Bắc Ninh nhé
Đây là cổng đền Sĩ Nhiếp, khu vực đền và lăng Sĩ Nhiếp, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Đền cách chùa Dâu chỉ khoảng 3km, giữa đồng trống. Cổng đền là công trình cổ đời Lê, còn đền thì chỉ mới trùng tu lại cũng không còn gì nhiều. Đền không có tượng thờ mà thờ bài vị Sĩ Nhiếp.
Di tích sau đền là một khu đất gọi là Lăng, hiện tại chỉ là một gò đất trống. Tuy vậy bên cạnh có một bức tượng đá hình con cừu, được cho là di tích đời Hán, thời Sĩ Nhiếp làm thái thú Luy Lâu, thế kỉ 2.
Nguyên tượng cừu có một đôi, hiện 1 con nữa nằm ở chân tháp chùa Dâu. Nếu bác thích thì sẽ post lên chùa Dâu và các ngôi chùa nổi tiếng quanh vùng Dâu này...
Đền cách chùa Dâu chỉ khoảng 3km, giữa đồng trống. Cổng đền là công trình cổ đời Lê, còn đền thì chỉ mới trùng tu lại cũng không còn gì nhiều. Đền không có tượng thờ mà thờ bài vị Sĩ Nhiếp.
Di tích sau đền là một khu đất gọi là Lăng, hiện tại chỉ là một gò đất trống. Tuy vậy bên cạnh có một bức tượng đá hình con cừu, được cho là di tích đời Hán, thời Sĩ Nhiếp làm thái thú Luy Lâu, thế kỉ 2.
Nguyên tượng cừu có một đôi, hiện 1 con nữa nằm ở chân tháp chùa Dâu. Nếu bác thích thì sẽ post lên chùa Dâu và các ngôi chùa nổi tiếng quanh vùng Dâu này...
Cổng đền Sĩ Nhiếp với bốn chữ "Nam giao Học tổ", vì Sĩ Nhiếp được coi là người mang văn hóa Hán - Nho vào đất Việt, có công lớn nhất trong việc phát triển văn hóa Hán (đồng thời hủy diệt văn hóa bản địa) ở Việt Nam
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 20 2008, 05:01 PM)
@Chitto,
Nếu chitto có ảnh các ngôi chùa cổ vùng Kinh Bắc này thì quả là thú vị. Như chùa Dâu, chùa Phật tích, hệ thống chùa Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Điện, Pháp Lôi, Pháp Vũ, hình như bây giờ chỉ còn lại 1 hay 2 chùa), hay « tín ngưỡng mới » như đền bà chúa Kho ...v..v..những gì còn lại thời Lý Trần Lê thì poste lên cho mọi người cùng thưởng lãm (trước hết là tôi ).
Tái bút: Xin lỗi là đã mạo muội viết chữ vào chủ đề ảnh
Vâng, em sẽ tặng bác bộ ảnh chụp ở một số ngôi đền chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh: hiện tại gồm bộ chùa Tứ Pháp, Bút Tháp, Keo, Phương Quan, chùa Giạm, chùa Hàm, Phật Tích, đền Đô,..., một số di tích đá đời Lý rải rác (cũng khá mất công, hiện nay còn thiếu tượng chùa Ngô Xá). Xa hơn nữa thì các chùa Hà Tây: chùa Thầy, Trăm Gian, Trầm, Hoàng Xá, Một Mái, Thái Nhạc... nói chung là khá nhiều di vật đời Lý, Trần, Lê.
Có mấy món đồ độc đáo lắm, chắc rất ít người biết.... Chừng nào đến đó thì sẽ nói bác.
Topic này mục đích của em cũgn không phải chỉ là ảnh, mà còn là viết nữa. Nhưng vì cũng ít người tham gia vào được, không có người nói gì nên cũng thấy không còn đủ nhiệt để tiếp, nên cũng không viết nữa thôi, chứ mục đích khi tạo loạt topic này vẫn là cả ảnh và cả viết.
Thôi thì coi đây là món quà tặng các bác ở xa nhà, nhưng vẫn có tấm lòng hướng về với văn hóa Tổ quốc. Đặc biệt là người như bác Phó, bà giáo, nàng Mưa...
Đền Sĩ Nhiếp (được các vua Việt Nam gọi là Sĩ vương) đã bị đổ nát, mới làm lại mấy năm nay với qui mô nhỏ, còn nghèo. Nói chung đền thì không có gì đáng nói.
Đằng sau đền là Lăng Sĩ Nhiếp, chỉ là bãi đất quây vòng lại bên một đám ruộng.
Bên lăng Sĩ Nhiếp có tượng con cừu đá. Cừu đá có 2 con, một con ở đây, một con ở chân tháp chùa Dâu, cách đó khoảng 3km. Truyền thuyết cho rằng cừu từ Ấn Độ sang, bị dân đuổi nên hai con phải chạy xa nhau. Cũng có thuyết nói rằng vốn 2 con chầu hai bên lăng Sĩ Nhiếp, nhưng rồi 1 con bị di chuyển đi, khi tìm được thì người ta tiện thể đưa về chùa Dâu.
Hai con cừu là điêu khắc đời Hán, thế kỉ 2. Có thể thấy đây là hai pho tượng đá nguyên vẹn cổ nhất ở nước ta còn đến nay.
Cừu lăng Sĩ Nhiếp.
Cừu tháp chùa Dâu
Chùa Dâu, ngôi chùa được cho là cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỉ thứ 2, được dựng dưới thời Sĩ Nhiếp. Chùa có nhiều tên: Thiền Định, Diên Ứng, Pháp Vân, Cổ Châu.
Tuy là chùa nhưng mang màu sắc thờ thần Mưa hơn là chùa, gắn liền với sự tích Man Nương, vắn tắt như sau:
Thời Sĩ Nhiếp, chùa Dâu được dựng, thiền sư Khâu-đà-la từ Tây Trúc sang đây tu. Man Nương là cô gái 14 tuổi lên chùa nghe, ngủ ở bậc thềm. Khâu-đà-la bước qua người, Man Nương mang thai, sinh ra một trai, đem lên chùa trả sư. Khâu-đà-la lấy gậy gõ vào gốc cây dung thụ (cây đa), cây tách ra, sư bỏ con vào đấy, cây liền lại như cũ. Sư đưa gậy cho Man Nương để cứu dân. Khi hạn hán, Man Nương đem gậy ra cắm xuống đất, nước phun lên cứu hạn cho dân.
Trong một cơn mưa bão, cây Dung thụ đổ xuống sông Thiên Đức (sông Dâu), dân chúng không sao vớt lên được. Man Nương đi qua lấy dải yếm buộc kéo lên bờ. Người dân (hoặc Sĩ Nhiếp) xẻ cây tạc 4 pho tượng để thờ, ở giữa cây thấy một hòn đá hình người, thợ vứt xuống sông thì thấy sáng rực lên, nhưng vớt thì không được. Man Nương lại đi thuyền ra thì hòn đá nhảy lên vào lòng.
Bốn pho tượng đó là Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Điện (mây - mưa - sấm - chớp), được coi là 4 chị em, hòn đá ở giữa là Thạch Quang Phật được thờ cùng Pháp Vân. Man Nương được tôn là Phật Mẫu.
Rõ ràng đây là câu truyện cổ tích về thần làm mưa, nhưng lồng trong Phật giáo.
Bốn tượng được thờ ở 4 chùa khác nhau trong cùng xã: chùa Dâu - chùa Đậu - chùa Tướng - chùa Dàn.
Nhiều người nhầm chùa Đậu này là Đậu ở Hà Tây.
Thực ra Tứ pháp được thờ ở nhiều nơi: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nội, Nam Hà.
Hưng Yên có 2 xã, mỗi xã có 4 chùa thờ đủ Tứ pháp. Hà Nội có chùa Keo thờ Pháp Vân, Pháp Vũ; chùa Nành thờ Pháp Vân, chùa Pháp Vân riêng. Hà Tây có chùa Đậu thờ Pháp Vũ, chùa Pháp Vân thờ Pháp Vân. Hà Nam có 2 hệ thống 4 chùa thờ đủ, trong đó chùa Bà Đanh thờ Pháp Vân.
Do đó có nhiều chùa Pháp Vân, và thờ ở chùa nào thì hay được gọi tên theo chùa đó, thành các bà như Bà Dâu, Bà Keo, Bà Nành, Bà Đanh, Bà Đậu, Bà Tướng, Bà Quang....
Nhưng chỉ duy nhất ở Thuận Thành - Bắc Ninh là có đủ cả 5 chùa : Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Điện - và chùa Tổ thờ Man Nương là Mẹ, là bà Phật Mẫu.
Thời Sĩ Nhiếp, chùa Dâu được dựng, thiền sư Khâu-đà-la từ Tây Trúc sang đây tu. Man Nương là cô gái 14 tuổi lên chùa nghe, ngủ ở bậc thềm. Khâu-đà-la bước qua người, Man Nương mang thai, sinh ra một trai, đem lên chùa trả sư. Khâu-đà-la lấy gậy gõ vào gốc cây dung thụ (cây đa), cây tách ra, sư bỏ con vào đấy, cây liền lại như cũ. Sư đưa gậy cho Man Nương để cứu dân. Khi hạn hán, Man Nương đem gậy ra cắm xuống đất, nước phun lên cứu hạn cho dân.
Trong một cơn mưa bão, cây Dung thụ đổ xuống sông Thiên Đức (sông Dâu), dân chúng không sao vớt lên được. Man Nương đi qua lấy dải yếm buộc kéo lên bờ. Người dân (hoặc Sĩ Nhiếp) xẻ cây tạc 4 pho tượng để thờ, ở giữa cây thấy một hòn đá hình người, thợ vứt xuống sông thì thấy sáng rực lên, nhưng vớt thì không được. Man Nương lại đi thuyền ra thì hòn đá nhảy lên vào lòng.
Bốn pho tượng đó là Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Điện (mây - mưa - sấm - chớp), được coi là 4 chị em, hòn đá ở giữa là Thạch Quang Phật được thờ cùng Pháp Vân. Man Nương được tôn là Phật Mẫu.
Rõ ràng đây là câu truyện cổ tích về thần làm mưa, nhưng lồng trong Phật giáo.
Bốn tượng được thờ ở 4 chùa khác nhau trong cùng xã: chùa Dâu - chùa Đậu - chùa Tướng - chùa Dàn.
Nhiều người nhầm chùa Đậu này là Đậu ở Hà Tây.
Thực ra Tứ pháp được thờ ở nhiều nơi: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nội, Nam Hà.
Hưng Yên có 2 xã, mỗi xã có 4 chùa thờ đủ Tứ pháp. Hà Nội có chùa Keo thờ Pháp Vân, Pháp Vũ; chùa Nành thờ Pháp Vân, chùa Pháp Vân riêng. Hà Tây có chùa Đậu thờ Pháp Vũ, chùa Pháp Vân thờ Pháp Vân. Hà Nam có 2 hệ thống 4 chùa thờ đủ, trong đó chùa Bà Đanh thờ Pháp Vân.
Do đó có nhiều chùa Pháp Vân, và thờ ở chùa nào thì hay được gọi tên theo chùa đó, thành các bà như Bà Dâu, Bà Keo, Bà Nành, Bà Đanh, Bà Đậu, Bà Tướng, Bà Quang....
Nhưng chỉ duy nhất ở Thuận Thành - Bắc Ninh là có đủ cả 5 chùa : Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Điện - và chùa Tổ thờ Man Nương là Mẹ, là bà Phật Mẫu.
---
Vâng, công nhận là ở VN không có cừu nên không hiểu hết ý nghĩa của nó, và mọi người cũng đều chỉ biết là từ thời Sĩ Nhiếp, để ở lăng Sĩ Nhiếp mà thôi.
Điều lưu ý nữa là hai con cừu này có chòm râu dưới cằm. do đó tạo thành một khoảng đục thông tuy nhỏ, nhưng khá hay, khiến cho khối tượng không chỉ liền một khối vững chắc, mà cũng có phần thanh thoát.
Hai đầu gối trước của cừu còn chạm hình xoáy tròn giống kiểu xoáy trên bức tranh vẽ trâu của làng Đông Hồ.
Điều lưu ý nữa là hai con cừu này có chòm râu dưới cằm. do đó tạo thành một khoảng đục thông tuy nhỏ, nhưng khá hay, khiến cho khối tượng không chỉ liền một khối vững chắc, mà cũng có phần thanh thoát.
Hai đầu gối trước của cừu còn chạm hình xoáy tròn giống kiểu xoáy trên bức tranh vẽ trâu của làng Đông Hồ.
Sắp đi mấy ngày nên post lên vài bức ảnh chùa Dâu. Bác Phó và mọi người có bình luận gì, khi về mà biết tớ tham gia.
Thiết kế chùa Dâu khá đặc biệt. Xưa kia từ tam quan (gần bờ sông) vào đến "tiền thất" - dãy nhà ngang 9 gian là một khoảnh sân rộng, dài đến 130m. Vào lễ hội khi rước Tứ pháp về chầu chị, một dãy 7 kiệu xếp dọc trên sân vẫn vừa.
Hiện sân này đang được làm lại, lát đá. Chỉ có tam quan ngoại đã mất. Khu đó nhà dân chen lấn.
Sau 9 gian tiền thất là sân, giữa sân có cây tháp Hòa Phong, do Mạc Đĩnh Chi xây. Trước tháp 9 tầng, nay đổ mất chỉ còn 3 tầng. Có nhiều chuyện về cây tháp này lắm.
Chùa thờ Tứ Pháp, đặc điểm quan trọng là tượng Phật còn nhỏ và thứ yếu hơn tượng Pháp.
Gian tiền tế có bàn thờ Cửu Long thờ Thích Ca sơ sinh, nhưng be bé, có vẻ không quan trọng lắm. Gian thiêu hương ở giữa để bàn thờ chính lớn hơn nhiều.
Và sau bàn thờ chính, Thượng điện bày tượng Pháp Vân rất lớn, uy nghi. Xưa chỉ có bà Pháp Vân. Còn Pháp Vũ thờ ở chùa Đậu, cách đó không xa. Thời chiến tranh, quân Pháp đóng trong chùa Đậu, và đã phá hủy chùa. Dân làng phải đem tượng Pháp Vũ sang đặt cùng với chị ở chùa Dâu.
Gần đây 2 thôn làng Đậu lập hai chùa Đậu riêng, là chùa mới không ở trên nền cũ nữa. Bên nào cũng đòi tượng Pháp Vũ về, thành ra mâu thuẫn. Chính quyền quyết định Pháp Vũ vẫn sẽ để ở chùa Dâu, không cho chuyển đi nữa.
Vì vậy Thựong điện chùa Dâu có cả tượng Pháp Vũ phía trước, và Pháp Vân phía cao hơn. Giữa hai tượng là một hộp gỗ đặt tượng Thạch Quang Phật (em út) bên trong.
Pháp Vân là tượng chính nên ngồi trong khám thờ vẽ rồng rất đẹp, hai bên có hầu cận, Kim đồng, Ngọc nữ, còn Pháp Vũ ngồi ngoài một mình.
Tượng Pháp Vũ
Tượng Pháp Vân
Chỉ vào ngày lễ hội (8/4), trong lễ Mộc dục, thì mới bỏ bào ra khỏi tượng, làm lễ tắm tượng. Ngày thường không ai nhìn được tượng thế nào.
Tuy vậy, ở chùa Keo, tớ đã chụp được tượng để trần, rất đẹp. Tượng Pháp Vân, Pháp Vũ tạc người ở trần nửa trên, chỉ mặc quần (váy) từ ngang bụng trở xuống thôi. Nửa người ở trần và cánh tay đều nuột, đầu có tóc xoắn ốc như tóc tượng Phật.
Tháp chùa Dâu cũng như toàn thể chùa Dâu đều đã trùng tu cả rồi bác ạ. Mất mát nhiều lắm, nhưng biết làm sao được.
Có câu chuyện là cái tháp này là tháp mới. Sau khi tháp 9 tầng bị đổ mất 6 (chả biết năm nào), có lần người ta thấy 1 cái cây mọc trên đỉnh tháp 3 tầng. Lúc đầu trèo lên định gỡ nó xuống, thì bỗng nhận thấy đó là cây Bồ đề. Người dân tin rằng đó là do Phật gieo, nên không dám gỡ. Sau tháp bị hỏng quá khi rễ cây ăn thủng, người ta buộc lòng phải đốn cây, thì tháp cũng đổ. Và tháp hiện nay chỉ là xây lại bằng gạch cũ.
Tôi cũng không kiểm chứng được câu chuyện trên. Các tài liệu thì vẫn khẳng định đây là tháp gốc, xây gạch mộc. Chỉ là làm sạch lại và có làm lại gờ tháp, quét vôi thôi.
Ngay tháp Phổ Minh (có trong topic Một vài miền tổ quốc), thì cũng là đời Lê hoặc Nguyễn đắp vữa ra bên ngoài, nên mới vuông thành sắc cạnh như hiện nay.
Có câu chuyện là cái tháp này là tháp mới. Sau khi tháp 9 tầng bị đổ mất 6 (chả biết năm nào), có lần người ta thấy 1 cái cây mọc trên đỉnh tháp 3 tầng. Lúc đầu trèo lên định gỡ nó xuống, thì bỗng nhận thấy đó là cây Bồ đề. Người dân tin rằng đó là do Phật gieo, nên không dám gỡ. Sau tháp bị hỏng quá khi rễ cây ăn thủng, người ta buộc lòng phải đốn cây, thì tháp cũng đổ. Và tháp hiện nay chỉ là xây lại bằng gạch cũ.
Tôi cũng không kiểm chứng được câu chuyện trên. Các tài liệu thì vẫn khẳng định đây là tháp gốc, xây gạch mộc. Chỉ là làm sạch lại và có làm lại gờ tháp, quét vôi thôi.
Ngay tháp Phổ Minh (có trong topic Một vài miền tổ quốc), thì cũng là đời Lê hoặc Nguyễn đắp vữa ra bên ngoài, nên mới vuông thành sắc cạnh như hiện nay.
Hầu hai bên Pháp Vân là tượng Kim đồng - Ngọc Nữ. Đây là hai pho tượng rất riêng, được tạc theo lối tả thực, không cách điệu như những tượng thờ thông thường. Hai pho cao bằng người thật, đứng trong một điệu múa, hai tay giơ lên hướng vào phía tượng Pháp Vân.
Ngọc Nữ quấn khăn vành dây chứ không vấn tóc đội mũ. Hình như đây là pho tượng duy nhất quấn khăn vành dây ở các chùa.
Hai bên ngai của Pháp Vân có hai pho tượng nhỏ. Đó là hai vị nữ thần hầu cận, "giữ chùa". Vào ngày lễ 8/4, sau khi các em của Pháp Vân đến thăm chị, thì cả 4 chị em đều phải đến chùa Tổ thăm mẹ Man Nương. Khi đó các chùa đều vắng chủ, nên phải có các bà hầu cận ở lại giữ nhà. Khi rước tượng Tứ pháp đi, người ta phải chuyển tượng bà hầu cận lên ngồi trên điện chính để không bị vắng chủ.
Xung quanh tòa sen của tượng Tứ pháp đều có những vòng sắt lớn để có thể khênh đi được. Có thể nói tượng Tứ pháp là những tác phẩm điêu khắc rất đặc biệt.
Tượng Thiền sư Khâu-đà-la, "cha" của Tứ pháp
Đền Trần tôi đã có mấy bài và ảnh trong topic "Một vài miền tổ quốc", nhưng ở chỗ nào thì cũng không nhớ chính xác, bạn phải tìm lại vậy. Đại khái cũng là 2 năm trước rồi, chắc là trong version 2. (vào trang đầu version 3 lấy link).
Ấn đền Trần thật thì ít lắm. Chủ yếu là đồ làm đại trà, năm nay họ hứa sẽ đóng đến 1 triệu cái cơ !!!. Trong đêm khai ấn cũng đã có đến 40 nghìn cái được phát ra, chủ yếu là đóng sẵn từ cả tháng trước, đến hôm làm lễ thì đóng tượng trưng thôi. Nếu đến chơi Nam Định, khách quý cũng có thể được chủ nhà tặng mảnh vải như thế.
Tớ có tấm ấy, đã đem hóa vàng lâu rồi.
Ấn đền Trần thật thì ít lắm. Chủ yếu là đồ làm đại trà, năm nay họ hứa sẽ đóng đến 1 triệu cái cơ !!!. Trong đêm khai ấn cũng đã có đến 40 nghìn cái được phát ra, chủ yếu là đóng sẵn từ cả tháng trước, đến hôm làm lễ thì đóng tượng trưng thôi. Nếu đến chơi Nam Định, khách quý cũng có thể được chủ nhà tặng mảnh vải như thế.
Tớ có tấm ấy, đã đem hóa vàng lâu rồi.
Tượng 4 vị Kim Cương đứng bên gian bên trái, cùng tượng Hộ pháp rất lớn. Bên kia cũng có một bộ tượng như vậy. Tượng Kim Cương và Hộ pháp các chùa nói chung giống nhau.
Chùa Tứ Pháp thì tượng Pháp là lớn nhất, tượng Phật lại nhỏ và có vẻ ít được chú trọng bằng. Chùa Dâu để tượng Pháp Vân ở Thượng điện, còn tượng Phật lại để ra đằng sau Hậu đường, gian sau.
Chỉ có tượng Quan Âm dưới dạng Thị Kính, và tượng Tam Thế. Hai bên là các tượng Đức Ông, Thánh hiền.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 28 2008, 08:39 PM)
Thường thì người ta để ở lớp thứ hai này, chính giữa là tượng phật A di đà. Bức tượng này là to nhất trên điện thờ. Hai bên để tượng Quán Âm và Phổ Hiến. Tượng Quán Âm, và Phổ Hiến không dễ nhận ra vì tương đối giống nhau. Giống như hai ông quan đứng hai bên. Phật Quán Âm nếu làm theo kiểu đặc biệt như bế con, vẩy nước cam lồ, ngồi trên đài sen, nghìn mắt nghìn tay,..thường được thờ ở ban riêng, nếu có. Nếu tượng Phổ hiến đứng riêng cũng thường được tạc ngồi trên con voi.
Như vậy là ở hệ chùa tứ pháp, tất cả tín ngưỡng bản địa được lòng vào thành Phật ????
Hình như bác hơi nhầm chút.
- Bồ tát Phổ Hiền chứ không phải Phổ Hiến
- Trong bộ Di Đà Tam tôn, thì đứng hai bên A Di Đà là bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí chứ không phải Phổ Hiền. Bộ ba này cũng được gọi là Tây Phương tam thánh, Tiếp Dẫn tam tôn, Tịnh Độ tam thánh. Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đều đứng, nhưng nếu biết thì có thể phân biệt được qua thế thủ ấn hoặc pháp khí cầm trong tay.
- Phổ Hiền đi với bồ tát Văn Thù cùng với Thích Ca, hoặc cùng với Đại Nhật Như Lai thành bộ Hoa Nghiêm tam thánh.
Nếu là đứng, thì trông hai vị khá giống nhau, nhưng cũng căn cứ vào thủ ấn và pháp khí cầm trong tay có thể phân biệt được. Chùa Tây Phương có hai tượng đứng rất đẹp. Nếu là ngồi, thì Phổ Hiền ngồi trên voi trắng, Văn Thù ngồi trên sư tử xanh, hai bên đối xứng nhau. Chùa Bút Tháp có hai pho này rất độc đáo.
Về các bộ Tam tôn, em có viết ở đây, lôi về đây dài quá
(@click here)
Chùa ở miền Bắc nhiều nhất từng thấy có các bộ
- Tam thế: ở cao nhất
- Di Đà tam tôn
- Hoa Nghiêm tam thánh
- Di Lặc tam tôn
- Tuyết Sơn
- Cửu Long tòa
- Phật Niết Bàn
Có quá nhiều ảnh chụp các tượng, em không thể đưa ngay lên hết được, sẽ đưa từ từ. Trong đó có cả ảnh tượng của các bộ trên, các vị trên.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 28 2008, 06:36 PM)
@chitto,
Rất muốn được xem cái ảnh tượng Pháp cởi trần. Để xem quần áo người ta chạm khắc như thế nào. Cái mũ vương miện ở trên đầu tượng pháp là người ta đội lên như kiểu mặc quần áo, hay là một phần của tượng. Các tượng pháp ấy đều có thế « giảng bài », "khuyên nhủ". Tôi đặc biệt để ý cái tượng Khâu đà La, nhà sư truyền đạo Ấn độ, vì cái thế tay của ông. Có phải cả hai tay đều để lên đùi, lòng bàn tay úp xuống dưới như tượng Trần Nhân Tôn (thiếu cụp hay ngón tay bắt quyết) không ? (trong ảnh đồ cúng che mất, không nhìn được hết).
Các chùa Đại thừa « kiểu mới » làm trong thế kỷ XX cũng có kiểu sắp đặt tượng phật lớn như vậy. Lý do là người ta đã theo phong trào cải cách phật giáo xuất hiện vào khoảng những năm 20, đặc biệt ở miền Nam. ... Vì trong phật giáo, nếu theo tín ngưỡng thì ánh sáng phải phát ra từ toàn thân.
Để sau khi đưa nốt ảnh mấy tượng Pháp lên rồi em sẽ cho bác xem một tượng Pháp không mặc áo vải ở chùa Keo (không nằm trong các chùa Bắc Ninh, không phải chùa Keo ở Thái Bình).
Các tượng Pháp trên đầu có tóc bụt ốc giống tượng Phật, chỉ không có nhục khấu (gò) giữa đỉnh đầu thôi. Tượng Tứ Pháp Bắc Ninh cởi trần hoàn toàn, nơi khác thì có tấm phủ ở vai và ngực.
Tượng Khâu Đà La ở đây cũng giống tượng Khâu Đà La ở chùa Tướng (Phi Tương) mà em sẽ gửi sau. Tay phải thì ngửa lên, tay trái thì úp xuống, cùng để trên đùi.
Ánh hào quang của Phật thì cũng vẫn có thể là hình tròn quanh đầu chứ bác. Các Mạn đà la vẫn vẽ hào quanh tròn quanh đầu Phật. Hoặc các bộ vẽ Tây phương tam thánh, đều vẽ hào quang tròn. Các tranh trong hang đá Đôn Hoàng, Mạc Cao đời Đường ở TQ đều vẽ vòng tròn quanh đầu.
Tất nhiên cũng nhiều tranh tượng khác thì hào quang gồm 1 vòng tròn quanh đầu và 1 vòng tròn lớn hơn quanh thân Phật, hoặc hào quang hình lá đề bao quanh toàn bộ thân Phật ngồi. Nhưng nếu tranh tượng phật đứng thì hầu như là hào quang tròn quanh đầu thôi.
Chùa Dâu thờ Pháp Vân, chùa Đậu thờ Pháp Vũ ngày xưa đã bị phá. Chùa Tướng (Phi Tương) thờ Pháp Lôi cổ đã bị phá, ngày nay mới dựng lại, nhỏ và xấu, cách chùa Dâu khoảng 1km. Tuy vậy trong chùa vẫn còn giữ tượng Pháp Lôi rất đẹp, và tượng Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi (nhầm trang trước, không phải Khâu-đà-la mà đúng ra là Tỳ-ni-đa-lưu-chi).
Tượng Pháp Lôi (Bà Tướng) ở chùa Phi Tương
Tượng Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi ở chùa Tương. Tượng này giống tượng ở chùa Dâu. Bác Phó có thể thấy rõ tay của tượng để như thế nào.
Chùa Dàn (Phương Quan) cách chùa Tướng khoảng 3km, là chùa thờ người em út - bà Pháp Điện. Nếu tượng Pháp Vân - Pháp Vũ được sơn màu nâu gụ sẫm, thì tượng Pháp Lôi màu nâu đỏ, và tượng Pháp Điện màu đỏ tươi nhất. Dân làng Phương Quan tự hào là tượng Pháp Điện là đẹp nhất. Bà Pháp Điện trẻ nhất trong số các tượng, và ánh mắt, khuôn mặt rất tươi tắn, lại rất tinh nghịch, vui vẻ, khác hẳn với sự trang nghiêm trầm mặc của các chị.
Bên cạnh nét mặt, thì hoa văn trên trán các tượng cũng khác nhau, trên tượng Pháp Điện có hình mặt trời có vòng lửa, cầu kì hơn các tượng khác.
Tiếp về Tứ Pháp bác nhá.
Bộ Tứ Pháp không chỉ có ở Bắc Ninh, nhưng chỉ ở Bắc Ninh là nơi duy nhất có chùa Tổ, tức chùa Phúc Nghiêm, thờ bà Man Nương là mẹ của cả Tứ Pháp, hay còn gọi là Phật Mẫu. Chùa Tổ tuy chỉ cách chùa Dâu khoảng 3km nhưng rất ít người lui đến, xuống cấp hơn nhiều chùa Dâu. Khi tôi đến, bà già giữ chùa buồn rầu bảo : "Người ta đến thăm con gái nườm nượp, lễ bái suốt ngày mà ít người biết rằng Mẹ ở bên này lạnh lẽo". Quả thật, Thượng điện thờ Man Nương đổ nát lắm rồi.
Một năm chỉ có ngày lễ hội 8/4, rước kiệu Tứ pháp về chùa Tổ là đông vui nhất. Khi đó dân quanh chùa Tổ sẽ làm xôi, bánh chưng, bánh dày để chia cho các con gái của Man Nương.
Tượng Phật Mẫu Man Nương được tạc cùng thời và phong cách giống tượng Tứ pháp trên, có niên đại khoảng cuối thế kỉ 16, đầu 17, nghĩa là cũng 400 năm rồi. Đây là hệ thống tượng Tứ pháp cổ nhất, trọn vẹn nhất.
Tượng Phật mẫu Man Nương trong chùa Tổ, tượng Man Nương duy nhất.
Đây mới là tượng Khâu-đà-la, "cha" của Tứ pháp trong chùa Tổ (bài trước nhầm tượng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
@bác Phó: Quán Âm đã được gọi là Quan Âm từ lâu lắm rồi, bác không nhầm đâu. Theo em biết thì từ đời Đường, để tôn trọng chữ Quán trong Trinh Quán của Đường Thái Tông, mà Quán Thế Âm đã được gọi là Quan Thế Âm, và hình tượng Quán Thế Âm bồ tát là Nam trước kia dần được chuyển thành nữ.
Quán Thế Âm có nhiều hình tướng, trong đó có ít nhất 1 hình tướng nữ. Theo 1 thuyết, thì vào thời Đường, người ta tin rằng Quán Thế Âm có thể phù hộ cho những người phụ nữ khi sinh con, do đó trong phòng sản phụ có bàn thờ Quán Thế Âm. Nhưng không thể để tượng nam trong phòng, nên người ta chuộng hình tướng nữ của Quán Âm, và rồi dần dần hình ảnh này liên quan đến những hình tượng Mẹ, để dần hoàn thiện một hình ảnh Phật bà, phần nào giống Đức mẹ Maria trong Thiên Chúa giáo.
Và rồi chữ hán cũng đổi cả Quán thành Quan. Nghĩa là Quán Thế Âm hay Quan Thế Âm cũng đều là đúng cả.
@bác Phó: Quán Âm đã được gọi là Quan Âm từ lâu lắm rồi, bác không nhầm đâu. Theo em biết thì từ đời Đường, để tôn trọng chữ Quán trong Trinh Quán của Đường Thái Tông, mà Quán Thế Âm đã được gọi là Quan Thế Âm, và hình tượng Quán Thế Âm bồ tát là Nam trước kia dần được chuyển thành nữ.
Quán Thế Âm có nhiều hình tướng, trong đó có ít nhất 1 hình tướng nữ. Theo 1 thuyết, thì vào thời Đường, người ta tin rằng Quán Thế Âm có thể phù hộ cho những người phụ nữ khi sinh con, do đó trong phòng sản phụ có bàn thờ Quán Thế Âm. Nhưng không thể để tượng nam trong phòng, nên người ta chuộng hình tướng nữ của Quán Âm, và rồi dần dần hình ảnh này liên quan đến những hình tượng Mẹ, để dần hoàn thiện một hình ảnh Phật bà, phần nào giống Đức mẹ Maria trong Thiên Chúa giáo.
Và rồi chữ hán cũng đổi cả Quán thành Quan. Nghĩa là Quán Thế Âm hay Quan Thế Âm cũng đều là đúng cả.
Bộ 5 vị Mẫu ở trên là hoàn chỉnh một hệ thống Tứ pháp. Tiếc rằng các tượng đều phủ áo vải nên không rõ chính xác tượng thế nào.
May mắn là cách chùa Dâu không xa có chùa Keo, nơi đây cũng có thờ 2 tượng Pháp Vân, và hai tượng này không phủ áo. Vì vậy có thể xem được chính xác tượng. Ảnh dưới là tớ chụp cả hai tượng Pháp Vân chùa Keo. Ở giữa ảnh nhỏ là tượng Pháp Vân chùa Dâu khi không phủ áo, lấy trên mạng nên bé tí, chỉ dùng để so sánh thôi.
Tục thờ nữ thần mưa còn được nâng thêm một tầm nữa, khi ngay bên cạnh chùa Dàn (thờ em út Pháp Điện) có một chùa khác là chùa Xuân Quan cũng thờ một nữ thần. Chùa Xuân Quang và chùa Phương Quang còn được gọi là chùa Dàn Hạ và Dàn Thượng, vì cùng chung một tổng Dàn, chia làm hai làng.
Nữ thần chùa Xuân Quang được cho có quyền năng bằng cả 4 bà cộng lại, nghĩa là chỉ mình bà có thể làm đủ cả mây mưa sấm chớp, khi hóa được tôn là Đại thánh Pháp Thông Vương phật !.
Tượng Pháp Thông cũng có phong cách giống tượng Tứ Pháp.
Thờ Tứ Pháp còn có ở nhiều khu vực khác, trong đó tiêu biểu là khu vực Lạc Hồng, Hưng Yên. Tại đây có 4 chùa thờ Tứ Pháp là:
- Chùa Thái Nhạc thờ Pháp Vân
- Chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ
- Chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi
- Chùa Hồng Lạc thờ Pháp Điện
Tớ đã cố đi mấy chùa này, nhưng do đến vào buổi trưa nên chỉ vào được điện chùa Thái Nhạc và chùa Hồng Cầu, chụp được Pháp Vân, Pháp Vũ, còn hai chùa kia thượng điện không mở nên không vào được.
Tượng Pháp Vũ chùa Hồng Cầu. Tượng này được tạc sau tượng Bắc Ninh, nên nét mặt có phong cách khác hẳn. Khuôn mặt Pháp thon thả, thanh nhã, ít vẻ phúc hậu mà nhiều phần thanh tú hơn.
Các tượng Tứ Pháp có một đặc điểm rất riêng, đó là giữa lòng bàn tay có hạt ngọc lồi lên. Hạt ngọc này thường được thếp vàng, để nó nổi bật giữa nền sơn màu nâu gụ, hoặc đỏ gụ. Qua thời gian, thếp vàng có thể phai mất, nhưng hình hạt ngọc nổi lên thì vẫn rõ.
Có thể thấy trong tay tượng Pháp Vân chùa Keo có hình hạt ngọc đó.
Không biết hình ảnh hạt ngọc này với hình con mắt trong tay Quan Âm thiên thủ thiên nhãn có liên hệ gì với nhau không?
Hôm nay đọc trên mạng mới biết tượng Pháp Lôi chùa Nhạc Miếu là pho tượng Pháp cổ nhất còn đến nay, thế mà hôm đó không vào xem được, tiếc thật.
Có thể thấy trong tay tượng Pháp Vân chùa Keo có hình hạt ngọc đó.
Không biết hình ảnh hạt ngọc này với hình con mắt trong tay Quan Âm thiên thủ thiên nhãn có liên hệ gì với nhau không?
Hôm nay đọc trên mạng mới biết tượng Pháp Lôi chùa Nhạc Miếu là pho tượng Pháp cổ nhất còn đến nay, thế mà hôm đó không vào xem được, tiếc thật.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 3 2008, 08:46 PM)
Em đọc trong site của bộ văn hóa, tượng Pháp Lôi chùa Nhạc Miếu (không phải tượng Pháp Lôi chụp ở trên) tạc thế kỉ 16, còn phong cách đời Lý, với vòng đeo cổ, khuôn mặt rất giống tượng phật A Di Đà chùa Phật tích, eo thon, có tấm vải phủ vai...
Dưới đây là ban thờ phật chùa Thái Nhạc, một trong số ít những ngôi chùa có những phần di tích rất cổ, từ đời Trần. Bàn thờ Phật có tượng Pháp Vân ngồi ở giữa (màu gụ, môi đỏ). Vì không vào phía trong được nên không chụp được cận cảnh tượng Pháp Vân.
Có thể thấy phía trước tượng Pháp Vân là phần trên của tòa Cửu Long, bên dưới có tượng Thích Ca sơ sinh. Đằng sau tượng Pháp Vân là ba pho Hoa Nghiêm tam thánh, gồm Thích Ca Thuyết pháp (niêm hoa) ở giữa, Văn Thù, Phổ Hiền ở hai bên. Sau nữa là bộ Di Đà tam tôn, gồm A Di Đà ở giữa, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí ở hai bên. Trên cùng là Tam Thế : Quá khứ, Hiện tại, Vị lai.
Tuy nhiên, di vật quý giá nhất của chùa Thái Lạc không phải pho tượng Pháp Vân (thế kỉ 17), mà là 20 bức phù điêu gỗ đời Trần trên thượng điện. Thượng điện chùa Thái Lạc là một trong những công trình gỗ cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỉ 14. Qua những lần trùng tu, một số cấu kiện bị hư hỏng đã thay đổi, nhưng kiến trúc, kết cấu vẫn hoàn toàn giữ nguyên, và giữa các xà cột chính là các phù điêu gỗ còn nguyên vẹn. À, mất 4 tấm, xưa kia có 24 tấm, giờ chỉ còn 20.
Những bức chạm gỗ với đề tài chủ yếu là các vị Càn-thát-bà (Gandharva), tức là các Hương thần, Nhạc thần, Nhạc công trên trời. Các vị này thân thể tỏa hương thơm, chơi nhạc, ca hát, ca ngợi chư Phật. Trong các bức chạm các Nhạc thần cưỡi chim, cầm các bình hương, nhạc cụ, bay trong đám mây...
Tuy vậy cũng phải nói thêm rằng các bức phù điêu trong chùa mà tớ chụp chỉ là bản sao. Bản gốc đã .... đưa vào bảo tàng từ lâu rồi.
Những bức chạm gỗ với đề tài chủ yếu là các vị Càn-thát-bà (Gandharva), tức là các Hương thần, Nhạc thần, Nhạc công trên trời. Các vị này thân thể tỏa hương thơm, chơi nhạc, ca hát, ca ngợi chư Phật. Trong các bức chạm các Nhạc thần cưỡi chim, cầm các bình hương, nhạc cụ, bay trong đám mây...
Tuy vậy cũng phải nói thêm rằng các bức phù điêu trong chùa mà tớ chụp chỉ là bản sao. Bản gốc đã .... đưa vào bảo tàng từ lâu rồi.
Trong các chùa, không chùa nào có bộ tượng gỗ đầy đủ và đẹp như chùa Tây Phương, ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của Hà Tây và cả miền Bắc, cũng như cả nước. Các bài ca ngợi tượng chùa Tây Phương đã quá nhiều, chả cần viết ra nữa, mọi người tự cảm nhận.
Chùa Tây Phương gồm 3 tòa nằm ngang trên núi Câu Lâu (hình chữ tam). Tòa ở giữa ngắn hơn hai tòa trước và sau một chút, gọi là chùa Hạ, Trung và Thượng.
Chùa Hạ bày tượng Bát bộ Kim Cương, ở giữa là tượng Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn.
Chùa Trung, hai bên tường là hai tượng Đức Ông, tượng Thái tử Kì Đà, tượng Quan Âm tống tử. Bàn thờ giữa bày tượng Cửu Long ngồi giữa Phạm Thiên, Đế Thích. Đằng sau là tượng Di Lặc ngồi, hai bên là Văn Thù, Phổ Hiền, cao hơn là tượng Tuyết Sơn ngồi, hai bên là A Nan và Ca Diếp, trên cùng là tượng A Di Đà đứng giữa Quán Thế Âm và Đại Thế Chí.
Chùa Thượng, gian giữa bày tượng Thích Ca thuyết pháp, xung quanh là Thập điện Diêm vương, trên cùng là Tam Thế. Đặc biệt hai bên các gian chùa thượng là 14 pho tượng Tổ. 14 pho này cùng với A Nan, Ca Diếp, Văn Thù, Phổ Hiền thường bị gọi nhầm là 18 A La Hán chùa Tây Phương.
Chùa Tây Phương gồm 3 tòa nằm ngang trên núi Câu Lâu (hình chữ tam). Tòa ở giữa ngắn hơn hai tòa trước và sau một chút, gọi là chùa Hạ, Trung và Thượng.
Chùa Hạ bày tượng Bát bộ Kim Cương, ở giữa là tượng Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn.
Chùa Trung, hai bên tường là hai tượng Đức Ông, tượng Thái tử Kì Đà, tượng Quan Âm tống tử. Bàn thờ giữa bày tượng Cửu Long ngồi giữa Phạm Thiên, Đế Thích. Đằng sau là tượng Di Lặc ngồi, hai bên là Văn Thù, Phổ Hiền, cao hơn là tượng Tuyết Sơn ngồi, hai bên là A Nan và Ca Diếp, trên cùng là tượng A Di Đà đứng giữa Quán Thế Âm và Đại Thế Chí.
Chùa Thượng, gian giữa bày tượng Thích Ca thuyết pháp, xung quanh là Thập điện Diêm vương, trên cùng là Tam Thế. Đặc biệt hai bên các gian chùa thượng là 14 pho tượng Tổ. 14 pho này cùng với A Nan, Ca Diếp, Văn Thù, Phổ Hiền thường bị gọi nhầm là 18 A La Hán chùa Tây Phương.
Tượng các vị Kim Cương (post ít một cho đỡ bị overload)
QUOTE(root @ Mar 5 2008, 05:29 PM)
Giải thích về hệ thống tượng Phật ở trong chùa
03/02/06
Nguyễn Đức Can
Những chùa thường, ở trong điện thờ Phật, chỉ bầy có thế mà thôi. còn những chùa rộng lớn thì bầy thêm hai lớp tượng nữa là :
E. Tượng Tứ Thiên Vương.
F. Tượng tứ Bồ Tát.
G. Tượng Bát Bộ Kim Cương
Tượng nào là vị nào, theo tôi không quan trọng lắm, vì các vị ấy cũng không có chức năng riêng biệt, không có đặc tính riêng, biểu tượng riêng cho một điều gì đó (như các vị Bồ tát, Phật). Do đó không quan trọng danh tự các vị.
Theo tôi, tác giả Nguyễn Đức Can cũng chỉ biết nửa chừng, chỉ biết có thế. Qua cách dùng từ, có thể đoán đây là tác giả miền nam, chỉ quen với chùa từ miền trung trở vào, mà chưa quan sát kĩ các chùa miền bắc (là chùa mang đậm sắc thái Phật giáo Việt Nam).
Nếu ông này vào bất cứ chùa nào ở miền bắc, sẽ thấy không chỉ có thế, mà còn nhiều hệ tượng khác. Chùa miền bắc tối thiểu phải có thêm hai tượng Hộ Pháp rất lớn, tượng Đức Ông, tượng Thánh Hiền, tượng Thập điện Diêm vương, Địa Tạng bồ tát. Nhiều chùa có thêm tượng Ngọc Hoàng, tượng Di Lặc tam tôn, tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, Quan Âm tống tử. Ngoài ra có thể thêm tượng Thổ địa, tượng thập bát A la hán.
Tôi chọn chùa Tây Phương, vì chùa có tương đối đầy đủ bộ tượng, và lại rất đẹp.
Nếu ông Nguyễn Đức Can từng đến chùa Tây Phương, chùa Trăm Gian, chùa Thầy, chùa Trấn Quốc, chùa Bút Tháp,..., là những ngôi cổ tự danh tiếng, thì chắc ông ấy sẽ viết khác.
Vầng, bây giờ mời các bác xem các bức tượng mà bài viết trên đã nói ở chùa Tây Phương. Tượng Bát bộ Kim Cương ở trang trước rồi ạ.
Chùa Hạ, gian giữa bày tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn. Tuy nhiên tượng này chỉ có ba mươi mấy tay thôi.
Tượng này có điều đặc biệt là đôi tay đưa lên khỏi đầu đỡ tượng A Di Đà (khác với tượng chùa Bút Tháp là đội trên mũ đội đầu). Ngoài ra, do tượng bày ở gian giữa, phía sau lộ rõ, nên còn một đôi tay đặc biệt chắp ngược ra sau lưng nữa cơ.
QUOTE(root @ Mar 6 2008, 08:18 AM)
Theo bài viết thì đó là bức tượng làm lại, không chuẩn bằng tượng cũ
Đúng thế, đây là tượng làm lại. Tôi nhớ hồi năm 1991, đọc báo thấy viết Pho tượng Quan Âm cao gần 2m, nặng hàng trăm cân chỉ trong một đêm đã biến mất. Kẻ gian cậy cửa chùa, mang pho tượng ấy xuống gần 300 bậc đá (khá hẹp) xuống chân núi Câu Lậu, rồi mang lên ô tô đem đi. Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ cảm giác tức giận, sững sờ khi đó, dù chưa được thấy chùa bao giờ, nhưng nghe khá nhiều về tượng chùa Tây Phương, và trong lòng thấy đó là báu vật quốc gia, nay bị đem đi dễ dàng thế.
Đến bây giờ cũng không bao giờ nghe tin gì về pho tượng cũ cả.
Pho tượng mới được làm lại, nhìn chung khá giống nguyên bản (có xem ảnh tượng cũ - chụp đen trắng), còn chi tiết thì cũng không biết và không đủ trình độ để nói. Nhìn hình dáng, phong cách tượng mới để suy ra tượng cũ thôi vậy, thì pho tượng này cũng rất độc đáo trong cách sắp xếp các cánh tay.
Và cũng vì là tượng mới, nên đây là pho tượng duy nhất có màu thếp vàng trong chùa Tây Phương, không phải màu gụ, nâu đen và nhuốm vẻ thời gian như các tượng khác.
Các cánh tay của tượng Quan Âm. Những cánh tay nhỏ được cắm thẳng vào cánh tay lớn kết ấn trước bụng.
Và một đôi tay chắp ra sau lưng.
Hai bên chùa giữa (chùa Trung) có hai tượng Đức Ông, một trẻ râu ngắn, một già râu dài.
Tượng râu dài là Long Thần, hay Già lam Chân tể (Người coi sóc thực sự của chùa*), có thể hiểu là trưởng giả Cấp Cô Độc. Tượng râu ngắn có thể hiểu là Thổ địa, người canh giữ Đất. Hai vị thần giữ đất và giữ chùa, mà trong bài viết Root trích dẫn gọi là Sơn thần và Thổ địa.
Chữ Già lam có là phiên âm của tiếng Phạn, nghĩa là Chùa, Tự viện, có thể gọi tắt là Lam trong cụm "Danh lam thắng cảnh".
Tượng râu dài là Long Thần, hay Già lam Chân tể (Người coi sóc thực sự của chùa*), có thể hiểu là trưởng giả Cấp Cô Độc. Tượng râu ngắn có thể hiểu là Thổ địa, người canh giữ Đất. Hai vị thần giữ đất và giữ chùa, mà trong bài viết Root trích dẫn gọi là Sơn thần và Thổ địa.
Chữ Già lam có là phiên âm của tiếng Phạn, nghĩa là Chùa, Tự viện, có thể gọi tắt là Lam trong cụm "Danh lam thắng cảnh".
Hai bên gian chùa giữa còn hai tượng khác là Thái tử Kì Đà và Quan Âm tống tử.
Thái Tử Kì Đà (hay Vi Đà) là người sở hữu khu vườn Kì Viên tuyệt đẹp, mà trưởng giả Cấp Cô Độc đã mua lại bằng cách rải vàng đầy vườn, rồi mời Phật về thuyết pháp. Thái tử sau cũng theo Phật, và được coi là một vị hộ pháp. Xưa kia chùa cổ Việt Nam chỉ có tượng thái tử để bảo hộ, sau mới thêm các tượng Hộ Pháp lớn.
Thái tử Kì Đà cũng được gọi là Tam Châu thái tử. Tượng chắp hai tay, để ngang thanh gươm ở giữa. Có thể nói đây là hình ảnh cụ thể của "buông đao thành Phật".
Tượng có phần dải lụa quấn quanh thân rất mềm mại, cũng giống các tượng Kim Cương.
QUOTE(root @ Mar 7 2008, 08:35 AM)
Hi hi... may mà bác Chitto chú thích, nếu không em mà vào chùa thì lại có khi nghĩ rằng ông râu dài là Quan Công. Mà mấy cái ảnh này nên chuyển sang chủ đề "Chùa hiện đại" thì đúng hơn vì dưới chân mỗi bức tượng đều có một đĩa tiền mặt, rõ là chùa của thế kỉ 21
Quan Công râu dài chưa đủ, phải thêm yếu tố mặt đỏ, áo xanh, và ngồi giữa hai người là Chu Xương cầm long đao, và Quan Bình.
Lại nhớ 4 câu thơ vui
Hán vương ăn ớt mặt đỏ gay
Một bên thái tử đứng khoanh tay
Thằng mọi râu ria cầm cái mác
Con cua đứng dưới chú cò gày *
Bài thơ vui vì mô tả rất đúng, nhưng câu nào cũng sai !!!
* câu này còn có bản khác là
- Dưới chân cò quắm đụ cà cay
- Còn bên cò quặm đạp cà cay
Đúng là bây giờ người ta có nhiều cách, nhiều thuật để nó dễ hơn, cái hỏng cũng sửa lại để cho hết hỏng dễ dàng.
Nhưng thời xưa thì khác. Nhà giàu lắm mới có đủ sập gụ tủ chè, đỉnh đồng chân nến. Những thứ đó không dễ mà có. Nếu gặp những tủ chè xưa, sẽ thấy thợ chạm lộng tinh xảo thế nào.
Với tượng thờ, thì càng phải yêu cầu cao hơn. Cả miền bắc chỉ có vài làng là làm được tượng thờ. Tất nhiên tượng cũng phải ghép từ nhiều miếng, chứ không thể nguyên khối, nhưng họ làm với một sự thành kính, chân thành thực sự từ niềm tin, từ tâm của người thợ, và cả một sự sáng tạo nhất định.
Chẳng hạn những pho tượng Phật rất lớn bằng gỗ, thì cũng phải ghép từ nhiều phần, chứ làm gì có cây gỗ mít nào đủ to (tượng chùa Bà Đá đường kính đến hơn 1m. cao đến hơn 2m). Thế nên việc ghép các phần là rất bình thường. Có điều nhìn các pho tượng cổ, cái thần của nó vẫn khác. Những pho tượng gần đây làm, chỉ cố bắt chước cổ đã không xong, đừng nói là có sự sáng tạo linh hoạt mà vẫn mang tính tôn nghiêm.
Một phần có lẽ cũng vì kiến thức chuyên môn về lịch sử, văn hóa của người thợ ngày nay. Họ có thể biết rất nhiều về đủ các loại, nhưng lại không đủ về chính từng sản phẩm, nên nhiều lúc lẫn lộn, sai lầm.
Nhưng thời xưa thì khác. Nhà giàu lắm mới có đủ sập gụ tủ chè, đỉnh đồng chân nến. Những thứ đó không dễ mà có. Nếu gặp những tủ chè xưa, sẽ thấy thợ chạm lộng tinh xảo thế nào.
Với tượng thờ, thì càng phải yêu cầu cao hơn. Cả miền bắc chỉ có vài làng là làm được tượng thờ. Tất nhiên tượng cũng phải ghép từ nhiều miếng, chứ không thể nguyên khối, nhưng họ làm với một sự thành kính, chân thành thực sự từ niềm tin, từ tâm của người thợ, và cả một sự sáng tạo nhất định.
Chẳng hạn những pho tượng Phật rất lớn bằng gỗ, thì cũng phải ghép từ nhiều phần, chứ làm gì có cây gỗ mít nào đủ to (tượng chùa Bà Đá đường kính đến hơn 1m. cao đến hơn 2m). Thế nên việc ghép các phần là rất bình thường. Có điều nhìn các pho tượng cổ, cái thần của nó vẫn khác. Những pho tượng gần đây làm, chỉ cố bắt chước cổ đã không xong, đừng nói là có sự sáng tạo linh hoạt mà vẫn mang tính tôn nghiêm.
Một phần có lẽ cũng vì kiến thức chuyên môn về lịch sử, văn hóa của người thợ ngày nay. Họ có thể biết rất nhiều về đủ các loại, nhưng lại không đủ về chính từng sản phẩm, nên nhiều lúc lẫn lộn, sai lầm.
Tượng Quan Âm tống tử (tiễn con) ở một bên chùa giữa. Bên dưới là Thiện Tài đồng tử và Long Nữ. Bên cạnh tượng có con chim vẹt.
Tượng này là tích Quan Âm Thị Kính. Con vẹt là Thiện Sĩ sau khi chết hóa thành.
Ban thờ chính của gian giữa
Điện thờ này gồm các bộ từ trên xuống dưới:
Di Đà tam tôn : Phật A Di Đà đứng giữa Quán Thế Âm và Đại Thế Chí
Thích Ca tam tôn: Tuyết Sơn ngồi giữa A Nan và Ca Diếp
Di Lặc tam tôn: Di Lặc Phật ngồi giữa Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường
Cửu Long: Thích Ca sơ sinh ở giữa Phạm Thiên và Đế Thích.
Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường cũng là hình tướng tương lai của Văn Thù và Phổ Hiền.
Nhưng chùa Tây Phương bị đảo vị trí hai tượng. Tượng A Nan (chắp tay thẳng lên trên) đáng ra phải đứng bên kia tượng Tuyết Sơn ở hàng thứ hai từ trên xuống, đối xứng với Ca Diếp (có râu cằm, mày rậm), thì lại đứng dưới tượng Ca Diếp.
Ngược lại, tượng Pháp Hoa Lâm (chắp tay ôm lấy nhau) đáng ra phải ở hàng thứ 3, đối xứng với Đại Diệu Tường (lộ ngực, ôm quyển sách), thì lại bị đổi với A Nan.
Mà 4 vị này đều để đầu trần, đầu trọc, khác với Quán Thế Âm, Đại Thế Chí có tóc dài và đội mũ, nên ít người để ý.
Điện thờ này gồm các bộ từ trên xuống dưới:
Di Đà tam tôn : Phật A Di Đà đứng giữa Quán Thế Âm và Đại Thế Chí
Thích Ca tam tôn: Tuyết Sơn ngồi giữa A Nan và Ca Diếp
Di Lặc tam tôn: Di Lặc Phật ngồi giữa Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường
Cửu Long: Thích Ca sơ sinh ở giữa Phạm Thiên và Đế Thích.
Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường cũng là hình tướng tương lai của Văn Thù và Phổ Hiền.
Nhưng chùa Tây Phương bị đảo vị trí hai tượng. Tượng A Nan (chắp tay thẳng lên trên) đáng ra phải đứng bên kia tượng Tuyết Sơn ở hàng thứ hai từ trên xuống, đối xứng với Ca Diếp (có râu cằm, mày rậm), thì lại đứng dưới tượng Ca Diếp.
Ngược lại, tượng Pháp Hoa Lâm (chắp tay ôm lấy nhau) đáng ra phải ở hàng thứ 3, đối xứng với Đại Diệu Tường (lộ ngực, ôm quyển sách), thì lại bị đổi với A Nan.
Mà 4 vị này đều để đầu trần, đầu trọc, khác với Quán Thế Âm, Đại Thế Chí có tóc dài và đội mũ, nên ít người để ý.
Chết chết, nẫy nhầm, phải sửa lại thế này mới đúng :
Vị chắp tay thẳng là Pháp Hoa Lâm, đứng đúng chỗ.
Vị chắp tay ôm lấy nhau là Đại Diệu Tường, sai chỗ.
Vị có râu là Ca Diếp, đúng chỗ
Vị ôm sách là A Nan, sai chỗ.
Phải đổi tượng A Nan ở dưới lên trên, Đại Diệu Tường từ trên xuống dưới.
Dấu hiệu nhận biết tớ sẽ nói sau.
Ba pho Di Đà tam tôn ở vị trí cao nhất.
Tượng A Di Đà ở miền bắc thường là tượng ngồi, rất lớn. Ở chùa Tây Phương là tượng đứng, tay phải buông thõng, tay trái nâng trước ngực.
Hai Bồ tát đứng hai bên đều đội mũ, trang sức, tay bắt thủ ấn "cát tường ấn". Vì đứng ở vị trí cao nên mắt nhìn xuống trông hiền từ hơn nhiều so với A Di Đà mắt nhìn ngang.
Đế Thích (hay Đế Thiên Đế Thích) là thần Indra.
Bàn thờ chùa miền bắc rất nhiều chùa có tượng hai vị Phạm Thiên và Đế Thích, được coi như là hai vị đứng đầu bộ Thiên (devas), hộ vệ và nghe Phật thuyết pháp. Trong cái Lục độ Tập kinh, ngay một loạt bài kinh đầu toàn dùng hình tượng Trời Đế Thích. Trong nhiều kinh khác cũng có hai vị này, không nhất thiết là Ấn Độ giáo vào Việt Nam, vì xem ra Phật giáo Nguyên thủy cũng đã đề cập đến hai thần này rồi.
Trong Ấn Độ giáo, Phạm Thiên là Brahman, vị Thần - Thượng đế - của Sáng tạo, bậc Sáng Thế (hai vị còn lại là Vishnou - Tỳ Nữu, thần Bảo Hộ, và Shiva - Thấp Bà - thần Hủy diệt).
Tuy nhiên theo em nhớ, thì Kinh có nói rằng Phạm Thiên chỉ là vị Trời (Thiên) có trước hết, được sinh thành trước hết trong cõi Sa Bà này, nên tưởng rằng mình là Sáng Thế, còn thực ra Thế giới là theo nhân quả. Trong các kinh cũng đề cập rất nhiều đến Đế Thích, là vua của cõi trời Đao Lợi. Phật khi thành đạo cũng lên các cõi trời thuyết pháp.
Một chuyện khác mà đã từng tranh luận với bác rồi, nhưng hình như bác vẫn nhất quyết không để ý: Đó là thần Huyền Thiên Trấn Vũ, chứ không phải (và cũng chả thấy ai nói bao giờ) là Huyền Võ - quan võ áo đen cả !!
Huyền Thiên là Huyền thiên, Trấn Vũ là Trấn Vũ, chưa thấy văn bản, tài liệu nào ghép lại thành Huyền Vũ. Huyền Vũ là một khái niệm khác, có thể liên quan nhưng không thể là Huyền Thiên Trấn Vũ. Ngoài ra Huyền Thiên dù là phương Bắc, mà màu phương Bắc là màu đen, nhưng cũng không có tài liệu nào nói Huyền Thiên phải là màu đen, áo đen.
Em đã được thăm tòa Kim Điện ở Vân Nam - Trung Quốc, là tòa điện bằng đồng nặng cả nghìn tấn để thờ riêng Huyền Thiên Trấn Vũ, thì tượng của thần được dát vàng, chứ cũng không có màu đen. Tượng thần ở Kim Đỉnh núi Vũ Đương (nơi ở của thần) cũng dát vàng, chứ không phải áo đen. Nếu đúng là thần phải áo đen, thì không lẽ người ta không tôn trọng điêu đó ?
Chỉ có tượng ở đền Trấn Vũ - Hà Nội - là đồng hun có màu đen, nên gọi là thánh Đồng đen. Tương tự là tượng phật chùa Ngũ Xã, cũng hun nên gọi là Phật đồng đen, nhưng không phải là do Phật mặc áo đen, hay Phật đen.
Bàn thờ chùa miền bắc rất nhiều chùa có tượng hai vị Phạm Thiên và Đế Thích, được coi như là hai vị đứng đầu bộ Thiên (devas), hộ vệ và nghe Phật thuyết pháp. Trong cái Lục độ Tập kinh, ngay một loạt bài kinh đầu toàn dùng hình tượng Trời Đế Thích. Trong nhiều kinh khác cũng có hai vị này, không nhất thiết là Ấn Độ giáo vào Việt Nam, vì xem ra Phật giáo Nguyên thủy cũng đã đề cập đến hai thần này rồi.
Trong Ấn Độ giáo, Phạm Thiên là Brahman, vị Thần - Thượng đế - của Sáng tạo, bậc Sáng Thế (hai vị còn lại là Vishnou - Tỳ Nữu, thần Bảo Hộ, và Shiva - Thấp Bà - thần Hủy diệt).
Tuy nhiên theo em nhớ, thì Kinh có nói rằng Phạm Thiên chỉ là vị Trời (Thiên) có trước hết, được sinh thành trước hết trong cõi Sa Bà này, nên tưởng rằng mình là Sáng Thế, còn thực ra Thế giới là theo nhân quả. Trong các kinh cũng đề cập rất nhiều đến Đế Thích, là vua của cõi trời Đao Lợi. Phật khi thành đạo cũng lên các cõi trời thuyết pháp.
Một chuyện khác mà đã từng tranh luận với bác rồi, nhưng hình như bác vẫn nhất quyết không để ý: Đó là thần Huyền Thiên Trấn Vũ, chứ không phải (và cũng chả thấy ai nói bao giờ) là Huyền Võ - quan võ áo đen cả !!
Huyền Thiên là Huyền thiên, Trấn Vũ là Trấn Vũ, chưa thấy văn bản, tài liệu nào ghép lại thành Huyền Vũ. Huyền Vũ là một khái niệm khác, có thể liên quan nhưng không thể là Huyền Thiên Trấn Vũ. Ngoài ra Huyền Thiên dù là phương Bắc, mà màu phương Bắc là màu đen, nhưng cũng không có tài liệu nào nói Huyền Thiên phải là màu đen, áo đen.
Em đã được thăm tòa Kim Điện ở Vân Nam - Trung Quốc, là tòa điện bằng đồng nặng cả nghìn tấn để thờ riêng Huyền Thiên Trấn Vũ, thì tượng của thần được dát vàng, chứ cũng không có màu đen. Tượng thần ở Kim Đỉnh núi Vũ Đương (nơi ở của thần) cũng dát vàng, chứ không phải áo đen. Nếu đúng là thần phải áo đen, thì không lẽ người ta không tôn trọng điêu đó ?
Chỉ có tượng ở đền Trấn Vũ - Hà Nội - là đồng hun có màu đen, nên gọi là thánh Đồng đen. Tương tự là tượng phật chùa Ngũ Xã, cũng hun nên gọi là Phật đồng đen, nhưng không phải là do Phật mặc áo đen, hay Phật đen.
QUOTE(root @ Mar 7 2008, 08:33 PM)
Chùa Tây Phương đúng là siêu sao về tượng. Không hiểu ở VN có còn cái chùa nào có nhiều tượng độc đáo và đẹp như thế không. Mấy cái tượng đứng này cao bao nhiêu hả bác Chitto? Em thấy bác chụp từ dưới chân lên mà đầu tượng như là chạm mái, có vẻ khổng lồ quá!
Không to lắm đâu. Tượng A Di Đà ở giữa chỉ cao khoảng hơn 2m. Tượng Quán Thế Âm và Đại Thế chí thấp hơn, khoảng 1,8m. Tượng A Di Đà được đặt trên một bục gỗ nhiều tầng, bục đặt trên bệ gạch cao. Cả bệ gạch, bục gỗ, đài sen cũng cao hơn 2m rồi. Đến đỉnh tượng khoảng 4m. Chỗ đó không phải nơi cao nhất của mái chùa (ở giữa chùa mới là cao nhất), nên sát vào mái là đúng.
Còn hai tượng Quán Thế Âm, Đại Thế Chí thì bục gỗ đã thấp hơn, lại không có đài sen, nên thấp hơn hẳn tượng A Di Đà, vì vậy ảnh tôi chụp hai Bồ tát thì từ ngang chân trở lên, còn A Di Đà thì từ chân đài sen trở lên, vì đầu mình cao đến đó !
Khuôn mặt của Quán Thế Âm và phật A Di Đà
Dãy thứ hai từ trên xuống, ở giữa là tượng Tuyết Sơn.
Tượng Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương rất đẹp, tuy nhiên theo tôi thì chưa bằng tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian (cách chùa Tây Phương không xa lắm). Có lẽ do tượng ở chùa Trăm Gian được sơn thếp đẹp hơn, nổi rõ hơn những đường gân guốc trên cánh tay, trên bàn chân của Thích Ca thưở còn tu hành khổ hạnh (nhưng không đạt được kết quả mong muốn).
Dân gian còn gọi tượng này là "ông Tu Lo", tức là đi tu mà vẫn đầy lo lắng, đến nỗi gầy ốm dơ xương.
Hai bên của tượng Tuyết Sơn là tượng Ca Diếp và A Nan (như bài trước nói, thì tượng A Nan bị đổi chỗ xuống dưới, chứ đúng là phải ở bên trên).
Ca Diếp hay Ma Ha Ca Diếp là "Đầu đà đệ nhất", đệ tử hàng đầu. Nguyên khi Phật thuyết pháp, đưa một cành hoa lên, không ai hiểu, chỉ có Ca Diếp hiểu, mỉm cười, (Niêm hoa vi tiếu), nên về sau Phật truyền Y bát cho Ca Diếp, trở thành Sơ Tổ thiền tông (và các tông khác). A Nan cũng là đại đệ tử, theo hầu Phật nhiều năm, có trí nhớ tuyệt vời nên gọi là "Đa văn đệ nhất". Ông là người nhớ tất cả các lời Phật nói. Do đó có thể coi kinh Phật là do lời A Nan đọc lại trong lần kết tập thứ nhất.
Bức tượng bên phải thể hiện Ca Diếp. Dấu hiệu nhận biết đầu tiên là ông để râu, tóc mai, già hơn A Nan. Trước khi xuất gia, Ca Diếp vốn là một thợ kim hoàn, cho nên trên tượng vẫn để ông đeo các đồ châu báu ngọc ngà. Tay của tượng khoát tự nhiên, tay áo, tà áo còn như đang bay.
A Nan thì trong tay ôm các quyển sách kinh, tượng trưng rằng các kinh sách đều là do A Nan đọc lại cho mọi người. Vì thế các câu đầu của kinh luôn là "Tôi nghe như vậy" (Như thị ngã văn).
Thông thường các vị Phật ở tư thế ngồi hoa sen, các vị Bồ tát ở tư thế đứng hoặc ngồi lên con thú.
Tượng Tuyết Sơn bao giờ cũng là ngồi, vì khi đó Thích Ca đang tu hành khổ hạnh, ngồi du già trong rừng. Phật Di Lặc theo truyền thống TQ thì là to béo, hớn hở, nên cũng ngồi khoe bụng.
Ở chùa Tây Phương, tượng A Di Đà đứng là đời Tây Sơn. A Di Đà đời Lý Trần bao giờ cũng là tượng ngồi.
Tượng Tuyết Sơn bao giờ cũng là ngồi, vì khi đó Thích Ca đang tu hành khổ hạnh, ngồi du già trong rừng. Phật Di Lặc theo truyền thống TQ thì là to béo, hớn hở, nên cũng ngồi khoe bụng.
Ở chùa Tây Phương, tượng A Di Đà đứng là đời Tây Sơn. A Di Đà đời Lý Trần bao giờ cũng là tượng ngồi.
Dãy thứ ba từ trên xuống, ở giữa là tượng Di Lặc.
Di Lặc là vị Phật tương lai, hiện nay vẫn đang là Bồ tát Từ Thị. Di Lặc được hình dung là to béo, hỉ hả. Vì thế dân gian gọi là tượng Vô lo, tức là không lo lắng.
Lại cũng có câu để nói về hai pho Tuyết Sơn và Di Lặc : Ông Tu lo nhịn ăn để mặc, ông Di Lặc nhịn mặc để ăn.
Hai bên Di Lặc là Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường bồ tát, là hóa thân tương lai của Văn Thù và Phổ Hiền. Do đó trong chùa Tây Phương không có tượng Văn Thù và Phổ Hiền như các chùa khác.
Pháp Hoa Lâm hai tay chắp tay theo thủ Hợp chưởng ấn.
Đại Diệu Tường chắp tay theo Mật phùng ấn, tay trái trùm ra ngoài tay phải.
Chùa Thượng (hay chùa Trong) là tòa cuối. Ở giữa là gian thờ Phật, trên cao nhất là tượng Tam Thế. Bên dưới là một pho Di Đà (hay Thích Ca, không nhớ). Xếp quanh là Thập điện Diêm vương.
Vòng quanh chùa Trong là 14 pho tượng Tổ. Cùng với 2 pho Ca Diếp, A Nan ở ngoài là 16 tượng Tổ.
Ban thờ giữa
Thập điện Diêm vương
Thờ Huyền Thiên không chỉ có đền Quán Thánh ở Hà Nội, mà còn một số đền khác, như ở Gia Lâm cũng có đền có đúc tượng to không kém gì ở Hà Nội, nhưng là tượng đúc năm 1802 thời Gia Long.
Hoặc ở gần Cổ Loa cũng có đền thờ thần.
Đúng là thần xuất hiện đời Tống, và nơi thờ chính ở núi Vũ Đương.
Sang đến Việt Nam thì truyền thuyết lại lôi tận lên đời An Dương Vương, cho rằng Huyền Thiên sai Kim Quy giúp, rồi việc Lý Thái tổ xây thành Thăng Long cũng có bàn tay của thần giúp, nên mới lập đền thờ ở phía Bắc.
Hoặc ở gần Cổ Loa cũng có đền thờ thần.
Đúng là thần xuất hiện đời Tống, và nơi thờ chính ở núi Vũ Đương.
Sang đến Việt Nam thì truyền thuyết lại lôi tận lên đời An Dương Vương, cho rằng Huyền Thiên sai Kim Quy giúp, rồi việc Lý Thái tổ xây thành Thăng Long cũng có bàn tay của thần giúp, nên mới lập đền thờ ở phía Bắc.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 10 2008, 06:27 PM)
Cái tên chính xác của vị thần này được chitto viết ở đây cũng nói lên điều đó :
Huyền --> mầu đen (ngầm chỉ phương Bắc)
Thiên --> trời
Trấn --> canh giữ
Võ --> quan võ.
Vừa làm một việc tuy vớ vẩn nhưng cũng có ý nghĩa, là lên mạng search từ "Huyền thiên trấn vũ" tiếng Hán, thì thấy rất ít.
Bởi vì ở TQ, thì tên của vị này chính xác là "Huyền thiên Chân vũ". Chân = chân thực, thực sự.
Và nhìn lại ảnh chụp cổng đền Quán Thánh, thì đúng là chữ Chân Vũ Quán, chứ không phải Trấn.
Vậy tại sao người Việt lại gọi chệch Chân thành Trấn, đến nỗi quen như thế ? Phải chăng đã nhầm giữa Tứ trấn, từ việc gọi là đền Trấn bắc, thành ra Trấn Vũ ???
Thêm một điều khiến em phản đối việc bác dùng từ "Quan võ", vì từ này không thể xứng với địa vị của Chân Vũ. Theo các danh hiệu mà người ta dùng cho thần, thì có các danh từ sau:
- Huyền Thiên Thượng đế
- Chân Vũ Đại đế
- Đãng Ma Thiên tôn
- Thượng đế Tổ sư
- Bắc Cực Huyền Thiên Chân Vũ thượng đế
Đó đều là những danh tự ở ngôi vị Cao quý nhất, ngôi vị vua trời. Thượng đế, Đại đế, Thiên tôn là cực điểm rồi. Ngay đến tối cao trong Đạo giáo Tam Thanh cũng chỉ có thể là Thiên Tôn, Ngọc Hoàng cũng chỉ có thể là Thượng đế, Đại đế. Và trong sự tích của thần cũng có nói thần chính là thể phách của Ngọc Hoàng tách ra, mà Ngọc Hoàng cũng như là bản thể hành pháp của Nguyên Thủy thiên tôn (Ngọc thanh), chúa tể vũ trụ.
Do đó Chân Vũ là một dạng "Ứng thân" của Thượng đế. Cho nên đạo quán có thể không thờ Tam Thanh, mà chỉ cần tượng của Chân Vũ là đã đủ.
Chỉ gọi bằng cái tên "Quan võ áo đen" thì không chỉ chưa chính xác, mà còn là hạ bậc của thần đi nhiều quá, khiến thần trở thành một cấp bậc sai phái.
Mời các bác xem 18 pho tượng Tổ chùa Tây Phương. Load lâu ráng chịu nha.
Tổ 1 là Ca Diếp, tổ 2 là A Nan đã đưa rồi.
Tổ thứ ba: Thương Na Hòa Tu (Sanavasin) - Tổ thứ tư: Ưu Ba Cầu Đa (Upagupta)
Thương Na Hòa Tu tôn giả có lấy tên từ tấm áo Thương na - một loại cỏ thiêng. Tấm áo Thương na gắn liền với Tổ suốt cuộc đời, và truyền lại cho đời sau. Tượng Tổ mặc tấm áo thiêng, đang suy ngẫm và đàm đạo với Ưu Bà Cúc Đa, khi đó mới là một thanh niên 17 tuổi. Sau Thương Na Hòa Tu truyền pháp và Ưu Bà Cúc Đa thành tổ thứ tư.
Ưu Bà Cúc Đa tôn giả, xuất thân là con trai một thương gia, bản thân cũng là người buôn bán. Khi gặp Thương Na Hòa Tu rồi thì xuất gia. Ưu Bà Cúc Đa là người khi còn sống độ được nhiều đệ tử chứng quả A la hán nhất. Mỗi lần một người chứng quả, ông đều bảo bỏ một thanh tre vào hang đá, về sau hang đá đầy thẻ tre. Do đó tượng Ưu Bà Cúc Đa trong tư thế đang hăng say thuyết pháp, tay cầm thanh tre chứng quả.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 10 2008, 08:44 PM)
Nhưng nếu chữ Trấn thực ra là chữ CHÂN, thì chữ Vũ đằng sau sẽ vô nghĩa à. Mà VŨ đây là VÕ đọc chệch hay là MƯA. ??
Nếu là chữ CHÂN thì nó càng chứng tỏ tính chất đạo Lão, vì ideal của đạo Lão là CHÂN NHÂN, giống như ideal của đạo phật là Bồ tát. Vậy người ta có thể hiểu tên vị là vị Chân nhân ở phía Trời Bắc vì nó còn chữ Huyền Thiên ở đằng trước, nếu coi là một dạng thượng đế bao trùm thiên hạ liệu có đúng không ? bởi vì có một ông giữ vị trí này rồi trong đạo Lão đó là Ngọc Hoàng.
Nếu Chitto có ảnh Huyền thiên chân vũ ở đền quan thánh thì poste lên nhé
1. Chữ Vũ đúng là chữ Vũ - Võ : sức mạnh (cũng là chữ Vũ trong Huyền Vũ, hay vũ khí, vũ đài...), không phải Vũ - mưa, lông vũ, hay vũ - múa.
2. Vậy có thể hiểu Chân Vũ - Chân Võ tức là sức mạnh, quyền lực thực sự được không?
3. Nhưng chữ Vũ này, cũng rất có thể liên quan đến một nghĩa phái sinh khác, mà em sẽ nói sau (thực ra là hồi trước nói rồi).
4. Thực ra không có "đạo Lão" bác ạ, chỉ có Đạo giáo thôi. Em có gặp 2 người TQ (biết tiếng Việt) thì họ đều khẳng định ở TQ không có "đạo Lão" hay "Lão giáo". Chỉ người Việt mình mới dùng từ Đạo để chỉ tôn giáo (Thiên chúa giáo = đạo Thiên Chúa), còn ở TQ chỉ có từ giáo. Không có Lão giáo mà chỉ có Đạo giáo, tức là tôn giáo lấy Đạo làm gốc.
Mời bác xem ảnh tượng Huyền Thiên Chân vũ (Thánh đồng đen) ở Quán Thánh
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 10 2008, 08:49 PM)
Thực ra chitto cũng trả lời một phần câu tôi hỏi. Nên phải viết lại câu hỏi ở đây.
Đạo lão thờ Tam Thanh gồm có Nguyên thủy Thiên tôn (Ngọc Thanh) rồi có Thanh thứ 2 tôi quên mất nó là gì, thanh thứ 3 là Lão tử.
Thanh ở đây là tinh khiết. Nếu Ngọc hoàng là thể hành pháp của Ngọc Thanh, thì ông Chân Vũ sẽ là gì ?
Tam thanh gồm:
- Ngọc thanh : Nguyên Thủy Thiên tôn, ở cõi Thanh cảnh. Nguyên Thủy thiên tôn là Thủy tổ tối cao của tất thảy thần tiên Đạo giáo.
- Thượng thanh : Linh Bảo Thiên tôn, ở cõi Chân cảnh, còn gọi là Linh Bảo Đạo quân.
- Thái thanh : Đạo Đức Thiên tôn, ở cõi Thánh cảnh, còn gọi là Thái Thượng Lão quân.
Chỉ có Thái Thượng Lão quân là từng giáng trần, thành ra Lão tử, viết Đạo Đức kinh. Như thế vai trò của Lão tử trong Đạo giáo cũng chỉ là một "báo thân" của Thái thượng Lão quân. Do đó khi vẽ tranh tượng Đạo giáo, hai vị trên thì râu đen mày đẹp, chỉ có mỗi Thái thượng Lão quân thì râu tóc trắng.
Trong thần thoại TQ không nói gì đến sự tích Ngọc Hoàng (hoặc chưa đọc), nhưng Ngọc Hoàng cũng là phát xuất từ Nguyên Thủy thiên tôn, cai quản bầu trời, thay Nguyên Thủy để điều hành tất thảy thế giới vật chất.
Truyền thuyết về Chân Vũ, thì là chính Ngọc Hoàng, một lần vì muốn hưởng phúc của thế gian, cũng như giúp đỡ thế gian, nhưng không thể rời ngôi Chí tôn, nên xuất một phần thể phách của mình xuống đầu thai vào làm một thái tử của Tịnh Lạc quốc vương và Thiện Thắng vương hậu. Sau khi hưởng phúc ngắn ngủi thế gian, thì các thiên tôn lại xuống giảng dậy cho thái tử thành bậc tu hành. Thái tử vào núi Vũ Đương, mổ bụng vứt bỏ lục phủ ngũ tạng, trở thành thần tiên, xưng là Chân Vũ.
Lục phủ ngũ tạng của Chân Vũ biến thành Rùa và Rắn, theo hầu Chân Vũ, trở thành pháp khí linh vật. Chân Vũ giúp dân tiêu diệt rất nhiều yêu ma quỷ quái vì thế được tôn là Đãng ma Thiên tôn. Nhưng vì Chân Vũ cũng chính là một bậc Thượng đế, lại trực tiếp giảng dạy Đạo giáo, nên còn gọi là Thượng đế Tổ sư.
Như vậy, có thể thấy Chân Vũ là một dạng Nhập thế của Ngọc Hoàng, "cai trị" ngay từ dưới mặt đất, gắn với núi non, thiên nhiên, loài vật cụ thể, chứ không cao xa vòi vọi như Ngọc Hoàng. Chân Vũ chính là "ứng thân" của Thượng đế.
Cái truyền thuyết về Chân Vũ, có cảm giác như có phần nào từ lịch sử Phật Thích Ca ???
Trong topic "Sông Tô Lịch", cũng đã nói rồi, nay tạm lôi lại và tóm tắt
(@click here)
(@click here)
Cái chữ Vũ của Chân Vũ cũng là chữ Vũ trong Huyền Vũ, còn liên quan đến một linh vật kì lạ nữa của TQ, đó là (con) Huyền Vũ.
Tứ tượng gồm Thương long (rồng xanh, sau là Thanh long), Bạch hổ (Hổ trắng), Chu điểu (Chim đỏ, sau là Chu tước), Huyền vũ (Vũ đen), là bốn phương vũ trụ, bốn cung thiên văn, xuất hiện từ thượng cổ. Vậy Vũ là con gì ?
Vũ là con linh thú Rùa-Rắn quấn chặt lấy nhau, Rùa-Rắn cũng là hình tượng của Nữ Oa - Phục Hi, là Tổ của loài người.
Như thế Vũ mang những ý nghĩa huyền bí, linh diệu vô cùng, thậm chí có thể nó còn xuất hiện trước cả hình tượng con rồng. Vũ thể hiện sự giao hòa giống cái - giống đực, thể hiện sức mạnh sáng tạo.
Trong trường hợp này, Chân Vũ cũng có hai con Rùa - Rắn đi theo, mà chúng lại cũng chính là từ thể xác của Chân Vũ tạo ra, vừa độc lập vừa liên kết. Vậy phải chăng chữ Vũ trong Chân Vũ cũng là thể hiện cái gốc linh diệu bản thể này ?
Những điều này, chắc chắn khi dịch sang tiếng phương Tây, không thể chuyển tải được. Văn bản tây dịch chữ Huyền Vũ là Black Tortoise, hay Black Warrior, đều là vừa thiếu vừa sai. Họ không có con linh vật ấy, thì làm sao dịch được? Đặc biệt chữ Warrior, chỉ là nghĩa "quan võ" (như bác Phó dùng) thì càng xa ý nghĩa thật của từ Huyền Vũ.
(@click here)
(@click here)
Cái chữ Vũ của Chân Vũ cũng là chữ Vũ trong Huyền Vũ, còn liên quan đến một linh vật kì lạ nữa của TQ, đó là (con) Huyền Vũ.
Tứ tượng gồm Thương long (rồng xanh, sau là Thanh long), Bạch hổ (Hổ trắng), Chu điểu (Chim đỏ, sau là Chu tước), Huyền vũ (Vũ đen), là bốn phương vũ trụ, bốn cung thiên văn, xuất hiện từ thượng cổ. Vậy Vũ là con gì ?
Vũ là con linh thú Rùa-Rắn quấn chặt lấy nhau, Rùa-Rắn cũng là hình tượng của Nữ Oa - Phục Hi, là Tổ của loài người.
Như thế Vũ mang những ý nghĩa huyền bí, linh diệu vô cùng, thậm chí có thể nó còn xuất hiện trước cả hình tượng con rồng. Vũ thể hiện sự giao hòa giống cái - giống đực, thể hiện sức mạnh sáng tạo.
Trong trường hợp này, Chân Vũ cũng có hai con Rùa - Rắn đi theo, mà chúng lại cũng chính là từ thể xác của Chân Vũ tạo ra, vừa độc lập vừa liên kết. Vậy phải chăng chữ Vũ trong Chân Vũ cũng là thể hiện cái gốc linh diệu bản thể này ?
Những điều này, chắc chắn khi dịch sang tiếng phương Tây, không thể chuyển tải được. Văn bản tây dịch chữ Huyền Vũ là Black Tortoise, hay Black Warrior, đều là vừa thiếu vừa sai. Họ không có con linh vật ấy, thì làm sao dịch được? Đặc biệt chữ Warrior, chỉ là nghĩa "quan võ" (như bác Phó dùng) thì càng xa ý nghĩa thật của từ Huyền Vũ.
QUOTE(root @ Mar 10 2008, 10:29 PM)
QUOTE
Vậy những tư duy này có thể tích tụ lại khiến người ta thờ Chân Vũ « khổng lồ » hay không ? Còn nhu cầu tầm thường của nó là chống hiện tượng « bên bồi bên lở » của sông Hồng mà ngày xưa Hồ Tây cũng là một nhánh sông của nó.
Ở đây cũng có đền Độc cước, tương truyền là được làm trên chỗ có dấu chân một người khổng lồ để lại.
Bác Phó nói đúng, ở trong các truyền thuyết của VN ta vẫn thường đề cập đến các vị khổng lồ. Có lẽ là dân tộc ta nhỏ nhưng có ước mơ lớn, nên xây dựng ra cách hình tượng vĩ đại như vậy. Vị khổng lồ cổ xưa nhất chắc là "Thần Trụ Trời" trong một câu chuyện được giả thiết là xuất hiện cùng thời với truyện bà Nữ Oa.
Cũng rất có thể như vậy.
Nhưng cũng thêm rằng hình tượng Người khổng lồ không phải đặc sản của riêng ai. Người Mường thì có ông Đùng bà Đùng (hoặc bà Đà), chân gác ngang qua sông Đà làm cầu cho người đi.
TQ thì có Bàn Cổ là khổng lồ nhất : Bàn Cổ là người nâng bầu trời lên (chứ không phải xây cột trụ chống trời như Thần Trụ Trời), khi chết thì mắt thành Mặt trời Mặt trăng, máu mỡ thành sông biển, râu tóc thành rừng, chân tay thành núi.
Phục Hi (trong vai trò 1 vị vua chứ không phải thủy tổ loài người), cũng có bà mẹ mang thai sau khi dẫm chân vào vết chân khổng lồ.
Theo tôi biết thì truyền thuyết Độc Cước ở Sầm Sơn là vị thần xẻ đôi người, một nửa theo bảo hộ dân đi biển, một nửa bảo hộ dân trên bờ.
Nhân đây gửi lên các bác bức tượng Chân Vũ tại Kim Điện - Côn Minh - Vân Nam. Tượng dát vàng, trong một tòa điện bằng đồng, dựng trên nền đá cẩm thạch, do Ngô Tam Quế xây dựng mong Chân Vũ phù hộ cho mình. Rắn và rùa ở đây biến thành hai người hầu cận hai bên.
Và đây là một tượng Chân Vũ khác nữa của các bạn Tàu, so thử với tượng Việt xem khác gì.
Tổ thứ năm: Đề Đa Ca (Dhitika) - Tổ thứ sáu: Di Già Ca (Misaka)
Tổ Đề Đa Ca tên trước khi xuất gia là Hương Văn, được Tổ Ưu Bà Cúc Đa truyền pháp, làm tổ thứ năm. Khi Đề Đa Ca gặp lại bạn cũ là Di Già Ca, theo truyền thuyết thì trên trời có 8 ngàn thần tiên là đệ tử của Di Già Ca, Đề Đa Ca thuyết pháp, truyền pháp cho Di Già Ca, và cả 8 ngàn vị tiên. Tượng Đề Đa Ca đang chắp tay chào chư thiên (tiên), cái chắp tay chào này không phải chắp tay giữa các Phật tử, vì khi đó các vị ấy chưa theo Phật pháp.
Tổ Di Già Ca được truyền pháp làm Tổ thứ sáu. Khi đi vào chợ, Tổ gặp Bà Tu Mật, tính được tiền kiếp của ông này, truyền pháp cho làm tổ thứ bảy. Tượng Di Già Ca đang bấm tay (bấm độn), miệng hơi há như đang hỏi, nói chuyện với Bà Tu Mật.
Tiếp tượng Tổ chùa Tây Phương
Tổ thứ 7: Bà Tu Mật
Tổ thứ 8: Phật Đà Nan Đề
Tổ thứ 9 : Phù Đà Mật Đa
Tổ thứ 10: Hiếp Tôn giả
Tổ thứ 12 : Mã Minh
Tổ thứ 13 : Ca Tỳ Ma La
Tổ thứ 14 : Long Thọ tôn giả
Tổ thứ 15 : La Hầu La Đa
Trong các Tổ, chỉ có Long Thọ được ngồi tòa sen. Pho La Hầu La Đa được coi là đỉnh cao nhất trong các pho, tuyệt tác của điêu khắc gỗ Việt Nam.
Tổ thứ 17 : Tăng Già Nan Đề
Tổ thứ 18 : Già Da Xá Da
Tổ thứ 19 : Cưu Ma La
Tổ thứ 20 : Xà Dá Da
QUOTE(root @ Mar 11 2008, 10:07 PM)
Còn ông La Hầu La Đa thì là con đẻ cùa Phật Thích Ca, nên tượng ông này rất sống động. Nét mặt trông như người thật, mà lại độc đáo có cá tính không nhầm lẫn được với các ông khác. Ngày nay thợ làm tượng chỉ chạy theo thị trường chứ ít ai lại ngồi trau chuốt được đến từng cái ngón tay của tượng như nghệ nhân xưa!
Cậu lại lanh chanh rồi. Con đẻ của Thích Ca Mâu Ni là La-Hầu-La, không phải La Hầu La Đa.
La Hầu La Đa cách thời Phật Thích Ca hàng mấy trăm năm. Theo truyền thống, thì tính mỗi Tổ tại vị khoảng gần 40 năm rồi mới truyền Y bát.
@bác Phó : Thiền Tông Trung Quốc (nhấn mạnh là Trung Quốc) lấy 28 vị trên làm Tổ Thiền Tông tại Ấn Độ. Bồ Đề Đạt Ma là tổ 28 ở Ấn Độ, nhưng lại là Sơ Tổ ở Trung Hoa, truyền tiếp đến Huệ Năng là Lục tổ Trung Hoa thì chấm dứt (do Ngũ tổ dặn Huệ Năng như vậy).
Tuy có 28 tổ Ấn Độ, nhưng trong sách ghi chép lại lịch sử của TQ thì chỉ ghi lại hành tích và thánh tích của 20 tổ đầu tiên. Trong số đó thì lại cũng chỉ có tranh vẽ của 18 vị, thiếu các Tổ thứ 11 và 15. Tượng chùa Tây Phương có dựa vào tranh vẽ của TQ, chứ không phải sáng tạo toàn bộ.
Trong chùa Tây Phương, vì hai pho Ca Diếp, A Nan để ở chùa Trung, nên chùa Thượng chỉ còn 16 pho, chia làm 2 bên. Bài trước viết 14 là nhầm, đúng ra là 16.
Bác đếm lại xem từ bài trước, có đủ 18 pho chưa ?
Bác có thể vào đây xem giới thiệu về sự tích và hình ảnh của các vị tổ. Lưu ý là ảnh chụp Ca Diếp và A Nan trong trang đó sai lung tung, cẩn thận ạ.
http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/mythuat/hoi...ong3/3.2.11.htm
Những pho tượng Tổ chùa Tây Phương tạc các vị ở cuộc sống bình thường, khi chưa chứng quả. Do đó khuôn mặt, dáng điệu của các vị đều mang hình ảnh suy tư, tâm trạng, lo nghĩ, hành động bình thường, như người thường vậy.
La Hầu La Đa vốn là một trưởng giả giàu có, các nghệ nhân tạc ông với môi mỏng, suy nghĩ rất gay gắt. Ông là tượng duy nhất cầm gậy, ngón tay, nét mặt gầy guộc. Có lẽ mang nét người Việt nhất so với các tượng Tổ khác.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 12 2008, 07:12 PM)
Chitto có ảnh điện thờ chùa Liên phái ở Hà nội không ? Đấy là tổ đình cổ nhất về tịnh độ ở ngoài Bắc, để xem họ bầy như thế nào (tất nhiên phải xem ngày nay nó là cái gì, vì vật đổi sao rời, chắc chắn cái Điện thờ của nó không phải là nguyên bản)
Không có ảnh chụp cận cảnh bàn thờ bác ạ. Chụp ảnh điện thờ trong chùa là điều rất khó, vì phải bật flash, mà nếu có người khác thì không thể vì bất kính.
Nhưng tổng quan của chùa Liên Phái thì có. Bái đường (tiền đường) có bày một bàn thờ Quan Âm nhiều tay, ngăn cách hẳn với hậu điện. Sau lưng tượng là 4 tấm cửa bức bàn.
Sau tấm cửa mới là Chính điện
Qua phóng to ảnh (mờ lắm) có thể thấy chính điện cũng có chỗ hơi đặc biệt. Đó là hai bên tòa Cửu Long là tượng hai Bồ tát (Văn Thù, Phổ Hiền), sau đó là các tầng Niêm hoa - A Nan - Ca Diếp; A Di Đà tam tôn, và Tam Thế.
Xung quanh thì vẫn như chùa khác : Đức ông, Thánh hiền, Hộ pháp.
Hai tượng Tổ bên cửa Sắc - Không
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 12 2008, 09:16 PM)
@chitto,
Cái ý tưởng ghép 20 bản diện của các tổ thật tuyệt. Tôi có thể download được nó để in ra không vậy
Trong chùa Liên Pháp hoàn toàn không có tượng thập bát la hán ?
Cái bức ảnh ghép trên dung lượng nhỏ quá, sợ bác in ra cũng chỉ bé như thế, không to hơn được ! Mà ảnh đó em ghép vốn là ảnh nhỏ rồi, không có ảnh size lớn hơn. Với cả ảnh đó xếp ngẫu nhiên, không theo thứ tự nào cả.
Nếu bác thực sự thích, em sẽ có thể làm một bức khác có size lớn hơn. Tuy vậy không biết bác thích cỡ nào ?
Chùa Liên Phái thì em không chắc là đằng sau còn có tượng La hán nữa không, vì không đi vào hết toàn bộ chùa, chỉ vào sân, gian chính, thăm cái tháp 11 tầng rồi đi ra thôi. Đằng sau còn nhà tổ, vườn tháp nữa mà chưa xem. Có lẽ sẽ phải vào lại.
Chùa nổi tiếng vì ngôi tháp 11 tầng dựng thời chúa Trịnh này
Cảnh chùa Tây Phương, với kiến trúc chữ Tam đặc trưng, chỉ còn ở rất ít chùa cổ.
Gian thờ bên trái, nơi có tượng Hộ pháp của chùa Liên Phái
Đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam là pho tượng Quan Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn chùa Bút Tháp.
Pho tượng thể hiện Quan Âm ở thế Nam Hải, tức là ngồi trên tòa sen, để trên đầu một con rồng nổi lên trên mặt biển. Tượng có 42 tay lớn và hơn 800 tay nhỏ. Quan Âm có 3 mặt, trên đầu đội Thiên quan và 8 đầu nhỏ, trên cùng là tượng A Di Đà ngồi.
Những cánh tay lớn.
Tượng có 42 tay lớn, không cầm pháp khí gì hết, mà chỉ ở trong những tư thế thủ ấn, bắt quyết rất đẹp, mềm mại. Khuôn mặt từ bi. Hai tay chắp trước ngực kính cẩn, hai tay đỡ mặt trăng bên dưới. Những cánh tay này thể hiện tài năng bậc thầy của người thợ xưa.
Tượng ở chùa Bút Tháp nằm sau một bàn thờ, nên không thể chụp toàn bộ được cả bệ tượng.
Có bản sao ở Bảo tàng Mỹ thuật, có thể thấy toàn bộ pho tượng. Bên dưới đài sen là con rồng đỡ Phật Quan Âm, con rồng nổi trên mặt biển. Bên dưới mặt biển là những tầng bậc, có 4 người nhỏ bốn góc tượng trưng cho âm phủ, cõi địa ngục.
Cho nên người ta nói pho tượng này thể hiện cả vũ trụ. Có Mặt trăng (đặt giữa lòng), Mặt trời (tại mũ đội trên đầu), hào quang chư Phật tỏa ra khắp thế giới cũng như các bàn tay tỏa ra. Trên đỉnh vòm hào quang là con chim Khổng tước.
Trong chùa Bút Tháp có một pho tượng - mà theo tôi - là rất đặc biệt. Đặc biệt vì chưa thấy pho tượng tương tự ở bất kì chùa nào đã từng biết.
Đó là tượng Tổ Sư, mà đầy đủ là Tây thiên Đông độ Lịch đại tổ, tức là tượng trưng cho tất cả các vị tổ sư phương tây (Ấn Độ) và phương đông (Trung Hoa). Tượng có tóc xoắn như tóc Phật, khuôn mặt rất đặc biệt, không có dáng vẻ Á Đông.
Pho tượng này được để đối xứng với pho Quan Âm thiên thủ thiên nhãn trên qua bàn thờ Phật chính. Tượng Quan Âm bên phải, tượng Tổ sư bên trái.
Ở xa xa là tượng bà Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái chúa Trịnh Tráng vợ vua Lê Thần Tông, mẹ vua Lê Dụ Tông. Bà đã trùng tu chùa, và về tu ở đây, với hiệu Diệu Viên.
Hai pho Văn Thù và Phổ Hiền để hai bên, quay mặt vào nhau (chứ không quay mặt ra như các pho khác). Hai tượng này co chân đối xứng nhau, tay bắt ấn cũng đối xứng nhau, tay để trên chân cũng đối xứng nhau, nhưng tay để sấp và ngửa khác nhau.
Văn Thù cưỡi sư tử, tay phải bắt ấn, co chân phải, tay trái để trên lòng bàn chân phải, ngửa tay.
Phổ Hiền cưỡi voi, tay trái bắt ấn, co chân trái, tay phải để trên lòng bàn chân trái, úp tay.
Đằng sau, có thể thấy các tượng A La hán nằm ngồi theo nhiều tư thế.
Tượng công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, con gái của bà Lê Thị Ngọc Trúc, cũng đi tu, hiệu là Diệu Tâm. Qua bức tượng này có thể hình dung trang phục cung đình thời đó thế nào, vì tượng tạc bà mặc triều phục, chứ không phải y phục tu hành.
Tượng Tam Thế chùa Bút Tháp
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 25 2008, 08:30 PM)
Vâng, mỗi tượng tay một khác. Tay của hai pho bên trái khác nhau.
Có một điều đặc biệt, hiếm có ở chùa Bút Tháp, đó là bên dưới ba pho Tam Thế thếp vàng lại còn ba pho khác, nhỏ hơn sơn son. Ba pho đó, các tài liệu cho biết là ba pho Tam Thân, tượng trưng cho Pháp thân, Báo thân, Ứng thân phật. Ba pho này có thế tay giống nhau, là Thiền ấn.
Ngoài chùa Bút Tháp, chưa gặp ba pho Tam Thân này ở bất cứ chùa nào đã từng đến.
Các bác cũng có thể thấy bệ tượng Tam thế có những hình người đội, tượng trưng cho cõi âm.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 25 2008, 10:24 PM)
Theo nhận xét của tôi thì có lẽ họ bầy lộn. Vì chính ba pho tượng nhỏ giống nhau ở vào thế thiền ấn kia mới là tượng tam thế. Thường là tượng Tam Thế làm nhỏ hơn các pho khác (ngoài tượng Cửu long)
cũng có thể người ta không "đọc" từ trái sang phải, vì kiểu đọc đó là của phương Tây, nên "đọc" kiểu chính diện, qua trái, rồi qua phải..
Cũng không nhất thiết bác ạ. Đúng là nhiều chùa thì ba tượng Tam thế gần như giống hệt nhau (có thể khác nhau về chân nào bắt lên trên), nhưng có những chùa khác thì khác.
Bác có thể xem lại trang 10, ba pho Tam Thế của chùa Tây Phương cũng khác nhau, thứ tự tay cũng giống chùa Bút Tháp: pho bên trái xúc địa ấn, pho giữa Thiền ấn, pho bên phải thuyết pháp. Có chùa thì hai pho hai bên đều giơ tay thuyết pháp, với tay ngược nhau.
Kiểu tay khác nhau này cũng thấy ở chùa Vĩnh Khánh, Trăm Gian, Huyền Thiên..., đều là những ngôi chùa cổ được công nhận là có những pho tượng thuộc loại cổ nguyên vẹn nhất.
Vậy, theo em có thể vào thời kì thế kỉ 17, ba pho Tam Thế không nhất thiết giống nhau, mà có thể khác nhau. Có thể vào thời kì này, quan niệm về Tam Thế khác với thời kì sau, mà cụ thể là họ lấy các vị Phật đại diện: Quá khứ lấy Phật Ca Diếp làm đại diện; Hiện tại là phật Thích Ca; Tương lai là phật Di Lặc. Do đó các pho Tam Thế có sự khác nhau.
Về sau mới làm ba pho giống nhau, với ý nghĩa là Đại diện cho tất cả chư phật, chứ không phải Phật cụ thể nào nữa.
Hơn nữa, căn cứ vào bệ tượng, đài sen, hào quang của ba pho thếp vàng đều cho thấy ba pho này phải xếp ở vị trí sau cùng, sát tường, chứ không thể đưa ra trước được. Ba pho sơn son kích thước nhỏ hơn hẳn, không thể đổi chỗ lên trên.
------------------------------------
Nhân series về tượng Quan Âm nhiều tay, xin giới thiệu với các bác pho tượng cổ Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn có nhiều tay nhất ở Việt Nam: Tượng chùa Mễ Sở, với 1113 cánh tay.
Pho tượng này có rất nhiều điều đặc biệt:
- Cách tay ở giữa kết ấn Chuẩn đề (Uttarabodhi), tức là theo phong cách Quan Âm Chuẩn đề
- Các cánh tay nhỏ không chỉ là từ phần khuỷu như tượng chùa Bút Tháp, mà còn có cả phần bắp tay, do đó tay có độ gấp chứ không chỉ thẳng như chùa Bút Tháp.
- Tay không tỏa kín, mà trên 3 lớp vòm, để trống đằng sau lưng tượng
- Không đội tượng A Di Đà, mà có đài mây, và những cánh tay nhỏ tỏa ra như hào quang
- Bệ ngồi không phải đài sen, mà là một đài sóng rất lạ, cũng chỉ mới thấy ở duy nhất pho này.
Pho tượng được xác định có niên đại ngang với chùa Bút Tháp, nhưng không hiểu sao không nổi tiếng bằng. Tượng chùa Bút Tháp còn có thông tin chi tiết về năm, người tạc tượng, còn pho này thì không thấy nói gì.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 26 2008, 11:19 PM)
Cá nhân tôi thì thích bức tượng chùa Bút Tháp nhất, rồi có lẽ đến tượng chùa Tây phương, thứ nữa mới đến cái tượng này.
Chùa Mễ Sở là ở đâu vậy ?
Chùa Mễ Sở nằm ở địa đầu tỉnh Hưng Yên, sát sông Hồng. Đi theo đê sông Hồng qua Bát Tràng thêm vài km nữa là tới.
Trong hệ tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, còn hai pho được đánh giá cao nữa (cùng thời) là tượng chùa Đa Tốn, và chùa (quên tên) ở Bắc Ninh, đều có khoảng 700 tay. Nhưng hiện nay vẫn chưa có thời gian đến nơi chụp ảnh được.
Còn về tượng Quan Âm nhiều tay (vài chục tay trở lại), thì còn có pho chùa Hội Hạ là to nhất, cao đến hơn 3m, với các cánh tay vươn xa, được đánh giá là một trong những pho cổ nhất loại này, đời Mạc, trước pho Bút Tháp gần trăm năm.
Pho này đã mang về bảo tàng, không để ở chùa, do chùa bị đổ nát gần như hoàn toàn.
Pho tuợng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Tam Sơn (Cảm Ứng tự). Pho này có niên đại cùng thời với Bút Tháp.
Tượng này chỉ ngồi trên tòa sen, không có bệ. Hai tay giữa bắt ấn Chuẩn đề, bên trên đầu không có tượng A Di Đà. Pho tượng nói chung khô cứng, có hình khối chứ không có dáng điệu.
Vậy là còn một pho chùa Đa Tốn, lúc nào tiện sẽ ghé qua.
Tượng này chỉ ngồi trên tòa sen, không có bệ. Hai tay giữa bắt ấn Chuẩn đề, bên trên đầu không có tượng A Di Đà. Pho tượng nói chung khô cứng, có hình khối chứ không có dáng điệu.
Vậy là còn một pho chùa Đa Tốn, lúc nào tiện sẽ ghé qua.
Trong chùa Bút Tháp có một thứ đặc biệt nữa là tòa Cửu phẩm Liên hoa trong am Tích Thiện. Đây là một tòa tháp đèn bằng gỗ, cao 9 tầng, 8 cạnh, cao đến 7 mét. Toàn bộ tháp đèn dựa trên một trục chính giữa, trục này đặt trên một cối đá, và được giữ ở đỉnh bởi nóc của tòa am, khiến cho nó có thể quay được quanh trục. Khi tụng kinh và quay tòa tháp, thì lời kinh được nhân lên nhiều lần, tỏa khắp các cõi.
Hai bên tháp có tượng hai vị Phật ngồi trong thế thiền tọa trên đài sen.
Mặt kia của tháp Cửu phẩm Liên hoa
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 31 2008, 03:42 PM)
Nam Hải ở đây không phải là biển phía Nam, mà là biển nước Nam. Tức là biển Đông. Nam Hải Quan Âm là phật bà quan âm của nước Nam.Ở VN có một quần thể lớn thờ Nam Hải Quan Âm đó là chùa Hương.
@chitto,
Cái tháp quay mô tơ cối đá ấy cũng kỳ lạ thật. Chitto có thấy người ta đi xung quanh và đẩy cho nó quay không ? Binh thường hình thức dạng kiểu này có ở phật giáo Tây Tạng. Họ thường dựng những cái cột tròn có thể quay được. Trên đó khắc dòng chữ « Um ma ni ôm pát mì ».
Theo em hiểu thì Nam Hải này không nhất thiết là biển Nam Trung hoa (tức là biển Đông của ta), Nam hải Quan Âm cũng không nhất thiết là Quan Âm ở vùng đất Việt.
Người TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng rất sùng bái hình tượng Nam Hải Quan Âm. Và theo truyền thống này, thì Nam Hải là nơi có hòn đảo Phổ Đà sơn (Putuoshan), là nơi Quan Âm ở tại đó. Trong truyện Tây Du thường có đoạn Tôn Ngộ Không cân đẩu vân đến núi Phổ Đà vời Quan Âm.
Núi Phổ Đà hiện nay nằm ở khu vực ngoài biển phía đông của cửa biển Thượng Hải, dưới Nam Kinh. Với thời cổ Trung hoa, thì khu vực biển này được gọi là Nam hải rồi, rất xa xôi rồi. Do đó hòn đảo nơi được cho là Quan Âm ở cũng được coi là ở phía nam, mặc dù ngày nay chỉ là biển đông Trung Hoa (China sea).
Chùa Hương ở Hà Tây ngày nay cũng mới chỉ là trung tâm Phật giáo vào thế kỉ 17. Có một chùa Hương Tích gốc gác đời Trần nằm ở Hà Tĩnh. Theo nhiều tài liệu thì chúa Trịnh xưa đi tạ lễ chùa Hương Tích Hà Tĩnh, quá xa xôi, nên khi khai phá khu Hương Sơn mới dời chùa về đây để đi lại cho tiện, và rồi gán sự tích Chúa Ba cho núi này. Thực tế thì sự tích Diệu Thiện - Chúa Ba đã có ở TQ từ lâu rồi, và nơi Diệu Thiện ở chính là núi Phổ Đà Nam Hải ở TQ.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 31 2008, 03:42 PM)
@chitto,
Cái tháp quay mô tơ cối đá ấy cũng kỳ lạ thật. Chitto có thấy người ta đi xung quanh và đẩy cho nó quay không ? Binh thường hình thức dạng kiểu này có ở phật giáo Tây Tạng. Họ thường dựng những cái cột tròn có thể quay được. Trên đó khắc dòng chữ « Um ma ni ôm pát mì ». Người ta dùng tay quay tròn cái cột kinh này cũng được coi như là tương đương việc đọc kinh. Không ngờ là cũng có hình thức ấy với phật A di đà.
Tháp cửu phẩm liên hoa cổ ở miền Bắc có ở 4 ngôi chùa, một ngôi đã bị phá thời Pháp, nay còn ở 3 ngôi. Tháp lớn nhất nằm ở chùa Cập Nhất tại Hải Dương.
Không biết ngày xưa thế nào, còn hiện tại thì tháp chùa Bút Tháp rất nặng nề, đã thử lấy tay đẩn mạnh nhưng tháp không hề quay. Có lẽ cần phải có sức rất nhiều, hoặc nhiều người quay thì tháp mới chuyển động. Hiện giờ để bảo vệ, thì có một lớp rào thưa bằng gỗ hình chữ vạn bao quanh, để mọi người không tự ý quay tháp được. Chỉ vào ngày lễ hội mới quay thôi.
Có lẽ thời xưa tháp cũng dễ quay, nhưng do thời gian hơn ba trăm năm, cối đá, các mộng gỗ... đều đã cũ khiến dít lại rồi.
Câu thần chú nổi tiếng nhất, dịch sang Hán Việt là "Úm ma ni bát mê hồng" bác ạ.
Trên tháp Cửu phẩm này có rất nhiều các vị Phật, từ A Di Đà, Thích Ca, Thất Cu Chi, Ca Diếp, Đa Bảo,.... đều có cả. Chín tầng tháp là chín bậc từ Hạ phẩm Hạ sinh lên đến Thượng phẩm thượng sinh.
Chùa Bút Tháp mang tên ngọn tháp Báo Nghiêm thờ thiền sư Chuyết Chuyết. Tháp có hình dáng khá đặc biệt, thẳng tắp như ngọn bút hình bát giác, tầng một có 8 cột đá đỡ, hai cột chính diện chạm rồng rất đẹp.
Tượng thiền sư Chuyết Chuyết trong tháp. Tuy vậy, tháp chỉ là thờ vọng, chứ không có xá lợi của thiền sư Chuyết Chuyết thật.
Xác của sư Chuyết Chuyết được bó sơn, "Tượng táng", giữ trong một chum lớn trong một tháp thờ ở chùa Phật Tích. Gần đây đã mở tháp, nhục thân của ông đã được phục chế, để trong lồng kính bày ở trên bàn thờ nhà tổ chùa Phật Tích. Đây là 1 trong 4 pho Nhục thân thiền sư cổ ở Việt Nam đã được phát hiện (Tớ có ảnh của cả 4, nhưng để sau đã)
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 1 2008, 10:44 PM)
Tượng phật nhập niết bàn thì tôi chưa nhìn thấy tận mắt ở miền bắc bao giờ (tất nhiên là khả năng đi nhìn của tôi cũng hạn chế), nhưng mà để ý trong những ảnh root poste đã có tới 2 ông rồi. Những tượng thế này root thấy để ở đâu ?
Tượng Thích Ca nhập Niết Bàn tuy ít gặp, nhưng ở chùa miền Bắc cũng có một số pho rất đẹp. Trong chùa Trấn Quốc có 1 pho đẹp lắm (nhưng trong đó cấm chụp ảnh), bày nằm trước tòa Cửu Long (hình như thế).
Dưới đây là tượng Nhập Niết Bàn của chùa Mía, phiên bản trong Bảo tàng Mỹ thuật.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 1 2008, 11:19 PM)
Cũng chính vì thế mà các chúa Trịnh để lại rất nhiều dấu vết, thường là Mỹ tự khắc vào đá như ở chùa Hương, chùa Non nước, công chúa hoàng hậu thì đi tu hay ủng hộ đạo Mẫu, ... nhưng không thấy có dấu vết chúa Trịnh ghi chép gì hay xây dựng gì cho đạo Nho cả, trong khi nó vẫn được sử dụng như một tư tưởng quản lý nhà nước, và các kỳ thi nho giáo, cũng như việc học hành giáo dục vẫn được tổ chức theo Nho.
Nhân chuyện này, nhớ ra một chuyện khác, đó là chuyện về các tấm bia Tiến sĩ trong Văn Miếu.
Thường mọi người đến Văn Miếu xem bia toàn chú ý xoa đầu rùa, chứ không để ý đến việc viết cái gì trên bia. Nhưng nếu ai để ý sẽ thấy có rất nhiều bia (chiếm đến 2/3) bị đục xóa đi một đoạn khoảng gần chục chữ ở bên tay phải, phía trên, bia nào cũng bị đục cùng chỗ ấy.
Lúc đầu cũng không để ý, sau mới ngạc nhiên, và để ý đọc (vì cũng có biết vài ba chữ) thì thấy rằng những chữ bị đục đó đều nằm ngay sau hai chữ "Hoàng thượng". Vậy đó là chữ gì mà bị đục.
Tớ hỏi nhiều người nhưng không ai trả lời được, sau có một thầy giáo bảo "ông Lê Chiêu Thống sai đục". Ngẫm lại thấy rất đúng.
Tớ suy luận rằng đó chính là những chữ ghi về hiệu chúa Trịnh như Thanh đô vương, Án đô vương, Tây vương..... Nguyên lai cả câu đó đại ý ca ngợi công đức: Hoàng thượng (chỉ vua Lê) và Chúa thượng (chúa Trịnh) tổ chức khoa thi và lấy các tiến sĩ. Lê Chiêu Thống sau khi đốt cả phủ chúa Trịnh, nhưng vẫn chưa hả nên sai đục hết chữ tên chúa Trịnh trên bia tiến sĩ, tất nhiên không dám đục quá vì bên trên là tên tổ tiên của mình.
Cũng vì thế, chỉ những bia dựng thời Lê Trung hưng mới bị đục, vì khi đó mới có chúa Trịnh. Các bia thời Lê Sơ thì còn nguyên vẹn.
QUOTE(root @ Apr 2 2008, 07:48 AM)
Ông nào nặn cái tượng này sai rồi. Phật là đàn ông, dù cho ngực nở cường tráng thì cũng đâu đến nỗi to như ngực phụ nữ thế kia?
Không phải chỉ có tượng Phật Niết Bàn này, mà một số tượng phật cổ khác cũng có những pho có bộ ngực rất giống nữ. Những pho này có nét giống các tượng Phật ở Lào, Campuchia, Thái Lan, ngực nổi rõ như phụ nữ, và được coi đó là một quý tướng.
Hầu hết các tượng Phật mặc áo phủ vai và ngực, nên không thấy được khuôn ngực. Tuy nhiên khi tượng lộ ngực, thì thường ngực cũng lớn, không phải chỉ tượng này.
Có thể xem mấy cái tượng Phật ở Lào này
Đây là Thượng điện của chùa Thầy, một tòa nhà có thể coi là bảo tàng của Phật giáo Việt Nam vì có những di vật của tất cả các triều đại.
Sau cùng là ba pho Di Đà Tam tôn đời Mạc. Đây là tượng Di Đà Tam tôn thời Mạc duy nhất còn lại đến nay.
Phía trước tượng Di Đà là hai bệ đá rất lớn chồng lên nhau, là di vật đời Trần. Số bệ đá đời Trần còn lại khắp miền Bắc chỉ còn 5-6 bệ.
Trước bệ đá là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật. Tượng này làm đời Nguyễn, nhưng ngồi trên một chiếc bệ đá hoa sen đời Lý, là di vật cổ nhất của chùa.
Trước nữa là một hương án bằng gỗ đời Lê Sơ, bị vịn tay nhiều quá nên sau 500 năm bị vẹt đi một mảng.
Các đồ thờ bằng gỗ khác và hoành phi, câu đối chủ yếu đời Lê Trung Hưng, cùng với hai pho tượng nữa mô tả hai kiếp của Từ Đạo Hạnh: Kiếp Thánh, ngồi trong kiệu, và kiếp Vua (Lý Thần Tông), đều là tượng thời Lê. Con phượng đứng bên cạnh cũng là đời Lê.
Còn đỉnh đồng, đèn đồng, và cái hòm công đức đứng trước là đời nay !!!
Sau cùng là ba pho Di Đà Tam tôn đời Mạc. Đây là tượng Di Đà Tam tôn thời Mạc duy nhất còn lại đến nay.
Phía trước tượng Di Đà là hai bệ đá rất lớn chồng lên nhau, là di vật đời Trần. Số bệ đá đời Trần còn lại khắp miền Bắc chỉ còn 5-6 bệ.
Trước bệ đá là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật. Tượng này làm đời Nguyễn, nhưng ngồi trên một chiếc bệ đá hoa sen đời Lý, là di vật cổ nhất của chùa.
Trước nữa là một hương án bằng gỗ đời Lê Sơ, bị vịn tay nhiều quá nên sau 500 năm bị vẹt đi một mảng.
Các đồ thờ bằng gỗ khác và hoành phi, câu đối chủ yếu đời Lê Trung Hưng, cùng với hai pho tượng nữa mô tả hai kiếp của Từ Đạo Hạnh: Kiếp Thánh, ngồi trong kiệu, và kiếp Vua (Lý Thần Tông), đều là tượng thời Lê. Con phượng đứng bên cạnh cũng là đời Lê.
Còn đỉnh đồng, đèn đồng, và cái hòm công đức đứng trước là đời nay !!!
Tượng Phật A Di Đà chính giữa thượng điện, pho tượng đời Mạc. Tượng đeo hoa tai, trước ngực có những dây ngọc (dây anh lạc) chứ không có chữ Vạn.
Bên tay phải A Di Đà là tượng Đại Thế Chí ngồi liên hoa tọa, tay kết ấn mật phùng. Tượng tạc có tóc xõa xuống vai thành từng dòng, cũng đeo hoa tai và có những dây anh lạc trên tay, trên vai, cổ tay đeo vòng. Đại Thế Chí ngồi trên tòa sen giống A Di Đà.
Không rõ chính xác bác ạ. Tài liệu em đọc không nói rõ. Xét về đặc điểm tượng A Di Đà, thì tượng có đeo hoa tai là khá đặc biệt, nếu không muốn nói là hiếm. Quan Thế Âm dưới dạng nữ đeo hoa tai là thường thấy, nhưng A Di Đà, Đại Thế Chí, và Quan Thế Âm (trong bộ ba Di Đà tam tôn, Quan Thế Âm không có thể nữ) đều đeo hoa tai thì thực sự là đặc biệt.
Bên cạnh đó, có một điều còn đáng chú ý hơn ở bộ Di Đà tam tôn này, đó là tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí hoàn toàn khác nhau về tư thế, dáng điệu.
Trong các bộ Di Đà tam tôn đời Lê Trung hưng sang đến đời Nguyễn, Quan Thế Âm và Đại Thế Chí đều giống nhau từ khuôn mặt, vóc dáng, tư thế, kể cả vật nâng trên tay cũng giống hệt nhau, chỉ khác nhau ở tính đối xứng của tay mà thôi, tức là động tác tượng này làm tay phải thì tượng kia làm tay trái, và ngược lại, nên để hai bên tượng A Di Đà thì hoàn toàn đối xứng.
Mãi đến cuối đời Nguyễn mới có sự phân biệt một chút, tượng Quan Âm cầm tịnh bình...
Nhưng bộ Di Đà tam tôn chùa Thầy, thì tượng Quan Âm lại có dáng điệu ngồi khác hẳn, thế tay khác hẳn. Trong khi Đại Thế Chí ngồi bán kiết trên tòa sen, tay kết ấn mật phùng, thì Quan Âm ngồi trên bục, một chân thả xuống một chân co lên, một tay để ngửa một tay cầm một pháp khí (mà đời sau thay vào đó một cây phất trần), trong một thế ngồi gọi là thế vương giả, an tĩnh.
Nếu cho rằng đây là hai tượng từ hai bộ khác nhau thì cũng không phải, vì mũ, khuôn mặt, lọn tóc, hoa tai dây anh lạc giống hệt nhau. Chỉ có tư thế khác nhau. Do đó bộ Di Đà tam tôn chùa Thầy trở thành bộ thuộc loại đặc biệt nhất.
Có lẽ đây chính là phong cách đời Mạc chăng ?
Tượng Từ Đạo Hạnh
Bài viết trên của bác em không đồng ý. Theo em những nhận định của bác mang tính võ đoán hơn.
Đoạn trên thể hiện sự võ đoán của bác. Bác dựa vào việc chùa thờ Mạc Đĩnh Chi để cho rằng người ta gán ghép sai tượng Tam Thế chùa Dâu là đời Mạc, thực ra chỉ là ý rất "cảm tính" của bác. Ai cũng biết Mạc Đĩnh Chi đời Trần, và tháp chùa Dâu dựng đời Trần, chả nhẽ vì ông ấy họ Mạc mà phải gắn sang nhà Mạc.
Em không phải nhà khảo cổ, khoa học lịch sử, và bác cũng ở xa, không thể đem bằng chứng khoa học ra để viết được, mà cũng chỉ là thông tin, kiến thức có được từ sách vở, trên mạng, và một phần thực tế. Còn việc xác định niên đại, do các nhà văn hóa, khảo cổ, mỹ thuật họ đã công nhận và chứng minh. Có những cách để chứng minh theo lập luận khoa học của họ em không biết, nhưng có những bằng chứng không thể phủ nhận:
- Dòng khắc chữ: các pho tượng, bệ lớn thường của một số người công đức, vì vậy có dòng khắc đằng sau, ghi thời gian làm, người cúng tiền.
- Bia đá: khi trùng tu, tôn tạo chùa, tạc tượng, đúc chuông, thường có bia đá ghi lai thời gian trùng tu, số tiền, người công đức. Đó là những bằng chứng không thể phủ nhận.
Như trang trước có ảnh bức tượng Quan Âm nhiều tay rất lớn (lớn nhất so với tất cả các pho tượng cùng loại), họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, giám đốc bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam đã xác định là của đời Mạc, hiện đem về bảo tàng chú thích rõ ràng. Và em tin rằng với kiến thức của ông, thì đó là chính xác.
Bác lập luận đời Mạc ngắn không thể phát triển như thế... nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại. Thời Mạc chỉ 65 năm chính thức, nhưng văn hóa, mỹ thuật rất phát triển. Văn hóa Phật giáo cũng rất đáng kể.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 4 2008, 05:41 PM)
Lần trước thấy chitto nói chùa Dâu có dấu tích đời nhà Mạc, tôi cũng không hiểu tại sao. Cuối cùng mới tìm thấy là ở đó có thờ Mạc Đĩnh Chi, một ông trạng nguyên có tài ứng đối đã từng đi sứ TQ. Có thể vì thế mà người ta quy cho nhà Mạc không ?
Đoạn trên thể hiện sự võ đoán của bác. Bác dựa vào việc chùa thờ Mạc Đĩnh Chi để cho rằng người ta gán ghép sai tượng Tam Thế chùa Dâu là đời Mạc, thực ra chỉ là ý rất "cảm tính" của bác. Ai cũng biết Mạc Đĩnh Chi đời Trần, và tháp chùa Dâu dựng đời Trần, chả nhẽ vì ông ấy họ Mạc mà phải gắn sang nhà Mạc.
Em không phải nhà khảo cổ, khoa học lịch sử, và bác cũng ở xa, không thể đem bằng chứng khoa học ra để viết được, mà cũng chỉ là thông tin, kiến thức có được từ sách vở, trên mạng, và một phần thực tế. Còn việc xác định niên đại, do các nhà văn hóa, khảo cổ, mỹ thuật họ đã công nhận và chứng minh. Có những cách để chứng minh theo lập luận khoa học của họ em không biết, nhưng có những bằng chứng không thể phủ nhận:
- Dòng khắc chữ: các pho tượng, bệ lớn thường của một số người công đức, vì vậy có dòng khắc đằng sau, ghi thời gian làm, người cúng tiền.
- Bia đá: khi trùng tu, tôn tạo chùa, tạc tượng, đúc chuông, thường có bia đá ghi lai thời gian trùng tu, số tiền, người công đức. Đó là những bằng chứng không thể phủ nhận.
Như trang trước có ảnh bức tượng Quan Âm nhiều tay rất lớn (lớn nhất so với tất cả các pho tượng cùng loại), họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, giám đốc bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam đã xác định là của đời Mạc, hiện đem về bảo tàng chú thích rõ ràng. Và em tin rằng với kiến thức của ông, thì đó là chính xác.
Bác lập luận đời Mạc ngắn không thể phát triển như thế... nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại. Thời Mạc chỉ 65 năm chính thức, nhưng văn hóa, mỹ thuật rất phát triển. Văn hóa Phật giáo cũng rất đáng kể.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 4 2008, 05:41 PM)
Tất nhiên người ta có thể đặt giả thiết là tất cả đều do dân gian làm và ảnh hưởng của triều đại này nhỏ. Nhưng tôi thấy nó khó có thể chấp nhận, nếu không có chứng cứ cụ thể.
Việc chứng minh bằng bằng chứng cụ thể chính xác thuộc về các nhà khoa học, còn em tạm liệt kê ra đây một số công trình, tác phẩm Phật giáo tiêu biểu thời Mạc, đã được bộ Văn hóa thông tin xác nhận:
- Tượng Quan Âm Nam Hải bằng gỗ cổ nhất của chùa Động Ngọ: bệ tượng có khắc năm.
- Tượng Quan Âm Nam Hải bằng đá đầu tiên của chùa Khám Lạng: bệ tượng ghi rõ năm tạc là năm Diên Thành thứ 5.
- Tượng Quan Âm 42 tay lớn nhất của chùa Hội Hạ, ông Nguyễn Đỗ Cung xác nhận thời Mạc
- Tượng Quan Âm 652 tay, là tượng "nghìn tay" cổ nhất, chùa Thánh Ân (mà em sẽ định đi chụp).
- Ngoài ra còn ở các chùa Bối Khê (đã xem tận mắt, không được chụp ảnh), chùa Bãi...
- Tượng Tam Thế bằng đá chùa Khám Lạng
- Tượng Tam Thế bằng gỗ chùa Thông, chùa Sở, chùa Dâu, chùa Lệ Mật, chùa Nành
- Tượng Thích Ca sơ sinh chùa Đông Dương
- Tượng Thích Ca bằng đá chùa La Khê
- Nhiều pho tượng thờ Vua và hoàng hậu nhà Mạc trong các chùa. Bà thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản được tôn là Bồ tát, tạc tượng thờ trong chùa Hoa Liễu ở Hải Phòng. Tượng Mạc Đăng Dung được phát hiện ở 7 chùa, sau tượng có khắc chữ. Đời Lê phải lấy đất, sơn phủ lên. Sau này mới phát hiện ra khi sơn, đất tróc ra.
Đời Mạc là thời mà trong chùa xuất hiện nhiều loại tượng phong phú mà trước đó (đời Lê Sơ về trước) chưa có: đó là các loại tượng:
- Tượng Quan Âm Nam Hải
- Tượng Quan Âm Tọa sơn
- Tượng Quan Âm nghìn tay
- Tượng Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc đẩu
- Tượng Phạm Thiên, Đế Thích, tượng Vua.
..
Đó là những tư liệu sơ bộ về hệ thống di vật tượng đời Mạc đáng kể. Ngoài ra còn nhiều tượng rải rác khác.
Phải chăng tất cả các tư liệu trên đều là bịa ra, hoặc cố tình để đánh bóng cho một triều đại nhà Mạc? Tại sao các nhà khoa học, sử học, mỹ thuật phải gán cho nhà Mạc nhiều tác phẩm đẹp đến thế, nếu không phải thực sự nó là như vậy?
À, khá nhiều nơi em qua cũng đã được thấy những di vật được cho là đời Mạc trong chùa, như hương án đá, đèn đất nung, bệ đất nung, tượng rồng đất nung, cây hương. Phải chăng tất cả đều là bịa ra?
Vừa mới đọc được trên mạng, là trong thư viện của Viễn Đông Bác Cổ, mà nay Viện Hán Nôm tiếp quản, có đến 155 bản dập bia chùa đời Mạc. Nhưng còn một số bia chùa khác vẫn chưa có bản dập, chẳng hạn ở chùa Đại Bi, Thái Bình có 4 tấm nữa, ghi lại sự trùng tu chùa đời Mạc không có trong số 155 bản dập kia.
Với số bia đá đó, có thể thấy cả trăm ngôi chùa được trùng tu trong thời kì này.
Thực ra tất cả những điều này đều là thông tin lấy từ sách báo, từ mạng. Bản thân không có chuyên môn thì không dám tuyên bố hùng hồn. Nhưng nếu không tin vào tư liệu có tính chính thức của các nhà chuyên môn thì không biết tin vào đâu bây giờ hả bác?
Bên cạnh chùa, thì những ngôi đình cổ nhất ở Việt Nam còn lại thì cũng là từ đời Mạc, như đình Thụy Phiêu, Tây Đằng, Thanh Lũng... đều là những ngôi đình thuộc loại lớn. Tuy không bằng đình Bảng về sau, nhưng cũng xấp xỉ. Có thể thấy thổ mộc đời Mạc không hề kém, nếu không muốn nói là phát triển.
Những công trình được dựng đời Mạc còn lại cho đến nay gồm 42 chùa, 5 đình, 3 đạo quán, 1 đền.
Có thể cho rằng sau thời độc tôn Nho giáo của Lê Sơ, đến triều Mạc có sự tự do hơn, và Phật giáo phục hồi sức sống của nó trở lại, mạnh mẽ.
Nếu nhớ không nhầm thì trong thời Mạc có lần vua phải xuống chiếu cấm quan lại, địa phương dựng thêm chùa mới. Điều đó cho thấy là phong trào tu bổ, dựng chùa đã phát triển mạnh thời đó.
Với số bia đá đó, có thể thấy cả trăm ngôi chùa được trùng tu trong thời kì này.
Thực ra tất cả những điều này đều là thông tin lấy từ sách báo, từ mạng. Bản thân không có chuyên môn thì không dám tuyên bố hùng hồn. Nhưng nếu không tin vào tư liệu có tính chính thức của các nhà chuyên môn thì không biết tin vào đâu bây giờ hả bác?
Bên cạnh chùa, thì những ngôi đình cổ nhất ở Việt Nam còn lại thì cũng là từ đời Mạc, như đình Thụy Phiêu, Tây Đằng, Thanh Lũng... đều là những ngôi đình thuộc loại lớn. Tuy không bằng đình Bảng về sau, nhưng cũng xấp xỉ. Có thể thấy thổ mộc đời Mạc không hề kém, nếu không muốn nói là phát triển.
Những công trình được dựng đời Mạc còn lại cho đến nay gồm 42 chùa, 5 đình, 3 đạo quán, 1 đền.
Có thể cho rằng sau thời độc tôn Nho giáo của Lê Sơ, đến triều Mạc có sự tự do hơn, và Phật giáo phục hồi sức sống của nó trở lại, mạnh mẽ.
Nếu nhớ không nhầm thì trong thời Mạc có lần vua phải xuống chiếu cấm quan lại, địa phương dựng thêm chùa mới. Điều đó cho thấy là phong trào tu bổ, dựng chùa đã phát triển mạnh thời đó.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 4 2008, 11:29 PM)
Đến bây giờ thì phải xem xem vùng kinh tế phát triển thời nhà Trịnh với vùng phát xuất của nhà Mạc có trùng nhau không. Nếu nó trùng nhau thì những gì giả thiết về nhà Mạc là đúng. Và trong trường hợp ấy nhà Trịnh là một sự kế tiếp nhà Mạc. Nhưng ở đây bắt đầu có sự lệch lạc. Đó là vùng xuất phát của nhà Mạc là vùng Nam Hà. Trong khi sách vở phương Tây đều nói tới kinh kỳ tức là Hà nội và phố Hiến ở Hải hưng là nhưng trung tâm phát triển. Như vậy nó đâu có phải là đất nhà Mạc.
Không rõ bác lấy thông tin nhà Mạc xuất phát từ vùng Nam Hà ở nguồn nào ?
Vì theo mấy nguồn Wikipedia, Đại Việt sử ký Toàn thư, thì nhà Mạc gốc phát tích là ở đất Hải Dương. Mạc Đăng Dung sinh ra ở Hải Phòng, sau khi chiếm ngôi nhà Lê còn xây dựng Dương Kinh ở Hải Dương (tương tự Kinh Bắc nhà Lý, Thiên Trường nhà Trần, Lam Kinh nhà Lê), quân bảo vệ kinh đô lấy người vùng Hải Dương.
Về sự phát triển văn hóa Phật giáo, có lẽ nằm trong dòng phát triển văn hóa dân gian thời Mạc. Sau những ràng buộc chặt chẽ Nho giáo của đời Lê Thánh Tông, độc tôn nho học mà đè nén Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, đến thời Tương Dực, Uy Mục dân gian vô cùng cực khổ, thì vào đời Mạc, văn hóa dân gian phát triển mạnh mẽ.
Có lẽ người dân đã mất lòng tin vào Triều đình, mà hướng về tôn giáo, tín ngưỡng. Thay vì xây dựng Văn miếu, văn chỉ, làm bia Nho học thì quay sang làm chùa, tạc tượng, đúc chuông, những điều đã bị hạn chế cấm đoán trong một thời gian dài. Có thể thấy những ngôi chùa được xây dựng, trùng tu vào thời Mạc không phải do hoàng gia xây dựng như đời Lý, đời Trần, hay thời chúa Trịnh; mà chủ yếu do dân chúng đóng góp công của, và một số quý tộc, quan lại hưng công. Những chùa có tượng thờ vua Mạc đều thì nằm ở vùng Hải Phòng, là nơi sinh của Mạc Đăng Dung.
Bên cạnh các ngôi chùa được dân gian trùng tu, xây dựng, thì còn hệ thống đình làng rất lớn cũng được dựng vào thời này. Những đình làng lớn nhất (đình Chu Quyến là lớn nhất, lớn hơn cả đình Bảng) đều nằm ở Ba Vì, là nơi có thể khai thác và vận chuyển gỗ đủ để làm đình, và điêu khắc mang đậm sắc dân gian, chứ không phải rồng phượng như cung phủ.
Thời Mạc cũng là thời gốm Chu Đậu nổi tiếng hình thành, và xuất hiện những dấu tích đầu về tranh dân gian.
Do đó, có thể thấy sự phát triển điêu khắc tượng Phật nằm trong dòng chảy của phục hưng văn hóa dân gian nói chung, chứ không phải chỉ riêng Phật giáo. Văn hóa dân gian này không phải thứ văn hóa triều đình, hoàng gia.
Do vậy các bức tượng có những nét phong phú đa dạng, không bị khuôn mẫu, chuẩn mực, nuột nà như thời Trịnh về sau. Những yếu tố dân gian, nét khối mộc mạc chiếm ưu thế, khuôn mặt đầy tròn, hình thể tương đối lớn so với các tượng thời khác.
Tượng Từ Đạo Hạnh chùa Thầy ngồi trên một bệ đá đời Lý rất đáng chú ý.
Bệ đá phần dưới hình bát giác chia thành nhiều cấp, phần trên là tòa hoa sen. Ở giữa là một con sư tử/lân cuộn tròn, tạo thành một khớp nối tròn đặc biệt. Những bệ đá đời Lý nguyên vẹn như thế này giờ đây chỉ còn 4 - 5 cái, rải rác ở các ngôi chùa. Phần nối ở giữa có thể là một con sư tử cuộn, hoặc hai con ôm lấy nhau.
------------------
Tớ đi công tác một tuần, mới về chiều nay.
Chuyến đi có kết hợp tìm hiểu, và có một số bức ảnh chụp ở một số di tích. Tiếc nhất là 1 ngôi chùa, nơi có pho tượng Quan Âm nhiều tay cổ nhất, đã vào đó chụp ảnh rồi, được tự do "tác nghiệp" rồi, thế mà chả hiểu sao quên béng mất pho tượng đó. Rõ ràng nhớ là nhìn thấy rồi, mà lúc tìm lại trong máy lại không thấy ảnh !!! Quay lại thì không được nữa vì chùa đã đóng cửa.
Có bạn bảo tớ chuyển topic này sang box LSVH hợp lý hơn. Tớ muốn để ở đây vì chỉ ở đây tớ mới có thể quản lý, ghép bài, sửa bài, chuyển bài... được (vì tớ là Mod ở đây). Sang bên kia thì tớ chịu. Vì thế các bác cứ để nó ở đây vậy.
Chuyến đi có kết hợp tìm hiểu, và có một số bức ảnh chụp ở một số di tích. Tiếc nhất là 1 ngôi chùa, nơi có pho tượng Quan Âm nhiều tay cổ nhất, đã vào đó chụp ảnh rồi, được tự do "tác nghiệp" rồi, thế mà chả hiểu sao quên béng mất pho tượng đó. Rõ ràng nhớ là nhìn thấy rồi, mà lúc tìm lại trong máy lại không thấy ảnh !!! Quay lại thì không được nữa vì chùa đã đóng cửa.
Có bạn bảo tớ chuyển topic này sang box LSVH hợp lý hơn. Tớ muốn để ở đây vì chỉ ở đây tớ mới có thể quản lý, ghép bài, sửa bài, chuyển bài... được (vì tớ là Mod ở đây). Sang bên kia thì tớ chịu. Vì thế các bác cứ để nó ở đây vậy.
Việc xuất hiện các hình tượng Chămpa trên các điêu khắc thời Lý Trần được giải thích bởi sự giao thoa văn hóa với Chiêm Thành sâu sắc. Không phải chỉ ở bệ tượng chùa Thầy, mà nhiều di tích khác cũng có tượng chim Garuda như thế này.
Hơn nữa, theo sử chép lại, thì khi đánh Chiêm Thành, các tù binh Chămpa do các vua Lý bắt được đều trở thành nô lệ riêng của vua, và vì họ có bàn tay khéo léo, nên thường được dùng vào việc thổ mộc. Do đó điêu khắc thời Lý mang dấu ấn Chămpa rất rõ. Đến đời Trần, dấu tích này vẫn còn. Như trong phần trước có chụp ở chùa Thái Lạc đời Trần, những hình Thiên nữ dâng hoa, cưỡi chim thần Garuda rất gần với điêu khắc Chăm.
Loạt bài sau em sẽ cho bác xem một loạt tượng sư tử đời Lý, những di vật rất quý.
Hơn nữa, theo sử chép lại, thì khi đánh Chiêm Thành, các tù binh Chămpa do các vua Lý bắt được đều trở thành nô lệ riêng của vua, và vì họ có bàn tay khéo léo, nên thường được dùng vào việc thổ mộc. Do đó điêu khắc thời Lý mang dấu ấn Chămpa rất rõ. Đến đời Trần, dấu tích này vẫn còn. Như trong phần trước có chụp ở chùa Thái Lạc đời Trần, những hình Thiên nữ dâng hoa, cưỡi chim thần Garuda rất gần với điêu khắc Chăm.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 9 2008, 05:33 PM)
Cái bệ đá đặc biệt thật, nhất là hình sư tử thì có lẽ rất ít có ở VN. Trong phật giáo chỉ có một tông duy nhất dung hình tượng sư tử đó là tông Hoa Nghiêm.
Loạt bài sau em sẽ cho bác xem một loạt tượng sư tử đời Lý, những di vật rất quý.
Cách chùa Thầy khoảng 5-6km về phía nam, trong góc núi Hoàng Xá là ngôi chùa nhỏ, dân gian gọi là chùa Một Mái, vì chùa làm nép vài hõm núi, nên chỉ cần một mái che phía ngoài là đủ. Tuy vậy đó là gian trong, còn gian chùa ngoài vẫn dựng hẳn hoi.
Chùa Một Mái là chùa làng, bé nhỏ nghèo nàn. Nhưng chùa lại có một di vật rất hiếm có. Đó là một pho tượng Phật đời Lý còn nguyên bệ đá, là một trong số 3 pho tượng đời Lý được phát hiện còn lại đến nay. Văn bản khắc ở chân bệ tượng cho biết niên đại chính xác là năm 1099.
Tuy vậy tượng bị mất đầu và tay. Theo sư bà trong chùa kể thì thời Pháp chiếm thì quân Pháp đã chặt đầu tượng mang đi. Về sau người dân lấy đất trộn mật, giấy bản giã đắp tạm lại đầu và tay Phật, rồi thếp vàng, nên trông không phù hợp với thân phật bằng đá. Tượng này là tượng A Di Đà, phần bệ tượng với con sư tử đội tòa sen giống bệ chùa Thầy, phần đế hình bát giác gần vuông. Đặc điểm này sẽ đặt ra một vấn đề về sau ở tượng chùa Phật Tích, và bệ tượng chùa Hương Lãng.
Chùa Một Mái là chùa làng, bé nhỏ nghèo nàn. Nhưng chùa lại có một di vật rất hiếm có. Đó là một pho tượng Phật đời Lý còn nguyên bệ đá, là một trong số 3 pho tượng đời Lý được phát hiện còn lại đến nay. Văn bản khắc ở chân bệ tượng cho biết niên đại chính xác là năm 1099.
Tuy vậy tượng bị mất đầu và tay. Theo sư bà trong chùa kể thì thời Pháp chiếm thì quân Pháp đã chặt đầu tượng mang đi. Về sau người dân lấy đất trộn mật, giấy bản giã đắp tạm lại đầu và tay Phật, rồi thếp vàng, nên trông không phù hợp với thân phật bằng đá. Tượng này là tượng A Di Đà, phần bệ tượng với con sư tử đội tòa sen giống bệ chùa Thầy, phần đế hình bát giác gần vuông. Đặc điểm này sẽ đặt ra một vấn đề về sau ở tượng chùa Phật Tích, và bệ tượng chùa Hương Lãng.
Pho tượng chùa Một Mái trên có kích thước nhỏ thôi.
Trong các pho tượng phật A Di Đà của tất cả các chùa, pho tượng quý giá nhất là pho tượng đá chùa Phật Tích.
Đây là pho tượng đời Lý còn nguyên vẹn nhất, hoàn thiện nhất còn lại đến nay. Tượng được tạc năm 1057 và dát vàng, còn ghi lại trong Đại Việt Sử ký. Chùa Phật Tích xưa là ngôi chùa lớn nhất thời Lý. Xưa tượng để trong một tháp đá cao, sau tháp bị đổ, mới lộ ra tượng. Triều Lê dựng chùa rất lớn cả một vùng, rồi cũng bị hủy hoại.
Khi Pháp chiếm Việt Nam, chùa đã bị đổ hoàn toàn, tượng phật đá lộ ra giữa trời, quân Pháp lấy làm bia tập bắn, cho nên đến nay trên thân tượng còn vô số vết hỏng, vết nứt phải trám lại. Chùa mới dựng sau này quy mô nhỏ.
Hầu hết các tài liệu đều cho rằng đây là tượng phật A Di Đà, nhưng Trần Trọng Kim cho rằng đây là tượng Thế Tôn, tức phật Thích Ca, còn sư trụ trì hiện nay thì lại cho rằng đây là tượng phật Tỳ Lư Xá Na (Vairocana), tức Đại Nhật Như Lai phật.
Chùa mới dựng lại sau này, ba pho Tam thế cùng tất cả các thứ là mới hết.
Ảnh thời trước, chụp khi tượng ngồi một mình giữa núi, trông rất thê thảm.
Trong các pho tượng phật A Di Đà của tất cả các chùa, pho tượng quý giá nhất là pho tượng đá chùa Phật Tích.
Đây là pho tượng đời Lý còn nguyên vẹn nhất, hoàn thiện nhất còn lại đến nay. Tượng được tạc năm 1057 và dát vàng, còn ghi lại trong Đại Việt Sử ký. Chùa Phật Tích xưa là ngôi chùa lớn nhất thời Lý. Xưa tượng để trong một tháp đá cao, sau tháp bị đổ, mới lộ ra tượng. Triều Lê dựng chùa rất lớn cả một vùng, rồi cũng bị hủy hoại.
Khi Pháp chiếm Việt Nam, chùa đã bị đổ hoàn toàn, tượng phật đá lộ ra giữa trời, quân Pháp lấy làm bia tập bắn, cho nên đến nay trên thân tượng còn vô số vết hỏng, vết nứt phải trám lại. Chùa mới dựng sau này quy mô nhỏ.
Hầu hết các tài liệu đều cho rằng đây là tượng phật A Di Đà, nhưng Trần Trọng Kim cho rằng đây là tượng Thế Tôn, tức phật Thích Ca, còn sư trụ trì hiện nay thì lại cho rằng đây là tượng phật Tỳ Lư Xá Na (Vairocana), tức Đại Nhật Như Lai phật.
Chùa mới dựng lại sau này, ba pho Tam thế cùng tất cả các thứ là mới hết.
Ảnh thời trước, chụp khi tượng ngồi một mình giữa núi, trông rất thê thảm.
Pho tượng rất đẹp, nhưng để giữa nhiều đồ thờ tự quá, nên không thể nhìn được toàn thể, mất đi một phần cái đẹp. Phong cách Chămpa thể hiện ở eo thon, ngực nở, mang nhiều dáng dấp nữ tính. Tượng không ngồi thẳng, mà thân mình nghiêng ra phía trước khá nhiều, trọng tâm vững chãi. Các nếp áo mềm mại phủ kín, không để vai trần như các tượng Nam truyền. Tượng Phật ngồi to hơn đài sen.
Viết về pho tượng này có đến cả loạt bài khảo cứu, chả mất công lôi ra đây làm gì.
Để nhìn rõ toàn bộ tượng và bệ (tổng thể cao khoảng hơn 2m), lấy ảnh chụp phiên bản trong bảo tàng Mỹ Thuật. Có thể thấy phiên bản tạo tác khuôn mặt không được như nguyên bản, đặc biệt là cằm của tượng không mang sắc thái như tượng gốc.
Cũng nhìn vào bệ tượng này, và so với bệ đá của chùa Thầy, chùa Một Mái, các nhà mỹ thuật đặt ra câu hỏi là phải chăng giữa đài sen và bệ lục giác bên dưới cũng phải có một con sư tử cuộn tròn? Vì đằng sau chùa còn một số di vật đá, trong đó cũng có một con sư tử cuộn tròn (nhưng không khớp vì hơi bé) rất có thể rơi ra từ một bệ tượng nào đó đã mất.
Trên đầu Phật là Nhục kháo nổi rất lớn, tóc xoắn ốc, phía trước có hình tròn nổi ra (mặt trăng) cả bác ạ.
Bác đọc xem ở đây, người ta cũng nói tương đối kĩ.
http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/mythuat/hoi...2/2.1/2.1.1.htm
Đây là bệ tượng và đài sen của tượng Nguyên bản
Viết về pho tượng này có đến cả loạt bài khảo cứu, chả mất công lôi ra đây làm gì.
Để nhìn rõ toàn bộ tượng và bệ (tổng thể cao khoảng hơn 2m), lấy ảnh chụp phiên bản trong bảo tàng Mỹ Thuật. Có thể thấy phiên bản tạo tác khuôn mặt không được như nguyên bản, đặc biệt là cằm của tượng không mang sắc thái như tượng gốc.
Cũng nhìn vào bệ tượng này, và so với bệ đá của chùa Thầy, chùa Một Mái, các nhà mỹ thuật đặt ra câu hỏi là phải chăng giữa đài sen và bệ lục giác bên dưới cũng phải có một con sư tử cuộn tròn? Vì đằng sau chùa còn một số di vật đá, trong đó cũng có một con sư tử cuộn tròn (nhưng không khớp vì hơi bé) rất có thể rơi ra từ một bệ tượng nào đó đã mất.
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 16 2008, 07:12 PM)
@chitto,
Thế những người nghiên cứu họ viết gì về pho tượng này ? Mà sao trong cái ảnh chụp tượng thật, trên đầu phật như cuốn búi tóc, trong khi cái ảnh chụp trong bảo tàng mỹ thuật nó chỉ là một mái tóc "bụt ốc" bình thường ? có lẽ bởi vì ánh sáng hay sao ?
Tôi chỉ hơi ngạc nhiên là tại sao mà khuôn mặt Phật rất Mông gôn lô ít (mắt xếch) và phụ nữ. Cả nếp áo cũng vậy. Vẫn biết là tượng phật không phân biệt nam nữ, nhưng cái tượng này nét nữ nhiều hơn hẳn.
Nếu là tượng phật Thích Ca thì cũng khó, vì phật giáo Đại Thừa không mấy khi (hầu như) không thờ phật Thích Ca.
Thế những người nghiên cứu họ viết gì về pho tượng này ? Mà sao trong cái ảnh chụp tượng thật, trên đầu phật như cuốn búi tóc, trong khi cái ảnh chụp trong bảo tàng mỹ thuật nó chỉ là một mái tóc "bụt ốc" bình thường ? có lẽ bởi vì ánh sáng hay sao ?
Tôi chỉ hơi ngạc nhiên là tại sao mà khuôn mặt Phật rất Mông gôn lô ít (mắt xếch) và phụ nữ. Cả nếp áo cũng vậy. Vẫn biết là tượng phật không phân biệt nam nữ, nhưng cái tượng này nét nữ nhiều hơn hẳn.
Nếu là tượng phật Thích Ca thì cũng khó, vì phật giáo Đại Thừa không mấy khi (hầu như) không thờ phật Thích Ca.
Trên đầu Phật là Nhục kháo nổi rất lớn, tóc xoắn ốc, phía trước có hình tròn nổi ra (mặt trăng) cả bác ạ.
Bác đọc xem ở đây, người ta cũng nói tương đối kĩ.
http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/mythuat/hoi...2/2.1/2.1.1.htm
Đây là bệ tượng và đài sen của tượng Nguyên bản
Đúng là con rồng đời Lý mang những nét riêng biệt không đâu có. Không phải lúc nào con rồng cũng thanh mảnh "giống con giun" như thế, mà cũng có lúc mập mạp khỏe khoắn. Do hình thức trang trí trên cánh hoa sen, trên bệ đá nên con rồng mới mảnh dẻ như vậy.
Dưới đây là mấy di vật đá còn để sau chùa Phật Tích.
Trên cùng là một chân đế bát giác có trang trí hình sóng nước, giống chân đế tượng Phật A Di Đà. Tầng dưới cùng là hoa cúc dây xoắn xuýt. Phần trên đã mất, nhưng có thể cho rằng cũng là một pho tượng nhỏ.
Ở giữa là một phiến tròn hình hai con "sấu" có đuôi dài, quấn lấy nhau, giống phần giữa của một đế tượng phật, nối giữa đế và đài hoa sen.
Dưới cùng là chân cột bằng đá rất lớn. Xung quanh 4 phía chạm khắc tinh tế, gồm 8 người đang múa, chơi đàn ở hai bên một lá đề. Mặt trên của tảng đá khắc hoa sen, mỗi cánh hoa đều có 2 con rồng quấn quanh. Trong sử ghi chùa Phật Tích xưa có cả trăm gian, tức là phải vài trăm, vài trăm tảng đá kê chân thế này, đủ thấy qui mô xưa kia và công sức bỏ vào đây rất lớn.
Dưới đây là mấy di vật đá còn để sau chùa Phật Tích.
Trên cùng là một chân đế bát giác có trang trí hình sóng nước, giống chân đế tượng Phật A Di Đà. Tầng dưới cùng là hoa cúc dây xoắn xuýt. Phần trên đã mất, nhưng có thể cho rằng cũng là một pho tượng nhỏ.
Ở giữa là một phiến tròn hình hai con "sấu" có đuôi dài, quấn lấy nhau, giống phần giữa của một đế tượng phật, nối giữa đế và đài hoa sen.
Dưới cùng là chân cột bằng đá rất lớn. Xung quanh 4 phía chạm khắc tinh tế, gồm 8 người đang múa, chơi đàn ở hai bên một lá đề. Mặt trên của tảng đá khắc hoa sen, mỗi cánh hoa đều có 2 con rồng quấn quanh. Trong sử ghi chùa Phật Tích xưa có cả trăm gian, tức là phải vài trăm, vài trăm tảng đá kê chân thế này, đủ thấy qui mô xưa kia và công sức bỏ vào đây rất lớn.
Trước sân chính chùa Phật Tích có 10 con thú đá lớn, mỗi bên 5 con đối xứng nhau, gồm: Sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa.
Con sư tử nhưng có vẻ lại giống với lân ở đôi chân. Đôi chân có móng rời rẽ có phần nào giống móng của con rồng đời Lý. Đầu con sư tử cũng có vẻ riêng biệt, mắt ốc nhồi to, miệng rộng. Sư tử dạng này còn gặp ở một số nơi nữa.
Con sư tử nhưng có vẻ lại giống với lân ở đôi chân. Đôi chân có móng rời rẽ có phần nào giống móng của con rồng đời Lý. Đầu con sư tử cũng có vẻ riêng biệt, mắt ốc nhồi to, miệng rộng. Sư tử dạng này còn gặp ở một số nơi nữa.
Con mà Evil không biết đó là con tê giác. Sừng tê giác trên mũi đã bị gãy, cũng như tai của ngựa (đàng sau), một nửa đầu của một con trâu cũng đã bị vỡ, con trâu bên kia thì mất sừng mất tai (những bộ phận này không phải tạc liền, mà tạc riêng rồi khớp vào lỗ mộng trên thân tượng chính).
Theo tôi, thì đây là tượng đá, vì có nhiều dấu hiệu của chất liệu đá.
Nếu đúc lại bằng ximăng thì người ta đã làm đủ các bộ phận rồi, không việc gì phải để gãy, vỡ lung tung như thế.
Theo tôi, thì đây là tượng đá, vì có nhiều dấu hiệu của chất liệu đá.
Nếu đúc lại bằng ximăng thì người ta đã làm đủ các bộ phận rồi, không việc gì phải để gãy, vỡ lung tung như thế.
Ở chùa Phật tích còn có 2 di tích đáng quan tâm nữa, liên quan đến rồng. Đó là "long mạch" của chùa.
Chùa ở trên lưng chừng núi Lạn Kha, do đó để lên chùa phải lên mấy chục bậc đá. Dưới chân núi, chỗ đất bằng ngoài những bậc đá đầu tiên, bên trái có một giếng nước xếp bằng đá. Trước kia người ta cũng không để ý lắm đến cái giếng đó, và vẫn thường lấy nước giếng để sinh hoạt.
Cách đây chắc khoảng hơn chục năm, một lần mùa cạn nước, tranh thủ nạo đáy giếng, mới phát hiện tảng đá dưới tận cùng đáy giếng có chạm một đầu rồng lớn đời Lý. Khi nước đầy, thì không thể thấy đầu rồng đó được. Do đó người ta gọi là Giếng Rồng (Long tỉnh)
Lên đến chùa chính, phía sau chùa chính, nằm giữa khu tháp mộ (còn nhiều tháp cổ bằng đá, gạch khá đẹp), có một bể đá sâu khoảng 3m, mỗi cạnh 4 - 5 m. Dưới đáy bể đá là một tảng đá lớn có chạm hai cái chân rồng đời Lý. Chỗ đó gọi là Ao Rồng (Long trì)
Do đó người ta cho rằng các điêu khắc đó thể hiện một con rồng lớn, đầu nằm ở giếng dưới chân núi, thân chính là bậc đá lên núi, lưng nằm dưới tượng Phật A Di Đà, lộ ra chân ở Ao rồng. Như vậy còn đuôi rồng chắc sẽ nằm đâu đó trên đỉnh núi. Tuy vậy đến nay vẫn chưa có dấu tích đó.
Chân rồng nằm dưới đáy của Ao rồng
Chùa ở trên lưng chừng núi Lạn Kha, do đó để lên chùa phải lên mấy chục bậc đá. Dưới chân núi, chỗ đất bằng ngoài những bậc đá đầu tiên, bên trái có một giếng nước xếp bằng đá. Trước kia người ta cũng không để ý lắm đến cái giếng đó, và vẫn thường lấy nước giếng để sinh hoạt.
Cách đây chắc khoảng hơn chục năm, một lần mùa cạn nước, tranh thủ nạo đáy giếng, mới phát hiện tảng đá dưới tận cùng đáy giếng có chạm một đầu rồng lớn đời Lý. Khi nước đầy, thì không thể thấy đầu rồng đó được. Do đó người ta gọi là Giếng Rồng (Long tỉnh)
Lên đến chùa chính, phía sau chùa chính, nằm giữa khu tháp mộ (còn nhiều tháp cổ bằng đá, gạch khá đẹp), có một bể đá sâu khoảng 3m, mỗi cạnh 4 - 5 m. Dưới đáy bể đá là một tảng đá lớn có chạm hai cái chân rồng đời Lý. Chỗ đó gọi là Ao Rồng (Long trì)
Do đó người ta cho rằng các điêu khắc đó thể hiện một con rồng lớn, đầu nằm ở giếng dưới chân núi, thân chính là bậc đá lên núi, lưng nằm dưới tượng Phật A Di Đà, lộ ra chân ở Ao rồng. Như vậy còn đuôi rồng chắc sẽ nằm đâu đó trên đỉnh núi. Tuy vậy đến nay vẫn chưa có dấu tích đó.
Chân rồng nằm dưới đáy của Ao rồng
Và đây là con rồng mà bác Phó yêu cầu: Con rồng trên cột đá chùa Dạm.
Chùa Dạm dựng dưới thời Lý Nhân Tông, để tặng cho mẹ là bà Thái hậu Ỷ Lan. Cũng như Phật Tích, chùa xưa quy mô lớn, nhưng giờ cũng chỉ còn các nền đá xếp công phu, gồm 4 lớp nền chênh nhau 3 - 4m, mỗi lớp bề rộng cả nghìn mét.
Di vật quý nhất của chùa còn lại là cột đá dựng trên nền lớp thứ hai, phía bên trái đường lên chính. Cột còn lại cao khoảng 4 - 5m, dựng giữa một vòng đá chạm sóng nước. Phần dưới cột hình vuông nhỏ dần lại, phía trên hình tròn, trên đỉnh có vài lỗ mộng sâu vào trong, không rõ xưa kia còn có gì nữa không? Đối xứng bên kia trục là một bệ đá cũng tượng tự như bệ bên này, nhưng không có gì ở đó. Không rõ xưa kia đó là cái gì, một cột nữa, hay là một giếng sâu?
Nhiều người cho rằng cái cột này là hình tượng của Linga để trên một Ioni. Có người cho rằng bên trên có thể có một cấu kiện như kiểu đài hoa sen giống chùa Một Cột,... Nói chung là toàn giả thiết, chứ cũng không khẳng định chắc chắn.
Cột đá trên nền cũ chùa Dạm. Xa xa là gò rùa dưới chân núi Nam Sơn.
Chùa Dạm dựng dưới thời Lý Nhân Tông, để tặng cho mẹ là bà Thái hậu Ỷ Lan. Cũng như Phật Tích, chùa xưa quy mô lớn, nhưng giờ cũng chỉ còn các nền đá xếp công phu, gồm 4 lớp nền chênh nhau 3 - 4m, mỗi lớp bề rộng cả nghìn mét.
Di vật quý nhất của chùa còn lại là cột đá dựng trên nền lớp thứ hai, phía bên trái đường lên chính. Cột còn lại cao khoảng 4 - 5m, dựng giữa một vòng đá chạm sóng nước. Phần dưới cột hình vuông nhỏ dần lại, phía trên hình tròn, trên đỉnh có vài lỗ mộng sâu vào trong, không rõ xưa kia còn có gì nữa không? Đối xứng bên kia trục là một bệ đá cũng tượng tự như bệ bên này, nhưng không có gì ở đó. Không rõ xưa kia đó là cái gì, một cột nữa, hay là một giếng sâu?
Nhiều người cho rằng cái cột này là hình tượng của Linga để trên một Ioni. Có người cho rằng bên trên có thể có một cấu kiện như kiểu đài hoa sen giống chùa Một Cột,... Nói chung là toàn giả thiết, chứ cũng không khẳng định chắc chắn.
Cột đá trên nền cũ chùa Dạm. Xa xa là gò rùa dưới chân núi Nam Sơn.
Rồng trên thân cột, con rồng này mập mạp to khỏe, chứ không mảnh mai giun đũa như cánh sen. Đầu rồng rất đẹp, nét khắc rất sâu, nên đã nghìn năm qua nhưng vẫn sắc nét. Các đặc trưng đầu rồng Lý thể hiện rõ: mào, răng nanh mọc ngược lên, hình chữ S biểu tượng của sấm, viên ngọc, nhưng vây cạnh chân, chân móng tròn...
Đường kính cột chùa Dạm tại gốc hình vuông mỗi cạnh khoảng 1,5 - 1,7m, phần hình tròn nhỏ hơn còn khoảng hơn 1m.
Dưới đây gửi bác hai ảnh Đài liên hoa của chùa Một Cột thời Pháp thuộc, do người Pháp chụp. So với bản dựng lại bây giờ không khác gì nhau. Một chút điều chỉnh luôn là trong đài Liên hoa này không phải treo chuông, mà là để tượng Phật bà Quan Âm.
Trong bài trên của bác Phó, xin phép bỏ bớt đi chỗ không cần viết ra, mà lại cũng không chính xác lắm.
Dưới đây gửi bác hai ảnh Đài liên hoa của chùa Một Cột thời Pháp thuộc, do người Pháp chụp. So với bản dựng lại bây giờ không khác gì nhau. Một chút điều chỉnh luôn là trong đài Liên hoa này không phải treo chuông, mà là để tượng Phật bà Quan Âm.
Trong bài trên của bác Phó, xin phép bỏ bớt đi chỗ không cần viết ra, mà lại cũng không chính xác lắm.
Bây giờ là đến mấy con sư tử đá thời Lý ở mấy ngôi chùa cổ. Gọi là chùa cổ, nhưng là có lịch sử cổ, chứ còn chùa đã bị hủy hoại hoàn toàn, chỉ còn những di tích đá. Đời sau dựng chùa mới không còn nguyên như cũ. Nhưng những gì còn lại cũng đủ để hình dung quy mô của chùa.
Đầu tiên là chùa Hương Lãng, còn gọi là chùa Lạng. Hiện giờ đất chùa vẫn rộng mênh mông. Nằm giữa làng mà đất chùa hình chữ nhật ngang đến gần 100m, dài hơn 100m, thuộc loại diện tích lớn mà tớ thấy không bị xâm phạm.
Dân ở đây gọi chùa là chùa Ông Sấm, vì giữa chùa có 1 bệ đá sư tử to. Con sư tử chỉ được tạc đầu và phần sau, ở giữa vẫn là khối đá xù xì. Con sư tử mắt to lồi, miệng rất rộng có răng, lưỡi uốn cong ngậm viên ngọc, trên trán có 1 chữ Vương để thể hiện là vua của các loài thú. Những điêu khắc xoắn tròn quanh sư tử khá đẹp.
Đầu tiên là chùa Hương Lãng, còn gọi là chùa Lạng. Hiện giờ đất chùa vẫn rộng mênh mông. Nằm giữa làng mà đất chùa hình chữ nhật ngang đến gần 100m, dài hơn 100m, thuộc loại diện tích lớn mà tớ thấy không bị xâm phạm.
Dân ở đây gọi chùa là chùa Ông Sấm, vì giữa chùa có 1 bệ đá sư tử to. Con sư tử chỉ được tạc đầu và phần sau, ở giữa vẫn là khối đá xù xì. Con sư tử mắt to lồi, miệng rất rộng có răng, lưỡi uốn cong ngậm viên ngọc, trên trán có 1 chữ Vương để thể hiện là vua của các loài thú. Những điêu khắc xoắn tròn quanh sư tử khá đẹp.
Con sư tử cao khoảng 1m, bề ngang 1,5m, dài 2,5m là một khối đá liền. Trên lưng sư tử là một đài sen lớn, đường kính hơn 2,5m. Đài sen bị vỡ mất một số, giờ người ta lấy ximăng làm lại.
Không biết xưa kia trên đài sen đặt vật gì? Theo như phong cách các bệ đá đời Lý, thì rất có thể là một pho tượng Phật. Nếu so sánh đối chiếu với các tượng và đài sen đời Lý, thì nếu có pho tượng, pho tượng đó phải rất lớn, gấp đôi gấp ba pho A Di Đà chùa Phật Tích. Tiếc rằng không hề có dấu vết hoặc tư liệu nào còn lại ghi về một pho tượng như thế cả.
Hiện giờ sư trụ trì tạc pho tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay với kích thước giống chùa Bút Tháp. Đài sen to đến nỗi để pho tượng đó rồi mà vẫn còn thừa chỗ để làm thành một bàn thờ.
Các bác so sánh với bà vãi già này để thấy kích thước "ông Sấm", và hình dung pho tượng Phật trên đó xưa kia to thế nào.
Ah, em có một nhận xét thế này, tượng đá của mình nói chung là thường ở dạng thô, xù xì hoặc ráp chứ không nhẵn bóng. Hồi em đi Áo, các tượng điêu khắc đá của nó cứ gọi là bóng lộn. Có phải là vì loại đá khác nhau hay kỹ thuật khác nhau không nhỉ? Hay do nhà mình cứ quẳng tượng lăn lóc nên thành ra thế?
Thứ nhất là chất liệu đá. Châu Âu điêu khắc tượng bằng đá cẩm thạch, loại đá có độ mịn và bóng cao. Tượng đá VN tạc bằng đá xanh, kém hơn chút (cũng không kém hơn nhiều lắm đâu).
Thứ hai là kỹ thuật đánh bóng. Tượng Châu Âu tạc xong cũng phải qua giai đoạn làm nhẵn - đánh bóng với kỹ thuật cao hơn hẳn, nên độ bóng không chỉ hơn mà còn giữ được lâu. Cái này tượng VN cũng có, nhưng không bằng. Một bằng chứng rõ là những bức tượng, chỗ nào được dân tình sờ tay nhiều (như đầu gối tượng Phật Tích) thì cũng bóng loáng lên. Chất đá xanh cứng, khó đánh bóng hơn cẩm thạch, nhưng khi đã bóng thì độ bóng cũng giữ được lâu.
Thứ ba là bảo quản. Tượng châu Âu để trong nhà thì độ bóng cao, chứ để ngoài trời thì cũng kém đi ngay. Tượng đá VN để ngoài trời thì càng tệ hơn, vì nhân tố phong hóa đá (gió, mưa, acid, bụi, nhiệt độ, độ ẩm) của VN có tác động mạnh hơn.
Thực ra nếu một pho tượng đá xanh mà được đánh bóng kĩ, bảo quản tốt thì độ bóng cũng không thua kém gì lắm tượng đá cẩm thạch đâu.
Không biết xưa kia trên đài sen đặt vật gì? Theo như phong cách các bệ đá đời Lý, thì rất có thể là một pho tượng Phật. Nếu so sánh đối chiếu với các tượng và đài sen đời Lý, thì nếu có pho tượng, pho tượng đó phải rất lớn, gấp đôi gấp ba pho A Di Đà chùa Phật Tích. Tiếc rằng không hề có dấu vết hoặc tư liệu nào còn lại ghi về một pho tượng như thế cả.
Hiện giờ sư trụ trì tạc pho tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay với kích thước giống chùa Bút Tháp. Đài sen to đến nỗi để pho tượng đó rồi mà vẫn còn thừa chỗ để làm thành một bàn thờ.
Các bác so sánh với bà vãi già này để thấy kích thước "ông Sấm", và hình dung pho tượng Phật trên đó xưa kia to thế nào.
QUOTE(Evil @ Apr 22 2008, 09:31 AM)
Ah, em có một nhận xét thế này, tượng đá của mình nói chung là thường ở dạng thô, xù xì hoặc ráp chứ không nhẵn bóng. Hồi em đi Áo, các tượng điêu khắc đá của nó cứ gọi là bóng lộn. Có phải là vì loại đá khác nhau hay kỹ thuật khác nhau không nhỉ? Hay do nhà mình cứ quẳng tượng lăn lóc nên thành ra thế?
Thứ nhất là chất liệu đá. Châu Âu điêu khắc tượng bằng đá cẩm thạch, loại đá có độ mịn và bóng cao. Tượng đá VN tạc bằng đá xanh, kém hơn chút (cũng không kém hơn nhiều lắm đâu).
Thứ hai là kỹ thuật đánh bóng. Tượng Châu Âu tạc xong cũng phải qua giai đoạn làm nhẵn - đánh bóng với kỹ thuật cao hơn hẳn, nên độ bóng không chỉ hơn mà còn giữ được lâu. Cái này tượng VN cũng có, nhưng không bằng. Một bằng chứng rõ là những bức tượng, chỗ nào được dân tình sờ tay nhiều (như đầu gối tượng Phật Tích) thì cũng bóng loáng lên. Chất đá xanh cứng, khó đánh bóng hơn cẩm thạch, nhưng khi đã bóng thì độ bóng cũng giữ được lâu.
Thứ ba là bảo quản. Tượng châu Âu để trong nhà thì độ bóng cao, chứ để ngoài trời thì cũng kém đi ngay. Tượng đá VN để ngoài trời thì càng tệ hơn, vì nhân tố phong hóa đá (gió, mưa, acid, bụi, nhiệt độ, độ ẩm) của VN có tác động mạnh hơn.
Thực ra nếu một pho tượng đá xanh mà được đánh bóng kĩ, bảo quản tốt thì độ bóng cũng không thua kém gì lắm tượng đá cẩm thạch đâu.
Tớ sắp du lịch một tuần, trước khi đi gửi các bác mấy cái nữa.
Trong chùa Hương Lãng, ngoài con sư tử đá đội đài sen to, còn 10 tấm lan can đá từ đời Lý
Trong chùa Hương Lãng, ngoài con sư tử đá đội đài sen to, còn 10 tấm lan can đá từ đời Lý
Lan can đá chùa Lạng chạm hình chim phượng dẫm chân lên một đài hoa sen, xung quanh là những ngôi sao nổi trên nền hoa dây. Bên trên có một con vật có đuôi dài, có tài liệu viết là "sấu", có nơi viết là "sóc". Tất cả những con sấu đá này đều đã bị mất đầu.
Ngoài ra, ở chùa bà Tấm còn 1 tấm lan can đá, và 2 con sư tử to như của chùa Lạng. Nhưng người ta đã làm bàn thờ bằng ximăng trên lưng hai con sư tử này thay vì hai tòa sen. Phải chui xuống dưới bàn thờ mới thấy được
Con rồng đời Lê nổi tiếng nhất, nằm ở trước thềm điện Kính Thiên trong hoàng thành Thăng Long. Con rồng đời Lê sơ, hơn 500 năm trước.
Lan can đá có mây cuốn hình rồng gọi là Long vân, chỉ có mây thôi, nhưng nhìn vào có thể thấy cả con rồng ẩn trong đó. Điêu khắc này thịnh hành đời Lê trở đi, đời Nguyễn vẫn còn nhưng ít mỹ thuật hơn.
Tấm long vân ở thềm điện Kính Thiên rất đẹp. Điều đặc biệt là bên dưới phần chạm khắc long vân, mặt ngoài có hoa văn đồ hình hoa sen, hoa cúc dây cuộn vào nhau rất đẹp.
Ngoài ra, ở chùa bà Tấm còn 1 tấm lan can đá, và 2 con sư tử to như của chùa Lạng. Nhưng người ta đã làm bàn thờ bằng ximăng trên lưng hai con sư tử này thay vì hai tòa sen. Phải chui xuống dưới bàn thờ mới thấy được
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 17 2008, 03:52 PM)
Đúng là thế, con rồng thời Lý – Trần trông giống con giun, nhưng vẫn được các nhà nghiên cứu đánh giá nó mềm mại, uyển chuyển khác với con rồng từ thời Lê trở đi, ví dụ con rồng ở thềm điện Kính Thiên, trong Hoàng Thành Hà nội, mà bây giờ người ta có thể vào thăm. Từ đó họ tán ra là nhà Lý ,nhà Trần cai trị « mềm dịu », còn nhà Lê thì « khắc nghiệt ». Thế rồi lại đối tiếp nó mềm dịu vì đạo Phật, còn cứng rắn là vì đạo Nho.
Con rồng đời Lê nổi tiếng nhất, nằm ở trước thềm điện Kính Thiên trong hoàng thành Thăng Long. Con rồng đời Lê sơ, hơn 500 năm trước.
QUOTE(Evil @ May 17 2008, 07:48 PM)
Thế cái mây cuốn hình rồng ở phía ngoài cùng thì có phải là đặc điểm của thời Lê không ạ? Em nhớ là cũng hay thấy mây cuốn hình rồng ở cầu thang, nhưng không nhớ là gặp ở những đâu cả. Chỉ là thấy quen thôi.
Lan can đá có mây cuốn hình rồng gọi là Long vân, chỉ có mây thôi, nhưng nhìn vào có thể thấy cả con rồng ẩn trong đó. Điêu khắc này thịnh hành đời Lê trở đi, đời Nguyễn vẫn còn nhưng ít mỹ thuật hơn.
Tấm long vân ở thềm điện Kính Thiên rất đẹp. Điều đặc biệt là bên dưới phần chạm khắc long vân, mặt ngoài có hoa văn đồ hình hoa sen, hoa cúc dây cuộn vào nhau rất đẹp.
Phía sau của nền điện Kính Thiên cũng có một đôi rồng đá nữa. Dựa trên phong cách điêu khắc, có thể đoán đôi rồng này được tạc muộn hơn, vào đời Lê trung hưng, sau đôi rồng phía trước khoảng 100 năm.
Đến thời kỳ này, điêu khắc rồng không còn mạnh mẽ, oai hùng như đời Lê sơ - thời mới đuổi xong giặc Minh nữa, mà mang dáng vẻ hiền hòa, mềm mại, cầu kì hơn nhưng cũng yếu ớt hơn.
Đến đời Nguyễn thì rồng còn xấu hơn nữa.
Đến thời kỳ này, điêu khắc rồng không còn mạnh mẽ, oai hùng như đời Lê sơ - thời mới đuổi xong giặc Minh nữa, mà mang dáng vẻ hiền hòa, mềm mại, cầu kì hơn nhưng cũng yếu ớt hơn.
Đến đời Nguyễn thì rồng còn xấu hơn nữa.