Tòa Thánh
Cuối cùng thì cái ngày đến thăm Tòa Thánh Vatican cũng đến. Dù không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo, thì chắc hẳn ai đến Roma cũng đều mong muốn thăm Ngôi nhà của Chúa ấy một lần.
Vatican là một Quốc gia, một Thành phố rất nhỏ, nhưng đây là trái tim của Công giáo La Mã, là Kinh đô, Thánh địa, Đền Thánh thứ Ba của hơn một tỉ tín đồ Công giáo, và là Điểm đến của gần một tỉ tín đồ Thiên Chúa không phải Công giáo khác. Tín đồ Công giáo Việt Nam gọi là La Mã Hoàng cung.
Nói đến Tòa Thánh, chắc chắn phải nói đến đầu tiên là Tòa Đại Giáo đường, Đền thánh Phêrô, tức Nhà thờ Saint Peter (San Pietro Basilica), tòa Giáo đường vĩ đại nhất trên thế giới, Giáo đường Mẹ (Mother church) của các nhà thờ Công giáo. Bên cạnh đó là Cung điện Thánh Tông đồ (hay còn gọi là Điện Tông Tòa - Apostles Palace) là nơi ở của Giáo hoàng, cùng Bảo tàng, Thư viện, Nhà nguyện với muôn vàn tác phẩm kinh điển huy hoàng.
Có thể sẽ có nhiều ý kiến khác nhau về Đại giáo đường Thánh Peter, về sự xa hoa rực rỡ theo Chủ nghĩa Phô trương của nó. Nhưng nó thực sự là một công trình vĩ đại, một tác phẩm bất hủ thể hiện tài năng công sức của con người.
Như Tuanmap có đặt câu hỏi rằng liệu một Nhà thờ thì có nên xa hoa như thế? Nhưng các Giáo hoàng cho rằng theo Kinh thánh Cựu Ước, thì xưa kia vua Solomon đã dành vô số của cải châu báu mà cha là vua David đã tích lũy cả đời để dựng lên Ngôi nhà của Chúa với tất cả sự rực rỡ huy hoàng để vinh danh Thiên Chúa, thì nay các Giáo Hoàng cũng dùng toàn bộ của cải của các con chiên để dựng Ngôi nhà của Chúa, cũng không có gì là sai cả.
Nhà thờ St.Peter, quảng trường St.Peter, Cung điện Giáo hoàng bên phải, Bảo tàng, thư viện Tòa thánh. Xa hơn là vườn Tòa Thánh trên đồi Vatican.
Ảnh Google Earth với cùng tỉ lệ, để so sánh kích thước các công trình Việt Nam:
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình
Dinh Độc Lập và quảng trường của Dinh
Nhà thờ lớn Hà Nội và Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Dễ thấy chiều dài Nhà thờ St.Peter bằng hơn nửa Ba Đình, và chiều rộng chỗ rộng nhất thì bằng cả phần ô cỏ và đường bê tông. Nhà thờ lớn HN và nhà thờ SG ghép lại cũng chỉ bằng tiền sảnh của St.Peter.
Một công trình vĩ đại, về kích thước có lẽ chỉ thua kém các Kim tự tháp, và không Gian nhà nào trên thế giới vượt được.
Buổi sáng, chuyến xe bus chật chội đổ một đám người xuống đầu con đường Via Conciliazion dẫn vào Tòa thánh. Con đường thẳng tắp, hai bên dựng những cây cột đánh dấu. Chính Mussolini - một tên Phát-xít, cũng là một người sùng đạo - đã cho làm con đường này như để dâng tạ Tòa thánh.
Từ đằng xa, mái vòm lớn của Nhà thờ Saint Peter hiện rõ trên nền trời. dù còn cách xa cả cây số. Những khối nhà hai bên đường cũng rất đều đặn, không rõ bao nhiêu trong số đó là tài sản của Vatican?
Ở một khoảng cách rất xa, Nhà thờ St.Peter trông cũng như bao nhà thờ khác, nhưng thực ra mặt tiền của nó cao đến 50m, rộng hơn 100m. Và cây thánh giá trên đỉnh mái vòm vươn tới độ cao hơn 130m. Tiếng chuông từ bên dưới hai chiếc đồng hồ tròn có thể vọng xa hàng cây số.
Ai đến Quảng trường St.Peter và ra chân cái cột Obelisk này có thể thấy quanh chân nó có một vòng tròn, vòng quanh có 16 mảnh cẩm thạch với 16 khuôn mặt đang phồng mang trợn má thổi. Đó là hình ảnh của 16 vị thần gió, với 16 hướng gió. Vì vậy Quảng trường St.Peter là biểu tượng của Gió và Không khí.
Thật thú vị khi Thiên Chúa giáo là độc thần giáo, phủ nhận sự tồn tại của tất cả các vị thần khác ngoài Thiên Chúa - Thượng đế duy nhất. Thế nhưng trong khắp Nhà thờ cũng như quảng trường, ta đều có thể bắt gặp những hình ảnh, hình tượng của những vị thần xuất phát từ ngoại đạo.
Pho tượng là sự tương phản, hài hòa tuyệt vời giữa những nếp gấp tầng lớp của vải vóc với thân thể, cơ bắp trần trụi, giữa sự thất vọng tột cùng và bình yên vĩnh cữu, giữa cái động và cái tĩnh, sự sống và cái chết.
Tay phải bà Maria cố gắng bế trọn xác Jesus, tay trái đang vươn ra trong một nỗi đau khổ, người ngả ra sau như để ngắm con trai mình rõ hơn. Cả cơ thể bà đang trong một sự chuyển động rõ ràng, với bàn tay trái còn chưa kịp buông xuống. Ngược lại, thân thể Jesus hoàn toàn bất động, với đôi mắt nhắm nghiền, miệng hơi hé, cánh tay buông thõng lạnh lẽo, thân xác hoàn toàn dựa vào vòng tay Người Mẹ.
Nhưng khuôn mặt của bà Maria lại không thể hiện sự đau đớn, ngược lại, lại rất thanh thản, bình yên, dường như bà đang ngắm người con Đang Ngủ chứ không phải Đã Chết. Khuôn mặt bà rất trẻ, bởi theo niềm tin TCG, Đức Mẹ Đồng Trinh thì không bao giờ già. Dường như bà biết rằng con mình đã chết cho một lý tưởng cao cả, và hơn nữa, con mình sẽ sống lại....
Trước đây, đã có một kẻ điên khùng đã dấu búa vào và đập bức tượng, định phá hủy nó, may mà đã bị ngăn chặn kịp. Nhưng từ đó người ta đã dựng một tấm kính lớn chắn trước bức tượng, và người xem cũng chỉ ngắm được ở xa xa. Đó là điều rất đáng tiếc với tôi, vì tôi thực sự muốn được ngắm nó thật gần, hơn cả bức Mona Lisa.
Và ngoảnh về phía sau thì nó thế này.Tòa nhà hoành tráng này được dựng theo phong cách Phục Hưng và Baroque, nhưng người ta còn thêm một cụm nữa, đó là "theo Chủ nghĩa phô trương". Quả thật, tại tất cả mọi góc, mọi vòm, mọi cột, mọi đỉnh, mọi mảng tường, mảng trần, mảng sàn... của nhà thờ đều là những tác phẩm nghệ thuật lớn, khiến cho người ta phải nhìn, phải ngắm rõ nhiều.
Thậm chí là nhiều quá. Có thể thấy cẩm thạch màu được làm rất cầu kì ở khắp nơi. Trong toàn bộ Nhà thờ này có 26 bàn thờ là nơi có thể hành lễ, 20 tượng đài các Giáo hoàng, hàng chục tượng các Thánh, các thiên thần... mà mỗi một trong số đó đều là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.
Bên cạnh đó, kiến trúc, cách bố trí cửa sổ lấy ánh sáng, mái vòm,..., cũng khiến người ta kinh ngạc về sự tuyệt vời trong thiết kế cũng như xây dựng. Các cửa sổ được làm rất khéo léo hài hòa, sao cho ánh sáng đi vào không tán xạ ra ngay, mà phải chiếu thành từng luồng, từng tia lớn, tạo cảm giác thần thánh kì diệu.
Nhưng chừng ấy thứ, mà đập vào mắt người ta cùng lúc, thì thật là nhiều quá, quá nhiều. Cứ như được dọn một bàn rất nhiều thức ăn, cái nào cũng thơm, cũng ngon, cũng đẹp, tên cũng kêu. Khi đó nhìn tổng quan lại, sẽ thấy bội thực và thậm chí chán ngán, không biết nên bắt đầu từ đâu và nếm thử cái gì.
Bước vào nhà thờ St. Peter, đầu tiên là cảm giác choáng ngợp, sau đó là cảm giác bội thực và không biết nên nhìn ngắm cái gì nữa. Những bàn thờ lộng lẫy bên cạnh? Những chiếc cột lớn với các vị thánh đứng cả trên lẫn dưới? Những cạnh cột với khuôn mặt các vị giáo hoàng và các tiểu thiên thần? Những vòm cột với các thần Sức mạnh, Chân lý, Khôn ngoan... có cánh bay lượn? Những vòm trần đầy hoa văn dát vàng? Những mái vòm nhỏ vẽ hình thiên đường với các thánh thần như đang bay? Hay thậm chí là sàn dưới chân với những hoa văn cẩm thạch màu sắc sặc sỡ?
Lúc này, nếu có thời gian, bạn hãy từ từ đi theo một vòng tròn, để có thể thấy sự khác biệt riêng có. Nếu không, sẽ rất chóng chán, vừa muốn xem hết mà lại cũng chả biết xem cái gì....
Đỡ lấy mái vòm lớn đường kính đến hơn 40m là bốn chiếc cột khổng lồ thiết diện ngũ giác. Bốn cạnh cột quay ra ngoài, cạnh quay vào bàn thờ chính giữa tạo thành một bề mặt rất lớn, tha hồ cho trang trí.
Vào năm 1622, sau 120 năm xây dựng thì các cột đó vẫn chưa có gì trang trí, năm 1627 mới đúc xong mái lọng bằng đồng, thì Giáo hoàng khi đó đã quyết định làm bốn pho tượng lớn của các vị Thánh "thánh tích", bất chấp số tiền phải bỏ ra rất lớn. Và Bernini cùng ba người đồng sự đã tạc bốn pho tượng đứng ở bốn góc. Năm 1638, pho đầu tiên mới tạc xong, mất 6 năm, các pho khác còn lâu hơn.
Đó là bốn pho tượng của các Thánh: Longinus, Veronica, Andrew, Helena, bốn thánh liên quan đến bốn Thánh tích, bốn Báu vật thiêng liêng nhất của Thiên Chúa giáo mà nhà thờ có được.
Thánh Longinus là người lính La Mã có nhiệm vụ canh chừng Jesus đang bị đóng đinh trên thập giá. Để thử xem Jesus chết hẳn chưa, Longinus đã dùng giáo đâm vào cạnh sườn Jesus. Sau đó Longinus đã cải đạo rồi tử vì đạo, và mũi giáo đâm Jesus trở thành một Thánh tích. Nhà thờ St.Peter đang giữ báu vật được cho là mũi giáo này.
Thánh Veronica là người phụ nữ, tín đồ đã lấy một tấm vải phủ lên mặt Jesus sau khi hạ xác Jesus từ thập giá xuống. Tấm vải đó được lưu truyền, và Tòa thánh tuyên bố đang giữ tấm vải đó. Trên mặt vải có in hình mờ mờ một mặt người nhắm mắt có râu, được cho là khuôn mặt của Chúa Jesus. Trong những dịp đặc biệt, tấm vải đó được đem ra cho mọi người xem.
Thánh Andrew là anh trai thánh Peter, thánh Tông đồ duy nhất trong bốn pho tượng, là đồ đệ đầu tiên được Jesus gọi theo mình. Andrew đi truyền giáo và bị đóng đinh trên cây thập giá kiểu chữ X rồi bị chặt đầu. Tòa thánh cũng giữ đầu lâu của thánh Andrew trong một thời gian dài trước khi trả nó về nơi ông bị giết.
Thánh Helena là người duy nhất không cùng thời với Jesus mà là 3 thế kỉ sau. Bà là Thái hậu, mẹ của hoàng đế Constantine. Khi con trai cải đạo, bà thái hậu khi đó đã 80 tuổi đã sang tận Jerusalem hành hương, đồng thời tìm được những mảnh vỡ còn lại của cây Thánh giá cùng những cái đinh đã đóng vào mình Jesus để đem về La Mã.
Bốn báu vật đó đều đang hoặc đã từng được gìn giữ tại nhà thờ này, và các vị thánh này cũng được coi như ngang với các thánh Tông đồ. Sâu dưới đất dưới các cây cột là nhà nguyện của các vị ấy. Các báu vật được giữ rải rác. Mũi giáo, tấm vải, đinh để ở căn phòng trong cây cột, một phần cây thánh giá để ở gian bên. Đầu thánh Andrew được trả về bản quán.
Những bức tượng thể hiện phong cách thời Phục Hưng - Baroque tuyệt vời. So với những pho tượng nặng nề toàn nếp gấp quần áo cổ điển, những pho tượng này tràn đầy sinh lực, là hình tượng ca ngợi vẻ đẹp hoàn mỹ của con người.
Dù là các vị thánh thiêng liêng, nhưng các vị ấy hiện lên với một dáng vẻ rất ngươi thường, đầy sức sống, như đang thở, đang bước đi, đang kêu lên. Thánh Longinus mắt ngước lên sửng sốt trước điềm kì lạ bay ngang qua; tóc của ông bay phất phơ, và ông bước lên trước dang tay như đón nhận Thần khí của Thiên Chúa. Áo ông bay ngược để lộ bộ ngực trần khỏe mạnh, bàn tay phải nắm chặt cây giáo thiêng. Cùng dáng vẻ đó là thánh Andrew đứng choãi chân trong niềm tín phục vô cùng, sẵn sàng hi sinh cho đạo. Chân ông hằn lên lớp vải rất sống động.
Thánh Veronica là pho tượng "sống" nhất. Tưởng như bà đang lao ra khỏi chỗ của mình, tay dâng cao mảnh vải có in hình mặt Chúa, như đang kêu lên hân hoan về sự hiện diện của Chúa. Dáng vẻ cầm mảnh vải của pho tượng đặc biệt đến nỗi động tác cầm mảnh vải tương tự trong đấu bò Tây Ban Nha được gọi là "động tác Veronica".
Thánh Helena thì cổ điển hơn, với những lớp áo xòe rộng, nhưng cũng rất thanh thoát siêu phàm.
Bên trên mỗi pho tượng ấy là một ban công, mà trong những dịp đặc biệt, người ta sẽ đứng trên đó giơ cao Báu vật cho mọi người xem. Trên nữa là bức khảm hình tròn các thánh khai đạo rất lớn, đường kính đến hơn 8 mét. Những hàng chữ trên nền mạ vàng đều cao đến 2m. Mái vòm tròn bao trùm đường kính 42m
Bức ảnh chụp toàn cảnh của Paul Hurst
Ở giữa là Bàn thờ chính, là thánh giá với tượng Chúa Con (the Son: Jesus), mái Lọng bên trên có hình con chim bồ câu là Chúa Thánh Thần (Holy Spirit), trên cùng là mái vòm lớn với đỉnh cao nhất có hình Chúa Cha (the Father), là Ba Ngôi Thiên Chúa (Trinity; God).
Mười sáu cửa sổ mở ra các hướng lấy ánh sáng. Bốn vị thánh khai giáo ngự trên đỉnh các cây cột và bốn vị thánh mang thánh tích đứng ở dưới.
Đằng xa là Ngai thánh Peter bên dưới hình tượng Chúa Thánh Thần.
Một tượng đài khác là của giáo hoàng Pius VIII, ông đang quỳ dưới chân Chúa Jesus, và hai thánh Peter, Paul đứng ở hai bên. Thật lạ là trong nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn nhất thế giới này lại không có tượng Chúa Jesus nào to lớn cả, và bức tượng ở đây là to nhất.
Cánh cửa bên dưới tượng đài dẫn vào một khu quan trọng của Tòa Thánh, đó là phòng Đồ thánh và Kho báu, một toà nhà lớn nằm sát nhà thờ, nay trở thành bảo tàng. Phía ngoài của khu này được vào tự do, có một tấm đá cẩm thạch lớn khắc tên của các vị giáo hoàng, tính từ thánh Peter, đến nay đã có 256 vị, tính cả John Paul II vừa mất.
Phía bên trong của Kho báu có Báu vật là một phần của cây Thánh Giá ngày xưa Jesus bị đóng đinh, do thánh Helena mang về từ Jerusalem. Nơi đó vào phải mất tiền....
Từ bên trên, phía trong mái vòm nhìn xuống lòng nhà thờ.
Từ nóc nhà thờ St.Peter nhìn xuống khu Bảo tàng và thư viện của Vatican. Ngay sát chân nhà thờ là nhà nguyện Sistine nổi tiếng, nơi diễn ra các cuộc bỏ phiếu bầu Giáo hoàng.
Trong lịch sử, vào thế kỉ 13 đã có lần cuộc bỏ phiếu kéo dài đến cả 4 năm trời mà không thể nào bầu ra được Giáo hoàng, do yêu cầu phải 2/3 đồng thuận, mà các Hồng Y không thống nhất được với nhau, và có các vua chúa châu Âu can thiệp, đút lót hối lộ nhằm đưa người thân mình vào ngôi vị đó.
Người dân Roma tức giận vì sự chậm trễ đó đã trèo lên dỡ cả nóc nhà thờ khi đó (không phải nhà nguyện Sistine), cắt khẩu phần thức ăn, để cho các vị Hồng Y đói rét mà phải làm nhanh lên cái công việc bầu bán. Có 3 vị Hồng Y đã chết trong 4 năm đó, và cũng từ sau đó, luật lệ trong bầu Giáo hoàng được quy định chặt chẽ hơn, để không thể kéo dài quá lâu được.
Những pho tượng đứng trên đỉnh mặt tiền nhà thờ St.Peter nhìn từ phía sau.
Tất cả có 13 pho tượng, gồm tượng Jesus ở chính giữa, 12 tượng thánh ở hai bên, trong đó không có thánh Peter và Paul (vì đứng ở dưới rồi), mà thay vào đó là tượng John Tẩy giả và một vị thánh khác. Những pho tượng này cao đến 6m.
Cũng vì tượng để trang trí mặt tiền nhà thờ, có lẽ những nhà điêu khắc thế kỉ 16-17 không nghĩ đến việc về sau sẽ có nhiều du khách được lên tận nóc nhà thờ để ngắm nghía, nên mặt sau các bức tượng đều được làm rất sơ sài, qua quýt, chứ không cẩn thận cầu kì như mặt trước. Có bức mặt sau chỉ là một mặt đá phẳng lỳ, nguyên khối thô ráp.
Đúng là nếu chỉ nhìn vẻ đẹp mặt trước, thì ai có thể ngờ được mặt sau của mọi sự ??
Nhà nguyện được dựng theo kích thước của Đền Solomon trong Cựu Ước, dài 40m, rộng 13m, cao 20m, là kích thước của Đền thờ Thiên Chúa mà vua Solomon đã dựng từ xa xưa, Ngôi đền Thứ nhất. Được dựng từ thế kỉ 14 và trang trí đẹp đẽ, nhưng do sau đó tường bị nghiêng, nên được dựng lại trong khoảng 1473 - 1484, và được trang trí trong những năm sau đó.
Trần nhà nguyện là bức tranh mà Micheal Angelo đã nằm ngửa để vẽ trong 4 năm, từ 1508 đến 1511. Trần nhà là bộ Sáng Thế kí (Genius) bằng tranh vĩ đại, kể về sự Sáng thế của Thiên Chúa, tạo ra Con người, và Con người phạm tội với Thiên Chúa, Đại hồng thủy. Xung quanh các tranh về các nhà tiên tri của các dân tộc, các cảnh cuộc đời Moses, David, và phả hệ tổ tiên của Jesus.
Tác phẩm vĩ đại này trở thành kinh điển cho hội họa Phục Hưng, đề cao vẻ đẹp của con người, nâng con người lên ngang với Thiên Chúa trong vẻ đẹp hình thể.
(Ảnh sưu tập)
Trong bức tranh này, Thiên Chúa rất đời thường, lực lưỡng như một lực sĩ, tay chân, bộ ngực vạm vỡ y như Adam. Michelanglo đã dùng ý tưởng trong Kinh thánh: Thiên Chúa tạo ra Adam theo hình dáng của mình, do đó Chúa phải giống Adam. Chúa mặc áo cộc, quần cộc, đôi chân choãi tự nhiên, và quàng tay trái qua cổ một người đàn bà, có thể là hình ảnh của linh hồn Eva (khi đó chưa có).
Trong suốt 500 năm, có vô vàn ý kiến quanh bức họa này, về ý tưởng sâu xa mà Michelangelo gửi gắm. Nhiều người công nhận một điều là đám mây mà Chúa ngồi có hình dáng giống hệt bộ não người, với vòng vải hồng là Đại não, dải lụa xanh là hành tủy, thân thể Chúa chính là phần não trong, và các thiên thần ẩn hiện giống hệt các nếp gấp trên não.
Điều này cũng không phải là đáng ngạc nhiên, bởi cũng như Leonardo Da Vince và một số họa sĩ, điêu khắc gia khác, Michelangelo cũng nhiều lần mổ xác người để nghiên cứu. Việc ông nắm rõ hình dáng, màu sắc của não bộ là dễ dàng.
Nếu chấp nhận ý kiến đó, thì phải chăng Michelangelo muốn nói rằng: Linh hồn của con người nằm chính ở bộ não? Và cái thiêng liêng nhất Thiên Chúa trao cho con người chính là ở bộ não siêu phàm ???
Saint Peter Basilica
Đại Giáo đường Thánh Phêrô ngày nay chứa đựng trong lòng nó một lịch sử lâu dài. Theo Lịch sử và Chính thống Công giáo, thì Nhà thờ này là Nhà thờ Giáo trưởng Constantinople, tức là về danh nghĩa chỉ đứng hàng thứ hai, sau Nhà thờ Giáo trưởng Roma - Saint John Lateran. Nhưng trên thực tế thì trong 400 năm qua, đây là nhà thờ Lớn nhất và quan trọng nhất của Giáo hội (Holy See).
Sơ lược lịch sử
Dưới thời La Mã Cộng hòa, nơi đây là ngoại thành Roma, chỉ là ngọn đồi Vaticano um tùm. Dưới thời hoàng đế Nero, nơi đây dựng một trường đua. Một cột đá từ đền Ramset ở Ai Cập có niên đại 13 thế kỉ TCN được dựng ở đây.
Năm 64, sau vụ hỏa hoạn Roma, nhiều tín đồ TCG bị hành hình ở đây. Đặc biệt là Thánh Peter, Tông đồ trưởng của Jesus bị đóng đinh cắm ngược đến chết, và được chôn ở khu vực này.
Năm 326 khi Constantine Đại đế công nhận Thiên Chúa giáo, Nhà thờ St.Peter được dựng lên trên chỗ được cho là mộ của thánh Peter, và mất 30 năm mới xây xong. Tuy vậy Giám mục Roma (tức Giáo hoàng) không ở đây mà ở nhà thờ St.John Lateran.
Sau khi La Mã sụp đổ, năm 800, Đại đế Charlemagne đăng quang ở Nhà thờ St.Peter. Lãnh địa Giáo hoàng được thiết lập như là quà tặng của Charlemagne.
Năm 1326, Giáo hoàng bị người Pháp bắt dời Tòa thánh về Avignon, đến năm 1370 mới trở về Roma, thấy Nhà thờ St.John Lateran đổ nát quá, mới chuyển sang ở bên St.Peter.
Năm 1506, Giáo hoàng quyết định phá bỏ nhà thờ cũ để dựng lại. Trong suốt những năm sau đó, công trình được thay đổi thiết kế nhiều lần dưới bàn tay nhiều công trình sư, trong đó có cả danh họa Raphael, bản thiết kế của nhà điêu khắc Michelangelo là bản cuối cùng (năm 1548).
Đến năm 1626 nhà thờ mới hoàn thành, sau 120 năm xây dựng.
Sau khi xây xong nhà thờ, lại mất gần 20 năm nữa để tạc các bức tượng quan trọng nhất; và 30 sau khi xây xong, thì Bernini mới bắt đầu xây Quảng trường phía trước. Quảng trường và các bức tượng mất 10 năm để hoàn thành, kết thúc năm 1667.
Như vậy, tính cả Nhà thờ và Quảng trường, thì mất 160 năm.
Tuy vậy, cho đến tận những năm 1948 vẫn còn có những bức tượng được tạc và đặt thêm vào trong Nhà thờ.
St.Peter Basilica and Piazza
Khi xây xong, Nhà thờ là Tòa nhà lớn nhất, cao nhất, tốn kém nhất thế giới. Nó dài hơn 200 mét, chỗ rộng nhất 140 mét, cao nhất 120 mét, chứa được 60 nghìn người. Có thể chồng 3 lần Cột cờ Hà Nội lên nhau rồi để nguyên vẹn cả chân đế vào dưới mái vòm nhà thờ này vẫn lọt. Diện tích lòng nhà thờ bằng 4 sân bóng đá.
Ảnh Google Earth với cùng tỉ lệ, để so sánh kích thước các công trình Việt Nam:
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình
Dinh Độc Lập và quảng trường của Dinh
Nhà thờ lớn Hà Nội và Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Dễ thấy chiều dài Nhà thờ St.Peter bằng hơn nửa Ba Đình, và chiều rộng chỗ rộng nhất thì bằng cả phần ô cỏ và đường bê tông. Nhà thờ lớn HN và nhà thờ SG ghép lại cũng chỉ bằng tiền sảnh của St.Peter.
Một công trình vĩ đại, về kích thước có lẽ chỉ thua kém các Kim tự tháp, và không Gian nhà nào trên thế giới vượt được.
Buổi sáng, chuyến xe bus chật chội đổ một đám người xuống đầu con đường Via Conciliazion dẫn vào Tòa thánh. Con đường thẳng tắp, hai bên dựng những cây cột đánh dấu. Chính Mussolini - một tên Phát-xít, cũng là một người sùng đạo - đã cho làm con đường này như để dâng tạ Tòa thánh.
Từ đằng xa, mái vòm lớn của Nhà thờ Saint Peter hiện rõ trên nền trời. dù còn cách xa cả cây số. Những khối nhà hai bên đường cũng rất đều đặn, không rõ bao nhiêu trong số đó là tài sản của Vatican?
St. Peter Piazza
Quảng trường thánh Peter (San Pietro Piazza) mở rộng hai hành lang như vòng tay chào đón mọi người. Khi thiết kế quảng trường này, Bernini đã lấy ý tưởng St.Peter là Nhà thờ Mẹ, dang rộng đôi cánh tay. Tận cùng cuối hai vòng tay ấy, là Nhà thờ và mái vòm nổi bật trên nền trời xanh.
Quảng trường lớn nhất Roma này là mang ý tưởng tượng trưng cho Gió - Không khí theo triết học cổ. Quả thật, đến đây ta thấy sự rộng mở khoáng đạt, mà vẫn nằm trong vòng tay ôm ấp. Vẫn có thể thấy dãy đồi xa phía sau, vẫn có thể nghe tiếng những chiếc xe chạy quanh. Nhưng chỉ một lát nữa, là ta sẽ bước vào một thế giới khác, thế giới của tôn giáo, của đức tin, của sự xa hoa và tuân phục.
Ở một khoảng cách rất xa, Nhà thờ St.Peter trông cũng như bao nhà thờ khác, nhưng thực ra mặt tiền của nó cao đến 50m, rộng hơn 100m. Và cây thánh giá trên đỉnh mái vòm vươn tới độ cao hơn 130m. Tiếng chuông từ bên dưới hai chiếc đồng hồ tròn có thể vọng xa hàng cây số.
Hành lang hình vòng cung với bốn hàng cột cẩm thạch tạo thành một lối đi rất đẹp ôm trọn Quảng trường. Trên nóc là 140 pho tượng các vị thánh Công giáo tạc bằng cẩm thạch. Trong gần mười năm, hàng chục nhà điêu khắc đã được huy động để tạc chúng. Họ đã làm ngày đêm bằng đức tin, sự cống hiến cho nhà thờ, với nhiều người gần như không công.
Khối nhà vuông phía xa chính là Cung điện Tông đồ, hay Cung điện Giáo hoàng (Apostles Palace, Papal Palace). Phòng làm việc của Giáo hoàng ở tầng trên cùng của tòa nhà ấy. Hàng tuần, vào ngày thứ tư, nếu không quá ốm yếu hoặc công du, Giáo hoàng sẽ xuất hiện tại một cửa sổ và ban phúc cho đám đông gồm tín đồ và cả những kẻ tò mò đứng bên dưới quảng trường.
Không phải là một con chiên, nên tớ thấy việc được ban phước từ một khoảng cách quá xa như thế thì có lẽ nó cũng ít tác dụng lắm.
_____
Originally Posted by matador
Một điều nữa khiến phần trên của mặt tiền không đẹp, là cách tạo hình của 8 ô vuông, rất thô thiển lệch lạc nếu so sánh với những cánh cửa có vòm tròn ở bên dưới.
Tuy vậy, cũng có lý do nhất định để có chiều cao đó. Đó là bác Matador hình dung, nếu tại vị trí nhìn như bức ảnh trên, mà chiều cao chỉ tương đương với phần hình tam giác, thì khi đó cả một phần hình trụ của mái vòm chính sẽ hiện ra, và khi đó mái vòm chính nhìn sẽ cực kì xấu, vì đứng lênh khênh trên một hình trụ cao. Phần cao bên trên đã che lấp hình trụ này.
Thêm nữa, khi mặt tiền cao, sẽ khiến cho bác Matador nhìn rõ tượng Chúa Jesus và các Tông đồ nổi bật trên nền trời khi đứng gần. Nếu mặt tiền thấp, tượng Chúa sẽ bị chìm trong hình mái vòm nổi bật đằng sau, không nhìn rõ được hình Chúa nữa. Có lẽ đó là lý do vì sao họ phải nâng mặt tiền lên (cũng không chắc hòan toàn).
Khối nhà vuông phía xa chính là Cung điện Tông đồ, hay Cung điện Giáo hoàng (Apostles Palace, Papal Palace). Phòng làm việc của Giáo hoàng ở tầng trên cùng của tòa nhà ấy. Hàng tuần, vào ngày thứ tư, nếu không quá ốm yếu hoặc công du, Giáo hoàng sẽ xuất hiện tại một cửa sổ và ban phúc cho đám đông gồm tín đồ và cả những kẻ tò mò đứng bên dưới quảng trường.
Không phải là một con chiên, nên tớ thấy việc được ban phước từ một khoảng cách quá xa như thế thì có lẽ nó cũng ít tác dụng lắm.
_____
Originally Posted by matador
Một điều nữa khiến phần trên của mặt tiền không đẹp, là cách tạo hình của 8 ô vuông, rất thô thiển lệch lạc nếu so sánh với những cánh cửa có vòm tròn ở bên dưới.
Tuy vậy, cũng có lý do nhất định để có chiều cao đó. Đó là bác Matador hình dung, nếu tại vị trí nhìn như bức ảnh trên, mà chiều cao chỉ tương đương với phần hình tam giác, thì khi đó cả một phần hình trụ của mái vòm chính sẽ hiện ra, và khi đó mái vòm chính nhìn sẽ cực kì xấu, vì đứng lênh khênh trên một hình trụ cao. Phần cao bên trên đã che lấp hình trụ này.
Thêm nữa, khi mặt tiền cao, sẽ khiến cho bác Matador nhìn rõ tượng Chúa Jesus và các Tông đồ nổi bật trên nền trời khi đứng gần. Nếu mặt tiền thấp, tượng Chúa sẽ bị chìm trong hình mái vòm nổi bật đằng sau, không nhìn rõ được hình Chúa nữa. Có lẽ đó là lý do vì sao họ phải nâng mặt tiền lên (cũng không chắc hòan toàn).
Ai đến Quảng trường St.Peter và ra chân cái cột Obelisk này có thể thấy quanh chân nó có một vòng tròn, vòng quanh có 16 mảnh cẩm thạch với 16 khuôn mặt đang phồng mang trợn má thổi. Đó là hình ảnh của 16 vị thần gió, với 16 hướng gió. Vì vậy Quảng trường St.Peter là biểu tượng của Gió và Không khí.
Thật thú vị khi Thiên Chúa giáo là độc thần giáo, phủ nhận sự tồn tại của tất cả các vị thần khác ngoài Thiên Chúa - Thượng đế duy nhất. Thế nhưng trong khắp Nhà thờ cũng như quảng trường, ta đều có thể bắt gặp những hình ảnh, hình tượng của những vị thần xuất phát từ ngoại đạo.
Facade
Mặt tiền của Nhà thờ, có một hàng chữ to tướng, đại khái ghi niên đại hoàn thành mặt tiền này, cùng với Hiệu của vị Giáo hoàng đang tại vị khi đó. Cái thú ghi tên mình lên các công trình hình như ở đâu cũng vậy.
Phía trên nóc có tượng của Chúa Jesus, John Tẩy giả và 11 Tông đồ nữa. Riêng hai thánh Peter và Paul thì có tượng đứng ở trước. (Bác Matador có thể thấy là do mặt tiền cao nên các tượng mới nổi bật lên, còn nếu không thì có thể bị lẫn trong hình mái vòm rồi...)
Peter và Paul là hai Tông đồ đã đến Roma, và đều tử đạo tại đây. Peter - theo Công giáo - là Tông đồ Trưởng của Jesus, và Jesus trao toàn quyền lãnh đạo Giáo hội cho Peter. Nhà thờ St.Peter được tin là xây ngay trên mộ của thánh Peter, còn nhà thờ St. Paul được cho là xây trên nơi có mộ của thánh Paul.
Trong các bức tượng, thường thánh Peter cầm chiếc Chìa Khóa, vì theo một câu Kinh thánh, Jesus đã nói với Peter rằng: Ta trao cho ngươi Chìa khóa vào nước Thiên đường.
Còn thánh Paul cầm kiếm, với ngụ ý trừng phạt kẻ có tội.
Tượng thánh Peter và Paul, tượng trưng cho Thưởng - Phạt, khiến tôi liên tưởng đến hình tượng ông Thiện - Ác tại chùa.
Cái ban công ở chính giữa tầng hai, chỉ được dùng trong dịp ra mắt của Giáo hoàng mới mà thôi.
Swiss Guards
Một trong những hình ảnh thu hút du khách ở Vatican là các anh lính Thụy Sỹ bảo vệ Tòa Thánh. Có tổng cộng 100 anh, phải là người Thụy Sỹ và tín đồ Công giáo. Chọn Thụy Sỹ là vì nước này thường trung lập trong các cuộc chiến tranh.
Đội quân này được thành lập 500 năm trước và được Michelangelo thiết kế cho một bộ quần áo rất đặc biệt, với sọc xanh đỏ vàng, ống thụng mà túm, cổ trắng xếp nếp. Vũ khí của các anh vẫn rất cổ điển, y hệt 500 năm trước. Việc bảo vệ bằng vũ trang hiện đại do các anh cảnh sát của Italia đảm nhiệm, còn các anh này chỉ mang tính truyền thống và biểu tượng thôi.
Nói chung là trông các anh khá giống lá bài Joker trong bộ bài tú-lơ-khơ.
Cái cổng mà hai anh này đang đứng canh là lối dẫn vào khu Hoàng cung của Giáo hoàng, nằm ngay sát bên cạnh Nhà thờ St. Peter.
Basilican Doors
Bước vào khu vực này, bắt buộc phải ăn mặc nghiêm chỉnh, nghĩa là bên trên thì không được hở vai, lưng, bụng, bên dưới thì không được hở từ đầu gối trở lên, không mang đồ kim loại.
Nhà thờ St.Peter ở mặt trước có 5 cửa, đều đúc bằng đồng.
Cửa tận cùng bên phải là Cửa Thánh (Holy door) hay Cửa Thánh Nữ, cánh cửa thiêng liêng chỉ mở trong những Năm Thánh, 25 năm mới có một lần, và phải do đích thân Giáo hoàng mở. Cửa tận cùng bên trái là Cửa Cái Chết (Death Door), vì những hình chạm đồng trên đó mô tả cái chết. Cửa này mở thường xuyên.
Cửa chính giữa so với nhà thờ thì không tương xứng. Nó quá bé với một công trình vĩ đại thế này. Thế nhưng các Giáo hoàng đã quyết định dùng nó vì nó là cánh cửa từ Nhà thờ cũ chuyển sang, và đồng để đúc nó lấy từ những đồ vật thờ cúng còn xa xưa hơn nữa. Do đó nó thực sự mang một giá trị lịch sử và tôn giáo lớn.
Không chỉ có cánh cửa, trong nhà thờ này có vô số vật liệu, báu vật từ nhà thờ cũ cũng như các nhà thờ và đền thờ khác, không chỉ ở Roma mà còn khắp trên thế giới. Trong số đó đáng kể đến là hơn 2000 tảng đá làm móng được lấy từ Đấu trường Colosseum, mà theo Công giáo thì các tảng đá đó lấy từ Đền Thánh Jerusalem từ năm 70.
Constantine statue
Tận cùng hai đầu của tiền sảnh dài hơn 100 mét, là hai pho tượng cẩm thạch hai kị sĩ tuyệt đẹp do Bernini tạc, cùng với bức rèm cũng bằng cẩm thạch mềm mại như lụa. Đó là hai vị Hoàng đế vĩ đại, một có công lớn nhất với Thiên Chúa giáo nói chung một có công lớn với Công giáo nói riêng.
Đó là Đại đế Constantine, hoàng đế La Mã đã chính thức công nhận Thiên Chúa giáo là quốc giáo năm 313, và là hoàng đế đầu tiên chịu phép rửa tội, cải đạo sang TCG. Người thứ hai là Đại đế Charlemagne, vua người Frank đã thâu tóm gần hết tây Âu, và đăng quang ngôi Hoàng đế tại nhà thờ này năm 800. Và theo Nhà thờ công giáo, thì Charlemagne đã trao tặng Giáo hoàng một vùng lãnh thổ rộng lớn trong đế quốc của mình làm Lãnh địa giáo hoàng. Về sau các nhà sử học đã chứng minh rằng tài liệu về điều đó là do các Giáo hoàng giả mạo ra hòng hợp thức hóa vùng đất mình chiếm.
Dầu gì thì hai vị Đại đế, cũng là hai vị tướng tài ba này đã được Công giáo tôn lên như là Vua Hộ giáo, và chủ đề về Constantine, Charlemagne được dùng rất nhiều trong nghệ thuật TCG.
Pietà
Bước qua cửa vào trong Nhà thờ, do đi cổng bên nên chưa thấy hết được tầm vóc của tòa nhà thờ này. Nhưng ngay lập tức, pho tượng để ở bàn thờ đầu tiên bên phải thu hút tôi rất mạnh. Đó là tác phẩm kinh điển Pietà của Michelangelo.
Pietà là tên gọi chung của các tác phẩm mô tả cảnh Đức Mẹ Maria bế xác của Jesus sau khi được hạ từ Thập ác xuống. Đó là một thời khắc thiêng liêng, khi mà người Mẹ bế xác con trai của mình, trong nỗi đau đớn khôn cùng, nhưng lại cũng thần thánh vô cùng, vì người Mẹ đó biết rằng con trai mình là con của Chúa, và sự Chết đó là để cứu vớt tội lỗi cho loài người, sự Chết đó vinh quang và cao cả.
Không ai có thể hiểu được tâm trạng của bà Maria khi đó, người ta chỉ cố gắng mô tả lại qua các tác phẩm nghệ thuật, mang một tên chung là Pietà.
Tôi đã đọc cuốn sách về Michelangelo từ khi còn bé, nên khi nhìn thấy pho tượng, một cảm xúc thân quen và khâm phục, phấn khích tràn ngập. Michelangelo tạc pho tượng từ một tảng đá cẩm thạch nguyên khối khi mới 22 tuổi, và 2 năm sau hoàn thành. Toàn khối tượng cao gần 2m, ngang 2m.
Khi trưng bày pho tượng ra trước công chúng, người ta không nghĩ rằng đó là tác phẩm của một chàng trai 24 tuổi, và cho đó là của một nghệ sĩ khác. Michelangelo - với sự bồng bột tuổi trẻ, đã khắc tên mình lên dải áo bắt chéo qua vai Đức Mẹ, để không ai có thể xóa đi được. Về sau ông hối hận, nhưng không thể sửa được. Và đó là tác phẩm duy nhất của ông có khắc tên ông.
Pho tượng là sự tương phản, hài hòa tuyệt vời giữa những nếp gấp tầng lớp của vải vóc với thân thể, cơ bắp trần trụi, giữa sự thất vọng tột cùng và bình yên vĩnh cữu, giữa cái động và cái tĩnh, sự sống và cái chết.
Tay phải bà Maria cố gắng bế trọn xác Jesus, tay trái đang vươn ra trong một nỗi đau khổ, người ngả ra sau như để ngắm con trai mình rõ hơn. Cả cơ thể bà đang trong một sự chuyển động rõ ràng, với bàn tay trái còn chưa kịp buông xuống. Ngược lại, thân thể Jesus hoàn toàn bất động, với đôi mắt nhắm nghiền, miệng hơi hé, cánh tay buông thõng lạnh lẽo, thân xác hoàn toàn dựa vào vòng tay Người Mẹ.
Nhưng khuôn mặt của bà Maria lại không thể hiện sự đau đớn, ngược lại, lại rất thanh thản, bình yên, dường như bà đang ngắm người con Đang Ngủ chứ không phải Đã Chết. Khuôn mặt bà rất trẻ, bởi theo niềm tin TCG, Đức Mẹ Đồng Trinh thì không bao giờ già. Dường như bà biết rằng con mình đã chết cho một lý tưởng cao cả, và hơn nữa, con mình sẽ sống lại....
Trước đây, đã có một kẻ điên khùng đã dấu búa vào và đập bức tượng, định phá hủy nó, may mà đã bị ngăn chặn kịp. Nhưng từ đó người ta đã dựng một tấm kính lớn chắn trước bức tượng, và người xem cũng chỉ ngắm được ở xa xa. Đó là điều rất đáng tiếc với tôi, vì tôi thực sự muốn được ngắm nó thật gần, hơn cả bức Mona Lisa.
St.Peter Basilica
Đi một đoạn thì nhìn về phía trước nó thế này
Và ngoảnh về phía sau thì nó thế này.
Thậm chí là nhiều quá. Có thể thấy cẩm thạch màu được làm rất cầu kì ở khắp nơi. Trong toàn bộ Nhà thờ này có 26 bàn thờ là nơi có thể hành lễ, 20 tượng đài các Giáo hoàng, hàng chục tượng các Thánh, các thiên thần... mà mỗi một trong số đó đều là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.
Bên cạnh đó, kiến trúc, cách bố trí cửa sổ lấy ánh sáng, mái vòm,..., cũng khiến người ta kinh ngạc về sự tuyệt vời trong thiết kế cũng như xây dựng. Các cửa sổ được làm rất khéo léo hài hòa, sao cho ánh sáng đi vào không tán xạ ra ngay, mà phải chiếu thành từng luồng, từng tia lớn, tạo cảm giác thần thánh kì diệu.
Nhưng chừng ấy thứ, mà đập vào mắt người ta cùng lúc, thì thật là nhiều quá, quá nhiều. Cứ như được dọn một bàn rất nhiều thức ăn, cái nào cũng thơm, cũng ngon, cũng đẹp, tên cũng kêu. Khi đó nhìn tổng quan lại, sẽ thấy bội thực và thậm chí chán ngán, không biết nên bắt đầu từ đâu và nếm thử cái gì.
Bước vào nhà thờ St. Peter, đầu tiên là cảm giác choáng ngợp, sau đó là cảm giác bội thực và không biết nên nhìn ngắm cái gì nữa. Những bàn thờ lộng lẫy bên cạnh? Những chiếc cột lớn với các vị thánh đứng cả trên lẫn dưới? Những cạnh cột với khuôn mặt các vị giáo hoàng và các tiểu thiên thần? Những vòm cột với các thần Sức mạnh, Chân lý, Khôn ngoan... có cánh bay lượn? Những vòm trần đầy hoa văn dát vàng? Những mái vòm nhỏ vẽ hình thiên đường với các thánh thần như đang bay? Hay thậm chí là sàn dưới chân với những hoa văn cẩm thạch màu sắc sặc sỡ?
Lúc này, nếu có thời gian, bạn hãy từ từ đi theo một vòng tròn, để có thể thấy sự khác biệt riêng có. Nếu không, sẽ rất chóng chán, vừa muốn xem hết mà lại cũng chả biết xem cái gì....
Naive
Gian chính giữa của nhà thờ dài hơn trăm mét, bề ngang hàng chục mét, với một mái vòm khảm những viên đá dát vàng lộng lẫy. Một khoảng sáng lòa rực lên ở cuối cánh, đó là trung tâm của nhà thờ, chỗ giao nhau của hai cánh chữ thập. Đó cũng là chỗ bên dưới của mái vòm lớn do Michelangelo thiết kế.
Giữa bốn cột lớn nhất đỡ mái vòm lớn là Bàn thờ chính do Bernini dựng lên, bàn thờ Trung tâm, quan trọng nhất của Giáo hội Công giáo La Mã.
High Altar
Bàn thờ chính (High Altar tiếng Italia là Baldachin) là Trung tâm của Nhà thờ St.Peter. Chỉ duy nhất Giáo hoàng được làm lễ tại bàn thờ này. Cũng có ngoại lệ khi Giáo hoàng quá yếu không thể làm lễ, hoặc đã mất mà chưa có người thay thế, khi đó một vị Hồng Y được chỉ định sẽ thay mặt, nhưng cũng không được làm đầy đủ các nghi thức như Giáo hoàng.
Chính bên dưới Bàn thờ này, sâu xuống lòng đất là nơi được cho là mộ của Thánh Peter. Nhà thờ vốn xây trên nền một nghĩa địa với các hầm mộ cổ đại từ thời La Mã, nên việc tìm thấy một số bộ hài cốt là điều dễ hiểu. Nhưng liệu đó có phải là hài cốt Peter hay không thì không ai dám khẳng định.
Bàn thờ bằng đá cẩm thạch, chỉ để một Thánh giá có hình Chúa Jesus và sáu chân nến rất cao. Che cho Bàn thờ là mái lọng che được đúc bằng đồng, cao đến 20 mét do Bernini thiết kế. Bốn chiếc cột uốn lượn, theo truyền thuyết là kiểu từ thời vua Solomon của Do Thái, 1000 năm TCN, với những dây leo nhỏ mạ vàng và các thiên thần, tượng trưng cho cảnh vườn Địa đàng Eden. Bên trên là các thiên thần "người lớn" và thiên thần "trẻ con", và tận cùng là một cây thánh giá cao.
Chính giữa mái lọng là hình một con chim bồ câu đang bay từ trên xuống, tượng trưng cho Thánh linh Thần khí của Thiên Chúa đang tỏa xuống.
Nhiều đồ đồng của Nhà thờ cũ đã được nấu chảy để đúc lên tác phẩm đồ sộ này.
Pier Saints
Là tâm điểm của Nhà thờ và Giáo hội Công giáo, Bàn thờ chính của nhà thờ St.Peter là nơi thiêng liêng nhất, chứ không phải vị trí cuối cánh ngắn như các nhà thờ châu Âu khác. Khi làm lễ, Giáo hoàng sẽ quay mặt ra cửa chính, quay lưng lại đầu nhà thờ, tức là mặt quay về hướng đông, hướng của Jerusalem. Điều đó giải thích tại sao nhà thờ này có hướng ngược với hướng truyền thống ở châu Âu là cửa hướng Tây, đầu nhà thờ hướng đông.
Cũng khác với các nhà thờ chỉ có bàn thờ ở đầu cánh ngắn của hình Chữ thập, Chủ lễ đứng ở bàn thờ, tất cả mọi người ở đằng sau. Tại nhà thờ St. Peter, khi làm lễ thì mọi người sẽ ngồi ở xung quanh, cùng hướng về tâm điểm là bàn thờ.
Như vậy, cái trục từ trên xuống: Đỉnh cây Thập giá trên đỉnh tận cùng (137m), Mái vòm lớn (120m) đỉnh Lọng bằng đồng (20m), Bàn thờ chính sẽ trở thành cái Trục của điểm Cực Thánh, xuyên sâu xuống đất là Mộ thánh Peter.
Trên cái trục ấy, có hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa: Trên đỉnh mái vòm, nơi cao nhất có khảm hình Chúa Cha (Father), đỉnh lọng có hình con chim bồ câu tượng trưng Chúa Thánh Thần (Holy Spirit), và trên bàn thờ có tượng Jesus là Chúa Con (Son).
Sự sắp đặt ấy chỉ nhà thờ St.Peter mới đạt được sự hoàn thiện như thế.
Đỡ lấy mái vòm lớn đường kính đến hơn 40m là bốn chiếc cột khổng lồ thiết diện ngũ giác. Bốn cạnh cột quay ra ngoài, cạnh quay vào bàn thờ chính giữa tạo thành một bề mặt rất lớn, tha hồ cho trang trí.
Vào năm 1622, sau 120 năm xây dựng thì các cột đó vẫn chưa có gì trang trí, năm 1627 mới đúc xong mái lọng bằng đồng, thì Giáo hoàng khi đó đã quyết định làm bốn pho tượng lớn của các vị Thánh "thánh tích", bất chấp số tiền phải bỏ ra rất lớn. Và Bernini cùng ba người đồng sự đã tạc bốn pho tượng đứng ở bốn góc. Năm 1638, pho đầu tiên mới tạc xong, mất 6 năm, các pho khác còn lâu hơn.
Đó là bốn pho tượng của các Thánh: Longinus, Veronica, Andrew, Helena, bốn thánh liên quan đến bốn Thánh tích, bốn Báu vật thiêng liêng nhất của Thiên Chúa giáo mà nhà thờ có được.
Thánh Longinus là người lính La Mã có nhiệm vụ canh chừng Jesus đang bị đóng đinh trên thập giá. Để thử xem Jesus chết hẳn chưa, Longinus đã dùng giáo đâm vào cạnh sườn Jesus. Sau đó Longinus đã cải đạo rồi tử vì đạo, và mũi giáo đâm Jesus trở thành một Thánh tích. Nhà thờ St.Peter đang giữ báu vật được cho là mũi giáo này.
Thánh Veronica là người phụ nữ, tín đồ đã lấy một tấm vải phủ lên mặt Jesus sau khi hạ xác Jesus từ thập giá xuống. Tấm vải đó được lưu truyền, và Tòa thánh tuyên bố đang giữ tấm vải đó. Trên mặt vải có in hình mờ mờ một mặt người nhắm mắt có râu, được cho là khuôn mặt của Chúa Jesus. Trong những dịp đặc biệt, tấm vải đó được đem ra cho mọi người xem.
Thánh Andrew là anh trai thánh Peter, thánh Tông đồ duy nhất trong bốn pho tượng, là đồ đệ đầu tiên được Jesus gọi theo mình. Andrew đi truyền giáo và bị đóng đinh trên cây thập giá kiểu chữ X rồi bị chặt đầu. Tòa thánh cũng giữ đầu lâu của thánh Andrew trong một thời gian dài trước khi trả nó về nơi ông bị giết.
Thánh Helena là người duy nhất không cùng thời với Jesus mà là 3 thế kỉ sau. Bà là Thái hậu, mẹ của hoàng đế Constantine. Khi con trai cải đạo, bà thái hậu khi đó đã 80 tuổi đã sang tận Jerusalem hành hương, đồng thời tìm được những mảnh vỡ còn lại của cây Thánh giá cùng những cái đinh đã đóng vào mình Jesus để đem về La Mã.
Bốn báu vật đó đều đang hoặc đã từng được gìn giữ tại nhà thờ này, và các vị thánh này cũng được coi như ngang với các thánh Tông đồ. Sâu dưới đất dưới các cây cột là nhà nguyện của các vị ấy. Các báu vật được giữ rải rác. Mũi giáo, tấm vải, đinh để ở căn phòng trong cây cột, một phần cây thánh giá để ở gian bên. Đầu thánh Andrew được trả về bản quán.
Những bức tượng thể hiện phong cách thời Phục Hưng - Baroque tuyệt vời. So với những pho tượng nặng nề toàn nếp gấp quần áo cổ điển, những pho tượng này tràn đầy sinh lực, là hình tượng ca ngợi vẻ đẹp hoàn mỹ của con người.
Dù là các vị thánh thiêng liêng, nhưng các vị ấy hiện lên với một dáng vẻ rất ngươi thường, đầy sức sống, như đang thở, đang bước đi, đang kêu lên. Thánh Longinus mắt ngước lên sửng sốt trước điềm kì lạ bay ngang qua; tóc của ông bay phất phơ, và ông bước lên trước dang tay như đón nhận Thần khí của Thiên Chúa. Áo ông bay ngược để lộ bộ ngực trần khỏe mạnh, bàn tay phải nắm chặt cây giáo thiêng. Cùng dáng vẻ đó là thánh Andrew đứng choãi chân trong niềm tín phục vô cùng, sẵn sàng hi sinh cho đạo. Chân ông hằn lên lớp vải rất sống động.
Thánh Veronica là pho tượng "sống" nhất. Tưởng như bà đang lao ra khỏi chỗ của mình, tay dâng cao mảnh vải có in hình mặt Chúa, như đang kêu lên hân hoan về sự hiện diện của Chúa. Dáng vẻ cầm mảnh vải của pho tượng đặc biệt đến nỗi động tác cầm mảnh vải tương tự trong đấu bò Tây Ban Nha được gọi là "động tác Veronica".
Thánh Helena thì cổ điển hơn, với những lớp áo xòe rộng, nhưng cũng rất thanh thoát siêu phàm.
Bên trên mỗi pho tượng ấy là một ban công, mà trong những dịp đặc biệt, người ta sẽ đứng trên đó giơ cao Báu vật cho mọi người xem. Trên nữa là bức khảm hình tròn các thánh khai đạo rất lớn, đường kính đến hơn 8 mét. Những hàng chữ trên nền mạ vàng đều cao đến 2m. Mái vòm tròn bao trùm đường kính 42m
The Dome
Thẳng trên Bàn thờ chính là mái vòm kì vĩ của nhà thờ St.Peter, công trình thế kỉ theo thiết kế của Michelangelo, có sự chỉnh sửa của Giacomo. Mái vòm cao và lớn bậc nhất thế giới. Khi Michelangelo mất năm 1564, mới xong phần đế mái vòm dựa trên bốn trụ, đến năm 1593, tức là mất 30 năm, mái vòm mới hoàn thành.
Vòm chia làm 16 cánh, với 16 ô cửa rất lớn lấy ánh sáng. Các cửa được thiết kế sao cho chỉ có 1 - 2 luồng sáng chiếu vào nhà thờ. Bên trên là 16 múi, với hình khảm chúa Jesus, các Tông đồ, Đức Mẹ, John tẩy giả,..., các vị thánh tử đạo, các thiên thần. Tít trong ô tròn trên đỉnh là hình Chúa Trời - Thiên Chúa Cha đang bay từ trời xuống.
Dòng chữ vòng quanh chân vòm ghi lại câu trong Kinh thánh khi Jesus nói với Peter (Peter có nghĩa là Tảng đá): "Ngươi là Peter, và trên tảng đá này Ta sẽ dựng lên Giáo hội của ta". Câu này được Tòa thánh Roma sử dụng để khẳng định vai trò quan trọng nhất của thánh Peter trong số các Tông đồ, và do đó, của Công giáo La Mã trong toàn bộ Thiên Chúa giáo.
Câu này cũng mang một nghĩa đen: Nhà thờ St.Peter được xây dựng ngay trên phần mộ của thánh Peter, nên Giáo hội có nhà thờ này cũng là Giáo hội chính thức do Chúa dựng nên.
Mái vòm là một kiệt tác kiến trúc và hội họa vô song. Đứng dưới nó có cảm giác đứng dưới một bầu trời, một vũ trụ thu nhỏ, với ánh sáng, hình ảnh.
Dù nói gì, cũng không thể phủ nhận sự kì vĩ của nó cũng như tài năng của những người xây nên nó.
St. Peter chair
Một tác phẩm bằng đồng nằm ở tận cùng nhà thờ, là chiếc Ngai thánh Peter (Cathedral Petri). Nếu với các nhà thờ truyền thống TCG khác, thì đây là nơi quan trọng nhất. Nhưng với nhà thờ St. Peter, thì do bàn thờ chính là quan trọng nhất (thể hiện Thiên Chúa), nên nơi này chỉ là quan trọng thứ hai, nơi thờ thánh Peter, cũng như kê chiếc ngai của Giáo hoàng ngồi.
Chiếc ngai và toàn bộ xung quanh được làm bằng đồng mạ vàng. Bên dưới ngai có bốn vị thánh đỡ chân, là bốn vị khai mở TCG. Bên trên ngai là hai tiểu thiên thần đỡ chiếc mũ miện ba tầng.
Trên nữa là bức phù điêu rực rỡ thể hiện Thánh linh Thần khí của Thiên Chúa từ trời xuống, thể hiện ở con chim bồ câu xòe cánh. Vòng kính lấy ánh sáng mặt trời tự nhiên đằng sau tạo thành một vầng hào quang quanh con chim bồ câu. Xung quanh là các thiên thần mở rèm mây chiêm bái Chúa Thánh Thần.
Bên dưới Ngai của thánh Peter chính là ngai của Giáo hoàng ngồi. Toàn bộ tổng thể ấy thể hiện Giáo lý Công giáo: Thánh Peter là Tông đồ trưởng, nền tảng của Giáo hội, là Đại diện của Chúa. Và Giáo hoàng là người kế tục thánh Peter, tiếp tục đại diện Chúa Ki Tô (Vicar of Christ) trên trần thế.
Bàn thờ này các Hồng Y có thể làm lễ, nhưng chiếc ngai bên dưới chỉ dành cho Giáo hoàng được ngồi.
Bức ảnh chụp toàn cảnh của Paul Hurst
Ở giữa là Bàn thờ chính, là thánh giá với tượng Chúa Con (the Son: Jesus), mái Lọng bên trên có hình con chim bồ câu là Chúa Thánh Thần (Holy Spirit), trên cùng là mái vòm lớn với đỉnh cao nhất có hình Chúa Cha (the Father), là Ba Ngôi Thiên Chúa (Trinity; God).
Mười sáu cửa sổ mở ra các hướng lấy ánh sáng. Bốn vị thánh khai giáo ngự trên đỉnh các cây cột và bốn vị thánh mang thánh tích đứng ở dưới.
Đằng xa là Ngai thánh Peter bên dưới hình tượng Chúa Thánh Thần.
St. Peter statue
Tượng thánh Peter bằng đồng. Pho tượng này từ nhà thờ cũ, đúc khoảng thế kỉ 13, đến nay đã gần 800 năm. Pho tượng to hơn người thật một chút, hình thánh Peter một tay cầm chìa khóa Thiên đường, tay kia đang làm dấu ban phước.
Chân phải của tượng thò ra ngoài bệ, các tín đồ thường đến hôn chân, còn người khác chỉ sờ chân. Qua nhiều thế kỉ, bàn chân phải ấy bị mòn vẹt đi không còn hình ngón nào nữa. Chân trái cũng có tương lai không khác mấy khi người ta suốt ngày sờ.
Vào những dịp lễ, người ta lấy vải quý phủ lên tượng như khoác áo choàng kín mít, đội lên đầu tượng chiếc mũ miện ba tầng tượng trưng cho vị trí Giáo hoàng của thánh Peter. Lúc ấy chắc là cũng giống mấy pho tượng mẫu đội mũ mặc áo vải của ta.
the Death
Trong mấy chục tượng đài các Giáo hoàng, tượng đài Giáo hoàng Alexander VII có lẽ là đặc biệt, và độc đáo nhất.
Tượng đài với hình Alexander VII ở trên không có gì đặc biệt lắm. Chỉ có phần bên dưới, do Bernini tạc thì lạ kì. Đó là hình một tấm vải rất lớn màu đỏ phủ xuống, được tạc từ một khối cẩm thạch đỏ nguyên khối rất lớn. Nét tạc mạnh mẽ và sống động như tấm vải thật.
Từ dưới tấm vải, là một bộ xương người khô thò lên, đầu lâu cười nhăn nhở, tay cầm một cái đồng hồ cát. Bộ xương làm bằng đồng mạ vàng, thể hiện cho Thần Chết. Thần Chết chui từ dưới lớp vải đang báo hiệu thời gian của con người sẽ hết, ai cũng sẽ chết, ngay cả Giáo hoàng cũng sẽ chết.
Hai bên là hai tượng thần. Vị thần bên phải đứng lên quả địa cầu. Ngón chân cái của vị thần ấy dẫm lên một cái chốt mạ vàng, cái chốt ấy cắm đúng vào nước Anh, bởi vào thời gian tạc tượng, thì sự Ly giáo của Anh quốc là một mối lo lớn trong lòng giáo hoàng Alexander VII, do đó Bernini đã tạc pho tượng này thể hiện điều đó.
Một tượng đài khác là của giáo hoàng Pius VIII, ông đang quỳ dưới chân Chúa Jesus, và hai thánh Peter, Paul đứng ở hai bên. Thật lạ là trong nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn nhất thế giới này lại không có tượng Chúa Jesus nào to lớn cả, và bức tượng ở đây là to nhất.
Cánh cửa bên dưới tượng đài dẫn vào một khu quan trọng của Tòa Thánh, đó là phòng Đồ thánh và Kho báu, một toà nhà lớn nằm sát nhà thờ, nay trở thành bảo tàng. Phía ngoài của khu này được vào tự do, có một tấm đá cẩm thạch lớn khắc tên của các vị giáo hoàng, tính từ thánh Peter, đến nay đã có 256 vị, tính cả John Paul II vừa mất.
Phía bên trong của Kho báu có Báu vật là một phần của cây Thánh Giá ngày xưa Jesus bị đóng đinh, do thánh Helena mang về từ Jerusalem. Nơi đó vào phải mất tiền....
Stairs to the Dome
Rời khỏi tòa nhà lộng lẫy phô trương ấy, chúng tôi đi ra phía ngoài để trèo lên nóc của tòa nhà, vì cầu thang lên nằm ở bên ngoài.
Ra đến ngoài, lại một lần nữa cảm thấy hơi bất ngờ vì sự đơn giản, thậm chí quá đơn giản ở mặt bên ngoài. Mặt trong của nhà thờ lộng lẫy bao nhiêu thì bên ngoài thô sơ bấy nhiêu. Chỉ là những vách tường đá xám thẳng tuột, với những cửa sổ chữ nhật có chấn song thẳng đứng, không trang trí, không điêu khắc, không lát đá cẩm thạch... Đây là kiểu chung của các nhà thờ Roma: giữa bên trong và bên ngoài khác nhau một trời một vực. Ngay cả tòa nhà thờ xây mất 120 năm mà bên ngoài, mặt bên và mặt sau cũng thô chả khác gì đống xi măng xám, chả bù cho các nhà thờ Gothic khác.
Có hai cầu thang lên: cầu thang máy và cầu thang bộ. Cầu thang bộ có tổng số bậc là hơn 500 bậc. Khi tôi đến, thì dòng người xếp hàng chờ lên thang máy dài dằng dặc và nhích từng bước một. Chỉ có duy nhất hai người leo thang bộ, nên nhân viên giữ đường thang bộ cười toe toét, và dòng người kia nhìn 2 chúng tôi rất chi là ngưỡng mộ !!!
Từ bên trên, phía trong mái vòm nhìn xuống lòng nhà thờ.
Đứng từ trên nhìn xuống, để thấy rõ hơn kiến trúc kì vĩ của tòa nhà này. Từ độ cao chỗ đứng gần 80m (ngang với mấy cây cột viễn thông ở HN), thấy người bên dưới bé tí ti.
Sàn nhà thờ được lát bằng những phiến cẩm thạch màu với cả trăm ô tròn, vuông, quả trám... sặc sỡ trông rối mắt và lòe loẹt.
Có một điều thấy rõ là ghế dành cho giáo dân trong nhà thờ, kể cả những chỗ quan trọng nhất, cũng đều bằng gỗ không được trang trí gì hết, khá đơn giản và thô. Lúc đầu tôi khá ngạc nhiên, vì các nhà thờ châu Âu thì bàn ghế đều được trạm trổ cầu kì, mà ở đây đơn giản thế. Sau mới nghĩ ra, là nhà thờ còn thường xuyên làm những đại lễ khác, mà khi đó họ phải dọn hết ghế đi để lấy không gian, do đó cần cơ động hơn là đẹp đẽ nặng nề.
Từ vòm mái nhìn xuống cột có tượng thánh Helena, và phía bàn thờ Ngai thánh Peter. Chỉ một cánh đó thôi, đã rộng hơn và dài gần bằng nhà thờ Lớn Hà Nội rồi.
Nhìn kĩ sẽ thấy ở cuối hành lang vòng bên trái, có một bức tường chạy ra pháo đài đằng xa. Đó vốn là con đường thoát hiểm của Giáo hoàng khi Vatican bị tấn công. Con đường ấy không phải đường hầm mà là đường trên đỉnh tường thành, đường trên cao, hai bên được xây kín.
Con đường đó đã được sử dụng vào thế kỉ 16, khi Vatican bị tấn công, và Giáo hoàng đã chạy ra Pháo đài Angelo để được đội quân đóng ở đấy bảo vệ.
Sàn nhà thờ được lát bằng những phiến cẩm thạch màu với cả trăm ô tròn, vuông, quả trám... sặc sỡ trông rối mắt và lòe loẹt.
Có một điều thấy rõ là ghế dành cho giáo dân trong nhà thờ, kể cả những chỗ quan trọng nhất, cũng đều bằng gỗ không được trang trí gì hết, khá đơn giản và thô. Lúc đầu tôi khá ngạc nhiên, vì các nhà thờ châu Âu thì bàn ghế đều được trạm trổ cầu kì, mà ở đây đơn giản thế. Sau mới nghĩ ra, là nhà thờ còn thường xuyên làm những đại lễ khác, mà khi đó họ phải dọn hết ghế đi để lấy không gian, do đó cần cơ động hơn là đẹp đẽ nặng nề.
Từ vòm mái nhìn xuống cột có tượng thánh Helena, và phía bàn thờ Ngai thánh Peter. Chỉ một cánh đó thôi, đã rộng hơn và dài gần bằng nhà thờ Lớn Hà Nội rồi.
Top of the Dome
Đứng từ đỉnh mái vòm nhà thờ St.Peter, là điểm cao nhất của thành Roma, có thể nhìn ra khắp thành phố, với những ngọn đồi xa, dòng sông Tiber ngay cạnh, với những công trình in lên nền thành phố cổ.
Quảng trường hình ovan với hai cánh hành lang cong ôm lại, con đường thẳng ra bờ sông, cột Ai Cập chính giữa, tạo thành một tạo hình đẹp đẽ, công trình của Bernini và những người khác nữa.
Nhìn kĩ sẽ thấy ở cuối hành lang vòng bên trái, có một bức tường chạy ra pháo đài đằng xa. Đó vốn là con đường thoát hiểm của Giáo hoàng khi Vatican bị tấn công. Con đường ấy không phải đường hầm mà là đường trên đỉnh tường thành, đường trên cao, hai bên được xây kín.
Con đường đó đã được sử dụng vào thế kỉ 16, khi Vatican bị tấn công, và Giáo hoàng đã chạy ra Pháo đài Angelo để được đội quân đóng ở đấy bảo vệ.
Vatican
Tòa nhà hành chính của nhà nước Vatican, nằm trong khuôn viên Tòa thánh. Từ sau năm 1922, phần diện tích đất nằm vây quanh bởi các bức tường cổ là một nhà nước độc lập với Italia, với đầy đủ các cơ quan. Nhà nước ấy có chưa đến 1000 người, và toàn là nam giới.
Có thể thấy phía bên trái là hai cột tín hiệu của Đài phát thanh Vatican, một trường Thần học, và một thảm cỏ xanh đẹp đẽ của khu vườn Vatican.
Trong lịch sử, vào thế kỉ 13 đã có lần cuộc bỏ phiếu kéo dài đến cả 4 năm trời mà không thể nào bầu ra được Giáo hoàng, do yêu cầu phải 2/3 đồng thuận, mà các Hồng Y không thống nhất được với nhau, và có các vua chúa châu Âu can thiệp, đút lót hối lộ nhằm đưa người thân mình vào ngôi vị đó.
Người dân Roma tức giận vì sự chậm trễ đó đã trèo lên dỡ cả nóc nhà thờ khi đó (không phải nhà nguyện Sistine), cắt khẩu phần thức ăn, để cho các vị Hồng Y đói rét mà phải làm nhanh lên cái công việc bầu bán. Có 3 vị Hồng Y đã chết trong 4 năm đó, và cũng từ sau đó, luật lệ trong bầu Giáo hoàng được quy định chặt chẽ hơn, để không thể kéo dài quá lâu được.
Những pho tượng đứng trên đỉnh mặt tiền nhà thờ St.Peter nhìn từ phía sau.
Tất cả có 13 pho tượng, gồm tượng Jesus ở chính giữa, 12 tượng thánh ở hai bên, trong đó không có thánh Peter và Paul (vì đứng ở dưới rồi), mà thay vào đó là tượng John Tẩy giả và một vị thánh khác. Những pho tượng này cao đến 6m.
Cũng vì tượng để trang trí mặt tiền nhà thờ, có lẽ những nhà điêu khắc thế kỉ 16-17 không nghĩ đến việc về sau sẽ có nhiều du khách được lên tận nóc nhà thờ để ngắm nghía, nên mặt sau các bức tượng đều được làm rất sơ sài, qua quýt, chứ không cẩn thận cầu kì như mặt trước. Có bức mặt sau chỉ là một mặt đá phẳng lỳ, nguyên khối thô ráp.
Đúng là nếu chỉ nhìn vẻ đẹp mặt trước, thì ai có thể ngờ được mặt sau của mọi sự ??
Sistine chapel
Bên cạnh Đại giáo đường St.Peter là một ngôi nhà nguyện nổi tiếng: Nhà nguyện Sistine. Nơi này được dựng làm nhà nguyện riêng của Giáo hoàng, tuy nhiên về sau trở thành nơi làm lễ thường xuyên trong năm, và nổi tiếng nhất là nơi họp Hội đồng Hồng Y để bầu Giáo hoàng mới.
Nhà nguyện được Micheal Angelo trang trí trong suốt những năm cuối đời, với những bức trann tường kì công và vĩ đại. Đây là tác phẩm hội họa lớn nhất thời Phục Hưng, gồm nhiều họa sĩ bên cạnh Micheal Angelo. Có quá nhiều câu chuyện, truyền thuyết về tòa nhà nguyện này.
Trần nhà nguyện là bức tranh mà Micheal Angelo đã nằm ngửa để vẽ trong 4 năm, từ 1508 đến 1511. Trần nhà là bộ Sáng Thế kí (Genius) bằng tranh vĩ đại, kể về sự Sáng thế của Thiên Chúa, tạo ra Con người, và Con người phạm tội với Thiên Chúa, Đại hồng thủy. Xung quanh các tranh về các nhà tiên tri của các dân tộc, các cảnh cuộc đời Moses, David, và phả hệ tổ tiên của Jesus.
Tác phẩm vĩ đại này trở thành kinh điển cho hội họa Phục Hưng, đề cao vẻ đẹp của con người, nâng con người lên ngang với Thiên Chúa trong vẻ đẹp hình thể.
(Ảnh sưu tập)
Lần lượt từ dưới lên trên là các cảnh: Chúa tạo ra ánh sáng; Chúa tạo ra Mặt Trời; Chúa tạo ra Đất và nước; Chúa tạo ra Adam; Chúa tạo ra Eva; Adam và Eva phạm tội bị đuổi khỏi vườn Eden; Noah lập đàn tế Thiên Chúa; Đại hồng thủy; Noah say rượu.
Theo Giáo lý TCG, không được tạo ngẫu tượng Thiên Chúa, do đó không có hình vẽ, hay bức tượng nào miêu tả Thiên Chúa trong suốt hàng thế kỷ. Người ta chỉ có thể dùng hình ảnh một vầng sáng chói lòa, hoặc hình con chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần, còn Thiên Chúa - Chúa Cha thì không có hình tượng.
Nhưng đến thời Phục hưng thì đã khác. Michelangelo đã vẽ trực tiếp hình ảnh Thiên Chúa như là một ông già vạm vỡ lực lưỡng, đầu râu tóc bạc, mặc tấm đơn giản, có lúc choàng rộng, lúc ngắn, cộc. Đó quả là những tư tưởng rất đổi mới, đề cao vẻ đẹp con người : Thiên Chúa hoàn mỹ cũng chỉ đẹp như con người mà thôi.
Theo Giáo lý TCG, không được tạo ngẫu tượng Thiên Chúa, do đó không có hình vẽ, hay bức tượng nào miêu tả Thiên Chúa trong suốt hàng thế kỷ. Người ta chỉ có thể dùng hình ảnh một vầng sáng chói lòa, hoặc hình con chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần, còn Thiên Chúa - Chúa Cha thì không có hình tượng.
Nhưng đến thời Phục hưng thì đã khác. Michelangelo đã vẽ trực tiếp hình ảnh Thiên Chúa như là một ông già vạm vỡ lực lưỡng, đầu râu tóc bạc, mặc tấm đơn giản, có lúc choàng rộng, lúc ngắn, cộc. Đó quả là những tư tưởng rất đổi mới, đề cao vẻ đẹp con người : Thiên Chúa hoàn mỹ cũng chỉ đẹp như con người mà thôi.
Trong đó đáng chú ý nhất là bức : Chúa tạo Adam
Bức tranh vẽ Adam khỏa thân bên trái, giơ tay trái ra đón nhận. Thiên Chúa ngồi trong một đám mây giơ tay phải ra, hai ngón tay trỏ của hai người gần chạm vào nhau. Chúa trao linh hồn cho Adam theo cách đó.Trong bức tranh này, Thiên Chúa rất đời thường, lực lưỡng như một lực sĩ, tay chân, bộ ngực vạm vỡ y như Adam. Michelanglo đã dùng ý tưởng trong Kinh thánh: Thiên Chúa tạo ra Adam theo hình dáng của mình, do đó Chúa phải giống Adam. Chúa mặc áo cộc, quần cộc, đôi chân choãi tự nhiên, và quàng tay trái qua cổ một người đàn bà, có thể là hình ảnh của linh hồn Eva (khi đó chưa có).
Trong suốt 500 năm, có vô vàn ý kiến quanh bức họa này, về ý tưởng sâu xa mà Michelangelo gửi gắm. Nhiều người công nhận một điều là đám mây mà Chúa ngồi có hình dáng giống hệt bộ não người, với vòng vải hồng là Đại não, dải lụa xanh là hành tủy, thân thể Chúa chính là phần não trong, và các thiên thần ẩn hiện giống hệt các nếp gấp trên não.
Điều này cũng không phải là đáng ngạc nhiên, bởi cũng như Leonardo Da Vince và một số họa sĩ, điêu khắc gia khác, Michelangelo cũng nhiều lần mổ xác người để nghiên cứu. Việc ông nắm rõ hình dáng, màu sắc của não bộ là dễ dàng.
Nếu chấp nhận ý kiến đó, thì phải chăng Michelangelo muốn nói rằng: Linh hồn của con người nằm chính ở bộ não? Và cái thiêng liêng nhất Thiên Chúa trao cho con người chính là ở bộ não siêu phàm ???
Bức tranh tường lớn nhất thời Phục Hưng, tác phẩm vĩ đại nữa của Michelangelo: "Toà án ngày Tận thế". Bức tranh ở đầu tường phía đông của nhà nguyện, được vẽ trong 7 năm, từ 1534 đến 1541 (30 năm sau khi vẽ xong trần nhà nguyện, khi hoàn thành ông 66 tuổi).
Bức tranh mô tả vào ngày Tận thế, các linh hồn đến trước Chúa Jesus để chờ nghe phán xử. Nguyên bản bức tranh Michelangelo vẽ, tất cả các nhân vật, chỉ trừ Chúa Jesus, đều khỏa thân, vì con người trần trụi vào ngày phán xử cuối cùng. Tuy nhiên Giáo hoàng sau đó đã yêu cầu học trò của ông phải vẽ quần áo cho các nhân vật. Học trò của ông đã vẽ những mảnh vải nhỏ vào chỗ-mà-ai-cũng-biết-là-chỗ-nào-ấy, còn đến ngày nay.
Trong bức vẽ này có hai nhân vật đáng chú ý, một là hình ảnh người đàn ông bị lột da, Michelangelo vẽ như là chân dung tự họa của mình; và một hình ảnh người đàn ông bị rắn cuốn quanh ở góc dưới, giống hệt như viên Thủ quĩ của Tòa thánh, người rất keo kiệt trong việc trả công cho ông trong suốt những năm đó.
Bức tranh mô tả vào ngày Tận thế, các linh hồn đến trước Chúa Jesus để chờ nghe phán xử. Nguyên bản bức tranh Michelangelo vẽ, tất cả các nhân vật, chỉ trừ Chúa Jesus, đều khỏa thân, vì con người trần trụi vào ngày phán xử cuối cùng. Tuy nhiên Giáo hoàng sau đó đã yêu cầu học trò của ông phải vẽ quần áo cho các nhân vật. Học trò của ông đã vẽ những mảnh vải nhỏ vào chỗ-mà-ai-cũng-biết-là-chỗ-nào-ấy, còn đến ngày nay.
Trong bức vẽ này có hai nhân vật đáng chú ý, một là hình ảnh người đàn ông bị lột da, Michelangelo vẽ như là chân dung tự họa của mình; và một hình ảnh người đàn ông bị rắn cuốn quanh ở góc dưới, giống hệt như viên Thủ quĩ của Tòa thánh, người rất keo kiệt trong việc trả công cho ông trong suốt những năm đó.
Chúa Cha và Chúa Con (Jesus) và Chúa Thánh Thần tuy ba mà một bác ạ, gọi là Ba Ngôi Thiên Chúa (Trinity).
Cả ba tôn giáo lớn Do Thái - Kitô - Hồi đều tôn thờ chung một Thượng Đế Duy Nhất, với các tên gọi khác nhau. tiếng Do Thái là YWHM rồi Jehovah; tiếng Latin là Deus, tiếng Anh là God, tiếng Pháp là Dieu; người Ả Rập là Allah.
Nhưng chỉ có Kitô giáo (ta quen gọi là Thiên Chúa giáo) mới đặt ra thuyết Ba Ngôi: Cha - Con - Thánh Thần tuy ba nhưng là một. Thuyết này ra đời thế kỉ 3 nhằm để tôn vai trò của Jesus lên, không chỉ là một bậc Thầy, bậc Thánh, mà còn chính là Thiên Chúa. Thuyết Ba Ngôi này rất trừu tượng khó hiểu, nên với nhiều tín đồ TCG, thường chấp nhận mà không hỏi han, còn nếu hỏi han thì được trả lời bằng một câu đơn giản : "Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa".
Như vậy thời Jesus, thì Thiên Chúa vẫn là đấng duy nhất, và Jesus tự nhận mình là Con của Thiên Chúa mà thôi. Nhưng các Giáo lý sau lại nâng Jesus lên ngang với Thiên Chúa. Theo đó thì Chúa Cha - Chúa Con - Chúa Thánh Thần là Ngang nhau, cả ba tuy tách ra khỏi nhau, nhưng lại cũng chỉ là Một - Thiên Chúa. Chữ Cha và Con ở đây không có nghĩa là Cha sinh ra Con theo nghĩa thông thường, vì theo giáo lý thì Chúa Con đã xuất hiện ngay từ khởi thủy cùng với Chúa Cha rồi. Phần bản thể Chúa Con giáng sinh xuống trần để làm một Người, nhưng vẫn có cùng bản thể Thiên Chúa, nên có cả Nhân tính và Thần tính.
Do sự phức tạp của thuyết này chỉ phát sinh từ khi có giáo thuyết, nên những sự kiện gắn với Thiên Chúa trước Jesus (tức là trong kinh Cựu Ước) thì không nói cụ thể là Chúa nào, mà chỉ chung chung là Thiên Chúa thôi. Chỉ từ sau khi Jesus ra đời (tức là trong Tân Ước) thì mới phân biệt Ba Ngôi.
Do đó nếu nói đến: Cột lửa của Chúa, 10 lời răn của Chúa, tai họa từ Chúa,... thì là Thiên Chúa chung, hoặc có thể coi là Chúa Cha.
Còn nói: Vòng gai của Chúa, chén thánh của Chúa, mình Chúa, máu Chúa, khổ nạn của Chúa,... thì là Chúa Con, vì chỉ Chúa Con mới có hình thể xác thịt của con người.
Cả ba tôn giáo lớn Do Thái - Kitô - Hồi đều tôn thờ chung một Thượng Đế Duy Nhất, với các tên gọi khác nhau. tiếng Do Thái là YWHM rồi Jehovah; tiếng Latin là Deus, tiếng Anh là God, tiếng Pháp là Dieu; người Ả Rập là Allah.
Nhưng chỉ có Kitô giáo (ta quen gọi là Thiên Chúa giáo) mới đặt ra thuyết Ba Ngôi: Cha - Con - Thánh Thần tuy ba nhưng là một. Thuyết này ra đời thế kỉ 3 nhằm để tôn vai trò của Jesus lên, không chỉ là một bậc Thầy, bậc Thánh, mà còn chính là Thiên Chúa. Thuyết Ba Ngôi này rất trừu tượng khó hiểu, nên với nhiều tín đồ TCG, thường chấp nhận mà không hỏi han, còn nếu hỏi han thì được trả lời bằng một câu đơn giản : "Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa".
Như vậy thời Jesus, thì Thiên Chúa vẫn là đấng duy nhất, và Jesus tự nhận mình là Con của Thiên Chúa mà thôi. Nhưng các Giáo lý sau lại nâng Jesus lên ngang với Thiên Chúa. Theo đó thì Chúa Cha - Chúa Con - Chúa Thánh Thần là Ngang nhau, cả ba tuy tách ra khỏi nhau, nhưng lại cũng chỉ là Một - Thiên Chúa. Chữ Cha và Con ở đây không có nghĩa là Cha sinh ra Con theo nghĩa thông thường, vì theo giáo lý thì Chúa Con đã xuất hiện ngay từ khởi thủy cùng với Chúa Cha rồi. Phần bản thể Chúa Con giáng sinh xuống trần để làm một Người, nhưng vẫn có cùng bản thể Thiên Chúa, nên có cả Nhân tính và Thần tính.
Do sự phức tạp của thuyết này chỉ phát sinh từ khi có giáo thuyết, nên những sự kiện gắn với Thiên Chúa trước Jesus (tức là trong kinh Cựu Ước) thì không nói cụ thể là Chúa nào, mà chỉ chung chung là Thiên Chúa thôi. Chỉ từ sau khi Jesus ra đời (tức là trong Tân Ước) thì mới phân biệt Ba Ngôi.
Do đó nếu nói đến: Cột lửa của Chúa, 10 lời răn của Chúa, tai họa từ Chúa,... thì là Thiên Chúa chung, hoặc có thể coi là Chúa Cha.
Còn nói: Vòng gai của Chúa, chén thánh của Chúa, mình Chúa, máu Chúa, khổ nạn của Chúa,... thì là Chúa Con, vì chỉ Chúa Con mới có hình thể xác thịt của con người.
John Tẩy Giả - John the Baptish là anh họ Jesus (mẹ của John là chị của bà Maria). Theo Tân Ước, mẹ của John được báo là sẽ sinh ra một vị Thánh, nhưng chỉ là người "đi trước mở đường" cho một đấng vĩ đại hơn - tức là Jesus.
Do đó John đã đi rao giảng niềm tin rằng Đấng Cứu Thế sắp đến, và đã đặt ra nghi thức Tẩy rửa Tội lỗi bằng nước (lễ Baptish). Nhiều người tin rằng John chính là đấng Cứu Thế, nhưng ông phủ nhận và nói rằng mình chỉ là người lót đường. Một ngày khi John đang làm lễ Tẩy rửa ở bờ sông Jordan thì Jesus đi đến. Chính John đã làm lễ Rửa tội cho Jesus rồi sau đó nói rằng : Đây mới là đấng Cứu Thế. Lúc đó các tầng trời mở ra, có tiếng Chúa Cha từ trời vọng xuống nói rằng "Đây là con ta, con rất đẹp lòng ta", một con chim bồ câu là hiển hiện của Chúa Thánh Thần bay xuống đậu vào vai Jesus. Đó là lần duy nhất cả Ba Ngôi Thiên Chúa cùng hiển vinh.
(Vì thế linh thể Chúa Thánh Thần thường được mô tả qua hình ảnh một con bồ câu bay xuống)
Sau đó John đã bị vua Do Thái là Herod bắt giam rồi giết chết (chặt đầu), trong niềm an ủi rằng đấng Cứu Thế thực sự đã xuất hiện.
Do đó John đã đi rao giảng niềm tin rằng Đấng Cứu Thế sắp đến, và đã đặt ra nghi thức Tẩy rửa Tội lỗi bằng nước (lễ Baptish). Nhiều người tin rằng John chính là đấng Cứu Thế, nhưng ông phủ nhận và nói rằng mình chỉ là người lót đường. Một ngày khi John đang làm lễ Tẩy rửa ở bờ sông Jordan thì Jesus đi đến. Chính John đã làm lễ Rửa tội cho Jesus rồi sau đó nói rằng : Đây mới là đấng Cứu Thế. Lúc đó các tầng trời mở ra, có tiếng Chúa Cha từ trời vọng xuống nói rằng "Đây là con ta, con rất đẹp lòng ta", một con chim bồ câu là hiển hiện của Chúa Thánh Thần bay xuống đậu vào vai Jesus. Đó là lần duy nhất cả Ba Ngôi Thiên Chúa cùng hiển vinh.
(Vì thế linh thể Chúa Thánh Thần thường được mô tả qua hình ảnh một con bồ câu bay xuống)
Sau đó John đã bị vua Do Thái là Herod bắt giam rồi giết chết (chặt đầu), trong niềm an ủi rằng đấng Cứu Thế thực sự đã xuất hiện.
Dưới đây là về mặt Lịch sử (các bác có niềm tin TCG có thể không đồng ý)
Về mặt Lịch sử, có thể nhận thấy rằng chính John là người đã khởi xướng sự cải cách cho Do Thái giáo khi đó đang suy đồi, và Jesus là người kế thừa. John làm lễ tẩy rửa tội lỗi cho mọi người bằng nước và sự sám hối chứ không phải bằng lễ nghi tiền bạc như các thầy tế Do Thái thời đó yêu cầu, nên rất phù hợp với tầng lớp bình dân, nghèo khổ, và tạo lập được một cộng đồng sơ khai theo mình. Nhưng điều này đã xâm phạm mạnh mẽ quyền lợi của giới tư tế, và họ gây áp lực với Herod bắt John bỏ ngục và giết đi. Cộng đồng của John tạo dựng chắc rất yếu ớt và lỏng lẻo, thiếu những giáo lý cần thiết.
Khi đó, với vai trò là người kế nhiệm, kế thừa, Jesus đã dẫn dắt cộng đồng sơ khai mà anh họ mình để lại, hoàn thiện, phát triển, nâng cao và đặt thêm nhiều giáo lý khác, để hình thành một cộng đồng rộng lớn hơn. Những giáo lý về Đức tin và Tình yêu là Jesus đặt ra đã gắn kết những người trong cộng đồng đó lại với nhau.
Và đến lượt mình, chính Jesus cũng bị giết trên Thập giá.
Sau khi Jesus bị hành hình, để tránh bị truy sát, các đồ đệ của Jesus tản ra khắp các vùng xung quanh, xa nhất là đến Roma, Ai Cập,..., tạo thành những cộng đoàn sơ khai, tiếp tục sự nghiệp của Jesus để lại.
Như vậy, John là người Khởi xướng, và Jesus là người Hoàn thiện cho một Tôn giáo mới có gốc tích Do Thái giáo xa xưa. Có thể những hình thức ban đầu của John còn sơ khai quá, và vai trò của Jesus lớn quá, nên người TCG tôn sùng Jesus gấp bội so với John. Cũng có thể vì người kế tục giáo lý toàn bộ là đồ đệ của Jesus, đồ đệ của John gần như không còn nên John mờ nhạt hơn rất nhiều. Kết cục là Jesus được tôn là Thiên Chúa tức Chúa Con, còn John chỉ là một bậc Thánh mở đường - Thánh John Tẩy Giả.
.
Về mặt Lịch sử, có thể nhận thấy rằng chính John là người đã khởi xướng sự cải cách cho Do Thái giáo khi đó đang suy đồi, và Jesus là người kế thừa. John làm lễ tẩy rửa tội lỗi cho mọi người bằng nước và sự sám hối chứ không phải bằng lễ nghi tiền bạc như các thầy tế Do Thái thời đó yêu cầu, nên rất phù hợp với tầng lớp bình dân, nghèo khổ, và tạo lập được một cộng đồng sơ khai theo mình. Nhưng điều này đã xâm phạm mạnh mẽ quyền lợi của giới tư tế, và họ gây áp lực với Herod bắt John bỏ ngục và giết đi. Cộng đồng của John tạo dựng chắc rất yếu ớt và lỏng lẻo, thiếu những giáo lý cần thiết.
Khi đó, với vai trò là người kế nhiệm, kế thừa, Jesus đã dẫn dắt cộng đồng sơ khai mà anh họ mình để lại, hoàn thiện, phát triển, nâng cao và đặt thêm nhiều giáo lý khác, để hình thành một cộng đồng rộng lớn hơn. Những giáo lý về Đức tin và Tình yêu là Jesus đặt ra đã gắn kết những người trong cộng đồng đó lại với nhau.
Và đến lượt mình, chính Jesus cũng bị giết trên Thập giá.
Sau khi Jesus bị hành hình, để tránh bị truy sát, các đồ đệ của Jesus tản ra khắp các vùng xung quanh, xa nhất là đến Roma, Ai Cập,..., tạo thành những cộng đoàn sơ khai, tiếp tục sự nghiệp của Jesus để lại.
Như vậy, John là người Khởi xướng, và Jesus là người Hoàn thiện cho một Tôn giáo mới có gốc tích Do Thái giáo xa xưa. Có thể những hình thức ban đầu của John còn sơ khai quá, và vai trò của Jesus lớn quá, nên người TCG tôn sùng Jesus gấp bội so với John. Cũng có thể vì người kế tục giáo lý toàn bộ là đồ đệ của Jesus, đồ đệ của John gần như không còn nên John mờ nhạt hơn rất nhiều. Kết cục là Jesus được tôn là Thiên Chúa tức Chúa Con, còn John chỉ là một bậc Thánh mở đường - Thánh John Tẩy Giả.
.
Nếu bác nào đi vào Đại giáo đường St. Peter sẽ thấy bức tranh này ngay ở sát cửa bên trái, cửa của cái chết - Door of the Death.
Tranh mô tả cảnh St.John the Baptist rửa tội cho Jesus bằng nước sông Jordan. Bên trên là con chim bồ câu - Chúa Thánh Thần, và ánh sáng từ các tầng trời tượng trưng cho Chúa Cha.
Tranh mô tả cảnh St.John the Baptist rửa tội cho Jesus bằng nước sông Jordan. Bên trên là con chim bồ câu - Chúa Thánh Thần, và ánh sáng từ các tầng trời tượng trưng cho Chúa Cha.
Với người TCG, vì Tổ tiên của loài người là Adam và Eva đã cãi lại lời Chúa mà ăn quả Cấm - quả cây Tri Thức mà bị đuổi khỏi vườn Địa Đàng, từ đó họ đã mang tội với Chúa đời đời. Tất cả dòng giống từ họ sinh ra mãi mãi mang tội với Chúa. Tội đó gọi là Tội Tổ tông truyền, hay Nguyên tội. Lễ rửa tội là để rửa sạch tội Tổ tông đó, về sau phải làm ngay khi đứa trẻ mới sinh ra.
Trong loài người, chỉ có một không nhiễm tội đó, là bà Maria, vì vậy bà được gọi là Đức Mẹ Trinh tuyền Thánh vẹn, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội. Vì không nhiễm Nguyên tội, nên bà sinh ra Jesus là Thiên Chúa mà vẫn đồng trinh.
Trong loài người, chỉ có một không nhiễm tội đó, là bà Maria, vì vậy bà được gọi là Đức Mẹ Trinh tuyền Thánh vẹn, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội. Vì không nhiễm Nguyên tội, nên bà sinh ra Jesus là Thiên Chúa mà vẫn đồng trinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét