Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2002

Lịch - Một bộ môn quan trọng của Thiên Văn học

TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/threads/lich-mot-bo-mon-quan-trong-cua-thien-van-hoc.52223/

Lịch - Một bộ môn quan trọng của Thiên Văn học

Thời gian là một khái niệm luôn thường trực với mỗi người. 
Bất kỳ một ai, dù học vấn cao hay không biết chữ, quan tâm đến thiên văn học hay không, cũng đều không thể tránh khỏi phải biết và biết rõ về một lĩnh vực của Thiên Văn học: đó là Lịch.

Có rất nhiều loại lịch, lịch Mặt trời, lịch Mặt trăng, Đế lịch, lịch theo nước sông, lịch thời châm, lịch với từng con người.... Mỗi loại lịch đều có một lịch sử, đặc trưng riêng của nó. Và Lịch pháp trở thành một môn khoa học rất quan trọng trong Thiên Văn học.
(Bản thân chữ Lịch sử đã gồm hai chữ Lịch và Sử: Thời khoảng và Sự kiện được ghi chép lại)

Thuật ngữ Lịch - Calendar bắt nguồn từ tiếng Latin Calendarium, có nguồn gốc từ tiếng La Mã xưa, có nghĩa là Sổ nợ. Con nợ phải trả chủ nợ tiền lãi vào đầu các tháng, dần dùng quen, trở thành nghĩa là Lịch, để đo khoảng thời gian.

Lịch dựa vào thiên nhiên là chính, nhưng cũng mang rất nhiều tính nhân văn, tính văn hoá đặc thù của từng nền văn minh.

Lịch thông dụng nhất trên thế giới ngày nay là Lịch La Mã, mà ta quen gọi là Dương Lịch, dựa trên cơ sở Mặt trời, được điều chỉnh nhiều lần qua các thời kỳ cả trước và sau Công Nguyên, và tương đối đồng nhất trong các nền văn minh. Bên cạnh đó làLịch mặt trăng của các nền văn minh Trung Hoa, Hồi giáo, các lịch Mặt trăng không giống nhau như Dương lịch. 

Loại Âm lịch ta đang dùng thực ra là kết hợp cả âm dương lịch, cả mặt trăng và mặt trời, tháng theo mặt trăng nhưng Tiết lại theo mặt trời hay chính xác hơn là vị trí của trái đất trên quỹ đạo.

Có thể nói các loại lịch đều lấy việc Trái đất tự quay quanh mình và quay quanh mặt trời làm cơ sở cho khái niệm Năm. 

Trong cả hai loại lịch chính, đều thấy xuất hiện một cơ số đặc biệt: cơ số 12. Cơ số này chỉ gặp trong Lịch và đo lường góc mà thôi, và nhiều khi làm rắc rối khoa học.

Trong Lịch La Mã mà ta gọi là Dương lịch hay Công lịch, thì thường được coi là lấy năm đầu tiên - năm 1 là năm mà Chúa Giêsu ra đời. Tuy nhiên có thể dễ dàng thấy hệ thống lịch và tính năm thực tế đã hình thành chuẩn hoá rất lâu trước khi Chúa Giáng sinh, và chỉ được tính lại là năm 1 từ sau khi Ki tô giáo trở thành thống trị trong đế quốc La Mã, tức là cũng rất lâu sau khi Chúa Giêsu ra đời và bị đóng đinh.

Thực tế theo Lịch sử, thì Chúa Giêsu không sinh vào năm 1 Công nguyên, mà vào khoảng năm 8-4 trước CN tại Belehem, bị đóng đinh trên Thánh giá ở Gongothar khoảng 29-33 CN. Do vậy mốc năm đầu CN hoàn toàn mang tính tương đối.

Và đặc biệt theo cách tính lịch của Ki tô giáo (mà chúng ta dùng đến nay) thì không có năm 0. Nghĩa là sau năm 1 trước CN là đến năm 1 CN. 


_______________________________
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng



Dương lịch chia một năm (một vòng của trái đất quanh mặt trời) thành 12 tháng, mang tên các vị thần, các vị vua và các số thứ tự.
Đầu tiên, người La Mã cổ chỉ đặt các số thứ tự cho các tháng từ 1 đến 12. Sau đó dần đặt tên các vị thần thánh.
Tháng 1 : Januarius (tiếng Anh January, tiếng Pháp Janvier) là thần Thời gian, có hai mặt, một quay về trước tượng trưng cho Tương lai, một quay về sau tượng trưng cho Quá khứ, còn bản thân thần ở giữa là Hiện tại.
Tháng 2 : Februarius (February / Février) có nghĩa là Thanh trừ, vì tháng này là tháng hành hình các tử tội, cũng vì vậy khi cần bớt ngày, người ta không ngần ngại bỏ bớt trong tháng này, để từ 30 ngày xuống còn 29 (khi Augustus đổi tháng 8 thành 31 ngày), rồi 28.
Tháng 3 : Marius (March / Mars) là thần Chiến tranh Arex của Hy lạp được La Mã hoá
Tháng 4 : Aprilis (April/ Avril) có nghĩa là Nẩy mầm, vì tháng này người nông dân La Mã bắt đầu gieo cấy và thấy cây cối nẩy mầm sinh sôi nhanh nhất.
Tháng 5 : Maius (May / Mai) thần Phồn vinh
Tháng 6 : Junius (June / Juin) hay Duynon tức là Hera của Hy Lạp, thần Hôn nhân và Sinh nở.
Tháng 7: ****** (July/ Jullet) đây là tháng sinh của hoàng đế ****** nên lấy tên ông đặt cho tháng.

Tháng 8: Augustus (August/ Aout) tên của hoàng đế Augustus, đồng thời có nghĩa là Đại đế, và do Augustus đổi thành có 31 ngày luôn. 
Việc tháng 8 có 31 ngày làm quy luật số ngày là 31-30-31-30... bị đảo lộn cho đến tận hơn 2000 năm sau không sửa được.
Việc năm 46 trước CN đại đế Augustus đặt tên hai tháng 7 và 8 theo tên mình và cha mình đã khiến cho các tháng sau có tên bị đẩy chệch đi hai tháng.
Tháng 9 : September (September/ Septembre) có nghĩa là thứ Bẩy
Tháng 10: October (October/Octobre) có nghĩa là thứ Tám
Tháng 11: November (November/Novembre ) là thứ Chín.
Tháng 12: December (December/ Decembre) là thứ Mười.
_______________________________
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng



Các thứ trong tuần cũng được đặt theo tên các ngôi sao - các vị thần.
Tuy nhiên khi sang Anh quốc thì có sự khác biệt. Ngưòi Anh đã không dùng nguyên từ của Latin, mà đặt tên các vị thánh của mình cho các thứ, và chỉ giữ lại ba từ gốc.
Còn tiếng Pháp thì giữ nguyên các vị thần Hy Lạp / La Mã / các Sao / hành tinh.
Thứ hai : Ngày Mặt trăng: Lundi / Monday (Lunar / Moon)
Thứ ba: Ngày Sao Hoả: Marx: Mardi / Tuesday
Thứ tư: Ngày Sao Thuỷ : Mercurius: Mercredi / Wednesday
Thứ năm : Ngày Sao Mộc Jupiter: Jeudi / Thursday
Thứ sáu : Ngày Sao Kim: Venuyx: Vendredi / Friday
Thứ bẩy : Ngày Sao Thổ : Saturn: Samedi / Saturday
Chủ nhật : Ngày Mặt trời : Demanche / Sunday
Các tên tiếng Anh Chitto không nhớ được nguồn gốc nữa.
Bạn nào nhớ được xin viết giúp.
-------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng



Dương Lịch là lịch mặt trời, được tính sao cho một năm trên lịch gần nhất so với một vòng trái đất quay quanh mặt trời bằng365,24220 ngày. Một ngày là 24h.
Một vòng của trái đất trên Quỹ đạo không bằng một số chẵn của ngày. Chính vì vậy việc đặt số ngày trong năm thế nào là một bài toán phức tạp cho các nhà làm lịch (đồng thời là thiên văn học) cổ đại. Tuy nhiên họ đã tìm ra một số cách làm tương đối tốt.
Ta thấy một năm cần có 365 ngày, nhưng số lẻ cần được bổ sung bằng cách nào đó.
Số lẻ 0,2422 có thể miêu tả bằng phân số đơn giản gần đúng là 1/4 ; 7/29 ; 8/33 ; 31/128 ; 132/545 ;.... nghĩa là để lấp gần đúng thì 4 năm cần thêm một ngày, chính xác hơn nữa thì 29 năm cần thêm 7 ngày, hơn nữa là 33 năm thêm 8 ngày....
Có phân số được dùng tuy không chính xác bằng, nhưng tiện lợi là 97/400 cũng được dùng và phổ biến trong Dương Lịch La Mã.
Lịch chúng ta hiện dùng có quy luật tương đối rắc rối, theo phân số 969/4000 ( = 0,24225 ) 
Phân số 969/4000 = (970-1)/4000 = 97/400 - 1/4000 = (100-4+1)/400 - 1/4000 
= 1/4 - 1/100 + 1/400 - 1/4000 
Tức là : Cứ 4 năm thì thêm một ngày: các năm chia hết cho 4 nhuận 1 ngày 
Nhưng: Cứ một trăm năm thì phải bớt một ngày: năm chia hết cho 100 không nhuận.
Cứ 400 năm thì lại cần thêm một ngày: năm chia hết cho 400 lại nhuận.
Cứ 4000 năm thì bớt một ngày: năm chia hết cho 4000 sẽ không nhuận. 
Vì vậy năm 1800, 1900 không nhuận, nhưng năm 2000 vừa rồi thì lại nhuận
(Thực ra phân số trên chưa chính xác, nếu đúng thì phải thêm : năm chia hết cho 20.000 sẽ nhuận hai ngày, khi đó ta có phân số (969x5 -1)/20.000 = 4844/20.000 = 0,2422, rất đúng thực tế. Tuy nhiên chờ đến 20.000 năm thì chắc là lúc đó có quá nhiều thay đổi, tính trước không cần thiết)
-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng



Trong lịch sử của Dương Lịch (không phải âm lịch) thì người Ai Cập có lịch sớm nhất.
Khoảng năm 3000 trước Công nguyên, người Ai Cập đã nhận thấy: Đến mùa hè, khi thấy Mặt trời mọc ở gần chỗ sao Thiên Lang (Sirius) lặn vào đêm trước thì trong thời gian ngắn sau sông Nil có lũ. Khi đó, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, việc biết trước lũ sông là thiết yếu nên người Ai Cập đã ghi nhớ quy luật đó. 
Họ đã khái quát thành Lịch Ai cập. Lịch này, lúc đầu do quan sát chưa chính xác, và lại thích con số chẵn ứng với số 12 (một cơ số quan trọng) nên người Ai Cập làm lịch chỉ có 360 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mang tên các vị thần.
Sau một thời gian nhất định sử dụng, hiển nhiên ngày có lũ sông càng xa với tính toán. Họ đã nhận thấy cần có thêm một số ngày nữa. Sau không ít thời gian nhận xét, họ thấy cần thêm 5 ngày nữa, hình thành 1 năm với 365 ngày. 5 ngày cuối được thêm vào cuối năm, là ngày sinh của các vị thần thánh.
Tuy nhiên cách tính này vẫn chưa chính xác, vì mỗi năm hụt khoảng 1/4 ngày. Lúc đầu họ không nhận ra, nhưng sau khoảng thời gian dài (có lẽ phải hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm) họ đã nhận ra. Nhưng lúc này họ không muốn thay đổi cái mang tính thần thánh mà vẫn dùng cách cũ. Qua hàng nghìn năm, ngày đầu năm đã lệch đi so với thuở sơ khai rất nhiều.
Vào ngày 7 tháng 3 năm 238 trước CN, vua Evergtes, vị vua thứ ba thuộc dòng Ptoléme đã ra một đạo luật quy định sau 4 năm phải có 1 năm nhuận, nhưng về sau đạo luật đó không được thi hành.
Sự tính toán này phải nói tương đối chính xác. Sự chính xác này được thể hiện trong các lăng mộ Pharaon. 
Lăng của Ramset II (không nhớ đúng không?) được xây dựng sao cho mỗi năm vào ngày Hạ Chí, thì những tia nắng mặt trời đầu tiên khi Mặt trời mọc sẽ chiếu xuyên qua các hành lang thẳng vào trong, đến tận cùng lăng mộ. Tất cả các ngày khác, đìều này không bao giờ xảy ra.
Như vậy việc quan sát thiên văn đã rất chính xác. 
Lịch có thể sai lầm, ngày Hạ Chí không trùng nhau trên lịch giữa các năm, nhưng họ đã nhận thấy trong 1 năm chỉ có 1 ngày mặt trời mọc đúng chỗ cũ. Quan sát này quả thực đáng trân trọng.
-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng






Mời bạn tiếp tục đi.
Khi đặt ra một topic, bao giờ tôi cũng muốn có người tham gia, tranh luận, tìm những chỗ sai, đúng để bổ sung cho nhau.
Vì vậy rất vui khi có người tham gia.
Thực ra tôi viết nhiều theo trí nhớ hơn, bảo tìm lại chính xác ở đâu thì cũng không nhớ (đọc cách đây đến gần 10 năm rồi) vì vậy sai lầm có thể xảy ra (Yasunari đã sửa đến mấy lần).
Nay nếu có bạn cung cấp tài liệu chính xác thì thật là may mắn.
Tôi cũng không có nhiều thời gian, vốn chỉ định tập trung một topic duy nhất là Vũ trụ phương đông, nhưng không thấy ai nói đến lịch pháp nên mới khởi động nó ra, cũng là vì hi vọng có những người như bạn đóng góp.
Nay đã thoả được sự mong muốn rồi.
Xin nhường cảm ơn và cho những người có kiến thức hơn.
Hi vọng bạn sẽ tiếp tục đóng góp cho topic này cũng như CLB Thiên Văn.
-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng



Topic này lập đã lâu.
Hôm nay ngẫu nhiên đọc thấy có bạn hỏi đến việc tính số năm nhuận từ nay đến năm 3000.
Theo quy tắc : Năm chia hết cho 4 thì nhuận, chia hết cho 100 thì không nhuận, chia hết cho 400 thì lại nhuận.
Hì, các bạn tính giúp nhé.
Rất xin lỗi các bạn vì không tiếp tục được topic này vì vấn đề thời gian, và hiện nay không mang theo các tài liệu (để ở nhà) nên không viết được nữa.
Mong bạn nào tiếp tục giúp cho.
-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Lâu lắm mới quay lại cái topic này. Những tài liệu liên quan vứt ở nhà hết cả.
Mới đọc lại cái thần thoại Bắc Âu, mới sực nhớ đến các ngày trogn tuần.
Cách gọi tên các ngày trong tuần của tiếng Anh - rất quen thuộc với chúng ta - lấy từ tên một số vị thần của người Bắc Âu và Hi Lạp.
Monday - Moon - ngày Mặt trăng
Tuesday - ngày của thần Tyr
Wednesday - ngày của thần Odin
Thursday - ngày của thần Thor
Friday - ngày của thần Freya
Sarturday - thần Satun - sao Thổ
Sunday - Mặt trời
Thần Tyr là thần của Danh dự, Dũng cảm và Chiến trận. Thần chỉ có 1 tay. 
Thần Odin là Vua của các vị thần, người cai trị Thiên đình. Là cha của Tyr và Thor.
Thần Thor là vị thần có lưỡi tầm sét, cây búa tự quay về sau khi phóng sét đánh kẻ thù. Thần là chiến binh bất khả chiến bại.
Thần Freya là nữ thần Tình yêu và sắc đẹp, đồng thời là một nữ chiến binh.
Hệ thống thần thánh của Bắc Âu có nét tương đồng những cũng có dị biệt với Hi Lạp - La Mã. Tên của các Thần được đặt cho các ngày trong tuần.

--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét