Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội - (phần 2)

Topic gốc: KỂ CHUYỆN THĂNG LONG - HÀ NỘI

Lê Trung Hưng


Sau thời nhà Mạc, Thăng Long bước vào triều Lê Trung Hưng với vua Lê chúa Trịnh cùng song song. Những con rồng thời Lê Trung Hưng cũng không còn oai hùng mạnh mẽ dữ tợn như thời Lê Sơ nữa.

Chỉ nhìn con rồng đá thôi, đôi khi cũng có thể cảm nhận được cả về triều đại đã tạo ra nó.

Con rồng phía sau điện Kính Thiên


Con rồng trong Văn Miếu

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:46.

Phủ Chúa

Lúc này tại Thăng Long, bên cạnh Hoàng thành, một công trình to lớn nữa được dựng lên, là Phủ chúa Trịnh. Hoàng thành vốn rộng lớn nhưng không được tu sửa, vì vua chỉ ngồi làm bù nhìn, làm gì có quyền, có tiền mà sửa sang xây cất. Trong khi đó Phủ chúa thì ngày càng được xây dựng to đẹp, xa hoa đẹp đẽ.

Phủ chúa Trịnh nằm sát phía dưới hồ Gươm, từ cửa phủ nhìn ra hồ Gươm nằm ở bên trái, nên được gọi là hồ Tả Vọng. Quanh hồ, chúa Trịnh cho dựng nhiều công trình để vui chơi, duyệt binh, ngắm cảnh.

Sau này khi họ Trịnh sụp, Lê Chiêu Thống đã đốt sạch Phủ chúa, cháy trong 3 ngày mới tắt, cả khu đất trở thành hoang phế, điêu tàn, rồi người Pháp mới dựng các khu phố Pháp ở đây. Phủ chúa có lẽ nằm ở khu các đường Tràng Thi đến Nguyễn Du ngày nay.

Phủ chúa Trịnh trong bản đồ cổ

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:46.

Các phố mang chữ Hàng


Diện mạo ngày nay ta còn biết về Thăng Long chủ yếu là từ đời Lê. Hầu hết các con phố cổ ngày nay còn tên được đặt từ thời này.

Thời Lý, Trần, khu mua bán sầm uất của Thăng Long nằm ở phía Tây, bên dưới hồ Tây, tức là ở khu Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám ngày nay, dân cư cũng tập trung ở đó. Phía Đông của Thăng Long còn rất thưa thớt.

Nhưng sau thời Minh đô hộ, khu thị dân đó điêu tàn. Đến khi triều Lê giành lại giang sơn, thì hàng chục làng nghề khắp đất nước tụ hội về phía Đông của hoàng thành, tạo nên khu phố cổ, với hàng chục phố mang chữ "Hàng" rất nổi tiếng, đa số còn giữ được đến nay. Các phố mang chữ Hàng còn trải rộng ra khắp khu vực Thăng Long, chứ không chỉ tập trung ở khu phố cổ quận Hoàn Kiếm.

Một số phố Hàng ở phía Nam, nay đã bị đổi tên:

- Phố Hàng Cỏ (nay là Lê Duẩn): nơi cung cấp cỏ cho voi ngựa
- Phố Hàng Lọng (khúc trên Lê Duẩn):
- Phố Hàng Bột (nay là Tôn Đức Thắng)
- Phố Hàng Cơm (nay là Quốc Tử Giám): nơi có nhiều hàng cơm bán cho sĩ tử học tại Quốc Tử Giám
- Phố Hàng Cháo (nay là ngõ Hàng Cháo): cháo nấu từ bột. Bột, Cơm, Cháo đứng gần nhau một cụm
- Phố Hàng Đẫy (nay là đoạn Nguyễn Thái Học gần Trịnh Hoài Đức)
...
Một số đường phố đời Lê vẫn còn giữ được tên đến nay như phố Thợ Nhuộm nơi có nhiều thợ nhuộm vải, phố Khâm Thiên nơi đặt Khâm Thiên giám.
Last edited by Chitto; 13-06-2010 at 22:58.

Chùa Trấn Quốc và đê Cố Ngự

Chùa Khai Quốc xưa dựng từ thời Lý Nam Đế ngoài bãi sông Hồng, đến đời Lê Thái Tông đổi tên là chùa An Quốc. Năm 1615, bãi sông lở, nên dời chùa vào hòn đảo Cá Vàng giữa hồ Tây, đổi tên là chùa Trấn Quốc.

Hòn đảo này xưa kia các vua Lý, Trần đều dựng cung điện để nghỉ ngơi vui chơi, nằm chơi vơi giữa mặt nước mênh mông, bình minh hoàng hôn đều tuyệt đẹp. Nay dời chùa vào đảo, mặt chính chùa quay sang phía Tây, hướng về đất Phật, khi ra chùa phải đi bằng thuyền, cập bến rồi đi lên lễ Phật.

Khoảng năm 1620, để giữ cá ở góc Đông của hồ Tây, dân quanh vùng đắp một con trạch bằng đất ngăn góc hồ lại. Chúa Trịnh thấy thế liền cho đắp con trạch nhỏ đó thành con đê có thể đi ngựa xe được để đi chơi, thành ra con đường Cố Ngự (Cố = con đê, ngự = ngăn ra, chia ra). Con đê này đi gần qua đảo có chùa Trấn Quốc, nên đắp luôn con đường nhỏ nối ra, để không phải đi thuyền. Có điều con đường lại từ phía sau chùa, cho nên làm vòng ra phía trước, xây tường bịt phía sau.

Về sau, đường Cố Ngự bị đọc chệch thành Cổ Ngư, và là đường Thanh Niên ngày nay. Đường vào chùa Trấn Quốc trước kia vòng ra mặt trước, nay cũng bị sửa thành ra chui vào phía sau, mất đi nguyên bản.

Chùa Trấn Quốc trên đảo Cá Vàng, tu sửa đời Lê



Con đê Cố Ngự phía bên phải, hòn đảo bên trái là phường Ngũ Xã, ảnh từ trăm năm trước

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:46.

Những dấu tích vui chơi của chúa Trịnh vẫn còn lại đến nay qua các địa danh.

Con đường ở phía Tây thành Thăng Long, xưa gọi là Tây Giai (Tây Nhai), lúc này chúa Trịnh cho trồng toàn liễu, nên gọi là Liễu Giai.

Ở phía Đông, một con đường khác được trồng toàn cây hòe, nên gọi là Hòe Giai (Hòe Nhai).

Sát bờ hồ Tây, chúa cho trồng toàn bàng, để khi mùa đông sang, lá bàng đỏ rực trong ánh hoàng hôn, mùa xuân xanh non trong nắng sớm, là cảnh đẹp tuyệt vời.

Trong khu vườn thượng uyển cũ phía Tây, đắp lại gò đất, trồng nhiều cây Sưa để mùa xuân ra hoa trắng, nên gọi là Sưa sơn.

Nay các rặng liễu, hòe, bàng đều không còn, nhưng tên Liễu Giai, Hòe Nhai vẫn còn đó. Núi Sưa nay nằm trong Bách Thảo. Các gốc sưa từ thời đó cũng đã mất, nhưng vẫn có vài cây trồng sau này. Ngọn núi Sưa đó về sau lại bị gọi nhầm là núi Nùng.

Thờ Mẫu


Dưới triều Lê, một hệ thống tín ngưỡng mới phát triển, là tín ngưỡng thờ Mẫu. Dù truyền thống tôn thờ các vị nữ thần đã có từ rất xa xưa, với việc thờ các nữ thần mưa Tứ Pháp, các nữ thần núi non như Quốc mẫu Tây Thiên, Hậu thổ phu nhân, Tổ mẫu Âu Cơ,... tuy nhiên đến đầu thời Lê mới chính thức thành điện thờ Mẫu.

Bắt đầu từ Nam Định, với huyền thoại Mẫu Liễu Hạnh, tín ngưỡng thờ Mẫu nhanh chóng lan rộng khắp đất nước, hệ thống hoá thành Tam toà Tứ phủ. Mẫu Liễu Hạnh thay thế Từ Đạo Hạnh, Minh Không trong Tứ Bất tử, và có nhiều huyền thoại ở khắp nơi.

Tại Thăng Long, phố Hàng Trống trở thành nơi tạo tác một dòng tranh thờ tín ngưỡng Mẫu. Tranh thờ Hàng Trống khác với tranh dân gian Đông Hồ, vì chuyên về các nhân vật thần thánh trong Đạo giáo và thờ Mẫu, màu sắc cũng sặc sỡ hơn, nhiều chi tiết cầu kì hơn.



Một bức tranh thờ Hàng Trống, theo trật tự từ trên xuống:
- Trên cùng là Phật bà Quan Âm, với Kim đồng, Ngọc nữ hầu hai bên
- Tứ Đế của Đạo giáo, bốn vị Đế ở bốn phương
- Tam toà Thánh Mẫu: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải
- Năm vị Quan lớn
- Bốn vị Chầu Bà
- Mười hai chầu
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:46.

Phủ Tây Hồ

Khi nhà Lê Trung Hưng cùng họ Trịnh giành lại được Thăng Long từ nhà Mạc, triều Lê phái trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan sang sứ Trung Quốc.

Giai thoại kể rằng khi trở về từ Trung Quốc, vào khoảng những năm 1598, Phùng Khắc Khoan đã gặp tiên tại Lạng Sơn, mà vị tiên đó chính là Thánh mẫu Liễu Hạnh. Ông bèn cho xây ngôi đền thờ Mẫu tại Lạng Sơn, nay chính là chùa Tiên.

Sau đó, khi về Thăng Long rồi, trong một chuyến du hành chơi vòng quanh hồ Tây, tại một quán nước bên bờ hồ, ông đã gặp lại Tiên chúa Liễu Hạnh, dưới hình dáng người con gái bán nước xinh đẹp. Hai bên làm thơ xướng hoạ rất tương đắc. Mấy hôm sau trạng Bùng quay lại thì không còn gặp ai nữa, nên lập một am nhỏ để tưởng nhớ.

Nơi trạng Bùng gặp Mẫu Liễu Hạnh, được dựng lên thành một ngôi đền thờ lớn, gọi là Phủ Tây Hồ, là nơi thờ Mẫu sớm nhất ở Thăng Long. Ngày nay đây là nơi thờ Mẫu lớn nhất của Hà Nội, cũng là nơi linh thiêng bậc nhất.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:47.

Quote Originally Posted by wild_cat Xem bài
theo như trong ảnh của bác, thì Hồ Trúc Bạch hình thành là do đê Cố Ngự ngăn Hồ Tây mà ra phải không ạ?
Đúng thế, ngay cả sau khi đắp đê Cố Ngự rồi, thì phần này vẫn chưa mang tên hồ riêng, vẫn chỉ là một góc hồ Tây.

Sau đó khoảng trăm năm, chúa Trịnh Giang cho dựng một nơi vui chơi ở cạnh hồ (chính xác chỗ nào thì không biết), trồng nhiều trúc, gọi là Trúc Lâm. Sau lại bắt các cung nữ phạm lỗi ra ở nơi đó. Các cung nữ này phải tự dệt lụa để sống, loại lụa họ dệt vì thế gọi là Trúc Bạch (Bạch nghĩa là Lụa, chứ không phải màu trắng). Dần dà người ta quen gọi tên hồ theo tên loại lụa đó, mới có tên hồ Trúc Bạch.

Dân năm làng đúc đồng ở Bắc Ninh dời vào bán đảo của hồ, hình thành nên làng đúc đồng Ngũ Xã, đúc nhiều sản phẩm đồng rất đẹp và tốt, mà nổi tiếng nhất là tượng đồng Trấn Vũ.

Tượng Trấn Vũ

Ngôi đạo quán của Đạo giáo ở phía Bắc của Hoàng thành có từ đời Lý, nhưng đến thời Lê mới được trùng tu lớn. Khi có đạo sĩ sinh sống thì là Đạo quán, khi không còn đạo sĩ thì có thể coi như ngôi đền.

Đền - Đạo quán thờ vị Huyền Thiên Chân Vũ đại đế của Đạo giáo Trung Quốc. Nhưng sang đến Việt Nam, thì vị thánh này được đặt thêm tên mới là Trấn Vũ, có thể là do gọi tắt của Trấn Thiên Chân Vũ. Trong các vị thánh thần Đạo giáo, vị này là có nhiều danh hiệu nhất, cai quản nhiều mặt nhất, điện thờ chính ở núi Vũ Đang. Thậm chí triều Minh bên Tàu còn tôn Chân Vũ làm vị thần bảo hộ cho cả Triều đại, quốc gia, vì thế đúc tượng đồng thờ ở rất nhiều nơi.

Tại Thăng Long, trong các triều Lý, Trần tôn sùng Phật giáo, đạo quán này không được để ý. Có lẽ khi Vương Thông chiếm giữ Thăng Long cũng đã đến đây cầu khấn nhiều lần, vì đây là vị thần bảo hộ nhà Minh, người Minh.

Đến thời Lê Trung Hưng, năm 1635, với sự bảo trợ của chúa Trịnh, dân Ngũ Xã đã khởi công đúc pho tượng Trấn Vũ bằng đồng, hun đen. Đây là pho tượng đồng lớn nhất thời Phong kiến còn lại, là báu vật của Thăng Long, của quốc gia. Tiếc thay lại là tượng vị thần của phương Bắc chứ không phải thần của người Việt !!


Tượng Trấn Vũ mặc áo giáp của tướng võ bên trong, đạo bào của đạo sĩ bên ngoài, chân đất đầu trần. Tay trái bắt quyết kiểu phù chú của Đạo gia, tay phải chống lên thanh kiếm có con rắn quấn, đầu kiếm chống lên lưng rùa. Rắn và rùa tượng trưng cho sức mạnh và sự trường tồn. Bản thân Rắn + Rùa cũng là con Huyền vũ huyền thoại, linh vật phương Bắc. Thần Trấn Vũ (Chân Vũ) xưa cũng chính là thần Huyền Vũ, cai quản phương Bắc.

Cá nhân tôi thấy pho tượng được đúc rất đẹp, đẹp hơn hẳn pho tượng Chân Vũ mà Ngô Tam Quế cho đúc đặt trong Kim Điện tại Vân Nam (cùng thời với tượng Trấn Vũ này). Còn tượng Chân Vũ tại Kim điện trên đỉnh Vũ Đang thì chưa đến nên chưa biết để mà dám so sánh.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:47.

Sự khôi phục của Đạo giáo (đã có từ đời Lý) kéo theo sự tôn tạo hoặc dựng mới một số ngôi đạo quán. Ngoài Quán Trấn Vũ là đạo quán lớn nhất, Bích Câu đạo quán vẫn còn gìn giữ đến ngày nay, các ngôi đạo quán khác giờ đều đã thành chùa.

Ở trong khu dân cư đông đúc, phố Hàng Khoai, có ngôi Huyền Thiên đạo quán, giờ thành chùa Huyền Thiên, sát phía Đông của Hoàng thành có ngôi Đồng Thiên đạo quán, giờ cũng thành chùa Kim Cổ.

Lại có một ngôi đạo quán kỳ lạ nữa, là Quán Đế Thích. Đế Thích tức là thần Indra của Ấn Độ, được Phật giáo coi là Vua trời Đao Lợi, cùng với Phạm Thiên là hai vị vua trời hộ vệ Phật giáo. Nhưng sang đến thời Lê Trung Hưng, thì từ vị Trời của Phật giáo, lại được tôn thờ riêng như là một vị thần Đạo giáo. Hoặc có thể giới Đạo sĩ đã chuyển từ ngôi đền thành Đạo quán chăng? Mà xuất hiện ngôi quán Đế Thích.

Quán Đế Thích ngay cạnh ngôi chùa Hưng Khánh, nên đến giờ cả hai được gộp chung trong một khuôn viên gọi là chùa Vua, ở cạnh chợ trời ngày nay. Cũng thú vị, khi Vua Trời Đế Thích giờ được ngự ngay ở Chợ Trời !!!

Quán Huyền Thiên ở cạnh chợ Đồng Xuân


Chùa Vua - Quán Đế Thích ở chợ trời

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:43.

Đầu thời Lê Trung Hưng, Nho giáo được coi trọng, Đạo giáo cũng hưng thịnh, còn Phật giáo thì suy kém. Không có ngôi chùa nào do vua hoặc chúa cho dựng mới vào thời này, ngoại trừ một ngôi chùa khá đặc biệt là chùa Quán Sứ.

Từ thời Trần, đã có khu Quán sứ dành cho các sứ thần các nước Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp đến giao dịch, khu Quán sứ này nằm ở đâu không rõ. Đến thời Lê thì nằm ở khu phố Quán Sứ ngày nay. Khi chúa Trịnh lấy lại Thăng Long từ tay họ Mạc, thì khu Quán Sứ nằm không xa phủ chúa. Lúc này các sứ thần lại đông đúc, mà họ đều đến từ các nước theo Phật giáo, cho nên một ngôi chùa được dựng trong khu này, cũng gọi luôn là chùa Quán Sứ.

Khu Quán Sứ đã không còn dấu tích, chỉ ngôi chùa vẫn còn đó. Trải qua dâu bể, cũng không còn di vật gì của thời xa xưa đó nữa, ngôi chùa mới được dựng lên trên nền chùa cũ, với kiến trúc hiện đại hơn, chỉ còn cái tên lưu lại một thời quá khứ.

Ngày nay chùa Quán Sứ là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, về cấp hành chính thì là chùa quan trọng nhất, và cũng bề thế nhất nội thành Hà Nội, dù rằng so với nhiều chùa khác mới dựng sau này thì rất khiêm tốn nhỏ bé.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:43.

Bức tượng chùa Hoè Nhai

Có câu chuyện về Phật giáo thời Lê Trung Hưng khá đặc biệt: Vua Lê Hy Tông không thích Phật giáo, đến mức hạ chiếu yêu cầu các sư phải rời khỏi Thăng Long và thành thị, phải vào trong núi mà tu hành. Chiếu chỉ này khiến giới Phật giáo rung động.

Bấy giờ ở chùa Hoè Nhai có thiền sư Tông Diễn, đã làm một cái hộp gỗ rất đẹp, nói là trong có viên ngọc quý dâng lên vua xem. Vua mở ra, thấy bên trong chỉ là một tờ biểu, viết rất khúc chiết về sự cần thiết của Phật giáo cũng như những lợi lạc Phật giáo đem lại. Vua xem xong hối hận, huỷ bỏ lệnh cấm, và sau đó sám hối, dần quay lại với Phật giáo.

Vì vậy, trong chùa Hoè Nhai có một bộ tượng thuộc loại độc đáo nhất Việt Nam: tượng Vua đội Phật.

Bức tượng tạc hình vị vua với mũ áo đầy đủ đang quỳ mọp, hai tay sát đất. Trên lưng tượng có một tấm bồ đoàn, và Phật ngồi trên đó đang thuyết pháp. Bức tượng lấy từ ý trong kinh: vua trời Đế Thích ấy thân làm giường mời Phật thuyết pháp. Tuy nhiên sách nói rằng tượng này mang ý chính là về việc vua Lê Hy Tông sám hối, người đang quỳ kia chính là vua.

Tiếc rằng gần đây, pho tượng độc đáo này đã "được" sơn lại vàng choé loẹ, mất hoàn toàn màu sơn cánh gián truyền thống. Chùa cũng đang dựng lại hoàn toàn.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:43.

Các ngôi đình

Đến đời Lê, tại Thăng Long xuất hiện nhiều những ngôi đình làng bề thế.

Đình làng - có nguồn gốc từ thời Trần, khi vua Trần ra lệnh dựng các toà nhà đầu làng để khi vua quan vi hành, kinh lý sẽ nghỉ tại đó mà không phiền đến nhà dân. Sau toà đình trở thành nơi thờ những vị thần bảo hộ cho làng, các vị Thành hoàng. Sau đó, đình được mở rộng chức năng trở thành nơi tụ họp của làng, bàn việc làng, là không gian sinh hoạt văn hoá chung. Những toà đình cổ nhất còn lại đến nay là từ đời Mạc.

Tại Thăng Long, những toà đình - dù truyền thuyết nói có từ xa xưa lắm - đều dựng từ đời Lê Sơ về sau. Đến nay còn khá nhiều toà đình lớn và đẹp giữa lòng thành phố, đều dựng từ đời Lê Trung Hưng, trùng tu dưới đời Nguyễn. Nếu những ngôi chùa, đền lớn đều liên quan đến triều đình, hoàng tộc, thì các ngôi Đình hoàn toàn là của dân gian. Và nhiều ngôi đình còn to đẹp hơn cả đền chùa quốc gia !


Đình làng Khương Thượng, thờ vị thần đất của làng từ rất xa xưa.



Đình Vạn Phúc, thờ thần Linh Lang




.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:43.

Làng

Thăng Long là một đô thị, một kinh thành với rất nhiều ngôi làng nằm giữa lòng nó.

Bên cạnh khu Hoàng thành của Vua, Vương phủ của chúa, của triều đình quý tộc, khu trị sở của quan lại, khu luyện tập của quân đội, nuôi giữ voi ngựa, khu phố buôn bán của thị dân, khu sản xuất của các phường thợ, vẫn có rất nhiều ngôi làng sống cuộc sống thôn quê bình dị, với nghề nông và nghề thủ công. Những khu làng ấy tồn tại từ trước khi có Thăng Long, và đến nay vẫn còn đây đó giữa phố xá.

Chính những làng xóm xen giữa phố thị này đem lại những nét văn hoá rất đặc thù của vùng đất cũng rất đặc biệt này.


Ao làng, cạnh đình làng Khương Thượng, nằm ngay giữa những con phố đông đúc người xe của Hà Nội nay, như hình ảnh rõ nét về làng quê giữa Thăng Long xưa.


Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:44.

phố

Một số bạn trong Nam thắc mắc: tại sao ở Miền Bắc, mà cụ thể là Hà Nội, gọi đường là phố, nhưng rồi lại vẫn có đường. Thế thì phố khác đường ở cái gì ?

Phố - nguyên nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu mua bán, trao đổi. Một ngôi nhà là nơi bán hàng gọi là một căn phố. Nhiều căn phố đứng cạnh nhau trở thành một dãy phố. Rồi cả một con đường gồm nhiều căn phố được gọi ngắn gọn là một "con phố" lúc nào không hay.

Thế là con đường với nhiều căn phố bán vải trở thành "phố Hàng Vải", nhiều căn phố bán bông trở thành "phố Hàng Bông". Từ đó, cái tên phố để chỉ con đường với các cửa hàng cửa hiệu mua bán. Phố không chỉ là nơi để đi lại, mà còn là nơi trao đổi, mua bán, phố không chỉ là con đường đơn thuần, mà là con đường với sức sống kinh tế nhộn nhịp.

Do đó, tại Thăng Long xưa và Hà Nội nay, vẫn phân biệt Phố và Đường. Những nơi không có mua bán thì vẫn gọi là đường. Nhưng dần người ta cũng không còn nhớ cái ý nghĩa đó nữa, và đặt Đường hay Phố chỉ như một thói quen.

Mỗi lần nghe đến "phố", tôi lại nhớ đến những con đường xôn xao tiếng bán mua, cười nói, những con đường đặc trưng của một đô thị giao thương, và nó không chỉ đơn thuần là những con đường...

phố phường

Các con đường phía Đông của Hoàng thành trở thành nơi tụ tập những người làm các nghề thủ công, mua bán sản phẩm, tạo thành các phường thợ, phường buôn. Phường ngày xưa là tập hợp của những người cùng ngành nghề, sau này mới mang nghĩa là khu vực địa lý hành chính.

Mỗi con đường - nay gọi là con phố - chuyên về một sản phẩm, là có một phường. Bao nhiêu phố là bấy nhiêu phường. Các phường nghề thường là người từ các nơi khác tập trung lại. Họ từ Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam,... rời quê hương lên kinh đô lập nghiệp, tập hợp nhau lại, rồi coi đây là quê hương. Những người Thăng Long - Hà Nội cũng đều là như thế.

Khi lập nghiệp tại khu phố thị, người ta mang theo tâm linh tín ngưỡng từ quê hương lên theo, và lập các ngôi đền, ngôi đình thờ tổ nghề, thờ vị thần của mình. Đáng ngạc nhiên là trong khu phố cổ ngày nay vốn có hơn 50 ngôi đền, đình, mật độ cao hơn bất kỳ đâu trên khắp cả nước.

Nhưng không thể như các ngôi đình ở làng rộng rãi khang trang với sân cổng uy nghi, các ngôi đình, đền trên phố phải hết sức nhỏ bé, thu hẹp mọi chiều. Sang đến đời Nguyễn thì rất nhiều ngôi đình, đền bị dời lên tầng hai, để tầng dưới làm nơi buôn bán. Từ đó mới có kiểu đền độc đáo của khu phố cổ Thăng Long: đình trên nóc quán bán hàng.

Mà thôi, viết về khu phố cổ này có mà cả ngày. Đoạn này tôi chỉ muốn nói về thời Lê thôi.

Đền Nhân Nội, một ngôi đền có mặt tiền còn khá rộng rãi trong khu phố buôn bán

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:44.


KK172
 
 Quote Originally Posted by Chitto Xem bài
Mà thôi, viết về khu phố cổ này có mà cả ngày. Đoạn này tôi chỉ muốn nói về thời Lê thôi.
Topic nghiên cứu, cho một bài thơ vào đây có lạc điệu không nhỉ? 

Nhưng vì chủ thớt không định viết tiếp về phố Cổ, mà tớ thì không đi đâu thoát khỏi cái Phố Cổ ấy, nên thôi tớ cứ cho vào, thêm một chút gió nhé. 

PHỐ ...
WEDNESDAY, 23. APRIL 2008, 11:38:00
Hôm nay Hà Nội lại lạnh rồi
Lạnh như cái thuở mới lên mười
Bước chân ra đầu phố
Phố đổ gió đầy trời

Bỗng nhiên thấy mình trong phố cổ
Ngõ vòng để gió đuổi hụt hơi

Xuôi hết Hà Trung sang Yên Thái
Ngẩn ngơ tìm đền thờ Ỷ Lan
Chuếnh choáng nhìn đám người xa lạ
Đền xưa giờ đã hóa cửa hàng

Bún chả Hàng Mành hun điếc mũi
Tiếng gõ Hàng Thiếc nhức mù tai
Nồng nồng Thuốc Bắc tay thấy ấm
Loẹt lòe Hàng Mã mắt thật dài
Hàng Khoai ồn ã hoa ngập ngõ
Đồng Xuân nháo nhác những bờ vai

Thanh Hà cửa ô nghiêng đê cũ
Có chờ Chợ Gạo họp sớm mai
Có nghe tiếng hát đêm Hàng Lược
Những kẻ cầm chầu có còn ai
Thê Húc chạnh lòng thương Cầu Gỗ
Thái Cực hồ xưa đã tàn phai

Gió không nỡ thổi theo người nữa
Gió ở sau lưng gió thở dài


(Thơ của .. . )


 Phường ca xướng

Trong các phường nghề, phường ca xướng mua vui cho người có tiền cũng phát triển vào thời Lê. Ngoài ca hát dân gian, thời Lý chủ yếu thịnh kiểu ca hát tôn giáo trong chùa, sang đời Trần đã có diễn xướng sân khấu. Sử chép khi đánh giặc Nguyên, có bắt được một kép hát người Hán, người này đã truyền nghề ca hát diễn xướng vào phủ các vương công. Thế là bên cạnh ca múa cung đình, còn có biểu diễn tại phủ đệ các quan, công hầu.

Sang đến đời Lê, Nho giáo thịnh hành, đã dần tạo thành một lớp nghệ nhân ca hát các bài thơ của giới Nho sĩ, tao nhân mặc khách. Âm nhạc sang trọng của cung đình, thiêng liêng của các đền phủ giờ được kết hợp với sáng tác thơ ca bay bổng, dần tạo nên lối hát ả đào, được giới thượng lưu triều Lê ưa chuộng.

Phường hát dần tập trung tại phía khu đài Khâm Thiên, khi đó vẫn còn mênh mông hồ nước (Đại hồ). Các khách văn thơ thường đi thuyền nghe hát, và một ca nương chỉ hát cho vài người nghe, đặc biệt là hát chính các bài thơ mà khách làm. Cái thú vui tao nhã này còn kéo dài đến qua triều Nguyễn, tận đến những năm trước 1945, đến nỗi khu Khâm Thiên mang tiếng là phố Cầm Ca, xóm Cô đầu.


Thế là, Thăng Long có đủ cả. Cung vua, phủ chúa, dinh thự giới quý tộc, phủ toà các quan; khu buôn bán hàng hoá, khu làng nghề thủ công, khu trồng trọt nông nghiệp, khu voi ngựa quân lính, và cả khu vui chơi hát xướng. Những tháng ngày hưng thịnh đó kéo dài được hơn trăm năm...


Những người nông dân thực sự cuối cùng trên cánh đồng cuối cùng của quận Ba Đình: cánh đồng làng Láng với loại rau húng riêng có, nay sắp tuyệt chủng. Cánh đồng này có lẽ từ thời Lê 400 năm trước vẫn vậy.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:40.

Các ngôi chùa


Đầu thời Lê Trung Hưng, triều đình trọng Nho chưa quan tâm lắm đến chùa chiền. Tuy nhiên lại có một lực lượng hỗ trợ tiền bạc để tu sửa và dựng mới chùa chiền khá dồi dào, đó là các bà hoàng, bà chúa.

Vua Lê chúa Trịnh hai họ thường lấy qua lại nhau. Thường thì Thái tử nhà Lê sẽ lấy Quận chúa họ Trịnh, mà Thế tử họ Trịnh lại lấy Công chúa nhà Lê, cho nên các bà hoàng bà chúa toàn họ Lê với họ Trịnh cả. Khi các bà hoàng luống tuổi, họ thường quay về với Phật giáo, và bỏ tiền cho chùa chiền. Về sau vua Lê chúa Trịnh cũng quay lại với Phật giáo và cho sửa sang, dựng chùa.

Cũng từ đời Lê mới có trào lưu ruộng hậu: bắt chước các bà chúa dựng chùa, các bà mệnh phụ cũng cúng tiền, rồi người dân cúng ruộng. Đặc biệt những người khi sắp mất mà không có con thì đem hết ruộng hiến cho chùa, để chùa cúng lễ cho mình. Nhà chùa sau đó cho tạc tượng những người này để thờ ở phía sau, gọi là tượng hậu.

Một trong những ngôi chùa rất cổ được một bà chúa dựng lại là chùa Hoằng Ân (chùa Quảng Bá). Bà quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Tú là con gái chúa Nguyễn Hoàng, đồng thời là vợ chúa Trịnh Tráng đã dựng lại ngôi chùa cổ từ đời Lý, rồi về tu ở đây. Ngôi chùa trở thành một thắng cảnh bên hồ Tây, ngày nay vẫn rất trang nghiêm u tịch. Trong bia chùa vẫn còn có tượng bà chúa Ngọc Tú.


Chùa Hoằng Ân thâm nghiêm

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:40.

Người phuơng Tây


Khu phố buôn bán ở Thăng Long không chỉ có các thương nhân, thợ thủ công người Việt, mà còn có các thương nhân người Hoa, người Mã lai, và đặc biệt người phương Tây.

Những thương nhân phương Tây đầu tiên đến Thăng Long là người Hà Lan, sau khi đã giao thương ở phố Hiến. Họ mang đến các sản phẩm phương Tây, thuốc súng, đồng hồ,... và mua hương liệu, đồ sứ, tơ lụa. Khi đó người Hà Lan chiếm được đảo Đài Loan, từ đó toả ra khắp vùng. Họ giao thương với cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Sau này chúa Nguyễn gây khó khăn, nên người Hà Lan giao thương với Thăng Long nhiều hơn.

Khi đó người phương Tây đều được gọi chung là người Tây Dương.

Đỉnh cao của sự giao lưu với người Hà Lan, đó là khi vua Lê Thần Tông lấy một bà vợ người Hà Lan ! Tài liệu ghi rằng người phụ nữ đó là con của vị Phó quan của Hà Lan ở Đài Loan với vợ người Triều Tiên, cô gái tên là Orona. Tuy nhiên cũng không có thông tin gì thêm về bà vợ ngoại quốc này của vua. Đó là vị vua Việt đầu tiên lấy vợ phương Tây (sau này còn mấy vua nhà Nguyễn nữa). Nhưng đó cũng không phải là bà vợ nước ngoài duy nhất của Lê Thần Tông, vì ông còn có 1 bà người Thái, 2 bà người Hoa nữa.

Tượng vua Lê Thần Tông và hai trong số nhiều bà vợ của vua, tại Thanh Hoá. Đây là ảnh sưu tầm.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:40.

Đạo Gia-tô

Những người phương Tây đầu tiên đến Việt Nam không phải các thương nhân mà là các nhà truyền giáo. Tuy nhiên các nhà truyền giáo này chủ yếu ở vùng ven biển. Sau này theo các thương nhân, họ mới đến Thăng Long và gặp chúa Trịnh.

Bây giờ ta gọi đó là Công giáo, nhưng thời đó được biết đến với cái tên là đạo Tây Dương, đạo Gia-tô, với Gia-tô là phiên âm tên của Jesus, sau này mới gọi là đạo Thiên Chúa.

Sử sách Công giáo viết rằng những nhà truyền giáo đầu tiên tại Thăng Long rất sớm đã rửa tội được cho hàng nghìn người. Tuy nhiên điều này không thực tế, bởi lúc đó các nhà truyền giáo còn chưa biết tiếng Việt, phải nhờ thương nhân phiên dịch hộ, nên không thể là truyền đạo đúng thực sự. Người dân nhận "rửa tội" chỉ như một sự hiếu kì chứ có hiểu gì về nhau đâu. Những nhà truyền giáo đầu tiên thất bại đã rời đi.

Sau đó đến các tu sĩ dòng Tên, đã học tiếng Việt và latin hoá tiếng Việt, nổi tiếng nhất là Alexandre de Rhode (A lịch sơn Đắc Lộ). Ông đã từng gặp cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Trịnh tại Thăng Long, có công lớn trong việc hoàn thành từ điển Việt-Bồ-La, hình thành chữ Quốc ngữ.

Tuy được tôn trọng tại Thăng Long, nhưng đạo Gia-tô không phát triển được ở đây, do sự mâu thuẫn với quyền lợi của vua chúa, khi đạo Gia-tô bắt chỉ có một vợ, không được thờ cúng tổ tiên, bất kể ai cũng phải phục tùng Chúa thông qua Vít-vồ (linh mục). Điều này là không chấp nhận nổi với giới quý tộc. Do đó tại Thăng Long, đạo Gia-tô rất thưa thớt, không phát triển như các vùng làng quê.

Tại các vùng ngoài Thăng Long, phố Hiến, Nam Định, đạo Gia-tô phát triển khá nhanh. Đầu tiên là các cố đạo dòng Tên, rồi cố đạo Pháp. Giáo hoàng đã thành lập hai giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong, rồi Đàng Ngoài lại tách thành Tây Đang Ngoài, Đông Đàng ngoài. Tuy nhiên các giám mục người Tây chỉ lén lút vào rồi lại ra, mà không ở lại.

Chúa Trịnh thời gian đầu chấp nhận các nhà truyền đạo Gia-tô, với mong muốn họ giúp mình liên lạc với người phương Tây, mua vũ khí, tàu thuyền để đánh Đàng Trong. Nhưng sau thấy họ không giúp gì được, lại thấy họ đi lại khắp nơi trong nước, nên nghi ngờ là gian tế, lại sẵn không ưa đạo mới, nên về sau ra lệnh cấm và đuổi đi.

Tranh vẽ triều đình vua Lê, do các nhà truyền giáo vẽ lại



Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:40.

Nửa sau thời Lê Trung Hưng, vua chúa lại quay lại với Phật giáo một cách nồng nhiệt. Các ngôi chùa lại được trùng tu, như Hoè Nhai, Bà Đá, Phúc Khánh, Kim Liên, Quỳnh, Hoàng Mai... Trong đó hai chùa Hoè Nhai và Phúc Khánh là hai tổ đình nổi tiếng, đào tạo nhiều sư tăng.

Có ông Vương tôn là Trịnh Thập, cháu của chúa Trịnh, lại đồng thời là phò mã, lấy công chúa con vua Lê, nhân vì đào cái ao cạn trong phủ đệ thấy cái ngó sen, thế là bỏ cả cuộc sống phú quý, bỏ mặc cả cô vợ công chúa để đi tu. Toà phủ đệ của ông biến thành chùa, và là một ngôi chùa nổi tiếng ngày nay: chùa Liên Phái.

Sau khi Thiền sư Trịnh Thập mất, đồ đệ dựng ngôi tháp mộ bằng đá, gọi là tháp Cửu Sinh. Đây là ngôi tháp mộ sư bằng đá đầu tiên ở Thăng Long. Trước đó các tháp mộ bằng gạch thì nhiều ở các chùa, nhưng tháp đá thì đây là cái đầu tiên. (tháp đá nơi khác cũng nhiều, nhưng ở Thăng Long thì giờ mới có).

Tháp Cửu Sinh trong chùa Liên Phái, nằm giữa các tháp mộ bằng gạch khác.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:41.

Tượng chúa Trịnh

Chúa Trịnh Doanh mở rộng phủ chúa, phải hạ ngôi chùa Bảo Lâm ở cạnh phủ. Gạch gỗ chuyển sang chùa Đại Bi ở hồ Tây, để dựng lên ngôi chùa Kim Liên, ngôi chùa thuộc loại đẹp nhất Hà Nội ngày nay.

Trong chùa Kim Liên có một pho tượng khá lạ, hình một người đàn ông đội mũ cao áo dài, không phải áo đại triều mà là áo thụng rộng, đang cầm hốt ngọc. Nhiều nguồn tin về pho tượng này, nơi thì bảo là tượng chúa Trịnh Giang, người thì bảo là Trịnh Sâm. Người thì bảo là tượng vì nhà chúa đóng góp công của chính cho việc dựng chùa, người thì bảo do con gái của nhà chúa đến tu ở chùa nên lập tượng cha để cầu phúc cho cha. Dù gì thì pho tượng cũng đã đứng đó gần ba trăm năm, chứng kiến những đổi thay dâu bể của những triều đại đi qua.

Thời Tây Sơn, pho tượng bị đưa từ trong thượng điện là nơi tôn nghiêm ra phía ngoài, vì theo các quan Tây Sơn thì chúa Trịnh không đáng được thờ cúng như thế. Và pho tượng lại lặng lẽ đứng bên cạnh gian chùa ngoài, khuôn mặt vẫn tươi vui đầy đặn.

Bức tượng trước khi trùng tu chùa Kim Liên thì để bên tường bên cạnh chính điện. Sau khi trùng tu xong, cũng chưa rõ sẽ đặt vào đâu?

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:41.

Triều Lê, từ Thái Tổ khởi nghiệp, trải gần bốn trăm năm, đã đến lúc suy tàn. Thực ra Lê triều đã tàn một lần rồi, nhưng lại được khôi phục. Khôi phục để mà sống lay lắt, sống bù nhìn hơn hai trăm năm trong tay họ Trịnh. 

Vua Lê - chúa Trịnh, đã có lúc rất hưng thịnh, đưa Đàng Ngoài trở thành một vương quốc thịnh trị. Nhưng cũng có những lúc suy thoái đến tàn hại. Vua Lê chẳng có quyền gì, bị các chúa Trịnh thâu tóm, dựng lên hạ xuống như những quân cờ. 

Ông vua gần cuối triều Lê là vua Hiển Tông giữ ngôi đến gần 50 năm, con cháu rất đông đúc nhưng cũng chẳng làm được việc gì. Có điều đặc biệt là hầu hết các đền chùa lớn tại Thăng Long đều được tu sửa vào thời của ông (những năm Cảnh Hưng). 

Chúa Trịnh gần cuối cùng là Trịnh Sâm, lúc đầu cũng chăm lo quốc sự, khiến nước được mạnh. Nhưng sau đó mê đắm bà chúa Chè - Tuyên phi Đặng Thị Huệ - mà làm đổ nát cả cơ nghiệp. Nhà chúa xây cung thất, chơi Long Trì, phế con trưởng, nuôi hoạ loạn. Thế nên khi Trịnh Sâm qua đời, Thăng Long đại loạn, ngôi chúa nghiêng ngửa, kiêu binh nổi loạn.

Thời Lê, bốn phía Thăng Long chia làm bốn Chính trấn: phía Đông là Hải Dương, phía Tây là Sơn Tây, phía Nam là Sơn Nam, phía Bắc là Kinh Bắc. Những trai tráng khoẻ mạnh tài giỏi đưa về bốn trấn đó để giữ cho kinh đô, gọi là quân Tứ Chính, sau đọc chệch ra thành Tứ Chiếng. Trai tứ chiếng là trai tài giỏi khoẻ mạnh.

Riêng tại Kinh đô thì lấy quân từ quê của vua Lê - chúa Trịnh, tức là lính từ Thanh - Nghệ ra. Những quân này được tin dùng, chuyên để bảo vệ kinh thành, phủ chúa. Tuy nhiên khi Trịnh Sâm chết, thì chúng không sợ ai, coi thường cả chúa mới là Trịnh Khải, kéo đi khắp nơi trong thành cướp phá, kéo đổ nhà quan lại, giết cả các quan. Những mối loạn đó góp phần chấm dứt dòng họ Trịnh, và sau đó là vua Lê, để cho một triều đại mới từ phía Nam tiến ra, là nhà Tây Sơn.


Tây Sơn

Nước Việt hơn hai trăm chia cắt, đến nỗi gần như thành hai nước riêng, Đàng Trong họ Nguyễn, Đàng Ngoài họ Trịnh vua Lê đánh nhau liên miên, tuy cùng một dân mà thù địch vô cùng.

Rồi đến cuối thế kỷ 18, chúa Nguyễn Đàng Trong bị quyền thần làm loạn, tại Bình Định có ba anh em vốn họ Hồ, cùng dòng dõi Hồ Quý Ly, khởi dậy. Nhưng thời ấy để thu thập nhân tâm Đàng Trong vốn rất kính trọng chúa Nguyễn, ba người đổi ra họ mẹ là họ Nguyễn, tức Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Ba người đánh tan quân chúa Nguyễn, chúa Trịnh từ ngoài đánh vào lấy được Phú Xuân (Huế), nhà Nguyễn phải bỏ chạy vào đất miền Nam. Nguyễn Nhạc lúc đầu chịu phong của chúa Trịnh, tước Công. Sau rồi thực lực lớn mạnh, mới tự xưng Hoàng đế ở Quy Nhơn, tức là vua Thái Đức.

Bấy giờ Nguyễn Hữu Chỉnh vốn là người của chúa Trịnh, nhưng phản họ Trịnh, bày kế để Nguyễn Huệ tiến đánh Phú Xuân. Phá được Phú Xuân rồi thì nhân đó mượn danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh" tiến thẳng ra Thăng Long. Tại Thăng Long thì Trịnh Sâm mới mất, triều đình đang loạn, nên Nguyễn Huệ nhanh chóng thắng trận, diệt chúa Trịnh cuối cùng là Trịnh Khải.

Thế là họ Trịnh, sau 216 năm làm chúa, đã chấm dứt.

Nguyễn Huệ khi đó 33 tuổi, vào điện Kính Thiên gặp vua Lê Hiển Tông, và lấy công chúa Ngọc Hân khi đó mới 16 tuổi làm vợ thứ hai. Vừa cưới xong thì Lê Hiển Tông qua đời, cháu nội là Lê Chiêu Thống lên thay.

Cũng lúc đó Nguyễn Nhạc thấy em không chịu xin phép mình đã ra Thăng Long, nên cũng vội vàng chạy thật nhanh từ Quy Nhơn ra Thăng Long. Thế là tại Thăng Long lần ấy, có sự hội ngộ của ba người đã - đang - và sẽ là Hoàng đế:
- Nguyễn Nhạc, là hoàng đế nhà Tây Sơn
- Lê Duy Kỳ, mới lên ngôi hoàng đế nhà Lê
- Nguyễn Huệ, người mà hai năm sau sẽ là hoàng đế Quang Trung


Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ - Hồ Thơm tại Hà Nội

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:41.


Phủ chúa ra tro

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ rút về Nam, trước đó vét sạch của cải trong kho tàng mấy trăm năm của họ Trịnh (cung vua Lê thì chẳng có gì để mà lấy).

Lê Chiêu Thống lên ngôi chưa làm được gì gì thì Trịnh Bồng quay lại giành ngôi chúa, lập lại phủ chúa. Vua Lê lại mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp. Trịnh Bồng bỏ chạy khỏi Thăng Long.

Trịnh Sâm xưa giết cha của Lê Chiêu Thống, lại giam ông 11 năm trong ngục, nên Chiêu Thống căm thù họ Trịnh vô hạn, nhân Trịnh Bồng chạy rồi, liền sai đốt phủ chúa. Phủ chúa Trịnh cháy trong ba ngày, tất cả các công trình ra tro cả. Do đó khu đất rộng này trở thành hoang địa, sau người dân biến thành ruộng. Công trình xây dựng lớn nhất của đất Thăng Long trong hai thế kỉ đã hoàn toàn không còn dấu vết.

Nhân đốt phủ chúa, lầu Ngũ Long, điện hóng mát của chúa Trịnh ở bên bờ hồ Gươm, lầu câu cá tại đảo Ngọc,... đều bị đốt. Đến cả những rặng bàng làm cảnh dọc hồ Tây, rặng Hoè ở Hoè Nhai, liễu ở Liễu Giai cũng bị chặt sạch.

Chiêu Thống còn cho người vào Văn Miếu, tất cả các bia nào có tên chúa Trịnh đều đục bỏ. Vốn dưới thời Lê - Trịnh, các khoa thi khi dựng bia thì bên cạnh dòng chữ "Hoàng thượng...." để chỉ vua Lê, còn dòng "Vương thượng..." để ca ngợi chúa Trịnh, thì nay bị đục hết.

Có lẽ vì Lê Chiêu Thống bị giam quá lâu, được tự do chưa lâu đã lên làm vua, đã thành người nhu nhược không còn khả năng làm chủ, lại không có kiến thức. Trước kia công chúa Ngọc Hân rất tỉnh táo, đã can Quang Trung không nên lập người này, nhưng vì các hoàng thân nhà Lê cổ hủ nhất quyết đòi lập, doạ gạch tên Ngọc Hân khỏi sách vàng hoàng gia, nên Ngọc Hân buộc lòng phải theo. Chính vị vua trẻ hèn yếu vừa đáng giận vừa đáng thương này đã phải trả giá đắt cho suy nghĩ sai lầm của mình về sau.


Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:41.

Ai cũng muốn chiếm quyền !!!

Thời loạn lạc sinh ra lắm anh hùng và gian hùng, mà Nguyễn Hữu Chỉnh là một trong số gian hùng.

Chỉnh là người có tài, xưa theo chúa Trịnh, nhưng họ Trịnh không tin dùng, nên đi theo Tây Sơn. Việc Nguyễn Huệ ra Bắc, lấy Ngọc Hân, đều do Chỉnh bày mưu sắp đặt. Thấy Chỉnh nhiều mưu, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ khi về Nam cố tình bỏ mặc Chỉnh ở lại cho người Bắc giết, Chỉnh sợ quá chạy theo, nhưng Nguyễn Huệ không cho theo, đành chiếm lấy đất Nghệ An.

Sau Lê Chiêu Thống bị loạn thần ức hiếp đòi lập lại phủ chúa, sai người mời Chỉnh ra. Chỉnh đem quân ra diệt Trịnh Bồng, lập công to, được phong làm tể tướng. Chỉnh lại đâm ra lộng quyền, muốn làm một chúa mới. Vua Lê hèn yếu tuy sợ nhưng không biết làm sao.

Lúc đó Nguyễn Huệ ở Huế biết tin, liền sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc, cuối cùng giết được Chỉnh. Nhưng Nhậm diệt được Chỉnh xong rồi thì lại muốn nắm quyền Bắc Hà, lại mưu toan làm chúa !

Thế là đích thân Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, giết Vũ Văn Nhậm, rồi lại về Huế. Lần này Lê Chiêu Thống sợ quá bỏ chạy sang Kinh Bắc, mà bà Thái hậu đã chạy đến tận Quảng Châu van xin quân Tàu rồi.


Trong thời Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền, vì thiếu đồng đúc tiền, Chỉnh cho lấy tượng đồng, chuông khánh đồng của các đền chùa ở Thăng Long và các nơi đem đúc tiền và vũ khí. Cho đến nay ở các chùa trong Hà Nội gần như không còn pho tượng đồng cổ nào nữa. Các chuông khánh bằng đồng hầu hết cũng đều đúc sau đó. Chỉ có tượng Trấn Vũ vì to quá mà không phá được.

Trước đó giặc Minh đã phá hết các thứ bằng đá, bằng đồng tại Thăng Long. Tấm bia đá cổ nhất ở Hà Nội còn lại cũng chỉ vào thời Lê. Đến thời Chỉnh thì lại phá hết đồ đồng được đúc trong hơn ba trăm năm triều Lê. Đây là một sự phá hoại, khi đã tiêu huỷ đi một kho tàng văn hoá rất lớn của dân tộc. Chỉ một số ít chuông khánh các chùa mà dân kịp đem dấu là thoát được.
Last edited by Chitto; 30-05-2010 at 23:27.

Chiến thắng Kỷ Dậu


Thấy hết Nguyễn Hữu Chỉnh lại Vũ Văn Nhậm chiếm quyền, rồi Nguyễn Huệ lại ra Bắc, vua Lê Chiêu Thống hoảng sợ đi cầu cứu quân Thanh.

Thế là Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị đem quân theo chân Lê Chiêu Thống tiến vào đất Việt, đến đóng bản doanh ở Thăng Long. Sử sách chép rằng chưa bao giờ thấy đế vương nước Việt nhục nhã đến thế, vua mà phải ngày ngày sang chầu chực ở doanh trại Tổng đốc xin lệnh, quan lại đều thành đám vô dụng cả.

Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ tại Huế lập tức lên ngôi hoàng đế (1788), niên hiệu Quang Trung, thần tốc kéo quân ra Bắc. Đoàn quân ăn tết sớm tiến thẳng đến diệt đồn Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng Đống Đa.

Chiến thắng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789) đã quá nổi tiếng, lưu danh sử sách, thiết nghĩ không cần viết lại. Tôn Sĩ Nghị chạy qua sông Hồng rồi sai chặt cầu phao, khiến hàng vạn quân Thanh rơi xuống sông chết đuối, thái thú Sầm Nghi Đống treo cổ tự tử ở gần chùa Bộc bây giờ, các phó tướng Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long,... chết trận cả. Lê Chiêu Thống bỏ chạy theo sang Tàu, rồi chết thảm ở bên đó.

Quang Trung tiến vào Thăng Long, sai thu gom xác quân Thanh dồn thành 12 đống rồi đắp đất thành gò ở khu vực quanh Đống Đa. Vài chục năm sau, thời Nguyễn, khi làm đường làm chợ còn đào thấy rất nhiều xương cốt nữa, mới gom lại đắp thành cái gò thứ 13 to nhất.

12 gò vua Quang Trung cho đắp về sau đều bị san phẳng, chỉ có gò thứ 13 còn lại, chính là gò Đống Đa nổi tiếng, mà mỗi ngày 5 Tết đều tổ chức hội, gọi là Hội Gò.


Gò Đống Đa, ảnh chụp năm 1940

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:37.

Chùa Bộc

Quanh khu vực Đống Đa, còn nhiều di tích của Chiến thắng Kỷ Dậu.

Chùa Bộc, vốn tên là Sùng Phúc, dựng từ đời Lê, nằm ngay trong khu vực chiến sự ác liệt, nên bị đốt cháy hoàn toàn. Sau đó vua Quang Trung cho dựng lại chùa, làm nơi cúng tế các vong hồn quân Thanh cũng như quân Việt đã chết trận. Lại vì Sầm Nghi Đống treo cổ tự tử gần đó, cũng được coi là một người có nghĩa khí, nên Quang Trung cho cúng tế luôn tại chùa. Cái tên chùa "Bộc" cũng mang nghĩa là phơi ra, bày ra, có từ sau khi dân gian thấy xác giặc chết phơi khắp nơi quanh chùa.

Bên cạnh chùa Bộc có hồ rộng, là nơi sau khi chiến thắng, Quang Trung cho voi xuống tắm, nên gọi là hồ Tắm tượng. Giờ đây hồ chỉ còn là một ao nhỏ, vẫn gọi là ao Tắm tượng. Trong chùa còn có tượng thờ lén Quang Trung, sẽ nói sau.

Ao Tắm tượng trong chùa Bộc ngày nay

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:37.

Chùa Đồng Quang

Một ngôi chùa Bộc cúng tế cho các vong hồn xem ra không đủ, vì số người chết nhiều quá.

Sau này, đối diện gò Đống Đa, người dân dựng thêm một ngôi chùa nữa, là chùa Đồng Quang, để thờ cúng tất cả các vong hồn của các thi thể tìm được rải rác khắp nơi quanh đó. Trong chùa dựng một khu đàn tế riêng để cúng tế vong linh chết trận, vùi thây nơi gò Đống Đa. Ngày nay chùa bị lấn chiếm nhiều, khu đàn tế thu hẹp, dựng toà điện Địa Tạng để cúng các vong hồn.


Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:37.

Am Vạn Linh

Người ta thường hay nói đến số quân Thanh bị đánh tan là 29 vạn (theo như bài vân ca ngợi của Ngô Thì Nhậm), hoặc 20 vạn (như ghi chép của giáo sĩ phương Tây). Trong khi nhà Thanh thì chỉ chịu công nhận là chết có 2 vạn. Nhiều nguồn khác nhau đưa ra những con số khác nhau. Chỉ biết khi Tôn Sĩ Nghị chạy về đến Quảng Đông thì chỉ còn một nửa quân.

Nhưng bên cạnh số quân Thanh chết trận, người ta thường cố tình quên đi số lính Việt cũng đã tử trận. Có bao nhiêu người đã chết, không sách nào nói đến.

Số lính Việt chết trận được đưa về một khu nghĩa địa chung, cũng chôn chung một chỗ. Người dân lập am Vạn Linh, làm đàn tế để cúng. Chỉ cái tên Vạn Linh cũng có thể thấy số lượng cũng không ít vong hồn. Về sau cạnh am Vạn Linh lập thành chùa, tức là chùa Kim Sơn ngày nay. Vì thế vào ngày 5 Tết, trong khi tại Gò Đống Đa làm lễ hội rầm rộ vui mừng, thì tại chùa cũng làm lễ cúng tế các vong hồn oan khuất trong chiến trận.


Chùa Kim Sơn trên đường Kim Mã, là đất bãi nghĩa địa Vạn Linh xưa kia.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:38.

 Bia Văn Miếu

Câu truyện rằng sau chiến thắng, Quang Trung sai người mang ngay một cành bích đào về Huế tặng người vợ yêu là Lê Ngọc Hân chỉ tình tiết trong một vở kịch, mới mấy chục năm gần đây. Thế nhưng câu truyện lãng mạn đẹp đẽ đó đã nhanh chóng nổi tiếng đến mức nhiều người cứ tưởng là sự thực và nhắc đi nhắc lại !

Nhưng có một câu chuyện thú vị khác ít người nhắc đến hơn, đó là chuyện vua Quang Trung với bia Tiến sĩ ở Văn Miếu. Số là sau lần ra Bắc thứ nhất của Nguyễn Huệ, các tấm bia Tiến sĩ trong Văn Miếu bị phá đổ, mà các bên chỉ mải lo đánh nhau không quan tâm. Đến nay thấy giặc giã đã yên, dân chúng khu Văn Chương mới nhờ một nhà nho thảo một bài biểu gửi Quang Trung, đề nghị cho dựng lại các tấm bia.

Nhà nho là Tam Nông tiên sinh Hà Năng Ngôn - thấy Quang Trung ưa dùng chữ Nôm - đã thảo bài thơ Nôm khá dài gửi đến. Một số đoạn là:


Chúng tôi một lũ dân cấy hái,
Trái mùa sinh vào trại Văn Chương.
Trong khi cày ruộng cuốc nương,
Vành ngoài trông vọng cung tường Miếu Văn.

Có một nỗi băn khoăn trong dạ.
Mượn thầy nho phô tả ra tờ.
Dám mong lọt cửa quân cơ,
Gió nam đưa tới dưới cờ ngài Quang Trung:

...

Kề cửa Khổng sân Trình gang tấc,
Ðào tạo nên nhiều bậc anh tài,
Một nền văn hiến lâu dài,
Tiếc thay chưa được đón Ngài ngự thăm!

...

Bốn năm trước, giữa năm Bính Ngọ (1786),
Ngài đem quân ra thú Bắc hà,
Oai trời sấm sét thoảng qua,
Cơ đồ họ Trịnh bỗng ra tro tàn.
Bia tiến sĩ vô can vô tội,
Mà vạ lây vì nỗi cháy thành,
Bia thì đạp đổ tung hoành,
Nhà bia thì đốt tan tành ra gio.

Có kẻ nói:
Tội ác ấy là do Trịnh Khải,
Lúc sa cơ hắn phải trốn ra.
Dặn về thuê kẻ côn đồ,
Phá bia tiến sĩ để cho bõ hờn.

Có kẻ nói:
... Hay chăng quân lính nhà Ngài
Trong khi xung sát ra oai thi hùng.
Bia tiến sĩ bỗng không mà đổ...

...

Chúng tôi chiếu lại hai lời ấy.
Sự thực hư chưa thấy rạch ròi.
Song le việc đã qua rồi,
Chẳng chi bới móc tìm tòi uổng công.
Chỉ xin được Ngài trông vì nước,
Dựng lại bia cho được y nguyên.
Trước là giáo dục kẻ hiền,
Sau là văn mạch dõi truyền dài lâu.
...
Chúng tôi kịp trông chờ chiếu ngọc
Mong ngài vào nhà quốc học ngay cho!
Chúng tôi mừng vận nhà nho
Mừng hơn cày cấy
Trời cho được mùa
 ./.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:38.

Quang Trung đã phê lại cũng bằng một bài thơ Nôm, rất độc đáo


Ta không trách nông phu
Ta chỉ gớm thầy Nho
Cả gan, to mật, dám kêu vua bằng “Ngài”.
Thầy Nho là ai?
Sắc cho Bộ hỏi, dân khai!

Thôi thôi thôi, việc đã rồi
Trăm nghìn hãy cứ trách bồi vào ta!
Nay mai dọn lại nước nhà
Bia nghè lại dựng trên tòa muôn gian.
Cơ đồ họ Trịnh đã tan
Việc này cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải...


Bài thơ này đã nhận lỗi về mình, không đổ oan cho Trịnh Khải.

Hai bài thơ thú vị ở chỗ: nhà Nho kia chỉ gọi Quang Trung bằng "ngài", chứ không dùng từ "Bệ hạ", "hoàng thượng" như lễ nghi dành cho hoàng đế. Có thể thấy lúc đó trong lòng dân Bắc hà vẫn nhớ đến nhà Lê, và Quang Trung thực sự vẫn chưa được coi như vua của họ.
Quang Trung cũng biết điều ấy, nhưng cũng chỉ trách cho vui chứ không để tâm. Ngay trong chính bài đáp của mình, ông cũng chỉ tự xưng là "Ta" chứ không dùng từ "Trẫm", để thể hiện sự phóng khoáng này.


Dù đã làm chủ cả Bắc hà, Quang Trung biết rằng lòng người chưa hoàn toàn thuận về mình ngay, hơn nữa phía Nam còn có Nguyễn Ánh, và ông anh trai Nguyễn Nhạc. Do đó Quang Trung nhanh chóng quay về Huế, để tướng giữ Thăng Long. Ông dự định xây dựng Vinh thành Kinh đô mới của mình, nằm giữa Huế và Thăng Long, nhưng chưa kịp thì đã qua đời.

Từ đây (1789), Thăng Long trở thành Cố đô, chỉ còn là toà thành Tổng Trấn - Bắc Thành mà thôi. Địa vị Kinh đô đã không còn nữa, bắt đầu một thời kỳ suy tàn...
Last edited by Chitto; 31-05-2010 at 16:56.

Vậy là triều Lê, sau hơn 360 năm tồn tại, đã chính thức chấm dứt. Trong khoảng thời gian đó, có hơn 60 năm Thăng Long nằm trong tay họ Mạc, và 200 năm quyền bính nằm trong tay họ Trịnh. Các vua triều Lê có tên phố hiện nay tại Hà Nội chỉ gồm Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông.

Sau 780 năm, Thăng Long mất vị thế kinh đô.

Vua Quang Trung cũng không thay đổi gì nhiều với Thăng Long, tuy gọi là Bắc Thành, nhưng vẫn giữ nguyên phủ Phụng Thiên, cái tên vốn dành cho phủ ở Kinh đô. Trong những người nắm quyền giữ Bắc Thành có Ngô Thì Nhậm là sĩ phu Bắc hà, nên Thăng Long vẫn giữ được những nét văn hoá riêng truyền thống.

Quang Trung đang xây dựng những kế hoạch lâu dài cho triều đại của mình, lấy quê gốc Nghệ An làm kinh đô, thì đột ngột qua đời ở tuổi 39 (năm 1892, ba năm sau chiến thắng Kỷ Dậu). Tất cả những hoài bão đổ sụp theo.

Quang Toản lên nối ngôi cha khi mới 10 tuổi. Các tướng lĩnh của Quang Trung vốn rất tài ba, nhưng khi vị vua anh hùng đã mất, thì liền mâu thuẫn nhau, đánh giết lẫn nhau, triều Tây Sơn suy sụp nhanh chóng.

Tại Thăng Long, quan lại Tây Sơn suy thoái, rơi vào ăn chơi phung phí, như bài thơ của Nguyễn Du mô tả:


Tây Sơn quan khách đầy tòa
Say mê, nghiêng ngả, la đà thâu đêm...
Quanh tiệc rượu, kẻ khen, người thưởng.
Tiền bạc quăng, coi tưởng như bùn...


Trong 10 năm sau đó, Nguyễn Ánh - vị chúa Nguyễn từng bị Quang Trung đánh đuổi nhiều lần - đã quay lại khôi phục cơ đồ, từ Nam tiến ra. Quang Toản bỏ chạy khỏi Huế, ra Thăng Long, để rồi bị bắt năm 1802. Triều Tây Sơn chấm dứt chỉ trong có 14 năm. Thăng Long lại đổi chủ lần nữa.
Last edited by Chitto; 02-06-2010 at 02:00.

Tượng chùa Bộc


Nguyễn Ánh lên ngôi, tức là vua Gia Long, đã trả thù nhà Tây Sơn một cách tàn bạo nhất có thể. Tất cả những gì liên quan đến Quang Trung đều cố gắng xoá bằng sạch. Mọi người liên quan đến "Nguỵ Huệ" đều bị xử tội, mọi văn bản đều bị tiêu huỷ, mọi cung điện đều bị san bằng, mồ mả bị khai quật. Các đời sau là Minh Mạng, Thiệu Trị cũng vẫn tiếp tục, ai cất dấu di sản Tây Sơn, thờ cúng nhà Tây Sơn đều bị giết cả nhà.

Ấy thế nhưng chính trong sự đàn áp đó, ở ngay giữa Thăng Long lại có một pho tượng thờ Quang Trung được tạo dựng, đó là pho tượng ở chùa Bộc.

Ở ngôi chùa miền Bắc nào cũng có pho tượng Đức Ông, tức là vị thần bảo vệ chùa. Pho tượng Đức Ông chùa Bộc được tạc rất đặc biệt, chân phải bỏ ra khỏi giày, co lên thoải mái, tay cầm vạt áo. Bên dưới lại có hai vị quan ngồi hầu cũng trong tư thế lạ lùng, như đang ngồi bàn việc với Đức Ông. Bên trên có một chữ "Tâm", và bốn chữ "Uy phong lẫm liệt".

Điều đặc biệt hơn, là hai bên tượng có đôi câu đối, mà câu bên trái là "Quang trung hoá Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân". Bốn chữ "Quang trung hoá phật" trong kinh Phật để ca ngợi Phật A Di Đà, hoá thân trong ánh hào quang chói lọi. Tuy nhiên nếu đọc theo cách khác thì lại có thể hiểu là vua Quang Trung đã hoá Phật (đã qua đời), cả nghìn thế giới đều chuyển mây gió (để tiễn đưa).

Chính vì cách chơi chữ này nên mặc dù treo ngay trước mặt quan quân triều Nguyễn, không ai phát giác ra.

Đến cách đây mấy chục năm, khi di chuyển tượng, mới phát hiện dòng chữ "... tạo Quang Trung tượng" dấu đằng sau bệ tượng, khẳng định đây chính là tượng thờ Quang Trung. Đây có lẽ là pho tượng thờ lén đặc biệt nhất của Hà Nội.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:38.


Thờ lén Lê Ngọc Hân

Lê Ngọc Hân được phong là Bắc Cung hoàng hậu, nhưng có bà Chính cung hoàng hậu mới là mẹ của Quang Toản. Ngọc Hân có được hai con, một trai một gái thì Quang Trung qua đời, khi đó hoàng hậu mới 22 tuổi. Sử sách không ghi, nhưng cũng có thể đoán là bà không được sung sướng gì khi bà Chính cung và Quang Toản nắm quyền, nên ba mẹ con phải rời khỏi cung mà ra ở một ngôi chùa cạnh mộ Quang Trung. Để rồi 7 năm sau Ngọc Hân cũng mất khi mới 29 tuổi. Hai người con của bà trong loạn lạc cũng chết khi mới trên 10 tuổi.

Tây Sơn sụp đổ, Gia Long cho san phẳng mộ ba mẹ con. Mẹ của Lê Ngọc Hân là bà Chiêu nghi vợ vua Lê Hiển Tông, dù triều Lê lẫn Tây Sơn đã đổ, vẫn còn gia sản điền trang ở Ninh Hiệp. Thấy con gái chết tha hương, mới sai người lén vào Huế đào lấy xương cốt con và hai cháu, đem về làng mình chôn cất. Mộ Ngọc Hân nằm giữa, hai con nằm hai bên, lại đổi tên mà lập đền thờ, để lại ruộng hậu cho dân làng cúng tế.

Hơn 30 năm sau, có kẻ tố giác việc "Nguỵ hậu" được mồ yên mả đẹp, có người cúng tế hẳn hoi. Thế là vua Thiệu Trị sai quan phá huỷ đền, đào mộ Ngọc Hân và hai con lấy xương cốt vứt xuống sông, đào đất xung quanh đổ đi, san bằng để cỏ mọc hoang.

Truyền thuyết nói rằng hài cốt Ngọc Hân trôi ra sông Hồng, đến gần bến Bồ Đề thì nổi lên. Người dân rước vào bãi sông chôn kĩ rồi lập đền thờ lên trên. Nhưng để che dấu, họ phải nói là đền thờ Mẫu Thoải. Ngày nay đó chính là đền Ghềnh, gần chùa Bồ Đề. Pho tượng Mẫu Thoải trong hậu cung của đền chính là tượng Lê Ngọc Hân.

Lòng người Bắc hà với triều Tây Sơn là như thế. Trong thời nhà Nguyễn trả thù Tây Sơn, ở khắp miền đất nước có nơi nào được như thế chăng ? Bà Chính cung hoàng hậu, vua Quang Toản, trên đất miền Trung, miền Nam, trong thời Nguyễn, chẳng có nơi nào dám thờ cúng.

Đền Ghềnh, nơi thờ lén hoàng hậu Lê Ngọc Hân




.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:34.

Gia Long và Thăng Long

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, niên hiệu Gia Long, diệt Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, thống nhất đất nước sau 300 năm chia cắt. Lần đầu nước Việt trải dài từ Móng Cái đến Cà Mau. (Trước đó Quang Trung cũng rất muốn thống nhất đất nước, nhưng do ông anh trai Nguyễn Nhạc cũng xưng hoàng đế giữ Quy Nhơn, không thể loại bỏ anh được). Kinh đô đặt tại Huế.

Ở Trung Quốc vừa trải qua triều Càn Long, đang là triều Gia Khánh, phải chăng vì thế mà Nguyễn Ánh chọn hiệu là Gia Long ?

Sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long cầu phong với Trung Quốc, xin cái tên nước là Nam Việt, nhưng vua Gia Khánh thấy tên đó của Triệu Đà ngày xưa gồm cả Lưỡng Quảng, nên mới đổi là Việt Nam. (Nhưng đến 1820 thì Minh Mạng lại đổi là Đại Nam). 

Năm 1804, vua Tàu sai sứ sang phong Gia Long làm An Nam quốc vương. Đó là cuộc lễ nghi rầm rộ nhất của Thăng Long trong triều Nguyễn. Hoàng cung triều Lê mà trung tâm là điện Kính Thiên được trang hoàng rực rỡ để đón nhận "Long đình", nơi Gia Long nhận quả ấn bạc "An Nam quốc vương chi bảo".

Nhưng ngay sau buổi đại lễ đó, cái tên Thăng Long thì chữ Long là Rồng đã bị đổi sang Long là hưng thịnh (cũng là chữ Long trong Gia Long). Tuy nhiên trừ chữ viết trên giấy tờ, thì cách đọc không đổi. Phủ Phụng Thiên bị xoá bỏ, vì tại Kinh thành Huế đã có phủ Thừa Thiên. Thăng Long là thành Trấn Bắc, quản lý toàn bộ miền Bắc, lập ra các Tào tương tự như các bộ ở Huế để quản lý mọi việc. Tổng trấn Bắc thành có quyền rất lớn, tự chủ trong nhiều việc.

Phá hoàng thành

Năm 1805, Gia Long xoá phủ Phụng Thiên, phá hoàn toàn Hoàng thành của triều Lê.

Vì ở Huế xây dựng Kinh thành và Hoàng thành, nhưng quy mô nhỏ hơn thành Thăng Long, nên Gia Long bắt hạ toàn bộ hoàng thành, thay đổi cả La thành ở Thăng Long, sao cho phải nhỏ hơn, thấp hơn ở Huế.

Thế là toà thành cổ với những nền móng có từ thời Lý - Trần đã bị triệt hạ hoàn toàn. Trong khu hoàng thành cũ, triều Nguyễn cho xây một toàTrấn thành mới nhỏ hơn, theo kiến trúc Vauban, cũng là kiến trúc thành Huế. Quanh toà Trấn thành đào hào, lấy nước sông Tô Lịch đổ vào. Các cung điện trong Hoàng thành của triều Lê, ngoại trừ điện Kính Thiên được để lại làm Hành cung khi vua ra Bắc, còn thì đều bị dỡ sạch. Gỗ đá còn tốt thì đem về Huế để dựng cung điện tại đó.

Tại phía Nam của Trấn thành Vauban, toà Cột cờ cao gần 40 m được xây dựng, trở thành công trình cao nhất tại đây trong hơn trăm năm. Kiến trúc cột cờ này còn gặp ở thành Bắc Ninh, Sơn Tây, Nam Định.

Vòng thành ngoài cũng bị thu hẹp lại. Toàn bộ phần phía Tây của thành Thăng Long, nơi có dinh thự các quan, tập trung quân lính, voi ngựa bị loại bỏ, trở thành bên ngoài vòng thành mới. Các cổng thành trở thành các Cửa ô, mà đến nay chỉ còn duy nhất một cửa.


Bản đồ thành Thăng Long vẽ thời Nguyễn, sau khi vòng thành ngoài bị thu hẹp, và Hoàng thành cũ bị phá, thay vào đó là Trấn thành kiểu Vauban mới. Sông Tô Lịch vẫn chảy ngang, đổ ra sông Hồng ở Hà Khẩu

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:34.

Các cửa ô

Trước kia La thành triều Lê có bao nhiêu cửa, không có ghi chép rõ.

Đến khi nhà Nguyễn quy hoạch lại Thăng Long, bỏ phía Tây đi, thì có đến hơn 20 cửa, từ đời Lê các cửa thành ngoài đã gọi là các cửa ô. Đến đầu những năm 1900 ghi chép còn lại tên chính thức của 16 cửa ô. Vì có các cửa ô nên mới có khái niệm Nội ô và Ngoại ô.

Từ Ngoại ô thì sau được dùng phổ biến khắp cả nước, mặc dù hình như chả có nơi nào dùng từ Cửa ô cả.

Một toà thành nếu nhằm mục đích quân sự, thì không thể mở nhiều cửa đến thế, nhưng vòng ngoài thành Thăng Long lúc này (từ 1831 đổi là Hà Nội) mang tính hành chính, dân sự nhiều hơn. Các cửa được xây vòm, có lầu ở trên, là để kiểm soát dân chúng ra vào. Còn quân đội thì đóng trong Trấn thành.

Vị trí của các cửa ô còn được ghi lại tên chính xác thời Nguyễn màu đỏ, màu xanh là tên dân gian vẫn còn lại đến nay. Có thể thấy ô Cầu Giấy xưa của triều Lê đã nằm xa bên ngoài vòng thành triều Nguyễn. Nhiều cửa ô bị thay đổi tên vài lần.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:34.

Thời đó, giao thông đi lại bằng đường bộ vẫn rất khó khăn, từ Thăng Long vào Huế phải mất hơn một tháng. Đường bộ lại không vận chuyển hàng hoá được nhiều, do đó đường thuỷ vẫn là thuận lợi hơn cả.

Vì Thăng Long là đô thị giao thương, nên ở phía giáp sông Hồng các cửa ô được mở dày đặc. Còn phía Tây thì rất thưa thớt. Chỉ có ô Thanh Bảo để ra Cầu Giấy đi về Sơn Tây. Con đường đó cũng được gọi là đường Sơn Tây vì thế.

Bức tranh người Pháp vẽ về cửa ô bên bờ sông Hồng, nơi có bến thuyền giao thương. Tường thành không lớn và cao lắm, xây gạch và đắp đất, chủ yếu để kiểm soát người dân hơn là để phòng ngự quân sự.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:34.

Trấn thành


Vua Gia Long, vốn có giao thiệp với người Pháp từ sớm, rất chuộng kiểu thành của Thống chế Vauban người Pháp, nên kinh thành Huế, Trấn thành Thăng Long ở phía Bắc, Trấn thành Gia Định ở phía Nam, và một số thành khác đều xây kiểu này. Thành Vauban có tường thành liên tục nhô ra thụt vào, để dễ dàng đứng trên bắn xuống yểm trợ cho nhau.

Trấn thành được thu hẹp từ Hoàng thành, đào hào bốn phía, lấy nước Tô Lịch đổ vào. Thành gần hình vuông, mỗi chiều dài khoảng 1,3km, tường cao khoảng 4m, hào rộng 15m. Dưới chân thành xếp đá, trên xây tường gạch, ở giữa đổ đất. Có 5 cửa thành, phía Nam có 2 cửa là Tây Nam và Đông Nam. Trong số đó chỉ Cửa Bắc là còn lại đến nay. Cửa Đông ứng với phố Cửa Đông, cửa Tây Nam là khu Cửa Nam hiện nay. Cửa cao hẳn lên, khoảng 10m, trên xây lầu.

Các cung điện triều Lê, trước đó cũng đã bị tan hoang trong chiến tranh, nay bị phá dỡ hết. Chỉ còn lại Đoan Môn, điện Kính Thiên, lầu Tĩnh Bắc là để lại. Phía Nam dựng Cột cờ làm đài quan sát. Các chỗ khác làm nơi đóng quân, dựng nha sở cho các quan lại.

Toà trấn thành này cũng bị người Pháp phá nốt năm 1895.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:35.

Cửa Bắc của Trấn thành, bên ngoài dựng một cây cầu bắc qua hào nước. Kiến trúc này khá giống cổng thành Huế. Đây là cửa duy nhất còn lại đến nay.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:35.

Cột cờ

Ở phía Nam của Trấn thành, trên cùng trục Cửa Bắc - Hậu Lâu (lầu Tĩnh Bắc) - Kính Thiên - Đoan Môn, dựng Cột cờ (Kỳ đài) từ năm 1805 đến 1812 mới xong.

Cột cờ gồm chân đế 3 tầng hình vuông, thân cột tám cạnh, trên cùng là chòi quan sát và cột cắm cờ. Toàn bộ Cột cờ cao 34m, cho đến năm 1930, tháp chuông nhà thờ Cửa Bắc mới vượt chiều cao này.


Từ đỉnh Cột cờ nhìn xuống, Đoan Môn ở xa, phía sau là Kính Thiên. Các cung điện cũ của triều Lê đã bị san bằng. Ngày nay phần đất này chính là sân vận động Cột cờ, và sẽ chuyển thành sân tổ chức lễ hội.



Từ Đoan Môn nhìn xuống điện Kính Thiên, thời Nguyễn là hành cung Trấn Bắc

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:35.

Thăng Long thành hoài cổ

Có lẽ chưa ở đâu, bao giờ trên nước Việt lại chứng kiến sự thay đổi nhiều và nhanh đến thế, khi mà tại Thăng Long, chỉ trong 16 năm, có sự xuất hiện của 5 vị hoàng đế mới của 3 triều đại, sự lập và phế của 3 vị chúa Trịnh, xảy ra 7 cuộc chiến tranh biến loạn, 3 dòng họ bị tận diệt.

Thành quách cung điện, phủ chúa, dinh thự, đền chùa tan tành đổ nát, cơ nghiệp các triều đại tan thành mây khói. Những biến động của thế sự đảo điên này khiến nhiều người hoang mang vô định, hoài cổ vô hạn.

Có lẽ bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ" của Bà huyện Thanh Quan đã nói lên những tâm tư của một số sĩ phu đau buồn với thời cuộc, mà hoài vọng thuở nhà Lê


Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.


Last edited by Chitto; 02-06-2010 at 19:58.

Bà huyện Thanh Quan còn một bài thơ nữa về Thăng Long, cũng thể hiện nỗi đau buồn tang thương trước thời cuộc, là bài "chùa Trấn Bắc"


Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu
Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau
Mấy tòa sen rớt mùi hương ngự
Năm thức mây phong nếp áo chầu
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
Người xưa cảnh cũ nào đâu tá
Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu


Bài này còn nhiều dị bản, như


Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu
Khiến người qua đó chạnh lòng đau
Dưới hồ sen rót hơi hương ngự
Trên vách rêu in nếp áo chầu
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
Người xưa cảnh cũ còn đâu tá


Ngơ ngẩn lòng thu khách bạc đầu.

Nguyễn Du và Thăng Long

Trong các thi nhân Việt Nam, Nguyễn Du cũng là người đã viết những vần thơ rất buồn về sự thay đổi của Thăng Long.

Nguyễn Du sinh ra ở Thăng Long, cha và anh cả thay nhau làm Tể tướng dưới thời vua Lê chúa Trịnh, nên thuở nhỏ ông sống trong nhung lụa, là công tử trong gia đình quyền quý bậc nhất triều Lê. Anh cả của Nguyễn Du là người chuộng hát xướng, tao nhã nổi tiếng, các quý tộc tranh nhau bắt chước lối sống, cho nên Nguyễn Du cũng rất am hiểu nghệ thuật.

Quang Trung ra Bắc lần đầu, ông 20 tuổi, họ Trịnh sụp đổ. Ba năm sau triều Lê cũng đổ, Nguyễn Du có lòng với nhà Lê nên tránh Tây Sơn mà về quê, dù cũng có lúc lên Thăng Long, chứng kiến cuộc sống tại Thăng Long đã đổi thay thế nào.

Tây Sơn đổ, triều Nguyễn gọi Nguyễn Du ra làm quan. Sau đó Gia Long cử ông đi sứ Trung Quốc. Sau gần 20 năm, ông mới về lại thành xưa. Chứng kiến sự đổi thay, dinh thất gia tộc giờ đã không còn, bạn cũ một nửa đã qua đời, mà làm nên những vần thơ buồn:

(Thơ chữ Hán, dịch tạm)


Núi Tản sông Lô mãi vẫn cùng
Bạc đầu mới được thấy Thăng Long
Nghìn năm dinh thất thành đường sá
Một mảnh tân thành lấp cố cung

...


Một mảnh trăng xưa rọi tân thành
Đây vẫn Thăng Long cựu đế kinh
Đường sá dọc ngang mờ dấu cũ
Tiếng sáo bây giờ đổi âm thanh
Nghìn năm phú quý tranh nhau đoạt
Một nửa bạn xưa đã thác sinh
Thế sự nổi chìm đừng than nữa
Mái đầu ta cũng đã trắng tinh
Last edited by Chitto; 02-06-2010 at 23:20.

Long Thành Cầm giả ca

Nguyễn Du đã kể lại một câu chuyện buồn, và viết bài thơ Long Thành cầm giả ca cũng buồn như thế:

Trước trong đội nữ nhạc hầu trong cung vua Lê có người con gái chơi đàn rất hay, những khúc đàn, giọng ca của nàng chỉ dành để hầu vua. Khi Tây Sơn ra Bắc, nhà Lê đổ, đội nữ nhạc cung đình cũng tan tác, người chết kẻ còn. Người con gái kia ôm đàn ra chợ hát rong, toàn những khúc ca dân gian chưa ai được nghe thấy bao giờ. Không rõ tên nàng là gì, người ta gọi nàng là Cầm (người chơi đàn).

Trong lần ra Thăng Long, trọ ở gần hồ Giám (hồ Văn Miếu bây giờ), Nguyễn Du đến một bữa tiệc do các quan lại Tây Sơn tổ chức. Tiệc rượu tụ tập hàng chục ca nương nổi tiếng, trong đó nàng Cầm là nổi danh đệ nhất, hát hay đàn giỏi, lại khéo pha trò. Mọi người đều mê mẩn nàng Cầm, chuốc cho nàng những chén rượu lớn, lại thưởng cho vàng lụa rất nhiều, rải đầy mặt đất. Nguyễn Du còn gặp nàng lần nữa, tuy không thật đẹp nhưng khéo trang điểm, thích pha trò, uống rượu có say mà nằm dài, nôn ra nhà quan cũng không ai dám chê trách.

Sau đó Nguyễn Du vào Nam, theo nhà Nguyễn. Gần hai mươi năm sau, nhân lần đi sứ mới quay lại Thăng Long. Các quan ở Bắc thành mở tiệc chiêu đãi, có nhiều con hát trẻ thay nhau ca múa. Bỗng từ dưới cất lên tiếng đàn, nghe khác hẳn giọng đàn đương thời. Nhìn ra thì thấy người đàn bà chơi đàn gầy võ, khô khan, xấu xí đen đúa, quần áo rât tiều tuỵ, ngồi lặng ở cuối chiếu.

Nguyễn Du không nhận ra là ai, nhưng nghe tiếng đàn quen, cuối tiệc mới hỏi, thì ra đó là nàng Cầm danh tiếng thuở nào, nay đến nỗi này. Cảm thương khôn xiết cho sự đổi thay cõi đời, khi từ biệt ông làm bài thơ Long Thành cầm giả ca để gửi nỗi lòng.

Bài thơ chữ Hán khá dài, tác giả không chỉ khóc thương cho số phận một con người tài hoa, mà còn là số phận của cả hai triều đại Lê và Tây Sơn, trăm năm cuối cùng chỉ còn lại một người con hát này...

Một đoạn thơ, trong toàn bài do Tố Hữu dịch


...
Hai mươi năm trước, ai ngờ,
Tiệc vui hồ Giám, bây giờ thấy nhau?
Biết bao chìm nổi biển dâu,
Đổi dời thành quách, khác mau việc đời.
Tây Sơn cơ nghiệp tan rồi,
Chỉ còn sót lại một người múa ca.
Trăm năm chớp mắt ngày qua,
Đau lòng việc cũ, xót xa lệ sầu.
Nam ra, ta đã bạc đầu,
Trách gì người đẹp sắc màu tàn phai.
Nhớ xưa, mở mắt nhìn ai,
Thương thay giáp mặt, cả hai ngỡ ngàng...
Last edited by Chitto; 05-06-2010 at 08:52.

Văn Miếu


Nhà Nguyễn tôn sùng Nho giáo, nên Văn Miếu Thăng Long rất được coi trọng. Dưới triều Gia Long, cổng Văn Miếu Môn được dựng lại khang trang bề thế, hai bên đắp nổi hình bảng rồng và bảng hổ.

Trước giếng Thiên Quang giữa Văn Miếu, triều Gia Long dựng Khuê Văn Các, và đến nay trở thành biểu tượng của Hà Nội. Phía sau là điện Đại Thành và tượng thờ Khổng Tử có từ đời Lê, cũng được tu sửa lại khang trang. Có điều khu Quốc Tử Giám là nhà học đằng sau thì bị dỡ bỏ, bởi Quốc Tử Giám đã rời vào Huế, mà thay vào đó là toà điện thờ cha mẹ Khổng Tử.

Nhà Nguyễn - mà cụ thể là Gia Long - bắt chước theo Tàu quá mức ở nhiều mặt, cái gì cũng nhất nhất giống Tàu. Đến nỗi trong Văn Miếu trước kia có thờ cả Chu Văn An là nhà Nho tiêu biểu của nước nhà, thế mà Gia Long cũng bắt phải bỏ đi không cho thờ nữa, chỉ giữ lại các vị của Tàu thôi. Tương tự là Võ miếu trước có thờ Trần Hưng Đạo, cũng bắt phải bỏ đi, chỉ thờ các tướng võ của Tàu ! Thật cũng là cách nhìn hạn hẹp.

Cổng Văn Miếu dựng đời Nguyễn với tấm bia "hạ mã" vẫn còn đến nay. Đằng xa có cây bồ đề mấy trăm năm, giờ vẫn um tùm một góc tường Văn Miếu.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:31.

Khuê Văn Các

Khuê Văn Các, biểu tượng của Hà Nội, công trình đầu thời Nguyễn.

Kiến trúc thời Nguyễn so với thời Lê khá đặc trưng ở phần mái thẳng, không uốn cong lên ở các góc, và sử dụng ngói ống thay cho ngói mũi hài truyền thống (cũng là nhất nhất học từ Tàu). Chính vì vậy có thể thấy mái của Khuê Văn Các lợp ngói ống khá cứng, nếu so với mái của điện Đại Thành ở xa phía sau lợp ngói mũi hài, đang cong lên nhẹ nhàng.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:31.

Tổng trấn Bắc Thành

Thời Gia Long, đất nước còn chưa ổn định, do đó ở hai đầu đặt hai "Thành" là Bắc Thành Thăng Long và Gia Định Thành, quản lý toàn bộ cả vùng. Đây chính là cơ sở để hình thành ba miền: Bắc lấy Thăng Long làm trung tâm, Trung lấy Huế làm trung tâm, Nam lấy Gia Định làm trung tâm.

Quan Tổng trấn còn là Kinh Lược sứ, gần như có toàn quyền quyết định các việc, gần như một vua nhỏ. Tổng trấn Bắc Thành quản lý diện tích rộng nhất và dân đông nhất, toàn bộ từ Ninh Bình trở ra gồm Bắc Thành, 5 nội trấn và 6 ngoại trấn.

Tổng trấn đầu tiên triều Nguyễn ở Bắc Thành là Tiền quân Nguyễn Văn Thành, người đã theo Gia Long từ rất sớm, từ trong hoạn nạn. Ông là tướng lại có tài về văn. Chính Văn Miếu môn và Khuê Văn Các là ông trực tiếp dựng.

Sau 5 năm ở Bắc Thành giữ yên được miền Bắc, ông về Huế. Nhưng chỉ vì một bài thơ hơi ngông của đứa con trai mà ông bị định tội, ông van xin Gia Long cứu mình nhưng vua đã có ý diệt công thần nên cho xét xử. Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc tự tử trong ngục, con trai bị chém.



Chuyện của Nguyễn Văn Thành lại gợi nhớ về chuyện của Tổng trấn Bắc Thành thời Tây Sơn là Ngô Văn Sở. Sau khi Quang Trung mất rồi, triều đình Tây Sơn đảo lộn, tướng Vũ Văn Dũng cũng đã lừa Ngô Văn Sở về Huế để giết đi.

Như thế cả hai Tổng trấn Bắc Thành đầu tiên của triều Tây Sơn và Nguyễn đều bị chết thảm. Phải chăng vì cái quyền lực lớn quá của họ mà vua nào cũng nghi ngờ sợ họ phản mình? Một điều nữa là dân Bắc Hà trong lòng thường vẫn không phục, không hoàn toàn theo triều Quang Toản lẫn triều Nguyễn, nên các vua đều không an tâm với vị Tổng trấn uy quyền.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:31.

Các toà Miếu


Văn Miếu của Thăng Long - Hà Nội thì nổi tiếng quá rồi, sách báo nói suốt ngày, hiện nay đó là toà Miếu Quốc gia quan trọng nhất của Hà Nội và cả nước.

Tuy nhiên, các toà Miếu quốc gia ở Thăng Long xưa không chỉ có Văn Miếu, mà còn Thái Miếu, Võ Miếu, Y Miếu.

Dưới các triều đại thì Thái Miếu là Miếu quan trọng nhất, nơi thờ tổ tiên của vua. Mỗi triều đại mới lên sẽ thay Thái miếu triều cũ bởi tổ tiên của mình. Nhà Trần lên, Trần Thủ Độ dời hết bài vị các vua Lý sang Kinh Bắc để thờ tổ tiên họ Trần trong Hoàng thành. Nhà Hồ dời đô về Tây Đô, giặc Minh phá hết Thái Miếu nhà Trần. Nhà Lê cho dựng Thái Miếu ở phía Đông hoàng thành, đồng thời dựng toà Thái Miếu thứ hai ở Lam Kinh. Bản đồ Hồng Đức chỉ vẽ khu Thái Miếu chứ không có sách nào mô tả để ta biết nó ra sao.

Binh lửa tràn qua, Thái Miếu nhà Lê bị tàn phá. Nhà Nguyễn thu hẹp thành Thăng Long, đất Thái Miếu nhà Lê bị bỏ ra ngoài thành mới, trở thành đất hoang. Khu đó ở vào quãng từ chợ Hàng Da qua đến Lý Nam Đế bây giờ. 

Thái Miếu nhà Nguyễn ở Huế thờ thuỷ tổ nhà Nguyễn, sau binh lửa giờ cũng chỉ còn lại nền móng. Như thế, trên đất nước ta giờ không còn toà Thái Miếu nào nữa.

Võ Miếu

Thời Lý, Trần, không có toà Võ Miếu nào cả. Trong hoàng thành chỉ có điện Giảng Võ và điện Tập Hiền, là nơi quan võ và quan văn tập trung trước khi vào chầu vua.

Đầu thời Lê, cái tên Giảng Võ được dùng ở nhiều nơi, chỗ quân đội tụ tập, mà trong cung cũng có điện Giảng Võ. Qua đến thời chúa Trịnh, vua Lê không có quyền gì, nên không còn chuyện các quan văn võ vào chầu vua bàn việc nữa, các toà điện không còn tác dụng gì.

Có lẽ vì vậy mà Võ Miếu được dựng ngay trong hoàng thành. Trong Võ Miếu thờ Võ thánh của Tàu là Khương Tử Nha ở chính giữa, xung quanh có các danh tướng Tàu như Tôn Vũ, Quản Trọng, Khổng Minh, Quan Công, Nhạc Phi... Lưu ý là các Võ tướng ở đây không phải người trực tiếp vác gươm đao đánh nhau, mà là người hoạch định chiến lược quân sự. Cung cách thờ của Võ Miếu cũng như Văn Miếu thờ Khổng tử và các vị tiên hiền Nho giáo.

Cũng như Văn Miếu có thờ Chu Văn An, tại Võ Miếu có thờ cả Trần Hưng Đạo. Đó là hai vị Văn thánh và Võ thánh của nước ta.

Nhà Nguyễn chuyển vào Huế, cũng dựng Văn Miếu, Võ Miếu ở Huế. Ngoài ra ở phố Hiến (Hưng Yên) cũng có Văn, Võ miếu, nhưng Võ miếu Hưng Yên chỉ chuyên thờ Quan Công. Tại Huế, nhà Nguyễn lúc đầu chỉ thờ người Tàu, không thờ Chu Văn An và Trần Hưng Đạo, nên bắt các Văn Võ miếu khác cũng phải thế. Thế là bài vị thờ Văn thánh, Võ thánh người Việt bị loại bỏ.
(Võ Miếu Huế sau chỉ thờ thêm các tướng triều Nguyễn mà thôi).

Người Pháp khi vào thành đã từng mô tả cạnh Võ Miếu Thăng Long có một cây đa hàng trăm năm cực lớn "cành toả đến năm mươi bước về mỗi phía", cành rễ được uốn tạo thành hình kì lạ. Khi thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai, tổng đốc Hoàng Diệu đã đến đây và treo cổ lên ngọn cây đa này.

Người Pháp phá thành Hà Nội, Võ Miếu và cây đa cùng bị san bằng, hoàn toàn không còn dấu tích. Vị trí Võ Miếu có lẽ ở vào chỗ gần Bộ Ngoại giao ngày nay.
Last edited by Chitto; 23-06-2010 at 11:24.

Miếu Trung Liệt

Miếu Trung Liệt không phải là Quốc miếu, nhưng sau khi Võ Miếu bị san bằng, thì miếu này được coi như Võ Miếu thay thế. Tiếc rằng nay cũng gần như chẳng còn gì

Vốn ngay từ đầu thời Lê, toà miếu Trung Liệt được dựng để thờ vị đệ nhất công thần Lê Lai, đã bỏ mình cứu chúa. Đến đời Nguyễn, miếu dời lên trên đỉnh gò Đống Đa. Sau rồi các vị tướng nhà Nguyễn chết trận cũng đem về thờ ở đây. Hai vị tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu tử tiết với thành cũng được thờ tại miếu này. Người cuối cùng được lập bài vị thờ chính thức là vua Quang Trung, khi triều Nguyễn đã kết thúc.

Nhưng rồi chiến tranh tàn phá miền Bắc, toà Trung Liệt miếu cũng hoàn toàn bị phá huỷ.

Chỉ còn toà cổng miếu vẫn sừng sững nằm trên lưng chừng gò Đống Đa.


Trung Liệt Miếu, ảnh chụp năm 1940


Và toà cổng hiện nay, trên đỉnh gò chỉ còn nền móng của toà miếu xưa. Nhiều người hiện nay muốn dựng lại miếu Trung Liệt, như là toà Võ Miếu người Việt.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:32.

Y Miếu


Văn Miếu rồi, Võ Miếu rồi, hai cái này thì ở Huế cũng có. Nhưng còn cái thứ ba là Y Miếu thì hỉnh như chỉ mỗi ở Thăng Long mới có !

Y Miếu dựng đời Lê Hiển Tông trên khu đất của Thái Y viện thời Lê, để thờ các vị Y thánh. Cũng không khác thiết chế chung của mấy toà miếu kia, đầu tiên cũng phải là các vị của Tàu cái đã. Chính điện Y Miếu thời Lê thờ Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, ba vị vua tối cổ của Tàu. Trong truyền thuyết, Phục Hi được coi là người nghĩ ra thuyết Âm Dương, vẽ ra bát quái, là cơ sở triết học Trung Hoa. Thần Nông là người nếm các loại lá cây, rễ cây để làm thuốc cứu người, Hoàng Đế viết Nội kinh, phân chia đường Kinh, đường Lạc, các huyệt. Ba vị này coi như Thuỷ tổ tối thượng của Đông Y.

Bên dưới thờ các vị Tiên Y của Tàu: Biển Thước, Hoa Đà, Lý Thời Trân... Cũng như Văn Miếu thờ thêm Chu Văn An, Võ Miếu thờ thêm Trần Hưng Đạo, trong Y Miếu cũng thờ hai vị Y thánh người Việt là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông.

Thời Nguyễn, Y Miếu được trùng tu, nhưng sau đó lại hoang phế khi nền Tây y thâm nhập và phát triển. Ngày nay Y Miếu nằm sâu trong chợ Ngô Sĩ Liên, nhà dân lấn sát xung quanh, chỉ còn một mảnh nhỏ. Nhưng dù sao cũng may mắn hơn nhiều so với Võ Miếu, Thái Miếu triều Lê.


Cổng vào Y Miếu trong chợ Ngô Sĩ Liên, bên trong chen chúc nhà dân.


Gian chính thờ bài vị Tam hoàng đặt trong bộ khám thờ có từ đời Lê, hai bên có hai bài vị lớn của Đại Y Thiền sư Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông. Tấm hoành phi viết "Y đức cao minh"; với nghề Y, phải trước tiên là cái đức của thầy thuốc.

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:32.

Tràng Tiền

Các triều đại mới lên, chắc chắn đổi niên hiệu, cùng với đó là đúc và ban hành tiền mới. Trong dân chúng thường lưu hành tiền của nhiều niên hiệu, loại bằng đồng thì giá trị tiền kẽm, và tích trữ lâu năm không hỏng.

Ở Đàng Ngoài có mỏ đồng, nên việc đúc tiền không khó khăn, nhưng Đàng Trong không có, nên phải mua hoặc thu thập đồng từ các nơi đúc tiền. Triều Lê xưởng đúc tiền đặt ở khu Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân) và ô Cầu Dền. Thời Quang Trung đúc tiền nhẹ hơn nên lưu thông rất rộng và tiện.

Nguyễn diệt Tây Sơn, thành Huế tan hoang, phường đúc ở Huế ly tán hết. Do đó vua Gia Long phải cho đúc tiền tại Thăng Long, sau đó mới đúc ở Huế. Năm 1808, khu đất phía Đông Nam hồ Hoàn Kiếm được dùng làm xưởng đúc tiền, gọi là Bảo Tuyền Cục, bên ngoài có lính canh gác cẩn mật. Để tránh tình trạng ăn cắp, nhà Nguyễn chỉ cho phụ nữ vào làm, cuối ngày đi ra lính gác lại kiểm tra, tạo nên những chuyện thị phi.

Khu xưởng đúc tiền đó, vì thế được gọi là Trường Tiền, hay Tràng Tiền.

Sau này người Pháp phá xưởng đúc tiền, mở con phố Tây mà nay là phố Tràng Tiền.

Những đồng Gia Long thông bảo, gồm tiền đồng và tiền kẽm

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:32.


Tràng Thi

Văn Miếu là biểu tượng của Nho giáo, thì Thi cử chính là Thiết chế của Nho học. Chế độ khoa cử của ta bắt chước Tàu, khỏi nói. Có ba kì thi: Hương, Hội, Đình.

Các sĩ tử được quan địa phương xác nhận mới được đăng kí một kì thi sát hạch tại các trấn (sau là tỉnh), qua được kì sát hạch thì mới bước vào thi Hương. Thi Hương gồm 4 vòng thi, mỗi vòng làm bài trong 1 ngày từ sáng đến tối. Thi xong vòng nào chấm luôn vòng đó, qua rồi mới được vào vòng trong. Kì thi Hương vì thế kéo dài cả tháng. Ai chỉ qua được 3 vòng thì là Tú tài, qua được cả 4 là đỗ thi Hương, là Cử nhân (hương cống).

Thi Hội tổ chức tại kinh đô, cũng gồm 4 vòng, qua được cả 4 mới vào thi Đình, đỗ mới thành Tiến sĩ (hoàng giáp, ông nghè), còn nếu không lại trở về làm ông Cử nhân mà thôi.

Thi Hương tổ chức ở một số tỉnh lớn, thi Hội ở Kinh đô, thi Đình ngay trong cung vua. Thời Lê, tại Thăng Long thì trường thi Hương ở khu Quảng Bá, trường thi Hội ở phía Thủ Lệ, bản đồ Hồng Đức ghi rõ là Hội thí.

Khi Thăng Long không còn là kinh đô, nhà Nguyễn dời trường thi Hương về phía Tây Nam của hồ Hoàn Kiếm, gọi là Trường Thi - Tràng Thi. Ngày nay là khu Thư viện Quốc gia.

Tràng Thi chỉ là bãi đất trống có đánh luống để sĩ tử cắm lền, đặt chõng làm bài trong 4 vòng. Có các chòi cao để giám thị đứng trên trông xuống. Vì ba năm mới thi một lần, nên lúc không có thi, bãi đó vẫn cho dân vào cày cấy trồng trọt bình thường.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa


Cảnh trường thi Hương ở Nam Định năm 1897, trường thi ở Thăng Long thì cảnh quan cũng y như thế

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:28.

Đền Hai Bà


Thời Gia Long, ở Thăng Long có việc di dời đền Hai Bà Trưng.

Trước kia đền thờ Hai Bà Trưng dựng ở bãi Đồng Nhân phía ngoài đê sông Hồng. Đến năm 1819, bãi sông lở, dân làng dời đền vào khu đất cạnh chùa Viên Minh.

Trước đó, bãi đất này thuộc về Trường võ, nơi quân triều Lê luyện tập, nên đất trống rộng rãi. Sau khi dời đền, dựng lại to đẹp hơn trước, dân làng đào một hồ bán nguyệt khá rộng ngay trước đền để tạo thành Minh đường, cũng gọi là hồ Đồng Nhân. Sau đó đình làng cũng được dựng ngay bên cạnh đền. Đến nay, đây là quần thể Đình - Đền - Chùa hoàn chỉnh có quy mô lớn nhất ở Hà Nội.

Cũng vì ngôi đền thiêng này, quận này được gọi là quận Hai Bà Trưng, một trong bốn quận nội thành cũ của Hà Nội.


Đền Hai Bà Trưng bên bờ hồ Đồng Nhân


Sân đền nay trở thành nơi vui chơi của dân cư

Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:29.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét