Hôm qua, và ngày mai, sẽ có hàng đoàn dân Phượt Việt đến với miền đất Myanmar. Sau đó chắc sẽ có rất nhiều, rất nhiều chia sẻ, cảm xúc... Chuyến đi của chúng tôi kết thúc vừa trước Tết, tràn đầy kỉ niệm trong mắt, trong tay, trong tâm trí.
Có lẽ cũng không thể viết nhiều, vì trong Phuot đã có những " Cảm xúc Myanmar" của Toet, "Myanmar trong tôi là bóng mặt trời" của LinhEvil, "Hành trình xông đất Myanmar của phi đội củ đậu" của Black, ba nữ anh thư hàng đầu, nên thuận tiện gì thì viết nấy, gửi lên vài tấm ảnh như một sự tri âm với các bạn bè đã giúp đỡ, tri âm với các bạn Myanmar hồn hậu, với một miền đất vàng không xa nhưng lạ...
Lịch trình chi tiết của phi đội Củ Lạc: gồm Mingala-One, Mingala-Hai, Minglala-Ba, Mingala-Tư.
Ngày 1:
Chuyến bay từ Bangkok xuống sân bay Yangon lúc 8h sáng
Mr.Saw của Kotar travel đón, đổi tiền ngay cạnh sân bay với tỉ giá 1USD = 1005 Kyat. Cafes, mua 2 SIM card rồi về văn phòng công ty lấy vé máy bay, được mời ăn Mogingha khá ngon. (Vé 4 người 4 chặng tổng cộng 928USD)
Lên xe riêng đi Golden Rock. Qua Bago ăn trưa. Đến chân Golden Rock, chờ xe đầy mất toi 1 giờ, xe chạy lên đến bến đỗ đã muộn. Đi bộ lên đỉnh, thuê gùi đồ 2000K. Lạc nhau lung tung. Phải nghỉ tại Khách sạn 40USD/phòng đôi, vé tham quan 6USD/người, 2USD/máy ảnh. Ăn tối khá ngon, dạo quanh Đá Vàng. Lạc mất một số thứ.
Ngày 2:
Dậy sớm đón bình minh, xuống núi, xe chở về Bago ăn trưa, thăm chùa Shwemawdaw rồi về thẳng chùa Vàng Shwedagon, đồ đạc thì nhờ xe mang về khách sạn (đã đặt trước). Lang thang trong Shwedagon từ chiều đến tối, đi tìm mua một số thứ ở Treasure Hall không có.
Về khách sạn Yoma (146 Bogyoke Aung San Str. 299243. 15USD/phòng đôi), ăn đối diện ngon, giá hợp lý.
Ngày 3:
Bay chuyến sớm, 8h đến Bagan với sân bay rất dễ thương. Taxi đi tìm nhà nghỉ, cuối cùng ở May Kha Lar làng Nayung Oo (20USD/phòng 4). Gọi luôn 2 xe ngựa (12USD/ngày) đi vào thành cổ Bagan. Trưa ăn ở gần đền Ananda kiểu buffet Miến (Danuphyu Daw Saw Yi, 3000K/người). Chiều tiếp tục thăm các khu đền. Về Nayung, ăn tối cạnh nhà nghỉ, đi dạo, hát nghêu ngao với các bạn Miến bên đống lửa.
Ngày 4:
Dậy sớm, xe ngựa đón đi ngắm bình minh từ đỉnh tháp. Thăm một loạt đền chùa tiếp. Trưa về ngủ một giấc. Chiều ra chợ Bagan, ăn sinh tố kiểu Miến.
Vào chùa Shwezigon ngắm hoàng hôn, rồi về quán ăn toàn khách Miến ở gần đó, một bữa rất ngon với các bạn phục vụ hớn hở cuống cuồng cả lên.
Ngày 5:
Bay sớm đi Mandalay, xe đưa về thành phố ngang đồng hoa hướng dương, về khách sạn Silver Star (195 Corner of 27 str & 83 str, 37USD/4 người). Gọi taxi, đi ăn trưa rất ngon ở quán Aye Myit Tar 1 (81 str. Between 36 - 37 str.), rồi cả loạt chùa với nhiều phiến đá ghi kinh, tu viện gỗ tếch rất đẹp.
Xe đưa qua chỗ chuyên đồ lưu niệm Pho La Pyae với giá cả rất hợp lý và nhiều đồ phong phú đa dạng. Sang Sagaing, thăm Học viện Phật giáo, lên đồi Sagaing. Quay về cầu U Bein ngắm hoàng hôn.
Tối đi dạo phố, vào hàng đồ ăn Hồi, chè Ấn, cơm rang...
Ngày 6:
Ngủ muộn hơn. Gọi xe đi chùa Mahamuni thăm tu viện có cả ngàn vị sư ăn lúc 10h sáng. Ra cầu U Bein lần nữa. Ra bến phà thuê thuyền đi Mingun (25USD), vì lạc mất GPS nên phải bỏ cái chấm Mingun; về xe đưa lên đỉnh đồi Mandalay. Tối đi ăn quán Tàu Min Min gần khách sạn.
Ngày 7:
Bay sớm đi Heho, đã đặt trước resort Sky lake (40USD/phòng đôi). Xe đón từ sân bay Heho về làng Nayang Shwe (18USD), thăm tu viện với khung cửa bầu dục. Xuồng (28USD) đưa đến Resort, rồi nhà hàng ăn trưa, thăm chùa với 5 pho tượng đã thành 5 cục vàng. Đi thăm chỗ làm thuốc lá, làng dệt vải tơ sen, lụa tơ tằm. Rồi làng rèn, đúc đồng sắt, ngôi nhà của người cổ dài.
Ngắm hoàng hôn tắt trên hồ. Về phòng nghe nhạc trong bóng đêm phủ xuống. Ăn tối tại resort.
Ngày 8:
Dậy sớm nhưng chỉ thơ thẩn trong resort. Xuồng đi thăm làng làm đồ bạc, rồi về thẳng làng Nayaung Shwe, ra sân bay về Yangon.
Yangon có xe của Kotar travel đón miễn phí, nghỉ tại Beautyland ngay cạnh chợ Boyzoke nhưng hơi ồn và leo cao (28USD/4). Đi chợ, lang thang rồi ăn tối.
Sáng hôm sau bay sớm về Bangkok để về Hà Nội.
Miền đất VÀNG
Người ta gọi Myanmar là Miền đất vàng - Golden Land - cũng không có gì lạ, bởi nơi đây mắt người có thể nhìn thấy vàng ở khắp nơi !!! và Vàng gắn với Phật giáo, với những ngôi tháp chùa rực rỡ...
Ba nơi thiêng liêng nhất đối với người Myanmar, ba thánh địa Phật giáo, đứng đầu là Chùa tháp Shwedagon ở Yangon, thứ hai là tượng Phật dát vàng Mahamuni ở Mandalay, thứ ba là Hòn đá vàng Kyaiktiyo
Tại chỗ nộp tiền, tớ lấy tờ 20 USD bị rách một vết ở góc ra trả, và nhất quyết là chỉ trả bằng tớ đó. Bạn nào đi Myanmar rồi thì biết, tờ đôla chỉ cần bị vết mực bằng đầu tăm là họ cũng không nhận, nên cái tờ bị rách vết đó đã trả thử ở 5 nơi mà không được. Lần này tớ phải nôp nên nhất quyết là chỉ còn tờ đó. Các bạn Miến trình bày dây dưa với tớ là cái lọ cái chai, nhưng tớ cũng khăng khăng là nếu mà tao phải nộp thì chỉ còn đây thôi. Cuối cùng các bạn í phải chịu. Đô la giả lại thì tớ soi rất kĩ, 2 tờ hơi nhàu là tớ đòi đổi ngay.
Lúc đó nộp tiền rồi, nên "mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng", tớ xông vào chụp tá lả. Lại còn trèo lên hẳn bệ tượng (chỗ mấy bạn dán vàng) chụp đàng hoàng. Bạn bảo vệ cũng không ngăn cản gì, tớ đứng luôn lên cao ngang bức tượng chụp cận cảnh, thế nên ở đây có bộ ảnh ngon choét !!!
Chả bù cho một bạn khác, sau khi bị đóng 2 USD thì bực mình quá bỏ ra ngoài, phí mất tiền !
Khuôn mặt đức Phật của pho tượng linh thiêng.
Nhưng VÀNG của xứ Myanmar đâu chỉ là vàng dát trên tháp chùa, tượng Phật, mà còn là Vàng của hoàng hôn Bagan
và VÀNG trong bình minh thành cổ
Trước hết cám ơn về sự góp ý của bác.
Nhân đây tôi cũng nói về việc "trèo lên bệ tượng", thực ra đó là cách nói cho cho nó "hảo hớn" một tí cho vui. Nếu bác xem ảnh, sẽ thấy lúc nào cũng có người "trèo lên bệ tượng" để dát vàng, mỗi ngày có khoảng nghìn người cùng trèo lên, chạm vào, áp tay... vào tượng, và bệ tượng được làm đủ rộng để có thể đứng đó, di chuyển...
Hơn nữa, thực ra việc "trèo lên bệ tượng" là do nhân viên ở đó dẫn tôi lên. Sau khi tôi mua vé chụp ảnh rồi thì nhân viên dẫn tôi vào các góc và nói rằng tôi có thể chụp thoải mái, rồi sau đó dẫn tôi lên tượng, chỉ cho tôi chỗ đứng, chỗ ngồi để chụp cho đẹp, sau khi tôi chụp xong rồi còn hỏi có cần chụp nữa không. Tôi cảm ơn và đi ra đàng hoàng, chứ không cần phải lén lút gì.
Nói thêm về việc vé ở Myanmar, chính những người lái xe taxi ở Yangon và Mandalay đã nói với chúng tôi là việc thu vé ở nhiều nơi di tích là đắt vô lý và cái đó chui vào túi người đặt ra vé. Một lái xe ở Mandalay đã "giúp" chúng tôi trở thành người bản địa để không phải tốn 3 USD một người cho một đỉnh đồi dựng toàn chùa mới, một người khác nói rằng thật vô lý khi với 10 USD ở Bagan có thể đi thăm 2000 ngôi chùa trong bao nhiêu ngày tuỳ thích, trong khi một ngôi chùa ở Bago - nếu đúng theo quy định của chính quyền địa phương - cũng là 10 USD cho chỉ một lần vào.
Một Myanmar VÀNG khác
Và Vàng hoàng hôn U Bein
Phật bị cầm tù...
Trong tất cả các pho tượng Phật mà tôi đã thấy ở Myanmar, ấn tượng nhất đối với tôi là pho tượng ở chùa Manuha, trong khu làng Myinkaba, Bagan.
Pho tượng gạch khổng lồ cao đến gần 15m, ngồi bình yên thản nhiên giữa bốn phía tường gạch sát sạt như muốn thít chặt lấy đức Phật. Đỉnh đầu Phật sát vào trần, đến nỗi búi tóc chìm vào trần phòng. Các bức vách chỉ cách thân Phật vừa đủ một người lách qua. Một vị Phật bị cầm tù.
Lịch sử kể rằng: năm 1059, vua Bagan đánh vùng Thaton, bắt được vua Manuha đem về cầm tù tại đền Nanpaya. Vị vua mất tự do đã dùng những tài sản cuối cùng của mình xin được xây một ngôi chùa thờ Phật cạnh nơi bị giam giữ. Và thế là hình đức Phật bị giam cầm giữa bốn bức tường ra đời. Khi chùa xây xong thì vua Manuha cũng chết trong tù.
Chùa Manuha có 3 pho tượng Phật ngồi và một pho Phật nằm đều trong thế bị giam cầm. Tưởng như Phật chỉ cần dang tay, duỗi chân là tường sụp, cột đổ, thế nhưng Phật vẫn ngồi bình yên suốt gần một nghìn năm qua. Và đến giờ, đây vẫn là những pho tượng Phật lớn nhất Bagan.
Bốn vị Phật
Bất cứ ai đến Myanmar đều cũng nhận thấy tượng Phật Myanmar có đặc trưng rất riêng.
Các ngôi chùa lớn, bốn phía có bốn tượng Phật nhìn ra. Chùa Shwedagon, chùa Shwezigon, chùa Shwemawdaw... đều như vậy. Theo tôi, trong các bộ 4 tượng Phật, bộ tượng tại chùa Ananda - Bagan là đẹp nhất, 4 pho tượng đứng cao sừng sững, từ gần chục mét nhìn xuống, với các khuôn mặt, nếp áo, thủ ấn tuyệt đẹp...
Đây là bốn vị Phật trong quá khứ đã từng thuyết pháp trên cõi Tabà này...
Lần lượt từ trái sang:
Phía Bắc là Phật Câu-Lâu-Tôn, với hai tay trong thủ ấn chuyển pháp luân
Phía Đông là Phật Câu-Na-Hàm, với tay phải cầm ngọc ước ban phúc
Phía Nam là Phật Ca-Diếp, với hai tay chuyển pháp luân
Phía Tây là Phật Thích-Ca, tay phải trong ấn Vô uý, tay trái ấn cát tường
Bốn pho tượng bao quát cả bốn phương vũ trụ, lồng lộng từ bi, mỗi khuôn mặt đều rất riêng không giống nhau, thể hiện sự tự do sáng tạo của các nghệ sĩ từ hàng trăm năm trước.
(Người Myanmar tôn sùng bốn vị Phật quá khứ cho đến Thích Ca, còn Việt Nam thì là bảy vị)
Bóng và hình, sáng và tối, đôi khi không rõ cái gì tạo nên cái gì???
Có lẽ tớ kể lể vài chuyện Bagan cái nhỉ...
Ra khỏi sân bay rất đáng yêu, sân trước có ghi rõ giá rổ: đi và làng Nyaung Oo là 5000K, vào Old Bagan là 6000K, đến New Bagan là 7000... Nhảy lên một chiếc taxi, anh lái rất dễ thương bảo sẽ đưa đến Maykhalar là nhà nghỉ theo anh í là hợp lý nhất.
Thế nhưng vẫn còn tâm lý của người Việt, e ngại trước sự chân thành thực tình của người khác, cả bọn bảo anh í đưa qua hai chỗ khác được viết trong LP. Vòng vèo cuối cùng thì Maykhalar vẫn là tốt nhất trong số các nhà nghỉ đã đến thật.
Vào trong Maykhalar, điều tớ ấn tượng nhất là cái bảng giờ Mặt Trời mọc và lặn này, dán ngay giữa tường, chuyên nghiệp thế không biết !!!
Thành Bagan đã từng rực rỡ huy hoàng một nghìn năm trước, đã từng có đến 10000 (mười nghìn) ngôi chùa, đền tháp, ngày nay trơ trơ cùng bụi đất, cỏ cây. Chỉ còn lại khoảng hai nghìn ngôi đền còn lại.
Xưa kia chắc hẳn những ngựa xe của các vị vua chúa Bagan đã từng rầm rập nơi này, các đoàn tu sĩ rực rỡ trong sự sùng kính của dân chúng...
Giờ đây, chỉ còn những chiếc xe ngựa lọc cọc xuyên giữa những con đường bụi đất. Lọng vàng tán bạc, xiêm áo huy hoàng xưa còn đâu !?
--------
Trong Bagan có thể thuê xe ngựa hoặc taxi, xe ngựa rẻ hơn vì không tốn xăng! Phi đội củ đậu trước kia ngự 4 người một xe, còn lần này Củ Lạc quyết định đi hai xe, vì thương các chú ngựa có thể mệt mỏi quá. Lũ ngựa ở đây chỉ được ăn rơm khô mà thôi. Vùng đất khô hạn này lấy đâu cỏ non cho chúng !
Cá nhân tớ đến Bagan thì nghĩ rằng đi xe ngựa là thú nhất. Ở Lệ Giang tớ cũng đi xe đạp cong mông, sứt mẻ cả ấm chén mấy chục km rồi nên sợ vỡ hết mất !
Đi xe ngựa có lẽ cũng tạo thêm công việc cho người dân nghèo nơi đây, và cảm giác ngồi trên xe lúc lắc lúc lắc cũng rất thú vị. Có thể trò chuyện với người đánh xe, có thể ngủ gà gật, lim dim mắt để đưa mình về với thời xa xưa.
Lại cũng có thể "nghiêng ngả" như thế này
Hai bạn xe ngựa đứng chờ chúng tớ vào làng Minnanthu...
Hai chiếc xe ngựa lọc cọc đưa chúng tôi đến với khu đền và tu viện ngầm Nanda Pyin Nya. Bên đền, những hoạ sĩ dân gian bày các bức tranh trên nền gạch, chặn các hòn sỏi lên trên, phô bày màu sắc rực rỡ. Đa số là tranh có hình ảnh Phật giáo.
Mingala2 thản nhiên hỏi anh chàng bán tranh: có tranh nào không có Phật không ???
Mingala2 thản nhiên hỏi anh chàng bán tranh: có tranh nào không có Phật không ???
Anh chàng vẽ tranh tò mò
(Mingala3 thích mê tơi nhưng cứ giả vờ không biết gì)
(Mingala3 thích mê tơi nhưng cứ giả vờ không biết gì)
Rời tu viện ngầm, bè lũ Mingalar (gồm Mingala1, Mingala2, Mingala3, Mingala4) kéo sang ngôi đền Thambula.
Đền này do bà hoàng Thambula xây từ cách đây gần tám trăm năm. Trong đền còn những bức tranh vẽ trên tường, đặc biệt là tranh vẽ cảnh đua thuyền trên sông, những cuộc đua được tổ chức thường xuyên thời mà ngôi đền được xây dựng.
Người giữ chìa khoá của đền Thambula tận tình chỉ dẫn những bức tranh, và chỉ cho bè lũ lối lên tầng trên của khu đền.
Có thể thấy hình các bức tranh Phật vẽ kín trên tường, những bức tranh có tuổi gần 800 năm !!!
Với người Việt, Chùa là nơi đặt tượng thờ Phật, là nơi hành lễ, đọc kinh, là nơi tăng ni ở, cũng là nơi chôn cất các vị sư qua đời, nghĩa là Chùa là tập hợp tất cả vào một chỗ, tương tự Trung Quốc, Nhật, Hàn.
Ở các nước Phật giáo Nguyên thuỷ, các công trình rất tách biệt. Những ngôi đền thờ tượng Phật riêng (temple), và những tu viện nơi các tu sĩ sinh sống, học tập riêng (monastery), và các tháp thờ (stupa) có thể cũng riêng. Người Myanmar phân biệt :
- Kyaung: tu viện, nơi sư tăng ở và học tập
- Patho, Paya: đền thờ, điện thờ
- Pya : tháp thờ hình vuông, tượng trưng núi Meru
- Zedi: tháp thờ hình tròn, tương tự Stupa
- Hti : tháp thờ hình tròn trên đỉnh có cái lọng nhiều tầng tượng trưng Niết Bàn.
- Shwe: nghĩa là vàng, chỉ tháp dát vàng mới có tên này.
Do vậy tôi sẽ dùng từ Đền thờ, Tháp thờ, thay cho Chùa.
Bè lũ Mingala trên tầng của đền Thambula
Từ trên đền Thambula nhìn về phía Tây, hướng ra sông Ayeyarwady, tầng tầng lớp lớp các ngôi tháp cổ... Hàng chục ngọn tháp Rất lớn, hàng trăm ngọn Lớn, và cả nghìn ngọn tháp nhỏ. Những ngôi tháp lớn đều do các vị vua xây, tháp nhỏ hơn do tầng lớp quyền quý.
Đằng sau sự huy hoàng tráng lệ đó, là sự suy tàn mầm mống. Đế quốc Bagan đã sụp đổ ngay từ trong lòng nó, khi một mặt các vị vua tôn sùng Phật pháp, cho xây những ngôi tháp vĩ đại, nhưng lại cũng sẵn sàng giết cha để chiếm ngôi...
Điều này khá thú vị, vì Phật giáo Nguyên thuỷ ít khi tôn thờ nhiều vị Phật cùng lúc, thường tập trung tôn thờ Thích Ca. Nhưng tại Bagan, có thể thấy các ngôi đền thờ 1 Phật, 2 Phật, 3 Phật, 4 Phật, 5 Phật...
Đằng sau sự huy hoàng tráng lệ đó, là sự suy tàn mầm mống. Đế quốc Bagan đã sụp đổ ngay từ trong lòng nó, khi một mặt các vị vua tôn sùng Phật pháp, cho xây những ngôi tháp vĩ đại, nhưng lại cũng sẵn sàng giết cha để chiếm ngôi...
Không xa tháp Thambula là ngôi đền Payathonzu với ba tháp liền nhau.
Nhìn ngôi đền này, tôi liên tưởng ngay đến những cụm tháp Chăm ba tháp ở Việt Nam như Chiên Đàn, Khương Mỹ, tôn thờ Tam vị nhất thể trong Hindu giáo là Brahma, Vishnu, Shiva. Trước khi Phật giáo du nhập vào Bagan, trong nhiều đời vua đã từng theo Hindu giáo.
Tuy nhiên đây không phải ba ngôi tháp riêng biệt như Hindu giáo, mà là một ngôi đền có ba tháp thờ, tôn thờ Tam thế Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai.
Nhìn ngôi đền này, tôi liên tưởng ngay đến những cụm tháp Chăm ba tháp ở Việt Nam như Chiên Đàn, Khương Mỹ, tôn thờ Tam vị nhất thể trong Hindu giáo là Brahma, Vishnu, Shiva. Trước khi Phật giáo du nhập vào Bagan, trong nhiều đời vua đã từng theo Hindu giáo.
Tuy nhiên đây không phải ba ngôi tháp riêng biệt như Hindu giáo, mà là một ngôi đền có ba tháp thờ, tôn thờ Tam thế Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai.
Điều này khá thú vị, vì Phật giáo Nguyên thuỷ ít khi tôn thờ nhiều vị Phật cùng lúc, thường tập trung tôn thờ Thích Ca. Nhưng tại Bagan, có thể thấy các ngôi đền thờ 1 Phật, 2 Phật, 3 Phật, 4 Phật, 5 Phật...
Khoảng một nửa các ngôi đền tại Bagan có kiến trúc tháp vuông, tượng trưng cho núi vũ trụ Meru (núi Tu Di). Có điều thay vì bốn vị Thiên Vương ở bốn mặt, thì là bốn vị Phật: Câu-Lâu-Tôn, Câu-Na-Hàm, Ca-Diếp, Thích-Ca.
Các ngọn tháp được dựng toàn bằng gạch, tầng cấp vươn cao. Trang trí trong tháp là các hình điêu khắc, tranh vẽ về cuộc đời của Phật Thích Ca, hoặc bộ tranh Jataka (Bản sinh kinh) mô tả hơn 500 tiền kiếp của Phật Thích Ca.
Tháp Tayoke Pye nổi bật trên nền trời phía Đông, nhìn từ Payathonzu.
Các ngọn tháp được dựng toàn bằng gạch, tầng cấp vươn cao. Trang trí trong tháp là các hình điêu khắc, tranh vẽ về cuộc đời của Phật Thích Ca, hoặc bộ tranh Jataka (Bản sinh kinh) mô tả hơn 500 tiền kiếp của Phật Thích Ca.
Tháp Tayoke Pye nổi bật trên nền trời phía Đông, nhìn từ Payathonzu.
Những người dân ở Bagan, họ vẫn còn nghèo, nghèo quá. Họ đang sống trên một mỏ vàng du lịch, thế nhưng họ vẫn không có gì.
Cách đây 20 năm, khi đó tôi đọc cuốn sách "Bảy kỳ quan thế giới" nói về 7 kỳ quan cổ đại quanh Địa Trung Hải, tác giả sách đã thêm 1 chương về các kì quan khác, không được biết đến bởi người Phương Tây. Trong đó có viết về kỳ quan Bagan này. Khi đó tôi đã tưởng tượng đến ngày sẽ được đến đây.
Đến đây rồi, lại thấy chợt buồn khi vì một số lý do (chủ yếu về chính trị) mà nơi này thậm chí không được công nhận là Di sản Thế giới !!! Buồn sao cho những ngọn tháp cổ trơ trơ trước thời gian, thiên nhiên, và quằn quại của con người.
Cách đây 20 năm, khi đó tôi đọc cuốn sách "Bảy kỳ quan thế giới" nói về 7 kỳ quan cổ đại quanh Địa Trung Hải, tác giả sách đã thêm 1 chương về các kì quan khác, không được biết đến bởi người Phương Tây. Trong đó có viết về kỳ quan Bagan này. Khi đó tôi đã tưởng tượng đến ngày sẽ được đến đây.
Đến đây rồi, lại thấy chợt buồn khi vì một số lý do (chủ yếu về chính trị) mà nơi này thậm chí không được công nhận là Di sản Thế giới !!! Buồn sao cho những ngọn tháp cổ trơ trơ trước thời gian, thiên nhiên, và quằn quại của con người.
Những ngọn tháp của đền Tayoke Pye, tưởng chừng như chư Thiên đang ngự trên mỗi toà tháp nhỏ, quan sát thế gian từ đỉnh thế giới...
Bạn đồng hành
Đền Dhamayangyi tuy không phải cao nhất, nhưng là ngôi đền lớn nhất Bagan, và cũng là ngôi đền bi thảm nhất.
Narathu là hoàng tử Bagan, đã giết cha và anh trai mình để cướp ngôi vua năm 1167. Ngai vàng chiếm bằng máu đó khiến vị vua muốn chuộc tội (hay ho sao, ai cũng chuộc được tội sau khi gây tội thì tiện nhỉ?) nên đã ra lệnh xây ngôi đền thờ Phật lớn nhất, vĩ đại nhất.
Truyền thuyết kể rằng vua Narathu đích thân làm đốc công, cầm gươm giám sát việc xây dựng công trình. Chỗ nào mà lưỡi gươm mỏng chọc được vào giữa hai viên gạch thì vua sẽ dùng thanh gươm đó chém ngay người thợ xây. Một lần nữa công trình được xây bằng máu.
Cuồng tín Phật giáo, vua rất ghét ai dám thờ cúng các vị thần Hindu giáo, nhưng lại cưới một cô vợ là công chúa của một vị vương Ấn Độ. Một lần bắt gặp cô vợ lễ lạy thần Hindu trong cung, Narathu chém chết cô này. Cha của công chúa tức giận, sai 8 vị tu sĩ Bàlamôn lặng lẽ đến Bagan.
Và thế là, vị vua hiếu sát đã bị tám người Bàlamôn giết chết ngay trong ngôi đền đang xây dựng. Máu đã đổi bằng máu.
Đền Dhamayangyi không được hoàn thành cao như ý muốn của Narathu, vị vua kế tiếp hoàn thiện nó với số tầng bớt đi, và cũng bớt các tháp trang trí, nhưng quy mô vẫn là lớn nhất Bagan. Và như để tránh cái kết cục bi thảm của Narathu, trong đền thờ 5 tượng Phật, có thêm Di Lặc - vị Phật Tương Lai.
Narathu là hoàng tử Bagan, đã giết cha và anh trai mình để cướp ngôi vua năm 1167. Ngai vàng chiếm bằng máu đó khiến vị vua muốn chuộc tội (hay ho sao, ai cũng chuộc được tội sau khi gây tội thì tiện nhỉ?) nên đã ra lệnh xây ngôi đền thờ Phật lớn nhất, vĩ đại nhất.
Truyền thuyết kể rằng vua Narathu đích thân làm đốc công, cầm gươm giám sát việc xây dựng công trình. Chỗ nào mà lưỡi gươm mỏng chọc được vào giữa hai viên gạch thì vua sẽ dùng thanh gươm đó chém ngay người thợ xây. Một lần nữa công trình được xây bằng máu.
Cuồng tín Phật giáo, vua rất ghét ai dám thờ cúng các vị thần Hindu giáo, nhưng lại cưới một cô vợ là công chúa của một vị vương Ấn Độ. Một lần bắt gặp cô vợ lễ lạy thần Hindu trong cung, Narathu chém chết cô này. Cha của công chúa tức giận, sai 8 vị tu sĩ Bàlamôn lặng lẽ đến Bagan.
Và thế là, vị vua hiếu sát đã bị tám người Bàlamôn giết chết ngay trong ngôi đền đang xây dựng. Máu đã đổi bằng máu.
Đền Dhamayangyi không được hoàn thành cao như ý muốn của Narathu, vị vua kế tiếp hoàn thiện nó với số tầng bớt đi, và cũng bớt các tháp trang trí, nhưng quy mô vẫn là lớn nhất Bagan. Và như để tránh cái kết cục bi thảm của Narathu, trong đền thờ 5 tượng Phật, có thêm Di Lặc - vị Phật Tương Lai.
Trong hành lang của đền Dhamayangyi
Hoa gì, đôi lúc cũng do trí tưởng tượng của những nghệ sĩ dân gian sáng tạo ra, ở Việt Nam cũng thế. Như trong kinh nói rằng tại hội Linh Sơn, Phật Thích Ca cầm cành hoa đưa lên, có người nói là hoa vô ưu, rồi chuyện hoa Ưu Đàm chỉ nở khi gặp Phật; nhưng hoa Vô ưu, hoa Ưu đàm là hoa gì thì các nghệ sĩ Việt không biết, thế là người ta tạc bông hoa sen, dù rằng lại Linh Sơn khô hạn thì không thể có hoa sen.
Những bông "hoa Phật", hay những bông hoa được vẽ trong tay các tu sĩ cúng dường chư Phật ở đền Sulamani là loài hoa gì, có lẽ cũng không quan trọng. Thậm chí những bông hoa đó không có thật lại càng hay. Trong kinh nói rằng khi Phật đản sinh, hay khi thuyết pháp, ... đều có mưa hoa đầy trời, nhưng cũng không ai nói cụ thể loại hoa. Vì thế các nghệ sĩ tha hồ sáng tạo...
Nhưng không phải chỉ có tranh Phật, tranh hoa,..., có lúc bỗng vách tường hiện lên những nét vẽ đơn sơ một con bò, con voi rất đơn giản thô sơ nhưng lại sống động lạ kì...
Hãy nhìn lên góc bên phải phía trên, trong ánh nắng chiếu vào, một đôi sừng bò cong cong đấy...
Những bông "hoa Phật", hay những bông hoa được vẽ trong tay các tu sĩ cúng dường chư Phật ở đền Sulamani là loài hoa gì, có lẽ cũng không quan trọng. Thậm chí những bông hoa đó không có thật lại càng hay. Trong kinh nói rằng khi Phật đản sinh, hay khi thuyết pháp, ... đều có mưa hoa đầy trời, nhưng cũng không ai nói cụ thể loại hoa. Vì thế các nghệ sĩ tha hồ sáng tạo...
Nhưng không phải chỉ có tranh Phật, tranh hoa,..., có lúc bỗng vách tường hiện lên những nét vẽ đơn sơ một con bò, con voi rất đơn giản thô sơ nhưng lại sống động lạ kì...
Hãy nhìn lên góc bên phải phía trên, trong ánh nắng chiếu vào, một đôi sừng bò cong cong đấy...
Tại đền Dhamayangyi, Đội củ lạc gặp một chuyện, nhưng có thể thấy rõ hơn sự chân thật của các bạn Myanmar.
Số là khi vào đền, nhân nói chuyện vẩn vơ với mấy người bán đồ mỹ nghệ bên thềm đền, chúng tôi nói là người Việt Nam. Thế là có một cậu bán hàng vội vàng đem một số tờ tiền Việt Nam ra giãi bày: Số là năm trước có một gã Việt kiều, sau khi rời Việt Nam đi qua đây, khi mua hàng của cậu đã lấy tiền Việt ra trả, và bảo với họ là tiền này cũng có giá trị lắm... Nhìn thấy số to quá, lại nhiều số 0, cậu thật thà tin rằng có thể dùng được tiền đó. Nhưng rồi bao nhiêu lâu chẳng biết đem đi đâu mà đổi được, nên cứ đành giữ đến giờ.
Gặp chúng tôi người Việt Nam, cậu nhờ đổi lại. Thế là chúng tôi đổi lại giúp cậu, tuy nhiên gã Việt kiều kia nói rằng tỉ giá là 16, nên đến giờ khi đổi lại, cậu bị thiệt đi một phần. Sau khi cậu đổi, một anh chàng khác cũng chạy vội ra, thì ra anh ta cũng bị trả tiền Việt !
Số tiền với họ cũng là không nhỏ, mười mấy USD. Họ thật thà chân chất quá !
Những món đồ khắc gỗ bày dưới thềm
Số là khi vào đền, nhân nói chuyện vẩn vơ với mấy người bán đồ mỹ nghệ bên thềm đền, chúng tôi nói là người Việt Nam. Thế là có một cậu bán hàng vội vàng đem một số tờ tiền Việt Nam ra giãi bày: Số là năm trước có một gã Việt kiều, sau khi rời Việt Nam đi qua đây, khi mua hàng của cậu đã lấy tiền Việt ra trả, và bảo với họ là tiền này cũng có giá trị lắm... Nhìn thấy số to quá, lại nhiều số 0, cậu thật thà tin rằng có thể dùng được tiền đó. Nhưng rồi bao nhiêu lâu chẳng biết đem đi đâu mà đổi được, nên cứ đành giữ đến giờ.
Gặp chúng tôi người Việt Nam, cậu nhờ đổi lại. Thế là chúng tôi đổi lại giúp cậu, tuy nhiên gã Việt kiều kia nói rằng tỉ giá là 16, nên đến giờ khi đổi lại, cậu bị thiệt đi một phần. Sau khi cậu đổi, một anh chàng khác cũng chạy vội ra, thì ra anh ta cũng bị trả tiền Việt !
Số tiền với họ cũng là không nhỏ, mười mấy USD. Họ thật thà chân chất quá !
Những món đồ khắc gỗ bày dưới thềm
Những bức tranh tường chủ yếu vẽ Phật ngồi trong thế bán già, tay trái để ngửa trong lòng, tay phải chạm xuống dưới đất. Đây là thế xúc địa, thể hiện khi Phật đã thành đạo, tay phải trấn áp ma quỷ (ma quỷ chính là vô minh trong tâm ta, không phải ma quỷ bên ngoài). Với Việt Nam thì tượng Phật thường để hai tay ngửa trong lòng, còn ở Myanmar thì tôn thờ hình tượng này.
Có bức tranh thì mô tả bàn tay trong thế Chuyển pháp luân: hai tay trước ngực úp vào nhau nhưng không chạm nhau, giống như đang xoay vần một bánh xe vô hình...
Có những bức tranh rất lớn như ở đền Sulamani, chiếm toàn bộ bức tường, chỗ khác lại là những bức tranh kín mít tường, liên tục với các hình Phật ngồi sát nhau trong cùng tư thế, thể hiện sự có mặt khắp nơi của Phật. Lại có nơi những bức tranh khác nhau liên tiếp, mô tả về các tiền kiếp của Phật, hoặc là kể lại câu chuyện cuộc đời Phật Thích Ca...
Lại có nơi như đền Gubyakugyi là bức tranh mô tả cuộc sống của vua chúa, tăng lữ thời xa xưa, cũng kín mít quanh các bức tường.
À, bạn nào đi Bagan nên mang theo một cái đèn pin, để có thể nhìn rõ hơn các bức tranh (tất nhiên nếu quan tâm và thích thú).
Những bức tranh rất lớn trong đền Sulamani
Có bức tranh thì mô tả bàn tay trong thế Chuyển pháp luân: hai tay trước ngực úp vào nhau nhưng không chạm nhau, giống như đang xoay vần một bánh xe vô hình...
Có những bức tranh rất lớn như ở đền Sulamani, chiếm toàn bộ bức tường, chỗ khác lại là những bức tranh kín mít tường, liên tục với các hình Phật ngồi sát nhau trong cùng tư thế, thể hiện sự có mặt khắp nơi của Phật. Lại có nơi những bức tranh khác nhau liên tiếp, mô tả về các tiền kiếp của Phật, hoặc là kể lại câu chuyện cuộc đời Phật Thích Ca...
Lại có nơi như đền Gubyakugyi là bức tranh mô tả cuộc sống của vua chúa, tăng lữ thời xa xưa, cũng kín mít quanh các bức tường.
À, bạn nào đi Bagan nên mang theo một cái đèn pin, để có thể nhìn rõ hơn các bức tranh (tất nhiên nếu quan tâm và thích thú).
Những bức tranh rất lớn trong đền Sulamani
Sulamani, ngôi đền lớn với những bức tranh tường hồn nhiên, kì lạ...
Ananda, ngôi đền được coi là đẹp nhất Bagan, với bốn pho tượng Phật lớn bằng đồng dát vàng đứng sừng sững, với 80 ô trong đền đặt 80 bức phù điêu bằng đá mô tả lại cuộc đời của Phật Thích Ca, và 530 tấm gạch men tả các tiền kiếp của Phật. Đây là ngôi đền tốn nhiều công sức của các triều đại Bagan nhất, cũng gần như là nơi du khách nào đến Bagan cũng phải ghé thăm.Chuyện ăn uống, thì chẳng hiểu sao lũ 4 đứa chúng tôi lại thấy rất hài lòng với các món ăn của các bạn Miến. Phải chăng cả 4 đều dễ tính rộng lòng thế nhỉ?
Nên về sau bè lũ tự nhận là "Ăn hùng hục đi quần quật"
Đầu tiên là bốn bát Mogingha ở Yangon, trong khi chờ lấy vé máy bay, trong một căn phòng nhỏ trên tầng 2. Mogingha giống bún nhưng cho thêm các thức khác lạ, gồm có cá, cái gì đó giống váng đậu, cả thân chuối thái nhỏ... Bốn đứa ăn thun thút, chả chê cái gì...
Rồi bữa tối hôm đó trên đỉnh Golden Rock, với bát canh chua nóng nghi ngút khói ngon lành, tuy hơi cay nhưng ai cũng đánh chén cật lực.
Lại nhớ đến bữa trưa ở Bagan, ở một quán ngay gần đền Ananda. Khi bước vào, Mingalart-4 nhìn thấy bàn bên có mỗi 1 anh chàng ngồi ăn, mà trên bàn bày la liệt đến cả hai chục cái bát, mỗi bát một ít, và anh ta ăn rất là thong thả. Hắn lo lắng lắm, không biết vào đây ăn có phải ăn hết tất cả không, và trả bao nhiêu nhỉ?
Sau mới biết đó là "Búpphê kiểu Miến": các bạn Miến bày tất cả các món ăn ra bàn trong những cái bát nhỏ, mỗi bát có thìa xúc riêng. Ăn hết cái gì thì các bạn lại lấy thêm vào ngay, cái gì không ăn đến thì mang đi, rồi tính tiền theo đầu người chứ không cứ ăn nhiều hay ít !!!
Mà ngay đầu tiên, bốn đứa đã ấn tượng với đĩa rau sống của các bạn Miến gồm rất nhiều thứ, có cả: cà sống, xàlách, đậu bắp, cà luộc sơ, lá chanh non, loại rau gì buộc một túm luộc sơ ăn đắng nhưng lại hay... rồi là món mắm chấm rau như kiểu mắm ruốc nhưng không phải.
Thôi thì chả biết loại gì, cứ thế ăn hùng hục.
Và mặc dù bạ cái gì cũng ăn, thấy cái gì cũng thử, dưng mà chả ai bị đau bụng. Chứng tỏ hội này tốt bụng.
Buffe kiểu miến (ảnh Mingalar-One)
Nên về sau bè lũ tự nhận là "Ăn hùng hục đi quần quật"
Đầu tiên là bốn bát Mogingha ở Yangon, trong khi chờ lấy vé máy bay, trong một căn phòng nhỏ trên tầng 2. Mogingha giống bún nhưng cho thêm các thức khác lạ, gồm có cá, cái gì đó giống váng đậu, cả thân chuối thái nhỏ... Bốn đứa ăn thun thút, chả chê cái gì...
Rồi bữa tối hôm đó trên đỉnh Golden Rock, với bát canh chua nóng nghi ngút khói ngon lành, tuy hơi cay nhưng ai cũng đánh chén cật lực.
Lại nhớ đến bữa trưa ở Bagan, ở một quán ngay gần đền Ananda. Khi bước vào, Mingalart-4 nhìn thấy bàn bên có mỗi 1 anh chàng ngồi ăn, mà trên bàn bày la liệt đến cả hai chục cái bát, mỗi bát một ít, và anh ta ăn rất là thong thả. Hắn lo lắng lắm, không biết vào đây ăn có phải ăn hết tất cả không, và trả bao nhiêu nhỉ?
Sau mới biết đó là "Búpphê kiểu Miến": các bạn Miến bày tất cả các món ăn ra bàn trong những cái bát nhỏ, mỗi bát có thìa xúc riêng. Ăn hết cái gì thì các bạn lại lấy thêm vào ngay, cái gì không ăn đến thì mang đi, rồi tính tiền theo đầu người chứ không cứ ăn nhiều hay ít !!!
Mà ngay đầu tiên, bốn đứa đã ấn tượng với đĩa rau sống của các bạn Miến gồm rất nhiều thứ, có cả: cà sống, xàlách, đậu bắp, cà luộc sơ, lá chanh non, loại rau gì buộc một túm luộc sơ ăn đắng nhưng lại hay... rồi là món mắm chấm rau như kiểu mắm ruốc nhưng không phải.
Thôi thì chả biết loại gì, cứ thế ăn hùng hục.
Và mặc dù bạ cái gì cũng ăn, thấy cái gì cũng thử, dưng mà chả ai bị đau bụng. Chứng tỏ hội này tốt bụng.
Buffe kiểu miến (ảnh Mingalar-One)
Cũng là câu chuyện gặp gỡ và đàn hát, Bốn Mingalar cũng có một chuyện vui vui.
Số là sau một ngày lang thang khắp thành cổ Bagan trên xe ngựa, ngắm hoàng hôn chết trên đỉnh tháp, quay về nhà nghỉ Maykhalar đáng yêu, ăn tối xong đã 9h tối, cả bốn lại đi bộ sang chùa Shwezigon. Đến nơi thì chùa đã đóng cửa, lại quay về.
Khí hậu ở Bagan khá khắc nghiệt, ban ngày tuy nắng nóng nhưng đêm nhiệt độ lại xuống thấp, phải khoác áo, đội mũ cẩn thận. Cả bốn bọn chúng đi lững thững về thì thấy ở ngã ba có hai người đang đốt lửa sưởi ở cạnh một ngôi nhà đang xây dở.
Thế là Mingalar-1 bảo "Hay vào kia sưởi đi", rồi kéo vào ngồi xuống bên cạnh, tự nhiên như ruồi !! Hai người Miến kia cũng chẳng tỏ ra ngạc nhiên khi mấy đứa hỏi han bằng tiếng Anh, và cũng vui vẻ cho thêm củi để đống lửa to lên.
Thế rồi trong lúc đó, Mingalar-4 tự nhiên lại muốn hát. Chả nhớ hắn hát cái giè, nghêu ngao thôi. Bỗng nhiên từ trong nhà một anh chàng chui ra, tay ôm chiếc ghi-ta, và hỏi cả lũ có ai chơi đàn không, hãy chơi và hát cùng với chúng tôi ! Chao ôi là tiếc rằng sao trước đây mình không đi học ghi-ta nhỉ. Cả bốn ngẩn ra, rồi bảo thôi mày chơi đi, bọn tao hát cũng được, chơi bài gì mọi người cùng biết í.
Thế là anh ta chơi đàn và hát, anh chàng bên cạnh cũng hát. Họ hát mấy bài của MLTR, thứ nhạc đã chục năm rồi mấy đứa hiếm khi nghe, nhưng cung lải nhải theo vài đoạn điệp khúc. Rồi một anh chàng nữa ra, một ông ở đâu cũng lại, hát say sưa, sung sướng. Bọn hắn đề nghị họ hát bài tiếng Miến, và thế là một series tiếng Miến... Người phụ nữ ngồi cạnh tủm tỉm cười. Chị không hát nhưng tủm tỉm cười.
Rời đống lửa đi khi đã khá muộn, trong lòng hắn vẫn còn đang hát...
(MLTR: Micheal Learns to Rock)
Số là sau một ngày lang thang khắp thành cổ Bagan trên xe ngựa, ngắm hoàng hôn chết trên đỉnh tháp, quay về nhà nghỉ Maykhalar đáng yêu, ăn tối xong đã 9h tối, cả bốn lại đi bộ sang chùa Shwezigon. Đến nơi thì chùa đã đóng cửa, lại quay về.
Khí hậu ở Bagan khá khắc nghiệt, ban ngày tuy nắng nóng nhưng đêm nhiệt độ lại xuống thấp, phải khoác áo, đội mũ cẩn thận. Cả bốn bọn chúng đi lững thững về thì thấy ở ngã ba có hai người đang đốt lửa sưởi ở cạnh một ngôi nhà đang xây dở.
Thế là Mingalar-1 bảo "Hay vào kia sưởi đi", rồi kéo vào ngồi xuống bên cạnh, tự nhiên như ruồi !! Hai người Miến kia cũng chẳng tỏ ra ngạc nhiên khi mấy đứa hỏi han bằng tiếng Anh, và cũng vui vẻ cho thêm củi để đống lửa to lên.
Thế rồi trong lúc đó, Mingalar-4 tự nhiên lại muốn hát. Chả nhớ hắn hát cái giè, nghêu ngao thôi. Bỗng nhiên từ trong nhà một anh chàng chui ra, tay ôm chiếc ghi-ta, và hỏi cả lũ có ai chơi đàn không, hãy chơi và hát cùng với chúng tôi ! Chao ôi là tiếc rằng sao trước đây mình không đi học ghi-ta nhỉ. Cả bốn ngẩn ra, rồi bảo thôi mày chơi đi, bọn tao hát cũng được, chơi bài gì mọi người cùng biết í.
Thế là anh ta chơi đàn và hát, anh chàng bên cạnh cũng hát. Họ hát mấy bài của MLTR, thứ nhạc đã chục năm rồi mấy đứa hiếm khi nghe, nhưng cung lải nhải theo vài đoạn điệp khúc. Rồi một anh chàng nữa ra, một ông ở đâu cũng lại, hát say sưa, sung sướng. Bọn hắn đề nghị họ hát bài tiếng Miến, và thế là một series tiếng Miến... Người phụ nữ ngồi cạnh tủm tỉm cười. Chị không hát nhưng tủm tỉm cười.
Rời đống lửa đi khi đã khá muộn, trong lòng hắn vẫn còn đang hát...
(MLTR: Micheal Learns to Rock)
Những bài hát như đưa chúng tôi về với bóng chiều đổ trên những ngôi tháp cổ, cô đơn giữa không gian. Quanh đây có muôn vàn ngọn tháp, mà vẫn cô đơn, với bóng chiếc xe ngựa gục đầu.
Trong một ánh mặt trời đang chết, tôi bỗng thấy lòng mình đau như mới mất một điều gì. Giờ đây nhìn lại, có lúc tôi thấy mình chợt như chính mặt trời kia, đã mất một phần.
Sáng ngày thứ hai ở Bagan, bốn đứa hẹn trước hai chiếc xe ngựa, nhưng do chờ lấy đồ ăn sáng (không ăn sáng ở nhà nghì thì bắt lấy về sớm), nên cũng muộn chút chút.
Và vó ngựa lại lọc cọc lọc cọc trong thành cổ, xuyên qua những ngọn tháp im lìm, những bụi cây khô khát, những tán lá đan nhau.
Chúng tôi vẫn kịp lên một ngon tháp trước khi bình minh xuất hiện.
Trước lúc bình minh
Và mặt trời lên dưới một cuộn mây dữ dôi, như là mắt bão
Và vó ngựa lại lọc cọc lọc cọc trong thành cổ, xuyên qua những ngọn tháp im lìm, những bụi cây khô khát, những tán lá đan nhau.
Chúng tôi vẫn kịp lên một ngon tháp trước khi bình minh xuất hiện.
Trước lúc bình minh
Và mặt trời lên dưới một cuộn mây dữ dôi, như là mắt bão
Ngày hôm trước, chúng tôi chia tay một ngày đã hết, thì giờ đây chúng tôi đón chào một ngày mới.
Từ sớm, trên đỉnh tháp đã có một số người. Vài người Miến trải phía dưới chân tháp những bức tranh màu sặc sỡ, mà khi mặt trời chưa lên, chưa kịp nhìn rõ hình gì. Tất cả vẫn còn chìm trong màn sương nhẹ quyện với bụi của Bagan.
Bên cạnh chỗ chúng tôi đứng, một đôi người Tàu nói chuyện rất to rồi cười ré lên. Lập tức một anh chàng Miến đứng phía dưới xa suỵt một cái dài, rồi đưa ngón tay lên để trên miệng. Đôi Tàu có vẻ ngượng trong phút chốc, nhưng lúc sau lại loác choác không yên, khiến anh Miến có vẻ chán chường.
Khi mặt trời vừa lên, bên cạnh tôi là hai bà người Nhật lập tức đứng nghiêm trang, chắp tay cầu nguyện. Người Nhật tự cho mình là có dòng dõi từ Nữ thần Mặt Trời Amaterasu, nên họ cầu nguyện thành kính khi vị Thiên Chiếu Đại Thần ngự lên bầu trời,...
Không gian dần chói loà với ánh sáng Mặt Trời
Những gì ngày hôm qua tôi thấy đã mất đi, hôm nay tôi nhận lại đầy đủ, và còn hơn thế nữa.
Từ sớm, trên đỉnh tháp đã có một số người. Vài người Miến trải phía dưới chân tháp những bức tranh màu sặc sỡ, mà khi mặt trời chưa lên, chưa kịp nhìn rõ hình gì. Tất cả vẫn còn chìm trong màn sương nhẹ quyện với bụi của Bagan.
Bên cạnh chỗ chúng tôi đứng, một đôi người Tàu nói chuyện rất to rồi cười ré lên. Lập tức một anh chàng Miến đứng phía dưới xa suỵt một cái dài, rồi đưa ngón tay lên để trên miệng. Đôi Tàu có vẻ ngượng trong phút chốc, nhưng lúc sau lại loác choác không yên, khiến anh Miến có vẻ chán chường.
Khi mặt trời vừa lên, bên cạnh tôi là hai bà người Nhật lập tức đứng nghiêm trang, chắp tay cầu nguyện. Người Nhật tự cho mình là có dòng dõi từ Nữ thần Mặt Trời Amaterasu, nên họ cầu nguyện thành kính khi vị Thiên Chiếu Đại Thần ngự lên bầu trời,...
Không gian dần chói loà với ánh sáng Mặt Trời
Những gì ngày hôm qua tôi thấy đã mất đi, hôm nay tôi nhận lại đầy đủ, và còn hơn thế nữa.
Từ chân trời phía Bắc bỗng từ từ hiện ra một, hai, rồi ba, bốn quả khí cầu tròn trĩnh từ từ vươn lên bầu trời.
Những quả khí cầu từ từ bay xuống phía nam, không cao lắm khỏi chân trời.
Mingalar-one đã dò hỏi và được biết giá của bốn mươi lăm phút ngồi trong cái giỏ dưới-đít-quả-cầu-khí là hai trăm ba mươi đôla Mỹ cho một người. Cả lũ hỉ hả: "Sao lại có bọn bỏ ra mấy trăm đô bay lên giời chỉ để cho người khác chụp ảnh thế nhở ???"
Những quả khí cầu từ từ bay xuống phía nam, không cao lắm khỏi chân trời.
Mingalar-one đã dò hỏi và được biết giá của bốn mươi lăm phút ngồi trong cái giỏ dưới-đít-quả-cầu-khí là hai trăm ba mươi đôla Mỹ cho một người. Cả lũ hỉ hả: "Sao lại có bọn bỏ ra mấy trăm đô bay lên giời chỉ để cho người khác chụp ảnh thế nhở ???"
Làm dáng trên tháp cổ
Cũng như buổi chiều hôm trước, bốn đứa vẫn chưa chịu xuống sau khi tất cả những người khác đã xuống, cả sau khi các anh bày tranh bán cũng đã cuốn tranh đi về.
Mãi rồi vẫn thơ thẩn giữa khu đền.
Và khung cảnh này khiến tôi thấy cứ như một bức tranh châu Âu.
Mãi rồi vẫn thơ thẩn giữa khu đền.
Và khung cảnh này khiến tôi thấy cứ như một bức tranh châu Âu.
Buổi chiều ở làng Nayung Oo, chúng tôi đi dạo ra chợ. Chợ cũng không có gì đặc biệt, nhưng qua đó mới thấy nhiều thứ hàng ở đây rẻ hơn rất nhiều so với trong khu đền tháp cổ.
Mấy cái hộp nhỏ bằng tre có sơn vẽ, lúc ở đền Ananda người bán đòi 3đô, rồi 2 đô một cái (không mua), lúc vào chợ thì bà bán hàng chìa ra một gói 9 cái liền và nói giá 3 đô (chưa mặc cả). Các khay tre có sơn vẽ, khắc cũng rẻ hơn. Tuy nhiên trong chợ không nhiều tranh màu đẹp, và không có tranh cát.
Món cơm Miến thì chúng tôi ăn ngon lành, nhưng đồ giải khát "sữa chua nhà làm" và "sinh tố kiểu Miến" thì đúng là khó nuốt, nhắm mắt nhắm mũi hút nửa cốc cho khỏi phí, rồi vội vàng đi đến Shwezigon trước khi trời tối.
Đường đổ vàng.
Mấy cái hộp nhỏ bằng tre có sơn vẽ, lúc ở đền Ananda người bán đòi 3đô, rồi 2 đô một cái (không mua), lúc vào chợ thì bà bán hàng chìa ra một gói 9 cái liền và nói giá 3 đô (chưa mặc cả). Các khay tre có sơn vẽ, khắc cũng rẻ hơn. Tuy nhiên trong chợ không nhiều tranh màu đẹp, và không có tranh cát.
Món cơm Miến thì chúng tôi ăn ngon lành, nhưng đồ giải khát "sữa chua nhà làm" và "sinh tố kiểu Miến" thì đúng là khó nuốt, nhắm mắt nhắm mũi hút nửa cốc cho khỏi phí, rồi vội vàng đi đến Shwezigon trước khi trời tối.
Đường đổ vàng.
Nói đến điêu khắc gỗ ở Myanmar, tôi nghĩ ngay đến tu viện Shwenandaw ở Mandalay, cả toà tu viện bằng gỗ teak tuyệt đẹp.
Và ngự trên đó, là những hình ảnh đáng yêu lắm lắm
Và ngự trên đó, là những hình ảnh đáng yêu lắm lắm
Ấn Vô Uý (đừng sợ hãi) của nhà Phật.
(Đại học Phật giáo quốc tế ở Sagaing - Mandalay)
(Đại học Phật giáo quốc tế ở Sagaing - Mandalay)
Bóng đêm đổ xuống trên Shwezigon...
Chúng tôi ngồi lặng lẽ ở một góc của Shwezigon, ngôi chùa dát vàng của thành Bagan, nơi thiêng liêng nhất, vì được cho là gìn giữ một chiếc răng của Phật. Bóng tối dần xuống, những con chim trên nóc tháp xôn xao tranh cãi, một con chó nằm ườn chỉ cách vài bước chân, lặng lẽ nhìn lũ người bên cạnh.
Cũng là ngồi dưới một ngọn tháp vàng, nhưng lần này khác với Shwedagon sáng choang với muôn vàn ánh đèn nến, với những dòng người qua lại, Shwezigon bình lặng hơn nhiều.
Rồi chúng tôi cũng đi một vòng theo chiều kim đồng hồ, ghé thăm bốn pho tượng Phật bằng đồng rất cổ của ngôi chùa. Bốn pho tượng tạc Phật có khoác áo, nhưng tấm áo mỏng đến nỗi thấy toàn vẹn kể cả rốn của đức Phật.
Nhưng điều đặc biệt lại nằm trong bàn tay phải của Phật đang giơ lên trấn an: Giữa lòng bàn tay cũng có một chấm tròn sâu vào giống như lỗ rốn. Đó là một biểu tượng thiêng liêng mà tôi đã không nhận ra tận đến khi anh chàng người Miến bắt tôi cho xem lại ảnh đã chụp và reo lên khi trong ảnh hiện ra chấm tròn đó...
Một buổi tối đến quá bình yên.
Chúng tôi ngồi lặng lẽ ở một góc của Shwezigon, ngôi chùa dát vàng của thành Bagan, nơi thiêng liêng nhất, vì được cho là gìn giữ một chiếc răng của Phật. Bóng tối dần xuống, những con chim trên nóc tháp xôn xao tranh cãi, một con chó nằm ườn chỉ cách vài bước chân, lặng lẽ nhìn lũ người bên cạnh.
Cũng là ngồi dưới một ngọn tháp vàng, nhưng lần này khác với Shwedagon sáng choang với muôn vàn ánh đèn nến, với những dòng người qua lại, Shwezigon bình lặng hơn nhiều.
Rồi chúng tôi cũng đi một vòng theo chiều kim đồng hồ, ghé thăm bốn pho tượng Phật bằng đồng rất cổ của ngôi chùa. Bốn pho tượng tạc Phật có khoác áo, nhưng tấm áo mỏng đến nỗi thấy toàn vẹn kể cả rốn của đức Phật.
Nhưng điều đặc biệt lại nằm trong bàn tay phải của Phật đang giơ lên trấn an: Giữa lòng bàn tay cũng có một chấm tròn sâu vào giống như lỗ rốn. Đó là một biểu tượng thiêng liêng mà tôi đã không nhận ra tận đến khi anh chàng người Miến bắt tôi cho xem lại ảnh đã chụp và reo lên khi trong ảnh hiện ra chấm tròn đó...
Một buổi tối đến quá bình yên.
Mandalay đón bè lũ Mingalar bởi một cảm giác mệt mỏi và uể oải hơn rất nhiều sau Bagan đầy mê hoặc. Gọi một chiếc taxi, bè lũ đi Sagaing và rồi quay về ngắm hoàng hôn ở cầu U Bein, một hành trình kinh điển.
Nhưng có lẽ cái làm bọn chúng choáng nhất là cách đổ xăng ở nơi đây.
Lúc đi Golden Rock, bọn chúng đã một phen choáng khi thấy người đổ xăng thản nhiên mở vòi từ téc xăng cho chảy ồ ồ vào một cái xô thiếc, rồi cầm quai đổ xăng từ xô sang cái bình đong, rồi lại cầm bình đong dốc thẳng qua phễu vào ôtô.
Nhưng lần này ở Mandalay còn choáng hơn, khi xe chạy thẳng vào một con phố giữa hai dãy nhà. Ở đây xăng dầu để trong những thùng phuy chất chồng, đất đen sì vì xăng dầu chảy ra. Anh chàng đổ xăng thì hai tay bị ăn thủng chi chít trông rất hãi. Và trong khi anh ta đổ xăng, trong ngôi nhà cách đó có chục bước chân, một người phụ nữ vẫn đang hồn nhiên xào nấu.
Thoát khỏi con phố đầy mùi tử khí đó mà thấy nhẹ cả người.
Nhưng có lẽ cái làm bọn chúng choáng nhất là cách đổ xăng ở nơi đây.
Lúc đi Golden Rock, bọn chúng đã một phen choáng khi thấy người đổ xăng thản nhiên mở vòi từ téc xăng cho chảy ồ ồ vào một cái xô thiếc, rồi cầm quai đổ xăng từ xô sang cái bình đong, rồi lại cầm bình đong dốc thẳng qua phễu vào ôtô.
Nhưng lần này ở Mandalay còn choáng hơn, khi xe chạy thẳng vào một con phố giữa hai dãy nhà. Ở đây xăng dầu để trong những thùng phuy chất chồng, đất đen sì vì xăng dầu chảy ra. Anh chàng đổ xăng thì hai tay bị ăn thủng chi chít trông rất hãi. Và trong khi anh ta đổ xăng, trong ngôi nhà cách đó có chục bước chân, một người phụ nữ vẫn đang hồn nhiên xào nấu.
Thoát khỏi con phố đầy mùi tử khí đó mà thấy nhẹ cả người.
Và một bóng chiều trên đồi Sagaing
Từ trên đỉnh đồi Sagaing nhìn xuống, bạt ngàn chùa.
Không hiểu rằng họ dựng chùa nhiều như thế, lại tập trung co cụm trong một chỗ, thì thăm viếng thế nào, và bao nhiêu tiền của mới đủ...
Một buổi sáng lại đến trên cầu U Bein. Dòng người vẫn lại qua, qua lại. Những chú cún lặng lẽ buồn thiu.
Bọn chúng ngồi trong cái trạm lớp mái giữa cầu, ăn mấy con giạm, vài con tôm của người phụ nữ bán hàng ngay đó, ngắm anh chàng ngồi vẽ tranh trên cầu. Nếu không phải vì cái hẹn đi Mingun, thì bọn chúng sẽ còn ngồi đó mãi.
Cách làm dịch vụ tại hồ Inle khiến lũ Mingalar lao đao. Dù biết các món hàng lụa không rẻ, nhưng cuối cùng chẳng ai thoát nổi.
Xem người thợ thủ công xe sợi, nét cười hiền lành thế này cơ mà:
Và những sắc màu đẹp thế này cơ mà
Theo tôi thì từ hàng trăm năm nay có lẽ người dân ở hồ Inle cũng không bao giờ nghĩ đến việc phải "xử lý nước thải". Cuộc sống tự nhiên gắn với cái hồ mênh mông này không cần đến điều đó. Ở Việt Nam mình trong cả nghìn năm, các làng quê chỉ có mỗi cái giếng làng, cái ao làng dùng đủ cho mọi nhu cầu: giặt giũ, tắm táp, vệ cầu tõm, rửa rau, vo gạo,... mà có ai quan tâm xử lý nước đâu. Trong khi ở đây hồ to rộng đến thế.
Một điều nữa là trên hồ có rất nhiều Vườn nổi. Người dân có cách làm rất hay: họ kết các cây thuỷ sinh trôi nổi lại thành một cái bè lớn, buộc chặt lại, đổ đất lên trên, và trồng các loại cây rau, hoa màu lên đó. Họ cắm vài cái sào dài xuống bùn là neo được cả mảnh vườn lại. Khi cần di chuyển chỉ nhỏ sào lên, kéo vườn đi là xong. Toàn bộ mảnh vườn đều sống.
Những chất thải sinh học đã có bầy cá bên dưới, những mảnh vườn nổi bên trên... làm sạch một cách tự nhiên rồi. Vì vậy họ không có khái niệm về xử lý nước thải như chúng ta - những người sống chen chúc chật chội, bị chia cắt khỏi thiên nhiên.
Bóng chiều đang ngả xuống
Không hiểu rằng họ dựng chùa nhiều như thế, lại tập trung co cụm trong một chỗ, thì thăm viếng thế nào, và bao nhiêu tiền của mới đủ...
Cây cầu sắt mà người Anh xây dựng bắc qua sông
Cũng như mọi hành trình quen thuộc ở Mandalay khác, bọn chúng không thể thoát được cái hoàng hôn cầu U Bein !!!
Khi anh lái xe đổ xuống gần cây cầu gỗ teak dài nhất thế giới này, Mingalar-One có vẻ thất vọng một chút, có lẽ vì trông chờ ở một mặt nước mênh mông hơn nữa, cây cầu hiên ngang hơn nữa chăng? Trong khi có một dải đất quá dài kéo ra khiến cho cây cầu chạy trên đất bằng đến cả trăm mét....
Nhưng U Bein trăm năm vẫn là U Bein, vẫn là nó mà thôi.
Những chú tiểu này đang mơ ước vươn tới đâu ?
Khi anh lái xe đổ xuống gần cây cầu gỗ teak dài nhất thế giới này, Mingalar-One có vẻ thất vọng một chút, có lẽ vì trông chờ ở một mặt nước mênh mông hơn nữa, cây cầu hiên ngang hơn nữa chăng? Trong khi có một dải đất quá dài kéo ra khiến cho cây cầu chạy trên đất bằng đến cả trăm mét....
Nhưng U Bein trăm năm vẫn là U Bein, vẫn là nó mà thôi.
Những chú tiểu này đang mơ ước vươn tới đâu ?
Và rồi những chiếc thuyền chở du khách ra giữa hồ để ngắm hoàng hôn rơi đã lục tục rời bến.
Mingalar-Ba bảo tôi ý tưởng này, thử xem sao
Mingalar-Ba bảo tôi ý tưởng này, thử xem sao
Cây cầu U Bein đã được dân phượt nói đến quá nhiều, và là một điểm nhấn không thể thiếu khi nói
đến Mandalay. Mỗi ngày mỗi ngày, bao nhiêu lượt người lại qua trên cầu, người quên kẻ nhớ. Người
háo hức kẻ thờ ơ. Tôi lại nghĩ đến cây cầu Long Biên già nua ngang dòng sông Hồng quê hương, mỗi
ngày cũng bao lượt người qua, không suy nghĩ, chẳng bận tâm, như chuyện thường hằng ngày vẫn
thế, nhưng du khách thì thích thú ngắm nhìn, lăng xăng chụp ảnh, cố thu vào ống kính những góc đẹp.
Đến U Bein cũng thế, đến đây để thấy một cây cầu nối hai bờ hồ mênh mông, chứ không phải một cái
gì kì lạ hay kì vĩ cả. Hãy nhìn U Bein như thế, để không phải thấy gợn chút gì thất vọng hay so sánh
điều gì.
đến Mandalay. Mỗi ngày mỗi ngày, bao nhiêu lượt người lại qua trên cầu, người quên kẻ nhớ. Người
háo hức kẻ thờ ơ. Tôi lại nghĩ đến cây cầu Long Biên già nua ngang dòng sông Hồng quê hương, mỗi
ngày cũng bao lượt người qua, không suy nghĩ, chẳng bận tâm, như chuyện thường hằng ngày vẫn
thế, nhưng du khách thì thích thú ngắm nhìn, lăng xăng chụp ảnh, cố thu vào ống kính những góc đẹp.
Đến U Bein cũng thế, đến đây để thấy một cây cầu nối hai bờ hồ mênh mông, chứ không phải một cái
gì kì lạ hay kì vĩ cả. Hãy nhìn U Bein như thế, để không phải thấy gợn chút gì thất vọng hay so sánh
điều gì.
Cái cây này vào ảnh của bao nhiêu người rồi không biết ???
Hoàng hôn U Bein, hoàng hôn U Bein, cũng bao kẻ rình mò, bao người dòm ngó. Sự quyến rũ của U Bein cũng đơn giản là
một hoàng hôn, một bình minh, một cây cầu và những con người.
Trong khi rất nhiều người lên thuyền để đi ra giữa hồ, thì mấy kẻ chỉ lần mò quanh dải đất hẹp, mà khi nước xuống làm lộ
ra. Từ đây nhìn lên U Bein gần gũi, không phản chiếu lung linh, mà lẫn chìm trong những bụi cây, đám cỏ.
Máy tớ còi, chụp xa không nét ...
một hoàng hôn, một bình minh, một cây cầu và những con người.
Trong khi rất nhiều người lên thuyền để đi ra giữa hồ, thì mấy kẻ chỉ lần mò quanh dải đất hẹp, mà khi nước xuống làm lộ
ra. Từ đây nhìn lên U Bein gần gũi, không phản chiếu lung linh, mà lẫn chìm trong những bụi cây, đám cỏ.
Máy tớ còi, chụp xa không nét ...
Vài hình ảnh U Bein nữa, dù ai qua đây rồi chắc cũng chụp hàng đống...
Hình ảnh cả nghìn vị sư lặng lẽ tiến vào thọ thực bữa trưa quả thật rất ấn tượng. Dù rằng du khách xúm xít xung quanh làm hỏng đi ít nhiều cảm giác, nhưng cũng không vì thế mà làm bọn chúng thấy chán.
Bọn chúng còn lịch sự chỉ đứng xa, có những tên Khoai tây hẳn hoi sỗ sàng tiến sát vào chỗ các vị sư đang ăn, rất thô thiển.
Mỗi người một góc, nên bọn chúng có những góc ảnh rất khác nhau.
Bọn chúng còn lịch sự chỉ đứng xa, có những tên Khoai tây hẳn hoi sỗ sàng tiến sát vào chỗ các vị sư đang ăn, rất thô thiển.
Mỗi người một góc, nên bọn chúng có những góc ảnh rất khác nhau.
Có lẽ hơi bất kính, khi tôi đứng trên cao nhìn xuống các vị sư
Sau đó tôi ngồi xuống bên cạnh, để các vị sư trẻ đi qua bên mình, nhìn những đôi chân trần lướt đi...
@KK172: Nơi đây là học viện, chỉ có các sư trẻ, còn đang trong quá trình học tập để trở thành sư thực sự (thụ đại giới).
Sau đó tôi ngồi xuống bên cạnh, để các vị sư trẻ đi qua bên mình, nhìn những đôi chân trần lướt đi...
@KK172: Nơi đây là học viện, chỉ có các sư trẻ, còn đang trong quá trình học tập để trở thành sư thực sự (thụ đại giới).
Một buổi sáng lại đến trên cầu U Bein. Dòng người vẫn lại qua, qua lại. Những chú cún lặng lẽ buồn thiu.
Bọn chúng ngồi trong cái trạm lớp mái giữa cầu, ăn mấy con giạm, vài con tôm của người phụ nữ bán hàng ngay đó, ngắm anh chàng ngồi vẽ tranh trên cầu. Nếu không phải vì cái hẹn đi Mingun, thì bọn chúng sẽ còn ngồi đó mãi.
Rời tu viện và cầu U Bein ở Aramapura, bọn chúng đến với dòng sông Ayeyawaddy (tên khó nhớ dã man, phải dở bản đồ ra xem).
Từ bến phà sang Mingun chỉ có 1 chuyến buổi sáng lúc 9h, do đó bọn chúng phải thuê riêng 1 chiếc thuyền, đi về tự do. Thuyền có một người phụ nữ lái, và cậu con trai của bà giúp mẹ. Trên sông xuôi ngược những thuyền khác, gặp nhau đều giơ tay chào.
Đầu tháng 2, sông nước cạn, trơ các doi cát, thuyền phải đi vòng vèo hơn để đúng lạch nước sâu. Bên bờ sông đôi lúc gặp những ngôi làng nghèo, những đàn bò gầy guộc.
Từ bến phà sang Mingun chỉ có 1 chuyến buổi sáng lúc 9h, do đó bọn chúng phải thuê riêng 1 chiếc thuyền, đi về tự do. Thuyền có một người phụ nữ lái, và cậu con trai của bà giúp mẹ. Trên sông xuôi ngược những thuyền khác, gặp nhau đều giơ tay chào.
Đầu tháng 2, sông nước cạn, trơ các doi cát, thuyền phải đi vòng vèo hơn để đúng lạch nước sâu. Bên bờ sông đôi lúc gặp những ngôi làng nghèo, những đàn bò gầy guộc.
Và cả những con thuyền di chuyển do người kéo
(Bài của Mingalar-Hai : QuynhEm, đem về đây cho nó sinh động đầy đủ)
Đổi tiền ở Mandalay
Sáng sớm ngày thứ 2 ở Mandalay, quỹ tiền Miến của chúng tôi gần như sạch bách. Nhu cầu đổi tiền cấp thiết và bức xúc như bạn đang đứng ngoài cửa phòng toiltet mà bên trong đang có người. Chúng tôi hỏi lễ tân khách sạn thật cặn kẽ về địa chỉ đổi tiền tỷ giá tốt, và được chỉ dẫn tận tình. Bác tài taxi cũng nhiệt tình dắt đi 1 địa chỉ khác khi biết chúng tôi muốn đổi tiền, tỷ giá đâu như 970 Kyat/1 US$ (tỷ giá Kyat/US$ ở Mandalay thấp hơn ở Yangon). Cả lũ chê tỷ giá bèo, nhất định mò sang chỗ lễ tân khách sạn chỉ.
Mingalar Hai ngây thơ vô số tội và khờ khạo, rất hùng dũng và hăm hở xông vào chỗ đổi tiền. Đó là 1 khách sạn tư nhân bề ngoài xoàng xĩnh nằm lọt thỏm trong khu buôn bán của người Hồi giáo. Than ôi, đúng là điếc mà không sợ súng, chết nhát mà dám mò vào hang hùm miệng sói. Vừa dợm chân bước vào cửa khách sạn, Hai đã muốn đi thụt lùi ra cửa và tháo lui, mặc cho bữa trưa nay, tiền xe, tiền phòng, trăm thứ tiền, muốn ra sao thì ra. Căn phòng mờ tối, âm u, lành lạnh, vừa làm sảnh, vừa đặt bàn đổi tiền, vừa làm chỗ ngủ. Nói đúng ra thì trong phòng rất gọn gàng, sạch như lau như li, cảm giác như một hạt bụi cũng không có chốn dung thân. Đồ vật, sách vở nếu có để lung tung thì cũng có người nào đó đi ngay đằng sau cất về đúng vị trí và sắp xếp ngay ngắn. Lúc Hai vào thì đã có 1 người đàn ông và 1 người đàn bà ngồi chờ sẵn với dáng điệu khổ sở, nhẫn nhịn, trông ra dáng lao động nghèo, có vẻ chờ cũng lâu mà chưa được việc gì.
Rõ ràng Hai có tiền, Hai là khách, Hai phải được như Thượng đế. Thế mà thần hồn nát thần tính, nó lò dò, rón rén bước vào, cứ như kẻ khố rách áo ôm đến xin khất nợ. Nó tiến đến cái bàn mà ông già ngoài cửa chỉ cho nó là chỗ người ta đổi tiền đấy, ngập ngừng và e ngại, sợ bị cái ông ngồi sau bàn hoặc ăn thịt, hoặc làm gỏi, hoặc hơn nữa là cho nó mấy xấp tiền dày cồm cộp, thiếu trước hụt sau, rách nát và giả mạo, hoặc đơn giản hơn là cướp trắng tiền của nó. Cái ông ngồi sau cái bàn đấy, to như ông Hộ pháp trong chùa, đen như không thể đen hơn, chìm lẫn vào màu xám xỉn của tường, màu nâu tối của cái bàn nhỏ cũ kỹ, mà Hai mất một lúc quáng gà mới nhìn ra. Hai thẽ thọt :"Cháu đổi tiền đô la Mỹ í ạ". Một đôi mắt trắng dã, lạnh lẽo liếc lên qua khe hở giữa mắt kính và mắt như thầm bảo nó rằng:"nhãi nhép này đừng hòng tao đổi tỷ giá cao cho nhá". Ông hộ pháp có đôi mắt của kẻ lõi đời chuyên cho vay nặng lãi, một cái mũi với phần chóp mũi to, chảy xệ, một gương mặt đen kịt với những nếp da chảy thành từng ngấn và những nếp nhăn hằn sâu trên trán, bên khoé miệng. Hai cảm giác như thấy Eugene Grande bằng xương bằng thịt, bước ra từ trong tiểu thuyết, và ngồi chình ình trước mặt Hai. Ông Grande đen với lấy cái máy tính: "Đổi nhiêu?". "Dạ US $500". "950". " Dạ cao hơn được không?". "Không". "475,000, hết". "970 nhé bác?" Nó giở giọng ngọt ngào và mềm mại nhất, những mong ông hộ pháp mềm lòng. Con mắt trắng không thèm liếc lên đến lần thứ 2. Hai âm thầm gật đầu.
Ông hộ pháp hất đầu ra ngoài cửa. Hai thu vén bước nhanh theo 2 cô Miến nhẹ nhàng, khẽ khàng, cả 3 đều rón rén không dám gây tiếng động. Hai cô đếm cho Hai một xấp toàn tiền 5000 Kyat màu hồng. Hai cũng lo, kiểm lại tờ mới thì lấy tờ cũ thì đổi. Ôm xấp tiền bước ra mà nó cảm thấy như vừa trả xong nợ, nhẹ tênh tênh, hớn hở leo lên xe cùng bè lũ Mingalar. Khoe thành quả vừa thu được sau bao khó nhọc, 3 tên kia chọc nó :"tiền gì mà lạ thế này? Khéo nhà nước chưa cho lưu hành đồng 5000 Kyat này đâu." Tim nó thót lại muốn rơi ra khỏi lồng ngực, thoáng ý nghĩ "mình cấn thận thế mà vẫn bị lừa", đã muốn khóc váng lên rồi. May thay, lũ chúng chúng nó tiêu đến xu cuối cùng của cái mớ 5000 Kyat hồng rực ấy.
Còn gương mặt đen kịt, vô cảm cùng đôi mắt trắng, Hai nhớ đến tận bây giờ.
Thuyền cập bến Mingun. Xưa kia vị vua Miến Điện đã định dựng kinh đô ở đây, và muốn xây một ngôi chùa to nhất, cao nhất, đúc quả chuông nặng nhất.... Tóm lại cái gì cũng muốn nhất.
Nhưng rồi nó cũng sụp đổ nhanh chóng nhất. Do thiên nhiên, do kỹ thuật chưa đủ, hay do tham vọng quá lớn của con người?
Bến thuyền Mingun ngày nay
Đổi tiền ở Mandalay
Sáng sớm ngày thứ 2 ở Mandalay, quỹ tiền Miến của chúng tôi gần như sạch bách. Nhu cầu đổi tiền cấp thiết và bức xúc như bạn đang đứng ngoài cửa phòng toiltet mà bên trong đang có người. Chúng tôi hỏi lễ tân khách sạn thật cặn kẽ về địa chỉ đổi tiền tỷ giá tốt, và được chỉ dẫn tận tình. Bác tài taxi cũng nhiệt tình dắt đi 1 địa chỉ khác khi biết chúng tôi muốn đổi tiền, tỷ giá đâu như 970 Kyat/1 US$ (tỷ giá Kyat/US$ ở Mandalay thấp hơn ở Yangon). Cả lũ chê tỷ giá bèo, nhất định mò sang chỗ lễ tân khách sạn chỉ.
Mingalar Hai ngây thơ vô số tội và khờ khạo, rất hùng dũng và hăm hở xông vào chỗ đổi tiền. Đó là 1 khách sạn tư nhân bề ngoài xoàng xĩnh nằm lọt thỏm trong khu buôn bán của người Hồi giáo. Than ôi, đúng là điếc mà không sợ súng, chết nhát mà dám mò vào hang hùm miệng sói. Vừa dợm chân bước vào cửa khách sạn, Hai đã muốn đi thụt lùi ra cửa và tháo lui, mặc cho bữa trưa nay, tiền xe, tiền phòng, trăm thứ tiền, muốn ra sao thì ra. Căn phòng mờ tối, âm u, lành lạnh, vừa làm sảnh, vừa đặt bàn đổi tiền, vừa làm chỗ ngủ. Nói đúng ra thì trong phòng rất gọn gàng, sạch như lau như li, cảm giác như một hạt bụi cũng không có chốn dung thân. Đồ vật, sách vở nếu có để lung tung thì cũng có người nào đó đi ngay đằng sau cất về đúng vị trí và sắp xếp ngay ngắn. Lúc Hai vào thì đã có 1 người đàn ông và 1 người đàn bà ngồi chờ sẵn với dáng điệu khổ sở, nhẫn nhịn, trông ra dáng lao động nghèo, có vẻ chờ cũng lâu mà chưa được việc gì.
Rõ ràng Hai có tiền, Hai là khách, Hai phải được như Thượng đế. Thế mà thần hồn nát thần tính, nó lò dò, rón rén bước vào, cứ như kẻ khố rách áo ôm đến xin khất nợ. Nó tiến đến cái bàn mà ông già ngoài cửa chỉ cho nó là chỗ người ta đổi tiền đấy, ngập ngừng và e ngại, sợ bị cái ông ngồi sau bàn hoặc ăn thịt, hoặc làm gỏi, hoặc hơn nữa là cho nó mấy xấp tiền dày cồm cộp, thiếu trước hụt sau, rách nát và giả mạo, hoặc đơn giản hơn là cướp trắng tiền của nó. Cái ông ngồi sau cái bàn đấy, to như ông Hộ pháp trong chùa, đen như không thể đen hơn, chìm lẫn vào màu xám xỉn của tường, màu nâu tối của cái bàn nhỏ cũ kỹ, mà Hai mất một lúc quáng gà mới nhìn ra. Hai thẽ thọt :"Cháu đổi tiền đô la Mỹ í ạ". Một đôi mắt trắng dã, lạnh lẽo liếc lên qua khe hở giữa mắt kính và mắt như thầm bảo nó rằng:"nhãi nhép này đừng hòng tao đổi tỷ giá cao cho nhá". Ông hộ pháp có đôi mắt của kẻ lõi đời chuyên cho vay nặng lãi, một cái mũi với phần chóp mũi to, chảy xệ, một gương mặt đen kịt với những nếp da chảy thành từng ngấn và những nếp nhăn hằn sâu trên trán, bên khoé miệng. Hai cảm giác như thấy Eugene Grande bằng xương bằng thịt, bước ra từ trong tiểu thuyết, và ngồi chình ình trước mặt Hai. Ông Grande đen với lấy cái máy tính: "Đổi nhiêu?". "Dạ US $500". "950". " Dạ cao hơn được không?". "Không". "475,000, hết". "970 nhé bác?" Nó giở giọng ngọt ngào và mềm mại nhất, những mong ông hộ pháp mềm lòng. Con mắt trắng không thèm liếc lên đến lần thứ 2. Hai âm thầm gật đầu.
Ông hộ pháp hất đầu ra ngoài cửa. Hai thu vén bước nhanh theo 2 cô Miến nhẹ nhàng, khẽ khàng, cả 3 đều rón rén không dám gây tiếng động. Hai cô đếm cho Hai một xấp toàn tiền 5000 Kyat màu hồng. Hai cũng lo, kiểm lại tờ mới thì lấy tờ cũ thì đổi. Ôm xấp tiền bước ra mà nó cảm thấy như vừa trả xong nợ, nhẹ tênh tênh, hớn hở leo lên xe cùng bè lũ Mingalar. Khoe thành quả vừa thu được sau bao khó nhọc, 3 tên kia chọc nó :"tiền gì mà lạ thế này? Khéo nhà nước chưa cho lưu hành đồng 5000 Kyat này đâu." Tim nó thót lại muốn rơi ra khỏi lồng ngực, thoáng ý nghĩ "mình cấn thận thế mà vẫn bị lừa", đã muốn khóc váng lên rồi. May thay, lũ chúng chúng nó tiêu đến xu cuối cùng của cái mớ 5000 Kyat hồng rực ấy.
Còn gương mặt đen kịt, vô cảm cùng đôi mắt trắng, Hai nhớ đến tận bây giờ.
Thuyền cập bến Mingun. Xưa kia vị vua Miến Điện đã định dựng kinh đô ở đây, và muốn xây một ngôi chùa to nhất, cao nhất, đúc quả chuông nặng nhất.... Tóm lại cái gì cũng muốn nhất.
Nhưng rồi nó cũng sụp đổ nhanh chóng nhất. Do thiên nhiên, do kỹ thuật chưa đủ, hay do tham vọng quá lớn của con người?
Bến thuyền Mingun ngày nay
Hướng ra bến sông là một đôi sư tử xây bằng gạch vĩ đại, to hơn tất cả các con sư tử khác trên đất Myanmar. Ước chừng nếu khi còn nguyên vẹn nó phải cao đến hơn 20m. Nhưng vì chỉ xây bằng gạch lại trên nền đất yếu gần bờ sông, sau một trận động đất, nó đã đổ sụp.
Một con vỡ hoàn toàn, từng tảng gạch lớn rơi ra trên khắp cả khoảnh đất rộng. Con kia bị đổ mất phần từ cổ trở lên, nhưng vẫn còn phần thân to lớn.
Một con vỡ hoàn toàn, từng tảng gạch lớn rơi ra trên khắp cả khoảnh đất rộng. Con kia bị đổ mất phần từ cổ trở lên, nhưng vẫn còn phần thân to lớn.
Ngôi "chùa", đúng hơn là một đền thờ, xây bằng gạch đặc, được kì vọng là sẽ cao đến 150m, vươn lên trên tất cả các ngôi chùa khác. Gạch không phải là đá, không chịu nổi sức nặng của cá khối quá lớn, nên sập xuống, và nứt thành từng khối lớn.
Ngày nay, những gì còn lại cũng cho thấy sự kì công của công trình. Những người thợ xây xưa đã xếp hàng triệu viên gạch khít với nhau thế nào...
Mặt sau nứt toác như những vệt sét đánh
Ngày nay, những gì còn lại cũng cho thấy sự kì công của công trình. Những người thợ xây xưa đã xếp hàng triệu viên gạch khít với nhau thế nào...
Mặt sau nứt toác như những vệt sét đánh
Chuông Mingun
Đã có một ngôi chùa to nhất rồi, có đôi sư tử to nhất rồi, ông vua Miến muốn có quả chuông to nhất nữa. Và thế là chuông Mingun được đúc vào năm 1810, vừa tròn 200 năm trước.
Quả chuông nặng 90 tấn, là quả chuông nặng nhất thế giới được gióng lên trong 190 năm (*)
Trong lịch sử, đây không phải là quả chuông to nhất. Người Miến Điện đã từng đúc một quả chuông huyền thoại, là chuông Dhammazedi. Quả chuông khổng lồ này đúc năm 1484 tại Yangoon, treo ở chùa Shwedagon, mà theo ước lượng của người Bồ Đào Nha khi đến xâm chiếm đo được, thì nặng đến 300 tấn. Quân Bồ muốn chiếm quả chuông vĩ đại này, khi vận chuyển qua sông thì thuyền vỡ và chuông chìm xuống vùng cửa sông, cho đến nay mất dấu không tìm nổi.
Do đó chuông Mingun trở thành quả chuông lớn nhất Myanmar, và lớn nhất thế giới được treo và đánh lên. (Chuông Công chúa của Nga to hơn nhưng chưa bao giờ được treo lên và "lên tiếng").
(*) Năm 2000, Trung Quốc đúc chuông nặng 108 tấn.
Chuông Mingun với ba trong số bốn Mingalar:
Theo kế hoạch, cả buổi chiều sau khi đi Mingun, sẽ là quần thảo cái Chấm ngay gần đó. Thậm chí gã Mingalar-One còn nhớ đến mức trong cơn ngủ mê cũng ú ớ "chấm, chấm, mút, mút"... Gã còn nói rằng dù mở mắt trừng trừng gã cũng có thể tưởng tượng ra vị trí cái chấm, bốn phía ra làm sao, trên dưới như thế nào (do xem ảnh từ Influent).
Thế dưng mà, giờ thì công cụ chủ chốt để gã có thể thoả lòng mong ước đã ra đi cùng với một số thứ, cho nên dù cách cái chấm không xa, cả lũ đều cảm thấy rất chi là rỗi rãi, có cả một buổi chiều để lên đồi Mandalay nhìn ngắm.
Cái đồi này trong truyền thuyết ngày xưa có bà nào đó đã từng cắt ngực để cúng dường Phật, và Phật hứa rằng nơi này sẽ trở thành một thành phố oai hùng. Rồi là có ngôi đền ngày xưa đã từng giữ răng Phật. Khi người Anh sang thống trị, có lấy răng Phật đi triển lãm ở Ấn Độ; sau đó khi họ đưa trả lại thì người Mandalay đã không tin rằng đó là báu vật khi xưa. Răng Phật được để trong một ngôi chùa nhỏ ngang lưng đồi, ít người đến thăm.
Từ trên đỉnh Mandalay, vì không còn thiết tha với những ngôi chùa mới tu sửa, sơn màu sặc sỡ, nên cả lũ chỉ tha thẩn ngắm nhìn.
Một chiều nhàn nhạt, mờ mờ sương bụi, thảnh thơi chờ đợi ngày mai...
Từ sân bay Heho về làng Nyaung Shwe đi taxi chán chê, rồi từ làng ra đến hồ lại là một con kênh dài nước đục ngầu vì xuồng chạy qua lại suốt. Nhưng mà trời trong xanh quá, và bên trên, những chú chim mòng đuổi theo thuyền đáng yêu quá. Chưa vào đến hồ mà đã thấy khoái chí lắm rồi.
Thuyền lướt trên mặt nước, nơi có những chú bé chèo thuyền bằng chân biểu diễn cho khách xem. Nhưng biết là các chú biểu biễn, tớ ứ thích. Tớ thích các bạn Miến chèo tự nhiên như bao nhiêu năm các bạn vẫn chèo hơn. Lúc này tớ biết sẽ có cả 1 ngày rưỡi để chơi trên hồ, nên sung sướng cảm nhận cái cảm giác đó. Gió lồng lộng, khá lạnh nhưng trong lành, và nắng thì loang loáng.
Rồi từ xa xuất hiện một khu nhà mái dốc nổi trên mặt nước hồ, phía sau là núi xanh. Chính giữa hồ cũng có một khu nhà nữa nhỏ hơn (sau biết là khu ăn tối ngắm cảnh của Resort này, có thể ra đó ngắm hoàng hôn hoặc bình minh). Thuyền hướng vào cổng của khu resort.
Bỗng từ phía đó vọng lên một hồi cồng chiêng rộn rã, lại có tiếng tù và rúc lên từng hồi. Tớ hớn hở bảo mấy đứa: hình như đang có biểu diễn văn nghệ !!! Thuyền vào càng gần, cồng chiêng tù và càng rầm rĩ. Té ra là âm nhạc chào đón bọn tớ đó !! Ba cô gái Miến đứng chờ sẵn bên bậc để giúp bọn tớ lên bờ, rồi lập tức một cô bưng ra bốn ly sinh tố đu đủ mát ngọt, khoái ơi là khoái. Các bạn chơi cồng vẫn oánh liên hồi cho đến khi bọn tớ lên hẳn bờ, bỏ hẳn đồ rồi mới thôi.
Màn cồng chiêng tù và lại tái hiện khi chiều tối bọn tớ đi chơi về, có điều thay vào sinh tố đu đủ là trà nóng.
Màn đón tiếp rộn ràng và ngọt ngào của Skylake resort
Thế dưng mà, giờ thì công cụ chủ chốt để gã có thể thoả lòng mong ước đã ra đi cùng với một số thứ, cho nên dù cách cái chấm không xa, cả lũ đều cảm thấy rất chi là rỗi rãi, có cả một buổi chiều để lên đồi Mandalay nhìn ngắm.
Cái đồi này trong truyền thuyết ngày xưa có bà nào đó đã từng cắt ngực để cúng dường Phật, và Phật hứa rằng nơi này sẽ trở thành một thành phố oai hùng. Rồi là có ngôi đền ngày xưa đã từng giữ răng Phật. Khi người Anh sang thống trị, có lấy răng Phật đi triển lãm ở Ấn Độ; sau đó khi họ đưa trả lại thì người Mandalay đã không tin rằng đó là báu vật khi xưa. Răng Phật được để trong một ngôi chùa nhỏ ngang lưng đồi, ít người đến thăm.
Từ trên đỉnh Mandalay, vì không còn thiết tha với những ngôi chùa mới tu sửa, sơn màu sặc sỡ, nên cả lũ chỉ tha thẩn ngắm nhìn.
Một chiều nhàn nhạt, mờ mờ sương bụi, thảnh thơi chờ đợi ngày mai...
Hồ Inle
Từ Mandalay sang hồ Inle đi máy bay chỉ mất khoảng 20 phút, Mingalar-Tư chưa kịp ngủ, Mingalar-One chưa kịp ngắm em tiếp viên thoả thích thì đã hạ cánh rồi !
Làng Nyaung Shwe nho nhỏ với tu viện gỗ có những cánh cửa hình bầu dục nổi tiếng nằm ngay trên đường từ sân bay về hồ. Nơi đây có những chú tiểu dễ thương hết sức.
Resort !!??
Nhận được các lời khuyên từ ở nhà: Đã đến Inle lake, đừng tiếc gì mà không hưởng một trong những niềm sung sướng nhất tại Myanmar: nghỉ tại một resort nổi trên mặt hồ, thế là bốn đứa hì hục đi tìm thông tin.
Những là LP, rồi là các tờ quảng cáo thu thập được được đem ra cả. Mấy cái tên Resort được đưa ra thảo luận. "Lành" nhất là Golden Cottage (2) mà Thegioixe, rồi phi đội Củ Đậu đều đã ngự toạ và hết lời khen ngợi, với bức ảnh những chiếc cầu cong cong trên mặt nước với mấy cái bánh xe tròn gắn bên trên, với giá $45 từ những năm trước. Thế nhưng gã Mingalar-Tư tai quái là bảo là: Người ta đi rồi, sao mình cứ phải cái đó, sao không tìm cái khác, chả nhẽ không có cái resort nào tương tự ư ??? Và thế là một mệnh lệnh được đưa ra: Không bánh xe bánh xiếc gì hết.
Trong khi 2 đứa hì hụi gọi điện thoại cho Mr.Saw để lấy thông tin, 2 kẻ khác mò xuống tầng 1 khách sạn tại Mandalay để tra thông tin các resort khác. Cuối cùng Mr.Saw giới thiệu Skylake resort, với giá $40, đưa đón và đi thuyền riêng. Sau một hồi suy ngẫm, cuối cùng cả 4 giơ hết cả chân lên đồng ý, vf mệt quá rồi, vật vã suy nghĩ, thảo luận, chọp chẹp mãi rồi.
Cuối cùng đó là một quyết định hết sức sáng suốt. Skylake tuyệt vờiiiiiiiiii
Từ sân bay Heho về làng Nyaung Shwe đi taxi chán chê, rồi từ làng ra đến hồ lại là một con kênh dài nước đục ngầu vì xuồng chạy qua lại suốt. Nhưng mà trời trong xanh quá, và bên trên, những chú chim mòng đuổi theo thuyền đáng yêu quá. Chưa vào đến hồ mà đã thấy khoái chí lắm rồi.
Thuyền lướt trên mặt nước, nơi có những chú bé chèo thuyền bằng chân biểu diễn cho khách xem. Nhưng biết là các chú biểu biễn, tớ ứ thích. Tớ thích các bạn Miến chèo tự nhiên như bao nhiêu năm các bạn vẫn chèo hơn. Lúc này tớ biết sẽ có cả 1 ngày rưỡi để chơi trên hồ, nên sung sướng cảm nhận cái cảm giác đó. Gió lồng lộng, khá lạnh nhưng trong lành, và nắng thì loang loáng.
Rồi từ xa xuất hiện một khu nhà mái dốc nổi trên mặt nước hồ, phía sau là núi xanh. Chính giữa hồ cũng có một khu nhà nữa nhỏ hơn (sau biết là khu ăn tối ngắm cảnh của Resort này, có thể ra đó ngắm hoàng hôn hoặc bình minh). Thuyền hướng vào cổng của khu resort.
Bỗng từ phía đó vọng lên một hồi cồng chiêng rộn rã, lại có tiếng tù và rúc lên từng hồi. Tớ hớn hở bảo mấy đứa: hình như đang có biểu diễn văn nghệ !!! Thuyền vào càng gần, cồng chiêng tù và càng rầm rĩ. Té ra là âm nhạc chào đón bọn tớ đó !! Ba cô gái Miến đứng chờ sẵn bên bậc để giúp bọn tớ lên bờ, rồi lập tức một cô bưng ra bốn ly sinh tố đu đủ mát ngọt, khoái ơi là khoái. Các bạn chơi cồng vẫn oánh liên hồi cho đến khi bọn tớ lên hẳn bờ, bỏ hẳn đồ rồi mới thôi.
Màn cồng chiêng tù và lại tái hiện khi chiều tối bọn tớ đi chơi về, có điều thay vào sinh tố đu đủ là trà nóng.
Màn đón tiếp rộn ràng và ngọt ngào của Skylake resort
Resort đây nhé, tình chưa ???
Và những người đánh cá trên hồ, cần mẫn với công việc như đã làm từ hàng trăm năm qua
Với màn chèo bằng chân duyên dáng
Với màn chèo bằng chân duyên dáng
Những ngôi nhà trên mặt nước của hồ Inle như một bức tranh bình dị, trong sáng, lặng lẽ soi mình xuống mặt nước.
Cuộc sống trôi cũng chậm như sự luân chuyển của mặt nước. Những khu vườn nổi bồng bềnh dưới nắng.
Cuộc sống trôi cũng chậm như sự luân chuyển của mặt nước. Những khu vườn nổi bồng bềnh dưới nắng.
Một hành lang đầy hoa bên những khu vườn nổi
Một khung cửa sổ với những pho tượng đang thì thầm trò chuyện
Một khung cửa sổ với những pho tượng đang thì thầm trò chuyện
Trong hồ Inle, chắc thế nào các thuyền đưa khách tham quan cũng ghé ngôi chùa còn đang dựng chưa xong, phần mái vẫn còn lợp rơm.
Ngôi chùa này mới được dựng lại gần đây, dù có lịch sử lâu năm rồi. Bên trong chùa cột được dát bằng các lá vàng sống. Và chính giữa là chiếc bàn tròn, trên đó có năm pho tượng. Năm pho tượng Phật này là thiêng liêng nhất vùng hồ. Xưa kia tượng làm bằng gỗ trầm hương, nhưng sau rồi do người dân dát vàng lên tượng, nên ngày nay thành 5 cục vàng tròn ủng như quả đu đủ, và ngày ngày vẫn có những người tiếp tục dát vàng lên đó.
Ngôi chùa này mới được dựng lại gần đây, dù có lịch sử lâu năm rồi. Bên trong chùa cột được dát bằng các lá vàng sống. Và chính giữa là chiếc bàn tròn, trên đó có năm pho tượng. Năm pho tượng Phật này là thiêng liêng nhất vùng hồ. Xưa kia tượng làm bằng gỗ trầm hương, nhưng sau rồi do người dân dát vàng lên tượng, nên ngày nay thành 5 cục vàng tròn ủng như quả đu đủ, và ngày ngày vẫn có những người tiếp tục dát vàng lên đó.
Cách làm dịch vụ tại hồ Inle khiến lũ Mingalar lao đao. Dù biết các món hàng lụa không rẻ, nhưng cuối cùng chẳng ai thoát nổi.
Xem người thợ thủ công xe sợi, nét cười hiền lành thế này cơ mà:
Và những sắc màu đẹp thế này cơ mà
Theo tôi thì từ hàng trăm năm nay có lẽ người dân ở hồ Inle cũng không bao giờ nghĩ đến việc phải "xử lý nước thải". Cuộc sống tự nhiên gắn với cái hồ mênh mông này không cần đến điều đó. Ở Việt Nam mình trong cả nghìn năm, các làng quê chỉ có mỗi cái giếng làng, cái ao làng dùng đủ cho mọi nhu cầu: giặt giũ, tắm táp, vệ cầu tõm, rửa rau, vo gạo,... mà có ai quan tâm xử lý nước đâu. Trong khi ở đây hồ to rộng đến thế.
Một điều nữa là trên hồ có rất nhiều Vườn nổi. Người dân có cách làm rất hay: họ kết các cây thuỷ sinh trôi nổi lại thành một cái bè lớn, buộc chặt lại, đổ đất lên trên, và trồng các loại cây rau, hoa màu lên đó. Họ cắm vài cái sào dài xuống bùn là neo được cả mảnh vườn lại. Khi cần di chuyển chỉ nhỏ sào lên, kéo vườn đi là xong. Toàn bộ mảnh vườn đều sống.
Những chất thải sinh học đã có bầy cá bên dưới, những mảnh vườn nổi bên trên... làm sạch một cách tự nhiên rồi. Vì vậy họ không có khái niệm về xử lý nước thải như chúng ta - những người sống chen chúc chật chội, bị chia cắt khỏi thiên nhiên.
Bóng chiều đang ngả xuống
Mặt trời rơi xuống, lòng ngập nỗi buồn mênh mông. Lướt trên mặt hồ, những bọt nước long lanh, loang loáng ánh vàng. Lại một ngày nữa chết đi giữa vùng non nước này. Hôm trước hoàng hôn trên tháp cổ, hôm nay lại sẫm màu trời. Tại sao mỗi ngày lại cứ phải tàn đi, để cho người già đi, để cho đời ngắn lại ???
Chuyển tông màu tím
Chiều tối dần xuống trên Inle lake là buổi tối thẳm sâu nhất trong chuyến đi của chúng tôi. Nhìn những ánh nắng cuối cùng lướt qua mặt hồ trước khi bay đi vào trời tây thăm thẳm, bóng những lá cây ngọn cỏ, mái nhà lặng lẽ in xuống nước sẫm lại, chẳng ai muốn nói với ai câu gì.
Rồi những bản nhạc trữ tình sâu lắng bật lên. Vẫn còn lại một thẻ nhớ với những bản tình ca buồn sâu thẳm. Trong khoảnh khắc này, sâu nặng và thấm thía biết bao. Đến nỗi có người đã khóc. Và thực ra trong lòng mỗi người lúc ấy dường như cũng khóc.
Rồi những bản nhạc trữ tình sâu lắng bật lên. Vẫn còn lại một thẻ nhớ với những bản tình ca buồn sâu thẳm. Trong khoảnh khắc này, sâu nặng và thấm thía biết bao. Đến nỗi có người đã khóc. Và thực ra trong lòng mỗi người lúc ấy dường như cũng khóc.
Tôi đã nhớ...
Nhớ buổi sớm trong veo nắng trên hồ Inle
Nhớ buổi sớm trong veo nắng trên hồ Inle
Nhớ những chú chim như những nốt nhạc rung rinh
Một bình minh trên Golden Rock, những tia nắng đầu ngày rừng rực cháy
Tảng đá vàng rực rỡ trong nắng sớm, và nếu để ý có thể thấy bóng của người chụp in trên tảng đá dát vàng
Giây phút của ngày mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét