Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Mongolia thênh thang những con đường (2)

Ngày thứ năm

Đụn cát Lớn là điểm dừng xa nhất về phía Nam mà chúng tôi đến. Từ sau đó sẽ đi ngược dần lên phía Bắc, dần ra khỏi sa mạc Gobi. Lên phía Bắc, không khí bớt khô nóng hơn, màu sắc cũng xanh hơn.

Giữa đường chúng tôi gặp một thị trấn đang có lễ hội Naadaam. Thị trấn nhỏ nên lễ hội cũng nhỏ. Hôm đó có đấu vật.

Chúng tôi được mời rượu sữa ngựa. Đây là món truyền thống, do sữa ngựa lên men thành rượu. Nó nồng, chua rất khó mô tả.

Các đấu sĩ mặc đồ truyền thống. Mỗi người trước khi ra sới đều chào một trong các vị trọng tài, giống như người chứng minh riêng cho mình. Sau đó họ giang tay lượn vài vòng theo vũ điệu chim ưng. Động tác rất nhẹ nhàng đẹp mắt. Vị trọng tài sẽ lấy mũ khỏi đầu đấu sĩ và giữ trong suốt trận đấu.



Người thắng sẽ vỗ vào mông người thua một cái, ra chào vị trọng tài của mình, và được đội mũ lên đầu. Người thắng bốc một nắm bỏng từ chiếc bát lớn để giữa sân đem chia cho người thân, bạn bè như là phần thưởng.


Flaming Cliff

Chiều ngày thứ năm của hành trình, xe dừng lại trên đỉnh một dải đồi lạ lùng đất màu đỏ cam. Nơi đó có tên Bayanzag, nghĩa là Vách núi bốc cháy, trở thành tên tiếng Anh là Flaming Cliff.

Nơi này nổi tiếng vì vào năm 1920 nhà thám hiểm người Mỹ đã tìm được những quả trứng khủng long đầu tiên. Bộ xương khủng long tìm được nơi đây giờ nằm ở bảo tàng tại Ulaanbaatar.

Xe chạy ngay lên mặt trên của quả đồi màu đỏ, từ đó cả đám đi lang thang để nhìn ngắm từ trên xuống.






Toàn cảnh


Một quả đồi đang bị phong hóa, không biết sau bao nhiêu năm nữa nơi đây sẽ bị xói mòn hết?





Flaming Cliff

Do phải đến nơi nghỉ để nấu ăn, Oogii giục chúng tôi về sớm. Thực sự tôi hơi thất vọng vì không thể ở đó lâu hơn, đặc biệt ngắm hoàng hôn xuống từ trên đỉnh núi. Tại đây tôi cũng đang thích thú với các đồ lưu niệm thì phải về. Có mấy con lạc đà được khắc bằng gỗ rất đẹp, đang hỏi giá mà người bán phải chạy sang chỗ khác, bị giục nên đành bỏ không mua được. Sau này tôi không thể tìm thấy đồ như thế ở đâu nữa trong suốt dọc chuyến đi.

Được biết rằng vách núi đỏ sẽ rực lên trong hoàng hôn và phải ngắm từ dưới, tôi rất tiếc.

Xe rời đi vẫn ngoái lại. Nơi đây thật ấn tượng với hình dáng và màu sắc.

Xe chạy một đoạn, cuối cùng dừng lại một khu trại cách Bayanzag khoảng chục km, trên bình nguyên vẫn có thể nhìn thấy dãy núi đó ở tít phía xa, nhưng ra đó không dễ dàng.

May mắn thay là NBC đã hỏi Oogii về việc lấy xe máy đi. Xe máy ở đây toàn bộ là xe tay côn, mà khoản xe tay côn này thì tôi đi khá tốt. Chiến.

Và thế là đành để mọi người ở nhà trong chút phụng phịu không vui, hai chúng tôi cưỡi chiến mã phóng ra thảo nguyên, nhằm hướng vách núi đỏ rực mà tiến.

Bắt đầu lấy xe rời khu trại



Cảm ơn NBC đã chụp cho tôi những bức ảnh này





Và vách đá rực cháy bừng lên trong nắng chiều

Các bạn tôi chắc sẽ tiếc lắm khi không được ngắm cảnh này.




Chiều thứ năm

Gần chỗ chúng tôi nghỉ có khu khách sạn dành cho người có nhiều tiền. Nhà hàng, sân bóng đủ cả. Nhà hàng làm hình con rùa lớn. Và đặc biệt là có cả nhà tắm, khu nhà tắm xây hình con voi !!! Sau mấy ngày lang thang không tắm thì hình ảnh đó thật là hấp dẫn.



Nhưng thôi, chúng tôi chỉ nhìn ra xa xa thế thôi, lại quay về lều.

Từ trong lều nhìn ra, một chiều đang dần xuống.



Tối hôm đó, vụ đi chơi của hai cô nàng trong đoàn với gia đình trại chủ thật làm cả đám đỏ mắt đi tìm....

Ongiin Hiid

Một đêm trên bình nguyên gần Vách núi rực cháy trôi qua không yên ả. Một chú nhím lại bò vào lều của chúng tôi, một cuộc đi tìm nhau trong đêm, một hai người không tỉnh...

Sáng hôm sau chúng tôi rời khu trại, rong ruổi trên con đường đang hướng dần về phía Bắc. Chúng tôi đến Ongiin Hiid, phế tích của một tu viện rất lớn ngày xưa.

Nơi này vẫn thuộc khu vực hoang mạc Gobi, nhưng có một dòng sông nhỏ vắt ngang. Chính vì thế 400 năm trước nơi đây đã được chọn để xây dựng tu viện lớn nhất phía Nam Mongolia. Đã từng có hơn 1000 tu sĩ học tập tại đây, với hàng chục công trình lớn nhỏ.

Thế nhưng tất cả chỉ còn lại một đống đổ nát dưới thời Stalin. Hơn 200 sư bị giết, cả nghìn người khác bị tù hoặc đi đày. Giờ đây tất cả chỉ còn là một mảnh đất hoang phế điêu tàn, với một vài căn nhà dựng tạm để thờ Phật.



Tít phía xa là khu trại mà chúng tôi nghỉ qua đêm. Lần này có chỗ tắm, nhà ăn rộng sạch tha hồ tán phét.

Ongiin Hiid

Bên trong gian điện nhỏ dựng tạm thời bài trí theo kiểu Tây Tạng, sơ sài đơn giản. Bức ảnh Dalai Lama 14 nhạt màu được dựng trang trọng. Oogii nói rằng Dalai Lama 14 đã từng đến đây, nên nơi đây rất sùng bái ngài.

[/url]


Ongiin Hiid

Giữa vùng khô cằn này mà có một dòng sông, thật là nguồn sinh khí mát lành trời ban. Bởi thế hai bên cỏ cây xanh tốt, và trở thành nơi nghỉ dưỡng của người dân cũng như du khách lang thang qua vùng Gobi nóng lạnh này.



Dòng sông rất nông, chỉ như một con suối, giữa mùa nhiều mưa mà cũng chỉ cao hơn đầu gối một chút ở chỗ sâu nhất nên chúng tôi lội qua lội lại. Còn người dân thì xuống tắm táp vui chơi.



Toàn bộ khu vực


Ngày thứ bảy

Rời thung lũng sông Ogiin Hiid, lại rong ruổi trên đường. Giờ đã ra khỏi khu vực Gobi, cỏ đã xanh tốt hơn, nhưng trời cũng bắt đầu mưa nhiều hơn, cảnh vật xám lại, buồn và lạnh.

Gặp người chăn cừu thời xe máy



Bữa trưa trên đồng cỏ.


Kharkhorin

Một buổi chiều nhiều mưa chúng tôi đến Kharkhorin, một thời gian ngắn kinh đô của đế quốc Mongoglia dưới thời Ogedei Khan (Oa-Khoát-Đài) những năm 1200, con trai của Genghis Khan.

Tuy nhiên thời gian đó Đế quốc Mongolia vẫn "hoạt động" trên lưng ngựa là chủ yếu, Kinh đô chỉ là một chốn dừng chân chứ không hẳn là nơi định cư xây dựng thành phố. Các Khan (Khả hãn = Đại hãn) dựng lều trên một cái xe cực lớn có hàng chục con bò kéo đi, đến chỗ nào tiện thì dừng lại. Trước khi Khublai Khan (Hốt Tất Liệt) thiết lập nhà Nguyên định đô ở Đại đô (Bắc Kinh ngày nay) thì nơi tập trung quyền lực của đế chế Mongolia vẫn là các Lều lớn, gọi là các Trướng, có thể di chuyển.

Bởi thế tiếng là kinh đô cũ nhưng tại Kharkhorin không còn di tích của thời kì năm 1200. Công trình cổ nhất còn lại là tu viện Erdene Zuu được dựng trong giai đoạn Dalai Lama thứ 3 đến Mongolia, những năm 1585.

Chúng tôi đến nghỉ ở một khu trại có khá đông khách phương Tây. Ở đây có vệ sinh sạch sẽ, nhưng cũng không đủ nước cho mọi người tắm.

Để làm món thịt nướng mà chúng tôi đã mua từ chiều, lại vào thị trấn mua củi.

Và trên đường đi, được thấy cảnh đẹp này:

(Ảnh của bạn Tubeo)


Trong lúc trời đang tạm ngớt mưa, mây tụ về đỉnh đầu. Tôi hơi mừng vì mây không chân sẽ hi vọng ngày hôm sau trời nắng. Mây có chân hay mây liền xuống đất thì đáng lo hơn vì như thế chả biết bao giờ mới hết mây, hết mưa.

Cũng vì mây không chân, tu viện Erdene Zuu hiện lên kì ảo. Quanh tường tu viện này có 108 stupa nhỏ, bốn phía có cổng giống như một tòa thành nhỏ.



Folk music

Buổi tối ngày thứ bảy của hành trình, trời mưa và rét. Chúng tôi nướng thịt dê đã mua từ chiều đánh chén no nê.

Đây là đêm lạnh nhất trong hành trình. Thực ra các đêm sau còn lạnh hơn nhưng lại ngủ trong lều có lò sưởi, còn đêm này lều chẳng có gì sưởi ấm. Bởi thế từ chiều chúng tôi lượn qua chợ đã mua thêm mấy cái túi ngủ second hand để vượt qua đêm đó.

Sáng hôm sau tại khu lều trại, được nghe một số tiết mục do một lão nghệ nhân biểu diễn. Nhiều năm trước cụ cũng là một nghệ sĩ có tên tuổi, nhưng giờ cụ đã già, chỉ quanh quẩn ở mấy khu nghỉ của khách thập phương để hát và chơi đàn. Cụ cũng có in đĩa CD, và theo như Oogii thì ở Ulaanbataar cũng có đĩa của cụ trên các quầy băng đĩa.

Cụ biểu diễn chơi mã đầu cầm, đàn thập lục, chơi sáo, đập thìa vào trán, mũi để tạo âm thanh, và hát kiểu hát bụng đặc trưng của Mongolia.

Người nghệ sĩ về chiều với cây mã đầu cầm:

 

Erdene Zuu

Sáng hôm sau, trời vẫn còn mưa. Vào thăm tu viện Erdene Zuu mà vừa lạnh vừa ướt.

Bên trong cái vòng tường với 108 stupa, chỉ còn lại một hai khu nhà. Những tòa điện chính đều đã bị phá hủy hoàn toàn dưới bàn tay của chế độ Xô-viết. Phát-xít tàn ác vì diệt chủng con người, chế độ Stalin cũng diệt tín ngưỡng ở nơi đây khác gì.

Trong cơn mưa, cảnh vật càng thê thảm.



Còn được khu hậu viện này, cũng được trùng tu rất nhiều gần đây mới được thế này:


Trong tu viện treo một số bức tranh theo đúng phong cách Tibet.



Các pho tượng cũng được tạo tác theo phong cách Tibet. Tuy nhiên có một điều khác biệt rất lớn là các pho tượng Phật có khuôn mặt rất lồi lõm khắc khổ, rất già nua !

Người Mongolia nghĩ một cách thuần hậu rằng Phật tồn tại rất lâu, vì thế cũng rất già, mà đã già thì tượng phải già nua mới đúng. Còn có ba pho tượng Phật Thích Ca tạc vào ba giai đoạn, một pho già khú đế luôn.



Nhưng cũng có những pho tượng Bồ tát với khuôn mặt rất dễ thương




Linga and Yoni

Không xa tu viện, Oogii bảo có một hòn đá thiêng, mà ai cũng đến đó thăm cả.

Từ xa thấy hòn đá được đặt giữa một vòng rào thế này



Lại gần xem thì đó là hòn đá tạc hình Linga, đang chĩa về phía khe đồi giống hình "Yoni". Người Mongolia xưa thấy khe núi nghĩ đến sự sinh sôi nên tạc ngẫu tượng phồn thực này để cầu nguyện sinh con đẻ cái. Cũng là một tư duy thuần hậu rất đáng yêu.



Ngày thứ tám

Một thành phố bên đường đi trong cơn mưa



Chúng tôi đi về phía Tây của Kharkhorin, đến với khu vực công viên quốc gia - núi lửa đã tắt Khorgo.

Trời vẫn còn đầy mây, u ám nặng nề, và lạnh nữa. Những con đường dài mãi, xuyên qua không biết bao nhiêu đường gập ghềnh, có lúc muốn lộn hết cả xe lên.


Khe Khorgo

Tám nghìn năm trước là lần cuối núi Khorgo phun trào. Ngày nay những di tích của nó để lại khắp một vùng rộng lớn.

Bên đường xuất hiện một khe nứt sâu đến năm sáu mươi mét, bên dưới dòng sông chảy rì rào. Khe nứt cho thấy địa hình địa chất của vùng đất này. Những cây thông rất lớn nghiêng hẳn ra ngoài bờ đá, như chực đổ xuống dòng sông sâu.



Terkhiin Tsagaan Lake

Lại một buổi chiều ảm đạm nữa đến với đoàn chúng tôi, dù nghỉ tại một khu trại ngay bên hồ Terkhiin Tsagaa (hồ Trắng). Có phải vì mùa đông nơi này sẽ đóng băng và trở thành một mặt hồ trắng toát nên mang tên đó chăng?

Buổi chiều lất phất mưa, và rét. Mây phủ đầy trời, mặt hồ gờn gợn sóng. Tôi xuống bờ hồ lấy nước, và thấy nước không quá lạnh như mình nghĩ. Có thể bơi tắm được nếu cần.



Lần này trong ger có lò sưởi. Từ đây về sau các ger ở phía Bắc đều có lò sưởi đốt củi ở giữa. Thường đó là một thùng sắt kín có ống thông lên nóc ger để khói tỏa ra ngoài. Cửa đút củi nằm ngang, có chốt đóng lại. Tìm thấy một cái nồi cũ bên ngoài ger, tôi đổ đầy nước rồi để lên nắp lò. Chỉ một lúc nước bốc hơi nghi ngút, làm cho không khí trong ger đỡ khô.


Buổi sáng trời vẫn còn nhiều mây, nhưng chẳng mấy chốc gió ào về, kéo hết mây đi, và bầu trời xanh ngắt mà chúng tôi chờ đợi đã 2 ngày nay hớn hở trở lại.

Khu trại nghỉ đêm trong ánh nắng, và những bóng mây phủ xuống dãy đồi xa.



Hồ trải rộng về phía cuối đường kia, rộng lắm.



Tôi trèo lên đỉnh đồi, nhìn ra bát ngát



Một đứa trẻ của gia đình du khách cũng nghỉ đêm ở khu trại đó



Ông chủ trại khó tính. Dù mình nghỉ đêm trại của ông, muốn xin chụp ảnh cùng ông cũng không được.



Terkhiin Tsagaan Lake

Buổi sáng sớm hôm sau chúng tôi chuyển sang khu lều cách đó một đoạn, trong lúc nắng lên rất đẹp



Dưới hồ có một đồng chí Tây tắm tiên, đồng chí khác đứng bên cạnh câu cá. Chiều hôm đó chúng tôi cũng tắm, nước lạnh nhưng vẫn tắm được, hehe.



04-05-2016, 13:15
Đã gần 2 năm trôi qua, hình ảnh hồ Trắng vẫn còn đây trong tôi. Có lẽ tôi nhớ mặt hồ này nhất đó.



Một góc khác

 Những căn lều và căn nhà bên hồ





Hoa cỏ nữa




Terkhiin Tsagaan Lake







Khu lều chúng tôi sẽ ngủ thêm một tối nữa


Horse riding

Như đã đặt trong thỏa thuận, chiều là lúc chúng tôi cưỡi ngựa đi thăm núi lửa. Đường dài khoảng 3-4km thôi.

Những con ngựa Mông Cổ ở đây được giới thiệu là chưa hoàn toàn thuần hóa, trong máu chúng vẫn có phần hoang dã, vì vậy rất cần vững tay cương. Nếu biết người ngồi trên lưng không kiểm soát tốt, chúng sẽ tự chạy một cách tự do. Con ngựa tôi cưỡi không phải to, nhưng có vẻ rất khó bảo, phải ghì cuơng rấ nhiều. Chúng tôi được dặn là không đứng ở phía bên trái của con ngựa, chúng sẽ sợ hãi và lồng lên.

Ngồi ngưa chẳng dễ dàng như trong phim ảnh, rất xóc và đau đít. Cái yên ngưa ở đây cứng, đã thế mỏm yên trước và sau lại làm bằng sắt không bọc, đập bụng và lưng vào thì đau thôi rồi. Khi ngựa phi thì xóc lòi tù và, phải cố mà đứng lên để mông không bị nảy tưng tưng. Thế nhưng đứng lên thì lại khổ cái chân, vì hai bàn đạp bằng sắt cứa mạnh vào cổ chân. Kết quả là cả đoàn ai về cũng bị bầm ở hai xương cổ chân. Có người sau lưng còn tím bầm lên.

Không chỉ bụng, lưng, chân, mà khổ nữa là phải giữ cuơng thật chắc. Cách tốt nhất là dùng cả hai tay. Còn nếu một tay thì phải ghì thật cẩn thận. Do đó các tay máy to đành ngậm ngùi giao máy cho Ogii, vì sợ máy ảnh đập lung tung. May mắn tôi dùng máy nhỏ, nên chụp được kha khá cho các bạn.

Muốn ngưa đi nhanh, thúc vào hai bên, muốn chậm lại thì ghì cuơng, muốn đứng hẳn thì kéo hẳn cương sang bên trái, còn nếu kéo nhẹ thì ngựa sẽ rẽ theo ý mình. Khi đã điều khiển quen, tôi thường đi tách xa xa khỏi đoàn để chụp cho mọi người, rất thú vị.

Chuẩn bị lên đường



Thong dong theo đội


Con đường đi đến núi lửa đã tắt





Một đàn bò gặp ngang đường



Horse riding

Trong chuyến cưỡi ngưa này có một chuyện đáng nhớ.

Con đường đi dần vào khu đá nham thạch lổn nhổn do núi lửa Khorgo phun ra từ mấy nghìn năm trước, càng ngày càng khó đi, và vì thế cũng không ai dám chụp ảnh, cố làm sao giữ vững dây cương. Đường uốn éo qua mấy hòn đá to cạnh cây to.

Có một chỗ, đường sát một cái cây, và đường đúng nằm ở bên phải cái cây, nơi đó không có cành lá. Mọi người đều đi vậy cả.

Đến con ngựa của một chị thì bỗng con ngựa không đi theo lối bên phải, mà nhất quyết chạy sang bên trái. Bên trái cái cây có đến mấy cành chìa ra, cao hơn lưng ngưa, nhưng lại thấp ngang ngực người cưỡi. Con ngựa cúi đầu chạy qua đó, cành cây không khác cái barie gạt người trên lưng ngựa xuống !

Chị cưỡi ngựa thấy con ngưa lao xuống dưới cành cây thì buông cả cương ra (càng không kìm được ngựa lại), nhưng cũng nhanh tay bám luôn vào cái cành trên cao. Thế là con ngựa chạy đi, và người ở lại, may mà chân tuột ngay khỏi bàn đạp, chứ nếu mà bị mắc thì không biết nguy hiểm đến thế nào nếu ngựa kéo người đi.

Nhưng rắc rắc... cái cành cây chị bám bị gãy, chị bám vào cành bên dưới - gãy tiếp, lại cành dưới nữa... và rồi rơi bịch xuống đất. Tất cả đoàn sợ tái mặt, nếu bị chấn thương gãy xương hay gì ở đây thì thật nguy to, vì nơi này không có bệnh viện hay gì cả...

Ogii phải cưỡi ngưa đưa chị về khu lều trại, hai dẫn đoàn khác đi đuổi con ngựa lồng kia mãi mà không bắt được nó, nó cứ chạy lòng vòng trên cánh đồng.

Đoàn leo núi lửa mà lòng không yên. Mãi lúc về thấy chị ấy đã đỡ và đi lại được, mới thở phào nhẹ nhõm.

Khorgo vocalno

Núi lửa Khorgo nằm trong quần thể núi - hồ (Khorgo Terkhiin Tsagaan Nuur National Park), ngọn núi lửa này đã tắt 8000 năm trước. Tro than của nó phun ra bao phủ một vùng rộng lớn, đến nay vẫn còn rất rõ qua các lớp đá đen.



Đoàn người leo lên miệng núi



Một họng núi phụ bên cạnh miệng chính


horgo vocalno

Miệng chính của núi lửa đã tắt. Từ trên xuống là hơn 80m, khá sâu và toàn là đá nham thạch.





Cả đoàn chỉ mình tôi trèo xuống. Lần này trèo xuống và lên cũng mệt không kém leo cồn cát, bởi mỗi bước chân thì đá sỏi lại trôi tuột, rất dễ bị trôi xuống và ngã bổ chửng ra.

Cuối cùng cũng xuống dưới đáy. Ở dưới có vài cây cột gỗ quấn vải xanh để cầu may mắn. Khá nhiều hòn đá chèn tiền bên dưới, những người xuống đây hay để một tờ tiền và chặn hòn đá lên trên. Tiếc rằng lúc đó tôi không mang tờ tiền Việt Nam polyme nào, nên đành lấy tờ tiền Mông Cổ mang theo đặt lại, như một lời hẹn ước rất có thể sẽ có ngày quay lại, và mong may mắn cho cả đoàn trọn vẹn cả hành trình.




Con đường quay trở lại hồ Trắng



Một khu lều gần bờ hồ, nơi đó có vẻ đẹp và tiện nghi hơn khu chúng tôi ở



Khi đã quen với những chú ngựa





hồ Trắng

Chiều xuống trên hồ thao thiết buồn.

Một mình tôi trèo lên ngọn đồi, nhìn bóng mặt trời đang đổ dài xuống lòng hồ, những khu trại dần chìm vào bóng núi. Mặt hồ loang loáng sáng, mà thời gian cũng loang loáng trôi qua. Nhìn chiều xuống trên hồ luôn làm tôi buồn, một nỗi buồn mênh mông, không bi lụy mà lẳng lặng thấm vào lòng.






Khorkhog vs Boodog

Chúng tôi đã đặt làm một con dê, và mong muốn được làm theo cách truyền thống Boodog.
Với Boodog, người ta sẽ làm sạch con dê (hoặc mamot - điêu thử), rồi nhét đá nóng vào bụng, khâu nó lại. Tiếp đó dùng đèn khò xịt lửa bên ngoài cho chín từ trong ra và ngoài vào.

Tuy nhiên cuối cùng lại không làm theo Boodog, tôi cũng chả nhớ tại sao, họ chuyển sang làm Khorkhog: Chặt thịt xếp vào nồi xen kẽ với rau củ và đá nung nóng. Úp vung thật chặt rồi đặt lên bếp một lúc. Thịt rất mềm và ngon...
Lúc mổ con dê, Ogii nướng sơ gan trên miếng giấy bạc rồi đưa tôi thử, ăn ngon lắm. Có một bạn nữa cùng ăn, còn ai cũng có vẻ ngại, vì tay của Ogii lúc đó vẫn đang nằm giữa bụng con dê.



Buổi chiều bên lò lửa giữa lều.



Đêm đó ngủ trong tiếng gió quật bên ngoài, ngày mai chúng tôi rời hồ Trắng để đi lên phía Bắc.

hồ Trắng

Sáng hôm sau, tạm biệt hồ Trắng



Chú cún này rất quấn người...



Hai chiếc xe đã chờ sẵn, chúng tôi lại lên đường đi Moron


To Moron

Lên phía Bắc, cảnh sắc xanh tươi hơn hẳn phía Nam, khắp nơi là cỏ non mướt, cây cối thành rừng rậm rạp.







Và những con suối tràn đầy nước mát



Đã nhiều ngày rong ruổi trên các con đường trăm làn xe ở Mongolia, đã nhìn nhiều, no mắt, nhưng cảnh sắc vẫn không nguôi làm cho mình tràn ngập cảm xúc. Không phải cảm xúc choáng ngợp, ngạc nhiên, mà cảm xúc của sự lan tỏa vào không gian vô tận, trên thảo nguyên, dưới bầu trời.

Một thị trấn nhỏ tạm dừng để ăn trưa trên đường đi





To Moron

Một cơn mưa nhỏ. Bên ngoài khung cửa trời mát lạnh. Bên trong xe câu chuyện rôm rả rồi lại trầm xuống khi mọi người chìm vào giấc ngủ. Rồi có ai đó tỉnh dậy khơi chuyện là lại rộn ràng lên.

Tôi thì hầu như không ngủ. Suốt ngày ngắm cảnh hai bên đường, và khi có dịp là lại chụp choẹt một chút cho vui...



Dừng chân tại một đỉnh đồi cao trên đường đi



Từ đây nhìn ra xa bát ngát. Trên đầu vẫn có đám mây đang mưa lắc rắc xuống, nhưng xung quanh nắng rực rỡ

Sunlight and Rain

Lại nắng, và lại mưa nối tiếp đổi nhau. Trong mình thì chỉ có một cảm giác bình yên vô tận. Nhìn ra bên ngoài, không gian trôi đi, thời gian trôi đi, nhưng mình thì lại đang trầm xuống.






Cây cỏ chờ mưa, nở ra hoa vàng dịu dàng


Cơn mưa bên kia đồi





Moron

Moron là thành phố gần hồ Khovsgol nhất, các đoàn đến hồ đều đi qua thành phố này.

Thành phố nhỏ, chúng tôi lại không ở trung tâm, khu vực toàn đường đất. Nhưng hình như trung tâm thành phố cũng vậy, toàn đường đất là chính. Các khu nhà chia hình ô vuông bàn cờ, các con đường ngang dọc đánh số kiểu M12, M13, ...



Nơi nghỉ lại, dù trong thành phố nhưng vẫn ở trong ger, vì ger dựng ngay giữa sân nhà. Phía sau là nhà vệ sinh: một cái hầm rất sâu đào xuống đất. Và nước sử dụng thì rất hạn chế nhé.



Chiều hôm đó tất cả được đi tắm !!! Nhà tắm công cộng mất tiền, được cái sạch sẽ, nước tha hồ. Tắm xong ra tán phét với nhau.

Mỗi tội đi bộ từ đó về nhà lại đầy bụi.

Và buổi tối đi ăn ở một nhà hàng, có vài món kiểu Trung Quốc là ngon, còn lại cũng bình thường.


Buổi sáng hôm sau, tạt vào một tiệm tạp hóa gần chỗ ở. Có cái cân bàn rất chi là XHCN, gợi nhớ một thời mậu dịch của VN.



Đi chợ Moron, có một số thứ lạ kì, như roi đuôi ngưa, đồ da tươi mới thuộc... và một số thứ bằng kim loại. Nhưng nói chung nhiều nhất là quần áo, mà toàn quần áo TQ, cho nên chúng tôi cũng không mua được gì nhiều dù định sẽ tung hoành ở chợ đó !



Mặc định Re: Mongolia - thênh thang những con đường

ôi, cảnh thiên nhiên ở MC phóng khoáng và yên bình quá, em hay đọc truyện với xem phim Tàu nên cũng muốn 1 lần đi cho biết thảo nguyên trông như thế nào 

Bác kể chuyện chị cùng đoàn đu cây ngã vừa hồi hộp vừa buồn cười  k biết trước khi mng đi MC đã biết cưỡi ngựa chưa? nếu chưa biết cưỡi ngựa có đựoc dạy k? từ bé đến giờ em mới cưỡi ngựa 1 lần nhưng là cưỡi ngựa để chụp ảnh nên có ng giữ  hồi bé cũng cưỡi trâu 1 lần cưỡi bò 1 lần nhưng cả 2 lần đều có ng giữ, mà mỗi lần trâu bò cúi xuống e toàn bị trượt theo nên cũng sợ  xem phim thấy các diễn viên phi ngựa như bay mà mê, tuy nhiên vụ cái yên sắt cũng hơi nguy hiểm nhỉ 

nhìn hình bác chụp thì có vẻ ng MC cũng k cao to lắm nhỉ, em tưởng ng MC phải cao to vạm vỡ lắm chứ. Mà ở đó có cá k bác, thấy bảo dân MC k thích ăn cá chỉ ăn thịt, cũng k thích ăn rau 

Mặc định Re: Mongolia - thênh thang những con đường

Cưỡi ngựa phóng nhanh chắc phải học, còn đi nước kiệu và thình thoảng hơi nhanh, thì chỉ cần tự giữ thăng bằng là được thôi.

Người Mongolia cũng rất nhiều khổ người, có người cao to vạm vỡ (như các đô vật), có người cao nhưng gầy nhẳng (không phải là chưa trưởng thành nhé) như cậu lái xe của chúng tôi. Có người thấp mà to ngang như Ogii, cũng có người bé nhỏ.

Các chiến binh Mongolia xưa - theo như sách cũ ghi - thì hầu hết là nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn, giống ngưa họ cưỡi cũng nhỏ, cơ động. Nhưng các tướng lĩnh lại thường to cao, mạnh mẽ. Dường như ở một dân tộc đề cao các môn như vật, bắn cung, thì có một lớp, một số tộc người cao to dần dà trở thành lãnh đạo. Những người nhỏ cũng có thể tham gia đấu vật, nhưng không thể có lợi thế bằng người to cao.

Về phụ nữ cũng vậy, có những người sống trên thảo nguyên rất to và khỏe mạnh, nhưng cũng có người tôi thấy ở thành phố cũng chỉ nhỏ bé bình thường như người Việt Nam.

Nói chung, người Mongolia to cao hơn người Việt, và khỏe thì chắc chắn là hơn.

To Khovsgol lake

Qua trưa là khởi hành đi hồ Khovsgol.

Đây là hồ rộng thứ hai ở Mongolia nhưng lại có trữ lượng nước ngọt lớn nhất, vì hồ rất sâu, trung bình đến hơn 250 mét. Hồ được coi là chị em với hồ Baikan ở Nga, và có nguồn nước trong sạch tinh khiết bậc nhất thế giới. Nước hồ cực trong, nhưng do rất sâu nên nhìn lúc nào cũng thấy xanh thẫm đến đen lại.

Hồ dài khoảng 140km, chứa 0,4% lượng nước ngọt toàn cầu. Mùa đông, mặt hồ đóng băng và người ta từng chạy xe trên lớp băng đó để đi lại. Tuy nhiên do lo sợ ô nhiễm nước hồ nên việc này đã bị cấm. Trước khi cấm thì có đến vài chục cái xe ô tô đã chìm trong lòng hồ do chạy qua khu vực băng mỏng.

Bao quanh hồ là các rặng núi, nên phải lên một con đèo rồi mới vào hồ được.

Đường đi, trời xanh ngắt này. Lâu lâu mới có đưòng nhựa, ngon quá cơ.



Một thảm cỏ hoa bên đường


Reindeer

Quanh hồ Khovsgol là nơi có tuần lộc sinh sống. Có cả mấy ngôi làng chuyên nuôi tuần lộc vào các mục đích khác nhau, trong đó có cả lấy da và thịt. Gần đây thì tuần lộc có giá trị nữa khi tham gia vào du lịch.

Tuy nhiên khi chúng tôi đến, chỉ gặp có một ít con được nuôi giữ dành cho chụp ảnh. Nhìn những con tuần lộc gầy gò này, không cảm thấy vui lắm. Có lẽ trời nắng vào ban trưa không phải là lúc làm chúng thoải mái ???


Khovsgol lake

Rồi từ trên con dốc, hồ hiện ra xanh mát, dịu dàng quá đỗi






Khovsgol lake

Quote Originally Posted by hahoangtn Xem bài
cái hình cuối bác chụp xa quá nhìn k rõ ng kia đang làm gì 
Đó là một gia đình đang đến chơi hồ, và họ tắm ở dưới nước. Người Mongolia khi tắm dưới các sông hồ thì không dùng xà phòng, vì sợ làm bẩn nguồn nước bởi các chất hóa học. Chất bẩn của con người xét ra cũng là tự nhiên, nên không bị coi là làm ô nhiễm nước hồ.

Khu trại chúng tôi ở, nằm sát bìa rừng, và vẫn ở ger thôi.



Buổi trưa nắng, ngồi trong bóng râm lại lạnh do nơi này ở độ cao khá lớn.




Khovsgol lake

Buổi chiều, chúng tôi lên thuyền đi sang phía bên kia hồ, nơi có một mỏm đá cao, có thể nhìn ra một vùng rộng của lòng hồ.





Nhìn lại phía bờ


Hoa cỏ trên đá





Nhìn về phía bờ mà gần một giờ trước xuất phát từ đó

Rain and wave

Cuối trời, những đám mây từ từ kéo đến...



Chủ thuyền giục chúng tôi về nhanh kẻo mưa. Khi thuyền tiến vào giữa hồ thì mưa xuống, gió to và sóng nổi lên.

Một cảm giác bất an đến với tôi khi gió ngày càng to, thuyền lao thẳng vào những con sóng lớn trên hồ, và nước bắn tóe lên rất cao ập qua mạn thuyền.

Sóng liên tục đánh vào mạ bên phải thuyền, nơi chúng tôi ngồi, nên mọi người bật dậy chuyển sang bên trái khiến thuyền mất cân bằng. Lái thuyền yêu cầu người bên phải không được chuyển. Tôi và các bạn ở bên phải không thể ngồi được nữa vì sóng đánh to quá. Tất cả phải đứng hết dậy nếu không nước sẽ trùm lên cả đầu.

Tôi may mang cái áo chống nước nên bỏ máy ảnh vào trong, nhưng nước cứ thế ập vào qua cả cổ. Buộc phải quay lưng lại sóng, đồng thời che cho hai bạn phía sau. Hai bạn nữ ở sau cúi người nên đỡ ướt hơn, còn tôi dính trọn toàn bộ nước.

Phía sau, những người ở mạn phải cũng chịu chung hoàn cảnh ướt toàn bộ, mà liên tục bị nước bắn vào người. Khổ nhất là một người mẹ với hai con nhỏ. Bà ôm chặt đứa bé sát mình, mắt như muốn khóc. Đứa con ôm chặt mẹ, bên cạnh là thằng anh lớn hơn cũng thế. Nhưng điều tôi thấy bất bình nhất là bên mạn trái có gã du khách Hàn Quốc to đùng đứng cười cười. Mạn trái không bị nước bắn nên hắn gần như khô ráo, còn bên này người mẹ và hai đứa trẻ ướt sạch. Đáng ra hắn phải đổi chỗ cho mấy mẹ con, để thuyền cân bằng, nhưng khi sóng đánh thì hắn là người chạy sang mạn trái đầu tiên, và khi chủ thuyền yêu cầu giữ cân bằng thì hắn không chịu trở lại mạn phải....

Không biết những đứa trẻ kia có sợ lắm không? Tôi không biết chắc. Người Mongolia vốn can đảm, nhưng nếu những người quen sống trên thảo nguyên, trên đất bằng vững chãi, thì khi trên con thuyền tròng trành và sóng đánh không nơi bấu víu, chắc chắn họ sẽ không thể bình tĩnh như thường được. Họ không kêu lời nào, đứng vững chịu sóng, không yêu cầu chuyển chỗ, yêu cầu người khác thay chỗ mình, dù bên mạn trái có cả đống người lớn đứng khô ráo hơn...

Cuối cùng sau 40 phút chịu sóng đánh, chúng tôi cũng về bờ.

Thuyền cập bờ


Trong cơn mưa, nước hồ bỗng có màu xanh ngọc đẹp kỳ lạ








Khovsgol lake

Buổi chiều chúng tôi có cuộc thảo luận về lịch trình tiếp theo. Có người muốn ở lại hồ thêm một ngày nữa, và như vậy sẽ về thẳng Ulannbatar, có người muốn đi tiếp lên phía Bắc, nơi có tu viện cổ. Sau phải biểu quyết, và cuối cùng là đi tu viện.

Chúng tôi có nửa ngày hôm sau ở lại hồ để chơi, chiều lại về Moron.

Buổi sáng yên bình, đi lang thang, chụp ảnh, hướng không khí buổi sớm tuyệt vời ở đây. Thế thôi. Chẳng có gì.

Mặt trời lên



Khu trại nghỉ đêm nhìn từ hồ vào



Đàn cừu lon ton trên bãi cỏ



Khovsgol lake

Cái cây hôm qua, thân quấn mấy dải vải màu cầu nguyện của người Mongolia: (nhắc lại) màu lam tượng trưng cho trời, màu lục tượng trưng cho cỏ, màu trắng tượng trưng cho sữa, màu đỏ tượng trưng cho máu, màu vàng tượng trưng cho mặt trời.









Dauchandiadang is offlinePhượt quái          
Ngày tham gia
12-11-2015
Bài
929
Post Thanks / Like 

Mặc định Re: Khovsgol lake

Chào bạn .

" Cái cây hôm qua, thân quấn mấy dải vải màu cầu nguyện của người Mongolia: (nhắc lại) màu lam tượng trưng cho trời, màu lục tượng trưng cho cỏ, màu trắng tượng trưng cho sữa, màu đỏ tượng trưng cho máu, màu vàng tượng trưng cho mặt trời. "




Oh ! Mình thích tấm hình này. Cái đẹp từ đâu mà ra !

Nhìn bức ảnh cho Ta thấy : " Một sự đơn độc nhưng ngang tàng mạnh mẽ- lừng lững đương đầu với tất cả để vươn lên, để sống trong sự khắc nghiệt của vùng đất này. Một cái cây đứng đơn côi giữa đời cho Ta cảm giác trống vắng đến lạ lùng nhưng nhìn tổng thể lại có một sự "cân bằng động " tiềm ẩn đầy mặc định - đó chính là sự cân bằng của hình học khi có nhiều đường hiển thị xa xa theo phương ngang ngẫu nhiên với một đường gần theo phương đứng . Và cuối cùng là sắc màu đen-như " cô đặc " của cây hòa cùng với tứ sắc xanh của Trời - của Núi - của Hồ - của Đồng cỏ ... tạo cho ảnh thành nên một bức tranh đơn giản chứa đầy sức sống tiềm tàng. "
Cám ơn bạn .

Tiếp những hình ảnh bình yên của hồ này







Khovsgol lake

Lại những góc bình yên của hồ



Thảm hoa vàng



Bên rừng


Một số hình ảnh nữa, trước khi rời hồ để về lại Moron






Khovsgol lake

Một gia đình Mongolia gặp trước khi rời hồ



Và cánh chim trắng trên hồ nước xanh này làm tôi nhớ mãi


Back to Moron

Buổi chiều trở lại Moron, nắng vàng như mật và đường vắng nên thênh thang









Quote Originally Posted by danngoc Xem bài
Tấm chụp gia đình sao bác chụp được mặt họ sáng trưng hay vậy?
Phía sau nhiều mây nhưng phía trước vẫn có nắng mà bác. Ảnh này bạn trong đoàn chụp, không phải tớ chụp, nhưng hướng vào phía có nắng nên sáng rõ.


To Amarbaysgalant

Ngày hôm sau, rời Moron, chúng tôi đi sang phía Đông, vòng cung phía Bắc của Mongolia.

Nơi đây nhiều sông suối hơn, nguồn nước dồi dào.





Cây cối cũng mang đặc trưng của phương Bắc


Trên đồng cỏ



và những thị trấn đầy màu sắc




To Amarbaysgalant

Ranh giới giữa hai tỉnh Hovsgol và Bulgan



Một cây cầu bằng gỗ hoàn toàn bắc ngang sông, là một chi lưu của dòng Selenge mà tên của nó trở thành tên một tỉnh.



Một gia đình picnic bên dòng sông, phơi nắng và tắm táp, lại lấy nước đem về nữa




Trải qua chặng đường mười ngày, lần đầu hai xe lạc nhau, ở gần khu vực cái hồ này. Mà sóng điện thoại không liên lạc được. Thế là mỗi xe mỗi ngả. Xe chở thức ăn cũng loanh quanh đi tìm xe kia mãi không dừng lại ăn được, xe kia thì tất nhiên không có gì ăn, đành tạt vào một quán bên đường mua tạm mấy cái bánh ngọt. Rút cục cả hai cùng đói.

Buổi trưa đói meo.

Chiều chạy ngang qua thành phố lớn thứ ba ở Mongolia: Erdenet.

Thành phố như một bức tranh trẻ con sặc sỡ muôn sắc màu





Ra đến ngoài thành phố, vẫn là những miếng màu vui mắt



Đường lại thênh thang



Ngang một đồng hoa cải vàng



Một đồng lúa mạch


Amarbaysgalant monastery

Sau chặng đường dài, cuối cùng tu viện Amarbaysgalant đã hiện ra trước mắt.

Đây là một trong 3 tu viện còn sót lại sau thời tàn sát của Stalin, vậy la chúng tôi đi qua 3 tu viện rồi. Tu viện nằm giữa thung lũng ba phía có núi thấp, sông ở phía Nam, có nguồn nước dồi dào.



Bên phải là tu viện cổ



Bên trái có stupa mới dựng gần đây, khi tu viện được phục hồi từ những năm 90


Tu viện Amarbaysgalant được dựng dưới thời vua Ung Chính nhà Thanh. Khi đó toàn bộ Mông Cổ nằm dưới sự cai trị của đế quốc Mãn Thanh. Ung Chính muốn xây một tu viện ở phía Bắc đế quốc của mình, thể hiện quyền lực, cũng là để cầu nguyện cho cha của mình là Khang Hi.

Đoàn người của triều đình đi đến khu vực này để tìm chỗ xây tu viện. Theo lời cầu khấn, họ phải tìm hai đứa trẻ chăn cừu, và nơi hai đứa trẻ dừng lại ăn trưa sẽ là nơi lập tu viện. Hai đứa trẻ một gái một trai tên Amar và Baysgalant, do đó tu viện mang tên ghép của chúng.

Còn trong tiếng Hán, tu viện tên là "Sắc kiến Khang Ninh tự" (Chùa Khang Ninh dựng theo lệnh của vua).

Ogii kể rằng theo truyền thuyết, khi hai đứa trẻ dừng lại, đoàn người đã bắt và giết chết cả hai để trấn yểm cho vùng đất này. Hai đứa trẻ được chôn ở hai nơi, cách nhau một quãng, và trên mộ của chúng chính là hai cột cờ của tu viện. Cột cờ như là điểm đánh dấu, cũng là vị trí trấn yểm cho tu viện.


Tu viện dựng lên năm 1727 và mất gần 10 năm mới xong, với kiến trúc Hán là chủ đạo. Toàn bộ vật liệu cao cấp như ngói, gạch, cột gỗ, cửa gỗ.... đều phải vận chuyển từ gần Bắc Kinh sang, đường xa hàng ngàn dặm và tốn kém vô cùng. Toàn bộ quần thể có khoàng 40 tòa nhà lớn nhỏ. Ngày nay chỉ còn hơn một nửa là còn lại.

Last edited by Chitto; 05-06-2016 at 11:19.

Đi lên ngọn đồi bên trái, nơi có stupa theo kiểu Tạng





Tu viện phía dưới trông như những món đồ chơi



Lại bắt gặp đôi mắt Đức Phật đăm chiêu



Những lá cờ lung ta với hình ngựa gió





Bóng chiều trên tháp vàng



danngoc is online nowPhượt tiên          
Ngày tham gia
06-08-2008
Bài
2,831
Post Thanks / Like 

Mặc định Re: Amarbaysgalant monastery

Quote Originally Posted by Chitto Xem bài
Tu viện Amarbaysgalant được dựng dưới thời vua Ung Chính nhà Thanh. Khi đó toàn bộ Mông Cổ nằm dưới sự cai trị của đế quốc Mãn Thanh. Ung Chính muốn xây một tu viện ở phía Bắc đế quốc của mình, thể hiện quyền lực, cũng là để cầu nguyện cho cha của mình là Khang Hi.

Đoàn người của triều đình đi đến khu vực này để tìm chỗ xây tu viện. Theo lời cầu khấn, họ phải tìm hai đứa trẻ chăn cừu, và nơi hai đứa trẻ dừng lại ăn trưa sẽ là nơi lập tu viện. Hai đứa trẻ một gái một trai tên Amar và Baysgalant, do đó tu viện mang tên ghép của chúng.

Còn trong tiếng Hán, tu viện tên là "Sắc kiến Khang Ninh tự" (Chùa Khang Ninh dựng theo lệnh của vua).

Ogii kể rằng theo truyền thuyết, khi hai đứa trẻ dừng lại, đoàn người đã bắt và giết chết cả hai để trấn yểm cho vùng đất này. Hai đứa trẻ được chôn ở hai nơi, cách nhau một quãng, và trên mộ của chúng chính là hai cột cờ của tu viện. Cột cờ như là điểm đánh dấu, cũng là vị trí trấn yểm cho tu viện.


Tu viện dựng lên năm 1727 và mất gần 10 năm mới xong, với kiến trúc Hán là chủ đạo. Toàn bộ vật liệu cao cấp như ngói, gạch, cột gỗ, cửa gỗ.... đều phải vận chuyển từ gần Bắc Kinh sang, đường xa hàng ngàn dặm và tốn kém vô cùng. Toàn bộ quần thể có khoàng 40 tòa nhà lớn nhỏ. Ngày nay chỉ còn hơn một nửa là còn lại.

Vấn đề có thể tìm ra ở đây:

Có thể nào có khả năng, việc Stalin tiêu diệt các chùa này là lấy danh nghĩa tiêu diệt các dấu vết áp bức (áp đặt văn hóa) của Trung Quốc đối với Mông Cổ để bảo vệ chủ quyền Mông Cổ chăng (vì Mông Cổ vẫn phải cám ơn LX giúp MC không trở thành Nội Mông)? Và các vị sư trụ chì bị giết kia như là một biểu tượng cho việc bảo vệ sự độc lập của MC?

Dauchandiadang is offline
Phượt quái          
Ngày tham gia
12-11-2015
Bài
929
Post Thanks / Like 

Mặc định Re: Mongolia - thênh thang những con đường

@ Chai ban Danngoc .
" Vấn đề có thể tìm ra ở đây:

Có thể nào có khả năng, việc Stalin tiêu diệt các chùa này là lấy danh nghĩa tiêu diệt các dấu vết áp bức (áp đặt văn hóa) của Trung Quốc đối với Mông Cổ để bảo vệ chủ quyền Mông Cổ chăng (vì Mông Cổ vẫn phải cám ơn LX giúp MC không trở thành Nội Mông)? Và các vị sư trụ chì bị giết kia như là một biểu tượng cho việc bảo vệ sự độc lập của MC? "

Mình có thể trả lời là Không có khả năng này .
Bởi ..." chính quyền Stalin, bên cạnh việc truyền bá hệ tư tưởng cộng sản, khuyến khích chủ nghĩa vô thần thông qua tuyên truyền bài tôn giáo trong dân chúng và trong trường học, cùng một chiến dịch truy bắt nhằm vào các tín đồ bị tố cáo hoạt động gián điệp hoặc phá hoại. Vào cuối những năm 1930, tuyên bố công khai mình theo tôn giáo là một điều nguy hiểm. " và.. "Những sự đàn áp liên tục trong những năm 1930 đã dẫn tới nó gần như tuyệt chủng với tư cách một thể chế công khai: tới năm 1939, các giáo xứ hoạt động đã giảm xuống từ 54000 năm 1917 xuống còn vài trăm, nhiều nhà thờ bị phá sụp, hàng chục nghìn lịch mục, tu sĩ và sơ bị thẩm vấn, bắt giam hoặc hành quyết. Trên 100 nghìn người liên quan tới tôn giáo bị giết trong những đợt thanh trừng 1937-1938.[97][98] .." (Theo Wiki..)

Nói cho gọn là vì chủ nghĩa vô thần của bản thân Ông.... mà đàn áp các tôn giáo khác chứ không vì lợi ích của một dân tộc khác đâu !

Re: Mongolia - thênh thang những con đường

Quote Originally Posted by Dauchandiadang Xem bài

Mình có thể trả lời là Không có khả năng này ...

Nói cho gọn là vì chủ nghĩa vô thần của bản thân Ông.... mà đàn áp các tôn giáo khác chứ không vì lợi ích của một dân tộc khác đâu !
Tại sao Stalin (và những người cộng sản thuần thành) căm ghét tôn giáo? Không phải chỉ vì tư tưởng vô thần của họ, mà còn bởi họ sợ người dân nghe theo các lãnh đạo tôn giáo hơn nghe theo "giáo thuyết" của họ. Nói thẳng ra là cộng sản tiêu diệt tất cả các đối tượng có thể đụng chạm đến vị trí lãnh đạo của họ.

Nhìn lại lịch sử Mongolia: Sau thời đế quốc Nguyên Mông tan rã, người Mongolia không còn vua của riêng mình nữa. Dưới thời nhà Thanh, khi Mật giáo Tây Tạng được tôn sùng, thì ở đât Mongolia cũng lập nên một vị Lama tối cao, tương tự như Dalai Lama của Tibet, gọi là Jebtsundamba Khutuktus, cũng là dòng tái sinh. Các vua nhà Thanh công nhận và bảo vệ cho dòng truyền này. Từ vị đầu tiên năm 1635 đến vị thứ tám năm 1924, đây là các vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Mongolia.

Người Mongolia không có vua, cho nên với họ, các đời Khutuktus kia cũng giống như vua vậy, có vị trí rất lớn đối với dân tộc. Ngay cả khi Mongolia đòi độc lập năm 1911 (cách mạng Tân Hợi, nhà Thanh đổ, nên Mongolia độc lập) thì vị lãnh đạo kia trở thành người đứng đầu quốc gia. Đến khi ông chết năm 1924 thì chính quyền Cộng sản mới tuyên bố chấm dứt dòng truyền thừa, và lãnh đạo quốc gia.

Như thế trong con mắt của người cộng sản thì các nhà sư là lực lượng nguy hiểm bậc nhất đe dọa sự lãnh đạo của họ. Lại được tiếp sức từ tư tưởng Stalin, việc thảm sát các nhà sư là điều dễ hiểu.
danngoc is online nowPhượt tiên          
Ngày tham gia
06-08-2008
Bài
2,831
Post Thanks / Like 

Mặc định Re: Mongolia - thênh thang những con đường

Việc 2 bác nói trên thì chúng ta đều biết rồi  Cái tôi muốn nói là, Stalin khi thực hiện điều ấy không thể chỉ hô 1 tiếng là tất cả sợ ông ta răm rắp mà tuân theo! Ý tưởng ấy, dù vô thần hay thuần túy chính trị, đều hợp ý một số không nhỏ người MC thì họ mới làm triệt để như vậy! Cái mà 3 chúng ta đang nói ngày hôm nay là trên quan điểm chủ quan thời nay chăng?

Re: Mongolia - thênh thang những con đường

Quote Originally Posted by danngoc Xem bài
Việc 2 bác nói trên thì chúng ta đều biết rồi  Cái tôi muốn nói là, Stalin khi thực hiện điều ấy không thể chỉ hô 1 tiếng là tất cả sợ ông ta răm rắp mà tuân theo! Ý tưởng ấy, dù vô thần hay thuần túy chính trị, đều hợp ý một số không nhỏ người MC thì họ mới làm triệt để như vậy! Cái mà 3 chúng ta đang nói ngày hôm nay là trên quan điểm chủ quan thời nay chăng?
Tôi nghĩ rằng việc tiêu diệt một số lượng lớn nhà sư như ở Mongolia không khó khăn, do đặc thù sinh sống ở đây: Các khu dân cư cách xa nhau, dân số thưa, địa hình trống trải. Chỉ cần một số lượng vũ trang không lớn lắm là có thể xóa sổ được một tu viện như trong ảnh. Thời của những chiến binh Mongolia đã qua, với lại đấu nhau với súng cơ giới là điều bất khả.

Tuy nhiên, ý kiến của bác cũng có thể là một điều đáng suy ngẫm. Đặc trưng dân tộc của người Mongolia đến mức nào, sự hòa nhập, chấp nhận văn hóa Hán cũng như văn hóa Xô-viết về sau đến mức nào, là điều không dễ biết.


Amarbaysgalant monastery

Từ ngọn đồi có Stupa, đi sang ngọn đồi phía sau tu viện



Trên nơi cao nhất là pho tượng của Songkhaba (Tông Khách Ba) đại sư, người sáng lập phái Cách Lỗ (Gelugpa) hay mũ vàng. Phật giáo ở Mongolia là theo dòng Gelugpa này.
Hai bên phía dưới là hai vị Dalai Lama, có lẽ là Dalai Lama thứ nhất và thứ năm



Bóng tối đã lan dần xuống thung lũng

Nhìn lại bóng stupa trên đồi bên kia



Amarbaysgalant monastery

Một mình tôi lang thang vào trong tu viện khi trời dần tối. Một cảm giác hoang tàn lạnh lẽo tràn ngập. Cỏ cây mọc kín, tĩnh lặng, chỉ có tiếng một con quạ đang kêu. Tít phía sau hình như có ánh sáng, nhưng tôi không đi về phía đó, mà lặng lẽ ở trong sân chính của tu viện.

Dấu vết thời gian, trong bóng tối, vừa bớt vừa thêm. Bớt vì tôi không nhìn rõ những sự phai tàn màu sắc, không nhìn rõ sự đổ vỡ, gãy vụn; nhưng thêm, vì dường như lại thấy nó chết đi một lần nữa, cho đêm đen bao phủ.

Những mái nhà này, dưới nó có bao nhiêu người đã từng qua? Các bậc vua chúa, các vị tướng lĩnh, các vị lạt ma cao trọng, những người dân thường, những người nghèo khổ, những kẻ khốn khó, những kẻ sang giàu mà tâm hồn khô cằn, hay những người thanh cao, những kẻ ti tiện, những kẻ thèm khát một chốn nương nhờ.




Sáng hôm sau, tôi một mình đi lên dãy đồi phía bên kia, để nhìn lại thung lũng từ một góc khác




Và lang thang trước cửa Tu viện




Tôi đã ngồi rình chú sóc này rất lâu. Khắp nơi quanh mặt đất là những cái hang do chúng đào. Khi có động là chạy biến vào trong. Nhưng chỉ cần ngồi không cử động, là chúng lại thò lên mặt đất, nhìn ngó nghiêng mà không nhận ra là bạn đang ở rất gần. Thậm chí tôi gần như có thể chạm vào chúng, với điều kiện tay không nhúc nhích gì cả.

Bấm được chục cái ảnh từ lúc trong hang, thao láo nhìn quanh, và chạy qua ngay chân mình để ra mặt đất kiếm cái ăn. Có lẽ là những loại hạt, loại quả dại nào đó chăng? Hay cả những thứ mà con người làm rơi vãi.



Phía trước tu viện là tấm bia ghi bằng tiếng Mongolia về lịch sử nơi này



Tấm biển viết bằng ba thứ ngôn ngữ từ phải qua lần lượt là: Hán - Mãn - Mông. Dòng chữ Hán: "Sắc kiến Khang Ninh tự". Xung quanh là mấy con rồng quấn quýt.



Mái kiểu Hán nhưng hình ảnh chuyển kinh luân và pháp luân với hai con hươu kiểu Tạng




Khác với sự im lặng tối tăm buổi tối hôm qua, sáng nay trong tu viện ê a tiếng đọc kinh nơi chính điện.
Nhưng nhìn vào ngoài một sư trẻ ra, còn thì toàn thấy các chú tiểu đọc kinh. Các chú này còn trẻ con lắm, nên đọc kinh một cách rất hời hợt, có chú còn muốn ngủ gục, có chú ngó nghiêng láo liên xung quanh, có chú ngoáy mũi liên tục.





Xung quanh là du khách, và có cả người dân ở gần đó. Một số người cúng dường thì đưa tận tay các chú tiểu ít tiền, hoặc đồ vật. Các chú cũng hững hờ nhận lấy. Kiểu gì cũng phải nộp lại cho sư huynh, sư phụ thôi.



Amarbaysgalant monastery

Những tòa nhà xung quanh rêu phong, nhiều cây dại trên mái. Và lũ quạ khắp các nóc nhà.

Đầu bờ nóc có một dãy các tượng nhỏ. Tùy cấp bậc của công trình mà số lượng các con này nhiều hay ít. Chỉ có hoàng cung ở Bắc Kinh mới được đắp đủ 9 con + 1 đầu.

Ở đây có 5 con + 1 đầu: Tiên nhân, lân, long mã, hải mã, ngư long, và đầu trào phong.







Lũ chim rất dạn người



Pho tượng Độ mẫu kiểu Tạng trong tu viện




Một gia đình đang cầu nguyện tại cột cờ Baysgalant, là cột mà theo truyền thuyết nằm trên phần mộ của bé gái. Người ta sẽ cúng cả ở hai cây cột này.



Genghis Khan statue

Trong chiều hôm đó, chúng tôi trở về Thủ đô.

Hôm sau dành một ngày để đi thăm khu vực tượng Genghis Khan và công viên (quên tên rồi)

Đường về




Cách Ulaanbataar khoảng 30km là tượng đài Genghis Khan, đặt tại nơi mà theo truyền thuyết, ông đã nhận được cây roi vàng từ trời. Với cây roi vàng trời ban, ông đã trở thành vị Khả Hãn vĩ đại nhất.

Trên cổng có hình ảnh của những chiến binh cầm cây ngù, biểu tượng của đế quốc Mông



Và tượng vị Khả Hãn vĩ đại



Phần đế của tượng là một tòa nhà trưng bày, đồng thời là một bảo tàng.

Trong bảo tàng dưới hầm tòa nhà có những hiện vật rất quý giá, nhưng không được chụp ảnh. Tôi thực sự ấn tượng với các tác phẩm chế tác bằng đồng và vàng của người thời Xiongnu (Hung Nô) từ trước Công nguyên. Những món trang sức chỉ bé bằng đầu ngón tay mà điêu khắc chi tiết những con ngưa, con dê, các hoa văn hoa lá tuyệt đẹp. Phải nói trình độ chế tác giai đoạn đó là đỉnh cao, người Mongolia sau này cũng không đạt được. Chỉ có điều nó đã sụp đổ từ lâu lắm rồi.




Từ phía dưới có thang máy đi lên bụng con ngựa, và từ đó đi ra phía trước đầu ngưa, có thể thể nhìn thấy toàn cảnh xung quanh, và trước mặt của Genghis Khan




Bên dưới có người cho thuê đại bàng để chụp ảnh. Những con đại bàng này sải cánh có thể đến 2m, to và nặng kinh người.



Re: Mongolia - thênh thang những con đường

Sau khi thăm tượng Genghis Khan, chúng tôi sang khu công viên quốc gia gần đó.

Một khu công viên này có dạng địa hình núi đá đặc trưng







Ở giữa công viên là một khối đá hình thù kì lạ. Đúng hơn là một khối đá kê chênh vênh trên một khối khác







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét