Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2003

Ngôn ngữ trong gia tộc

TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/tiengviet/148809


Gia đình là cái gốc của xã hội.
Gia tộc là cái nền của gia đình.
Từ ngữ, ngôn từ trong gia tộc là một hệ thống tương đối chặt chẽ. Trong các bản gia phả hầu hết là từ Hán Việt, trong ngôn ngữ hàng ngày thì hầu hết là từ Thuần Việt.

Trong hệ thống gia phả, có cách phân chia Thập hệ (10 thế hệ) như sau :

[+5]. Tiên tổ (khảo) 
[+4]. Cao tổ (khảo)
[+3]. Tằng tổ (khảo)
[+2]. Hiển tổ (khảo)
[+1]. Hiển (khảo)
[0]. Bản thân
[-1]. Tử
[-2]. Tôn
[-3]. Tằng tôn
[-4]. Huyền tôn.

Thập hệ này tính theo Nội tộc, tức là theo đằng Cha, Ông nội...
Chữ Khảo chỉ đi với người trực hệ.
Bậc Hiển bao gồm Cha, chú, bác(trai) đằng nội. Cha là Hiển khảo, chú là Hiển thúc, bác là Hiển bá.
Bậc Hiển tổ bao gồm các ông. Ông nội là Hiển tổ khảo. Các ông khác là Hiển tổ thúc, hiển tổ bá.
Bậc Cao tổ là bậc Cụ (Cố).
Bậc Tiên tổ là bậc Kị (Can).

Tuy vậy không nhất thiết Tiên tổ và Cao tổ có nghĩa là ở vào hàng [+5] và [+4].

Thường theo các Gia phả, thì bậc đầu tiên trong Gia tộc sẽ là Tiên tổ, tiếp theo là Cao tổ. Vì vậy nếu gia tộc có nhiều đời thì tiếp theo Cao tổ sẽ không phải là Tằng tổ, mà là các bậc Đệ tam tổ, đệ tứ....

Tiên tổ (khảo) sẽ là người đầu tiên mở ra Gia tộc, một dòng, hoặc một chi họ. Nhưng không nhất thiết phải là tổ của Họ.
Tổ của một họ là Thuỷ tổ, thường không biết được chính xác, ngoại trừ một số ít họ.

Bậc tổ khai nghiệp của Hoàng tộc sẽ là Thái tổ.

Có một thuyết nữa là thuyết Cửu hệ, chỉ có 9 bậc.
Cửu hệ không có bậc Hiển, mà Hiển tổ tức là Cha.




___
Bác Chitto ơi xin mược chút đất để nói thêm về "Cửu Huyền Thất Tổ" nhe!

"Cửu huyền": --->Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. 

Thất tổ: --->Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ." 

Mặc dầu trong các từ điển, không thấy có chữ "huyền" nào có nghĩa là "đời" cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ nầy được hiểu như là "đời", và có lẽ nên dịch là "thế hệ" thì chính xác hơn.

Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao - Tằng - Tổ - Khảo - Kỷ - Tử - Tôn - Tằng - Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.

Sở dĩ gọi chữ "Huyền" ở đây vì chữ "Huyền" trong "cửu huyền" này vốn có nghĩa là "đen", vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là "huyền". Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là "cửu huyền". 

Thất Tổ có nghĩa là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.

Như vậy, chữ "cửu huyền" bao quát hơn chữ "thất tổ". Vì "thất tổ" chỉ cho các thế hệ đi trước, còn "cửu huyền" không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là "Nhà Thờ Cửu Huyền" (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ "Cửu Huyền Thất Tổ" (viết bằng chữ Hán). 
__

Cảm ơn Sometimes.
Hôm trước cũng đã trao đổi với Sometime về sự khác biệt giữa hai cách gọi trong các bậc tổ. Tuy vậy chưa thống nhất được.
Cách gọi Chitto nêu ra là trong một bài viết đọc được trong tạp chí Kiến thức ngày nay, đồng thời có đối chiếu với một bản gia phả của gia tộc, và thấy thống nhất nên viết ra ở đây.

Rất mong các bạn am hiểu hơn cho biết ý kiến.

Còn phần dưới đây là tiếp theo những gì Chitto biết.

Các tôn hiệu Hiển tổ, Tằng tổ, Cao tổ, Tiên tổ dành cho người Đàn ông trong họ. Con gái không được xếp trong nội tộc, nhưng Vợ của các Ông thì được.

Chính thất (gian nhà chính = Vợ cả) thì thêm chữ Tỉ vào bên cạnh tôn hiệu của chồng.
VD: Vợ của Tiên tổ khảo sẽ là Tiên tổ tỉ.
Như thế 
[+1F] : Mẫu, bá mẫu
[+2F] : Hiển tổ tỉ
[+3F] : Tằng tổ tỉ
[+4F] : Cao tổ tỉ
[+5F] : Tiên tổ tỉ

F: Female : Bà tổ

Con gái không được coi là con, trong họ không quan tâm nhiều.
Nhưng con dâu thì lại được.
Vì vậy bố mẹ của con dâu cũng được coi trọng, và trong trường hợp con dâu là con gái duy nhất, thì con rể cũng phải cúng giỗ cho bố mẹ vợ. Khi đó bố mẹ của người dâu trong họ sẽ là Ngoại tổ.

Vì vậy : 
Bố mẹ của [+4F] : Ngoại tổ tiên tổ khảo và Ngoại tổ tiên tổ tỉ
Bố mẹ của [+3F] : Ngoại tổ cao tổ khảo và Ngoại tổ cao tổ tỉ
.........
Khi đã mất, các bậc tổ được con cháu đặt Thuỵ.
Thuỵ là tên gọi dùng khi Cúng giỗ, kiêng tên tục.
Trong tên thuỵ, các bậc tổ ông có thể mang chữ Phủ quân hoặc Phủ côngCông.

Các bậc Tổ bà mang chữ An nhân hoặc Nhụ nhân.
Chỉ các nhà quý tộc là Phu nhân.

Tớ không hiểu lắm hai chữ An nhân và Nhụ nhân, mong các bác chỉ giáo.


-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Gia tộc quan trọng nhất trong quốc gia là Gia tộc Vua.
Nếu Vua có tước vị Hoàng đế, thì đó là Hoàng tộc.
Nếu tước Vương, thì là vương tộc. 

(Vua Việt Nam tự xưng là Hoàng đế, nhưng đều chịu phong Quốc Vương của Trung Hoa, thậm chí nhiều khi chỉ được là Tiết độ sứ, quận vương chứ không phải lúc nào cũng được là Quốc vương)

[+3F] Thái Thái hoàng thái hậu
[+2F] Thái hoàng thái hậu
[+1] Hoàng khảo - Thái Thượng hoàng [+1F] Hoàng thái hậu
[0] Hoàng đế [0F] Hoàng hậu
[-1] Hoàng (thái) tử 
[-2] Hoàng tôn 

Nếu vua lên ngôi mà vua tiên nhiệm vẫn còn (có thể là anh trai, cha, hoặc ông, hoặc cụ), thì các bậc trên đang còn sống đó đều là Thái thượng hoàng cả. 
Chữ Hoàng khảo dùng riêng gọi cha của Hoàng đế.

Các bậc trên đã mất sẽ được đặt Thuỵ, để gọi ngắn gọn sẽ gắn Thuỵ và chữ tổ, như Thái Tổ, Nhân tổ, Thánh tổ, Hiến tổ, Văn tổ, Nghị tổ, Thành tổ, Chương tổ,...

Như triều Nguyễn : Thế Tổ Cao hoàng đế niên hiệu là Gia Long, nên thường gọi là vua Gia Long, Thánh tổ Nhân hoàng đế niên hiệu là Minh Mạng, Hiến tổ niên hiệu là Thiệu Trị.... 

Thuỵ của Vua thường rất dài dòng phức tạp. Chẳng hạn Thuỵ của vua Lê Lợi là: 
Thống thiên khải vận Thánh đức thần minh Duệ văn anh vũ Khoan Minh dũng trí Hoằng nghĩa Chí minh Thái tổ Cao hoàng đế, gọi tắt là Thái Tổ.

Chính thất của Vua là Hoàng hậu, nếu lên một bậc là Hoàng thái hậu. Chữ hậu nghĩa cổ cũng có nghĩa là Vua. (Như vua Hạ Vũ thời cổ cũng gọi là Hạ Hậu). Hoàng hậu khi lên một bậc thì thành Hoàng thái hậu, mẹ đẻ vua (nếu không phải hoàng hậu) không phải lúc nào cũng được là Hoàng thái hậu. 

Thứ thất của vua là Hoàng phi, lên một bậc là Hoàng thái phi.
Con trai vua là Hoảng tử, con trưởng là Hoàng thái tử.
Cháu đích là Hoàng thái tôn.
Con sẽ nối ngôi còn gọi là Hoàng tự, cháu sẽ nối ngôi là Hoàng tự tôn.


Tương ứng đối với Vương. Vương có hai loại là Vương là vua thực sự một đất (Quốc vương) và Vương là hoàng thân, có tước mà không có đất phong (Vương, Thân vương, Quận vương).

[+3F] Thái Thái tôn thái phi
[+2F] Thái tôn thái phi
[+1] Thái Thượng vương [+1F] Vương Thái phi
[0] Vương [0F] Vương hậu / Vương phi
[-1] Vương (thế) tử
[-2] Vương tôn

Tương tự tước Hoàng đế.
Nếu Quốc vương thì chính thất là Vương hậu, lên một bậc thành Vương thái hậu. Nếu Vương không phải là vua thì chính thất chỉ là Vương phi mà thôi, và lên một bậc thành Vương thái phi.

Vương có thực quyền, không phải hoàng thân, cũng đặt thuỵ cho các bậc tổ.
Như dòng chúa Trịnh - không phải hoàng thân - có: Thế tổ Thái vương, Thành tổ Triết vương, Văn tổ Nghị vương, Hoằng tổ Dương vương, Chiêu tổ Khang vương, Hi tổ Nhân vương, Dụ tổ Thuận vương, Nghị tổ Ân vương, Thánh tổ Thịnh vương.

Tổ đầu tiên của Vương là Thế tổ (tương ứng Thái tổ của Hoàng tộc)
Con đích (kế vị) sẽ là Thế tử.

Được ghi trong lịch sử của VN, có 4 vị Thái tổ Hoàng đế là Lý Thái tổ Lý Công Uẩn, Trần Thái tổ Trần Thừa, Lê Thái Tổ Lê Lợi, Nguyễn Thái tổ Nguyễn Hoàng.


-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Con gái không được tính là con, nhưng trong Hoàng tộc hay vương tộc vẫn đều là bậc tôn quý.

Con gái Hoàng đế là Công chúa, chồng sẽ là Phò mã.
Con dâu Hoàng đế (vợ Hoàng tử) sẽ là Hoàng tức.
Nếu hoàng tử đó được phong tước vương, thì Hoàng tức sẽ là Vương phi. Hoàng tử là thái tử, thì vợ là Thái tử phi.
Con gái Vương là Quận chúa, chồng sẽ là Quận mã.
Con trai Vương tước có thể là Công tước, có thể không. 

Hoàng hậu/ Vương hậu cũng là bậc tôn quý, thông thường Cha sẽ được phong lên Công tước, trở thành Quốc trượng, mẹ sẽ là Thái Quận phu nhân, anh em trai sẽ là Quốc cữu.
Cách gọi cụ thể thay đổi thay đổi tuỳ theo thời đại.

Triều Nguyễn ở VN không phong Hoàng hậu, chỉ Đệ nhất giai phi, đệ nhị giai phi.... Mẹ đẻ vua sẽ trở thành Thái hậu, khi chết mới được gọi là Hoàng hậu.
Triều Nguyễn cũng không có Thái tử.

Nhiều người nhầm chữ Nam Phương hoàng hậu là Hoàng hậu của phương Nam.

Nam phương ở đây là Hương thơm của phương Nam.
Chữ Phương là hương thơm của cây cỏ. Quả là một cái tên đẹp. 

Tiếng thuần Việt có một hệ thống từ để gọi.

[+4] Kị - Can - Sơ (great great grandparents)
[+3] Cụ - Cố (great grandparents)
[+2] Ông - Bà - Nội - Ngoại 
[+1] Cha - Mẹ
[ 0] Bản thân
[-1] Con/ Cháu
[-2] Cháu/ Con
[-3] Chắt 
[-4] Chút
[-5] Chít

Hàng [+4] miền Bắc thường gọi là Kị, miền trung là Can, miền Nam là Ông sơbà sơ.

Thế hệ [+3] được gọi là Cụ hay Cố. Từ này còn dùng trong ngôn ngữ trang trọng (cụ cố Hồng, cụ cố Tổ trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng).

Hàng [+2 là Ông, Bà.
Nếu là bên nội / ngoại là Ông / Bà Nội / Ngoại, miền Nam gọi tắt là Nội và Ngoại
Các anh chị em của ông bà, cùng bậc [+2] đều là Ông Bà hết.
Nhiều khi có ông/bà là em ruột hoặc em họ nhưng cách tuổi ông bà khá xa, hơn tuổi thế hệ [+1] không nhiều lắm được gọi là Ông/ bà trẻ.
Riêng Huế còn gọi Bà là Mệ.

Hàng [+1] có lẽ nhiều đại từ nhất.
Song thân là Cha Mẹ, ai cũng chỉ có một mà thôi.
Các danh từ gọi Cha và Mẹ rất phong phú ở các vùng khác nhau.

Theo cách gọi chặt chẽ của Miền Bắc, thì các đại từ trong họ hàng như sau:
- Anh chị của Cha và Mẹ là Bác. Vợ chồng bác cũng là Bác luôn.
- Em trai của Cha là Chú. Vợ của Chú là Thím.
- Em gái của Cha là . Chồng của cô là Chú.
- Em trai của Mẹ là Cậu. Vợ của Cậu là Mợ (*)
- Em gái của Mẹ là . Chồng của Dì là Dượng.

Khi Mẹ khuất núi, Cha đi bước nữa gọi là tục huyền (nối lại sợi dây đàn). Kế thất cũng gọi là .
Khi Cha từ trần, Mẹ đi bước nữa gọi là tái giá (đi lần nữa). Kế phụ gọi là Dượng.

(*) Cậu Mợ cũng là Cha Mẹ trong nhiều trường hợp.

Các vùng miền khác nhau cách gọi khác, tôi không được rõ, mong các bác chỉ giúp.
Miền trung gọi Cô và Dì là O hết. 
(hình như Chú và Cậu là Cậu hết ??)

Miền Nam nhiều gia đình gọi anh chị em của Ba Má là Bác hết.
Bác ruột là anh chị ruột của Cha Mẹ
Nếu nói đến Bác bên ngoại thì tức là Anh / Chị họ của Mẹ.
Cô / Chú bên ngoại thì lại là em họ của Cha nhưng về bên bà nội. (Cha / Mẹ của Cô Chú bên ngoại là em của Bà nội)
Nhưng nhiều trường hợp nói Cô Chú bên ngoại lại là em họ của Mẹ (không phải em ruột Mẹ nên không dùng Cậu - Dì).

Con của anh chị em (ruột, họ) là cháu.
Con của Con là Cháu. Tuy nhiên nhiều nơi trong ngôn ngữ thông thường vẫn gọi là Con.

-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng





Trích:
ha_vy_84> viết Xem bài viết
Gia đình Vy (ở TP.HCM) gọi như sau:
. Anh trai của cha gọi là bác, vợ của bác cũng gọi là bác (gái).
. Em trai của cha gọi là chú, vợ của chú gọi là thím.
. Chị em gái của cha đều gọi là , chồng của cô gọi là dượng.
. Anh em trai của mẹ đều gọi là cậu, vợ của cậu gọi là mợ
. Chị em gái của mẹ đều gọi là , chồng của dì gọi là dượng.

Tóm lại như sau: việc phân cao thấp chỉ tính cho các đời con trai (họ nội). Các vai có liên quan đến con gái thì không cần phân cao thấp mà gọi giống như nhau. Có thể là gọi như thế để dễ phân vai vế trong họ chăng?

Theo Vy được biết, việc gọi cha, mẹ bằng "cậu", "mợ" là do kiêng kỵ, sợ gọi bằng "cha", "mẹ" đứa bé sẽ không nuôi được. Thói quen này cũng mới xuất hiện gần đây trong các gia đình quyền quý. Vậy hai chữ "cậu", "mợ" trong trường hợp này vẫn có nghĩa là cậu mợ mà không phải là cha mẹ, ta không nên liệt kê vào các từ dùng để chỉ cha mẹ



Trích:
sometime> viết Xem bài viết
Ở miền Trung mà cụ thể là ở Huế, nếu theo đúng quy tắc thì các đại từ trong họ hàng như sau : 

- Anh của Cha thì gọi là Bác. Vợ của bác cũng là Bác luôn.
- Em trai của Cha là Chú. Vợ của Chú là Thím.
- Em gái, chị gái của Cha đều được gọi là O. Chồng của O là Dượng .
- Anh trai, em trai của Mẹ đều được gọi là Cậu. Vợ của Cậu là Mợ 
- Em gái, chị gái của Mẹ đều được gọi là Dì. Chồng của Dì là 
Dượng.
Theo tôi, hai từ Cậu Mợ không hẳn do kiêng, mà có những nguyên nhân khác.

Bài này tôi nói về hai từ này.
Trong ngôn ngữ cổ, Cô - Cậu và Cậu - Mợ đã được dùng thể hiện sự tôn kính, đề cao với những người con trai và con gái tương đối trẻ (đối với Ông - Bà).
Dấu hiệu tín ngưỡng thể hiện ở miếu Cô, miếu Cậu, toà Cô, phủ Cậu, 12 Cô sơn trang. Cầu con trai ở miếu Cậu, cầu con gái ở miếu Cô.
Hiện nay tín ngưỡng Cô - Cậu rất thịnh hành ở các đền, phủ.

Tương tự như vậy, trong các gia đình gia thế trọng vọng, con trai và con gái chủ gia đình đều được gọi là Cô và Cậu. Khi Cậu lấy vợ, thì vợ Cậu được gọi là Mợ. Cô đi lấy chồng, sẽ trở thành Mợ của nhà khác, nhưng khi về nhà cha mẹ thì vẫn là Cô.

Vậy trong gia đình, vợ chồng người con sẽ là Cậu - Mợ. Từ việc những người thứ bậc dưới trong gia đình (người giúp việc) gọi cậu chủ là Cậu, đến việc ngay chính cha mẹ của Cậu chủ cũng gọi như vậy là bước ngắn.
Đặc biệt vào đầu thế kỷ XX, các gia đình có học thức gọi con trai là Cậu, rồi các gia đình giàu có cũng theo đó, để phân biệt với gia đình bình dân (gọi con bằng thằng cu, cái hĩm...). Khi Cậu lớn lên thì cách gọi đấy vẫn còn nguyên. Cậu sẽ lấy Mợ về làm dâu. Và chính hai vợ chồng cũng sẽ dùng cách gọi này để thể hiện sự tôn trọng nhau, chồng gọi vợ là Mợ, vợ gọi chồng là Cậu, xưng tôi / em.

Rồi khi Cậu - Mợ có con, với đứa con ấy, trong gia đình, từ ông bà, chính cha mẹ của nó, tới người giúp việc đều gọi cha mẹ nó là Cậu Mợ, điều dễ hiểu là người con sẽ cũng gọi như vậy.

Do đó Cậu Mợ là từ chung để gọi những người chủ trong gia đình. Khi hai người đó già đi, những người khác sẽ gọi là Ông Bà, nhưng chỉ còn duy nhất con của họ vẫn gọi theo cách cũ là Cậu Mợ. Hai từ này trở thành cách gọi cha mẹ trong gia đình gia thế.

VD: Đoạn hội thoại giữa người con trai (20 tuổi) và cha (50 tuổi).
Con nói : Con chào cậucậu có khoẻ không ạ?
Trả lời (1) : Cảm ơn cậu, tôi / cha vẫn khoẻ
Trả lời (2) : Cảm ơn con, cậu vẫn khoẻ
Trả lời (3) : Cảm ơn cậucậu vẫn khoẻ

Cả 3 cách đều được. Từ Cậu như vậy vừa có thể là chỉ người con trai vừa có thể chỉ người Cha.
Với Mợ cũng tương tự vậy.

Cách gọi Cậu Mợ này không liên quan đến việc kiêng chữ Cha mẹ để dễ nuôi, mà là kiểu trong gia đình học thức hoặc giàu có, quyền quý.
Từ Cậu Mợ dành để gọi con và con dâu, đã chuyển thành Cậu Mợ để gọi cha mẹ.

(Trước 1963, Ngô Đình Cẩn - hung thần miền Trung - được gọi là Ông Cậu).


-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Nhân thấy có bác nói đến chuyện đầu 5 đầu 6, làm chú hay làm bác làm ông, lôi lại cái này tí vậy.

Thường các gia đình làm lễ mừng thọ (khánh thọ) cho các bậc cao niên, quen gọi là Thượng thọ cả. Từ 50 tuổi trở lên đã được coi là Thọ, nhưng cũng phân biệt các mức độ Thọ:

50 tuổi : Thọ
60 tuổi : Trung thọ
70 tuổi : Trọng thọ
80 tuổi : Thượng thọ
90 tuổi : Đại thọ
100 tuổi : Trường thọ

Với hoàng tộc thì là đều là lễ Vạn thọ cả.
Tuy vậy theo quan niệm cổ dù có thọ mà không có con cháu(trai) nối dõi thì cũng đừng làm thọ làm gì cho nó... tổn thọ.

--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Hôm nay nhân bài về từ Cố của Home, lôi lại cái này viết thêm vài dòng.

Phả hệ tiếng Việt của gia tộc tuy có khác nhau ở một số địa phương, nhưng về đại thể cũng có thể hiểu.
Mấy hôm trước đọc truyện Tầu, thấy dùng nhiều từ Hán Việt quá, đáng ra có thể dịch sang tiếng thuần Việt cũng vẫn được. Một trong những tác phẩm Văn học thể hiện Văn hoá Trung hoa sâu sắc nhất là Hồng Lâu Mộng đã được dịch ra với những danh từ nhân xưng phù hợp rất hay.


Trong gia đình, người đàn ông chủ nhà, dù còn trẻ vẫn được gọi là Lão gia, nếu có con trai thì con trai là Thiếu gia, nếu cha già vẫn còn thì là Thái lão gia.
Vợ cả của Lão gia là Thái thái, của Thiếu gia là Nhưng nhưng, của Thái Lão gia là Lão thái thái.
Tiểu thư là Thư thư, anh em trai của vợ là Cữu cữu, chị em gái của vợ là Di di, rể là Tế tế.

Vì vậy có thể dich:
Thái lão gia - lão thái thái : Cụ
Lão gia : Ông - Thái thái : 
Thiếu gia : Cậu (chủ) - Nhưng nhưng : Mợ
Thư thư : 
Cữu cữu : cậu - Di di : 

Trong Hồng Lâu Mộng, Giả mẫu được gọi là Lão thái thái, dịch là Cụ; Hình phu nhân được gọi là Đại thái thái, dịch là Bà cả; Vương phu nhận - Nhị thái thái : Bà hai.
Giả Bảo Châu (anh Bảo Ngọc) - đại thiếu gia : Cậu cả, vợ là Đại nhưng nhưng : Mợ cả.
Giả Liễn (ít tuổi hơn Bảo Châu), vì cùng một phủ nên vẫn là Nhị thiếu gia : Cậu hai Liễn, Vương Hi Phượng : Mợ hai.

Cách dịch như vậy rất hay mà gần gũi, không quá xa lạ như nhiều bộ truyện hoặc phim gần đây, quá chuộng tiếng Hán Việt.



--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét