Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và ... (3)

TOPIC GỐC

21-03-2009, 10:57 AM

Mặc định

Sau thời Cựu Ước đến thời Tân Ước, là giai đoạn gắn liền với một người Do Thái Vĩ đại là Giêsu xứ Nadaret (Jesus, Joshua of Nazareth), được gọi là Đấng Kitô (Christ), Đấng Cứu Thế, là Chúa trong lòng người Kitô giáo.

Kinh Tân Ước có nền tảng là sách Phúc Âm, tức là sách viết về Giêsu. Sau khi Giêsu chết và được cho là Phục sinh vài chục năm, mới có những bản viết đầu tiên, và trong thời gian sau đó có rất nhiều phiên bản, hầu hết viết bằng tiếng Hi Lạp. Đến 300 năm sau, khi Kitô giáo được La Mã chính thức công nhận, các tài liệu này mới được tập hợp lại, và chỉ 4 phiên bản trong số đó được chính thức công nhận là sách Phúc Âm, các tài liệu khác bị coi là sai lạc và bị tiêu hủy.

Mặc dù đức Giêsu là người Do Thái, nói tiếng Do Thái, nhưng rốt cuộc, tất cả các sách viết về cuộc đời, lời nói, lời dạy dỗ,..., của Giêsu đều không viết bằng ngôn ngữ của ngài, mà bằng tiếng Hi Lạp, rồi dịch sang Latinh, và không ai biết nguyên bản ngài nói thế nào !

Thời của Giêsu, đất Do Thái được gọi là Palestine, gồm ba miền: Judea, Samaria, Galilee, nằm trong phạm vi của đế quốc La Mã, được quyền tự trị và lập vua của mình, nhưng phải cống nạp thuế, và thần phục La Mã.

Vị vua tự trị của Do Thái khi đó là Herod, được gọi là Herod Vĩ đại, đã xây dựng lại Ngôi đền Thứ hai to rộng huy hoàng. Với người Do Thái, ông là một vị minh quân đã đòi được một phần quyền tự trị cho người Do Thái, vì vậy tên ông gắn với chữ Great. Nhưng trong Kinh Tân Ước, ông bị miêu tả như một kẻ độc ác khát máu.

Đọc kinh Tân Ước, ngoài những yếu tố thần học, những yếu tố lịch sử cũng cần xem lại. Vì vậy phần sau tôi viết tách làm hai: Theo Kinh thánh, và theo các nhà lịch sử, còn ai tin thế nào thì tùy.

Sự ra đời của đức Giêsu


Bấy giờ ở thị trấn Nazareth xứ Galilee, có một trinh nữ tên là Maria (Mary), sắp cưới một thợ mộc là Giuse (Joseph). 
Bỗng một ngày, Thiên thần Gabriel hiện ra và nói cho hay Maria hay rằng nàng sẽ sinh ra đấng Cứu chuộc, là Con Thiên Chúa, dù rằng vẫn đồng trinh. Sự kiện này bắt đầu thời Tân Ước, và được gọi là "Thiên sứ truyền tin" (Annunciation).

Maria đến thăm người chị họ là Elizabeth lúc đó sắp sinh con trai, người con trai mới sinh này sẽ trở thành vị Thánh đầu tiên của Kitô giáo:Thánh Gio-an (Gioan, Giăng, John, Jean, Joans). Cha của Gioan là một tư tế Do Thái.

Trở về nhà, Maria thấy mình có mang. Giuse thấy vậy không muốn cưới bà nữa, nhưng Thiên sứ lại hiện ra với ông, bảo ông cưới Maria, và đặt tên cho hài nhi là Giêsu, nghĩa là "Jahoveh cứu độ".

Khi Maria sắp sinh, thì La Mã tiến hành tổng điều tra dân số, mọi người phải về quê quán gốc. Do Giuse quê gốc ở Jerusalem, nên ông phải đưa Maria về đó. Đến gần làng Bethlehem thì bà chuyển dạ, và sinh ra Giêsu trong một chuồng súc vật, giữa cừu và bò. Nơi nằm đầu tiên của Giêsu là một máng gỗ vốn đựng thức ăn súc vật, lót cỏ.

Đêm đó các tầng trời tỏa sáng rực rỡ trên máng cỏ, và ngoài ông bà Giuse - Maria, những mục tử chăn cừu là người đầu tiên chứng kiến sự ra đời của Đấng Cứu thế, đấng Kitô, Con Thiên Chúa xuống làm người.

Không ai biết chính xác ngày mà Hài đồng Giêsu ra đời là ngày nào, và năm nào. La Mã về sau lấy ngày sinh Thần mặt trời 25 / 12 làm ngàyGiáng sinh, và lấy quy ước năm Chúa - Anno Domini - Công nguyên - chỉ là có tính quy ước.


Mặc định

"Thiên sứ truyền tin" trở thành dấu hiệu khởi đầu của thời Tân Ước. Nơi mà Tổng lãnh thiên thần Gabriel báo tin cho Maria là nơi Thiêng liêng đầu tiên của Kitô giáo.

Ngày nay, có rất nhiều nhà thờ trên khắp thế giới mang tên Annunciation - Thiên sứ Truyền Tin.

Tại Nazareth, nhà thờ Truyền Tin được dựng lên tại nơi được cho là ngôi nhà của bà Maria, nơi bà được báo tin, và đây là ngôi nhà thờ Kitô giáo lớn nhất Trung Đông.

Nhà thờ Thiên sứ truyền tin tại Nazareth, mới xây thời hiện đại (ảnh sưu tầm)


Dưới nền nhà thờ là nơi được cho rằng bà Maria đã thấy Thiên sứ báo tin, có các di tích của thời Trung cổ (sưu tầm)


Mặc định

Tuy nhiên lại có thuyết cho rằng bà Maria đã gặp Thiên sứ khi đang kéo nước ở giếng, do đó nơi Thiêng liêng phải ở cái giếng. Tại Nazareth còn cái Giếng Maria đánh dấu nơi này.
Ảnh sưu tầm


Đêm Giáng sinh

Đêm Giáng sinh là đêm nào? Đó là đêm mà trong một hang đá (hoặc chuồng cừu) tại Bethlehem ở gần Jerusalem, nơi những người du mục chất cỏ và nhốt bò, cừu tránh rét, một đứa trẻ Do Thái đã ra đời, mà tên của đứa trẻ đó thế giới sẽ nhắc đến mãi: Giesu (Jesus).

Theo Kinh thánh, thì đêm đó một ngôi sao rực sáng trên bầu trời, và ba nhà thông thái phương Đông nhìn thấy ngôi sao ấy, đã tìm đến và nhận ra đứa trẻ đó sẽ là Đấng Cứu thế sau này. Do vậy trong lễ Giáng Sinh, người ta thường làm một hang đá với những con cừu, và bên trên là một ngôi sao năm cánh rất lớn tỏa sáng. Ngôi sao sáng rực cũng là biểu tượng của Giáng Sinh.

Trong hang đá, là bà Maria, mẹ của đứa trẻ ôm con, bên cạnh là chồng bà - ông Giuse - người mà TCG không công nhận là cha của Giêsu. Vì ông Giuse và bà Maria sống ở Nazareth, nên Chúa Giesu theo cách gọi thông thường là Giesu người Nazareth.

Trên thực tế, người Kitô giáo cũng không thể biết chính xác ngày sinh của Chúa Giesu, vì Kinh thánh không ghi rõ đó là ngày nào, và cũng không có tư liệu nào khác ghi rõ điều này. Chỉ đến thế kỷ thứ 4, khi La Mã công nhận Thiên Chúa giáo là Quốc giáo, thì họ đi tìm lấy một ngày để kỷ niệm ngày Giáng sinh.

Trước đó, người La Mã đa thần thờ nhiều vị thần, và thần Mặt Trời được tôn kính rất mực, là hội tụ của thần Heliox và Aponlon của Hy Lạp cũ. Vị thần này được kỷ niệm ngày sinh vào 25/12 lịch La Mã. Khi chuyển sang thờ Chúa, thì họ lấy luôn đêm 24 ngày 25 / 12 thành thời điểm Giáng sinh của Chúa. Và thế là ngày sinh của thần Mặt Trời đã trở thành ngày sinh của Chúa Giesu, và mười bảy thế kỷ sau, người ta vẫn kỉ niệm ngày sinh ước lệ đó.

Hình ảnh đêm thiêng liêng đó có thể như thế này


Thần thánh hóa thì có thể thêm thật nhiều thiên thần bay lượn bên trên thế này



Còn sang Việt Nam thì Gia đình thánh (Thánh gia) rất có thể thế này

(ảnh sưu tầm)



25-12-2008, 02:03 AM

Công nguyên

Cũng tương tự như ngày sinh của Chúa Giesu được dùng một cách ước lệ, tính theo ngày của vị thần Mặt Trời; năm sinh của Chúa cũng chỉ được ước tính nên cũng nhiều sai lệch.

Ta thường được nghe rằng năm đầu Công nguyên chính là năm sinh của Chúa Giesu, thực ra không phải. Kinh thánh và các tài liệu cũng không thể cho biết chính xác năm Giesu ra đời.

Thời Chúa Giesu là thời La Mã chiếm nước Do Thái, và lịch Julius của La Mã là lịch chính thức, lịch này lấy năm gốc là năm Romulus (tương đương năm 753 TCN). Còn người Do Thái dùng lịch Do Thái, lấy năm gốc là năm Chúa tạo Thế giới (tương đương 3741 TCN). Chúa Giesu ra đời vào khoảng năm 745-749 lịch La Mã.

Sau khi Thiên Chúa giáo phát triển ở La Mã, thì họ vẫn dùng lịch La Mã. Cho đến một năm quan trọng, năm 1278 lịch La Mã, một tu sĩ đã ngồi tính toán ra rằng Chúa ra đời trước đó 525 năm. Giáo hoàng công nhận điều đó, và tuyên bố đổi năm 1278 lịch La Mã thành năm 525 lịch Chúa.

Từ đó tính ngược ra, thì Năm Chúa 1 (Anno Domini) tương ứng năm 753 lịch La Mã.

Hiện nay, người ta thấy rằng cách tính năm sinh của Chúa Giesu là không đúng, đáng ra phải lùi đi thêm 4 - 8 năm nữa. Nhưng do tính lịch sử lâu dài, nên không thay đổi nữa. Và như vậy Năm Chúa thực ra không phải năm sinh của Chúa, mà cũng chỉ là một năm ước lệ.

Từ Năm Chúa (Anno Domini) đổi sang là Kỷ nguyên Kitô (Christ Era = C.E), rồi C.E đổi một lần nữa thành Common Era, kỷ nguyên Chung, hay Công nguyên.(*)

Do đó, năm sinh của Chúa đúng ra phải nằm vào khoảng năm 8 - 4 trước Công nguyên.
___________________

(*) về chuyện từ Công nguyên không phải xuất phát từ chữ Công giáo, tôi đã viết khá nhiều với bác Lamchieu trong topic Jerusalem. Vì nhiều lý do, và theo tôi thấy, từ Công nguyên trong tiếng Việt có trước từ Công giáo, nên không thể cho rằng Công ở đây là Công giáo được. Bên cạnh đó trong tiếng TQ còn một loạt từ: công cân (=kg), công lý (=km), công thước (=m), chữ công đều mang nghĩa chung, do đó Công lịch và Công nguyên cũng là mang nghĩa "chung" chứ không phải từ Công giáo.

Điều này nhiều người có thể không đồng ý với tôi.

Nhà thờ Giáng sinh

Nhà thờ Giáng sinh (Nativity) ở Bethlehem là nơi được cho là chuồng gia súc thuở xưa, nơi bà Maria sinh hạ Giêsu. Đây là một trong những nhà thờ Kitô giáo cổ nhất thế giới, có từ thế kỷ 2, và vẫn liên tục hoạt động từ đó đến nay.

Trên thế giới cũng có nhiều nhà thờ mang tên Nativity, nhưng chỉ nhà thờ Nativity ở Bethlehem mới là nơi Thiêng liêng nhất.

Nhà thờ xây bằng đá như một pháo đài cổ điển. Cửa vào nhà thờ bị xây bịt lại, chỉ còn rất bé, là để tất cả mọi người vào nơi đây đều phải cúi mình, và chỉ từng người vào một, do đó còn gọi là cửa Khiêm hạ (Humility).

Trong nhà thờ có ngôi sao bằng bạc đánh dấu nơi bà Maria sinh Giêsu.

Nhà thờ Giáng sinh và cửa Khiêm Hạ (sưu tầm)


Ngôi sao Bethlehem (sưu tầm)


Ngôi sao Giáng Sinh


Sách Phúc Âm kể rằng khi Giêsu giáng sinh, có một ngôi sao rất lớn từ phía đông bay sang Bethlehem. Các nhà thông thái (hoặc các vị vua) phương Đông nhìn thấy đoán biết Đấng Cứu thế - Vua Do Thái mới đã ra đời, bèn đến xứ Do Thái chiêm bái.

Họ đến Jerusalem gặp vua Herod và hỏi "Vua Do Thái mới" ở đâu, Herod không biết, nhờ họ đi tìm Hài nhi và nói lại cho ông hay.

Các nhà thông thái - về sau được cho là 3 người - tìm đến Bethlehem bái lạy Giêsu, rồi về phương Đông luôn, không báo cho Herod hay. Thiên sứ đến báo với ông bà Giuse - Maria rời khỏi đất Palestine, đến ở xứ Ai Cập.

Còn vua Herod không thấy các nhà thông thái quay lại, lo sợ cho ngôi vua của mình và con cháu, đã ra lệnh giết tất cả các hài nhi từ 2 tuổi trở xuống trên toàn vùng, nhằm triệt hạ mối lo. Nhưng Giêsu thoát nạn vì đang ở Ai Cập. Herod chết rồi, cả gia đình mới về lại Nazareth là đất cũ.


____________________________________

Lịch sử không hề tìm thấy bất cứ bằng chứng nào của việc giết hại trẻ con thời Herod, nên câu truyện trên có thể coi là hư cấu, nhằm tôn vinh Giêsu.

Từ câu truyện này, hình ảnh "Ngôi sao Bethlehem" trở thành biểu tượng của ngày Giáng sinh. Ở đâu cũng vậy, người Kitô giáo làm hình tượng ngôi sao 5 cánh có đuôi dài tỏa sáng để biểu thị chào đón Giáng sinh.

 Xứ Palestine

Những địa điểm quan trọng trong cuộc đời Giêsu: Nazareth là quê, Bethlehem là nơi Giáng sinh, sông Jordan là nơi chịu phép rửa, và Jerusalem là nơi chịu Đóng đinh


Phép rửa tội


Giêsu sống bình yên với cha mẹ ở Nazareth. Năm 12, cùng cha mẹ, Giêsu hành hương lên Jerusalem để lễ Đền thờ Jehovah, tại đây cậu bé tỏ rõ trí thông minh của mình khi tranh luận với các tư tế, kinh sư của đền thờ, và nhận đây là "nhà Cha".

Năm Giêsu 30 tuổi, người anh họ Gioan, vốn dòng dõi tư tế, đã công khai phản đối phương cách thờ cúng của giới tư tế ở Jerusalem thuở ấy, vốn coi trọng luật lệ hà khắc cứng nhắc, và đòi chuộc tội bằng tiền bạc lễ vật. Ông đã đặt ra phép tẩy rửa tội lỗi bằng nước sông Jordan, và lấy Sám hối, Ăn năn làm nền tảng.

Người Do Thái hỏi Gioan xem ông có phải Đấng Messiah không, thì ông bảo rằng mình chỉ là "người đi trước mở đường", "là tiếng hô dọn đường" cho một "đấng vĩ đại hơn ta" sẽ đến. Và ngày ấy đến, khi Giêsu đến bờ sông Jordan. Gioan làm lễ rửa tội cho Giêsu bằng nước sông. Khi Giêsu nhô lên khỏi mặt nước, thì Thần khí Thiên Chúa tràn ngập, và có tiếng từ trời "Đây là con ta, con đẹp lòng ta". 

Gioan tiếp tục công việc của mình, vì vậy được gọi là Gioan Tẩy GiảGiăng Báp-tít (John the Baptist), Gioan Tiền Hô, là vị thánh đầu tiên tuyên xưng Giêsu là đấng Cứu Thế.

Giêsu rời Gioan, vào trong hoang địa 40 ngày để suy ngẫm, và đối mặt với quỷ Satan
Rồi Giêsu bắt đầu đi rao giảng cho mọi người giáo lý của mình, với những bài thuyết, mà nổi tiếng nhất là "Bài giảng trên núi", "Tám mối phúc thật", "đứa con hoang đàng"..... Cùng với đó là làm các phép lạ như biến nước thành rượu, cứu người chết sống lại, người mù nhìn được, chữa người hủi. Đi đến đâu dân chúng cũng theo rất đông, nhưng chính người ở Nazareth lại không tin Giêsu, vì họ không chấp nhận một chàng trai bình thường trong thị trấn mình bao năm qua bỗng chốc thành Đấng Messiah quyền năng cứu chuộc!

Trong quá trình rao giảng giữa xứ Galilee, Giêsu đã nhận 12 đồ đệ, trong đó có Simon được đổi tên là Phêrô (Peter), nghĩa là đá, và câu nói mà Công giáo sau này dựa vào rất nhiều: "Phêrô là đá, và trên Tảng đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta". Từ đó Công giáo La Mã cho rằng Phêrô là Tông đồ trưởng, đứng đầu tất cả các Tông đồ khác.

Trong đám 12 tông đồ, có Giuđa Iscariốt...

Mặc định

Trong số vô vàn các tác phẩm nghệ thuật về đề tài Thiên Chúa giáo, tranh vẽ thánh Gioan Tẩy giả cũng rất nhiều. Trong số đó tôi thích nhất bức vẽ của Leonardo Da Vince.

Leonardo Da Vince đã vẽ Gioan Tẩy giả không phải trong lúc làm lễ tẩy rửa cho Giêsu, mà là lúc ung dung ngồi bên bờ sông Jordan, đang chỉ lối cho những người lầm lỗi sám hối. Phong thái của ông ung dung, tự tin, nhẹ nhàng, trẻ trung tràn đầy sức sống; chứ không gân guốc đầy nội tâm như hầu hết các bức tranh khác.

Có lẽ chỉ Leonardoda Vince mới mô tả Gioan Tẩy giả trẻ trung yêu đời thế này. Những họa phẩm khác thường là với khuôn mặt đầy râu, cái nhìn xoáy sâu, hoặc trong những tư thế đang cố sức trong việc làm lễ rửa, hoặc khi bị hành hình.


Một bức tranh khác của Kramskoy (người Nga) về Giêsu tôi cũng rất thích, là bức Đức Kitô trong hoang địa. Bức tranh mô tả Giêsu giai đoạn 40 ngày ngồi suy ngẫm trên núi đá trong hoang địa, chịu thử thách, cám dỗ của quỷ Satan, chiêm nghiệm về "Cha ở trên trời" và vai trò Cứu độ của mình. Bức tranh mô tả Giêsu với nội tâm cực độ, chìm đắm trong tâm tưởng nhưng ánh mắt đầy quyết tâm, dù rằng thân thể dày vò, đôi tay siết chặt. Khi này Giêsu chưa lộ mình là đấng Messiah, chưa thực hiện sứ mệnh Cứu thế.

Bức tranh này từ khi rất bé tôi đã ấn tượng, mãi về sau mới biết sự tích. Nhìn nó, đôi lúc liên tưởng đến những pho tượng Tuyết Sơn ở chùa cổ, khi Thích Ca tu hành khổ hạnh, chưa đắc quả thành Phật.


Những lời răn dậy

Những rao giảng của Giêsu rất khác so với những gì người Do Thái quen nghe trước đó; không có sự thù hận, không có luật "mắt đền mắt, răng đền răng", không lấy oán báo oán, mà ngược lại, lấy ân báo oán:

Những lời giảng của Giêsu với các Tông đồ được ghi chép lại khá nhiều, trong đó tập trung ở một số bài giảng chính:

Các mối phúc thật (8 hoặc 9)
- Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời thuộc về họ
- Phúc cho ai than khóc, vì người đó sẽ được an ủi
- Phúc cho ai khiêm tốn, vì người đó sẽ có được đất hứa
- Phúc cho ai thèm khát sự công chính, vì người đó sẽ được no đầy
- Phúc cho ai có lòng từ bi, vì họ sẽ được thương xót
- Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ thấy được Thiên Chúa
- Phúc cho ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ thành con của Thiên Chúa
- Phúc cho ai bị ngược đãi vì sự công chính của mình, vì họ sẽ được vào nước trời
- Phúc cho ai bị ngược đãi vì ta, vì người đó sẽ có phần thưởng ở trên trời.

Xưa kia có luật "mắt đền mắt, răng đền răng", nhưng nay không phải như vậy:
- Không kháng cự lại việc kẻ khác làm hại anh em, và đừng làm hại kẻ khác.
- Nếu ai vả anh em vào má trái, hãy đưa luôn má kia cho nó.
- Nếu ai muốn lấy áo ngoài của anh em, thì hãy đưa cả áo trong cho kẻ đó.
- Nếu ai bắt anh em đi một dặm, thì hãy đi theo nó hai dặm
- Ai yêu cầu giúp đỡ, thì hãy giúp đỡ, ai muốn mượn gì thì đừng ngoảnh mặt đi
- Anh em muốn người ta đối xử với anh em như thế nào thì anh em hãy đối xử với người ta như thế đó.
- Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em, chính kẻ thù mới là người cần ta yêu thương.
- Hãy có lòng từ bi như Cha trên trời có lòng từ bi, hãy toàn hảo vì Cha trên trời là toàn hảo.
- Thận trọng để không làm những điều tốt lành với mục đích để người khác nhìn thấy và ca ngợi, vì như thế chỉ được người đời tán thưởng mà thôi, còn không được phần thưởng nào của Cha trên trời hết.
- Khi tha thứ cho người khác, thì Cha trên trời cũng tha thứ cho.
- Đừng cất giữ của cải vật chất, vì của cải tinh thần mới là quan trọng, đừng lo lắng về cái ăn mặc, vì Thiên Chúa khắc lo toàn.
- Hãy yêu cầu và anh em sẽ được ban cho, hãy tìm kiếm và sẽ thấy, hãy gõ cửa và cửa sẽ mở.
- Nếu anh em xây dựng cuộc đời trên nền của ta, thì sẽ vững bền mãi mãi.
- Nếu ai ao ước được làm kẻ lớn nhất trong nước trời thì sẽ phải làm kẻ nhỏ mọn nhất. Ai tự hạ mình xuống như trẻ nhỏ, người đó sẽ lớn nhất trong nước trời.
- Đừng ngăn cấm trẻ em, vì nước trời thuộc về những ai giống như trẻ em (tức là có đức tin tuyệt đối).
- Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có tin vào của cải vào được nước trời.


Ngoài ra còn những Dụ ngôn về Nước trời: Ngụ ngôn về hạt giống gieo xuống, ngụ ngôn về hạt giống tốt và hạt giống xấu, ngụ ngôn về hạt ngọc, ngụ ngôn về con chiên đi lạc, ngụ ngôn về đứa con hoang đàng, về tư tế và người thu thuế. 

Bữa tối cuối cùng

Trong khi các môn đồ của Gioan ăn chay và đọc kinh, sám hối ngày đêm, thì môn đồ của Giêsu không làm như vậy. Các tư tế rất giận dữ vì Giêsu đã ngụ ý rõ ràng rằng mình là đấng Messiah, vua dân Do Thái, là đấng Cứu chuộc.

Trong khi đó, Gioan Tẩy giả đã lớn tiếng tố cáo tội của vua Herod (con trai Herod Vĩ đại) vì lấy chị dâu làm vợ sau khi anh trai chết, khiến vua tức giận tống ông vào ngục. Và rồi Gioan bị chém đầu, trong niềm tin vào đấng Messiah đã xuất hiện.

Sau 3 năm rao giảng, Giêsu nhiều lần ngụ ý đến cái chết và sự Phục sinh của mình, về sự Xuất hiện Lần thứ hai trong ngày Tận thế để phán xét. 

Nơi dừng chân cuối cùng là thành Jerusalem, tại đây Giêsu đã phê phán kịch liệt, lên án nặng nề đạo đức của giới tư tế tăng lữ tại Đền thờ, kết tội họ xảo trá, độc dữ, khiến họ vô cùng căm hận.

Cho đến ngày lễ Vượt qua (ngày Thiên Chúa giết con đầu lòng dân Ai Cập để dân Do Thái có thể được quay về quê cũ), Giêsu và 12 môn đệ vào thành Jerusalem ăn buổi tiệc lễ Vượt qua, bữa ăn tối cuối cùng, Bữa tiệc ly.

Tại Bữa tiệc ly, Giêsu đã làm và nói những điều mà về sau trở thành Thánh Huấn:
- Rửa chân cho các đồ đệ, và yêu cầu rửa chân cho nhau.
- "Hãy cầm bánh mà ăn, đây là mình ta", "hãy uống rượu nho này, vì đây là máu ta sẽ đổ ra cho anh em"
- "Ta là đường, là sự thật, và là sự sống".

Chiếc chén uống rượu mà Giêsu dùng trong bữa tối cuối cùng đó được gọi là Chén Thánh, báu vật thiêng liêng mà bao thế kỉ nay những người Kitô giáo luôn đi tìm.

Sau bữa tiệc ly, trong tối hôm đó họ cùng đến vườn Gethsemane cầu nguyện. Tại đây quân của các tư tế đã vây bắt, nhưng chưa tìm ra được Giêsu thì môn đồ Judas Iscariot bước tới và hôn vào má Giêsu, chỉ rõ người cần bị bắt.

Cái hôn của Giuđa trở thành biểu tượng cho sự phản bội.

Last Supper - Leonardo Da Vince

Bữa Tiệc Ly (Last Supper) trở thành một chủ đề kinh điển, nơi mà Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh Thể, (còn gọi là Mình Máu Chúa, Mình Thánh Chúa).

Nổi tiếng nhất trong các bức họa về Bữa Tiệc Ly là bức tranh của Leonardo Da Vince, hoàn thành năm 1499. Bức tranh này cũng được đề cập nhiều trong tiểu thuyết Mật mã De Vinci. Bức tranh năm trăm tuổi bị xuống cấp nhiều, nhưng rất khó phục hồi.


Bức tranh nổi tiếng vì sự mô tả sống động các trạng thái tâm lý của các nhân vật, mỗi người một dáng vẻ, một tâm trạng, không ai giống ai.

Trong bức tranh, Giêsu ngồi giữa, dang tay ra và đang nói câu: "Trong số các người, sẽ có một người phản bội ta". Lúc đấy 12 người còn lại có thái độ phản ứng rất khác nhau: người thì ngơ ngác không hiểu thầy mình nói gì, người thì dang tay ra như muốn nói: làm sao có thể thế được, người thì tỏ thái độ giận dữ, người tỏ thái độ sẵn sàng bảo vệ, người thể hiện rằng mình không thể thế, người quay sang bằng hữu hỏi xem mình có nghe nhầm không...

Trong đó, Giuđa Iscariốt là người ngồi thứ tư từ trái sang, tóc đen, đang ngồi ngửa mình ra bàn, tay phải nắm chặt túi tiền. Giuđa là thủ quỹ của cả nhóm, nên cầm túi tiền là bình thường, tuy nhiên, đây được hiểu là túi tiền mà Giuđa đã nhận được khi bán Thầy của mình, là Tiền Máu, tiền Bán Chúa.

Khi Leonardo hoàn thành bức tranh, nó được coi là tác phẩm hội họa vĩ đại bậc nhất thời đó, và lập tức trở thành kinh điển.

Mặc định

Quanh bức tranh này có một số giai thoại:

Giai thoại 1. 
Khi Leonardo Da Vince vẽ bức tranh này, ông đi tìm một người làm mẫu cho khuôn mặt Chúa Giêsu. Ông tìm được một thanh niên có khuôn mặt tuyệt đẹp, thánh thiện vô cùng, và hoàn thiện hình ảnh Chúa theo khuôn mặt chàng trai. Rồi ông tìm nhiều người khác để khắc họa các khuôn mặt của các Tông đồ, và mất mấy năm mới hoàn thành lần lượt. Khuôn mặt Giuđa - kẻ phản chúa - được vẽ cuối cùng.

Ông đi tìm một kẻ có khuôn mặt khốn nạn, ghê rợn, độc ác nhất để vẽ, và quyết định vào nơi giam giữ các tử tù. Tại đây ông đã tìm ra một kẻ có khuôn mặt nhăn nhó ghê sợ, đầy hận thù tàn ác, và xin với cai ngục cho đem kẻ đó đến trước bức tranh để ông làm mẫu. Khi đến trước bức tranh sắp hoàn thành, thì kẻ tử tù bỗng khóc òa lên và nói rằng: Ngài không nhận ra tôi sao, năm xưa tôi là người làm mẫu cho ngài vẽ khuôn mặt Chúa Giêsu đấy.
Sự đổi thay của cuộc sống có thể biến một khuôn mặt Chúa thành khuôn mặt kẻ phản bội khốn nạn nhất chỉ trong vài năm.


Giai thoại 2.

Có giai thoại nói rằng bức tranh được hoàn thành rất chậm, vì người chi tiền cho bức tranh - tu viện trưởng của tu viện nơi ông vẽ tranh - là người ki bo kiệt xỉ. Vì thế Leonardo Da Vince đã vẽ Giuđa phản Chúa giống hệt Tu viện trưởng, với bàn tay nắm chặt túi tiền. Tu viện trưởng vô cùng tức giận, và nếu không có sự can thiệp của người có quyền cao hơn, thì ông ta đã không trả tiền cho tác giả.


Giai thoại 3.

Khi vua Napoleon của Pháp chiếm được Italia, đến thăm tu viện này, đã nhất quyết đòi mang bức tranh về Pháp. Khi viên kiến trúc sư nói rằng điều này là không thể, vì bức tranh vẽ thẳng vào tường, không thể chuyển cả bức tường đi được, Napoleon đã rút gươm đâm thẳng vào ngực viên kiến trúc sư đó vì quá tức giận.


Giai thoại trong Mật mã Da Vinci.

Trong tiểu thuyết này, tác giả đề cập đến người ngồi ở cạnh tay phải của Giêsu (tức là bên trái của bức tranh) là phụ nữ, bà Mary Madelene, là vợ của Giêsu. Bàn tay đưa ngang cổ nhân vật này được mô tả như là một con dao cứa cổ, thể hiện việc Nhà thờ đã "giết chết sự thực" về người vợ thực sự của Giêsu. Nhân vật này có màu áo ngược với Giêsu: áo trong màu xanh, khoác màu đỏ, còn Giêsu áo trong màu đỏ, khoác màu xanh, người này với Giêsu tạo thành một chữ M hoa rất to, viết tắt của Mary Madelene.

Mặc định

Các nhà thờ ở Việt Nam cũng hay có hình ảnh Bữa Tiệc Ly này.

Điêu khắc mô tả Bữa Tiệc Ly tại Vương cung thánh đường Phú Nhai, Nam Định.

Tớ mượn của bạn Anhpt, ảnh đã đưa từ trang trước. (Tớ cũng có nhưng không đẹp bằng và ngại xử lý)




03-04-2009, 11:53 PM

Bị kết tội Đóng đinh

Sau khi bị bắt tại vườn Gethsemane, Giêsu bị giải đến trước các Tư tế Do Thái tại Jerusalem, và họ kết tội Giêsu phạm thượng khi tự cho mình là đấng Kitô, đấng Cứu chuộc, (cũng tức là Vua dân Do Thái) và kết tội chết.

Khi đó xứ Judea dưới sự cai trị của La Mã, và các án tử phải do tổng trấn Philatô nắm quyền khi đó phê chuẩn. Philatô không muốn xử tử một người không làm hại ai, cho rằng người tù không có tội. Ông ta đưa ra một tên giết người cướp của độc ác và bảo dân chúng chỉ được xử tử 1 người. Nhưng dân chúng điên cuồng đòi xử tử Giêsu, sẵn sàng thả tên độc ác kia. 

Theo luật thời đó, chỉ lính La Mã mới được quyền xử tử. Trước áp lực của dân chúng và các tư tế Do Thái, Philatô buộc phải phê chuẩn án tử Giêsu, xử đóng đinh trên Thập giá.

Giuđa Itscariốt, trong cơn hoảng loạn, chạy đến đền thờ ném trả tiền bán Thầy, và treo cổ lên cành cây. Những đồng tiền ấy gọi là giá máu.

Những người lính La Mã - theo thông lệ - đánh đập tù nhân trước khi bắt tù nhân tự phải vác cây Thập giá đến chỗ đóng đinh mình. Một hình phạt khủng khiếp.


Hình ảnh từ bộ phim "Passion of Christ", bộ phim được coi là chân thực đến rợn người nhất về sự kiện này.




Chặng đàng Thánh giá

Giêsu phải vác cây Thập giá của chính mình lên ngọn đồi Calvary (hoặc Golgotha), tức là đồi Sọ, bên ngoài cửa thành Jerusalem. Lính La Mã đội lên đầu Giêsu một vòng gai nhọn, chế nhạo gọi đó vương miện.

Giêsu bị đóng đinh trên đỉnh đồi, giữa hai tên tử tội khác cũng bị đóng đinh. Lính La Mã làm một tấm biển đề "Jesus người Nazareth, vua dân Do Thái" đóng bên trên đỉnh cây thập giá, mấy chữ này viết tắt tiếng Latin là INRI. 

Chỉ trong ngày hôm đó, Giêsu chết trên thập giá. Người lính La Mã lấy giáo đâm vào cạnh sườn Giêsu để chứng tử, rồi cho người thân hạ xuống và đem chôn ngay trong ngày hôm đó tại chân đồi Sọ, vì hôm sau là ngày Sabath, không được làm việc.

Mười bốn điểm đánh dấu con đường Giêsu đã đi được gọi là 14 chặng đàng Thánh giá, từ chặng thứ nhất là nơi bị kết án, những lần ngã xuống dưới sức nặng của thập ác, nơi gặp bà Mary, lúc bị lột áo, bị đóng đinh, hạ xuống và khi đem vào mộ.

Hình ảnh Vòng gai, tấm biển chữ INRI, những chiếc đinh, 5 dấu máu (4 lỗ đinh ở tay chân, và vết đâm ở sườn) trở thành chứng tích thiêng liêng nhất đối với người Kitô giáo. Và hình ảnh Giêsu trên cây Thập giá là hình ảnh được vẽ, điêu khắc,... nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Hàng ngàn vạn bức vẽ, hàng triệu bức tượng mô tả thời khắc này.



Mặc định

Trong số vô vàn các bức tranh, tượng mô tả hình ảnh Giêsu bị đóng đinh của các tác giả hữu danh, vô danh, từ cổ đại, trung đại, cận đại đã từng được xem, tôi ấn tượng và thích nhất bức của danh họa Salvador Dali.

Bức tranh siêu thực với các chiều không gian đảo nhau rất ấn tượng, mô tả hình ảnh một người bị đóng đinh trên thập giá. Đó có thể là Giêsu, cũng có thể không (vì không có vòng gai, không có các cây đinh đóng ở tay chân), đó là cái nhìn của một Con Người xuống thế giới bên dưới. ...

Thực sự cũng không hiểu được ý nghĩa của bức tranh, chỉ cảm thấy nó in sâu vào tâm trí, mà mỗi lần nhìn thấy hình tượng Thập giá là dễ nghĩ đến nó.




Phục Sinh

Cây gỗ chữ thập dùng để hành hình (Thập ác), từ sau Giêsu trở thành Thánh giá, là biểu tượng của Kitô giáo hiện nay.

Khi trước Giêsu đã nói rằng: Sau ba ngày ta sẽ sống lại, do đó các tư tế Do Thái nhờ lính La Mã canh giữ ngôi mộ khoét trong lòng đá dưới chân đồi Sọ nơi để thi thể Giêsu. Ngày hôm sau là lễ Sabath, mọi người đều phải ở nhà nghỉ ngơi, không ai đến thăm mộ ngoại trừ lính canh La Mã (không theo lệ Do Thái).

Ngày thứ ba (ngày chết là ngày 1, ngày Sabath là ngày 2, sau Sabath là ngày 3), bà Mary cùng những người phụ nữ đến để tẩm liệm lại thi thể Giêsu, thì nhận thấy trong mộ không còn gì nữa. Liền đó Giêsu hiện ra với Mary Madelena, rồi với các đồ đệ của mình trong căn nhà ở Jerusalem. Giêsu đã sống lại như lời tiên đoán, đó là ngày Phục Sinh.


Ngày Phục sinh là ngày nào, thì các nhánh Kitô giáo cũng không thống nhất với nhau. Ngày nay Chính thống giáo kỷ niệm khác với Công giáo.

Với Công giáo hiện nay, Phục Sinh được tính là Ngày Mặt Trời (Sunday = Chúa Nhật) đầu tiên tính từ ngày có Trăng Tròn đầu tiên tính từ sau ngày Xuân Phân. Cách tính này đến thế kỷ 16 mới cố định.

Năm 2009, Xuân Phân rơi vào 22/3, trăng tròn đầu tiên sau đó là Rằm tháng 3 âm lịch, do đó Phục Sinh rơi vào Chủ nhật 12/4, tức là một tuần nữa.

Nếu như lịch Do Thái hiện nay có Sabath là ngày Thứ Sáu (Friday), và vẫn lưu truyền chính xác liên tục từ cổ đại, thì Phục Sinh phải là Thứ Bảy (Saturday). Tuy vậy tính ngày mang tính truyền thống lâu đời, không thay đổi nữa. 

Nhà thờ Mộ Chúa

Người Kitô giáo tôn thờ Giêsu là Chúa, và sự Phục Sinh của Giêsu là dấu chứng thiêng liêng huy hoàng nhất. Do đó nơi Giêsu chịu đóng đinh và Phục sinh trở thành nơi Cực Thánh, thiêng liêng nhất trên thế giới.

Thế kỷ 4, khi Constantine đại đế của La Mã theo Kitô giáo, ông cho xác định vị trí ngọn đồi Sọ của 300 năm trước, và ra lệnh dựng lên ngôi nhà thờ Mộ Chúa (Holy Sepulchre) ngay tại nơi đó. 

Nhà thờ được các Hiệp sĩ Thập tự chinh dựng lại thật to, để làm nhà thờ, người ta đã phá toàn bộ cả ngọn đồi, để làm nhà thờ bao trùm lên cả đồi Sọ, nơi Giêsu bị đóng đinh, cả nơi Giêsu được hạ xuống tẩm liệm, cả ngôi mộ đục trong lòng đá cách đó một đoạn. 

Nhà thờ Mộ Chúa ở Jerusalem ngày nay là nơi hành hương thiêng liêng nhất của người Kitô giáo.


Tảng đá được cho là thi thể Giêsu đã được đặt lên để tẩm liệm, sau khi hạ từ Thập ác xuống.
(Ảnh sưu tập trên Wikipedia).


Lòng nhà thờ Cực thánh, nơi được cho là đặt thi thể Giêsu sau khi tẩm liệm, và cũng là nơi Giêsu Phục Sinh
(ảnh sưu tầm)





Thăng thiên

Theo kinh thánh Tân Ước, sau khi Phục sinh và nhiều lần xuất hiện với các đồ đệ (bấy giờ còn 11 người), Giêsu đã Thăng thiên, bay lên trời "ngự bên tay phải Thiên Chúa". Giêsu còn nói đến lần xuất hiện thứ hai của mình, ngụ ý ngày Phán xét cuối cùng, ngày Tận thế.

Các môn đệ đã chọn thêm một người để bù vào cho đủ số 12. Trong các lần hiện ra của mình, Giêsu đã chỉ định Phêrô (Peter) là người chịu trách nhiệm chính trong việc truyền bá lời giảng dạy của mình.

50 ngày sau khi Giêsu Phục Sinh, 12 môn đệ và bà Mary tập trung tại căn phòng Tiệc ly trước kia để cầu nguyện, họ vẫn còn yếu đuối và sợ hãi bị bắt, bị xử tội. Bỗng Thánh linh Thần khí Thiên Chúa tràn ngập, và đậu trên đầu mỗi người thành một lưỡi lửa. Từ đó 12 người tràn ngập lòng tin, sự dũng cảm, tràn ngập thần khí, đồng thời có thể nói được nhiều thứ tiếng khác nhau, và họ tỏa đi khắp nơi, rao giảng Tin mừng về Nước Thiên Chúa, tin mừng về Chúa Giêsu đã chết và Phục sinh.

Giáo hội Kitô giáo chính thức thành lập từ đó, và ngày đó gọi là lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Các tông đồ đi khắp nơi, cứ nơi nào có dân Do Thái sống là họ rao giảng, từ Damacus, Antiorch, sang cả phía Ai Cập. Tuy nhiên, họ vẫn chỉ dừng lại ở cộng đồng dân Do Thái.

Tiếp đó, cùng với 12 tông đồ, một vị khác rất nổi tiếng là Phaolô (Paul) tuy không phải đồ đệ trực tiếp khi Giêsu còn sống, nhưng có công lao rất lớn trong việc truyền bá ra ngoài các dân khác, và sang cả Roma, thủ đô đế quốc La Mã. Kitô giáo phát triển trong lòng tầng lớp dân chúng, giới cùng khổ, vì sự tiến bộ, nhân ái của giáo lý, hướng đến cái thiện một cách tuyệt vời. 

Nhưng bản chất đó cũng ít nhiều bị thay đổi khi quyền lực và chính trị nắm lấy tôn giáo, đặc biệt là từ thế kỷ 4, khi Kitô giáo được Constantine đại đế của La Mã đưa thành Quốc giáo.



Hình ảnh Thánh thần Hiện xuống thành các lưỡi lửa trên đầu các Tông đồ, Phù điêu nhà thờ Phú Nhai, Nam Định



Đức Giêsu lịch sử

Phần này tôi viết theo cách nhìn lịch sử, bạn nào là người Kitô giáo mà không có cái nhìn rộng mở, có lẽ sẽ thấy không đồng ý với tôi.

Tách phần thần thánh hóa, tôn vinh ra, tìm hiểu con người lịch sử của đức Giêsu, có lẽ cũng là điều không dễ. 

Một sự thực là tất cả những gì viết về Giêsu đều không phải bằng ngôn ngữ Do Thái của ngài, mà bản xưa nhất đều bằng tiếng Hy Lạp. Nghĩa là cũng không ai biết rằng thực sự Giêsu đã nói, đã giảng, chính xác với ngôn ngữ như thế nào cả. 

Sau 400 năm, La Mã mới tập hợp các bản sách Hy Lạp lại thành Kinh thánh Tân Ước, dịch sang tiếng Latin, và dùng quyền lực buộc phải coi đó là bản chính thức, tìm cách tiêu hủy tất cả các tài liệu khác. Trong cả nghìn năm, ở châu Âu ai dám nói điều trái với Kinh thánh đều bị lên giàn hỏa thiêu cả. Chỉ những gì tôn vinh, thần thánh hóa Giêsu là được tồn tại và lưu truyền.


Nói về lịch sử, có thể cho rằng chính Gioan (John), anh họ của Giêsu mới là vị Giáo chủ đầu tiên, người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo tại Do Thái khi đó. Gioan là dòng dõi con trai của một tư tế, cũng theo nghiệp cha, đã từng học tập rất nhiều, chiêm nghiệm nhiều, và đề ra nhữung cải cách tôn giáo tiến bộ. Do đó Gioan có nhiều đồ đệ, những người rất nhiệt thành và chăm chỉ cầu nguyện. Những người này đã từng coi Gioan chính là Đấng Cứu chuộc, đấng Messiah mà dân chúng chờ đợi, đấng sẽ dẫn Do Thái đến vinh quang. Bản thân Giêsu cũng đã chịu phép rửa tội từ anh họ mình.

Gioan bị bắt giam và bị xử tử vì phê phán mạnh mẽ vua Do Thái hèn nhát không dám chống lại La Mã. Khi đó Giêsu trở thành người dẫn dắt cộng đồng mà anh họ mình đã gây dựng, đồng thời đề ra những cải cách tiến bộ hơn nữa. 

Giêsu được đời sau tôn là Đấng cứu thế, là đấng Messiahvua Do Thái, và cao nhất là Chúa, thì Gioan chỉ là bậc Thánh, Thánh đầu tiên, Gioan Tẩy giả, Gioan Tiền hô mà thôi.


Gioan, vị giáo chủ đầu tiên, do Leonardo De Vince vẽ 



Đảo is offlinePhượt thủ
Quote Originally Posted by Chitto Xem bài


Nếu như lịch Do Thái hiện nay có Sabath là ngày Thứ Sáu (Friday), và vẫn lưu truyền chính xác liên tục từ cổ đại, thì Phục Sinh phải là Thứ Bảy (Saturday). Tuy vậy tính ngày mang tính truyền thống lâu đời, không thay đổi nữa. 

Em xin phép sửa tí ạ: Shabbat tiếng Do Thái có nghĩa là ngày thứ Bảy. Ngày này bắt đầu từ tối ngày thứ Sáu khi mặt trời lặn và kết thúc vào tối ngày thứ Bảy khi có 3 vì sao sáng trên bầu trời hiện ra. Từ này bắt nguồn từ huyền thoại Đức Chúa Trời tạo vạn vật chúng sinh trong suốt sáu ngày và ngày thứ Bảy (Shabbat), ngài nghỉ ngơi.

Từ Shabbat là từ nguồn cho các từ chỉ ngày thứ Bảy trong các ngôn ngữ khác như Samstag (Đức), samedi (Pháp), sabato (Ý), sábado (TBN + BĐN).

Vì thế tính lễ Phục Sinh là ngày Chủ Nhật không có gì sai.

 Tôn vinh Giêsu

Giêsu khi còn đang rao giảng, được các đồ đệ coi là đấng Messiah, được gọi là Thầy, là người dẫn dắt. Giêsu thường gọi Thiên Chúa là "Cha", "Cha ta", nhưng điều đó cũng không lạ, vì người Do Thái cũng thường gọi Thiên Chúa là Cha.

Từ đó Kinh thánh đã viết Giêsu là Con của Thiên Chúa. Điều này cũng không có gì là quá đáng lắm, bởi từ thời Cựu ước, thì mọi người Do Thái đều là con của Thiên Chúa rồi. Do đó coi mình là con của Thiên Chúa cũng không phải là hoàn toàn không được.

Trong Kinh thánh Tân Ước, Giêsu thể hiện vai trò là Con Thiên Chúa, nhưng là Con một của Thiên Chúa, tức là Con thật sự, một cách trọn vẹn. Đây là sự tôn vinh mà Do Thái giáo không chấp nhận nổi.

Chưa hết, La Mã đã tôn sùng đến cực đại khi Giêsu được tôn lên Chính là Thiên Chúa.

Nhưng trong Kinh thánh ghi rõ: Giêsu nhiều lần cầu nguyện với Thiên Chúa, cầu xin "Cha trên trời" điều này điều kia, gọi Thiên Chúa là Cha ta, thế thì làm sao Giêsu lại chính là Thiên chúa được ???

Giêsu là Con Thiên Chúa thì hiểu được, nhưng Con Thiên Chúa lại cũng chính là Thiên Chúa?

Thế là La Mã vào thế kỷ 4, để nhất thiết tôn vinh Giêsu, chống lại mọi luồng tư tưởng khác, đã đề ra giáo lý Ba NgôiThiên Chúa duy nhất, nhưng có ba thân vị: Cha, Con, Thánh Thần. Ba thân vị tồn tại từ muôn đời, không ai sinh ra ai, cùng sáng thế, cùng trị vì.

Ngôi một là Chúa Cha ngự trên trời, là Chúa Quan Phòng, là Chủ tể vũ trụ.

Ngôi hai là Chúa Con, là Thiên Chúa đã nhập thể, xuống thế làm người, được gọi là Ngôi Lời, vì ngôi này là Giêsu, rao giảng bằng tiếng người.

Ngôi ba Chúa Thánh Thần, là Thánh linh Thần khí hay cũng là Chúa Thánh Linh, Thánh Ma là linh hồn Thiên Chúa, ngự trong lòng mọi người để dẫn dắt.

Giêsu, từ vị trí đấng Messiah, đấng Kitô, đấng Cứu Chuộc, Con Thiên Chúa, đến thế kỷ 4 đã chính thức trở thành Thiên Chúa, và từ đây mới nên gọi là Chúa Giêsu.

Và chỉ những ai chịu công nhận Giêsu là Thiên Chúa, mới được coi là Kitô giáo.

Giáo lý Ba Ngôi là một trong những giáo lý khó hiểu nhất, và cũng là chỗ để tôn giáo khác như Hồi giáo chỉ trích, là vi phạm giáo lý Thiên Chúa duy nhất.

Hình ảnh Chúa Ba Ngôi

Từ việc Giêsu được tôn là Thiên Chúa, nhiều thay đổi đã kéo theo.

Người Do Thái trước đó, và người Hồi giáo về sau đề triệt để giữ lề luật không tôn thờ hình tượng, do đó không thể vẽ hình, tạc tượng Thượng đế (Jehovah hoặc Allah) Thậm chí người Do Thái còn không phát âm tên của Thượng đế nữa.

Còn người Kitô giáo, vì cho rằng Giêsu chính là Thiên Chúa xuống làm người, đã có hình ảnh, nhân trạng, có thể được vẽ, được tạc tượng, nên không còn giữ luật này nữa. Đặc biệt là La Mã vốn rất thích thờ hình tượng, nên diều này lại càng được phát huy. Lúc đầu chỉ là hình tượng Giêsu, chúa Thánh Thần thì được mô tả qua con chim bồ câu, vì Kinh thánh có câu viết về khi Giêsu chịu phép rửa thì : "Thánh linh thần khí Thiên Chúa như con chim bồ câu đậu xuống".

Rồi thì đến Chúa Cha cũng được vẽ, với hình dạng của một ông già râu tóc bạc. Tức là Chúa là đàn ông, không tranh cãi. Thậm chí có tranh vẽ cả Chúa Thánh Thần cũng là một người đàn ông.

Ba Ngôi cùng hiển thị lần đầu ở sông Jordan


Ba Ngôi sau khi Giêsu lên trời, ngồi ở tay phải Chúa Cha



Ba Ngôi được tạc thành tượng
 

Mặc định

Ba Ngôi hiển thị thành ba Người đàn ông có hào quang cũng hình tam giác ba cạnh ba đỉnh, với biểu tượng ở giữa ngực.
Chúa Cha có biểu tượng là Con Mắt (đạo Cao Đài lấy biểu tượng này cho Thượng đế)
Chúa Con có biểu tượng là Con Cừu (Chiên)
Chúa Thánh Thần có biểu tượng là Con chim bồ câu



Ba Ngôi tại trung tâm của Đại giáo đường St.Peter ở Vatican, thẳng hàng từ trên xuống dưới:
Từ đỉnh mái vòm (130m) có hình Chúa Cha ở chính giữa, xa quá không thấy nổi.
Nóc của cái lọng (20m) có hình con bồ câu.
Giữa bàn thờ là Thánh giá với Chúa Giêsu.


Mặc định

Điều thú vị là không phải chỉ có Kitô giáo mới cho rằng Đấng tối cao có ba vị. Bên cạnh thuyết Ba Ngôi (Trinity) một số tôn giáo khác cũng coi bộ ba là thiêng liêng nhất, nhưng mỗi tôn giáo thì bộ ba đó lại có vai trò, vị trí, ý nghĩa khác nhau.

Ấn giáo (Hindu) cho rằng Thượng đế Ishavra gồm ba Thần tối cao: Brahma là đấng Sáng tạo; Vishnou là đấng Bảo hộ; Shiva là đấng Hủy diệt. Thuyết này cũng gọi là Tam vị, Trimurti.

Phật giáo có Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng; Đại thừa cho rằng Phật có Tam thân: Pháp thân, Báo thân, Ứng thân.

Đạo giáo Trung Hoa cũng cho rằng Tối cao có ba đấng là Tam Thanh: Nguyên Thủy, Linh Bảo, Lão Quân, và có ba thể trạng nội tại là Tinh, Khí, Thần.

Tín ngưỡng Mẫu của Việt Nam cũng có Tam tòa: Tam tòa thánh mẫu.

Mặc định

Việc tôn Giêsu lên làm Thiên Chúa không phải ai cũng chấp nhận, kể cả những người đã từng theo tôn giáo này. Có một số phái chỉ chấp nhận Giêsu là đấng Messiah, đấng Cứu Thế, nhưng chỉ là một Tạo vật của Thiên Chúa, Tạo vật hoàn hảo nhất, thánh thiện nhất, xứng ngang với ông tổ Adam, vượt trên tất cả các thiên thần, trên các Thánh, các Tiên tri,..., nhưng không thể là Thiên Chúa được. Những phái này bị Kitô giáo La Mã coi là tà giáo.

Một số người xét theo lịch sử, nhận định rằng Giêsu có em trai, có thể có vợ chính là Mary Madelene, và có con. Vào thời đó, một người Do Thái đã 30 tuổi mà không có vợ là điều rất bất thường, hơn nữa Kinh thánh cũng mô tả Mary theo Giêsu khắp nơi. Tất nhiên những người này còn bị Kitô giáo căm ghét hơn nhiều, và tìm cách tiêu diệt tận gốc.

Từ việc tôn Giêsu lên ngôi vị Chúa, người Kitô giáo đã có một lập luận - mà theo tớ - là rất buồn cười, logic luẩn quẩn, nhưng lại luôn luôn được nhắc đến trong rất nhiều chỗ. Đó là lập luận cho rằng Kitô giáo là Tôn giáo cao hơn mọi tôn giáo khác bởi: Kitô giáo là do chính Thiên Chúa sáng lập, còn các tôn giáo khác chỉ do con người sáng lập !!!

Chỉ những ai tin Giêsu là Thiên Chúa thì mới có thể chấp nhận nổi lập luận Kitô giáo do Thiên Chúa sáng lập.
(Mà theo lịch sử, thì có khi phải nhường quyền sáng lập cho Gioan kia).

Nếu theo lập luận kiểu đó, thì Phật giáo cũng do Phật lập ra, mà Phật là cao nhất; Hồi giáo do Allah sai Muhammad lập ra, mà Allah là cao nhất; Đạo giáo do Lão Tử lập ra, mà Lão Tử chính là Thái Thượng Lão Quân, một trong Tam Thanh Thượng đế, cũng là cao nhất, Hindu do Brahma lập ra, mà Brahma là cao nhất... Nhưng hình như không tôn giáo nào dùng lập luận này để tranh cãi cả, chỉ có mỗi Kitô giáo...

___________________________

Người Do Thái giáo không chấp nhận Giêsu là đấng Messiah, chứ đừng nói là Chúa.

Người Hồi giáo chấp nhận Giêsu là đấng Messiah (cho người Do Thái), là Tiên tri cao quý nhất từ trước cho đến trước Muhammad, nhưng cũng chỉ là người. Hồi giáo không chấp nhận Giêsu Phục sinh, mà cho rằng Giêsu được Thiên Chúa đưa thẳng từ thập ác lên trời.

Nếu không tin vào tính thần thánh của Giêsu, chỉ có thể cho Giêsu là vị Giáo chủ sáng lập tôn giáo, đã qua đời và được thần thánh hóa.

Một số nhà nhân chủng học cũng vẽ lại chân dung Giêsu theo khoa học, chứ không chấp nhận hình ảnh Giêsu là người da trắng mắt xanh đẹp trai kiểu châu Âu. Giêsu người Do Thái thời đó, chắc chắn phải có hình dung khác.

Chân dung Giêsu theo nhân chủng học: xem ở đây


Bà Maria




Pietà (Mẹ sầu bi), Michealangelo
Cảnh Đức Mẹ bế xác Giêsu sau khi hạ từ trên Thập giá xuống


Giêsu đã được tôn vinh là Con Thiên Chúa, rồi Thiên Chúa, do đó mẹ của Giêsu là bà Maria (Mary) cũng phải được tôn vinh.

Kinh thánh chỉ nói rằng trước khi có mang Giêsu, bà Maria là Trinh nữ, còn sau đó không nói gì nữa, kể cả về sau cuộc đời bà thế nào, cũng không ai biết. Nhưng không sao, dù Kinh thánh không viết nhưng Giáo hội - thay mặt Chúa ở trần gian - đã quyết định điều đó.

Đầu tiên là giáo lý Đồng Trinh: Bà Maria có mang Giêsu trong sự đồng trinh, do đặc ân Thiên Chúa, và kể cả sau khi sinh Giêsu thì vẫn Đồng trinh đến trọn đời. 
(Tin Lành chỉ chính thức thừa nhận Maria đồng trinh trước khi sinh Giêsu, còn sau đó thì không nói đến, không rõ có công nhận không. Nhưng vì thế mà người Công giáo thường "ghét" và "vu tội" cho người Tin Lành là không tin Đức Mẹ Đồng Trinh)

Mẹ Thiên Chúa: Trước khi tôn vinh Giêsu là Thiên Chúa thì bà Maria đã được coi là Thánh MẫuĐức Mẹ, một người nữ Rất Thánh, nghĩa là Thánh nhất trong tất cả mọi người. Sau khi Giêsu thành Thiên Chúa thì bà Maria được mang danh Mẹ Thiên Chúa. Tuy vậy bà vẫn chỉ là một tạo vật của Chúa, tạo vật Thánh thiện nhất, được ơn sủng nhất, đầy ơn phước.

Eva mới, Đức Mẹ của loài người: Vì Giêsu được tôn là Adam mới, cần có một Eva mới, và bà Maria được coi là Bà mẹ của nhân loại mới, Nữ Vương trời đất.

Người tiêu diệt Con Rắn: Sách Khải Huyền mô tả Satan là con rắn, đã dụ dỗ Eva phạm tội. Đến cuối cùng, Eva mới là bà Maria sẽ đạp dập đầu con rắn. Do đó bà còn là người tiêu diệt Satan, là Nữ vương Hòa Bình, là Đức Mẹ Mân Côi, Tinh tuyền thánh vẹn.

Vô nhiễm nguyên tội: Theo giáo lý thì mọi người là con cháu Adam Eva đều mắc Nguyên tội hay Tội tổ tông. Thế nhưng riêng bà Maria thì ngay từ khi bắt đầu được thụ thai từ ông bà ngoại Giêsu, đã được đặc ân sạch sẽ tội lỗi, để làm một người mẹ hoàn toàn trong sạch cho Giêsu. Giáo lý này gọi là Vô nhiễm nguyên tội, mãi đến năm 1854 mới được chính thức thành giáo lý. 

Hồn xác lên trời: Sau khi bà Maria qua đời, các đồ đệ của Giêsu (cũng có thể em trai Giêsu, nếu cho rằng Giêsu còn có em trai) đã chôn cất ở trên đồi ngoại thành Jerusalem. Nhưng sau đó có người mở mộ ra thì không thấy di thể của bà. Nhưng mãi đến năm 1950 Tòa thánh mới công bố giáo lý: Bà Maria đã được Thiên Chúa nâng cả hồn và xác lên trời, chứ thi thể không bị hủy hoại như mọi người thường. Ngày tưởng niệm là 15/8. 

Đấng trung gian: Mặc dù chỉ có Chúa mới là đấng duy nhất ban ơn cứu chuộc, đấng duy nhất có thể tha tội, do đó cầu xin thì chỉ có thể cầu xin với Chúa. Tuy nhiên bà Maria có thể "người trung gian xin giúp", do đó cầu nguyện với Đức Mẹ để nhờ bà xin giúp với Chúa cũng tương tự như cầu xin Chúa vậy. 
(Tin Lành không chấp nhận giáo lý này, do đó tuy tôn kính nhưng không cầu xin Maria).

Đức Mẹ Đồng công: Đức Mẹ tham gia vào công cuộc Cứu chuộc của Thiên Chúa, do đó có cùng công cứu độ. Điều này chưa được Tòa thánh xác nhận, tuy nhiên nhiều tín đồ Kitô đã tôn điều này, và cho rằng đây sẽ là tín lý cuối cùng về bà Maria.


Với người Kitô giáo, bà Maria là đấng Rất Thánh, chỉ sau Chúa mà thôi. Để dung hòa với Ba Ngôi Thiên chúa là nam giới, một ngôi Mẹ Thiên Chúa cũng là điều phù hợp. Các tôn giáo đều không thể chối bỏ vai trò của Nữ giới.

***

Còn phần ông Giuse, người chồng hợp pháp của bà Maria, người cha nhân chủng học của Giêsu, nhưng chỉ là cha nuôi theo tôn giáo, được nhận danh hiệu là Bạn trăm năm Đức Mẹ, là Thánh Cả (vì ông làm chủ gia đình), Thánh Thợ (vì ông làm thợ mộc, bảo hộ cho những người lao động)
13-04-2009, 01:12 PM
Quote Originally Posted by Bátước Xem bài
Xin đính chính lại cho rõ: Trong đức tin của người Kito giáo, lễ Phục sinh là lễ quan trọng nhất

Hy vọng là Chitto không phiền khi mình đường đột có góp ý này vào Topic của bạn nhưng mình nghĩ đây là cách để mọi người có cái nhìn chính xác hơn.
Tôi phải cảm ơn bạn đính chính ấy chứ. Quả thực cái này tôi đã nhầm, không phải vì thấy lễ Giáng sinh đông đâu, mà nghĩ là sự Bắt đầu thường được kỷ niệm quan trọng hơn sự "bắt đầu lại".

Qua topic này tôi cũng chỉ muốn chia sẻ hiểu biết của mình thôi, để những ai chưa biết thì có thể biết thêm. Đi du lịch châu Âu chẳng hạn, không biết về Kitô giáo thì có thể nói là mất nhiều lắm, vì không hiểu được bề sâu văn hóa của các công trình vật thể và phi vật thể. 

Cá nhân tôi thấy không có hiểu biết về Kitô giáo là một thiếu sót khá lớn. Nhưng cũng đồng thời phải hiểu các tôn giáo khác nữa. Như người Công giáo hình như hầu hết đều hiểu sai về Tin Lành. Một người bạn tôi là Kitô hữu, cũng khá cởi mở, sống ở SG mà hoàn toàn chả hiểu gì về Tin Lành, cũng là một điều đáng tiếc.

***

11-05-2009, 01:03 AM

Hội thánh

Sau khi Giêsu Phục Sinh, và Chúa Thánh Thần hiện xuống, chính thức thành lập Hội thánh tiên khởi của Kitô giáo, các tông đồ đã chia nhau đi rao giảng.

Có người thì ở lại đất Judea, người thì sang đất Galilee, hoặc đi lên Damacus, hoặc đi xuống Ai Cập. Họ chia nhau đi rao giảng về "nước trời", làm chứng về sự Phục sinh của Chúa, để từ đó hình thành nên các hội thánh. Trong số đó, tông đồ Phêrô (Peter) đi sang Roma, thủ đô của đế quốc La Mã, và rao giảng ở đây. Những tông đồ chủ yếu rao giảng trong cộng đồng người Do Thái ở các nơi họ đến, chứ chưa tuyên thuyết ra bên ngoài.

Người được coi là có công lao lớn nhất mở rộng tín đồ ra dân ngoài Do Thái là Phaolô (Paul), vốn đã được coi là Công dân La Mã, là người trước kia đi lùng bắt tín đồ Kitô giáo. Sau đó trong một giây phút, ông được "mặc khải" thấy Chúa, và từ đó một lòng theo đạo. Ông đã viết nhiều thư tín gửi các hội thánh, về sau các thư này được đưa vào Kinh thánh. Ông bị bắt đưa sang Roma, bị giam và bị chặt đầu ở đó.

Với giáo lý gần gũi, dễ hiểu, đi vào lòng người nhanh chóng, Kitô giáo lan rộng khắp La Mã, đặc biệt trong tầng lớp dân cùng khổ. Tôn giáo này cho họ một niềm tin vào sự sống sau cái chết, vào sự hạnh phúc vinh hiển ở nước trời, mà không cần sự cúng lễ tốn kém như cho các vị thần La Mã thời đó. Những tín đồ Kitô nhanh chóng phát triển đức tin, và không chịu tôn thờ hoàng đế La Mã - vốn tự coi mình là một bậc thần thánh - như trước nữa. Điều này làm nhà cầm quyền La Mã lo ngại và muốn tiêu diệt...

Thời của Nero

Một sự kiện được nói đến nhiều trong lịch sử Kitô giáo, là vụ cháy thành Rome năm 64 trong 6 ngày đêm, hỏa thiêu 2/3 Rome. Hoàng đế La Mã khi đó là Nero được cho là đã không tích cực chữa cháy, bỏ mặc để cho lửa cháy to hơn, để lấy cảm hứng làm thơ !

(Truyền thuyết kể rằng Nero rất thích thi ca. Có lần Nero thể hiện sự ghen tị với tổ tiên của người La Mã là hoàng tử của thành Troy xưa kia được nhìn thấy thành phố quê hương bị quân Hy Lạp thiêu trụi trong huyền thoại Troy. Do đó có người cho rằng chính Nero ra lệnh đốt Rome, và trong khi Rome cháy thì Nero đứng trên tháp cao quan sát, ca hát và chơi đàn)

Sau khi một phần lớn của Rome bị thiêu trụi trong cơn hỏa hoạn khủng khiếp, Nero ra lệnh xây lại thành phố đẹp hơn, bằng gạch đá. Đồng thời để xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng và quý tộc, Nero đã đổ tội cho người Kitô giáo đốt Rome. Và sự trả thù tàn khốc diễn ra.

(Điều thú vị là để ghi nhớ việc Nero "đốt thành Rome", các tác giả phần mềm ghi (burn) đĩa CD, DVD đã đặt tên là Nero luôn).


Thành Rome trong lửa, tranh thế kỷ 18


Tử đạo thành Rome

Thời La Mã, hành hình con người cũng là một thú vui của giới quý tộc và công dân. Trong các khu vườn còn chưa cháy của quý tộc, Nero trói người Kitô giáo vào các cây cột, tẩm dầu và đốt (Tòa án Dị giáo sau này xử vài triệu phụ nữ bị kết tội "phù thủy" cũng theo kiểu này).

Tại đấu trường, người Kitô giáo bị đem vào cho thú dữ ăn thịt để làm trò vui cho dân chúng. Hàng trăm người Kitô giáo đã bị tàn sát, được tôn là những vị tử đạo.

Nero xem đốt đuốc - tranh Siemiradski Fackeln (thế kỷ 19).


Người Kitô giáo bị đem vào đấu trường


 Peter tử đạo

Khi đó Tông đồ Peter đang ở thành Rome rao giảng cho dân chúng. Ông không bị bắt, nhưng chứng kiến sự tử đạo của các tín đồ, lòng vô cùng đau đớn.

Peter đứng giữa dân chúng Rome trên đấu trường, cầu nguyện cho các con chiên đang chịu nạn bên dưới (bộ phim "Quo Vadis" - 1951).



Lo ngại Peter bị bắt, các đồ đệ khuyên ông nên bỏ trốn đi. Ông trốn đến ngoại thành Rome thì bỗng gặp một người đi ngược lại, và thốt nhiên ông nhận ra đó chính là Chúa Giêsu. Hoảng sợ, ông hỏi "Quo vadis, domino" - "Người đi đâu thế, thưa Chúa". Giêsu đáp: "Ta đi đến Rome đã chịu đóng đinh lần nữa".

Peter hiểu ra, quay lại Rome (Chúa biến mất), chịu bị bắt với các tín đồ của mình. Ông bị đóng đinh lên thập ác, nhưng ông xin được chồng ngược đầu thập ác, vì không dám sánh với Chúa - chết trên thập ác dựng thẳng.




Mặc định

Thánh Peter trở thành Thánh tử đạo, vị thánh của thành Rome.

Sau này, Giáo hội La Mã dựng trên nơi được cho là phần mộ của ông ngôi nhà thờ vĩ đại nhất thế giới - Đại thánh đường St.Peter, ngôi nhà thờ quan trọng nhất, đẹp nhất.


Hầm mộ dưới chân bàn thờ chính, nơi đã tìm thấy một số di cốt, được cho là của thánh Peter (Phêrô)


Mặc định

Trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn và sự tàn sát kia, thì Paul đã bị xử tử ở Rome rồi. Vì ông là công dân La Mã, nên được hưởng hình thức tử hình "nhẹ nhàng, văn minh" hơn là chặt đầu, chứ không phải đóng đinh, chôn sống... như người khác. Ông và Peter trở thành hai vị Thánh hàng đầu của Công giáo La Mã.

Nơi được cho là mộ của Thánh Paul (Phaolô), dựng lên Đại thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành (Basilica of St.Paul Outside the Walls) vì nơi này nằm ở ngoài vòng thành Rome, ngày nay là một trong 4 Đại thánh đường quan trọng nhất Rome, và cũng là Nhà thờ rất lớn, rất đẹp.

Ảnh sưu tập, hồi đi Rome không đến được đây. Bác nào có đến rồi góp vui với tớ.

Từ ngoài nhà thờ, với tượng Thánh Phaolô (Paul) cầm gươm



Bên trong nhà thờ, đằng xa là tượng Thánh Paul bên phải cầm gươm, bên trái là tượng Thánh Peter cầm Chìa khóa thiên đường.


Mặc định

Một góc ảnh chụp sưu tầm khác. Ở chính giữa là một bàn thờ, mà bên dưới nó được cho là mộ của Thánh Paul.



Nhiều nhà thờ Công giáo ở Việt Nam cũng có tượng hai vị Thánh này, như bàn thờ nhà thờ Chính tòa Hà Nội



23-05-2009, 06:08 PM

 Đến Constantine đại đế...

Người Kitô giáo còn bị đàn áp nhiều lần, nhưng ngày càng phát triển, đặc biệt là ở ba thành phố lớn nhất trong đế quốc La Mã: Rome, Alexandria, và Antiorch.

Sự kiện rất quan trọng đánh dấu sự hưng thịnh của Kitô giáo là khi Hoàng đế La Mã phía tây Constantine thỏa thuận với hoàng đế La Mã phía đông chấp nhận Kitô giáo là hợp pháp, không bị đàn áp nữa năm 313. Lúc này La Mã đã bắt đầu rạn nứt, hình thành hai khu vực phía đông theo văn hóa Hy Lạp, phía tây theo văn hóa La tinh. Truyền thống Kitô giáo nói rằng trước một trận đánh, Constantine đã thấy một dấu hiệu trên trời và dòng chữ "vì dấu hiệu này mà thắng", ông đã thắng trận đó và cho đó là dấu hiệu của Chúa Kitô.

Sau đó Constantine trở thành Đại đế (August) của toàn La Mã, và ưu ái Kitô giáo, tuy nhiên chỉ đến khi sắp chết mới chịu làm lễ rửa tội.

Mẹ của Constantine đại đế, bà Thái hậu Helena đã theo Kitô từ sớm, là một người rất sùng đạo. Bà hành hương về Jerusalem để đi tìm các di vật của Giêsu, và theo truyền thuyết bà đã tìm thấy những mảnh gỗ của cây Thánh giá và những chiếc đinh mà 300 năm trước đã dùng để hành hình Giêsu. Bà cũng đã đi khắp vùng để xác định các địa điểm linh thiêng trong Kitô giáo.

Constantine đại đế và Thái hậu Helena được tôn phong là Thánh, và Thánh ngang hàng với các vị Tông đồ.

Mặc định

Sau khi hợp pháp hóa Kitô giáo, đại đế Constantine còn làm nhiều việc, mà quan trọng nhất là triệu tập Công đồng Nicea I để hệ thống hóa Kinh thánh và giáo lý. Công đồng gồm đại diện các giám mục trên khắp La Mã, họp lại để xác định các vấn đề quan trọng nhất của Kitô giáo.

Tại đây họ đã xác định lấy 4 sách Phúc Âm làm nên bộ Kinh Tân Ước. Các sách khác không giống với 4 sách này đều bị tiêu hủy. Tại đây, các giáo lý chính, nghi thức, luật lệ được xác định làm nền tảng cho hệ thống giáo hội.

Từ đây, Kitô giáo chính thức trở thành Kitô - La Mã, là tổng hợp của hai yếu tố: Thần học Kitô và Hệ thống hành chính kiểu La Mã. Chức sắc giáo hội được xây dựng trên khung quan chức hành chính La Mã.

Constantine xác định ba Tòa giám mục lớn nhất là Tòa giám mục RomeAlexandria, Antiorch; và ba vị Giám mục ở ba nơi này thành ba Giáo trưởng (hay Thượng phụ). Dưới quyền là các giám mục, rồi hệ thống linh mục, phó tế. Có thể nói hệ thống này vẫn còn hoạt động hữu hiệu cho đến ngày nay.


Những phần còn lại của pho tượng Constantine khổng lồ, để ở Bảo tàng tại Rome. Ảnh sưu tầm.

(Đã từng đến đây rồi mà chụp chả ra cái gì, hic)


Tượng Constantine tại hành lang nhà thờ St.Peter, như là vị Thánh hoàng đế bảo trợ cho Kitô giáo, cũng là người xây dựng hệ thống giáo phẩm.



Nhà thờ chính tòa Rome

Có rất nhiều người đến Rome nhầm tưởng Nhà thờ St.Peter vĩ đại của Vatican là nhà thờ Chính tòa của Rome. Mặc dù St.Peter là nơi diễn ra các hoạt động quan trọng, lớn nhất của Công giáo, nhưng nhà thờ Chính tòa Rome lại là Đại giáo đường St.John Lateran, cách Vatican một đoạn xa.

Nhà thờ này được xây dựng ngay sau khi Constantine công nhận Kitô giáo, và trở thành Nhà thờ đầu tiên, nhà thờ Mẹ cho toàn bộ Giáo hội Công giáo, cũng là Nhà thờ Chính tòa thành Rome. Trong nhiều thế kỷ, nhiều đời Giáo hoàng đều ở đây, trong tòa cung điện ngay bên cạnh nhà thờ, cho đến thế kỷ 16 mới chuyển sang Vatican. Ngai Giám mục Rome đặt ở đây.

Nhà thờ này được gọi là Tổng Vương cung Thánh đường, nhà thờ Chính tòa cho toàn bộ Công giáo trên toàn Thế giới.

So về kích thước, nhà thờ này khá khiêm tốn so với các Đại giáo đường khác, tuy nhiên về mặt chính thống thì là nhà thờ quan trọng nhất của toàn bộ Giáo hội Công giáo.

(Ảnh sưu tầm)


Bên trong Nhà thờ


Ngai Giám mục thành Rome, tức là giáo hoàng, được trang trí khá đơn giản




Thánh kinh và Thánh truyền

Đặt trong lòng La Mã với những truyền thống đế quốc hùng mạnh và lâu đời, những yếu tố của La Mã cũng ăn sâu vào Giáo hội. Từ những tập hợp tín hữu, La Mã đã quy chuẩn tôn giáo theo những quy luật chặt chẽ, đặc biệt là quan niệm "thẩm quyền tối cao" được nâng cao đến mức tối đa, và sau này cũng là nguyên nhân chính kéo châu Âu vào đêm trường Trung cổ nghìn năm.

La Mã chuẩn hóa Kinh thánh Tân Ước trên 4 sách Phúc Âm, và những gì suy ra từ đó gọi là Thánh kinh. Nhưng có nhiều điều chưa bao giờ được viết ra trong Kinh thánh, cũng được đưa ra nhằm củng cố quyền lực giáo hội. Những điều đó gọi là Thánh truyền. Thánh kinh và Thánh truyền (từ Kinh và từ Truyền thống) trở thành nền tảng giáo lý, mà về sau Tin lành bác bỏ yếu tố Thánh truyền.

Vậy những điều nào không được viết trong Kinh thánh mà lại được xác nhận là có giá trị? Theo đúng kiểu thiết lập Viện Nguyên lão của La Mã, các Công đồng của các giám mục được triệu tập để bỏ phiếu thông qua, và thời gian đầu do các hoàng đế La Mã chủ trì, sau đó là các Giáo trưởng.

Các Công đồng này đặc biệt đề cao tột độ vai trò của Giáo hội và Giáo phẩm, đặc biệt nhấn mạnh Thẩm quyền của mình: các giáo dân chỉ thực sự được là giáo dân, thực sự là theo Chúa nếu thông qua Giáo hội. Giáo hội là trung gian duy nhất, là đại diện của Chúa, có thẩm quyền vô hạn với giáo dân. Giáo hội có quyền kết tội và giải tội, đó là cơ sở của các quyền lực khác.

Một hình thức kết tội nặng nhất của giáo hội là Rút phép Thông công, hay Vạ tuyệt thông: người bị Vạ tuyệt thông tương đương với bị tử hình về tâm linh, khai trừ khỏi tôn giáo, không thể "hiệp thông" với Thiên Chúa và nhận lãnh ơn ích từ Thiên Chúa, và nghiễm nhiên coi như là sẽ vào địa ngục.

Thẩm quyền vô hạn và quyền được kết tội với linh hồn người khác một cách tối cao này dẫn đến những hệ lụy nặng nề về sau. Và người theo Tin Lành cũng phủ nhận quyền này của giáo hội Công giáo, cho rằng Thiên Chúa không cần trung gian vẫn có thể hiệp thông với người tin vào Chúa.

Từ một tôn giáo bình dân và đầy tình yêu thương nhân ái, Kitô giáo sau khi tiếp nhận kiểu cai trị La Mã, đã dần trở thành một kiểu triều đình tôn giáo, mà đến các thế kỷ sau, cũng rơi vào suy đồi y như các triều đình phong kiến khác trên thế giới.

Mặc định

Cũng vì tự cho mình là Đại diện của Thiên Chúa, có thẩm quyền trên toàn bộ con người, nên Giáo hội và thành viên giáo hội Công giáo có những lễ mà người phi Kitô giáo không thể tưởng tượng được.

Chẳng hạn việc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm làm lễ : Dâng hiến cả nước Việt Nam cho Trái Tim Đức Mẹ vào năm 1961.

Hay việc ba vị giáo hoàng đã lần lượt làm lễ: Dâng hiến cả Thế giới và giao phó toàn bộ nhân loại cho Trái tim Đức Mẹ vào các năm 1942, 1964, 1982.

Ngay cả người Kitô giáo thuộc Chính thống giáo, Tin Lành cũng không chấp nhận điều này.

Thời kỳ các Giáo phụ

Trong giai đoạn đến thế kỷ 5 - 6, gọi là thời kỳ của các giáo phụ, Kitô giáo thực sự là tôn giáo tối ưu của châu Âu. Trước đó, tôn giáo đa thần Hy Lạp - La Mã không thể thỏa mãn được nhu cầu tâm linh, trình độ trí tuệ của người La Mã. Việc tôn thờ đủ các loại thần như: Jupiter (Zeus - Dớt), Venus (Aphrodite), Neptune (Poseidong) không có tác dụng dẫn dắt, giáo dục nhiều, và không phải tôn giáo cho dân chúng.

Khi đó Kitô giáo là luồng gió mới đầy nhân bản, và các học giả, trí thức trên đế quốc La Mã đã dành rất nhiều công phu nghiên cứu, sử dụng Kinh thánh để lý giải các vấn đề, tạo nên một nền Thần học vững chắc kiên cố đến hơn một nghìn năm sau. Có thể nói Kitô giáo thời kỳ này đã tập trung được những bộ óc xuất sắc nhất của châu Âu. Những học giả thần học hàng đầu này gọi là các Giáo phụ, tập trung ở khu vực văn minh La Mã và Hy Lạp như Rome, Constantinope, Antiorch, Alexandria.

Phía tây và bắc Âu vẫn còn trong tình trạng văn minh thấp hơn, và La Mã coi người dân các vùng đất thuộc Bắc Âu, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha... ngày nay như các giống người man di, giống rợ chưa được khai phá văn minh. Trong khi La Mã đã từ bỏ tôn giáo đa thần Hy Lạp thì Bắc Âu vẫn tôn thờ các vị thần Viking, mà các vị thần này còn để lại dấu ấn trong hệ thống tên gọi Thứ của tiếng Anh.

Thời kỳ các Giáo phụ - đỉnh cao của Thần học Kitô - kéo dài đến thế kỷ 6. Tiếp đó là Đêm trường Trung cổ một nghìn năm, cho đến thời Khai Sáng - Phục Hưng.


14-06-2009, 10:41 PM

Sự chia cắt

Đế quốc La Mã hùng mạnh và phát triển quá rộng đã bị chia cắt, và Kitô giáo cũng bị chia cắt theo. Mặc dù đến năm 1054 mới chính thức, nhưng từ thế kỷ thứ 5 đã có sự phân chia sâu sắc.

Constantine đại đế, sau khi trở thành vị vua bảo trợ số 1 cho Kitô giáo, cũng đã xây dựng một thành phố lớn ngay ở eo biển đi vào Biển Đen, điểm kết nối giữa Châu Âu và Châu Á, và đặt tên mình cho nó, tức là thành Constantinople, ngày nay mang tên Istanbul. Đại đế đã dời đô từ Rome sang đây, và gọi đây là Rome mới.

Lúc này, Công đồng Kitô giáo chấp nhận tại La Mã có 5 vị Giáo trưởng đứng đầu 5 Giáo hội: Giáo trưởng Rome, Constantinople, Alexandria, Antiorch, Jerusalem.

Trước khi có Constantinople, Alexandria đứng vị trí số 2 sau Rome, nay phải nhường cho Constantinople. Tuy nhiên 5 vị Giáo trưởng là có quyền lực về danh nghĩa là ngang bằng nhau, "không can thiệp công việc nội bộ của nhau", chỉ cùng chung giáo lý, đức tin.

Tuy vậy, trong 5 Giáo hội này, chỉ có Rome thuộc Tây La Mã nói tiếng Latin, còn 4 nơi còn lại thuộc Đông La Mã nói tiếng Hy Lạp. Đầu tiên từ sự phân cách khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, dần đến sự cạnh tranh về quyền lực đã chia cắt Kitô giáo sâu sắc.



Nhà thờ Hagia Sophia

Đông La Mã mang tên Đế quốc Byzance đã đóng góp rất nhiều cho Kitô giáo, cả về giáo lý lẫn nghệ thuật, kiến trúc.

Tại thành Rome mới - Constantinople, một ngôi Đại giáo đường Kitô giáo - Nhà thờ Giáo trưởng được dựng lên, và là nhà thờ lớn nhất thế giới trong suốt 1000 năm: Nhà thờ Hagia Sophia có nghĩa là Sự Sáng suốt thần thánh (của Chúa).

Kỳ quan thế giới này được dựng từ khoảng 530 và vẫn còn đến ngày nay. Mái vòm nhà thờ là một kỳ tích kiến trúc và xây dựng, đứng vững 1500 năm nay, là mái vòm lớn nhất trong suốt hơn 1000 năm cho đến khi Nhà thờ St.Peter mới ở Rome được dựng. Sau khi bị Hồi giáo chiếm, nơi đây trở thành giáo đường Hồi giáo lớn nhất trong 500 năm nữa, và nay thành bảo tàng.

Trên phuot có một số bác đã đến đây và viết rồi. Tớ chưa được đến, và hi vọng sau này sẽ được đến nơi đây, tìm xem các bức mosaic cổ xưa về hình ảnh Chúa Kitô...


Nhà thờ nhìn từ trên cao, gần cửa biển ngăn cách châu Âu và châu Á (ảnh sưu tầm)

Bốn ngọn tháp ở bốn góc là do Hồi giáo xây thêm. Về sau đế quốc Hồi giáo Ottoman cũng bắt chước kiểu nhà thờ này cho các giáo đường của mình.


Mặc định

Ảnh sưu tầm chụp bên trong nhà thờ, với những sự thay đổi theo kiểu Hồi giáo


Và mái vòm vĩ đại "được treo từ thiên đường", mái vòm không xây liền mà được trổ 40 cửa, thể hiện trình độ tuyệt vời của kiến trúc sư trong lấy ánh sáng và giữ độ vững của công trình, thách thức động đất, bão tố...


Mặc định

Về lý tưởng Kitô giáo thì Giáo hội là Duy Nhất, nhưng thực tế thì 5 Giáo hội dưới sự lãnh đạo của 5 Giáo trưởng - ngôn ngữ Kitô giáo gọi làThượng Phụ (Patriarch) không thể lúc nào cũng bằng lòng với nhau. Mỗi người đều tự khẳng định tính chính thống của mình, thể hiện qua danh xưng.

1. Giáo trưởng Rome, Kế thừa Thánh Phêrô (Peter).

2. Giáo trưởng Constantinople, Thượng Phụ Đại kết toàn thế, kế thừa Thánh Anrê (Andrew).

3. Giáo trưởng Alexandria, Thượng Phụ giáo hội châu Phi, kế thừa Thánh Maccô (Mark).

4. Giáo trưởng Antiorch, Thượng Phụ giáo hội vùng phía Đông, kế thừa Thánh Phêrô và Phaolô (Peter và Paul), giống Giáo trưởng Rome.

5. Giáo trưởng Jerusalem, Thượng Phụ giáo hội vùng Thánh địa, và vì ở Jerusalem, nên được coi là kế thừa ngay từ Chúa Giêsu.


Thời đầu tiên Rome là đứng đầu, nhưng khi Constantine đại đế rời đô về Constantinople thì vai trò của Giáo trưởng Rome bị đe dọa nghiêm trọng. Nhiều Công đồng (đại hội toàn thể Giám mục) chuyển từ Rome sang Constantinople, và do đó nghiễm nhiên nâng cao vị thế của Thượng Phụ Constantinople. 

Sau khi Tây La Mã bị các tộc người phương Bắc tiêu diệt, chỉ còn Đông La Mã là chính thống, thì vị trí của Rome càng bị thấp. Để nâng cao vai trò của mình, Giáo trưởng Rome về sau đã nhận nhiều danh xưng khác nữa:

- Danh xưng Pope, nghĩa là Cha Cả, là do bắt chước Giáo trưởng Alexandria đã tự nhận trước đó, về sau ta dịch Pope là Giáo hoàng.

- Danh xưng Potiff Maximus nghĩa là Lãnh đạo Tối cao, xưa chỉ dành cho Hoàng đế La Mã

- Và đặc biệt là tự xưng Vicar of Christ: Đại diện Chúa Kitô ! Trong khi các Giáo trưởng khác chỉ dám nhận là Đại diện của các Thánh, thì Giáo trưởng Rome đã nâng mình lên cao hơn bằng cách tự nhận mình là Đại diện của chính Thiên Chúa. Đây là điều mà tất cả những người không theo Công giáo Roma không thể chấp nhận được.

Hội thánh Kitô giáo, vốn tự nhận là Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo, Tông truyền, thực sự đã không phải là Duy nhất ngay từ những thế kỷ đầu tiên.

Mặc định

Quote Originally Posted by Chitto Xem bài
1. Giáo trưởng Rome, Giáo hoàng
2. Giáo trưởng Constantinople, Thượng Phụ Đại kết toàn thế
3. Giáo trưởng Alexandria, Giáo hoàng giáo hội châu Phi
4. Giáo trưởng Antiorch, Thượng Phụ giáo hội vùng phía Đông
5. Giáo trưởng Jerusalem, Thượng Phụ giáo hội vùng Thánh địa
Trong 5 vị Giáo trưởng thì 4 vị sau theo truyền thống Hi Lạp, là truyền thống được coi là nguyên thủy hơn, từ ngôn ngữ Kinh Thánh, nghi lễ, trang phục, phục sức,... đều khác hẳn với Rome. Ngày nay 4 giáo hội này thuộc Chính Thống giáo, còn Rome trở thành Công giáo La Mã.


4 vị Giáo trưởng hiện tại trong thường phục tu sĩ, từ trái sang: Giáo trưởng Jerusalem - Alexandria - Constantinople - Antioch (ảnh sưu tầm trên mạng)


Sự gặp gỡ gần đây nhất của Giáo trưởng Rome (Giáo hoàng Tây phương) và Giáo trưởng Constantinople (Thượng phụ Đông phương)

(ảnh sưu tầm trên mạng)


 

Mặc định

Trang phục nghi lễ của Kitô giáo phương Đông - sau này gọi là Chính Thống giáo khác xa với Kitô giáo phương Tây - Công giáo La Mã (người Việt Nam quen gọi nhầm là Thiên Chúa giáo)

Giáo trưởng Jerusalem


Sau 4 vị Giáo trưởng phương Đông, còn có nhiều vị khác xưng Giáo trưởng - Thượng phụ, mà quyền lực nhất là Thượng Phụ toàn Nga.

Thượng phụ Toàn Nga (áo trắng) với các Giám mục Chính Thống giáo Nga


(Ảnh sưu tầm trên mạng)

Mặc định

Từ hai truyền thống Kitô giáo chính: La mã phương Tây và Hy Lạp phương Đông, mà nhà thờ cũng chia hai kiểu kiến trúc mặt bằng: Chữ thập Latin và chữ thập Hi Lạp (sau này là Byzance).

Chữ thập Latin có 1 cánh dài nhất hướng ra cổng, hai cánh ngang ngắn hơn, và phần đầu kia chữ thập có thể rất ngắn.

Chữ thập Hi Lạp có 4 cánh bằng nhau, ngắn đều.

Các nhà thờ cổ đều sử dụng trang trí mosaic là kiểu tranh khảm bằng các viên đá màu, có thể tạo nên những bức tranh tường rất lớn mà lại bền với thời gian, cả nghìn năm không hỏng.

Mặc định

Trong thế kỷ 4 và 5, sự di cư và xâm lăng của các bộ tộc kém văn minh hơn nhưng hiếu chiến hơn ở phương Bắc đã tiêu diệt La Mã phía Tây. Các tộc Goths, Vandals, Frank, liên tục bành trướng thế lực, và chính là tổ tiên của các nước Đức, Pháp, TBN, BĐN sau này.

Trong thế kỷ 5, kẻ thù đáng sợ nhất của châu Âu là tộc Huns, có thể là hậu duệ của người Hung Nô châu Á tràn sang. Thủ lĩnh người Huns làAttila rất hung bạo và thiện chiến đến nỗi người Kitô giáo kinh sợ gọi ông là "Sự trừng phạt từ Chúa". Liên tiếp các thành trì La Mã sụp đổ, và quân Huns tiến thẳng đến Roma lúc đó đã kiệt lực.

Cha Cả (Pope - giáo hoàng) của thành Rome khi đó là Leo đệ nhất đã dũng cảm ra đối mặt và thuyết phục được Attila không phá hủy đô thành vĩ đại. Dù không phá hủy, nhưng quân Huns đã thoải mái cướp đi các báu vật của Rome. Các tòa nhà, giáo đường vẫn đứng đó, lửa không cháy, nhà không đổ, nhưng các kho tàng, các bàn thờ đã trống trơn các đồ quý giá mà đế quốc đã gom góp trong mấy trăm năm.

Dù sao, Leo I đã được tôn là vị giáo hoàng vĩ đại : "Leo the Great" và về sau được phong Thánh. Tôn phong Vĩ đại cũng bắt đầu được sử dụng.

Từ lúc này, bán đảo Italia không còn vua, trên chính thống thì vua La Mã phương đông tại Constantinople là hoàng đế chung, nhưng thực tế thì quyền hành dân sự bắt đầu rơi vào tay Giáo trưởng Roma - Giáo hoàng.


Leo I thuyết phục Attila bên ngoài thành Rome, tranh của Raphael: Leo I cưỡi ngựa bên trái, Attila ở giữa. Hai người bay bên trên là Thánh Peter cầm chìa khóa và Thánh Paul cầm gươm đang đe dọa quân Huns. Tất nhiên đây chỉ là tưởng tượng của họa sĩ.


Mặc định

Những nhà thờ cổ ở Rome có từ thời này đều có kiến trúc La Mã cổ hoặc Roman rất vững chãi, nhưng trông từ bên ngoài cũng nặng nề.

Kiến trúc nhà thờ cũng giống các hội đường La Mã cổ, là một tòa nhà hình chữ nhật càng lớn càng tốt. Chỉ có một đầu, nơi để bàn thờ thì có rộng hơn một chút ra hai bên, chứ chưa hình thành hai cánh ngang của chữ thập như về sau. Mái nhà thờ có hai mái, bên ngoài dốc, bên trong phẳng, chứ không cao vút như kiến trúc Gothic, Baroque, Tân cổ điển về sau.

Nhà thờ tiêu biểu theo kiến trúc Roman này là Santa Maria Maggiore (Nhà thờ Đức Bà Cả) ở Rome, dựng từ năm 440. Hơn một nghìn rưỡi năm qua, công trình vẫn đứng vững, và được trang trí đẹp hơn.


Tranh vẽ của Pannini Giovanni Paolo bên trong nhà thờ Roman này vào thế kỷ 18



Và ngày nay (ảnh sưu tầm, tớ vào nhưng không chụp được)

10-09-2009, 10:21 PM

Mặc định

Bắt đầu thời Trung Cổ, khi La Mã phía Tây sụp đổ, các giống Vandal, Goth (gọi chung là giống Germani - người Đức) lan tràn Tây Âu. Các vua German cai trị cả phần đất Italia, một số thần phục Hoàng đế La mã phía Đông.

Lúc này Kitô giáo ở Constantinople là chính thống, Giáo trưởng Roma nằm dưới quyền của vua German, và dưới hoàng đế La Mã. Các Công đồng - Đại hội đồng giám mục Kitô giáo đều tổ chức tại Constantinople.

Tuy nhiên, Giáo trưởng Rome cũng ngày càng thể hiện vai trò lãnh đạo của mình với phía Tây châu Âu, khi gửi các đoàn truyền giáo đi khắp nơi, sang đất Gaule của người Frank, đất Đức, đất Anh,..., các tộc German đã chấp nhận Kitô giáo, và Giáo trưởng Rome trở thành người dẫn dắt tinh thần cho họ. Các đoàn quân German luôn có các nhà truyền giáo đi cùng đã tràn khắp tây Âu, và tiến tới cả Bắc Âu.

Giống người Viking Bắc Âu tiến đánh lục địa, cũng dần cải đạo. Họ từ bỏ tín ngưỡng Bắc Âu thần thoại oai hùng nhưng hạn chế của các vị thần Odin, Thor, để sang với Thiên Chúa Kitô giáo.

Ngôi trường Triết học ở Athens - được khởi xướng từ 1000 năm trước bởi Plato, Aristotle bị phá hủy toàn bộ, vì Triết học Hi Lạp này không phù hợp với Kinh thánh Kitô giáo.

Charlemagne đại đế

Một bước ngoặt quan trọng của Kitô giáo - chính xác hơn là Công giáo La Mã, là sự xuất hiện của Charlemagne đại đế.

Cho đến trước năm 800, Giáo trưởng La Mã - về danh phận - vẫn buộc phải nằm trong sự kiểm soát của Hoàng đế La Mã phía Đông, và như vậy ở dưới Giáo trưởng Constantinople.

Charlemagne là vị vua người Frank đã chinh phục hầu như toàn bộ châu Âu, từ Tây Ban Nha cho đến hết vùng đất Đức - Áo, tạo thành một đế quốc bao trùm toàn bộ cả các vùng đất mà xưa kia La Mã chưa chinh phục được.

Năm 800, Charlemagne đến Rome như một người chiến thắng. Giáo trưởng Rome khi đó là Leo III đã nhận thấy ngay vai trò quan trọng của vị vua người Frank này (trước đó người La Mã vẫn cho họ chỉ là những giống rợ). Vào ngày Giáng sinh năm 800, Leo III đã tôn phong Charlemagne tước hiệu Augustus (Đại đế La Mã), một tước hiệu vốn chỉ dành riêng cho các hoàng đế La Mã chính thống.

Sự kiện đó đã giúp Rome tách khỏi Constantinople: Từ đây Rome đã có một vị hoàng đế chính thức chứ không phải phụ thuộc hoàng đế La Mã phía Đông nữa. Đồng thời Charlemagne đại đế cũng hứa sẽ bảo hộ Giáo hội Rome cũng như sự độc lập của giáo hội này. Từ đây, Rome tách khỏi cộng đồng Kitô phương Đông.

Charlemagne đại đế được coi là vị vua bảo hộ cho Giáo hội Công giáo La Mã phía Tây. Ngày nay, tượng của ông được trang trọng đặt ở sảnh của Đại giáo đường St.Peter, đối xứng với tượng Constantine đại đế, người đã bảo hộ Giáo hội Kitô giáo nói chung 500 năm trước ông.


Tượng Charlemagne đại đế - như vị vua bảo hộ Tòa thánh 


Mặc định

Sự kiện Charlemagne đăng quang tại nhà thờ St.Peter năm 800 được coi là một sự kiện rất quan trọng. Charlemagne sau này được coi như vị vua đầu tiên của cả người Pháp và người Đức, thậm chí là vị vua chung của cả châu Âu lục địa. Các hoàng gia châu Âu đều là hậu duệ của ông hoặc có liên hệ với dòng giống của ông.

Công giáo La Mã cũng coi sự kiện Charlemagne nhận vương miện từ Giáo trưởng Rome là dấu hiệu ông chịu ở dưới thần quyền, và như vậy Giáo trưởng Rome là cao hơn hoàng đế, có quyền phong vua. Cũng như về sau Giáo hội Rome đã tạo ra một văn bản giả mạo trong đó ghi rằng Charlemagne công nhận Giáo trưởng Rome có quyền cao hơn vua, cũng như cắt cho Giáo trưởng một phần đất, sau này gọi là Lãnh địa của Giáo hoàng.

(Văn bản này đến thế kỷ 15 mới được chứng minh là giả mạo, mà dựa vào nó vị Giáo trưởng Rome mới chính thức trở thành Giáo hoàng: Giáo trưởng + hoàng đế).


Tranh vẽ Giáo trưởng Rome Leo III đội vương miện cho Charlemagne (tác giả: họa sĩ Raphael)


Mặc định

Thế kỉ 7, đối thủ lớn nhất, lâu dài nhất, của Kitô giáo xuất hiện ở Ả Rập: Hồi giáo.

Nếu như Kitô giáo mất 300 năm để được thành tôn giáo chính thức, 300 năm nữa để hoàn chỉnh các giáo lý, 200 năm nữa để một vị Giáo trưởng được làm vua; thì Hồi giáo (ra đời sau 600 năm) mất 20 năm để thành chính thức, 15 năm nữa để chiếm được Jerusalem, và Giáo chủ Hồi giáo ngay lập tức làm vua. Giáo lý Hồi giáo được thiết lập và không thay đổi từ khi ra đời.

Hồi giáo chỉ mất hơn 50 năm để bao trùm được một vùng rộng lớn gần bằng châu Âu, chiếm cả Bắc Phi, đánh vòng sang Tây Ban Nha và uy hiếp châu Âu qua ngả đó. Hồi giáo cũng nhanh chóng tiếp nhận những yếu tố văn minh của cả Ấn Độ lẫn Byzance để phát triển.

Năm 635, Hồi giáo chiếm được Jerusalem. Tuy nhiên không như người Kitô giáo đã thảm sát người Do Thái và đuổi người Do Thái khỏi thành phố này 300 năm trước; người Hồi giáo cho người Do Thái trở lại, đồng thời cho người Kitô giáo hành hương.

Trong thời kỳ này, Hồi giáo rất tôn trọng Kitô giáo, Do Thái giáo, và cho rằng đó là những người được nghe lời của Thượng đế Allah trước (tuy nhiên không trọn vẹn). Ngược lại, người Kitô giáo cho Hồi giáo là tà đạo ma quỷ, tôn thờ Satan.

Ngôi đền Hồi giáo đầu tiên còn lại đến nay được dựng trên đỉnh Núi Đền, tại vị trí của Ngôi đền Thứ hai Do Thái giáo mà người La Mã đã phá hủy.


(Hồi giáo ở Việt Nam không nhiều, cũng không có công trình nào để du lịch, nên tớ không viết nhiều).

14-09-2009, 10:08 AM

Tiếp tục túc tiệp...

Đến năm 800 thì Hồi giáo đã bành trướng khắp nơi, chiếm hơn 1/2 đế quốc Byzance (Đông La Mã). Ba trong số 4 Giáo hội phương đông là Alexandria, Antiorch, Jerusalem rơi vào tay Hồi giáo. Người Hồi giáo tìm cách cải đạo người Kitô giáo, nhưng ai không theo thì cũng không bị sát hại, chỉ phải đóng thuế nặng hơn thôi. Do đó 3 tòa Thượng phụ Kitô giáo đó vẫn tồn tại, nhưng không còn quyền gì nữa.

Như vậy, chỉ còn Tòa Giáo hoàng Rome ở phía Tây, và Tòa Thượng phụ Constantinople ở phía Đông cạnh tranh nhau quyền lực, ai cũng tự cho mình mới là người lãnh đạo cao nhất. 

Giáo hội phía Đông, Thượng phụ cai quản các Giám mục, coi sóc về mặt tâm linh, thần học. Quản lý xã hội quốc gia do Hoàng đế Byzance đảm nhiệm, do đó đơn thuần là hoạt động tôn giáo. Vua và Thượng phụ ràng buộc nhau: Vua bảo hộ giáo hội, Thượng phụ làm lễ cho vua nhưng cũng phải thề trung thành với vua. Các việc Thế quyền do Vua nắm, Thượng phụ chỉ năm Thần quyền.

Giáo hội phía Tây, Giáo hoàng đã thực sự thành Vua, không chỉ quản lý về tâm linh, mà kiêm luôn nhiệm vụ của Vua, thêm các chức năng xử án, thu thuế, quản lý thương mại... nghĩa. Nghĩa là Giáo hoàng nắm cả Thần quyền lẫn Thế quyền.


Quanh Địa Trung Hải năm 800


 

Chức vụ Hồng y

Cũng do Giáo hoàng nắm quyền quản lý hành chính trên lãnh địa của mình, nên Giáo hội Rome đã không còn là tôn giáo đơn thuần, mà chuyển sang làm chính trị, do đó cần có những người làm chính trị chuyên nghiệp.

Từ khi thành lập, Kitô giáo chính thức chỉ có 2 hàng Giáo phẩm: Linh mục và Giám mục (Giáo hoàng là giám mục Rome). Ngoài ra các Phó tế trợ giúp Linh mục, Tu sĩ thì tu hành mà không làm lễ... Nếu chỉ là tôn giáo đơn thuần thì thế là đủ, và giáo hội phía Đông cũng chỉ có các phẩm đó.

Do yêu cầu quản lý hành chính, Giáo hội Rome trở thành một triều đình, gọi là Giáo triều Rome (Roman Curia), và do đó cần các vị Đại quan. Các "Đại quan" này lúc đầu do Giáo hoàng lựa chọn những người để làm việc, từ bất kể người Kitô giáo nào, và được gọi là Cardinal (người then chốt). Những người này được coi là sẽ trung thành với Giáo hội, sẵn sàng đổ máu, tử vì đạo, nên được khoác chiếc áo màu đỏ máu, vì tiếng Hán Việt không có từ tương ứng với chức vụ, nên gọi là Hồng y.

Tiếng Việt thông thường gọi Hồng y là Hồng y giáo chủ, theo tôi, là không chính xác, vì nhiều Hồng y hầu như không làm nhiệm vụ tôn giáo. Hơn nữa từ "Giáo chủ" thường dùng để gọi vị lãnh đạo cao nhất, thậm chí là vị khởi thuỷ của tôn giáo. Có nhiều vị Hồng y là lãnh đạo tôn giáo ở một quốc gia, nhưng không phải ai cũng thế.

Hồng y đoàn

Các Hồng y, như vậy lúc ban đầu chỉ là các quan chức giáo hội, không phải phẩm trật, và là người Rome, sau mới mở rộng ra là người Italia, người châu Âu, và hiện giờ là người trên toàn thế giới.

Trong lịch sử, Hồng y có thể được chọn là người Kitô giáo bất kỳ, đến hiện tại thì quy định chỉ có thể từ Giám mục, linh mục, phó tế, và do đó có 3 chức Hồng y: Hồng y Giám mục, Hồng y Linh mục, Hồng y Phó tế. Tập hợp các Hồng y gọi là Hồng y đoàn.

Từ việc chuyên làm việc quan cho Giáo hoàng, thế kỷ 11, trước sự can thiệp thô bạo của các vua châu Âu trong việc chọn Giáo hoàng mới, Giáo hội Công giáo Rome đã quy định việc quyết định Giáo hoàng phải do Hồng y đoàn bỏ phiếu bầu, và chỉ chọn trong số các Hồng y.

Lịch sử về các Giáo hoàng và các Hồng y cũng như những cuộc bầu chọn rất dài và nhiều điều thú vị.


Hồng y De Richelieu của Pháp có lẽ là vị Hồng y nổi tiếng nhất, ông không chỉ được coi là Thủ tướng đầu tiên trên thế giới, một người đào hoa bậc nhất, quyền lực bậc nhất, mà đặc biệt còn được nổi tiếng hơn dưới ngòi bút của Alexandre Duma trong tác phẩm Ba chàng ngự lâm pháo thủ.

(Khiếp, ăn mặc rườm rà gấp mấy các bà các cô, trông cứ như quấn cái chăn ấy nhỉ)

Đại Ly giáo Đông - Tây

Mâu thuẫn quyền lực giữa Rome và Constantinople ngày càng tăng cao, chính thức chia cắt vào năm 1054, và gọi là Đại ly giáo Đông Tây (Great Schism)

Nguyên nhân thần học thì đối với người ngoài Kitô giáo là rất... khó hiểu:
- Constantinople theo đúng nguyên bản tuyên xưng: "Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha mà ra"
- Còn Rome thì thêm vào: "Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra"
Hai bên tranh cãi trong hàng trăm năm tín điều cơ bản này.

Nguyên nhân thực sự là sự mâu thuẫn về văn hóa, lợi ích, quyền lực. Một bên theo văn hóa La Mã, tiếng Latin, một bên là tiếng Hi Lạp; và cơ bản là cả hai đều cho rằng mình là quyền lãnh đạo cao nhất cộng đồng Kitô giáo, không ai chịu nhường ai.

Vì thế năm 1054, một phái đoàn do Giáo hoàng Rome cử sang Constantinople phản đối danh hiệu Giáo trưởng Toàn thế (Ecumenical Patriarch - còn dịch là Thượng phụ Đại kết) của Thượng phụ Constantinople. Vị Hồng y dẫn đầu phái đoàn còn ngạo mạn đến mức viết lệnh ra Vạ tuyệt thông Thượng phụ đặt lên giữa bàn thờ của nhà thờ chính Hagia Sophia.

(Vạ tuyệt thông, hay Rút phép thông công, là không cho quyền hưởng ơn ích từ Chúa, liên thông với Chúa, đơn giản là khai trừ khỏi Kitô giáo).

Thượng phụ cũng tức giận ra Vạ tuyệt thông cả phái đoàn, có tài liệu khác thì nói là ra vạ Tuyệt thông cả Giáo hoàng và toàn thể Giáo hội Rome. Thế là hai vị Giáo trưởng khai trừ nhau ra khỏi giáo hội cả.

Sự kiện này chính thức chia đôi hai cộng đồng Kitô giáo: Giáo hội phía Tây trở thành Công giáo La Mã (Roman Catholic), phía đông trở thànhChính thống giáo (Orthodox) Phương Đông, cùng thờ Chúa nhưng không chịu nhìn nhận nhau.

Cho đến năm 1965, Giáo hoàng Paul VI và Thượng Phụ Athenagoras mới chính thức rút lại Vạ tuyệt thông đã gieo cho nhau 900 năm trước, cả hai mới lại chính thức là Dân Chúa trong mắt nhau !

Mặc định

Ảnh trên mạng: Giáo hoàng Công giáo và Thượng Phụ Chính thống giáo rút lại vạ tuyệt thông đã ra 900 năm trước.


Thập tự chinh

Mặc dù chia cắt về tôn giáo với Rome, trước sức ép ngày càng tăng của Hồi giáo, Hoàng đế Byzance đã yêu cầu sự giúp đỡ của Rome.

Và Giáo hoàng Urban II đã chính thức phát động cuộc chiến tiến về Thánh địa Jerusalem, với lý do chính thức là giải phóng Đất Thánh, mở đường hành hương cho người Kitô giáo. Từ đây xuất hiện những đoàn quân tôn giáo chính thức, mang thập tự trên ngực nên gọi là các cuộc Thập tự chinh, dẫn đầu bởi các Hiệp sĩ.

Các cuộc Thập tự chinh kéo dài trong 200 năm, từ 1095 đến 1298. Có bao nhiêu cuộc Thập tự chinh, vẫn còn là điều tranh cãi. Từ lý do ban đầu, các cuộc Thập tự chinh nhanh chóng biến thành các cuộc xâm lược, cướp bóc, tàn sát lẫn nhau. Dấu tích của các cuộc Thập tự chinh còn mãi trong lòng văn minh phương Tây và Công giáo La Mã.

Hình ảnh các đoàn quân Thập tự chinh được tôn vinh như là có các Thiên thần dẫn đầu, tiến về Đất thánh...


Mặc định

Giáo hoàng hứa là những ai tham gia Thập tự chinh sẽ được giải hết tội lỗi, và khi chết sẽ lên được Thiên đường. Do đó đoàn quân đầu tiên có không ít những tội phạm, người nghèo khổ ô hợp, dễ dàng bị đánh bại. Chỉ khi các chiến binh thực sự tham gia thì Thập tự quân mới chiến thắng.

Cuộc Thập tự chinh đầu tiên kéo dài trong 4 năm, cho đến khi đoàn quân chiếm được Jerusalem năm 1099. Họ giết sạch người trong thành, bất kể là người Do Thái, Hồi giáo, hay Chính Thống giáo đồng đạo.

Các Hiệp sĩ châu Âu bỗng khám phá ra một thế giới mới lạ với những điều họ chưa từng biết: Kiến trúc, ẩm thực, nghệ thuật, văn hóa Byzance và Hồi giáo đều rất phát triển, hơn hẳn tây Âu khắc khổ khi đó. Thế là họ định cư mà không muốn trở về quê hương nữa. Liền đó họ thiết lập một loạt các tiểu quốc Latin quanh vùng, mà vương quốc Jerusalem là đứng đầu, được tôn là Vương quốc Thiên đường (Kingdom of Heaven).

Giáo hoàng đã đi một nước cờ cao khi phong cho giám mục Công giáo do Rome cử sang Jerusalem chức Giáo trưởng - Thượng phụ, danh xưng ngang hàng với Thượng phụ Constantinople. Như thế Giáo hoàng thể hiện mình cao hơn các Thượng phụ, vì có quyền phong chức này cho người của mình. Cũng từ đó đến nay, ở Jerusalem có 2 Thượng phụ: Thượng phụ Chính thống giáo từ thời cổ, và Thượng phụ Công giáo được thiết lập sau.


Thập tự chinh tàn sát thành Jerusalem (tranh Gustave Doré)


Mặc định Nhà thờ Mộ Chúa

Một trong những việc đầu tiên mà người Thập tự chinh làm sau khi "dọn dẹp" xong thành Jerusalem, là dựng nhà thờ tại nơi thiêng liêng nhất với người Kitô giáo: Nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh và Phục sinh.

Chúa Giêsu bị đóng đinh trên đồi Sọ Golgotha, hay còn gọi là đồi Canvê - Calvary. Gần 700 năm trước, bà Thái hậu - Thánh bà Helena đã đến đây và xác định cây thập giá được cho là đã đóng đinh Giêsu, cây Thánh giá thật (True Cross), và dựng một nhà thờ trên đồi Sọ, một nhà nguyện trong hang đá nơi để xác Chúa. Thời gian đã và sự phá hoại của người Hồi giáo đã làm nhà thờ đổ nát.

Thập tự quân đã quyết định xây một Nhà thờ lớn bao trùm lên toàn bộ khu vực của đồi Sọ cùng hang Phục sinh, và họ cũng phá luôn cả đồi, cả hang, chỉ đặt các bàn thờ vào vị trí tương ứng mà thôi.

Nhà thờ Mộ Chúa - Holy Schepulcher - trở thành nhà thờ thiêng liêng nhất đối với người Kitô giáo trên toàn thế giới, và đã đứng vững gần một nghìn năm nay trước bao biến động của lịch sử.


Ảnh sưu tầm trên mạng:

Sơ đồ nhà thờ Mộ Chúa: nhà thờ trùm lên cả đồi Sọ nơi Chúa bị đóng đinh (thực ra chỉ là một đống đá), và cả cái hang nơi quàn thi thể Chúa (nằm ở chân một quả đồi thực sự)



Nhà thờ Mộ Chúa nhìn từ trên cao, có thể thấy thiết kế kiến trúc chưa hoàn mỹ, bởi các thợ đều là Thập tự quân chứ không phải các thợ và kiến trúc sư chuyên nghiệp, hơn nữa kiến trúc của Rome thời đó cũng không xuất sắc nếu so với Byzance.


Mặc định

(Ảnh sưu tầm trên mạng)

Bàn thờ được cho là đặt tại đúng vị trí đỉnh đồi Sọ Golgotha xưa kia, nơi dựng cây Thập giá đóng đinh Chúa, và là nơi Chúa đã chết.

Bên dưới bàn thờ còn để những phần còn lại của di vật được cho là Cây Thánh giá Thật.


Lăng mộ, đánh dấu vị trí của cái hang đã quàn thi thể Giêsu, và từ đó Chúa Phục sinh. Đây là nơi thiêng liêng nhất đối với người Kitô giáo. Nóc của lăng được làm cao lên và trống ra các phía ngụ ý Chúa đã lên trời từ đây.



Cùng với nhà thờ Mộ Chúa, Thập tự quân còn xây hàng loạt nhà thờ khác đánh dấu các vị trí trong kinh Tân Ước: Dấu tích của Thánh bà Anna, mẹ của Đức Mẹ Maria, bà ngoại của Giêsu; nhà cũ của bà Maria, nơi bà được thiên thần truyền tin; nhà thờ Giáng sinh tại Bethlehem hơn Giêsu ra đời, nơi Giêsu chịu rửa tội, nơi bị bắt, nơi để thi hài bà Maria...

Mặc định

Vương quốc Thiên đường chỉ đứng vững chưa đến trăm năm. Năm 1187, Lãnh tụ Hồi giáo (là vua đồng thời là giáo chủ) Saladin chiếm lại được Jerusalem. Sau khi tiêu diệt đội quân chính quy, Saladin không tàn sát người Kitô giáo như trước kia người Thập tự chinh đã làm, mà còn cho phép ai muốn về châu Âu thì về, ai muốn ở lại và cải đạo thì ở, ai không cải đạo cũng được nhưng phải chịu đóng thuế cao hơn. Nhiều người Kitô giáo đã chọn cách ở lại.

Các cuộc Thập tự chinh tiếp theo đã có lúc chiếm lại được Jerusalem, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn rồi lại thất thủ. Những tên tuổi như vua Richard the Lion-hearted (Sư tử tâm) của Anh; Phillip II, Thánh Louis IX của Pháp, Frederich I của Đế quốc La Mã thần thánh được ghi danh trong những cuộc chiến chinh này. Cuối cùng người Kitô giáo phải chấp nhận thỏa hiệp với Hồi giáo, họ được đến hành hương ở Thánh địa, nhưng không chiếm được.

Do đó đến nay, Thành thánh Jerusalem tồn tại cả người Kitô giáo Latin từ châu Âu, Kitô giáo Armenia từ quanh đó, Hồi giáo, Do Thái giáo chia nhau sinh sống.


Cảnh trong phim Kingdom of Heaven (Tử chến thành Jerusalem), khi Thập tự quân thất thủ trước cuộc tấn công của Saladin...


Mặc định

Thập tự chinh năm 1202 là cuộc chiến tàn khốc khi người Kitô giáo giết người Kitô giáo.

Sau những chinh chiến tốn kém mà không chiếm lại được Thánh Địa, các đoàn Thập tự quân cần tiền mới có thể tiếp tục. Vào thời kì này, công quốc Venizia (Venezia là tiếng Italia, tiếng Anh là Venice, tiếng Việt là Vơnidơ) rất giàu có nhờ giao thương đông - tây, và giới thương gia nắm quyền lực đã thỏa với Thập tự quân sẽ cung cấp tiền với điều kiện chia đôi đất chiếm được. Nhưng các lái buôn thành Venezia lại yêu cầu tiến đánh đô thành Constantinople, thay vì tiến sang vùng Hồi giáo.

Và thế là năm 1204, Thập tự quân chiếm được đô thành Constantinople vĩ đại cùng là Kitô giáo, và tha hồ cướp bóc, tàn sát, phá hủy. Mặc dù Giáo hoàng đã dọa ra Vạ tuyệt thông, vẫn không ngăn nổi đám quân hiếu sát giết người và cưỡng hiếp. Đại giáo đường Hagia Sophia biến thành nơi say sưa hành lạc của Thập tự quân, khi chúng mở được kho rượu quý hàng trăm năm của nhà thờ (chuyên dành để làm lễ) và bắt được rất nhiều các nữ tu ở các tu viện xung quanh. Tất cả các báu vật mà đế quốc Byzance tích lũy ở đây trong gần 1000 năm bị cướp phá sạch sẽ, một nửa trong số đó được chuyển đến Venezia.

Công quốc thương mại Venezia đã giàu lại càng thêm giàu có, trở thành thành phố giàu có nhất châu Âu thời đó. Ngày nay vẫn còn rất nhiều báu vật của Byzance được dùng để trang trí cho thành phố Venice nổi tiếng.

(Topic của bác Danngoc có rất nhiều ảnh chụp ở đây).

Mặc định

Nơi tích trữ được nhiều báu vật nhất có lẽ là nhà thờ St.Mark, nhà thờ lớn nhất, đẹp nhất, nổi tiếng nhất Venice.


Nhà thờ xây theo kiến trúc Byzance từ năm 800, các kiến trúc xung quanh của thời Phục Hưng.
Sau năm 1204 nhà thờ được trang hoàng lại cả bên ngoài lẫn bên trong. Bên ngoài thì các bức tượng đồng từ Byzance chuyển đến đặt xung quanh. Bên trong thì toàn bộ trần nhà thờ được khảm vàng, trở thành bộ trần nhà thờ lộng lẫy nhất thế giới. Rất nhiều báu vật khác từ Constantinople cũng được cất giữ tại đây.


Trong cuộc bình chọn các kỳ quan thế giới trên mạng gần đây, nhà thờ này cũng được lọt vào top 100. Ai đến Venice mà không thăm nhà thờ và quảng trường cùng tên St.Mark thì coi như chưa biết được (sự giàu có) của nơi đây.

Ảnh sưu tầm trên mạng. Tôi có chụp nhưng xấu kinh, vì bên trong không đủ ánh sáng.

Mặc định

Trong các cuộc Thập tự chinh, có một cuộc gây tranh cãi, gọi là "Thập tự chinh của trẻ con", vào năm 1212.

Khi đó một đứa trẻ 13 tuổi tại Pháp tự nhận là mình được Chúa Giêsu mặc khải, đứng dậy kêu gọi lấy lại Thánh địa và Cải đạo toàn bộ người Hồi giáo bằng sự ngây thơ thánh thiện của các trẻ em chứ không phải bằng gươm giáo. Giáo hoàng đã tuyên bố với châu Âu là: Chúng ta phải xấu hổ khi nhìn đoàn quân thánh thiện này. 30 nghìn đứa trẻ từ Pháp và 7 nghìn từ Đức, chủ yếu là con người nghèo đã kéo đến Italia, với hi vọng nước biển sẽ rẽ ra như Moses làm xưa kia để chúng kéo đến đất thánh.

Nước biển Địa Trung Hải không rẽ ra, nhưng có hai lái buôn đã sẵn sàng chở đoàn quân trẻ em này qua biển trên đoàn thuyền buôn. Có điều châu Âu không thấy chúng trở lại, mà Thánh địa cũng không thấy chúng đến.

Thì ra đoàn thuyền không đến Thánh địa mà đến thẳng châu Phi, nơi đó lũ trẻ bị bán làm nô lệ. Mấy chục nghìn đứa trẻ ra đi, sau nhiều năm chỉ có vài đứa trở về và mới nói được điều khủng khiếp đó.

Tuy nhiên, gần đây có lập luận cho rằng sự kiện trên chỉ có một phần sự thật. "Đoàn quân trẻ con" thực ra là những đoàn di cư hàng vạn người nghèo khổ hi vọng tiến về Đất Thánh để đổi đời. Một phần trong số họ bị các lái buôn bán làm nô lệ, một phần bị xua đuổi và giết chết ngay tại châu Âu, một phần về được quê hương.

Dù sao "Thập tự chinh trẻ con" cũng đi vào lịch sử và truyền thống như một niềm tin mù quáng, vô vọng, ngu dốt và phải trả giá rất đắt.

Mặc định

Trong thời kì Thập tự chinh, có một dòng Hiệp sĩ - Tu sĩ nổi tiếng và để lại nhiều huyền thoại, là các Hiệp sĩ dòng Đền (Knight of Templar).

Ban đầu, các Hiệp sĩ này bảo vệ các đoàn người hành hương, bảo vệ Thánh Địa, họ thề sống nghèo khó, trong sạch, tuân phục, người đứng đầu là một Đại Thủ lĩnh người Pháp. Họ dần xây dựng các cơ sở ở khắp nơi từ Jerusalem đến Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức,... Họ kiêm việc làm Chiến binh, giáo sĩ, rồi vì bảo vệ việc vận chuyển, họ kiêm luôn việc vận chuyển tiền bạc, xây dựng kiến trúc, và ngày càng giàu có.

Các hiệp sĩ dòng Đền là người đầu tiên thiết lập hệ thống Ngân hàng để người dân và các lái buôn kí gửi, vận chuyển tiền bạc. Dù kiểu dịch vụ này đã được các lái buôn dọc Con đường tơ lụa và thương gia Do Thái biết từ lâu, nhưng dòng Đền mới làm cho nó có hệ thống, và giao dịch từ châu Âu sang châu Á, giữa Kitô giáo và cả Hồi giáo. Dòng Đền có hàng chục trụ sở với hàng vạn thành viên, là Tập đoàn kinh tế đa quốc gia đầu tiên trên thế giới.

Dòng Đền trở nên giàu có thậm chí còn hơn các vua, và quyền lực họ ngày càng mạnh. Cũng vì thế, sau 200 năm tồn tại, vào một ngày Thứ sáu, ngày 13, vua Pháp (khi đó đang nợ tiền họ và không có khả năng trả nợ) thỏa thuận với Giáo hoàng kết tội họ là Tà đạo, dâm loạn, bắt những người đứng đầu rồi thiêu sống, tiêu diệt dòng Hiệp sĩ nổi tiếng nhất này.

Khi bị đưa lên giàn hỏa, Đại Thủ lĩnh cuối cùng của dòng Đền đã nguyền rủa Giáo hoàng và Vua Pháp rằng họ sẽ không thấy được năm mới. Giáo hoàng chết sau đó 1 tháng, và vua Pháp cũng chết vào gần cuối năm đúng như lời nguyền.


Hiệp sĩ dòng Đền không chỉ sáng lập hệ thống Ngân hàng, mà còn đưa về châu Âu kiến trúc Gothic và nhiều lĩnh vực khoa học mà họ đã tiếp thu được khi tiếp xúc với Byzance và Hồi giáo. Quyền lực, sự giàu có cũng như cái chết thảm khốc của họ là điều bí ẩn trong nhiều thế kỉ, và đến hiện tại vẫn chưa hết các giả thuyết...

Mặc định

Các huyền thoại về dòng Đền là cảm hứng cho nhiều tác phẩm.

Huyền thoại lưu truyền rộng nhất là dòng Đền đã tìm ra được Chén Thánh (Holy Grail), là chiếc cốc mà Chúa Giêsu đã dùng trong Bữa tiệc cuối cùng, chiếc cốc mà Giêsu đưa các đồ đệ uống và nói "này là máu ta...", báu vật thiêng liêng nhất của Kitô giáo vì nó chứa đựng Máu Chúa. Dòng Đền lưu truyền báu vật này làm của riêng, không một ai ở ngoài biết được, và đến nay đó vẫn là bí mật.

Bộ phim Indiana Jones tập 3 (cuộc Thập tự chinh cuối cùng) kể rằng Jones đã tìm ra được nơi cất giữ Chén Thánh. Tại đó có một Hiệp sĩ dòng Đền đã sống 800 năm vì được uống nước từ Chén Thánh.



Một số giả thuyết đi xa hơn khi cho rằng bí mật mà dòng Đền cất giữ không phải là các báu vật, mà là các bằng chứng cho một Sự Thật có thể làm sụp đổ Kitô giáo: Giêsu không phải là Chúa, chỉ là một người bình thường, một vị Thầy, Giêsu không Sống lại, và cũng không trao quyền lực cho Giáo hội. Lời dạy của Giêsu là về tình yêu thương chứ không phải sự thờ phụng. Những thứ mà Giáo hội đang có chẳng qua là do Constantinple đại đế tạo ra để nắm quyền lực.

Vì giữ những bằng chứng quan trọng này, nên Giáo hoàng đã thỏa hiệp với dòng Đền để họ không đưa ra, đổi lại họ có nhiều của cải và quyền lực. Đến một ngày (Thứ sáu ngày 13) Giáo hoàng đã nuốt lời và tiêu diệt dòng Đền để vĩnh viễn xóa bỏ mối nguy.

Truyện Mật mã Da Vince còn đi xa hơn nữa khi lý giải Chén Thánh đựng Máu Chúa chỉ là một cách ngụ ý nói về Người Phụ nữ mang Giọt máucủa Giêsu: bà Mary Madelaine là vợ của Giêsu và đã có con. Dòng dõi của Giêsu là điều quí giá nhất dòng Đền bảo vệ, cho đến nay vẫn còn...


Tất nhiên những giả thuyết đó luôn bị Kitô giáo phản đối kịch liệt. Và các con chiên (ở Việt Nam) còn bị cấm đọc truyện Da Vince Code (cũng như nhiều tác phẩm khác có liên quan đến lịch sử Kitô giáo).

Mặc định

Dòng Đền đã mang về châu Âu một trường phái kiến trúc mới: Gothic, và các nhà thờ kiến trúc này lập tức tràn khắp châu Âu. Các nhà thờ cổ ở Việt Nam cũng theo kiến trúc này.

Kiến trúc Gothic dùng cột chịu lực, vòm nhọn, có các bổ trụ bên ngoài đỡ cho cột chính, do đó có thể làm xây rất cao. Và các kiến trúc sư đã cố xây cho vòm cao, cao nữa, cao mãi, cao đến khi bị đổ thì mới chịu thôi. Những nhà thờ Gothic nổi tiếng luôn làm người ta phải choáng ngợp vì chiều cao nổi bật, không chỉ vòm nhà thờ mà còn các tòa tháp.

Bắt đầu từ Pháp, nhà thờ Gothic được dựng với tháp ở mặt trước rất cao (thường quay về phía tây để bàn thờ quay về phía đông - hướng Jerusalem).

Nhà thờ lớn thuộc loại sớm nhất là Charches, một nơi hành hương Đức Mẹ. Nhà thờ này độc đáo ở hai tháp ở mặt tiền, do xây vào hai thời kì khác nhau nên khác hẳn nhau, nhưng cũng là kiến trúc Gothic.

(Ảnh sưu tầm)


Các trụ bổ giống như những cái chân thò ra để đỡ, và tạo ra các khoảng trống lấy ánh sáng, mà kiến trúc sư sẽ lấp đầy bởi kính màu. Nhà thờ hình chữ thập, cánh dài, gọi là chữ thập Latin.



Mặc định

Nhà thờ Gothic nổi tiếng nhất chắc là Nhà thờ Đức Bà Paris rồi. Nhà thờ là đỉnh cao kiến trúc Gothic, được xây trong khoảng 100 năm, nằm chính giữa thủ đo Paris. Nhà thờ nổi tiếng về Kiến trúc, điều này hiển nhiên, tuy ở Pháp cũng còn có những nhà thờ khác có kiến trúc đẹp không kém như Reims, Amiens, Beauvaix,... nhưng nhà thờ còn nổi tiếng vì gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử, và đặc biệt là bởi tác phẩm văn học kinh điển của đại văn hào Victor Hugo.

Đến Paris, không phải ai cũng chờ để lên được đỉnh Effel, tuy nhiên chắc là ai cũng đến xem cái nhà thờ này cả.

(Ảnh sưu tầm cho nó đẹp  )

Nhà thờ nhìn từ xa


Góc nhìn từ sông Seine


Mặc định

Đặc trưng kiến trúc Gothic: Những mái vòm cao vút choáng ngợp


Những cửa kính màu hoành tráng


Nhà thờ ở Việt Nam cũng có nhiều nơi có kính màu, tất nhiên không thể hoành tráng như châu Âu được.

Mặc định

Ở Pháp, những vòm cửa cũng được trang trí rất cầu kì. Vòm cửa giữa thường thể hiện cảnh Phán Xét vào ngày Tận thế. Khi đó Chúa ngồi giữa, các vị Thánh, thiên thần chầu ở xung quanh. Hai bên còn có các vị vua trần thế, các vị vua trong kinh thánh.

Ở Việt Nam, hình như tôi chỉ thấy nhà thờ Tôn Đạo là có làm cái vòm cửa hơi theo kiểu này, nhưng độ kì công thì thua xa, và cũng chỉ là các hoa văn chứ không phải tượng.


Lòng nhà thờ Beauvais, có mái cao nhất thế giới: 48m (cao hơn cột cờ Hà Nội, cao gần bằng tháp nhà thờ Đức Bà Sài Gòn).


Mặc định

Nhà thờ Reims, với hai ngọn tháp mặt tiền cao 80m. Lúc đầu người ta định làm cao 120m, nhưng vì có nguy cơ sập nên giữ ở mức hiện tại


Cuộc đua lên đến đỉnh điểm với hai tháp nhà thờ Cologne cao gần 160m. Tuy nhiên nhà thờ này dựng từ thế kỉ 13 đến 19 mới xong (mất khoảng 600 năm). Kết quả là nhà thờ có cái mặt tiền vĩ đại nhất thế giới, nhưng phần sau có vẻ không cân xứng với hai tòa tháp quá to cao.


Nhà thờ Cologne không chỉ đạt kỉ lục về thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành, mà còn là kì tích trong chiến tranh thế giới thứ 2, khi 90% thành phố bị phá hủy bởi bom đạn quân Đồng Minh, thì nhà thờ vẫn đứng sừng sững.


Mặc định

Nhà thờ Beauvais ở Pháp đã cố xây cái trần thật cao, cao kỉ lục trong các kiến trúc Gothic: 48m. Kiến trúc sư còn muốn đạt kỉ lục khi định làm cái tháp trung tâm cao 150m. Kỷ lục này đã phải trả giá: Tháp đổ sụp, kéo theo các phần khác sập theo. Nỗ lực xây lại phần thân tiêu tan lần nữa khi các trụ vì cao quá và chưa kịp gắn kết thì bị gió mạnh thổi đổ.

Vì thế cho đến nay, nhà thờ vẫn chỉ có non nửa ở phần đầu bàn thờ, tạo thành một nhà thờ có hình dáng rất kì lạ: chỉ có 2 cánh ngắn và đầu ngắn của chữ thập; đầu dài chữ thập và mặt tiền không có. Nhưng những gì đứng được đến nay cũng làm người ta phải thán phục vì kết cấu dường như phản lại trọng lực của công trình.

Mặc định

Kiến trúc Gothic sang đến Anh quốc thì lại mang những đặc trưng riêng không nhầm lẫn được.

Nhà thờ Gothic phong cách Anh không giữ chữ thập Latin chuẩn mực, mà có thể kéo chiều dọc ra rất dài, và thêm vào cánh ngang...

Nhà thờ Canterbury, là nhà thờ Mẹ của nước Anh



Nhà thờ Anh quốc thường không làm tháp cao ở mặt tiền, mà thay vào đó là tháp ở chính giữa, nơi thân dài và cánh ngắn của chữ thập gặp nhau. Các tháp vuông này trở thành điểm cao nhất của nhà thờ. Kiến trúc này được lặp lại ở Tòa Nghị viện Anh.

Đỉnh cao nhất của tháp trung tâm nhà thờ ở Anh là của giáo đường Salisbury: 120m




Quote Originally Posted by saobang Xem bài
Theo suy nghĩ riêng của mình thì không nên việt hóa các vị thánh mà phải để nguyên bản gốc.Bạn thử nghĩ xem nếu các nước Hồi giáo mà làm như mình thì không lẽ Thánh Giuse phải để râu & mặc quần áo như Đạo Hồi sao
Nhưng mà sự thực đúng thế đó bạn ạ. Bạn không thể độc quyền các vị Thánh cho riêng người châu Âu theo kiểu châu Âu được. Theo truyền thống, người Hồi giáo không bao giờ vẽ tranh tượng bất kì ai trong kinh Koran, nhưng họ gọi Giêsu là Isa, gọi các vị Thánh Kitô giáo theo tên Hồi giáo, và cho rằng các vị đó mặc đồ Hồi giáo cũng là thường tình. 

Chẳng hạn như Giêsu, vốn là người Do Thái da ngăm đen, mắt đen, tóc đen, thế mà người châu Âu sáng tác ra thành người đàn ông cực kì đẹp trai, da trắng, mắt xanh, tóc nâu bồng bềnh, thực ra cũng là tưởng tượng sai sự thật. Các vị như Thánh Peter cũng là người Do Thái với đặc trưng chủng tộc rất khác châu Âu, thế mà ảnh tượng nào cũng thấy rõ ra kiểu người La Mã !!!

Đức Mẹ Maria cũng vậy, hình tượng người phụ nữ đẹp da trắng bóc như thế không đúng với sự thật chủng tộc và thời đại đó. Thế nhưng người ta cứ vẽ, cứ làm tượng theo ý người ta, có ai phản đối gì đâu.


Tranh vẽ Isa (Giêsu) trong suy nghĩ của người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo, nếu người châu Âu sáng tác ra Giêsu theo kiểu châu Âu, thì người Thổ vẽ theo kiểu Thổ, cũng đẹp và "đúng" như nhau thôi.



05-10-2009, 05:42 PM

Tòa án Giáo hội

Vào thế kỷ 13, Giáo hoàng đã ký sắc lệnh thành lập một thứ thiết chế mà cho đến hiện nay được coi là một trong những thiết chế đáng ghê tởm nhất, dã man phi nhân đạo nhất mà con người từng nghĩ ra, nhưng lại mang cái danh thánh thiện: Tòa án Giáo hội (Inquisition).

Tòa án giáo hội trải qua nhiều biến thể, từ tòa án Dị giáo (tòa Trung cổ, tòa Tây Ban Nha, tòa Bồ Đào Nha, tòa La Mã) đến tòa án xử Phù thủy, nhưng dù mang tên nào, nó cũng là nỗi kinh hoàng dã man cực điểm.

Các Giáo hoàng đặc cách chỉ chọn Quan tòa trong dòng tu Dominique (tiếng Việt gọi là dòng Đa Minh). Dòng tu này khởi đầu lấy sự khổ hạnh, thanh khiết làm đầu. Tuy nhiên khi được làm Quan tòa thì những người này trở thành thứ quỷ dữ (dù trong số đó có người được phong Thánh). Những trang sử của Tòa án Giáo hội ngập trong máu của người vô tội.

Chính các Quan tòa - tu sĩ Đa Minh là người nghĩ ra những cách tra tấn ghê rợn, dã man nhất trong lịch sử loài người. Trong tất cả những người đã từng bị tòa này xử, trong suốt 700 năm của tòa Giáo hội, chưa bao giờ có một ai được tuyên vô tội.

Gần như 100% người đã bị dẫn ra tòa án Giáo hội đều lãnh một trong 3 kết cục: Chết trong khi đang bị tra tấn; Chết trên dàn hỏa thiêu; Chết trong hầm ngục tối sâu dưới lòng đất.

(Galilee là một trong số vài trường hợp được thoát tội chết, nhưng bị giam lỏng đến chết, sau khi chịu công nhận mình có tội).

Ngày nay, cái Tòa án Ghê rợn đó được mang một tên mới thật đẹp: Bộ Giáo lý và Truyền bá Đức tin.

Mặc định

Sau các cuộc Thập tự chinh tốn kém của châu Âu (nhưng làm giàu cho một số dòng tu và một số thương cảng như Venice), Kitô giáo lại bước vào một cuộc chia cắt nữa.

Ngôi Giáo hoàng - vì là một vị trí chính trị quyền lực - nên bị các thế lực, các vương quốc chi phối rất nhiều. Khi Giáo hoàng mạnh, thì các vua phải thần phục, nhưng khi các vua mạnh, thì Giáo hoàng lại phải nhờ cậy vào vị nào mạnh nhất để bảo hộ cho mình.

Vì thế, sau khi được lên ngôi Giáo hoàng năm 1309, Clement V người Pháp đã dời Tòa Thánh về Avignon cho gần với vua Pháp. Trong 70 năm tiếp theo, Giáo đô của Công giáo La Mã nằm ở thành phố này, Rome chỉ còn là một thành phố thứ hai về quyền lực.

Các Giáo hoàng đã xây dựng một tòa Pháo đài - Cung điện thật lớn ở Avignon. Nơi này gồm cả Nhà thờ, nhà nguyện, cung điện, nơi làm việc... trong một bức tường cao, cách biệt với thế giới bên ngoài. Tòa pháo đài theo kiến trúc Gothic mang tính phòng thủ, nặng nề tối tăm.

Pháo đài Avignon - Cung điện Giáo hoàng (sưu tầm)




Mặc định Ly giáo Tây phương

Sau 70 năm Tòa Thánh đóng ở Avignon, Công giáo La Mã lại rơi vào cuộc khủng hoảng lớn, gọi là Ly giáo Tây phương.

Do cạnh tranh quyền lực chính trị, các Hồng Y, các vua châu Âu chia rẽ và đã bầu lên 2 rồi đến 3 vị Giáo hoàng, hình thành nên hai dòng ở Avignon và Rome. Lại mất 30 năm chia rẽ nữa, cuối cùng một Công đồng được triệu tập, và quyết định truất phế cả ba vị Giáo hoàng, để lập nên một vị Giáo hoàng mới.

Các vị Giáo hoàng bị phế truất đều bị coi là Giáo hoàng giả (Ngụy giáo hoàng - antipope). Trong lịch sử có mấy chục vị Giáo hoàng - do cạnh tranh quyền lực - đã bị coi là Ngụy giáo hoàng, dù có khi ở ngôi đến mấy chục năm.

Lịch sử các vị Giáo hoàng - Kế vị Thánh Peter, Đại diện của Chúa Kitô - cũng thật nhiều điều thú vị, đầy vinh quang quyền lực nhưng cũng đầy mưu mô tội lỗi.




Mặc định Đông La Mã sụp đổ

Sau trăm năm khủng hoảng, khi các Giáo hoàng quay về Rome thì Nhà thờ và Cung điện Giáo hoàng Lateran đã hư hỏng đổ nát. Thế là các Giáo hoàng quyết định xây dựng hai khu cung điện: Cung Quirinal và cung điện Vatican.

Lưu ý là cho đến tận bây giờ, nhà thờ St.John Lateran mới là Nhà thờ Chính tòa của Rome, nhà thờ Tổng tòa của Thế giới Kitô giáo, về danh thì nhà thờ St. Peter vĩ đại chỉ là thứ hai. Trong khoảng 1000 năm, cung điện, nơi ở của Giáo hoàng đặt ngay sát cạnh nhà thờ Lateran. Sau Ly giáo Tây phương mới dựng cung Quirinal và Vatican. Và cũng chỉ từ 1870, khi Vương quốc Italia thành lập mới lấy lại hết đất đai của Giáo hoàng, chỉ chừa lại khu Vatican.

Cung điện Quirinal trước kia là nơi ở của Giáo hoàng, sau năm 1870 trở thành Cung điện hoàng gia Italia, và nay trở thành dinh Tổng thống và Tòa nhà Chính phủ Italia.


Mặc định Đông La Mã sụp đổ

Năm 1453 đánh dấu một mốc quan trọng trong tương quan Kitô giáo - Hồi giáo; đó là sự sụp đổ của đô thành Constantinople.

Sau hơn 10 thế kỷ hưng thịnh rồi suy thoái, đế quốc Đông La Mã Byzance đứng trước bờ diệt vong. Ngược lại, Hồi giáo ngày càng mạnh lên. Sau khi cải đạo được toàn bộ người Thổ, vua Thổ xưng là Sultan (Vua - Giáo chủ) lãnh đạo lực lượng rất hùng mạnh tiến đánh đô thành Constantinople.

Trận chiến cuối vô cùng chênh lệch, giữa 7 nghìn quân Byzance và 200 nghìn quân Thổ. Hoàng đế Byzance cuối cùng - cũng là vị Hoàng đế La Mã cuối cùng chỉ còn biết vào nhà thờ Hagia Sophia cùng Giáo trưởng Thượng phụ Chính Thống giáo lần cuối rồi ra trận và bị giết. Đô thành vĩ đại nằm giữa châu Âu và châu Á rơi vào tay người Thổ Hồi giáo.


Mặc định

Nhà thờ Hagia Sopia - cho đến lúc đó vẫn là tòa nhà lớn nhất thế giới trở thành Giáo đường Hồi giáo, được dựng thêm 4 cái tháp ở 4 góc. Thú vị hơn, là Sultan Hồi giáo cũng lại thèm muốn cái vinh quang của đế quốc Byzance nên tự coi mình là người kế tiếp các Hoàng đế Đông La Mã, và xưng là "Hoàng đế La mã" (Ceasar of Roman). Constantinople bị đổi tên là Istanbul.

Vua Thổ không tiêu diệt Kitô giáo, vẫn cho tồn tại cộng đồng Chính Thống giáo, nhưng Giáo trưởng Thượng phụ chỉ còn là một vị lãnh đạo của cộng đồng nhỏ và yếu ớt. Danh hiệu thì còn, nhưng thực quyền mất sạch. Dòng Thượng phụ Constantinople vẫn còn tiếp tục đến ngày nay, và vẫn được coi là người đứng đầu trong các vị Thượng phụ.

Ngay trước khi Constantinople thất thủ, Giám mục Moskow ở Nga đã tự xưng là Thượng phụ (patriarch). Sau đó có nhiều giám mục Chính thống giáo ở đông Âu cũng xưng Thượng phụ. Trên thực quyền, Thượng phụ Moskow - Đại giáo chủ toàn Nga - hiện nay có quyền lực lớn nhất so với tất cả các vị Thượng phụ khác.

Quân Thổ nhanh chóng tiến về phía Tây, và người Hồi giáo theo chân các đoàn quân đến định cư khắp Đông Âu, cải đạo người Đông Âu. Đây chính là nguồn gốc của rất nhiều sắc tộc Hồi giáo mà đến giờ các tranh chấp vẫn không thể giải quyết.

Nhà thờ Kitô giáo Hagia Sophia trở thành Giáo đường Hồi giáo (hiện nay là bảo tàng)


Mặc định Phục Hưng

Sau đêm trường Trung Cổ, khi mà Tây Âu bị bóng đen của Nhà thờ bao phủ, suốt 1000 năm, thời kỳ Phục Hưng rực rỡ bắt đầu.

Dù trào lưu Phục Hưng thể hiện trong Văn học, tư tưởng đã có từ thế kỷ 14, nhưng chỉ sau khi Constantinople sụp đổ, Tây Âu mới thực sự tỉnh ngủ. Những người Byzance bỏ chạy khỏi đô thành đã mang theo kho tri thức mà họ tích lũy và phát triển trong mười thế kỷ, kho tri thức đó bao gồm cả khoa học của Hy Lạp cổ đại, cả của người Ả Rập, người Ấn Độ - những điều mà Tây Âu gần như chưa bao giờ biết đến.

Và thế là phong trào giải phóng con người khỏi sự trói buộc của Nhà thờ bùng nổ, trong khoa học và nghệ thuật. Đặc biệt tại đất Ý, mà mạnh mẽ nhất là Venice và Florence, hai thành phố giao thương buôn bán, nghệ thuật Phục Hưng đã đạt đến đỉnh cao khi ca ngợi vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp mà người Hy Lạp đã ca ngợi từ 2 nghìn năm trước, nhưng từng bị Nhà thờ Công giáo La Mã phỉ báng.

Các nhà thờ theo kiến trúc Phục Hưng với các cây cột Hy Lạp mọc lên khắp nơi. Các mái vòm tròn, những mặt tiền có hình tam giác, trang trí thanh nhã được áp dụng ngay cả với những tòa nhà thờ Romance cổ điển.


Công trình tiêu biểu nhất cho kiến trúc Nhà thờ Phục Hưng là Nhà thờ Florence - thành phố là cái nôi của nghệ thuật Phục Hưng.


Mặc định

Nhà thờ Florence đạt đến đỉnh cao kiến trúc Phục Hưng, với mái vòm bằng gạch cực lớn và cao, nổi bật trên nền trời thành phố. Cho đến nay đây vẫn là mái vòm gạch lớn nhất thế giới (các mái vòm lớn khác xây bằng đá).

Nhưng mái vòm này còn nổi tiếng hơn bởi mặt trong của nó. Họa sĩ đã vẽ trực tiếp lên mặt trong một bức họa cực lớn, mô tả cảnh Chúa phán xét, với hàng trăm nhân vật. Họa sĩ đã tự do mô tả vẻ đẹp của thân thể con người, sẵn sàng vẽ các vị Thánh khỏa thân (trước đây các vị Thánh mà được vẽ hay tạc tượng đều phải quấn vải kín mít đến tận cổ). Ngay cả Chúa Giêsu cũng gần như phô bày toàn bộ vẻ đẹp thân thể trước tất cả mọi người. Có lẽ chỉ trừ Đức Mẹ là còn giữ nguyên được trang phục của thời Trung Cổ.

Thậm chí họa sĩ còn dám làm điều mà trước đó chưa từng bao giờ có: Vẽ hình ảnh của Chúa Cha Jehovah - dưới dạng một ông già râu tóc bạc. Điều này là tuyệt đối cấm trong thời Trung Cổ.

Mái vòm nhà thờ Florence (sưu tầm)


Tôi đã đứng cả nửa giờ, gần như gãy cổ để ngắm nhìn cái trần tráng lệ này, và chóng cả mặt để đi một vòng ngắm nó. Cá nhân tôi thích cái trần vòm này hơn vòm Đại thánh đường St. Peter nhiều. Cái vòm của Vatican khô khan khuôn mẫu cứng nhắc quá, còn cái vòm này huy hoàng tuyệt vời làm sao !!!

Mặc định

Cùng với phong trào Phục Hưng trong tư tưởng, văn hóa nghệ thuật,..., việc "tìm ra" châu Mỹ và sự phát triển giao thương đường biển đã đem về châu Âu những nguồn tài sản dồi dào. Thời kì này các nhà thờ lộng lẫy mọc lên khắp nơi.

Kiến trúc Roman dùng đá vôi, sa thạch tối tăm đã chuyển sang giai đoạn mới Phục Hưng với việc sử dụng Cẩm thạch, đá quí để xây dựng, trang trí bằng vàng bạc... vô cùng xa hoa lộng lẫy. Các chủ đề Kitô giáo lấy từ Kinh thánh không đủ nguồn cho các nghệ sĩ sáng tác, và họ đã lấy nguồn từ cả Thần thoại Hy Lạp - La Mã, thứ mà trước kia Nhà thờ cho là ngoại giáo cần loại bỏ.

Và thế là trong các "Ngôi nhà của Chúa duy nhất" có cả hình ảnh của các vị thần như Chiến Thắng, Chân lý, Công lý,... vốn lấy từ Hy Lạp sang.

Công trình nhà thờ kiến trúc Phục Hưng hoành tráng vĩ đại nhất - tất nhiên - chính là Đại thánh đường St.Peter tại Vatican, tòa nhà rộng lớn, tốn kém xa hoa phô trương nhất thế giới.

Về tòa Đại thánh đường này, tôi đã viết rất chi tiết trong topic về Rome:

http://www.phuot.vn/showthread.php?t=985&page=10




Mặc định





Mặc định

Những nơi như Pháp, Anh, Tây Ban Nha,..., nhà thờ Gothic đã nhiều quá rồi, nên kiến trúc Phục Hưng không có nhiều cơ hội trong các công trình Nhà thờ; nhưng bù lại, kiến trúc này tràn ngập trong các Lâu đài, cung điện của vua chúa, và phát triển tiếp tục thành những phong cách khác nữa.

Riêng tại London, sau trận Đại hỏa hoạn năm 1666 thiêu trụi 1/3 London, trong đó có nhà thờ Chính tòa London St.Paul cũ, nhà thờ mới được dựng lên đúng chỗ đó theo kiến trúc Phục Hưng.

Dễ nhận thấy cái mái vòm đặc trưng của Phục Hưng xuất hiện rất nhiều trên khắp thế giới, mà một trong những mái vòm nổi tiếng nhất là của tòa nhà Quốc hội Mỹ trên đồi Capitol (dựng trong thế kỷ 19)

Nhà thờ St.Paul của London cũ, kiến trúc Gothic kiểu Anh


Được thay thế bởi nhà thờ kiến trúc Phục Hưng



Như thấy ngày nay


Mặc định

Tuy nhiên ngay trong thời kỳ Phục Hưng, vẫn có những nhà thờ Gothic tiếp tục được xây dựng, mà tiêu biểu là nhà thờ Seville ở Tây Ban Nha và nhà thờ Milan. Hai tòa nhà thờ này là hai tòa thuộc loại lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Đại giáo đường St.Peter


Nhà thờ Milan là một kiệt tác kiến trúc và điêu khắc, khi bên ngoài có đến gần 2000 pho tượng đứng trên khắp các mặt, các cột, các vòm cửa... và trên đỉnh cao nhất là một pho tượng mạ vàng cao ngất. Tuy nhiên tòa nhà đẹp đẽ này cũng đã bị dừng lại đến vài trăm năm mới được hoàn thiện. 


Mặc định

Trong các tòa giáo đường thời Phục Hưng, thay vào các bức tranh khảm Mosaic của các tác giả khuyết danh, là các bức sơn dầu của các danh họa lừng lẫy: Raphael, Leonardo Da Vince, Michealangelo... Các bức tượng điêu khắc cũng phô bày vẻ đẹp con người tự do hơn.

Những kiệt tác hàng đầu nằm nhiều trong các nhà thờ trên đất Italia.


Bức "Tòa án cuối cùng" của Michealangelo (kiến trúc sư tòa St.Peter) mô tả ngày Tận thế, Chúa Kitô phán xét các linh hồn. Ngoại trừ Chúa, các nhân vật khác đều khỏa thân hoàn toàn. Sau rồi Giáo hoàng thấy bất tiện quá nên bắt các học trò của ông phải vẽ thêm ít vải vào chỗ nhạy cảm. Bức tranh này vẽ ở nhà nguyện Sistine nổi tiếng, nơi bầu ra các Giáo hoàng.


Mặc định

Các bức tượng những vị thánh liên quan đến các thánh tích đặt 4 phía của bàn thờ Đại giáo đường St.Peter, với sức sống tuyệt vời


[/QUOTE]


Hay bức Mẹ Sầu bi (Pietà) nổi tiếng 


Mặc định

Danh họa Raphael đã thể hiện rõ tư tưởng của thời Phục Hưng trong những bức tranh tường lớn.

Có một bức mang tên "Sự tranh luận về Bí tích Thánh thể". Bên trên cùng là Chúa Cha, dưới là Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thánh John Tẩy giả, các vị Thánh tông đồ, thiên thần. Phía dưới là thế gian, với Giáo hội, mà đại diện là Giáo hoàng, các nhà thần học đang tranh cãi về ý nghĩa của phép thánh này. Điều này thể hiện tư tưởng không chấp nhận dễ dàng những gì mà nhà thờ đưa ra như tín lý.



Ở một phía khác, trang trọng không kém là bức họa nổi tiếng "Trường Athens", mô tả các nhà triết học, nghệ sĩ cổ kim trong tư thế đang tranh luận về các vấn đề triết học, khoa học. Nổi bật ở giữa là hai nhà triết học Aristole và Platon. Triết học Hy Lạp bị nhà thờ xóa bỏ, trường Athens bị nhà thờ tiêu hủy, nhưng hình ảnh của nó, tư tưởng của nó nay lại xuất hiện ngay giữa Cung điện Vatican.


Một bên là Chúa và Nhà thờ, một bên là Triết học, Khoa học, có lẽ chỉ có Raphael, với tài năng và danh tiếng của mình, mới thể hiện được tư tưởng đó tuyệt vời đến vậy.

Mặc định

Phong trào Phục Hưng trong tư tưởng, nghệ thuật cũng dẫn đến tư tưởng giải phóng khỏi những giáo điều kìm kẹp của nhà thờ. Thế kỷ 15 có hai nhà thần học nêu ra những luận điểm phê phán quyền lực của Giáo hoàng và Giáo hội, tìm về với những giá trị nhân đạo sâu xa của Kitô giáo xa xưa. Cả hai đều là các tu sĩ Kitô giáo, linh mục, giáo sư, và nêu tư tưởng cải cách Kitô giáo.

Rốt cục Jan Hus, người Czech, bị Nhà thờ kết tội dị giáo và thiêu sống; John Wycliffe, người Anh, cũng bị kết tội như thế, nhưng vì đã chết nên "chỉ" bị đào mả lôi xác ra thiêu lại.

Một trăm năm sau khi Jan Hus bị thiêu sống, Martin Luther đã hoàn thành phong trào cải cách Kitô giáo, để hình thành cái mà ta quen gọi là đạo Tin Lành.

Tượng của Jan Hus được dựng ở Prague, 500 năm sau khi ông bị hỏa thiêu. Bức tượng thể hiện tư thế hiên ngang chống lại sự khủng bố của giáo hội Công giáo ghê rợn khi đó.

(Ảnh của bác Danngoc)


Mặc định

Đến thế kỉ 16, Giáo hội Công giáo đã ở đáy sâu của sự suy đồi.

Phong trào Phục Hưng khiến các Giáo hoàng, Hồng y lao vào cuộc đua tranh xây dựng, trang trí nhà thờ và dinh thự vô cùng tốn kém, với hàng triệu đồng vàng tiêu tốn cho tranh, tượng cẩm thạch, vàng ngọc châu báu..., đồng thời cho sự ăn chơi xa xỉ của giới giáo phẩm. Ngôi Giáo hoàng, ghế Hồng y do các gia tộc lắm tiền thao túng, mua bán công khai.

Để tạo ra vây cánh cho mình, các Giáo hoàng tạo ra chế độ "Hồng y con cháu" (Cardinal newphew) dành cho họ hàng của mình, bất kể người đó có tu hành hay không, có công trạng hay năng lực gì không, rồi tìm cách đưa những đứa cháu đó kế vị mình.

Tiêu biểu là Giáo hoàng Innocent VIII, có con riêng công khai, và trong lễ cưới của con trai mình, để làm vui lòng ông thông gia, đã phong cho em trai cô dâu khi đó mới 10 tuổi làm Tu viện trưởng; và 3 năm sau, đứa trẻ 13 tuổi được phong Hồng y ! Sau đó với quyền lực và tiền bạc của cha mẹ, vị Hồng y đó ngồi vào ngai Giáo hoàng năm 37 tuổi (Leo X). Vị giáo hoàng này chưa một ngày làm Linh mục, nhưng rất phóng túng và thành thạo trong việc tiêu xài, với câu nói nổi tiếng khi lên ngôi : "Chúa cho ta ngôi giáo hoàng, nên ta phải hưởng thụ nó".

Dù có rất nhiều vàng từ châu Mỹ đổ về, nhưng vẫn không đủ để Giáo hội tiêu, nên Leo X đã nghĩ ra cách rất hay là "Bán sự xá tội". Ai đóng nhiều tiền thì được xá tội nhiều, chóng được lên Thiên đường. Giáo hoàng bán sự xá tội cho các Vua, các Giám mục tranh thủ bán sự xá tội cho quý tộc, người giàu, Linh mục bán sự xá tội cho dân chúng. Ai có nhiều tiền cũng có thể mua được con đường tắt lên Thiên đường cả...

Từ trong bối cảnh thối nát đó, Martin Luther đã phản kháng...

Mặc định Kháng Cách - Cải Chính

Martin Luther là một tu sĩ dòng tu kín ở Đức, nghiên cứu Kinh thánh trong nhiều năm. Chứng kiến sự tệ hại của giáo hội Công giáo ở nơi mình ở, ông đến Rome hi vọng thấy được sự thánh thiện nơi đây. Nhưng Rome khi đó đang ở đáy của sự suy đồi dưới bàn tay của Giáo hoàng Leo X, Martin Luther đã viết các luận đề của mình phản kháng lại chế độ Giáo triều tha hóa. Phong trào Kháng Cách bùng nổ và ngày càng được hoàn thiện về lý luận, được sự ủng hộ của các tuyển hầu Đức nên phát triển rất nhanh.

Người Công giáo gọi họ là Phản thệ (phản lại lời thề), còn họ tự nhận mình là Cải Cách, hoặc Cải Chính. Giới học thuật gọi là Kháng Cách, còn Việt Nam hiện nay quen gọi là Tin Lành.

Tóm tắt luận điểm của Kháng Cách không dễ dàng, tôi chỉ viết sơ lược.

Công giáo đặt ra các giáo lý dựa trên Thánh kinh và Thánh truyền, trong đó Thánh truyền là định chế do các giám mục họp lại và đặt ra, củng cố quyền lực và quyền lợi của giáo hội. Trong các 7 Thánh lễ thiêng liêng của Công giáo, có 5 cái là do các giám mục đặt ra.

Tin Lành chỉ dựa trên Thánh kinh, được cho là Chúa đặt ra. Mọi giáo lý do con người đặt ra là vô giá trị. Do đó những giáo lý như Giáo hoàng là đại diện Thiên Chúa, là có quyền trên tất cả các linh hồn, quyền phán xét, phong Thánh, kết tội....các giáo dân đều vô giá trị. Các hàng giáo phẩm (phó tế, linh mục, giám mục...) được Chúa Thánh Thần ngự trong lòng và thiêng liêng hơn giáo dân đều là tiếm quyền và bịa đặt. Trong các Thánh lễ, chỉ có Rửa tội và Thánh thể do Giêsu đặt ra là thực, 5 cái còn lại là vô giá trị.

Công giáo cho rằng sự cứu rỗi có được là do Đức tin và Công đức, trong đó Công đức tức là việc tuân thủ các giáo điều do Giáo hội đặt ra, trong đó có cả việc đóng góp tiền bạc, cung phụng các giáo phẩm, việc tu hành trong các nhà tu kín... Ơn cứu rỗi có được khi cần có cả sự xác nhận của giáo hội, giáo hội có quyền giải tội và phán xét.

Tin Lành cho rằng sự cứu rỗi hoàn toàn chỉ do Đức tin vào Thiên Chúa, các công đức do việc làm này nọ là vô nghĩa. Đức tin là con đường duy nhất để đến Thiên đường. Ơn cứu rỗi chỉ đến từ Thiên Chúa, không đến từ bất kì nguồn nào khác, ngoài Thiên Chúa, không ai có thể giải tội và phán xét.

Công giáo cho rằng giữa loài người và Thiên Chúa phải có bậc trung gian, chính là Giáo hội, và các Thánh. Giáo dân không thể liên thông với Thiên Chúa nếu không thông qua Giáo hội, và cần phải nhờ vả các Thánh cầu xin hộ mình thì lời mới nhanh đến được hơn tới Chúa. Vì thế việc tôn vinh Giáo hội và các Thánh là bắt buộc.

Tin Lành cho rằng Thiên Chúa toàn năng không cần trung gian nào hết. Đấng Trung bảo duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa nghe thấu tất cả mà không cần đến Thánh nào cả. Do đó việc tôn vinh các Thánh là hoàn toàn vô nghĩa, các Thánh cũng chỉ là người, không có quyền năng gì cả.
...

Mặc định

Nói chung, phong trào Kháng Cách phủ nhận vai trò của Giáo hội trong việc cứu rỗi. Mọi người đều bình đẳng trước Thiên Chúa. Chỉ ai có Đức tin thì sẽ được cứu rỗi, người thiếu đức tin thì dù có là Giáo hoàng cũng sẽ xuống địa ngục cả.

Để thể hiện sự phản kháng giáo hội, Tin Lành có bức tranh kép khắc gỗ:



Bên trái mô tả Chúa Giêsu rửa chân cho các tông đồ, và hôn chân Peter; trong khi đó bên phải mô tả Giáo hoàng ngồi trên bắt vua chúa và tất cả mọi người hôn chân mình (thời đó những người lần đầu tiên gặp Giáo hoàng, dù là ai, cũng phải quỳ xuống hôn hình thập giá trên đôi giày mà giáo hoàng đi dưới chân).

Từ sự khác biệt về giáo lý cơ bản, Tin Lành khác biệt Công giáo ở rất nhiều yếu tố thể hiện.

Công giáo phong cho bà Maria là Đồng trinh trọn đời, với các tước hiệu : Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương các Thánh, Nữ vương Hòa Bình, Mẹ Trời đất, Vô nhiễm Nguyên tội, Hồn xác lên trời, được tôn sùng cực độ chỉ sau Thiên Chúa. Mọi giáo dân đều phải cầu nguyện Đức Mẹ.

Tin Lành căn cứ vào Kinh thánh, chỉ viết là bà Maria đồng trinh cho đến khi sinh Giêsu, còn sau đó không nói gì. Do đó sau khi sinh Giêsu, bà còn đồng trinh hay không không quan trọng, thậm chí căn cứ vào Kinh thánh thì bà Maria còn có vài người con với ông Giuse nữa sau Giêsu. Bà Maria chỉ là một người mẹ mẫu mực, nhưng không có vai trò gì, không giúp được ai, do đó không cần tôn sùng, không cần cầu nguyện.
(Gần như tất cả giáo dân Công giáo mà tôi đã gặp đều chỉ biết mỗi điều là Tin Lành không tin Đức Mẹ đồng trinh, chứ còn không biết gì về bản chất cả).

Công giáo đặt ra luật các tu sĩ phải độc thân, phong Linh mục (chăn dắt linh hồn), và cho đó là thể hiện sự thanh sạch theo gương Chúa. Linh mục chỉ có thể là nam 


Tin Lành không cho rằng việc độc thân có giá trị gì trong việc nhận ơn cứu độ. Kinh thánh cho thấy các Tông đồ của Giêsu cũng có vợ con cả, do đó không cần độc thân. Giáo phẩm của Tin Lành chỉ là Mục sư (người thầy giảng dạy) chứ không có quyền gì với linh hồn, có thể lấy vợ. Mục sư có thể là nữ.


Công giáo tôn sùng các Thánh, mỗi giáo dân đều phải có tên Thánh, Thánh bảo hộ, mỗi giáo xứ, giáo phận,... đều có Thánh quan thầy. Việc nghe xưng tội, giải tội vừa là nhiệm vụ vừa là quyền dành riêng cho linh mục.

Tin Lành không tin vào các Thánh, do đó không có tên Thánh, cũng chẳng có bản mạng, quan thầy. Việc xưng tội là với Thiên Chúa, không phải với ai cả.

Công giáo tin rằng trong lễ Báp têm (rửa tội), Thiên Chúa hiện diện và tội tổ tông được tẩy rửa thực. Trong lễ Thánh Thể, sau khi Linh mục làm phép thì Bánh thánh về bản chất trở thành Thân thể Chúa thật, rượu trở thành Máu Chúa thật, Chúa thực sự ngự ở trong bánh và rượu sau sự làm phép.

Tin Lành cho rằng lễ Báp têm và Thánh thể tuy thiêng liêng nhưng chỉ là tượng trưng. Bánh thánh và Rượu là Tượng trưng cho Mình và Máu Chúa thôi. Chỉ có trong Bữa tiệc ly, khi đích thân Giêsu làm phép thì Bánh và Rượu mới thực sự là Mình và Máu Chúa, còn về sau thì không ai có quyền năng đó cả.
(Việc này có bắt nguồn từ việc một lần Bánh thánh sau khi linh mục đã làm phép đã bị mốc, do đó người ta nghi ngờ liệu Chúa có thực sự ngự trong bánh đó không?)



Nhà thờ Công giáo rất thiêng liêng, thường có tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh, và rất nhiều tranh ảnh tượng các Thánh, thiên thần...


Tin Lành chỉ dựng cây Thập giá, với lập luận Chúa đã Phục sinh, không còn ở trên Thập giá nữa. Hơn nữa chẳng có ai biết chính xác ngoại hình Chúa thế nào, do đó các tranh ảnh tượng Chúa đều là tưởng tượng (bịa ra). Càng không có tranh ảnh tượng Đức Mẹ hay các Thánh...
(Tuy nhiên, về sau do có nhiều nhà thờ Công giáo chuyển sang Tin Lành nên vẫn giữ ảnh tượng truyền thống cũ không bỏ đi)

14-11-2009, 09:16 PM

Mặc định Anh giáo

Khác với Jan Hus đã bị thiêu sống, Martin Luther được sự ủng hộ của quý tộc Đức, và dù phải trốn tránh sự truy lùng của Tòa thánh, ông vẫn sống an lành, lấy vợ, và hoàn thành một công trình đồ sộ, đó là dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức.

Trước đó, Kinh Thánh chỉ có 2 phiên bản: nguyên bản tiếng Hy Lạp dùng cho Chính Thống giáo phương Đông, và bản dịch sang tiếng Latin cho Công giáo La Mã. Tòa thánh La Mã cấm dịch Kinh Thánh sang tiếng khác, ngoài Tu sĩ, Giáo phẩm, mọi người khác bị cấm đọc Kinh Thánh. Đọc Kinh Thánh và giảng giải Kinh Thánh là độc quyền của riêng Linh mục, nếu không đến nhà thờ thì không thể "được nghe lời Chúa".

Sau Martin Luther, Kinh Thánh mới được dịch sang tiếng Đức, rồi tiếng Anh, tiếng Pháp... lúc này Tòa thánh buộc phải chấp nhập bỏ đặc quyền đọc Kinh Thánh, ai biết chữ cũng có thể "đọc lời Chúa" được.

Tại Đức, phong trào phát triển mạnh, nhưng tại Pháp thì bị đàn áp dã man. Trong ngày lễ Thánh Batholomew, vua Pháp đã ra lệnh tàn sát hàng vạn người Tin Lành, trong đó có nhiều quý tộc. Ai đọc truyện "Hoàng hậu Macgô" sẽ thấy Alexandre Duma mô tả sự kiện đó thế nào. Những ai giết được người Tin Lành đều được Giáo hoàng ban phước. Cho đến giờ, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vẫn là căn cứ vững chắc của Công giáo.

Tại Anh quốc, câu chuyện lại rất khác...


Mặc định

Vua Henry VIII của nước Anh lúc đầu chống Tin Lành, và giết được khá nhiều người Tin Lành, khiến Giáo hoàng vui mừng phong cho danh hiệu "Người bảo vệ Đức tin".

Thế nhưng Henry lại muốn bỏ người vợ của mình để lấy người khác (với lý do hoàng hậu không sinh được con trai), nhưng bị Giáo hội cấm, vì Phép Hôn phối là thiêng liêng. Henry cứ nhất quyết li dị và lấy vợ mới. Giáo hoàng tức giận dùng vũ khí cuối cùng là rút phép thông công Henry và dọa là cả nước Anh. Nhưng lần này Giáo hoàng đã sai lầm, không giống như một vài vua trước kia sợ hãi cái quyền lực ấy, Henry VIII chống lại.

Vua Anh liền ra một đạo luật tuyên bố Giáo hội tại Anh tách khỏi Công giáo La Mã, Giáo hoàng không có bất cứ quyền gì trên nước Anh. Người lãnh đạo tối thượng về tôn giáo tại Anh chính là Vua. Tổng Giám mục vùng Canterbury là người lãnh đạo chính. Việc Giáo hoàng ra vạ tuyệt thông trở thành vô nghĩa, Giáo hoàng bất lực nhìn đảo Anh tuột khỏi tay mình.

Vua Henry quay sang ủng hộ Tin Lành, do đó tịch thu của cải đất đai của nhà thờ lại, phân phát cho các quý tộc (khi đó nhà thờ nắm đến 1/4 đất đai toàn quốc), các tu viện bị giải thể, các linh mục chống đối bị đuổi về lục địa. Tổng giám mục Canterbury dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh, vị kế nhiệm lấy vợ.

Anh giáo ly khai khỏi Công giáo. Đau lòng, Giáo hoàng tại Rome đã cho tạc pho tượng Thiên thần đứng trên quả địa cầu, với ngón chân cái dẫm lên nước Anh.


Mặc định

Dưới thời Henry ở thế kỷ 15, các Tu viện bị giải thể, các tu sĩ buộc phải trở về cuộc sống bình thường. Cũng từ đó, trên nước Anh có khá nhiều phế tích của các tu viện đổ nát, mà ngày nay trở thành những điểm tham quan hấp dẫn.

(Bài của bác Zorzo viết rất hay về một trong những nơi này)




 

 23-12-2009, 12:01 AM




Mặc định

Thế kỉ 15 - 16 đầy biến động của Châu Âu cũng là động lực cho Công giáo tìm kiếm vùng đất mới. Mất đi đất Anh, một phần đất Đức, Hà Lan, Byzantine sụp đổ, Hồi giáo tiến vào châu Âu từ phía Đông, cả từ phía Bắc Phi... khiến Công giáo có vẻ bị thu hẹp. Giáo hoàng phải dựa vào sự trung thành của các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ.

Nhưng bù lại, đúng vào thời gian đó, Columbus tìm đến Châu Mỹ, rồi Magenllan đi vòng quanh thế giới đã mở rộng con đường vượt ra hải ngoại của Công giáo. May mắn thay, cả Columbus và Magenllan đều từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nơi mà họ "Công giáo còn hơn cả Roma". Công giáo nhanh chóng theo chân các đoàn quân TBN, BĐN sang châu Mỹ. 

Tại Nam Mỹ, Tây Ban Nha được độc quyền truyền giáo, Tòa án giáo hội mang tên Tòa Tây Ban Nha khủng khiếp được tái lập, và bên cạnh việc truyền giáo cho người bản xứ, các cuộc tàn sát người bản xứ cũng được mang tên là "xóa bỏ dị giáo". 

Tại Bắc Mỹ, người Pháp đã thua người Anh, nên Anh giáo - Tin Lành chiếm ưu thế, Công giáo đành chịu lép vế.


Tưởng tượng của người châu Âu về thế giới, với ba châu Á, Âu, Phi như ba cái lá, ở giữa là Thành Thánh Jerusalem, châu Mỹ nằm ngoài rìa.




Mặc định Dòng Tên

Thế kỉ 16, xuất hiện một Dòng tu có công lớn trong việc truyền giáo vào Phương Đông: Dòng Tên. Dòng này chính thức là Dòng Jesus, nhưng do người Việt (có lẽ vì thói quen kiêng húy vua ăn sâu) đã không gọi trực tiếp, mà gọi tránh đi là Dòng (mang) Tên Chúa, rồi ngắn lại thành Dòng Tên.

Dòng Tên xuất phát từ Pháp, nhưng phát triển mạnh ở Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha. Thế kỉ 16, khi Tây Ban Nha độc quyền truyền giáo ở Nam Mỹ, thì Bồ Đào Nha được Giáo hoàng phê chuẩn độc quyền truyền giáo ở Viễn Đông. Và vua Bồ đã giao trọng trách này cho các giáo sĩ dòng Tên.

Theo chân các đoàn thuyền Bồ Đào Nha, các nhà truyền giáo dòng Tên đến Macau đầu tiên, thiết lập cơ sở gốc để từ đó truyền ra khắp các vùng xung quanh: Trung Hoa lục địa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, và đặc biệt là nơi họ thành công nhất chính là quần đảo mà về sau mang tên vua Bồ: Philippines !

Sau này, với nhiều nguyên nhân, Dòng Tên và Giáo hoàng mâu thuẫn nhau, đến nỗi mặc dù rất thành công trong việc truyền giáo, dòng Tên vẫn bị Giáo hoàng ra quyết định giải tán, xóa bỏ. Điều này tạo cơ hội cho các nhà truyền giáo khác thế chân, như người Pháp đã thay người Bồ ở Việt Nam. Tuy nhiên, tại Trung Hoa, không dòng tu nào có thể làm được điều mà dòng Tên đã làm, Giáo hoàng đã đánh mất tất cả giáo dân mà dòng Tên gây dựng ở đây.

(Thực ra có một sự cạnh tranh gay gắt giữa Pháp và Bồ về quyền lợi, do đó Pháp đã vận động Giáo hoàng xóa bỏ độc quyền truyền giáo của Bồ, cùng với một số vấn đề khác đã dẫn đến sự xóa bỏ dòng Tên. Đến vài trăm năm sau, dòng Tên mới được khôi phục lại).

Mặc định

Công cuộc truyền giáo về phương Đông có hai địa điểm quan trọng là Goa thuộc Ấn Độ, và Macau thuộc Trung Quốc. Với nền văn minh Ấn giáo quá mạnh, Goa dần thành nơi trung chuyển, chứ không phát triển được việc truyền giáo vào dân Ấn Độ. 

Các nhà truyền giáo dòng Tên thực sự là những người tài năng, không chỉ trong Thần học, mà trong rất nhiều lĩnh vực: thiên văn, địa lý, hàng hải, toán học, kĩ thuật, ngôn ngữ... Tại Trung Hoa, lúc đầu họ định "đánh" từ trên xuống, trước hết kết giao với Hoàng đế, vương công, hi vọng cải đạo từ triều đình (như Đại đế Constantine 1300 năm trước). Tuy nhiên, dù vua nhà Thanh rất thích các món đồ như đồng hồ, súng, công cụ thiên văn... của các nhà truyền giáo, nhưng không hề lung lay về tín ngưỡng. Bảo các Hoàng đế từ bỏ tế lễ Tổ tiên, Thần Phật, tế Thiên Đàn, Xã Tắc,... để lễ lạy một người đàn ông mắt xanh tóc nâu ở đâu đến là điều không thể. Các nhà truyền giáo quay sang dân chúng. 

Về ngôn từ, thì Đấng tối cao trong tiếng Latin là DEUS, các giáo sĩ phải tìm từ tiếng Hán. Lúc đầu họ định dùng từ Thượng Đế vốn quen thuộc với người Trung Quốc, nhưng nhận thấy dễ lẫn lộn với các vị có cùng danh hiệu đó: Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái hạo Thượng đế, Huyền thiên Thượng đế...

Do đó họ đã lựa chọn từ Thiên Chủ (hay Thiên Chúa) để gọi Deus.

Jesus dịch là Gia Tô (hay Gia Cơ), Christ dịch là Cơ Đốc, Maria dịch là Mã Lợi A... do đó Christian dịch là đạo Gia-tô, đạo Cơ đốc, hay đạo Thiên Chúa.

(Do sự truyền đạo của các giáo sĩ này, mặc dù cả Do Thái giáo, Hồi giáo cùng thờ một đấng tối cao Deus (Jehovah, Allah), nhưng chỉ Kitô giáo, mà cụ thể hơn là Công giáo mới thường được gọi là Thiên Chúa giáo thôi).

Mặc định

Công cuộc truyền giáo của Công giáo vào Việt Nam gắn liền với công cuộc truyền giáo sang Viễn Đông. Tuy nhiên sau hàng trăm năm, tại Viễn Đông, chỉ có Việt Nam và Philippines là có số giáo dân đông đúc nhất, còn Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan thì Công giáo gần như thất bại (sau này Tin Lành thành công).

Vào khoảng những năm 1560, các nhà truyền giáo theo chân các tàu buôn đã thiết lập một đầu não truyền giáo ở Áo Môn (Macau). Ngày các nhà Truyền giáo đến Macau nhằm lễ Thánh Giuse (chồng bà Maria), nên từ đó Thánh Giuse trở thành Thánh Quan Thầy cho toàn bộ địa phận Viễn Đông, trong đó có Việt Nam.

Lúc đầu có cả các nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng rồi vì sự cạnh tranh gay gắt giữa hai đế quốc, mà Giáo hoàng thuận cho Bồ phía Đông, các nhà truyền giáo Tây Ban Nha phải về nước, chỉ còn người Bồ. Hai dòng đầu tiên là dòng Phanxicô và Đa Minh (Dominic) với nhân sự ít ỏi, khả năng hạn chế không làm được gì nhiều.

Đây cũng là giai đoạn mà các nhà lịch sử Công giáo Việt Nam ghi lại có sự truyền đạo vào Thanh Hóa (cho nhà Lê Trung Hưng), vào Thăng Long (cho nhà Mạc), vào Quảng Nam (xứ Chiêm Thành), và Hà Tiên. Nhưng các cuộc truyền đạo đó không đem lại nhiều kết quả. Do lực lượng quá mỏng, các nhà truyền giáo (goi là các Thừa sai, dân gian là Vít-vồ) đến rồi lại đi, người theo đạo được rửa tội rồi lại bỏ, hoặc không truyền thêm được cho ai nữa.

Cho nên trong giai đoạn này, việc truyền giáo vào Việt Nam có rồi rồi cũng lại mất.


Mặc định

Công cuộc truyền giáo của Công giáo vào Viễn Đông phải kể đến công lớn của các tu sĩ dòng Tên. Họ đã làm được những điều mà hai dòng Phanxicô và Đa Minh không làm được, nhưng cũng vì điều đó mà họ bị dẹp bỏ.

Khi tu sĩ dòng Tên đến Macau, họ tiếp cận với triều đình nhà Thanh qua con đường khoa học, hi vọng cải đạo từ trên xuống. Đem giới thiệu với vua Thanh những món đồ khoa học như đồng hồ, súng, đài thiên văn,..., họ được vua Thanh sủng ái, nhưng nhất quyết không theo đạo. Các vị Hoàng đế làm sao có thể chịu tôn thờ một Giáo hoàng xa xôi nào đó, chịu bỏ địa vị tối cao mà Nho giáo đã xác lập cho ông ta trong hàng nghìn năm. Làm sao các Hoàng đế có thể chịu được cái thuyết cho rằng sau khi chết đi, kể cả ngoan đạo nhất, thì hoàng đế cũng chỉ ngang bằng với những kẻ tôi tớ ngoan đạo khác trong "Nước trời"... Vua không theo thì các quý tộc, đại thần cũng không thể theo.

Các tu sĩ dòng Tên quay sang giới bình dân. Vì vua không ngăn trở, họ được quyền truyền đạo ở các vùng ven biển.

Chính các tu sĩ dòng Tên đã áp dụng một chính sách rất hiệu quả, mà sau này được gọi là "Nghi lễ Trung Hoa": Chấp nhận sự thờ phụng của giáo dân với Khổng Tử, với các vị Tổ tiên gia tộc, với các vị anh hùng dân tộc, các vị thánh dân tộc của người Trung Quốc, chỉ cấm thờ Thần Đạo giáo, cấm thờ Phật. Họ cũng dùng từ Thượng Đế quen thuộc của người TQ để gọi đấng Tối Cao (tiếng Latin là Dieus). Chính sách linh hoạt này đem lại hiệu quả rất lớn: hàng vạn, chục vạn người rửa tội theo đạo, hàng trăm linh mục được đào tạo tại chỗ. Không chỉ tại Trung Hoa, chính sách tôn trọng tín ngưỡng bản địa này còn phát huy tác dụng mạnh mẽ tại Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Philippines.

Trung tâm truyền giáo Macau của dòng Tên trở nên quyền lực, vị Bề trên Tổng quyền ở đây có uy quyền rất lớn với giáo phận rộng mênh mông này, khi có bất cứ sự việc gì, Bề trên tại Macau xử lý ngay lập tức và kịp thời.

Điều này khiến cho các dòng khác, thế lực khác tại châu Âu tức tối. Và thế là cái chính sách "Nghi lễ Trung Hoa" hiệu quả kia lại trở thành cái lý do nguy hiểm. Đến khoảng 1700, Giáo hoàng tuyên bố "nghi lễ Trung Hoa" là vi phạm nghiêm trọng Giáo lý, là lễ lạy hình tượng ngoại đạo, và giải tán dòng Tên. Các tu sĩ dòng này bị gọi về châu Âu, và vị trí tại Macau bị thay thế bởi các dòng khác.

Các dòng khác quay về với giáo lý bảo thủ cứng nhắc: cấm tuyệt đối mọi hình thức tôn thờ ai khác ngoài Chúa, các Tổ tiên của giáo dân - vì không được nghe Tin Mừng - đều là đã bị đày xuống Địa ngục cả. Đồng thời mỗi khi có việc quan trọng đều phải về xin ý kiến từ Rome, thời gian gửi thư đi và về không dưới nửa năm. Sự quan liêu và bảo thủ này đã khiến hàng chục vạn giáo dân tại Trung Hoa, Triều Tiên bỏ đạo, và cho đến giờ tại Trung Hoa, số giáo dân Công giáo cũng thật là ít ỏi. Còn tại Nhật Bản thì Thiên hoàng đã đuổi đạo triệt để từ những năm 1600.

(Mãi đến năm 1950 Vatican mới chịu nhận sai lầm này, và tôn trọng tín ngưỡng bản địa, chính thức cho phép giáo dân ở phương Đông được thờ cúng tổ tiên cha mẹ).

Mặc định

Dòng Tên từ Macau lớn mạnh, với đội ngũ truyền giáo đông đảo, năm 1615 đã gửi các thừa sai người Bồ, người Ý đến Việt Nam. Khác với những thừa sai mấy chục năm trước không biết tiếng Việt, các thừa sai dòng Tên bỏ nhiều công sức để hiểu tiếng Việt, và Việt hoá Kinh thánh.

Vị thừa sai dòng Tên nổi tiếng nhất với dân Việt Nam là Alexandre de Rhodes (A-lịch-sơn Đắc Lộ) đến Hội An năm 1625. Ông đã đi truyền đạo tại cả Đàng Trong (thuộc chúa Nguyễn) và Đàng Ngoài (vua Lê chúa Trịnh) trong nhiều năm. Bằng kiến thức ngôn ngữ của mình, kế thừa thành quả của những người đi trước, ông đã viết cuốn Từ điển Việt - Bồ - La nổi tiếng, trong đó hệ thống hoá và hoàn chỉnh cách ghi tiếng Việt bằng chữ Latin, để có cái mà ngày nay ta gọi là chữ Quốc ngữ, và mọi người đang dùng.

Chữ Quốc ngữ, mục tiêu đầu là để truyền giáo, do đó các ngôn từ Tôn giáo phải được hoàn chỉnh trước.

Tại Trung Quốc, các thừa sai đã bỏ từ Thượng Đế vì Đạo giáo TQ dùng rồi, mà dùng từ Thiên Chúa (Thiên Chủ) là một từ mới. Sang Việt Nam, vì người Việt bấy giờ dùng âm kép Blời nên gọi là Chúa Blời, sau mới thành Chúa Trời. Lại bởi vì trong tiếng Bồ, Latin dùng từ Dieus, nên trong tiếng Việt còn dùng từ Diêu Chúa để gọi.

Do đặc điểm tiếng Việt được ghi bằng chữ Latin, nên có thể đọc thẳng âm Latin mà không cần chuyển âm như tiếng Hán, nhưng thời gian đầu ít người học được chữ Latin, giới có học vẫn là tiếng Hán, nên tồn tại hai cách dùng song song:

Diêu Chúa, Chúa Trời - Thiên Chúa
Giêxu - Gia Tô
Kitô - Cơ Đốc

Người Việt gọi tôn giáo do các giáo sĩ dòng Tên đem đến là Thiên Chúa giáo, vì nghĩ rằng chỉ có họ mới thờ Thiên Chúa. Mãi về sau mới biết đó chỉ là 1 nhánh Công giáo La Mã trong hệ thống Kitô giáo rộng hơn, và thuộc hệ thống thờ Jehovah còn rộng hơn nữa. Do đó đến tận bây giờ, khái niệm Thiên Chúa giáo là rất dễ nhầm lẫn, và không thống nhất. Có người coi Thiên Chúa giáo là Công giáo La Mã (Catholic), người coi là Kitô giáo (Christian), người lại coi là tôn giáo thờ Jehovah (gồm cả Do Thái, Kitô, Hồi giáo).


Chân dung Alexandre de Rhodes



@Triminh: nhận xét xấu hay đẹp thì tôi viết rồi mà
@paper: mỗi người có cách nhìn xấu đẹp khác nhau, nhưng với chữ viết thì có những chuẩn mực chung, mà chữ Hán thì lại càng chặt chẽ. Những chữ trên bia đó - theo tôi - chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của chữ Hán về các nét, về liên kết, cấu trúc...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét