Hà Nội
Năm 1820, Gia Long mất, vua Minh Mạng nối ngôi.
Thời Gia Long, quyền lực trung ương chưa đủ mạnh, mới lập hai trấn Bắc Thành và Gia Định Thành, hai Tổng trấn thay vua có quyền quyết định hầu hết mọi việc. Tại Trấn Bắc thành còn lập ra đủ 6 Tào, tương tự 6 Bộ ở Huế, có quyền đúc tiền, điều động binh mã các trấn, thu thuế, phong quan.... Đến Minh Mạng, quyền lực trung ương đã vững, liền bỏ hai Trấn đó. Từ nay chia thành các Tỉnh, và các tỉnh chỉ chịu điều khiển trực tiếp từ Vua mà thôi.
Thế là Trấn Bắc Thành bị bỏ. Cái tên Thăng Long cũng bị xoá, sau 810 năm tồn tại.
Địa giới chia lại, và lập ra Tỉnh Hà Nội, với địa giới gần như nằm giữa hai sông: sông Hồng và sông Đáy. Toà thành Thăng Long xây thời Gia Long lại bị phá cho thấp bớt đi, và gọi là Thành Hà Nội, cấp độ cũng chỉ tương đương như các thành Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương.
Vị quan cai quản Thăng Long trước đó là Tổng Trấn Kinh lược sứ, mà người phương tây thời đó coi như Phó vương, nay chỉ còn là Tổng đốc, tương tự tất cả các tỉnh khác. Từ lúc này, có bất kì sự vụ gì cũng phải tâu về Huế rồi chờ lệnh, đi lại cũng mất cả tháng, nên phản ứng với các sự việc rất chậm chạp.
Với người dân, tên tuy bị đổi, vai trò hành chính bị hạ, nhưng cuộc sống cũng không thay đổi gì. Người Thăng Long từ nay được gọi là người Hà Nội.
Ảnh Tổng đốc Hà Nội cùng tuỳ tùng, nhưng không rõ là vị Tổng đốc nào ???
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:29.
Tonkin
Từ thế kỷ 17, khi người phương Tây vào Đàng Ngoài để giao thương, truyền đạo, họ đã thống nhất gọi Đàng Ngoài là xứ Đông Kinh, và phiên âm thành các chữ Tonkin, Tonquin, Tongking.
Hai chữ Đông Kinh là tên gọi của Thăng Long triều Lê, để phân biệt với Lam Kinh ở Thanh Hoá. Đến khi đất nước bị chia cắt, thì Đàng Ngoài lấy người Đông Kinh làm trung tâm, và giới trung lưu tự nhận là người Đông Kinh, đến nỗi trở thành tên gọi chung của cả miền.
Alexandre de Rhodes hoàn chỉnh từ điển Việt-Bồ-La với mục đích để các nhà truyền giáo dễ dàng học và hiểu tiếng Việt bản xứ, chứ không phải để truyền bộ chữ latin cho người bản xứ. Do vậy trong vòng hơn hai trăm năm có lẽ không người Việt nào biết đến bộ chữ cái đó, mà toàn là các giáo sĩ dùng. Sau một số thầy giảng người Việt học bộ chữ này, để giao dịch với các bề trên, chứ người dân hầu hết đều mù chữ, không biết viết, biết đọc chữ Hán, lại càng không biết chữ Nôm, và xa lạ với chữ latin.
Giới nho sĩ thì không biết đến bộ chữ này, không biết từ Tonkin. Mà nếu biết thì họ cũng coi thường, chế nhạo thứ chữ của Quỷ Tây dương, coi là kém văn minh hơn mình !!!!
Ảnh quan Đốc học của Hà Nội (tương đương Giám đốc sở GDĐT bây giờ)
.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:29.
3 Nữ sĩ
Nhân nói về chữ Nôm, không thể không nhắc đến ba người phụ nữ được coi là nữ sĩ nổi tiếng bậc nhất, đều liên quan mật thiết với Thăng Long.
Người đầu tiên là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, cuối thời Lê. Bà quê ở Hưng Yên, nhưng từng dạy học ở Thăng Long, sau lấy chồng, ba năm chờ chồng đi sứ là thời gian bà dịch Chinh phụ ngâm từ chữ Hán ra chữ Nôm. Tài năng và phẩm hạnh của bà tiêu biểu cho nữ giới đương thời.
Tiếp theo là Bà huyện Thanh Quan, cuối Lê đầu Nguyễn. Bà người ở Nghi Tàm, đã từng vào Huế dạy học cho các cung nữ. Các bài thơ Nôm của bà còn lại không nhiều nhưng đều là tuyệt tác.
Và người thứ ba, có lẽ nổi tiếng nhất, Bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân Hương. Bà người Thăng Long, sống tại Thăng Long. Bà có căn nhà ven hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt đường. Chữ Cổ ghép với Nguyệt thành chữ Hồ. Thơ Hồ Xuân Hương là một mảng đặc biệt và đặc sắc bậc nhất trong dòng thơ Nôm của nước ta. Cổ Nguyệt đường ở đâu, không ai rõ chính xác, chỉ áng chừng có lẽ vào khu vực trường Chu Văn An bây giờ.
Cái tục mà thâm thuý trong thơ Hồ Xuân Hương, người đời sau chỉ bắt chước, chứ không thể tạo dựng được phong cách sánh được với bà.
Người đầu tiên là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, cuối thời Lê. Bà quê ở Hưng Yên, nhưng từng dạy học ở Thăng Long, sau lấy chồng, ba năm chờ chồng đi sứ là thời gian bà dịch Chinh phụ ngâm từ chữ Hán ra chữ Nôm. Tài năng và phẩm hạnh của bà tiêu biểu cho nữ giới đương thời.
Tiếp theo là Bà huyện Thanh Quan, cuối Lê đầu Nguyễn. Bà người ở Nghi Tàm, đã từng vào Huế dạy học cho các cung nữ. Các bài thơ Nôm của bà còn lại không nhiều nhưng đều là tuyệt tác.
Và người thứ ba, có lẽ nổi tiếng nhất, Bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân Hương. Bà người Thăng Long, sống tại Thăng Long. Bà có căn nhà ven hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt đường. Chữ Cổ ghép với Nguyệt thành chữ Hồ. Thơ Hồ Xuân Hương là một mảng đặc biệt và đặc sắc bậc nhất trong dòng thơ Nôm của nước ta. Cổ Nguyệt đường ở đâu, không ai rõ chính xác, chỉ áng chừng có lẽ vào khu vực trường Chu Văn An bây giờ.
Cái tục mà thâm thuý trong thơ Hồ Xuân Hương, người đời sau chỉ bắt chước, chứ không thể tạo dựng được phong cách sánh được với bà.
Đạo Gia-tô
Trong các triều vua, triều Minh Mạng là diệt đạo Gia-tô tàn bạo nhất.
Các cố đạo vào từ thời Lê - Mạc, thời chúa Trịnh gắt gao nhất cũng chỉ đuổi đi, chứ không tàn sát. Thời Quang Trung cũng thế.
Nguyễn Ánh thời còn gian khổ, đã thân với giám mục Bá Đa Lộc, gửi con trai trưởng là Cảnh theo ông này sang Pháp để cầu viện, kí một bản "hợp đồng" rằng nếu Pháp giúp quân thì sẽ nhường một số điều. Biết rằng Nguyễn Ánh nhờ cậy vào người của đạo Gia-tô, triều Quang Toản tìm cách tiêu diệt. Các cuộc bắt đạo, giết đạo tiến hành rộng khắp, một số cố đạo người Pháp, thầy giảng người Việt và giáo dân bị tàn sát.
Đến khi Gia Long lên ngôi, sự bắt đạo giảm bớt đi nhiều. Gia Long tuy có mối thâm giao với cố đạo Gia-tô, nhưng lại cũng không ưa, khi mà người con trai trưởng sau những năm ở Pháp trở về đã là một con chiên ngoan đạo. Khi được đưa đến bàn thờ tổ tiên, hoàng tử Cảnh đã nhất quyết không chịu bái lạy, mà nói "đó chỉ là các ma quỷ, ta chỉ lạy Chúa thôi". Bởi thế khi hoàng tử Cảnh qua đời, theo lẽ thì ngôi vua về cháu đích tôn của Gia Long, con trai của Cảnh. Thế nhưng thấy đứa cháu cũng đã theo đạo, chịu rửa tội, Gia Long đã chọn con trai thứ nối ngôi.
Minh Mạng lên ngôi, là vị vua căm ghét đạo Gia-tô nhất, gọi là "tả đạo", coi là thứ làm mê hoặc dân chúng. Các cuộc tàn sát tiến hành trên quy mô toàn quốc. Các cố đạo bị bắt liền bị đem đến các cổng thành chém đầu, thậm chí lăng trì xẻo thịt. Các giáo dân không chịu bước qua Thập giá đều bi chém. Các làng đi đạo bị tiêu huỷ. Sự tàn sát diễn ra khắp nơi.
Một trong số các bức tranh người Pháp vẽ cảnh giết đạo thời Minh Mạng bên ngoài thành Hà Nội. Triều đình huy động quân lính, voi, ngựa để hành tội.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:29.
Giáo phận
Ngay từ những năm 1659, Toà thánh đã thiết lập hai giáo phận là Đàng Ngoài (Tonkin) và Đàng Trong (Cochinchine) và đặt Giám mục. Tuy nhiên Giám mục đầu tiên của Đàng Ngoài còn chưa bao giờ bước chân vào mảnh đất mà ông được giao cai quản.
Đến các Giám mục sau này mới thỉnh thoảng đi lén vào được, tổ chức các cuộc truyền chức, bàn việc với các cố đạo. Đạo Gia-tô phát triển nhanh trong dân chúng. Các cố đạo liều chết giữ giáo dân, sẵn sàng sống dưới hầm để truyền đạo. Trong thành Thăng Long - Hà Nội thì ít, nhưng bên ngoài thành, khu phố Hiến cho đến Nam Định, Thái Bình thì các làng theo đạo rất nhiều.
Khi giáo dân đông lên, thì giáo phận Đàng Ngoài được chia nhỏ thành Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài, rồi tiếp tục chia nữa cho đến tận cuối đời Nguyễn. Hà Nội thuộc giáo phận Tây Đàng Ngoài trong 250 năm, rồi thành lập giáo phận Hà Nội. Trong những năm bị bắt đạo, trung tâm của giáo phận nằm ở Nam Định, rồi sau mới di chuyển về Hà Nam, cuối cùng mới là Hà Nội.
Tại miền Bắc, sự chia cắt giữa các làng theo đạo và các làng không theo (người theo đạo gọi là "đi lương") dần sâu sắc và có những mâu thuẫn không nhỏ.
Cảnh giết đạo thời Minh Mạng, 118 Thánh Tử đạo của Việt Nam (gồm cả người Pháp và người Việt) nhiều nhất là trong hai thời Quang Toản và Minh Mạng.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:30.
Hàng cột chùa Bà Đá
Tại ngôi chùa Bà Đá giữa lòng Hà Nội, còn một di vật thú vị liên quan đến thời cấm đạo của Minh Mạng.
Trong thời kỳ diệt đạo triều Nguyễn, trong một lần bị lùng bắt, một số cha cố Gia-tô đã chạy vào chùa Bà Đá, và được các vị sư ở đây che dấu. Quân triều đình không thể ngờ một ngôi chùa Phật giáo có thể là nơi "tà đạo" ẩn nấp, thế nên các cố đạo này thoát nạn.
Về sau, khi người Pháp vào Hà Nội, đạo Gia-tô không bị bức hại nữa, Giám mục Tây Đàng Ngoài đã tặng chùa Bà Đá bốn cây cột đá Ninh Bình được chạm khắc tinh xảo để tri ân. Ngày nay, bốn cây cột đó chống mái hiên tiền đường của chùa. Rất nhiều người qua đây sờ tay vào khiến cây cột nhẵn bóng, nhưng ít người biết đến nguồn gốc đặc biệt ấy.
Cây cột đá chạm mai lan cúc trúc rất đẹp trước chùa Bà Đá
Hàng hiên chùa (ảnh trên mạng)
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:30.
Người Hoa ở Thăng Long
Người Hoa đến sinh sống, buôn bán ở Thăng Long từ thời Lê. Trong khi tại miền Nam, người Hoa tự xưng - và được gọi là người Minh Hương(quê là nhà Minh), đặc biệt là những người chạy trốn nhà Thanh, thì tại miền Bắc, người Hoa không dùng cái tên đó, có lẽ để tránh sự căm ghét của người Bắc Hà với giặc Minh từ trước.
...Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi).
Bởi thế, người Hoa tại miền Bắc tự nhận là người Đường - và triều Lê cũng gọi là Đường nhân.
Họ buôn bán giỏi, phát triển tại phố Hiến, nhưng tại Thăng Long thì chỉ được tập trung tại một khu gọi là phường Đường Nhân. Phường này nằm khu vực phố Hàng Lam.
Dưới thời Quang Trung, mặc dù giặc Thanh bị đuổi, nhưng "Đường nhân" vẫn được bình yên. Sang đến triều Nguyễn, vì kinh đô dời đi, người Hoa càng được tự do hơn. Với tài buôn bán, họ đã dần phát triển mạnh mẽ, thâu tóm được cả phố Hàng Lam. Họ cho dựng hai đầu phố hai cánh cổng chặn ngang, đóng lại buổi tối để bảo vệ. Từ đó mới có tên phố Hàng Ngang.
Last edited by Chitto; 10-06-2010 at 22:19.
Hội quán Quảng Đông
Có bốn cộng đồng người Hoa ở Thăng Long, là Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Ham.
Người Quảng Đông thành lập cộng đồng sớm và mạnh nhất, chiếm đến hơn nửa số người Hoa ở Thăng Long. Họ chiếm hầu hết phố Đường nhân, nên phố này còn gọi là Quảng Đông hay Việt Đông, nay là Hàng Ngang. Khu người Phúc Kiến ở cũng gọi là phố Phúc Kiến, nay là phố Lãn Ông. Hai cộng đồng này chiếm lĩnh hầu hết các gian phố giao thương ở khu vực, lại mở rộng sang cả Hàng Buồm, Hàng Bạc.
Ngay dưới thời Tây Sơn, năm 1801, người Quảng Đông đã dựng Hội quán. Sau đó hơn mười năm, cộng đồng Phúc Kiến cũng dựng Hội quán. Hai toà hội quán là nơi thờ bà Thiên Hậu, nơi tụ họp của người Hoa.
Bức ảnh người Pháp chụp Hội quán Quảng Đông, mà họ gọi là Pagode de Cantonaise (Chùa Quảng Đông). Hội quán Quảng Đông ở Hội An còn dựng sau toà Hội quán này 74 năm.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:24.
Trong một chiều lang thang, tôi đã tìm thấy con kì lân trên thanh đòn tay ở cửa toà Hội quán Quảng Đông trong bức ảnh của Pháp chụp trên kia, nay nằm trên phố Hàng Buồm:
Đôi kì lân hai bên cửa đó đã đứng đó hơn hai trăm năm, chứng kiến sự đổi thay trải qua. Ngay bờ tường, bờ nóc toà hội quán cũng thay đổi nhiều, nhưng đôi lân vẫn còn lại.
Chủ nhân của toà Hội quán xưa kia giờ đã hoàn toàn thay đổi...
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:25.
Cách không xa Hội quán Quảng Đông là Hội quán Phúc Kiến, nằm giữa phố Phúc Kiến
Người Hoa gốc Phúc Kiến chung nhau bỏ tiền mua mảnh đất này, là đất ngoài cửa Đông Hoa của hoàng thành triều Lê cũ, rồi tạc tượng dựng điện thờ bà Thiên Hậu năm 1817, rồi thờ tổ tiên, làm nơi hội họp của bang hội.
Người Hoa Phúc Kiến chuyên doanh mặt hàng thuốc bắc, họ nhập hàng từ Trung Quốc về đây bán đi các tỉnh. Về sau mới có người Việt tham gia buôn bán, nhưng thường không cạnh tranh nổi với người Hoa. Phố Phúc Kiến vì thế sau gọi là phố Lãn Ông, cho đến giờ vẫn chuyên bán thuốc bắc, đi từ đầu phố đã thấy mùi thơm của thuốc.
Tấm biển "Phúc Kiến hội quán" vẫn còn đây. Toà cổng và phương đình vẫn còn đây...
Nhưng giờ cũng không khác Hội quán Quảng Đông
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:25.
Ngõ Sầm Công
Một ngôi đền người Hoa dựng trên đất Thăng Long là đền Sầm Công, nay không còn nữa.
Sầm Công chính là Sầm Nghi Đống, viên Thái thú Điền Châu - Vân Nam, cùng Tôn Sĩ Nghị tiến vào Thăng Long. Trong trận Khương Thượng, khi bị quân Tây Sơn đánh không còn đường thoát, Sầm Nghi Đống đã treo cổ tự tử ở gần chùa Bộc. Quang Trung cho thu nhặt thi thể trả lại nhà Thanh.
Sau trận đánh Kỷ Dậu, nhiều người Hoa cũng bỏ chạy, sau này thấy triều Nguyễn thoải mái hơn mới quay lại. Nhà Nguyễn cũng cho phép người Hoa xây đền thờ Sầm Nghi Đống tại con ngõ nơi họ ở. Con ngõ đó cũng gọi là Ngõ Sầm Công, nay là phố Đào Duy Từ.
Hồ Xuân Hương có lần đi qua ngôi đền này, đã viết bài thơ chế giễu
Ghé mắt trông ngang thấy biển treo
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu ?
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:27.
Bức tường và cánh cổng chắn ngang con phố, tạo thành khu phố Quảng Đông của người Hoa, một kiểu Chinetown từ hai trăm năm trước ở Hà Nội. Cũng vì thế có tên phố Hàng Ngang, dù chẳng có loại hàng hoá nào tên là "Ngang" cả.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:26.
Tượng thờ người Hoa
Bên cạnh việc dựng Hội quán, đền Sầm Công, người Hoa còn đóng góp tiền bạc tu sửa một số đền chùa ở Hà Nội.
Tại hòn đảo Ngọc giữa hồ Gươm, trước kia có hành cung của chúa Trịnh, khi nhà Trịnh sụp thì hành cung cũng đổ nát. Một Hội thiện, do người Hoa làm chủ đã đứng ra dựng một ngôi đền trên đảo, thờ các vị thần của họ. Đền đầu tiên thờ Quan Công, danh tướng đời Hán, đồng thời được coi là vị thần bảo trợ người buôn bán. Sau đó họ đem thêm tượng Lã Đồng Tân, một vị tiên của Đạo giáo vào. Rồi đến Văn Xương đế quân, vị thần chuyên chủ về việc Văn học cũng đem vào thờ. Ngôi đền hoàn toàn mang màu sắc người Hoa, cho mãi đến sau này khi người Pháp phá ngôi đền cạnh hồ Gươm, người dân đem tượng Trần Hưng Đạo từ đó vào thờ, thì ngôi đền mới trở thành đền thờ thánh người Việt.
Bộ tượng thờ của người Hoa vẫn còn đó, đặt ở gian giữa của đền Ngọc Sơn ngày nay.
Tượng Quan Công mặc áo xanh, râu dài, tay cầm cuốn sách đặt trước. Bên cạnh mặc áo đỏ là tượng Quan Bình. Phía sau là tiên Lã Đồng Tân. Sau cùng là Văn Xương đế quân ngồi trong khám thờ bằng gỗ.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:26.
Thờ Quan Công
Việc thờ Quan Công trong Võ Miếu đã có từ đời Lê, tuy nhiên chỉ với tư cách là vị Võ thánh.
Chính những thương nhân người Hoa mới đưa vào Việt Nam cái cách thờ Quan Công như là vị thần phù trợ nghề buôn bán. Trong Tam Quốc có viết rằng Quan Vũ trước kia là người đi buôn bán, đẩy một xe hàng rong, sau khi gặp Lưu Bị, Trương Phi mới "chuyển ngạch" sang tướng võ.
Việc thờ Quan Công phổ biến theo sự lớn mạnh của giới thương nhân người Hoa. Trong một số trường hợp, họ là người đóng góp tiền tu bổ đền chùa, và nhân đó đưa tượng Quan Công vào thờ. Thế rồi người Việt thấy hay cũng bắt chước theo, hi vọng buôn bán được phát đạt như người Hoa. Đặc biệt tại miền Trung và miền Nam thì lối thờ này rất phổ biến.
Trong chùa Trấn Quốc hiện tại có bàn thờ Quan Công, do người Hoa đưa vào khi chùa được tu sửa đầu thời Nguyễn.
Ảnh: Tượng thờ Quan Công ngồi giữa, bên phải là Quan Bình cầm hộp ấn, bên trái là Chu Thương cầm thanh long đao tại chùa Trấn Quốc.
Nhìn bộ tượng này, lại nhớ đến bài thơ trào phúng, bốn câu sai cả bốn, nhưng tả thực rất hay:
Hán vương ăn ớt mặt đỏ gay
Bên này thái tử đứng khoanh tay
Thằng mọi râu ria cầm cái mác
Con cua đứng dưới chú cò gầy
(Quan Công không phải Hán vương, vì Hán vương là Lưu Bị ; Quan Bình càng không phải Thái tử ; Chu Thương là tướng mặt đen cầm đao chứ không phải mác ; rùa - hạc chứ không phải cua - cò)
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:26.
Ngay trong khu vực người Hoa tập trung, ngôi đền Bạch Mã cũng được quan tâm.
Có điều chẳng vui vẻ gì với người Việt, là người Hoa, chẳng biết vô tình hay cố ý nhầm lẫn (tôi nghĩ là cố ý), mà nhất quyết cho rằng ngôi đền đó thờ Mã Viện, một viên tướng Hán là kẻ thù của người Việt. Họ cho rằng bài vị Bạch Mã Quảng Lợi đại vương là ngụ ý viên tướng họ Mã kia.
Ảnh sưu tầm: đền Bạch Mã ở Hàng Buồm, nằm ở khu người Hoa đông đúc xưa kia.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:26.
Các vua Nguyễn ra Bắc
Ngay sau khi lên ngôi, Minh Mạng, Thiệu Trị đều "kinh lý Bắc Hà" cả. Mặc dù Gia Long dựng lại cơ nghiệp từ miền Nam, nhưng không có vua Nguyễn nào chính thức kinh lý miền Nam cả, có lẽ do đi lại khó khăn quá.
Minh Mạng ra Bắc năm 1821, đến thăm Quán Trấn Vũ, và sai dựng lại với quy mô như ngày nay. Đồng thời đổi tên từ Trấn Vũ thành Chân Vũ.
Vốn dĩ xưa kia vị thần này của Đạo Giáo tên gốc là Huyền Vũ. Đến đời Tống ở Tàu mới đổi là Chân Vũ. Sang đến Việt Nam thì từ xưa lại gọi làTrấn Vũ. Chữ Trấn chỉ nhiều hơn chữ Chân một bộ "kim". Minh Mạng là ông vua sùng Trung Quốc, rất nhiều thứ mỹ tự đều theo Tàu, nên bắt đổi lại tên như Tàu. Tuy bên ngoài cổng đổi là Chân Vũ, nhưng bên trong thì vẫn dùng là Trấn Vũ !
Lúc này thì ngôi đạo quán đã không còn đạo sĩ, nên trở thành ngôi đền. Về sau người Hà Nội mới gọi gộp lại thành Đền Quán Thánh (!!!)
Ảnh: ngôi đền còn lại ngày nay là kiến trúc đời Nguyễn.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:26.
Chùa Trấn Quốc
Hai mươi năm sau, vua Thiệu Trị lên ngôi, cũng ra Bắc, cũng đi thăm các nơi, cũng muốn "đổi một cái gì đó". Lần này nạn nhân là chùa Trấn Quốc.
Ngôi chùa danh tiếng với ba cái tên đều có chữ Quốc là Khai Quốc, An Quốc, Trấn Quốc, suốt 1300 năm, lần này Thiệu Trị viện cớ chùa không ở kinh đô thì không được mang tên đó, nên bắt đổi thành Trấn Bắc !
Tuy nhiên, cũng tương tự như quán Trấn Vũ, người Hà Nội không chấp nhận cái tên mới đó, nên tên chùa Trấn Quốc vẫn là tên chính thức, chuyện vua đổi tên vẫn mặc.
Ba chữ Trấn Quốc Tự vẫn còn đó, treo trên chính điện ngôi chùa cổ nhất đất Thăng Long
Ảnh: Chính điện chùa Trấn Quốc ngày nay
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 23:27.
Quán Trấn Vũ - Gia Lâm
Nói đến Quán Trấn Vũ, hầu như mọi người đều biết đến ngôi đền với pho tượng đồng (hun) đen ở hồ Tây.
Rất ít người biết ở bên Gia Lâm cũng có một ngôi Quán Trấn Vũ, cũng có một pho tượng đồng hun đen, với kích thước và trọng lượng không kém tượng ở hồ Tây.
Vào thời Tây Sơn, dân Thạch Bàn đã quyên góp để đúc pho tượng Trấn Vũ bằng đồng, cao 4m, nặng khoảng 4 tấn (bằng với pho tượng cổ). Tượng đúc xong cũng là lúc triều Tây Sơn sụp đổ. Pho tượng này đúc sau pho trong nội thành 120 năm, nên không nổi tiếng bằng, ít người biết đến hơn. Pho tượng cũng không được nâng lên đặt ngồi trên bệ đá uy nghiêm như pho cổ kia, mà ngồi trên bệ ngay mặt đất.
Cá nhân tôi thấy pho đúc sau không đẹp bằng pho cổ. Nhưng đây cũng là pho tượng cổ rất quý giá. Cùng với hai pho tượng đồng, trong nội thành Hà Nội còn 1 pho tượng Trấn Vũ bằng gỗ cũng to như thế !
Ảnh: Tượng Trấn Vũ bằng đồng ở Thạch Bàn, hoàn thành 1802
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:53.
Pho tượng gỗ đặt ở Huyền Thiên cổ quán, nay thành chùa Huyền Thiên ở cạnh chợ Đồng Xuân.
Pho tượng gỗ, theo sách ghi thì làm bằng gỗ trầm năm 1628, cao khoảng 4m. Nhưng năm 1946 thời chống Pháp, chùa bị đốt, tượng cũng cháy ra tro. Không có bức ảnh nào chụp lại pho tượng này. Hai năm sau, tượng được làm lại, chẳng biết có giống trước không, nhưng không đẹp.
Ảnh: Tượng Trấn Vũ bằng gỗ trong chùa Huyền Thiên, cao khoảng 4m, khuất trong gian thờ
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:54.
Kị huý và đổi tên
Triều Nguyễn rất khắt khe về việc kiêng huý, nhiều chữ tên hoàng tộc phải kiêng mà không được nói, không được dùng, những tên địa danh cổ cả nghìn năm cũng phải đổi, rất là khắc nghiệt.
Chỉ vì kiêng tên bà mẹ của vua Thiệu Trị tên là Hoa, mà tỉnh Thanh Hoa đổi thành Thanh Hoá. Ở Hà Nội thì Kim Hoa đổi thành Kim Liên, Yên Hoa đổi thành Yên Phụ, kiêng chữ Tông (tên Thiệu Trị) mà đổi chùa Liên Tông thành Liên Phái...
Tuy nhiên, bên cạnh một số tên địa danh bắt buộc phải đổi, còn thì việc kiêng huý ở miền Bắc gần như vô tác dụng. Người miền Bắc không tôn trọng triều Nguyễn như miền Trung và miền Nam, nên trong cuộc sống, trong dân gian, dù triều đình có lệnh thì họ cũng mặc kệ. Và cũng vì thế mà cho đến giờ, người miền Bắc vẫn giữ được những từ ngữ có từ ngàn xưa.
Chẳng hạn người miền Trung và Nam kiêng các chữ và đổi như sau
Hoa -> Huê, bông (kiêng tên mẹ Thiệu Trị) ; Cảnh -> Kiểng (kiêng tên hoàng tử Cảnh)
Phúc -> Phước (tộc Nguyễn Phúc) ; Tông -> Tôn (tên vua Thiệu Trị là Miên Tông)
Hồng -> Hường ; Nhậm -> Nhiệm (tên Tự Đức là Hồng Nhậm)
Thì -> Thời (tên còn nhỏ của Tự Đức là Thì) ' Vũ -> Võ (chúa Vũ vương)
Hoàng -> Huỳnh (chúa Nguyễn Hoàng, tổ nhà Nguyễn) ; Bảo -> Bửu ...
Người miền Bắc thì không kiêng gì cả, vẫn giữ ngôn ngữ của mình. Trước kia có kiêng một chữ là tên của chúa Trịnh đầu tiên, Trịnh Tùng, nên Tùng đổi thành Tòng. Tuy nhiên sau rồi cũng không kiêng nữa.
Chỉ vì kiêng tên bà mẹ của vua Thiệu Trị tên là Hoa, mà tỉnh Thanh Hoa đổi thành Thanh Hoá. Ở Hà Nội thì Kim Hoa đổi thành Kim Liên, Yên Hoa đổi thành Yên Phụ, kiêng chữ Tông (tên Thiệu Trị) mà đổi chùa Liên Tông thành Liên Phái...
Tuy nhiên, bên cạnh một số tên địa danh bắt buộc phải đổi, còn thì việc kiêng huý ở miền Bắc gần như vô tác dụng. Người miền Bắc không tôn trọng triều Nguyễn như miền Trung và miền Nam, nên trong cuộc sống, trong dân gian, dù triều đình có lệnh thì họ cũng mặc kệ. Và cũng vì thế mà cho đến giờ, người miền Bắc vẫn giữ được những từ ngữ có từ ngàn xưa.
Chẳng hạn người miền Trung và Nam kiêng các chữ và đổi như sau
Hoa -> Huê, bông (kiêng tên mẹ Thiệu Trị) ; Cảnh -> Kiểng (kiêng tên hoàng tử Cảnh)
Phúc -> Phước (tộc Nguyễn Phúc) ; Tông -> Tôn (tên vua Thiệu Trị là Miên Tông)
Hồng -> Hường ; Nhậm -> Nhiệm (tên Tự Đức là Hồng Nhậm)
Thì -> Thời (tên còn nhỏ của Tự Đức là Thì) ' Vũ -> Võ (chúa Vũ vương)
Hoàng -> Huỳnh (chúa Nguyễn Hoàng, tổ nhà Nguyễn) ; Bảo -> Bửu ...
Người miền Bắc thì không kiêng gì cả, vẫn giữ ngôn ngữ của mình. Trước kia có kiêng một chữ là tên của chúa Trịnh đầu tiên, Trịnh Tùng, nên Tùng đổi thành Tòng. Tuy nhiên sau rồi cũng không kiêng nữa.
Chùa Báo Ân
Ngay sau lần Thiệu Trị ra Bắc năm 1842, Nguyễn Đăng Giai được bổ làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình), Kinh lược sứ Bắc kỳ, Thượng thư bộ Hình. Tuy Nho học nhưng ông lại rất chuộng đạo Phật, nên cho xây ngôi chùa Báo Ân.
Ngôi chùa này xây trên nền của khu lầu Ngũ Long của chúa Trịnh xưa kia. Lầu bị đốt đã 60 năm, nay dựng chùa. Chùa còn được gọi là chùa Quan Thượng, hay chùa Liên Trì vì có ao sen vòng quanh. Vào khi đó, đây là ngôi chùa có quy mô lớn nhất Hà Nội. Chùa quay ra phía Đông, mặt sau là hồ Guơm, dựng những ngọn tháp đẹp.
Tuy nhiên, chùa cũng chỉ tồn tại được khoảng 40 năm, thì Pháp phá đi để xây Bưu điện. Tất cả những gì còn lại chỉ là ngộn tháp Hoà Phong ở sát bờ hồ Gươm, nay do hồ bị lấp đi nên tháp lùi vào vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng.
Ảnh: Mặt trước chùa Báo Ân
Mặt sau chùa Báo Ân ở sát hồ Gươm. Tháp Hoà Phong nằm sát bờ nước
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:54.
Di tích cuối cùng của chùa Báo Ân xưa chơi vơi giữa hồ Gươm, một bức ảnh rất quen thuộc với những người yêu Hà Nội.
Và mọi người đều có thể dễ dàng nhìn thấy tháp Hoà Phong ngày nay đối diện Bưu điện Hà Nội, một phần khuất sau tán lá xà cừ bên bờ hồ.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:54.
thời Tự Đức
Tự Đức làm vua thay Thiệu Trị, thì không kinh lý Bắc Hà nữa. Bù vào đó, vị vua thích xây cất lăng tẩm này sai người ra thành Hà Nội, tất tần tật cái gì bằng gỗ đá có chạm trổ đẹp đẽ mà mang đi được là lấy bằng sạch. Một vài toà điện mà các vua trước còn chưa phá nốt thì lần này sạch sành sanh.
Thật vô cùng may mắn là hai đôi rồng đá và một đôi bậc thềm long vân bằng đá của điện Kính thiên quá to nặng, không thể mang đi được, nên vẫn còn lại đến ngày nay.
Đầu thời Tự Đức, ngoài bế quan toả cảng nghiêm ngặt, việc cấm đạo Giatô vẫn rất gắt gao, các cố đạo ngoại quốc bị chém mấy người, giáo dân bị hành tôi cũng không ít. Lấy cớ đó, tàu chiến Pháp nổ sung đánh cảng Đà Nẵng năm 1858, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
Sau Đà Nẵng, Pháp đánh Gia Định, năm 1862, hoà ước cắt 3 tỉnh Nam kỳ cho Pháp, rồi đến 1864 thì mất nốt 3 tỉnh. Thành ra Lục tỉnh Nam kỳ rơi vào tay ngoại xâm. Cũng thời gian này, lệnh tha đạo được ban hành, đạo Giatô phát triển tự do và nhanh chóng khắp cả ba miền.
Tin tức ấy chấn động cả nước. Tại trường thi Hương năm 1864 tại Hà Nội, sĩ tử bỏ thi để phản đối. (Kỳ thi chỉ bị lùi đi 1 ngày thôi) Tấm gương của Nam kỳ quá rõ, và sẽ lặp lại ở Hà Nội mười năm sau đó.
Sĩ tử thời Nguyễn (tập hợp các sĩ tử cũng gọi là Sĩ lâm, hay Nho lâm, giống kiểu Võ lâm)
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:54.
Thần Siêu thánh Quát
Dưới thời Tự Đức, tại Hà Nội có hai nhân vật Văn nhân nổi danh là bạn với nhau để lại dấu ấn trong lịch sử Hà thành khá đặc biệt là Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát.
Tài văn chương của hai người nổi tiếng đến nỗi Tự Đức viết : Văn như Siêu Quát vô tiền Hán : Văn mà như Siêu, như Quát thì thời Hán nổi tiếng xưa ở Tàu cũng không có nổi. Bởi thế người đời gọi hai ông là Thần Siêu, thánh Quát.
Nguyễn Văn Siêu học rộng, làm quan Án sát, đã đi sứ Tàu, sau vì dâng biểu trái ý triều đình mà từ quan, về khu phố cổ mở trường dạy học. Con phố trước đó chuyên buôn bán nay bỗng tấp nập học trò, danh tiếng vang xa, đến nỗi người ta gọi là phố Án Sát Siêu, giờ đây là phố Nguyễn Siêu. Nguyễn Văn Siêu là người đã chủ trì việc xây dựng lại quần thể đền Ngọc Sơn (sẽ viết sau).
Cao Bá Quát nổi danh văn thơ, đã từng chê thơ Tự Đức và chữa lại, lại có chữ viết vang danh thiên hạ. Thánh Quát sau này nổi dậy chống lại triều đình, nhưng thất bại, bị chém ở Hà Nội, song danh thơm vẫn lưu truyền.
Hai người để lại dấu ấn của mình trong lịch sử theo hai cách khác nhau, song hậu thế sẽ luôn nhớ đến họ.
Tài văn chương của hai người nổi tiếng đến nỗi Tự Đức viết : Văn như Siêu Quát vô tiền Hán : Văn mà như Siêu, như Quát thì thời Hán nổi tiếng xưa ở Tàu cũng không có nổi. Bởi thế người đời gọi hai ông là Thần Siêu, thánh Quát.
Nguyễn Văn Siêu học rộng, làm quan Án sát, đã đi sứ Tàu, sau vì dâng biểu trái ý triều đình mà từ quan, về khu phố cổ mở trường dạy học. Con phố trước đó chuyên buôn bán nay bỗng tấp nập học trò, danh tiếng vang xa, đến nỗi người ta gọi là phố Án Sát Siêu, giờ đây là phố Nguyễn Siêu. Nguyễn Văn Siêu là người đã chủ trì việc xây dựng lại quần thể đền Ngọc Sơn (sẽ viết sau).
Cao Bá Quát nổi danh văn thơ, đã từng chê thơ Tự Đức và chữa lại, lại có chữ viết vang danh thiên hạ. Thánh Quát sau này nổi dậy chống lại triều đình, nhưng thất bại, bị chém ở Hà Nội, song danh thơm vẫn lưu truyền.
Hai người để lại dấu ấn của mình trong lịch sử theo hai cách khác nhau, song hậu thế sẽ luôn nhớ đến họ.
Đền Ngọc Sơn
Nguyễn Văn Siêu tuy đã từ quan, nhưng vẫn là bậc có danh tiếng lớn ở Hà Nội. Năm 1865, đã 70 tuổi, ông đứng ra xây dựng lại đền Ngọc Sơn, trở thành một biểu tượng của Hà Nội.
Nguyên đảo Ngọc thời chúa Trịnh dựng cung điện vui chơi, đến khi họ Trịnh sụp thì thành chùa. Người Hoa biến thành đền thờ Văn Xương, Lã Đồng Tân, Quan Công, vẫn còn cả tượng Phật. Ra đảo vẫn phải đi thuyền. Ở bờ hồ có ngọn đồi đất gọi là núi Ngọc Bội đắp từ thời chúa Trịnh vẫn còn.
Nguyễn Văn Siêu đã cho đắp đá lên núi Ngọc Bội, đổi là núi Độc Tôn, dựng ngọn Tháp Bút bằng đá, trên thân viết ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Dựng một cửa vòm, trên có một cái nghiên bằng đá, gọi là Nghiễn Đài (đài nghiên).
Ông cho dựng cây cầu gỗ nhỏ nối đảo với bờ, cầu rất đơn sơ, gọi là cầu Thê Húc. Cầu khi đó hoàn toàn khác bây giờ, không có thành cầu, nên tên cầu cũng không được khắc lên thành như bây giờ.
Trên đảo Ngọc, dựng đình Trấn Ba (chắn sóng), mà văn bia ghi rõ là ngụ ý chắn lại làn sóng văn hoá suy đồi của giới quan lại thối nát đang lan tràn. Bên trong đền, vẫn giữ nguyên các vị thần Trung Quốc. Mãi đến khi Pháp phá ngôi đền Hựu Linh thờ Trần Hưng Đạo, người dân mới hạ tượng Văn Xương khỏi thượng điện, mà thay Trần Hưng Đạo vào vị trí đó.
Ảnh: Tháp Bút và cổng đền cách đây trăm năm, đến giờ vẫn thế, còn cái cổng được dựng sau thời Nguyễn Văn Siêu. Chỉ có cây gạo bên phải là đã chết mà thôi.
Tháp Bút ngày nay rực rỡ hơn bởi ... đèn điện
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:55.
Hiện nay hầu như tất cả các tài liệu đều nói là Nguyễn Văn Siêu cho làm hai cái "Bảng rồng", "Bảng hổ" hai bên lối vào, tượng trưng cho sự thành đạt.
Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là họ nhìn vào đền Ngọc Sơn bây giờ mà tưởng thế, chứ khi Nguyễn Văn Siêu tu sửa, không có hai cái bảng đó ! Ông là người đã chán quan trường, chả nhẽ còn cho đắp biểu tượng của tiến thân, quan lại lên đó hay sao?
Cơ sở chính của việc tôi cho rằng vốn xưa không có Bảng rồng, Bảng hổ, là bức ảnh người Pháp chụp năm 1883, không hề có hai cái bảng đó, sau này mới thấy.
Ảnh chụp năm 1883, trên cái cổng có cái nghiên đá, tức là Đài Nghiên, sau đài là cầu vào đảo Ngọc.
Theo ảnh sau, hai bảng rồng, bảng hổ có lẽ là làm sau năm 1883, đài Nghiên cũng được tu sửa rồi.
Và bây giờ, có thêm một vài thay đổi nhỏ nữa
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:55.
Đài Nghiên
So sánh hai bức ảnh, cũng có thể thấy Đài Nghiên cũng có bị thay đổi.
Chiếc nghiên làm bằng đá, hình nửa quả đào, có ba con cóc đội nghiên. Phía trên thân nghiên có khắc một bài văn do Nguyễn Văn Siêu viết, luận về ý nghĩa của cái nghiên. Bài văn đó cũng được viết trên bức cuốn đắp nổi trước cổng.
Trước kia còn có một giai thoại là cứ đúng sáng mùng 5 Tết, là bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chạm vào trong Nghiên, để kỉ niệm chiến thắng của Quang Trung. Tuy nhiên điều này là tưởng tượng thôi.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:50.
Thê Húc & Đắc Nguyệt
Một bức ảnh từ năm 1883 cho thấy cây cầu nối ra đảo đơn sơ đến thế nào. Cây cầu mang tên Thê Húc (đọng ánh nắng sớm) đẹp đẽ đây ư ?
Trong bức ảnh trên, bên kia cầu chỉ là một cái cửa nhỏ bé sơ sài. Đó không thể là cái Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) mà người ta gán cho Nguyễn Văn Siêu được. Chứng tỏ Đắc Nguyệt Lâu phải được dựng sau năm 1883.
Và ảnh chụp khoảng 1900, lúc này cầu Thê Húc đã hoàn chỉnh, nhưng không cong như ngày nay, mà gần như thẳng, và bên kia là lầu Được trăng, ngoài đảo là đình Trấn Ba...
Như vậy có ít nhất 3 cái cầu Thê Húc đã được dựng tại cùng chỗ này. Trong một bức ảnh khác vào năm 1952, còn có 2 cầu cùng một lúc bắc ra đảo nữa kia.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:50.
So với cách đây 100 năm, cầu Thê Húc ngày nay đã cong hơn rất nhiều (cầu cũ bị sập năm 1952), và ngôi đình Trấn Ba có những mái ngói cũng cong hơn rất nhiều, không phải ngói ống như xưa mà là ngói mũi hài rồi.
Cầu bây giờ sơn màu đỏ chói, không rõ xưa kia có sơn màu gì không?
(Ảnh sưu tầm)
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:50.
Chắc chắn là sai !!! Vì Âm lịch tính theo Mặt Trăng chứ không phải theo Mặt trời. Do đó nếu cùng ngày Dương lịch trong các năm, thì bóng nắng sẽ giống hệt nhau là đúng. Nhưng nếu cùng ngày Âm lịch, thì mỗi năm sẽ thay đổi. Tôi có quan tâm và đọc nhiều tài liệu thiên văn, nên có thể khẳng định điều này.
Do vậy cái giai thoại trên là sai.
Nếu nói là vào đúng Tiết nào đó (Hạ chí, Xuân phân....) thì có thể, vì các Tiết lại tính theo Mặt Trời. Nhưng ngày tháng thì tính theo Mặt Trăng. Giả sử bảo đêm Mùng mấy tháng mấy Âm lịch, bóng trăng chiếu vào đâu đó thì còn có cơ sở !.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:50.
Đến thời Nguyễn, khi đất nước đã trải dài trên cả ba miền, thì kiến trúc cũng đã có sự khác biệt.
Yếu tố dễ nhận thấy nhất trong kiến trúc các tòa nhà của ba miền chính là bộ mái nhà. Miền Bắc vẫn giữ bộ mái truyền thống lợp ngói mũi hài, cong vút lên ở các góc, và trên gờ nóc thường chỉ có hai đầu rồng (hoặc đầu trào phong, si vẫn) ở hai đầu.
Một số công trình tại Hà Nội, do chịu ảnh hưởng của kiến trúc triều Nguyễn, đã dùng kiểu mái thẳng hình thang, với ngói ống. Trên đỉnh hóc đắp hai con rồng chầu vào Mặt Trăng (hoặc Mặt Trời), như Khuê Văn Các, Trấn Ba Đình (nguyên bản). Phong cách đắp hai con rồng cũng dần lan rộng khi các công trình được trùng tu dưới triều Nguyễn. Những công trình nguyên bản không dùng hai con rồng trên nóc như thế.
Bộ mái tiêu biểu của kiến trúc miền Bắc: Chùa Tây Phương và cổng chùa Kim Liên. Các đầu đao như bay lên trời không thể thấy ở kiến trúc cổ tại Huế hay miền Nam (sau này miền Nam xây "chùa đúc" thì có dùng).
Ảnh: Bộ mái tiêu biểu của chùa Tây Phương
Và bộ mái cổng chùa Kim Liên.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:50.
So sánh với bộ mái của các công trình trong hoàng cung Huế, thấy khá rõ sự khác biệt.
Các bộ mái Huế là các mặt phẳng, không có độ cong. Do đó các đường mép mái cũng là đường thẳng, các gờ nóc thẳng tắp. Mặc dù tại các góc mái, người thợ có đắp các con rồng cong lên, nhưng độ cong đó cũng chỉ giúp mái mềm hơn một chút mà thôi. Bên cạnh đó ngói ống thẳng cũng làm tính chất thẳng của mái thêm rõ ràng.
Hai công trình với các bộ mái tiêu biểu của Huế (ảnh sưu tầm)
Ngọ Môn, với lầu Ngũ phượng, các lá mái là các hình thang chằn chặn
Hiển Lâm Các, với các mái phẳng phiu
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:51.
Vào đến miền Nam, bộ mái lại còn cứng và "thẳng" hơn nữa. Đỉnh mái thu lại chỉ còn một đoạn ngắn, đến mức mái gần như tam giác. Sau này các ngôi chùa dùng công nghệ mới (xi măng) tại miền Nam đã quay lại với kiểu mái Huế và miền Bắc.
Ảnh: chùa Giác Lâm và Giác Viên, hai tòa nhà thuộc loại cổ nhất tại Sài Gòn (ảnh sưu tầm)
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:51.
Tuy nhiên, kiểu mái trên là dành cho các công trình như đền chùa, đình đài,... chứ không phải cho nhà dân.
Còn nhà dân trong khu phố phường, thì các ngôi nhà hầu như có dạng nhà ống, nhà này liền tường với nhà kia, làm gì có không gian cho các lá mái cong và xòe ra tứ phía? Nhưng phố cổ Hà Nội lại có kiểu mái riêng, các lá mái dốc tầng lớp đã trở thành đặc trưng nổi tiếng, đi vào các bức tranh của Bùi Xuân Phái và bao bức ảnh.
Tranh vẽ khu phố Hà Nội, với những mái ngói dốc, các bức tường ngăn giữa các nhà. Những nhà nghèo hơn, không lợp ngói toàn bộ, mà mái trước lợp tranh.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:51.
Trong khu phố phường, mà giờ ta quen gọi là khu phố cổ, cũng không phải chỗ nào cũng có nhà ngói.
Những khu giàu có hơn, thì các nhà xây gạch, lợp ngói, phía mặt phố là cửa hàng. Nhà nào giàu hơn thì làm thêm một tầng gác, mái ngói vươn lên cao hơn nhà xung quanh. Các khu Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Buồm, Hàng Bạc... hầu hết là nhà ngói tương đối khang trang.
Nhưng ở phía Tây, đặc biệt là trên khu đất vốn là Hoàng thành đời Lê, khi nhà Nguyễn phá đi, thành bãi đất trống, dân cư mới tụ tập lại, thì khác nhiều.
Vì dân cư các làng nghề ở các vùng tụ tập về đây, phần lớn là buôn bán những mặt hàng ít giá trị, lại mới lập, nên hầu hết vẫn là các nhà tranh tre mái lá...
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:51.
Những khu phố phía Tây của khu 36 phố phường chủ yếu là nhà tranh tre nứa lá, nên hỏa hoạn xảy ra thường xuyên. Sách ghi chép lại vào năm 1828, đầu năm xảy ra vụ cháy 200 nhà, giữa năm cháy 1420 nhà ở 27 phường. Đến năm 1837, lại cháy thêm 1400 ngôi nhà nữa ! Cả vạn dân mất sạch cơ nghiệp. Đến những năm 1885 vẫn còn cháy rất nhiều, có vụ cả nhà Tổng đốc thành Hà Nội còn suýt chết cháy nữa là dân cư !
Hỏa hoạn là tai họa đáng sợ nhất, nhưng lại khó tránh khi toàn nhà lợp tranh. Vì thế, năm 1837, sau vụ cháy lớn, người dân đã lập ngôi đền thờHỏa thần, cầu xin Thần lửa không gây họa. Có lẽ đây là ngôi đền thờ Thần lửa duy nhất tại Việt Nam.
Con phố có ngôi đền đó, vì thế cũng gọi là phố Nhà Hỏa. Nhưng hiện giờ, muốn vào đền lại phải đi từ phố Hàng Điếu, mà cũng chỉ còn một con ngõ bé tí, các lối cũ ken đặc nhà dân mất rồi.
Lối vào đền Hỏa Thần
Ngày nay, đền cũng bị biến thành chùa, thờ Phật ở trước, Thần lửa ở sau.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:47.
Bản đồ thành Hà Nội những năm 1830 - 1840.
Vì bản đồ cổ vẽ cái gì quan trọng thì to, nên chỉ thấy cái thành Vauban là rõ nhất, hào nước vòng quanh chính là một phần sông Tô Lịch. Trong thành có Cột Cờ, điện Kính Thiên, Hậu Lâu, đàn Sơn Xuyên (thờ núi sông), Võ Miếu, các cơ quan làm việc của chính quyền. Trong thành còn có hai núi đất là Xuân Sơn, Thổ Sơn, thành mở 5 cửa, phía Nam có 2 cửa.
Thành đất đắp xung quanh có 16 cửa ô tất cả, trong đó có 1 cửa chính là cửa sông Tô Lịch. Các khu phố phường của người dân không được vẽ vào đây. Một số đường đi chính được vẽ khá rõ.
Phía bên phải hồ Trúc Bạch còn có một khu hồ nữa là Mã Cổ hồ (Hồ Cổ ngựa), sau này người Pháp lấp đi để làm các khu phố phía Bắc quận Ba Đình ngày nay.
Đại Hồ xưa kia dưới triều Lê nay đã được ghi là "Thất Mẫu hồ", tức là Hồ Bảy Mẫu.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:47.
Cái tình thế mất nước đã quá rõ, khi toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ trở thành "nhượng địa" hoàn toàn cho Pháp, hay là mất hẳn rồi. Thế mà cũng lúc đó Tự Đức bắt đầu cho xây Vạn Niên Cơ - lăng tẩm tốn kém bậc nhất của mình.
Một số tài liệu vẫn nói tốt cho ông vua này khi bảo rằng ông ta là người thông minh, có hiếu, chăm chỉ... Nhưng mà cái "thông minh" ấy chỉ dành để làm văn thơ, múa may mấy bài thơ cho cái mộ to tướng của mình. Cái "có hiếu" chỉ hướng đến mỗi bà mẹ già vốn đã sung sướng trong cung, còn thì hành hạ dân chúng, tăng thuế để xây lăng, vét máu mỡ dân để hưởng thụ. Cái chăm chỉ thì toàn hướng vào đọc mấy sách hủ nho.
Triều đình cổ hủ thối nát, vẫn tâng bốc vua tận mây. Tự Đức còn thô thiển hơn khi lôi hết các danh tướng trong lịch sử nước nhà ra bình phẩm, chê bai cả Trần Hưng Đạo. Trong khi đó, bản thân ông ta và cả triều đình của ông ta chỉ làm đất nước lụn bại. Đất mất rồi, ra vẻ xót xa, nhưng vẫn xây cất xa hoa.
Cho dù người ta có viết hay thế nào, trong quan niệm của tôi, Tự Đức vẫn là ông vua đáng ghét và có tội nhất. Những vị vua hèn kém về sau cũng chỉ là hậu duệ, kế thừa cái di sản thảm hại của Tự Đức mà thôi.
Ông quan thì vênh vang mũ áo cân đai, nhưng nhìn xung quanh thì tất cả tuỳ tùng đều chân đất tiều tuỵ, thử hỏi làm sao có thể nghĩ đến việc đối đầu với Pháp ???
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:47.
Gây hấn ở Hà Nội
Tại miền Nam, Pháp đã cai trị toàn diện, lập một "Soái phủ" do một Thống đốc đứng đầu.
Miền Bắc thì dư đảng Thái Bình Thiên Quốc từ Tàu tràn sang, thành các toán Cờ đen, cờ vàng quấy nhiễu. Hoàng Kế Viêm ra Bắc, chiêu hàng được Cờ đen, nhưng nổi loạn ở khắp nơi. Lại đến Nguyễn Tri Phương làm Khâm sai đại thần ra Bắc.
Năm 1872, có lái buôn người Pháp là Jean Dupuis (tiếng Việt gọi là Đồ Phổ Nghĩa) buôn bán với Vân Nam, dùng sông Hồng làm đường giao thương, chở khoáng sản từ Vân Nam về, lại chuyển gạo muối lên Vân Nam. Tuy nhiên việc mua bán này nhà Nguyễn đang cấm, nên quan ở Hà Nội yêu cầu dừng lại.
Jean Dupuis biết triều Nguyễn sợ người Pháp, nên cố tình gây sự, bắt cả quan huyện giam lại, đòi nhường phố Hàng Chiếu chỗ cửa ô Đông Hà (ô Quan Chưởng) cho người Pháp, vì chỗ này sát bến sông, rất thuận tiên cho giao thương, tàu bè cập cảng.
Quan lại thì không được quyết định điều gì, lại phải cho người về hỏi Huế, rồi tin từ Huế ra, đi lại cả tháng, là không được làm gì mất lòng người Pháp ! Huế lại sai người vào nam xin Thống đốc Nam kỳ can thiệp để "tha cho Bắc kỳ" !!!
"Phố Mới", tức là phố Hàng Chiếu, nơi Jean Dupuis đòi làm nhượng địa, về sau người Pháp cũng gọi luôn là phố Jean Dupuis, và cửa ô Đông Hà cũng gọi là cổng Jean Dupuis.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:47.
Thành Hà Nội thất thủ
Thống đốc Nam kỳ lệnh cho Đại uý Françis Garnier ra Bắc giải quyết, được toàn quyền quyết định. Garnier (tiếng Việt gọi là Ngạc Nhi) đi 2 tàu chiến ra, với 170 lính Pháp, có Dupuis đón với 150 lính Vân Nam.
Nguyễn Tri Phương tưởng Garnier ra để dàn xếp thoả thuận với Dupuis, ai dè Garnier ra lệnh phải mở cửa buôn bán, quan lại Việt Nam không có quyền gì ngăn trở, lại phải trao quyền điều hành cho người Pháp. Biết trước các quan lại không đồng ý, Garnier quyết đánh thành Hà Nội.
Sáng ngày 20 tháng 11 năm 1873, tàu chiến trên sông Hồng bắn pháo vào thành Hà Nội. Garnier với 170 lính Pháp, 150 lính Vân Nam tấn công. Thành Hà Nội bị chiếm chỉ sau một giờ. Hơn 2000 lính Việt bị bắt làm tù binh, Khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương cũng bị thương rồi bị bắt, sau ông nhịn đói mà chết, con trai ông là phò mã Nguyễn Lâm cũng chết trận.
Người ta cũng kể rằng trong trận đánh Pháp, một quan Chưởng cơ với trăm lính đã giữ cửa ô Đông Hà và tử trận tại đó, nên cửa ô này được gọi là ô Quan Chưởng. Chuyện này không được ghi chép chính thức ở đâu cả, nhưng cái tên ô Quan Chưởng thì vẫn còn đó đến nay.
Thành Hà Nội thất thủ quá nhanh chóng, đại thần thì bị bắt rồi chết. Nhưng cũng khoảng thời gian đó, ở Huế vua Tự Đức có lẽ đang rất vui vẻ vì công trình Khiêm Lăng tốn kém của "ngài" cũng vừa mới hoàn thành !!! (Công trình này khởi công khi Pháp chiếm Nam bộ, và hoàn thành khi Pháp chiếm Bắc bộ).
Tranh vẽ cảnh quân Pháp hạ thành Hà Nội
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:48.
Đại uý Garnier
Chiếm được thành Hà Nội, quân Pháp toả đi chiếm các nơi, và chỉ trong thời gian rất ngắn, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định tiếp tục rơi vào tay Pháp.
Chỉ với vài trăm quân, làm sao người Pháp cai trị được một vùng rộng lớn đến thế ? Đó là nhờ trong 1 tháng, Garnier đã nhanh chóng có được đội quân chính thức 12 nghìn người rất trung thành - đều là các giáo dân Giatô.
Từ sau khi có lệnh tha đạo, Giatô - Công giáo phát triển rất nhanh, các cố đạo, giám mục Pháp được tự do hoạt động. Vị giám mục năng nổ nhất ở Đàng Ngoài là Puginier, làm thông ngôn cho Garnier, cũng là người đã chiêu mộ đội quân giáo dân cho Pháp.
Quân đội triều đình tan rã rồi, nhưng còn quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, một người Hoa, đã khiêu chiến. Garnier chủ quan, mang quân ra khỏi thành Hà Nội, và bị giết tại gần Cầu Giấy. Dấu tích mộ của Garnier trước kia còn ở đầu đường Đê La Thành, nhưng khi mở đường, đã mất dấu (xác thì đem vào Sài Gòn rồi sau này xương cốt đem về Pháp).
Tranh người Pháp vẽ Garnier bị giết tại Cầu Giấy.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:48.
Phượt gia Garnier
Người Việt thường biết đến Garnier như là kẻ khởi đầu chiếm thành Hà Nội, là kẻ thù của người Việt Nam.
Nhưng thiết tưởng, Phượt cũng nên biết Garnier còn là một Phượt gia có hạng, có danh tiếng trong lịch sử thám hiểm thế giới.
Là đại uý Hải quân, Garnier đã từng lênh đênh trên Đại Tây Dương, Thái Bình Dương trước khi đến Nam Kỳ. Sau khi Pháp đặt chế độ bảo hộ lên Campuchia, tại Garnier đã có ý định khám phá dòng sông Mekong hùng vĩ, và đề nghị Pháp lập một đoàn thám hiểm. Vì còn quá trẻ (mới 25 tuổi) nên Garnier chỉ được làm phó cho đoàn thám hiểm, tuy nhiên gần như toàn bộ công việc ghi chép, tìm hiểu của chuyến đi do Garnier thực hiện.
Chuyến thám hiểm kéo dài gần 2 năm, ngược dòng Mekong từ Nam kỳ, qua Campuchia, Lào, lên đến tận Vân Nam. Tại đây viên trưởng đoàn chết, Garnier trở thành trưởng đoàn, đã rời sông Mekong tìm sang thượng nguồn Dương Tử (sông Kim Sa mà dân ta đều gặp ở Lệ Giang), rồi xuôi dòng Dương Tử ra Thượng Hải về Sài Gòn.
Với bản chất của nhà thám hiểm, thích phiêu lưu, nên việc chiếm Hà Nội của Garnier cũng là phiêu lưu. Chính việc Dupuis nói sông Hồng có thể ngược lên Vân Nam đã khiến Garnier mong muốn ngược sông Hồng, để tiếp tục khám phá thượng nguồn Mekong. Tuy nhiên cũng chính vì máu phiêu lưu, Garnier đã chết tại Cầu Giấy, khi mới 34 tuổi, và chưa kịp hoàn thành ước mơ của mình.
Với người Pháp, Garnier là một nhà thám hiểm trẻ tuổi đầy tài năng.
Vì thế khi xây dựng Hà Nội, họ dành con phố rất đẹp bên cạnh hồ Gươm để mang tên phố Françis Garnier, ngày nay là phố Đinh Tiên Hoàng.
Tranh vẽ tưởng niệm Garnier
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:48.
Tuy đã chiếm được Hà Nội và 3 tỉnh rồi, nhưng lúc đó Pháp cũng chưa đủ sức để chiếm và cai trị miền Bắc (điều mà họ sẽ làm 10 năm sau), nên khi triều đình Huế sai quan ra đàm phán để chuộc lại 4 tỉnh, họ đồng ý.
Năm 1874, đội quân giáo dân giải tán, giám mục Puginier lại về Kẻ Sở. Tất cả những người theo Pháp đều được "đại xá". Pháp trả lại toà thành Hà Nội, nhưng đòi một khu nhượng địa làm nơi đóng quân và xây toà Công sứ. Khu nhượng địa nằm ở cạnh sông Hồng, gọi là khu Đồn Thuỷ, nay là khu vực dọc đường Trần Khánh Dư, bệnh viện 108 và Hữu Nghị bây giờ. Khu nhượng địa này trở thành căn cứ quân sự để Pháp phát triển rộng hơn.
Từ đây, hoạt động của quan lại triều đình ở miền Bắc đều nằm trong sự kiểm soát của người Pháp.
Tranh vẽ một số điểm quan trọng của Hà Nội năm 1873 nhìn từ sông Hồng.
@Tunbo: Viết về vua Tự Đức cũng là nhận định cá nhân, và vì có liên quan đến Hà Nội nên tôi đưa một chút vào đó thôi. Viết dài về vấn đề này e đi xa quá ! Mong thông cảm.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:48.
Bản đồ 1873
Năm 1873, Phạm Đình Bách vẽ bản đồ Hà Nội rất chi tiết.
Nhìn trên bản đồ này, thấy các hồ nước còn rất nhiều. Đặc biệt là trong khu "phố cổ" cũng còn mấy chiếc hồ, là hồ Thái Cực, hồ Ngư Võng, hồ Huyền Thiên, hồ Đồng Xuân... sau này đều bị lấp hết.
Bên dưới hồ Gươm cũng có nhiều hồ nước, các làng xóm được vẽ khoanh vùng, làng nằm giữa các khoảnh ruộng, dân cư vẫn làm ruộng ngay trong nội thành. Khu nhượng địa cho Pháp nằm sát bờ sông, vẽ hình chữ nhật.
Trên Nhị Hà là các tàu của Pháp, vừa tàu buôn vừa tàu chiến. Trong khu hồ Tây còn vẽ mấy con trâu đang lội...
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:48.
Năm 1887, khoa thi Hương cuối cùng ở Hà Nội được tổ chức. Mặc dù các khoa thi cổ còn tiếp tục đến năm 1919, nhưng tại Hà Nội thì chấm dứt. Chế độ khoa cử kéo dài 800 năm đã đến lúc cáo chung.
Khu Trường Thi cũng vì thế trở thành khu đất hoang, nơi sau này dựng Nha Kinh lược, và rồi khu Thư viện Đông Dương.
Các quan giám khảo trong trường thi Hương cuối cùng ở Hà Nội, từ giờ những chiếc ghế cao sẽ thành vô dụng...
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:42.
Với khu nhượng địa (cũng như kiểu Tô giới ở Trung Quốc), người Pháp lập tức xây đồn lính để đóng quân.
Toà nhà Sở chỉ huy quân Pháp được xác định là công trình kiến trúc Pháp có quy mô lớn đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội, mở đầu cho kiến trúc Pháp ở thuộc địa.
Toà nhà Sở chỉ huy quân Pháp ngày nay là Nhà khách Bộ Quốc phòng, 37 Phạm Ngũ Lão.
Xuống phía dưới của khu nhượng địa, Pháp xây toà nhà Lãnh sự để làm việc, ở vị trí của góc Tăng Bạt Hổ - Trần Thánh Tông ngày nay. Toà nhà đó đã không còn nữa.
Tại vị trí của toà Lãnh sự xưa kia
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:43.
Hà Nội thất thủ lần 2
Điều gì đến cũng đã đến. Lấy lý do triều đình Huế dựa vào Trung Hoa, vẫn o bế cho quân Cờ đen quấy nhiễu dọc sông Hồng, Soái phủ Sài Gòn cửĐại tá Henri Riviere ra Hà Nội, cùng với 4 tàu chiến hơi nước. Khác với Đại uý Garnier trẻ tuổi phiêu lưu, Riviere lúc này đã là đại tá (dân ta gọi là Quan năm), đã 55 tuổi, nhiều kinh nghiệm. Đối thủ của Riviere là Tổng đốc Hoàng Diệu, cũng đã 54 tuổi.
Năm 1882, Rivier đưa tối hậu thư yêu cầu đầu hàng, Hoàng Diệu chưa trả lời thì từ sông Hồng, 4 tàu chiến nổ súng bắn vào thành. Cửa thành phía Bắc trúng hai phát đạn, tạo thành hai cái lỗ sâu hoắm trông thảm thương (nhưng cũng vì hai cái lỗ đó mà cửa thành này sống sót đến ngày nay). Chỉ sau vài giờ, Hà Nội thất thủ.
Tổng đốc Hoàng Diệu vào Võ Miếu viết biểu tạ tội gửi về Huế, rồi treo cổ tự tử.
Hai tàu chiến Fanfare và Surprise, đã nổ súng bắn vào phía Bắc thành Hà Nội.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:43.
Tường thành phía cổng Đông sụp đổ
Những vết đạn trên Cửa Bắc vẫn còn đến ngày nay do pháo trên tàu Fanfare và Surprise tạo ra. Cũng vì dấu tích này mà khi phá thành Hà Nội năm 1894, người Pháp đã giữ lại cổng này để ghi dấu chiến công, để lại cho chúng ta cửa thành cuối cùng của thành Hà Nội.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:43.
Henri Riviere
Khi Pháp đánh thành Hà Nội, thì Hoàng Kế Viêm và quân Cờ đen đóng ngay ở phía Dịch Vọng, nhưng không biết tin mà vào cứu.
Lịch sử mười năm trước lặp lại, khi Henri Riviere đánh ra phía Cầu Giấy, gặp đội quân Cờ đen, và cũng tại Cầu Giấy, Riviere đã bỏ mạng.
Sau này người Pháp đưa di hài Riviere vào Sài Gòn rồi về Pháp, tại nơi đó thì dựng một đài tưởng niệm và dựng bia. Sau này bia cũng bị đập bỏ, chỉ còn lại nấm mộ giả là một phiến đá rất lớn đặt nằm. Cả trăm năm nay, người dân Cầu Giấy vẫn gọi đó là mô Quan năm, đến giờ vẫn vậy.
Khi lập khu phố mới, người Pháp lấy tên Henri Riviere đặt cho một con đường đẹp, nay là phố Ngô Quyền.
Mộ Quan năm giờ đây nằm ngay trên vỉa hè đường Cầu Giấy, gần Bưu điện. Ngôi nhà bên cạnh không dám lấn vào, mà xây khuyết một góc tường chừa ra. Những người buôn bán xung quanh vẫn thường chất đồ lên đó.
Ảnh: Ngôi mộ Riviere (không có xác) ở Cầu Giấy ngày nay, hầu như không ai để ý
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:43.
Trong hai lần Hà Nội thất thủ, hai vị Đại thần tử tiết. Tại ngôi miếu Trung Liệt trên đỉnh gò Đống Đa, bài vị của Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu được đặt ở giữa. Người Hà Nội kính trọng tiết nghĩa của Hoàng Diệu, đến nỗi gọi toà thành Hà Nội là thành Hoàng Diệu, và cách gọi đó vẫn còn phổ biến đến cách đây khoảng hai chục năm, giờ thì gần như mất hẳn.
Tuy nhiên, tôn kính là tôn kính những người đã hi sinh vì Hà Nội, chứ không phải với triều đình Nguyễn.
Với người dân, thì thực ra quân Cờ Đen cũng không khác lắm giặc cướp. Cờ Đen từ Tàu tràn sang, toàn người Hoa, cướp phá suốt dọc từ Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn Tây. Kể cả khi triều đình Huế dụ hàng, thì vẫn là đội quân ngoại quốc. Sau này khi quân Tàu tràn sang, Cờ Đen lại theo về Tàu.
Cho nên vào lúc đó, quân Cờ Đen giết Garnier rồi Riviere, với người dân Hà Nội, có lẽ cũng chỉ như quân Tàu giết quân Pháp. Dù đằng sau Cờ Đen có Hoàng Kế Viêm, nhưng quân người Việt gần như không đáng kể. Do đó công giết Pháp của Cờ Đen cũng không phải là vẻ vang gì lắm với người Việt.
Ngày nay, trên vọng lâu của Cửa Bắc, đặt hai bức tượng đồng thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, bên trên có bốn chữ "Nghĩa liệt anh hùng".
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:43.
Hà Nội mất rồi, vua Tự Đức khi đó đã ở cuối đời, ký hoà ước chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở miền Bắc. Các việc ngoại giao, quân đội, thương mại phải do Pháp quyết định. Bên cạnh đó vẫn có hệ thống quan lại của người Việt như trước.
Để tránh cứ mỗi lần có việc gì các quan Việt lại phải xin chỉ thị của Huế, Pháp bắt lập lại Nha Kinh lược Bắc kỳ, lập lại chức Kinh lược sứ là người thân với Pháp, để có việc gì cần quản lý người Việt thì Kinh lược sứ thay mặt triều đình mà xử lý luôn, tách biệt khỏi Huế.
Lúc đầu người Pháp định đặt toà Công sứ ở phố Mới (Hàng Chiếu), nhưng sau chuyển xuống phố Hàng Gai, gần hồ Gươm. Công sứ Pháp ở đâu, thì Kinh lược sứ của An Nam cũng phải ở đó để dễ bề "qua lại", bởi thế Toà Công sứ và Nha Kinh lược nằm đối diện hai bên đường Hàng Gai, ngày nay là vị trí số nhà 80 và 79.
Bấy giờ một số người ở quanh phố Hàng Bông, Hàng Gai lo sợ chiến tranh, đã bỏ về quê, nên có một số nhà vắng chủ. Những nhân viên của Pháp đến ở trong các đình chùa và các ngôi nhà này.
Vị trí Toà Công sứ Pháp xưa kia, nay thì toà nhà đó đã không còn.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:44.
Tuy nhiên, khu vực Hàng Bông, Hàng Gai trong những năm sau đó cũng vẫn liên tục bị hoả hoạn, nguy cơ cháy lan đến toà Công sứ. Người Pháp quy hoạch lại khu quanh hồ Gươm, và sau khi nâng cấp Toà Công sứ thành Phủ Thống sứ, thì chuyển đi. Nha Kinh lược cũng chuyển về khu Tràng Thi. Toà Công sứ thì chuyển thành xưởng in, còn Nha kinh lược thì dần chuyển thành nhà dân.
Vị trí của Nha Kinh lược cũ, ngày nay cũng không còn gì. Bên cạnh Nha kinh lược có ngôi đình Cổ Vũ, nay cũng chỉ còn một mẩu, với cây đa bám sát vào bờ tường, có lẽ cũng hơn trăm năm tuổi.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:44.
Nhà Thờ
Công trình thuộc loại lớn nhất và sớm nhất của người Pháp ở Hà Nội là Nhà thờ lớn. Tuy nhiên nên bắt đầu từ nhà thờ Kẻ Sở.
Sau khi có lệnh tha đạo, đạo Giatô phát triển mạnh, giám mục Tây Đàng Ngoài dời từ Vĩnh Trị ở Nam Định về Kẻ Sở ở Hà Nam. Sau năm 1873 khi Pháp đem quân vào miền Bắc, thì Công giáo càng phát triển mạnh. Tại Sài Gòn, năm 1877 xây Nhà thờ Đức Bà lớn nhất miền Nam, thì cùng năm đó, giám mục Tây Đàng Ngoài là François Puginier cũng cho xây nhà thờ Kẻ Sở lớn nhất miền Bắc, mất 5 năm mới xong.
Nhà thờ ở Sài Gòn thì từng viên gạch, từng chiếc đinh ốc đều chuyển từ Pháp sang, còn nhà thờ Kẻ Sở thì sử dụng hoàn toàn vật liệu bản địa. Toà nhà thờ này cho đến nay vẫn là lớn nhất miền Bắc, ngày khánh thành tương truyền có đến 5 nghìn người đứng chật trong lòng nhà thờ.
Toà nhà thờ lớn nhất Bắc kỳ năm 1885, dễ thấy xung quanh vẫn là các ngôi nhà tranh lụp xụp.
Nhà thờ Kẻ Sở ngày nay, với mặt tiền rất đồ sộ (ảnh sưu tầm)
Quanh nhà thờ Kẻ Sở còn có chủng viện, tu viện, nhà in,... rất hoàn chỉnh. Năm 2009, nhà thờ này vừa được phong làm Vương cung Thánh đường.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:44.
Nhà thờ lớn Hà Nội
Năm 1882, khi Pháp chiếm Hà Nội lần thứ hai, và từ giờ thực sự chiếm hoàn toàn nơi này, Giám mục Puginier từ Kẻ Sở lên đây. Đầu tiên ông lấy một mảnh đất trong khu vực chùa Báo Thiên đã đổ nát làm một nhà thờ nhỏ. Sau đó, lấy cớ chùa đã hư hỏng cả, Tổng đốc Hà Nội thân Pháp cho chuyển tất cả đồ thờ tự còn lại đến chùa ở làng Phụ Khang, giao toàn bộ khu đất cho Puginier.
Sau đợt xổ số năm 1883 để có tiền, năm 1884, giám mục Puginier cho xây nhà thờ Thánh Giô-sép (Joseph - Giuse), với kiến trúc giống nhà thờ Kẻ Sở, nhưng nhỏ hơn cả về bề ngang và chiều dài, chỉ có hai tháp chuông là cao hơn, hoàn thành cuối năm 1887. Lúc mới xây xong, trước nhà thờ chỉ là một cột đèn, chưa có tượng Đức Mẹ như bây giờ, người ta quen gọi là Nhà thờ lớn.
Puginier cũng dời Toà giám mục từ Kẻ Sở về Hà Nội, và cho đến nay, đây là nhà thờ Chính toà của Tổng giáo phận Hà Nội, tức là nhà thờ Chính toà của cả miền Bắc.
Nhà thờ lớn cách đây hơn trăm năm
và hình ảnh ngày nay, đã quá quen thuộc với tất cả người Hà Nội và những người đến thăm Hà Nội
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:44.
Trong khi tại Kẻ Sở, giám mục Puginier có thể dựng ngôi nhà thờ to gấp rưỡi nhà thờ Hà Nội, thêm hàng loạt công trình phụ trợ hoàn toàn từ công của giáo dân; nhưng tại Hà Nội thì phải phát hành hai đợt xổ số mới đủ tiền xây nhà thờ.
Nhà thờ xây xong cũng không có tiền xây các công trình mục vụ khác. Đó là do ở Nam Định, Hà Nam, giáo dân rất đông, trong khi đó tại Hà Nội, giáo dân ít hơn rất nhiều. Về sau khi Công giáo được phát triển ở Hà Nội, mới dựng các toà giám mục, nhà xứ, rồi về sau là chủng viện, toà khâm sứ...
Ngôi nhà của Hội truyền giáo cách đây trăm năm, còn khá đơn sơ.
Ngôi nhà đó vẫn còn đến ngày nay, ngay sát tường bên cạnh là Toà Tổng giám mục
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:39.
... và ngay gần ngôi nhà này là miệng giếng đá cổ, dấu tích cuối cùng của ngôi chùa Báo Thiên xưa
(cái này đã viết trong trang 4, phần đời nhà Lý rồi)
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:40.
Giám mục Puginier cũng là người đầu tiên đưa chiếc xe tay vào Hà Nội. Xe tay có trước đó ở Trung Quốc, sau khi vào làm việc ở Hà Nội, Puginier đã dùng phương tiện này để di chuyển, rồi nhanh chóng nhân rộng ra, hình thành một lớp người lao động kéo xe tay.
Sau này người Pháp lấy tên Puginier đặt cho một con đường mới mở rất đẹp, đại lộ Puginier, nay là đường Điện Biên Phủ.
Lại có một trường dòng cho các tu sĩ Công giáo mang tên Puginier được xây giữa khu phố, nay là trường THPT Việt Đức.
Trường dòng Puginier ngày nay:
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:40.
Toà Đốc lý
Người Pháp bắt đầu quy hoạch các công sở, sau toà Công sứ là đến toà Đốc lý (tức là toà Thị chính).
Họ quyết định lấy hồ Gươm làm trung tâm hành chính của thành phố, do đó năm 1883 đã chuyển ngôi chùa Phổ Giác ở cạnh hồ Gươm đi, xây toà công sở quản lý cho Hà Nội, tiếng Pháp là Mairie, người Việt dịch là toà Đốc lý, với Đốc lý (Thị trưởng) là người Pháp.
Công việc của Đốc lý lúc đầu có lẽ chưa nhiều, nên toà công sở này ban đầu không lớn lắm. Toà nhà có cửa chính quay ra nơi sau này sẽ làm vườn hoa, nay là vườn hoa có tượng đài Lý Thái Tổ.
Toà Đốc lý hồi xưa, cửa chính ở phố Lê Lai
Và hình ảnh ngày nay của toà nhà đó
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:40.
Về sau toà Đốc lý mở rộng thêm, và sau năm 1945 khi người Pháp tái chiếm Hà Nội, thì gọi là toà Thị Chính, người đứng đầu là Thị trưởng.
Và vị trí của Toà thị chính trước kia, giờ có toà nhà này, mà có người nói nó trông giống cái máy chém, hai cột hai bên, có cái lưỡi treo lơ lửng bên trên, và cái máng hứng bên dưới. (Muốn xem cái máy chém, vào trong Hoả Lò là thấy, khá giống)
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:40.
Tháp Rùa
Tháp Rùa xuất hiện giữa hồ Gươm vào năm 1883, ngay khi Pháp bắt đầu cai trị Hà Nội.
Gò Rùa, còn được gọi là Quy Sơn, là gò đất nổi phía Nam hồ Gươm. Thời hồ Gươm còn thông với sông Hồng, khi nước lên còn ngập cả gò. Sau này hồ tách biệt, ngày mưa to gò cũng lấp xấp nước, xưa nay vốn không có công trình gì.
Sách cũ ghi ông Bá hộ tên là Kim, một người có làm việc cho Pháp, đã xin phép toà Đốc lý và xây cái tháp ba tầng. Hai tầng dưới theo kiến trúc Tây, cửa vòm nhọn, tầng trên cùng bé lại, mái lợp ngói kiểu ta, đắp bốn con rồng quay ra bốn phía. Ngọn tháp tuy thấp, kiến trúc lạ lùng, nhưng lại rất vừa vặn với khung cảnh hồ Gươm, trở thành một điểm nhấn rất hài hoà.
Mục đích của Tháp Rùa để làm gì không được rõ. Có giai thoại cho rằng đó là do Bá hộ Kim muốn táng mộ bố mình vào đó để được phát, những người thợ đã vứt hài cốt xuống hồ. Tuy nhiên giai thoại đó cũng rất có thể là do người ta ghét Bá hộ Kim làm việc cho Pháp mà đặt ra, chứ không có thật.
Một ngọn tháp "không đáng gọi là tháp", không mang ý nghĩa lịch sử văn hoá nào, thế nhưng trăm năm qua vẫn đứng đó, thân thuộc vô cùng. Đến nỗi năm 1992, chỉ mới quét nước ximăng lên bên ngoài làm tháp trông mới hơn mà người Hà Nội đã sôi sùng sục lên rồi, nếu tưởng tượng một ngày trên gò Rùa tháp biến mất, thì không hiểu sẽ thế nào?
Hình ảnh Tháp Rùa đã đi vào nghệ thuật, và vào tâm trí của người biết và yêu Hà Nội sâu sắc đến không thể thay thế.
Trăm năm trước
Vẫn còn đây mơ màng
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:41.
Có người đã tìm thấy sự tương đồng tỉ lệ hình học của Tháp Rùa khá thú vị. Tôi không biết tác giả là ai, thấy ảnh trên mạng nên cắt bớt phần rườm rà, gửi lên mọi người cùng xem.
Tuy nhiên, có thể thấy kết quả là do sự hài hoà và đối xứng trong kiến trúc nói chung, chứ không phải chủ ý của người xây, chẳng hạn hai vòng tròn và hai ngôi sao bên dưới nhỏ hơn vòng tròn và ngôi sao trên cùng (vì 2 vòng đó không chạm được vào cánh của ngôi sao lớn)...
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:41.
Liên bang Đông Dương
Đến 1887 thì Pháp đã hoàn tất việc hình thành 5 xứ thuộc địa tại Đông Dương, còn gọi là Đông Pháp, mỗi xứ có chính thể hơi khác nhau, gồm 3 xứ của Việt Nam và Laos, Cambodia.
1. Xứ Nam kỳ (Cochinchina), hoàn toàn thuộc Pháp, đứng đầu bởi Thống đốc, người Việt chỉ quản lý ở cấp huyện trở xuống.
2. Xứ Trung kỳ (Annam), trên danh nghĩa vua Nguyễn làm vua, Pháp "bảo hộ" thông qua một Khâm sứ. Nhưng quan lại buộc phải qua Khâm sứ phê duyệt.
3. Xứ Bắc kỳ (Tonkin), đứng đầu là một Thống sứ, Pháp bảo hộ, cai trị cùng với hệ thống quan lại triều Nguyễn, mọi quyền quyết định thuộc Pháp.
Đứng đầu tất cả là một viên Toàn Quyền Đông dương. Trị sở chính đặt tại Hà Nội, trong Sài Gòn thì Soái phủ cũng dành làm Dinh Toàn quyền khi Toàn quyền vào đó làm việc.
Tại Hà Nội, Tổng đốc Hà Nội do Pháp duyệt, thường kiêm Kinh lược Bắc kỳ luôn, nhưng quyền hành nằm trong tay Thống sứ Pháp cả, và trên nữa còn có Toàn quyền Đông dương.
Last edited by Chitto; 25-06-2010 at 16:33.
Hà Nội 1885
Tấm bản đồ Hà Nội do Pháp vẽ năm 1885 khá chi tiết, dựa vào đó có thể nhận biết được nhiều điều.
(Chỉ cắt một phần chính).
Tấm bản đồ này cho thấy toà thành Hà Nội kiểu vauban chiếm một diện tích lớn. Trong thành có vài đầm nước, gần như bỏ trống, bởi các trại lính, kho tàng đã bị phá huỷ hết rồi. Bên phải toà thành là khu phố phường đông đúc. Phía Nam hồ Gươm chỉ có khu Nhượng địa, còn lại vẫn là làng và ruộng.
Sông Tô Lịch nối với hào thành, rồi chảy xuyên ngang khu phố cổ, đổ ra sông Hồng, nhưng đã hẹp lại rất nhiều, và không còn là con đường thuỷ để thuyền buôn đi vào thành được nữa.
Trong khu phố cổ vẫn còn mấy hồ nước. Hồ Thái Cực nối với hồ Gươm bởi một con lạch. Bắc ngang con lạch đó là cây cầu bằng gỗ, vì thế mới có tên Cầu Gỗ. Khu nhà bên cạnh hồ Thái Cực còn đánh cá ở hồ, nên gọi là khu Gia Ngư, sau này mới có phố Gia Ngư.
Bên trên hồ Thái Cực còn hồ Ngư Võng, hồ Đồng Xuân, hồ Huyền Thiên thì bao quanh quán Huyền Thiên. Sau này khi lấp các hồ đi, mới có các phố trên nền đất đó. Vì vậy hiện nay ngay giữa khu phố cổ vẫn có những phố không mang tên cổ, như Đinh Liệt, Nguyễn Quyền,..., đều là phố lập sau này.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:41.
Năm 1888, vua bù nhìn Đồng Khánh trao cho Pháp toàn bộ khu vực thành Hà Nội và lân cận làm Nhượng địa.
Tỉnh Hà Nội xoá sổ, phần đất của tỉnh Hà Nội cũ, sau khi cắt thành Hà Nội ra, thì gọi là tỉnh Cầu Đơ, và sở lỵ đặt tại Cầu Đơ. Mấy năm sau vì tên Cầu Đơ xấu quá nên mới đổi cả sở lỵ và tên tỉnh là Hà Đông. Từ khi đó, không còn chức Tổng đốc Hà Nội nữa, mà chỉ còn Tổng đốc Hà Đông.
Đến năm 1965 mới ghép Hà Đông và Sơn Tây thành Hà Tây, rồi năm 2008 lại xoá sổ Hà Tây.
Như vậy đến năm 1888 Pháp mới chính thức thành lập Thành phố Hà Nội, với địa giới như trong bản đồ dưới. Như thế thành phố Hà Nội chỉ gồm quận Hoàn Kiếm, một phần của quận Ba Đình, một phần của quận Hai Bà, và chỉ bằng khoảng một nửa Thành Thăng Long đời Lê.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:41.
Bấy giờ Thành phố Hà Nội thuộc Pháp hết rồi, các quan của tỉnh Cầu Đơ mời ra Cầu Đơ mà lập phủ.
Tuy nhiên Kinh lược sứ là người thay mặt triều đình Huế ở miền Bắc, bấy giờ là Hoàng Cao Khải, là người thân với Pháp, nên họ cho lập Dinh Kinh lược ngay trong thành Hà Nội, ở trên nền Trường Thi cũ. Dinh Kinh lược xây 2 năm mới xong, nhưng cũng chỉ 10 năm sau là lại bỏ chức Kinh lược. Sau này dinh Kinh lược bị phá bỏ để xây Thư viện.
Hoàng Cao Khải là Kinh lược, đồng thời là Tổng đốc Hà Đông, không chỉ có toà Dinh do Pháp xây, mà còn chiếm hàng trăm mẫu ruộng để lập Ấp Thái Hà. Sau này lăng mộ của ông ta cũng đặt ở Thái Hà, giờ bị lấn chếm gần hết rồi.
Dinh Kinh lược
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:36.
Kính Thiên
Thành phố Hà Nội hoàn toàn thuộc Pháp rồi, khu Hành cung của vua cũng thế.
Chính giữa thành cổ là điện Kính Thiên, nơi cấm điạ tôn nghiêm từ mấy trăm năm, khi mới chiếm được thành lần 2, quân Pháp đã xây một bức tường quanh nền điện, để làm nơi cố thủ đề phòng khi bị tấn công. Bức tường chỉ chừa một cửa ở giữa hai con rồng đá.
Sau năm 1888, thì quân Pháp phá hoàn toàn điện Kính Thiên, và chuyển toà nhà Sở chỉ huy pháo binh từ khu Nhượng địa lên đặt vào đó. Xung quanh xây thêm các ngôi nhà sở chỉ huy pháo binh, thuỷ quân.
Sau năm 1954, toà nhà Sở chỉ huy quân Pháp cũng trở thành nhà Bộ tổng tham mưu các chiến dịch của QĐNDVN.
Điện Kính Thiên khi mới bị Pháp chiếm
Và ngày nay, bên trên thềm điện vẫn còn toà nhà Sở chỉ huy pháo binh quân Pháp - Bộ tổng tham mưu quân Việt Nam.
Last edited by Chitto; 26-06-2014 at 13:33.
Trong thành cổ, nửa phía Đông của thành, Pháp xây một loạt nhà làm khu quân sự, nơi sĩ quan, lính Pháp đóng quân. Doanh trại cũng chuyển từ khu Nhượng địa trước kia vào đây, để khu đất Nhượng địa về sau dựng thành Bệnh viện quân đội.
Khu quân sự của Pháp trước kia trong thành cổ
Và khu vực đó ngày nay, trở thành trụ sở của Bộ Quốc phòng
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:37.
Paul Bert và Halais
Thống sứ đầu tiên của cả Bắc và Trung kỳ là Paul Bert, người đã thiết lập nền móng khá ôn hoà giữa người bản xứ và kẻ cai trị người Pháp, tuy nhiên ông này làm chỉ được nửa năm thì chết ở Hà Nội.
Đốc lý đầu tiên của Hà Nội là Halais (tiếng Pháp đọc là A-le, nhưng dân ta quen đọc là Ha-le). Halais là một kiến trúc sư. Sau khi xem xét địa thế Hà Nội, ông đã hình thành ý tưởng thiết kế quy hoạch Hà Nội, và bắt tay vào thực hiện.
Lúc bấy giờ, quân Pháp tập trung tại khu Nhượng địa ở phía Đông Nam, và trong thành cổ. Từ Nhượng địa, họ đi theo con đường ngang qua khu Tràng Tiền, sang Hàng Khay, ngược lên Nhà Chung, đi trong khu phố cổ để đến Cửa Đông mà vào thành. Do đó quy hoạch của Halais bắt đầu từ con đường gần khu Nhượng địa, làm thành con đường tập trung các toà nhà Pháp đầu tiên.
Con đường đó mang tên Paul Bert, nay là phố Tràng Tiền.
Người Pháp cũng lấy tên Halais đặt cho một con đường do ông đã từng vạch ra nhưng chưa kịp thực hiện, tức là phố Nguyễn Du bây giờ. Và cái hồ đẹp ngay bên cạnh cũng gọi là hồ Halais. Dân ta Việt hoá gọi là hồ Ha-le, cái tên đó đến nay vẫn còn một số người dùng để gọi hồ Thiền Quang.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:37.
Ô Quan Chưởng
Đốc lý Halais cũng cho phá hết vòng thành bao quanh thành phố. Vòng thành này vốn nhà Nguyễn đã làm nhỏ lại từ thành Đại La của triều Lê, và mở ra 16 cửa ô, nhưng nay không còn giá trị phòng thủ nữa, lại làm cản trở việc phát triển thành phố. (không phải cái thành Vauban mà ta gọi là "thành cổ")
Các cửa ô xưa bị phá hết. Duy chỉ có một cửa ô còn tồn tại, là ô Đông Hà, hay ô Quan Chưởng.
Người ta kể rằng viên Cai tổng Đồng Xuân và nhân dân đã nhất quyết xin giữ lại cửa ô này, không chịu ký vào tờ đơn do Pháp soạn sẵn để phá cổng. Tuy nhiên, còn một lý do khác để Pháp giữ cửa ô này, đó là vì nơi đây lưu giữ dấu tích của Jean Dupuis, người đầu tiên đưa Pháp vào Bắc kỳ, và cái cổng này họ gọi là cổng Jean Dupuis. Về sau họ còn dựng ở đây tượng Dupuis ở đây.
Tên gốc của cửa này là ô Thanh Hà, sau này đổi lại là ô Đông Hà, rồi dân gian gọi là ô Quan Chưởng. Đây là cửa ô cuối cùng còn lại cho đến nay.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:37.
Lấp sông
Thành luỹ Đại La đã san phẳng, người Pháp lấp luôn khúc sông Tô Lịch chảy ngang khu phố cổ.
Khúc sông này đã từng là con đường giao thông quan trọng để đi vào thành Thăng Long từ cả nghìn năm. Xưa thuyền vua từ sông Hồng đi qua cửa Giang khẩu (hay Hà khẩu) ngang qua khu phố chợ buôn bán để đến cửa hoàng cung, hoặc tiếp tục đi nữa để thông sang khu buôn bán phía Tây kinh thành, hoặc đi vào hồ Tây qua cửa Hồ khẩu.
Trước kia bắc qua sông Tô Lịch này có cây cầu bằng đá, gọi là Cầu Đông. Từ đời Lý đã lập ngôi chùa gần cầu, gọi là chùa Cầu Đông. Ngày nay, đây là di tích cuối cùng còn mang cái tên gợi nhớ về một dòng sông cổ đã hoàn toàn mất dấu.
Chùa Cầu Đông ngày nay trên phố Hàng Đường, ở cạnh cây cầu đá bắc qua Tô Lịch xưa, tu sửa lại trông buồn quá.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:37.
...dồn chợ
Khúc sông Tô Lịch lấp rồi, người Pháp dồn hai khu chợ Cầu Đông và chợ Bạch Mã vào khu đất trống cạnh đình Đồng Xuân, rồi xây thành khu chợ mới rất lớn, gọi là Chợ Lớn (Grand Marché), nhưng người dân quen gọi là chợ Đồng Xuân.
Chợ Cầu Đông xưa nằm ngay cạnh Cầu Đông, chợ một bên sông, chùa một bên sông. Đến giờ dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca dao:
Bà già đi chợ Cầu Đông / Bói một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng : "Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn".
Chợ Bạch Mã ở cạnh đền Bạch Mã, khu Hàng Buồm, cũng là cạnh bờ sông Tô Lịch (vì thế mới bán buồm cho thuyền), cũng là một chợ lớn. Các chợ này họp theo phiên, vài ngày mới có một phiên, so le nhau. Chợ Cầu Đông bán những loại lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng trực tiếp. Chợ Bạch Mã bán nhiều đồ công cụ, vật dụng lao động.
Chợ Đồng Xuân dựng thời đầu cũng không rõ ra sao, năm 1920 dựng lại với kiến trúc khá độc đáo gồm 5 ô cửa, đằng sau mỗi ô là dãy chợ lợp mái kéo dài, do dồn các chợ vào nhau nên trong chợ có đủ mặt hàng, và là chợ lớn nhất của Hà Nội.
Ảnh: Chợ Lớn - Đồng Xuân những năm 1920
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:38.
Con đường trước mặt chợ Đồng Xuân xưa có tên là phố Hàng Gạo, vì chuyên bán gạo, cũng như quanh đó có Hàng Khoai bán khoai, Hàng Đậubán đậu. Gạo từ các nơi chở lên bằng đường sông, vào đầu sông Tô Lịch thì bán ngay trên bờ. Sông lấp rồi, khúc đường đó mới có tên Chợ Gạo.
Sau năm 1945 mới đổi tên phố Hàng Gạo thành phố Đồng Xuân.
Chợ Đồng Xuân những năm 1970, vẫn còn nguyên năm ô cửa
Đến năm 1988, người ta mới phá hai ô cửa hai bên đi. Rồi năm 1995 xảy ra trận hoả hoạn khủng khiếp. Diện mạo của chợ ngày nay, với ba ô cửa từ năm 1920
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:38.
Hồi giáo
Chiến tranh Pháp - Thanh nổ ra đã làm một số thương nhân người Hoa sợ hãi, rời bỏ khu phố buôn bán. Các cánh cửa chặn hai đầu phố Hàng Ngang cũng bị dỡ bỏ. Tại khu phố cổ xuất hiện các thương nhân người Pháp và người Ấn, cạnh tranh với người Hoa và người Việt. Trong số những người Ấn, nhiều người theo Hồi giáo.
Thế là tại khu phố phía Tây, những người Hồi giáo đã bỏ tiền mua một khu đất trên phố Hàng Lược, và năm 1890 họ dựng lên một giáo đường Hồi giáo (Mosque). Cho đến nay, đây là giáo đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội, mang tên là Al-nour.
Theo đúng quy định của Hồi giáo, gian thờ phải quay về Thánh địa Mecca, do đó giáo đường này không thẳng với phố mà lệch đi một góc.
Giáo đường Al-nour hồi xưa, người Pháp đơn giản gọi là Pagode Indienne (chùa Ấn độ)
Và ngày nay
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:38.
Vườn hoa Paul Bert
Khoảng năm 1890, Pháp phá chùa Báo Ân, ngôi chùa lớn mới có 50 tuổi đời ở bên Hồ Gươm, để xây dựng Bưu điện và phủ Thống sứ.
Khoảng đất trống giữa toà Đốc lý và chùa Báo Ân cũ làm một vườn hoa đẹp, đầu tiên đặt tượng Nữ thần tự do vào đó, sau rồi lại đặt tượng Thống sứ Paul Bert thay vào, gọi là vườn hoa Paul Bert. (vườn hoa này đã từng có tên Chí Linh, Indra Gandi, và nay là Lý Thái Tổ). Chi tiết về hai cái tượng đài này sẽ viết sau cho khỏi loãng.
Kế bên vườn hoa, cho xây các toà nhà của Bưu điện. Khi hoàn thành, Bưu điện gồm có 4 toà nhà.
Ảnh: Tượng đài Paul Bert nhìn sang hai khối nhà của bưu điện.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:38.
Khối nhà nhìn ngang từ tượng Paul Bert
Không biết vì lý do gì sau đó người Pháp lại đập nó đi, và xây một khối nhà mới vào chỗ đó. Năm nào thì cũng không tìm hiểu được.
Khối nhà mới xây như sau, và quang cảnh nhìn từ tượng Paul Bert sang lại thay đổi
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:32.
Chưa hết, sau đó người ta lại xây thêm vào đầu khối nhà mới một phần nữa, kéo nó dài thêm về phía hồ Gươm.
Và kết quả cuối cùng của khối nhà Bưu điện bên cạnh vườn hoa là đây, nằm sát phố Lê Thạch, kéo ra đến sát mặt đường Đinh Tiên Hoàng.
Phù, mãi mới lý giải được vì sao các bức ảnh cũ của Pháp chụp tại cùng vị trí lại khác nhau, và khác bây giờ đến thế.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:32.
Toà nhà chính giữa của Bưu điện được xây đúng trên toà điện của chùa Báo Ân xưa
Từ bên kia hồ Gươm nhìn sang, Tháp Rùa với hai toà nhà của Bưu điện đằng sau...
Và hiện tại, với cùng góc chụp, thay vào toà nhà hai tầng của Pháp xưa là một toà nhà to tướng phong cách kiến trúc Xô-viết
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:33.
Kho bạc
Quanh vườn hoa Paul Bert, từ những năm 1887 đã xây dựng bốn công trình quan trọng: Toà Đốc lý, nhà Bưu điện, Kho bạc, Dinh Thống sứ. Dinh Thống sứ sau này được xây dựng lại hoàn toàn, dinh cũ không có ảnh nào chụp lại.
Kho bạc lúc đầu là một khối nhà có kiến trúc tương tự toà Đốc lý, sau đó thêm toà nữa phong cách mới hơn. Ngày nay hai toà nhà đó vẫn còn, trên mặt phố Lê Lai.
Ảnh chụp Kho bạc thời Pháp
Và hai toà nhà đó ngày nay
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:33.
Nhà kèn
Vườn hoa Paul Bert xưa chính là vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay. Đầu vườn hoa phía gần Bờ Hồ đầu tiên dựng tượng Nữ thần Tự do, sau đổi thành tượng Paul Bert.
Ở đầu kia có một cái đình bát giác để nghỉ chân. Cuối tuần đội nhạc người Pháp ra đó chơi nhạc, thổi kèn, nên dân chúng gọi là Nhà kèn. Cái Nhà kèn đó vẫn còn đến nay, chỉ thay đổi một ít ở diềm mái.
Tôi nhớ khoảng những năm của thập kỷ 1980, người ta còn quây lưới quanh toà đình bát giác này, bên trong thả chim công.
Nhà kèn thời Pháp, nhìn sang phía Kho bạc.
Và ngày nay
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:33.
Nhà thương Đồn thuỷ
Khu Nhượng địa trước kia là nơi đóng quân của quân đội Pháp. Sau khi quân Pháp chuyển vào trong thành cổ, họ xây dựng khu nhượng địa thành bệnh viện. Bệnh viện này chủ yếu phục vụ quân đội, và quan chức Pháp.
Bệnh viện này vì đặt trên khu Đồn Thuỷ, nên người dân gọi là Nhà thương Đồn Thuỷ. Sau này mang tên Bệnh viện Lanessan, là tên của Toàn Quyền Đông dương. Đây là bệnh viện chuyên nghiệp tân tiến đầu tiên ở Hà Nội, nay được chia thành Bệnh viện Hữu Nghị và Viện Quân Y 108.
Nhà thương Đồn Thuỷ được xây dựng gồm những khối nhà song song cách nhau, vì quan niệm các phòng bệnh phải tách biệt hẳn nhau. Đến nay, chỉ còn 1 - 2 khối nhà như thế này nằm trong Viện 108, các nhà khác đã phá và thay bởi nhà mới hết rồi.
Không dễ để tìm thấy toà nhà còn lại của bệnh viện Lanessan xưa
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:34.
Hà Nội 1890
Bản đồ Hà Nội năm 1890
Năm 1890, người Pháp đã mở con đường lớn thẳng từ khu Đồn Thuỷ sang phía con đường Thiên lý đi phía Nam từ cửa thành cổ, mang tên là Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Họ dự tính con đường này còn tiếp tục thẳng sang đến phía Văn Miếu. Tuy nhiên sau này Ga Hà Nội đã nằm chắn lại dự án này.
Phía Tây thành cổ, người Pháp lấy một phần đất rộng của làng Ngọc Hà (còn gọi là Hoàng Hoa) để bắt đầu xây vườn Bách Thảo, sau này sẽ đưa thú vào thành vườn Bách Thú.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:34.
Trên con đường Gambetta, Pháp lấy một khu đất rộng lập Trường đua ngựa (sau này mới chuyển về Quần ngựa). Những hội chợ vui chơi cũng được tổ chức tại Trường đua. Về sau nơi đó dựng khu Đấu Xảo, tức là nơi triển lãm các sản phẩm. Nay chính là Cung văn hoá Lao động (cung Việt Xô).
Cũng trên con đường đó, họ xây dựng Nha Cảnh sát (Commisarial de Police). Người Việt gọi ngắn là sở Com-mít, rồi Việt hoá thành Sở Cẩm!
(Tương tự là Thuế vụ - Douane được phiên âm và Việt hoá thành Sở Đoan)
Sở Cẩm ngày xưa
Và Công an Thành phố Hà Nội ngày nay, ở cùng chỗ đó
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:34.
Toà án
Người Pháp thành lập Toà án cho Bắc kỳ và Trung kỳ ngay từ năm 1884, sau khi chiếm xong Hà Nội, gọi là Toà Thượng thẩm Hà Nội. Triều đình Huế chỉ được xử các vụ án giữa người Việt với nhau, còn có liên quan đến Pháp là phải đem ra Hà Nội xử tại toà Thượng thẩm này. Toà này có lúc bị bãi bỏ một thời gian, rồi lại tái lập.
Toà Thượng thẩm thời ban đầu đặt tại phố Hàng Tre, nên người dân gọi là Toà án Hàng Tre. Về sau này xây Cung Công lý (tức là khối nhà Toà án Tối cao hiện nay) thì mới chuyển về đó.
Toà án Hàng Tre xưa (đã được xây lại, không phải từ những năm 1884)
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:35.
Sở Đoan
Nắm giữ Quân sự, Toà án rồi, phải nắm giữ Thuế quan. Người Pháp đặt ra Sở Thuế vụ, (Douane), mà người Việt gọi là Sở Đoan.
Nói đến Sở Đoan, lại liên tưởng ngay đến nhân vật bà Phó Đoan, vốn đã từng có ông chồng làm ở sở Đoan này.
Sở Đoan - cũng như một số toà nhà khác của Pháp - được xây lên rồi lại xây lại chứ không phải chỉ một lần. Toà nhà này khá đồ sộ, nằm ngay gần bờ sông để tiện việc đánh thuế, thu thuế. Ngày nay toà nhà này thành Bảo tàng Cách mạng.
Khối nhà Sở Đoan xưa nay thành Bảo tàng
Mặt quay ra bờ sông
Và phía trong khối nhà
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:35.
Phá thành Hà Nội
Năm 1893, Hội đồng Thành phố Hà Nội - gồm 14 người Pháp và 2 người Việt !!! - quyết định phá Thành cổ Hà Nội, và gọi đấu thầu (thời ấy đã đấu thầu công khai rồi).
Phá thành Hà Nội sẽ được nhiều lợi lớn, tuy nhiên không ai dám đứng ra làm một việc như thế. Dù rằng toà thành Hà Nội triều Nguyễn xây năm 1805 không phải là Hoàng thành các triều vua trước, nhưng cũng vẫn mang ý nghĩa và dấu tích của một nền tự chủ quốc gia. Phá thành rồi, Hà Nội sẽ trở thành một thành phố hoàn toàn Pháp.
Cuối cùng, có một me tây là Tư Hồng đứng ra thầu phá thành. Bà này có đời chồng đầu họ Hồng là thương nhân Tàu, chồng sau là quan Tư của Pháp (trung tá) nên gọi là Tư Hồng. Công cuộc phá thành và lấp hào nước từ năm 1894 đến năm 1897 mới hoàn tất.
Cửa Đông thành Hà Nội xưa, có thể thấy khung cổng thành phía xa, bên ngoài còn có một thành bảo hộ gọi là Dương Mã thành. Bên trong có các khu nhà quân sự của Pháp.
Cửa Đông của thành cổ, nay đã là dĩ vãng
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:29.
Những người còn nặng lòng hoài cổ bấy giờ đã làm thơ khóc thương cho toà thành đã bị phá, cũng là những giá trị vật thể của mảnh đất nghìn năm đã bị chôn vùi.
Than ôi! Đệ nhất cảnh Thăng Long
Vượng khí nghìn năm có nữa không
Hai cửa còn trơ hai thánh miếu
Một thành sót lại một hoàng cung
Nhường ngao ngán nỗi công ông Bạch
Cũng gớm ghê cho của chị Hồng
Còn biết đâu là nền đế bá
Than ôi! Đệ nhất cảnh Thăng Long!
Vượng khí nghìn năm có nữa không
Hai cửa còn trơ hai thánh miếu
Một thành sót lại một hoàng cung
Nhường ngao ngán nỗi công ông Bạch
Cũng gớm ghê cho của chị Hồng
Còn biết đâu là nền đế bá
Than ôi! Đệ nhất cảnh Thăng Long!
(Hai thánh miếu là Văn Miếu và Y Miếu, vì Võ Miếu cũng bị phá sạch rồi; ông Bạch là thần Bạch Mã, vị Thành hoàng phù trợ Thăng Long đã nghìn năm)
Để mỉa mai Hoàng Cao Khải (bấy giờ làm Kinh lược sứ Bắc kỳ) và Tư Hồng, Nguyễn Khuyến làm đôi câu đối
Một đạo sắc phong hàm cụ lớn
Nghìn năm danh giá của bà to
Nghìn năm danh giá của bà to
Trong câu trên, "hàm" vừa là cấp bậc triều đình phong cho, nhưng cũng là cái miệng tham lam; "của" vừa là của cải, nhưng còn ngụ ý cái "vốn tự có" của cô me tây phá thành. Đem cái miệng của quan Kinh Lược để so với cái của nợ của cô Tư Hồng, rất là thâm nho.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là sự phản ứng an ủi và yếu ớt cho một xu thế không thể tránh của lịch sử. Những người như Nguyễn Khuyến đã là lớp người nho học, chỉ biết đem cái ấm ức vào thơ, mà không thể làm gì hơn.
Những kiểu mỉa mai sâu xa trên người Pháp và cả cô Tư Hồng có hiểu đâu !
Cửa Bắc
Sự may mắn cuối cùng của toà thành Hà Nội, là Pháp cho giữ lại cổng phía Bắc. Toà cổng này vì có hai vết đạn pháo năm 1873, nên được giữ lại làm kỷ niệm chiến công của Pháp. Họ cho gắn lên tường thành tấm biển ghi rõ ngày tháng năm của chiến công đó.
Và chúng ta còn lại đến nay toà cổng thành cuối cùng: Chính Bắc Môn.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:29.
Phố mới
Sau khi tường thành và hào nước đã san phẳng, Pháp xây các con đường ở bốn phía và trong khu vực thành cổ.
Phía Bắc để lại Cửa Bắc, là đường Carnot, tên của Tổng thống Pháp, nay là phố Phan Đình Phùng
Phía Đông làm đường Henri d'Orleans, tên một nhà thám hiểm người Pháp khám phá Tây Nguyên, nay là phố Phùng Hưng. Bên trong lại thêm đường nữa sau là Lý Nam Đế.
Phía Nam làm đường Felix Faure, cũng là một Tổng thống của Pháp, nay là Trần Phú.
Phía Tây làm đường Briere d'Isle, tên một tướng lĩnh ở Đông dương của Pháp, nay là Hùng Vương.
Tại vị trí cửa Chính Tây, làm một quảng trường hình tròn. Từ đây làm một con đường cắt chéo ra phía Cửa Nam, lấy tên của giám mục Puginier đặt cho. Con đường này cắt qua khu Võ Miếu và đan Sơn Xuyên xưa, lại lấp đi cả hồ Voi nữa. Năm 1945 đường này đổi là Dân chủ Cộng hoà, sau năm 1954 lại đổi là Điện Biên Phủ.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:30.
Lúc đầu, người Pháp định biến toàn bộ khu vực thành khu phố mới, và định phá bỏ Cột Cờ.
Tuy nhiên, nhận thấy Cột Cờ là điểm cao nhất thành phố, từ đây có thể quan sát rộng, đồng thời khi có lễ hội, sự kiện tại khu đất phía sau (sân vận động Cột cờ) thì từ đây làm đài quan sát tốt, nên họ để lại. Đồng thời cột này còn trở thành cột thông tin liên lạc của quân đội Pháp.
Ảnh chụp đường Puginier (Điện Biên Phủ) bên trái, và đường đi vào trại lính Pháp bên phải (nay là Nguyễn Tri Phương). Cột Cờ nằm sát đường, sát mép phải ảnh còn thấy Đoan Môn xa xa.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:30.
Toàn cảnh Đoan Môn ngày ấy
Và bây giờ
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:30.
Từ đỉnh Cột Cờ, có thể thấy rõ ba con đường mới được xây dựng.
Con đường đôi là đường Victor Hugo (Hoàng Diệu). Đường Puginier chạy thẳng đến toà cổng ở tận đằng xa, mà về sau, năm 1945 sẽ là lễ đài cho lễ Tuyên ngôn Độc lập. Đường Giovannimelli (Lê Hồng Phong) chạy sang góc trái của ảnh.
Một số toà nhà được xây dựng theo các trục đường mới. Ở đây phần lớn là nhà tư nhân, không phải các toà công sở. Tuy nhiên, đến nay, các toà biệt thự lại trở thành nhà công.
Cùng góc chụp, ngày nay các tán cây đã che hết tầm nhìn
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:30.
Mười năm sau khi phá thành mở đường, các toà nhà đã mọc lên kín những con đường mới. Hầu hết là các toà biệt thự của người Pháp và người Việt làm việc cho Pháp. Một phần của hồ Voi xưa kia vẫn còn lại, thành một đầm nước phía trước Cột Cờ.
Ngày nay, cái đầm nước trong góc ảnh là một phần của vườn hoa V.I.Lenin. Các khối nhà cao thấp lô nhô không có quy hoạch, khiến cho đường chân trời lổn nhổn và xấu xí.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:31.
Bách Thảo
Ngay từ trước khi phá thành Hà Nội, người Pháp đã lấy khoảng đất của vùng đất Hoàng Hoa để làm Bách Thảo. Sau khi quy hoạch khu đất phía Tây Hà Nội, thì Bách Thảo được mở rộng hơn nữa. Vườn Bách Thảo thời đầu còn bao gồm toàn bộ khu Phủ Chủ Tịch, rộng gấp đôi ngày nay.
Khu vườn này lấy núi Sưa làm cao điểm, các ao nước được đào sâu thêm, tạo thành nhiều hồ nước đẹp. Người Pháp rất có ý thức trong việc tạo ra một vườn cây dành cho nghỉ ngơi, đồng thời nghiên cứu. Họ đã đem về đây hàng trăm giống cây từ khắp nơi, kể cả từ châu Âu để trồng. Các cây được trồng khoa học, sao cho không lấn bóng nắng của nhau. Cho đến tận bây giờ, đây vẫn là vườn cây có giá trị về mặt chủng loại bậc nhất Việt Nam.
Những học sinh trung học thời Pháp, khi học giờ sinh vật sẽ vào trong vườn để đi thực nghiệm, cũng như đây là nơi nghiên cứu của các nhà thực vật học. Bên cạnh đó đây là nơi vui chơi thư giãn xanh tươi.
Sườn núi Sưa, nơi có ngôi đền nhỏ của đất Ngọc Hà xưa, sau này bên dưới người Pháp dựng thành một số dãy chuồng nuôi thú ở bên dưới.
Núi Sưa và ngôi đền bây giờ (ảnh sưu tầm)
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:31.
Trong khu vườn rộng xanh tươi, sau này người Pháp làm các chuồng nuôi thú, biến đây thành vườn Bách Thú. Vườn thú này còn lại đến năm 1954 mới dỡ bỏ, chuyển về Thủ Lệ.
Khi vua Thành Thái ra Hà Nội đến đây thăm, một nhà nho khuyết danh đã ngậm ngùi làm bài thơ mô tả khu vườn này, cũng là mô tả đất nước và con người Việt Nam khi đó:
Một đám cây xanh một dãy chuồng
Mỗi chuồng nhốt một thứ chim muông
Khù khì vua cọp no nằm ngủ
Nhớn nhác dân hươu đói chạy cuồng
Lũ khỉ được ăn bày lắm chuyện
Đàn chim chực miếng hót ra tuồng
Lại còn gấu dại vài ba chú
Hì hục tranh nhau một khúc xương.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:31.
Nhà Đèn
Người Pháp xây dựng một thành phố Pháp tại Đông Dương, thì không thể thiếu các điều kiện của nền văn minh phương Tây là Điện và Nước sạch.
Tài liệu cho thấy nơi được sử dụng điện đầu tiên tại Việt Nam là Hải Phòng, sau đó là Sài Gòn. Tại Hà Nội, năm 1894 xây nhà máy điện tại bờ hồ Gươm, cách không xa tòa Đốc lý. Nhà máy điện này chạy than, điện được dùng cho hệ thống đèn điện trong các tòa nhà Pháp, rồi đèn chiếu sáng cho đường phố. Sau đó là điện cho bơm nước, vận hành máy móc thiết bị của hệ thống thông tin hữu tuyến. Điện dồi dào hơn được dùng cho hệ thống tàu điện tại Hà Nội.
Nhà máy điện cạnh Bờ Hồ vì thế được gọi là Nhà Đèn, ở vào vị trí của Điện lực Hà Nội bây giờ.
Ảnh chụp hồ Gươm, ống khói của Nhà Đèn có thể thấy ở góc bên trái
Và vị trí của Nhà Đèn trước kia
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:25.
Đài nước
Năm 1894, người Pháp cũng xây hệ thống cung cấp nước cho thành phố Hà Nội, mà cụ thể là cho các khu phố của người Pháp.
Để điều áp, họ cho xây hai đài nước (tháp nước), bơm nước lên bể chứa phía trên cao để tạo áp lực cho nước chảy vào các toà nhà Pháp có lắp hệ thống ống dẫn. Một đài nằm ở đầu phố Hàng Đậu, gọi là Đài đầu, và một đài nằm ở khu Đồn Thuỷ, nay là cuối phố Trần Hưng Đạo, gần bệnh viện, gọi là Đài cuối.
Hai đài nước đó vẫn còn lại đến ngày nay, dù không còn dùng với công dụng ban đầu, nhưng vẫn đứng đó sừng sững như một chứng tích sống động của những năm cuối thế kỷ 19.
Đài đầu - Hàng Đậu
Đài cuối - Đồn Thuỷ
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:26.
Và đài nước Hàng Đậu ngày nay, mà đợt tu sửa vừa rồi làm tốn một số giấy mực của báo chí.
Tháp thứ hai thì nằm lấp trong một cơ quan
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:26.
Nhà thương Phủ Doãn
Khoảng năm 1887, ở Hà Nội có dịch bệnh tả lan tràn. Bệnh viện tân tiến duy nhất là Nhà thương Đồn Thuỷ chỉ dành cho quân đội và người Pháp. Do đó một số bà sơ của nhà dòng khu vực quanh Nhà thờ Lớn đã lập một số nơi chăm sóc bệnh tạm thời tại khu đất trống mà trước kia là toà phủ của Phủ Doãn.
Đến năm 1896, một số ngôi nhà được xây dựng đàng hoàng, gọi là Nhà thương làm phúc. Về sau chính quyền Pháp sung công, xây dựng lại thành Nhà thương bảo hộ, và là Bệnh viện đầu tiên cho người Việt tại Hà Nội, cũng là nơi thực tập của sinh viên Y khoa. Người dân quen gọi làNhà thương Phủ Doãn.
Ngày nay Nhà thương đó là Bệnh viện Việt Đức.
Nhà thương Phủ Doãn xưa, với cổng chính quay ra phố Tràng Thi
Và cổng chính đó ngày nay
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:26.
Nhà thương St.Paul
Sau khi phá thành Hà Nội, một Nhà thương của Công giáo được xây dựng ở góc Tây nam của thành xưa, mang tên vị Thánh tông đồ Paul (Phao-lô). Phiên âm tiếng Việt của Saint Paul là Xanh-pôn, và cái tên đó vẫn dùng từ hơn một trăm năm nay.
Nói thêm là tại Hà Nội, người Pháp sau này còn xây dựng Nhà Hộ sinh (bệnh viện C), Viện Quang tuyến (bệnh viện K), Nhà thương Robin Réne (bệnh viện Bạch Mai). Sau khi xây Nhà thương Robin thì dời các khoa của Nhà thương Bảo hộ xuống đây, trừ khoa Ngoại. Cho nên bệnh viện Việt Đức chuyên trị Ngoại khoa. Cho đến nay, đây vẫn là những bệnh viện hàng đầu của Hà Nội và cả nước.
Nhà thương Xanh-pôn với tượng Thánh Paul nằm chính giữa sân
Và những cây thập tự trên nóc nhà vẫn còn đó
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:27.
Nha Giao thông công chính được thành lập từ cuối thế kỷ 19, toà nhà của cơ quan này nằm đối diện Toà án Hàng Tre, ngày nay là Trụ sở của Uỷ ban Chứng khoán.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:27.
Bên cạnh lực lượng lính Pháp đóng trong thành Hà Nội cũ, còn có người Việt đi lính cho Pháp, chia làm Khố xanh và Khố đỏ.
Lính khố đỏ có dải mũ và thắt lưng màu đỏ, là đội quân được đào tạo để ra trận cùng với lính Pháp trong các cuộc đàn áp khởi nghĩa của người Việt. Lính khố xanh có dải mũ và thắt lưng xanh, để bảo vệ trị an tại các khu vực mà Pháp cai trị.
Tại Hà Nội, trại lính khố xanh đóng ở phía dưới hồ Gươm, nay là đường Hàng Bài. Cái cổng trại xây theo kiểu cổ, vẫn còn đến nay.
Cổng trại lính khố xanh hồi trước
và trại "lính khố xanh" thời hiện tại
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:27.
Hoả Lò
Năm 1897, triều đình Huế - dưới sức ép của Toàn quyền Paul Doumer - phải bỏ Nha kinh lược Bắc kỳ. Trước đây người Pháp là bảo hộ, vẫn có quan của triều đình quản lý song song về hình thức, nay bãi bỏ. Vì vậy việc xử án tù người Việt trước do quan lại Việt làm, thì nay do Pháp trực tiếp thực hiện.
Để xây nhà tù tại Hà Nội, người Pháp chọn đất làng Phụ Khánh nằm ngay gần Cửa Nam. Làng này có nghề làm các loại lò bằng đất nung, để đốt than, củi, tro trấu... do vậy người dân quen gọi là Làng Hoả Lò. Người Pháp đuổi dân làng đi, xây Nhà tù trung tâm tại đây, nhưng do quen với tên đất cũ, nên còn gọi là Nhà tù Hỏa Lò.
(Nhiều người nghĩ chữ Hoả Lò là do cái nhà tù đó ghê rợn như lò lửa, có phần cũng hợp lý, tuy nhiên không phải là nghĩa đúng của nó).
Về sau Toà án được dựng ngay bên cạnh nhà tù, xử xong đem sang giam luôn. Nhà tù này còn được dùng đến đầu những năm 1990, và là miếng đất đầu tiên ở Hà Nội chuyển sang cho nhà đầu tư nước ngoài xây nhà cao tầng, tức là Hanoi Tower, và để một phần làm di tích.
Khuôn viên nhà tù Hoả Lò những năm chưa bị phá, ngay bên cạnh Toà án
Dấu tích người Pháp xưa
Và nay
Last edited by Chitto; 29-10-2011 at 22:31.
Nguyên trước kia, khi giải toả chùa Báo Thiên để xây Nhà thờ lớn, người dân xót các tượng, đồ tế khí mới đem về chùa làng Phụ Khánh để thờ, gọi là chùa Chân Tiên.
Nay làng Phụ Khánh lại bị giải toả nữa, chùa lại lần nữa bị phá huỷ. Người dân làng Phụ Khánh bị dời về phía Nam thành phố, họ lại dựng lại ngôi chùa lần nữa, và vẫn mang tên chùa Chân Tiên.
Như vậy ngôi chùa Chân Tiên ở gần cuối phố Bà Triệu mang trong lòng dấu tích, dĩ vãng của chùa Báo Thiên xưa, và cả một ngôi làng cổ nay chỉ còn một cái tên trở thành tên phố.
Chùa Chân Tiên trên phố Bà Triệu ngày nay, là kiến trúc những năm 1898
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:28.
Sở Canh Nông
Với người Việt ngàn đời làm nông nghiệp, và Việt Nam đến giờ vẫn là nước nông nghiệp. Người Pháp biết rõ điều đó, và để khai thác thuộc địa hiệu quả, họ cũng khai thác các sản phẩm nông nghiệp. Do đó người Pháp lập Sở Canh nông và Thương mại để quản lý hai lĩnh vực này. Về sau tách ra thành hai sở Canh Nông và sở Thương mại riêng.
Năm 1946, sau khi thành lập Chính phủ Lâm thời, sở Canh Nông được khôi phục ngay để khuyến khích sản xuất nông thôn.
Sở Canh Nông và Thương mại thời Pháp đóng đầu đường Jaureguiberry (nay là Quang Trung). Toà nhà ấy vẫn còn đến nay.
Ngày nay
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:28.
Nhà máy rượu
Thương mại cho người Bản xứ thì người Pháp đã đặt ra một lĩnh vực thương mại đặc biệt để có thể vơ vét thật nhanh tiền bạc của người bản xứ: đó là độc quyền nấu rượu và bán rượu.
Dân ta cả ngàn năm đã nấu rượu và say sưa với rượu, nhưng năm 1897, Toàn quyền Đông dương ra lệnh Bắc kỳ và Trung kỳ người dân cấm nấu rượu. Tất cả rượu dân Việt được uống phải là do Pháp sản xuất và bán.
Và tại Hà Nội, nhà máy rượu quy mô ra đời, chính là tiền thân của Công ty Rượu bia Hà Nội bây giờ, cơ sở vẫn nằm ở Lò Đúc hiện nay.
Nhà máy rượu Hà Nội thời Pháp
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:23.
Quần Ngựa
Năm 1898, toàn quyền Paul Doumer cho giải toả khu đất trường đua ngựa trước kia để làm khu Đấu Xảo (triển lãm).
Trường đua ngựa chuyển tít sang phía Tây, ra ngoài cả phạm vi thành phố khi đó, mà nay ta quen gọi là khu Quần Ngựa.
Trường đua ngựa thời Pháp, với khán đài dành cho người Pháp
Khu dành cho người Việt
Và nay thành khu thể thao Quần Ngựa
(Ảnh sưu tầm)
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:24.
Toàn quyền Doumer
Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer sang Hà Nội. Thời kỳ viên Toàn quyền này cai trị, chính sách khai thác thuộc địa được mở rộng, tiến hành ráo riết, mạnh mẽ. Hệ thống đường sắt được xây dựng để vận chuyển khoáng sản, hàng hoá ra vùng bờ biển Hải Phòng, mang về nước Pháp, cũng như đi khắp các nơi. Hệ thống đường sắt đó cho đến nay chúng ta không làm thêm được kilomet nào, mà chỉ phá bớt đi thôi.
Tại Hà Nội, thủ phủ của Đông Dương, các công trình được xây dựng với quy mô lớn, thể hiện sức mạnh của nước Pháp, cũng như tạo điều kiện cho người Pháp sinh sống tại đây được tốt hơn. Khá nhiều toà nhà đẹp được bắt đầu xây dựng dưới thời Doumer, như phủ Toàn quyền Đông Dương, dinh Thống sứ Bắc kỳ, Nhà hát thành phố.
Công trình kiến thiết vĩ đại nhất cho Hà Nội trong thời kỳ Paul Doumer làm Toàn quyền, đó là cây cầu sắt bắc qua sông Hồng, khi hoàn thành mang tên Cầu Doumer, năm 1945 mới đổi tên là cầu Long Biên (Doumer sau này về Pháp và trở thành Tổng thống Pháp).
Từ thuở các vua định đô ở Thăng Long, để vượt qua sông Hồng, đã có những cây cầu phao, được làm bằng các bè tre nứa ghép lại. Vào mùa mưa lũ thì cầu phao không thể dùng được, phải qua sông bằng bè mảng, cũng nguy hiểm. Đến khi Doumer đưa vấn đề làm cầu bắc qua sông ra Hội đồng thành phố, có không ít ý kiến phản đối kịch liệt, vì cho rằng chỉ cần một cơn lũ là các trụ cầu sẽ bị cuốn trôi. Tuy nhiên, với tầm nhìn của mình, cùng với quyết tâm khai thác thuộc địa lâu dài và hiệu quả, cuối cùng chính sách làm cầu vượt sông đã được thông qua.
Cầu Doumer
Năm 1899, công trình xây cầu vượt sông Hồng được đấu thầu tại Pháp. Trong số các nhà thầu, có cả công ty Eiffel (của Eiffel, người thiết kế và thi công tháp Eiffel) cùng năm đó, công ty Eiffel đã thắng thầu thiết kế và xây cầu Trường Tiền tại Huế, tuy nhiên công ty này đã thua cuộc khi thiết kế cầu sông Hồng.
Người thắng thầu thiết kế và thi công là công ty Daydé & Pillé, (rất nhiều người nhầm chỗ này, kể cả wikipedia cũng sai, viết là Eiffel thiết kế).
Vào lúc bấy giờ, độ dài gần 2km của khúc sông Hồng là khoảng cách rất lớn, ở châu Á chưa có cây cầu nào vượt khoảng cách xa như vậy. Công ty Daydé & Pillé đã thiết kế các nhịp cầu bằng sắt, uốn lên xuống 8 lần. Các nhịp cầu trông xa như lớp sóng nước dập dềnh, lại cũng như lớp vây lưng của một con rồng khổng lồ bắc ngang sông. Các nhịp sắt vốn thẳng, nhưng được thiết kế tuyệt vời khiến tưởng như đó là những đường cong.
Cầu xây xong năm 1902, lúc đầu cây cầu dành cho tàu hoả, và xe cộ đi chung đường với tàu. Mãi sau này mới làm thêm hai đường ở hai bên. Hình ảnh của cây cầu này đã quá thân quen với người Hà Nội.
Cây cầu chụp năm 1955, từ phía Gia Lâm
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:24.
Những đoạn bị bom Mỹ đánh sập có thể thấy xa xa (ảnh chụp năm 1985)
Đầu cầu ngày nay thật sặc sỡ
Còn khung sắt màu thời gian vẫn thế
Viết về cây cầu lịch sử này có lẽ cần cả một topic, nên tạm thế này thôi, rồi sẽ quay lại sau...
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:24.
1900
Vào năm cuối cùng của thế kỷ 19, năm 1900, tại Hà Nội lần đầu xuất hiện TÀU ĐIỆN, một công trình giao thông công cộng mà tại Việt Nam chỉ Hà Nội có, một công trình mà nay đã không còn dấu vết, nhưng có lẽ là thứ để lại nhiều day dứt và nỗi nhớ sâu sắc nhất đối với những người Hà Nội.
Tàu điện, tiếng leng keng của tàu điện đã đi vào thẳm sâu của rất nhiều người, và dù những chuyến tàu cuối cùng đã dừng lại cách đây hai mươi năm, nhưng tiếng chuông đó dường như vẫn còn lại trong tâm khảm những thế hệ đã qua tuổi thanh niên.
Tàu điện, một điều gì đó vừa tiếc nuối, vừa có chút xót xa. Nói đến tàu điện, là nói đến hoài niệm quá khứ...
Năm 1900, tuyến đường tàu điện đầu tiên được lắp, chạy từ Bờ Hồ chỗ phía Bắc bây giờ, chạy theo Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, qua trước chợ Đồng Xuân, qua Hàng Giấy, Quán Thánh đến Thuỵ Khuê, là nơi có nhà máy đóng và sửa chữa toa tàu. Đến năm 1907 tuyến này được kéo dài đến Bưởi.
Năm 1901, mở tuyến Bờ Hồ theo Tràng Thi đến Cửa Nam, vòng cạnh Văn Miếu rồi theo Hàng Bột xuống đến ấp Thái Hà; đến năm 1915 tuyến này được kéo dài đến Hà Đông. Năm 1906, lắp tuyến từ Bờ Hồ theo đường Hàng Bài, Phố Huế, Bạch Mai đến chợ Mơ; và tuyến Bờ Hồ - Cầu Giấy. Năm 1929 lắp tuyến từ Yên Phụ đến ngã tư Kim Liên...
Cuối năm 1991, tiếng leng keng cuối cùng đã tắt. Nhiều năm sau vẫn còn dấu của những tuyến đường ray, nhưng giờ đây thì không còn thấy được nữa....
Cũng như cây cầu Long Biên, viết về tàu điện là cả một trang sử dài của Hà Nội thăng trầm.
Last edited by Chitto; 13-07-2010 at 23:11.
Những toa tàu đầu tiên...
... Leng keng qua Hàng Đào...
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:25.
Nối đến thập kỷ 70
Rồi thập kỷ 80
Để rồi đi mãi vào dĩ vãng....
Last edited by Chitto; 14-12-2011 at 09:41.
Ga Hàng Cỏ
Năm 1902, cầu Doumer xây xong, đường sắt nối liền Hà Nội với Yên Viên, rồi từ đó toả đi Lào Kay, Thái Nguyên, Hải Phòng. Tại trung tâm Hà Nội, người Pháp đồng thời hoàn thành nhà ga tàu hoả.
Người Pháp gọi con đường Thiên lý đi vào Nam từ Cửa Nam là đường Mandarine, tức là đường của Quan lại (đường Cái quan - nay là Lê Duẩn). Theo quy hoạch của Halais thì đường Gambetta (Trần Hưng Đạo) sẽ tiếp tục đâm thẳng sang phía Văn Miếu. Tuy nhiên, khi làm trục đường sắt chạy ngang thành phố, dọc theo đường cái quan, thì họ đã chọn vị trí đầu đường Gambetta làm nhà ga trung tâm.
Công trình xây nhà ga được tiến hành với khi xây cầu, và hoàn thành cùng dịp với cầu. Nhà ga là khối nhà đồ sộ, với cửa chính được thiết kế để có thể cử hành các lễ nghi đón rước long trọng. Thời Lê, khúc đường này người dân thường đem rơm cỏ vào thành để nuôi voi ngựa, nên gọi là phố Hàng Cỏ. Khi xây ga xong, người dân cũng gọi là Ga Hàng Cỏ luôn. Cái tên đó đến nay ngày càng ít người dùng.
Ga Hàng Cỏ những năm đầu thế kỷ 20
Cảnh đón tiếp Toàn quyền Đông Dương tại cửa ga
Những năm Mỹ thả bom, khối nhà chính giữa của ga bị hư hỏng nhiều. Khoảng những năm 80 được sửa chữa, rồi được xây lại lần nữa, để có diện mạo như ngày nay.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:21.
Bức không ảnh này chụp Ga Hàng Cỏ khoảng những năm 1950. Có thể thấy phía sau ga vẫn là những khu đất trống hoang vắng. Lúc đó thì khu vực ấy đã là gần ra ngoại thành rồi.
Xa xa phía trên thấy có một khối nhà khá lớn, mà tôi chưa xác định được khi đó là công trình gì, nay là trường THCS Lý Thường Kiệt. Khu nhà đó ở phố Sinh Từ (Nguyễn Khuyến). Góc trái ảnh là khu Văn Miếu.
Last edited by Chitto; 19-01-2014 at 01:06.
Công ty hoả xa
Đường sắt nối thông Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt thông với Lào Kay để nối sang Vân Nam, đã mở ra tuyến đường vận tải rất hiệu quả. Vốn từ Vân Nam mà theo đường bộ của Trung Quốc, để xuất khẩu ra đến biển thì vô cùng xa xôi. Nếu dọc theo sông Hồng đã thuận tiện hơn, nhưng còn phụ thuộc mùa nước, đồng thời có nhiều bất trắc.
Người Pháp khi đó thành lập Công ty hoả xa Đông Dương - Vân Nam để lưu thông hàng hoá. Từ Vân Nam đi tàu có thể về Yên Viên, vào Hà Nội hoặc ra Hải Phòng để xuống cảng biển, rất thuận lợi. Công ty này làm ăn phát đạt, vì thế họ đã xây dựng toà trụ sở bề thế ngay trên đường Gambetta, cách ga Hà Nội một đoạn, nhìn sang khu Đấu Xảo (trường đua ngựa cũ).
Toà nhà của công ty hoả xa Đông Dương - Vân Nam
Toà nhà nhìn từ Đấu Xảo ra, thẳng trước mặt là phố Richaud (Quán Sứ), chạy ngang là Gambetta (Trần Hưng Đạo)
Và toà nhà đó, ngày nay là trụ sở Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:22.
Đấu Xảo
Năm 1902, một số công trình lớn của Hà Nội hoàn thành, cầu Doumer, Bách thú, và khu Đấu Xảo.
Đấu Xảo, nghĩa là thi đấu sự tinh xảo của các sản phẩm, mà ngày nay gọi là Triển lãm. Trường đua ngựa cũ được giải toả, người Pháp dựng tại đây một toà nhà đẹp, xung quanh có các toà nhỏ hơn, để trưng bày các sản phẩm của cả Việt Nam lẫn Pháp. Mục đích là để phô bày sự tân tiến của "Mẫu quốc", đồng thời thu hút sự chú ý của các công ty Pháp vào Việt Nam khai thác.
Nhân dịp khánh thành cầu và khai mạc Đấu Xảo năm 1902, Pháp mời vua Thành Thái ra Hà Nội, để phô bày sức mạnh của mình.
Toàn cảnh khu Đấu Xảo nhìn từ trên cao, phía trái chính là toà nhà của Công ty hoả xa Đông Dương. Ngày nay khu này gọi là Quảng trường 1 - 5.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:22.
Đấu Xảo 1902
Một số hình ảnh của Triển lãm năm 1902, thời đó gọi là Đấu Xảo
Cũng đã có Vòng quay rồi nhá, tổ tiên cụ kị của cái Vòng quay ở CVN nhá
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:22.
Một búp sen Tây Hồ, cho topic đỡ nặng nề nào
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:22.
Metropole
Khách sạn sang trọng nhất Hà Nội thời Pháp thuộc, và về sau cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên của Hà Nội, là Metropole.
Khách sạn được xây năm 1901 (không rõ năm nào xong), nằm trên mặt đường Henri Rievere (Ngô Quyền), được xây hình khối khép kín, các dãy nhà bao quanh một khoảng sân trời. Tại cửa chính của khách sạn, phía trên có một mái vòm vuông, nhưng không rõ vì sao sau này lại bỏ đi.
Tại khách sạn này, năm 1936, danh hài Charles Chaplin đã từng đến nghỉ khi thăm Đông Dương.
Ngày nay đổi tên là Sofitel Metropole.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:23.
Xoài
Xin phép bác Chitto nhé, không dám qua mặt - kiến thức của bác như núi, tôi chỉ thêm vài ý cho ai muốm tìm hiểu thêm tên của khách sạn này qua các thời kỳ thôi. Bác làm tắt quá.
- Đúng là như bác nói, sau khi xây xong thì gọi là Metropole.
- Trong suốt thời kỳ XHCN, nôm na là sau khi giành độc lập từ Pháp cho đến đầu những năm 1990 thì mình gọi là khách sạn Thống Nhất (có lẽ dân mình không quen đọc tiếng Tây, thời kỳ này cùng lắm là tiếng Nga) cho nên gọi là Thống Nhất cho nó dễ, với lại toàn dân cũng đang đầu tranh để thống nhất đất nước.
- Sau khi liên doanh, cải tạo thành KS 5* thì được trả lại tên cho em - Metropole.
- Được vài năm bán cho Pullman - và khách sạn có tên là Pullman (không biết viết Pullman có đúng chính tả không).
- Tên Pullman được vài năm thì bị Tậo đoàn Sofitel mua lại -> mang tên là Sofitel Metropole.
Phủ Thống sứ
Cùng trên con đường Henri Rievere (Ngô Quyền) với khách sạn Metropole, nhưng ở phía bên kia đường, là quần thể công trình của Thống sứ Bắc kỳ.
Toà nhà trụ sở làm việc, tiếp khách chính của Thống sứ Bắc kỳ gọi là Phủ Thống sứ Bắc kỳ, tuy không lớn lắm, nhưng được xây dựng trong suốt thời gian 1901 - 1905. Phủ Thống sứ nhìn ra vườn hoa - quảng trường Chavassieux (vườn hoa Con Cóc), bên cạnh cũng là vườn hoà Paul Bert (Lý Thái Tổ).
Khi Nhật đảo chính Pháp, thiết lập Đế quốc Việt Nam, lấy toà nhà này là nơi làm việc, gọi là Phủ Khâm sai Bắc kỳ. Sau năm 1945, toà Phủ Thống sứ Bắc kỳ được gọi là Bắc Bộ phủ, và ngày nay là Nhà khách Chính phủ, đón tiếp Quốc khách. Tuy vậy cái tên Bắc Bộ phủ vẫn rất quen thuộc với người Hà Nội, cũng như hình ảnh cái cổng sắt, mái hiên sắt với ba vòng tròn đã rất thân quen.
Bắc Bộ phủ ngày nay, với mấy cây bách tán rất đẹp
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:18.
Dinh Thống sứ
Kề bên Phủ Thống sứ là khối nhà là nơi ở, nơi làm việc của Thống sứ Bắc kỳ, cùng với một số cơ quan của phủ Thống sứ, gọi là Dinh Thống sứ. Dinh Thống sứ đối diện với khách sạn Metropole, một cạnh kề vào phố Foures (Đinh Lễ)
Nếu Phủ Thống sứ xây sát ra mặt phố, thì Dinh Thống sứ sâu vào trong tạo thành một khoảng sân rộng. Ngày nay Dinh Thống sứ là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Dinh Thống sứ xưa kia
Và Bộ LĐTBXH bây giờ
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:18.
Bức ảnh này chụp một góc quảng trường Chavassieux, với đài phun nước Con Cóc ở giữa, phía trái là khách sạn Metropole với mái vòm cũ, và phía bên kia đường là Dinh Thống sứ.
Quảng trường này hiện tại gọi là vườn hoa Diên Hồng, nhưng người dân vẫn quen gọi là vườn hoa Con Cóc. Nhưng có lẽ sẽ quay lại sau, khi viết về các tượng đài của Hà Nội.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:19.
Phủ Toàn quyền
Cùng với việc xây dựng toà Phủ Thống sứ ở cạnh hồ Gươm, Toàn quyền Paul Doumer cũng quyết định chọn khu vực phía Tây của Hà Nội là nơi đặt Trung tâm của Đông Dương.
Vốn trong Sài Gòn đã có công trình Dinh Norodom là dinh Toàn quyền, khi Toàn quyền Đông Dương sinh hoạt và làm việc tại đây. Nhưng Hà Nội mới chính thức là Thủ phủ của Liên bang Đông Dương, nên cần phải có Phủ Toàn quyền tại Hà Nội.
Một phần của Bách Thảo được cắt ra làm Phủ Toàn quyền Đông Dương, khối nhà rất bề thế thể hiện quyền uy được xây dựng từ năm 1901, mãi đến 1906 mới xong. Theo thiết kế ban đầu, hai bên còn có hai khối nhà bổ trợ, tạo thành hai cánh của khối chính, tuy nhiên do thiếu tiền nên kế hoạch này không thực hiện được.
Phủ Toàn quyền có tính chất lễ nghi hơn là làm việc. Một khối nhà là khác là nơi làm việc của bộ máy cai trị được xây lùi vào trong vườn cây, do đó từ bên ngoài chỉ thấy toà Phủ đứng sừng sững. Dinh toàn quyền đó ngày nay là Toà nhà chính phủ.
Sau năm 1945, Phủ Toàn quyền Đông Dương đổi thành Phủ Chủ tịch, và đến cuối thập niên 90, theo phong trào, người ta xây thêm một đài phun nước với kiến trúc kệch cỡm ở đằng trước !
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:19.
Căn phòng trang trọng nhất của toà Phủ Toàn quyền - hay Phủ Chủ tịch, là Phòng khánh tiết. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng nhất. Ảnh chụp cái này thì đành phải sưu tầm, không có cách nào khác.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:19.
Khu Phủ Toàn quyền Đông Dương nhìn ra bãi đất trống rất rộng, vốn trước kia là phía Tây của hoàng thành Thăng Long. Họ làm quảng trường lớn nhất Hà Nội tại đây, theo một số bản đồ quy hoạch thì nơi đây là một vườn hoa rất lớn, với một số con đường đan chéo.
Tuy nhiên, thời gian đầu sau khi xây xong Phủ Toàn quyền, thì khu đất vẫn còn trống trải, trong ảnh thấy cả trâu bò thản nhiên gặm cỏ, và một vũng nước lớn nằm giữa bãi đất. Toà cổng ba lối đi chéo vào Phủ Toàn quyền đến nay đã không còn.
Bức ảnh trên cao chụp toàn bộ khu Quảng trường (mà người Pháp dự định gọi là vườn hoa Puginier) khi đã hoàn chỉnh hơn. Con đường dài chính là Hùng Vương hiện nay, bên phải là đường Puginier (Điện Biên Phủ). Đường bên trái đi vào khu Phủ Toàn quyền, nay là vị trí của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vòng tròn chính giữa kia năm 1945 là nơi đặt Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập, hiện nay là vị trí cây cột cờ.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:19.
Phủ Chủ Tịch ngày nay, với cánh cổng sắt uốn, và hai chòi gác hai bên. Hai chòi gác này vuông vức giống như hai chòi ở Dinh Thống sứ, nhưng cửa nhìn về phía trước quá bé, nên trông có vẻ tăm tối.
Các chòi gác được xây ở những công trình sau này như Sở Tài chính (Bộ Ngoại giao ngày nay), viện Pasteur được thiết kế đẹp hơn nhiều hai cái này.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:20.
Bản đồ 1902
Tấm bản đồ vẽ Hà Nội năm 1902 cho thấy quy hoạch đã khá hoàn chỉnh.
Khu hoàng thành đã bị "xẻ" thành các mảnh, nửa phía Đông thuộc về quân sự, nửa phía Tây thành quảng trường. Phía bắc của thành cổ vẫn còn hồ nước lớn.
Trong khu phố cổ vẫn còn hồ Thái Cực, khu phía Nam thành cổ, phía Nam thành phố vẫn còn nước ngập mênh mông.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:20.
Nhà Hát Lớn
Năm 1901 không chỉ là năm xây Phủ Thống sứ, Phủ Toàn quyền, mà còn khởi công xây công trình tốn kém nhất, mất nhiều thời gian nhất, và có lẽ cũng là đẹp nhất của Hà Nội: Nhà Hát Thành phố.
Nhà hát xây từ năm 1901 đến 1911 mới xong, tuy thua xa Nhà hát Paris, nhưng là đẹp nhất trong số các nhà hát tại các thuộc địa của Pháp. Các tài liệu viết về nhà hát trên mạng có không ít, mà tôi thì chẳng thể viết hơn, cho nên chỉ đưa vài cái ảnh thôi.
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:20.
Một trăm năm sau, Nhà Hát Lớn vẫn là công trình đẹp nhất Hà Nội
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:20.
Cung Công lý
Năm 1901 là năm đánh dấu hàng loạt công trình lớn và đẹp của Hà Nội được khởi công (tuy nhiên hoàn thành thì rất khác nhau).
Trong số các công trình lớn, có Cung Công lý. Nguyên Toà Thượng thẩm đặt tại phố Hàng Tre với vị trí không thuận lợi, nên người Pháp lấy khu đất cạnh Hoả Lò để xây Toà án mới. Toà nhà xây trong khoảng 1901 - 1906, gọi là Cung Công lý. Vị trí này ngay bên cạnh nhà tù, nên sau khi xử xong, nếu kết án tù thì dẫn luôn sang Hoả Lò. Có thông tin rằng bên dưới đất có đường hầm nối liền Toà Án này với nhà tù, để với các tù nhân quan trọng sẽ không phải dẫn ra mặt đường, tin này không biết có thật không?
Ngày nay Cung Công lý là Toà án Nhân dân Tối cao, tuy vậy một phần bên cạnh Toà án bị biến thành nhà dân ở, nhếch nhác xấu xí không chịu được.
Cung Công lý khi mới xây xong
Sau khi đã chỉnh trang, trồng cây, mặt tiền với hai cầu thang hai bên chỉ có ở công trình này
Và ngày nay cây cối hai bên đã xanh um, che mất hầu hết mặt tiền
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:17.
Viện Viễn Đông Bác cổ
Người Pháp không chỉ cai trị, quản lý, khai thác Đông Dương, mà còn tìm hiểu, nghiên cứu về văn hoá, lịch sử của Đông Dương rất chi tiết và khoa học. Thậm chí có thể nói họ còn hiểu về Đông Dương hơn người Đông Dương.
Năm 1900, người Pháp thành lập Viện Viễn Đông Bác cổ, chuyên nghiên cứu, khảo cổ về văn hoá lịch sử Đông Dương. Năm 1902, viện chuyển ra Hà Nội. Trụ sở của viện Viễn Đông bác cổ đặt trên phố Lý Thường Kiệt, nay là trụ sở Viện Thông tin Khoa học xã hội.
Về sau viện Viễn Đông bác cổ xây Bảo tàng Louis Finot để lưu giữ các cổ vật tìm được, mà ngày nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Trụ sở Viễn Đông bác cổ trước kia:
Last edited by Chitto; 25-09-2011 at 22:17.
Cảm ơn bạn đã quan tâm, công việc và chuyên môn của tôi hoàn toàn không liên quan gì đến những thứ này cả, chẳng qua là quan tâm một chút và yêu quý Hà Nội cũng như nền văn hóa ổ Việt Nam mà tôi có tìm hiểu thôi. Ngay cả du lịch cũng chỉ hoàn toàn là sở thích, chứ không liên quan gì với công việc của tôi hết.
Đúng là Văn Miếu trước kia chỉ thờ "Tiên sư, Tiên thánh", tức là Khổng tử (tôn là Vạn thế Sư biểu, Tiên sư Tổ sư), các học trò nổi tiếng của Khổng Tử (Tứ phối và Thất thập nhị hiền). Sau đó còn có thể thờ phối một số Nho gia của TQ như Trình Di, Chu Đôn Di, nhưng không cố định và chính thức. Tương tự, theo tôi nhớ thì hình như đến đời Nguyễn người dân Thăng Long đã có phối thờ thêm môt số Nho gia Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm (tôi không dám chắc). Nhưng thờ phối chỉ là đặt bài vị nhỏ ở một góc thôi, không có bàn thờ chính.
Nơi dựng cái gọi là "Nhà Thái học" hiện nay thì trước kia là điện Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Khi dựng cái tòa nhà gỗ hiện nay mới đưa tượng Chu Văn An vào thờ chính thức, thành bàn thờ quan trọng, coi như tương đương với Khổng Tử của TQ, cũng là một cách để khẳng định văn hóa Việt Nam vậy.
(Khi nào có thời gian, tôi sẽ tiếp tục topic này, bỏ lâu quá cũng phải khởi động lại, dù rằng còn rất nhiều thứ còn chưa viết xong).
Last edited by Chitto; 14-09-2010 at 23:03.
greenline
Hôm nay mới được đọc câu truyện hậu kỳ đằng sau bộ phim Hà Nội trong mắt ai, đúng là một thời ấu trĩ. Dù sao cũng là một thời đã qua, và may mắn Đạo diễn Trần Văn Thủy đã lưu giữ lại được những hình ảnh đó. So sánh với bây giờ thì là Hà Nội ngày ấy và bây giờ là một trời một vực. Quá sợ với sự đông đúc bon chen và bầu không khí ô nhiễm nặng nề của HN.
Hà Nội trong mắt ai
Sao không chèn video trực tiếp vào đây được nhỉ? link gốc: http://video.google.com/videoplay?do...4105058&hl=en#
@Chitoi: Nghe nói hôm qua bạn Chit toi đi xem hô thần nhập tượng, có gì hay không? Tớ khá thích ý tưởng của tượng đài Thánh Gióng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét