Thứ Ba, 28 tháng 1, 2003

Viết cho Kiếm hiệp cốc (TTT)

TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/khc/154452


Cốt truyện, tổng kết lí lịch nhân vật!


28/01/03 · 03:52

A di đà phật


Thôi, bần tăng đã trót thì trét, đã viết mà bị hỏng thì cũng là sự thường, viết lại cũng không sao. Trong cõi sa bà này có gì là hoàn thiện được mãi đâu.

Nói về viết Truyện, bần tăng khi trước đã có một số ý đã viết bên topic "Kiếm Hiệp cốc liệt truyện" của Spranker thí chủ, nay mất cả topic rồi.

Nay bần tăng cũng sắp xếp lại ý tứ thôi.
Bần tăng nghĩ là chỉ làm một bộ Đại điển thôi, đưa tất cả vào đó, không cần phải tách làm hai. Không cần phải nghiêm túc Văn học như bên kia.

1. Định hướng cho truyện:

Điều này là quan trọng nhất. Chư vị phải có ít nhất một cái cốt xuyên suốt hoặc là một - hai nhân vật xuyên suốt.

Cốt xuyên suốt có thể là truy tìm điều bí mật gì đó (không nhất thiết là bí kíp đâu nhé, có thể là bí mật về mạng, bí mật về... nói chung là... bí mật)
Có thể là chống lại thế lực khác. Chẳng hạn như Thiên Ma giáo, cũng hay. Hoặc là một kẻ nào đó, như Long Cốt Ma nữ bên truyện của bần tăng. Bao nhiêu hỏng hóc (như mất bài vừa rồi), mất tiền, trục trặc.... cứ đổ riệt cho thế lực đấy, tất nhiên là phải được đối tượng chấp nhận. Nếu không có thì lôi bần tăng cũng xong.

Chủ đề vừa dễ vừa khó là sự phát triển của bản cốc (tạm thời dùng chữ này).
Cái lịch sửa của bản cốc là đủ làm nguyên liệu thoải mái. Các vị có thể lấy lịch sử làm cốt, lấy các topic làm thịt, lấy bài viết làm da. Văn phong ngôn từ làm chiêu thức, hoa mỹ thêm cho thành mặt mày....

Kết hợp được cả mấy nội dung trên thì cũng hay, và có nhiều điều để viết.

2. Cung cách viết:

Ai thích viết gì thì viết, văn phong kiểu gì cũng được, nhưng ít ra cũng phải có liên quan một tí đến cái cốt, và với đoạn trước, nhân vật trước. Chứ nếu không sẽ rất rời rạc.

Và viết sao cho người đằng sau phải có đường mà viết nữa.
Nghĩa là phải viết sao cho tạo ra thật nhiều chỗ hổng, thật nhiều đầu mối bỏ ngỏ chưa giải quyết, nhiều bí mật chưa khám phá, nhiều nghi kị chưa giải quyết, nhiều mối tình không thành...., để người khác muốn bỏ không đọc cũng phải cắn rứt không bỏ được.

3. Hình thức

Đã là Kỳ thư đại điển của bản cốc, thì nên có một bài đề từ.
Bài đầu tiên này nếu thỉnh giáo được vị cao nhân chấp pháp hoặc cốc chủ trước đây là hay nhất.

Có chia chương hồi. Một hồi gồm một số bài viết, và có hai câu thơ biền ngẫu mở đầu cho thêm phong vị. Thơ ngoại trừ hồi đầu, các hồi sau củ chuối cũng vui. Nhưng tối thiểu là số chữ hai câu phải bằng nhau, đừng so đũa.



-----------------------------------------
Không thị Sắc, Sắc danh Không
Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần. 


28/01/03 · 04:09
A di đà phật



4. Các tên gọi:

Cái này nên thống nhất, tránh tình trạng người gọi thế này người thế khác, mâu thuẫn nhau, vì vậy cần phải đặt sẵn trước.

Tên gọi dùng tiếng Hán Việt, tránh tiếng Anh, nhưng nhiều lúc dùng thuần Việt cũng vui. Cố gắng chuyển đổi để mang nghĩa và đọc gần giống từ gốc.
Dùng Hán Việt, nhưng không dùng các địa danh và đồ vật, sự vật của Tầu.
Kiểu như rượu Thiệu Hưng Nữ nhi hồng của Kiều bang chủ, tại sao lại phải rượu tầu? Kim Sơn hay Vân Canh mỹ tửu của đất Việt lại không ngon hay sao mà phải dùng rượu Tầu, hơn nữa chư vị ở đây đã ai uống Nữ Nhi hồng bao giờ đâu?

Dưới đây là những danh hiệu bần tăng đã đặt, chư vị tham khảo
(Cái này đã post rồi mà mất sạch)

4.1 Tên cho toàn mạng:

Nếu gọi là Trí Tuệ VN thì hiện giờ không phải. Bởi thế bần tăng gọi cõi mạng này là Trung Châu, quần hào là Võ Lâm Trung châu.

Trung Châu, vì có bốn phương như Đông Hải (Kiều bang chủ đang ở), Tây thiênNam dương Úc Đại lợi, Bắc Địa (Koi thí chủ)

Trung Châu, vì còn có các cõi khác như VNE ( bần tăng gọi là Phương trình Cao nguyên, nơi khá nhiều Cao thủ từ Trung Châu kéo lên lập nghiệp), Thanglong (Thăng Long cổ thành).

Là cả một Trung Châu thì mới đủ cho bao nhiêu bang, hội, cung, giáo, đàn, cốc, khuyết, đài, các, lâu, đường, quán, viện, phủ, từ, tự, thôn, trang, dã, viên...

Trung Châu khác với Trung Nguyên của Tầu.
Trung Quốc có các Triều đại, thì Trung Châu cũng có thời đại thay đổi.

Năm 2000, 2001, 2002 mang tên Trí Tuệ VN, thời đại của chữ Trí Tuệ.
Vậy đó sẽ là các năm Trí Tuệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
Năm 2002 đổi là Trái Tim VN, bần tăng gọi là Thiên Tâm năm đầu.
Năm nay nếu đổi lại Trí Tuệ, thì bần tăng đặt là Chính Tuệ, với nghĩa đã Chính danh, Chính thức với triều đình.

Vậy tháng 12/ 2000 : Tháng 12, mùa đông năm Trí Tuệ thứ nhất
Tháng 6 / 2001 : Tháng 5, mùa hạ năm Trí tuệ thứ hai.
Tháng 8 mùa thu năm Trí Tuệ thứ ba Trung Châu đổi là Thiên Tâm năm đầu.



-----------------------------------------
Không thị Sắc, Sắc danh Không
Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần. 


28/01/03 · 04:42
4.2. Tên cho các bác lãnh đạo nhà ta

Đứng đầu Trung Châu là Quảng Trí Viện gồm các Ất Minh Nguyên lão.

Quảng Trí là Trí tuệ sâu rộng, hoặc Quảng bá trí tuệ. Viện, vì giống như Viện khu mật của triều đình.
Nguyên lão quan trọng hơn trưởng lão, vì là bậc thiết chế, lập pháp.
Ất Minh : huyền hoặc như các vị theo Thái Ất nhưng lại sáng suốt. (Cái này thỉnh thoảng phải xem xem)

Trưởng lão, mang tính tôn kính hoặc già cả, dùng cho các bác có tuổi hoặc là các chức sắc của bản cốc.

Chấp pháp : các vị chịu trách nhiệm với bản cốc. Bần tăng gọi đùa là Mõ Đập Rõ To (Moderator), vì các vị này đôi khi không khác  làng là mấy.
Các Mõ Chấp pháp họp thành Tổng Phủ Gia (TFG), nơi tổng hợp, làm việc, nhưng lại thân mật. Từ này bần tăng chưa ưng ý lắm nhưng chưa nghĩ ra từ khác.

4.3. Các box.

Tên bản box thì chờ chư vị đặt đây.

Các box chung:

Thảo Luận đại đường: nơi đây là một toà nhà rất lớn, mang tính tôn nghiêm trang trọng, mà cũng rất đông đúc (Bạch Hổ đường, Kỳ Lân đường, công đường). Dùng từ quán thì dễ nhầm là nơi bù khú, hoặc đạo quán.
Thuỷ quán: đúng là quán xá, đã bị đóng rồi.

Ngôi đền Văn học: bần tăng nhớ các vị bên đó đã tự nhận mình là Ngôi đền trong các tác phẩm và bài viết. Vì vậy nên tôn trọng chư vị đó mà giữ là Ngôi đền Văn học.

Thi Ca, Kiều bang chủ dùng quán, còn bần tăng thích dùng là Đình, để đối với Đền Văn học.

Âm Nhạc viện: Kể ra chưa đáng, nhưng nghe quen với Nhạc viện rồi.
Nhạc Trịnh quán; đúng là quán, bình dị dân dã mà cũng thâm sâu khó hiểu.
Học Thuật đài: đài là nơi cao quý, trang trọng.
Tâm sự hương thôn : ngôi làng êm đềm để trút bầu...
Ái Tình viên: Tình yêu như khu vườn cấm, đẹp mà hấp dẫn
Thông báo cáo thị lâu : Lầu để treo cáo thị, nơi để trống chiêng cho ai kêu oan thì đến đấy.
Cộng đồng dã : Public: cánh đồng cho mọi người, rộng mà vắng vẻ.

Chắc thế là đủ.

Các Club:

7X: Thất Ích cung. Cái này bần tăng đăng ký, không thay đổi.
1981: Cửu Cửu bang : chín chín tám mốt
1982, 83...: Bát thập nhị, tam...mấy tên này không hay, nhưng khó quá, ai nghĩ được tên nào hay thì thay với.

HCMCC : Chí Minh hội.
HPC (Hoa Phượng - Hải Phòng) : Phượng Hoa hải khuyết.
HLC (Hạ Long) Hạ Long đảo
TDC (TTVN Dancing Club) Tiêu Dao Chỉ (Quốc Việt hành giả đặt từ lâu).
Football : Túc Cầu giáo, gồm các toà điện như MU điện, Hàn Lan điện, Đức điện, Í Đại Lợi điện...

Các trường trung học : Viện: Phan Đình tùng viện, Chu Văn bắc viện, Hồng Phong nam viện, Lương Vinh viện...

Đại học: Đại viện.

Còn vô số tên để đặt, như Phái, Đàn, trang, cốc,
Còn chùa thì chắc chỉ có mỗi bần tăng có, chẳng vị nào nhận cả.

Như trên chắc đủ cho chư vị sáng tác thoải mái. Nếu cần thì lại đặt tiếp, không khó.



-----------------------------------------
Không thị Sắc, Sắc danh Không
Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần. 


28/01/03 · 05:18
A di đà phật


Chắc chư vị đọc đến đây cũng đã chán và mệt lắm.
Thực ra bần tăng công lực luận kiếm kém cỏi, lại mới là lang thang vào đây nên chả biết gì, có gì thì nói nốt thôi, sau chắc là cũng ít khi nói nhiều được.

4.4. Tên cho chư vị.

Đây là cái danh để gọi cho chư vị anh hùng hào kiệt trong và ngoài box.
Các vị nên tự đặt danh hiệu cho mình, rồi đăng ký luôn.
Bần tăng nghĩ rằng kể cả không viết truyện, thì chư vị cũng phải đăng ký một cái danh kiếm hiệp cho riêng mình chư.

Tên gồm các phần sau (không nhất thiết đủ, nhưng có thì càng hay)

(a)Tên : lấy từ Nick của quý vị hoặc tên mọi người đã biết.
(b)Danh tự : cho biết quý vị thuộc loại nào. Cái này để khi người khác viết về quý vị còn dùng. Cái này cũng nên chọn cho phù hợp, nhưng càng kêu càng tốt, hí hí.
Với nữ thì thường là cô nương, tiểu thư, đại nương, phu nhân (hé hé), nữ hiệp, bà bà, sư thái, đạo cô, tiên tử, tiên cô, thánh cô, thần nữ, thần ni
Nam: đại hiệp, hiệp khách, công tử, lão, đạo trưởng, sư trưởng, chân nhân, đạo nhân, kiếm khách
Các ngôi vị : đàn, bang, cốc, trang, cung, giáo, tài,.... chủ.
(c) Ngoại hiệu : cái này mới hay, chư vị cố nghĩ cho ra những cái ngoại hiệu hay ho thật là kêu, thật là đặc trưng.
(d): Hiệu khác, cái này có hay không có tuỳ người.

Ví dụ như bần tăng : Thích Tất Thẩy hoà thượng Tam Tê đại sư, phương trượng (trụ trì) Thất Lục tự.

Hì hì, những cái danh hiệu kiểu này xem ra chư vị còn ít người có lắm.
Chư vị mới chỉ có vài chữ như bang chủ, thánh cô, đại hiệp,... thì khó mà gọi quá.

Bần tăng đã đặt cho khoảng 40 người trong cung của bần tăng, toàn những tên kêu như chuông cả.
Ví dụ như đồng chí ATC :
Hấp Vũ Á Di Lặc, Ân Thiên Chính đại nhân
Finlandia (tên một loại rượu của Phần Lan): Phần Dương tửu thánh Phạm Bá Dương tiên sinh.
Cachep (cận thị) : Tứ nhãn giáo sĩ, Lý Ngư trưởng lão
Vodanh_176 : Vô Danh Nhất dạ Thất nương Lục tử. (Một đêm bẩy vợ đẻ 6 con....)
Gungcay : Nam phương thượng nhân Gungcay sư thái.

Chư vị có càng nhiều ngoại hiệu hay thì càng vui.

Thôi, bần tăng nói nhiều quá rồi. Từ đây về sau phải lấy keo dán mồm lại không thì lắm lời quá.



-----------------------------------------
Không thị Sắc, Sắc danh Không
Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần. 




LỤC NGUYỆT CHI PHI LỘ
http://ttvnol.com/khc/222497


Đề từ


Gươm ba thước bốn phương lạnh ngắt
Đến bạc đầu vẫn cưỡi cuồng phong
Trời rộng mênh mông
Đại dương cuồn cuộn
Lên non cao hỏi người tri kỉ
Xuôi đại giang tìm một bến mơ
Lầu cũ ai đợi chờ
Chừ, ác vàng nhập nhoạng.
Chợt vọng tiếng cười trên sóng bạc
Thoắt xuân thu tình nhạt vọng tàn
Càn khôn rộng đến hoang mang
Cầm tiêu tan nhịp gõ
Giang hồ dù lưu danh muôn thuở
Trần ai về lại một ngày
Kìa trông, hề, mây bay.





TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/khc/154452
Ai nữ tính nhất trong truyện Kim Dung

26/11/06 · 13:36
A di đà phật

Đã là nữ thì không thể bỏ qua chuyện Sinh đẻ, và đặc biệt là nguyên nhân của sinh đẻ. Có quả ắt có nhân.

Do thế, những nàng còn chưa bao giờ được tí toáy thì tính làm sao được.

Này nhé, hai em A Châu, A Tử, bao nhiêu lâu ở cạnh cái thằng Tiều Phu, dù là kiểu hiền dịu ngoan ngoãn, hay là kiểu bặm trợn dã man, mà chung cuộc, thằng Tiều Phu nó cũng chả chịu bổ củi cho lần nào, ấy thế là cái Nữ tính đek có tác dụng gì rồi nhá.

Rồi em Tiểu Ch/Siêu, hầu hạ thằng (chết) Trương kia tất tần tật, từ việc ăn uống, chải đầu, đến thay quần áo, tắm rửa kì cọ lọ mọ, ấy thế mà vớ phải thằng đầu đất, đến nỗi lúc Minh giáo Tổng đàn 12 Vương kiểm tra kĩ càng, vẫn phải công nhận là Thánh nữ. (mẹ, cái bọn Vương kia cũng đầu đất nốt, 12 thằng kiểm tra mà vẫn làm được Thánh nữ). Thế thì Nữ tính ở đâu ra?

Ác nhất là em Nhạc Linh San, bấn lên lắm rồi, lấy được hẳn một thằng chồng rồi, mà lại là thằng.... ô hô ai tai. Thế có khốn không cơ chứ. Thế thì tấm thân nữ nhân sinh ra để làm gì cơ chứ? Ruộng không có người cày, toàn để ngắm thế này, nữ niếc làm gì cho khổ?


rong các em, chỉ có em Hoàng Dung là được mô tả kĩ nhất, cả trước, trong, và sau khi đẻ. Từ lúc con gái, lúc là gái một con, rồi gái hai con (có được mấy giây à), rồi gái ba con. Em này được.

Cơ mà em ấy có một tội là sau khi đẻ xong lại chạy lông nhông, vứt một đứa ở nhà để đi tìm đứa kia. Có lẽ sau đó tịt sữa chăng, mà khiến cho đứa con gái xinh và ngoan thế cũng chả được ai tí toáy lần nào. Khổ thân con bé Quách Tương, làm sư tổ làm gì cho mệt. Làm Tổ mẫu chẳng sướng hơn sao?

Mà lại còn chú em song sinh nữa chứ. Ắt hẳn cha của chú í - Quách Tỉnh - lúc cuối đời tỉnh ra, thấy mình thiệt thòi quá, cả đời chỉ có được một bà vợ vừa dữ vừa tinh quái, nên mới đặt tên con là Phá Lỗ, mong cho nó bù đắp lại cho cha cái khoản .... phá. Nhưng chắc cũng do bị tịt sữa, nên thằng ấy xem ra chả làm nên trò chống gì, họ Quách chả thêm được .....

Trong số các em được làm Phụ nữ theo đúng nghĩa nhất, có mấy em thật là đặc biệt. (Chỉ xét những em biết võ, loại như họ Mã không tính, vì nếu thế lôi đời thật ra còn biết bao nhiêu).

Có một em đặc biệt, thuộc loại "nhớ dai" và nhu mì nhất, là em Anh Cô. Được một lần phơi phới, cũng khoái chí lắm, nhưng lại chỉ nhất quyết đòi bằng được Vespa đời cổ mới chịu dùng, đến nỗi mấy chục năm vẫn ôm mộng. Đến lúc tìm lại được đồ chơi cũ, thì tiếc thay, mình lại quá đát mất rồi. Ấy gọi là Huy hoàng một phút.

Hay như em công chúa Tây Hạ, chả biết cái thằng sư tiên sư kia mặt mũi ra sao, đui què mẻ sứt, chỉ biết mỗi cái ấy của nó, thế mà nhớ mãi. Trong hoàng cung có lẽ không thiếu võ sĩ trai tài, xem ra không tìm ra đối thủ. Chuyện, công phu Tiểu vô tướng, bảy mươi năm công lực của Tiêu Dao, Thiên Sơn, thằng nào bì được. Hưởng một lần nhớ mãi.

Loại trên là các em Nữ tính kiểu ổ khóa, chỉ một chìa mở được.


Em đặc biệt nhất là em Tiểu Long Nữ, về em này thì nói cả ngày.

Ấy là em được vui với xe đạp từ khi còn khá sớm, ấy thế mà phải thắt lưng buộc bụng, nằm sấp vuốt lưng suốt mười mấy năm ròng. Không trở thành lãnh cảm mới gọi là lạ. Lại còn đẻ được con về sau, thật đáng khâm phục.

Nhưng bù lại, sau mười sáu năm, thì em không phải cưỡi xe đạp nữa, mà ngự hẳn xe Mẹc của anh Dương Qu --- á (họ tên thế mới là họ tên chứ, thật là hoành tráng). Đời thế là lên tiên. Đến mười mấy loại công phu nó mà vận dụng thì cứ gọi là....

Chỉ không hiểu trong mười sáu năm í, em làm cách nào hạ hỏa được?


Không thị Sắc, Sắc danh Không
Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần

27/11/06 · 19:46
A di đà phật

Vốn hủ danh của tiện tăng là T T T, mà tiên sư cái bọn Ất Minh bắt phải cải danh thế này, tối về bần tăng cầu thánh vật hết chúng nó đi !!! (Phải cầu thánh, vì Phật không làm điều ấy).

Lờ Hở (LHX_NDD) thí chủ, tiện tăng là tiện tăng không đồng ý cái em Nghi Lâm í. Em í chỉ mới là tình yêu trẻ con, non lắm non lắm, bấy bấy là, xơi thì mềm môi nhưng nhạt thịt. Yêu thằng lỏi hũ chìm, mà lại chỉ mong nó đi ôm ấp đứa khác, thì thật là ngây thơ tơ hơ. Không được không được. Yêu là phải mãnh liệt, phải đòi hỏi, phải ghen tuông, phải nhảy tưng tưng lên, đánh song chan chát....

Bà mẹ em í còn nữ tính hơn em í, nhìn thấy thằng đàn ông là phải biết cả thẹn, chơm chớp mắt ứ hự, nhưng thấy nó to lớn cũng khấp khởi mừng thầm, và rồi khi thằng ấy cũng cạo đầu giống mình lập tức yên tâm hả dạ là nó cũng tu, ta cũng tu, cứ gần nhau chẳng sợ gì đâu.
Đấy, nếu một ni một tục thì sợ miệng lưỡi người ta, chứ một tăng một ni, giống nhau cả, thì chiều tới bến, đó mới là bản chất phụ nữ.

Bà ý hẳn cũng giống lão đồng đạo của tiện tăng, có tuyên ngôn về cái đẹp rất tuyệt : Ai giống ta là đẹp nhất. Đúng, thế mới gọi là Nữ quyền, là nữ tính. Thử hỏi có cô nào không tự cho mình là đẹp, cho dù cạo đầu thì vẫn phải là đẹp.

Phải nói bà mẹ giả câm này là tổ sư của các cô người mẫu giữ eo bây giờ. Sau khi đẻ con xong, sợ để nó bú nhiều là sồ xề ra, nên kiếm cớ bỏ đi , không cho con bú nữa, để giữ phom cho chuẩn. Phải gọi là cao thủ về giữ gìn sắc đẹp. Hoàng Dung còn thua xa. Nhưng có lẽ lại thiếu hơi đàn ông, nên người tuy không sồ ra, mà lại quắt lại. Rõ là eo, ấy là eo óp.

Chán đời oe con Nghi Lâm, chả có được tí nữ tính nào của mẹ, mắt nứt rồi mà vẫn ngủ mê, thương thay.


Nhậm cô nương là người may mắn nên mới giữ được cái nữ tính của mình.

Này nhé, lớn lên giữa một đống đàn ông, toàn những thằng lực lưỡng vâm váp cao to đen hôi, môi dầy mày rậm, khí lực sung mãn, tưởng phải sớm động xuân tình lắm chứ. Ấy không, đừng nhầm.

Chúng lúc nào cũng chỉ dám sợ hãi đứng xa, hôi đấy mà không ngửi được, vâm đấy mà không sờ được, to đấy mà không đo được, ắt hẳn Nhậm cô nương cũng nhiều uất ức. Cái thằng gần cô nhất thì lại là thằng Bất Lực - à quên, Bất Bại - toàn son với phấn, hơi hướm đàn ông chả có. Thằng bồ họ Dương của nó thì nó giữ hơn giữ váy, Nhậm cô nương có thích cũng chả dám mon men.

Lâu dần thành quen, cuối cùng cô rơi vào... lãnh cảm, cứ gặp đàn ông là cô ghét, đến nỗi đứa nhìn thấy cô là cô móc mắt. Chỉ còn một lão già bảy tám mươi, võ công thì cao nhưng khí chất nam nhi thì kiệt quệ rồi, là ở cạnh được. Cô đã chẳng sắp giống mấy vị sư thái đấy ru ?

Ấy may cho cô Nhậm, là có một thằng chui được vào tận trong buồng nhà cô. Có lẽ lâu lắm cô mới được gần thằng đàn ông đích thực nó là thế nào. Cô ở trong tối, cô nhìn ra ngoài sáng. Cô thấy người nó, lưng nó, vai nó, tay nó, .... chân nó. Cô cả thẹn. Úi giời là thẹn. Thằng nát rượu kia thì không biết vô tình mình thành người mẫu để cho cô quấy rối bằng mắt sau bức màn.

Nhưng cao trào nhất của cô, khiến cho nữ tính của cô nổi dậy bừng bừng, phừng phừng, ấy là khi cô cõng nó đi lên chùa Thiếu Lâm.

Chư vị hẳn tưởng tượng, một thằng đàn ông to cao, nó lại nằm úp lên lưng một cô nương, hị hị, thằng í thì nặng, nó lại đè.......


Thôi chả nói nữa. Tóm lại, là may cho cô Nhậm, từ tí nữa lãnh cảm lại hừng hực xuân tình. No dồn đói góp, ắt hẳn nữ tính phát tiết tuôn trào.



Không thị Sắc, Sắc danh Không
Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần

CẶP NÀO ĐẸP ĐÔI NHẤT?
05/04/06 · 12:37
A di đà phật

Bần tăng là bần tăng vẫn thích nhất cặp vợ chồng đồng đạo với bần tăng: Bất Giới hoà thượng và con mụ vợ quét chùa Hằng Sơn - Á bà bà.

Này nhá, trong khi các tiểu cô nương, quận chúa, thánh cô,...., xinh đẹp này nọ, thì con mụ vợ kia đầu trọc lóc không sợi tóc, thế mà lão kia vẫn yêu được.

Nhưng cái giỏi nhất của tình yêu chúng nó là sau bao nhiêu năm, lão ấy vẫn còn yêu được.

Này nhé, cứ thử tưởng tượng cảnh sau gần 20 năm, ni cô xinh đẹp dạo nào giờ đã thành một mụ già đét xì mo nang, độc ác nanh vuốt, thế mà khi lột hết cả của nả ra, lão kia vẫn còn yêu được. Úi giời, lại không tuyệt quá đi chứ à ??? Phải như người khác thì khi nhìn thấy đã ngất từ lâu..... hoặc ít ra là phải đi kiếm cái bàn là gấp



Một phiếu cho Bất Giới và Á bà bà !!!!



Không thị Sắc, Sắc danh Không
Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần



http://ttvnol.com/khc/p-14670738#post14670738
Thần điêu Hiệp lữ madein Vietnam

A di đà phật

Bần tăng thấy cần có hai em rất chi là hợp, một em vai Tiểu Long Nữ và một em giai đoạn Lão Long Nữ.

Cả hai em mà đẹp thì khỏi nói, được tôn vinh Hoa huậu hoẳn hoi nhié.

IEm thứ nhứt là iem Mai Phương. Từ bé ở nhà em biết gì đâu, đi thi hoa hậu được giải, khiến cho ai nhìn thấy cũng phải mê. Thế rồi là hưởng tỉnh tình tinh của anh gỉ gì gì ấy nhỉ, bỏ nhà bỏ cửa đi lang.
Trời, y chang nàng Tiểu Long Nữ rời bỏ cổ mộ.
Rồi thì là em mất tích, mất hút cõi nào, khiến lòng các anh mong nhớ.

Iem thứ hai là lúc Lão Long Nữ, nàng Hà Kiều Anh: nếm đủ mùi sung sướng trào dâng thì phu quân lĩnh án đi tù. Chắc rằng nàng cũng phải ca bài Tuyệt Tình,.... Vấn thế gian tình là vật chi, mà nàng mang nặng nỗi sầu bi, buôn di động nay ra mây khói, kiện khách sạn đòi tiền ai bì......

Hoặc mời nàng Hà Kiều Anh vào vai Lý Mạc Sầu cho thêm phần bi ai hoành tráng.


Không thị Sắc, Sắc danh Không
Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần





30/03/03 · 05:41
Trích:
iết viết Xem bài viết
Nhập kiếm hiệp, kiếm hiệp khách, hiệp khách hành.


A di đà phật

Thí chủ ra vế đối quả nhiên cao thủ hóc búa. Bần tăng nghĩ đối lại được đầy đủ các ý vô cùng khó khăn.

Lạm bàn về đối một chút. Đối có các bậc:
1. Đối từ: Câu đối gốc là động từ thì thì đối lại cũng động từ, gốc là tượng thanh thì đối cũng tượng thanh, tượng hình thì cũng tượng hình.
2. Đối ý: Đây là cái để thể hiện thâm sâu nhất.
3. Đối thanh: Có hai kiểu : Giống nhau: Gốc là Bằng (B) thì đối cũng (B), gốc là Trắc thì đối lại cũng là Trắc. Kiểu khác nhau là tất cả đều ngược về thanh.

Đủ 3 điều đó vô cùng khó. Hầu hết đều bỏ qua yêu cầu thứ ba.

Bần tăng phải nói cực kỳ phục Kiemhiepkhach thí chủ bởi ý sâu của câu này.
Về từ, câu này khó nhất ở chữ Kiếm, vì nó có 2 nghĩa: Thanh kiếm (mà mở rộng là chiêu thức, kiếm khách, tinh thần kiếm hiệp) và nghĩa thứ hai là tìm kiếm.
Bên cạnh đó chữ Hành cũng có 2 nghĩa : hành động và đi.

Bởi thế câu
Nhập kiếm hiệp, kiếm hiệp khách, hiệp khách hành có 2 nghĩa:
[1]. Vào Kiếm hiệp, (trở thành ) Kiếm khách (và) hành động như hiệp khách.
[2]. Vào Kiếm hiệp, (để) tìm Kiếm khách, (nhưng) Hiệp khách đã đi xa (mất rồi).


Đồng thời Kiếm hiệp là tên box [yêu cầu 3], Hiệp khách hành là tên truyện [yêu cầu 4].
(còn chuyện nick thì... hì hì. đặt ra nick mới là xong).

Xin lỗi chư vị đã đối, những câu:
(a)Xuất thảo luận, thảo luận văn, luận văn tỏi
(b)Kí vấn đường , vấn đường thi , đường thi tập
(c)Mục tiếu ngạo, tiếu ngạo nhân, ngạo nhân thế
(d)Tỉnh giấc hồng,giấc hồng lâu ,hồng lâu mộng.

hình như chỉ mới có 1 ý, mà không có ý thứ hai để đối lại 2 ý của Kiemhiepkhach thí chủ.

Câu (a) có yêu cầu [3] thì lại thiếu [4]
Câu (d) có yêu cầu [4] thì lại thiếu [3]

Còn về thanh âm thì:
Câu gốc là : T - T - T , T - T - T , T - T - B: toàn Trắc, chỉ có từ cuối là Bằng.
(a) : T - T - T - T - T - B - B - T - T
(b): T - T- B - T - B - B - B - B - T
(c): T - T - T - T - T - B - T - B - T
(d): T - T- B - T - B - B - B -B - T
Không câu nào đối thanh cả. Nhưng điều này thường được bỏ qua, không quan trọng.

Bởi vậy theo thiển ý bần tăng thì chưa có câu nào đối được chuẩn cả.
Câu của Lâm Đại Ngọc cô nương chen từ thuần Việt là Tỉnh và Giấc vào, không được chỉnh lắm.

Có thể Kiemhiepkhach thí chủ cũng không nghĩ đến những rắc rối trong đối, nhưng quả thật không dễ để đối chuẩn.

Còn dưới đây là câu đối của bần tăng.
Bần tăng mất cả chiều hôm nay để nghĩ ra, cố gắng đối cho chỉnh, nhưng thực ra vẫn còn nhiều thiếu sót và gượng ép.

Câu 1:
Vọng Thiên văn, Thiên Văn học, Văn Học Luận.

Bần tăng thường vào box Thiên Văn viết và bàn luận nên đặt câu này

Chữ Thiên có 2 nghĩa : bầu trời và dịch chuyển (thiên đô, thiên về).

1: Nhìn Thiên Văn, (nghiên cứu) Thiên văn học (và dùng) Văn học (để viết) luận
2: Nhìn vào (box) Thiên văn, (thấy) thiên về Văn học, (và là) Văn để luận.

Văn học Luận thì bần tăng không chắc, nhưng hình như đã có đọc topic về Văn học luận rồi???

Và về thanh thì câu này là T - B - B - B - B -T - B -T -T

Câu 2:
Phản Thế chiến, Thế chiến quốc, Chiến quốc bình.

Câu này xuất phát từ cuộc Chiến tranh đang nổ ra trên thế giới, và box Chiến tranh Iraq vừa được mở (bần tăng vô tình bị làm Chấp pháp ở đó).
Chữ Thế có các nghĩa : Thế giới, thế cuộc và thay thế.
Bình có nghĩa: bình luận và bình an

1. Phản đối Thế chiến, (xem) xu thế các nước đánh nhau (và) bình luận (về) các nước chiến tranh.
2. Phản đối Thế chiến, Thay thế những nước (đang) đánh nhau (bởi) những nước (từng) tham chiến (nay được) hoà bình
.

Chiến quốc Bình giảng là tác phẩm của TQ (hình như Mao Tôn Cương ???)
Về thanh : T - T - T - T -T - T- T - B, hoàn toàn giống câu gốc.

Bần tăng thích câu này hơn, vì về ý cũng nói đến hành hiệp, ở mức là Bình thiên hạ.

Nhập Kiếm Hiệp, Kiếm Hiệp Khách, Hiệp Khách Hành
Phản Thế Chiến, Thế Chiến Quốc, Chiến Quốc Bình.


Tuy vậy so với câu gốc thì câu này vẫn còn khiên cưỡng gượng ép quá nhiều.
Bần tăng hi vọng mình cùng chư vị sẽ tìm được những câu chỉnh hơn.



Không thị Sắc, Sắc danh Không
Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần

19/02/03 · 20:35
A di đà phật.

Cách đây 2 ngày bần tăng có gặp Cdtphuc thí chủ, tâm tình vài điều, tỉ tê dăm sự, quanh quẩn cũng chuyện công danh sự nghiệp như mây khói, thâm tình cố luyến tựa nước trôi, Cdtphuc thí chủ có nhờ bần tăng chuyển nhời đến chư vị.
Xin hai bên thứ lỗi vì sự chậm trễ.

Hiện nay vì nhiều duyên cớ, công cũng có, tư cũng có, khách quan cũng có mà chủ quan cũng có, Cdtphuc thí chủ từ giã Trung Châu, tuy chưa hẳn là chậu vàng rửa tay, bảo kiếm bẻ gẫy, nhưng từ giờ muốn gặp cũng không được nữa.

Những tâm tự đại sự Phúc thí chủ gửi lại nơi đây không phải là ít, tuy chưa thành nhưng cũng đã là cái nền xây được nhiều điều. Công lực là phụ, hành hiệp trượng nghĩa mới là chính. Vì vậy Phúc thí chủ cũng như bần tăng rất mong chư vị cố gắng xây dựng bản cốc, chuyên tâm mà dương danh trên giang hồ, ngày càng toả rạng thì Trung Châu may lắm, Võ lâm may lắm.

Việc định danh cho bản cốc, giờ đây đã thuộc về Ất Minh nguyên lão Hoàng Giáo chủ, tức Terminator3. Có gì chư vị liên lạc với gã để tiếp tục, đặng cho xong sớm.

Riêng với bần tăng, bần tăng vẫn thường gọi thí chủ Cdtphuc là đại đức. Tuy không có duyên với Không môn nhưng lòng thiện cũng hiếm có và đáng quý.
Những điều tâm huyết và công sức đại đức đã bỏ ra, không thể không ghi nhận. Dù không qua lại Trung châu, nhưng chắc cũng lưu danh ít nhiều.
Chí nguyện của đại đức, mong chư vị tiếp nối.



-----------------------------------------
Không thị Sắc, Sắc danh Không
Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần. 

29/03/03 · 10:02
A di đà phật

Bần tăng không thích quanh co, vào việc chính cho nhanh tiện.
Vụ Bạc Thái Dương Lưỡng tính thí chủ múa dao trong Cốc vừa rồi, có không ít chư vị cho đó là thoát xác của bần tăng.

Vốn bần tăng sau khi dùng PM trao đổi với Hoàng Nguyên thí chủ xong, cũng chẳng vui vẻ gì để vào cốc thăm thú, ai dè lúc đó lại có chuyện. Bần tăng đã không chú tâm thì cũng không biết cụ thể thế nào, có điều hôm qua Kiều bang chủ nói là chư vị có ý nghi ngờ bần tăng. Bần tăng tri ơn Bang chủ lắm, có lẽ Kiều bang chủ là người duy nhất không nghi bần tăng chăng?

Bần tăng lại nghĩ rằng trắng đen điều đó thực dễ, check cái IP là biết, bởi bần tăng tại xứ Anh quốc thì chẳng đào đâu ra IP Trung Châu được (nhưng hình như ngược lại từ Trung Châu thì có IP Anh quốc được? ) Thế nhưng chư vị vẫn nghi ngờ.

Có câu cây ngay không sợ chết đứng.

Nhưng ngược lại, cứ bo bo giữ cái tự ái của mình mà không giải thích ra khiến nhân tâm không hiểu thì trừ phi thánh nhân ra, kẻ bình thường không nên làm như thế.

Hơn nữa hôm nay đã có hai vị thí chủ nữa xác nhận việc nghi ngờ bần tăng, nên bần tăng thấy không nói là điều rất dở.

Bần tăng xưa nay ngoài tục danh Chitto và pháp danh này ra, chẳng dùng danh nào khác.

Bần tăng mà muốn khai đao sát giới thì trên từ các Ất Minh như Ter3, Cdtphuc bần tăng đường đường chính chính mang Chiêu chính tông mà chém (Cả hai vị này bần tăng đều chém rồi), chả việc gì phải dùng tiểu xảo, đặc biệt món Kim thiền thoát xác kém cỏi ấy, chả bõ để nhìn qua.

Mấy ngày vừa qua bần tăng bị các Lão sư quay cho 3 bài : Lượng Tế Kinh, Vi Mô Kinh, Vĩ Mô Kinh, thời gian chăm lo cho tuyệt chiêu "Tin trực tiếp từ Iraq" còn chả có, kiếm đâu thời gian thừa để dạo ngang dạo dọc (giờ ở đây là 3 giờ sáng).

Thứ nữa, tai thẩm âm của bần tăng dành cho Nhạc Cách mạng và Nhạc Trịnh, không tâm tư nào cho Thạch Thiết nhạc, bởi thế từ xưa đến nay chưa bao giờ giao tình với Rock Cốc.

Bần tăng khi cần ra chiêu thì đều suy trước nghĩ sau, kín đáo vừa công vừa thủ, chứ không sơ hở cấp tập loạng quạng đầy rẫy sơ hở như Bạc Thái Dương thí chủ kia đâu.


Chiêu thức của Bạc thí chủ không đáng ngại, có điều là ghi danh giang hồ đúng vào ngày bần tăng và chư vị có mâu thuẫn, để rồi khi bần tăng lui đi thì lập tức ra chiêu, chả biết tình cờ hay cố ý?. Nếu là cố ý chọn đúng ngày để ra tay hành sự thì cơ mưu dụng tâm ấy quả là không phải tầm thường. Nhất xạ song điêu, hay lắm.
Chiêu thức tung ra tuy thường nhưng kế đằng sau mới là hiểm.


Thôi, bần tăng vì tình tri ân của Kiều bang chủ cũng đã muối mặt dài dòng, nay lại nhường chư vị tiếp tục thảo bàn.
Từ giờ chư vị nghĩ thế nào bần tăng cũng xin chắp tay mà tụng câu: 



-----------------------------------------
Không thị Sắc, Sắc danh Không
Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần. 


Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2003

Ngôn ngữ trong gia tộc

TOPIC GỐC: http://ttvnol.com/tiengviet/148809


Gia đình là cái gốc của xã hội.
Gia tộc là cái nền của gia đình.
Từ ngữ, ngôn từ trong gia tộc là một hệ thống tương đối chặt chẽ. Trong các bản gia phả hầu hết là từ Hán Việt, trong ngôn ngữ hàng ngày thì hầu hết là từ Thuần Việt.

Trong hệ thống gia phả, có cách phân chia Thập hệ (10 thế hệ) như sau :

[+5]. Tiên tổ (khảo) 
[+4]. Cao tổ (khảo)
[+3]. Tằng tổ (khảo)
[+2]. Hiển tổ (khảo)
[+1]. Hiển (khảo)
[0]. Bản thân
[-1]. Tử
[-2]. Tôn
[-3]. Tằng tôn
[-4]. Huyền tôn.

Thập hệ này tính theo Nội tộc, tức là theo đằng Cha, Ông nội...
Chữ Khảo chỉ đi với người trực hệ.
Bậc Hiển bao gồm Cha, chú, bác(trai) đằng nội. Cha là Hiển khảo, chú là Hiển thúc, bác là Hiển bá.
Bậc Hiển tổ bao gồm các ông. Ông nội là Hiển tổ khảo. Các ông khác là Hiển tổ thúc, hiển tổ bá.
Bậc Cao tổ là bậc Cụ (Cố).
Bậc Tiên tổ là bậc Kị (Can).

Tuy vậy không nhất thiết Tiên tổ và Cao tổ có nghĩa là ở vào hàng [+5] và [+4].

Thường theo các Gia phả, thì bậc đầu tiên trong Gia tộc sẽ là Tiên tổ, tiếp theo là Cao tổ. Vì vậy nếu gia tộc có nhiều đời thì tiếp theo Cao tổ sẽ không phải là Tằng tổ, mà là các bậc Đệ tam tổ, đệ tứ....

Tiên tổ (khảo) sẽ là người đầu tiên mở ra Gia tộc, một dòng, hoặc một chi họ. Nhưng không nhất thiết phải là tổ của Họ.
Tổ của một họ là Thuỷ tổ, thường không biết được chính xác, ngoại trừ một số ít họ.

Bậc tổ khai nghiệp của Hoàng tộc sẽ là Thái tổ.

Có một thuyết nữa là thuyết Cửu hệ, chỉ có 9 bậc.
Cửu hệ không có bậc Hiển, mà Hiển tổ tức là Cha.




___
Bác Chitto ơi xin mược chút đất để nói thêm về "Cửu Huyền Thất Tổ" nhe!

"Cửu huyền": --->Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. 

Thất tổ: --->Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ." 

Mặc dầu trong các từ điển, không thấy có chữ "huyền" nào có nghĩa là "đời" cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ nầy được hiểu như là "đời", và có lẽ nên dịch là "thế hệ" thì chính xác hơn.

Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao - Tằng - Tổ - Khảo - Kỷ - Tử - Tôn - Tằng - Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.

Sở dĩ gọi chữ "Huyền" ở đây vì chữ "Huyền" trong "cửu huyền" này vốn có nghĩa là "đen", vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là "huyền". Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là "cửu huyền". 

Thất Tổ có nghĩa là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.

Như vậy, chữ "cửu huyền" bao quát hơn chữ "thất tổ". Vì "thất tổ" chỉ cho các thế hệ đi trước, còn "cửu huyền" không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là "Nhà Thờ Cửu Huyền" (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ "Cửu Huyền Thất Tổ" (viết bằng chữ Hán). 
__

Cảm ơn Sometimes.
Hôm trước cũng đã trao đổi với Sometime về sự khác biệt giữa hai cách gọi trong các bậc tổ. Tuy vậy chưa thống nhất được.
Cách gọi Chitto nêu ra là trong một bài viết đọc được trong tạp chí Kiến thức ngày nay, đồng thời có đối chiếu với một bản gia phả của gia tộc, và thấy thống nhất nên viết ra ở đây.

Rất mong các bạn am hiểu hơn cho biết ý kiến.

Còn phần dưới đây là tiếp theo những gì Chitto biết.

Các tôn hiệu Hiển tổ, Tằng tổ, Cao tổ, Tiên tổ dành cho người Đàn ông trong họ. Con gái không được xếp trong nội tộc, nhưng Vợ của các Ông thì được.

Chính thất (gian nhà chính = Vợ cả) thì thêm chữ Tỉ vào bên cạnh tôn hiệu của chồng.
VD: Vợ của Tiên tổ khảo sẽ là Tiên tổ tỉ.
Như thế 
[+1F] : Mẫu, bá mẫu
[+2F] : Hiển tổ tỉ
[+3F] : Tằng tổ tỉ
[+4F] : Cao tổ tỉ
[+5F] : Tiên tổ tỉ

F: Female : Bà tổ

Con gái không được coi là con, trong họ không quan tâm nhiều.
Nhưng con dâu thì lại được.
Vì vậy bố mẹ của con dâu cũng được coi trọng, và trong trường hợp con dâu là con gái duy nhất, thì con rể cũng phải cúng giỗ cho bố mẹ vợ. Khi đó bố mẹ của người dâu trong họ sẽ là Ngoại tổ.

Vì vậy : 
Bố mẹ của [+4F] : Ngoại tổ tiên tổ khảo và Ngoại tổ tiên tổ tỉ
Bố mẹ của [+3F] : Ngoại tổ cao tổ khảo và Ngoại tổ cao tổ tỉ
.........
Khi đã mất, các bậc tổ được con cháu đặt Thuỵ.
Thuỵ là tên gọi dùng khi Cúng giỗ, kiêng tên tục.
Trong tên thuỵ, các bậc tổ ông có thể mang chữ Phủ quân hoặc Phủ côngCông.

Các bậc Tổ bà mang chữ An nhân hoặc Nhụ nhân.
Chỉ các nhà quý tộc là Phu nhân.

Tớ không hiểu lắm hai chữ An nhân và Nhụ nhân, mong các bác chỉ giáo.


-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Gia tộc quan trọng nhất trong quốc gia là Gia tộc Vua.
Nếu Vua có tước vị Hoàng đế, thì đó là Hoàng tộc.
Nếu tước Vương, thì là vương tộc. 

(Vua Việt Nam tự xưng là Hoàng đế, nhưng đều chịu phong Quốc Vương của Trung Hoa, thậm chí nhiều khi chỉ được là Tiết độ sứ, quận vương chứ không phải lúc nào cũng được là Quốc vương)

[+3F] Thái Thái hoàng thái hậu
[+2F] Thái hoàng thái hậu
[+1] Hoàng khảo - Thái Thượng hoàng [+1F] Hoàng thái hậu
[0] Hoàng đế [0F] Hoàng hậu
[-1] Hoàng (thái) tử 
[-2] Hoàng tôn 

Nếu vua lên ngôi mà vua tiên nhiệm vẫn còn (có thể là anh trai, cha, hoặc ông, hoặc cụ), thì các bậc trên đang còn sống đó đều là Thái thượng hoàng cả. 
Chữ Hoàng khảo dùng riêng gọi cha của Hoàng đế.

Các bậc trên đã mất sẽ được đặt Thuỵ, để gọi ngắn gọn sẽ gắn Thuỵ và chữ tổ, như Thái Tổ, Nhân tổ, Thánh tổ, Hiến tổ, Văn tổ, Nghị tổ, Thành tổ, Chương tổ,...

Như triều Nguyễn : Thế Tổ Cao hoàng đế niên hiệu là Gia Long, nên thường gọi là vua Gia Long, Thánh tổ Nhân hoàng đế niên hiệu là Minh Mạng, Hiến tổ niên hiệu là Thiệu Trị.... 

Thuỵ của Vua thường rất dài dòng phức tạp. Chẳng hạn Thuỵ của vua Lê Lợi là: 
Thống thiên khải vận Thánh đức thần minh Duệ văn anh vũ Khoan Minh dũng trí Hoằng nghĩa Chí minh Thái tổ Cao hoàng đế, gọi tắt là Thái Tổ.

Chính thất của Vua là Hoàng hậu, nếu lên một bậc là Hoàng thái hậu. Chữ hậu nghĩa cổ cũng có nghĩa là Vua. (Như vua Hạ Vũ thời cổ cũng gọi là Hạ Hậu). Hoàng hậu khi lên một bậc thì thành Hoàng thái hậu, mẹ đẻ vua (nếu không phải hoàng hậu) không phải lúc nào cũng được là Hoàng thái hậu. 

Thứ thất của vua là Hoàng phi, lên một bậc là Hoàng thái phi.
Con trai vua là Hoảng tử, con trưởng là Hoàng thái tử.
Cháu đích là Hoàng thái tôn.
Con sẽ nối ngôi còn gọi là Hoàng tự, cháu sẽ nối ngôi là Hoàng tự tôn.


Tương ứng đối với Vương. Vương có hai loại là Vương là vua thực sự một đất (Quốc vương) và Vương là hoàng thân, có tước mà không có đất phong (Vương, Thân vương, Quận vương).

[+3F] Thái Thái tôn thái phi
[+2F] Thái tôn thái phi
[+1] Thái Thượng vương [+1F] Vương Thái phi
[0] Vương [0F] Vương hậu / Vương phi
[-1] Vương (thế) tử
[-2] Vương tôn

Tương tự tước Hoàng đế.
Nếu Quốc vương thì chính thất là Vương hậu, lên một bậc thành Vương thái hậu. Nếu Vương không phải là vua thì chính thất chỉ là Vương phi mà thôi, và lên một bậc thành Vương thái phi.

Vương có thực quyền, không phải hoàng thân, cũng đặt thuỵ cho các bậc tổ.
Như dòng chúa Trịnh - không phải hoàng thân - có: Thế tổ Thái vương, Thành tổ Triết vương, Văn tổ Nghị vương, Hoằng tổ Dương vương, Chiêu tổ Khang vương, Hi tổ Nhân vương, Dụ tổ Thuận vương, Nghị tổ Ân vương, Thánh tổ Thịnh vương.

Tổ đầu tiên của Vương là Thế tổ (tương ứng Thái tổ của Hoàng tộc)
Con đích (kế vị) sẽ là Thế tử.

Được ghi trong lịch sử của VN, có 4 vị Thái tổ Hoàng đế là Lý Thái tổ Lý Công Uẩn, Trần Thái tổ Trần Thừa, Lê Thái Tổ Lê Lợi, Nguyễn Thái tổ Nguyễn Hoàng.


-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Con gái không được tính là con, nhưng trong Hoàng tộc hay vương tộc vẫn đều là bậc tôn quý.

Con gái Hoàng đế là Công chúa, chồng sẽ là Phò mã.
Con dâu Hoàng đế (vợ Hoàng tử) sẽ là Hoàng tức.
Nếu hoàng tử đó được phong tước vương, thì Hoàng tức sẽ là Vương phi. Hoàng tử là thái tử, thì vợ là Thái tử phi.
Con gái Vương là Quận chúa, chồng sẽ là Quận mã.
Con trai Vương tước có thể là Công tước, có thể không. 

Hoàng hậu/ Vương hậu cũng là bậc tôn quý, thông thường Cha sẽ được phong lên Công tước, trở thành Quốc trượng, mẹ sẽ là Thái Quận phu nhân, anh em trai sẽ là Quốc cữu.
Cách gọi cụ thể thay đổi thay đổi tuỳ theo thời đại.

Triều Nguyễn ở VN không phong Hoàng hậu, chỉ Đệ nhất giai phi, đệ nhị giai phi.... Mẹ đẻ vua sẽ trở thành Thái hậu, khi chết mới được gọi là Hoàng hậu.
Triều Nguyễn cũng không có Thái tử.

Nhiều người nhầm chữ Nam Phương hoàng hậu là Hoàng hậu của phương Nam.

Nam phương ở đây là Hương thơm của phương Nam.
Chữ Phương là hương thơm của cây cỏ. Quả là một cái tên đẹp. 

Tiếng thuần Việt có một hệ thống từ để gọi.

[+4] Kị - Can - Sơ (great great grandparents)
[+3] Cụ - Cố (great grandparents)
[+2] Ông - Bà - Nội - Ngoại 
[+1] Cha - Mẹ
[ 0] Bản thân
[-1] Con/ Cháu
[-2] Cháu/ Con
[-3] Chắt 
[-4] Chút
[-5] Chít

Hàng [+4] miền Bắc thường gọi là Kị, miền trung là Can, miền Nam là Ông sơbà sơ.

Thế hệ [+3] được gọi là Cụ hay Cố. Từ này còn dùng trong ngôn ngữ trang trọng (cụ cố Hồng, cụ cố Tổ trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng).

Hàng [+2 là Ông, Bà.
Nếu là bên nội / ngoại là Ông / Bà Nội / Ngoại, miền Nam gọi tắt là Nội và Ngoại
Các anh chị em của ông bà, cùng bậc [+2] đều là Ông Bà hết.
Nhiều khi có ông/bà là em ruột hoặc em họ nhưng cách tuổi ông bà khá xa, hơn tuổi thế hệ [+1] không nhiều lắm được gọi là Ông/ bà trẻ.
Riêng Huế còn gọi Bà là Mệ.

Hàng [+1] có lẽ nhiều đại từ nhất.
Song thân là Cha Mẹ, ai cũng chỉ có một mà thôi.
Các danh từ gọi Cha và Mẹ rất phong phú ở các vùng khác nhau.

Theo cách gọi chặt chẽ của Miền Bắc, thì các đại từ trong họ hàng như sau:
- Anh chị của Cha và Mẹ là Bác. Vợ chồng bác cũng là Bác luôn.
- Em trai của Cha là Chú. Vợ của Chú là Thím.
- Em gái của Cha là . Chồng của cô là Chú.
- Em trai của Mẹ là Cậu. Vợ của Cậu là Mợ (*)
- Em gái của Mẹ là . Chồng của Dì là Dượng.

Khi Mẹ khuất núi, Cha đi bước nữa gọi là tục huyền (nối lại sợi dây đàn). Kế thất cũng gọi là .
Khi Cha từ trần, Mẹ đi bước nữa gọi là tái giá (đi lần nữa). Kế phụ gọi là Dượng.

(*) Cậu Mợ cũng là Cha Mẹ trong nhiều trường hợp.

Các vùng miền khác nhau cách gọi khác, tôi không được rõ, mong các bác chỉ giúp.
Miền trung gọi Cô và Dì là O hết. 
(hình như Chú và Cậu là Cậu hết ??)

Miền Nam nhiều gia đình gọi anh chị em của Ba Má là Bác hết.
Bác ruột là anh chị ruột của Cha Mẹ
Nếu nói đến Bác bên ngoại thì tức là Anh / Chị họ của Mẹ.
Cô / Chú bên ngoại thì lại là em họ của Cha nhưng về bên bà nội. (Cha / Mẹ của Cô Chú bên ngoại là em của Bà nội)
Nhưng nhiều trường hợp nói Cô Chú bên ngoại lại là em họ của Mẹ (không phải em ruột Mẹ nên không dùng Cậu - Dì).

Con của anh chị em (ruột, họ) là cháu.
Con của Con là Cháu. Tuy nhiên nhiều nơi trong ngôn ngữ thông thường vẫn gọi là Con.

-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng





Trích:
ha_vy_84> viết Xem bài viết
Gia đình Vy (ở TP.HCM) gọi như sau:
. Anh trai của cha gọi là bác, vợ của bác cũng gọi là bác (gái).
. Em trai của cha gọi là chú, vợ của chú gọi là thím.
. Chị em gái của cha đều gọi là , chồng của cô gọi là dượng.
. Anh em trai của mẹ đều gọi là cậu, vợ của cậu gọi là mợ
. Chị em gái của mẹ đều gọi là , chồng của dì gọi là dượng.

Tóm lại như sau: việc phân cao thấp chỉ tính cho các đời con trai (họ nội). Các vai có liên quan đến con gái thì không cần phân cao thấp mà gọi giống như nhau. Có thể là gọi như thế để dễ phân vai vế trong họ chăng?

Theo Vy được biết, việc gọi cha, mẹ bằng "cậu", "mợ" là do kiêng kỵ, sợ gọi bằng "cha", "mẹ" đứa bé sẽ không nuôi được. Thói quen này cũng mới xuất hiện gần đây trong các gia đình quyền quý. Vậy hai chữ "cậu", "mợ" trong trường hợp này vẫn có nghĩa là cậu mợ mà không phải là cha mẹ, ta không nên liệt kê vào các từ dùng để chỉ cha mẹ



Trích:
sometime> viết Xem bài viết
Ở miền Trung mà cụ thể là ở Huế, nếu theo đúng quy tắc thì các đại từ trong họ hàng như sau : 

- Anh của Cha thì gọi là Bác. Vợ của bác cũng là Bác luôn.
- Em trai của Cha là Chú. Vợ của Chú là Thím.
- Em gái, chị gái của Cha đều được gọi là O. Chồng của O là Dượng .
- Anh trai, em trai của Mẹ đều được gọi là Cậu. Vợ của Cậu là Mợ 
- Em gái, chị gái của Mẹ đều được gọi là Dì. Chồng của Dì là 
Dượng.
Theo tôi, hai từ Cậu Mợ không hẳn do kiêng, mà có những nguyên nhân khác.

Bài này tôi nói về hai từ này.
Trong ngôn ngữ cổ, Cô - Cậu và Cậu - Mợ đã được dùng thể hiện sự tôn kính, đề cao với những người con trai và con gái tương đối trẻ (đối với Ông - Bà).
Dấu hiệu tín ngưỡng thể hiện ở miếu Cô, miếu Cậu, toà Cô, phủ Cậu, 12 Cô sơn trang. Cầu con trai ở miếu Cậu, cầu con gái ở miếu Cô.
Hiện nay tín ngưỡng Cô - Cậu rất thịnh hành ở các đền, phủ.

Tương tự như vậy, trong các gia đình gia thế trọng vọng, con trai và con gái chủ gia đình đều được gọi là Cô và Cậu. Khi Cậu lấy vợ, thì vợ Cậu được gọi là Mợ. Cô đi lấy chồng, sẽ trở thành Mợ của nhà khác, nhưng khi về nhà cha mẹ thì vẫn là Cô.

Vậy trong gia đình, vợ chồng người con sẽ là Cậu - Mợ. Từ việc những người thứ bậc dưới trong gia đình (người giúp việc) gọi cậu chủ là Cậu, đến việc ngay chính cha mẹ của Cậu chủ cũng gọi như vậy là bước ngắn.
Đặc biệt vào đầu thế kỷ XX, các gia đình có học thức gọi con trai là Cậu, rồi các gia đình giàu có cũng theo đó, để phân biệt với gia đình bình dân (gọi con bằng thằng cu, cái hĩm...). Khi Cậu lớn lên thì cách gọi đấy vẫn còn nguyên. Cậu sẽ lấy Mợ về làm dâu. Và chính hai vợ chồng cũng sẽ dùng cách gọi này để thể hiện sự tôn trọng nhau, chồng gọi vợ là Mợ, vợ gọi chồng là Cậu, xưng tôi / em.

Rồi khi Cậu - Mợ có con, với đứa con ấy, trong gia đình, từ ông bà, chính cha mẹ của nó, tới người giúp việc đều gọi cha mẹ nó là Cậu Mợ, điều dễ hiểu là người con sẽ cũng gọi như vậy.

Do đó Cậu Mợ là từ chung để gọi những người chủ trong gia đình. Khi hai người đó già đi, những người khác sẽ gọi là Ông Bà, nhưng chỉ còn duy nhất con của họ vẫn gọi theo cách cũ là Cậu Mợ. Hai từ này trở thành cách gọi cha mẹ trong gia đình gia thế.

VD: Đoạn hội thoại giữa người con trai (20 tuổi) và cha (50 tuổi).
Con nói : Con chào cậucậu có khoẻ không ạ?
Trả lời (1) : Cảm ơn cậu, tôi / cha vẫn khoẻ
Trả lời (2) : Cảm ơn con, cậu vẫn khoẻ
Trả lời (3) : Cảm ơn cậucậu vẫn khoẻ

Cả 3 cách đều được. Từ Cậu như vậy vừa có thể là chỉ người con trai vừa có thể chỉ người Cha.
Với Mợ cũng tương tự vậy.

Cách gọi Cậu Mợ này không liên quan đến việc kiêng chữ Cha mẹ để dễ nuôi, mà là kiểu trong gia đình học thức hoặc giàu có, quyền quý.
Từ Cậu Mợ dành để gọi con và con dâu, đã chuyển thành Cậu Mợ để gọi cha mẹ.

(Trước 1963, Ngô Đình Cẩn - hung thần miền Trung - được gọi là Ông Cậu).


-----------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Nhân thấy có bác nói đến chuyện đầu 5 đầu 6, làm chú hay làm bác làm ông, lôi lại cái này tí vậy.

Thường các gia đình làm lễ mừng thọ (khánh thọ) cho các bậc cao niên, quen gọi là Thượng thọ cả. Từ 50 tuổi trở lên đã được coi là Thọ, nhưng cũng phân biệt các mức độ Thọ:

50 tuổi : Thọ
60 tuổi : Trung thọ
70 tuổi : Trọng thọ
80 tuổi : Thượng thọ
90 tuổi : Đại thọ
100 tuổi : Trường thọ

Với hoàng tộc thì là đều là lễ Vạn thọ cả.
Tuy vậy theo quan niệm cổ dù có thọ mà không có con cháu(trai) nối dõi thì cũng đừng làm thọ làm gì cho nó... tổn thọ.

--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng


Hôm nay nhân bài về từ Cố của Home, lôi lại cái này viết thêm vài dòng.

Phả hệ tiếng Việt của gia tộc tuy có khác nhau ở một số địa phương, nhưng về đại thể cũng có thể hiểu.
Mấy hôm trước đọc truyện Tầu, thấy dùng nhiều từ Hán Việt quá, đáng ra có thể dịch sang tiếng thuần Việt cũng vẫn được. Một trong những tác phẩm Văn học thể hiện Văn hoá Trung hoa sâu sắc nhất là Hồng Lâu Mộng đã được dịch ra với những danh từ nhân xưng phù hợp rất hay.


Trong gia đình, người đàn ông chủ nhà, dù còn trẻ vẫn được gọi là Lão gia, nếu có con trai thì con trai là Thiếu gia, nếu cha già vẫn còn thì là Thái lão gia.
Vợ cả của Lão gia là Thái thái, của Thiếu gia là Nhưng nhưng, của Thái Lão gia là Lão thái thái.
Tiểu thư là Thư thư, anh em trai của vợ là Cữu cữu, chị em gái của vợ là Di di, rể là Tế tế.

Vì vậy có thể dich:
Thái lão gia - lão thái thái : Cụ
Lão gia : Ông - Thái thái : 
Thiếu gia : Cậu (chủ) - Nhưng nhưng : Mợ
Thư thư : 
Cữu cữu : cậu - Di di : 

Trong Hồng Lâu Mộng, Giả mẫu được gọi là Lão thái thái, dịch là Cụ; Hình phu nhân được gọi là Đại thái thái, dịch là Bà cả; Vương phu nhận - Nhị thái thái : Bà hai.
Giả Bảo Châu (anh Bảo Ngọc) - đại thiếu gia : Cậu cả, vợ là Đại nhưng nhưng : Mợ cả.
Giả Liễn (ít tuổi hơn Bảo Châu), vì cùng một phủ nên vẫn là Nhị thiếu gia : Cậu hai Liễn, Vương Hi Phượng : Mợ hai.

Cách dịch như vậy rất hay mà gần gũi, không quá xa lạ như nhiều bộ truyện hoặc phim gần đây, quá chuộng tiếng Hán Việt.



--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng