Kinh Bắc là vùng đất cổ thiêng liêng bậc nhất nước Việt, là đất Tổ khởi thủy của Phật giáo Việt Nam, là quê hương phát tích nhà Lý, là trấn Chính bắc của thành Thăng Long.
Viết về Kinh Bắc không bao giờ hết được. Trong topic này, cũng chỉ mong cùng mọi người chia xẻ những gì đã biết, đã cảm nhận về miền cổ tích này.
Bài viết trên các báo về Kinh Bắc thì nhiều lắm, copy and paste không khó, vì thế cũng mong muốn nói những điều có tính riêng biệt hơn là những bài copy and paste đơn thuần.
Nói đến Kinh Bắc, phải nói đến những ngôi chùa danh tiếng cổ xưa, vì nơi đây là cái nôi đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, với trung tâm Luy Lâu cổ từ hai ngàn năm trước. Khi tham quan chùa Bắc Ninh, người ta thường nhắc đến những ngôi chùa danh tiếng bậc nhất: chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, vì đó là những ngôi chùa còn nguyên vẹn, được trùng tu xây dựng to lớn và đẹp đẽ.
Lần đến Bắc Ninh gần đây nhất, tôi tìm đến chùa Dạm, một Đại danh lam cổ xưa nay đã điêu tàn hoang phế cực độ.
Ngay người dân Bắc Ninh cũng không phải ai cũng biết chùa Dạm. Khi hỏi chùa Dạm thì nhiều người chỉ đường đến chùa Hàm, tức là chùa Hàm Long. Nhưng cũng không sao, vì chùa Dạm cách chùa Hàm chỉ hơn 1 km, từ chùa Hàm hỏi chùa Dạm thì nhiều người biết hơn.
Đường vào chùa là đường liên xã, hai đầu đâm ra đường 18 và đường 38, chùa thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
Chùa Dạm nằm rất cao trên lưng núi Đại Lãm, nhìn ra cánh đồng bằng phẳng. Lên đây khá giống chùa Phật Tích, nhưng hoang phế hơn nhiều.
Chùa gắn liền với tên tuổi một người phụ nữ kiệt xuất: Ỷ Lan.
Ỷ Lan chỉ là người con gái thường dân canh cửi, nhưng vua Lý Thánh Tông chỉ nhìn thấy là yêu, ắt hẳn bà đẹp lắm, một đại mỹ nhân thời đó. Từ ngôi vị Ỷ Lan phu nhân, sinh được Thái tử, bà trở thành Thần phi, rồi Nguyên phi, đã từng cầm quyền nhiếp chính, thay vua trị nước.
Khi con trai 7 tuổi lên ngôi (Lý Nhân Tông), Nguyên phi Ỷ Lan được tôn là Hoàng thái phi, rồi Phù Thánh Linh Nhân Hoàng thái hậu. Cùng Lý Thường Kiệt, bà Nhiếp chính lần hai, an dân định quốc, đánh tan giặc Tống xâm lăng, chấn hưng Phật pháp.
Có lẽ một trong những nguyên nhân khiến bà xây dựng chùa chiền nhiều, là sám hối việc đã giam và bỏ cho chết đói Thượng Dương hoàng hậu (vợ cả Thánh Tông) và 72 cung nữ trong cuộc chiến tranh giành quyền lực. Khi Nhân Tông đủ lớn nắm quyền, bà lui về đi tu, dựng rất nhiều chùa chiền khắp vùng Kinh Bắc.
Trong số những chùa đó, Chùa Dạm là công trình lớn nhất.
Tôi đã từng đọc thông tin trên mạng về chùa Dạm, rằng đó là ngôi chùa rất lớn dựng trong 8 năm (1078 - 1086), hàng trăm gian, chùa Phật Tích 300 gian còn thua, rằng phải có cả 7 gia đình chuyên đóng cửa chùa mỗi tối, hoặc câu ca dao ngụ ý đóng cửa chùa 2 ngày mới hết.
Rồi trong bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Lịch sử cũng có sa bàn chùa Dạm, với 4 cấp, dài hơn trăm mét, ngang gần trăm mét trên núi.
Rằng chùa tên chữ là Cảnh Long Đồng Khánh, do chính vua Lý Nhân Tông đặt, để "tặng" mẹ là Thái hậu Ỷ Lan, dựng nền bằng đá, nguy nga tráng lệ...
(Lên mạng search chữ "chùa Dạm" là ra hết)
Nhưng đến nơi thật, điều nhìn thấy, chỉ là một triền núi bạch đàn lặng lẽ, khô cằn.
À, nhưng vẫn còn một vật gì đó trên lưng chừng núi !??
Có thể gửi xe lại rồi trèo lên chùa ngay từ chân núi, nhưng nếu lười thì có thể đi sang xã bên là có đường lên núi, lổn nhổn đá làm dở nhưng xe máy lên tốt.
Và khi lên đến nơi, có thể nhận ra "vật kia" là cái gì:
Đó là một trụ đá nằm giữa một đài tròn bằng đá. Đây là một trong những di vật quý giá và đẹp nhất trong số rất ít ỏi di vật đời Lý còn lại đến nay. Nó là biểu tượng cho nền mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc của triều đại Phật pháp từ bi nhất trong lịch sử Việt Nam.
Và khi lên đến nơi, có thể nhận ra "vật kia" là cái gì:
Đó là một trụ đá nằm giữa một đài tròn bằng đá. Đây là một trong những di vật quý giá và đẹp nhất trong số rất ít ỏi di vật đời Lý còn lại đến nay. Nó là biểu tượng cho nền mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc của triều đại Phật pháp từ bi nhất trong lịch sử Việt Nam.
Cột đá này cao khoảng 4m dưới vuông trên tròn, ở giữa có điêu khắc một đôi rồng đời Lý cực đẹp, nét khắc sâu đến nỗi 900 năm mưa gió vẫn không mòn.
Đôi rồng này là biểu tượng rõ và đầy đủ nhất về rồng đời Lý, với bộ bờm mây, mào, răng, tai lá đề, ngậm ngọc vân mây... tuyệt đẹp. Thân trơn uốn khúc, chân năm móng, vẩy nhọn.
Cột đá này thực tế làm gì? Không ai dám khẳng định chính xác.
Có người cho rằng đó là biểu tượng Linga - sinh thực khí du nhập từ Chămpa thời đó. Cũng có phần đúng, vì đặc trưng dưới vuông trên tròn khá giống Linga (topic Quảng Nam tớ đã viết khá nhiều).
Có người cho rằng đó là biểu tượng Trụ trời, trên tròn là Trời, dưới vuông là đất, đứng trong vòng tròn hình sóng nước - cánh sen của Phật pháp.
Điều lạ là trên đỉnh cột có mấy lỗ vuông vức khắc vào rất sâu. Phải chăng trên đó còn một cấu trúc gì nữa nay đã mất? Cũng chưa ai giải thích chính thức.
Đôi rồng này là biểu tượng rõ và đầy đủ nhất về rồng đời Lý, với bộ bờm mây, mào, răng, tai lá đề, ngậm ngọc vân mây... tuyệt đẹp. Thân trơn uốn khúc, chân năm móng, vẩy nhọn.
Cột đá này thực tế làm gì? Không ai dám khẳng định chính xác.
Có người cho rằng đó là biểu tượng Linga - sinh thực khí du nhập từ Chămpa thời đó. Cũng có phần đúng, vì đặc trưng dưới vuông trên tròn khá giống Linga (topic Quảng Nam tớ đã viết khá nhiều).
Có người cho rằng đó là biểu tượng Trụ trời, trên tròn là Trời, dưới vuông là đất, đứng trong vòng tròn hình sóng nước - cánh sen của Phật pháp.
Điều lạ là trên đỉnh cột có mấy lỗ vuông vức khắc vào rất sâu. Phải chăng trên đó còn một cấu trúc gì nữa nay đã mất? Cũng chưa ai giải thích chính thức.
Chiếc cột này trở thành biểu tượng cho Mỹ thuật Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, Bảo tàng Mỹ thuật VN đã làm một phiên bản cột đá dựng ngay trước sân Bảo tàng (góc Cao Bá Quát - Nguyễn Thái Học). Cột phiên bản làm bằng xi măng, đổ khuôn theo đúng bản dập từ cột gốc chùa Dạm.
Gần đây rộn lên vì chuyện Bảo tàng MT làm một chiếc cột mới bằng đá, và vứt bỏ cột cũ ra đống phế liệu. Nhưng cột mới không hề đẹp hơn mà sai rất nhiều so với nguyên bản. Một loạt báo, có cả Nhân Dân đã đưa tin này
"Cột chùa Dạm mới"
"Rồng mới" ở BTMT VN
Và vài bức ảnh trong bài báo của họ
So với cột cũ, cột mới kia thật thảm hại về khái niệm "Bảo tàng". Chân thì vuông hình thang y như chân cột điện, vuông sắc cạnh, lại tự ý thêm vào 2 cái vành phía trên rồng (nguyên bản là nhẵn liền lên trên), rồng khắc vảy tầng lớp... Nghĩa là sai hẳn với nguyên bản.
Nhưng một điều cũng đáng nói nữa là: Tất cả các bài báo ấy đều chỉ có so sánh "Cột mới" và "cột cũ" của bảo tàng, mà không có báo nào có ảnh chụp và so sánh với "Cột nguyên bản" ở chùa Dạm cả.
Nghĩa là cũng một kiểu "nghe hơi nồi chõ".
(Tớ cũng nghe hơi nồi chõ, vì thường xuyên qua BT Mỹ Thuật và nhỉn thấy nhưng cũng chưa vào để chụp ảnh cái "Cột mới" ấy)
Gần đây rộn lên vì chuyện Bảo tàng MT làm một chiếc cột mới bằng đá, và vứt bỏ cột cũ ra đống phế liệu. Nhưng cột mới không hề đẹp hơn mà sai rất nhiều so với nguyên bản. Một loạt báo, có cả Nhân Dân đã đưa tin này
"Cột chùa Dạm mới"
"Rồng mới" ở BTMT VN
Và vài bức ảnh trong bài báo của họ
So với cột cũ, cột mới kia thật thảm hại về khái niệm "Bảo tàng". Chân thì vuông hình thang y như chân cột điện, vuông sắc cạnh, lại tự ý thêm vào 2 cái vành phía trên rồng (nguyên bản là nhẵn liền lên trên), rồng khắc vảy tầng lớp... Nghĩa là sai hẳn với nguyên bản.
Nhưng một điều cũng đáng nói nữa là: Tất cả các bài báo ấy đều chỉ có so sánh "Cột mới" và "cột cũ" của bảo tàng, mà không có báo nào có ảnh chụp và so sánh với "Cột nguyên bản" ở chùa Dạm cả.
Nghĩa là cũng một kiểu "nghe hơi nồi chõ".
(Tớ cũng nghe hơi nồi chõ, vì thường xuyên qua BT Mỹ Thuật và nhỉn thấy nhưng cũng chưa vào để chụp ảnh cái "Cột mới" ấy)
Cột đá nằm ở tầng thứ 2 trong số 4 tầng trên núi của chùa Dạm. Từ đây nhìn ra, có thể thấy gò đất gọi là gò Rùa vẫn còn đó. Nhưng những công trình xưa giờ không còn nữa.
Trên 4 tầng xưa kia có nhiều công trình xây dựng. Cũng không tài liệu nào ghi lại đã có những công trình thế nào. Chắc hẳn là nhiều gian, nhiều tòa, nhưng cụ thể thì không biết.
Chỉ còn lại những lớp đá kè giữa các tầng, cũng đã bị xói lở, nghiêng xô sau chín trăm năm mưa gió.
Trên 4 tầng xưa kia có nhiều công trình xây dựng. Cũng không tài liệu nào ghi lại đã có những công trình thế nào. Chắc hẳn là nhiều gian, nhiều tòa, nhưng cụ thể thì không biết.
Chỉ còn lại những lớp đá kè giữa các tầng, cũng đã bị xói lở, nghiêng xô sau chín trăm năm mưa gió.
Nhìn những bậc thang đá trong chiều, bỗng tưởng tượng như thấy cảnh một bà già trong lớp áo tu hành, chầm chậm leo lên từng bước, từng bước...
Người đàn bà ấy đã là Mẫu nghi, Quốc mẫu, quyền uy danh vọng tột đỉnh, nhưng nay, trong bóng chiều của cuộc đời, lại tìm về với ngọn núi đá này, để chiều chiều ngắm bóng hoàng hôn, lặng nghe tiếng kinh tiếng mõ. Dáng vẻ cao quý ngày xưa giờ cũng còng xuống, bàn tay vỗ án phán xét giờ cầm tràng hạt, lặng lẽ...
Chẳng biết bà ấy có nghĩ gì không nhỉ ??
Đến Kinh Bắc, không thế không nhắc đến chùa Dâu, ngôi chùa cổ nhất nước Việt.
Chùa Dâu nằm giữa trung tâm Luy Lâu, là chùa nhưng lại thờ nữ thần Mây - bà Pháp Vân. Đến đây, thiết tưởng cũng nên biết về tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ nữ thần Nông nghiệp, đã được hóa thân vào Tứ pháp.
Truyện kể rằng, xưa, thiền sư Khâu Đà La từ Tây Trúc đến Luy Lâu, tu tại chùa Linh Quang. Nàng Man Nương làng Mãn Xá mới mười hai tuổi đến nghe kinh, một trưa nằm ngủ, thiền sư bước qua người nên mang thai. Cha mẹ nàng bắt đền sư, thì được bảo rằng đó là con của thần thánh, chớ nên khinh thường. Mười bốn tháng sau nàng sinh con, đem trả Thiền sư. Khâu Đà La gõ thiền trượng vào gốc cây dung thụ - cây đa, cây tách ra, rồi bỏ đứa bé vào đấy, đồng thời trao gậy cho Man Nương rồi đi về phương bắc.
Mấy năm sau hạn hán, Man Nương nhớ lời sư, đem gậy cắm xuống đất thì từ đó nước trào ra, cứu được ruộng đồng. Lại đến một ngày mưa gió, cây dung thụ đổ xuống sông Dâu, không ai lôi lên được. Chỉ có Man Nương dùng dải yếm kéo là cây theo lên bờ. Từ cây tạc nên bốn pho tượng, tức bốn người con gái của Man Nương, là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, tức các nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp.
Ngoài ra còn một khối đá, tức là Thạch Quang Phật.
Truyền thuyết trên cho thấy tín ngưỡng thờ các nữ thần nông nghiệp đã có từ rất sớm, và hình thức Phật giáo ban đầu truyền vào Việt Nam cũng mang nặng màu sắc thần bí, huyền thuật. Phật pháp gắn liền với phép thuật làm mưa, với các hòn đá linh thiêng, cái cây linh thiêng, mang nặng màu sắc bản địa.
Chùa Dâu nằm giữa trung tâm Luy Lâu, là chùa nhưng lại thờ nữ thần Mây - bà Pháp Vân. Đến đây, thiết tưởng cũng nên biết về tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ nữ thần Nông nghiệp, đã được hóa thân vào Tứ pháp.
Truyện kể rằng, xưa, thiền sư Khâu Đà La từ Tây Trúc đến Luy Lâu, tu tại chùa Linh Quang. Nàng Man Nương làng Mãn Xá mới mười hai tuổi đến nghe kinh, một trưa nằm ngủ, thiền sư bước qua người nên mang thai. Cha mẹ nàng bắt đền sư, thì được bảo rằng đó là con của thần thánh, chớ nên khinh thường. Mười bốn tháng sau nàng sinh con, đem trả Thiền sư. Khâu Đà La gõ thiền trượng vào gốc cây dung thụ - cây đa, cây tách ra, rồi bỏ đứa bé vào đấy, đồng thời trao gậy cho Man Nương rồi đi về phương bắc.
Mấy năm sau hạn hán, Man Nương nhớ lời sư, đem gậy cắm xuống đất thì từ đó nước trào ra, cứu được ruộng đồng. Lại đến một ngày mưa gió, cây dung thụ đổ xuống sông Dâu, không ai lôi lên được. Chỉ có Man Nương dùng dải yếm kéo là cây theo lên bờ. Từ cây tạc nên bốn pho tượng, tức bốn người con gái của Man Nương, là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, tức các nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp.
Ngoài ra còn một khối đá, tức là Thạch Quang Phật.
Truyền thuyết trên cho thấy tín ngưỡng thờ các nữ thần nông nghiệp đã có từ rất sớm, và hình thức Phật giáo ban đầu truyền vào Việt Nam cũng mang nặng màu sắc thần bí, huyền thuật. Phật pháp gắn liền với phép thuật làm mưa, với các hòn đá linh thiêng, cái cây linh thiêng, mang nặng màu sắc bản địa.
Tài liệu có chép rằng Tứ Pháp được thờ ở 4 ngôi chùa:
1. Bà Pháp Vân thờ ở chùa Dâu
2. Bà Pháp Vũ thờ ở chùa Đậu
3. Bà Pháp Lôi thờ ở chùa Tướng
4. Bà Pháp Điện thờ ở chùa Dàn
Nhiều người nhầm rằng chỉ có 4 ngôi chùa Dâu Đậu Pháp Dàn. Trên thực tế có nhiều ngôi chùa mang cùng một tên Nôm, và thờ cùng một nữ thần, do đó thường tưởng bà Pháp Vũ phải ở chùa Đậu ở Hà Tây.
Thực tế, khắp đồng bằng bắc bộ, có nhiều nơi thờ Tứ Pháp, và có nhiều ngôi chùa cùng tên. Chùa Đậu thờ Pháp Vũ gốc nằm ở Bắc Ninh, chùa Đậu ở Hà Tây chỉ là cùng tên.
Ở Gia Lâm cũng có chùa thờ Tứ Pháp, Hưng Yên có hệ thống 4 chùa, Nam Hà cũng có hệ thống 4 chùa thờ Tứ Pháp.
Nhưng chỉ duy nhất ở Bắc Ninh là có đủ hệ thống 5 chùa, vì là nơi duy nhất có chùa thờ Man Nương, là mẹ của Tứ Pháp, là đức Phật Mẫu.
1. Bà Pháp Vân thờ ở chùa Dâu
2. Bà Pháp Vũ thờ ở chùa Đậu
3. Bà Pháp Lôi thờ ở chùa Tướng
4. Bà Pháp Điện thờ ở chùa Dàn
Nhiều người nhầm rằng chỉ có 4 ngôi chùa Dâu Đậu Pháp Dàn. Trên thực tế có nhiều ngôi chùa mang cùng một tên Nôm, và thờ cùng một nữ thần, do đó thường tưởng bà Pháp Vũ phải ở chùa Đậu ở Hà Tây.
Thực tế, khắp đồng bằng bắc bộ, có nhiều nơi thờ Tứ Pháp, và có nhiều ngôi chùa cùng tên. Chùa Đậu thờ Pháp Vũ gốc nằm ở Bắc Ninh, chùa Đậu ở Hà Tây chỉ là cùng tên.
Ở Gia Lâm cũng có chùa thờ Tứ Pháp, Hưng Yên có hệ thống 4 chùa, Nam Hà cũng có hệ thống 4 chùa thờ Tứ Pháp.
Nhưng chỉ duy nhất ở Bắc Ninh là có đủ hệ thống 5 chùa, vì là nơi duy nhất có chùa thờ Man Nương, là mẹ của Tứ Pháp, là đức Phật Mẫu.
Theo truyền thuyết, Man Nương tức Phật Mẫu Man Nương, là mẹ của Tứ Pháp. Bốn chị em được thờ ở bốn chùa, còn người mẹ được thờ riêng, nên chùa Mẹ gọi là chùa Tổ.
1. Chùa Tổ, còn gọi là chùa Mãn Xá, tên chữ Phúc Nghiêm, ở làng Mãn Xá, thờ Phật Mẫu Man Nương.
Trên đường đi chùa Dâu, cách 3 - 4km sẽ thấy bên phải đường có lối vào chùa Tổ. Hàng năm lễ hội, thì kiệu của các chị em Tứ Pháp phải rước đến chùa này lễ Mẹ trước rồi mới được đi về.
2. Chùa Dâu, tên chữ Diên Ứng, thờ bà Dâu, tức nữ thần mây Pháp Vân.
Đây là ngôi chùa cổ nhất nước Việt, có từ thế kỉ thứ 2. Trong chùa thờ bà Pháp Vân, Pháp Vũ, và Thạch Quang Phật.
3. Chùa Đậu, thờ bà Đậu, tức nữ thần mưa Pháp Vũ.
Chùa vốn cách chùa Dâu không xa. Sau bị Pháp phá hủy, tượng Pháp Vũ phải đem về chùa Dâu thờ cùng với chị.
4. Chùa Tướng, tên chữ Phi Tương, thờ bà Tướng, tức nữ thần sấm Pháp Lôi.
Chùa hiện còn rất nhỏ, dựng lại về sau. Chùa cũ đã bị phá hủy.
5. Chùa Dàn, tên chữ Phương Quang, thờ bà Dàn tức nữ thần chớp Pháp Điện.
Chùa còn khá đẹp.
Nếu đi chùa Tứ Pháp Bắc Ninh, nên cố gắng đến các chùa trên. Ngoại trừ chùa Đậu đã bị phá, các chùa còn lại đều trong vòng 5km tính từ chùa Dâu.
1. Chùa Tổ, còn gọi là chùa Mãn Xá, tên chữ Phúc Nghiêm, ở làng Mãn Xá, thờ Phật Mẫu Man Nương.
Trên đường đi chùa Dâu, cách 3 - 4km sẽ thấy bên phải đường có lối vào chùa Tổ. Hàng năm lễ hội, thì kiệu của các chị em Tứ Pháp phải rước đến chùa này lễ Mẹ trước rồi mới được đi về.
2. Chùa Dâu, tên chữ Diên Ứng, thờ bà Dâu, tức nữ thần mây Pháp Vân.
Đây là ngôi chùa cổ nhất nước Việt, có từ thế kỉ thứ 2. Trong chùa thờ bà Pháp Vân, Pháp Vũ, và Thạch Quang Phật.
3. Chùa Đậu, thờ bà Đậu, tức nữ thần mưa Pháp Vũ.
Chùa vốn cách chùa Dâu không xa. Sau bị Pháp phá hủy, tượng Pháp Vũ phải đem về chùa Dâu thờ cùng với chị.
4. Chùa Tướng, tên chữ Phi Tương, thờ bà Tướng, tức nữ thần sấm Pháp Lôi.
Chùa hiện còn rất nhỏ, dựng lại về sau. Chùa cũ đã bị phá hủy.
5. Chùa Dàn, tên chữ Phương Quang, thờ bà Dàn tức nữ thần chớp Pháp Điện.
Chùa còn khá đẹp.
Nếu đi chùa Tứ Pháp Bắc Ninh, nên cố gắng đến các chùa trên. Ngoại trừ chùa Đậu đã bị phá, các chùa còn lại đều trong vòng 5km tính từ chùa Dâu.
Sự khác biệt của các ngôi chùa thờ Tứ Pháp đó là: Mặc dù là chùa thờ Phật, nhưng tượng Tứ Pháp lại lớn hơn rất nhiều, và để cao hơn tượng Phật.
Những pho tượng Tứ Pháp là những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp, thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, phúc hậu, hiền hòa, thông minh.
Các bức tượng toàn thân ngồi trên tòa sen, đầu có tóc xoắn giống Phật, nhưng hai tay bắt quyết tự nhiên. Ngày nay người ta toàn lấy áo phủ lên tượng, đội mũ lên đầu, khiến cho vẻ đẹp nguyên bản bị mất đi nhiều.
Tượng Phật Mẫu Man Nương ở chùa Tổ. Bà là mẹ của Tứ Pháp.
Tượng bốn nữ thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp ở bốn chùa: Dâu - Đậu - Tướng - Dàn.
Bốn người có những nét khác biệt nhất định. Em út - bà Pháp Điện trẻ nhất, mắt mở to, rất sáng, thông minh tinh nghịch. Trong khi rước lễ thì bao giờ kiệu bà Pháp Điện cũng chạy nhanh và hay phá phách nhất.
Những pho tượng Tứ Pháp là những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp, thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, phúc hậu, hiền hòa, thông minh.
Các bức tượng toàn thân ngồi trên tòa sen, đầu có tóc xoắn giống Phật, nhưng hai tay bắt quyết tự nhiên. Ngày nay người ta toàn lấy áo phủ lên tượng, đội mũ lên đầu, khiến cho vẻ đẹp nguyên bản bị mất đi nhiều.
Tượng Phật Mẫu Man Nương ở chùa Tổ. Bà là mẹ của Tứ Pháp.
Tượng bốn nữ thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp ở bốn chùa: Dâu - Đậu - Tướng - Dàn.
Bốn người có những nét khác biệt nhất định. Em út - bà Pháp Điện trẻ nhất, mắt mở to, rất sáng, thông minh tinh nghịch. Trong khi rước lễ thì bao giờ kiệu bà Pháp Điện cũng chạy nhanh và hay phá phách nhất.
Chùa Tổ - Phúc Nghiêm tự - ở làng Hà Mãn (tên cũ là Mãn Xá) ít được chăm sóc hơn chùa Dâu, nên đã xuống cấp nhiều.
Nhà tiền tế mới được tu sửa lại, nhưng cũng tạm bợ. Còn khu thượng điện, nơi đặt tượng bà Phật Mẫu Man Nương thì lụp xụp lắm rồi. Khi tôi đến, nhà chùa phải dùng mái tôi để tránh dột. Hương khói cũng lạnh lùng hơn nhiều so với chùa Dâu.
Bà già canh chùa nói có vẻ bùi ngùi rằng : "Người ta ai cũng biết, cũng đến chùa Dâu, nhưng chẳng mấy ai biết đến chùa Tổ, là nơi ở của bà Phật Mẫu, chỉ biết đến con gái mà không biết đến Mẹ".
Rồi bà đọc cho tôi nghe một đoạn rất dài của bài Truyện thơ Nôm về sự tích Man Nương. Bài thơ lục bát dài hàng trăm câu, bà đọc làu làu, rồi giải thích từng đoạn, từng câu. Có thể thấy bài thơ nôm đó mới được sáng tác thôi, cùng phong cách thơ nôm Thạch Sanh, chúa Ba chùa Hương,... Nó mang đậm tinh thần người Việt với các đấng Mẫu, vốn là tín ngưỡng bản địa.
Ở chùa Tổ, tôi thấy được sự gần gũi, thành kính chân thực của người dân nghèo, sự thanh thản dễ chịu. Điều này không thấy được ở chùa Dâu.
Nhà tiền tế mới được tu sửa lại, nhưng cũng tạm bợ. Còn khu thượng điện, nơi đặt tượng bà Phật Mẫu Man Nương thì lụp xụp lắm rồi. Khi tôi đến, nhà chùa phải dùng mái tôi để tránh dột. Hương khói cũng lạnh lùng hơn nhiều so với chùa Dâu.
Bà già canh chùa nói có vẻ bùi ngùi rằng : "Người ta ai cũng biết, cũng đến chùa Dâu, nhưng chẳng mấy ai biết đến chùa Tổ, là nơi ở của bà Phật Mẫu, chỉ biết đến con gái mà không biết đến Mẹ".
Rồi bà đọc cho tôi nghe một đoạn rất dài của bài Truyện thơ Nôm về sự tích Man Nương. Bài thơ lục bát dài hàng trăm câu, bà đọc làu làu, rồi giải thích từng đoạn, từng câu. Có thể thấy bài thơ nôm đó mới được sáng tác thôi, cùng phong cách thơ nôm Thạch Sanh, chúa Ba chùa Hương,... Nó mang đậm tinh thần người Việt với các đấng Mẫu, vốn là tín ngưỡng bản địa.
Ở chùa Tổ, tôi thấy được sự gần gũi, thành kính chân thực của người dân nghèo, sự thanh thản dễ chịu. Điều này không thấy được ở chùa Dâu.
Chùa Tổ nằm bên cạnh một ao nước sâu. Bà giữ chùa nói rằng trước kia đó là "Vực nước", Vực nước xưa kia sâu lắm, rộng lắm, thông đến cả sông Thiên Đức (sông Dâu). Nhưng rồi vật đổi sao dời, nay chỉ còn như một cái ao lớn.
Sân sau chùa có một giếng nước rất trong mát. Đó là nơi Man Nương xưa kia cắm gậy xuống đất lấy nước cứu dân.
Bên ngoài tiền đường, trong sân đất của chùa có 1 cái hố đất lõm. Tôi đã đọc rằng trước kia hai bên đều có hố như vậy, đó là hai mắt rồng. Nhưng rồi một hố bị lấp, nay chỉ còn một. Con rồng long mạch đã bị mất một mắt.
Hàng năm, đến ngày hôi Dâu (8 - 4 Âm lịch), thì kiệu tượng Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện sẽ rước về chùa Dâu, lễ chị cả Pháp Vân. Sau đó kiệu tượng 4 bà rước đến chùa Tổ lễ Mẹ. Chùa Tổ sẽ làm xôi, bánh giầy, oản quả để phân phát cho 4 chị em, hôm sau mới trở về.
Tượng trong chùa khoác áo, chỉ đến ngày lễ hội, trong lễ Mộc dục (tắm tượng) thì mới cởi ra.
Sân sau chùa có một giếng nước rất trong mát. Đó là nơi Man Nương xưa kia cắm gậy xuống đất lấy nước cứu dân.
Bên ngoài tiền đường, trong sân đất của chùa có 1 cái hố đất lõm. Tôi đã đọc rằng trước kia hai bên đều có hố như vậy, đó là hai mắt rồng. Nhưng rồi một hố bị lấp, nay chỉ còn một. Con rồng long mạch đã bị mất một mắt.
Hàng năm, đến ngày hôi Dâu (8 - 4 Âm lịch), thì kiệu tượng Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện sẽ rước về chùa Dâu, lễ chị cả Pháp Vân. Sau đó kiệu tượng 4 bà rước đến chùa Tổ lễ Mẹ. Chùa Tổ sẽ làm xôi, bánh giầy, oản quả để phân phát cho 4 chị em, hôm sau mới trở về.
Tượng trong chùa khoác áo, chỉ đến ngày lễ hội, trong lễ Mộc dục (tắm tượng) thì mới cởi ra.
Tượng thiền sư Khâu Đà La trong chùa Tổ
Nhiều người thắc mắc rằng: Theo sự tích Man Nương, Man Nương đến chùa Linh Quang gặp sư Khâu Đà La, rồi về chùa Mãn Xá (Phúc Nghiêm) tu, sau đó mới khắc tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện để thờ ở 4 chùa.
Thế thì sao lại nói chùa Dâu là cổ nhất Việt Nam? Ít nhất cũng còn chùa Linh Quang, chùa Phúc Nghiêm trước đó.
Thực ra, truyền thuyết Man Nương ra đời muộn hơn tuổi của chùa rất nhiều. Chùa Dâu đã có từ thế kỉ thứ 2, trong khi truyện Man Nương mãi đời Trần mới có, nghĩa là hơn 1000 năm sau. Và các tượng trong chùa lại còn muộn hơn nữa, thế kỉ 17 - 18.
Thời Lý, Phật giáo rất thuần khiết, đến đời Trần mới dần trộn thêm những yếu tố thần thánh hóa. Và đến đời Lê thì những yếu tố thần thánh này trở thành cực thịnh, khiến cho các chùa đều thờ thêm Mẫu, là một tín ngưỡng bản địa cổ được chấn hưng và ghép vào các chùa.
Nhiều người thắc mắc rằng: Theo sự tích Man Nương, Man Nương đến chùa Linh Quang gặp sư Khâu Đà La, rồi về chùa Mãn Xá (Phúc Nghiêm) tu, sau đó mới khắc tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện để thờ ở 4 chùa.
Thế thì sao lại nói chùa Dâu là cổ nhất Việt Nam? Ít nhất cũng còn chùa Linh Quang, chùa Phúc Nghiêm trước đó.
Thực ra, truyền thuyết Man Nương ra đời muộn hơn tuổi của chùa rất nhiều. Chùa Dâu đã có từ thế kỉ thứ 2, trong khi truyện Man Nương mãi đời Trần mới có, nghĩa là hơn 1000 năm sau. Và các tượng trong chùa lại còn muộn hơn nữa, thế kỉ 17 - 18.
Thời Lý, Phật giáo rất thuần khiết, đến đời Trần mới dần trộn thêm những yếu tố thần thánh hóa. Và đến đời Lê thì những yếu tố thần thánh này trở thành cực thịnh, khiến cho các chùa đều thờ thêm Mẫu, là một tín ngưỡng bản địa cổ được chấn hưng và ghép vào các chùa.
Chùa Dâu
Nói đến Bắc Ninh, không thể không nói đến chùa Dâu, ngôi chùa được công nhận là cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỉ thứ 2. Có lẽ các trang web du lịch, lịch sử nói đến chùa Dâu quá nhiều, google hai chữ "chùa Dâu" là ra hàng loạt, khiến cho việc lặp lại ở đây là thừa. Tôi chỉ viết thật vắn tắt mà thôi.
Chùa có nhiều tên: Pháp Vân, Thiền Định, Cổ Châu, Diên Ứng, theo sử thì được dựng từ năm 187, là Tổ đình của Phật giáo Việt Nam, nơi có nhiều thiền sư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến tu hành và hoằng pháp. Năm 1313, Mạc Đĩnh Chi dựng lại chùa, xây tháp 9 tầng, nay chỉ còn 3 tầng nằm giữa sân chùa.
Từ thời Lý, các vua Lý đã nhiều lần về chùa Dâu để cầu mưa, cầu tự. Trong Đại Việt sử kí có chép có lần vua Trần về chùa Dâu rước tượng Pháp Vân về Thăng Long để cầu mưa.
Vua Lý Thánh Tông hiếm muộn, đi cầu tự ở chùa Dâu, trên đường về gặp cô gái hái dâu, đưa về cung, chính là Ỷ Lan Nguyên phi...
Chùa Dâu như vậy không chỉ là ngôi chùa cổ danh tiếng mà đã trở thành ngôi chùa huyền thoại, xứng đáng đứng đầu trong các chùa chiền Việt Nam.
Nói đến Bắc Ninh, không thể không nói đến chùa Dâu, ngôi chùa được công nhận là cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỉ thứ 2. Có lẽ các trang web du lịch, lịch sử nói đến chùa Dâu quá nhiều, google hai chữ "chùa Dâu" là ra hàng loạt, khiến cho việc lặp lại ở đây là thừa. Tôi chỉ viết thật vắn tắt mà thôi.
Chùa có nhiều tên: Pháp Vân, Thiền Định, Cổ Châu, Diên Ứng, theo sử thì được dựng từ năm 187, là Tổ đình của Phật giáo Việt Nam, nơi có nhiều thiền sư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến tu hành và hoằng pháp. Năm 1313, Mạc Đĩnh Chi dựng lại chùa, xây tháp 9 tầng, nay chỉ còn 3 tầng nằm giữa sân chùa.
Từ thời Lý, các vua Lý đã nhiều lần về chùa Dâu để cầu mưa, cầu tự. Trong Đại Việt sử kí có chép có lần vua Trần về chùa Dâu rước tượng Pháp Vân về Thăng Long để cầu mưa.
Vua Lý Thánh Tông hiếm muộn, đi cầu tự ở chùa Dâu, trên đường về gặp cô gái hái dâu, đưa về cung, chính là Ỷ Lan Nguyên phi...
Chùa Dâu như vậy không chỉ là ngôi chùa cổ danh tiếng mà đã trở thành ngôi chùa huyền thoại, xứng đáng đứng đầu trong các chùa chiền Việt Nam.
Chùa Dâu đang được trùng tu, làm lại.
Lần nào cũng thế, đứng trước những ngôi chùa mới được trùng tu của thời đại này, tôi luôn cảm thấy xót xa và tiếc nuối, một đôi chút giận, một đôi chút thương.
Xót xa và tiếc nuối, bởi những nét cổ kính trăm năm bỗng chốc được thay bằng vàng son choáng lộn, lấp lánh rực rỡ trong ánh đèn. Cái sự đẹp trong mắt mình khác mắt mọi người nhiều quá. Cái vàng son ấy lại cũng là giả tạo, khi dễ dàng tìm thấy những sự cẩu thả, xấu xí, vênh vác trong đó.
Lại cũng giận, khi mà người ta sẵn sàng dỡ bỏ những tác phẩm nghìn xưa tuyệt vời, để thay thế vào đó những thứ sản phẩm mà người ta cho là đẹp - tiếc thay, lại tệ hại vô cùng. Những bức hoành, câu đối, đại tự... với nét chữ bay bổng, nghiêm trang, thành kính tuyệt vời bỗng chốc bị thay bởi những bức khác màu vàng chóe lọe, với nét chữ cứng quèo, xấu xí đến tệ hại.
Lại cũng thấy thương, vì những người đổ tiền của trùng tu, họ nghĩ rằng cứ làm đồ mới, vàng son rực rỡ, biển ngạch câu đối mới, thì tức là công đức lắm, đẹp đẽ lắm. Họ đua nhau khắc tên mình vào góc những bức hoành, câu đối đó để mong lưu tên mình muôn thuở. Họ tốn tiền mà chỉ làm cho chốn thiêng liêng xấu xí đi. Họ đáng thương hơn đáng giận.
Hí hí, thì vẫn phải chấp nhận chứ sao.
Thì bác ko thấy tớ viết bao nhiêu về đền chùa, chỉ ra cái hay cái ho của nón rồi còn gì.
Nhưng chỉ ra cái hay thì cũng phải chỉ ra cái dở nữa.
Chứ đi vào rồi đi ra, đek biết cái gì hay, cái gì dở, chẳng biết thích cái gì hay không thích cái gì, coi một mớ như nhau thì có khác nào Trư Bát Giới ăn nhân sâm ?
Có nhiều người đến cái đền chùa này hay cái kia chỉ vì nó "Thiêng", hay vì có ông sư đẹp zai... Nhưng đó đâu phải là du lịch.
Tớ muốn viết topic với cách nhìn của người tìm hiểu, nên cái gì hay thì khen, nhưng cái gì dở thì cũng phải chê luôn.
Thôi, quay lại với chủ đề chính còn đang dở dang.
Tháp Hòa Phong chùa Dâu
Tháp Hòa Phong là biểu tượng của chùa Dâu cũng như vùng Dâu (Luy Lâu - Liên Lâu) cũng như cả Bắc Ninh.
Tháp Hòa Phong còn gọi là tháp Dâu, là một trong số ít những công trình có từ đời Trần còn lại đến nay. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là người thừa lệnh vua Trần xây dựng tháp. Sáu tầng tháp bên trên đã bị đổ, nhưng ba tầng dưới cũng cho thấy chiều cao xưa kia.
Tháp xây gạch mộc rất bình dị, vững chãi, thân quen với người Việt. Khoảnh sân dường như hơi chật với tháp.
Trước cửa tháp có một di vật quý giá, đó là một con cừu có niên đại từ thời Sĩ Nhiếp cai trị đất này, gần 2000 năm trước. Cừu đá vốn có hai con, một con lưu lạc về tháp chùa Dâu, con kia còn nằm lại lăng Sĩ Nhiếp. Có thể nói đây là hai bức tượng đá nguyên vẹn cổ nhất tìm được trên đất Việt.
Trong chính điện chùa Dâu, hệ thống tượng Phật đơn giản nghèo nàn, bởi tượng chính là bà Dâu và bà Đậu.
Bà Đậu chùa đã bị phá, nên về ở với chị, được xếp ngồi phía trước của chị. Ấy nhưng có lẽ là phận ở tạm, nên quần áo, mũ mão đều cũ và xấu hơn của chị. Cả hai pho tượng đều được sơn màu đồng hun, nâu sậm, nét mặt giống nhau, mắt nhắm hờ, hiền từ cười mỉm. Dưới bệ sen của hai pho tượng đều có 4 vòng sắt lớn, dùng để xỏ đòn vào khiêng tượng đi trong buổi rước lễ. Tượng khá lớn, nên chắc phải những người rất khỏe mới khiêng được .
(Chụp trong sự khó chịu của hai sư cô dấm dẳn bên ngoài, nên ảnh rất xấu)
Bên cạnh tượng bà Dâu, còn có một cái ngai, thờ một người hầu của bà. Vị này là vị thần trông nhà cho bà trong buổi lễ, khi kiệu rước tượng bà qua chùa Tổ thăm Mẹ.
Hai bên bàn thờ bà Dâu - Pháp Vân - có hai pho tượng Kim đồng và Ngọc nữ rất đẹp. Mặc dù là tượng nhân vật thần tiên nhưng lại rất dân dã. Ngọc nữ quấn khăn vành dây chứ không búi tóc đội mũ, tay giơ lên như trong một điệu múa dân gian đầy thanh thoát.
Ngoài ra còn tượng Mạc Đĩnh Chi, và khối đá tương truyền là Thạch Quang Phật, hòn đá nằm chính giữa cây Dung thụ truyền thuyết. Hình tượng Thạch Quang Phật mang màu sắc tôtem thờ hòn đá thiêng cổ xưa, nay được dân gian hóa trong câu truyện Phật Mẫu.
Cách chùa Dâu không xa, chỉ khoảng 700m là chùa Tướng, tên chữ là chùa Phi Tương. Tuy cách đường cái có 200m nhưng cái ngõ không trải nhựa, vì đó là đường vào một thôn thôi.
Chùa Tướng ngày xưa ra sao không rõ, giờ chỉ còn là một nếp nhà gạch vài gian mới dựng lại, đơn sơ như mọi ngôi nhà trong làng. Chùa nghèo quá, thậm chí tấm cửa là chỉ là tấm ván gỗ lấy ở đâu đó, thủng lỗ chỗ. Ngôi nhà ấy không có cửa sổ, chỉ có những khe hổng do gạch kê chéo tạo ra, để ánh sáng lọt vào. Lòng nhà bé tẹo, chỉ đủ kê một cái bàn thờ, bệ tượng bà Tướng, và phía trước là tượng mấy vị Diêm vương sứt mũi vỡ tai. Bàn thờ có nén nhang lạnh lẽo.
Ngoài sân bên cạnh chùa, khi chúng tôi đến thì các bà hội phụ nữ xóm đang tập trung bàn bạc cái gì đó, cười đùa vui vẻ lắm. Ngược lại trong chùa thì ẩm thấp mờ mờ.
Bên trong chùa Phi Tương (chùa Tướng)
Lần nào cũng thế, đứng trước những ngôi chùa mới được trùng tu của thời đại này, tôi luôn cảm thấy xót xa và tiếc nuối, một đôi chút giận, một đôi chút thương.
Xót xa và tiếc nuối, bởi những nét cổ kính trăm năm bỗng chốc được thay bằng vàng son choáng lộn, lấp lánh rực rỡ trong ánh đèn. Cái sự đẹp trong mắt mình khác mắt mọi người nhiều quá. Cái vàng son ấy lại cũng là giả tạo, khi dễ dàng tìm thấy những sự cẩu thả, xấu xí, vênh vác trong đó.
Lại cũng giận, khi mà người ta sẵn sàng dỡ bỏ những tác phẩm nghìn xưa tuyệt vời, để thay thế vào đó những thứ sản phẩm mà người ta cho là đẹp - tiếc thay, lại tệ hại vô cùng. Những bức hoành, câu đối, đại tự... với nét chữ bay bổng, nghiêm trang, thành kính tuyệt vời bỗng chốc bị thay bởi những bức khác màu vàng chóe lọe, với nét chữ cứng quèo, xấu xí đến tệ hại.
Lại cũng thấy thương, vì những người đổ tiền của trùng tu, họ nghĩ rằng cứ làm đồ mới, vàng son rực rỡ, biển ngạch câu đối mới, thì tức là công đức lắm, đẹp đẽ lắm. Họ đua nhau khắc tên mình vào góc những bức hoành, câu đối đó để mong lưu tên mình muôn thuở. Họ tốn tiền mà chỉ làm cho chốn thiêng liêng xấu xí đi. Họ đáng thương hơn đáng giận.
Tôi đã từng giận vô cùng khi nhìn thấy một bức Đại tự rất lớn ở ngôi đền bên phải Đền Đô (Thờ 8 vị vua triều Lý) bị viết sai chữ thảm hại !!!
Người viết chữ không có một tí kiến thức gì, thế mà dám viết một bức hoành để nơi trang nghiêm nhất của một ngôi đền thờ các vị quan văn triều Lý. Bức chữ ấy có thể khiến bất kì một người Tàu nào nhìn vào cười bò lăn bò lộn.
Và ngay cả các bức hoành trong đền Đô cũng như rất rất nhiều đền chùa khác đã qua, đều xấu xí một cách tệ hại, mà dường như không ai biết, không ai quan tâm.
Chùa Dâu mới trùng tu cũng chẳng thoát ra ngoài cái trào lưu đó.
Nhưng điều chán hơn cả, lại chính là con người.
Người viết chữ không có một tí kiến thức gì, thế mà dám viết một bức hoành để nơi trang nghiêm nhất của một ngôi đền thờ các vị quan văn triều Lý. Bức chữ ấy có thể khiến bất kì một người Tàu nào nhìn vào cười bò lăn bò lộn.
Và ngay cả các bức hoành trong đền Đô cũng như rất rất nhiều đền chùa khác đã qua, đều xấu xí một cách tệ hại, mà dường như không ai biết, không ai quan tâm.
Chùa Dâu mới trùng tu cũng chẳng thoát ra ngoài cái trào lưu đó.
Nhưng điều chán hơn cả, lại chính là con người.
Giống như một số ngôi chùa nổi tiếng đối với du lịch khác, nhưng lại rất lạ lùng với những ngôi chùa thực sự khác, vào chùa Dâu phải mua vé.
Chùa không mở lớp cửa giữa, nên phải đi cửa ngách. Ngay bên cạnh cửa ngách là một cái bàn bày các đồ lưu niệm, và tấm biển ghi rõ: Bàn công đức. Hai ni cô ngồi đó có vẻ buồn ngủ (vì không có khách nào), mời tôi đóng góp công đức. Tôi là khách tham quan chứ không phải cũng lễ, nên từ chối, và thế là một trong hai vị ni cô nói to: Này, trong chùa không có chụp ảnh iếc gì đâu nhá !!
Điều này khiến tôi rất buồn. Tôi không thấy biển cấm chụp ảnh nào ở đây, và rất nhiều người cũng chụp ảnh trong chùa Dâu, người bán vé cũng không hề nói điều ấy. Phải chăng vì không đóng công đức mà vị ni cô cáu kỉnh đến thế ?
Những gì bình dị, yên lành, thân quen mà tôi cảm nhận ở chùa Tổ bay mất thật nhanh quá.
Hi vọng đây chỉ là cá biệt mà thôi.
Chùa không mở lớp cửa giữa, nên phải đi cửa ngách. Ngay bên cạnh cửa ngách là một cái bàn bày các đồ lưu niệm, và tấm biển ghi rõ: Bàn công đức. Hai ni cô ngồi đó có vẻ buồn ngủ (vì không có khách nào), mời tôi đóng góp công đức. Tôi là khách tham quan chứ không phải cũng lễ, nên từ chối, và thế là một trong hai vị ni cô nói to: Này, trong chùa không có chụp ảnh iếc gì đâu nhá !!
Điều này khiến tôi rất buồn. Tôi không thấy biển cấm chụp ảnh nào ở đây, và rất nhiều người cũng chụp ảnh trong chùa Dâu, người bán vé cũng không hề nói điều ấy. Phải chăng vì không đóng công đức mà vị ni cô cáu kỉnh đến thế ?
Những gì bình dị, yên lành, thân quen mà tôi cảm nhận ở chùa Tổ bay mất thật nhanh quá.
Hi vọng đây chỉ là cá biệt mà thôi.
Hí hí, thì vẫn phải chấp nhận chứ sao.
Thì bác ko thấy tớ viết bao nhiêu về đền chùa, chỉ ra cái hay cái ho của nón rồi còn gì.
Nhưng chỉ ra cái hay thì cũng phải chỉ ra cái dở nữa.
Chứ đi vào rồi đi ra, đek biết cái gì hay, cái gì dở, chẳng biết thích cái gì hay không thích cái gì, coi một mớ như nhau thì có khác nào Trư Bát Giới ăn nhân sâm ?
Có nhiều người đến cái đền chùa này hay cái kia chỉ vì nó "Thiêng", hay vì có ông sư đẹp zai... Nhưng đó đâu phải là du lịch.
Tớ muốn viết topic với cách nhìn của người tìm hiểu, nên cái gì hay thì khen, nhưng cái gì dở thì cũng phải chê luôn.
Thôi, quay lại với chủ đề chính còn đang dở dang.
Tháp Hòa Phong chùa Dâu
Tháp Hòa Phong là biểu tượng của chùa Dâu cũng như vùng Dâu (Luy Lâu - Liên Lâu) cũng như cả Bắc Ninh.
Tháp Hòa Phong còn gọi là tháp Dâu, là một trong số ít những công trình có từ đời Trần còn lại đến nay. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là người thừa lệnh vua Trần xây dựng tháp. Sáu tầng tháp bên trên đã bị đổ, nhưng ba tầng dưới cũng cho thấy chiều cao xưa kia.
Tháp xây gạch mộc rất bình dị, vững chãi, thân quen với người Việt. Khoảnh sân dường như hơi chật với tháp.
Trước cửa tháp có một di vật quý giá, đó là một con cừu có niên đại từ thời Sĩ Nhiếp cai trị đất này, gần 2000 năm trước. Cừu đá vốn có hai con, một con lưu lạc về tháp chùa Dâu, con kia còn nằm lại lăng Sĩ Nhiếp. Có thể nói đây là hai bức tượng đá nguyên vẹn cổ nhất tìm được trên đất Việt.
Trong chính điện chùa Dâu, hệ thống tượng Phật đơn giản nghèo nàn, bởi tượng chính là bà Dâu và bà Đậu.
Bà Đậu chùa đã bị phá, nên về ở với chị, được xếp ngồi phía trước của chị. Ấy nhưng có lẽ là phận ở tạm, nên quần áo, mũ mão đều cũ và xấu hơn của chị. Cả hai pho tượng đều được sơn màu đồng hun, nâu sậm, nét mặt giống nhau, mắt nhắm hờ, hiền từ cười mỉm. Dưới bệ sen của hai pho tượng đều có 4 vòng sắt lớn, dùng để xỏ đòn vào khiêng tượng đi trong buổi rước lễ. Tượng khá lớn, nên chắc phải những người rất khỏe mới khiêng được .
(Chụp trong sự khó chịu của hai sư cô dấm dẳn bên ngoài, nên ảnh rất xấu)
Bên cạnh tượng bà Dâu, còn có một cái ngai, thờ một người hầu của bà. Vị này là vị thần trông nhà cho bà trong buổi lễ, khi kiệu rước tượng bà qua chùa Tổ thăm Mẹ.
Hai bên bàn thờ bà Dâu - Pháp Vân - có hai pho tượng Kim đồng và Ngọc nữ rất đẹp. Mặc dù là tượng nhân vật thần tiên nhưng lại rất dân dã. Ngọc nữ quấn khăn vành dây chứ không búi tóc đội mũ, tay giơ lên như trong một điệu múa dân gian đầy thanh thoát.
Ngoài ra còn tượng Mạc Đĩnh Chi, và khối đá tương truyền là Thạch Quang Phật, hòn đá nằm chính giữa cây Dung thụ truyền thuyết. Hình tượng Thạch Quang Phật mang màu sắc tôtem thờ hòn đá thiêng cổ xưa, nay được dân gian hóa trong câu truyện Phật Mẫu.
Cách chùa Dâu không xa, chỉ khoảng 700m là chùa Tướng, tên chữ là chùa Phi Tương. Tuy cách đường cái có 200m nhưng cái ngõ không trải nhựa, vì đó là đường vào một thôn thôi.
Chùa Tướng ngày xưa ra sao không rõ, giờ chỉ còn là một nếp nhà gạch vài gian mới dựng lại, đơn sơ như mọi ngôi nhà trong làng. Chùa nghèo quá, thậm chí tấm cửa là chỉ là tấm ván gỗ lấy ở đâu đó, thủng lỗ chỗ. Ngôi nhà ấy không có cửa sổ, chỉ có những khe hổng do gạch kê chéo tạo ra, để ánh sáng lọt vào. Lòng nhà bé tẹo, chỉ đủ kê một cái bàn thờ, bệ tượng bà Tướng, và phía trước là tượng mấy vị Diêm vương sứt mũi vỡ tai. Bàn thờ có nén nhang lạnh lẽo.
Ngoài sân bên cạnh chùa, khi chúng tôi đến thì các bà hội phụ nữ xóm đang tập trung bàn bạc cái gì đó, cười đùa vui vẻ lắm. Ngược lại trong chùa thì ẩm thấp mờ mờ.
Bên trong chùa Phi Tương (chùa Tướng)
Tượng bà Tướng - Pháp Lôi. Khuôn mặt bà trẻ hơn hai bà Dâu và Đậu, sơn màu đỏ tươi hơn.
Rời chùa Tướng, tôi tìm đường đến chùa Dàn.
Nếu tìm được đến chùa Dàn, thì tức là đã đi thăm đủ Tứ Pháp và Phật Mẫu, năm vị nữ Thần Phật của đất Việt cổ.
Làng Dàn cũ có hai thôn, nay là làng Phương Quan và Xuân Quan. Do cả hai thôn đều có chùa, nên khi hỏi chùa Dàn có thể nhầm.
Nếu muốn hỏi chùa thờ bà Pháp Điện thì phải hỏi chùa Phương Quan, hay chùa Dàn Thượng. Còn chùa kia là chùa Dàn hạ, cũng có thờ 1 nữ thần.
Chùa Dàn thượng liền chung với đình, trước chùa là đình, có một khoảng sân rộng rãi. Vào trong chùa thâm nghiêm tĩnh mịch lắm. Gian hậu cung là tượng bà Pháp Điện.
Bà Dàn - Pháp Điện là em út trong Tứ Pháp, chùa cũng ở xa nhất. Pho tượng Bà có lẽ cũng là đẹp nhất, sơn màu đỏ tươi, mắt sáng mày cong, miệng mỉm cười tinh nghịch. Ông từ giữ đình và chùa tự hào rằng bà là trẻ và đẹp nhất trong tất cả các tượng, lại cũng thông minh nhanh nhẹn nhất.
Trong các buổi lễ rước Tứ Pháp, vì ở xa nên kiệu của Pháp Điện bao giờ cũng phải đi sớm, đến cửa chùa Chị là chùa Dâu, rồi cùng ba chị đến thăm Mẹ ở chùa Tổ. Theo thứ tự thì kiệu chùa Dàn phải đi cuối, và do bà Dàn tinh nghịch, nên bao giờ cũng phải chờ kiệu các chị đi một đoạn xa rồi mới đi theo, do trên đường bà Dàn sẽ cho kiệu chạy lung tung, rẽ phải rẽ trái, rồi chạy rất nhanh, có khi chớm vượt cả các chị. Nhưng khi đến chùa Tổ thì bao giờ cũng ngoan ngoãn ở sau cùng.
Nếu tìm được đến chùa Dàn, thì tức là đã đi thăm đủ Tứ Pháp và Phật Mẫu, năm vị nữ Thần Phật của đất Việt cổ.
Làng Dàn cũ có hai thôn, nay là làng Phương Quan và Xuân Quan. Do cả hai thôn đều có chùa, nên khi hỏi chùa Dàn có thể nhầm.
Nếu muốn hỏi chùa thờ bà Pháp Điện thì phải hỏi chùa Phương Quan, hay chùa Dàn Thượng. Còn chùa kia là chùa Dàn hạ, cũng có thờ 1 nữ thần.
Chùa Dàn thượng liền chung với đình, trước chùa là đình, có một khoảng sân rộng rãi. Vào trong chùa thâm nghiêm tĩnh mịch lắm. Gian hậu cung là tượng bà Pháp Điện.
Bà Dàn - Pháp Điện là em út trong Tứ Pháp, chùa cũng ở xa nhất. Pho tượng Bà có lẽ cũng là đẹp nhất, sơn màu đỏ tươi, mắt sáng mày cong, miệng mỉm cười tinh nghịch. Ông từ giữ đình và chùa tự hào rằng bà là trẻ và đẹp nhất trong tất cả các tượng, lại cũng thông minh nhanh nhẹn nhất.
Trong các buổi lễ rước Tứ Pháp, vì ở xa nên kiệu của Pháp Điện bao giờ cũng phải đi sớm, đến cửa chùa Chị là chùa Dâu, rồi cùng ba chị đến thăm Mẹ ở chùa Tổ. Theo thứ tự thì kiệu chùa Dàn phải đi cuối, và do bà Dàn tinh nghịch, nên bao giờ cũng phải chờ kiệu các chị đi một đoạn xa rồi mới đi theo, do trên đường bà Dàn sẽ cho kiệu chạy lung tung, rẽ phải rẽ trái, rồi chạy rất nhanh, có khi chớm vượt cả các chị. Nhưng khi đến chùa Tổ thì bao giờ cũng ngoan ngoãn ở sau cùng.
Gần ngay chùa Phương Quan (chùa Dàn thượng) là chùa Xuân Quan (chùa Dàn hạ). Chùa này cũng thờ một bà Nữ thần, mà thôn này còn tự hào vì Nữ thần này còn là Chủ tể, quản được cả 4 việc Mây Mưa Sấm Chớp, nghĩa là cầm quyền Tứ Pháp, chứ không phải chia bốn như các chùa kia.
Bà gọi là Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật. Vừa Thánh, vừa Vua, vừa Phật. Bà có thể dồn mây gieo mưa hô sấm gọi chớp, quyền trùm trời đất.
Tượng bà cũng na ná mấy tượng kia. Phần điêu khắc đẹp, phong cách riêng, sự khác biệt thì đều bị những lớp áo sặc sỡ che kín. Tâm linh quan trọng thật, nhưng đứng về phía nghệ thuật thì tớ chả thích che kín tượng thế chút nào.
Pho Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn được gọi là "Tập đại thành của nền điêu khắc Việt Nam", vì dường như hội tụ đủ cả trời đất. Đại Bồ Tát ngồi trên tòa sen do một con rồng đỡ lên từ mặt biển nổi sóng, sâu bên dưới là bốn bức tượng nhỏ tượng trưng cho tầng địa ngục.
Giữa lòng đức Bồ Tát là hình tượng Mặt trăng tròn vẹn, hai tay chắp trước ngực thể hiện hạnh nguyện vô lượng. Ngang hai bên mặt chính của tượng là hai mặt khác, tượng trưng cho Quá khứ, Tương lai. Phía trên đầu là các pho tượng Phật ngồi cao dần, và trên cùng là Phật A Di Đà, đức Phật của cõi Tây Phương cực lạc.
Một trong những vẻ đẹp riêng của pho tượng là các cánh tay lớn hoàn toàn trong tư thế tự do thanh thoát. Thường những pho tượng thế này thì các tay lớn sẽ cầm các pháp khí như Kim cương chử, vòng, chuỗi hạt, hạt châu,.... Nhưng ở tây tay tượng hoàn toàn thoải mái với những động tác mềm mại. Những cánh tay tỏa ra ở sau lưng như vầng hào quang rộng mở, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt.
Tôi có đọc thấy trên mạng có tác giả viết là con chim trên cùng là chim Thiên đường. Điều này thật lạ. Vì trong Phật giáo không thấy có hình tượng Thiên đường bao giờ, chứ đừng nói đến chim Thiên đường. Chỉ có con Đại Khổng tước xòe cánh che cho Đức Phật, nên một số tranh tượng có con Khổng tước này. Phải chăng nên gọi con chim trên đỉnh kia là Khổng tước thì đúng hơn ???
Toàn bộ tòa Thượng điện của chùa Bút Tháp là một bộ sưu tập sống động của các pho tượng Phật, Bồ tát, La hán với nhiều kích cỡ, dáng điệu. Những nghệ nhân xưa đã dành hết tâm trí, sức lực, lòng thành kính và sự sáng tạo vào đây, khiến cho mỗi pho tượng đều có thần khí riêng.
Như những ngôi chùa đất bắc khác, mái chùa không cao, cửa điện không rộng, nên khiến người ta phải cúi mình, nhấc chân, cẩn thận trong từng bước đi, cử chỉ, ánh mắt, lời nói. Đây là cõi linh thiêng bí mật, cũ kĩ nhưng tâm linh, xuống màu tàn sắc nhưng thâm sâu vô lượng.
Một góc chùa Bút Tháp
Tượng công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, con gái bà Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc. Hai mẹ con là những người có công lớn trong việc trùng tu chùa và cũng về tu ở đây. Dựa vào pho tượng này, có thể hình dung khá rõ về trang phục hoàng tộc thời Hậu Lê ra sao.
Tượng thiền sư Chuyết Chuyết trong cây tháp đá Bảo Nghiêm (Bút Tháp). Thiền sư Chuyết Chuyết người TQ sang tu tại chùa cách đây gần bốn trăm năm.
Ngũ long môn đền Đô. Cổng đền làm bằng gỗ, chạm hai con rồng, rất kì công, nhưng theo tớ thì không đẹp lắm, do có những lỗi về mặt tạo hình mây lửa. Nếu xếp cạnh với những cánh cổng chạm rồng mấy trăm năm của chùa Keo, chùa Phổ Minh thì không thể so sánh được vì kém quá xa.
Nhìn vào đền qua một sân gạch Bát Tràng.
Gạch hình như là làm gạch hoa cúc, bắt chước gạch ngày xưa (không nhớ chính xác không?). Muốn xem gạch hoa cúc cổ thật sự, phải đến đền Trần ở Nam Định, hoặc chùa Phổ Minh, hoặc Yên Tử. Tại đó có những con đường gạch hoa cúc đã hơn 700 năm tuổi mà vẫn nguyên vẹn, đẹp và tươi mới.
Thế nhưng, xét về các "Miếu" thờ các vị vua, cũng như các vị thần, thì bày như thế là không có tôn ti trật tự.
Bởi Lý Thái Tổ là Cha, mà chỉ ngồi ngang hàng với Thái Tông là Con. Cha con không thể được thờ ngang hàng. Hơn nữa, Thái Tổ là bậc tôn quí nhất, người mở ra triều đại, các đời sau dù có công lao lớn đến đâu cũng không thể sánh ngang. Do đó, trong miếu thờ, Thái Tổ bao giờ cũng phải đặt ở chính giữa. Các đời sau sẽ tính ra hai bên, theo nguyên tắc bên trái (Tả) trọng hơn bên phải (Hữu).
Như các miếu ở Huế, có 4 miếu là Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, ngoại trừ Hưng Miếu thờ riêng cha Gia Long, 3 miếu kia đều theo nguyên tắc đó cả.
Triệu Miếu thì bài vị của Thủy Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Bặc ở chính giữa.
Thái Miếu thì bài vị của Thái Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Kim ở chính giữa.
Thế Miếu thì bài vị của Thế Tổ nhà Nguyễn (Gia Long) ở chính giữa.
Tớ thấy Lăng Trần và Miếu nhà Trần ở Hưng Hà cũng theo nguyên tắc đó: Thái Tông ở giữa (Thái tổ nhà Trần không hề làm vua), Thánh Tông là con bên trái, Nhân Tông là cháu bên phải.
Tớ không biết từ trước, đền Đô đã bày tượng Cha ngang hàng Con như thế từ xưa, hay chỉ từ sau khi trùng tu sửa chữa mới đặt thế.
Đồng hoa bên rặng tre
Đi làm đồng
Đền Sĩ Nhiếp được dựng lại vào thời Lê, chiếc cổng rất đẹp có lẽ cũng ba bốn trăm năm tuổi. Hai bên cổng có hai cây gạo rất đẹp, tháng ba sẽ ra hoa đỏ rực đây. Lại nhớ đến cổng đình làng Khê Nữ, xưa có hai cây gạo cũng to đẹp thế này, thế mà giờ chết mất rồi, tiếc.
"Lăng Sĩ Nhiếp" là một gò đất bên cạnh đền, xung quanh mới xây tường gạch, ở giữa để trống.
Di vật cổ duy nhất và quí giá nhất ở đây là tượng con cừu bằng đá quỳ chân bên cạnh lăng. Con cừu này giống hệt con ở tháp chùa Dâu. Tương truyền rằng đây là hai con cừu từ Ấn Độ đến ăn hoa màu ở Luy Lâu xưa, đi lạc, một con đến chùa Dâu, một con đến đền Sĩ Nhiếp.
So sánh hai con cừu nằm ở chùa Dâu và lăng Sĩ Nhiếp, di vật từ thời Hán, thế kỉ 2.
Bà gọi là Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật. Vừa Thánh, vừa Vua, vừa Phật. Bà có thể dồn mây gieo mưa hô sấm gọi chớp, quyền trùm trời đất.
Tượng bà cũng na ná mấy tượng kia. Phần điêu khắc đẹp, phong cách riêng, sự khác biệt thì đều bị những lớp áo sặc sỡ che kín. Tâm linh quan trọng thật, nhưng đứng về phía nghệ thuật thì tớ chả thích che kín tượng thế chút nào.
Chùa Bút Tháp
Đến với chùa Bắc Ninh, không thể không nói đến chùa Bút Tháp, ngôi chùa mà theo tớ là đẹp nhất xứ Kinh Bắc, và thuộc loại đẹp nhất cả miền Bắc, cả nước Việt. Một trong những điều quan trọng nhất khiến ngôi chùa đẹp, là do chùa chưa bị tu sửa, làm mới. Chùa giữ nguyên vẹn nét đẹp cổ xưa, mà vẻ đẹp ấy chỉ khi đến tận nơi mới cảm nhận hết được.
Trên mạng đã có quá nhiều bài viết về chùa Bút Tháp, viết lại hoặc copy lại có lẽ không cần thiết. Những con số chi tiết về diện tích chùa, năm xây..., dường như không nhiều ý nghĩa. Tớ đến với ngôi chùa này như chính bản thân nó, và những gì nó chứa đựng, chứ cũng chả biết nó rộng bao nhiêu mét vuông.
Mọi người đến chùa Bút Tháp hầu như đều theo lối cổng chính. Đã ai vào chùa theo lối từ trên đê chưa nhỉ? Tớ đã có lần đi lang thang trên đê, thấy hai ngọn tháp sau chùa bèn lao xe xuống, để xe bên cạnh vườn chùa, rồi đến lúc đi xe ngược ra cổng trước khiến mấy ông giữ cổng tròn mắt ngạc nhiên...
Trên mạng đã có quá nhiều bài viết về chùa Bút Tháp, viết lại hoặc copy lại có lẽ không cần thiết. Những con số chi tiết về diện tích chùa, năm xây..., dường như không nhiều ý nghĩa. Tớ đến với ngôi chùa này như chính bản thân nó, và những gì nó chứa đựng, chứ cũng chả biết nó rộng bao nhiêu mét vuông.
Mọi người đến chùa Bút Tháp hầu như đều theo lối cổng chính. Đã ai vào chùa theo lối từ trên đê chưa nhỉ? Tớ đã có lần đi lang thang trên đê, thấy hai ngọn tháp sau chùa bèn lao xe xuống, để xe bên cạnh vườn chùa, rồi đến lúc đi xe ngược ra cổng trước khiến mấy ông giữ cổng tròn mắt ngạc nhiên...
Chùa Bút Tháp có cấu trúc thành nhiều tòa, ngăn cách nhau bởi những khoảng trống lộ thiên, chứ không phải kiểu Nội công ngoại quốc liền tòa thông thường.
Từ ngoài cổng là Tam quan, Gác chuông, Tiền đường, Thiêu hương (mà rất nhiều nơi viết sai là "thiên hương", "thiện hương", "thiện hướng"), Thượng điện, am Tích Thiện, Hậu điện, bao quanh là các hành lang, giải vũ.
Như mọi ngôi chùa thông thường khác, tòa Tiền đường có bày tượng Cửu Long, Già Lam ở giữa, tượng Hộ Pháp hai bên. Hai pho Hộ pháp khá lớn, nhưng tòa Cửu Long thì cũng nhỏ, không đặc sắc.
Từ ngoài cổng là Tam quan, Gác chuông, Tiền đường, Thiêu hương (mà rất nhiều nơi viết sai là "thiên hương", "thiện hương", "thiện hướng"), Thượng điện, am Tích Thiện, Hậu điện, bao quanh là các hành lang, giải vũ.
Như mọi ngôi chùa thông thường khác, tòa Tiền đường có bày tượng Cửu Long, Già Lam ở giữa, tượng Hộ Pháp hai bên. Hai pho Hộ pháp khá lớn, nhưng tòa Cửu Long thì cũng nhỏ, không đặc sắc.
Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
Pho Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn được gọi là "Tập đại thành của nền điêu khắc Việt Nam", vì dường như hội tụ đủ cả trời đất. Đại Bồ Tát ngồi trên tòa sen do một con rồng đỡ lên từ mặt biển nổi sóng, sâu bên dưới là bốn bức tượng nhỏ tượng trưng cho tầng địa ngục.
Giữa lòng đức Bồ Tát là hình tượng Mặt trăng tròn vẹn, hai tay chắp trước ngực thể hiện hạnh nguyện vô lượng. Ngang hai bên mặt chính của tượng là hai mặt khác, tượng trưng cho Quá khứ, Tương lai. Phía trên đầu là các pho tượng Phật ngồi cao dần, và trên cùng là Phật A Di Đà, đức Phật của cõi Tây Phương cực lạc.
Một trong những vẻ đẹp riêng của pho tượng là các cánh tay lớn hoàn toàn trong tư thế tự do thanh thoát. Thường những pho tượng thế này thì các tay lớn sẽ cầm các pháp khí như Kim cương chử, vòng, chuỗi hạt, hạt châu,.... Nhưng ở tây tay tượng hoàn toàn thoải mái với những động tác mềm mại. Những cánh tay tỏa ra ở sau lưng như vầng hào quang rộng mở, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt.
Tôi có đọc thấy trên mạng có tác giả viết là con chim trên cùng là chim Thiên đường. Điều này thật lạ. Vì trong Phật giáo không thấy có hình tượng Thiên đường bao giờ, chứ đừng nói đến chim Thiên đường. Chỉ có con Đại Khổng tước xòe cánh che cho Đức Phật, nên một số tranh tượng có con Khổng tước này. Phải chăng nên gọi con chim trên đỉnh kia là Khổng tước thì đúng hơn ???
Toàn bộ tòa Thượng điện của chùa Bút Tháp là một bộ sưu tập sống động của các pho tượng Phật, Bồ tát, La hán với nhiều kích cỡ, dáng điệu. Những nghệ nhân xưa đã dành hết tâm trí, sức lực, lòng thành kính và sự sáng tạo vào đây, khiến cho mỗi pho tượng đều có thần khí riêng.
Như những ngôi chùa đất bắc khác, mái chùa không cao, cửa điện không rộng, nên khiến người ta phải cúi mình, nhấc chân, cẩn thận trong từng bước đi, cử chỉ, ánh mắt, lời nói. Đây là cõi linh thiêng bí mật, cũ kĩ nhưng tâm linh, xuống màu tàn sắc nhưng thâm sâu vô lượng.
Một góc chùa Bút Tháp
Tượng công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, con gái bà Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc. Hai mẹ con là những người có công lớn trong việc trùng tu chùa và cũng về tu ở đây. Dựa vào pho tượng này, có thể hình dung khá rõ về trang phục hoàng tộc thời Hậu Lê ra sao.
Tượng thiền sư Chuyết Chuyết trong cây tháp đá Bảo Nghiêm (Bút Tháp). Thiền sư Chuyết Chuyết người TQ sang tu tại chùa cách đây gần bốn trăm năm.
Ngũ long môn đền Đô. Cổng đền làm bằng gỗ, chạm hai con rồng, rất kì công, nhưng theo tớ thì không đẹp lắm, do có những lỗi về mặt tạo hình mây lửa. Nếu xếp cạnh với những cánh cổng chạm rồng mấy trăm năm của chùa Keo, chùa Phổ Minh thì không thể so sánh được vì kém quá xa.
Nhìn vào đền qua một sân gạch Bát Tràng.
Gạch hình như là làm gạch hoa cúc, bắt chước gạch ngày xưa (không nhớ chính xác không?). Muốn xem gạch hoa cúc cổ thật sự, phải đến đền Trần ở Nam Định, hoặc chùa Phổ Minh, hoặc Yên Tử. Tại đó có những con đường gạch hoa cúc đã hơn 700 năm tuổi mà vẫn nguyên vẹn, đẹp và tươi mới.
Thế nhưng, xét về các "Miếu" thờ các vị vua, cũng như các vị thần, thì bày như thế là không có tôn ti trật tự.
Bởi Lý Thái Tổ là Cha, mà chỉ ngồi ngang hàng với Thái Tông là Con. Cha con không thể được thờ ngang hàng. Hơn nữa, Thái Tổ là bậc tôn quí nhất, người mở ra triều đại, các đời sau dù có công lao lớn đến đâu cũng không thể sánh ngang. Do đó, trong miếu thờ, Thái Tổ bao giờ cũng phải đặt ở chính giữa. Các đời sau sẽ tính ra hai bên, theo nguyên tắc bên trái (Tả) trọng hơn bên phải (Hữu).
Như các miếu ở Huế, có 4 miếu là Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, ngoại trừ Hưng Miếu thờ riêng cha Gia Long, 3 miếu kia đều theo nguyên tắc đó cả.
Triệu Miếu thì bài vị của Thủy Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Bặc ở chính giữa.
Thái Miếu thì bài vị của Thái Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Kim ở chính giữa.
Thế Miếu thì bài vị của Thế Tổ nhà Nguyễn (Gia Long) ở chính giữa.
Tớ thấy Lăng Trần và Miếu nhà Trần ở Hưng Hà cũng theo nguyên tắc đó: Thái Tông ở giữa (Thái tổ nhà Trần không hề làm vua), Thánh Tông là con bên trái, Nhân Tông là cháu bên phải.
Tớ không biết từ trước, đền Đô đã bày tượng Cha ngang hàng Con như thế từ xưa, hay chỉ từ sau khi trùng tu sửa chữa mới đặt thế.
Đồng hoa bên rặng tre
Đi làm đồng
Đền Sĩ Nhiếp
Đền Sĩ Nhiếp được dựng lại vào thời Lê, chiếc cổng rất đẹp có lẽ cũng ba bốn trăm năm tuổi. Hai bên cổng có hai cây gạo rất đẹp, tháng ba sẽ ra hoa đỏ rực đây. Lại nhớ đến cổng đình làng Khê Nữ, xưa có hai cây gạo cũng to đẹp thế này, thế mà giờ chết mất rồi, tiếc.
"Lăng Sĩ Nhiếp" là một gò đất bên cạnh đền, xung quanh mới xây tường gạch, ở giữa để trống.
Di vật cổ duy nhất và quí giá nhất ở đây là tượng con cừu bằng đá quỳ chân bên cạnh lăng. Con cừu này giống hệt con ở tháp chùa Dâu. Tương truyền rằng đây là hai con cừu từ Ấn Độ đến ăn hoa màu ở Luy Lâu xưa, đi lạc, một con đến chùa Dâu, một con đến đền Sĩ Nhiếp.
So sánh hai con cừu nằm ở chùa Dâu và lăng Sĩ Nhiếp, di vật từ thời Hán, thế kỉ 2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét