Tối nay hắn sẽ bắt đầu chuyến đi cuối năm 2007, đầu năm 2008. Cuối năm cũ và đầu năm mới hắn sẽ ở khá xa nhà, dong ruổi trên những con đường Tổ quốc.
Năm qua hắn đi không nhiều như năm 2006, và một số chuyến đi dự kiến cũng không thực hiện được, nhưng cũng không ít:
- Ngày 1/1 hắn leo lên đỉnh Fanxipan
- Cuối tháng 1 đi Bắc Hà - Simacai - Mường Khương
- Tết Âm lịch đi Lào: Vientian - Vangvieng - Luangprabang - Xiengkhuang
- Tháng tư kết hợp đi làm là du lịch Quảng Nam
- Đầu tháng 6 đi vòng đồng bằng sông Hồng
- Cuối tháng 6 đi đảo Cô Tô
- Tháng 7 đi Quế Lâm, Tàu
- Tháng 8 đi Pù Luông, Thanh Hóa
- Tháng 9 đi Tây Bắc, Lũng Pô
- Tháng 11 đi Thung Nai chơi
- Và chuyến cuối năm sắp thực hiện
Ngoài ra là các chuyến đi nhỏ trong ngày: Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Sông Hồng.
Và các chuyến đi làm: Quảng Ninh, Quảng Nam, Thái Bình, Yên Bái, Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên.
Vậy là hết một năm.
Thứ Năm, 27 tháng 12, 2007
Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2007
Bọn tàu thèm khát thế này đây
Bọn tàu đã lợi dụng sự kiện Olympic 2008, đưa ra trang web chính thức của hành trình rước đuốc, trong đó toàn bộ vùng biển Việt Nam được khoanh lại đánh dấu là biển của chúng, cùng với các quần đảo nơi đó.
"Lãnh hải" mà kẻ thù phương Bắc vẽ ra cho chúng đến sát tận bờ biển Việt Nam như sau:
"Lãnh hải" mà kẻ thù phương Bắc vẽ ra cho chúng đến sát tận bờ biển Việt Nam như sau:
(Bản đồ lãnh hải của Tam Sa do bọn phương bắc vẽ ra)
CHÍNH QUYỀN tàu LUÔN LÀ KẺ THÙ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
CHÍNH QUYỀN tàu LUÔN LÀ KẺ THÙ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
____________________________________
HÒA BÌNH ???
Chúng ta muốn Hòa Bình, chúng ta đã nhân nhượng... Hơn sáu mươi năm trước đã thế.
Cái giá của Hòa Bình cũng thật là không rẻ. Khi mà những kẻ thù phương Bắc vẫn ngày đêm nhòm ngó, gặm nhấm, và hành vi đã ngày càng trắng trợn, khốn nạn hơn. Đến tận bây giờ, trên biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn vẫn còn chưa hoàn toàn thanh bình, thì trên biển lớn đã "xảy ra chuyện".
Ngược lại, hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam khiến nhiều người bức xúc và buồn bã. Có thể họ cũng đang vắt óc suy nghĩ, điên đầu tính toán phương án có lợi nhất, cho đất nước (và cho họ), cho dân tộc (và gia đình họ). Họ có thể nói rằng xung đột bây giờ là bất lợi, và chúng ta không có lợi thế trên biển,..., với những lý do của họ. Cái đó khi chưa đủ thông tin, hắn không đủ điều kiện để nhận định chính xác.
Nhưng điều đáng sợ, đáng ghê là họ cũng lại muốn rằng chỉ mình họ được nghĩ, được nhận định, được hành xử. Họ không muốn người khác cũng có quyền suy nghĩ, có quyền đánh giá, nhận định. Hỡi ôi, họ cho rằng chỉ có họ mới biết suy nghĩ thôi sao ??? Còn bao nhiêu người Việt Nam, bao người sống trên mảnh đất này, ăn muối biển này, hít thở bầu trời này. Người VN không có quyền được biết, được nói, được thể hiện nhận thức hay sao?
Với sự hạn chế thông tin lẫn hành động, họ đã, đang, và sẽ làm gì ???
Những cuộc diễu hành của thanh niên Bắc - Nam có là chút gì trong họ ??? Báo chí, truyền hình quốc tế đã đưa tin, còn chính người Việt Nam thì còn ngơ ngác hỏi nhau: "để làm gì thế nhỉ". Thực sự họ muốn nhân dân là những con cừu ngoan ngoãn mãi hay sao?
Việt Nam ơi, Việt Nam ơi. Người Việt chỉ duy nhất một lần thắng trên đất bắc, nhưng cũng chưa bao giờ chịu thua trên đất Nam, lần này là Biển thì sao?
Cái giá của Hòa Bình cũng thật là không rẻ. Khi mà những kẻ thù phương Bắc vẫn ngày đêm nhòm ngó, gặm nhấm, và hành vi đã ngày càng trắng trợn, khốn nạn hơn. Đến tận bây giờ, trên biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn vẫn còn chưa hoàn toàn thanh bình, thì trên biển lớn đã "xảy ra chuyện".
Ngược lại, hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam khiến nhiều người bức xúc và buồn bã. Có thể họ cũng đang vắt óc suy nghĩ, điên đầu tính toán phương án có lợi nhất, cho đất nước (và cho họ), cho dân tộc (và gia đình họ). Họ có thể nói rằng xung đột bây giờ là bất lợi, và chúng ta không có lợi thế trên biển,..., với những lý do của họ. Cái đó khi chưa đủ thông tin, hắn không đủ điều kiện để nhận định chính xác.
Nhưng điều đáng sợ, đáng ghê là họ cũng lại muốn rằng chỉ mình họ được nghĩ, được nhận định, được hành xử. Họ không muốn người khác cũng có quyền suy nghĩ, có quyền đánh giá, nhận định. Hỡi ôi, họ cho rằng chỉ có họ mới biết suy nghĩ thôi sao ??? Còn bao nhiêu người Việt Nam, bao người sống trên mảnh đất này, ăn muối biển này, hít thở bầu trời này. Người VN không có quyền được biết, được nói, được thể hiện nhận thức hay sao?
Với sự hạn chế thông tin lẫn hành động, họ đã, đang, và sẽ làm gì ???
Những cuộc diễu hành của thanh niên Bắc - Nam có là chút gì trong họ ??? Báo chí, truyền hình quốc tế đã đưa tin, còn chính người Việt Nam thì còn ngơ ngác hỏi nhau: "để làm gì thế nhỉ". Thực sự họ muốn nhân dân là những con cừu ngoan ngoãn mãi hay sao?
Việt Nam ơi, Việt Nam ơi. Người Việt chỉ duy nhất một lần thắng trên đất bắc, nhưng cũng chưa bao giờ chịu thua trên đất Nam, lần này là Biển thì sao?
Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2007
Hòa Bình
Hắn lên Hòa Bình cũng nhiều lần rồi. Lần đầu tiên là từ hồi sinh viên năm một, lên chơi với thằng bạn trên đó, nhà ngay đường đá. Hồi ấy ba thằng lấy hai cái xe đạp, đèo nhau lên đập, được dở chừng thì ko đi nữa mà dắt ngược theo mấy cái bậc thang. Kinh khủng ! Lên mặt đập nhìn hồ Hòa Bình xả nước, bụi nước mù mịt. Hồi đó còn chưa xây cầu Cứng, ngang sông dùng cầu phao, tròng trành bồng bềnh hay ho phết.
Sau đó hắn còn lên đó mấy lần nữa, những đổi thay thế nào hắn cũng không rõ lắm nữa. Những năm gần đây, trong các chuyến lên Tây Bắc, đường 6 ngang qua Hòa Bình là nơi hắn và đồng bọn thường đi, nhưng cũng chỉ là dọc theo con đường chính để rồi vượt lên Sơn La và xa hơn nữa.
Lần này hắn mới lại lên Hòa Bình, và nghỉ lại nơi này dài hơn. Hắn đi trên con đường đá ngày trước, giờ thành đường nhựa nối lên cây cầu lớn bắc ngang sông, nhìn về đập thủy điện lặng lẽ vẫn đứng đó. Phóng xe lên mặt đập, nơi hắn vẫn thường lên, nhưng lần này có cảm giác gần với những ngày xưa, mười mấy năm trước hồi đó.
Hắn vào nhà máy thủy điện, đi dọc theo con đường hầm ăn sâu vào lòng đất. Và thay vì chỉ được tham quan sơ sơ như lệ thường, hắn theo người công nhân đi sâu xuống lòng hầm, vào những khu vực cấm người ngoài. Hắn đứng ngay trên cái nắp của hầm trục sâu hun hút, bên cạnh cái trục khổng lồ đang quay tít mù 125vòng/phút của tổ máy số 1. Cái trục ấy ở độ sâu hơn một trăm mét trong lòng núi, đâm thẳng sâu xuống thêm hai chục mét nữa. Tít dưới sâu ấy, dòng nước hung tợn chảy theo một vòng xoáy ngày đêm đập vào những cánh tua-bin, khiến cái tua-bin nặng 610 tấn và cái trục cả trăm tấn quay điên cuồng, cả vùng lòng núi rung lên đều đặn. Người công nhân dẫn hắn chui vào ngay bên dưới Stator và Rotor phát điện khổng lồ. Cả một hệ thống kim loại quay ầm ầm, những dòng điện theo các ống kim loại rỗng chuyển đến những máy biến áp vĩ đại cao hàng chục mét.
Tuy vậy, so với tưởng tượng của hắn trước kia, thì sự thực của thiết bị này cũng vẫn nhỏ hơn hắn nghĩ. Chỉ có sự kì công của việc đục sâu vào lòng núi hàng chục km, sâu hàng trăm mét là thực sự đáng kể. Công trình của thế kỉ trước, đang dần nhỏ bé đi trước thế kỉ này. Và vì hắn đã nhìn với con mắt khác, nên hắn không bao giờ còn có thể lại được đi trên mặt con đập ngày xưa, với bạn hắn, bằng chiếc xe đạp cũ...
Thứ Tư, 5 tháng 12, 2007
Chín con của Rồng
Rồng sinh ra chín con, là chín loài thần thú nhưng không phải là rồng. Chín loài ấy, có 2 thuyết khác nhau, với thứ tự cũng khác nhau:
Thuyết 1: Tù ngưu - Nhai xế - Trào phong - Bồ lao - Toan nghê - Bí hí - Bệ ngạn - Phụ hí - Si vẫn
Thuyết 2: Bí hí - Si vẫn - Bồ lao - Bệ ngạn - Thao thiết - Công phúc - Nhai xế - Toan nghê - Tiêu đồ
Vì thế ở đây lôi hết ra.
1. Tù Ngưu: là loài có sừng vẩy giống rồng, đặc điểm là thích âm nhạc, có tài thẩm âm. Vì thế nên Tù Ngưu thường được khắc trên đầu cây đàn hồ cầm, nguyệt cầm, tì bà.
2. Nhai Xế (Nhai tí) loài mình rồng, đầu chó sói, cương liệt hung dữ, khát máu hiếu sát, thích chém giết chiến trận. Vì thế Nhai Xế được khắc ở thân vũ khí: ngậm lưỡi phủ, lưỡi gươm đao, trên vỏ gươm, chuôi cầm khí giới để thêm phần sát khí.
3. Trào Phong: có thân phượng, có thể hóa thành chim, đặc điểm thích sự nguy hiểm, nhìn ra vọng rộng. Do đó Trào Phong được tạc ngồi trên nóc nhà, đầu mái nhà nhìn về phía xa.
4. Bồ Lao: thích tiếng động lớn, âm thanh vang dội. Vì thế quai chuông khắc hình Bồ lao hai đầu quay ra hai bên ôm chặt quả chuông.
5. Toan Nghê: hình thù giống sư tử, thích khói lửa, mùi thơm, nuốt khói phun sương. Do đó Toan nghê được khắc trên các lư hương, đỉnh trầm, ngồi trầm mặc trên đỉnh hay bám hai bên.
6. Bí Hí, còn gọi là Quy phu: giống con rùa, thích mang nặng, có thể cõng được tam sơn ngũ nhạc không bao giờ mỏi. Vì thế Bí hí cõng bia, trụ đá. Nhiều người nhầm với rùa.
7. Bệ Ngạn (Bệ hãn), còn gọi là Hiến chương: như con hổ, thích nghe phán xử, phân định. Vì thế Bệ Ngạn được tạc ở công đường, nhà ngục, trên các tấm biển công đường.
8. Phụ Hí: mình dài giống rồng, thích văn chương thanh nhã, lời văn hay chữ tốt. Vì thế Phụ hí tạc trên đỉnh hoặc hai bên thân bia đá.
9. Si Vẫn (Li vẫn, Si vĩ): miệng trơn họng to, rất thích nuốt các vật lớn, lại có thể phun nước làm mưa. Vì thế Si vẫn được tạc trên nóc nhà để phòng hỏa hoạn, khác với Trào phong là đầu quay vào trong, nuốt lấy xà nhà hoặc bờ nóc.
10. Thao Thiết: thích ăn uống, càng nhiều đồ ăn càng tốt. Vì thế được khắc trên các vạc lớn, lại tượng trưng cho việc thu lấy tài lộc giống Tì Hưu.
11. Công Phúc (Bát phúc, Bát hạ): thích nước, nên được khắc tạc ở chân cầu, đê đập, cống nước để canh giữ.
12. Tiêu Đồ (Thúc đồ, Phô thủ): đầu giống sư tử, thích sự kín đáo yên tĩnh. Vì thế được tạc ngoài cửa, ngụ ý giữ yên cho ngôi nhà. Đầu Phô thủ ngậm thêm cái vòng để khách đến dùng nó mà gõ.
Thuyết 1: Tù ngưu - Nhai xế - Trào phong - Bồ lao - Toan nghê - Bí hí - Bệ ngạn - Phụ hí - Si vẫn
Thuyết 2: Bí hí - Si vẫn - Bồ lao - Bệ ngạn - Thao thiết - Công phúc - Nhai xế - Toan nghê - Tiêu đồ
Vì thế ở đây lôi hết ra.
1. Tù Ngưu: là loài có sừng vẩy giống rồng, đặc điểm là thích âm nhạc, có tài thẩm âm. Vì thế nên Tù Ngưu thường được khắc trên đầu cây đàn hồ cầm, nguyệt cầm, tì bà.
2. Nhai Xế (Nhai tí) loài mình rồng, đầu chó sói, cương liệt hung dữ, khát máu hiếu sát, thích chém giết chiến trận. Vì thế Nhai Xế được khắc ở thân vũ khí: ngậm lưỡi phủ, lưỡi gươm đao, trên vỏ gươm, chuôi cầm khí giới để thêm phần sát khí.
3. Trào Phong: có thân phượng, có thể hóa thành chim, đặc điểm thích sự nguy hiểm, nhìn ra vọng rộng. Do đó Trào Phong được tạc ngồi trên nóc nhà, đầu mái nhà nhìn về phía xa.
4. Bồ Lao: thích tiếng động lớn, âm thanh vang dội. Vì thế quai chuông khắc hình Bồ lao hai đầu quay ra hai bên ôm chặt quả chuông.
5. Toan Nghê: hình thù giống sư tử, thích khói lửa, mùi thơm, nuốt khói phun sương. Do đó Toan nghê được khắc trên các lư hương, đỉnh trầm, ngồi trầm mặc trên đỉnh hay bám hai bên.
6. Bí Hí, còn gọi là Quy phu: giống con rùa, thích mang nặng, có thể cõng được tam sơn ngũ nhạc không bao giờ mỏi. Vì thế Bí hí cõng bia, trụ đá. Nhiều người nhầm với rùa.
7. Bệ Ngạn (Bệ hãn), còn gọi là Hiến chương: như con hổ, thích nghe phán xử, phân định. Vì thế Bệ Ngạn được tạc ở công đường, nhà ngục, trên các tấm biển công đường.
8. Phụ Hí: mình dài giống rồng, thích văn chương thanh nhã, lời văn hay chữ tốt. Vì thế Phụ hí tạc trên đỉnh hoặc hai bên thân bia đá.
9. Si Vẫn (Li vẫn, Si vĩ): miệng trơn họng to, rất thích nuốt các vật lớn, lại có thể phun nước làm mưa. Vì thế Si vẫn được tạc trên nóc nhà để phòng hỏa hoạn, khác với Trào phong là đầu quay vào trong, nuốt lấy xà nhà hoặc bờ nóc.
10. Thao Thiết: thích ăn uống, càng nhiều đồ ăn càng tốt. Vì thế được khắc trên các vạc lớn, lại tượng trưng cho việc thu lấy tài lộc giống Tì Hưu.
11. Công Phúc (Bát phúc, Bát hạ): thích nước, nên được khắc tạc ở chân cầu, đê đập, cống nước để canh giữ.
12. Tiêu Đồ (Thúc đồ, Phô thủ): đầu giống sư tử, thích sự kín đáo yên tĩnh. Vì thế được tạc ngoài cửa, ngụ ý giữ yên cho ngôi nhà. Đầu Phô thủ ngậm thêm cái vòng để khách đến dùng nó mà gõ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)