Thứ Năm, 26 tháng 6, 2008

Một ngày ở Xứ Đoài

Sáng bắt đầu chuyến đi về xứ Đoài.
Rời khỏi cầu Giấy một đoạn, thấy cái chùa Đình Quán cũng đẹp, ghé vào thăm. Rồi qua Diễn lại gặp một cụm đền chùa ngay bên đường, tạt vào chụp vài cái ảnh trước khi tiếp tục. Con đường 32 di sản của PMU18, phát khiếp lên được.
Tại thị trấn Trôi thì thấy con đường rẽ vào quán Linh Tiên, vốn là một quán của Đạo giáo, sau chuyển thành chùa. Ấn tượng với hệ thống tượng thờ Đạo giáo: tượng Tam Thanh ngồi trên, Ngọc Hoàng ngồi giữa, Văn Xương, Chân Vũ, các loại thần thánh, lại cả Khổng Tử nữa. Rồi tượng Phật, Hộ pháp mới thêm vào. Lúc vào đang khi có đọc văn tế của đạo Mẫu, chiêng trống ùm xòe, người ta gọi là “Tiệc” của ông Ba.
Qua thị trấn Phùng, rẽ phải vào thăm đình Đại Phùng, ngay trước là khu chợ làng. Đình cổ xuống cấp lắm rồi. Đi xuyên trong làng thì qua chùa Phượng Trì, quán Phượng Trì có bộ cổng tiền đường rất lạ. Đi theo đê sông một đoạn, thẳng tiến Sơn Tây. Núi Ba Vì sừng sững góc trời, bên kia sông là dãy Tam Đảo trải dài.
Đường vòng vèo qua đền Hát Môn, nơi Hai Bà Trưng tuẫn tiết. Đường vào có cây đa, bờ đê đẹp lắm. Từ đó đi tiếp đên Sơn Tây. Vào thành cổ Sơn Tây, ngoài hai cái cổng gạch cổ cây mọc ôm lấy, cũng không có gì hay. Hỏi đường đi tiếp.
Đến đền Và, là Đông cung của thánh Tản Viên đã trưa. Ông từ ngủ gật ở sân, xung quanh vắng lặng. Đền cũng xuống cấp lắm rồi, cổ kính u buồn, một vòng tường đá ong bao lấy đền. Phía sau là một rặng lim và bãi trồng keo khá mát. Hỏi tiếp đường sang khu làng đá ong.
Băng qua đường đất và mấy cánh đồng, lọt vào một làng đá ong, là làng Phụ Khang. Những dãy tường đá, đường nhỏ vòng vèo quanh quất rất thích. Một vạt tóc tiên, trưa vắng chó sủa cấm cẳn. Rời làng Phụ Khang, lại theo đường đồng đi sang làng Mông Phụ.
Bỏ qua cổng làng thu vé, chạy thẳng vào giữa sân đình Mông Phụ, ngồi quán nước bà lão uống liền ba bát chè xanh. Bà lão ấy bán nước từ mấy chục năm nay, lên ảnh không biết bao nhiêu lần rồi nhỉ? Chụp ảnh đình Mông Phụ, chán rồi chào bà lão, lại tiếp tục vào làng, sang chùa Mía. Chùa Mía nổi tiếng với hàng trăm pho tượng lớn nhỏ. Ban thờ chính bày chi chít tượng, đằng sau lại còn có ba khu “động Phật” lổm nhổm tượng nữa. Giữa sân chùa mấy chục chum tương đang ủ thơm thơm.
Ngồi quán trước cổng chùa, nói chuyện với cô bán quán một lúc, cô ấy khoe sắp chuyển một cái khung nhà gỗ cổ của tổ tiên về đất của mình, vì mấy ông anh họ đòi phá cái nhà cổ đi xây nhà mới. Hỏi đường đi tiếp sang mấy làng có đình cổ nhất xứ Đoài.
Đường đất lại xuyên làng xóm, qua mấy quả đồi, ra đường nhựa, rồi rẽ vào làng. Đình Thụy Phiêu là ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Đến nơi thì ngẩn ngơ ra: đình cũ đã được “trùng tu” lại thành ngôi đình mới toe mái đỏ tường đá ong kẻ mạch, bậc đá xanh tường trắng toát. Chán chả buồn vào. Cô nàng công nhân lại còn bồi thêm: đình bên kia cũng thế rồi.
Đã một công đi, tìm vào đình Thanh Lũng. Thật vui vì ngôi đình cổ này còn nguyên vẹn chưa bị tu sửa; nhưng cũng buồn vì nó xuống cấp lắm rồi, cột gỗ mối mọt gần hết, xà nhà chắp vá cong queo. Vắng lặng quá.
Tiếp tục đi về quốc lộ, tìm đến làng Chu Minh, thăm đình Chu Quyến. Đình này gọi là đình Chàng, to nhất xứ Đoài. Đến nơi lại thất vọng lần nữa, vì toàn bộ khu vực đang được quây lại để đại tu, đình được dỡ ra hoàn toàn, chắc phải sang năm mới xong.
Sang đến đình Tây Đằng, chỉ có ông từ trong đình. Đã tu sửa xong mấy năm rồi, nên trông cũng đã cũ kĩ đi một chút, còn ra dáng đình cổ. Kết cấu gỗ, đấu của đình này thật đáng nể, người ta làm một tiêu bản gỗ đem đi bảo tàng, vẫn còn bày trong chái đình. Nói chuyện với ông từ một lúc rồi về.
Lên đê sông Hồng một lúc, nhìn chiều dần xuống. Bỏ ý định lên núi Ba Vì, cũng muốn về nhà rồi.
Theo đường 32 về đến Phúc Thọ thì rẽ đi Thạch Thất. Đến ngang chỗ đường vào chùa Tây Phương thì lại rẽ trái vào làng Yên. Làng có một tòa đình Lãng Yên cũng rất đẹp, nằm ngay sau chợ, với một giếng cổ. Rẽ sang chùa Bảo Quang, chùa cũng đẹp, bà giữ chùa nói rằng sư ở đây không thích xếp hạng di tích, nên không có biển di tích, chứ thực ra chùa này nổi tiếng lắm. Công nhận là bình yên dễ chịu.
Chào bà ấy rồi ra về, cũng đã muộn. Hết một ngày ở xứ Đoài.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2008

Vui buồn

Những ngày làm việc bận cũng dần lùi lại.

Đám sinh viên thế là đã kết thúc khóa học, chúng trình bày, ấp úng, tự tin, lo lắng, tái mặt, đỏ mặt, vặn vẹo, hớn hở, hùng hồn, bắn phá, lí nhí,..., tất cả trong hai ngày đó.

Vui vui. Trường hợp duy nhất mà không ai hỏi câu hỏi nào cũng là do hắn hướng dẫn. Lâu lắm rồi chả có ai thế cả.

Rồi ngay ngày hôm sau. Chuyện thằng bạn ở Hải Phòng làm hắn buồn. Thằng P. từ những năm xưa, cuộc sống thay đổi, hắn vẫn biết thế, nhưng thay đổi đến mức đó, đến mức miễn là đạt mục đích của mình.

Hắn buồn. Lúc đầu vì thương thằng bạn. Con trai nó mới ra đời có một ngày đã không còn, nỗi đau đó kinh khủng thật. Nhưng những gì tiếp theo của thằng bạn đó làm lại khiến hắn buồn hơn.

Có lẽ hắn là người "hấp" mất rồi, như chính lời thằng bạn đó nhắn cho hắn, bởi vì hắn không xử sự như người ta vẫn làm, và không suy nghĩ như hầu hết mọi người vẫn nghĩ ... về câu chuyện này.

Thôi, dù gì cũng đã qua, không phải vướng bận.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2008

Non nước Ninh Bình

TOPIC GỐC TRÊN PHUOT.VN


Non nước Ninh Bình

Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.

Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.

Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.

Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.

Mặc định

Ninh Bình trước đây được nhắc đến nhiều với cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, rừng Cúc Phương, nhà thờ Phát Diệm. Rồi Vân Long - Kênh Gà.

Gần đây thì nổi lên là khu du lịch Tràng An, và chùa Bái Đính. 

Cái gì mới cũng có vẻ hấp dẫn hơn nhỉ, thế nên tớ bắt đầu từ khu mới đó, tức là khu Tràng An.

Giờ search cụm "khu Tràng An" trên mạng là ra một loạt các bài trên các báo, nhưng cũng na ná nhau thôi. Đại khái là một khu vực rộng gồm nhiều núi đá, có các hang, các thung, đi thuyền xuyên qua luồn lại, trèo núi non và lần mò vào hang động...


Đại khái là bản đồ thì thế này


Mặc định

Khu Tràng An chính là kinh đô Hoa Lư của triều Đinh và Tiền Lê xưa kia. Đền Đinh Lê hiện nay nằm ở phía bắc của toàn khu Hoa Lư.

Nhìn từ trên thì có thể thấy đó là một mê cung các dải núi đá vôi. Chỉ cần xây chặn một số đoạn lại là có thể cố thủ vững chắc, tạo thành một tòa thành thiên nhiên khó mà xâm phạm. Nhưng ngược lại, cũng chẳng thể giao thương phát triển được. Thế nên bác Uẩn mới dời về Thăng Long. Và vùng này hoang phế, trở về với thiên nhiên vốn có.

Báo chí gần đây toàn dùng từ "phát hiện ra khu Tràng An". Theo tớ thì chả có gì để mà gọi là phát hiện cả. Từ bao lâu nay người ta vẫn đi vào đó, người dân vẫn trồng lúa trong các thung núi đá, và họ vẫn sử dụng các hang núi như là lối đi tự nhiên để vào thăm ruộng.

Ruộng trong vùng này chỉ trồng được một vụ lúa, khi nước xâm xấp vừa đủ. Khô hoặc ngập quá đều bỏ mặc đó. Những năm gần đây thì dân không được trồng lúa nữa, đất thu hồi lại, người ta (chính xác là ai nhỉ) đắp đập ngăn nước, nạo vét các chỗ nông, và cả vùng ngập nước mênh mông. Các hang xuyên sơn trở thành xuyên thủy lộ.

Toàn khu vực có đến cả trăm hang động, trong đó gần 50 hang có thể thành lối đi xuyên núi bằng thuyền. Đi quanh co vòng vèo mất vài ngày. Hiện nay khai thác một tuyến, đi qua 9 hang, nếu muốn có thể thăm thêm 2 hang nữa.

Toàn tuyến đi mất từ 2 - 4 giờ, tùy thuộc vào việc có trèo lên núi chơi ít hay nhiều.

Từ Ninh Bình, theo con đường mới mở bên cạnh núi Kỳ Lân, chạy thẳng một lèo, sẽ thấy biển đề khu Du lịch Sinh thái Tràng An ngay bên tay trái.

Đường hiện nay là đường bêtông rất rộng, chạy thoải mái. Mỗi tội các cầu đang làm dở, đã xong mố nhưng vẫn chưa có dầm, nên phải theo các đường tránh nhỏ hơn. Nếu gặp mưa to thì cũng bùn lầy ra phết. Có một khu nhà đang xây, về sau sẽ là trung tâm bến thuyền ở đây. Hiện giờ bến thuyền Sào Khê nằm phía trong, phải theo một con đường nhỏ đi vào.

Giá vé là 60 nghìn/người.

Đang mùa lúa chín, hai bên đường lúa vàng rợp mắt bên các chân núi.

Bến Sào Khê nằm gần một quả núi, có một con dốc rất cao, tên là dốc Quy Linh. Từ trên đỉnh có thể nhìn ra một vùng rộng. Đường lên lát đá xanh, nhưng chắc ít ai đi nên cây dại mọc tràn cả ra.
Last edited by Chitto; 10-06-2008 at 03:21 PM.

Từ đỉnh dốc Quy Linh

Bên phải là bến đò Sào Khê, bên trái có ngôi đền Phủ Đột, dòng nước uốn lượn chảy vào trong núi, và đường về sẽ vòng về dòng nước xa tận cùng bên phải. 



Mặc định

Bến đò Sào Khê. Những chiếc đò được làm giống nhau, vừa đủ để vào các hang bé nhất. Người lái đò là dân xã này, sau khi làm thành khu du lịch không còn trồng lúa được nữa. Nhưng có đến 200 người chèo đò, mà không phải ngày nào cũng có khách, nên có khi mấy ngày mới có một chuyến chở khách đi.

Trên đò có bán những chiếc mũ nan đội tránh nắng. Chị lái đò nói rằng cả một chuyến đò, được trả 30 nghìn (đò chở 4 - 5 người), chị kể hồi trước cũng đi chụp ảnh, nhưng chụp toàn bị hỏng, thế nên lại quay về với việc chèo đò. Ngày không có khách thì ra chợ mua bán đổi chác vài thứ.





Quote Originally Posted by banmaitoahuong Xem bài
Ngoài ra ô tô có thể chọn đường đi đẹp hơn ở đường vào khu di tích Vua Đinh, Vua Lê.
Đường bêtông là đường to nhất rồi, đường từ đền Đinh Lê cũng chỉ là đường nhỏ nối ra đường bêtông to thôi.

Phủ Đột

Thuyền lướt đi trên mặt nước, theo nhịp chèo đều đặn của chị lái đò. Tớ ngồi mũi thuyền thả hai chân xuống nước một tẹo, để cảm thấy nước trong vắt luồn vào chân, lượn qua chân, mà không làm cho người chèo vất vả. 

Qua một khúc quanh, hiện ra "đền Trình", một ngôi đền nhỏ. Tên chính thức là Phủ Đột, thờ một hai vị giám quan của vua Đinh, cũng là người canh giữ cho cả một vùng núi non này. Ngày trước khi chưa ngập nước, thì lên đền là những bậc đá nay thoải dần xuống đáy. Cạnh đền có một hang đá tên là hang Địa Linh, hang khá dài ăn thông sang bên kia núi, nhưng vì mấy hôm nước to quá, ngập đến sát trần hang nên không đi được.



Thung

Rời phủ Đột, sau một khúc cong, dần mở ra một cảnh tuyệt vời. Một mặt hồ nước mênh mông xanh thẳm, vây quanh là núi đá cao trập trùng. Mỗi vùng nước thế này gọi là một Thung, và đều có tên. Không nhớ chị lái đò gọi đây là thung gì nữa.

Điều đặc biệt hơn là chính ở khối núi thẳng đứng đối diện, dưới chân là một hang xuyên thẳng qua lòng núi, là hang đầu tiên sẽ đi, tên là hang Tối. Đây là hang có trần thấp nhất, nhưng dài nhất, đến hơn 300m, khó đi nhất, nên có cảm giác huyền bí nhất.

Tình cờ là ngày trước hôm tớ đi là ngày mà Mr. Mạnh TBT cũng đến đây cùng bầu đoàn. Chị lái đò vui vẻ kể chuyện bác Mạnh cũng phải cúi đầu để có thể chui qua hang Tối thế nào. Bầu đoàn của bác cũng phải "lễ cụ" hết mấy cái thạch nhũ trong hang đó.



đền Trần


Bên sườn núi trong thung, có một tòa tam quan mới dựng, đường bậc thang dẫn xuống bờ nước. Đây là một trong ba lối vào đền Trần ở sâu trong lòng núi. Một đường bộ dài mấy cây số nối ra ngoài, một đường thủy khác gần hơn.

Chị lái đò kể rằng mấy năm nay, năm nào các bác to to nhà mình cũng về đây hết. Khi trước các bác Lương, bác Khải đều phải trèo qua cái tam quan này để vào đền, còn giờ thì đi đường thủy qua hang Tối, hang Sáng, hang Nấu Rượu là có thể vào gần hơn.

Không biết các bác to nhà mình trèo qua núi kia, thì về phải tốn bao nhiêu cao hổ, mật gấu để xoa bóp nhờ ?


Mặc định


 Trong hang Tối, nước nhỏ giọt khắp nơi. Hang dài quá, lại vì mấy hôm mưa nước lên cao khiến chỗ đi được thuyền rất hẹp, chỉ có thể đi từng chiếc luồn lách. Hiện tại còn ít khách, nếu đông thuyền thì không biết còn chen nhau thế nào. Mỗi thuyền có một chiếc đèn pin để soi, thuyền tớ í ới kêu nhau mỗi khi sắp cộc đầu vào nhũ đá.


Ra khỏi hang, đến thung Sáng, một thung nước bốn bề là núi. Thế nhưng thung này có đến 4 cửa hang ăn vào từ các quả núi bốn phía. Thật là kì lạ.



Mặc định

Những quả núi đá vôi địa hình caste có nhiều hang động ngóc ngách là điều thông thường. Nhưng điều đặc biệt nhất của khu vực này, đó là các hang động đều nằm ở cùng một độ cao, có đáy hang và trần hang chênh lệch nhau không đáng kể, nghĩa là gần như hoàn toàn đồng phẳng !

Chị lái đò kể rằng trước kia trong các thung là lớp bùn lầy. Mùa nước xâm xấp người dân vào cấy lúa, đều đi theo các hang núi này. Các hang dài ngắn, nhưng luồn dưới chân các quả núi, ăn thông hầu như tất cả các thung với nhau, người đi bình thường được. Mùa nước lên cao thì phải đi thuyền. 

Có thể thuở xa xưa kia, mực nước biển ngập tràn đến độ cao này, đã ăn thông những vỉa đá yếu. Khi nước rút đi thì tạo thành hang động ở cùng một độ cao.

Giờ thì có đập giữ nước, mực nước luôn đủ để đi thuyền, nước lớn thì cao hơn bình thường, nhưng đò theo đúng cỡ thì có thể luồn được vào tất cả các hang. 

Ngày xưa khi vua Đinh đóng đô ở đây, có lẽ cũng đã sử dụng các hang này làm lối di chuyển. Với mê cung thành và đường tự nhiên thế này, thật lợi hại trong phòng thủ.

Mặc định

Từ thung Sáng, đò luồn qua hang Sáng, thì đến một thung rất rộng nữa là thung Lồng Vài. Thung này bốn phía có 4 cửa hang là hang Sáng, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, và một hang nữa không nằm trong tuyến đi.

Hang Nấu Rượu mang tên đó vì trong hang có nguồn nước ngọt trong, và nhiều dấu tích của đồ sành nấu rượu trong lòng hang. Chị lái đò thì nói đơn giản rằng : Hồi trước người ta nấu rượu lậu trong hang í !!!

Đường vào hang Nấu Rượu lấp sau đám lau sậy, nhưng vào trong thì rộng hơn. Qua hang Nấu Rượu sẽ là thung Nấu Rượu, thung đẹp nhất...




Thung Nấu Rượu

Nghe đã thấy say




Mặc định

Trong thung Nấu Rượu có một đường lên đỉnh núi, với những chòi gỗ dừng chân. Bạn đồng hành không leo nổi nên tớ cũng đành ngó lên vậy thôi.


Từ thung này, trèo qua một "quèn" đá là vào thung Đền Trần. Đường lát đá dễ đi, nhưng hiển nhiên là phải trèo rồi.

Đền Trần

Trèo qua quèn đá, thung Đền Trần sâu xuống và hun hút về xa. Đây là thung lớn nhất trong toàn bộ khu vực. Để vào đền có 3 đường, đường qua cổng trên núi ở thung Sáng, đường vào từ thung Nấu Rượu, và một đường bộ dài mấy cây số ra ngòai cửa núi. Trước khi khu vực được làm, thì để vào đây rất khó khăn.

Tớ nhớ có lần nói chuyện với một người rất tự hào đã đến được đền này, sau khi mất cả trọn một ngày để trèo núi xuyên rừng. Nay thì đường đã mở cho mọi người có thể đến .

Đền Trần đúng ra chỉ là một ngôi miếu cổ nằm sâu trong vùng núi đá Tràng An, được dựng vào đời Trần, gần 800 năm trước. Miếu thờ thần Quý Minh và Phu nhân. Quý Minh là một vị thần núi được thờ ở rất nhiều nơi, không thua gì thần Cao Sơn và Tản Viên. Truyền thuyết về hai anh em Cao Sơn - Quý Minh có nhiều dị bản.

Ngôi miếu đã bị quên lãng cho đến cách đây gần trăm năm mới được tìm thấy, và 27 năm sau mới được trùng tu lại. Những gì còn lại xưa kia chỉ là 4 cây cột đá chạm trổ rồng khá đẹp, còn tường và mái được làm lại. Việc trùng tu thời đó vô cùng khó khăn vì rất khó vận chuyển nguyên liệu.

Một khó khăn nữa là vì ngôi miếu nằm chênh vênh trên vách đá. Ngày nay thì người ta đã làm một ban công rộng ngay phía trước, tha hồ đứng.


Last edited by Chitto; 12-06-2008 at 12:45 AM.

Mặc định

Đền Trần này có tên chính là đền Nội Lâm, tương ứng với đền Thái Vi là Văn Lâm, và hành cung Vũ Lâm; tức là Tam Lâm.

Thung đền Trần là một thung dài rộng. Trong thung cũng có một dải nước uốn lượn, có thể đi thuyền vòng quanh mấy quả núi đá. Người ta bảo đi thuyền một vòng trong thung cũng mất hơn 1 giờ. 

Ngoài ra có thể đi dạo trong rừng rậm ngay sau đền. Con đường đã được lát đá, có thể dễ dàng đi xuyên rừng hàng cây số, vòng vèo trong lòng thung. Nhưng cũng ít người đi nên cây cối rậm rạp, nhiều cây mọc tràn cả ra đường.

Người dân còn kể rằng tuần trước bỗng gặp đại bàng đất kêu, là điềm lành, vì đã lâu lắm, 5 - 6 năm rồi không ai nghe thấy tiếng của lòai chim đó nữa (Đại bàng đất là con chim thế nào thì tớ cũng không rõ).



Mặc định


 


Những người thích trèo leo một chút, hoặc đi bộ trong rừng trên núi đá vôi, chắc sẽ rất thích thung núi này.

Mặc định

Rời thung Đền Trần, ngược trở lại hang Nấu Rượu và thung Lồng Vài, thuyền lại tiếp tục đưa đến hang Ba Giọt, hang này thông qua thung Sáng, rồi vào hang Seo đi sang thung khác. Từ thung này đi vào hang Sơn Dương để đến thung Khống, lên thăm đền Phủ Khống.

Hang Ba Giọt không thẳng mà khuất khúc, trong hang rộng ra, nhưng cửa hang nằm khuất dưới những lùm cây rậm rạp, nơi mình không nghĩ đến.




Ai nghĩ chỗ này có thể luồn vào được để sang bên kia núi ?



Chỗ này nữa



Thế nhưng thuyền đi vào hết, và lòng hang vòng vèo để rồi lại thấy trời đất, núi non hiện ra

Mặc định

Chà chà, nãy giờ toàn những hang nước, chắc cũng đã chán rồi các bác nhờ?

Thế thì sau hang Sơn Dương và một khúc quanh nữa, sẽ thấy thế này. Phủ Khống đấy.



Phủ Khống

Phủ Khống vốn là một đền thờ nhỏ thờ một vị Quốc công triều Đinh (quên tên rồi), là một trong 7 vị đại thần. Sáu vị còn lại được thờ rải rác ở các quả núi khác, chỗ còn chỗ mất. Người ta cho rằng chỗ phủ Khống này là góc tây nam của thành Hoa Lư xưa kia, và vị Quốc công ở đây trấn giữ cửa này.

Đền được tu sửa lại, dựng cầu và trồng cây. Lại tiếp nối điệp khúc trồng đa của các bác to nhà mình, mỗi bác một cây và một tảng đá khắc tên các bác, may là cũng không đến nỗi thô thiển quá như ở các nơi khác. Đọc ra thì cũng Mr. Salary, Mr. Philosophy đủ cả.

Ngoài đền có một cây thị đặc biệt, một gốc nhưng ra hai loại quả: quả tròn và quả dẹt. Ngay sau đền là hang Khống, thông ra sau núi. Hang Khống cũng là hang đi thuyền xuyên qua được.


Từ phủ Khống nhìn ra thung về phía hang Sơn Dương


Mặc định

Rời phủ Khống bằng lối hang Khống, tiếp tục hành trình qua các thung nước, đến hang Trần. Chỗ này nước trong và xanh màu xanh của nước từ núi đá vôi. Có thể nhìn thấy những chùm rong đuôi chó, rong la hán dưới đáy nước. Nước khá sâu, nhưng trong vắt nên dễ nhầm là nông. 

Đây đó một số cọng trang ngoi lên mặt nước, xòe những chiếc lá chỉ bé bằng mấy ngón tay. Để có được một chiếc lá đó, cọng trang từ dưới đáy phải ngoi lên đến 2 - 3 mét.

Nước đá vôi rất trong nhưng là nước cứng, tắm nhiều da sẽ trắng bợt ra, tóc gội thì cứng đơ. Nhìn chỉ muốn nhảy xuống bơi thôi.


Last edited by Chitto; 12-06-2008 at 11:04 AM.

Mặc định

Cửa ra hang Trần


Hang Quy Hậu

Cuối cùng là hang Quy Hậu. 





Mặc định

Vậy là trong hơn ba giờ, đò đã len lỏi giữa núi non, các thung nước trong xanh, lần lượt qua chín hang, bảy thung, ba đền.

Các hang lần lượt là
- Hang Tối, dài 300m
- Hang Sáng, dài 100m
- Hang Nấu Rượu, dài 250m
- Hang Ba Giọt, dài 150m
- Hang Seo, dài 100m
- Hang Sơn Dương, dài 250m
- Hang Khống, dài 70m
- Hang Trần, dài 250m
- Hang Quy Hậu, dài 200m

Các đền là Phủ Đột, đền Nội Lâm, phủ Khống.

@BMTH: "bên nhà em" là chỗ nào thế, theo với 


Mặc định


 

Ngắm lần nữa trước khi đi sang chùa Bái Đính


Mặc định

Về sau sẽ không đi bến đò Sào Khê hiện tại nữa, mà từ bến Bàn Long, theo dòng nước này vào Sào Khê


Mặc định

Thêm tí màu vàng cho nó rực rỡ con mắt. Đang mùa lúa mà


Mặc định

Đoàn quân mùa gặt. Sau tháng nữa thì lũ này béo phải biết.



 Khu Bái Đính

Từ khu du lịch sinh thái Tràng An, tiếp tục con đường bêtông rộng thênh thang, xuyên qua hai hầm đục thông qua núi, một vài thung núi lác đác có nhà dân, qua ngã ba đền Vực Vông, núi dần mở ra. Chỗ này ở phía bắc của khu Hoa Lư.

Từ xa đã thấy núi Bái Đính và khu "Siêu chùa" đang làm tốn giấy mực của báo chí.

Núi Bái Đính nằm ở phía Tây Bắc của cố đô Hoa Lư, nhìn ra một đầm nước, cách sông Hoàng Long một quãng. Đây là một ngọn núi nhỏ, trên gần đỉnh núi có một động đá và một hang đá ăn thông qua núi. Truyền thuyết kể rằng thời xưa Quốc sư Minh Không triều Lý đã đến núi này hái thuốc và lập chùa thờ Phật trên núi, tức là chùa Bái Đính cổ.

Truyền thuyết cũng kể rằng cách đây 200 năm, khi tiến quân ra Bắc, vua Quang Trung đã dừng lại dưới chân núi, lập đàn ở bãi đất lưng núi để tế trời trước khi dẹp quân Thanh. Núi là nơi tụ hội linh thiêng. Giờ đây lại xây một ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, cũng dựa vào nơi linh địa đó.

Núi Bái Đính


Mặc định

Khu chùa đang là một công trường lớn, ngổn ngang vật liệu. 

Từ dưới bờ đầm nước lên trên lưng núi, các công trình chính lần lượt là:
- Tam quan hoàn toàn bằng gỗ, sẽ đặt tượng Hộ pháp bằng đồng 
- Tháp chuông bát giác xây ximăng, treo quả chuông 36 tấn lớn nhất VN
- Điện Quan Âm bằng gỗ, sẽ đặt tượng Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn bằng đồng cao 10m
- Hồ Đàm Thị hình vuông
- Điện Pháp Chủ xây ximăng, đã đặt tượng Thích Ca thuyết pháp, pho tượng đồng lớn nhất ĐNÁ, nặng 100 tấn, cao hơn 10m
- Điện Tam Thế xây ximăng ở cao nhất, đã đặt ba pho tượng Tam thế Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai, mỗi pho 50 tấn, cao 7m


Theo thiết kế, từ Tam quan lên điện Tam Thế sẽ có hai dãy hành lang, mỗi dãy dài gần 1km, đặt 500 tượng La hán bằng đá xanh. Ngoài ra sẽ còn một tháp cao. Bên ngoài dãy hành lang còn các công trình như bảo tàng, giảng đường, học viện, thư viện, tăng xá, tịnh xá dành cho Tăng và Ni.

Những cái đó đến năm 2010 theo kế hoạch mới xong.

Còn tiền đâu và của ai mà lắm thế, thì lại là cả một câu chuyện khác. "Còn hơn là đem hút chích với cá độ bóng đá tuồn ra nước ngoài" - có người nói tớ thế.
Last edited by Chitto; 09-04-2009 at 05:00 PM.

Như trong ảnh, có thể thấy các xe phải dừng tuốt ngòai cửa tam quan. Từ chỗ này mà leo lên điện Tam Thế trên cùng thì oải lắm, mấy trăm mét chứ ít à. Vì thế có đội ngũ xe ôm đưa lên và xuống, đâu cũng 15 - 20k, đắt phết.

Nếu đi ôtô con, xe máy thì có thể "mua vé" để đi xe lên. Xe máy có 1 - 2nghìn thôi, ôtô bao nhiêu thì không rõ. Đường lên khá dốc, lại cũng lổn nhổn đất đá do đang làm công trình, xe to chở đất đá chạy qua, nên cũng phải cẩn thận.

Tam Quan

Đầu tiên là Tam quan bằng gỗ. Toàn bằng gỗ lim, to cao cũng xứng đáng với ngôi chùa lớn. Theo các cụ thì gỗ để làm xà, làm lương còn khó tìm hơn gỗ làm cột, vì gỗ làm cột có thể bị rỗng ruột (xuyên tâm) không sao, nhưng gỗ làm xà thì phải là gỗ đặc, rất khó kiếm.

Gỗ to làm chùa này một phần từ Lào, nhưng một phần lớn là từ rừng Trường Sơn đấy ạ, mà cụ thể hơn là gỗ hạ xuống khi làm đường HCM. Bà sư ở chùa Bích Động nói là phải ra ngoài đầu ngã ba phục hàng tháng trời, đặt trước cả năm mới có được gỗ để làm các "quá giang, vì kèo, cốn" của chùa. 


Tháp chuông


 
Tháp chuông bát giác xây bằng xi măng, treo quả chuông 36 tấn, to nhất VN. Một cây gỗ tròn treo bên cạnh để đánh chuông, bị buộc lại, có lẽ vì nhiều người thích lên để thử chuông quá.




Các báo chí viết rằng đây là quả chuông lớn nhất Đông Nam Á, tuy nhiên tớ thấy vẫn còn nghi ngờ. Là bởi vì tại Myanmar có một quả chuông còn nặng gấp 3 lần quả chuông này, nặng 90 tấn, đúc cách đây 200 năm và vẫn được dùng, là chuông Mingun (bác nào đi Myanmar rồi và đến đấy rồi nhỉ?) Search trên mạng là ra ngay.

Myanmar còn có quả chuông to nhất trong lịch sử thế giới, nặng 300 tấn, đã chìm dưới đáy sông.


Điện Pháp chủ

Điện Pháp Chủ nằm ở giữa, hai tầng mái, mới xây xong.

Dễ thấy kiến trúc điện là kiểu chùa Trung Quốc, không phải chùa cổ VN. Điều này là tất nhiên, vì chùa cổ Việt kiến trúc chỉ là chùa nhỏ, diện tích khoảng trăm mét vuông, còn cái điện này rộng cả nghìn, cao mấy chục mét để đặt tượng. Do làm bằng xi măng cốt thép nên các góc mái làm vát đi chứ không cong đều tự nhiên như mái có xà gỗ. Chắc làm cong đều khó quá.

Cái tớ khoái trước tiên ở chùa này là màu sắc. Không bắt trước TQ màu sắc sặc sỡ: mái vàng, cột đỏ, cửa xanh... như nhiều chùa đang tu sửa bị ảnh hưởng, chùa này cột sơn màu giả gỗ, mái nâu tím gụ, tường gạch trần nâu đỏ. Lan can và bậc bằng đá xanh không cao quá. Đây đúng là mang màu sắc của chùa Việt. Tớ thích.

Có thể thấy lấp ló pho tượng lớn bên trong.


Tượng Giáo Chủ

Điện Pháp Chủ đặt pho tượng Đức Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni đang Thuyết pháp.

Đây là pho tượng đồng lớn nhất ĐNÁ, nặng 100 tấn. Chiều cao thì không thấy nói thống nhất. Có chỗ bảo 12m, chỗ bảo 10m. Đại khái là cũng cao ngang tòa nhà 3 tầng. Bệ đặt tượng cao ngang đầu người.



Tượng ngồi trong thế Liên hoa tọa, Phật Thích Ca đang thuyết pháp, tay cầm cành hoa sen giơ lên, khuôn mặt khá đẹp. Về hình thức thì giống pho tượng ở chùa Sóc Sơn, chỉ là to hơn rất nhiều thôi.

Đằng sau là hào quang hình hai vòng tròn, xây gạch, bọc kim loại mạ màu vàng. Quanh hào quang là các vị Phật ngồi vòng tròn.

Vì không gian rất rộng, chụp từ xa thì trông tượng cũng to vừa vừa, đứng gần mới thấy rất lớn.


Last edited by Chitto; 13-06-2008 at 02:11 PM.

Điện Tam Thế

Tòa điện lớn nhất và ở vị trí cao nhất là điện Tam Thế, ba tầng mái cao. Ở giữa bậc thang có tấm đá tạc long phượng, thực ra là ghép từ nhiều tấm. Trong điện, các cột chính được ốp gỗ xung quanh.


@vifa07: tháng 9 này tớ mới đi Vân Long, Kênh Gà, Vân Trình, khi đó mới viết được. Hay bạn biết nhiều thế thì đóng góp với. Dù sao tớ cũng chỉ là người ghé qua, không ăn ngủ nơi đó nên chắc chắn sẽ không biết nhiều bằng bạn.

Mặc định


Ba tượng Tam Thế gồm Phật Quá Khứ (bên phải), tay trái bắt ấn Cát Tường, tay phải ấn Thí nguyện lấy trời làm chứng; Phật Hiện Tại (ở giữa) hai tay để theo ấn Thiền định; Phật Tương Lai tay phải bắt ấn Vô úy, tay trái ấn Xúc địa lấy đất làm chứng. Ba pho tượng trưng cho tất cả các vị Phật đã, đang, và sẽ xuất hiện.

Nhiều thuyết thì gán Ca Diếp là Phật Quá khứ, Thích Ca là phật Hiện tại, và Di Lặc là phật Tương lai.

Mỗi pho nặng 50 tấn, cao hơn 7m.

Xung quanh tường của hai tòa điện là 5000 ô nhỏ, mỗi ô đều có sẵn dây điện. Người nào đóng 5 triệu có thể có một pho tượng phật bằng đồng, ghi tên mình, để vào trong mỗi ô đó. Hiện tại vì chưa xong nên cũng chưa thấy pho tượng nhỏ nào trong tường cả, nhưng cũng đã thấy có người ngồi ghi và các pho tượng mẫu ở ngay gian điện chính.

Nhìn pho tượng đồng 100 tấn điện Pháp Chủ, thấy hoành tráng, to lớn. Nhưng nếu nhìn sang các bạn Nhật Bản thì thấy chúng ta còn thua kém nhiều quá về cả kỹ thuật công nghệ và lịch sử văn hóa. Pho tượng Đại Phật bằng đồng (Daibutsu) lớn nhất của Nhật ở chùa Đông Đại tự (Todaiji) nặng 500 tấn, cao 15m, tức nặng gấp 5, cao gấp rưỡi tượng lớn nhất chùa Bái Đính. Và pho tượng ấy được đúc từ năm... 750, tức là gần 1300 năm rồi. Huhu.

Ngôi chùa để đặt pho tượng đó cũng được làm cùng khoảng đó, cao to gần gấp đôi chùa Bái Đính hiện tại, mà lại hoàn toàn bằng gỗ cơ, không ximăng sắt thép.

Theo lưu truyền sử sách thì VN cũng có pho tượng Phật đồng rất lớn đời Lý, tượng Phật A Di Đà chùa Quỳnh Lâm cao 6 trượng, tương đương với 15 - 18m, từ xa 10 dặm còn nhìn thấy. Nếu đúng thật thế thì cũng không kém tượng Daibutsu của Nhật. Thế nhưng chỉ là ghi chép thế, dấu tích xưa thì còn đâu, không còn gì cả để mà tưởng tượng hình dung nữa.

Tượng La hán

Khoảng 200 trong số 500 tượng A-la-hán bằng đá nguyên khối đã được chuyển đến, để trong khu vực chùa. Làm nhiều đại trà như thế thì tất nhiên người thợ sẽ không có thời gian để sáng tạo thêm được. Người ta lấy mẫu tượng từ sách Tàu, mà vốn sách Tàu vẽ đến 500 vị thì cũng sáo mòn khuôn mẫu lắm. 

Vì vậy dù các tượng tạc khác nhau, nhưng thực ra lại chả khác gì nhau ở nét mặt, thần thái cả. Tớ cảm giác đó hoàn toàn vẫn là những khối đá lồi lõm thôi. Tất nhiên không dám so sánh với những tuyệt tác điêu khắc đá phương Tây, nhưng chỉ so với những pho tượng cổ khắc nông trên các vách đá, cũng thấy khác biệt nhiều về độ tâm linh thành kính.

Yểm tâm Khai quang

Một pho tượng nếu bình thường chỉ là tượng gỗ, đá, đồng, đất, và chỉ trở nên linh thiêng nếu được linh hóa bằng các nghi lễ.

Thực ra nghi lễ mà mọi người thường đề cập: Khai quang điểm nhãn, yểm tâm, hô thần nhập tượng đều là hình thành về sau, chứ Phật giáo nguyên thủy không có. Nhưng hiện nay ở VN, tượng không có lễ Khai quang thì coi như không thiêng.

Lễ này gồm việc Yểm tâm, tức là bỏ một số thứ vào trong tượng, thường là đồ quý như vàng bạc, châu báu, tiền (đồng). Như tượng chùa Bái Đính thì mỗi tượng có một quả tim to bằng quả dừa mạ vàng. Đằng sau tượng có một chỗ hổng, sau khi bỏ vào trong thì trám kín lại. Rồi làm lễ đọc thần chú để linh hóa tượng.

Một lễ Khai quang ấy kéo dài hay ngắn còn tùy. Nghe nói chùa Bái Đính kéo dài một ngày. Nhiều nơi lễ này phải diễn ra lúc nửa đêm. Đi sâu xa về mấy cái này thì dài dòng lắm, và cũng nhiều điều vừa là tâm linh, vừa là mê tín nữa.

Nghe nói hôm Yểm tâm tượng chùa Bái Đính, nhiều người bỏ tiền VND vào trong lắm. Thật buồn cười và buồn.

Núi Bái Đính

Chùa Bái Đính mới dựa vào núi Bái Đính, trên gần đỉnh núi có chùa cổ. Muốn đến phải đi vòng đằng sau. Tương truyền dưới chân núi có một giếng ngọc, nơi xưa kia Quốc sư Minh Không lấy nước làm thuốc. Ngày nay người ta cũng xây lại thành cái giếng rất to, đường kính đến 30m. Gọi là giếng, nhưng không phải giếng khơi, tức là gần như kiểu cái bể nước thiên nhiên ấy.

Trèo mấy trăm bậc thang sẽ lên đến chùa Bái Đính cổ trên đỉnh núi. Đường lên lát đá rồi, leo không khó.


Đứng từ trên chùa cổ


Động Mẫu


 


Trên núi có một động và một hang.

Động thờ Mẫu, bàn thờ cũng mới sang sửa lại, tượng rặt mới, sơn son thếp vàng láng coóng, trông chả có gì là chùa cổ cả. Bên cạnh bàn thờ có một bác cung văn ngồi hát í a í ơi, đủ thứ; nào là "cầu cho giao thông an toàn, không cho tai nạn trên đàng xảy ra, cầu cho an cửa an nhà..." rất chi là thực dụng.

Có điều trong hang động, nghe tiếng đàn tiếng hát cũng có cái hay ho. 

Động này có một ngách trũng đọng nước, thế là dân tình vây lại gọi là "Ao tiên", ai tin thì trèo xuống mà múc nước .. uống. Rất chi là mờ ảo nhá.
Bên kia là một cái hang, nghĩa là thông hai đầu. Hang thì thờ Phật, và bên trên cửa hang có hàng chữ hán Bái Đính danh lam. Cửa sau của hang thông xuống một ngôi đền thờ sơn thần ở lưng chừng núi phía sau.

Lại rặt tượng mới làm, chán chết. Tưởng chùa cổ, nhưng chỉ có núi đá là cổ, còn các thứ khác đi theo thời đại mới mất rồi.

Last edited by Chitto; 14-06-2008 at 11:20 PM.

Mặc định

Xưa kia Quốc sư Minh Không đã lấy nước ở dưới chân núi làm thuốc chữa bệnh, ngày nay nơi đó người ta làm lại thành một "Giếng ngọc" to tướng, đường kính đến 30m.

Giếng này theo kiểu giếng làng, không phải giếng khơi đào nhỏ và sâu của các cụ. Nước trong giếng là mạch nước đá vôi nên có màu xanh, và thành giếng cũng có gạch màu xanh ngọc thì phải. Nhìn xa xa thôi chứ tớ cũng chả ra đó làm gì. Trời nắng mất công.



Mặc định

Rời núi Bái Đính ngổn ngang gạch đá, mù mịt bụi đất, chúng tớ quay lại Hoa Lư. Vùng đất này nằm ở phía bắc của dải núi đá vôi Trường Yên, cũng tức là Tràng An. Thị trấn Hoa Lư nằm ở phía bắc của vùng, xưa kia là nơi các vua Đinh - Lê đặt cung điện.

Đường quay lại ngang qua ngã ba Vực Vông, nơi có đền Vực Vông nằm giữa một vòng núi nhỏ. Núi như cái ngai ôm lấy đền. Đền thờ bà Nguyễn Thị Niên, với sự tích bi tráng:

- Thời Mạc, vùng nước gần sông Hoàng Long có vực nước sâu, thuyền đắm người chết nhiều. Dân trong vùng mê tín vài năm lại cúng một thiếu nữ dìm xuống sông. Khi đó Nguyễn Quyện đóng ở vùng này; Quận Mỹ và Quận Kế là hai tướng đều muốn cầu hôn con gái ông là Nguyễn Thị Niên. Bà ra yêu cầu ai phá được lệ cúng thiếu nữ sẽ lấy làm chồng. Quận Kế đã cho người phá đá lấp vực, khiến sông nước hiền hòa, lệ dã man bị phá bỏ; Bà Niên lấy Quận Kế, sống vui vẻ. Nhưng Quận Mỹ tức giận đã bày mưu hãm hại cả cha và chồng bà, sát hại Quận Kế rồi ép bà lấy mình mới tha cho cha. Bà nhận lời.
Sau khi cha được tha, tại khúc sông mà chồng trị thủy năm xưa, sau khi tế chồng, bà đã giết Quận Mỹ rồi nhảy xuống nước trẫm mình. Xác bà trôi về Vực Vông. Dân chúng lập đền thờ, rất hiển linh.


Bà Nguyễn Thị Niên được coi như một bậc Thánh Mẫu - Mẫu Thoải - coi giữ vùng sông nước Ninh Bình.

Cổng tam quan đền Vực Vông chụp năm ngoái, còn chưa sơn vẽ; và năm nay đã sơn xanh đỏ lên rồi, trông mất đẹp

Năm ngoái


Năm nay

Last edited by Chitto; 15-06-2008 at 04:14 PM.

Mặc định

Biết về sự tích đền Vực Vông, chợt nhận thấy trong các vị Mẫu của Việt Nam, mẫu Thoải được hóa thân trong nhiều bà quá. 

Từ bà người Dao, người Mường trên sông Đà, cũng được tôn là Mẫu Thoải, cai trị cả một vùng sông nước Đà Giang. Rồi mẫu Thoải ở Bảo Hà, đền Bảo Hà bên bờ sông Hồng, cai trị vùng nước Hồng Hà. Rồi nàng Mỵ Châu vì tình mà chết oan, hóa ngọc trai nơi cửa biển, cũng được tôn là Mẫu Thoải.

Thậm chí công chúa Lê Ngọc Hân, khi đã mất còn bị vua Gia Long nhà Nguyễn quật mồ lấy cốt đổ xuống sông Hồng, cũng được dựng đền thờ ở Gia Lâm, tức là đền Ghềnh, và bà cũng trở thành Mẫu Thoải ở vùng sông Hồng từ Thăng Long xuôi ra biển.

Nay ở Vực Vông, lại có một Mẫu Thoải nữa gắn với vùng Non nước Ninh Bình.


Hoa Lư

Từ ngã ba Vực Vông, không theo đường bêtông lớn đi Tràng An nữa, mà rẽ theo đường nhựa nhỏ hơn, sẽ đến thị trấn Hoa Lư, mà mọi người quen gọi là Cố đô Hoa Lư.

Thực ra Cố đô Hoa Lư bao gồm cả một khu vực rộng lớn, còn khu đền Đinh - Lê ngày nay chỉ là phần phía bắc của cố đô, nơi gần con sông Hoàng Long nhất, và có một khu vực rộng rãi bằng phẳng.

Tại đây có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (và các con), đền thờ vua Lê Đại Hành (và vợ con), và một nhà bia vua Lý Thái Tổ. Thể hiện đây từng là kinh đô của hai triều Đinh - Lê, và năm đầu triều Lý.

Dãy núi Rù vây quanh phía ngoài, tạo thành một bức thành tự nhiên bao bọc. Phía trong là núi Mã Yên, cong hình yên ngựa, Trên chỗ võng xuống của núi Mã Yên là "lăng vua Đinh", một ngôi mộ tượng trưng xây bằng gạch đá, và cũng chỉ mới được tạo dựng lại sau này như là một hình thức tưởng niệm.


Nếu như các Hùng Vương có công Lập quốc, Ngô Vương có công Phục quốc, thì Đinh Tiên Hoàng có công Hưng quốc, Nhất thống sơn hà.

Đô thị Hoa Lư

Từ đỉnh Mã Yên Sơn nhìn xuống, có thể hình dung phần nào đô thị Hoa Lư ngày xưa. 

Vùng đất bằng phẳng nằm giữa các quả núi này đã từng là nơi lập cung điện của các triều Đinh Lê. Dân chúng ở bên ngoài mấy quả núi kia, ra đến tận sông Hoàng Long ở phía chân trời. Cung điện dựa vào núi, núi nhìn ra sông. Thành xây gạch nối các quả núi tự nhiên lại với nhau. Phía sau núi sau lưng là cả một mê cung các thung, các hang động, tha hồ làm kho lương, kho tàng, nuôi quân.

Cái tòa thành núi này hiểm trở nhưng cũng bịt bùng, chỉ để thủ chứ chẳng thể mở mang.

Nhà bia Lý Thái Tổ giờ ở chính giữa, thẳng con đường phía trước là đền vua Lê, đền vua Đinh nằm cuối con đường thẳng bên trái.


Last edited by Chitto; 15-06-2008 at 06:43 PM.

Đền vua Đinh

Đền Đinh Tiên Hoàng là quần thể kiến trúc quan trọng và hoàn chỉnh nhất khu vực này. Đền có từ vài trăm năm, là một hệ thống đầy đủ, từ Nghi môn ngoại, Nghi môn nội, tam quan, sân triều, sập rồng, bái đường, thiêu hương, hậu cung...

Phía trước đền, phía đông, là một hồ sen bán nguyệt, phía sau đền, phía tây, là một quả núi riêng lẻ đứng chắn, Quả núi này làm thế dựa rất đẹp, đúng là địa thế tốt cho một chốn linh thiêng.

Đền được bảo tồn khá nguyên vẹn, không bị tu sửa xanh đỏ, nên bước vào dễ chịu, linh thiêng.



Sập rồng

Trước đền vua Đinh có một sập bằng đá khá đẹp. Tương truyền thì có từ lâu lắm rồi, nghìn năm nay rồi. Thực tế là có khoảng 400 năm là cùng thôi, nhưng thế là quý giá rồi. Con rồng trên sập có dáng vẻ mạnh mẽ, thế cuộn vòng, chân nắm vào râu.

Ở đền Lê không có sập rồng, chạm trổ thế này.


Last edited by Chitto; 17-03-2009 at 10:59 PM.

Tiên Hoàng đế

Tượng vua Đinh Tiên Hoàng trong hậu cung. Đây là bức tượng bằng đồng, ngồi chính giữa điện. Xung quanh là tượng ba người con trai của vua.

Đinh Tiên Hoàng có ba con trai, con cả là Nam Việt Vương Đinh Liễn, con thứ hai là Đinh Toàn, con thứ ba là Đinh Hạng Lang. Tiên Hoàng yêu con út Hạng Lang, lập làm Thái tử khi mới 4 tuổi, nên Đinh Liễn đã giết em để giữ quyền nối ngôi; thế mà rồi Tiên Hoàng cũng không trừng phạt Đinh Liễn. 

Nhưng theo chính sử rồi cả hai cha con đều bị Đỗ Thích giết chết.

Đến giờ việc Đỗ Thích có thực giết Tiên Hoàng và Đinh Liễn hay không có lẽ vẫn sẽ mãi bí ẩn. Chỉ biết sau đó thì Đinh Toàn lên ngôi khi 6 tuổi, và rồi mẹ là bà Thái hậu Dương Vân Nga chỉ sau 9 tháng là lấy tướng quân Lê Hoàn, phế con ruột để làm Hoàng hậu. 

Hàng loạt trung thần triều Đinh cũng bị trừ bỏ. Và chính 7 vị trung thần đó đang được thờ khắp nơi quanh khu Tràng An. 

Và giờ trong ngôi đền này, bốn cha con nhà Đinh lại được ngồi gần nhau, có điều các ngài chẳng thể bàn luận quốc gia thế sự hoặc cơm áo gạo tiền như chúng ta được nữa.





Đền vua Lê


Đền thờ Lê Đại Hành ngay gần đền Đinh Tiên Hoàng. Triều Tiền Lê được có ba đời, 29 năm, Lê Đại Hành 25 năm, Trung Tông được có 3 ngày, Ngọa Triều 4 năm. 

Người đời vẫn truyền rằng Lê Ngọa Triều rất tàn ác, dâm đãng, trác táng, vì thế bệnh tật đến nỗi không ngồi được mà phải nằm khi ra triều, nên mới gọi Ngọa Triều. Thế nhưng ngược lại, ông có rất nhiều chính sách cải cách, và lại ra trận đánh giặc nhiều lần, thậm chí trước khi chết 2 tháng còn đi đánh trận xa. Những điều vô lý này đưa ra nghi vấn là có thể những điều xấu đặt ra cho ông là nhằm mục đích chính trị hơn là sự thực. Còn ai làm, và mục đích là gì, thì vẫn là nghi vấn lịch sử. 

Xưa kia đền Đinh - Lê chỉ có một đền, trong đó để tượng cả hai vua Đinh và Lê, bà Dương Vân Nga ngồi giữa. Sau mới lập đền riêng thờ Lê Đại Hành, thì tượng Dương Vân Nga đưa sang đền Lê, mà không thờ ở đền Đinh nữa.

Trong đền thờ Lê Đại Hành, bên trái là bà Dương Vân Nga, và bên phải là Lê Long Đĩnh tức Lê Ngọa Triều. Dân gian cũng công bằng với vị hoàng hậu hai triều vua, và vị vua tuy bị ghi là là rất tồi tệ, nhưng vẫn được thờ cúng như một bậc đế vương chân chính
.

Mặc định

Quote Originally Posted by Chuối đây Xem bài
Bác chitto có tài liệu nào xác nhận việc đi đánh giặc xa của ngoạ triều ko?
Bác cứ tìm link Đại Việt Sử ký Toàn thư, kỷ Tiền Lê, hoặc tra trên Wikipedia, sẽ thấy ngay, chả cần phải viết lại nữa bác ạ.

Quote Originally Posted by Dawn Xem bài
cứ ngày giỗ vua Đinh lại bị "dòng" về đền Đinh "oánh" cho mấy roi, can tội dám truyền ngôi cho anh khác.
Hiện tại thì chắc chắn là không còn cái lệ đó. Lệ đó theo tớ nếu có xuất hiện thì cũng chỉ là vào thời Lê sơ, nhưng nhiều khả năng là vào đời Nguyễn, khi tư tưởng Nho giáo rất hà khắc.

Đền Lê tách khỏi đền Đinh từ đầu đời Lê, và do đó tượng bà Dương Vân Nga cũng đưa về đền Lê, với nghĩa là theo chồng sau. Tớ không nghĩ thời Lê sơ lại có lệ đánh tượng như thế; nên nhiều khả năng đó là vào đời Nguyễn, khi có những cách thức đối xử với tiền nhân cứng nhắc, khô khan, dù lắm lễ nghi nhưng lại kém nhân văn.

Đền Lê có nhiều mảng chạm khắc gỗ đẹp lắm, đẹp hơn đền Đinh. Tiếc rằng lúc đó tớ hết pin máy ảnh nên không chụp lại được.

Quote Originally Posted by banmaitoahuong Xem bài
Chưa thấy ảnh Phát Diệm anh Chitto ơi?
Đang Non Nước mà.

Nghi môn đền Đinh



Chùa Nhất Trụ

Triều Đinh mặc dù ngắn ngủi, nhưng lại chấn hưng Phật giáo đã suy vi trong mấy thế kỉ trước đó. Chùa chiền được lập nhiều, Ngô Chân Lưu được phong Khuông Việt Quốc sư.

Trong các chùa triều Đinh, có nhiều cột kinh. Đó là những cột đá cao khắc kinh phật, dựng ở các nơi để hoằng hóa Phật pháp. Nhiều người cho rằng riêng Đinh Liễn đã cho tạc hơn một trăm cột kinh để sám hối sau khi giết em trai là Đinh Hạng Lang.

Ngày nay, các cột kinh đó chỉ còn tìm thấy một cột, và ngôi chùa dựng ở đó cũng gọi tên là chùa Nhất Trụ, chứ không biết xưa kia tên là gì.

Chùa Nhất Trụ nằm ngay gần đền Đinh Lê, trong xã Trường Yên.


Lầu mới dựng để che cột kinh


Cột kinh chùa Nhất Trụ

Cột kinh này được dựng năm 995, cách đây hơn một nghìn năm. Trên cột khắc bài kinh Lăng Nghiêm, nhưng trải mưa gió thời gian mà không được che chắn, chữ đã mất hết.

Có thể nói đây là di vật văn hóa lớn và cổ nhất của văn minh Đại Việt thời độc lập còn lại đến ngày nay. Có người cho rằng chùa Một Cột đời Lý ở Thăng Long có nguồn gốc từ những cột kinh phật thế này ở Hoa Lư.



Htx

Ngay cạnh chùa Nhất Trụ là dấu tích của một thời xây dựng XHCN trước kia. Trước khi được dựng lại chùa, thì sân chùa là sân kho hợp tác.

Cái ảnh này chụp lung tung, nhưng vẫn giữ vì có cái giếng. Trên giếng còn hàng chữ viết trên xi măng: Hợp tác xã Hợp Thành, sửa giếng tháng ... (vữa bong). Cái hình ảnh cũ kĩ về một thời hợp tác sống lại trong cái nhà kho, sân kho thập kỉ 60 - 70 ấy.






Mặc định

Tháng 9 có đi cũng là kết hợp công việc bác ạ. Lúc đó nếu có đi thì tớ sẽ liên lạc với bác, bác có nhã hứng thì đến đó rồi tùy nghi tính tiếp.

Chuyện chữ Hán thì vô thiên lủng điều để nói.


Một góc thung lũng Hoa Lư



Núi Kỳ Lân


 


Nằm ngay bên đường Quốc lộ, cũng là ngã rẽ đi vào khu Tràng An, Bái Đính, Đinh - Lê là núi Kỳ Lân, điểm dễ nhận ra nhất của Ninh Bình.

Núi là một khối đá vôi nằm ngay bên hồ, hồ mang tên Kỳ Lân luôn. Phía trước núi có một ngôi đền nhỏ, nằm tựa vào núi. Đền xây ra ngoài một hốc đá, mà người ta gọi là hang Kỳ Lân. Nếu quả núi là đầu con Lân, thì cái hang đó như là miệng Lân vậy. Một cây cầu đá không có thành nối bờ hồ vào đền.

Xung quanh còn có vài khe đá đi lọt người nữa, người ta cứ gọi là hang cho oai. Lưng chừng quả núi cũng có một hốc lớn. Trên đỉnh núi dựng một ngôi chùa nhỏ theo dáng chùa Một Cột, buổi tối thắp đèn sáng.

Quả núi nhỏ thôi, nhưng cũng có vẻ đẹp riêng, như nói với mọi người rằng đây là nơi của sơn và thủy.


Sông Vân núi Thúy

Cảnh non nước ở núi Kỳ Lân chưa phải là đẹp, mà nơi hội tụ linh khí nhất của thị xã (nay lên Thành phố) Ninh Bình là núi Dục Thúy, và sông Vân Sàng, hay còn gọi là sông Vân núi Thúy, hai cái tên rất đẹp.

Khúc sông Đáy nối từ Hoàng Long đến đây uốn một vòng nhẹ nhàng. Sông Vân hiền hòa nối vào sông Đáy tạo thành ngã ba sông. Và một khối đá núi đứng nghiêng nghiêng bên bờ ngã ba ấy, tạo thành một chỗ khuyết làm cho bao nho sĩ thời xưa phải tốn công ra đó viết thơ, rồi tốn sức người đục vào đá. 

Trên đỉnh núi xưa có ngọn tháp chùa, sau đổ nát hết. Pháp xây thành lô cốt trên nền tháp cũ, vì từ đây có thể bao quát được toàn bộ hai đường thủy bộ, cửa ngõ của Ninh Bình. 

Chỗ này còn gắn với câu chuyện anh Giáp Văn Khương khi bị bắt trên núi đã nhảy xuống sông bơi thoát sang bờ bên kia, chứng tỏ khúc sông này khá sâu.


Last edited by Chitto; 18-06-2008 at 04:57 PM.

Chùa Non Nước

Dưới chân núi Dục Thúy có một ngôi chùa, tên chữ là Sơn Thủy tự, tên nôm là Chùa Non Nước.

Ngay cạnh chùa là một bến thuyền với những chiếc thuyền nghèo long rong dọc sông Đáy.



Giờ cầu kinh chiều trong chùa Non Nước





Ngọc Mỹ Nhân

Ninh Bình còn có một quả núi nổi tiếng nữa, là núi Ngọc Mỹ Nhân, cái tên cực đẹp.

Nguyên núi này tên là Diên Sỉ, nghĩa là cánh diều hâu, vì có hai cánh vươn ra hai bên. Dân gian gọi là núi Cánh Diều.

Trong truyền thuyết về phong thủy còn nói rằng xưa kia Cao Biền người Tàu hóa phép cưỡi diều bay khắp đất Việt để tìm long mạch phá đi, nhằm làm cho người Việt mãi mãi thần phục Tàu. Khi diều bay đến núi này thì bị một thần nhân bắn tên rơi xuống, nên mang tên núi Diều.

Đời Nguyễn, khi Nguyễn Công Trứ đi khai khẩn ở vùng đất này, từ phía nam nhìn lên quả núi giống một người nằm ngửa, nên đặt tên là Ngọc Mỹ Nhân. Ngay cái tên cũng thể hiện cá tính phóng khoáng đào hoa của vị tướng lãng mạn này.

Có điều chán ngắt là người ta dựng ngay cái nhà máy điện ở bên cạnh núi Ngọc Mỹ Nhân, ngày ngày phun khói vào Ninh Bình.

Đây, Ngọc Mỹ Nhân nằm ngửa đây.

Có điều xưa kia cụ Nguyễn Công Trứ không nói rõ là Ngọc Mỹ Nữ hay Mỹ nam, nên con cháu học tập Thái Lan, chồng cho Mỹ nhân một cái ...





Mặc định

Từ đỉnh một ngọn núi cao khác nhìn về núi Cánh Diều. Mờ trong chiều.



Kẽm Trống.

Đấy, trong Ninh Bình thì có 3 cái núi ấy được coi là hình ảnh tiêu biểu nhất rồi. Một Mỹ Nhưn, một con lân, một con chim là đủ (Dục Thúy nghĩa là con chim chả màu xanh).

Lần đầu tiên đến Ninh Bình, đi xe khách trên đường 1A, chưa đến nơi thì tớ đã rất ấn tượng với một nơi sơn thủy hữu tình rồi, đó là Kẽm Trống.

Chỗ này sông Hoàng Long chảy qua giữa dải núi, núi ép sông vào giữa. Cầu Hoàng Long thì ngay đoạn đó, nên đi qua nhìn khá là hoành tráng. Những ngày có mây mù thì ở kẽm Trống này còn sương dầy đặc cơ, liên tưởng đến những câu chuyện cổ về một dòng sông len lỏi giữa hai dãy núi cao ngất, sương mù mờ mịt, yêu quái ẩn hiện...

Kẽm Trống là nơi phân tách giữa tỉnh Hà Nam và Ninh Bình, dòng sông là địa giới, hai dãy núi hai bên thuộc hai tỉnh. Nơi đây đã được xếp hạng là Danh thắng Quốc gia.

Vậy mà sau này, mỗi lần đi qua lại thấy núi bị khoét thêm một tí, trắng phớ cả ra. Người ta phá đá kẽm Trống để lấy đá, tan hoang cả một vùng sơn thủy. Đá ngày đêm bị nổ mìn phá xuống, nứt toác, khô cằn, đau đớn.

Lần nào đi qua chỗ này, tôi cũng nhìn để xem họ đã phá hủy đến đâu rồi.


Ngày xưa đi ngang qua đây, bà Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm đã làm bài thơ Qua Kẽm Trống thế này:


Hai bên thì núi, giữa thì sông,
Có phải đây là kẽm Trống không?
Gió đập cành cây khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.
Ở trong hang núi còn hơi hẹp,
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng.
Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại,
Nào ai có biết nỗi bưng bồng.


Giọng thơ của Hồ nữ sĩ thì các Phượt sĩ nhà ta hai trăm năm sau vẫn còn chạy dài.

Mặc định


 
Ở khu vực Kẽm Trống này còn lưu truyền một giai thoại ghê rợn mà tớ được đọc từ hồi bé tí. Thực ra hồi đấy đọc cũng không nhớ nổi là ở đâu, sau này mới biết là vùng Kẽm Trống.


Thời nhà Đinh, vùng này hoang sơ lau lách um tùm. Người ta truyền nhau rằng nhiều người đi qua không thấy về. Có một buổi chiều tối nọ có một người khách đến vùng Kẽm này, chưa qua được sông, nên đành nghỉ lại một quán hàng bên này sông phía Ninh Bình. 

Trong quán hàng, chủ quán ra sức mời khách rượu thịt, khách ngà ngà say thì sắp chỗ cho nghỉ. Nửa đêm, mấy người lẻn vào trói nghiến khách, lấy hết tiền bạc, rồi vác ra sau làng, lên lưng chừng núi đá. Tại đấy có một hang sâu thăm thẳm, bọn chúng vứt khách xuống hang rồi về. 

Người khách là một viên tướng, đã ngầm nhận biết âm mưu của bọn cướp, nên không chết dưới đáy hang mà còn thoát dây trói. Ông nhận ra quanh mình có vô số bộ xương người ngập ngụa. Thoát khỏi hang, ông trở về triều đình báo lại.

Quân triều đình đến bao vây cả làng, và thấy dưới hang sâu có không biết bao nhiêu xương cốt của nạn nhân cả mới cả cũ. Tra khảo ra thì thật đáng kinh sợ khi cả làng này đều thông đồng với nhau giết khách qua đường cướp của. Làng này đã sống như thế từ khi lập làng, đã nhiều thế hệ. Từ người già đến trẻ con, từ đàn ông đến đàn bà đều thông mưu, chính vì thế mà hàng bao nhiêu năm, bao nhiêu thế hệ không ai phát hiện ra âm mưu rùng rợn ấy.

Triều Đinh, hình phạt tàn khốc được phán quyết cho toàn bộ làng: đàn ông bị chém ngang lưng, đàn bà bỏ rọ trôi sông, người già trẻ em bị bỏ xuống giếng lấp đá lên. Toàn bộ những gì còn lại của làng, kể cả trâu bò gà chó đều bị đốt trụi thành tro, mồ mả bị quật, triệt hạ đến tận cùng.

Những hài cốt trong hang được lấy ra, chôn cất tử tế. Đất làng chia cho tất cả các làng quanh toàn bộ vùng Ninh Bình, xa cũng như gần, mỗi làng một mảnh, để cày cấy và cúng tế cho những nạn nhân; không ai được cúng tế cho ngôi làng cướp. Đồng thời cũng nhắc cả vùng về tội ác của làng đó, để không bao giờ được tái phạm.



Câu truyện trên còn nhiều dị bản. Có bản cho rằng ngôi làng ăn cướp bị lộ khi một tên trùm cướp sau định hại cặp vợ chồng qua đường, khi giết một người qua đường thì lại không giết nổi người vợ, giữ người vợ lại làm thiếp. Người vợ sau đó thoát được báo quan. Lại có dị bản cho rằng vợ chính của tên cướp ghen tức với người thiếp mới nên đã báo quan.

Chung quy lại, nơi đây còn lưu lại một truyền thuyết đáng buồn về một thuở xa xưa khi Đại Việt mới lập quốc, tàn bạo còn lan tràn, và sự trả thù cũng thật là tàn khốc.



Địch Lộng

Trong mấy quả núi quanh Kẽm Trống có nhiều hang động, trong đó Địch Lộng được nói đến nhiều nhất, và có cả một khu đình chùa dưới chân động. 

Hang Địch Lộng, có nghĩa là ống sáo thổi gió, cũng như mọi hang núi khác, thạch nhũ, vài chỗ gõ kêu, vài chỗ có lỗ xuyên nhìn lên giời, có ngách nhỏ. Thế mà ông vua Minh Mạng phong là Đệ tam động; nói chung là đơn điệu như rất nhiều các hang động được mấy ông vua phong tặng hết.

Đình Địch Lộng dưới chân có mấy hàng cột đá to cao, và là đồ cổ chứ không phải mới làm, là có giá trị nhất về mặt công trình nhân tạo. Chùa chiếc xung quanh cũng dựng lại, xấu và chán đi nhiều rồi.


Hàng cột đá đình Địch Lộng.


Mặc định

Chán với cái hang động (bình thường không có gì đáng kể), với cái chùa (đang sửa lại, tương đối xanh đỏ), tớ trèo lên núi.

Từ cửa sau của hang Địch Lộng, có dấu vết của nhiều người trèo lên đỉnh. Không hề có đường gì cả, cũng khá cheo leo, nhưng núi đá vôi tai mèo bám leo lên cũng không khó. 

Lên đỉnh rồi, khung cảnh nhìn ra bốn phía, đồng ruộng núi non, sông Hoàng Giang uốn khúc phía dưới, vùng núi Vân Long xa xa, cánh đồng Gia Thanh vàng ươm bằng phẳng...


Sông Hoàng Long, cầu Hoàng Long


Kẽm Trống nhìn từ đỉnh Địch Lộng. Một xưởng khai thác đá đang gặm dần danh thắng này.

Last edited by Chitto; 20-06-2008 at 10:59 PM.

Mặc định

Xa sau dãy núi kia là khu ngập nước Vân Long nổi tiếng. 

Lúc đứng trên núi này nhìn mặt trời xuống sau các đám mây, tớ tưởng tượng ra cảnh trong The lord of the rings, xứ Modor rực lên cột lửa của Saul đằng sau các dãy núi lởm chởm.



Mặc định

Đồng lúa trong chiều


Mặc định

Vâng, cô bé người Ninh Bình đi cùng tớ nói rằng: "quê em ở gần đây, từ bé đã quen nghe tiếng nổ mìn phá đá rồi, không biết bao nhiêu năm..."


Và đây, những vết thương của núi vẫn đang bị khoét thêm, khoét thêm ra


Dùng thử chức năng Album mới

Đồng lúa Gia Thanh chiều muộn



Chiều đổ trên đầu




Hang Múa


 


Trước khi được biết đến với Vân Long, Tràng An, thì Ninh Bình nổi tiếng với Tam Cốc. Tam Cốc nằm ở xã Ninh Hải, giáp núi với xã Ninh Thắng. Quanh Tam Cốc cũng còn một số hang động xuyên thủy nữa, mà một hang ăn sang phía Ninh Thắng gọi là Hang Múa. Từ Ninh Bình có đường gần đi thẳng đến đây.

Hang Múa cũng không có gì lắm, vì chỉ là một hang núi ăn thông, mà lại ngược đường qua Tam Cốc, nên ít người đến. Xã này đã cố gắng chi tiền để làm một khu du lịch nhỏ dưới chân núi Múa, để thu tiền khách du lịch.

Nhiều người chắc sẽ thấy chỗ này bình thường, ít để ý, và cũng không hay lắm. Tớ cũng đồng ý. Nhưng vì đã đến rồi, đã mất công trèo lên đỉnh núi Múa, nên cũng có đôi chút cảm xúc về nơi này.


Đường leo lên đỉnh núi Múa. Trên đỉnh núi có một pho tượng Quan Âm để trong cái gác. Hai bên có hai tháp nhỏ.


Mặc định

Từ trên đường lên nhìn xuống, khu này cũng đã cố làm thành một hõm núi có sơn, có thủy, có đảo, có hang đủ cả. Nhưng sơ sài thì cũng không ai đến mấy.



Lưng chừng núi



Và đã lên đỉnh núi



Từ đỉnh núi Múa có thể nhìn sang Tam Cốc. Dòng suối Tam Cốc uốn lượn giữa đồng lúa ngay dưới chân núi, những con đò nhỏ như mảnh trấu vào ra một khúc suối, cảnh đẹp phết. 

(Mỗi tội lúc leo lên đến nơi thì tắt nắng rồi)




Mặc định

Hang Cả của Tam Cốc.

Khối núi lớn bỗng để lộ một hang ngầm để dòng suối chảy qua, cũng thú vị phết. Các hang của Tam Cốc không thật dài nhưng rộng và cảnh sắc cũng hấp dẫn, nhất là vào mùa lúa.

Tớ nghĩ vào mùa lúa xanh rì, hoặc chín vàng, thì Tam Cốc rất đẹp. Mùa khác thì Tràng An thích hơn, vì Tràng An không nằm trên đồng lúa, mà non nước mênh mang.



Mặc định

Hì, thực sự thì Ninh Bình rất đáng để đến ngắm. Tớ cũng muốn xong topic sơm sớm, kẻo "lay lắt" lâu quá rồi. Nhưng nghĩ lại thấy không muốn viết sơ sài về một vùng đất đẹp thế này, nên cứ kéo dài, kéo dài ra.


Trên dòng suối Ngô Đông




Nhìn về phía bắc



Tam Cốc

Con suối Ngô Đồng vào Tam Cốc




Đền Thái Vi

Giữa đồng lúa cạnh suối Ngô Đồng, có một ngôi đền cổ, tên là đền Thái Vi, hay đền Văn Lâm.

Đền thờ các vua Trần, những người đã lập hành cung ở vùng này, vì vùng này là cố đô thời Đinh, và cũng cách phủ Thiên Trường không xa. Đằng sau đền cũng có một khu được gọi là "lăng Trần". Lăng này cũng chỉ có tính chất tượng trưng thôi.


Mặc định

Đền Thái Vi có kết cấu cột, xà bên ngoài làm toàn bằng đá rất đẹp, có từ lâu. Hậu cung xà gỗ nhưng cột cũng đá. Đúng là vùng của đá.

Trong cung thờ vua Trần Thái Tông, bà hoàng hậu, vua Trần Thánh Tông, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải.

Phía trước có một gác nhỏ cổ kính đứng bên một hồ nước. Ngoài cổng rập rờn lúa chín.





Last edited by Chitto; 26-06-2008 at 09:16 PM.

Đền Thái Vi nhìn từ xa



Mặc định

Sen trong đầm



Mặc định

Cách Tam Cốc khoảng 2km là chùa Bích Động. Nơi này cảnh nhỏ xinh thích lắm. Một đầm sen, một cây cầu đá, một cổng chùa khép dưới chân núi đá.


Mặc định

Sen và lúa



Sen nơi nước sâu




 Tuổi thơ giữa non nước



Mặc định

Nói đến Ninh Bình, điều đầu tiên tôi nhớ lại là khu rừng Cúc Phương. Không biết có duyên gì không mà chỉ trong vòng 3 năm tôi đi Cúc Phương đến 6 lần. 

Cúc Phương là khu rừng bảo tồn quốc gia đầu tiên, trải trên địa bàn cả Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Thế nhưng người ta luôn nói đến Ninh Bình trước, vì đường vào cửa rừng nằm ở Nho Quan, có đường xe chạy vào đến giữa rừng. Còn các tỉnh kia trước đây không có đường chính để vào rừng. 

Đấy là ngày trước thôi, giờ thì đường HCM đã cắt cả một khoảnh rừng ra rồi. Dân cũng theo đó mà bám đường. Chẳng mấy mà rừng bị khoét, bị cắt, bị mất dần đi.

Rừng Cúc Phương nổi tiếng bởi đó là khu rừng trên địa hình núi đá vôi, với cả một hệ thống hang động trong rừng, mà một trong số đó có dấu tích của người tiền sử. Trong rừng, có thể gặp suối, thác nước, hang động, cả bản làng người Mường. Treking trong rừng cũng là một tour thú vị với nhiều người. 

Ảnh Cúc Phương, toàn ảnh chụp thời máy phim, nên cũng chả biết nói thế nào. Nhớ gì về rừng thì viết lại, thế thôi.

Nhớ Cúc Phương, là nhớ những kỉ niệm đi đi trong rừng.

Từ trung tâm rừng Cúc Phương, thường đi Cây chò ngàn năm. Từ đó tiếp mấy trăm mét là đến động Thủy Tiên, một động ăn sâu vào trong lòng núi. Muốn vào cửa phải cúi khom mình. Để xuống dưới phải đu dây leo trèo mới đi được. Mà cũng chưa dám đi đến hết động bao giờ.

Trên đường đến cây Chò chỉ ngàn năm, gặp một cây dây leo vài trăm năm, thân to cả ôm, vắt vẻo kéo dài cả trăm mét, quấn cổ quanh các cây to mà đu đưa, đu đưa.

Một đường khác qua cây sấu năm trăm năm, là con đường mà mấy đứa xưa kia bị lạc.

Theo bản đồ chỉ dẫn, thì đi sâu sẽ gặp động Trăng Khuyết, suối nước, thác nước, bản người Mường, hang Con Moong,... thế nhưng chưa bao giờ đi cả...

Mặc định


 


Tôi đã quay lại Ninh Bình, nhưng cũng chỉ có một một ngày rưỡi. Thế nhưng trời không chiều người, mưa rất to suốt một ngày. Thế là chỉ còn nửa ngày.

Thôi, đi thăm Phát Diệm vậy, nơi này cũng đã đến mấy lần, nhưng vẫn có một điều lôi cuốn, khi càng ngày tôi càng hiểu hơn về Thiên Chúa giáo.

Trên đường đi Kim Sơn, ghé qua nhà thờ Tôn Đạo.

Đây được coi là nhà thờ kiến trúc Gothic có trang trí mặt tiền đẹp cầu kì và đẹp nhất vùng, với những khối đá được điêu khắc họa tiết giống phong cách nhà thờ Đức Bà ở Paris, tuy còn kém xa.

Cầu ngói Kim Sơn

Ngay thị trấn Kim Sơn có cây cầu ngói khá đẹp.

Đây cũng vốn là cây cầu ngói cổ, ngang với cầu ngói Thanh Toàn ở Huế, tuy không cổ bằng chùa Cầu Hội An, nhưng cũng có giá trị lịch sử lớn. Chân cầu làm bằng gỗ lim rất lớn, chứ không phải xây bằng gạch như chùa Cầu hay cầu Thanh Toàn, và khoảng cách của cầu, chiều cao tĩnh không đều vượt hơn hẳn hai cầu ngói nổi tiếng kia.

Nhưng rồi thời gian biến đổi, nên cột gỗ xuống cấp. Người ta đã thay bằng cột ximăng, rồi sàn cầu bằng gỗ cũng đổ bêtông hết, nên có cảm giác nó là cây cầu mới.

Ở bên cầu chả có biển di tích nào cả, và hình như cũng ít người quan tâm đến kiến trúc đặc biệt này.



Cầu ngói Kim Sơn trong nắng chiều



Nhà thờ Phát Diệm

Đây là ngôi nhà thờ Công giáo đặc biệt nhất, và có lẽ thu hút khách du lịch nhất ở Việt Nam. Có lẽ là độc đáo ở cả tầm thế giới nữa. Đó cũng là một sự thực chứ không phải là tâng bốc quá.

Nhà thờ Công giáo vĩ đại, hoành tráng, rực rỡ đẹp đẽ thì cũng có thể gặp nhiều. Từ Tòa thánh Vatican, các giáo đường nổi tiếng phương Tây, ..., nhưng nhà thờ với kiến trúc hoàn toàn kiểu đình chùa thì chắc chỉ có một.

Đôi lúc tôi nghĩ, có lẽ ở Trung Quốc, nếu Thiên Chúa giáo được tự do phát triển, thì cũng có thể có những ngôi giáo đường phong cách thế này. Nhưng có lẽ do không phát triển được, hoặc nếu có thì Cách mạng VH của TQ cũng xóa sổ rồi. Còn ở Nhật, Hàn có nhà thờ nào kiểu này không thì không rõ lắm, nhưng hình như cũng không có thì phải.

Vì thế, nhà thờ Phát Diệm càng độc đáo.

Mặc định

Con đường từ ngoài đường lớn vào chính diện nhà thờ quá hẹp, những khối nhà hai bên tiến sát ra đường. Ngay lối rẽ là tấm biển đỏ của một cơ quan chính quyền mà tôi không nhớ. Nhưng không có tấm biển nào chỉ dẫn "Nhà thờ Phát Diệm" cả.

Tiến vào gần nhà thờ, cũng buồn buồn, vì xung quanh là những ngôi nhà dân lô nhô vươn lên. Ngay đầu ngõ là nhà cho thuê áo cưới, tiệm phim ảnh, quầy tạp hóa sặc sỡ tranh nhau vị trí đắc địa là nhìn thẳng sang nhà thờ. Mấy chiếc xe bán tải đỗ nghênh ngang chắn cả lối đi.

Đứng bên này hồ nước rộng hình vuông, có thể thấy nhà thờ đằng xa. Hòn đảo giữa hồ có bức tượng Chúa Giêxu Vua (tượng tôn vinh Chúa Giêxu là Vua của các vua trên khắp mặt đất).

 

Việc tạo một hồ nước rộng ngay phía trước công trình là phong cách phong thủy phương đông khá rõ. Các công trình nhà thờ châu Âu không bao giờ như thế, nếu có nước thì cũng chỉ là bể nước, đài phun nước, còn thường thì con đường phải rộng thẳng đến trực diện nhà thờ.

Ngay trước nhà thờ chính Phát Diệm là tòa Phương đình bằng đá, được coi là công trình đẹp nhất.

Toà phương đình này khiến tôi nhớ lại một số tòa nhà thờ ở Italia như nhà thờ Pisa, nhà thờ Florence cũng có một công trình lớn phía trước cửa chính, là tòa tháp Rửa tội. Nhưng các tháp này đều kín mít đầy bí ẩn.

Ở đây kiến trúc sư của nhà thờ Phát Diệm - Linh Mục Trần Lục đã xây một công trình mở, là tòa đình vuông bằng đá, thông từ trước ra sau với lối kiến trúc phương đông đặc sắc. Toàn bộ khối nhà bên dưới bằng đá khối ghép khéo léo, đứng trên một cái nền được đóng hàng vạn cây tre nên không bị lún.


Last edited by Chitto; 29-10-2008 at 10:51 PM.


Ở giữa tòa phương đình có một phiến đá rất lớn, phẳng lỳ nhẵn bóng do không biết bao nhiêu người đã nằm ngồi trên đó. Tảng đá đó được lấy từ khu vực Thành Nhà Hồ (Tây Đô) ở Thanh Hóa đem về, tương truyền chính là sập trong điện cũ của nhà Hồ. Do đó trong phương đình phải đi men theo hai đường bên.

Trên tầng hai, bốn phía có bốn lầu nhỏ, trên nóc là bốn vị Thánh sử - những người viết sách Phúc Âm, tức Kinh thánh. Mặc dù Kinh thánh là "lời từ Chúa" nhưng bốn vị viết không giống nhau, nên khi dùng kinh thì phải ghi rõ là sách của ai, Luke hay Matthew, hay John, hay Mark.

Lầu giữa phương đình để một cái trống lớn, lầu trên đó treo một quả chuông, mà người ta hay gọi là chuông nam, để phân biệt với chuông tây; chuông tây là chuông nhà thờ kiểu tây, có dùi ở trong, phải kéo cho chuông lắc để dùi gõ từ trong ra; còn chuông nam là kiểu đền chùa truyền thống, treo cố định và lấy dùi gõ từ bên ngoài. Cái này chỉ có người vùng TCG thì mới phải lăn tăn phân biệt gọi tên riêng là chuông nam.

Phía trước phương đình viết chữ Hán: "Thánh cung bảo tòa", liên tưởng đến những ngôi đình cổ thường viết "Thánh cung vạn tuế" ở giữa đình.

Phía trước Phương đình là hai tượng Thánh tông đồ: Peter cầm chìa khóa thiên đường, và Paul.
Last edited by Chitto; 30-10-2008 at 09:27 AM.

Sau phương đình chính là ngôi mộ của Cụ Sáu, tổng công trình sư của nhà thờ Phát Diệm. Có điều tôi thấy phân vân là bia mộ quay ra cổng, tức là mộ đặt đầu quay ra cổng, chân quay vào nhà thờ chính. Và người đứng trước mộ cũng quay lưng lại nhà thờ chính.

Từ Phương đình nhìn qua sân là năm khung cửa của nhà thờ chính, với ba gác mái cong phía trên. Gác chính giữa, đỡ thập giá là bốn thiên thần, bên dưới có 4 chữ hán : "Thẩm phán tiền triệu", nghĩa là điềm báo trước ngày phán xét (ngày Tận thế, Thiên Chúa sẽ phán xét).

Trên vòm cửa chính giữa là bức điêu khắc đá lớn và đẹp nhất của nhà thờ, với rất nhiều các đóa hoa hồng, các thiên thần. Tấm đá này nặng hàng chục tấn.

Bên dưới các khung cửa là gian đầu tiên của nhà thờ chính, nơi để kiệu thánh trong lễ rước kiệu.



Góc đứng hẹp quá, máy phình phường, trời sắp tối nên chả thể lấy được đẹp



Mặc định

Bên trong nhà thờ Phát Diệm là những hàng cột gỗ lim cao vút tạo thành những gian giữa cao nhất và hai chái sang hai bên thấp dần. Bên trên có một lớp cửa lấy ánh sáng. Những cây cột này cao mười mấy mét, nặng 7 - 8 tấn; những cây lim phải sống đến 3 - 4 trăm năm mới đủ kích thước thế này. 

Tòa giáo đường này có lẽ là tòa nhà gỗ lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Các tòa điện ở Huế kém xa về độ cao, kích thướcc cột, bước cột. Còn những cung điện xưa ở Thăng Long thì chưa ai biết chính xác thế nào để mà so sánh.




Mặc định

Đến khi đã quá muộn, ánh sáng đã không còn rọi được vào trong lòng nhà thờ, những giáo dân đi lễ đã ra ngoài hướng về hang đá Lộ Đức cầu nguyện; trong nhà thờ chỉ còn một đoàn du khách. Chụp vội mấy cái ảnh xấu òm.

Gian Cung Thánh, nơi để bàn thờ chính là phần cuối của tòa nhà gỗ, mái thấp hơn phần giữa. Bàn thờ chính là một khối đá liền nặng mấy chục tấn. Bên trên tầng lớp những bức cửa võng (gọi theo kiểu dân gian bắc bộ) sơn son thếp vàng.

Chính giữa là tượng Đức Mẹ bế Chúa Hài đồng, với hàng loạt các tranh thánh. Bên trên là tượng Chúa Giêxu làm vua ở giữa, mỗi bên là 3 thánh tử đạo người Việt. Những vị này đều bị triều Nguyễn xử tử trong thời "sát tả". Trên cùng lại là tranh Đức Mẹ. Vốn nhà thờ có tên chính thức là Nhà thờ Kính Trái tim Đức Mẹ, nên chủ đề Đức Bà Maria được tôn vinh nhiều.





Các giáo dân đang cầu nguyện bên ngoài, hướng về phía hang đá Lộ Đức.

Trong khuôn viên nhà thờ Phát Diệm có 3 núi đá

- Hang Belehem: Tượng trưng cho chuồng cừu nơi bà Maria sinh Chúa Giexu
- Núi sọ Golgotha: Tượng trưng nơi Chúa Giexu bị đóng đinh câu rút
- Hang Lộ Đức: Tượng trưng hang Loudres ở Pháp, tương truyền nơi Đức Mẹ hiện ra nhiều lần vao thời trung cổ.

Vì nhà thờ Phát Diệm mang tên chính là để thờ Trái Tim Đức Mẹ, nên hang này được lập và thường xuyên được cầu nguyện.


Trong bức ảnh trên, tòa nhà bên phải là nhà nguyện Kính Trái tim chúa Giexu, trong đó có những bức trạm khắc gỗ rất đẹp, đã từng bị gỡ đi đem triển lãm ở Pháp thời Hội chợ Thuộc địa Pháp (1912).

Bộ "cửa võng" này ở giữa là hình Trái tim (của Chúa) bùng cháy. Xung quanh là vô vàn họa tiết trang trí cầu kỳ. 
(Tuy vậy, so với điêu khắc đá ở Angkor thì thật chỉ là trò trẻ con. Hứt hứt)

Last edited by Chitto; 07-11-2008 at 03:04 PM.


Chiều ở Phát Diệm


Quote Originally Posted by lymy Xem bài
+ Tại điện Pháp chủ: Thờ Phật Thích Ca
+ Tại điện Tam Thế: Ngôi hiện tại ở chính giữa, cũng là thờ Phật Thích Ca - tượng trưng cho Phật hiện tại ý ạ.

Lần trước về Ninh bình cũng viết được 1 số cảm nhận nghịch nghịch thôi, nếu bác Chitto đồng ý cho xì pam thì em xin góp vui:-p
Đó là chuyện thường mà. Có thể thờ một vị tại nhiều vị trí, trong nhiều hình tướng khác nhau. Bạn mà đi chùa Lào, Cam, Thái, Miến, thì thấy bao nhiêu là tượng Phật trong chùa, mà tất cả chỉ là tượng của duy nhất Phật Thích Ca Mâu Ni thôi. Phật giáo Nguyên thủy còn như thế.

Đại thừa thì khái niệm Phật còn rộng hơn, thì lại càng có thể như thế. 
Phật Tam Thế có thể là ba vị cụ thể: Quá khứ là A Di Đà / Nhiên Đăng / Đa Bảo / Ca Diếp...; Hiện tại là Thích Ca ; Tương lai là Di Lặc. Nhưng cũng không nhất thiết, có thể hiểu Tam Thế đó chỉ là tượng trưng cho tất cả các vị Phật. Phật hiện tại cũng không có nghĩa nhất thiết phải là Thích Ca.

Hơn nữa, theo Đại thừa thì Phật chỉ có một Pháp thân, nhưng có vô số Báo thân, thị hiện ra khắp không gian và thời gian, mà Phật Thích Ca chỉ là một trong số đó. 

Do đó tượng thờ Thích Ca ở điện Pháp Chủ là thờ vị Phật Lịch sử, con người thật đang thuyết pháp. Còn tượng Phật hiện tại trong Tam Thế có thể là Thích Ca, có thể không. Nếu coi là Thích Ca, thì đó cũng là Thích Ca tượng trưng cho Thời đại, chứ không nhất thiết là con người cụ thể nữa.

Ở các chùa truyền thống, nhiều chùa cũng có 2 - 3 pho A Di Đà, vài pho Cửu Long, Thích Ca, Quán Âm bồ tát có khi đến 4 - 5 pho dưới các hình tướng khác nhau.

Nhà thờ cũng thế thôi, tượng Chúa dưới đủ mọi dạng thức cùng được thờ cả.


Bạn cứ viết cảm nhận của bạn đi, tớ sau đợt đấy cũng không đi lại NB, nên cũng chả còn gì đâu. Nhớ ảnh đẹp nứa nhé 


Mặc định

Quote Originally Posted by MANHHUNG Xem bài
... có thông tin về "Hoành phi - Câu đối"...
Chủ đề này khá rộng, tìm hiểu sâu thì tôi cũng chưa tìm hiểu hết được, và cũng không có chỗ viết những gì đã biết ra hết, mà trên mạng thì cũng có một số, nhất là diễn đàn về Thư pháp, Thư họa.

Theo tôi hiểu, thì Hoành phi là tấm biển nằm ngang được treo ở giữa nhà, nơi thờ cúng (hoành: ngang; phi: phô bày), thường được viết bằng chữ to, nên còn gọi là bức Đại tự. Hoành phi có nhiều ý nghĩa: tôn kính phụng thờ, ca ngợi, vinh danh, chúc tụng, tưởng nhớ...

Trong chùa thì Hoành phi mang nghĩa tôn kính, hoặc tóm tắt giáo pháp của Phật, nhắc nhở sự tôn nghiêm.

Cần phân biệt tấm biển, ngạch với hoành phi. Biển ngạch dùng để viết tên của tòa nhà, của công trình, không phải để ca ngợi, do đó không phải hoành phi. Chẳng hạn như các chùa thì ngoài cổng có biển ngạch đề tên chùa: Bái Đính Tự, Kim Liên Tự; ở tòa điện chính thì thường là Đại hùng Bảo điện; phía sau thì là Tổ Sư đường.

Hoành phi trong chùa thường là: Thiên Nhân Sư, Tam giới đại sư, Từ quang phổ chiếu, Hoa tạng giới, Y chính trang nghiêm, Vô thượng tôn.

Treo trong điện thờ, nằm ngang trên cao có thể là các bài minh, bài văn thơ ca ngợi, viết rõ về vấn đề gì đó, có thể là bài kinh. Nếu treo sát tường và dọc thì là tấm Trung đường.

Câu đối thì thường treo dọc, trên cột hoặc hai bên chỗ thờ.
Tôi không biết nhiều chữ Hán nên không đọc được hết các câu đối. Câu đối chùa Bái Đính lại còn làm chữ chìm vào với nền hoa dây, lại quá cao nên khó nhìn. Đáng ra nếu to như thế thì phải làm sao cho chữ nổi lên, để có thể thấy từ xa.
Last edited by Chitto; 01-06-2009 at 10:35 PM.

Mặc định

Chùa cổ của các cụ, những hoành phi bên ngoài có thể trang trí cầu kỳ, từ viền cho đến nền. Nhưng càng vào trong thì càng đơn giản. Hoành phi trên tượng Phật có khi chỉ là chữ trên gỗ trơn, không hề có bất kỳ trang trí gì hết, để thể hiện tính "vô tướng" của Phật giáo.

Nhưng gần đây có phong trào đua nhau cúng tiến Hoành, Đối, đua nhau làm thật cầu kỳ, nền hoa gấm chi chít, chỗ nào cũng phải chạm khắc rồng phượng, chữ vạn lồng chữ thọ... thì mới chịu, mà không biết là tấm hoành đó để chỗ nào. Tệ hại hơn là người ta chỉ đua nhau làm cái nền hoa, mà bỏ qua cái quan trọng nhất là chữ viết. Nhiều hoành nền toàn rồng phượng nhưng chữ thì viết sai be bét, hoặc xấu xí thảm hại vô cùng.

Theo tôi đọc thì bức hoành chùa Bái Đính mới sẽ to nhất VN, ngang đến 9m, cao hơn 3m. Tuy nhiên không hiểu là từ 1 tấm gỗ hay ghép nhiều tấm? Nếu ghép nhiều tấm thì to thế hay to hơn nữa cũng không có ý nghĩa nữa rồi. Còn nếu làm bằng xi măng cốt thép nữa thì càng không nên quan tâm với kỷ lục gì cả.

Thường các hoành phi câu đối phải do những người viết chữ đẹp, có tâm, có thành, có đủ phẩm chất mới được viết. Không phải ai cũng có thể viết bậy. Do đó các hoành và câu đối có lạc khoản đề tên người viết, vì mỗi người đều có nét chữ riêng. Thợ khắc cũng phải là bậc cao thủ mới dám khắc chữ viết từ bút lông vào gỗ. Và do đó hoành phi câu đối phải là những tác phẩm nghệ thuật thực sự.

Nhưng câu đối chùa Bái Đính hình như không có lạc khoản, do đó có thể cho rằng đó là do làm một cách "công nghệ", hay nói khác đi, nó có thể chỉ là sản phẩm chứ không phải là tác phẩm.
Last edited by Chitto; 01-06-2009 at 10:40 PM.


Đan viện Châu Sơn

Lâu lâu mới có dịp quay lại Ninh Bình, tạt vào Đan viện Xitô Châu Sơn chơi.

Đan viện là khu vực tu viện của dòng Đan tu, một dòng tu chiêm niệm, lấy sự suy tư ngẫm nghĩ về Chúa và lao động cần mẫn làm lẽ sống. Một số tài liệu gọi là dòng Khổ tu là sai, vì các tu sĩ (gọi là Đan sĩ) không hề hành xác khổ hạnh, không giam mình trong các căn phòng tối tăm. Họ vẫn ra ngoài lao động, nhưng không tham gia vào các công việc truyền giáo, các công việc tôn giáo như các linh mục.

Những đan sỹ khấn trọn sẽ cả đời sống trong đan viện, mỗi ngày ít nhất 7 lần làm lễ tại bàn thờ. Ngoài thời gian lao động, còn lại là cầu nguyện và suy nghĩ.

Đan viện Châu Sơn được thành lập năm 1936, năm 1939 thì dựng ngôi nhà thờ bên ngoài để gạch mộc rất độc đáo.




Đan viện Châu Sơn

Ngôi nhà thờ được xây liền với tu viện đằng sau để gạch mộc không trát tạo thành nét độc đáo riêng có của đan viện này.

Trên các ô cửa là hình ba chữ JHS lồng vào nhau, nghĩa là Jesus Hominum Salvator : Jesus đấng cứu độ loài người.



Bên trong lớp tường gạch mộc là một công trình kiến trúc rất đẹp theo kiểu Gothic, những cây cột đỡ vòm vươn rồi chụm lại, sang trọng như những lâu đài Trung cổ châu Âu.


Và những đan sinh cầu nguyện. Phút cầu nguyện cuối, tất cả im lặng trong chiêm niệm, quỳ hướng về phía Chúa. Tôi nghe như có tiếng khóc của một đan sinh...