Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Trấn Sơn Nam - Nam Định long rong

TOPIC GỐC TẠI PHUOT.VN


Trấn Sơn Nam - Nam Định long rong

Thăng Long bốn phía, Đông Tây Nam Bắc đều có các chính trấn. Trấn Bắc là xứ Kinh Bắc, trấn Tây là Sơn Tây, trấn Đông là Hải Đông, còn trấn phương nam là Sơn Nam, bao gồm một phần Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên. Sử gia Phan Huy Chú gọi trấn Sơn Nam là bình phong và kho của cải của kinh đô Thăng Long.

Cứ đặt gạch cái. Lúc nào có thời gian tớ sẽ viết vớ vẩn về phía Nam của Thăng Long cái...

Mặc định

Trước kia tôi định viết topic này nhiều nhiều, nhưng rồi cũng không có thời gian, và lại cũng có mấy topic khác đang chăm sóc cùng lúc, nên bỏ bẵng mất.

Nhân cuối tuần rồi phải đi làm ở Nam Định, chỉ làm trong hai sáng Chủ nhật và Thứ Hai, mỗi sáng hơn một giờ, còn lại là rỗi, nên không đi bằng xe đưa đón, mà lấy xe máy chạy từ Hà Nội, trong cái rét buổi sáng giá buốt. Nhưng bù lại qua được nhiều nơi muốn đến nhưng chưa đến được. Mà như là sở thích của tôi, ưu tiên là các địa danh di tích lịch sử.

Thứ Bảy, từ Hà Nội xuôi theo đường 1 cũ, tôi không đi đường cao tốc vì thế thì chả ghé được đâu. Đầu tiên ghé chùa Pháp Vân ở Thường Tín (không phải Pháp Vân đầu đường cao tốc nhá). Bỏ qua lối vào đền thánh Lê Tùy vì nghĩ lúc về sẽ vào. Tiếp đó là đến chùa Đậu thăm hai pho tượng nhục thân nổi tiếng. 

Vòng theo đê sông Nhuệ, đi ra ga Chợ Tía, sang thăm chùa Mui, vốn là một quán đạo sĩ đã chuyển thành chùa, vô tình hưởng lộc chùa. Từ đó xuôi xuống Duy Tiên vào thăm chùa Long Đọi với tấm bia đá cổ nổi tiếng, rồi ra Phủ Lý. 

Xuôi qua Phủ Lý, đi Kiện Khê ghé vào nhà thờ Sở Kiện, nhà thờ Chính tòa Đàng Ngoài xưa kia, to đẹp hơn nhà thờ Lớn Hà Nội nhiều. Tại đây xem một lễ cưới Công giáo, trò chuyện với một ông thợ xây khá lâu rồi về Nam Định ngủ.

Hôm sau vào xem nhà thờ Khoái Đồng rồi qua cầu Đò Quan, ghé nhà thờ Bách Tính, rồi chùa Cổ Lễ. Từ đó sang nhà thờ Tương Nam, thăm nhà thờ gỗ Xối Thượng rất đẹp; rồi qua nhà thờ Trung Lao là nhà thờ gỗ đẹp nhất Nam Định, cạnh đó là nhà thờ Phan Sinh. Qua cầu Lạc Quần, Yên Định rồi đi Cồn, nhưng không ra Hải Thịnh. Ghé nhà thờ xứ Hưng Nghĩa trèo lên tháp chuông cao vút, rồi chạy ra bờ biển xã Hải Lý, nơi bão biển năm 2005 từng đánh tan đê biển. Chơi ở bãi lúc lâu rồi vào xem buổi lễ ở nhà thờ Đồng Xương rồi mới về. 

Sáng thứ hai từ Nam Định ghé đền Trầnchùa Cổ Lễ, về đến Bình Mỹ thì rẽ lên thăm nhà thờ xứ Khoan Vĩ, từ đó đi Lý Nhân, đình chùa Vĩnh Trụnhà thờ Phú Đa, ra đền Trần Thương. Dọc đê sông Hồng hơn hai chục km, qua đền Lảnh Giang, rồi về chùa Ráng.

Cuối cùng dọc về Hà Nội, định bụng rẽ vào đền thánh Lê Tùy, thăm lăng đá của Quận Vân, mà bỏ qua lối rẽ lúc nào không biết.

Thế cũng là một vòng nhỏ ở trấn Sơn Nam rồi đó.

Mặc định

Vượt trên tất cả




Chiều ven biển Đồng Xương



Bến thuyền Xương Điền



Mặc định

Có lúc tôi cũng cảm thấy ngạc nhiên về sự dung hòa tôn giáo ở mảnh đất này. Chỉ một vùng đất không lớn dọc theo con sông Hồng, mà các tôn giáo tín ngưỡng khác biệt nhau cắm rễ sâu và đan xen ghê gớm, mà vẫn không loại bỏ, mâu thuẫn và triệt tiêu nhau. Điều đó thể hiện ở các công trình và lễ hội tôn giáo vẫn thường được diễn ra.

Trước tiên là Phật giáo, xuất hiện sớm nhất và cũng ăn sâu vào tâm thức dân gian sâu sắc nhất. Những ngôi chùa rất cổ, lễ hội phật giáo dân gian quy mô, sự tôn sùng Lý triều Quốc sư đến nỗi coi là Thánh tổ, thần thánh để cầu khấn phát triển mạnh mẽ và sâu sắc trong dân cư. Những ngôi chùa như Keo, Cổ Lễ, Long Đọi, Phổ Minh đã là những chốn tổ đi vào lịch sử và văn hóa.

Thứ hai là Thiên Chúa giáo, từ khi truyền vào đây sớm nhất trên cả nước, đã nhanh chóng phát triển và cũng bám rễ rất chặt nơi đây. Xứ Bùi Chu dù là giáo phận nhỏ nhất, nhưng lại đông giáo dân nhất, với các họ đạo gốc nhiều đời, và cũng là nơi có nhiều thánh tử đạo nhất. Thiên Chúa giáo cũng để lại đây nhiều công trình cổ đẹp bậc nhất cả nước.

Thứ ba là tín ngưỡng đạo Mẫu cùng với hình thức lên đồng, cũng lấy đất này làm chốn tổ, làm thánh địa, khi vùng Phủ Giày được coi là nơi mà Mẫu Liễu Hạnh đã sinh và hóa. Thế là tín ngưỡng thờ Mẫu cũng nhanh chóng phát triển sâu rộng nơi đây. Có đến hai hình thức lên đồng là đồng Tứ phủ và đồng Trần triều, vì vùng này cũng là nơi phát xuất dòng họ Trần anh hùng của lịch sử.


Với ba tôn giáo tín ngưỡng đó, điều lạ lùng là chúng không triệt tiêu, loại bỏ lẫn nhau mà hòa chung trên một mảnh đất. Tại đây có thể dễ dàng bắt gặp cảnh một ngôi chùa và một nhà thờ cạnh nhau; hoặc giữa một làng Công giáo toàn tòng lại có một ngôi điện thờ Mẫu, hay giữa ngôi làng theo Phật giáo vẫn có một nóc nhà thờ họ.

Và cả ba đều coi vùng này là Chốn tổ của tôn giáo mình !

Màu vàng: chùa Phật giáo nổi tiếng
Màu đỏ: Phủ thờ Mẫu và đền Trần triều nổi tiếng
Màu tím: nhà thờ Chính tòa Thiên chúa giáo




Mặc định

Đi xuống phía nam bằng xe máy, mấy lần trước đi đường cao tốc 1A mới Pháp Vân - Cầu Giẽ luôn làm tôi cảm thấy bất ổn. Đường đó nguy hiểm quá. Nếu đi ra sát lề thì rất dễ ăn đinh. Để tránh đinh thì phải đi vào làn đường tốc độ cao, và giữ ở mức 80km/h mới được. Mà như thế thì lại dễ ăn bánh xe ôtô.

Với mục đích tạt ngang tạt ngửa, ngó nghiêng đây đó, tôi chọn đường 1 cũ. Từ sau đoạn bến xe Nước Ngầm rẽ sang đường 1 mới, là đường cũ vãn xe hẳn. Mặt đường cũng tốt rồi, nên nếu túc tắc chạy thì cũng ok.


Ngang Thường Tín, thấy có ngôi chùa đẹp, tạt qua. 

Chùa mang tên Pháp Vân, vốn xưa thờ Nữ thần mây trong tín ngưỡng Tứ pháp từ thời cổ đại gần 2 nghìn năm trước. Gốc của Tứ Pháp ở vùng Luy Lâu - Bắc Ninh, nhưng men theo dòng sông Đáy cũng có hàng loạt chùa Tứ Pháp.

Quanh chùa Pháp Vân này cũng có đủ 3 chùa Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, nhưng nhỏ hơn. Do đó cũng không vào nữa.




Mặc định


 Xuôi xuống dưới chùa Pháp Vân, từ Thường Tín rẽ vào, tớ đến chùa Đậu, ngôi chùa nổi tiếng với hai pho tượng Nhục thân, còn có tên là chùa Thành Đạo, Pháp Vũ, chùa Vua, chùa Bà.

Chùa Đậu theo lịch sử đã có từ thế kỷ thứ 3, dưới thời Sĩ Nhiếp, nghĩa là chỉ sau chùa Dâu ở Bắc Ninh một chút. Chùa trước có quy mô rất lớn, điện chính hình chữ Vương rất hiếm gặp, tuy nhiên chính điện bị đốt cháy trong chiến tranh, may là tượng Nhục thân để ở am bên ngoài nên không bị hủy hoại.

Hiện trước chùa đang kè một cái hồ bán nguyệt khá rộng, nếu xong thì sẽ hài hòa và đẹp.

Cổng chùa Đậu là một gác chuông khá đẹp, với quả chuông cổ

Sân chùa trưa nắng


Mặc định

Hai pho tượng Nhục thân ở chùa Đậu, của hai vị thiền sư là hai chú cháu, tên tục Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, pháp hiệu Đạo Chân và Đạo Tâm, kế tục nhau trụ trì chùa Đậu, và khi viên tịch đều để lại nhục thân toàn bộ không thối rữa. Cách tẩm ướp và bó xác chi tiết thế nào vẫn còn là điều chưa sáng tỏ, bởi hai nhục thân không bị lấy các phần nội tạng mềm bên trong, chỉ lấy sơn ta bó bên ngoài.


Mặc định

Rời chùa Đậu, tớ đi dọc đê sông Nhuệ một đoạn. Ở đây sông Nhuệ cũng buồn thảm và đen đúa như khúc trên thôi, chả được thanh thản chút nào. Nó mang nặng những chất thải cặn bã, độc hại của cả một Hà Nội - Hà Đông, đặc kịt nặng nề. Cũng may mà không có mùi.

Rồi rẽ vào đường để đi ra ga Chợ Tía. Đường đi xuyên qua làng, làng Cống Xuyên. Cũng bình dị như bao làng khác.


Ngó vào một cái, đình làng cũng khá đẹp đấy chứ



Mặc định

Đến ga Chợ Tía, hỏi đường sang chùa Mui, cũng gần ngay đường cái.

Vừa vào sân, gặp ngay vàng vàng toàn đỗ đang phơi...


Chùa Mui xưa kia vốn là một Đạo quán của Đạo giáo, tương truyền có từ rất lâu đời, cùng với một loạt đạo quán khác dọc sông Đáy. Tuy nhiên thời của các đạo sĩ đã đi qua, đạo quán hoang vắng, không còn hương khói, nên người dân trong làng chuyển sang thành chùa thờ Phật.

Dù thành chùa thờ Phật, nhưng cũng không ai dám bất kính mà hạ các thánh tượng Đạo giáo xuống, cho nên hệ thống tượng thờ chủ yếu vẫn là của Đạo giáo, tượng Phật xem chừng chiếm vị trí khiêm tốn hơn.

Trên bàn thờ cao nhất tại thượng điện, là tượng Tam Thanh, ba bậc thần tiên tối cao Đạo giáo. Tam thanh gồm:
- Ngọc thanh là Nguyên Thủy Thiên Tôn
- Thái thanh là Đạo Đức Thiên Tôn (tức Thái Thượng Lão Quân)
- Thượng thanh là Linh Bảo Thiên Tôn

Ba vị này là khởi thủy, khởi tổ của Vũ trụ, hóa thân thành vũ trụ và nắm tất cả các quy luật của càn khôn. Tượng Tam thanh của Việt Nam - có lẽ chịu ảnh hưởng của Đạo Mẫu, nên cũng mặc áo ba màu như của Tam tòa Thánh mẫu: Màu đỏ ở giữa, màu lục bên trái và màu trắng bên phải.

Phía trước tượng Tam Thanh là một bàn thờ bằng đất nung rất đẹp, hình như có từ đời Mạc, đã gần 500 năm, với các họa tiết ở góc giống bàn thờ đời Trần, với các con chim thần garuda, ở giữa là các con rồng cuộn, và các cánh sen rất đẹp.



Bàn thờ ở tiền tế, mặc dù ghi là "Ban tam bảo" nhưng lại đứng ở giữa một ông đầu râu tóc bạc là Lão Tử, vị giáo chủ đầu tiên, và đằng sau, to tướng, là tượng ông Ngọc Hoàng Thượng đế, vị thần cai quản bầu trời cao nhất, vị vua chốn thiên đình.

Chỉ có lấp ló sau một chút mới là tòa Cửu long của Phật Thích Ca sơ sinh.



Chùa Mui





Cùng trong khuôn viên là Đình Mui, có tòa tiền tế xây theo kiểu tam quan cũng đẹp



Mặc định


 Trên đất Hà Nam, có chùa Long Đọi là lâu đời nhất. Ngôi chùa này được dựng từ đời Lý, là một Quốc tự thời đó, được xây trên núi giống kiểu chùa Phật Tích, chùa Giạm. Vua chúa cũng nhiều lần về đây cầu khấn. Theo sử sách thì chùa có một ngôi tháp rất lớn, với rất nhiều tượng đá đẹp. Tuy vậy thời gian gần nghìn năm biến đổi, chỉ còn lại nền móng tháp, và di vật quý nhất là một tấm bia đá rất lớn, là bia Sùng Thiện Diên Linh. Nhờ văn bia này mà rất nhiều chi tiết về văn hóa kiến trúc đời Lý được biết đến, như chi tiết quy mô chùa Diên Hựu (Một Cột) xưa, các lễ hội, tục lệ thời Lý...

Thời chấn hưng Phật giáo, Long Đọi cũng là một chốn tổ rất được tôn sùng. Ngày nay chùa Long Đọi được dựng lại trên núi, sân sau chùa chính là di tích tháp cổ. Đằng sau rất nhiều mộ các vị sư đã từng tu tại chùa.



Bia Sùng Thiện Diên Linh được đặt trong một nhà bia khá lớn.


Điều đặc biệt là bia này không đặt trên lưng rùa, hay chân tảng hình cánh hoa sen, mà là trên một "ổ rồng" gồm 4 con rồng cuộn chặt với nhau, thân mình uốn éo như bầy rắn.
Tiếc rằng bốn đầu rồng (hai con ở mỗi bên) đều đã bị mất, không biết là đời nào phá bỏ hay vì có kẻ cố tình chặt đem đi. Đầu rồng thời Lý có vẻ đẹp riêng không đời nào giống.

Chốn tổ Long Đọi, rồi theo dòng trôi chảy của xứ Sơn Nam, cũng có một gian thờ Mẫu và lên đồng to tướng. Tượng Mẫu Liễu Hạnh to gấp mấy lần tượng Phật.



Mặc định

Rời chùa Đọi, đi theo con đường mới mở phẳng lỳ, tôi đến Phủ Lý. Đường bên trong đẹp và vắng vẻ, thích thú hơn nhiều so với chạy trên đường 1 toàn xe to bụi mù. Phủ Lý lên thành phố, như một sự gượng ép thái quá.

Theo thông tin đọc được, tôi đi tìm nhà thờ Sở Kiện ở Kiện Khê. Dọc đường 1 cách Phủ Lý khoảng 4-5km, có một đường rẽ vào. Xưa kia đây gọi là Kẻ Sở, với cách gọi cũ, thì Kẻ là từ chỉ một khu vực đông dân cư, sở lỵ của một huyện, một tỉnh. Ngay Hà Nội cũng được gọi là Kẻ Chợ.

Hỏi từ ngoài đường nhà thờ Sở, hoặc Sở Kiện, là ai cũng biết, vì đây là nhà thờ to nhất vùng, một trong những nhà thờ cổ lớn nhất nước. Nhà thờ này trong topic về Nhà thờ và Thiên Chúa giáo có rồi, cũng chỉ là post lại mấy cái ảnh, và lễ cưới trong nhà thờ mà tôi bắt gặp.

Mặt tiền nhà thờ đang trong giờ lễ



Những viên gạch cổ đã 130 năm tuổi, vẫn đỏ tươi



Quanh nhà thờ là cả một quần thể: Nhà dòng, nhà thờ họ, nhà nguyện, nhà xứ, chủng viện... Đây là quần thể kiến trúc Công giáo quy mô rộng lớn nhất mà tôi từng biết. Cũng không lạ, vì xưa kia đây là Chính tòa của giáo phận Đàng Ngoài, tức là nửa nước Việt Nam.

Nữ tu từ nhà dòng đi lên nhà thờ chính



Lễ cưới trong nhà thờ



Nội thất bên trong khá giống nhà thờ Lớn Hà Nội



Xứ Sở Kiện có vị Thánh tử đạo, nên bên cạnh nhà thờ có tòa nguyện của hai vị này.


Chủng viện đổ nát








Mặc định

Chùa Cổ Lễ, cách Nam Định không xa




Cái khác thường nhất của chùa Cổ Lễ đó là kiến trúc đầu thế kỷ 20, dựng kiểu kết hợp với phong cách nhà thờ, với tòa chính cao thật cao, thế nhưng lại không đủ rộng như nhà thờ, cho nên cao mà hẹp.

Thành thật mà nói, tớ không thích chùa Cổ Lễ. Khác thường thì có, nhưng đẹp thì không đẹp. Muốn nhìn thấy tượng Phật thì phải chui vào trong, ngước lên mỏi cổ mới nhìn thấy lấp ló. Cảm giác Phật xa xôi và ở cao quá, không hề gần gũi chúng sinh như ở các nơi khác.

Vì thế, tớ cũng chả thích viết nhiều về nơi đây, dù rằng ngôi chùa này cũng có nhiều điều thú vị về lịch sử, văn hóa.




Quả chuông chùa Cổ Lễ mới được làm gác treo lên. Đây nguyên là quả chuông 9 tấn cao hơn 4m, đúc năm 1936, to nhất Việt Nam thời đó. Chiến tranh loạn lạc, để tránh hư hại cho chuông, người ta đã lăn chuông xuống cái ao giữa chùa, sau này mới kéo lên.

Hiện chuông được treo giữa gác. Nhưng điều tôi thấy thú vị hơn cả, là cái gác đó được dựng trên một chiếc giếng cổ, quanh miệng giếng xếp bằng những cối đá. Ắt hẳn khi đánh chuông thì tiếng chuông sẽ có âm thanh khác với các chuông khác, vì có một khoảng trống ngay bên dưới nền như thế.





Mặc định

Cách chùa Cổ Lễ chỉ chừng một cây số là nhà thờ xứ Tương Nam. Nhà thờ thì cũng không có gì đặc biệt. Chỉ là cái hang đá phía trước hoành tráng thôi.

Phong cách dựng các tòa hang đá ở cạnh nhà thờ có từ châu Âu cũng lâu, khoảng nghìn năm rồi. Sang Việt Nam thì phong cách này được phát triển triệt để, do sở thích dựng hòn non bộ, núi giả cũng đã có từ lâu. Hang đá có thể là hang Belem, kỉ niệm nơi Giêsu ra đời, hoặc hang Lộ Đức, nơi Đức Mẹ hiện ra.

Cái núi giả ở nhà thờ Tương Nam thì đúng là một hòn non bộ rất to, là ba đống đá hoành tráng nằm giữa hồ nước, đen sì, lổn nhổn. Cá nhân tớ không thích ba đống đá này, vì nó tối tăm quá, nhưng giáo dân ở đây có vẻ tự hào lắm, vì đây là hang đá thuộc loại to nhất cả vùng.


Mặc định

Quanh vùng này là cả xứ đạo Tương Nam, mà nhà thờ Tương Nam là nhà thờ chính xứ. Xung quanh còn nhiều nhà thờ họ đạo nữa, không đi hết được.

Nhìn qua cánh đồng, thấy nổi lên hai tòa tháp của một nhà thờ ở xa xa khá đẹp. Đang rỗi, băng qua đồng, tôi đến nhà thờ họ Xối Thượng.

Phía trước nhà thờ là một hồ nước nhỏ, soi bóng hai tòa tháp chuông.


Ngó vào trong, không ngờ bên trong đẹp thế. 



Mặc định

Tôi đến Xối Thượng đúng lúc 12 giờ trưa. Đang lững thững đi dạo quanh nhà thờ thì từ xa tiếng chuông nhà thờ vang lên từng hồi. Rồi tiếp theo đó, tiếng chuông vang lên rất to ngay bên cạnh. Nhà thờ Xối Thượng đổ chuông sau nhà thờ cạnh đó.

Người kéo chuông nhà thờ là một anh chàng ngớ ngẩn. Điều này không lạ. Tôi gặp không phải một lần những người có chút khiếm khuyết, thiểu năng, hoặc những người già cô đơn làm người kéo chuông nhà thờ. Có lẽ đây cũng là một cách làm phúc, khi người dân xứ đạo sẽ chu cấp cho những người này, để họ làm công việc đơn giản nhưng cần thiết. Anh chàng ở đây có lẽ cũng chỉ có việc là khi nghe thấy tiếng chuông từ nhà thờ bên cạnh thì kéo chuông ở đây.

Anh ta đang nhìn tôi và ngơ ngẩn cười. Nụ cười ngây ngô nhưng thân thiện mà không phải lúc nào ta cũng có thể gặp được từ những người chưa quen biết trên chặng đường dài...


Mặc định

Một góc làng bình yên, đằng này là một nhà thờ, đằng kia là một ngôi chùa. Sự hòa quyện và an lành đến kỳ lạ.



Mặc định

Xuyên qua những ngôi làng nhỏ im ắng trong buổi trưa, nắng tràn ngập, tôi đi sang xứ đạo Trung Lao.

Một thủy đình nhỏ, và bên kia hồ nước là ngôi nhà thờ gỗ đẹp loại nhất nhì Nam Định. Nhà thờ Trung Lao.


Nhà thờ gỗ Trung Lao còn hoành tráng hơn nhà thờ Xối Thượng nhiều. Các điêu khắc và kiến trúc tinh xảo rất đẹp




Mặc định

Rời xứ đạo Trung Lao, tôi đi trên một con đường bê tông đầy nắng xuyên qua ruộng, từ xã này sang xã khác. Ra đến cái làng có cái nhà thờ xa xa kia, thì không biết cách nào để có thể đi tiếp. Thấy một chỗ rẽ, tôi lao vào, thì vào giữa sân một gia đình vừa ngồi ăn cơm xong, đang chuẩn bị ngủ trưa.

Hỏi han đường ra, thì mới biết phải đi xuyên qua sân 2 nhà khác nữa, thì mới ra được đường làng và ra đường lớn...


Mặc định

Đến đầu làng Công giáo ấy lại thấy thế này. Hay nhỉ




Mặc định

Trên đường ra biển Hải Thịnh, thấy bên cạnh đường có một ngôi nhà thờ, ghé vào. Nhà thờ xứ Hưng Nghĩa mới xây lại, hoành tráng cầu kỳ.






Mặc định

Từ trên tháp chuông nhà thờ, không gian cả xứ đạo bên dưới




Mặc định






Chỗ đứng chụp cao tương đương với lan can có mấy ô tròn ở bên kia. Đến đây thì không thể leo lên cao hơn được nữa.


Mặc định

Trong hai ngày đi làm ở Nam Định, lại dành một buổi chiều đi xuống mạn gần biển thăm hai ngôi nhà thờ nổi tiếng: nhà thờ Ninh Cường và nhà thờ Lạc Đạo.

Nhà thờ Ninh Cường được dựng trên khu vực mà theo truyền thuyết thì Kitô giáo đã vào nước ta đầu tiên từ năm 1533. Khi đó dưới thời Lê Trang Tông, các nhà truyền đạo đã lén vào truyền giáo, nhưng sau bị ngăn cấm nên lại phải đi. Cho đến sau đó 60 năm mới tiếp tục truyền lại vào được. Do đó nơi này được tôn là đền thánh (Đền thánh Đức Mẹ Mân côi Ninh Cường)

Tại nhà thờ này, có dựng một tấm bia đá được cho là đánh dấu sự kiện năm 1533. Tuy nhiên tớ thấy cái bia đó có điều không ổn. Tuy thế không tiện nói ra khi đang đứng với mấy cụ già Công giáo ở đó. Các cụ già thì thấy có người đến hỏi han, có vẻ rất vui, kể đủ thứ không đầu không cuối, mang nhiều tính truyền thuyết hơn là sự thực, và đầy màu sắc mê tín.

Rời nhà thờ Ninh Cường, sang nhà thờ Lạc Đạo, nơi có ngôi tháp chuông rời cao ngất nghểu. Xét về độ cao thì không phải nhiều lắm, chỉ 45m thôi, nhưng là ngôi tháp rời, không liên kết với công trình khác. Do đó trông tháp khá chênh vênh, nhưng đã đứng vững hơn trăm năm nay. 

Khi đến đây cũng đã chiều muồn muộn, người giữ cửa mở cho vào, tớ hăm hở muốn trèo lên. Nhưng thang ngay bên dưới đã hỏng, muốn lên được phải đánh đu mới trèo lên thang bên trên được. Nhiều người can quá, lại cũng đã muộn, nếu trèo lên đỉnh cũng không còn nắng để chụp ảnh. Tiếc nhưng cũng đành phải đi về.

Rồi ở Nam Định, chui vào ngôi nhà thờ Khoái Đồng với mái vòm to nhất Việt Nam, bên trong hoang tàn. Nơi này mới được trả lại cho Công giáo từ cuối năm ngoái, chưa tu sửa nên có vẻ nguy hiểm, và cũng chưa được phép tổ chức tụ tập đông người do sợ sẽ có tai nạn...

Mặc định

Thị trấn Cồn là ngã ba. Con đường đã gần đến biển. Gió biển, nắng chiều, không nhớ rõ nhưng chắc là rộng lắm.

Bên cạnh đường, những lều rơm dựng đó, không biết để làm gì. Tôi không hỏi...


Mặc định

Thị trấn Yên Định


Mặc định

Và bờ biển Xương Điền



Last edited by Chitto; 01-04-2010 at 12:17 AM.


Mặc định

Con đê xã Hải Lý đã bị bão biển đánh tan. Cả một xã ven biển đã bị xóa sổ, có đến 3 ngôi nhà thờ chỉ còn là những phế tích hoặc chỉ còn nền móng.

Con đê biển ngày xưa đây


Quote Originally Posted by kopiko Xem bài
trên đường đến Quất Lâm e thấy xa xa bên trái có công trình hoành tráng quá,trông như "điện KREMLIN" mà trong lòng cứ thắc mắc ,được nhìn cận cảnh thấy quả cũng đẹp
Tôi đoán có thể cái mà bạn nhìn thấy không phải nhà thờ này, là bởi vì:

- Nếu từ Nam Định đi biển Quất Lâm thì không đi qua con đường có nhà thờ này

- Nếu là đi biển Hải Thịnh thì nhà thờ này nằm ở bên phải

- Nhà thờ này nằm khá xa đường cái, chỉ nhìn từ xa tít thôi

- Gần Hải Thịnh cũng có 1 nhà thờ nữa mới làm lại cũng rất đẹp, cũng màu sắc lắm.


Mặc định

Chiều xuống, từ xa tôi thấy một rừng cờ đỏ ! Những con thuyền nằm trên bãi đều cắm cờ đỏ rực.




Sản phẩm của biển

Last edited by Chitto; 15-08-2010 at 07:58 PM.

Rừng cờ gần một ngôi nhà thờ đổ



Như là xưa lắm



Mặc định

@Bazo: tôi cũng chỉ chụp vớ vẩn thôi, không quan trọng xấu đẹp lắm. Về nhặt ra cái nào hay cái ấy.

Một góc khác của ngôi nhà thờ này


Mặc định

Rời con đê biển đang được làm lại, tiếng chuông nhà thờ vang vang. Tôi ghé qua nhà thờ xứ Đồng Xương khi sắp đến buổi lễ chiều.


Trấn Sơn Nam - Nam Định long rong

Lâu lắm mới lôi lại topic này, với một vài bức ảnh các ngôi nhà thờ đẹp ở Nam Định.

Trong các nhà thờ, tôi khá ấn tượng với Đền thánh Ninh Cường.

Theo ghi chép về việc truyền đạo Kitô vào Việt Nam, thì cùng với truyền đạo ở Đàng Trong, ở Đàng Ngoài những nhà truyền giáo đầu tiên đã đến Ninh Cường năm 1533. Khi đó nơi này giáp biển, sau 500 năm thì đất liền đã lấn ra xa.

Nhà thờ Ninh Cường vì có chứa thánh tích của thánh tử đạo tại đây, nên được gọi là đền thánh. Nhà thờ bằng gỗ dựng năm 1894, khoảng năm 2000 trùng tu lại phía trước, dựng tháp chuông mới, còn phía sau chỉ tu sửa lại.




Bên trong tiền sảnh của nhà thờ Ninh Cường có một tấm bia đá lớn. Bia này ghi là năm 1533, nhưng có lẽ là dựng sau đó, ghi lại sự kiện năm 1533 mà thôi. Trên trán bia có mấy chữ Hán: Truyền đạo bi kí, bên dưới là kể lại công cuộc truyền đạo.


Bên trong nhà thờ là những hàng cột gỗ rất lớn, kê trên những chân tảng là cả hộp đá cao đến 80 phân, đường kính cũng bằng chừng ấy.

Tuy nhiên, do mới tô màu sơn đỏ vàng nên không được cổ kính lắm.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét