Thứ Tư, 10 tháng 12, 2008

Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và... (1)


TOPIC GỐC

10-12-2008, 09:30 PM











Sắp đến ngày Giáng sinh năm 2008, lại nhân vừa đi về vùng xứ đạo cổ Bùi Chu, tôi lập topic này để chia sẻ những điều đã thấy, đã biết về các tòa nhà thờ Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, cũng như là một "đối trọng" với topic đền chùa mang toàn nội dung Phật giáo.

So với Phật giáo, Thiên Chúa giáo (chính xác hơn là Công giáo La Mã) vào Việt Nam muộn hơn, nhưng cũng đã phát triển gần 500 năm rồi, và Việt Nam là nước có số lượng giáo dân đông thứ hai ở châu Á, chỉ sau Phillipines (không kể Nga nửa Âu nửa Á).

Thiên Chúa giáo không chỉ chiếm số lượng giáo dân đông, mà còn để lại trên khắp đất nước hàng ngàn tòa giáo đường, rất nhiều những dấu ấn kiến trúc, lịch sử, mỹ thuật, văn hóa sâu sắc, rất đáng để tìm hiểu.

Bên cạnh đó, khi tiếp cận với văn minh phương Tây, mà không hiểu nhất định về Thiên Chúa giáo, thì cũng sẽ rất thiếu sót, vì Thiên Chúa giáo gắn liền với châu Âu đã hai nghìn năm, cũng bằng với thời gian Phật giáo gắn với Việt Nam. Thiên Chúa giáo là phần không thể thiếu trong văn hóa, lịch sử châu Âu.




Trong topic này, có lúc tôi dùng "Thiên Chúa giáo" với nghĩa tương đương "Công giáo La Mã", như người Việt Nam hiện nay quen dùng, có lúc là "Cơ đốc giáo", dù chưa phải là chính xác lắm.







Mục đích topic liên quan đến Du lịch, tìm hiểu lịch sử, văn hóa các tòa giáo đường Thiên Chúa giáo nói riêng và Thiên Chúa giáo nói chung. 

Do vậy trong topic có thể có những quan điểm khác nhau, khác với những người khác, và tất nhiên là có cả những lỗi, sai lầm. Do vậy cũng rất mong sự đóng góp của các thành viên, nhất là về nhiều vấn đề tôi chưa được biết.

Nhiều bài viết cũng đã viết trong hai topic "Jerusalem, hành trình đến miền đất thánh" và "Rome - thành đô vĩnh hằng" rồi, chuyển lại về đây thôi.



Đền thánh Phú Nhai

Nhân chuyến đi Nam Định, tôi ghé qua thăm nhà thờ Phú Nhai tại xứ đạo Phú Nhai, giáo phận Bùi Chu, là xứ đạo gốc cổ nhất Việt Nam. Theo lịch sử Công giáo, thì những nhà truyền giáo phương Tây đã đến Phú Nhai vào năm 1533 và truyền đạo tại đây, do đó đây là nơi đầu tiên đạo Thiên Chúa đến với Việt Nam.

Nhà thờ Phú Nhai tên chính thức là Đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội Phú Nhai, và mới được tấn phong lên hàng Vương Cung thánh đường vào tháng 9 năm 2008 vừa rồi.
(Ý nghĩa của những danh hiệu trên sẽ viết sau)

Không biết sao mà nhiều tài liệu ghi rằng Phú Nhai là nhà thờ lớn nhất Đông Dương, tức là lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Phú Nhai về kích thước nhỏ hơn nhà thờ Đức Bà Sài Gòn một chút, nhưng có mái vòm nhà thờ chính cao hơn. Nhà thờ theo kiến trúc Gothic cổ điển, đồ sộ nằm giữa một khuôn viên rất rộng gồm nhiều công trình.




Ngay từ xa, hai gác chuông của nhà thờ hiện lên sừng sững giữa cánh đồng. Qua một hào nước vào khuôn viên nhà thờ, hai bên là hai công trình tượng đài của thánh Đa Minh và các Thánh tử đạo Việt Nam.

Bên phải là tượng đài Thánh Đa Minh (phiên âm của Dominico), là vị thánh Công giáo sáng lập ra dòng truyền giáo Dominico từ thế kỉ 12 và vẫn còn hoạt động đến ngày nay. Đây là dòng truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam trong thế kỉ 16, do đó thánh Đa Minh rất được tôn sùng, và được lập tượng thờ ở nhiều nơi.

Bên trái là một tượng đài bằng đá nơi táng nhiều hài cốt của những người Việt tử đạo từ hàng trăm năm trước, trong đó có 6 người được phong Thánh tử đạo (trong số 117 Thánh tử đạo của Việt Nam).


Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:22 PM.

Bước qua ngưỡng cửa nhà thờ Phú Nhai, lòng nhà thờ cao vút uy nghi. Bên dưới là hai hàng ghế, một bên cho nam, một bên cho nữ trong những dịp hành lễ. Mái vòm nhà thờ này cao gấp rưỡi nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và nhà thờ Hà Nội.

Tuy không nhất thiết theo chuẩn, nhưng các nhà thờ theo kiểu phương Tây thường có 6 cột mỗi bên, tổng cộng 12 cột tượng trưng cho 12 Thánh tông đồ. Nhà thờ Công giáo thường có dạng dọc, bàn thờ ở cuối cùng. Theo như truyền thống, bàn thờ chính của nhà thờ phải quay về hướng Thành thánh Jerusalem, do đó nhà thờ ở Việt Nam phải có bàn thờ quay về hướng Tây, cửa quay về Đông. Tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng được thực hiện.

Nhà thờ Phú Nhai hiện tại được hoàn thành vào năm 1933, là một trong những nhà thờ lớn nhất của miền Bắc và toàn quốc. Trước đây trên nền đất này đã từng có 2 nhà thờ tồn tại, cái đầu nhỏ quá nên được dựng lại, toà thứ hai bị bão làm đổ năm 1929.


Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:22 PM.

Bàn thờ chính nhà thờ Phú Nhai

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:22 PM.

Các loại nhà thờ

Nhà thờ Công giáo được phân cấp rõ ràng và mang tên riêng gắn với các vị thánh Bản mạng hay Thánh Quan thầy, hoặc một sự kiện trong Kinh thánh gắn với Chúa, Đức Mẹ.

Về mức độ quản lý hành chính, thì có Nhà thờ họ, nhà thờ xứ, và nhà thờ Chính tòa.

Về mức độ thiêng liêng thì phân thành: Đại Vương cung thánh đường, Vương cung thánh đường, thánh đường, đền thánh.

Ngoài ra còn các Nhà nguyện.

___________________

Một khu vực có cộng đồng giáo dân nhỏ nhất là giáo họ, hay họ đạo, có một nhà thờ họ; nhà thờ họ không có linh mục và không có các công trình phụ. 

Một số họ đạo tạo thành một giáo xứ hay xứ đạo, có một nhà thờ xứ. Cai quản nhà thờ xứ là Linh mục (priest). Khi thiếu thì một Linh mục quản nhiều nhà thờ xứ, khi cần thì còn có Linh mục phó. Nhà thờ xứ sẽ có các công trình phụ như nhà Mục vụ, nơi ở của Linh mục...

Một số giáo xứ tập hợp lại thành giáo hạt, nhưng không đặt ra nhà thờ cấp giáo hạt.

Một số giáo xứ tập hợp thành Giáo phận, sẽ có một Nhà thờ Chính tòa (cathedral) là nhà thờ chủ của các nhà thờ xứ trong giáo phận, đứng đầu là một Giám mục (bishop), và có một Tòa giám mục. Toàn Việt Nam có 26 Giáo phận, do đó có 26 Nhà thờ Chính tòa.

Một số các Giáo phận tập hợp lại thành Giáo tỉnh, lấy một Giáo phận trung tâm làm tên, giáo phận trung tâm đó gọi là Tổng giáo phận. Nhà thờ Chính tòa của giáo phận trung tâm sẽ là Nhà thờ Chính tòa Giáo tỉnh (Nhà thờ Tổng tòa), đứng đầu bởi một Tổng giám mục (archbishop). Tổng giám mục cũng chính là giám mục của giáo phận trung tâm.

Việt Nam có 3 Giáo tỉnh: Hà Nội, Huế, TPHCM; cũng là 3 Tổng giáo phận. Có 3 Nhà thờ Tổng tòa của 3 Tòa Tổng giám mục, đứng đầu bởi 3 Tổng giám mục.

- Nhà thờ Lớn Hà Nội - Nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse
- Nhà thờ Phủ Cam Huế - Nhà thờ Chính tòa Trái tim Cực sạch Đức Mẹ
- Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn - Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội

Trên nữa còn có thể có Giáo miền, và nhà thờ Chính tòa tổng giáo miền.

Nhà thờ Chính tòa tại Rome là Chính tòa cao nhất, và Giám mục Rome cũng là cao nhất - Giáo hoàng. Chính tòa Roma còn gọi là Tông tòa, với nghĩa là tòa giám mục được truyền từ thánh Tông đồ trưởng - thánh Phêrô (Peter)

Nhà thờ Chính tòa bao giờ tại chỗ trang trọng nhất ngay cạnh bàn thờ hoặc sau bàn thờ cũng có một cái ghế, dành riêng cho Giám mục của giáo phận đó ngồi, gọi là ngai giám mục. Nhà thờ xứ thì đặt ghế cho linh mục, không gọi là ngai.
Last edited by Chitto; 26-01-2013 at 02:09 PM.

Tập ảnh ở SG về nhà thờ? Nhà thờ ở SG cũng nhiều lắm, có nhiều nhà thờ lớn như Đức Bà, Huyện Sỹ, Cứu thế, Ba Chuông, Cha Tam,...Sau này có 1 số nhà thờ ở các khu vực mới như Phú Lâm theo kiến trúc của Hà Lan. Nhìn rất Tây.
Không phải ảnh nhà thờ đơn thuần, mà là ảnh chụp cái Ghế Tổng giám mục đặt cạnh bàn thờ chính của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bác ạ. Chỉ những nhà thờ Chính tòa mới đặt ghế này, hoặc trong dịp các Giám mục, Tổng giám mục đến thăm thì nhà thờ thường cũng kê ghế cho các vị ngồi.

Đang định kiếm cái ảnh minh họa, thì mới biết là mất bộ ảnh trong đó có cái ảnh cái ghế đó. Bác mà tiện đi qua, chụp cho mọi người tham khảo thì cảm ơn ạ.

Minh họa cho các nhà thờ Chính tòa ở Việt Nam, mà tiêu biểu là Ba nhà thờ Tổng tòa ở ba miền Bắc - Trung - Nam.

Nhà thờ Chính tòa giáo xứ Đàng Ngoài trước kia đặt tại nhà thờ Kẻ Sở ở Hà Nam, sau đó chuyển về Hà Nội. Nhà thờ được xây dựng trong khoảng 1883 - 1886, mang tên : Nhà thờ Chính tòa kính thánh Giuse. Thánh Giuse (tiếng Anh là St.Joseph) là Thánh Quan thầy của Giáo phận Hà Nội.

Nhà thờ dựng trên nền đất của chùa Báo Thiên xưa, và vẫn còn gây nhiều thị phi cho đến tận bây giờ. Ảnh chụp thế kỷ trước cho thấy khi mới xây thì chưa có bức tượng Đức Mẹ dẫm lên con rồng (Satan) như bây giờ.

Sau hơn một trăm năm, Nhà thờ Lớn Hà Nội vẫn là nhà thờ Chính tòa Tổng giáo phận Hà Nội, và không có gì thay đổi kể từ khi được xây dựng.




Nhà thờ Chính tòa của Tổng giáo phận Huế là nhà thờ Phủ Cam, hay bị đọc chệch thành Phú Cam.

Nếu nhà thờ Hà Nội đặt trên nền chùa cũ, thì nhà thờ Phủ Cam đặt trên nền một tòa phủ của hoàng thân triều đình, tức là Phủ Cam, và mang tên đó đến nay. Nhà thờ cũ kiến trúc đồ sộ được xây từ năm 1898 - 1902, và mang tên chính thức là Nhà thờ Chính tòa Trái tim Cực Sạch Đức Mẹ. Sau đó nhà thờ cổ bị đổ nát.

Năm 1963, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế lại nhà thờ mới, và công trình chỉ hoàn thành vào năm 2000, sau gần 40 năm chờ đợi của giáo dân.

Nhà thờ cổ đã không còn dấu vết



Và nhà thờ mới hiện tại



Tổng giáo phận phía nam của Việt Nam là Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, trước kia là Tổng giáo phận Sài Gòn, ngày 23 / 11 / 1976, Tòa thánh Vatican chính thức đổi tên là TPHCM.

Nhà thờ Chính tòa là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, được xây dựng trong khoảng 1877 - 1880, là một trong những nhà thờ cổ nhất còn lại, và có lẽ là nhà thờ có kích thước lớn nhất ở Việt Nam. Nhà thờ được phong Vương cung Thánh đường năm 1962, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

Khi xây xong, hai tháp trước của nhà thờ là tháp bằng, sau đó đến năm 1895 mới làm hai tháp nhọn còn lại như hiện nay. Trước nhà thờ có đặt tượng Bá Đa Lộc "bảo vệ" cho hoàng tử Cảnh, thể hiện tư tưởng mẫu quốc Pháp bảo hộ Việt Nam, bức tượng này bị kéo đổ năm 1945, đến năm 1959 mới đặt bức tượng Đức Mẹ Hòa bình như hiện nay.


Ảnh cũ chụp nhà thờ trước 1895



Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sau 1945



Và hiện nay, với pho tượng Đức Mẹ Hòa Bình (hay Nữ Vương Hòa bình)
(ảnh sưu tập trên mạng, vốn cũng có một mớ nhưng mất rồi)



Dưới đây là danh sách các Nhà thờ Chính tòa tại Việt Nam, các bác nào có đi qua đâu ghé vào chụp ảnh hoặc tìm hiểu, thì xin góp với. Cá nhân tôi cũng mới chỉ đến được vài nơi, mà chụp ảnh thì lại càng ít, vào được bên trong lại còn ít hơn.

Tổng giáo phận Hà Nội gồm các Giáo phận và Nhà thờ Chính tòa
1. Hà Nội (nhà thờ Lớn Hà Nội)
2. Lạng Sơn (nhà thờ Cửa Nam)
3. Hải Phòng (nhà thờ Lớn Hải Phòng)
4. Bắc Ninh
5. Hưng Hóa (Thị xã Sơn Tây)
6. Thái Bình
7. Bùi Chu
8. Phát Diệm
9. Thanh Hóa
10. Vinh

Tổng giáo phận Huế gồm các Giáo phận và Nhà thờ Chính tòa
11. Huế (nhà thờ Phủ Cam)
12. Đà Nẵng
13. Kontum (nhà thờ gỗ)
14. Ban Mê Thuột
15. Đà Lạt (nhà thờ Con gà)
16. Quy Nhơn
17. Nha Trang (nhà thờ núi)
18. Phan Thiết

Tổng giáo phận TP Hồ Chí Minh gồm các Giáo phận và Nhà thờ Chính tòa
19. Sài Gòn (Vương cung thánh đường Đức Bà)
20. Xuân Lộc (Đồng Nai)
21. Phú Cường (Thủ Dầu Một)
22. Vĩnh Long
23. Bà Rịa
24. Mỹ Tho
25. Cần Thơ
26. Long Xuyên
Last edited by Chitto; 23-09-2009 at 04:45 PM.

Các bậc thánh đường

Bên cạnh việc phân chia về chức năng - cấp bậc hành chính - thành nhà thờ thường, nhà thờ Chính tòa giáo phận, nhà thờ Chính tòa tổng giáo phận, các nhà thờ Công giáo còn phân chia theo cấp độ quan trọng và thiêng liêng.

Các cấp độ:
- Đại Vương cung thánh đường (Giáo trưởng thánh đường, Giáo hoàng thánh đường)
- Vương cung thánh đường
- Đền thánh
- Nhà thờ thường (thánh đường)
- Nguyện đường

_____________________________________

Đại Vương cung thánh đường (Major Basilica) trên thế giới chỉ có 4 tòa, đều nằm ở Roma. Bốn tòa nhà thờ lớn này được mang tên là Giáo trưởng thánh đường (patriarch basilica), vì ứng với 4 vị Giáo trưởng của 4 Giáo hội Kitô giáo là:

- Nhà thờ thánh Gioan (St.John) Lateran - của Giáo trưởng giáo hội Roma
- Nhà thờ thánh Phêrô (St.Peter) - của Giáo trưởng giáo hội Constantinople
- Nhà thờ Đức bà Cả (St.Mary Maggiore) - của Giáo trưởng giáo hội Antioch
- Nhà thờ thánh Phaolô (St.Paul) - của Giáo trưởng giáo hội Alexandria

Sau Đại ly giáo, các Giáo hội kia không chịu dưới quyền Rome, các Giáo trưởng thánh đường chỉ mang tính hình thức, nên năm 2006 vừa rồi Vatican đổi tất cả thành Giáo hoàng thánh đường (papal basilica).
Ngoài 4 Đại thánh đường trên, còn một số khác cũng là Giáo hoàng thánh đường.

Vương cung thánh đường - Đền thánh

(Tiểu) Vương cung thánh đường - (minor) basilica là cấp bậc dưới Đại vương cung thánh đường. Đây là những nhà thờ quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với Giáo hội Công giáo, có trên khắp thế giới, và do Giáo hoàng phong. Nước có nhiều nhà thờ được phong cấp này nhất tất nhiên là Italia, sau đó là Pháp, Tây Ban Nha...

Vương cung thánh đường không nhất thiết là Nhà thờ Chính tòa.

Đền thánh hay Đền thờ (shrine) là Nhà thờ gắn với một thánh tích, sự kiện thiêng liêng nào đó, như là nơi đã từng có "phép lạ", "mầu nhiệm" như là "Đức Mẹ hiện ra" xảy ra; hoặc là nơi chôn cất một vị Thánh, hoặc nơi vị Thánh tử vì đạo... Đền thánh quan trọng nhất nước là Đền thánh quốc gia. Đền thánh do các Giám mục tôn phong.

Đền thánh không nhất thiết là Nhà thờ Chính tòa; Vương cung thánh đường cũng không nhất thiết là đền thánh. Như Đại Vương cung thánh đường St.Peter ở Vatican là Đền thánh vì xây trên mộ thánh Peter, nhưng Đại vương cung thánh đường St.John Lateran thì không.



Ở Việt Nam, hiện tại có 3 Vương cung Thánh đường, ở ba Tổng giáo phận - ba miền, và có rất nhiều Đền thánh.

Vương cung thánh đường được phong sớm nhất năm 1961 là Nhà thờ La Vang ở Quảng Trị. Đây cũng là Đền thánh, và còn là Đền thánh Quốc gia của giáo hội Việt Nam, vì tương truyền là nơi Đức Mẹ hiện ra hơn 200 năm trước, do đó còn được gọi là Trung tâm hành hương quốc gia Đức Mẹ La Vang, được coi là nơi thiêng liêng nhất với người Công giáo Việt Nam.
Tuy nhiên nhà thờ La Vang không phải Chính tòa.

Vương cung thánh đường thứ hai được phong năm 1962 là Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ quan trọng nhất miền Nam. Nhưng nhà thờ này không phải Đền thánh vì không có sự kiện hay báu vật thiêng liêng nào cả.

Vương cung thánh đường thứ ba được phong năm 2008 vừa rồi là Đền thánh Phú Nhai mà tớ đã giới thiệu ở trước. Nhà thờ này gắn với truyền thuyết Đức Mẹ đáp ứng lời cầu nguyện của giáo dân Bùi Chu cách đây 150 năm, nên được tôn là Đền thánh.
Nhà thờ Phú Nhai cũng không phải Chính tòa.


Như vậy Chính tòa - Vương cung thánh đường - Đền thánh là các danh hiệu có tính độc lập nhau.

(Bài trên viết năm 2008, đến năm 2010 thì Nhà thờ Sở Kiện được phong làm Vương cung thánh đường thứ 4 ở Việt Nam)
Last edited by Chitto; 26-01-2013 at 02:13 PM.

Hai Vương cung thánh đường Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và Đền thánh Phú Nhai đã có rồi, còn Đền thánh La Vang.

La Vang ở Quảng Trị là Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu Quốc gia, dựa trên truyền thuyết từ năm 1798. Khi đó dưới thời Cảnh Thịnh (con Quang Trung), chính sách lùng bắt và tàn sát Công giáo rất gắt gao, các giáo dân đã bỏ chạy vào sâu vùng núi rừng Quảng Trị. Tại đây họ ngày đêm cầu nguyện và đã thấy một "Bà rất đẹp" mặc trang phục người Việt hiện ra, bế một đứa trẻ và chỉ dẫn họ cách lấy lá nấu nước chữa bệnh... Giáo dân tin rằng đó chính là Đức Mẹ đã hiển thị, từ đó tôn sùng nơi thiêng liêng này.

Tòa thánh Vatican cũng chính thức công nhận điều này, và La Vang chính thức trở thành Linh đài Thánh địa Đức Mẹ, trở thành Đền thánh quốc gia, trung tâm hành hương. Nhà thờ xây dựng ở đây được phong Vương cung thánh đường đầu tiên tại Việt Nam.

Nói thêm rằng Phillipines, đất nước 90% Công giáo, nhiều giáo dân nhất ở châu Á, có 86 giáo phận với 86 Chính tòa, và có 12 Vương cung Thánh đường.

Nhiều tài liệu chỉ ra rằng Đền thánh La Vang được xây trên nền một ngôi chùa cũ, là chùa Lá Vằng, một loại lá để chữa bệnh, nên mới có tên là La Vang. Nhưng cũng có nguồn nói La Vang tức là hét vang, kêu vang.

Đền thánh La Vang những năm chưa bị bom đạn chiến tranh tàn phá:


Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:26 PM.

Và ngày nay (ảnh mượn của bạn Virgo, cảm ơn bạn nhá)





Cây đa nơi Đức Mẹ hiện ra không còn, chỉ có cây đa ximăng do Ngô Viết Thụ thiết kế


Mặc định

Một nơi được coi là thánh địa Đức Mẹ linh thiêng thứ hai là ở Trà Kiệu - Quảng Nam.

Nơi đây vốn là kinh đô Trà Kiệu cũ của vương quốc Champa, cách Mỹ Sơn khoảng 20km. Tên gọi Trà Kiệu, theo một tài liệu, thì là từ chữ Chà Kiều.

Giữa Trà Kiệu có một quả đồi cao khoảng 50m, gọi là núi Bảo Châu, hay núi Trọc, núi Trược. Thời xưa, đây là ngọn núi quan trọng trong kinh thành, vì theo vũ trụ quan Ấn Độ giáo, núi chính giữa là biểu tượng của Meru, trên đỉnh núi có ngôi đền lớn thờ Thượng đế Ấn giáo. Kinh thành Trà Kiệu lấy núi này làm trung tâm.

Khi các di dân - đặc biệt là Công giáo - tràn vào đây, đã dựng nhà thờ trên lưng chừng núi. Theo truyền thuyết, quân triều đình nhà Nguyễn bao vây để diệt tín đồ Công giáo tại đây vào tháng 9/1885. Vào ngày 21/9/1885, Đức Mẹ mặc áo trắng đã hiện ra trên nóc nhà thờ, tín đồ Công giáo chiến thắng quân triều đình. Từ đó núi Bảo Châu trở thành Thánh địa công giáo của cả vùng, nhà thờ được gọi là nhà thờ Mẹ Trà Kiệu.

Nhà thờ được dựng ngay trên đỉnh núi, trên nền của Đền thờ Champa xưa kia. Tuy không được phong thánh chính thức bởi Tòa thánh như La Vang, nhưng cũng là một nơi hành hương của các giáo dân.



Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:26 PM.

Có phần nào tương đồng như hình tượng Quan Thế Âm trong chùa, hình tượng Đức Mẹ trong Thiên Chúa giáo cũng được tạo tác và thờ phụng dưới nhiều hình thức khác nhau: Đức Mẹ bế Chúa Hài đồng, Đức Mẹ Sầu bi, Đức Mẹ thăng thiêng, Đức Mẹ giết Mãng xà, Đức Mẹ hòa bình...

Ở Việt Nam, nhiều pho tượng Đức Mẹ được Việt hóa triệt để, rất gần gũi với người Việt Nam: mặc áo dài, khăn vành dây, hoặc áo tứ thân, vấn khăn bỏ tóc như người phụ nữ Việt thông thường.

Tượng Đức Mẹ bế Chúa hài đồng ở nhà thờ Bùi Chu:


Tượng Đức Mẹ ở Trà Kiệu

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:27 PM.

Tôn giáo - tín ngưỡng

Nhiều người có hỏi sự khác biệt giữa Tôn giáo và Tín ngưỡng thế nào, có nhiều tiêu chí phân biệt, một trong số đó là hệ thống tổ chức.

Phân tích chi tiết thì rất khó. Đơn giản cho dễ hiểu thì Tôn giáo phải có hệ thống tu sĩ theo tổ chức cấp bậc, gọi là Giáo phẩm, có tổ chức hội đoàn, có lề luật, quy định, các tài liệu chính thức, nghi thức thờ cúng được quy chuẩn thành sách (kinh, luật), có sự truyền bá, nghi thức gia nhập, loại bỏ. Còn Tín ngưỡng thì không có những điều đó.

Thiên Chúa giáo - Công giáo La Mã - là một Tôn giáo quy chuẩn nhất, với đầy đủ hệ thống như trên.

Còn như đạo Mẫu ở Việt Nam hiện nay chỉ là Tín ngưỡng. Người ta có thể theo, không theo một cách tự do, tự nhiên, không có tầng lớp tu hành quản lý, không ai có quyền hơn ai trong lĩnh vực theo hay không, không kết tội và không ban phúc từ những người khác. Hệ thống tài liệu cũng không theo quy chuẩn.

Nhiều người cũng coi Phật giáo (nguyên thủy) chỉ là tín ngưỡng, vì nền tảng là một giáo lý, lý thuyết. Một người có thể tự mình ở nhà đọc kinh sách và suy ngẫm, không nhất thiết phải đến chùa, không phải gặp một vị sư ni nào, không cần làm lễ thụ giới vẫn có thể là một Phật tử chân chính, và cũng không ai có quyền cao hơn trong việc tiếp nhận giáo lý.

Trong khi đó, nếu không chính thức làm lễ gia nhập (hoặc được làm lễ từ sơ sinh), thì một người thường không thể là một giáo dân Công giáo (tín hữu, dân Chúa). Và sau khi gia nhập, thì thực hiện các nghi thức lễ như đến nhà thờ, chịu Mình Thánh, xưng tội... là điều bắt buộc. Và các giáo phẩm cũng có thể tước đoạt quyền được tham dự các nghi lễ đó, tức là loại khỏi tôn giáo, được gọi dưới tên là "vạ tuyệt thông" hay "rút phép thông công".

Giáo phẩm Công giáo

Hàng giáo phẩm Công giáo gồm chính thức chỉ gồm hai bậc: - Linh mục - Giám mục.
Nhưng chia theo chức vụ thì: - Linh mục - Giám mục - Tổng giám mục - Hồng y - Giáo hoàng.

Tìm hiểu sâu và kỹ thì rất phức tạp, hiểu đơn giản thì như sau:

Linh mục (người chăn dắt linh hồn) cai quản hoặc đồng cai quản một giáo xứ
Giám mục (giám sát việc chăn dắt) cai quản một giáo phận gồm nhiều giáo xứ
Tổng giám mục: cai quản một Tổng giáo phận, hay là Giám mục chung của nhiều giáo phận
Hồng y: Chức danh có vị trí cao cấp trong giáo hội, có nhiều loại chức Hồng y. Hồng y có thể không phải là Giám mục.
Giáo hoàng: được các Hồng y bầu lên, là Giám mục cao nhất, Giám mục của các Giám mục; Giám mục thành Roma.

Ngoài ra còn các tu sĩ dòng tu, các trợ tế, phó tế có chức tước khác.

Thời sơ khởi, chỉ có các vị rao giảng đạo, chưa có phân cấp, về sau mới có hai cấp là Linh mục và Giám mục, rồi thêm cấp Giáo trưởng cho mỗi miền giáo hội. Giáo trưởng Roma xưng là Pope (Cha Cả, ta dịch là Giáo hoàng) và đặt thêm bậc Hồng y để phụ tá cho công việc của mình.

Cho đến nay, người Việt Nam có 5 vị Hồng y, 3 vị đã qua đời. Trong đó bốn vị từng là Tổng giám mục Hà Nội, vị thứ 5 hiện là Tổng giám mục TPHCM. Tổng giáo phận Huế chưa có Hồng y nào.

Ba vị Hồng y đã qua đời, thì hai vị đầu đều được mai táng trong Nhà thờ Lớn Hà Nội, vị thứ ba qua đời ở Roma và mai táng ở đó.

(Bài trên viết năm 2008, đến tháng 6 / 2009 thì Hồng y thứ tư ở Hà Nội, mai táng trong lòng nhà thờ lớn Hà Nội. Như vậy chỉ còn 1 Hồng y ở TP.HCM)
Last edited by Chitto; 26-01-2013 at 02:17 PM.

Trong Thiên Chúa giáo, có các bậc được tôn phong là Thánh (Saint), gồm cả nam và nữ. Cũng có nhiều cấp bậc và chức vị khác nhau cho hàng Thánh.

Những vị từ thời Tiên khởi của Thiên Chúa giáo, hầu hết đều là hàng vị các Thánh được đời sau sùng kính:

- Hàng Thánh đặc biệt quan trọng: Thánh Mẫu: tức Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giesu, Mẹ Thiên Chúa, Thánh nhất trong hàng các Thánh. Thánh Cả Giuse: chồng bà Maria, là cha nuôi dưỡng Chúa Giesu, Thánh Gioan Tẩy giả: bậc Thánh đã rửa tội cho Giesu, là Thánh đi trước mở đường, xuất hiện trước cả Chúa.

Thánh Tông đồ, hay Sứ đồ: là những đồ đệ lớn của Chúa Giesu. Kinh thánh nêu ra 12 Thánh tông đồ, nhưng cũng có những vị khác nữa cũng mang danh đó.

Thánh sử: bốn vị đã viết 4 bản Kinh thánh Tân ước, giống nhau tổng quát nhưng khác nhau tiểu tiết.

Thánh thánh tích: nhà thờ St.Peter thờ 4 vị Thánh đã lưu giữ hoặc tìm lại những thánh tích quan trọng nhất của Chúa, tôn vinh đức tin.

Thánh Tử đạo: những người chết vì bảo vệ đạo, đức tin được phong Thánh.

Thánh Quan thầy: bậc Thánh trông coi bảo hộ cho một địa phận, hoặc một lĩnh vực. Các Thánh quan thầy có thể là Đức Mẹ, các Tông đồ,...

Thánh Bản mạng: mỗi giáo dân sẽ nhận một vị Thánh làm Bản mạng cho mình, và sử dụng tên của vị Thánh đó trước tên mình.
Last edited by Chitto; 17-12-2008 at 03:10 PM.

Mặc định

Khái niệm Thánh trong Thiên Chúa giáo cũng rất phức tạp, hiểu nôm na là bậc làm đẹp lòng Chúa nhất, và có những thánh tích đặc biệt.

Do đó, mặc dù các Giáo hoàng thường được tôn phong là "Đức thánh cha" nhưng chưa chắc đã được vào hàng Thánh. Trong số các Giáo hoàng, chỉ một số vị được phong Thánh thôi, rất nhiều vị khác không được dự vào bậc đó.

(Đức thánh cha = Holy father: Holy mang nghĩa thiêng liêng cao quý, chứ không phải bậc Thánh = Saint)

Khi Công giáo truyền vào Việt Nam, Tòa thánh đã tuyên Thánh Giuse (chồng bà Maria) là Thánh Quan thầy của toàn Việt Nam. Tuy nhiên mỗi giáo phận, giáo xứ lại có thể chọn Thánh Quan thầy cho mình. Như Hà Nội thì là Thánh Giuse, TPHCM là Đức Mẹ...


Các cấp bậc để đến được Thánh:

Hiền phúc, hay Bậc được tôn kính.

Chân phúc, hay Á Thánh (Blessed): do các giáo phận gửi về xin phong. Các vị này hoặc là Tử đạo, hoặc phải có liên quan đến phép lạ nào đó. Nếu được Tòa thánh thuận sẽ được làm lễ phong, ít nhất 5 năm sau khi qua đời.

Hiển Thánh, hay Thánh: phong cho các Á Thánh tôn lên Thánh.

Tại Việt Nam, năm 1988 Tòa thánh Vatican đã phong Thánh cho 117 vị Tử đạo mà trước đó đã được phong Chân phúc, gồm cả Giám mục, linh mục, giáo dân.

Ngoài 117 Thánh tử đạo, hiện có thêm 1 vị Chân phúc là Anđrê Phú Yên, mà ai qua nhà thờ Mằng Lăng ở Phú Yên có thể thấy tượng.

Năm 2007, Chân phúc Andre Phú Yên đã được phong Thánh, nâng số Thánh tử đạo của Việt Nam lên 118.
Last edited by Chitto; 04-03-2009 at 03:17 PM.

Mặc định

Tượng Thánh Cả Giuse bế chúa Hài đồng tại bàn thờ chính Nhà thờ Lớn Hà Nội. Nhà thờ Chính tòa này để tượng Thánh Giuse chứ không phải tượng Đức Mẹ bế Chúa, vì đây là Thánh Quan thầy của Hà Nội.

Hai bên là tượng hai Thánh Phêrô và Phaolô (Peter và Paul)

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:32 PM.

Trong ngôn ngữ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, do đặc điểm sử dụng ngôn ngữ, nên thường có hai cách gọi theo tiếng Anh và tiếng Latin Việt hóa. Cách gọi theo tiếng Anh thông dụng với người ngoài đạo, trên báo chí và các tài liệu thông thường. 
Cách theo tiếng Latin được Việt hóa hoặc Hán-Việt hóa dùng cho kinh sách và nội bộ người theo đạo. Một số từ quá quen thuộc thì dùng tiếng Latin

Như trong các từ thông thường sau, từ đầu tiên là tiếng Anh

Jesus - Giêsu - Giatô
Christ - Kitô - Cơ Đốc
Joseph - Giuse
Peter - Phêrô
Paul - Phaolô
Mathew - Mátthêu
Dominican - Đa Minh
Fanxisco - Phan Sinh
Vincent - Vinh Sơn
John - Gioan
Benedict - Biển Đức
Phillip - Philipphê
...

Do đó nhiều người có thể nhầm lẫn khi lúc thì nói thánh Peter, lúc nói Phêrô,.. nhưng cũng chỉ là một.

Nếu đã có Đức Mẹ theo kiểu Việt, thì cũng có Thánh Giuse theo kiểu Việt Nam





Đức Mẹ kiểu Trung Quốc

Đã có Đức Mẹ kiểu Việt Nam thì cũng có Đức Mẹ kiểu Trung Quốc.

Trong tranh vẽ này, Đức Mẹ bế Chúa Hài đồng được khoác bộ trang phục của triều Mãn Thanh, trông y như Hoàng hậu nương nương và Hoàng tử gia vậy

Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:32 PM.



Mặc định

Tôi nhớ có câu chuyện đã từng được viết trên báo thế này, không còn nhớ chi tiết tên tuổi nữa:

Vào khoảng những năm 40 thế kỷ trước, đã có những biến động lớn về chính trị ở Việt Nam mà ai cũng biết. Một gia đình thương gia người Hoa rời bỏ Sài Gòn vội vã, chỉ mang theo tiền bạc và để lại gần như bán tống bán tháo tất cả các sản vật khác.

Khi đó có một thương gia người Việt đã mua lại tất cả tài sản. Trên tường gian phòng thờ, ông thấy có treo bức tranh mà ông tin chắc là tranh "Quan Âm tống tử", vì đúng là kiểu tranh TQ vẽ Phật bà Quan Âm bế tiễn đứa trẻ. Vốn là một Phật tử, ông tiếp tục thắp hương thờ cúng bức tranh đó một cách thành kính.

Đến ba mươi năm sau, một lần có người biết chữ Hán vô tình đọc hàng chữ Hán nhỏ tí viết bên cạnh mới thấy hàng chữ viết:
Vạn thánh Mã Lợi A
Thiên phúc đáo lâm gia
Tức là: Bà Maria rất thánh, phúc của Thiên Chúa đã đến nhà, (Mã Lợi A là phiên âm của Maria). Thì ra mấy chục năm người Phật tử đã thờ bức tranh Đức Mẹ của Thiên Chúa giáo mà không biết, và vị thương gia TQ kia là người theo Thiên Chúa giáo.

Đó là một câu chuyện thú vị về bức tranh TCG vẽ theo phong cách Trung Hoa, khiến người ta nhầm lẫn. Và ở TQ, nhiều gia đình giáo dân để thờ lén, cũng thường treo tranh Quan Âm tống tử hoặc tượng Quan Âm rồi vẽ và khắc Thập giá ra phía sau để thờ.


Tranh Đức Mẹ bế Chúa hài đồng giống hệt Quan Âm tống tử


Last edited by Chitto; 31-03-2010 at 11:33 PM.

Chúa Nhật

Hôm nay là Chủ Nhật, Chủ nhật cuối cùng trước Noel.

Chủ Nhật vốn là đổi chệch từ Chúa Nhật - ngày của Chúa, vì trong chữ Hán thì Chúa và Chủ viết giống nhau. Để có cách gọi ngày trong tuần như Việt Nam đang dùng, lịch sử của nó lâu dài lắm.

Nền văn minh đầu tiên sử dụng tuần 7 ngày là Babylon ở vùng Lưỡng Hà. Họ đã quan sát thiên văn, thấy có 7 thiên thể chuyển động trên bầu trời là Mặt Trời, Mặt Trăng, và 5 hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, do đó đã dùng chu kỳ 7 ngày để tính thời gian từ 3000 năm trước Công nguyên.

Khi nền văn minh Babylon (và Ai Cập) đã rất phát triển, thì dân Do Thái vẫn còn là du mục lang thang trong vùng Lưỡng Hà với nền văn hóa thấp hơn nhiều, do vậy họ đã sử dụng kiến thức của nền văn minh cổ Sumeria và Babylon trong việc tạo ra một tôn giáo cho riêng mình: Độc thần giáo.

Trong khi các nền văn minh đi trước là Đa thần giáo, thờ cúng rất nhiều các vị thần núi sông..., và mỗi triều đại, mỗi thành phố lấy một vị thần làm bảo hộ cho mình, nhưng vẫn thờ các thần khác, thì người du mục Do Thái nhất quyết chỉ chọn một vị thần tối cao, một Thượng Đế duy nhất với tên gọi Yahweh (Jehovah - Giêhôva). Đây là Thượng đế đã và sẽ theo người Do Thái từ khi hình thành nền văn hóa cho đến mãi mãi về sau, từ khi họ tập hợp là một dân tộc, một quốc gia thống nhất hay khi bị xua đuổi, tản mát ra khắp thế giới, và là sức mạnh tinh thần gắn kết lớn nhất.


Và đây cũng là cội nguồn của ba tôn giáo lớn trên Thế giới ngày nay: Do Thái giáo, Kitô giáo (Thiên Chúa giáo), Hồi giáo với số tín đồ chiếm hơn một nửa dân số thế giới.

21-12-2008, 12:09 PM

Mặc định

Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu - giáo phận tiếp nhận Thiên Chúa giáo đầu tiên của Việt Nam. Đây là giáo phận có diện tích nhỏ nhất nhưng có số giáo dân đông nhất, là xứ đạo cổ nhất của Việt Nam.

Nhà thờ Bùi Chu, được xây dựng năm 1884.


Mặt bên nhà thờ Bùi Chu.

Đây là một nhà thờ khá rộng, cột gỗ lim. Tuy vậy, chỉ có hai tòa tháp phía trước là cao, còn gian thờ khá thấp, không có được độ cao hoành tráng như nhà thờ Phát Diệm.



Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu mang tên là nhà thờ Kính Nữ vương Rất thánh Mân Côi, tức là Đức Mẹ.

Người Công giáo lấy Hoa hồng (tiếng Hán là Mân côi) là biểu tượng của Đức Mẹ. Do đó trái tim Đức Mẹ thường được vẽ nằm giữa vòng hoa hồng. Các sự kiện mang tính thần thiêng về Chúa Giêsu liên quan đến Đức Mẹ cũng được gọi là các Mầu nhiệm Mân côi, tượng trưng bởi các đóa hoa hồng; chuỗi hạt để lần khi đọc kinh cũng gọi là chuỗi mân côi; bài kinh tụng cũng là kinh Mân côi.

Bàn thờ chính trong Cung thánh bày tượng Đức Mẹ bế Chúa hài đồng, cả hai đội mũ miện. Xung quanh là gian gỗ được chạm trổ cầu kì đẹp đẽ với các bức tranh mô tả các Mầu nhiệm Mân côi, và trên bàn thờ cũng có hai bình hoa hồng, là hoa... giả.



27-12-2008, 10:27 PM

Trong giáo đường



Mặc định

Nhà thờ ở Nam Trung, Tiền Hải, Thái Bình

15-01-2009, 09:33 AM

Quote Originally Posted by anhpt Xem bài
Nhà thờ hiện tại được hoàn thành năm 1933 với diện tích 2,160m2, dài 80m, rộng 27m, cao 30m, hai tháp chuông cao 44m, được coi là lớn nhất và cao nhất Đông Dương thời điểm đó.
Tôi đã viết về Nhà thờ Phú Nhai ngay ở trang đầu topic, là không hiểu sao người ta lại cứ tuyên truyền nhà thờ Phú Nhai là "lớn nhất Đông Dương".

Vào thời điểm xây xong (1933) thì nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đã vượt hẳn về độ lớn rồi, mà lại còn xây trước Phú Nhai đến gần 50 năm. 

Mà không cần xa đến thế, chỉ cách Phú Nhai khoảng 50km, nhà thờ Sở Kiện ở Phủ Lý cũng được xây trước Phú Nhai hơn 50 năm, đã lớn hơn Phú Nhai rồi.

Và tôi cũng nghi ngờ thông tin Phú Nhai là "đền thánh đầu tiên" ở Việt Nam, chưa thấy có thông tin chi tiết chính thức nào về việc đó cả.

Đôi khi đọc những "kỉ lục" cũng cần phải nghĩ xem có đúng không. Việt Nam đôi lúc cũng bắt chước anh Trung Quốc, cái gì cũng muốn mình nhất cả.


Quote Originally Posted by Chitto Xem bài
Mà không cần xa đến thế, chỉ cách Phú Nhai khoảng 50km, nhà thờ Sở Kiện ở Phủ Lý cũng được xây trước Phú Nhai hơn 50 năm, đã lớn hơn Phú Nhai rồi.
Vào 1668, Tòa thánh Vatican đặt tại Việt Nam hai giáo phận là Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhà thờ Kẻ Sở được dựng lên năm 1669, là nhà thờ chính của giáo phận Đàng Ngoài. Sau giáo phận Đàng Ngoài lại tách thành nhiều giáo phận, năm 1884 nhà thờ Kẻ Sở là Chính tòa của giáo phận Hà Nội được xây dựng với quy mô rất lớn, không thua kém nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn.

Nhà thờ đặt trên đất làng Sở nên gọi là Kẻ Sở, nhưng còn lấy đất làng Kiện, nên còn gọi là Sở Kiện, vốn xây trên một cái đầm, nên có bị lún và hơi nghiêng.

Đến năm 1887 xây Nhà thờ Lớn Hà Nội trên mảnh đất chùa Báo Thiên, thì dời Tòa giám mục ra Hà Nội, và nhà thờ Kẻ Sở cũng không còn là nhà thờ Chính tòa nữa, mà chỉ còn là nhà thờ xứ. Tuy là nhà thờ xứ, nhưng còn lớn hơn Nhà thờ Lớn Hà Nội.


Mặt tiền nhà thờ Sở Kiện đây, có lời đồn là nhà thờ chứa được 5 nghìn người, chưa kiểm chứng được.


Dễ thấy Nhà thờ Chính tòa Hà Nội (xây sau đó 3 năm) chỉ là thu hẹp của nhà thờ Sở Kiện



Kẻ Sở


Quote Originally Posted by Anh Già Xem bài
bở vậy để được nhiều ảnh đẹp hơn và cho đỡ uổng công đi lại , đề nghị bạn Chimto lên đời và nâng cấp '' phụ kiện ''
Hí hí, nhiều người chắc chắn sẽ khuyên iem là để bảo toàn sức khỏe của mình thì nên mang vác nhẹ nhàng ít đồ thôi, và thế là cứ máy nhỏ mà chơi bác ợ. Thích là rút ra xoạch được ngay.

Nói thêm một tí về cái ảnh trên. Nếu có máy tốt thì chắc người đang đi ở giữa cũng vẫn đen xì thế thôi, vì đó là một bà sơ, mặc đồ đen tuyền ạ.

________________________________

Nhà thờ Sở Kiện có một thứ đặc biệt nhất, đó là hai chiếc bồn đựng nước để giáo dân nhúng tay trước khi bước vào buổi lễ. Nước này có ý nghĩa là để thanh tẩy khi bước vào Nhà Chúa, và chiếc bồn thường làm bằng đá, chạm trổ đẹp đẽ.

Riêng tại nhà thờ Sở Kiện, thì hai bồn nước này được làm bằng hai chiếc vỏ của một con sò cực lớn, bề ngang đến 80 cm ! Bên trong, lớp xà cừ bóng loáng vì không biết bao nhiêu lượt người sờ tay trong suốt hơn trăm năm tồn tại.



Mặc định

Nhà thờ Lớn Hà Nội dù khi xây là trên một khu nền đất trống của chùa cũ, nhưng cũng không thể rộng rãi như khu Sở Kiện là đất đầm, đất ruộng được. Hai bên nhà thờ Sở Kiện còn có hàng loạt công trình nhà nguyện, nhà xứ, nhà mục vụ, nhà dòng tu kín, nhà thờ họ của làng, các tòa nhà của Chủng viện... trải rộng trên một diện tích cả chục hecta. Trong phạm vi còn có cả một sân vận động.

Trước chính quyền lấy một loạt nhà xứ, nhà chủng viện làm trường học, mới trả lại năm ngoái. Nhưng nhà thờ cũng chỉ tu sửa được một số thôi, còn nhiều quá...


Nhà nguyện ngay sát bên cạnh nhà thờ chính, với hang đá Đức Mẹ liền đó




Nhà chủng viện cũ đang là trường học




Quote Originally Posted by baxu Xem bài
Rón rén đặt hàng bác Chitto nhà thờ Vị Xuyên - Nam Định (nếu bác lỡ bỏ quên)
Quote Originally Posted by baxu Xem bài
mái vòm rất to, lại đen đen huyền bí.

Ngày trước nghỉ hè về nhà ông bà ở ngay gần hồ, ngồi trên sân thượng cả lũ hay nhòm qua mái vòm bên đó để dọa ma nhau (có lẽ hồi ấy đấy là công trình XD cao nhất thành phố, đi đâu cũng nhìn thấy). Nhưng đúng là chưa bao giờ được vào, mà mình cũng chưa bao giờ nghe ai kể nên ko hiểu bên trong nó ra sao.
Nhà thờ Khoái Đồng, cạnh hồ Vị Xuyên, ngay trung tâm thành phố. Nhà thờ có mái vòm kiểu Tây Ban Nha thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam. Nhà thờ từng bị trưng dụng làm phân xưởng của nhà máy dệt Nam Định, rồi thành nhà kho, giờ đã trả lại cho Công giáo, tuy nhiên chưa sửa sang gì.

Ngoại trừ phần vòm còn chưa sụp, phần mái còn lại (dọc theo chiều dài) đã bị thủng, đổ vỡ hết. Tường bong tróc, cửa sổ bịt kín, trông rất điêu tàn. Có lẽ việc sửa lại nhà thờ cần chi phí rất lớn, chưa thể trùng tu được.



Kiến trúc nhà thờ Khoái Đồng khá riêng biệt, ít có ở VN. Đây là kiến trúc kiểu Phục Hưng, với mái vòm rất lớn hình tròn ở chính giữa, tháp chuông đứng lệch một bên ở cạnh cửa. Vì thế trên mạng có chỗ ghi là nhà thờ xây từ năm 1700. Chắc chắn là không thể xưa thế, vì đến 1866, sau lệnh Tha đạo của Tự Đức, thì mới có các nhà thờ lớn được xây dựng.

Cũng chưa tìm được tư liệu nào nói về lịch sử của ngôi nhà thờ có kiến trúc độc đáo này cả.



Quote Originally Posted by Kiara Xem bài
Nhà thờ này tớ đã post ảnh ở CLB PhuotHP để hỏi, nhưng không bạn nào biết chi tiết cả 

Địa chỉ: Thị trấn An Dương Hải Phòng

Tớ không biết chụp ảnh đâu, chứ bạn đến đó tầm xẩm xẩm, nhà thờ trong nắng chiều đứng một mình nổi bật giữa cánh đồng tĩnh mịch, hoang vắng, cô liêu... đẹp, khó tả lắm.

Phải tay nhà Greenline thì chắc là có ảnh đẹp rồi.
Ối giời, hỏi thế này thì có mà quá đánh đố ! Dân Hải Phòng mà cũng không biết thì tớ ở Hà Nội biết làm sao được. Bạn có thể dễ dàng qua đó hỏi người dân (tìm người già) là hỏi được mà. 

Ngay trong nội thành Hà Nội ngoài nhà thờ Chính tòa, mấy nhà thờ xứ, còn 5 - 6 cái nhà thờ họ tớ cũng còn chưa biết hết nữa là.

Tuy vậy, qua ảnh chụp có thể thấy đây là một Nhà thờ xứ cũ, vì xung quanh còn các nhà xứ, hoặc tiểu chủng viện..., chứng tỏ nó đã từng có một vị thế không thường. Đất Hải Phòng trước thời "Chúa vào Nam" thì Công giáo cũng bao trùm hết, giới tư sản phần nhiều theo Công giáo cả.

16-02-2009, 01:55 PM

Quote Originally Posted by Kiara Xem bài
Tớ xin góp thêm mấy ảnh về Đan viện Châu Sơn (Mà tớ cũng chả hiểu đan viện, thà thờ... khác nhau gì nữa, chỉ biết là nó đẹp thôi)

Đan viện Châu Sơn (Dân quanh vùng gọi là Nhà thờ gạch - Tớ đã giới thiệu qua tại topic Ninh Bình

Hỏi kỹ thì được biết, ở dưới chính là mộ phần của người đã xây dựng đan viện, tớ cũng thấy lạ vì đâu có ai muốn người người dẫm lên mộ mình đâu.
Đan viện là tu viện dành cho dòng Đan tu, một loại dòng tu chiêm nghiệm, tu không phải làm Linh mục. Các tu sĩ Đan tu gọi là Đan sĩ.

Toàn bộ quần thể của bạn viết là cái Đan viện, gồm nhiều công trình, trong đó Nhà thờ gạch chỉ là 1, là giáo đường của Đan viện. Trong đan viện còn có các nhà khác như nơi sống, học tập, chiêm nghiệm, nhà nguyện, nhà cứu tế... của các đan sĩ. 

Khi mất được chôn trong lòng giáo đường là điều mong muốn của các giáo dân, vì thể xác được để trong Nhà của Chúa, linh hồn gửi ở Chúa. Nhưng thường chỉ được dành cho các tu sĩ cao cấp, vua chúa. Tu sĩ có lời thề khiêm nhường, nếu để đó có người khác bước lên cũng không sao. Người nào càng hạ thấp mình xuống thì sẽ càng được nâng cao lên trong Nước trời.

Tất nhiên là không nên dẫm lên đó, nhưng nếu vì vô ý mà dẫm lên thì cũng không sao. Các nhà thờ phương Tây nhiều khi toàn bộ nền nhà là mộ, đi kiểu gì cũng dẫm lên các tấm đá khắc tên người nằm dưới.

23-02-2009, 05:34 PM

Quote Originally Posted by Chitto Xem bài

Cho đến nay, người Việt Nam có 5 vị Hồng y, 3 vị đã qua đời. Trong đó bốn vị từng là Tổng giám mục Hà Nội, vị thứ 5 hiện là Tổng giám mục TPHCM. Tổng giáo phận Huế chưa có Hồng y nào.

Ba vị Hồng y đã qua đời, thì hai vị đầu đều được mai táng trong Nhà thờ Lớn Hà Nội, vị thứ ba qua đời ở Roma và mai táng ở đó.
Tối hôm qua, 22/2/2009, vị Hồng Y thứ tư của Việt Nam là Hồng Y Phaolô Giuse (Paul Joseph) Phạm Đình Tụng đã qua đời ở Hà Nội, thọ 90 tuổi. Vậy là hiện tại Việt Nam chỉ còn 1 vị Hồng Y là Phạm Minh Mẫn - Tổng giám mục TP. Hồ Chí Minh.

Không biết Hồng Y Phạm Đình Tụng sẽ được mai táng ở đâu, liệu có phải là dưới nền nhà thờ lớn Hà Nội như hai vị tiền nhiệm hay không?

Năm ngoái, lễ Đại thọ 90 tuổi của ông là cái mốc thời gian để tụ tập giáo dân và xảy ra vụ Tòa Khâm phố Nhà Chung.

11-03-2009, 03:56 PM

Phần "Bảo tòa" bằng gỗ một nhà thờ mới dựng lại ở Nam Định, chưa sơn son thếp vàng. Có thể thấy những hình uốn lượn ở dưới chân các cột, là tượng trưng cho cột Solomon.
Bảo tòa là nơi để tượng thờ, được trang trí đẹp nhất.
(Người ta bảo để hoàn thiện cái Bảo tòa này cần thêm nửa tỉ đồng nữa.)






11-04-2009, 11:24 PM

Mặc định

Ngày mai là lễ Phục Sinh.

Chiều nay trời xầm xì muốn mưa, đi ngang qua nhà thờ Phùng Khoang, một nhà thờ cũng đẹp giờ đã nằm trong nội thành Hà Nội.

Có điều ở đây không thấy rõ không khí lễ Phục Sinh. Một điều lạ là trước cổng nhà thờ gắn tấm biển: "Cấm quay phim chụp ảnh cổng nhà thờ và nhà xứ". Không muốn lôi thôi nên thôi cũng không chụp (cả tấm biển) đó nữa.

Làng Phùng Khoang cũng lạ, hai nửa làng theo hai tôn giáo khác nhau, cách nhau bởi con đường ở giữa. Một bên đường theo Công giáo, bên kia theo tín ngưỡng dân gian và Phật giáo. Đình làng cách nhà thờ có một cái ao nước thôi.


Tượng Đức Mẹ bằng đá trắng bên ngoài nhà thờ.




 Allêluia

Khẩu hiệu trước cửa nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà


Với Kitô giáo, câu tung hô Al-lê-lui-a thường được dùng trong lễ Phục Sinh, với nghĩa gốc là "Ca ngợi đấng Jehovah" trong tiếng Hebrew, được hiểu là "Ca ngợi Thiên Chúa" trong Kitô giáo. Câu này không được dịch ra, mà để nguyên.


Mặc định

Vừa qua ngày Chủ Nhật Phục Sinh, là lễ trọng quan trọng thứ hai sau lễ Giáng Sinh. Cho đến nay, các lễ trọng của Công giáo được quy định gồm nhiều lễ: Giáng sinh, Hiển linh, Tử nạn, Phục sinh, Thăng thiên, Hiện xuống.
- Giáng Sinh là lễ kỷ niệm Giêsu ra đời, thực ra là lấy Sinh nhật Thần Mặt trời La Mã 25/12
- Hiển Linh là sự kiện Ngôi sao hiện ra dẫn đường cho ba nhà thông thái phương đông đến chiêm bái Giêsu Hài đồng, vào ngày 6/1.
- Mùa chay và Tử nạn: sự kiện Giêsu bị đóng đinh trên Thập giá
- Phục Sinh: Giêsu sống lại, Chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn đầu tiên sau Xuân phân.
- Thăng thiên: Giêsu bay lên trời
- Hiện xuống: Chúa Thánh Thần hiện xuống với các Tông đồ, chính thức thành lập giáo hội.

***

Chờ đợi điều gì?
(Trước Phục sinh 1 ngày, nhà thờ Lớn Hà Nội)




Mặc định

Mùa Phục Sinh cũng là mùa hoa loa kèn (huệ tây) ở miền Bắc. Vì thế trang trí nhà thờ dịp này dùng nhiều hoa loa kèn.

Bàn thờ nhà thờ Chính Toà - Hà Nội


Bàn thờ Thánh Cả Giuse, chồng bà Maria, Thánh Quan Thầy của Hà Nội, và cả vùng Đông Dương.


Mặc định

Nhà thờ Hàm Long


Nhà thờ Cửa Bắc


Quote Originally Posted by Bátước Xem bài
Xin đính chính lại cho rõ: Trong đức tin của người Kito giáo, lễ Phục sinh là lễ quan trọng nhất

Hy vọng là Chitto không phiền khi mình đường đột có góp ý này vào Topic của bạn nhưng mình nghĩ đây là cách để mọi người có cái nhìn chính xác hơn.
Tôi phải cảm ơn bạn đính chính ấy chứ. Quả thực cái này tôi đã nhầm, không phải vì thấy lễ Giáng sinh đông đâu, mà nghĩ là sự Bắt đầu thường được kỷ niệm quan trọng hơn sự "bắt đầu lại".

Qua topic này tôi cũng chỉ muốn chia sẻ hiểu biết của mình thôi, để những ai chưa biết thì có thể biết thêm. Đi du lịch châu Âu chẳng hạn, không biết về Kitô giáo thì có thể nói là mất nhiều lắm, vì không hiểu được bề sâu văn hóa của các công trình vật thể và phi vật thể. 

Cá nhân tôi thấy không có hiểu biết về Kitô giáo là một thiếu sót khá lớn. Nhưng cũng đồng thời phải hiểu các tôn giáo khác nữa. Như người Công giáo hình như hầu hết đều hiểu sai về Tin Lành. Một người bạn tôi là Kitô hữu, cũng khá cởi mở, sống ở SG mà hoàn toàn chả hiểu gì về Tin Lành, cũng là một điều đáng tiếc.

***

Cũng nhân chuyện lễ Phục Sinh, tôi quan sát và muốn biết thử số lượng Kitô hữu ở Hà Nội có đông không, và dịp Phục Sinh là dễ quan sát nhất. Giáng Sinh thì quá đông, và không biết được bao nhiêu trong số đó là Kitô hữu. Chủ nhật thì cũng có nhiều người không đi lễ. Còn Phục sinh là Lễ trọng quan trọng nhất, thì chắc là các giáo dân phải về nhà thờ xem lễ rồi, mà người ngoại đạo thì chắc là không mấy ai biết để mà tụ tập như Noel.

Tôi đi qua 4 nhà thờ chính ở nội thành Hà Nội là nhà thờ Lớn, Cửa Bắc, Hàm Long, Hàng Bột, thì có thể thấy không được đông lắm. Lượng giáo dân trong nội thành Hà Nội rất khiêm tốn so với các vùng khác, và họ vào nhà thờ cũng rất bình thường, không có vẻ chuẩn bị, trang phục gì hơn so với các Chủ nhật thường. Điều này có lẽ khác với các giáo xứ toàn tòng.

Mặc định

Lễ Phục Sinh trong nhà thờ Cửa Bắc. Nhà thờ này có kiến trúc đẹp, được xây dựng tại địa điểm mà vào thời Tự Đức có một vị cố đạo đã bị chặt đầu ở đây (tức là ngoài vòng thành Hà Nội). Nhà thờ mang tên chính thức là Giáo đường kính Nữ Vương Các thánh, lấy từ ý Đức Mẹ là Nữ vương của tất cả các Thánh.

Sau này người ta gọi tắt là nhà thờ Đức Mẹ Hà Nội.


Mặc định

Sau lễ trong nhà thờ, đoàn rước đi ra trước tượng Đức Mẹ ở bên ngoài để đọc kinh cầu nguyện Đức Mẹ. Kinh này dành riêng cho Việt Nam, có nhiều câu cầu nguyện có nước Việt Nam, cũng như dâng hiến cả giáo phận và nước Việt cho Đức Mẹ !

Người cầm Thánh giá và đèn nến là các ông Trùm, Trưởng, người đứng đầu hàng giáo dân nhưng không phải Linh mục hay Phó tế.


Và cầu nguyện bên ngoài


Mặc định

Khi mọi người đã ra ngoài hết, nhà thờ trở nên vắng vẻ, rộng lớn và yên tĩnh hẳn lại.

Tôi đi đến trước bàn thờ chính. Bàn thờ nhà thờ Cửa Bắc có thể nói là thuộc loại đơn giản nhất trong các nhà thờ mà tôi đã gặp. Ở giữa trên cao chỉ có tượng Đức Mẹ bế Chúa Hài đồng, bên dưới là Thánh giá thôi.

Phía trên là dòng chữ tiếng Latin: "Regina-Martyrum-Ora-Pro-Nobis" nghĩa là "Nữ vương các thánh tử đạo - xin cầu cho chúng con"




(ảnh xấu quá)

Quote Originally Posted by Saigonesekid Xem bài
Bạn Chitto vào trang này cũng có nhiều tư liệu về nhà thờ VN:
http://www.skyscrapercity.com/showth...385996&page=79
Tôi biết trang này rồi. Tuy nhiên, theo tôi thấy tác giả của topic đó hầu như chỉ là đi copy and paste ảnh và thông tin từ các nơi khác về và tập hợp lại thôi. Những ảnh trong topic đó tôi đã từng thấy ở nhiều nơi khác. Do đó topic đó rất nhiều ảnh, nhưng chất lượng, kích thước ảnh không đều, lộn xộn.

Bên cạnh đó, cũng không giới thiệu được gì hơn về Thiên Chúa giáo, hoặc đặc trưng kiến trúc nhà thờ, thánh lễ,... 

Hầu hết ảnh ở VN của tôi là ảnh tự tôi chụp, do đó khác topic kia nhiều lắm. Chẳng hạn như ảnh nhà thờ Kẻ Sở, tôi thử tìm khắp trên mạng, mà không đâu có chi tiết, tôi đã đến tận nơi chụp xem một lễ ở đó.

Tôi còn có một bộ ảnh nhà thờ gỗ cổ ở vùng ven biển, đảm bảo độc đáo, những website và forum (mà tôi đã tìm thử) chưa ở đâu có.

Với topic kia, tôi đánh giá cao công "sưu tập" chứ không được nhiều thông tin.


12-09-2009, 05:45 PM

Mặc định

Theo tôi, việc đoán nhà thờ như trên ở đâu (cụ thể và chi tiết) là không khả thi, trừ khi đoán kiểu : "ở Việt Nam".

Là bởi vì ở VN có quá nhiều nhà thờ dựng kiểu thế này, không có kiến trúc riêng, tạo hình riêng. Tất cả các nhà thờ xứ, nhà thờ họ mới tu sửa gần đây đều có một kiểu na ná nhau. Ngoài một số nhà thờ chính toà, đền thánh khá nổi tiếng hoặc đặc biệt về kiến trúc, các nhà thờ khác rưa rứa nhau cả. Ảnh bạn chụp mặt tiền nhà thờ không có đặc trưng gì hơn các nhà thờ khác, không có gì đặc biệt, bảo đoán thì dựa vào đâu mà đoán?

Cũng tương tự là chụp ảnh một ngôi chùa cổ rồi hỏi ở đâu, thì chắc tất cả đều chịu.

Chẳng hạn với cái nhà thờ này, bạn liệu có thể đoán nổi là ở đâu không?


Cái này nữa


Những ảnh nhà thờ kiểu này tôi có hàng chục cái, mà nếu không chú thích chi tiết thì chính mình cũng chả nhớ hết là ở đâu.

Nếu thích xem ảnh nhà thờ, thì bạn có thể vào link sau

http://www.skyscrapercity.com/showth...=385996&page=3

trong link trên, các tác giả đã sưu tầm ảnh nhà thờ ở VN từ khắp nơi. Nhưng cũng là do sưu tầm cóp nhặt trên web, nên nhiều cái người sưu tầm cũng không biết tên là gì, nằm ở đâu, khi có thành viên khác hỏi thì chịu chết. Ảnh thì cũng cái to cái nhỏ, cái nét cái mờ. Đơn giản là sưu tầm thôi.

Mặc định

Đa số nhà thờ xây bằng gạch ở VN theo kiến trúc Gothic, tuy nhiên các nhà thờ nhỏ đều chỉ là "bắt chước Gothic" thôi, vì kiến trúc Gothic làm mái vòm nhọn lên, cao vút, lấy cột chịu lực (tiêu biểu là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ Lớn Hà Nội). Nhưng các nhà thờ xứ, nhà thờ họ thì không đủ điều kiện làm thế, nên xây tường tạm đủ cao rồi làm dầm gỗ đỡ mái. Vì không làm vòm gạch nên tường trở nên chênh vênh, do đó không thể làm cao được.

Quote Originally Posted by caothuvolam Xem bài
Đây là một số ảnh chi tiết, không biết có giúp bác biết đây là nhà thờ kiểu gì không.

tranh phía bên trái...tranh phía bên phải

Ở mặt tiền, có 3 ô trên là tượng dưới là các dòng chữ: (từ trái qua phải) Đền thánh Phêrô, Đền thánh Giusê, Đền thánh Phaolô, ở dưới "Đền thánh Giusê" có dòng "1912-2001" có vẻ được xây khá lâu rồi.
Bức tranh bên trái miêu tả lúc Chúa Giêsu gọi Thánh Peter khi ông đang đánh cá trên hồ Galilee; bức tranh bên phải miêu tả Thánh Paul khi ông đang trên đường về Jerusalem để truy sát người Kitô giáo, thì bỗng đột ngột bị mù ngã ngựa, và trong lúc đó ông mạc khải thấy Chúa Giêsu, rồi một lòng theo Kitô giáo.

Một nhà thờ được phong "đền thánh" chỉ cung hiến cho 1 Thánh, nhà thờ này viết cả ba như vậy là để tôn vinh các Thánh (tương ứng với các tượng) chứ thực chất không thể là đền thánh của cả 3 được.

Mặc định

Theo tôi, thì những nhà thờ dựng từ xưa nhất đều phải có kiến trúc sư vẽ kiểu cả, và các kiến trúc sư ban đầu đều là người Pháp. Mặc dù các nhà truyền giáo vào VN đầu tiên là người Bồ Đào Nha, nhưng sau khi có sắc dụ tha đạo của Tự Đức thì mới xây các nhà thờ kiên cố, và thời đó thì là các cha cố người Pháp.

Kiến trúc sư người Pháp vẽ kiểu, và người Việt thi công xây dựng. Người Việt có khả năng học hỏi khá nhanh kỹ thuật xây dựng này, nên về sau có thể tự dựng nhà thờ mà không cần đến các thiết kế, bản vẽ của kiến trúc sư nữa. Họ dựa vào kinh nghiệm, thói quen mà làm. Cũng vì thế các nhà thờ đều na ná nhau, không có tính sáng tạo, và theo cùng khuôn mẫu.

Xưa các cụ dựng đình chùa cũng vậy, không có bản vẽ gì hết, cứ dựng theo kinh nghiệm truyền đời.

Nhà thờ Phát Diệm quy mô lớn như thế, mà cũng không thấy nói gì đến bản vẽ để lại cả, chỉ biết người tổng công trình sư, kiêm kiến trúc sư, chứ thiết kế chi tiết và truyền đến thợ mộc, thợ nề thế nào thì không thấy nói chi tiết.
30-09-2009, 10:48 PM


Quote Originally Posted by saobang Xem bài
biểu tượng của SATAN là con Rắn chứ không phải là con Rồng đâu bạn
Theo tôi biết thì Satan hiện hình thành nhiều hình dạng, không nhất thiết là con rắn. Khi xúi Evà ăn Trái cấm thì hiện hình là con rắn, nhưng không phải lúc nào cũng là con rắn.

Ngược lại, hình ảnh con rắn không phải lúc nào cũng là Satan độc ác. Chẳng hạn như khi Moses chữa bệnh cho người Do Thái ông đã đúc một con rắn bằng đồng treo lên gậy, ai nhìn thấy con rắn đó thì khỏi bệnh. Như thế hình tượng con rắn của Moses không phải là Satan xấu xa.

Trong sách Khải Huyền có đề cập đến ngày Tận thế, khi đó Satan hiện hình thành con rồng (dragon) phun lửa. Đây là con rồng kiểu châu Âu, kiểu con mãng xà có cánh chứ không phải con rồng châu Á. Và một Người Đàn Bà chiến thắng Con Rồng, tượng trưng Đức Mẹ chiến thắng Satan. 

Như thế Con rắn là hiện hình của Satan thời Sáng thế, còn Con rồng là hiện hình thời Tận thế.

Hình ảnh Đức Mẹ bế Chúa hài đồng giết con rồng được thể hiện ở nhiều nơi. Tiêu biểu là bức tượng đứng trước Nhà thờ lớn Hà Nội. (ảnh sưu tập, tôi vốn có một loạt ảnh chụp bức tượng này, nhưng tìm ko nhanh bằng lấy trên mạng).




VIT's Avatar
VIT 
VIT is offlinePhượt thủ


Mặc định



Mặc định

Trước đây khoảng chục năm, có một lần tôi đã được chứng kiến lễ Báp Tem ở nhà thờ Tin Lành (chỗ góc phố Hà Trung - chợ Hàng Da). Trong buổi lễ tôi thấy có một thủ tục là các con chiên xếp hàng lần lượt lội xuống một cái bồn nước (rộng khoảng gấp 5 lần cái bồn tắm nằm ở nhà, nước sâu trên thắt lưng). Mục sư lần lượt nhấn đầu họ ngập hẳn trong nước, đa số là ngoan ngoãn hụp xuống nhưng có người không quen, sặc nước vùng vẫy tung tóe.
Bác Chitto có nghiên cứu kỹ "cái này" không, giải thích thêm cho tôi rõ với. Cảm ơn.



Vâng, tôi cũng chỉ biết sơ lược chứ không được đầy đủ như người theo đạo.

Lễ Báp-têm (Baptist) là rửa tội, người Công giáo thì làm khi đứa trẻ mới sinh được một thời gian ngắn, và chỉ là rưới nước lên đầu, hoặc có thể lên thân đứa trẻ, Linh mục làm phép, và khi đó đứa trẻ được tẩy rửa tội Tổ tông bởi Chúa Thánh Thần. Tín lý này do Công giáo xác nhận, là do các Giáo hội đặt ra.

Tin Lành thì căn cứ theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu chịu rửa tội năm 30 tuổi tại sông Jordan, khi đó Giêsu dầm hẳn mình xuống dưới nước rồi mới bước lên, do đó họ cho rằng phải ngụp hẳn trong nước mới là đúng, và khi ngụp trong nước, thì không phải Mục sư có quyền phép thánh thần gì, mà là chính người kia ngập mình hoàn toàn trong đức tin. Với trẻ con thì không thể làm thế được.

Có giáo phái cho rằng vì Chúa Giêsu chịu rửa khi trưởng thành, do đó phép rửa cũng chỉ có giá trị khi người ta trưởng thành, chứ phép rửa cho trẻ con là không đúng (phái Tẩy lễ); có phái lại làm cả hai: rửa khi mới sinh và khi trưởng thành (gọi là phái Tái tẩy lễ). 

Lễ Báptêm bác gặp có thể là cho người mới gia nhập đạo, chịu phép rửa để được đắm mình trong đức tin mới.

Mặc định

Lại đến một mùa Giáng Sinh.

Bắt đầu từ cuối tháng 11 năm nay cho đến gần cuối năm tới, là Năm Thánh của Công giáo Việt Nam, kỉ niệm 350 năm thiết lập Giáo hội chính thức tại Việt Nam (hồi đó Giáo phẩm toàn là người Pháp, Bồ Đào Nha), 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm người Việt Nam.

Hôm nay 22/12, ở Đại chủng viện Hà Nội vừa phong chức Linh mục cho 14 người. Thánh lễ Truyền chức là một trong 7 thánh lễ quan trọng, những Phó tế được phong làm Linh mục, nghĩa là có Chúa Thánh Thần ngự trong "nhiều hơn người khác", trở thành người chăn dắt linh hồn giáo dân....

Có lẽ sẽ viết tiếp topic này, với cái mốc 350 năm, khi mà Công giáo, từ phương trời xa đến Việt Nam.

25-12-2009, 11:39 PM

Mặc định Noel

Đêm Noel, dân tình lao như thiêu thân về nhà thờ Lớn, nhà thờ Hàm Long, Cửa Bắc...

Tôi đến thăm một ngôi nhà thờ nhỏ ở Tây Hồ, nhà thờ họ Phú Gia. Không một bóng người. Vắng vẻ đến không ngờ. Đêm Thánh vô cùng là đây.



Một hang đá trang trí đơn giản bên cạnh, với dòng chữ truyền thống "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm"


Mặc định

Ai là những nhà truyền giáo đến Việt Nam đầu tiên? Người Công giáo cho rằng đó là hai giáo sĩ người Italia đã từng đến vùng Nam Định từ năm 1533 dưới thời vua Lê Trang Tông (thực tế lúc đó do nhà Mạc nắm quyền, nhưng lịch sử vẫn tính dòng chính thống là nhà Lê).
Tuy nhiên sử liệu về điều này không được đủ độ tin cậy và chính thống. Hoặc có người cho rằng những giáo sĩ này chỉ là cập cảng vào đây trên con đường đi sang Macau chứ không thực sự dừng lại thời gian dài để truyền đạo. 

Dù sao, nơi mà hai giáo sĩ đã đến ngày nay có một tòa nhà thờ rất đẹp được dựng lên, đó là nhà thờ Ninh Cường.


Mặc định

Mặt tiền nhà thờ mới được trùng tu lại gần đây theo kiến trúc có từ trăm năm trước. Ngay bên cạnh cửa nhà thờ là một tấm bia đá lớn. Theo người dân nói lại thì khi trùng tu lại mặt tiền, bao gồm tháp chuông ở giữa và các tháp hai bên, đã đào được tấm bia đá này. Bia khắc năm 1533 và ghi trên đó thông tin về việc hai giáo sĩ đã đến đây. Tuy nhiên, bia được tạo khoảng hơn trăm năm trước, cùng thời dựng lại nhà thờ, chứ không phải bia từ thời 1533.



Bia đá, với các dòng chữ tiếng Hán được khắc khá xấu, không phải chữ dùng để khắc bia như các tấm bia đá ở đền chùa.


Quote Originally Posted by TriMinh Xem bài
Chứ Trí Minh chờ lâu quá rùi.
Với mục đích chính là chia sẻ về Du Lịch, thì chủ đề này có lẽ là một chủ đề khó nhai và ít hấp dẫn với đa số các bạn thành viên, do đó viết cho phù hợp cũng khá khó. Mục đích của tôi là chia sẻ về Thiên Chúa giáo để khi du lịch đến các nơi, có thể hiểu được phần nào văn hoá Kitô giáo, hiểu được hình ảnh, phong tục, lễ nghi trong các nhà thờ...

Nhưng bên cạnh đó còn là hiểu một phần nào về các ngôi nhà thờ trên đất Việt Nam, để khi thấy hình ảnh cây thập giá, có thể có chút liên hệ nào đó với lịch sử nước nhà...

Tôi sẽ dành thời gian viết cho topic này...

Mặc định

Dòng Tên từ Macau lớn mạnh, với đội ngũ truyền giáo đông đảo, năm 1615 đã gửi các thừa sai người Bồ, người Ý đến Việt Nam. Khác với những thừa sai mấy chục năm trước không biết tiếng Việt, các thừa sai dòng Tên bỏ nhiều công sức để hiểu tiếng Việt, và Việt hoá Kinh thánh. 

Vị thừa sai dòng Tên nổi tiếng nhất với dân Việt Nam là Alexandre de Rhodes (A-lịch-sơn Đắc Lộ) đến Hội An năm 1625. Ông đã đi truyền đạo tại cả Đàng Trong (thuộc chúa Nguyễn) và Đàng Ngoài (vua Lê chúa Trịnh) trong nhiều năm. Bằng kiến thức ngôn ngữ của mình, kế thừa thành quả của những người đi trước, ông đã viết cuốn Từ điển Việt - Bồ - La nổi tiếng, trong đó hệ thống hoá và hoàn chỉnh cách ghi tiếng Việt bằng chữ Latin, để có cái mà ngày nay ta gọi là chữ Quốc ngữ, và mọi người đang dùng.

Chữ Quốc ngữ, mục tiêu đầu là để truyền giáo, do đó các ngôn từ Tôn giáo phải được hoàn chỉnh trước.

Tại Trung Quốc, các thừa sai đã bỏ từ Thượng Đế vì Đạo giáo TQ dùng rồi, mà dùng từ Thiên Chúa (Thiên Chủ) là một từ mới. Sang Việt Nam, vì người Việt bấy giờ dùng âm kép Blời nên gọi là Chúa Blời, sau mới thành Chúa Trời. Lại bởi vì trong tiếng Bồ, Latin dùng từ Dieus, nên trong tiếng Việt còn dùng từ Diêu Chúa để gọi. 

Do đặc điểm tiếng Việt được ghi bằng chữ Latin, nên có thể đọc thẳng âm Latin mà không cần chuyển âm như tiếng Hán, nhưng thời gian đầu ít người học được chữ Latin, giới có học vẫn là tiếng Hán, nên tồn tại hai cách dùng song song:

Diêu Chúa, Chúa Trời - Thiên Chúa
Giêxu - Gia Tô
Kitô - Cơ Đốc

Người Việt gọi tôn giáo do các giáo sĩ dòng Tên đem đến là Thiên Chúa giáo, vì nghĩ rằng chỉ có họ mới thờ Thiên Chúa. Mãi về sau mới biết đó chỉ là 1 nhánh Công giáo La Mã trong hệ thống Kitô giáo rộng hơn, và thuộc hệ thống thờ Jehovah còn rộng hơn nữa. Do đó đến tận bây giờ, khái niệm Thiên Chúa giáo là rất dễ nhầm lẫn, và không thống nhất. Có người coi Thiên Chúa giáo là Công giáo La Mã (Catholic), người coi là Kitô giáo (Christian), người lại coi là tôn giáo thờ Jehovah (gồm cả Do Thái, Kitô, Hồi giáo).


Chân dung Alexandre de Rhodes



@Triminh: nhận xét xấu hay đẹp thì tôi viết rồi mà
@paper: mỗi người có cách nhìn xấu đẹp khác nhau, nhưng với chữ viết thì có những chuẩn mực chung, mà chữ Hán thì lại càng chặt chẽ. Những chữ trên bia đó - theo tôi - chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của chữ Hán về các nét, về liên kết, cấu trúc...

1 nhận xét:

  1. bài viết rất hay, kiến thức chuyên môn rộng lớn. cám ơn tác giả

    Trả lờiXóa