Thứ Ba, 9 tháng 12, 2008

Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và ... (2)

TOPIC GỐC

21-12-2008, 11:04 AM

Sáng thế ký (Genesis)

Và những dòng đầu tiên của Kinh Cựu Ước, bộ kinh sách của người Do Thái cổ viết bằng tiếng Hebrew là về việc Thượng đế (Thiên Chúa) tạo ra thế giới trong một tuần 7 ngày:

- Đầu tiên tất cả trống rỗng, tối tăm, chưa có gì
- Thiên Chúa tạo ra ánh sáng, tạo ra khái niệm Ngày và Đêm, là ngày thứ nhất.
- Ngày thứ hai tạo ra bầu trời
- Ngày thứ ba tạo ra mặt đất, biển cả, và cây cối
- Ngày thứ tư tạo ra Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao trên trời
- Ngày thứ năm tạo ra các loài vật
- Ngày thứ sáu tạo ra người đàn ông: Adam - theo hình dạng Thiên Chúa
- Ngày thứ bảy để nghỉ ngơi.

Do ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ ngơi, cho nên người Do Thái cũng phải nghỉ ngơi, và dành ngày đó cho việc thờ phụng Thiên Chúa, gọi là Sabát(sabbath). Và chu kỳ 7 ngày này đã theo người Do Thái từ khoảng 2000 năm trước CN đến tận bây giờ không đứt đoạn, dù họ ở bất kỳ nơi đâu, dùng bất kỳ loại lịch nào, thì cứ sau 7 ngày lại đến ngày của Chúa Jehovah.


Thiên Chúa sáng tạo thế giới - tranh Aivazopski

Last edited by Chitto; 25-02-2012 at 01:41 PM.

Ngày Mặt Trời

Người Do Thái (và Do Thái giáo) không phải là dân tộc duy nhất theo chu kỳ 7 ngày của Babylon. Người Hy Lạp, và người La Mã cũng dùng chu kỳ 7 ngày cho lịch của họ từ rất lâu trước khi Thiên Chúa giáo hình thành. Cùng với sự bành trướng của La Mã, các vùng đất quanh Địa Trung Hải đều theo chu kỳ 7 ngày.

La Mã không đánh thứ tự các ngày, mà gọi theo nghĩa gốc là tên các thiên thể, cũng là tên các vị thần Hy Lạp - La Mã:

Ngày Mặt Trăng (Moon) - Monday
Ngày Sao Hỏa (Mars) - tiếng Anh đổi là thần Tyr - Tuesday
Ngày Sao Thủy (Mercury) - tiếng Anh đổi là thần Wooden - Wednesday
Ngày Sao Mộc (Jupiter) - tiếng Anh đổi là thần Thor - Thusday
Ngày Sao Kim (Venus) - tiếng Anh đổi là thần Frige - Friday
Ngày Sao Thổ (Saturn) - Saturday
Ngày Mặt Trời (Sun) - Sunday

và La Mã thường lấy Ngày Mặt Trời để tổ chức các sự kiện lễ hội của họ. Đến thế kỷ 4 khi Thiên Chúa giáo chính thức được công nhận, thì Hoàng đế La Mã chọn Ngày Mặt Trời làm ngày thờ Thiên Chúa, dù rằng theo chu kỳ Do Thái thì ngày Sabát thờ Chúa Jehovah rơi vào ngày Sao Thổ.

Và phương Tây cũng chia thành hai trường phái: lấy Ngày Mặt Trời làm ngày cuối cùng của tuần; và lấy Ngày Mặt Trời làm ngày đầu tiên của tuần.

Người Việt Nam xưa không dùng tuần 7 ngày, mà tuần là 10 ngày hoặc 9 ngày tùy theo tháng đủ hay thiếu.

Những người truyền giáo đầu tiên vào Việt Nam và đặt chữ Quốc ngữ là các giáo sĩ Bồ Đào Nha, khi đó theo truyền thống lấy Ngày Mặt Trời làm ngày đầu tiên của tuần, do đó đã đặt tên các ngày trong tuần bằng cách đánh số thứ tự:

- Ngày Mặt Trời, ngày thứ Nhất là ngày của Chúa - Chúa nhật, sau đổi là Chủ nhật
- Ngày Mặt Trăng là Thứ Hai, rồi Thứ Ba, Thứ Tư,...

Quy tắc này trở thành chuẩn trong Tiếng Việt thời tiếp nhận phương Tây. Tuy nhiên sau khi các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha rút đi, thì người Pháp tiến vào và chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Người Pháp theo truyền thống Ngày Mặt Trăng là đầu tuần, và Ngày Mặt Trời là cuối tuần.

Và một kết quả của việc hai truyền thống đó cùng có mặt ở Việt Nam là không có Thứ Nhất, và câu hát trẻ con mà ai cũng biết: Thứ Hai là ngày đầu tuần....


Vườn Địa đàng

Kinh thánh Thiên Chúa giáo kể rằng Adam được tạo ra giống Thiên Chúa, cho thấy Thiên Chúa là một người đàn ông !

Sau đó Thiên Chúa rút một xương sườn cùng bùn đất tạo ra Eva, hai người đầu tiên, và được "thả" trong một khu vườn Địa đàng gọi là Eden. Căn cứ vào cách miêu tả vị trí của Eden trong Kinh thánh, người ta có thể đoán được vị trí của nơi đó là ở khu vực Lưỡng Hà, trên đất Iraq ngày nay. Gọi là "thả" cũng không quá, vì khi đó hai người sống hồn nhiên, không có nhận thức gì hết.

Trong vườn có hai Cây mà Chúa cấm ăn là cây Tri Thức và cây Sự Sống. Ăn quả cây Tri thức thì sẽ nhận biết được tốt xấu đúng sai, ăn quả cây Sự Sống thì sẽ trường sinh.

Khi đó con Rắn, hiện ra là một sinh vật đẹp đẽ (chứ không xấu xí như bây giờ), đã xui Eva ăn quả cây Tri Thức, và nàng ta lại tiếp tục xúi Adam hái xuống cho cả hai ăn. Thế là họ đã "ăn trái cấm" và biết phân biệt đúng sai, tốt xấu. Vì thế họ nhận ra mình khỏa thân là điều đáng xấu hổ, nên dấu mình trong bụi cây, và Chúa nhận ra ngay lỗi lầm đó của họ.

Vì tội đã không nghe lời, mà dám ăn Trái Cấm, Adam - Eva và hậu duệ là loài người đều mắc phải Tội lỗi với Thiên Chúa, gọi là Tội tổ tông truyền, hay Nguyên tội (Original Sin). 

Đến bây giờ thì đa số người không theo TCG hiểu nhầm "ăn trái cấm" với nghĩa khác hoàn toàn .

Và Trái cấm đó hình dạng ra sao, cũng không có miêu tả, thế nhưng rồi toàn tưởng tượng Trái Cấm sẽ là Trái táo...

23-12-2008, 10:07 PM


Do phạm tội, mà lại là từ việc do con rắn xúi giục, nên rắn bị biến thành xấu xí và là kẻ thù của loài người. Eva phải chịu nỗi khổ của người phụ nữ khi sinh nở, Adam phải làm lụng để nuôi vợ con nheo nhóc của mình cho đến khi không làm được nữa thì thôi. Và cả hai bị đuổi khỏi vườn Địa Đàng xinh đẹp kia, lại còn mang tội vĩnh viễn (vì thế con cháu mới có lễ Rửa tội ngay từ khi mới sinh ra).

Cũng do chưa kịp ăn quả cây Sự Sống, nên họ không sống lâu mãi được, nhưng chắc cũng có ngửi thử tí rồi, nên sống đến gần một nghìn tuổi cơ, con cháu đông đúc khắp mặt đất.

Lần theo mốc thời gian trong Kinh thánh, thì sự kiện vườn Eden là vào khoảng 4 nghìn năm trước Công nguyên (có tài liệu tính kiểu khác thì ra khoảng 15 nghìn năm TCN).

Câu truyện lại còn gợi mở một số điều để các nhà Thần học TCG về sau khai thác, như sự xuất hiện của các Thiên thần, và con rắn là hiện thân của Satan, mà cả Satan và thiên thần đều có trước thế giới.


Adam và Eva bị đuổi khỏi Eden, tượng của Rodin.
(Rodin là một điêu khắc gia bậc thầy, rất nổi tiếng, người Pháp. Tớ rất thích tượng của tác giả này.)



Trong Kinh thánh còn nhiều câu truyện đã dần trở thành kinh điển:

Đại hồng thủy và ông Noê (Noah), và Cầu vồng là dấu hiệu giao ước rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ làm vậy nữa. Đây là giao ước có chữ ký đầu tiên.

Tháp Babel: loài người sinh sôi đông đúc, và muốn làm một cái tháp thật cao lên đến tận trời. Họ xây tháp cao mãi, cao mãi. Thiên Chúa thấy điều đó là không hay nên đã biến ra mỗi người nói một thứ tiếng khác nhau, để không ai hiểu ai được nữa. Và thế là tháp không thể hoàn thành (nhưng lại có bác Babel trong này thì vẫn hoàn thành).

Trên thực tế, các nhà khảo cổ cho rằng tháp Babel đã từng có thật, là ngôi tháp cao nhất của thành phố Babylon cổ đại, cao đến hơn trăm mét. Với thời đó thì ngọn tháp đó là vĩ đại nhất rồi.


Tổ phụ Abraham

Quay trở lại với thần thoại Do Thái đã được viết thành Kinh Do Thái, và trở thành Kinh Cựu Ước của Kitô giáo.

Với phần kinh Do Thái này, tôi dùng "Thần Jehovah" - tên của Thượng đế Duy nhất. Khi sang đến giai đoạn Kitô giáo thì mới gọi là Thiên Chúa.

Sau khi loài người tản mát ra khắp mặt đất, thì bỗng một hôm, một người là ông Abram được Thượng đế - Thần Jehovah đặc biệt ưu ái gọi riêng ra và bảo ông rời quê hương đến một nơi mà Thần hứa sẽ ban cho ông và con cháu đời sau, nơi đó gọi là Đất Hứa, đồng thời đổi tên ông thành Abraham.

Người Do Thái tôn ông Tổ phụ của dân Do Thái, từ khi là người du mục cho đến khi định cư và thành lập quốc gia. Người Ả Rập cũng tôn ông là tổ phụ dân Ả Rập. Người Kitô giáo cũng tôn ông làm Tổ phụ của các Tiên tri, là người được làm bạn với Thiên Chúa; nhưng không có cuốn kinh nào giải thích tại sao chỉ riêng ông Abraham là được Chúa chọn, mà không phải người khác??

Và họ chỉ nói rằng: loài người không thể hiểu hết được ý muốn của Thiên Chúa, nên cứ chấp nhận thế đi.

Cũng vì cả Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo đều lấy Abraham làm Tổ phụ, nên ba Độc thần giáo này còn được gọi chung là Tôn giáo khởi phát từ Abraham.

Khi Abraham "nghe lời hứa", rời bỏ thành phố Ur của xứ Babylon để làm dân du mục, thì các nền văn minh Babylon, Ai Cập đã rất rực rỡ rồi. Kinh thánh cũng ghi rằng ông đã đến tận Ai Cập, khi đó đã có vua, và quanh vùng đất mà ông du cư, cũng đã có các vương quốc cổ giao tranh, các thành phố phát triển.

So với các vương quốc đã phát triển khi đó, Tổ phụ Abraham chỉ là một tộc trưởng du mục lang thang từ đất này sang đất kia. Đó là vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên.

Bộ kinh Do Thái - chính là Cựu Ước của Kitô giáo - được ghi chép chính thức khoảng 700 năm Trước Công nguyên. 

Dễ dàng thấy rằng bộ kinh Do Thái chỉ quan tâm đến duy nhất dân tộc Do Thái. Do đó Thần Giêhôva - khi đó cũng chỉ mang tính chất một vị thần của riêng một dân tộc. Vị thần này chỉ quan tâm chăm sóc, thưởng phạt, dạy dỗ, và đòi hỏi sự cúng tế quỳ lạy của dân tộc Do Thái, mà không thấy nói gì đến các dân tộc khác (dù rằng cùng là con cháu Adam Eva cả).

Bộ kinh Do Thái giáo này có vẻ giống một bộ Huyền sử của người Do Thái, và cũng là linh hồn của dân tộc này, khiến cho họ đi đâu cũng gắn kết thành một khối, một Dân tộc được Giêhôva chọn, một dân tộc tôn quý hơn tất cả trong mắt Thần Giêhôva.

Mặc dù các tôn giáo sau như Kitô giáo, Hồi giáo cũng sử dụng kinh Do Thái là một phần không thể thiếu cho Độc thần luận của mình, nhưng luôn thoát ly ý tưởng rằng Jehovah (Giêhôva) là Thần riêng của người Do Thái. Người Kitô giáo đã nâng Thần Jehovah thành Thiên Chúa, người Ả Rập nâng lên thành Đấng Allah, là Thượng đế của mọi dân tộc, mọi người trên thế giới, mà trước tiên là của riêng tín đồ đồng giáo.


Abraham - bạn của Thần Giêhôva - được coi là Giáo trưởng đầu tiên của cả Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo.

Tổ phụ Abraham có con trai đầu lòng tên là Ismael (Ítmaen) với người hầu gái, nhưng bà vợ cả bắt ông phải đuổi hai mẹ con đi vào trong hoang mạc, từ đó sinh sôi thành các dân tộc khác, nhưng không được coi là dòng dõi chính thống của Abraham.

Rồi bà vợ cả sinh con trai là Isaac (Isắc). Nhưng Thần Giêhôva yêu cầu ông Abraham phải giết con trai mình để hiến tế máu cho Thần giống như ông từng hiến tế các con vật dê, cừu. Abraham đã ngoan ngoãn vâng lời Thần, nhưng khi vung dao lên thì một Thiên sứ hiện ra bảo đó là Thần Giêhôva thử lòng ông, qua đó Thần càng tin tưởng ở sự trung thành của ông hơn, chắc chắn hứa rằng hậu duệ của ông, của Isaac sẽ được Thần coi sóc, và sẽ có được đất Canaan màu mỡ để sinh sống. Đất Hứa đó chính là vùng Israel và Palestin ngày nay.

Người Ả Rập thì cho rằng Ismael mới là người ông Abraham đem đi hiến tế, và Ismael là tổ tiên người Ả Rập, và do đó Hồi giáo mới là chính thống của dòng dõi Abraham. Nơi Abraham hiến tế chính là Tảng đá khởi thủy ở Núi Đền - Jerusalem, nơi họ dựng ngôi đền mái vàng nổi tiếng.


Ngôi đền ở Jerusalem, nơi người được coi là đặt đúng tại Bàn thờ đầu tiên thờ Giêhôva vào 2000 năm trước Công nguyên


Trên tảng đá này, Abraham đã suýt giết con trai (Ismael hoặc Isaac, tùy tôn giáo) để hiến tế. Đây cũng được tin là tảng đá đầu tiên mà Thần Giêhôva tạo ra, vì vậy gọi là Tảng đá Khởi thủy (Foundation rock)





Mặc định

Kinh Do Thái kể rất dài dòng những truyền thuyết về các mối quan hệ họ hàng dòng tộc, các cuộc tranh giành giữa các bộ tộc trong thảo nguyên và Đất Hứa. Truyền thuyết được tập trung là chuyện Isaac lấy vợ, sinh con. Người con trai đó vốn tên là Giacop được Thần Giêhôva gọi là Israel, do đó tên chính thức dân tộc Do Thái là dân Israel.

Israel có 12 con trai, người con trai áp út của Israel tên là Giuse được cha rất mực chiều chuộng yêu quý, nên bị các anh ghen ghét. Một lần đi thăm các anh, Giuse bị các anh bán làm nô lệ, và về nói với cha rằng đã bị thú dữ ăn thịt.

Nhưng tại Ai Cập, Giuse vì có tài đoán mộng chính xác nên cuối cùng được Pharaon Ai Cập phong cho làm Tể tướng, quyền uy rất lớn. Cũng khi đó tại Đất Hứa hạn hán đi kèm nạn đói xảy ra. Gia tộc Israel phải sang Ai Cập mua thóc lúa, tại đây, sau nhiều thử thách, Giuse đã tha thứ cho các anh. Và cả bộ tộc Israel kéo nhau sang Ai Cập sinh sống dưới sự bảo trợ của Giuse.

Mười hai gia tộc hậu duệ của 12 ngươi con trai Israel sinh sôi nảy nở ở Ai Cập, trở thành chi tộc Do Thái, luôn được nhắc đến trong kinh thánh.

Lúc này người Do Thái đã rời bỏ Đất Hứa mà Thần Giêhôva đã hứa hẹn, để gần nghìn năm sau mới có thể quay lại. Và cũng kết thúc Sách Khởi nguyên, hay Sáng Thế ký.

Vậy là dân Do Thái du mục đến định cư tạm thời trên đất Canaan, nhưng rồi lại rời đi, và còn nhiều lần bị đuổi đi nữa. Thời gian họ ở trên Đất Hứa thực sự rất ít ỏi. Tuy nhiên đến bây giờ họ vẫn luôn tin tưởng vào lời hứa của vị Thần Giêhôva cho riêng dân tộc mình.

Nếu theo các địa danh ghi trong Kinh Hebrew, thì con đường mà Abraham rời bỏ quê hương để đến Đất Hứa là như sau:


Có thể thấy đó là hành trình của một bộ lạc du mục dắt theo các đoàn gia súc, luôn men theo các dòng sông, nguồn nước để tìm một nơi định cư tốt hơn. Cuối cùng họ đã chọn vùng đất nằm giữa Biển Chết và Địa Trung Hải làm nơi dừng chân. Tuy nhiên khi Abraham đến đây, thì vùng đất này đã có chủ, là các bộ tộc định cư, các tiểu vương quốc với thành thị đã hình thành. Do đó bộ lạc của Abraham không dễ dàng có được các mảnh đất tốt. 

Nạn hạn hán và đói kém đã buộc bộ lạc du mục này phải di cư tiếp tục sang đất Ai Cập và chấp nhận làm một dân tộc thiểu số trong lòng đế quốc Ai Cập khi đó đang ở đỉnh cao của các triều đại thời Trung Vương quốc (Middle Kingdom).

06-01-2009, 05:46 PM





Moses

Người Do Thái đã định cư tại Ai Cập chính xác bao lâu thì Kinh Hebrew không nói rõ. Về sau ước tính theo lịch sử là khoảng trên 400 năm. Lúc này từ mấy chục người con cháu Abraham đã sinh sôi nảy nở thành trên 600 ngàn dân. Nhưng người Do Thái không còn được coi trọng nữa, mà do là dân ngụ cư, họ bị người Ai Cập coi như nô lệ hạ đẳng.

Đó là thời đại của Moses, người mà "Chúa biết tên và giáp mặt".

Moses xuất thân Do Thái, nhưng được nuôi dưỡng trong gia đình quý tộc Ai Cập nên được dạy dỗ cẩn thận. Do giết một người Ai Cập, ông trốn vào vùng bán đảo Sinai rồi lấy vợ ở đây. Tại núi Sinai, ông đã chứng kiến một cảnh kỳ lạ: Một bụi cây gai bốc cháy nhưng không hề bị thiêu rụi, và đó chính là Thần Giêhôva thị hiện, nói chuyện với ông. Thần Giêhôva đã tỏ cho ông thấy mình là Thượng đế tạo dựng trời đất, và tự xưng "Ta là Đấng Tự hữu và Hằng hữu" - hay có sách viết là "Ta là Đấng Hiện hữu" (I am that I am). Thần Giêhôva yêu cầu Moses đưa dân Do Thái quay lại Đất hứa xưa kia để thực hiện lời hứa với tổ tiên của Moses.

Sau nhiều năm vắng bóng và ít được nhắc đến trong cộng đồng Do Thái, vị Thượng đế của người Do Thái đã quay trở lại qua lời của vị Ngôn sứ vĩ đại nhất, người thường xuyên được nói chuyện và giáp mặt với Giêhôva: Moses.

Chính Moses là người viết lại 5 sách đầu của Kinh Hebrew, đặt ra các luật lệ cực kì chi tiết cho dân Do Thái, mà ông bảo do Giêhôva đặt. LờiGiao ước giữa dân Do Thái và Giêhôva được xác định với nguyên tắc sòng phẳng: Chừng nào người Do Thái còn thờ cúng và tin tưởng vào Giêhôva, họ còn được hưởng phúc lành từ Thần. Mỗi khi có tai họa đến, kinh Hebrew đều giải thích là do đã không thực hiện lời giao ước kia.

Moses yêu cầu Pharaon Ai Cập để dân Israel đang sống đời nô lệ rời đi, nhưng không được chấp nhận. Để thể hiện quyền năng của mình và buộc Pharaon phải đổi ý, Thần Giêhôva đã giáng xuống 10 tai họa trên toàn cõi Ai Cập, chỉ trừ khu vực người Israel sống:
- Nước sông Nil biến thành máu - Nạn Ếch nhái - Nạn Muỗi mòng 
- Nạn Ruồi nhặng - Dịch bệnh - Nạn Ung nhọt ghẻ lở
- Mưa đá - Nạn châu chấu - Bóng tối bao trùm ba ngày
- Và tai họa thứ 10 khủng khiếp nhất: Tất cả các con đầu của đất Ai Cập đều bị giết chết, từ con trai Pharaon đến con người nô lệ, kể cả con các súc vật.

Đêm của tai họa thứ 10 gọi là đêm Vượt Qua (Pass Over), đêm Thần Giêhôva bay qua trên đất Ai Cập. Đến lúc này thì người Ai Cập thậm chí tặng của cải để người Israel rời đi. Thần Giêhôva hóa ra một cột lửa ban đêm và cột mây ban ngày để dẫn đường hướng đến bờ Biển Đỏ.

Tuy nhiên Pharaon lại mang quân truy sát đoàn người. Lần này Moses theo lời Thần Giêhôva đã nâng cây gậy trên mặt Biển Đỏ: Biển rẽ ra làm hai cho đoàn người Do Thái đi qua, và khi đoàn quân Ai Cập đuổi theo thì nước ập vào chôn vùi toàn bộ.

Hình ảnh Moses rẽ Biển Đỏ được nhắc lại rất nhiều trong các giai thoại tôn giáo, như là bằng chứng của quyền năng Thiên Chúa đã ban cho Ngôn sứ của Ngài.


Có người liên tưởng truyền thuyết trên với việc lụt lội ở Hà Nội tháng 11, xảy ra sau vụ Thái Hà và Tòa Khâm. Khi đó tôi đã viết rằng : "Nếu God là có thật và điều đó là do God tạo ra, thì có thể thấy rằng God là nhỏ mọn, độc ác và tàn bạo".Thần Giêhôva sẵn sàng giáng tai họa xuống cho dân tộc, đất nước khác vì Thần chỉ yêu quý mỗi dân Do Thái mà thôi. 



Tranh vui về đề tài rẽ nước biển

Moses đi câu


Moses và thi Olympic


Moses quảng cáo bảo vệ môi trường biển




Mười điều răn

Sau khi vượt Biển ĐỏMoses dẫn đoàn người Do Thái không đi thẳng về Đất hứa mà lại vòng xuống phía nam, đến núi Sinai, nơi Thần Giêhôvađã gọi ông đến. Ông lên núi để nói chuyện với Thần, và Thần đã giao cho ông các điều răn. Các điều răn nguyên thủy theo kinh Hebrew rất dài dòng, về sau được ngắn gọn lại thành:

1. Giêhôva là Thiên Chúa, là Thần duy nhất, không được có Thần nào khác
2. Không được thờ lạy bất cứ ngẫu tượng nào
3. Không được kêu danh Thiên Chúa một cách bất cẩn
4. Phải giữ ngày Sabbath (ngày thứ bảy) làm ngày nghỉ
5. Thờ kính cha mẹ
6. Không giết người
7. Không gian dâm
8. Không trộm cắp
9. Không làm chứng dối hại người
10.Không tham lam của cải của người khác.

Theo kinh thánh, đích thân Giêhôva đã dùng ngón tay viết những điều này lên 2 tấm đá để Moses mang xuống như là bản Giao Ước. Chừng nào dân Israel còn tuân theo 10 điều răn, thì Giêhôva còn là Thần Bảo hộ cho họ.

Nhưng khi Moses xuống núi, thì dân Do Thái - vốn đã lâu quen sống ở Ai Cập và thường xuyên thờ lạy các vị thần Ai Cập có hình thú vật - đã đúc một con bò vàng và thờ lạy nó. Moses vô cùng tức giận đã đập tan hai phiến đá Giao ước kia, trừng phạt những kẻ sai đường. Ông phải làm lại hai phiến đá khác khắc mười điều răn.

Đồng thời ông cũng tạo dựng nơi thờ cúng Giêhôva: Làm một cái rương bằng vàng có thể di chuyển, trong đặt hai phiến đá, gọi là Khám giao ước hay Hòm bia (Ark of Convennant), đậy bằng Nắp xá tội có hình hai vị thần có cánh. Khám giao ước được đặt trong một căn lều gọi là Lều trướng hay Nhà tạm, ngăn bởi tấm trướng, bên trong gọi là nơi Cực thánh (Holy of Holies), bên ngoài để đồ thờ cúng gồm chân đèn, bàn thờ, gọi là Nơi thánh. Lễ vật cúng Giêhôva là hỏa thiêu các súc vật như chiên, bò,... trên ngọn lửa bàn thờ.

Núi Sinai trở thành Núi thánh thiêng liêng, người Do Thái không được bước chân lên núi ngoại trừ Moses, vì đó là nơi Giêhôva ngự.

Có hai bộ phim liên quan đến câu truyện này mà tôi đã xem, là "Mười điều răn" (ten commandments) và Indiana Jones tập "Chiếc rương thánh tích" (Raiders of the lost Ark).

Bộ phim Mười điều răn mô tả lại chi tiết và sinh động cuộc đời của Moses từ khi là con nuôi của Pharaoh cho đến khi qua đời mà vẫn chưa được đặt chân vào Đất Hứa.

Còn trong bộ phim Indiana Jones tập đầu tiên, Jones đã đi tìm chiếc Rương thánh tích, chính là cái Khám giao ước chứa các điều răn của Chúa. Cuối cùng Jones tìm thấy nó ở Ai Cập, và dưới đây là cảnh lấy cái Khám giao ước ra khỏi bệ đá cất dấu nó hơn hai nghìn năm. Cái rương có đòn xỏ vào để dễ dàng mang đi theo chuyến du hành của người du mục, bên trên là hai vị thần có cánh che cho nắp rương, bên trong là những thánh tích thiêng liêng có quyền năng đặc biệt.



 15-01-2009, 09:44 AM

Tiếp chuyện Kinh thánh

Quay lại với ông Moses dẫn dắt dân Israel đi khỏi Ai Cập...

Tại núi Sinai thần thánh, Moses đã đặt ra các điều luật cho dân Do Thái, quy định chi tiết kĩ lưỡng đến từng việc như cách ăn mặc, lễ bái,... và tiến hành điều tra dân số. Bộ luật này còn được dân Do Thái nghiên cứu và áp dụng đến tận ngày nay, như việc cấm ăn thịt lợn.

Đường trở về Đất Hứa muôn vàn gian nan, và nhiều lần dân Do Thái đã không còn lòng tin vào Thần Giêhôva, oán trách Moses và muốn quay lại Ai Cập, khiến Thần nổi giận. Và cũng nhiều lần Moses lại phải thay mặt đám dân yếu ớt lòng tin cầu xin với Thần để Thần không hủy diệt dân này. Nhưng Thần Giêhôva đã truyền rằng tất cả những ai rời khỏi Ai Cập ngày ấy sẽ không vào được Đất Hứa, kể cả Moses, và chỉ trao đất ấy cho con cháu họ.

Thế là dân Do Thái phải lang thang du mục trong bán đảo Sinai trong suốt hơn 40 năm, nhiều lần tiến đến gần Đất Hứa nhưng rồi lại bị đánh đuổi và quay vào sa mạc. Moses cũng đã từng đứng trên núi nhìn vào vùng đất đó nhưng không thể đặt chân. Ông qua đời ở tuổi 120 và truyền lại vai trò tư tế cho đời sau.

Khi tất cả những người rời khỏi Ai Cập trước kia đã chết hết, con cháu Do Thái mới tiến hành chiến tranh thắng lợi, chiếm được nhiều vùng đất tại Israel ngày nay, thiết lập cuộc sống định cư lâu dài, và tôn thờ Thần Giêhôva.

Trong suốt những năm đó, hai phiến đá ghi những Điều Răn vẫn nằm trong Khám giao ước, đặt trong Lều Trướng và du hành cùng dân Do Thái, chứ chưa có một ngôi đền nào được xây dựng.



 Định cư ở đất Canaan

Vùng Đất Hứa bấy giờ có tên là Palestine, do các dân tộc khác đã sinh sống, định cư lâu đời rồi, thậm chí có những dân tộc có từ thời trước khi Abraham đến đây.

Nhưng dân du mục Do Thái - khi đó đã thiện chiến hơn nhiều - đã đến đánh đuổi đi để chiếm lấy đất, với lý rằng đó là đất mà Thần Giêhôva đã hứa ban cho. Sau nhiều năm giao tranh, người Israel đã chiếm được nhiều mảnh đất, và phân chia ra thành 12 chi tộc trên 12 vùng đất. Nhưng xung quanh vẫn là các dân tộc khác, lúc mạnh lúc yếu, nhưng chiến sự thì liên miên kéo dài hàng trăm năm. Ngay cả các chi tộc Israel bấy giờ cũng mâu thuẫn và gây chiến với nhau. Mỗi chi tộc có tộc trưởng thủ lĩnh, các trưởng lão riêng chưa thống nhất. Tuy vậy họ đều kính thờ Thần Giêhôva.


Con đường dân Israel đã đi từ Ai Cập về đất Giêrikhô (thuộc Palestine).



04-03-2009, 03:00 PM

Tiếp chuyện Kinh Thánh...

... Tiếp tục Kinh thánh của Thiên Chúa giáo...

Mười hai chi tộc Israel định cư trong đất Canaan, Đất Hứa của Thần Jehovah đã giao ước, nhưng họ thường xuyên phải đánh nhau với các dân tộc khác cũng cùng trên đất đó, và thậm chí là đánh lẫn nhau nữa. Thời bấy giờ họ chưa là một quốc gia, và vẫn chỉ là hình thức văn hóa Bộ tộc, những người có quyền lực nhất là các Thủ lĩnh của các bộ tộc, và các "Thẩm phán" - những người già cả được cho là nắm rõ luật của Moses để xử án cho dân chúng.

Kinh thánh kể rằng đến ngày nọ, người dân Israel thấy cần có một vị Vua cho dân tộc mình, giống các dân tộc khác, để lãnh đạo. Một vị Tiên tri già đã ngăn cản điều đó, nhưng cuối cùng, thuận theo ý dân chúng, ông đã chọn chàng trai Saul (Sa-un) làm vua, và "Xức dầu" lên đầu chàng để làm vua Israel. 

Israel đã thống nhất thành một quốc gia sơ khai. Truyền thống "Xức dầu" trở nên chính thống là để "làm vua". Chữ Christ trong tên Chúa Jesus Christ (Giêxu Kitô) cũng có nghĩa là "Đấng được xức dầu", tức là Vua dân Do Thái.

Saul làm vua nhưng vẫn thường xuyên phải đi ra trận. Trong số hầu cận của Saul, nổi lên chàng trai trẻ xuất thân chăn cừu tên là David, và tên chàng vang dội mãi về sau.

Với chiếc dây ném đá của mình, cậu bé David đã giết chết tên khổng lồ Goliath, truyền thuyết này gợi cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật về sau.

Tượng David

Một trong các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất trên thế giới là pho tượng "David" của Michealangelo, điêu khắc gia vĩ đại của Italia.

Pho tượng thành Florencia nổi tiếng vì sự hoàn thiện của nó, mô tả chàng David trong tư thế cầm chiếc dây bắn đá, chuẩn bị ra trận đối mặt với Goliath. Pho tượng tuyệt vời ở chỗ: Nếu nhìn ngang bằng thì nó được tạc không cân đối, chân hơi ngắn, người hơi dài, đầu hơi to.

Nhưng vì tượng để rất cao (bệ cao 2m, đỉnh đầu cao hơn 5m) nên nhìn từ dưới lên, thì cực kỳ cân đối. Đó mới là đỉnh cao nghệ thuật của Michealangelo.

Khuôn mặt của David trở thành hình mẫu kinh điển trong điêu khắc.






Và chàng David sau một thời gian theo gót đồng chí Ongxabeo của làng Phượt nhà ta lượn quanh các quán ăn




04-03-2009, 07:54 PM

David và Solomon



David
 trở thành vị vua thứ hai của Vương quốc Israel, xây dựng vương quyền và tổ chức nhà nước vào khoảng năm 1000 TCN. Ngôi sao Davidsáu cánh và chân nến 7 nhánh là biểu tượng cho Vương quốc và Do Thái giáo. Ông đã tiến đánh Jerusalem, khi đó là thành phố của dân tộc khác, và có ý định xây dựng đô thành của mình ở đây. 

Cho đến khi này, Thần Jehovah vẫn được thờ "lưu động" trong căn lều theo chân các đoàn quân của vua. Mặc dù được tôn sùng là vị vua sáng, Vua - Tiên tri, nhưng David cũng vẫn có nhiều tội lỗi, vì vậy Thần Jehovah không muốn ông xây đền thờ cho mình, mà phải chờ đến con trai của ông - vua Solomon.

Solomon
 làm vua, đã quyết định xây đền thờ Jehovah trên ngọn Núi Đền nổi tiếng ở Jerusalem, đó là Ngôi đền Thứ nhất. Vậy là sau mấy trăm năm lang thang trên vai người Israel, Thần Jehovah đã có Ngôi nhà chính thức của mình. Nơi đó trở thành Thiêng liêng nhất đối với người Do Thái đến tận giờ.

Solomon được cho là vị vua thông thái nhất trên thế gian, thờ kính Jehovah chân thành nhất. Cả Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo đều tôn thờ Solomon như là biểu tượng của việc tuân phục Thượng đế. Thánh ca TCG có nhiều bài hát, câu hát ca ngợi Solomon; còn người Do Thái tôn thờ vị vua cổ đại của mình thì khỏi nói.

Người Hồi giáo gọi ông là Sulayman (Su-lây-mân), cho ông không chỉ là vua loài người mà còn là vua của các loài thú, thậm chí các tạo vật vô hình, hiểu được tiếng chim, tiếng thú. Hồi giáo thường viện dẫn tên của vua Sulayman, chỉ sau viện dẫn tên của Đại tiên tri Mohammad. 

Hồi bé tôi đọc "Nghìn lẻ một đêm", thường xuyên thấy khi các tín đồ Hồi giáo nói về lòng tin và sự khôn ngoan, họ rất hay nói câu: "Su-lây-mân con trai của Đa-út, cầu chúc hai vị được bình yên", đọc câu này chả hiểu gì.
Rồi có một câu truyện là có người tìm đến được hầm mộ nơi an táng của vua Salômông, lấy cắp được cái nhẫn kim cương trên thi hài của Vua, và ai có cái nhẫn đó thì ước gì được nấy...

Mặc định

Cách gọi Thiên Chúa giáo ở Việt Nam có nhiều điều đặc biệt. Bài này đáng ra tôi định phải viết đầu tiên, hoặc gần cuối, nhưng nhân có bạn đề cập ở đây nên nói luôn.

Tôn giáo trên thế giới có Đa thần giáo, Độc thần giáo, Không thần giáo.

Độc thần giáo được cho là bắt đầu từ Abraham, Tổ phụ dân Do Thái (và Ả Rập, 2000 năm TCN), người được cho là tôn thờ 1 Thần duy nhấtJehovah, do đó tất cả các tôn giáo có thờ chung Jehovah đều gọi là Tôn giáo từ Abraham.

Khoảng 1500TCN, Moses đặt ra các lề luật, chính thức thiết lập Do Thái giáo, Jehovah là Thần duy nhất.
Đầu Công nguyên, Kitô giáo ra đời, tôn thờ Jehovah và Chúa Kitô. Tất cả các tôn giáo tôn thờ Chúa Giêsu đều là Kitô giáo (Cơ đốc giáo).

Thế kỷ 7, Hồi giáo ra đời, cũng thờ Thần duy nhất từ Tổ Abraham, gọi là Allah.

Thế kỷ 11, Kitô giáo chính thức chia đôi thành Công giáo La Mã (Roman Catholic) và Chính Thống giáo (Orthodox), ngoài ra còn một số nhánh Kitô giáo nhỏ. Thế kỷ 15 - 16, giáo phái Cải Cách trở thành Tin Lành, và Anh giáo ra đời.

Độc thần Abraham giáo = Do Thái giáo + Kitô giáo + Hồi giáo

Kitô giáo = Công giáo La Mã + Chính Thống giáo + Tin Lành + Anh giáo + (cơ số khác nữa tôn thờ Giêsu).


Thần duy nhất của Do Thái giáo là Jehovah, của Hồi giáo là Allah, của Kitô giáo là Deus (Dieu, God) và Jesus Christ.

Những danh từ riêng ấy, sang tiếng Việt dịch là gì bây giờ?

Mặc định

Trong các tôn giáo đó, chỉ có Công giáo La Mã là tích cực truyền sang Phương Đông, theo chân các đoàn quân. Những nhà truyền giáo đầu tiên đến Macau, rồi từ đó tỏa ra các nơi. Tại đây, họ phải dịch từ Deus (tiếng Latin) ra tiếng Hán, rồi sang tiếng Nhật, Hàn, Việt.

Lúc đầu giáo sĩ Bồ định dùng từ Thượng Đế, nhưng sợ nhầm với Ngọc Hoàng thượng đế của người TQ, nên đã dùng từ Thiên Chúa hoặc Thiên Địa Chân Chúa, Christ dịch là Cơ Đốc, Jesus dịch là Gia Tô. Các từ này sang Việt Nam, có Cơ Đốc được ghi âm Kitô.

Thế thì, từ thế kỷ 16, trong ngôn ngữ tiếng Việt, thì Thiên Chúa giáo, Kitô giáo được hiểu chính là Tôn giáo của các nhà truyền giáo Bồ, tức là Roman Catholic - Công giáo rồi. Trong suốt nhiều thế kỷ, Thiên Chúa giáo, Kitô giáo, Cơ Đốc giáo, Gia Tô giáo được hiểu là một.

Rồi sau này khi biết rộng hơn, thì mới nảy sinh vấn đề là Chính thống giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo cũng đều thờ vị Thần duy nhất của Abraham, mà vị Thần duy nhất đó cũng gọi là Thiên Chúa, và thế thì các tôn giáo kia cũng có thể được gọi chung là Thiên Chúa giáo chăng ?

Người ta có thể lâp luân vậy, nhưng trong cuộc sống thực tế, mọi người không phân biệt được kĩ vậy đâu, và thực sự thì ở VN hiện nay, nói Thiên Chúa giáo thì hiểu là Công giáo La Mã.

Trong phần khai lý lịch có mục Tôn giáo, thì người Công giáo đều khai là Thiên Chúa giáo, chứ không dùng từ Công giáo.
Trong tiếng Trung Quốc, cũng chỉ có từ Thiên Chúa giáo, với nghĩa Roman Catholic, chứ không có từ Công giáo, từ này là của riêng Việt Nam.

Trong tiếng Anh, cũng không hề có từ nào là tương đương với Thiên Chúa giáo (God religion) cả !!!

11-03-2009, 03:02 PM

Ngôi đền thứ nhất

Tiếp nối ý chí của vua cha David, vua Solomon đã hoàn thành việc đánh chiếm thành Jerusalem, và với của cải của vua cha để lại, ông đã xây dựng Ngôi đền Thứ nhất - Ngôi đền đầu tiên để tôn thờ Thần Jehovah của người Do Thái trong 7 năm.

Kinh sách Do Thái ghi chi tiết về ngôi đền, rằng nó rất xa hoa tráng lệ. 

Đặc biệt là các cây cột nơi bàn thờ chính thờ Đấng Jehovah được làm theo kiểu vặn xoắn đặc biệt, và mẫu cột này được gọi là Cột Solomon, ngày nay bàn thờ chính tại nhà thờ lớn nhất Tòa Thánh Vatican cũng làm kiểu này.


Bàn thờ chính nhà thờ St.Peter - Vatican với bốn cây cột kiểu Solomon. Bàn thờ thường có 6 cây nến, ba cây mỗi bên, và cây thánh giá ở giữa tạo thành bộ 7, giống chân nến 7 nhánh của Do Thái giáo xưa.


Mặc định

Phần "Bảo tòa" bằng gỗ một nhà thờ mới dựng lại ở Nam Định, chưa sơn son thếp vàng. Có thể thấy những hình uốn lượn ở dưới chân các cột, là tượng trưng cho cột Solomon.
Bảo tòa là nơi để tượng thờ, được trang trí đẹp nhất.
(Người ta bảo để hoàn thiện cái Bảo tòa này cần thêm nửa tỉ đồng nữa.)


Thời kỳ Ngôi đền Thứ nhất

Mặc dù Solomon dựng Ngôi đền Thứ nhất rất huy hoàng để thờ Jehovah, nhưng do lấy nhiều vợ từ nhiều dân tộc khác nhau, nên cuối đời đã không còn "thủy chung" với Thần Jehovah của dân tộc mình nữa. Vương quốc Israel của ông cũng chẳng được lâu bền.

Chỉ ngay sau khi Solomon chết, con ông không giữ được nước, vương quốc bị chia đôi, phía Bắc là nước Israel, gồm 10 chi tộc; phía Nam là nước Judah gồm 2 chi tộc. Hai nước cùng thờ Jehovah, nhưng nước Judah có thành Jerusalem là đền thờ chính. Lo dân chúng sẽ về Jerusalem tế lễ, vua Israel đã xây dựng những đền thờ Jehovah và cả các thần khác trên đất phía Bắc của mình. Hai nước đánh nhau liên miên, suy yếu nhiều, trong khi đó đế quốc Assyria ngày một lớn mạnh ngay bên cạnh. 

Ba trăm năm sau Solomon, đế quốc Assyria tiêu diệt vương quốc Israel phía bắc, 10 chi tộc Israel bị lưu đày, đồng hóa dần, và rồi vĩnh viễn mất tích, không còn ai biết đến họ nữa. Sau đó cũng Assyria bị đế quốc Babylon nuốt chửng.

Lúc đó, người Do Thái chỉ còn ở vùng Judah, và được gọi là "người Judah", từ đó hình thành từ Jewish bây giờ. Vậy thực tế, chữ "Do Thái - Jewish" chỉ là gọi tên của 2 chi tộc Do Thái còn giữ được truyền thống trong số 12 chi tộc xa xưa.

Một trăm bốn mươi năm sau khi vương quốc Israel phía Bắc bị tiêu diệt, vương quốc Judah phía nam cũng bị đế quốc Babylon tiêu diệt nốt. Người Babylon phá hủy Ngôi đền Thứ nhất, cướp đi toàn bộ của cải của đền thờ. Người Judah (Do Thái) bị lưu đày đến xứ Babylon trong 70 năm.

Khi Ngôi đền Thứ nhất sụp đổ, báu vật Thiêng liêng là Khám Giao Ước từ thời Moses, qua David và Solomon, đã bị cướp đi. Và không bao giờ còn xuất hiện nữa. 

Thời kỳ Ngôi đền Thứ nhất kết thúc, đất Hứa đã không còn thuộc về dân Do Thái. Jehovah đã từ bỏ "dân tộc được chọn" của Ngài.

Kinh Do Thái (tức là những gì đang nói đến) được bắt đầu viết vào khoảng thời gian trước khi Judah sụp đổ, tức khoảng 700 TCN. Người viết cho rằng Thần Jehovah không ở bên dân Do Thái nữa, để Ngôi Nhà của mình bị phá hủy cũng bởi dân Do Thái đã không chịu tuân phục Thần, không theo các lời Giao ước xưa kia mà Thần đã lập với Abraham, với Moses và với David.

Thời kỳ Ngôi đền Thứ hai

Đế quốc Babylon lại bị đế quốc Ba Tư (Persia) tiêu diệt, vua Ba Tư cho phép người Do Thái đang bị lưu đày trở về quê cũ. Lúc này người Do Thái đã ở trên đất Babylon 70 năm, nên những người xưa kia từng sống ở Jerusalem đều đã chết hết, những người già không muốn về, chỉ còn những người trẻ tuổi.

Và một thế hệ Do Thái mới đã quay trở lại đất Judah xưa, xây dựng lại Jerusalem từ đống hoang tàn, dựng lại Đền thờ Thần Jehovah, gọi làNgôi đền Thứ hai. Sau nhiều thăng trầm, họ nhất tâm trung thành với Đấng đã chọn họ, Thượng đế Duy nhất của họ.

Kinh Do Thái dừng lại ở thời kỳ này, khi Ngôi đền Thứ hai đã được dựng, khoảng 500 năm trước Công nguyên. 

Trong Kinh này còn rất nhiều các bài thơ ca ngợi Jehovah, Thần được gọi là : Thần duy nhất, Thượng đế của Abraham, của Issac, Giacop, Moses, Chúa các đạo binh, Chúa hay ghen tuông, Chúa công chính...

Và Kinh Do Thái còn lưu giữ lời dự đoán của rất nhiều vị Tiên Tri, đặc biệt là lời tiên tri về một Đấng Cứu Chuộc - Messiah - Vua dân Do Thái, sẽ xuất hiện trong tương lai, tẩy rửa mọi tội lỗi mà họ đã phạm phải, dẫn độ dân Do Thái về nơi Thiên đường của Thần Jehovah.


Đối với người Do Thái, cho đến hiện tại, Đấng Messiah vẫn chưa xuất hiện.

Niên biểu kinh Do Thái

Kinh Do Thái - Tanakh là Thánh điển Đầu tiên cho ba tôn giáo Độc thần: Do Thái giáo - Kitô giáo - Hồi giáo, là nguồn cảm hứng Thần học cho đến tận bây giờ.

Niên biểu tuyệt đối, tính theo văn bản kinh sách:

- Thượng đế Duy nhất, Thần Jehovah sáng tạo Thế giới (khoảng 4000 TCN)
Adam và Eva ăn Trái Cấm (Tri thức), bị đuổi khỏi Địa đàng Eden, sinh ra nhân loại.

Đại hồng thủy, chỉ còn gia đình Noê sống sót, phục hồi nhân loại.
Tháp Babel, nhân loại chia thành các dân tộc.

- Thần Jehovah gọi Abraham và hứa ban cho Đất Hứa Canaan, Abraham thành Tổ phụ của tất cả các dân thờ Jehovah. (2000 TCN).
- Cháu của Abraham được gọi là Israel, rời sang Ai Cập, sinh sôi thành 12 chi tộc.

Moses gặp Thần Jehovah, và dẫn 12 chi tộc dân Israel từ Ai Cập trở lại Đất Hứa, nhưng chưa vào được (1500 TCN).
Moses gặp Jehovah ở núi Sinai, đặt ra luật lệ, chính thức hình thành Do Thái giáo. Ông là người cuối cùng được nói chuyện giáp mặt với Thần Jehovah. Những đời sau chỉ được nghe tiếng gọi của Thần mà thôi.

- Dân Israel lập vua đầu tiên, hình thành Vương quốc Israel (1020 TCN)
David rồi Solomon chiếm Jerusalem, xây dựng Ngôi đền Thứ nhất thờ Jehovah (1000 TCN).
- Vương quốc chia đôi thành Israel và Judah.

- Nước Israel và 10 chi tộc bị tiêu diệt hoàn toàn (700 TCN)
- Nước Judah bị tiêu diệt, Ngôi đền Thứ nhất bị phá hủy (600 TCN)

- Thế hệ Do Thái mới trở lại Jerusalem, dựng Ngôi đền Thứ hai (500 TCN).
- Các Tiên tri tiên đoán về sự xuất hiện của Đấng Messiah.

------------------------------------------------------------------

Lịch sử thời Ngôi đền Thứ hai:

- Đất Judah và người Do Thái vẫn lệ thuộc đế quốc Ba Tư
- 300 TCN, Đại đế Alexander của Macedonia (Hy Lạp) diệt Ba Tư, thì thuộc Macedonia, rồi Syri.
- La Mã mở rộng đế quốc, đất Judah với Jerusalem được bán tự trị, với một Vua Do Thái là Herod, và Tổng trấn La Mã.
- Herod xây dựng lại Ngôi đền Thứ hai to lớn, vĩ đại hơn. Người Do Thái muốn chống La Mã.
- Giêsu người Nazareth ra đời đầu Công Nguyên.
- Năm 70, La Mã tiến đánh Jerusalem, phá hủy hoàn toàn Ngôi đền Thứ hai, người Do Thái bị đuổi đi. Thời kỳ Ngôi đền Thứ hai kết thúc.

Mặc định

Kinh Do Thái là cội nguồn của các Kinh sách Độc thần giáo.

Kinh Thánh Kitô giáo lấy Kinh Do Thái làm Cựu Ước - lời Giao ước cũ, thêm Tân Ước là phần từ Chúa Giêsu về sau.
Thần Jehovah trở thành Deus (Dieu, God) - Thiên Chúa.

Kinh Qu'ran - Côran - Hồi giáo sử dụng toàn bộ Kinh Do Thái, thêm các phần từ Đại tiên tri Mohammad về sau.
Thần Jehovah trở thành Đấng Allah.

Như vậy, quá nửa dân số thế giới hiện nay đều biết đến Kinh Do Thái, và coi đó là thánh điển. Đây là di sản văn hóa lịch sử, tư tưởng, thần học lớn nhất mà người Do Thái cổ đã để lại, và có vai trò xuyên suốt trong lịch sử thế giới. Một dân tộc nhỏ, một nền văn minh nhỏ và yếu, nhưng sâu sắc và rực rỡ. Cho đến giờ, người Judah - Jew vẫn là một dân tộc thông minh nhất thế giới, tập hợp nhiều bộ óc xuất sắc nhất của nhân loại.

Ziggurat

Trong Kinh Do Thái (Kinh Hebrew) có nhiều những chi tiết lịch sử vẫn còn quan sát được đến ngày nay, mà cổ nhất và nổi tiếng nhất có lẽ là các kiến trúc Ziggurat.

Ziggurat là kiến trúc Đền thờ - Đài thiên văn vĩ đại của nền văn minh Sumeria - Lưỡng Hà, nền văn minh thuộc loại cổ nhất của nhân loại, từ hơn 4000 năm trước Công nguyên. Những Ziggurat là những công trình bằng gạch rất lớn, kích thước chỉ thua các Kim Tự Tháp một chút, và đặc biệt là thường có các cầu thang rất lớn thẳng từ mặt đất lên đến tận đỉnh.

Ziggurat còn nguyên vẹn nhất là Ziggurat thành Ur - thành phố quê hương của Tổ phụ Abraham. Ziggurat này được dựng từ hơn 2100 năm TCN, vẫn đứng vững đến nay. Nghĩa là nó đã có từ trước thời của Abraham, và nhiều khả năng ông đã từng đến đây, và mang hình ảnh này theo trong suốt cuộc hành trình đi tìm Đất Hứa.

Trong Kinh thánh có chi tiết Issac nằm mơ thấy các Thiên thần đi xuống từ Trời trên một cái thang lớn trong cuộc hành trình tìm về quê tổ. Các nhà sử học cho rằng chi tiết này lấy từ chiếc thang lớn từ đỉnh của Ziggurat.


Ziggurat thành Ur, Tổ phụ Abraham có thể đã từng đến đây (ảnh sưu tầm trên mạng)


Ziggurat ở Chogha Zanbill cách Ur không xa, dựng năm 1250 trước CN, còn lại đến nay là một công trình vĩ đại, thời xưa cao đến 50m, giờ đã bị hủy hoại phần trên.
(ảnh sưu tầm trên mạng)




Tôi mong có ngày được đến thăm nơi "Chốn tổ" của Do Thái giáo - Kitô giáo - Hồi giáo này. Nó nằm ở Iraq và Iran. Du lịch thôi...

Tháp Babel

Theo Kinh Do Thái, sau nạn Hồng thủy, con người đã cùng nhau dựng lên ngọn Tháp Babel cao ngất, với mong muốn nó sẽ vươn lên đến tận trời. Tuy nhiên, ngọn tháp không để thờ phụng Thượng đế - Thần Jehovah, mà nhằm tôn vinh chính con người, và ghi tên những người xây dựng nên nó.

Thần Jehovah không vừa lòng, và vì vậy khiến mỗi người nói một thứ tiếng khác nhau, nên họ không thể hiểu nhau, không thể tiếp tục công việc, tháp Babel bị bỏ dở, và cũng từ đó sinh ra các ngôn ngữ trên thế giới.

Truyền thuyết này dựa trên sự thực là ngọn Tháp Babylon cao gần trăm mét thời cổ đại. Babel là gọi Babylon theo tiếng Hebrew. 

Các họa sĩ trung cổ tha hồ tưởng tượng về tháp Babel kiểu như thế này:




Còn sự thực thì có lẽ ngọn tháp Babylon nguyên thủy là một cái Ziggurat vĩ đại thờ thần Marduk kiểu thế này, với chiếc cầu thang lớn từ đáy đến gần đỉnh. Tháp cũng có tên là : "Tháp nối Đất và Trời"


Núi Sinai

Một nơi cực thiêng liêng đối với Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo là núi Sinai.

Tại đây, Thần Jehovah (Thiên Chúa, Allah) đã thị hiện với Moses trong một bụi cây gai bốc cháy, và Thần đã nói rằng đây là nơi thánh địa. Sau đó, Moses đã dẫn dắt dân Do Thái đến với núi này, tại đây chỉ mình ông lên núi, được gặp mặt Thần Jehovah, được ban Mười điều răn, nền tảng đạo đức của người Do Thái. Cũng tại núi này ông đã đặt ra lề luật, chính thức hình thành Tôn giáo Độc thần.

Núi Sinai trở thành nơi Núi cực thánh, người Do Thái không được đặt chân lên núi này, chỉ Moses là người duy nhất, và là người cuối cùng được mặt đối mặt với Thần Jehovah. Tiếng Ả Rập là Jebel Musa, nghĩa là núi của Musa - Moses.

Núi Sinai được tin chính là núi Serbal là nằm ở phía Nam bán đảo Sinai, nay thuộc Ai Cập. Hình ảnh núi Sinai bốc lửa và khói do Thần Jehovah hiện xuống được vẽ trong nhiều tranh.

Đỉnh núi Sinai (Serbal) ở bán đảo Sinai hiện nay (ảnh sưu tầm)


Núi Sinai nhìn từ trên không 


Cảnh từ đỉnh núi Sinai


(Bao giờ đến được đây nhỉ)

Tu viện St.Catherine

Dưới chân núi Sinai có một tu viện rất nổi tiếng, là tu viện Kitô giáo lâu đời nhất trên thế giới hoạt động liên tục từ khoảng 1500 năm nay.

Thế kỷ thứ 3, Thánh Helena - bà Thái hậu La Mã đã đến đây và xác định nơi đây là nơi Thần Jehovah đã thị hiện với Moses trong bụi gai bốc cháy (bốc cháy nhưng không bị thiêu rụi). Từ nhà nguyện nhỏ đã hình thành tu viện hai trăm năm sau, và liên tục có các tu sĩ Kitô giáo ở đây đến ngày nay.

Trong tu viện có một bụi cây gai to, và người hành hương thường cho đó là hậu duệ của bụi gai thiêng liêng xưa kia mà Thiên Chúa đã ngự.


Quote Originally Posted by Anh Già Xem bài
Tớ đến bán đảo Sinai rồi, nhưng hồi đó không biết về cái tu viện kia chứ không thì cũng mò đến xem...
Thực ra thì cũng không ai biết được núi Sinai thực sự nằm ở đâu, và cũng không ai khẳng định chắc chắn có núi Sinai hay không.

Ngọn núi mà hầu hết mọi người hiện nay tin là núi Sinai vốn tên là núi Serbal, nhưng vì vào năm 300, bà Thái hậu Helena - St.Helena, mẹ của Constantinople đại đế đã tìm đến đây và khẳng định đây là núi Sinai, nên 1700 năm qua hầu hết người Kitô giáo tin vậy. Và do đó bán đảo cũng mang tên Sinai luôn.

Tuy nhiên, về sau nhiều người đặt ra giả thuyết khác nhau về vị trí thực sự của núi Sinai huyền thoại, căn cứ vào các chi tiết trong Kinh Do Thái về con đường đoàn người đi, nơi họ cắm trại, vùng hoang địa,..., từ 1500 năm TCN, nên nói rằng vị trí đang lễ bái là sai. 

Có thuyết căn cứ vào hiện tượng về núi Sinai khi người Do Thái đến: Khi Moses lên núi thì có tiếng kèn vang rền khắp trời đất, đỉnh núi sáng rực trong mây và lửa, đất rung chuyển khi Thần Jehovah - Thiên Chúa - Allah ngự xuống đỉnh núi, do đó cho rằng núi Sinai phải là một ngọn núi lửa, và phải nằm ở phía bán đảo Ả Rập, hay ở ngay thành cổ Petra nổi tiếng.

Và thế là có đến nửa tá vị trí được đưa ra cho núi Sinai. Còn người hành hương thì bao thế kỷ qua cũng chỉ đến một nơi mà thôi.


Một số vị trí núi Sinai, trong đó vị trí dưới cùng - núi Serbal - được tín đồ Kitô giáo lễ bái từ 1700 năm nay.

 
 Một câu hỏi lớn nữa cho rất nhiều nhà khoa học theo dấu Kinh thánh, đó là nơi Moses rẽ nước Biển Đỏ, dẫn dân Do Thái chạy khỏi quân Ai Cập là ở đâu.

Có người cho rằng đó chỉ là con đường chạy giữa hai vùng hồ ở phía Bắc bán đảo Sinai. Cũng có thuyết cho rằng xưa kia khi mực nước biển còn thấp, giữa châu Phi và bán đảo Sinai còn có một dải đất nối liền ở bên trái bán đảo, và Moses đã dẫn đoàn người chạy theo đường này để xuống núi Sinai - Serbal ở phía nam.

Cũng có thuyết cho rằng "Biển Đỏ" mà Moses vượt qua là ở vịnh biển phía bên phải bán đảo Sinai, chứ không phải bên trái. Có thăm dò địa chất cho thấy ở khu vực đáy biển này có một hành lang địa chất nối hai bờ biển, độ sâu chỉ khoảng 300m, trong khi đáy biển hai bên hành lang đó sâu đến khoảng 1000m; do đó có thể thời xa xưa nó nổi trên mặt nước. Theo thuyết này thì núi Sinai thực sự nằm ở Ả Rập.


Túm lại, khảo cổ học, lịch sử học vẫn chưa tìm thấy nơi chính thức cho Núi thánh Sinai và khoa học cũng chưa chứng minh công nhận hay phủ nhận những câu chuyện trong Kinh thánh.


16-03-2009, 02:05 PM


Jerusalem

Núi Sinai là núi thiêng, nơi Thần Jehovah thị hiện với Moses, người Do Thái không được đặt chân lên đó. Bù lại, họ đã có Thành thánh Jerusalem.

Thành phố này có tâm điểm là Núi Moriah, sau khi xây Ngôi đền Thứ nhất trên đó, thì gọi là Núi Đền (Temple Mount). Trên đỉnh ngọn đồi đá thấp này có một tảng đá lớn, có một cái hang ăn thông xuống dưới. Người Do Thái cho rằng đây là Tảng đá Khởi thủy: khi Sáng thế, Thần Jehovah đã tạo ra tảng đá này đầu tiên, rồi từ đó rộng mãi ra thành thế giới, cái hang bên dưới là Giếng linh hồn. Do đó là nơi thiêng liêng.

Tổ phụ Abraham đã đến đây, và đã lập bàn thờ Jehovah trên núi, hiến tế con trai Issac cũng ở đây. Quanh núi là một số mộ của các Tổ phụ , Tiên tri dân Do Thái. Nhưng khi dân Do Thái lưu lạc ở Ai Cập, thì các dân tộc khác đã sinh sống ở đây. Chính vua David đã bỏ ra một khoản vàng lớn để mua lại Núi Moriah, và vì vậy nó phải thuộc về dân Do Thái mãi mãi, chứ không phải họ chiếm của ai.

Solomon dựng Ngôi đền Thứ nhất trên đỉnh núi, là nơi để Khám Giao Ước, do đó trở thành nơi Cực Thánh (Holy of Holiest), chỉ các Tư tế và Vua mới được vào trong đền để lễ lạy trước Khám Giao Ước. Sau thời Ngôi đền Thứ nhất 500 năm, Ngôi đền Thứ hai cũng được dựng lên đúng vị trí này. Vua Herod Vĩ đại, khoảng đầu Công nguyên đã mở rộng Đền thờ thứ hai với quy mô rất lớn, nhưng rồi bị người La Mã phá hủy vào năm 70.

Ngày nay, trên đỉnh núi, chỉ có 1 đền thờ Hồi giáo - Đền thờ Khối đá (Dome of the Rock) được dựng vào thế kỷ 7, và là công trình Đền thờ Hồi giáo cổ nhất.




Về Thành thánh Jerusalem, đã viết rất nhiều bên topic : Jerusalem, hành trình đến miền Đất thánh


Ngôi đền Thứ hai

Ngôi đền Thứ nhất hình dáng ra sao không rõ, Kinh Do Thái có ghi lại chi tiết kích thước, cũng không lớn lắm. Khảo cổ đã tìm thấy một số tảng đá thời đó sâu trong lòng đất. Ngôi đền Thứ hai cũ dựng năm 500 TCN thế nào, cũng không rõ, chỉ có ngôi đền do vua Herod tu sửa đầu Công nguyên thì được mô tả khá kỹ.

Ngôi đền thì không thật lớn, nhưng cái móng, tường thì rất vĩ đại, có những tảng đá chân tường nặng đến trăm tấn.

Mô hình Ngôi đền Thứ hai thời Herod (sưu tầm)


Và Núi Đền hiện tại (sưu tầm)


Ngôi đền Thứ ba

Khi Ngôi đền Thứ hai bị phá hủy, người Do Thái nói rằng các cửa Thiên đường đóng lại, chỉ còn Cửa Nước Mắt mà thôi.

Các Tiên tri nói rằng sẽ đến ngày Ngôi đền Thứ ba được dựng lên tại chính nơi đây, và sẽ là Ngôi đền cuối cùng, tồn tại vĩnh viễn. Khi đó Đấng Messiah xuất hiện, sẽ đi vào Cổng Vàng, và Jerusalem Mới sẽ rực rỡ huy hoàng vĩnh viễn. Vì thế vua Hồi giáo thế kỷ 16 đã xây bịt Cổng Vàng lại.

Mặc dù Núi Đền là nơi Cực Thánh của Do Thái giáo, nhưng từ lâu biến thành Đền Hồi giáo, người Do Thái không được đến.

Cùng với đó, người Do Thái từ thế kỷ 11 cho rằng chỉ những ai được hoàn toàn thanh tẩy, vô cùng trong sạch mới có thể bước lên núi, còn nếu không thì linh hồn sẽ bị đày đọa. Do đó hiện tại, Luật của Israel cấm người Do Thái được bước chân lên núi. Chỉ có người Hồi giáo là được vào làm lễ ở khu vực linh thiêng này.

Không lên Núi Đền, người Do Thái đến Bức tường Phía Tây của Đền thánh cũ để cầu nguyện, than khóc, và nơi đây trở thành Bức tường Than khóc nổi tiếng (Wailing Wall).



Hết thời Cựu Ước


Kinh sách Do Thái được người Thiên Chúa giáo giữ gìn nguyên bản, với tên là Cựu Ước - Lời Giao ước cũ (Old Testament). Đó là lời Giao ước của Đấng Jehovah với Noê, Abraham, Isaac, thông qua Lề luật của Moses.

Lời Giao ước có tính sòng phẳng: Nếu người Do Thái tin vào Thần, tôn thờ Duy nhất Thần, thì Thần sẽ luôn ở bên, hỗ trợ, cứu giúp. Ngược lại, thì Thần sẽ ghét bỏ, nguyền rủa, tiêu diệt. Những lời trong Cựu Ước khắc nghiệt, nghiêm ngặt, kỷ luật sắt: (đại khái) Kẻ nào theo ta, ta sẽ ban phúc đời đời, kẻ nào ghét ta, ta sẽ trừng phạt con cháu nó nhiều đời.

Luật Moses còn được gọi là luật của Mắt đền mắt, răng đền răng, lấy ân báo ân, lấy oán báo oán; tình thương yêu thì ít, mà tính thù hận thì nhiều. Mỗi khi Thần Jehovah yêu thích ai, thì người đó được ưu ái bằng của cải vật chất, còn khi Thần đã giận, thì sự trừng phạt khủng khiếp bằng chết chóc điêu tàn. Đọc Cựu Ước, có thể thấy sự tiêu diệt giết chóc nhiều hơn sự sinh sôi ưu ái, sự trừng phạt nhiều hơn sự tán thưởng yêu thương.

Đây cũng chính là một trong những điều mà Tân Ước sẽ bổ khuyết.

Thời Cựu Ước, người Do Thái phải dùng vật chất lễ lạt để cầu khấn và dâng lên Thần. Để tế lễ, họ giết súc vật, thường là cừu, bò, lấy máu, lấy lòng ruột bày ra để cúng, rồi đem hỏa thiêu tất cả. Họ gọi đó là Hi Lễ, coi như là Thần đã hưởng. Trong sách đầu của Cựu Ước còn chỉ rõ là trong hai anh em, người em nuôi súc vật, người anh trồng cây trái; người em cúng tế Thần bằng máu súc vật, người anh cúng bằng hoa trái, và Thần thích người em hơn, cho dù cả hai cùng mất công sức và thành tâm như nhau.
(TCG thời Trung cổ thì thấm đẫm máu... người chứ không phải máu súc vật).

Một nghi thức giao ước về hình thức của thời Cựu Ước, bắt đầu từ Abraham, là việc tất cả con trai Do Thái đều phải chịu cắt bì*

Đền thờ Jerusalem là nơi Cực Thánh, nhưng không tôn thờ bất cứ hình tượng nào.

Nói chung, thời Cựu Ước còn rất nhiều hạn chế, và Kinh sách này có lẽ phù hợp với một dân tộc có lịch sử du cư, để gìn giữ kỷ luật, sự đoàn kết. Vào thời đại mới, nền văn minh mới, nó cần được thay đổi.


*cắt bao quy đầu.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét