đèn biển ở bến Dương Đông, Phú Quốc
Đứng từ Dinh Cậu nhìn ra ngọn đèn dẫn
Dinh Cậu trong cơn mây mù
Thùng làm nước mắm ở Phú Quốc
Cả gian nhà làm nước mắm đây. Nước mắm Phú Quốc ngon có tiếng.
Gánh nước mắm ra ghe để chuyển đi. Phía xa là cầu Dương Đông bắc qua sông Dương Đông, con sông nước lợ len lỏi trong đảo Phú Quốc
Những ảnh hồi đó chụp đa phần không đẹp, upload lên photobucket rồi cũng không post lên đâu cả, lôi lại lên đây cho đỡ phí thôi bác ạ.
Sau đêm ở Dương Đông bị gió đuổi, buổi sáng bãi Sao bình yên
Bơi ngắm san hô và xem cầu gai ở hòn Giăm
Đây là con cầu gai, khi mới bắt lên. Mỗi cái gai dài từ 10 -15 cm. Cầu gai sống trong rạn san hô, nếu dẫm phải, thì cái gai sẽ làm cho người ta đau đớn 2 - 3 ngày
Thế nhưng mấy chú lái thuyền lại bảo ăn gỏi (ăn sống) cầu gai rất bổ, nhất là cho anh em.
Và đây là món cầu gai đã chế biến (cắt gai, bỏ phần mặt), khi ăn thì lật ngược lên, vắt chanh, bỏ muối ớt vào ăn phần ruột bên trong.
Chỉ có vài người xơi được món này hôm đó.
Bài từ hồi trước (9/2006)
"Sau những lúc bơi lặn ngắm san hô ở hòn Dăm, kêu chí chóe vì những con cầu gai, mười lăm chiến sĩ gồm 7 chiến sĩ trai và 8 chiến sĩ gái quyết định chưa ăn vội, nhằm thẳng quân thù ở hướng trước mặt. Quỳnh lão tiểu thơ cùng Hắc Hoa đứng trong khoang lái, hằm hằm ra lệnh cho tài công nhìn về phía trước. Ở phía trước mũi thuyền, Đẩu Đẩu ôm lấy cái cột, cũng gào lên trong tiếng gió : Hướng này, hướng này, còn 4 cây số nữa.
Theo hướng của mũi tên chỉ trên cái vật dài dài mà chúng cầm trong tay, là kẻ địch khó xơi nhất trong số các kẻ địch mà chúng từng biết đến : cái Chấm N10-E104 nằm trên vùng biển phía tây hòn Dừa, phía nam đảo Phú Quốc.
Con tàu vượt dần qua phía nam hòn Dừa, trong khoang lái, hai nữ chiến sĩ trâu nhất vẫn oai hùng đứng trấn, và mũi tàu vẫn hướng dần đến kẻ địch kia. Còn 3,5 km, 3km, rồi 2,5 km..."
Bài của nhà Bob
_____________________________________________
1. Chấm 10N 104E - Phú Quốc Cà mau
Vị trí: Cách cảng An Thới 2.3 km, cách Hòn Dừa cỡ 700m về phía Tây Nam, sóng to vãi linh hồn dù trời xanh mây trắng, có lúc biên độ sóng phải lên đến cả mét, tàu giật mũi lên như ca nô tăng tốc rồi phi thân như lao xuống vực.
Kết quả: 11/15 chiến sỹ về đầu quân cho Liverpool và Arsernal. Con Canon xịn nhất thì rung bần bật kiên quyết ko chịu làm việc để lưu dấu chấm. Còn lại mấy con máy còi và màn hình Garmin Extrex thì bóng loáng lên như bôi mỡ, cơ khổ thôi là lúc chụp ảnh. Đội trưởng đội GPS ôm cột hào sảng hoa tiêu đến phút quan trọng nhất thì bỏ rơi đồng đội ngồi tựa mạn thuyền mà gào lên thảm thiết .... huệ...uệ...uệ....... ơi làm náo động cả một vùng sóng dữ. Lâu lắm rồi thuỷ cung mới được trời ban cho một bữa sơn hào hải vị giữa trùng khơi
________________________________________________
Tản mạn: Cũng đã dăm lần cầm Garmin tới chấm, nhưng không lần nào hồi hộp như lần này, ngay từ lúc tàu vòng qua mũi Ông Đội, rồi cắt ngang bến An Thới tiến về phía Tây nam của Hòn Dừa, gió mỗi lúc mỗi mạnh hơn, sóng mỗi lúc mỗi cao hơn, con tàu cứ bồng lên rồi dập xuống, lần lượt, bạn bè bó tay đầu hàng... Cảm giác có lỗi nhỉ, có tới hơn 10 người trong chuyến đi lần đầu tiên nghe mang máng về GPS, về điểm giao giữa kinh độ chẵn và vĩ độ chẵn... và hầu hết trong số họ đều đã liêng biêng say khi ngồi tàu cao tốc từ bến cảng Hòn Chông ra Phú Quốc... Đến phút ấy, mình vẫn tỉnh táo chỉ với riêng mình và cái GPS cầm tay, con Canon 2.0 đã bao lần chết đi sống lại... Chẳng biết nói gì, xin lỗi và cảm ơn mọi người đã cùng tôi đến chấm... một lời nói xuất phát tự đáy lòng......
Thuyền trưởng Tèo, người đã lặn biển bắt cầu gai làm bữa gỏi cho anh em sau chấm là mút đang chăm chú nhìn theo hướng đi của GPS
Sau những giờ say sóng để đến được chấm, chỉ còn vài người tỉnh táo.
Bữa cơm được các anh lái tàu chuẩn bị rất ngon nhưng cuối cùng cũng đành bỏ phí, chỉ có 2 - 3 người xơi được.
Lúc nhìn mọi người mặt xanh như tàu lá lúc lên bờ, mà thấy thương thế, hehe. Mà mình vẫn đánh được mấy bát, lại còn xơi thử cầu gai nữa.
Tắc Cậu - Xẻo Rô là một ngã tư sông rất lớn.
Rời Rạch Giá và nhà thờ Trương Định, theo đường đến phà cũng đã là lúc trời bắt đầu chiều. Hoàng hôn trên sông thật ấn tượng.
Trên sông Xẻo Rô
Hoàng hôn trên sông
Phà cuối cùng trên Quốc lộ 1A: Phà Đầm Cùng
Và tấm biển báo rất độc đáo
Đường ra đất mũi
Cà Mau
Chuyến này không thể không nhắc đến sự đặc biệt hiếm gặp của những chiếc xe.
Tám chiếc xe mượn từ những người bạn Sài Gòn, tại điểm tận cùng quốc lộ 1A, trị trấn Năm Căn
Điều đặc biệt nhất là 8 chiếc xe mang 8 loại biển số, chả cái nào có hai số đầu giống cái nào
90 - F6 - 20xx
29 - L8 - 07xx
72 - F4 - 62xx
60 - S1 - 91xx
38 - F2 - 22xx
51 - S6 - 15xx
53 - V3 - 70xx
52 - T5 - 08xx
Chắc sẽ khó có chuyến đi nào lại đi những chiếc xe khác biển như vâỵ
Chuyến đi có một vài mốc đáng nhớ. Đó là khi đoàn xe máy đứng ở điểm tận cùng của quốc lộ 1A - thị trấn Năm Căn.
Có lẽ cũng sẽ giống như chuyện mũi cực đông, điểm cực nam, có người sẽ không đồng ý với việc nói Năm Căn là điểm cuối của Quốc lộ 1A, bởi từ Năm Căn, vẫn còn 1 con đường (cấp phối) nối từ đầu đường 1A đi tiếp 11km nữa thì mới dừng ở một chợ bên sông, và cái chợ đó mới là điểm tận cùng của Quốc lộ 1A. Nhưng trên các bản đồ chính thức, thì đường 1A đến Năm Căn là hết, và đoạn nối dài kia chỉ là đường ở cấp huyện. Bên cạnh đó, lại có người nói rằng con đường đó trong dự án sẽ còn kéo dài thêm 60km, đến tận mũi Cà Mau kia, và khi đó Đất Mũi mới là điểm tận cùng của Quốc lộ 1A. Biết nghe theo bên nào.
Thôi, cứ coi như điểm kết thúc trên bản đồ đường bộ, bản đồ hành chính là điểm cuối vậy.
Điểm cuối ấy.
Đường thủy ra Đất Mũi
Cuộc sống hai bên
Canô phóng điên luôn
Cuối cùng cũng đến mũi Cà Mau. Từ trên đỉnh chòi quan sát:
Mũi Cà Mau
Mốc tọa độ GPS0001
Xóm Mũi, xóm cuối cùng của Đất Nước
Điểm mốc GPS
Biểu tượng con tàu
Đất Mũi
Trên sông Lớn
Điểm cuối cùng của con đường 1A. Về sau có làm tiếp đến đâu không thì không biết, còn thời điểm hội tớ đến thì đến đây là hết đường chính thức.
Những bạn bè trong chuyến đi ngày ấy. Hic, thoáng cái mà đã sang năm thứ hai rồi.
Buổi chiều trên đầm Cái Nước, ở vị trí cái chấm thứ hai mà đoàn đã đi... Nơi ấy rất nhiều... kiến lửa.
Nhớ lúc ngồi trên chiếc xuồng ba lá phóng như điên trên rạch, tới rồi lui, trong ánh hoàng hôn và dưới ánh trăng vừa lên.
Tháp cổ Vĩnh Hưng, cách Bạc Liêu 12km. Đây là ngọn tháp Chăm duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nghe quảng cáo rất hoành tráng, đến nơi vô cùng thất vọng.
Đứng từ nóc nhà Công tử Bạc Liêu
Trong vườn nhà Công tử Bạc Liêu
Chùa cổ Sóc Trăng
Sư Khơ Me
Tháp chùa Khơ Me
Kleang, ngôi chùa lớn nhất Sóc Trăng
Hàng cột và cánh cửa gỗ
Chùa Đất sét.
Trong một ngôi chùa khác. Sóc Trăng be bé thôi mà rất lắm chùa, theo đủ phong cách : Khơ Me, Tàu, Ta...
Chùa này thờ cả Thái Thượng Lão quân !!!
Chùa Dơi (Mã Tộc). Phần mái đã bị cháy mất toàn bộ gần đây.
Sơ-ri nam bộ
Từ bến Ninh Kiều - Cần Thơ
Bên kia Ninh Kiều
Ai về nơi đó ta về với...
Bến phà Cần Thơ trong chiều vượt Hậu Giang, về với miệt vườn Vĩnh Long.
Rồi sẽ xuất hiện cây cầu Cần Thơ hùng vĩ nhưng oan nghiệt. Năm 2006, chưa có cây cầu đó.
Qua Vĩnh Long, cả bọn tìm đến nghỉ ở nhà vườn (quên tên rồi). Đó cũng là nơi gặp VTM và bác Thực, những người rất nhiệt tình.
Cả lũ đã có một buổi tối rất đáng nhớ, với những món ăn rất ngon, làm bánh ít, đi ra vườn bắt đom đóm,..., và ngủ giữa miệt vườn cây trái.
Chợ nổi Trà Ôn ở gần nhà vườn, phải đi từ sớm, nhưng đến nơi chợ cũng đã vãn.
Trên dòng sông Hậu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét