TOPIC GỐC
10-12-2008, 09:30 PM
Sắp đến ngày Giáng sinh năm 2008, lại nhân vừa đi về vùng xứ đạo cổ Bùi Chu, tôi lập topic này để chia sẻ những điều đã thấy, đã biết về các tòa nhà thờ Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, cũng như là một "đối trọng" với topic đền chùa mang toàn nội dung Phật giáo.
So với Phật giáo, Thiên Chúa giáo (chính xác hơn là Công giáo La Mã) vào Việt Nam muộn hơn, nhưng cũng đã phát triển gần 500 năm rồi, và Việt Nam là nước có số lượng giáo dân đông thứ hai ở châu Á, chỉ sau Phillipines (không kể Nga nửa Âu nửa Á).
Thiên Chúa giáo không chỉ chiếm số lượng giáo dân đông, mà còn để lại trên khắp đất nước hàng ngàn tòa giáo đường, rất nhiều những dấu ấn kiến trúc, lịch sử, mỹ thuật, văn hóa sâu sắc, rất đáng để tìm hiểu.
Bên cạnh đó, khi tiếp cận với văn minh phương Tây, mà không hiểu nhất định về Thiên Chúa giáo, thì cũng sẽ rất thiếu sót, vì Thiên Chúa giáo gắn liền với châu Âu đã hai nghìn năm, cũng bằng với thời gian Phật giáo gắn với Việt Nam. Thiên Chúa giáo là phần không thể thiếu trong văn hóa, lịch sử châu Âu.
Trong topic này, có lúc tôi dùng "Thiên Chúa giáo" với nghĩa tương đương "Công giáo La Mã", như người Việt Nam hiện nay quen dùng, có lúc là "Cơ đốc giáo", dù chưa phải là chính xác lắm.
Mục đích topic liên quan đến Du lịch, tìm hiểu lịch sử, văn hóa các tòa giáo đường Thiên Chúa giáo nói riêng và Thiên Chúa giáo nói chung.
Do vậy trong topic có thể có những quan điểm khác nhau, khác với những người khác, và tất nhiên là có cả những lỗi, sai lầm. Do vậy cũng rất mong sự đóng góp của các thành viên, nhất là về nhiều vấn đề tôi chưa được biết.
Nhiều bài viết cũng đã viết trong hai topic "Jerusalem, hành trình đến miền đất thánh" và "Rome - thành đô vĩnh hằng" rồi, chuyển lại về đây thôi.
Đền thánh Phú Nhai
Các loại nhà thờ
Đang định kiếm cái ảnh minh họa, thì mới biết là mất bộ ảnh trong đó có cái ảnh cái ghế đó. Bác mà tiện đi qua, chụp cho mọi người tham khảo thì cảm ơn ạ.
Minh họa cho các nhà thờ Chính tòa ở Việt Nam, mà tiêu biểu là Ba nhà thờ Tổng tòa ở ba miền Bắc - Trung - Nam.
Nhà thờ Chính tòa giáo xứ Đàng Ngoài trước kia đặt tại nhà thờ Kẻ Sở ở Hà Nam, sau đó chuyển về Hà Nội. Nhà thờ được xây dựng trong khoảng 1883 - 1886, mang tên : Nhà thờ Chính tòa kính thánh Giuse. Thánh Giuse (tiếng Anh là St.Joseph) là Thánh Quan thầy của Giáo phận Hà Nội.
Nhà thờ dựng trên nền đất của chùa Báo Thiên xưa, và vẫn còn gây nhiều thị phi cho đến tận bây giờ. Ảnh chụp thế kỷ trước cho thấy khi mới xây thì chưa có bức tượng Đức Mẹ dẫm lên con rồng (Satan) như bây giờ.
Sau hơn một trăm năm, Nhà thờ Lớn Hà Nội vẫn là nhà thờ Chính tòa Tổng giáo phận Hà Nội, và không có gì thay đổi kể từ khi được xây dựng.
Nhà thờ Chính tòa của Tổng giáo phận Huế là nhà thờ Phủ Cam, hay bị đọc chệch thành Phú Cam.
Nếu nhà thờ Hà Nội đặt trên nền chùa cũ, thì nhà thờ Phủ Cam đặt trên nền một tòa phủ của hoàng thân triều đình, tức là Phủ Cam, và mang tên đó đến nay. Nhà thờ cũ kiến trúc đồ sộ được xây từ năm 1898 - 1902, và mang tên chính thức là Nhà thờ Chính tòa Trái tim Cực Sạch Đức Mẹ. Sau đó nhà thờ cổ bị đổ nát.
Năm 1963, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế lại nhà thờ mới, và công trình chỉ hoàn thành vào năm 2000, sau gần 40 năm chờ đợi của giáo dân.
Nhà thờ cổ đã không còn dấu vết
Và nhà thờ mới hiện tại
Tổng giáo phận phía nam của Việt Nam là Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, trước kia là Tổng giáo phận Sài Gòn, ngày 23 / 11 / 1976, Tòa thánh Vatican chính thức đổi tên là TPHCM.
Nhà thờ Chính tòa là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, được xây dựng trong khoảng 1877 - 1880, là một trong những nhà thờ cổ nhất còn lại, và có lẽ là nhà thờ có kích thước lớn nhất ở Việt Nam. Nhà thờ được phong Vương cung Thánh đường năm 1962, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Khi xây xong, hai tháp trước của nhà thờ là tháp bằng, sau đó đến năm 1895 mới làm hai tháp nhọn còn lại như hiện nay. Trước nhà thờ có đặt tượng Bá Đa Lộc "bảo vệ" cho hoàng tử Cảnh, thể hiện tư tưởng mẫu quốc Pháp bảo hộ Việt Nam, bức tượng này bị kéo đổ năm 1945, đến năm 1959 mới đặt bức tượng Đức Mẹ Hòa bình như hiện nay.
Ảnh cũ chụp nhà thờ trước 1895
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sau 1945
Và hiện nay, với pho tượng Đức Mẹ Hòa Bình (hay Nữ Vương Hòa bình)
(ảnh sưu tập trên mạng, vốn cũng có một mớ nhưng mất rồi)
Các bậc thánh đường
Vương cung thánh đường - Đền thánh
Và ngày nay (ảnh mượn của bạn Virgo, cảm ơn bạn nhá)
Cây đa nơi Đức Mẹ hiện ra không còn, chỉ có cây đa ximăng do Ngô Viết Thụ thiết kế
Tôn giáo - tín ngưỡng
Giáo phẩm Công giáo
Trong ngôn ngữ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, do đặc điểm sử dụng ngôn ngữ, nên thường có hai cách gọi theo tiếng Anh và tiếng Latin Việt hóa. Cách gọi theo tiếng Anh thông dụng với người ngoài đạo, trên báo chí và các tài liệu thông thường.
Cách theo tiếng Latin được Việt hóa hoặc Hán-Việt hóa dùng cho kinh sách và nội bộ người theo đạo. Một số từ quá quen thuộc thì dùng tiếng Latin
Như trong các từ thông thường sau, từ đầu tiên là tiếng Anh
Jesus - Giêsu - Giatô
Christ - Kitô - Cơ Đốc
Joseph - Giuse
Peter - Phêrô
Paul - Phaolô
Mathew - Mátthêu
Dominican - Đa Minh
Fanxisco - Phan Sinh
Vincent - Vinh Sơn
John - Gioan
Benedict - Biển Đức
Phillip - Philipphê
...
Do đó nhiều người có thể nhầm lẫn khi lúc thì nói thánh Peter, lúc nói Phêrô,.. nhưng cũng chỉ là một.
Nếu đã có Đức Mẹ theo kiểu Việt, thì cũng có Thánh Giuse theo kiểu Việt Nam
Đức Mẹ kiểu Trung Quốc
Chúa Nhật
21-12-2008, 12:09 PM
Người Công giáo lấy Hoa hồng (tiếng Hán là Mân côi) là biểu tượng của Đức Mẹ. Do đó trái tim Đức Mẹ thường được vẽ nằm giữa vòng hoa hồng. Các sự kiện mang tính thần thiêng về Chúa Giêsu liên quan đến Đức Mẹ cũng được gọi là các Mầu nhiệm Mân côi, tượng trưng bởi các đóa hoa hồng; chuỗi hạt để lần khi đọc kinh cũng gọi là chuỗi mân côi; bài kinh tụng cũng là kinh Mân côi.
Bàn thờ chính trong Cung thánh bày tượng Đức Mẹ bế Chúa hài đồng, cả hai đội mũ miện. Xung quanh là gian gỗ được chạm trổ cầu kì đẹp đẽ với các bức tranh mô tả các Mầu nhiệm Mân côi, và trên bàn thờ cũng có hai bình hoa hồng, là hoa... giả.
Trong giáo đường
15-01-2009, 09:33 AM
Tôi đã viết về Nhà thờ Phú Nhai ngay ở trang đầu topic, là không hiểu sao người ta lại cứ tuyên truyền nhà thờ Phú Nhai là "lớn nhất Đông Dương".
Vào thời điểm xây xong (1933) thì nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đã vượt hẳn về độ lớn rồi, mà lại còn xây trước Phú Nhai đến gần 50 năm.
Mà không cần xa đến thế, chỉ cách Phú Nhai khoảng 50km, nhà thờ Sở Kiện ở Phủ Lý cũng được xây trước Phú Nhai hơn 50 năm, đã lớn hơn Phú Nhai rồi.
Và tôi cũng nghi ngờ thông tin Phú Nhai là "đền thánh đầu tiên" ở Việt Nam, chưa thấy có thông tin chi tiết chính thức nào về việc đó cả.
Đôi khi đọc những "kỉ lục" cũng cần phải nghĩ xem có đúng không. Việt Nam đôi lúc cũng bắt chước anh Trung Quốc, cái gì cũng muốn mình nhất cả.
Vào 1668, Tòa thánh Vatican đặt tại Việt Nam hai giáo phận là Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhà thờ Kẻ Sở được dựng lên năm 1669, là nhà thờ chính của giáo phận Đàng Ngoài. Sau giáo phận Đàng Ngoài lại tách thành nhiều giáo phận, năm 1884 nhà thờ Kẻ Sở là Chính tòa của giáo phận Hà Nội được xây dựng với quy mô rất lớn, không thua kém nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn.
Nhà thờ đặt trên đất làng Sở nên gọi là Kẻ Sở, nhưng còn lấy đất làng Kiện, nên còn gọi là Sở Kiện, vốn xây trên một cái đầm, nên có bị lún và hơi nghiêng.
Đến năm 1887 xây Nhà thờ Lớn Hà Nội trên mảnh đất chùa Báo Thiên, thì dời Tòa giám mục ra Hà Nội, và nhà thờ Kẻ Sở cũng không còn là nhà thờ Chính tòa nữa, mà chỉ còn là nhà thờ xứ. Tuy là nhà thờ xứ, nhưng còn lớn hơn Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Mặt tiền nhà thờ Sở Kiện đây, có lời đồn là nhà thờ chứa được 5 nghìn người, chưa kiểm chứng được.
Dễ thấy Nhà thờ Chính tòa Hà Nội (xây sau đó 3 năm) chỉ là thu hẹp của nhà thờ Sở Kiện
Kẻ Sở
Hí hí, nhiều người chắc chắn sẽ khuyên iem là để bảo toàn sức khỏe của mình thì nên mang vác nhẹ nhàng ít đồ thôi, và thế là cứ máy nhỏ mà chơi bác ợ. Thích là rút ra xoạch được ngay.
Nói thêm một tí về cái ảnh trên. Nếu có máy tốt thì chắc người đang đi ở giữa cũng vẫn đen xì thế thôi, vì đó là một bà sơ, mặc đồ đen tuyền ạ.
________________________________
Nhà thờ Sở Kiện có một thứ đặc biệt nhất, đó là hai chiếc bồn đựng nước để giáo dân nhúng tay trước khi bước vào buổi lễ. Nước này có ý nghĩa là để thanh tẩy khi bước vào Nhà Chúa, và chiếc bồn thường làm bằng đá, chạm trổ đẹp đẽ.
Riêng tại nhà thờ Sở Kiện, thì hai bồn nước này được làm bằng hai chiếc vỏ của một con sò cực lớn, bề ngang đến 80 cm ! Bên trong, lớp xà cừ bóng loáng vì không biết bao nhiêu lượt người sờ tay trong suốt hơn trăm năm tồn tại.
Nhà chủng viện cũ đang là trường học
Nhà thờ Khoái Đồng, cạnh hồ Vị Xuyên, ngay trung tâm thành phố. Nhà thờ có mái vòm kiểu Tây Ban Nha thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam. Nhà thờ từng bị trưng dụng làm phân xưởng của nhà máy dệt Nam Định, rồi thành nhà kho, giờ đã trả lại cho Công giáo, tuy nhiên chưa sửa sang gì.
Ngoại trừ phần vòm còn chưa sụp, phần mái còn lại (dọc theo chiều dài) đã bị thủng, đổ vỡ hết. Tường bong tróc, cửa sổ bịt kín, trông rất điêu tàn. Có lẽ việc sửa lại nhà thờ cần chi phí rất lớn, chưa thể trùng tu được.
Kiến trúc nhà thờ Khoái Đồng khá riêng biệt, ít có ở VN. Đây là kiến trúc kiểu Phục Hưng, với mái vòm rất lớn hình tròn ở chính giữa, tháp chuông đứng lệch một bên ở cạnh cửa. Vì thế trên mạng có chỗ ghi là nhà thờ xây từ năm 1700. Chắc chắn là không thể xưa thế, vì đến 1866, sau lệnh Tha đạo của Tự Đức, thì mới có các nhà thờ lớn được xây dựng.
Cũng chưa tìm được tư liệu nào nói về lịch sử của ngôi nhà thờ có kiến trúc độc đáo này cả.
Ối giời, hỏi thế này thì có mà quá đánh đố ! Dân Hải Phòng mà cũng không biết thì tớ ở Hà Nội biết làm sao được. Bạn có thể dễ dàng qua đó hỏi người dân (tìm người già) là hỏi được mà.
Ngay trong nội thành Hà Nội ngoài nhà thờ Chính tòa, mấy nhà thờ xứ, còn 5 - 6 cái nhà thờ họ tớ cũng còn chưa biết hết nữa là.
Tuy vậy, qua ảnh chụp có thể thấy đây là một Nhà thờ xứ cũ, vì xung quanh còn các nhà xứ, hoặc tiểu chủng viện..., chứng tỏ nó đã từng có một vị thế không thường. Đất Hải Phòng trước thời "Chúa vào Nam" thì Công giáo cũng bao trùm hết, giới tư sản phần nhiều theo Công giáo cả.
16-02-2009, 01:55 PM
Đan viện là tu viện dành cho dòng Đan tu, một loại dòng tu chiêm nghiệm, tu không phải làm Linh mục. Các tu sĩ Đan tu gọi là Đan sĩ.
Toàn bộ quần thể của bạn viết là cái Đan viện, gồm nhiều công trình, trong đó Nhà thờ gạch chỉ là 1, là giáo đường của Đan viện. Trong đan viện còn có các nhà khác như nơi sống, học tập, chiêm nghiệm, nhà nguyện, nhà cứu tế... của các đan sĩ.
Khi mất được chôn trong lòng giáo đường là điều mong muốn của các giáo dân, vì thể xác được để trong Nhà của Chúa, linh hồn gửi ở Chúa. Nhưng thường chỉ được dành cho các tu sĩ cao cấp, vua chúa. Tu sĩ có lời thề khiêm nhường, nếu để đó có người khác bước lên cũng không sao. Người nào càng hạ thấp mình xuống thì sẽ càng được nâng cao lên trong Nước trời.
Tất nhiên là không nên dẫm lên đó, nhưng nếu vì vô ý mà dẫm lên thì cũng không sao. Các nhà thờ phương Tây nhiều khi toàn bộ nền nhà là mộ, đi kiểu gì cũng dẫm lên các tấm đá khắc tên người nằm dưới.
23-02-2009, 05:34 PM
Tối hôm qua, 22/2/2009, vị Hồng Y thứ tư của Việt Nam là Hồng Y Phaolô Giuse (Paul Joseph) Phạm Đình Tụng đã qua đời ở Hà Nội, thọ 90 tuổi. Vậy là hiện tại Việt Nam chỉ còn 1 vị Hồng Y là Phạm Minh Mẫn - Tổng giám mục TP. Hồ Chí Minh.
Không biết Hồng Y Phạm Đình Tụng sẽ được mai táng ở đâu, liệu có phải là dưới nền nhà thờ lớn Hà Nội như hai vị tiền nhiệm hay không?
Năm ngoái, lễ Đại thọ 90 tuổi của ông là cái mốc thời gian để tụ tập giáo dân và xảy ra vụ Tòa Khâm phố Nhà Chung.
11-03-2009, 03:56 PM
Phần "Bảo tòa" bằng gỗ một nhà thờ mới dựng lại ở Nam Định, chưa sơn son thếp vàng. Có thể thấy những hình uốn lượn ở dưới chân các cột, là tượng trưng cho cột Solomon.
Bảo tòa là nơi để tượng thờ, được trang trí đẹp nhất.
(Người ta bảo để hoàn thiện cái Bảo tòa này cần thêm nửa tỉ đồng nữa.)
11-04-2009, 11:24 PM
Tôi phải cảm ơn bạn đính chính ấy chứ. Quả thực cái này tôi đã nhầm, không phải vì thấy lễ Giáng sinh đông đâu, mà nghĩ là sự Bắt đầu thường được kỷ niệm quan trọng hơn sự "bắt đầu lại".
Qua topic này tôi cũng chỉ muốn chia sẻ hiểu biết của mình thôi, để những ai chưa biết thì có thể biết thêm. Đi du lịch châu Âu chẳng hạn, không biết về Kitô giáo thì có thể nói là mất nhiều lắm, vì không hiểu được bề sâu văn hóa của các công trình vật thể và phi vật thể.
Cá nhân tôi thấy không có hiểu biết về Kitô giáo là một thiếu sót khá lớn. Nhưng cũng đồng thời phải hiểu các tôn giáo khác nữa. Như người Công giáo hình như hầu hết đều hiểu sai về Tin Lành. Một người bạn tôi là Kitô hữu, cũng khá cởi mở, sống ở SG mà hoàn toàn chả hiểu gì về Tin Lành, cũng là một điều đáng tiếc.
***
Cũng nhân chuyện lễ Phục Sinh, tôi quan sát và muốn biết thử số lượng Kitô hữu ở Hà Nội có đông không, và dịp Phục Sinh là dễ quan sát nhất. Giáng Sinh thì quá đông, và không biết được bao nhiêu trong số đó là Kitô hữu. Chủ nhật thì cũng có nhiều người không đi lễ. Còn Phục sinh là Lễ trọng quan trọng nhất, thì chắc là các giáo dân phải về nhà thờ xem lễ rồi, mà người ngoại đạo thì chắc là không mấy ai biết để mà tụ tập như Noel.
Tôi đi qua 4 nhà thờ chính ở nội thành Hà Nội là nhà thờ Lớn, Cửa Bắc, Hàm Long, Hàng Bột, thì có thể thấy không được đông lắm. Lượng giáo dân trong nội thành Hà Nội rất khiêm tốn so với các vùng khác, và họ vào nhà thờ cũng rất bình thường, không có vẻ chuẩn bị, trang phục gì hơn so với các Chủ nhật thường. Điều này có lẽ khác với các giáo xứ toàn tòng.
Tôi biết trang này rồi. Tuy nhiên, theo tôi thấy tác giả của topic đó hầu như chỉ là đi copy and paste ảnh và thông tin từ các nơi khác về và tập hợp lại thôi. Những ảnh trong topic đó tôi đã từng thấy ở nhiều nơi khác. Do đó topic đó rất nhiều ảnh, nhưng chất lượng, kích thước ảnh không đều, lộn xộn.
Bên cạnh đó, cũng không giới thiệu được gì hơn về Thiên Chúa giáo, hoặc đặc trưng kiến trúc nhà thờ, thánh lễ,...
Hầu hết ảnh ở VN của tôi là ảnh tự tôi chụp, do đó khác topic kia nhiều lắm. Chẳng hạn như ảnh nhà thờ Kẻ Sở, tôi thử tìm khắp trên mạng, mà không đâu có chi tiết, tôi đã đến tận nơi chụp xem một lễ ở đó.
Tôi còn có một bộ ảnh nhà thờ gỗ cổ ở vùng ven biển, đảm bảo độc đáo, những website và forum (mà tôi đã tìm thử) chưa ở đâu có.
Với topic kia, tôi đánh giá cao công "sưu tập" chứ không được nhiều thông tin.
12-09-2009, 05:45 PM
Nói thêm một tí về cái ảnh trên. Nếu có máy tốt thì chắc người đang đi ở giữa cũng vẫn đen xì thế thôi, vì đó là một bà sơ, mặc đồ đen tuyền ạ.
________________________________
Nhà thờ Sở Kiện có một thứ đặc biệt nhất, đó là hai chiếc bồn đựng nước để giáo dân nhúng tay trước khi bước vào buổi lễ. Nước này có ý nghĩa là để thanh tẩy khi bước vào Nhà Chúa, và chiếc bồn thường làm bằng đá, chạm trổ đẹp đẽ.
Riêng tại nhà thờ Sở Kiện, thì hai bồn nước này được làm bằng hai chiếc vỏ của một con sò cực lớn, bề ngang đến 80 cm ! Bên trong, lớp xà cừ bóng loáng vì không biết bao nhiêu lượt người sờ tay trong suốt hơn trăm năm tồn tại.
Nhà chủng viện cũ đang là trường học
Nhà thờ Khoái Đồng, cạnh hồ Vị Xuyên, ngay trung tâm thành phố. Nhà thờ có mái vòm kiểu Tây Ban Nha thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam. Nhà thờ từng bị trưng dụng làm phân xưởng của nhà máy dệt Nam Định, rồi thành nhà kho, giờ đã trả lại cho Công giáo, tuy nhiên chưa sửa sang gì.
Ngoại trừ phần vòm còn chưa sụp, phần mái còn lại (dọc theo chiều dài) đã bị thủng, đổ vỡ hết. Tường bong tróc, cửa sổ bịt kín, trông rất điêu tàn. Có lẽ việc sửa lại nhà thờ cần chi phí rất lớn, chưa thể trùng tu được.
Kiến trúc nhà thờ Khoái Đồng khá riêng biệt, ít có ở VN. Đây là kiến trúc kiểu Phục Hưng, với mái vòm rất lớn hình tròn ở chính giữa, tháp chuông đứng lệch một bên ở cạnh cửa. Vì thế trên mạng có chỗ ghi là nhà thờ xây từ năm 1700. Chắc chắn là không thể xưa thế, vì đến 1866, sau lệnh Tha đạo của Tự Đức, thì mới có các nhà thờ lớn được xây dựng.
Cũng chưa tìm được tư liệu nào nói về lịch sử của ngôi nhà thờ có kiến trúc độc đáo này cả.
Ối giời, hỏi thế này thì có mà quá đánh đố ! Dân Hải Phòng mà cũng không biết thì tớ ở Hà Nội biết làm sao được. Bạn có thể dễ dàng qua đó hỏi người dân (tìm người già) là hỏi được mà.
Ngay trong nội thành Hà Nội ngoài nhà thờ Chính tòa, mấy nhà thờ xứ, còn 5 - 6 cái nhà thờ họ tớ cũng còn chưa biết hết nữa là.
Tuy vậy, qua ảnh chụp có thể thấy đây là một Nhà thờ xứ cũ, vì xung quanh còn các nhà xứ, hoặc tiểu chủng viện..., chứng tỏ nó đã từng có một vị thế không thường. Đất Hải Phòng trước thời "Chúa vào Nam" thì Công giáo cũng bao trùm hết, giới tư sản phần nhiều theo Công giáo cả.
16-02-2009, 01:55 PM
Đan viện là tu viện dành cho dòng Đan tu, một loại dòng tu chiêm nghiệm, tu không phải làm Linh mục. Các tu sĩ Đan tu gọi là Đan sĩ.
Toàn bộ quần thể của bạn viết là cái Đan viện, gồm nhiều công trình, trong đó Nhà thờ gạch chỉ là 1, là giáo đường của Đan viện. Trong đan viện còn có các nhà khác như nơi sống, học tập, chiêm nghiệm, nhà nguyện, nhà cứu tế... của các đan sĩ.
Khi mất được chôn trong lòng giáo đường là điều mong muốn của các giáo dân, vì thể xác được để trong Nhà của Chúa, linh hồn gửi ở Chúa. Nhưng thường chỉ được dành cho các tu sĩ cao cấp, vua chúa. Tu sĩ có lời thề khiêm nhường, nếu để đó có người khác bước lên cũng không sao. Người nào càng hạ thấp mình xuống thì sẽ càng được nâng cao lên trong Nước trời.
Tất nhiên là không nên dẫm lên đó, nhưng nếu vì vô ý mà dẫm lên thì cũng không sao. Các nhà thờ phương Tây nhiều khi toàn bộ nền nhà là mộ, đi kiểu gì cũng dẫm lên các tấm đá khắc tên người nằm dưới.
23-02-2009, 05:34 PM
Tối hôm qua, 22/2/2009, vị Hồng Y thứ tư của Việt Nam là Hồng Y Phaolô Giuse (Paul Joseph) Phạm Đình Tụng đã qua đời ở Hà Nội, thọ 90 tuổi. Vậy là hiện tại Việt Nam chỉ còn 1 vị Hồng Y là Phạm Minh Mẫn - Tổng giám mục TP. Hồ Chí Minh.
Không biết Hồng Y Phạm Đình Tụng sẽ được mai táng ở đâu, liệu có phải là dưới nền nhà thờ lớn Hà Nội như hai vị tiền nhiệm hay không?
Năm ngoái, lễ Đại thọ 90 tuổi của ông là cái mốc thời gian để tụ tập giáo dân và xảy ra vụ Tòa Khâm phố Nhà Chung.
11-03-2009, 03:56 PM
Phần "Bảo tòa" bằng gỗ một nhà thờ mới dựng lại ở Nam Định, chưa sơn son thếp vàng. Có thể thấy những hình uốn lượn ở dưới chân các cột, là tượng trưng cho cột Solomon.
Bảo tòa là nơi để tượng thờ, được trang trí đẹp nhất.
(Người ta bảo để hoàn thiện cái Bảo tòa này cần thêm nửa tỉ đồng nữa.)
11-04-2009, 11:24 PM
Allêluia
Tôi phải cảm ơn bạn đính chính ấy chứ. Quả thực cái này tôi đã nhầm, không phải vì thấy lễ Giáng sinh đông đâu, mà nghĩ là sự Bắt đầu thường được kỷ niệm quan trọng hơn sự "bắt đầu lại".
Qua topic này tôi cũng chỉ muốn chia sẻ hiểu biết của mình thôi, để những ai chưa biết thì có thể biết thêm. Đi du lịch châu Âu chẳng hạn, không biết về Kitô giáo thì có thể nói là mất nhiều lắm, vì không hiểu được bề sâu văn hóa của các công trình vật thể và phi vật thể.
Cá nhân tôi thấy không có hiểu biết về Kitô giáo là một thiếu sót khá lớn. Nhưng cũng đồng thời phải hiểu các tôn giáo khác nữa. Như người Công giáo hình như hầu hết đều hiểu sai về Tin Lành. Một người bạn tôi là Kitô hữu, cũng khá cởi mở, sống ở SG mà hoàn toàn chả hiểu gì về Tin Lành, cũng là một điều đáng tiếc.
***
Cũng nhân chuyện lễ Phục Sinh, tôi quan sát và muốn biết thử số lượng Kitô hữu ở Hà Nội có đông không, và dịp Phục Sinh là dễ quan sát nhất. Giáng Sinh thì quá đông, và không biết được bao nhiêu trong số đó là Kitô hữu. Chủ nhật thì cũng có nhiều người không đi lễ. Còn Phục sinh là Lễ trọng quan trọng nhất, thì chắc là các giáo dân phải về nhà thờ xem lễ rồi, mà người ngoại đạo thì chắc là không mấy ai biết để mà tụ tập như Noel.
Tôi đi qua 4 nhà thờ chính ở nội thành Hà Nội là nhà thờ Lớn, Cửa Bắc, Hàm Long, Hàng Bột, thì có thể thấy không được đông lắm. Lượng giáo dân trong nội thành Hà Nội rất khiêm tốn so với các vùng khác, và họ vào nhà thờ cũng rất bình thường, không có vẻ chuẩn bị, trang phục gì hơn so với các Chủ nhật thường. Điều này có lẽ khác với các giáo xứ toàn tòng.
Tôi biết trang này rồi. Tuy nhiên, theo tôi thấy tác giả của topic đó hầu như chỉ là đi copy and paste ảnh và thông tin từ các nơi khác về và tập hợp lại thôi. Những ảnh trong topic đó tôi đã từng thấy ở nhiều nơi khác. Do đó topic đó rất nhiều ảnh, nhưng chất lượng, kích thước ảnh không đều, lộn xộn.
Bên cạnh đó, cũng không giới thiệu được gì hơn về Thiên Chúa giáo, hoặc đặc trưng kiến trúc nhà thờ, thánh lễ,...
Hầu hết ảnh ở VN của tôi là ảnh tự tôi chụp, do đó khác topic kia nhiều lắm. Chẳng hạn như ảnh nhà thờ Kẻ Sở, tôi thử tìm khắp trên mạng, mà không đâu có chi tiết, tôi đã đến tận nơi chụp xem một lễ ở đó.
Tôi còn có một bộ ảnh nhà thờ gỗ cổ ở vùng ven biển, đảm bảo độc đáo, những website và forum (mà tôi đã tìm thử) chưa ở đâu có.
Với topic kia, tôi đánh giá cao công "sưu tập" chứ không được nhiều thông tin.
12-09-2009, 05:45 PM
30-09-2009, 10:48 PM
Theo tôi biết thì Satan hiện hình thành nhiều hình dạng, không nhất thiết là con rắn. Khi xúi Evà ăn Trái cấm thì hiện hình là con rắn, nhưng không phải lúc nào cũng là con rắn.
Ngược lại, hình ảnh con rắn không phải lúc nào cũng là Satan độc ác. Chẳng hạn như khi Moses chữa bệnh cho người Do Thái ông đã đúc một con rắn bằng đồng treo lên gậy, ai nhìn thấy con rắn đó thì khỏi bệnh. Như thế hình tượng con rắn của Moses không phải là Satan xấu xa.
Trong sách Khải Huyền có đề cập đến ngày Tận thế, khi đó Satan hiện hình thành con rồng (dragon) phun lửa. Đây là con rồng kiểu châu Âu, kiểu con mãng xà có cánh chứ không phải con rồng châu Á. Và một Người Đàn Bà chiến thắng Con Rồng, tượng trưng Đức Mẹ chiến thắng Satan.
Như thế Con rắn là hiện hình của Satan thời Sáng thế, còn Con rồng là hiện hình thời Tận thế.
Hình ảnh Đức Mẹ bế Chúa hài đồng giết con rồng được thể hiện ở nhiều nơi. Tiêu biểu là bức tượng đứng trước Nhà thờ lớn Hà Nội. (ảnh sưu tập, tôi vốn có một loạt ảnh chụp bức tượng này, nhưng tìm ko nhanh bằng lấy trên mạng).
25-12-2009, 11:39 PM
Với mục đích chính là chia sẻ về Du Lịch, thì chủ đề này có lẽ là một chủ đề khó nhai và ít hấp dẫn với đa số các bạn thành viên, do đó viết cho phù hợp cũng khá khó. Mục đích của tôi là chia sẻ về Thiên Chúa giáo để khi du lịch đến các nơi, có thể hiểu được phần nào văn hoá Kitô giáo, hiểu được hình ảnh, phong tục, lễ nghi trong các nhà thờ...
Nhưng bên cạnh đó còn là hiểu một phần nào về các ngôi nhà thờ trên đất Việt Nam, để khi thấy hình ảnh cây thập giá, có thể có chút liên hệ nào đó với lịch sử nước nhà...
Tôi sẽ dành thời gian viết cho topic này...
Theo tôi biết thì Satan hiện hình thành nhiều hình dạng, không nhất thiết là con rắn. Khi xúi Evà ăn Trái cấm thì hiện hình là con rắn, nhưng không phải lúc nào cũng là con rắn.
Ngược lại, hình ảnh con rắn không phải lúc nào cũng là Satan độc ác. Chẳng hạn như khi Moses chữa bệnh cho người Do Thái ông đã đúc một con rắn bằng đồng treo lên gậy, ai nhìn thấy con rắn đó thì khỏi bệnh. Như thế hình tượng con rắn của Moses không phải là Satan xấu xa.
Trong sách Khải Huyền có đề cập đến ngày Tận thế, khi đó Satan hiện hình thành con rồng (dragon) phun lửa. Đây là con rồng kiểu châu Âu, kiểu con mãng xà có cánh chứ không phải con rồng châu Á. Và một Người Đàn Bà chiến thắng Con Rồng, tượng trưng Đức Mẹ chiến thắng Satan.
Như thế Con rắn là hiện hình của Satan thời Sáng thế, còn Con rồng là hiện hình thời Tận thế.
Hình ảnh Đức Mẹ bế Chúa hài đồng giết con rồng được thể hiện ở nhiều nơi. Tiêu biểu là bức tượng đứng trước Nhà thờ lớn Hà Nội. (ảnh sưu tập, tôi vốn có một loạt ảnh chụp bức tượng này, nhưng tìm ko nhanh bằng lấy trên mạng).
Phượt thủ
25-12-2009, 11:39 PM
Noel
Với mục đích chính là chia sẻ về Du Lịch, thì chủ đề này có lẽ là một chủ đề khó nhai và ít hấp dẫn với đa số các bạn thành viên, do đó viết cho phù hợp cũng khá khó. Mục đích của tôi là chia sẻ về Thiên Chúa giáo để khi du lịch đến các nơi, có thể hiểu được phần nào văn hoá Kitô giáo, hiểu được hình ảnh, phong tục, lễ nghi trong các nhà thờ...
Nhưng bên cạnh đó còn là hiểu một phần nào về các ngôi nhà thờ trên đất Việt Nam, để khi thấy hình ảnh cây thập giá, có thể có chút liên hệ nào đó với lịch sử nước nhà...
Tôi sẽ dành thời gian viết cho topic này...